1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam

99 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trầm
Người hướng dẫn Cụ Phạm Thị Tuyết Trinh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Luận Tốt Nghiệp Đại Học
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 6,65 MB

Nội dung

(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Phát Triển Thị Trường Tương Lai Nông Sản Tại Việt Nam

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM_ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HÒ CHÍ MINH

PHAT TRIEN THI TRUONG TUONG LAI

NONG SAN TAI VIET NAM

Sinh viên: NGUYÊN THỊ NGỌC TRÂM

MSSV: 030122060804 GVHD: Cô PHẠM THỊ TUYET TRINH

TP.HO CHi MINH, THANG 05/2010

Trang 2

LOJ CAM DOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có hướng dẫn từ Cô Phạm Thị Tuyết Trinh Các nội đưng nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghỉ trong phan tai

liệu tham kháo Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giá khác, cơ quan tế chức khác, và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiêm chứng Nếu phát hiện có

bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình

Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Trang 3

MUC LUC

Trang

DANH MUC BANG BIEU

NHUNG TU VIET TAT

LOI MO BAU

CHƯƠNG I:NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HOP ĐỒNG TƯƠNG LAI

wel

HANG HOA ciseecossesscerscceseonsvaccoresnetenssnseneonssevacensenns

1.1 LỊCH SỨ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI HÀNG HÓA 2

1.3 DAC DIEM CUA HGP ĐỒNG TƯƠNG LAI HÀNG HÓA 4 1.4 TÔ CHỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI Ad 1.4.1 Các chủ thể tham gia trên thị VHỜNG! àceeieeeeerrtrrrrrrrriee 9

1.4.2.3 Chế độ thanh toán hàng ngày (Daily setlle€Hl) erin 18

1.4.2.4 Cơ chế tất toán iccececceeeerrrrrrrrrrrrrrrrrrirrrrreir „20

1.4.2.5 Các loại lệnh được sử dụng trong giao dich tương lai cà 21

1.5 UUNHUGC DIEM CUA HỢP ĐÔNG TƯƠNG LAI

1.6 LỢI ÍCH CỦA HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI snnrnrrrrrrrrrree 25

1.6.1 Đối với nông dân sản xuất nông sản, và các doanh nghiệp xuất nhập

khẩu nông sản — những người phòng hộ:

Trang 4

1.6.2 Đối với các nhà môi giới tại sần và ngoài san

16.3 DEE VEE CEC MG AGU COL n ốố ẽ 26 1.6.4 Dấi với vĩ mô nền kinh lẾ cccccceneeertrmrrrrrrrrtrrrrtrtrrerrie 27 TONG KÉT CHƯƠNG 1 .-«e<s<<ssesesse+eesteseteeeetsee

CHƯƠNG 2:THUC TRANG GIAO DICH HỢP ĐÓNG TƯƠNG LAI

NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM ee«es«seesereseseresessee

2.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT -TIÊU THỤ NÔNG SẢN TẠI NƯỚC TA 30

2.1.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại mte6C tA cerca 30

2.1.3 Sw can thiét cna viée tmg dung hop đồng tương lai vào hoạt động

xuất khẩu nông sản - -

2.1.3.1 Với các đối tượng kinh doanh hàng hóa nông SẲH: even 40

2.1.3.2 Với các cơ quan nhà nước:

2.2 TÌNH HÌNH GIAO DỊCH NÔNG SẢN TẠI NƯỚC TA -: 46

2.2.1 Tình hình giao dịch nông sản qua sàn giao dich

2.2.1.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động giao dich hang héa qua san

Trang 5

2.2.1.3 Nhận xét chung về hoạt động giao dịch hàng hóa qua san trong 7.8 PẺ aann

2.2.2 Tình hình giao dịch tương lai nông sản tại các sàn nude ngodi “4 2.2.2.1 Cơ sở pháp lý điều chính hoạt động môi giới HĐTL nông sản .55 2.2.2.2 Tình hình giao dịch hợp đẳng tương lai nông sản tại Việt Nam $6 a/ Mô tả và Quy trình giao dịch hợp đồng tương lai tại sàn giao dịch

b/ Những lợi thế của ngân hàng,

ef Những hạn chế - nguy cơ -.-creeceettrnrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrerrri 71 TONG KET CHUONG 2 eccccoccs<cccexetrerstrtrrtertrrrterrirrrriee TỔ CHUONG 3: CAC GIAI PHAP PHAT TRIEN TH] TRUONG TUGNG

LAI NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM ‹ «»

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM scccssecetrrrerriiriirirrritrrrirrrrirrrirrrrrrrrrierr 71 3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI NÔNG

SẢN TẠI VIỆT NAM ssnreeersre

3.2.1 Nhóm 1: Nhóm giải pháp nắm bắt cơ hội eeceeseerrrerrrrre 79

3.2.1.1.Đào tạo nguân nhân lực phụ trách nghiệp vụ môi SIỚI à 79 3.2.1.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật — công nghệ hiện đại 80

Trang 6

3.2.1.3 Các NHTM cân nhanh chóng đua mô hình sàn giao dịch nông

sản vào thị trường Việt NaH eceeeeerrrnrrrmrrrrdtrrrrtrtrrrH

3.2.2 Nhóm 2: Nhóm giải pháp đề phòng Hgi CƠ ieereeerrrrrrrre 83 3.2.2.1 Thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp và người trằng nông

3.2.2.2 Vận động các cơ quan ban ngành hoàn thiện hệ thống pháp lý 84 3.2.2.3 Thiết lập quy trình kiểm tra hàng hóa giao dịch chặt chế 85 TỎNG KÉT CHƯƠNG 3 e c-c<ccccssevessererreeeersetsrrsrrrrrrrrersee ĐỔ TÓNG KÉT KHÓA LUẬN cccccsscccSs<vesssrreetrserrrsreerrrrree DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -essseseeesesseeeeersersreree 88

Trang 7

DANH MUC BANG BIEU

Bang 1.2: Mức ký quỹ của hợp đồng tương lai đối với một số nông san

Bảng 1.3: Vi dy minh hoa quy trình thanh toán hằng ngày ccnnereee 19 Bang 2.1: Diện tích gieo trồng nông nghiệp năm 2008-2009 .e+ 31 Bảng 2.2: Tình hình gieo trồng lúa quý I/2010 - eeeeererrrrrrrrrrrrrre 32 Bang 2.3: Tinh hinh xuất khẩu nông sản năm 2006-2009 ccreeeere 33

Bảng 2.4: Thống kê giao dịch tại BCEC

Bang 2.5: Liét kê doanh số giao dịch trong ngay tai Sacom — STE -es 53 Bang 2.6: Doanh số giao dịch tại Techcombank năm 2004-2009 60 Bảng 2.7: Doanh số giao dịch tại các sản giao dịch của Techcombank ‹ 61

Bảng 2.8: Doanh số giao dịch hợp đồng tương lai tại BIDV nam 2007-2008 62

© BIEU DO:

Biểu đỗ 2.1: Giá gạo xuất khẩu năm 2008 -cseerrerrrrrrrrrrrrrrrrrree 36

Biểu đỗ 2.2: Diễn biến giá FOB của cà phê đầu năm 2010 eeccceeceeee 36 Biểu đề 2.3: Thị trường xuất khẩu nông sản năm 2009 teenrrereerere 38

Biểu đồ 2.4: Tình hình xuất khẩu cả phê ở nước ta theo quý năm 2007 — 2010 39

Biểu đồ 2.5: Tống kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2005-2009 - 68 Biểu đồ 2.6: Khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai tại các sàn giao dịch

nước ngoài năm 2005-2009

Trang 8

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng cổ phần thương mại Kỹ Thương

Tổ chức kinh tế thế giới ( World Trade Organization) Nhà môi giới hợp đồng tương lai

