1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề bản chất của nền dân chủ xhcn ở việt nam đặc điểm của nhà nước pháp quyền xhcn việt nam liên hệ thực tiễn xây dựng nền dân chủ xhcn ở việt nam và xây dựng nhà nước pháp quyền xhcn ở việt nam hiện nay

56 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bản chất của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam; Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Liên hệ thực tiễn xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành CNXH khoa học
Thể loại Trường
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 8,35 MB

Nội dung

Khái niệm nền dan cha XHCN Dân chủ XHCN là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyên lực thuộc vẻ nhân dan, dân là chủ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUÓC TẾ

TRƯỜNG DẠI HỌC LUẬT TP HO CHI MINH

CHU DE: BAN CHAT CUA NEN DAN CHU XHCN 60 VIET NAM; DAC BIEM CUA NHA NUOC PHAP QUYEN XHCN VIET NAM LIEN

HỆ THỰC TIỀN XÂY DỰNG NÈN DÂN CHỦ XHCN Ở VIỆT NAM VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHAP QUYEN XHCN 6 VIET NAM

Trang 2

| Ban chat cia nén dan cha XHCN ở Việt Nam 1

2

3

MUC LUC: Khái quát . -:- 212211 2211122111 2112 ng gato 1 1.1 Khái niệm nền dân chủ XHCN .- 1 2011211111251 151 1111111155112 E 1E EtErrrer 1

1.2 Những ưu điểm và khuyết điểm của một nhà nước mang bản chat cua một nên dân chu XHCN

1.3 Những điềm giống và khác nhau vẻ ban chat cua nén dân chủ XHCN va nén

Bàn luận về bản chất của nền dân cha XHCN ở Việt Nam 8

2.1 Bản chát chính trị

2.2 Bản chất kinh tẾ 5: 2:21 1 1 252121 11212121111151 1512112112121 1.creg 11 2.3 Bản chất tư tưởng — văn hóa — xã hội 5: 2222 222232 E2 Esrsrei 14 2.4 Thực tiễn chứng minh bản chất ưu việt của xã hội XHCN mà Việt Nam xây

II Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 55 19

1 2

Hoàn cảnh lịch Sử .-.- 0 1201112 Hn* TH n1 TH TT TT TK TH ket 19

Các đặc điểm của Nhà nước pháp quyền XHƠN Việt Nam 20 2.1 Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dan, do nhân dân, vì nhân dân - LQQQ HH TT TH TT TT TH TK TT TK TT cv kh 20 2.2 Nhà nước pháp quyên XHCN ở Việt Nam tô chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp 5 5c 22s St ssxssrersee 23 2.3 Nhà nước pháp quyền XHCN quán lý xã hội bằng pháp luật, báo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sóng xã hội - 55252 222cc 26 2.4 Nhà nước pháp quyền tôn trọng và bảo vệ quyền con người, coi con người

là chủ thẻ, là trung tâm của sự phát triển - - S2 22 2E rnerreg 26 2.5 Quyên lực nhà nước là thống nhát, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế phối

hợp nhịp nhàng và kiêm soát giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp

và hoạt động theo nguyên tác tập trung dân dân chủ -5-55552 5s: 28

2.6 Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải do Đảng cộng sản Việt Nam

Trang 3

III Liên hệ thực tiễn xây dựng nền dan cha XHCN ở Việt Nam và xây dựng Nhà

nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay 25252 222cc szcsxe 31 1 Khái quát sự phát triển nền dân chủ XHCN ở Việt Nam 31

1.1 Khái quát 2-22 222222221121211221112212122122 2222 2Eee 31

1.2 TAUC the occ cecccececccceccessceseecerseerecereverecereecrecerecereveneversecirevereserevenrentreees 32 2 Lién hé thwe tién viéc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền

`0 01/0 36

2.1 Khái quát thực tiễn việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHƠN ở Việt Nam

2.3 Hạn ché trong việc xây dựng nén dan chu XHCN ở Việt Nam và xây dựng

Nhà nước pháp quyền XHƠN ở Việt Nam - 2222 22222 2s 51 2.4 Liên hệ trách nhiệm cá nhân CC Q QC T1 SH HH n TY nh ky 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22222222222211212221111222131122222 x56 53

Danh mục từ viết tắt: STT _ | Từ, cụm từ được viết tắt Từ, cụm từ viết đầy đủ

Trang 4

I Bản chất của nền dân chủ XHƠN ở Việt Nam 1 Khái quát

1.1 Khái niệm nền dan cha XHCN

Dân chủ XHCN là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyên lực thuộc vẻ nhân dan, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng: được thực hiện bằng

nhà nước pháp quyền XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trong nèn dân chủ XHCN ở Việt Nam gắn liền với ký luật, kỷ cương, quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định Nhà nước được tô chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội băng pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ Cốt lõi của dân chủ XHCN là khắng định quyên lực của nhân dân, là giải quyết môi quan hệ giữa quyên và lợi ích, quyên và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm

1.2 Những ưu điểm và khuyết điểm của một nhà nước mang bản chất của một nen dan cha XHCN

Nền dân chủ XHCN không chi la ban chat cua một số nhà nước trên thế giới ma còn là xu thé tất yêu cho sự phát triển của các quốc gia trong thời đại hiện nay trong đó có Việt Nam Nền dan chu XHCN mang những bản chat rat đặc trưng: đồng thời, môi quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHƠN cũng rất đặc biệt Dân chủ XHCN là cơ sở, nèn táng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước XHCN Nhà nước XHCN

ra đời trên cơ sở nền dân chu XHCN va đã trở thành công cụ quan trọng cho việc thực

thi quyền làm chủ của người dân Tại Việt Nam việc xây dựng và hoàn thiện đất nước dựa trên nền dân chủ XHCN đồng thời mang lại nhiều lợi ích to lớn, góp phần thúc đây sự phát triên toàn diện của

đất nước trên nhiều lĩnh vực tuy nhiên cũng còn tồn tại nhiều khuyết điểm cần khắc

phục

1.2.1 Vé wu diém

Từ việc lầy hệ tư tưởng Mac - Lênin, kế thừa tư tưởng dân chủ trong lịch sử và trực tiếp là tư tưởng dân chủ của Hà Chí Minh, từ khi ra đời cho đến nay, nhát là trong thời

kỳ đối mới, Đảng luôn xác định xây dựng nẻn dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là

động lực đề phát triên xã hội và là cơ sở, nên táng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước XHCN Dân chủ gắn liền với kỷ cương và phải thê chế hóa băng pháp luật,

