1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại xã Phước Lưu huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh

86 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 24,63 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học Kinh Tế, trường ĐaiHọc Nông Lâm Thành Phế Hồ Chí Minh, xác nhận khoá luận: “Thực trạng và giảipháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA HOAT ĐỘNG KHUYEN NONG TẠI XÃ PHƯỚC LƯU

HUYỆN TRANG BANG TỈNH TÂY NINH

LÊ VĂN TRUNG

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP

DE NHẬN VĂN BANG CỬ NHÂN

CHUYÊN NGÀNH PHÁT TRIEN NÔNG THÔN VÀ KHUYEN NÔNG

THUYIỆNĐẠIH0CNÔNG LÂM

LV 000448

Thành Phố Hồ Chi Minh

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học Kinh Tế, trường ĐaiHọc Nông Lâm Thành Phế Hồ Chí Minh, xác nhận khoá luận: “Thực trạng và giải

pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại xã Phước Lưu, huyện Trảng

Bàng, tỉnh Tây Ninh”, do Lê Văn Trung, sinh viên khoá TC 03 PTTN, ngành Kinh

tế Nông lâm, chuyên ngành Phát triển Nông thôn và Khuyến nông, đã bảo vệ

thành công trước hội đồng vào ngày

Thầy Nguyễn Văn Năm

Người hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

NG vou oar Tean Ankh tres

Neay4.f thang | {nam 2007 Ngày /7-4háng / năm 2007

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến trường đại học Nông Lâm,Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông lâm Tp.Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện

thuận lợi và truyền đạt những kiến thức bé ích trong quá trình học tập

Em xin thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với thay NGUYEN VAN NĂM, người

đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian làm đề tài để em hoàn thành tốt luậnvăn tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Khoa Kinh tế, các cán bộ lớp

Khuyến nông và PTNT tại Tây Ninh, các bạn sinh viên cùng lớp và các bộ phận

liên quan UBND xã Phước Lưu, huyện Tráng Bàng, tỉnh Tây Ninh đã hỗ trợ emtrong thời gian thực tập.

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể các đồng nghiệp Chi cục

Hợp tác xã và PTNT Tây Ninh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt những năm

đi học, cảm ơn vợ và các con cùng chia sẽ, hỗ trợ mọi công việc để có được thành

quả hôm nay.

Sinh viên

Lê Văn Trung

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TAT

LÊ VĂN TRUNG Tháng 10 năm 2007 “Thực Trạng và Giải Pháp Nâng

Cao Hiệu Quả Hoạt Động Khuyến Nông tại Xã Phước Lưu, Huyện Trảng

Bàng, Tỉnh Tây Ninh”.

LE VAN TRUNG October 2007 “Real Situation and Solution To

Increase Effectiness of Extention Activity at Phuoc Luu Commune, Trang

Bang District, Tay Ninh Province”.

Từ tinh hình thực tế về hoạt động khuyến nông của xã, đề tài: “Thực trạng

và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại xã Phước Lưu —

huyện Trang Bang - tỉnh Tây Ninh” được tiến hành từ ngày 09/7/2007 đến ngày

27/10/2007.

Để thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành thu thập các số liệu liên quan,

thu thập số liệu thứ cấp và phỏng vấn trực tiếp nông hộ Đề tài mong muốn tim

hiểu sự đóng góp của hoạt động khuyến nông đối với địa phương và đánh giá của

người dân về hoạt động khuyến nông

Đồng thời, thông qua những kết quả nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông góp phân cải thiện

đời sống vật chất tỉnh thần của người dân

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là tiến hành phỏng vấn trực tiếp nông hộ kết hợp phương pháp phân tích, mô tả nhằm thể hiện rõ nội dung

nghiên cứu.

Trang 5

CHƯƠNG 2 TONG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2 Điều kiện tự nhiên

2.2.1 Khí hậu thời tiết

Trang 6

2.4.1 Thuận lợi 19 2.4.2 Khó khăn 19

CHƯƠNG 3 NỘI DƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 Tầm quan trọng của ngành nông nghiệp 21

3.2 Tầm quan trọng của công tác khuyến nông 213.2.1 Khái niệm về công tác khuyến nông 223.2.2 Vai trò của cán bộ khuyến nông 323.2.3 Các phương pháp khuyến nông 22

3.3 Các chỉ tiêu đánh giá khuyeán noâng 23

3.3.1 Những chỉ tiêu phan ánh những mức độ chung của khuyến nông243.3.2 Những chỉ tiêu phan ánh sự thay đổi chung của nông thôn 243.3.3 Những chỉ tiêu phản ánh về kết quả, hiệu qua của từng hoạt

động khuyến nông ở địa phương 24 3.4 Các chỉ tiêu tính toán trong phân tích 25 3.5 Mức độ đánh giá 25

3.5.2 Về xã hội 26 3.6 Phương pháp nghiên cứu 26

CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN 27

4.1 Những thuận lợi, khó khăn của địa phương trong sản xuất 37

4.1.1 Thuận lợi 27

_ 4.1.2 Khó khăn 274.2 Tình hình chung của hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã 284.2.1 Sơ đồ tổ chức của trạm khuyến nông huyện Trảng Bàng 28

4.2.2 Cơ cầu nhân sự của trạm 314.2.3 Cơ sở vật chất của trạm 32

4.3 Loại hình hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã 324.3.1 Mối quan hệ công tác của trạm khuyến nông 324.3.2 Kết quả mở lớp khuyến nông của huyện năm 2005 — 2006 34

4.4 Các chương trình khuyến nông năm 2006 354.4.1 Chương trình khuyến nông cây lúa 36

vi

Trang 7

4.4.2 Chương trình khuyến nông chuyển đổi co cấu cây trồng 37

4.4.3 Chương trình khuyến nông bò hướng sữa, bò lai sind hướng thit 38 4.4.4 Chương trình khuyến nông thủy sản 38

4.5 Mức phân bỗ kinh phí hoạt động khuyến nông cho xã năm 2006 39

4.6 Kế hoạch thực hiện chương trình khuyến nông trên địa bàn xã năm 200740

4.7 Hoạt động tín dụng hỗ trợ trong sản xuất 4I

4.8 Tình hình tiêu thụ một số nông sản chính trên địa bàn xã 42

4.8.1 Kênh tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn xã 42 4.8.2 Kênh tiêu thụ cá trên địa bàn xã 43

4.9 Đánh giá kết quả một số chương trình khuyến nông trong xã bằng

phỏng vấn trực tiếp nông hộ 44 4.9.1 Tình hình chung về nông hộ 44 4.9.2 Tinh hình thu nhập nông hộ 45 4.9.3 Chương trình khuyến nông cây lúa 45 4.9.4 Chương trình chuyền đổi co cấu cây trồng vùng đất gò củaxã 48