(Futures Commission Merchants) Trung tâm giao dịch hàng hóa Buôn Mê Thuột

Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín

New York Board of Trade

London International Financial Futures And Options Exchange

Tokyo Commodity Exchange

Trang 9

LOI MO DAU

&›1cœs

Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã và dang thể

hiện một sức bật chưa từng thấy, nhất là từ khi trở thành thành viên thứ 50 của

tổ chức kinh tế thế giới WTO Điển hình trong những thành quả đáng khích lệ

ấy là việc cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt, kim ngạch xuất khẩu luôn

hoàn thành chỉ tiêu đề ra; trong đó, nông sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực

và chiếm tỷ trọng đáng kế cả về khối lượng lẫn giá trị xuất khâu

Tuy nhiên, nước ta cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức — hé quả tất yếu của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới

Cụ thể là, những chuyển biến (cả tích cực lẫn tiêu cực) của nền kinh tế thế giới ngày cảng tác động mạnh mẽ và rõ rệt hơn vào sự ổn định và phát triển của

Việt Nam Một minh chứng xác thực cho nhận định trên là việc giá cả các mặt

hàng xuất khẩu nói chung và giá nông sản nói riêng, đều bị ảnh hưởng lớn trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua Đến nay, tuy các quốc gia

trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam đã có những biện pháp hồi phục kinh tế,

nhưng vẫn còn đó những tàn dự của “cơn địa chấn toàn cầu” Riêng với Việt Nam, đây thực sự là một bài học đắt giá, cũng là một bài toán khó đang chờ lời

giải Điều cần thiết là phải có một (hay nhiều hơn) phương cách hữu hiệu để

ngăn ngừa rủi ro biến động về giá từ những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như trên, trong đó vai trò tiên phong của ngân hàng thương mại là thật sự quan trọng Từ đó thấy được, hợp đồng tương lai cùng với những đặc điểm

vượt trội riêng biệt, với khả năng quản trị rủi ro về giá, sẽ là một trong những

giải pháp thiết thực nhất cho các doanh nghiệp và những chủ thể sản xuất các mặt hàng xuất khẩu

Dù thực tế, hợp đồng tương lai đã được áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá lạ lẫm với mô hình này, dẫn đến việc ứng dụng vào kinh doanh trong ngành xuất khẩu nông sản

Trang 10

còn nhiều hạn chế Đâu là nguyên nhân cho thực trang này? Những cơ hội — khó khăn — thách thức khi vận dụng mô hình của hợp đồng tương lai tại Việt Nam là gì? Giải pháp nào để đây mạnh sự phát triển của thị trường tương lai tại Việt Nam? Nhằm có cái nhìn tiệm cận về vấn đề này, cũng như góp phần tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên, người viết chọn đề tài khóa luận Phát triển thị trường tương lai nông sản tại Việt Nam dưới góc độ ngân hàng thương mại

Nội dung nghiên cứu của khóa luận được cô đọng trong 3 chương, cụ

thé là:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp đồng tương lai hàng hóa

Chương 2: Thực trạng giao dịch tương lai nông sản tại Việt Nam

Chương 3: Các giái pháp phát triển thị trường tương lai nông sản tại

Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu: Phân tích thực trạng tình hình giao dịch, những cơ hội, thách thức để tìm ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển của hoạt động môi giới hợp đồng tương lai, và thị trường tương lai tại Việt Nam

Phương pháp lấy số liệu: Người viết sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích các thông tin liên quan đến thị trường tương lai từ sách báo

Xin chân thành cảm ơn

Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Trang 11

CHUONG 1:

NHUNG LY LUAN CO BAN VE

HOP DONG TUONG LAI HANG HOA

Rx

Trang 12

Chuong 1: Nhitng lý luận cơ bản về hợp động tương lai hàng hóa

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI HÀNG HÓA

Người ta tìm thấy dấu tích của hợp đồng tương lai từ thời trung cổ tại Châu Âu, được hình thành dựa trên mối quan hệ của thương nhân và nông dân Vào những năm mắt mùa, nông dân trữ hàng làm giá tăng cao, điều này gây khó khăn cho giới thương nhân Ngược lại, khi thu hoạch được mùa, sản phẩm tràn làn thì thương nhân lại ép giá, gây khó khăn cho nông dân Để tránh mâu thuẫn đó, nông dân và thương nhân ở thời đó đã thỏa thuận trước giá với nhau trước mùa thu hoạch Tuy nhiên, thị trường tương lai nông sản chính thức đầu tiên trên thế giới lại ra đời tại Chicago (Mỹ)

Vào thế kỷ 19, tại Mỹ, nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự

phát triển của ngành nông nghiệp, sản lượng thu hoạch ngày cảng gia tăng, phạm vi cung cấp hàng hóa không chỉ dừng lại ở từng địa phương Cùng thời gian ấy, có sự chuyển dịch cơ cấu thị trường tại Mỹ, Chicago trở thành trung tâm thương mại lớn Do đó, khi đến mùa thu hoạch, nông dân khắp nơi quy tụ

vé Chicago dé tiéu thu sản phẩm, kết quả là cung vượt quá cầu, và người nông

dân buộc phải bán sản phẩm tại bất cứ giá nào mong thu hồi chỉ phí sân xuất,

được bao nhiêu hay bấy nhiêu

Về sau, để tránh tình trạng đó, nông dân thường ký hợp đồng trước với

thương nhân với giá xác định trước mùa thu hoạch Dần dần, hình thức hợp

đồng này ngày càng phổ biến hơn, và người ta gọi đó là: hợp đồng kỳ hạn

(Forward contract) Voi hop đồng kỳ hạn, người bán có thể có kế hoạch dự trữ

hàng hóa hợp lý, và người mua cũng có thể sắp xếp việc phân phối sản phẩm của mình Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn đã bộc lộ một số hạn chế trong quá trình

sử dụng, chẳng hạn, khí giá nông sản tăng lên cao, thì bên bán có nguy cơ phá hủy hợp đồng đã ký trước đó, điều này làm ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ của bên mua Và ngược lại đối với tình hình khi giá giảm mạnh Thêm vào đó,

là sự tham gia của những người đầu cơ, họ hoạt động trên thị trường giao dịch dựa vào những dự đoán về giá nông sản trong tương lai Nếu các nhà đầu cơ mua hợp đồng nông sản từ (hương nhân thì tức là họ đang nghĩ rằng trong tương lai giá sẽ tăng, và nếu giá tăng như họ dự kiến thì họ sẽ tim cách bán hợp

Trang 2

Trang 13

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp đông tương lai hàng hóa

đồng này cho thương nhân khác Và hoạt động mua bán các hợp đồng ky han dần trở nên quen thuộc với thị trường vào thời gian đó Mọi người gợi đó là hợp đồng tương lai (Futures contract)

Năm 1848, trung tâm giao dịch Chicago được thành lập (Chicago Board

of Trade - CBOT) đã quy định chặt chế một số điều khoản trong hợp đồng mua bán lúa mì, giúp cho hoạt động chuyển nhượng hợp đồng ngày càng phổ

biến và phát triển hơn Từ đó trở đi, người nông dân có thể bán lúa mì của mình

theo 3 cách: trên thị trường giao ngay, trên thị trường kỳ hạn, và trên thị trường tương lai

Sự phát triển của thị trường tương lai không lại ở đó Năm 1874, Chicago Mercantile Exchange - CME được thành lập, giao dịch thêm một số nông sản khác, và trở thành trung tâm giao dịch hàng hóa lớn nhất nước Mỹ

Thị trường tương lai ngày nay hoạt động liên tục thông qua hệ thống Globex liên kết các trung tâm tài chính lớn trên thể giới, cho nên giá cả hàng

hóa biến đổi từng giây, và gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của toàn thể giới

dE Một số trưng tâm giao dịch hàng hóa lớn trên thể giới là:

1 Chicago Mercantile Exchange

Trang 14

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp đẳng tương lại hàng hóa

6 Singapore Commodity Exchange

www.sicom.net

1.2 KHÁI NIỆM

Hợp đồng tương lai hàng hóa (hay còn gọi là hợp đồng giao sau hàng

hóa) là một cam kết giao địch trong đó hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về việc

mua hay bán một lượng hàng hóa nhất định theo một mức giá được xác định trước và địa điểm cũng như thời gian giao hàng cũng đã được xác định cụ thể trong tương lai