Trang 5

được pháp luật bảo đảm,

Việt Nam chọn theo hình thức nhà nước pháp quyền XHCƠN vì nó phản anh tinh

thần cơ bản của một nhà nước pháp quyền, nhưng cũng phản ánh bản chất giai cấp công

nhân và phục vụ lợi ích của nhân dân Điều này giúp tôn trọng quyền con người, thực

hiện dân chủ rộng rãi và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho mọi thành viên trong xã hội

Việt Nam chọn nèn dân chủ XHCN vì nó kết hợp giữa nguyên tác dân chủ và lợi

ích của công nhân và nhân dân Quyết định này có ưu điểm là tạo ra một môi trường hòa

bình, ôn định và công bằng, nơi mọi người có cơ hội tham gia vào quản lý nhà nước và

quyết định về các vấn đề xã hội, đồng thời đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và phát triển bèn vững cho toàn bộ xã hội Từ đó nâng cao được ý thức của người dân đối với đất nước; tạo điều kiện để nhân dân đóng góp, xây dựng và phát triển một nhà nước liêm chính, dân chủ, pháp quyên Việc chọn nèn dân chủ XHƠN còn giúp giữ gìn ôn định chính trị, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, là hạt nhân tạo nên đoàn kết toàn dân tộc Điều này góp phản giữ gìn ôn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho sự

phát triển kinh té - xã hội

Thực tiễn cho tháy, bản chát tốt đẹp và tính ưu việt của nền dân chủ XHƠN ở Việt Nam càng ngày càng thẻ hiện giá trị lấy dân làm góc rễ Mọi công dân đều có quyên tham gia quản lý xã hội băng nhiều cách khác nhau, tùy theo trách nhiệm và nghĩa vụ của mình Đây là chế độ bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống từ chính

trị, kinh tế cho đến văn hóa, xã hội, phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc XHƠN

1.2.2 Về nhược điễm Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thé giới vẫn là nguy cơ thường trực và khó khắc phục Toàn cầu hóa tạo ra những thách thức không nhỏ đối

với những nước đang xây dựng CNXH như Việt Nam, Cu-ba, Lào Vì toàn cầu hóa hiện

nay, về bản chát, là toàn cầu hóa do chủ nghĩa tư bản độc quyền chỉ phối, hơn nữa lại diễn ra trong bói cảnh CNXH hiện thực đang lâm vào thoái trào, nên tác động tiêu cực

của nó đến các nước phát triển theo con đường XHCN lại càng rõ rệt Ché độ dân chủ và pháp quyền được ủy quyên bởi nhân dân nhưng chưa được thực

hiện đúng đắn, rộng rãi trên phạm vi đúng nghĩa dân chủ Trong ché độ dân chủ và pháp quyên thì quyên lực nhà nước không phải là quyết định tự có của Nhà nước, mà quyền

Trang 6

lực đó được nhân dân uy quyén, giao quyén Quyên lực nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước, giao cho những con người cụ thẻ, mà ở con người cụ thê khi các dục vọng, thói quen nổi lên thì khả năng sai lầm trong việc thực thi quyền lực càng

lớn Không thê khắng định người được ủy quyền luôn làm đúng, làm đủ những gì mà

nhân dân ủy quyên Vì vậy, phải kiếm soát quyên lực nhà nước để hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền Muốn kiềm soát quyền lực nhà nước thì phải thực hành dân chủ rộng rãi Nhưng dân chủ chưa được thực hành rộng rãi nên vẫn còn sự lộng quyên, lạm quyền, vẫn còn tình trạng quan liêu, cửa quyèn, phiền hà đối với nhân dân, chưa khắc phục được bệnh tham ô, lãng phi,

Nhiều chủ trương vẻ thực hành dân chủ trong xã hội chưa được thê chế hóa Do đó

chủ trương thì đúng và hay, nhưng thực tế thực hành dân chủ trong xã hội chưa tốt,

quyên làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ, thậm chí quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ đề gây chia rẽ,

làm mất đoàn kết nội bộ, gây rồi, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội Nguy cơ từ tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biêu hiện “z diễn biến”, “2 chuyển hóa”, trong đó có tệ nạn quan liêu, tham những, lãng phí ở bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn chưa được ngăn chặn triệt để Đa số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tô chức chính trị - xã hội ở các cấp có

năng lực, phâm chất, uy tín Cán bộ cấp chiến lược có bản lĩnh chính trị, kiên định Chủ

nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH Tuy nhiên, thực tế cho thầy còn một só cán bộ có bản lĩnh chính trị chưa thật sự vững

vàng, có biêu hiện dao động vẻ lập trường, quan điểm, lười học tập, nâng cao nhận thức về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh Đáng chú ý là gần đây có một số

r A312 tứ cán bộ, đảng viên đã thực Sự “ diễn biến”, “ chuyền hóa”, đòi “đa nguyên”, “đa đảng”, “sám hồi ”, “chia tay ý thức hệ”, từ bò CNXH, Một số cán bộ uy tín thấp, có biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống, thiếu gương mẫu, thiếu tinh thàn trách nhiệm, nói

không đi đôi với làm, xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thậm

chí chưa vì lợi ích quốc gia - dân tộc và nhân dân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tap thé; đặc quyên, đặc lợi, quan liêu, xa dân; có quan hệ kinh tế với các doanh nghiép “sdn sau”, sa vao “loi ich nhém”

Những nhược điểm này tuy rằng sẽ mang đến rúi ro cho hệ thống nhà nước CNXH

nhưng không phải lúc nào nó cũng tồn tại và có thê được giải quyết thông qua cải cách

Trang 7

va phat trién liên tục của hệ thống

1.3 Những điểm giống và khác nhau về bản chất của nên dan cha XHCN va nền dân chủ tư sản

1.3.1 Sự giống nhau

Về bản chất chính trị: Đều là biểu hiện trực tiếp của dân chủ Cả hai đều thẻ hiện

quyên lực về mặt chính trị, thẻ hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công

dân Về bản chát kinh tế: Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế gắn với các hoạt động lao động,

sản xuất nhằm đảm bảo các lợi ích thuộc quyên dân chủ về kinh tế và thỏa mãn nhu cầu của con người Đồng thời, dân chủ trong lĩnh vực này còn tạo nên các mối quan hệ giữa

người Với người các quan hệ về hợp tác, tôn trọng và bình đắng giữa người với người, thu hẹp tỉnh trạng đói nghèo của nhân dân cũng như sự phân hóa giàu nghẻo của xã hội