4.9.5 Chương trình khuyến nông về chăn nuôi 49

4.9.6 Chương trình khuyến nông thủy sản 50

4.10 Cơ hội tiếp cận thông tin 5]

4.11 Nhu cầu và mức đánh giá của người din về công tác khuyếnnông 53

4.11.1 Đánh giá của người dân về phương pháp tập huấn trên địa

bàn xã 56

4.11.2 Đánh giá của người dân về phương pháp trình diễn 57

4.12 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất 58

4.12.1 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất và hoạt động khuyến

nông trên địa bàn xã 58

4.12.2 Một số giải pháp đề nghị 59

4.12.3 Về nhân sự 63

CHƯƠNG 5 KET LUẬN VA KIEN NGHỊ 64

5.1.Kết luận 64

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Công Nghiệp Hóa — Hiện Đại Hóa

Ủy Ban Nhân Dân Chi Phí Sản Xuất Chi Phí Vật Chất

Trang 10

DANH MỤC CÁC BANG

Bang 2.1 Phân Bố Dat Dai Theo Địa Hình ở Xã

Bảng 2.2 Diễn Biến Sử Dụng Dat Năm 1999 — 2006

Bảng 2.3 Cơ Cau Sử Dụng Dat Nông Nghiệp Năm 1999 — 2006

Bảng 2.4 Tình Hình Gieo Trồng Các Loại Cây Trồng Qua 2 Năm

Bảng 2.5 Tình Hình Nhân Khâu và Lao Động Trên Địa Bàn Xã

Bảng 2.6 Phân Loại Nhà ở Trên Địa Bàn Xã

Bảng 2.7.Tình Hình Văn Hoá — Giáo Dục

Bảng 2.8.Tinh Hình Y Tế của Trạm Y Tế Xã

Bang 2.9 Kết Cau Đường trong Xã

Bảng 2.10 Tình Hình Sử Dụng Điện Nước trong Xã

Bảng 3.1 Các Chi Tiêu Đánh Giá Hoạt Động Khuyến Nông

Bảng 4.1 Co Cấu Nhân Sự của Trạm Khuyến Nông Huyện

Trang

1] 12 14 15 15 16 17

18

23

31Bang 4.2 Kết Quả Mở Các Chương Trinh Khuyến Nông của Huyện trong Những

Năm Qua 2005 — 2006.

Bảng 4.3 Các Chương Trình Khuyến Nông Năm 2006

Bảng 4.4 Kết Quá Trình Diễn Giống Lúa OM 1490 tại Ấp Phước Lợi

Bảng 4.5 Số Hộ Tham Gia Ứng Dụng Nuôi Cá Ao Năm 2006

34

33 37 38Bang 4.6 Mức Hỗ Trợ Kinh Phi của Trung Tâm Khuyến Nông Cho Địa BànXã 39Bảng 4.7 Kế Hoạch Thực Hiện Chương Trình Khuyến Nông Năm 2007

Bảng 4.8 Tình Hình Vay Vốn của Nông Hộ Năm 2006

Bảng 4.9 Tình Hình Chung về Phiếu Phỏng Van

Bảng 4.10 Kết Quả Trả Lời Phỏng Vẫn của Người Dân

Bảng 4.11 Tình Hình Chung về Thu Nhập của Nông Hộ

Bảng 4.12 Tình Hình Sử Dụng Giống trong Canh Tác

Bảng 4.13 So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Giữa Ruộng Giống OM 1490 và Ruộng

Gidng cũ

40 41 44 44 45 46

47

Trang 11

Bảng 4.14 So Sánh Hiệu Qua Kinh Tế Mô Hình Canh Tác Lúa — Lúa và 2

Mau - 1 Lúa

Bảng 4.15 Hiệu Quá Kinh Tế của Nuôi Cá Ao (1.000m2)

Bảng 4.16 Một Số Nguyên Nhân Ảnh Hưởng Quá Trình Nuôi Cá ở Địa Phương

Bảng 4.17 Kết Quả Tiếp Cận Thông Tin của Người Dân Trên Địa Bàn

Bảng 4.18 Cơ Hội Tiếp Cận Thông Tin của Người Dân Trên Địa Bàn

Bảng 4.19 Phản Ánh Nhu Cầu của Người Dân về Công Tác Khuyến Nông Trên

Địa Bàn Xã

Bảng 4.20 Đánh Giá của Người Nông Dân về Công Tác Khuyến Nông của Xã

Bang 4.21 Nhận Dinh của Người Dân về Tập Huấn Cây Lúa

Bảng 4.22 Đánh Giá Chung của Người Dân về Công Tác Tập Huấn

Bảng 4.23 Đánh Giá của Người Dân về Phương Pháp Trình Diễn ở Địa Phương

48 50

52 53

54 55

56

57

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Sơ Đồ Hệ Thống Trạm Khuyến Nông Huyện Trảng Bàng

Hình 4.2 Loại Hình Hoạt Động của Khuyến Nông Trên Địa Bàn Xã

Hình 4.3 Kênh Tiêu Thụ Lia Gạo Trên Địa Bàn Xã

Hình 4.4 Kênh Tiêu Thụ Cá ở Địa Phương

Hình 4.5 Tổ Chức Mạng Lưới Khuyến Nông Cơ Sở

xii

Trang 29 33 42 43 60

Trang 13

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh Sách Các Hộ Điều Tra.

Phụ lục 2: Bảng Câu Hỏi Nông Hộ.

Trang 14

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vẫn đề

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất

nước Đại hội VIII của Đảng ta đã khẳng định rõ xu hướng chuyển dịch nền kinh tế

nông nghiệp trở thành nền nông nghiệp hàng hóa, hình thành những vùng tập trung

chuyên canh có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp về số lượng cũng như chất lượng nhằm đảm bảo an toàn về lương thực, thực phẩm cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và thị trường trong

nước cũng như xuất khẩu Trước tình hình đó việc tiến hành nghiên cứu nắm bắt rõ hiện trạng nông nghiệp ở địa phương là vô cùng quan trọng, nhằm sử dụng tốt các

nguồn lực hiện có cho sản xuất có hiệu quả, tránh rủi ro, tăng thu nhập của người đân

và giải quyết công ăn việc làm góp phan thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế — xã hội

nông thôn.

Trong bối cảnh đó hoạt động khuyến nông là một bộ phận quan trọng không thể

thiếu được trong tiến trình phát triển nền san xuất nông nghiệp Khuyến nông đưa

khoa học kỹ thuật tiên tiến đến với người nông dân nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn với mục đích gia tăng sản lượng, chất lượng cây trồng — vật nuôi Ngoài ra

khuyến nông còn quan tâm đào tạo, hướng dẫn, tổ chức cho nông dân để họ trở thành

người có năng lực giải quyết những nhu cầu của chính cộng đồng nơi họ sinh sống.

Khuyến nông còn quan tâm cải thiện sinh hoạt cá nhân, sinh hoạt cộng đồng, đóng góp

để hình thành và thực thi các chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Xã Phước Lưu là một trong ba xã trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của

huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh Do đó, tìm hiểu hiện trạng sản xuất nông nghiệp và

Trang 15

hình thành hoạt động khuyến nông cơ sở của xã là vô cùng cần thiết giúp thiết lập lại

mạng lưới khuyến nông cơ sở, đưa ra những giải pháp thiết thực giúp hoạt động

khuyến nông có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao kết quả — hiệu quả trong hoạt động

sản xuất, nâng cao năng lực cải thiện dân sinh — dân trí cho địa phương, góp phần cho

xã thoát nghèo vào những năm tới là vô cùng quan trọng.