Giao dịch tương lai thường được ứng dụng với các loại hàng hóa nông sản, bởi loại hàng hóa này không xuất hiện thường xuyên, mà có tính chất chu

kỳ trong năm Do đó sẽ xảy ra tình trạng vào những thời điểm thu hoạch thì hàng hóa nhiều, vì thế nông dân sẽ bị thương nhân ép giá, ngược lại, vào thời điểm khan hiếm hàng hóa thì nông dân sẽ làm giá, khiến cho thương nhân gặp khó khăn Vì thế, việc ứng dụng hợp đồng tương lai vào các giao dịch mua bán nông sản là điều cần thiết Và thực tế cũng cho thấy, tại các san giao dich hang hóa trên thế giới, các loại hàng hóa được giao dịch cũng đa phần là hàng hóa

nông sản

1.3 DAC DIEM CUA HOP DONG TUONG LAI HANG HOA

Căn cứ vào định nghĩa của hợp đồng tương lai hàng hóa, ta nhận thấy giao dịch

tương lai có nhiều điểm tương đồng với giao địch kỳ hạn Tuy nhiên, giao dịch tương lai là một công cụ phái sinh ra đời sau với mục tiêu nhằm khắc phục những yếu điểm của giao dịch kỳ hạn, cho nên giao dịch tượng lai mang những

đặc điểm riêng biệt:

"_ Các giao dịch tương lai được giao dịch tập trung tại san (trading floor)

dưới sự giám sát của Sở giao dịch,

Người có nhu cầu mua và người có nhụ cầu muốn bán (gọi là thành viên của sở giao dịch) sẽ tập trung tại sàn giao dịch và thực hiện giao dịch với nhau thông qua việc đấu giá mở tại sàn (open oufcry) Tất cả các

Trang 4

Trang 15

Chuwong 1: Nhiing by luận cơ bản vé hop đông tương lại hàng hóa

giao dịch sẽ được Sở giao dịch theo dõi, và buộc phải tuân theo những nguyên tắc của Sở giao dịch Từ đó, Sở giao dịch sẽ cung cấp những thông tin về giá, tỉn tức thị trường thông qua bảng điện tử tại sàn hoặc các tạp chí tải chính chuyên ngành Như vậy, với cách thức giao dịch tập trung, giao địch tương lai trở thành một công cụ tài chính hiệu quả hơn

so với các công cụ phái sinh xuất hiện trước đó

Chẳng hạn, các giao dịch tương lai hàng nông sản sẽ được giao địch tại sản giao dịch thuộc sở giao dịch CME tại Mỹ các thông tin về thị trường tương lai, về giá cả giao dịch, xu hướng biến động giá, những phân tích thị trường của các chuyên gia, đều được đăng tải đầy đủ trên trang web của sở giao dịch www.cmegroup.cơm, giúp các nhà giao dịch linh hoạt hơn trong việc mua bán của mình

Một số điều khoản trong hợp động tương lai đã được tiêu chuẩn hóa, được áp dụng thông nhất đồng bộ trên tất cả hợp động tương lai tại một

thị tuòng nhất định

Mỗi hợp đồng tương lai đều được quy định cụ thể một số điều khoản như: quy mô hợp déng (contract size), ngay giao hang (delivery date), ngay giao dich cuỗi cùng (the last day of trading), mức biến động giá tối thiéu (tick), .ngoai trừ giá hợp đồng là được thỏa thuận theo giá thị trường Với những điều khoản đã được tiêu chuẩn hóa, hợp đồng tương lai trở nên linh hoạt hơn so với hợp đồng kỳ hạn, phù hợp với cách thức đầu giá mở tại san

Trang 16

Chuwong 1: Nhitng ly ludn co ban về hợp đông tương lai hàng hóa

Bang 1.1 : Tiêu chuẩn hợp đồng tương lai của vài loại hàng nông

Quy mô hợp đồng

Mức biến động giá tôi Y0 .0005/ d

06 thang tinh tr | Thang 3, 5, 7,9, 12

(Contract month) ngay ky hop dong

Ngày giao địch cuối cùng | Trong vòng 4 ngày

(The last day of trading) giao hang

Ngày giao hang Ngày làm việc cuối | Trong vòng 2 ngày

9:00 AM — 3:00 PM

Nguôn = www.cmegroup.com, www.tocom.or.jp

Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa trong hợp đồng tương lai:

- Quy mô hợp đông: là khối lượng hàng hóa bắt buộc giao dịch tính

trên đơn vị là 01 hợp đồng Quy mô của hợp đồng tương lai đều được thống nhất, giúp việc mua bán giữa các thị trường tương lai trên thế giới diễn ra thuận lợi hơn Con số được xác định dựa trên những nhu cầu thực tế, sao cho thật phù hợp Nếu quy mô hợp đồng quá lớn, sẽ giới hạn sự gia nhập thị trường đối với các nhà

Trang 17

Chong 1: Nhitng bf ludn co ban về hợp đồng tương lại hàng hóa

kinh đoanh nhỏ, lẻ; còn nếu quy mô quá nhỏ thì sẽ tốn kém chỉ phí giao dịch, vốn được tính trên mỗi đơn vị hợp đồng

Mức biến động giá tối thiểu: là mức thay đổi nhỏ nhất của giá trị

hợp đồng

Tháng giao hàng: là thời gian bên bán giao hàng cho bên mua,

được quy định cụ thể đối với từng loại hàng hóa và bắt buộc thực

hiện

Ngày giao dịch cuối cùng: được quy định nhằm giới bạn hoạt

động mua bán của các nhà kinh doanh Sau thời điểm này, tài

khoản ký quỹ của nhà kinh đoanh sẽ bị tất toán, và đóng tài khoán Nếu nhà kinh doanh chưa đóng trạng thái của mình thì sẽ không được giao dịch hợp đồng qua sản, mà phải thực hiện nghĩa

vụ hợp đồng, nếu là bên bán thì thực hiện giao hàng, nếu là bên

mua thì phải thanh toán tiền hàng

Ngày giao hàng: là thời hạn bên bán phải giao hạn cho bên mua, theo đúng quy định của Sở giao dịch

"_ Nghĩa vụ của hợp đồng được đảm bảo thanh toán bởi trung tâm thanh toán bù trừ (The Clearing house)

Các trung tâm thanh toán bù trừ thuộc Sở giao dich sẽ đóng vai trò trung gian cho tất cả các hợp đồng tương lai giao dịch tại sàn Theo đó, nếu bên A muốn mua một hợp đồng tương lai thì có thể mua từ trung tâm thanh toán bù trừ, và nếu bên B muốn bán một hợp đồng tương lai thì có thé bán cho trung tâm thanh toán bù trừ Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ trở thành đối tác của các bên giao dịch Như vậy, các bên khi tham gia vào giao dịch tương lai chỉ cần hoàn thành đúng trách nhiệm hợp đồng của mình, mà không cần phải lo lắng về vấn đề bên đối tác không thực hiện hợp đồng Đây là một ưu thế của hợp đồng tương lai

Trang 18

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp đồng tương lại hàng hóa

Các bên tham gia giao dịch tương lại không bị bắt buộc nghĩa vụ thực

hiện hợp đồng, nói cách khác với hợp động tương lai, các bên tham gia

có thể linh hoại tháo gỡ nghĩa vụ hợp động

Hợp đồng tương lai cho phép các bên thanh lý hợp đồng trước ngày đáo

hạn bằng cách thực hiện một giao dịch đối ứng Do đó, các bên có thể

mua đi bán lại nhiều hợp đồng để kiếm lời từ sự chệnh lệch giá Điều

này khiến cho hợp đồng tương lai trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu

cơ, và điều đó đã được chứng minh trên thực tế khi chỉ có không quá 5%

số hợp đồng tương lai trên thị trường thực sự được giao địch, số còn lại

đều được tất toán trước hạn

Ví dụ: Vào tháng 4, công ty xuất nhập khẩu A bán một hợp đồng tương lai gạo giao hàng tháng 6 với giá 1500USD/tần