Về bản chất tư tưởng — văn hóa - xã hội: Đều nhằm phan ánh một hiện tượng của

xã hội, nội dung mà bản chất này mang lại là khát vọng về sự tự do, bình đăng của nhân

dân

1.3.2 Sự khác nhau

Tiêu chí Bản chất của nền dân chủ

- Bản chất của giai cấp tư sản - giai cấp lãnh đạo xã hội - Thực hiện cơ chế đa nguyên chính trị (nhiều Đảng hay đa

- Bản chất của nhà nước pháp | - Bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN quyền tư sản

- Thực hiện chế độ công hữu vẻ | - Thực hiện chế độ tư hữu về tư Bản chất kinh | tư liệu sản xuất chủ yếu liệu sản xuất chủ yếu

quyên sở hữu đôi với tư liệu sản

Trang 8

- Thực hiện chê độ phân phôi lợi

ích theo kết quả lao động là chủ yếu

xuất, duy trì chê độ bóc lột NĐƯỜI

Bản chất tư

tưởng — văn hóa — xã

hội

- Nhân dân được làm chủ những giá trị văn hóa tính thần, được nâng cao trình độ văn hóa và có điều kiện phát triển cá nhân - Là sự kết hợp hải hòa vẻ lợi ích giữa cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội

- Lấy hệ tư tưởng của giai cấp tư sản làm chủ đạo, giữ vai trò chi phối trong mọi lĩnh vực của đời sống, ý thức xã hội

- Giai cấp tư sản văn hóa tôn giá như những công cụ,

phương tiện để chi phối, lãnh

đạo đời sông tính thân của xã

hội

Bang 1.3.2.1 Tom tat sw khac nhau về bản chát giữa nền dân chứ XHCN va ban

chát cửa nên dân chứ te san Xét về phương diện chính trị, dân chủ XHCN vừa có bản chát giai cấp công nhân vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc Trong khi đó, nền dân chủ tư sản lại có bản chát của giai cấp lãnh đạo xã hội, thống trị xã hội là giai cấp tư sản Nền dân chủ XHCN khác về chát so với nền dân chủ tư sản ở bản chất giai cáp, ở cơ chế nhất nguyên và đa nguyên, một Đảng hay nhiều Đảng, ở bản chất nhà nước pháp quyền XHCN và nhà nước pháp quyền tư sản

Thứ nhất, trên phương diện chính trị, cả dân chủ tư sản và dân chủ XHCN đều đề cao nguyên lý “gz„yên lực nhà nước thuộc về nhân dân” Tuy nhiên, bản chất giai cấp

cua hai ché dé dân chủ này lại khác nhau Trong quan điểm của C Mác và Ph Ăngghen,

dân chủ tư sản và dân chủ XHCN được xem xét với tư cách là hình thức tổ chức nhà nước, một ché độ xã hội trong đó quyên lực thuộc về nhân dân Nói cách khác, dù là dân chủ tư sản hay dân chủ XHƠN thì đó đều là phương thức quản lý, điều hành xã hội được xây dựng thành các thiết ché, quy ché, chế độ được bảo đảm về mặt pháp lý và được biểu hiện thành trật tự của tô chức bộ máy nhà nước, thông qua tỏ chức và quản lý để thực hiện quyền lực đối với xã hội Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm “hán đán ” trong ché độ dân chủ tư sản và dân chủ XHCN hoàn toàn không giống nhau và về thực chát, nhà nước tư sản vẫn là nhà nước của thiêu số giai cấp bóc lột Nhân dân là chủ thẻ quyền lực chỉ được biêu hiện qua hình thức phô thông đầu phiếu, qua Quốc hội lập hiến hoặc

Trang 9

nghị viện Sự ghi nhận quyén lực thuộc về nhan dan trong ché độ dân chủ tư sản chỉ

đánh dầu sự chuyền quyên lực từ tay một người sang tay một số người đông hơn trong xã hội - là giai cấp tư sản, chứ không phải toàn thê nhân dân lao động Đó chính là sự khác nhau căn bản giữa chế độ dân chủ tư sản và dân chu XHCN

Thứ hai, cả dân chủ tư sản và dân chủ XHƠN đều phải thực hành dân chủ thông qua

hình thức nhà nước pháp quyên Tuy nhiên, sự khác nhau căn bản giữa chế độ dân chủ tư sản và dân chủ XHCN về phương diện này lại nằm ở chễ: dân chủ tư sản thực hành

dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp quyền tư sản, trong khi do, dan chu XHCN thực hành dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp quyền XHƠN Mặc dù nhà nước

pháp quyền XHCN và nhà nước pháp quyền tư sản đều phải thừa nhận phương thức tô chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước do pháp luật quy định Nhưng bản chất và nội dung pháp luật về tô chức, xây dựng và vận hành bộ máy của hai nhà nước đó có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản Đó là sự khác nhau trong các quy phạm của Hiến pháp

và pháp luật về tổ chức, cơ cầu nhân sự và việc xây dựng, vận hành của bộ máy quyên lực như: Quốc hội và nghị viện; Tông thống, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Tòa

án, Hiến pháp, Pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHƠN thừa nhận tát cả quyền lực nhà nước thuộc vẻ nhân dân, do nhân dan bau ra các cơ quan quyên lực (Quốc hội, Chính phủ ) và chỉ có nhân dân trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình là chủ thể duy nhất có quyền tuyên bố chám dứt hoạt động của Quốc hội, Chính phủ hoặc tô chức ra Quóc hội và Chính phủ nhiệm kỳ mới (như Việt Nam, Trung Quốc) Trong khi đó, Hiến pháp và pháp luật tư sản lại thừa nhận quyền lực của cá nhân Tông thống hoặc cá nhân Thủ tướng có quyền giải tán nghị viện (Quốc hội) hoặc giải tán Chính phủ (điền hình là Mỹ)

Mặt khác, trong nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước và công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật XHCN thẻ hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thế nhân dân Trong nhà nước pháp quyền tư sản, nhà nước và công dân cũng phải

thừa nhận tính tối cao của pháp luật, nhưng pháp luật tư sản không phải là pháp luật của

toàn dân, không thẻ hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của toàn dân mà chỉ phản ánh ý chí,

nguyện vọng của một bộ phận nhân dân, đó là những người giàu, là giai cấp tư sản Nói

cách khác, luật pháp của nhà nước pháp quyền tư sản chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp tư san va gạt ra ngoài lề quyền lợi của người lao động - những người bị áp bức bóc lột