Xuất phát từ những nhận định trên đồng thời được sự đồng ý của Khoa kinh tế,

trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, sự chấp thuận của các ngành chức năng huyện

Trang Bàng, Đảng ủy, UBND xã Phước Lưu và theo sự hướng dẫn của thầy NguyễnVăn Năm, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệuquả hoạt động khuyến nông tại xã Phước Lưu — huyện Trắng Bàng - tinh Tây

Ninh”.

Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, mong quý

thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến dé đề tài được hoàn thiện hơn

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.2.1 Mục đích chung

Mục đích chung của đề tài là đánh giá hiện trạng hoạt động khuyến nông của xã

nhằm đưa ra những đề xuất giúp mạng lưới khuyến nông cơ sở phát triển đáp ứng nhu

cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cải thiện đời sống vật chất tinh thần

của người dân trong xã.

1.2.2 Mục đích cụ thể

Nghiên cứu các hoạt động khuyến nông tại xã trong hệ thống khuyến nông của

huyện.

Cách thức hoạt động khuyến nông hiện có của xã

Những ảnh hưởng của các hoạt động khuyến nông về hiệu quả sản xuất và nhậnthức của người dân trên địa bàn xã.

Đề xuất ý kiến và phương hướng phát triển mạng lưới khuyến nông nhằm phát

triển cây trồng — vật nuôi phù hợp với xu thé phát triển CNH - HDH nông nghiệp nông

Trang 16

1.3 Phạm vi và nội dung nghiên cứu

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Tiến hành nghiên cứu trên phạm vi địa bàn toàn xã Phước Lưu,

huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Thời gian: Tiến hành nghiên cứu từ ngày 09 tháng 07 năm 2007, đến ngày 27tháng 10 năm 2007 Số liệu sử dụng trong giai đoạn 2005 - 2006

1.3.2 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu cua dé tài: Thông qua kết quả điều tra và kết quả thu thập

số liệu về tình hình sản xuất nông nghiệp và tình hình hoạt động khuyến nông năm

2005 -2006, qua đó định hướng hoạt động khuyến niông tại xã.

Bồ cục dé tài: Gồm 5 chương

- Chương 1: Mở đầu

- Chương 2: Tổng quan

- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.

- Chương 4: Kết quả và thảo luận

- Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 17

CHƯƠNG 2

TONG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1 Nguyễn Văn Năm, bài giảng “Giáo duc khuyến nông”, khoa Kinh tế Trường

Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

Theo Nghị định 13/CP của Chính phủ về công tác khuyến nông, hàm ý khuyến nông được hiểu: “Khuyến nông là cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất, là kênh chuyển

tải tốt nhất tiến bộ kỹ thuật đến với nông dân, đồng thời cũng là biện pháp hữu hiệu

của nhà nước giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh đoanh, dịch vụ, xây dựng và phát triển nông thôn nhằm tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân” Khuyến nông đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho nông dân trao đổi kinh nghiệm về sản xuất và sinh hoạt gia đình, tinh thần cộng đồng Điều đó đã góp phần làm thay đổi

bộ mặt nông thôn, nhân dân sung túc và quốc gia phú cường

2 Nguyễn Văn Năm, bài giảng “Kinh tế phát triển nông thôn”, khoa Kinh tế

trường Đại học Nông Lâm.

Thực tiễn kinh tế nông thôn rất đơn giản về loại hình và ngành nghề sản xuất,

đồng thời nhịp độ phát triển chậm Thành phần kinh tế chủ yếu tập trung ở kinh tế hộ

và hoạt động chỉnh là sản xuất nông nghiệp, các ngành phi nông nghiệp như: công

nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xây dựng chưa phát triển hoặc phát

triển chậm Vì vậy, phát triển kinh tế ở nông thôn phải chú ý đến nhiều thành phan, kinh tế, chú ý đến nhiều khâu trong quá trình sản xuất, đồng thời cải tiến sản xuất với

Trang 18

3 Nguyễn Văn Năm, bài giảng “Kỹ năng truyền thông”, khoa Kinh tế Trường

Đại học Nông Lâm.

Truyền thông là cầu nối liên hệ các ngành, các tổ chức nhằm mục đích phát

triển bộ mặt nông thôn Góp phần chuyển dịch nguồn lực là nông thôn một cách hợp lý

thông qua định hướng phát triển nông nghiệp và các ngành nghề.

Truyền thông trong khuyến nông là hoạt động hai chiều nhằm chuyền tải thông

tin để đạt mục đích khuyến nông Trong công tác truyền thông đòi hỏi người làm công tác truyền thông phải đạt được những kỹ năng nhất định về trình độ chuyên môn trong

lĩnh vực khuyến nông — phát triển nông thôn để chuyển tải thông tin một cách dễ hiểu, phải thích thú và kiên nhẫn trong lĩnh vực khuyến nông, có lòng tin để hoà đồng, nhiệt tình và có uy tín trong khuyến nông Đặc biệt có khả năng thuyết phục và lôi cuốn

người nhận thông tin và có khả năng sáng tao về phương pháp truyền thông Kỹ năng của người truyền thông phải biết chủ động lắng nghe trong thu thập thông tin, có thái

độ ôn hoà vui tươi, ngữ điệu truyền đạt thiện cảm, biết cách đặt câu hỏi và trình bày

xúc tích, lôi cuốn và nắm vững nghệ thuật dẫn đắt

4 Báo cáo năm của Trạm khuyến nông.

Đánh giá hoạt động công tác của trạm khuyến nông trong thời gian qua, những

kết quả đạt được của công tác khuyến nông khi áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ

thuật đối với vật nuôi — cây trồng tại địa phương đem lại năng suất chất lượng cao Góp phan tăng thu nhập cải thiện cuộc sống nông dân, đồng thời đề ra phương hướng

nhiệm vụ mới cho hoạt động khuyến nông trong thời gian tới.

5 Tạp chí Khuyến nông Tây Ninh số 1/2007.

2.2 Điều kiện tự nhiên

Xã Phước Lưu là một trong 3 xã cánh Tây của huyện Trảng Bàng trên đường

hương lộ 8 đi Long An, cách thị trấn Trảng Bàng 20 km và cách đường Xuyên Á

(Trục đường chính nối với TP.HCM và các tỉnh miền Đông) 3 km theo hướng Bắc.

Ranh giới hành chính của xã Phước Lưu:

- Bắc giáp rạch Gò Suối thuộc xã An Thạnh, huyện Bến Cầu.

- Nam giáp xã Phước Chỉ.

Trang 19

- Tây giáp xã Bình Thạnh.

- Đông giáp sông Vàm Có Đông.