Nhưng đến tháng 5, giá tương lai của gạo chỉ còn ở mức 1475 USD/tắn Với mức giá như vậy, công ty A đã thực hiện một giao dịch đối ứng là mua một hợp đồng tương lai gạo giao hàng tháng 7 với giá thị trường là

1475USD/tân Vậy A đã đóng vị thế của mình trên thị trường tương lai,

và không bị ràng buộc trách nhiệm giao hàng nào Ngoai ra, A còn nhận được khoản lời là 25USD/tấn Đây là hành vi của các nhà đầu cơ trên thị

trường

Hợp đồng tương lai có tính đòn bi tài chính rất cao

Người kinh doanh chỉ việc ký quỹ một số tiền rất nhỏ so với giá trị thực

sự của hợp đồng, là đã có thể tham gia giao dịch các hợp đồng tương lai hàng hóa Đây cũng chính là đặc điểm thu hút các nhà đầu cơ tham gia thị trường tương lai hàng hóa Bởi vì, nhờ vào tính riêng biệt này, mà

nhà đầu cơ có thể thu được một khoản lời không nhỏ nếu giá trên thị

trường diễn biến đúng theo suy đoán của họ

Trang 8

Trang 19

Chương 1: Nhiing ly ludn co ban vé hop đẳng tương lại hàng hóa

Ví dụ: Nhà kinh doanh A ký hợp đồng tương lai mua cao su với giá JPY 395.2/tấn trên sản Tocom, vậy giá trị của hợp đồng là JPY 1,976,000 (=

395.2 x 5,000 kg)

Nhung A chỉ cần đóng tiến ký quỹ là JPY100,000 (chi bằng 5.1% giá trị

thực của hợp đồng) là A đã có thể giao dịch trên sàn giao dịch Tocom

"_ Giá hàng hóa trên thị trường tương lai phản ánh đúng tình hình cung câu trên thị trường

Khi hàng hóa được giao dịch tập trung tại sàn, thi các thông tin liên quan đến hàng hóa đều được công bố rộng rãi để thuận tiện cho các đối tượng tham gia giao dịch Vì thế, giá hàng hóa trên sản giao dich thường xuyên

biến động theo hoạt động của các đối tượng giao dịch

Như vậy, sau khi tiếp cận với các đặc điểm của hợp đồng tương lai, ta nhận thấy đây là một công cụ phái sinh hiệu quả, nó khắc phục những hạn chế của hợp đồng kỳ hạn, phù hợp với việc giao dịch hàng hóa nông sản nên đã ngày càng thích ứng sâu hơn với thị trường

1.4 TÓ CHỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI

1.4.1 Các chủ thế tham gia trên thị trường:

1.4.1.1 Sở giao dịch

Sở giao dịch là một bộ phận quan trọng nhất của thị trường tương lai, có

chức năng điều khiển và giám sát toàn bộ hoạt động của thị trường tương lai

© Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch

Sở giao dịch là một tế chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo

quy định của pháp luật, được tổ chức theo hình thức sở hữu thành viên

Thanh viên có thế là cá nhân hoặc tổ chức, tham gia giao dịch khi đã

đăng ký và được sự đồng ý của sở giao dịch, chẳng hạn là: Các công ty

Trang 20

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp đồng tương lai hàng hóa

môi giới — FCMs, nha kinh doanh tai san — FTs, nhà đầu cơ (speculators)

© Các bộ phận chức năng của Sở giao dich:

- Trung tâm thanh toán bù trừ (Clearing House)

-_ Bộ phận quản lý sàn giao dịch

Bộ phận quản lý danh sách thành viên của Sở,

- Va các phòng ban chức năng khác

® Điều kiện vật chất kỹ thuật

Sở giao dịch phải cung cấp các điều kiện vật chất và kỹ thuật cần thiết cho giao dịch mua bán hàng hóa:

Sản giao dịch (phù hợp cho việc đấu giá mở) — nơi người bán và người mua tập trung trong giờ giao dịch để giao dịch

— Một hệ thống vi tinh nối mạng giữa các bộ phận chức năng

~ Một hệ thống điện tử nhận lệnh và khớp lệnh đối với các giao dịch ngoài giờ giao dich

— Các bảng điện tử dùng để niêm yết và cập nhật giá, hiển thị các

thông tin đầy đủ về các giao dịch thành công

@ Nhiệm vụ của Sở giao dịch:

— Thiét kế các loại hợp đồng tương lai hàng hóa và xây dựng các tiêu chuẩn sao cho phù hợp với thực tế

— Điều hành, giám sát thị trường thông qua việc ban hành các quy

định, đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các thành viên

trên thị trường đề xử lý kịp thời khi có sai phạm

Trang 10

Trang 21

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp động tương lại hàng hóa

— Thiết lập các quy trình ký quỹ, giao địch, thanh toán, và tất toán

hợp đồng

1.4.1.2 Trung tâm thanh toán bù trừ ( The Clearing House)

© Chức năng Trung tâm thanh toán bù trừ

Trung tâm thanh toán bù trừ là một bộ phận thuộc Sở giao địch, được

thành lập dưới hình thức công ty cỗ phan, mang nhiều chức năng quan trọng trên thị trường tương lai:

— Trung tam thanh toán bù trừ đóng vai trò là một bên đối tác trong,

hợp đồng tương lai, tức là trung tâm thanh toán bù trừ sẽ là bên bán đối với bên mua hợp đồng tương lai, và là bên mua của bên bán hợp đồng tương Điều này đã đảm bảo cho trách nhiệm đối với hợp đồng tương lai, nhờ vậy không còn xây ra tình trạng phá

vỡ cam kết hợp đồng giữa các bên

— Trung tâm thanh toán bù trừ có nhiệm vụ bù trừ tất cả các giao dich, có nghĩa là nếu người giao dịch muốn đóng vị thế hiện tại

của mình, họ có thể thực hiện một giao dịch đối ứng trên thị trường, như thế thông qua hệ thống khớp lệnh trung tâm thanh

toán bù trừ sẽ nhận biết được, và đóng ngay trạng thái của họ Nhờ đó duy trì được tính thanh khoản trên thị trường

Ví dụ: Công ty A đang ở trạng thái trường của một hợp đồng tương lai cà phê Arabica, và công ty này muốn đóng vị thế của mình, thì công ty A sẽ thực hiện việc bán lại một hợp đồng tương lai cà phê Arabica trên thị trường tương lai hoặc bán cho trung tâm thanh toán bù trừ Như vậy, công ty A đã trở lại trạng thái cân bằng, và không cần quan tâm đến đối tác của mình trong giao dịch gốc

Trang 22

Chương 1; Những bp ludn co ban về hợp động tương lai hang hóa

© Những lợi ích từ trung tâm thanh toán bù trừ trên thị trường tương lai:

~ Hạn chế rủi ro về giá cho người giao dịch: Khi trung tâm thanh toán bù trừ đóng vai trò là bên đối tác của hợp đồng thì người giao dịch sẽ thoát khỏi trạng thái mở một cách dễ dàng, tránh được rủi ro về giá của hàng hóa

—_ Loại trừ khả năng phá vỡ hợp đồng: Nếu một bên đối tác vì lí do

gì đó mà không thé dam bảo khả năng thực hiện hợp đồng thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến bên kia vì đã có trung tâm thanh toán bù trừ đóng vai trò trung gian

1.4.1.3 Các đối tượng tham gia giao dich

a Can cứ vào mục đích tham gia thị trường:

+4* Những nhà đầu cơ (Speculators):