Đây là nội dung khác biệt cơ bản nhất giữa nhà nước pháp quyền XHCN và nhà nước

pháp quyên tư sản

Trang 10

Xét vẻ phương diện kinh tế, chế độ dân chủ tư sản và ché độ dân chủ XHCN đều bị quy định bởi trình độ phát triển của kinh tế Theo đó, chế độ dân chủ tư sản lấy sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa làm cơ sở cho sự tồn tại

của mình Trong khi đó, chế độ dân chủ XHCN lại lấy sự nảy sinh, tồn tại và phát triển

của sở hữu công cộng vẻ tư liệu sản xuất làm cơ sở cho sự tỏn tại của mình Chính vì

vậy sau khi ra đời, chế độ dân chủ tư sản phải được xây dựng sao cho bảo đảm sự tồn tại, phát triển của ché độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và sự thống trị của giai cấp tư sản Ngược lại, chế độ dân chủ XHCN phải được xây dựng sao cho người lao động thực sự

là người chủ xã hội, phát huy quyên làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước, quản

lý xã hội

Bên cạnh đó, cả dân chủ tư sản và dân chủ XHCN dêu dựa trên nèn kinh tế thị

trường Tuy nhiên, dân chủ tư sản dựa trên nèn táng kinh tế thi trường tư bản chủ nghĩa,

còn dân chủ XHCN dựa trên nền kinh tế thị trường XHCN

Về chế độ sở hữu, cơ chế thị trường trong nèn kinh tế tư bản chủ nghĩa luôn hoạt động trên nèn táng của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuắt, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chỉ phối sự phát triển của toàn bộ nàn kinh tế Còn cơ chế

thi trường trong nèn kinh tế thị trường XHƠN lại hoạt động trong môi trường của sự đa dạng các quan hệ sở hữu Trong đó chế độ công hữu giữ vai trò nền táng cua nén kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước Tính định hướng XHCƠN đòi hỏi trong khi phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phan phải củng có và phát triển kinh tế nhà nước và kinh té tập thẻ trở thành nẻn táng của nèn kinh tế có khả năng điều tiết Kinh tế nhà nước phải được củng có và phát triên ở các vị trí then chốt của nèn kinh tế, ở lĩnh vực an ninh quốc phòng mà các thành phản kinh tế khác không có điều kiện thực hiện Mặt khác, trong nèn kinh té thị trường tư bản chủ nghĩa, sự quản lý của nhà nước luôn mang tính chát tư sản và trong khuôn khô của chế độ tư sản với mục đích nhằm bao dam môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản,

cho sự bèn vững của ché độ bóc lột tư bản chủ nghĩa Còn trong nên kinh tế thị trường XHƠN, thì sự can thiệp của nhà nước XHCN vào nẻn kinh té lại nhằm bảo vệ quyền lợi

chính đáng của toàn thê nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bằng, dân chủ, văn minh Xét về phương diện xã hội, dân chủ tư sản và dân chủ XHƠN đều được thẻ hiện với

tính cách là phương thức tô chức, quản lý và hoạt động của tô chức và xã hội Tuy nhiên,

cách thức thực hiện, tô chức, quản lý và hoạt động của tô chức và xã hội lại có sự khác

Trang 11

nhau mang tính bán chất Trong nén dan chu tu san, dan chu khéng phải là mục tiêu mà

giai cấp tư sản theo đuôi với ý nghĩa là đem lại tự do, bình đắng, công băng, quyền làm

chủ thật sự cho nhân dân lao động, mà chủ yếu là một phương thức, phương tiện đề duy

tri, quan lý xã hội tư sản, bảo vệ quyên lợi, quyền lực thống trị của giai cấp tư sản Trong

khi đó, nền dân chủ XHCN coi dân chủ là thuộc tính bản chát của CNXH Bởi lẽ, giải

phóng giai cấp, giải phóng con người, giải phóng xã hội, đem lại tự do, bình đăng thật sự, tạo mọi điều kiện để con người phát triển toàn diện, trở thành người làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ chính bản thân mình, là mục đích tự thân của CNXH

Như vậy, cả hai bản chất của nền dân chủ XHƠN và nèn dân chủ tư sản sẽ có những mặt lợi và hại riêng Cả hai đều có những định hướng cụ thẻ, những mục tiêu phát triên xã hội nhát định Tuy nhiên, để mang đến cho con người những giá trị tốt dep, đem lại sự tự do, bình đắng, công bang cho toàn thẻ nhân dân cũng như đáp ứng những mong muốn, nhu cầu trong cuộc sóng của Nhân dân thì bản chất của nèn dân chủ XHCN lam tốt hơn so với bản chất của nén dan chủ tư sản

2 Bàn luận về bản chất của nền dân chủ XHƠN ở Việt Nam

Lịch sử tô chức, lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy, một

trong những vấn đề có tính nguyên tắc mà Đảng luôn đặt lên hàng đầu và nhất quán thực hiện trong mọi thời kỳ cách mạng là xây dựng nén dân chủ XHCN, phát huy quyên làm

chủ của Nhân dân, phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn Việt Nam Với tư cách là đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiền hóa của dân chủ, dân chủ xã hội có ba ban chat co bản gồm ban chat chinh tri, ban chat kinh tế và bản chất tư tưởng — văn hóa — xã hội

Cũng như bản chất của nền dân chủ XHCN nói chung, ở Việt Nam ban chat dan

chủ XHCN dựa vào Nhà nước XHCN và sự ủng hộ, giúp đỡ của Nhân dân, là nền dân chủ mà con người là thành viên trong xã hội với tư cách là công dân, là người làm chủ

Ban chát dân chủ XHCN là quyền làm chủ của Nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về

Nhân dân, dân là góc, là chủ, dân làm chủ Nội dung này đã được Chủ tịch Hỗ Chí Minh

Trang 12

Công cuốc đổi mới, xây dựng là trách nhiém cua dan Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc ca dân

Chính quyền tờ xã đến Chính phú trung wong do dan cte ra Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên

Nói tóm lại, quyền hành và lực /ượng đều ở nơi dân ” Theo đó, Đảng và Nhà nước kế thừa tư tưởng dân chủ trong lịch sử và trực tiếp là tư tưởng dân chủ của Hỗ Chí Minh, từ khi ra đời cho đến nay, nhát là trong thời kỳ đổi mới Nền dân chu XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực đề phát triển xã hội và là bản chat cua ché độ XHCN mà Đảng và Nhà nước hướng tới Dân chủ nhưng phải đi liền với kỷ cương và phải được thê chế băng pháp luật, được pháp luật bảo đảm