Xã Phước Lưu có 5 ấp là: Phước Tân, Phước Thành, Phước Lợi, Phước Giang

và Gò Ngãi Tổng diện tích tự nhiên 1.271 ha, dân số 6.320 người, chiếm 3,8% về điện tích và chiếm 4,4% về dan số của toàn huyện, mật độ dân số là 479 người/kmỞ.

2.2.1 Khí hậu thời tiết

Xã Phước Lưu nói riêng và huyện Trảng Bàng nói chung nằm trong vùng khí

hậu nhiệt đới xích đạo nhưng do nằm sâu trong nội địa nên khí hậu có những đặc trưng

chính như sau:

Chế độ bức xạ: Tổng lượng bức xạ đồi dào (khoảng 136Kcalo/cm”/năm)

Lượng bức xạ cao nhất là tháng 3 với 16Kcalo/cmŸ, tháng 1 là thang thấp nhất với 9Kcalo/cm” Đặc trưng của chế độ nhiệt độ cao, én định và biên độ nhiệt lớn là yếu tổ

thuận lợi cho phát triển cây trồng và các hoạt động kinh tế khác.

Độ ẩm khí hậu trung bình tương đối cao, khoảng 78%, cao nhất là 100% và thấp nhất là 26% Mùa am trùng với mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) với độ am

trung bình là 78% - 87%, mùa khô độ âm đạt 71% - 73%.

Về bốc hơi: các tháng mùa khô có lượng bốc hơi lớn, trung bình là 130mm, lớn

nhất là vào tháng 3, tháng 4 (160mm) Những tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là những tháng mùa mưa, trung bình là khoảng 75mm, thấp nhất là tháng 9, 10 (57mm — 60mm) Với chế độ bốc hơi như trên đã gây khó khăn đối với công tác tưới tiêu cho

cây trồng vào mùa khô và khó khăn trong việc bảo quản nông sản vào mùa mưa.

Về gió bão: có 2 loại gió mùa chính là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng

3 (mùa khô) và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa) Vào mùa khô gió thổi khá mạnh, tốc độ trung bình khoảng 1,7m/s làm tăng nhanh quá trình bốc hơi

của đất Trong vùng không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão mà chỉ chịu tác động

gián tiếp gây ra mưa lớn, ngập úng cục bộ ở ấp Phước Giang gần sông Vàm Có vào

cao điểm của thang 8, 9 hàng năm

Nắng: Nắng khá đổi dào, trung bình số giờ nắng khoảng 2.700 — 2.800 giờ/năm.

Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng mùa khô, trung bình khoảng 240 — 280 giờ/tháng,

Trang 20

bình quân mỗi ngày có từ 8 — 9 giờ nắng Mùa mưa it nang hơn, trung bình khoảng

174 — 200 giờ/tháng, trung bình mỗi ngày có 6 - 7 giờ nắng.

Mưa: Lượng mưa khá lớn (trung bình 1.800 đến 2.200 mm/năm) và phân bố không đều trong năm Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm gần 90% tổng lượng

mưa cả năm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 với lượng mưa chiếm khoảng 10%

lượng mưa cả năm Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chênh lệch không nhiều,

bình quân từ 200 đến 300mm Thời gian bất đầu và kết thúc mùa mưa không én định,

gây khó khăn cho việc gieo trồng Nhìn chung do địa hình thấp nên chỉ vài cơn mưa

lớn cũng có thể gây ngập úng vùng chuyên canh lúa của xã

2.2.2 Địa hình

Địa hình xã Phước Lưu bằng, thoải từ cao trung bình đến thấp.

Bang 2.1 Phân Bồ Đất Dai Theo Địa Hình ở Xã

STT Loại địa hình Số lượng (ha) Cơ cấu (%)

1 Téng diện tích tự nhiên 1.271 100,00

2 Dia hinh van cao 208,3 - 16,39

3 _ Dia hinh văn thấp 1.062,7 83,61

Nguồn: Ban địa chính xã

Địa hình văn cao với điện tích 208,3 ha, chiếm 16,39% điện tích tự nhiên, phân

bế tập trung ở Gò Ngãi, ấp Phước Tân, ấp Phước Thành là những nơi tập trung khu

dân cư nông thôn và đất xây dựng cơ sở hạ tầng của xã Về sản xuất, đây là khu vực thiếu nước tưới vào mùa khô, cây trồng chi yếu là lúa và một số cây trồng cạn như

thuôc lá, hoa mau.

Địa hình văn trung bình, văn thấp ven sông rạch có điện tích là 1.062,7 ha

chiếm tỉ lệ 83,61% diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung ở ấp Phước Giang, ấp

Phước Lợi và một phan ấp Phước Tân là vùng tring quanh năm có nước từ sông Vàm

Có Đông chỉ sản xuất độc canh cây lúa.

2.2.3 Thổ nhưỡng — Nông hóa

Toàn xã có hai nhóm đất chính đó là:

Trang 21

a) Đất xám trên phù sa cỗ

Với diện tích là 231,9 ha chiếm 18,26% diện tích đất tự nhiên Đặc điểm địa

hình cao, thoát nước tốt, thường thiếu nước trong mùa khô, có tầng đáy day hơn100cm, cơ giới thịt nhẹ đến trung bình

Phân bố ở các ấp Gò Ngãi, Phước Thành, Phước Lợi

Hiện trạng sử dụng của nhóm đất này chủ yếu trồng lúa, hoa màu, cây nông

nghiệp ngắn ngày và đất thé cư.

b) Dat phù sa

Với diện tích là 994,Iha chiếm 76,33% diện tích tự nhiên Nhóm này có đặc

điểm: thường bị ngập nước, tầng đáy dày hơn 100cm, thành phần cơ giới thịt từ trung

bình đến nặng và phân bố tập trung ở ấp Phước Giang, Phước Tân và một phần ấp

Phước Thành Đất có địa hình bằng thấp, giàu nguồn nước, giàu chất dinh dưỡng Là

vùng đất lý tưởng cho sản xuất 3 vụ lúa trong năm.

2.2.4 Nguồn nước

a) Về nguồn nước mặt

Phước Lưu có hệ thống kênh rạch khá phong phú nhưng phân bố không đều.

Tập trung hầu hết ở ấp Phước Giang, giáp với sông Vàm Cỏ Đông thông qua hệ thống

kênh rạch lớn nhỏ vào đồng ruộng như: rạch Gò Suối, rạch Ông Quận, rạch Lò là

nguồn nước tưới cho cánh đồng Phước Giang.

Hệ thống kênh mương tưới cho vùng cao còn hạn chế, phần lớn diện tích đất gò

nhờ nước trời là chính.

b) Về nguồn nước ngầm

Tầng nước ngầm sâu 50 — 60 m so với mặt đất và được khai thác bằng giếng

đào, giếng khoan Chất lượng nước tốt đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của dân

cu.

Tuy nhiên nguồn nước tại khu vực ấp Phước Giang chất lượng kém, bị nhiễm

phèn, hầu hết dân cư phải sử dụng nước mưa và nước sạch vận chuyển từ nơi khác

Trang 22

2.2.5 Khoáng sản

Xã Phước Lưu chưa phát hiện khoáng sản có giá trị, rãi rác theo sông Vàm Cỏ

Đông là sét hiện đại, tuy nhiên diện tích và chiều day không lớn.