Là những người chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao

từ sự dao động giá Phần lớn những nhà đầu cơ đều có kiến thức vững chắc về thị trường, có kinh nghiệm tham gia thị trường, và có

tiềm lực tài chính mạnh Những nha đầu cơ làm cho thị trường trở

nên sôi động hơn và hợp đồng có tính thanh khoản cao hơn Họ có

thể giữ thế trường vị (long position) hay thế đoản vị (short position)

hay cả hai vị thế cho cùng một loại hàng hóa (spread position) Có thể chia ra làm 3 loại nhà đầu cơ:

o Scalpers: thuong chi nắm giữ vị thế trong khoảng vài phút, họ kinh doanh dựa trên sự cảm nhận về xu hướng biến động giá, và tìm kiếm lợi nhuận từ sự thay đổi giá nhỏ và nhanh chóng

o Nha dau co ngay (day traders): Ho nắm giữ vị thế chỉ trong một ngày Giao dịch ngày thường tến kém vì chỉ phí cho nhiều giao dịch trong suốt một ngày và họ phải theo đõi thông tin thị trường thường xuyên Mục đích của họ là kiểm vài tick lợi nhuận trong một giao dịch

Trang 12

Trang 23

Chuong 1: Nhiing ly ludn co ban vé hop déng twong lai hang héa

© Nhà đầu co vi thé (position traders): Họ thường vào các vi thé trong vòng vài ngày, vài tuần hay vài tháng Họ sử dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật để dự đoán sự biến động giá và

xu hướng của giá cả trong tương lai, từ đó sẽ vào các vị thế thích hợp để tìm kiếm lợi nhuận Hoặc sử dụng các phương pháp phân tích cơ bản - dựa vào các dữ liệu kinh tế vĩ mô, để đưa ra nhận định về giá, và sự biến động của giá Như vậy, nhà đầu cơ vị thế

sẽ chịu nhiều rủi ro hơn so với hai kiểu nhà đầu cơ còn lại, do đó đồi hỏi nhà đầu cơ này phải có khả năng phân tích chính xác, am hiểu thị trường, tuy nhiên khả năng thu được lợi nhuận cũng khá

cao

Ví dụ: Theo những phân tích của mình, thì nhà đầu cơ vi thé dy

đoán ring giá gạo sẽ tăng trong vòng 3 tháng tới, nên lúc này nhà đầu cơ sẽ mua nhiều hợp đồng tương lai gạo, tạo lập vị thế trường Và 3 tháng sau, nếu giá tăng như dự kiến thì người này sẽ bán số lượng hợp đồng đã mua trước đó

s* Những người phòng hộ (hedgers)

Là những người tham gia vào thị trường tương lai để phòng ngừa

các rủi ro giá cả và tỷ giá biến động theo hướng bắt lợi đối với họ

Thông thường họ là những nông đân trực tiếp trồng trọt, là những

doanh nghiệp xuất nhập khẩu muốn chốt ở mức giá đảm bảo cho

họ các khoản phải thu và phải trả

Ví dụ: Một công ty nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam từ Mỹ có hợp

đồng mua 100.000 thùng dầu với giá là $65/thùng Tuy nhiên công ty

nay lo ngại trước tình hình tỷ giá USD/VND tiếp tục giảm như hiện

nay, thì giá dầu sẽ tăng tại thời điểm thanh toán hợp đồng Do đó, tại

thời điểm này, công ty đã thực hiện mua hợp đồng tương lai với cùng

số lượng trên để phòng ngừa rủi ro giá tăng Nếu đến hạn thanh toán, giá dầu tăng như dự đoán của công ty, thì công ty sẽ bán các hợp

Trang 24

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp đồng tương lai hàng hóa

S “

đồng tương lai trên thị trường, thu được một khoản lợi nhuận, và công ty dùng khoản tiền này để bủ đắp cho chỉ phí giá tăng khi mua

trên thị trường giao ngay

Những nhà đầu cơ chênh lệch gid (abitrageurs)

Là những người tìm kiếm lợi nhuận bằng cách xem xét một loại hàng hóa nào đó cùng những hàng hóa tương đương để mua bán ở hai thị trường khác nhau, dựa trên những biến động cung cầu nhất

thời làm rối loạn giá

Ví dụ: Tại cùng một thời điểm, giá cà phê tại sàn giao dịch NYBOT

là 1475 USD/tấn, còn giá ở sàn giao dịch LIFFE là 1475.25

USDAan, thi nhitng người kinh doanh chênh lệch giá sẽ mua tại san NYBOT va ban tai san LIFFE

Đây là hoạt động kinh doanh không tốn chi phi vi mua và bán tại cùng một thời điểm, nhưng cơ hội kính doanh rất hiếm khi tồn tại, vì hầu hết các sản giao dịch đều có liên kết với nhau, nên tình trạng chênh lệch giá là khó xảy ra

b Căn cứ vào không gian giao dịch:

% Những đối tượng giao dịch trên sàn giao dịch:

Những đối tượng giao dịch trên sàn được phân loại dựa trên chức năng

và mục tiêu của từng đối tượng

Những nhà kinh doanh tự do tại sàn (Floor Traders - FTs, locals): là

các cá nhân kinh doanh trên tài khoản riêng, hoạt động tại khu vực

tương lai của sàn (futures pit) Họ phải đăng ký với Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai để được cấp phép hoạt động Hoạt động của họ tạo ra tính thanh khoản cho thị trường tương lai vì họ giao dịch trong thời gian ngắn Những người này kiếm lời bằng cách mua hợp đồng tương lai tại một mức giá và nhanh chóng bán lại ở một mức giá cao

Trang 14

Trang 25

Chương I: Nhitng ly ludn co bản về hợp đồng tương lai hàng hóa

giới tại sản cũng có thể là một nhà kinh đoanh tự do độc lập như một

ET Ngoài ra, một nhà môi giới có thể là đại điện cho một công ty môi giới hợp đồng tuong lai (Futures Commission Merchant- FCM),

và các nha môi giới tại sản sẽ thực hiện các giao địch cho khách

hàng của FCMs Thu nhập của các nhà môi giới là hoa hồng phí từ các giao dịch mà họ thực hiện Các nhà môi giới tại sản cũng phải đăng ký với Ủy ban giao địch hàng hóa tương lai để được hoạt động Khi đã được cho phép là FB thi FB có thể thực hiện những chức năng của FT mà không cần phải đăng ký thêm

Những đổi tượng ngoài sàn giao dịch

Nha tw van giao dich (Commodity Trading Advisers - CTAs): là

một tổ chức hoặc cá nhân có nhiêm vụ phân tích thị trường tương lai,

cung cấp thông tin, phát triển hệ thống giao dịch, đồng thời đưa ra

các nhận định tư vấn cho các nhà giao dich,

Nhà huy động quỹ hang héa (Commodity Pool Operators- CPOs): 1a

các nhân hay tổ chức có nhiệm vụ tìm kiếm huy động vốn tử các nhà

đầu tư cho quỹ hàng hóa

Nhà môi giới giới thiệu (Introduing Brokers- IBs): là cá nhân hoặc tổ chức có nhiệm vụ chào mời và nhận lệnh mua hoặc bán hợp đồng

tương lai từ khách hàng, rồi chuyển vào FCMs để xử lý

Trang 26

Chương l: Những lý luận cơ bản về hợp đồng tương lai hàng hóa

Theo nguyên tắc của Sở giao dịch, chỉ những thành viên mới được trực

tiếp thực hiện giao dịch tại sàn giao dịch Những người không phải là

thành viên của Sở giao dịch thì thực hiện giao dịch thông qua công ty

môi giới - FCMs là thành viên của Sở giao dịch, bằng cách mở tài

khoản tại các công ty môi giới này và gửi lệnh mua hoặc bán đến nhà

môi giới

(1) Khách hàng sẻ gửi lệnh đến các FCM thông qua IBs, CTAs, CPOs,

ADPs trực thuộc, và các đối tượng này sẽ gửi lệnh đến các nhà môi

giới của mình tại sàn — FBs

(2) Sau đó FBs sẽ tới khu vực đấu gid tai san - nơi các hợp đồng tương lai được mua bán (futures pi) FBs sử dụng các dấu hiệu bằng tay hoặc một số ngôn từ đã được thống nhất từ trước để chuyển các yêu cầu mua và các yêu cầu bán của các hợp đồng Đây là quá trình đấu gid mé (open outcry)