Bán chất dân chủ XHƠN ở Việt Nam được thực hiện thông qua hai hình thức chủ

yếu là hình thức dân chủ trực tiếp và hình thức dân chủ gián tiếp, và thê hiện rõ nét thông qua ba bản chất cụ thê như sau:

2.1 Bản chất chính trị

Ban chất chính trị của nền dân chủ XHCN chính là nền dân chủ XHCN được đặt

dưới sự lãnh đạo duy nhất của một Đảng nhằm thực hiện quyền lực, lợi ích của toàn thẻ nhân dân Quyền lực này được thế hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích cao hơn của nhân dân

Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chỉ rõ bản chát chính trị của nền dân chu XHCN do la

sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua Đảng đối với toàn xã hội, nhưng không phải chỉ thực hiện quyền lực và lợi ích của riêng giai cấp công nhân mà thực hiện

quyền lực và đảm bảo lợi ích cho toàn thẻ nhân dan Nén dân chủ XHCN do Đảng Cộng Sản lãnh đạo là yếu tố quan trọng để đảm bao cho việc quyền lực sẽ thực sự thuộc vẻ nhân dân, bởi vì Đảng Cộng sản là đại diện cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp lao động và toàn dân tộc Vi thé, dan chu XHCN sé mang tinh nhất nguyên vẻ

chính trị toàn xã hội về mọi mặt mà tính chất này được V.I Lênin gọi đó là sự thống trị chính trị Đó là sự thừa nhận chủ thẻ quyền lực nhà nước là nhân dân, nhân dân là chủ

thể xây dựng nhà nước, chủ thể giữ vai trò quyết định cho sự tồn tại của nhà nước Theo đó, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng: “7zøng chế độ dân chủ XHCN thì bao nhiêu quyền lực đều là c¿a dân, bao nhiêu s/c mạn? đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ich déu la vì dân

Chế đô dân chz XHCN do đó về thực chát là c¿a nhân dân, do nhân dân và vì nhân

9

Trang 13

đân ” Trong nèn dân chủ XHCN, nhan dan lao động là người làm chủ trong những quan hệ chính trị xã hội Những người nhân dân có những quyên tham gia rộng rãi vào công

việc quản lý nhà nước Họ có quyền giới thiệu các đại biêu tham gia vào bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương: tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật xây dựng bộ máy và cán bộ, nhân viên nhà nước Trong cuộc Tổng tuyên cử

đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946) theo Hà Chí Minh là một dịp cho toàn thẻ quốc dân tự do lựa chọn người có tài, có đức để gánh vác, “»ế là những người

muốn lo việc nước iì đều có quyền ra ứng cứ, hể ?à công đân thì đều có quyển đi bầu cứ” V.I Lênin cũng nhắn mạnh rang: “Ddn chi: XHCN là chế độ dân chứ của đại đa SỐ dân cư, của những người lao động bị bóc lót, là chế độ mà nhân dân ngày càng tham

gia nhiều vào công việc øhà øước” Từ đó, V.I Lênin cũng khái quát về bản chất và mục tiêu của dân chủ XHCN dó là “Cøé độ dân chi vô san với bát cứ chế độ dân chứ ne sản nào, cũng dân chủ hơn gáp triệu lần” Như vậy, suy cho cùng dân chủ XHCN vừa có bán chát của giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc

sau Sac Cũng như bản chất cua nén dân chủ XHCN nói chung, ban chat của nén dan chủ XHCN ma Việt Nam hướng đến là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,

văn minh; do Nhân dân làm chủ; có Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Việt Nam ta lây Hiến pháp là luật gốc, là cơ sở xây dựng hệ thống pháp luật và tat cả mọi người sống trên lãnh thô Việt Nam sống và làm việc tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật Tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 của Hiến pháp 2013 công nhận quyên làm chủ

của nhân dân: “7 N”à mước Cộng hòa XHCN Viét Nam là nhà mước pháp quyền XHCN

cua Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”; “2 Nước Cóng hòa XHCN Việt Nam do

Nhân dân làm chứ; tất cá quyền lực nhà mước thuộc về Nhân dân mà nền táng là liên

minh giữa giai cáp công nhân với giai cáp nông đân và đội ngã trí thức” và tại Điều 3 của Hiến pháp 2013 cũng quy định rõ : “Nhà nước báo đảm và phát huy quyền làm chi cia Nhan dân; công nhạn, tôn trọng, bdo vé va bdo dam quyén con ngwoi, quyén công dân; thực hiện mực tiéu dan giàu, rmzóc mạnh, dân chớ, công bằng, văn nh, mọi người

có cuộc sống đm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện ” Như vậy,

ngay từ những điều đầu tiên của Hiến pháp đã thê hiện rõ bản chất chính trị của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam do la dé cập đến việc Việt Nam là nước XHCN, mọi quyền lực

thuộc về nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân

10

Trang 14

Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam lă Đảng cầm quyền vă lă chính Dang duy nhất được phĩp hoạt động tại Việt Nam theo Hiến phâp Mục đích hướng tới của Đảng

Cộng sản Việt Nam lă phât triển chĩ độ dđn chủ nhđn dđn, tiến lín chĩ độ XHƠN ở Việt

Nam, đề thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhđn, nhđn dđn lao động vă tất cả câc dđn tộc đa só, thiíu số ở Việt Nam

Ngoăi ra, bản chât chính trị của nền dđn chu XHCN ở Việt Nam được thực hiện

thông qua hai hình thức chủ yĩu lă hình thức dđn chủ trực tiếp vă hình thức dđn chủ giân tiếp Dđn chủ trực tiếp lă hình thức nhđn dđn bằng hănh động trực tiếp của mình thực hiện quyền lăm chủ nhă nước vă xê hội Dđn chủ trực tiếp được thẻ hiện qua câc quyín của nhđn dđn đó lă việc “72ẩ 2¡ết, dđn băn, dđn lăm, dđn kiểm tra, dđn thự ưởng ” Hình thức biíu hiện cụ thẻ của dđn chủ trực tiếp chủ yếu thông qua câc hình thức như nhđn dđn tham gia thănh lập bộ mây nhă nước thông qua bau cu va ứng cử; biểu quyết

khi nhă nước trưng cầu ý dđn; tham gia quản lý nhă nước; bêi miễn đại biểu Quốc hội,

đại biíu Hội đồng nhđn dđn; giâm sât hoạt động của nhă nước, cơ quan nhă nước, cân bộ, công chức nhă nước Dđn chủ giân tiếp lă hình thức dđn chủ đại diện, được thực hiện do Nhđn dđn “Zy quyểz”, giao quyín lực của mình cho tô chức mă Nhđn dđn trực tiếp bău ra Hình thức dđn chủ giân tiếp ở Việt Nam hiện nay được thẻ hiện thông qua việc người dđn bỏ phiếu bau ra những người đại diện cho mình ở Quốc hội, hội đồng nhđn dđn hoặc thông qua câc cơ quan khâc của nhă nước