2.3 Hiện trạng kinh tế — xã hội

5 Dat chua str dung 55 4,32 48,58 3,82 6,42 11,67

+ Dat bang chưa sử dung 10 3,58

+ Sông suối 45 45

Tổng cộng 1.271 100 1.271 100 0

Nguồn: Ban thống kê xã

Trang 23

Diện tích đất nông nghiệp năm 1999 là 1.146 ha chiếm 90,16% diện tích tự

nhiên của xã Năm 2006 diện tích đất nông nghiệp là 1.090ha chiếm 85,76% diện tích

tự nhiên của xã Như vậy năm 2003 diện tích đất nông nghiệp giảm đi 56ha so với năm

1999 Đất nông nghiệp giảm do nhu cầu về nhà ở tăng khi dân số tăng và xây dựng cơ

sở hạ tầng

Đất chuyên ding: Diện tích đất chuyên ding năm 1999 là 17,67 ha chiếm

1,39% diện tích tự nhiên của xã Đến năm 2006 đất chuyên dùng là 26,22 ha chiếm 2,06% diện tích tự nhiên Diện tích chuyên dùng tăng lên 8,55 ha so với năm 1999 do

nhu cầu xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, trường học, bưu điện, các cơ sở

tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã

Đất khu dân cư: Do dan số ngày càng tăng, nên nhu cầu về đất dành cho khu

dân cư là rất lớn để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân Theo tập quán mô hình nhà

~ vườn Đến năm 2006 đất khu dân cư có 106,2 ha, tăng thêm 54,2 ha so với năm 1999

(52 ha), tương ứng mức tăng 104,23% so với năm 1999

Về đất chưa sử dụng: Bao gồm mặt nước chuyên dụng (sông, suối) và đất băng

chưa sử dụng, đất bằng chưa sử dụng tương đối ít và được phân bố rải rác ở Ấp Phước Giang thuôc vùng thấp khó sản xuất Năm 1999 chiếm 4,32% đến năm 2006 chiếm

3,82% diện tích tự nhiên do được cải tạo đưa vào sản xuất Điều này chứng tỏ việc sử

dụng và khai thác đất có khả năng canh tác nông nghiệp ở đây rất được chú trọng.

b) Sản xuất nông nghiệp

Về trồng trọt

Trang 24

Bảng 2.3 Cơ Cấu Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 1999 — 2006

Nguồn: Báo cáo năm của xã

Trong cơ cấu đất nông nghiệp hầu hết là đất trồng cây hàng năm, có diện tích

nuôi trồng thủy sản 1 — 2 ha Phước Lưu gần như độc canh cây lúa, năng suất bình

quân 4 — 5 tấn/ha Gần đây trên vùng đất gò cao đã phát triển trồng cây thuốc lá vàng,

tuy với điện tích nhỏ nhưng bước đầu đã đem lại hiệu qua kinh tế, cải thiện thu nhập

nông hộ Ngoài cây thuốc lá còn có một ít diện tích trồng cây khác như: bắp, đậu

phông rau đậu được gieo trồng theo khá năng tưới quy mô nhỏ của hộ gia đình.

11

Trang 25

Bảng 2.4 Tình Hình Gieo Trồng Các Loại Cây Trồng Qua 2 Năm

Tổng diện tích gieo trồng 2.332 2.388,7 56,7 2,43

Nguôn: Báo cáo năm của xã.

Qua bảng 2.4 chỉ rõ tổng diện tích gieo trồng năm 2006 có tăng hơn so với

2005 là 2,43% tương đương 56,7 ha

Các loại cây có xu hướng tăng giảm do nông dân lựa chọn cây trồng có giá trị kinh tế để sản xuất Trong đó cây thuốc lá vàng tăng 21,4% tương ứng 30 ha, do cây

thuốc lá vàng có giá trị kinh tế cao hơn, đầu ra của sản phẩm và giá cả tương đối ổn

định.

Cây đậu phộng tăng 150%, tương ứng 18 ha

Cây bắp lai có xu hướng giảm mạnh khoảng 60%, tương ứng 15 ha do bước đầu cây bắp lai chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao, riêng cây lúa thu mua chưa đáp ứng

nhu cầu thực tế của địa phương

Đến cuối năm 2006 toàn xã có 80 cơ sở dịch vụ, cụ thể như sau:

- Cơ sở xay xát

- Cơ sở hàn xì

- Cơ sở hàn tiện

- Lò bánh mì

Trang 26

Chợ Phước Luu chưa được xây dựng, hiện tai chợ hop buổi sáng tại ấp Phước

Tân Ngoài ra cung cấp hàng hóa tiêu dùng thông qua chợ Bình Thạnh (xã Bình

Theo số liệu của xã, tính đến tháng 4 năm 2006 dân số trung bình toàn xã là

6.320 người, mật độ trung bình hiện nay là 497 người/km, bình quân điện tích canh

tác là 0,89 ha/hộ Tốc độ tăng dan số bình quân hàng năm là 0,37%

13

Trang 27

Bảng 2.5 Tình Hình Nhân Khẩu và Lao Động Trên Địa Bàn Xã

Khoản mục DVT Số lượng Tỉ lệ %

Tổng số hộ Hộ 1.298

Tổng nhân khẩu Người 6.320 100

+ Nam Người 3.316 52,5 +Nữ Người 3.004 47,5Người trong độ tuổi lao động Người 3.621 57,3 Bình quân số người trong hộ Người 5

Nguồn: Ban thống kê xã

Qua bảng 2.5 chỉ rõ, toàn xã có 1.298 hộ với 6.320 nhân khẩu Trong đó có3.316 nam chiếm 52,5% và 3.004 nữ chiếm 47,5% tổng số dân

Số người trong độ tuổi lao động là 3.621 người chiếm 57,3% tổng số nhân

khẩu, đây là nguồn lao động đồi đào nên có khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp.