Trang 27

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp đông tương lai hàng hóa

(3) Khi giao dịch thành công thì thông tin vé giao dịch sẽ được chuyển đến Trung tâm thanh toán bù trừ Từ lúc đó, Trung tâm thanh toán bù trừ đã trở thành một bên đối tác của các bên giao dịch

(4) Cùng lúc đó, kết quả của giao dịch thành công sẽ được chuyển tải ngược về để thông báo cho khách hàng, và yêu cầu khách hàng ký

quỹ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Thông thường, Trung

tâm thanh toán bù trừ sẽ không trực tiếp nhận ký quỹ từ khách hàng,

mà thông qua công ty thanh khoản - thành viên của trung tâm thanh toán bù trừ

Lưu ý: Quá trình đặt lệnh hiện nay đã được tự động hóa hoàn toàn, các lệnh được nhập vào hệ thống điện tử nối mạng để thực hiện khớp lệnh Tuy nhiên, quá trình đấu giá mở vẫn còn được duy trì trên thế giới Các liệ thống kinh doanh tự động thường được sử dụng ngoài giờ, khi sàn giao dịch tập trung kết thúc ngày giao dịch

1.4.2.2 Cơ chế ký quỹ

Sau khi hợp đồng tương lai được mở, cả hai bên mua và bán đều phải ký quỹ một khoản tiền để đảm bảo tuân theo những điều kiện của hợp đồng tương lai Tiền ký quỹ được cho vào một tải khoản ký quỹ (margin account) dat tai Trung tâm thanh toán bù trừ hoặc công ty thanh khoản

Nếu số dư trong tài khoản ký quỹ thấp hơn mức ký quỹ đuy trì quy định

thì nhà kinh doanh sẽ nhận được yêu cầu ký quỹ bổ sung (margin call)

từ Trung tâm thanh toán bù trừ Mức ký quỹ bé sung là số tiền mà kinh

Trang 28

Chuong 1: Nhiing ly luận cơ bản về hợp đồng tương lai hàng hóa

doanh phải đóng thêm sao cho số dư trên tài khoản ký quỹ bằng với mức

ký quý quỹ ban đầu

Bảng 1.2: Mức ký quỹ của hợp đồng tương lai đối với một số loại

hàng héa tai NYBOT

y ban dau

3, Nguôn: www.cmegroup.com

1.4.2.3 Chế độ thanh toán hàng ngày (Daily settlement)

Vào cuối mỗi ngày giao dịch, Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ xác định giá thanh toán Giá thanh toán được xác định là bình quân của một

vài giao dịch gần cuối ngày hôm đó

Với giá thanh toán này, mỗi tài khoản ký quỹ sẽ được điều chỉnh mỗi ngày Lời hay 18 sẽ được ghi nợ hay có tương ứng tại tài khoản ký quỹ

Mức chênh lệch giữa giá thanh toán hôm nay và hôm trước được xác

định

Nếu giá thanh toán tăng, số tiền chênh lệch sẽ được ghỉ CÓ vào tải khoản của người mua hợp đồng và ghỉ NỢ vào tài khoản của người bán hợp đồng Và ngược lại, nếu giá thanh toán giảm

Đây là điểm đặc trưng của hợp đồng tương lai, giúp đảm bảo tính an

toàn cho thị trường tương lai Nhờ đó, dễ dàng phát hiện được các khoản

lỗ và nhanh chóng được bù đắp

Trang 18

Trang 29

Chuong 1: Nhtig ly luận cơ bản về hợp đồng tương lai hàng hóa

Vĩ dụ: Ngày 01/03, một nhà kinh doanh mua một hợp đồng tương lai cà

phê tại NYBOT, với các thông số sau:

-_ Quy mô của hợp đồng: 37,500 pounds

- Giao hàng tháng 6

- Gid hợp đồng là $0.632/pound

- Mức ký quỹ ban đầu $4,400

- Mic ky quy duy tri $4,000

Với sự thay đổi giá cả phê liên tục, cơ chế thanh toán ngày diễn ra như

sau:

Bảng I.3 : Ví dụ minh họa quy trình thanh toán hằng ngày

Ngày | Giá thanh | Gia tri Mức điều | Gửi hoặc rút | Số dư tài

(Settleme | (Contract | (Marked to withdraw) | (Margin a/c

Trang 30

Chuương 1: Những lý luận cơ bản về hợp đồng tương lai hàng hóa

Như vậy, vào cuỗi ngày 05/03, tải khoản ký quỹ của nhà kinh đoanh

là $3.987.5 thấp hơn mức ký quỹ duy trì, nên để được tiếp tục kinh

doanh, người này phải đóng thêm một số tiền là $4,400 - $3,987.5 =

$412.5

Trong trường hợp, nhà kinh doanh không đáp ứng được yêu cầu ký

quỹ bổ sung của nhà môi giới, thì nhà môi giới có thể thanh lý hợp

đồng Ngoài ra, nếu thị trường đang trong giai đoạn biến động mạnh, thì trung tâm thanh toán bù trừ có thể yêu cầu nhà kinh doanh ký quỹ thêm sau mỗi phiên giao dịch, mà không, cần đợi đến cuối ngày, tiền ký quỹ thêm gọi là intra-day margin

1.4.2.4 Cơ chế tất toán

Có hai trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp I: Hợp động tương lai được duy trì cho đến khi đáo hạn

Khả năng 1: Các bên trong hợp đồng thực hiện giao hàng theo đúng như mô tả trong hợp đồng Theo đó, hàng hóa thực phải đúng theo các yêu cầu về chất lượng của sàn giao dịch, và địa điểm giao hàng cũng chính là kho của sản giao dịch

Điều này gây khó khăn cho các bên của hợp đồng, vì họ phải tốn

khá nhiều chỉ phí vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất của mình đến

kho hàng của sàn giao dịch và từ sàn giao dịch đến kho của người mua Và càng khó khăn hơn, khi người bán, người mua, và sàn giao

dịch ở tại 3 nước khác nhau

Đây cũng chính nguyên nhân lý giải vì sao đây là khả năng hiểm khi xảy ra trên thị trường tương lai, chỉ chiếm khoảng 5% số lượng hợp đồng

Khả năng 2: Bên mua sẽ bán lại hợp đồng tương lai cho Trung tâm thanh toán bù trừ, và sẽ mua hàng hóa cần thiết trên thị trường giao ngay Và ngược lại, đối với bên bán hợp đồng tương lai

Trang 20

Trang 31

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp động tương lại hàng hóa

Đây là hành vi của nhà phòng vệ, nhằm bảo đảm cho giá cả của loại hàng hóa giao dịch

Trường hợp 2: Hợp động tương lai thanh lý trước hạn

Nếu nhà kinh đoanh đang ở vị thế trường thì sẽ mua hợp đồng tương lai

trên thị trường, và ngược lại đối với vị thể đoản

Trường hợp này thường được sử dụng đối với các nhà đầu cơ, họ tham

gia thị trường nhằm tìm kiểm có hội kinh doanh chênh lệch giá

1.4.2.5 Các loại lệnh được sử dụng trong giao dịch tương lai

Lệnh thị trường — Market order: là lệnh mua hay bán nhưng không nêu

ra một mức giá cụ thể, người đặt lệnh này sẵn sàng mua hoặc bán tại mức giá trên thị trường Khi nhận được lệnh này, các nhà môi giới sẽ

thực hiện khớp lệnh tại mức giá tốt nhất có trên thị trường tại thời điểm

đó, tức là sẽ mua ở mức giá thấp nhất và bán ở mức giá cao nhất Lệnh thị trường giúp khách hàng nâng cao xác suất thực hiện giao dịch, chỉ phí đặt lệnh cũng tương đối nhỏ hơn so với các lệnh khác Tuy nhiên,

trong một số thị trường có độ biến động nhanh, thì khách hàng sẽ gặp

rủi ro phải mua hay bán tại một mức giá không phù hợp với mình

Lệnh giới hạn — Limit order, price order: là lệnh mua hoặc bán tại một mức giá cụ thể do khách hàng nêu ra, hoặc nhà môi giới phái thực hiện

với giá tốt hơn giá khách hàng đưa ra Nếu một lệnh giới hạn mua hạt

đậu nành tại mức giá $6.5, thì người môi giới chỉ được thực hiện lệnh

khi giá thị trường là $6.5 hoặc thấp hơn con số này Tương tự, nếu nhận lệnh giới hạn bán hạt đậu nành tại mức giá $6.5 thì người môi giới chỉ được thực hiện giao dịch khi giá thị trường ở tại mức $6.5 hoặc cao hơn Khi sử dụng lệnh này, thì có thể giao dịch sẽ không được thực hiện, tuy nhiên, khách hàng sẽ không bị rủi ro giá không mong muốn,