Trong băi viết “A⁄ót số vấn đề lý luận vă thực tiền về CNXH vă con đường di lín CNXH ở Việ: Nam” thì Tông Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định bản chat

XHƠN ở Việt Nam xđy dựng dựa trín học thuyết Mâc - Línin, tư tưởng Hỗ Chí Minh, thực sự vì lợi ích của Nhđn dđn lao động Tông Bí Thư một lần nữa khăng định lại nội dung được thí hiện trong Văn kiện Đại hội XI (năm 2011) như một lời khẳng định về lý do lựa chọn con đường đi lín CNXH ở Việt Nam: “2; /¿; CNXH lă khât vọng cửa

nhđn dđn ta, lă sự lựa chọz đúng đắn của Đâng Cộng sân Việt Nam vă Chz tịch Hồ Chí

Minh, phù hợp với xu thế phât triển cứa lịch sz” Như vậy, qua phđn tích về bản chất

chính trị của nền dđn chủ XHƠN, có thẻ thấy đất nước Việt Nam ta vẫn đang kiín định với con đường đi lín CNXH cùng toăn Đảng, toăn dđn xđy dựng xê hội phât triển hùng

Trang 15

một phần lớn các phương tiện sản xuất và tài nguyên quan trọng được sở hữu hoặc kiểm soát bởi cộng đồng hoặc nhà nước Điều nay nhằm mục đích đảm bảo rằng lợi ích của toàn bộ xã hội được cân nhắc và không bị lợi dụng cho lợi ích cá nhân hay nhóm nhỏ Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình ôn định chính trị, phát triỀn sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mác - Lênin và quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước xã hội chủ nghĩa Chắng hạn như, về thị trường hoạch định, mặc dù có sự can thiệp của Chính phủ trong việc điều chỉnh thị trường, để đảm bảo rằng nó hoạt động một cách công bằng và có ích cho cả xã hội Tuy nhiên, thị trường vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định giá cả và phân phối hàng hóa và dịch vụ Trước hết đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân vẻ các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối, phải coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đây kinh tế - xã hội phát triển

Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác về bản chất kinh tế của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nó không hình thành từ “#z vó” theo mong muốn của bắt kỳ ai Kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng là Sự kế thừa và phat triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lich sử, đồng thời lọc bỏ những nhân tổ lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công đối với đa số nhân

dân Khác với nên dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là

thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu Bản chất kinh tế của nền dân chủ tư sản mang tính tư hữu về tư liệu sản xuất, nền kinh tế ít chịu sự kiểm soát của nhà nước Chính vì vậy, các nước tư bản chủ nghĩa thường xuất hiện khủng hoảng kinh tế và các cuộc khủng hoảng mang tính chu kỳ

Ngày 16 tháng 5 năm 2021, Tống Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết “Mộ số vấn dé lý luận và thực tién ve CNXH va con đường đi lên CNXH ở Việt Nam `, theo đó, các nội dung thẻ hiện trong bài viết có tầm khái quát cao về lý luận, thực tiễn và những định hướng đặt ra cần bô sung, phát triển tiếp tục làm rõ lý luận về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam Bản chất kinh tế của CNXH ở Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng XHCN Đó là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường; một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chỉ phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH, thê hiện trên cả ba mặt: Sở hữu, tô chức quản lý và phân phối Đây không phải là nền

12

Trang 16

kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường XHCN đầy đủ, Tổng Bí thư cho rằng đó là “sự sáng tao cua Dang ta”, VÌ kinh tế thị trường lả giá trị chung của nhân loại, chứ không phải là giá trị riêng của giai cấp tư sản và CNXH kế thừa giá trị nhân loại để phát triển hơn là hợp quy luật khách quan

Vấn đề định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã được làm rõ dần qua các ky đại hội Đảng, đặc biệt là qua Đại hội IX Đây là một điểm đột phá lý luận, một mô hình thực tiễn đang trong quá trình thử nghiệm, là sự phủ định con đường xây dựng CNXH tập trung, quan liêu, bao cấp Bàn về bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam chính là bàn về bản chất của những thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam Những thành phần kinh tế đó tạo thành cơ sở kinh tế của định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Ở đây, có một câu hỏi đặt ra: “Phđi chăng định hướng chính trị quy định bản chất của nên kinh tế thị trường định hướng XHCN?” Vẫn đề mỗi quan hệ giữa kinh tế và chính trị của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH là vấn đề không đơn giản chút nào Chắc chắn rằng, trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, chính trị phải đóng vai trò hàng đầu và chỉ phối toàn bộ sự phát triển của đất nước, kế cả sự phát triển kinh tế Con đường chính trị XHCN là một tất yêu khách quan của cách mạng Việt Nam trong thời đại cả loài người vẫn tiếp tục vượt qua chủ nghĩa tư bản, đi lên CNXH theo cách này hay cách khác, cho dù trước mắt còn gặp vô vàn khó khăn Tuy nhiên, định hướng XHCN cua nén kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ ở nước ta không phải chỉ do định hướng chính trị chi phối, mà còn được chí phối bởi cơ sở kinh tế bên trong, được bảo đảm bởi một kết cầu kinh tế mà trong quả trình vận động, tự nó có xu hướng XHCN, va do đó, nó làm cho các nhân tố XHCN ngày càng lớn mạnh lên

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCƠN ở nước ta không chỉ khác kiểu với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thế giới mà còn khác về trình độ phát triển; nền kinh tế thị trường nước ta còn sơ khai, giản đơn, trong khi nền kinh tế thị trường thế giới đã ở trình độ phát triển cao, hiện đại Chúng ta cần nhanh chóng hội nhập nền kinh tế thị trường nước ta vào nên kinh tế thị trường thế giới, bởi vì càng hội nhập nhanh chóng bao nhiêu thì chúng ta càng sớm có CNXH bay nhiêu Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh tế thị trường cũng có quy luật phát triển rút ngắn, đi tắt, đón đầu

Từ nền kinh tế thị trường Việt Nam tiến tới hội nhập với nền kinh tế thị trường thế giới, xét từ góc độ kinh tế hàng hóa là từ kinh tế hàng hóa giản đơn của những người sản xuất nhỏ tiên tới hội nhập với nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa hiện đại, phát