Trong xã, lao động nông nghiệp là chủ yếu chiếm 93% tổng số lao động tham gia các

hoạt động kinh tế, trong khi lao động phi nông nghiệp chiếm 7%

b) Phân bố dân cư và mức sống

Dân cư tập trung ở ấp Phước Tân và Gò Ngải, Phước Thành Đối với Gò Ngải,Phước Tân phần lớn dân cư tập trung ven trục đường An Thạnh — Trà Cao, trong khi ở

ấp Phước Thành dân cư tập trung quanh ruộng vườn

Ở ấp Phước Lợi, Phước Giang dan cư tập trung thưa thớt và rải rác

Qua số liệu điều tra của Ban thống kê xã chỉ rõ, thu nhập trong phạm vi toàn xã vào khoảng 22,32 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng so với năm 1996 (11 tỷ đồng), tốc độ tăng

bình quân là 14,7% Mức thu nhập bình quân trên đầu người vào khoảng 3.532.000

đồng/năm.

c) Nhà ở của dân cư

Theo số liệu thống kê dân số và nhà ở của Ban thống kê xã, toàn xã có 1.298

căn hộ và được phân loại phản ánh qua bảng 2.6:

Trang 28

Bảng 2.6 Phân Loại Nhà ở Trên Địa Bàn Xã

Nguồn: Ban thống kê xã

Qua bảng 2.6 chỉ rõ lượng nhà kiên cố có tỷ trọng nhỏ so với tổng số hộ chỉ

chiếm 27.1% Trong khi đó nhà bán kiên cố, nhà tạm còn chiếm tỷ trọng khá cao,

chiếm 72,9% so với tổng số hộ Đây cũng là vấn đề cần quan tâm hơn nữa để có thể

thay đối bộ mặt nông thôn của xã

2.3.3 Giáo dục

Bảng 2.7 Tình Hình Văn Hóa — Giáo Dục

STT Chỉ tiêu DVT Số lượng

1 Số học sinh học mẫu giáo Người 140

2 Số học sinh tiểu học Người 700

3 Số học sinh trung học cơ sở Người 465

4 Tổng số học sinh Người 1.305

5 Téng số giáo viên Người 55

6 Tổng số phòng học phòng 33

Nguồn: Ban thống kê xã

Địa bàn xã không có trường trung học phổ thông học sinh phải đi học ở xã

Bình Thạnh cách trung tâm xã 6 km nhưng không gây khó khăn cho học sinh đến lớp Tổng số học sinh đến lớp là 1.305 học sinh chiếm 20,6% tổng số dân của xã.

15

Trang 29

Có 33 phòng học cho các cấp học với 55 giáo viên phụ trách, đã xóa tình trạng

3 ca Tuy nhiên cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức để tạo điều kiện học sinh

phát huy hết khả năng của mình

Nguồn: Ban thống kê xã

Trạm Y tế xã mới xây năm 2004 theo thiết kế mẫu của Bộ Y tế với diện tích

100 m”, gồm có 5 phòng chức năng là: đa năng, lưu bệnh, hậu sản, kỹ thuật, tiệt trùng

Cán bộ y tế gồm 5 người: 1 Bác sĩ, 2 Y sĩ đa khoa, 1 Y sĩ sản nhi, 1 Y tá trung

học.

Ngoài ra còn có mạng lưới Y tế tư nhân và 5 tổ y tế ở các ấp.

Cơ sở vật chất trang thiết bị và cán bộ y tế được đầu tư cơ bản Dam bảo day đủcác chương trình y tế quốc gia với kết quả khá Tuy nhiên các hoạt động khám chữa

bệnh, chăm sóc thai sản còn kém, người dân thường đến phòng khám khu vực Bình

Thạnh dé khám và điều trị

2.3.5 Văn hóa — thông tin

Toàn xã chỉ có 1 đài truyền thanh với 1 cán bộ phụ trách tiếp âm đài truyền

thanh huyện 3 giờ mỗi ngày

Xã mới xây dung 1 Bưu điện văn hóa gần trung tâm xã với diện tích 45 1n” và

với hơn 8 đầu sách phục vụ độc giả tại bưu điện

Hiện nay toàn xã có 200 máy điện thoại, bình quân 6 hộ/máy.

Trang 30

2.3.6 Cơ sở hạ tang

a) Giao thông

- Mạng lưới giao thông đường bộ

Bảng 2.9 Kết Cau Đường Giao Thông trong Xã

Nguồn: Ban thống kê xã

Mật độ đường giao thông so với điện tích tự nhiên là 0,0096% là rất thấp.

Trong đó các tuyến đường lưu thông được trong cả 2 mùa chiếm 18,86%.

Mật độ đường giao thông so với dan số là 1,9 km/1.000 dân, thấp hơn mức bình

quân so với toàn huyện.

Các chỉ tiêu trên cho thấy rằng mạng lưới đường giao thông quá ít, chất lượng đường còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển của người dân.

- Mạng lưới giao thông đường thủy

Vận tải đường thủy giữ một vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và đi lại trên toàn bộ địa bàn xã và là tuyến đường vận tải thủy chủ yếu của ấp Phước Giang,

nơi có rất nhiều kênh rạch lớn nhỏ thông với sông Vàm Cỏ Đông và dọc theo ranh giới

huyện Bến Cầu

Thực tế mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn xã còn thấp và phân bố

chưa đều, chủ yếu tập trung ở 3 ấp: Gò Ngãi, Phước Tân và Phước Thành Riêng ấp

Phước Giang không có đường bộ trực tiếp đến UBND xã, người dân ấp Phước Giang

17

000448

Trang 31

đi lại chủ yếu bằng đường thủy qua sông Vàm Cỏ Đông, rạch Gò Suối về UBND xã.Tuy nhiên hệ thống cầu trên địa bàn xã đã được đầu tư xây dựng nhằm cải thiện phầnnào nhu cầu giao thông của ấp Phước Giang với các ấp khác.

Chất lượng đường bộ nói chung là thấp, hai tuyến giao thông của xã được đầu

tư từ năm 2005 bước đầu hình thành nền đường nhưng chưa đáp ứng nhu cầu vận tải

và đi lại thuận tiện do mùa mưa trơn trượt di lại khó khăn.

Nguồn: Ban thống kê xã

Trang 32

Qua bảng 2.10 chỉ rõ, số hộ chưa có điện chiếm tý lệ tương đối thấp so với tổng

số hộ là 8,03% Các hộ này một phần đo nằm trong vùng xa của xã và một phần vì

nghèo nên không có khả năng trang trải chỉ phí lắp đặt ban đầu Sắp tới xã sẽ có chính

sách ưu đãi đối với các hộ trên, các ban ngành, lãnh đạo sẽ tạo mọi điều kiện để mọi

người dân trong xã được sử dụng điện.

Về nước sinh hoạt: Hầu như người dân đều có đủ nước sinh hoạt Tuy nhiên

còn một bộ phận dân cư chưa có nước sạch để dùng chiếm 20,8%, với 293 hộ Các hộ này chủ yếu tập trung ở ấp Phước Giang, một phần ấp Phước Tân do nước bị nhiễm

phèn Đây là một vấn đề cần có sự đầu tư hỗ trợ của chính quyền địa phương nhằmgiúp các hộ giải quyết tốt nguồn nước sạch

2.4 Đánh giá chung về tông quan

2.4.1 Thuận lợi

Xã Phước Lưu là một trong 3 xã cánh Tây chuyên canh lúa của huyện, là địa

bàn có đất đai màu mỡ có hệ thống sông ngòi chang chit và có khí hậu ôn hòa, độ âm

cao, rất phù hợp cho điều kiện sinh trưởng của cây trồng

Người dân có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa Có

vùng đất gò thuận lợi phát triển cây nông nghiệp ngắn ngày và hoa màu, tạo tính đa

đạng trong cơ cấu cây trồng

Có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản ở vùng đất thấp của xã.

Lực lượng lao động đồi đào có khả năng phát triển các ngành nghề phụ làm đa

dang ngành nghề nông thôn

2.4.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên xã Phước Lưu còn có những khó khăn sau:

Giao thông nông thôn và giao thông nội đồng phát triển chưa hoàn thiện làm ảnh hưởng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.