Lénh Market-if-touched (MIT order): là lệnh sẽ trở thành lệnh thị

trường nếu mức giá khi trên phiếu lệnh xuất hiện trên thị trường Ví dụ,

Trang 32

Chương I: Những lý luận cơ bản về hợp dong tương lai hàng hóa

một lệnh MIT mua cà phê giá $1,415/tân, thì lệnh này sẽ được kích hoạt

khi trên thị trường xuất hiện giá mua $1415/tân cả phê Khi đó, lệnh này

sẽ trở thành lệnh thị trường Lệnh MIT được ưu tiên hơn lệnh thị trường,

tuy nhiên cũng chịu rủi ro giống lệnh thị trường

Lệnh dừng — Sfop order: hay còn được gọi là lệnh cắt lỗ - Stop loss order, được nêu giá cụ thể gọi là giá đừng Lệnh dừng được dùng, để hạn

chế lỗ của khách hàng khi giá của thị trường biến động theo chiều

hướng bắt lợi Lệnh dừng sẽ trở thành lệnh thị trường khi giá thị trường

chạm đến giá đặt lệnh Có 2 loại: lệnh đừng để mua và lệnh để dừng

bán

v Lệnh dùng để mua: có giá đặt lệnh lớn hơn hoặc bằng giá thị trường

để tham gia vào vị thế trường khi thị trường biến động mạnh

[mm

ar

Giá thị trường Vùng đặt giá trong lệnh đừng để mua

Vi dụ: Vàng được giao dịch trong khoảng $520 và $525/ounce, vả người giao dịch dự đoán giá có thể sẽ tăng Theo dự đoán của mình, người giao dịch sẽ dùng lệnh dừng để mua tại mức giá $525 hoặc

$525.5

Y Lénh dừng để bản: có giá đặt lệnh thấp hơn hoặc bằng giá thị trường

để tham gia vào vị thế đoản khi thị trường không quá sôi nỗi

Cần lưu ý, những lệnh dừng có thể sẽ không được giao dịch tại mức giá

đã định vì thị trường tương lai thường có độ biến động mạnh

Lệnh dừng giới hạn — Sfop limit order: là một loại lệnh kết kợp đặc tính cả lệnh dừng và lệnh giới hạn (“Buy fve soybeans at $6.75 siop

Trang 22

Trang 33

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp đồng tương lai hàng hóa

$6.74 limit”) Lệnh giới hạn dừng sẽ có 2 mức giá: giá dừng và giá giới hạn Giá dừng là giá mà tại đó lệnh được kích hoạt, còn giá giới hạn là giá đặt ra để giới hạn lỗ cho người giao dịch Nếu như lệnh dừng sẽ trở

thành lệnh thị trường khi giá thị trường chạm tới giá đặt lệnh, thì lệnh

dừng giới hạn sẽ trở thành lệnh giới hạn khi giá thị trường đạt tới giá dừng trong lệnh

Trên lí thuyết tồn tại rất nhiều dạng lệnh sử dụng trong thị trường tương lai Tuy nhiên, thực tế, ở một số thị trường tương lai trên thế giới chỉ áp

dụng một vài lệnh thông dụng, dé dé dang kiểm soát thị trường

1.5 UU NHUQC DIEM CUA HOP DONG TUONG LAI

Vé wu diém:

© Hop déng trong lai có tính linh hoạt rất cao: nó cho phép các bên tham gia hợp đồng có thể chuyển nhượng lại hợp đồng bất kỳ lúc nào trước

thời điểm hợp đồng đáo hạn Thêm vào đó, một số tiêu chuẩn trong hợp

đồng tương lai đã được chuẩn hóa nên dễ dàng giao dịch chuyên nhượng

hơn

© _ Hợp đồng tương lai có mức ký quỹ tương đối thấp so với giá trị của hợp

đồng, điều này giúp cho các nha dau tr dé dàng tham gia giao dich ma

không cần phải lo lắng về vến đầu tư

Ví dụ: Chỉ với mức ký quỹ ban đầu là $4,400, nhà đầu tư đã có thể giao

dịch một hợp đồng tương lai cà phê có quy mô là 37,500 pounds

» - Hợp đồng tương lai hạn chế rủi ro vi phạm nghĩa vụ hợp đồng: Khi sử

dụng hợp đồng tương lai, chúng ta không cần phải lo lắng về rủi ro đối

tác không thực hiện hợp đồng, bởi vì khi giao dịch tương lai thì đối các

của chúng ta chính là Trung tâm thanh toán bù trừ

Trang 34

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp đồng tương lại hàng hóa

Về nhược điểm:

e Hiện giờ, hợp đồng tương lai chỉ được cung cấp cho một số loại hàng hóa nhất định, như một số hàng hóa nông sản: gạo, cao su, cà phê, đường hoặc thép,

© Hợp đồng tương lai quy định cụ thể quy mô, và kỳ hạn của hợp đồng: điều này tạo ra sự khác biệt giữa nhu cầu thực tế của người giao dịch với những quy định của sản giao dịch

Chẳng hạn, một doanh nghiệp xuất nhập khẩu gao có hợp đồng xuất gạo

vào tháng 11, doanh nghiệp này có ý định sử dụng hợp đồng tương lai

để bảo hiểm rủi ro về giá, nhưng theo quy định của hợp đồng tương lai thì tháng giao hàng là tháng 12 Như vậy, có sự khác biệt giữa tháng giao hàng thực và tháng giao hàng theo quy định của hợp đồng tương lai Điều này khiến hợp đồng tương lai kém hấp dẫn với một số nhà kinh đoanh

e Hop déng tương lai bắt buộc phải được giao dịch tại sản giao dịch Tuy nhiên, những điều kiện tham gia giao dich tai san lai rAt cao (yêu cầu về khả năng tài chính đối tương giao dịch tại sàn) nên khi muốn giao dịch hàng hóa, đa phần nhà đầu tư phải thông qua nhà môi giới, điều này

khiến cho nhà đầu tư phái tốn thêm một khoảng phí môi giới, làm số người tham gia thị trường bị giới hạn

« _ Hợp đồng tương lai là hợp đồng bắt buộc thực hiện nếu khi đến hạn nhà đầu tư vẫn ở trạng thái mở đối vợi hợp đồng tương lai, không cho phép thực hiện quyền chọn

Nhìn chung, hợp đồng tương lai có cả ưu điểm lẫn nhược điểm khi sử dụng Tuy nhiên, hiện tại đây vẫn là công cụ bảo hiém gia khá hữu ích cho thị trường hàng hóa nông sản

Trang 24

Trang 35

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp đẳng tương lại hàng hóa

1.6 LỢI ÍCH CỦA HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

1.6.1 Đối với nông dân sản xuất nông sản, và các doanh nghiệp xuất nhập

khẩu nông sản —- những người phòng hộ:

Khi sử dụng hợp đồng tương lai, các rủi ro về biến động giá sẽ được chuyển sang cho người đầu cơ cho nên các người trồng nông sản sẽ yên tâm chăm lo sản xuất, tránh tình trạng bị chèn ép giá như hiện nay

Hơn nữa, hợp đồng tương lai giúp cho các quyết định kinh doanh, dự

trữ và sản xuất của những đối tượng trên sẽ chủ động và hiệu quả hơn khi

họ biết trước được số lượng hàng hóa và thời hạn giao hàng cố định trong

tương lai Trước khi đến mùa thu hoạch, nông dân có thể ký hợp đồng

tương lai bán sản phẩm, và trong quá trình đợi thu hoạch, có thể bán đi mua

lại tùy diễn biến giá để kiếm lời chênh lệch

Với lại, đây là những đối tượng sử dụng hợp đồng tương lai với mục đích chủ yêu là phòng ngừa các rủi ro về sự biến động giá bất lợi cho họ