13

Trang 17

trién O đây, chúng ta gặp lại vấn đề từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, nhưng theo tư duy mới, theo con đường kinh tế thị trường Chúng ta sẽ đi từ nền kinh tế hàng hóa nhỏ lên nên kinh tế hàng hóa lớn mang bản chất XHCN, nhưng tiếp thu, học tập và sử dụng tối đa các thành tựu của nền kinh tế hàng hóa lớn tư bản chủ nghĩa

2.3 Bản chất tư tưởng — văn hóa — xã hội

Nền dân chủ XHCN lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin - Hệ tư tưởng của giai cấp công

nhân giữ vị trí chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới; kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống dân tộc; tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại Trong đó, nhân dân làm chủ giá trị văn hoá, nâng cao trình độ văn hoá, có điều kiện để phát triển cá nhân Với tất cả những đặc trưng đó, dân chủ XHƠN là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản Nền dân chủ mà ở đó, mọi quyên lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ Dân chủ và pháp luật thống nhất biện chứng với nhau; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản

Bản chất của xã hội XHCN mà Việt Nam xây dựng là xã hội phát triển hài hòa, tiến bộ, công bằng vi con người Trong bai viết “Một số vấn đề lý luận và thực tién ve CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”, Tống Bí thư đã khăng định ở những nước tư bản thường điển ra: Những tình huỗng “phá ?riển xấu”, những nghịch lý “phản phát

triển ”, từ địa hạt kinh tế - tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nỗ các xung

đột xã hội Còn ở nước ta thường xuyên đây mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và các dịch vụ công ích khác, nâng cao hơn nữa đời sống văn hóa cho Nhân dân Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với quyết tâm ngăn chặn và đây lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lỗi sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, thực hiện tốt hơn nữa các nguyên tắc tô chức xây dựng Đảng, nhằm làm cho tô chức đảng và bộ máy nhà nước ngày cảng trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Bản chất về tư tưởng vả xã hội là sự kết hợp hải hòa trong lợi ích giữa các cá nhân, tập thể với lợi ích của toàn xã hội Đồng thời, nền dân chủ XHCN cũng lấy nền tảng là hệ tư tưởng Mác - Lênin và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm chủ đạo và chỉ phối các hình thái ý thức xã hội khác Đề thực hiện được theo nền dân chủ này, điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản

14

Trang 18

Bên cạnh đó, nền dân chủ XHƠN kế thừa, phát huy những tính hoa văn hóa truyền

thống của đân tộc Nhân dân chính là người làm chủ những giá trị văn hóa tỉnh thần, có quyền được nâng cao trình độ văn hóa và phát triển theo định hướng cá nhân Một mặt lay hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm chủ đạo, nhưng đồng thời kế thừa, tiếp thu, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại Nâng cao trinh độ dân trí la yếu td quan trọng, điều kiện để họ phát triển kinh tế từ đó tạo thu nhập, nâng cao mức sông dẫn đến xóa bỏ những phong tục lạc hậu, tạo môi trường để phát triển về cả đức - trí - thê - mỹ Nhìn chung, dân chủ là thành tựu văn hóa, quá trình sáng tạo và khát vọng về tự do sáng tạo và phát triên của con người

Về bản chất tư tưởng - xã hội của XHCN mà Việt Nam xây dựng là xã hội phát triển hài hòa, tiễn bộ, công băng vì con người Việt Nam thường xuyên đây mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và các dịch vụ công ích khác, nâng cao hơn nữa chất lượng đời sống văn hóa cho nhân dân Tất cả mọi người đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với quyết tâm ngăn chan va day lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sông của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quan lý các cấp, thực hiện tốt hơn nữa các nguyên tắc tô chức xây dựng Đảng, nhằm làm cho tổ chức Đảng và bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

Trong xã hội con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới Phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vẫn đề sống còn, là tiêu chi dé phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiền bộ, văn minh Xã hội XHCN là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hắn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm; do đó, cần và có điều kiện đề xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập, đối kháng xã hội Chúng ta luôn luôn chăm lo thúc đây sự bình đăng và đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo Xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tô có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam

15

Trang 19

2.4 Thực tiễn chứng minh bản chất ưu việt của xã hội XHCN mà Việt Nam

xây dựng Trên đây là ba bản chất cơ bản của nền dân chủ XHCN và cách Việt Nam vận dụng

những bản chất đó trong công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH Trong bài viết Tông Bí thư đã đưa ra dẫn chứng thực tế, với kết quả “Công cuộc đổi mới, trong đó có việc phat triển nên kinh tế thị trường định hướng XHCN đã thực sự đem lại những thay đôi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước trong 35 năm qua” trên tất cả các lĩnh vực của đời sông xã hội Trong đó đáng chú ý:

Về kinh tế, tước Đôi mới (năm 1986), Việt Nam vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nè, đề lại những hậu quả hết sức to lớn cả về người, về của và môi trường sinh thái Sau chiến tranh, Mỹ và các nước phương Tây đã áp đặt cắm vận kinh tế với Việt Nam trong gần 20 năm Nhờ thực hiện đường lối đôi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008 Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khâu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thể giới Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỷ trọng công nghiệp va dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khâu đạt trên 280 tỷ USD Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỷ USD vào năm 2020 Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỷ USD vào cuối năm 2020

Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương điện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20%% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoải

Về xã hội, hiện dân số của Việt Nam là hơn 97 triệu TBƯỜI, gồm 54 dân tộc anh em, trong đó hơn 60% số dân sống ở nông thôn Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kê đời sống của Nhân dân Tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm

16

Trang 20

2020 theo chuan nghéo da chiều (tiêu chí cao hơn trước) Đến nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiêu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại Trong khi chưa có điều kiện đề bảo đảm giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất cả các cấp, Việt Nam tập trung hoàn thành xóa mù chữ, phô cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phô cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đăng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua Hiện nay, Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết Trong khi chưa thực hiện được việc bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho toàn dân, Việt Nam tập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn Nhiều dịch bệnh vốn phô biến trước đây đã được khống chế thành công Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuôi và người cao tuôi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần Tuôi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuôi năm 1990 lên 73,7 tuôi năm 2020 Cũng nhờ kinh tế có bước phát triển nên chúng ta đã có điều kiện để chăm sóc tốt hơn những người có công, phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo cho phần mộ của các liệt sĩ đã hy sinh cho Tô quốc Đời sống văn hóa cũng được cải thiện đáng kẻ; sinh hoạt văn hóa phát triển phong phú, đa dạng