Trong sản xuất còn mang tính độc canh cây lúa Lao động vẫn còn mang tínhthời vụ, do đó khi vào mùa lao động khá căng thắng, sau đó là thời kỳ nghỉ ngơi dài

(Chờ thu hoạch mùa).

19

Trang 33

Vào tháng 8, tháng 9 hang năm cả một vùng lớn bị ngập lũ không canh tác

được, bỏ đất hoang trong một thời gian dài Cần phải đầu tư hơn nữa để cải thiện hệ

thống đê bao Góp phần phục vụ sản xuất cho người dân địa phương

Ngoài ra, vùng gò thường bị thiếu nước canh tác vào mùa khô Cần đầu tư nạo

vét kênh mương cung cấp nước cho vùng

Trang 34

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Tầm quan trọng của ngành nông nghiệp

Nước ta là một nước nông nghiệp từ lâu đời, sản xuất nông nghiệp là nên tảng,

là cơ sở dé phát triển kinh tế, thực hiện CNH — HĐH dat nước trên cơ sở CNH - HDH

nông nghiệp nông thôn.

Nông nghiệp sản xuất ra những sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng

tăng về lương thực, thực phẩm của con người Bên cạnh đó sản phẩm nông nghiệp còncung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp

chế biến lương thực thực phẩm, thúc đây Công nghiệp và Dịch vụ phát triển góp phần

phát triển kinh tế đất nước

Nông nghiệp phát triển giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đời sống về mọi mặt ở nông thôn được cải thiện góp phan thực hiện công bằng xã hội, gia tăng mức tiêu dùng sản phẩm Công nghiệp và Dich vụ Tạo tiền đề thực hiện CNH — HDH

đất nước, tạo điều kiện tích lũy vốn và ngoại tệ cho đất nước thông qua xuất khẩu

nông sản.

Phát triển nông nghiệp bền vững sé nâng cao hiệu qua sử dụng tài nguyên, giữvững cân bằng môi trường sinh thái

3.2 Tầm quan trọng của công tác Khuyến nông

Từ những định hướng phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, đòi hỏi chú trọng

quy hoạch vùng chuyên canh nhằm nâng cao số lượng và chất lượng hàng hóa nông

san, tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu Dé đáp ứng được

yêu cầu trên, năm 1993 Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định số 13/CP ngày 2

`

tháng 3 năm 1993 về “công tác khuyến nông” nhằm đẩy mạnh công tác khuyến nông,

Trang 35

=—— = a en ee a

giúp nông dân mở rộng, nâng cao hiệu quả nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội nôngthôn.

3.2.1 Khái niệm về công tác khuyến nông

Khuyến nông là cầu nối giữa nghiên cứu và là kênh chuyến tải tốt nhất tiến bộ

kỹ thuật đến nông dân, đồng thời cũng là biện pháp hữu hiệu của nhà nước giúp nông

dân phát triển, kinh doanh dịch vụ, xây dung và phát triển nông thôn nhằm tăng thu

nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân

Như vậy, khuyến nông không chỉ nhằm phát triển nông nghiệp thuần túy với

mục đích chính là tăng sản lượng nông nghiệp mà còn mang tính toàn diện hơn nhằm

giúp nông dân trở thành những người có năng lực trong việc giải quyết những nhu cầu

của bán thân, của chính cộng đồng nơi họ sinh sống

3.2.2 Vai trò của cán bộ Khuyến nông

Trong hoạt động khuyến nông nhân sự là thành phần rất quan trọng, nó góp

phần thành công trong hoạt động khuyến nông Cán bộ khuyến nông không chỉ là người cung cấp thông tin cho người dân tham khảo nâng, cao hiểu biết mà còn phải chuyển giao kỹ thuật kiến thức cho người dân áp dụng vào sản xuất Cán bộ khuyến

nông phải phân tích hoàn cảnh của nông dân trước khi quyết định cách tốt nhất để giúp

đỡ họ, những hoạt động khuyến nông phải dựa vào chính sách chung của nhà nước

3.2.3 Các phương pháp khuyến nông

Hiện nay những nước trên thế giới đã áp dụng những phương pháp đặc thù đểgiáo dục khuyến nông Các phương pháp này có phạm vi áp dụng khá rộng rãi: chotừng cá nhân, cho một nhóm nào đó hay quảng bá rộng tùy thuộc vào từng trường hợp

cụ thé của từng địa phương

Một số phương pháp khuyến nông thường được áp dụng ở nhiều nước trên thế

giới để tiếp cận và thực hiện chương trình khuyến nông gồm:

I- Hội thảo

2- Tham quan

3- Trình diễn

Trang 36

aN ị Tổ chức lớp tập huấn

ws ’ Toa dam

a H Thông tin liên lạc

7- Thăm viếng

8 Tiệp xúc với nông dân tại nơi làm việc

3.3 Các chỉ tiêu đánh giá khuyến nông

Đây là các chỉ tiêu cần thiết được sử dụng để phản ánh kết quả, hiệu quá đạt

được của hoạt động khuyến nông địa phương Theo C.F Bennett, 1997 Washington,

Extension Service, U.S bao gồm các chỉ tiêu sau:

Bảng 3.1 Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hoạt Động Khuyến Nông

LOẠI TIỂU CHUAN Ví dụ : KIỂU CHUNG CU

1 Các yếu tố đầu vào

2 Hoạt động

3 Người tham dir

4 Những phản ứng

5 Những thay đổi về KASA

6 Những thay đối trong thực hành

7 Kết quá cuối cùng

86 lượng các hoạt động, chương trình khuyên nông, các

lần tập huấn, trình diễn kết quả, trình diễn phương pháp, tô

chức hội thảo, tọa đàm, số lượng tài liệu in ấn đã thực hiện Xây dựng môi trường học tập, chủ đề, nội dung giáo dục

khuyến nông áp dụng như thế nào? công tác nào đã thực

hiện và thực hiện ở mức độ nào?.

Số lượng người tham dự các hoạt động khuyến nông kể

các hoạt động huấn luyện, trình diễn và áp dụng Tính toán phan trăm về người tham gia đối với các hoạt động khuyến

Những thay đổi về chất lượng cuộc sống cũng như tiêu

chuẩn sống của nhân dan được nâng lên, sự thỏa mãn của

nông đân về các hoạt động khuyến nông mà họ đã áp dụng KASA: Knowledge, Attitudes, Skills, Aspirations.

23

Trang 37

Từ những tiêu chuẩn và chứng cớ sử dụng trong đánh giá đã trình bày ở trên,người ta có thé liên hệ những chi tiêu được sử dụng trong đánh giá công tác khuyếnnông bao gồm các khía cạnh sau đây:

3.3.1 Những chỉ tiêu phản ánh những mức độ chung của khuyến nông

Số lượng những tiến bộ mới được cung cấp cho nông dân

Số lượng nông dân tham gia tập huấn tiễn bộ mới

Số lượng nông dân tham gia áp dụng tiến bộ mới đạt kết quả

Số lượng nông dân tham gia cộng sự viên.