Họ sử dụng hợp đồng tương lai để cố định giá phải mua hoặc phải bán,

giảm bớt mối lo về giá Đặc biệt, là đối với nông dân, và các doanh nghiệp

XNK tại Việt Nam — những đối tượng luôn ở thế bị động trong các giao dịch mua bán nông sản với đối tác nước ngoài thì hợp đồng tương lai là một

công cụ bảo hiểm rất hiệu quả Vì thế, cần hơn nữa sự xuất hiện của hợp đồng tương lai để giảm bớt những thiệt hại cho nông dân và doanh nghiệp

Việt Nam

1.6.2 Đối với các nhà môi giới tại sàn và ngoài sản

Đối với nước ta, ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường với vai trò là các nhà môi giới cho các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam tham

gia giao địch với các sàn trên thể giới

Với vai trò trung gian môi giới, các NH sẽ thu được phí dịch vụ môi giới hợp đồng cho các doanh nghiệp, nông dân tại Việt Nam với sàn giao dịch ở nước ngoài Dịch vụ này sẽ góp phần đáng kể vào thu nhập của NH

Trang 36

Chương L: Những lý luận cơ bản về hợp đồng tương lai hàng hóa

Không chỉ tăng thu nhập do phí môi giới mà NH còn có thể thu hút khối lượng tiền gửi thanh toán khổng lồ của các doanh nghiệp và nông dân tham gia sử dụng công cụ này, giúp nguồn vốn của NH tăng, đồng thời tăng

tính thanh khoản cho NH trong thời gian ngắn hạn

Thêm vào đó, tại Việt Nam, hợp đồng tương lai còn khá mới mẻ, cho

nên việc một NH nào đó thực hiện dịch vụ môi giới này sẽ tạo được thị phần riêng cho NH nếu NH thực hiện tốt, và trở thành dịch vụ độc quyền trong thời gian sơ khai này

1.6.3 Đối với các nhà đầu cơ:

Các hoạt động của nhà đầu cơ sẽ làm cho thị trường hoạt động sôi nỗi hơn, khiến cho giá trên thị trường phản ánh thực chất tính cung cầu hơn

Khi tham gia vào thị trường tương lai, các nhà đầu cơ phải mạo hiểm, chấp nhận rủi ro từ các nhà phòng hộ chuyển sang Tuy nhiên không phải vô cớ mà các nhà đầu cơ chấp nhận rủi ro, vì hợp đồng tương lai có tính đòn bẩy tài chính rất cao, chỉ với một mức ký quỷ nhỏ ban đầu, nhà đầu

cơ sẽ nhận được hơn rất nhiều nếu thị trường diễn biến đúng với những

phán đoán của nhà đầu cơ

Chẳng hạn như, nhà đầu cơ A tham gia trên sàn NYBOT với một đồng tương lai mua cà phê 37,500 pounds, giá $0.650/ pound, giá trị hợp đồng là

$24,375

Mức ký quỹ ban đầu do sàn quy định là $4,400/ hợp đồng (chỉ khoảng 18%giá trị hợp đồng)

Nếu giá thị trường tăng $0.665/pound:

Tài khoản ký quỹ của A tăng lên $562.5 A thanh lý hợp đồng trước hạn thì

sẽ thu về được $4,965.2, so với khoản ký quỹ ban dau lai 12.8% (= 562.5 :

4.400), thay vì là 2.3% (= 562.5 : 24,375) nếu A phải thanh toán tòan bộ

giá trị hợp đồng khi đặt mua

Trang 26

Trang 37

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp đồng tương lai hàng hóa

Như vậy, với hoạt động đầu cơ trên thị trường tương lai, các nhà đầu cơ

sẽ thu được khoản lợi nhuận không lồ Tuy nhiên, khi tham gia đầu cơ, họ

phải trang bị cho mình những kiến thức vững chắc về thị trường, về phương

pháp phân tích xu hướng của thị trường để đặt giá, bởi vì nếu phán đoán sai

xu hướng, nhà đầu cơ sẽ thiệt hại rất lớn

1.6.4 Đối với vĩ mô nền kinh tế

—_ Nếu thị tường tương lai hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo chủ thể

tham gia thì những diễn biến trên thị trường tương lai sẽ phản ánh đúng

quan hệ cung cầu trên thị trường Giá tương lai sẽ phản ánh đầy đủ thông tin của thị trường, từ đó giúp cho các chính sách điều tiết kinh tế của Nhà Nước sẽ hiệu quả hơn

— Đặc điểm tiêu chuẩn hóa các điều khoản trong hợp đồng tương lai buộc các nhà sản xuất phải quan tâm hơn nữa đến chất lượng nông sản sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Điều này gián tiếp đưa nền sản xuất

nông sản tại Việt Nam phát triển tích cực hơn, tiễn gân với thế giới hơn

— Bên cạnh đó, với chế độ thanh toán hằng ngày thông qua trung tâm thanh toán bù trừ đã giúp cho các nhà quản lý vĩ mô nắm bắt được tình

hình của thị trường, đưa ra những dự đoán cho tương lai, để hạn chế tình

huống xấu bất ngờ xảy ra

Trang 38

Chương 1: Những lý luận cơ bản về hợp đẳng tương lai hàng hóa

TONG KET CHUONG 1

kịp thời

Vì vậy, việc ứng dụng hợp đồng tương lai là thực sự cần thiết trong điều

kiện kinh tế của nước ta, nhất là đối với hàng hóa nông sản khi mà xuất khẩu

nông sản luôn chiếm tỷ trọng từ 12-13% tổng kim ngạch xuất khẩu

Trang 28

Trang 39

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG GIAO DỊCH HỢP ĐÒNG

TƯƠNG LAI NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM

woe

Trang 40

Chuong 2: Thuc trang giao dich néng san bang HĐTL ở Việt Nam

đã trở thành thế mạnh riêng biệt của Việt Nam trên thị trường quốc tế Cho nên,

dù nền kinh tế có phát triển đến đâu, dù xuất hiện nhiều ngành nghề khác đi chăng nữa thì đối với nước ta, ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước

Với những kinh nghiệm quý báu đúc kết từ xưa cùng với việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào công tác trồng trọt, ngành sản xuất nông nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển mạnh, đóng góp đáng kể cho tổng thu nhập quốc dân, thu hút nhiều ngoại tệ thông qua việc xuất khẩu ra nước ngoài,

đồng thời quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Dường như, nắm bắt được điền cốt lõi ấy, nhà nước ta đã không ngừng

khuyến khích, tạo mọi điều kiện để ngành nông nghiệp phát triển, ban hành nhiều chính sách ưu đãi như cho vay vốn, trợ giá đầu vào và chỉ phí thuê đất thấp đối với bà con nông dân, và các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản

Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước trong những năm gần

đây dường như đã sâu sát thực tế hơn, chẳng hạn vào năm 2009 chính phủ triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất để kích cầu và tăng cường đầu tư cho sản xuất nông nghiệp Vì thế, đù trong năm 2009 ảnh hưởng từ hiện tượng

EI Nino - khí hậu khô hạn trên diện rộng nhưng kết quả sản xuất năm 2009 ổn định so với cùng kỳ năm trước

Lúa: Diện tích gieo trồng lúa cả năm 2009 đạt 7440.1 nghìn ha, tăng

39.9 nghìn ha so với năm 2008 Năng suất cả năm đạt 52.3 tạ/ha, tương đương

mức trung bình của năm 2008

Cà phê: đạt 537 nghìn ha, tăng 6.1 nghìn ha so với năm 2008

Cây cao su: ước đạt 674.2 nghìn ha, tăng 42.8 nghìn ha

Trang 30

Ngày đăng: 10/10/2024, 20:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w