Số lượng tài liệu đã được in ấn và phát hành tới nông dân

3.3.2 Những chỉ tiêu phan ánh sự thay đối chung của nông thôn

Đời sống vật chat, tinh thần của nông dân tăng lên do áp dụng tiến bộ mới

Trình độ dân trí của nông dân được nâng cao qua giáo dục khuyến nông

Những lợi ích về mặt xã hội ở nông thôn do tiễn bộ mới được áp dụng như

những thay đổi về cơ sở vật chất, phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư nông thôn

Những thay đổi về thái độ của nông dân đối với hoạt động khuyến nông

3.3.3 Những chỉ tiêu phan ánh về kết quả, hiéu qua cửa từng hoạt động khuyếnnông ở địa phương

Năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi do áp dụng tiến bộ mới.

Diện tích canh tác theo phương pháp mới được tăng lên.

Tốc độ gia tăng về diện tích áp dụng tiến bộ mới trong kỳ

Chỉ phí tiết kiệm được do áp dụng tiến bộ mới trong canh tác

Tinh trạng suy dinh dưỡng giảm dần sau khi áp dụng những kiến thức mớitrong sinh hoạt gia chánh.

Khả năng cạnh tranh trên thị trường của những sản phẩm do áp dụng tiến bộmới,

Lợi nhuận cao hơn của kỹ thuật mới so với kỹ thuật cỗ truyền của nông dân.

Trang 38

Giải quyết việc làm cho nông dan khi áp dung tiến bộ mới.

Tăng thu nhập cho hộ nông dân khi áp dụng tiến bộ mới

Các tỷ suất đo lường kết quả đạt được với chỉ phí đã bỏ ra khi áp dụng tiến bộ

mới so với cách làm truyền thống của nông dân.

3.4 Các chỉ tiêu tính toán trong phân tích

CPSX =CPVC + CPLĐ

CPVC gồm: Giống, phân bón, thuốc, thủy lợi phí

CPLĐ gồm: làm đất, công gieo trồng, vận chuyển, thu hoạch, phơi

Giá trị tong sản lượng = Tổng sản lượng x Đơn giá sản phẩmLợi nhuận = Giá trị tổng sản lượng - Chỉ phí

Thu nhập = Giá trị tổng sản lượng - Chỉ phí vật chất - Chỉ phí lao động thuê

+ Chi phí lao động gia đình.

Thu nhập/Chỉ phi sản xuất: Phản ánh một đồng chỉ phí bỏ ra thì tạo ra được bao

nhiêu đồng thu nhập cho nông dân

Lợi nhuan/Chi phi san xuất: Phan ánh một đồng chi phí bỏ ra thì tao ra đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận cho nông dân

3.5 Mức độ đánh giá

3.5.1 Về kinh tế

Đánh giá công tác khuyên nông ở diện rộng trong sản xuât nông nghiệp về các

khía cạnh đo lường, định lượng như:

- Tăng năng suất từ công tác khuyến nông đem lại

- Tăng thu nhập từ công tác khuyến nông so với trước khi áp dụng công tác

khuyến nông

- Lợi nhuận thu được cải thiện hơn so với trước khi có khuyên nông.

Từ các yếu tố trên đo lường tác động đến kinh tế nông hộ nông thôn, đời sống

vật chất của nông dân

25

Trang 39

3.5.2 Về xã hội

Hoạt động khuyến nông đã có tác động đến nhận thức của người nông dân như:trình độ am hiểu về kỹ thuật, vận đụng hiểu biết đó để nâng cao kiến thức, nếp sống

lành mạnh và sáng tạo hơn Tạo cho nông dan nền tang kiến thức để nhận thức đúng

về nhiệm vụ phát triển nông thôn, phát triển con người

Tạo cho nông dân học hỏi công tác khuyến nông, về hợp tác với nhân viênkhuyến nông, vận động mọi người thực hiện các dự án khuyến nông, công tác khuyến

nông của địa phương, cùng nhan làm giàu bằng chính sức lao động của mình.

Am hiểu về pháp luật, về nghĩa vụ của người công dân, để người dân tự hoàn

thiện bản thân.

Giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh

3.6 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập thông tin từ các cơ quan nhà nước liên quan: Phòng Kinh tế, phòngKinh tế Hạ tang huyện Trảng Bàng, Trạm khuyến nông huyện Trang Bàng, UBND xã

Phước Lưu Tập trung vào các báo cáo từng kỳ, từng năm của tình hình sản xuất nôngnghiệp và hoạt động khuyến nông, kế hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp và

mạng lưới khuyến nông

Điều tra thực tế trực tiếp 60 hộ nông dân và trao đổi với cán bộ có thắm quyền

Sử dụng phương pháp điều tra từng hộ, phương pháp mô tả, phương pháp lịch

sử, giải thích nhằm nhận định rõ vấn đề nghiên cứu giúp cho người dan nắm bắt tốt

hơn về công tác khuyến nông, áp dung kỹ thuật vào sản xuất nhằm đạt năng suất, hiệu

quả cao.

Trang 40

—_— ==_——=———xn—-=- re E———— SS wom

CHUONG 4

KET QUA VA THAO LUAN

4.1 Những thuận lợi, khó khăn của dia phương trong san xuất

4.1.1 Thuận lợi

Ngày nay bằng sự quan tâm hé trợ của chính sách nhà nước và chính sách địa

phương, được miễn giảm thuế nông nghiệp, khuyến khích người dân trong sản xuất,

đã tạo điều kiện cho người dan từng bước khắc phục khó khăn

Các tiến bộ KHKT được đưa đến người dân thông qua mạng lưới khuyến nông giúp cho việc canh tác có hiệu quả hơn Những cây trồng vật nuôi luôn có giống mới

dé áp dung thử nghiệm và chọn ra giống phù hợp với điều kiện thé nhưỡng của địa

phương.

Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, giao thông đi lại dé dang, được ngân sách

đầu tư cải thiện đường giao thông nông thôn và giao thông nội đồng Đồng thời được

sự hỗ trợ của Tỉnh đoàn xây cầu đúc, dần dần xóa bỏ cầu khi trên địa bàn ấp Phước

Giang.

Cơ chế cho vay từ nhiều nguồn: vốn xóa đói giảm nghèo, vốn ủy thác cho Hội

nông dân, vốn vay thế chấp, đã tạo điều kiện cho người dan vay vốn đầu tư, mở rộng

các mô hình sản xuất

Có vùng đất phù sa mới rộng 994,1 ha chiếm 76,33% diện tích đất nông nghiệp

của xã rất phù hợp cho việc phát triển vùng chuyên canh lúa.

4.1.2 Khó khăn

Đại bộ phận người dân còn thụ động trong cách làm ăn, chưa mạnh dạn chuyênđổi cơ cầu cây trồng - vật nuôi đo thiêu am hiểu thông tin KHKT trong sản xuât

Ngày đăng: 11/12/2024, 13:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w