Hiện Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng Internet, là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước di đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên

niên kỷ Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704,

thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển

Những kết quả, thành tích đặc biệt đạt được của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-I9 và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ đầu năm 2020 được Nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN ở nước ta Như vậy, có thể nói, việc thực hiện đường lối đôi mới đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam: kinh tế phat triển, lực lượng sản xuất được tăng cường: nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn dé xã hội được giải quyết: chính tri, xã hội ôn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng: thế và lực của quốc gia được tăng cường: niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cô

17

Trang 21

3 Kết luận Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng CNXH là kiến tạo một kiêu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, đễ dàng Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội Đảng ta đang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi

Thành tựu xây dựng CNXH, thể hiện tập trung ở giải trình bản chất chế độ XHCN ở Việt Nam của Tổng Bí thư trong bài viết Đó là cơ sở phản bác một cách thuyết phục, đanh thép các luận điệu sai trái, thù địch; củng cô niềm tin của Nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mục tiêu độc lập dân tộc gan voi CNXH; kiên định với công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ năng lực, uy tín đề tiếp tục lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Thành tựu mà đất nước đạt được trong 35 năm đổi mới đã chứng minh đường lối lãnh đạo của Đảng ta là đúng đắn, không có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Dân chủ XHCN ở Việt Nam được coi là có bản chất tích cực và tốt đẹp, vì nó tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quản lý xã hội và phát triển đất nước Có thê thấy, dân chủ là mục tiêu của chế độ XHCN: “2ø giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn mình”; Dân chủ cũng là bản chất của XHCN:_ “đo nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân đân”; Dân chủ là động lực của chế độ XHCN: “phat huy sức mạnh của nhân dân, của toàn dân tộc”; đồng thời, dân chủ gắn với pháp luật: “phái đi đôi với kỷ luật,

ký cương” Yêu tỗ cốt lõi của đân chủ XHCN ở Việt Nam chính là đảm bảo quyền lực

và quyền quyết định thuộc về nhân dân Ngoài ra, dân chủ XHCN ở Việt Nam giúp thúc đây việc nhân dân tham gia vào quản lý xã hội, đặc biệt là thông qua các cơ chế dân chủ từ cơ sở đến trung ương, giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững của đất nước, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa và xã hội

Đối mặt với những thử thách và khó khăn như kém phát triển kinh tế, hậu quả chiến tranh và những tiêu cực trong đời sóng xã hội hay những nguy cơ từ các thé lực thù địch như âm mưu “điên biển hòa bình”, sử dụng các chiêu bai nhu “dan chi”, “nhdn quyén”

đề gây rối và phá hoại ché độ dân chủ XHCN ở Việt Nam thì nền dân chủ XHCN ở Việt

18

Trang 22

Nam càng phải cần xây dựng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thẻ ché kinh té thi trường định hướng XHCN tạo ra cơ sở kinh tế vững chắc cho xây dựng XHCN; Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh, tạo điều kiện tiên quyết để xây dựng nèn dân chủ XHCN; Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCƠN vững mạnh, tạo tiền đề cho

thực thi dân chủ XHCN; Nâng cao vai trò các tô chức chính trị - xã hội xây dựng nén

XHCN; Xây dựng và từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát, phản biện xã hội để

phát huy quyên làm chủ của Nhân dân; Cuối cùng là, nâng cao dân trí, văn hóa pháp luật cho toàn thẻ xã hội

II Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

1 Hoàn cảnh lịch sử

Trong lịch sử nhân loại, đến nay đã tồn tại 04 kiêu nhà nước: Nhà nước chủ nô, Nhà

nước phong kiến, Nhà nước tư sản và Nhà nước XHCN Sự thay thé các kiêu nhà nước

là “quá trình lịch sử - tự nhiên”, do sự chỉ phỗi trước hết và chủ yếu bởi quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng của xã hội Trong xã hội có giai cấp, sự ra đời, thay thế các kiêu nhà nước phải thông qua cuộc đầu tranh giai cấp, đỉnh cao là cách mạng xã hội V.I.Lê-nin đã nhắn mạnh: chính quyền là van đề căn bản của mọi cuộc cách mạng xã hội Nhà nước XHCN ra đời, tồn tại và phát triển là kết quả tất yêu của cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với g1ai câp thông trị, bóc lột, đỉnh cao là cách mạng vô sản

Đối với Việt Nam, để giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã ra đi tìm con đường cứu nước và mô hình nhà nước tiến bộ cho đất nước sau khi gianh được độc lập Trong cuộc hành trình lịch sử đó, Hồ Chí Minh đã khảo sát các mô hình nhà nước trên thê giới, điển hình là nhà nước tư sản Mỹ và Pháp Người phát hiện ra, đăng sau khâu hiệu đầy hoa mỹ, tốt đẹp về các quyền tự do, bình đẳng, bác ái và quyền mưu cầu hạnh phúc được ghi đậm trong Tuyên ngôn độc lập của nước My (1776) va trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791), thực chất chỉ là giả hiệu Người kết luận: đó là những cuộc cách mệnh không đến nơi, bởi ở đó chính quyền vẫn ở trong tay một số ít người; vì thế, “cách mệnh thành công đã trên 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khô, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai ” Khi đến nước Nga (1923), Người nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về Cách mạng Tháng Mười và mô hình Nhà nước Xô Viết - một mô hình nhà nước kiểu mới Hồ Chí Minh đã quyết định lựa chọn con

19

Trang 23

đường giải phóng dân tộc đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình Nhà nước Xô Viết để từng bước nghiên cứu, xác lập mô hình về một kiêu nhà nước tương lai là Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam Nhà nước này có những đặc trưng riêng thê hiện tính ưu việt của thời đại

2 Các đặc điểm của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

2.1 Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do

nhân dân, vì nhân dân

Một trong những lý do mà chúng ta thực hiện những cuộc cách mạng lịch sử vẻ vang đều là do nhà nước phong kiến, tư bản chỉ coi nhà nước là công cụ thống trị, nô

dịch, bóc lột dân Vì thé, ngay khi Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được thành lập thì thê chế dân chủ cộng hòa đã làm thay đôi tận góc quan hệ quyên lực chính trị và thực hiện quyên lực Nhà nước ta lay “dán lam gốc” và nhân dân được đặt ở vị trí cao nhất Thậm chí, đặc trưng “hà nước Của dân, do dân, vì dân cũng được thê hiện rất rõ thông qua cách hoạt động và tô chức Nhà nước ở nước ta và thậm chí là được ghi nhận tại khoản 1 và 2 Điều 2 của Hiến pháp 2013 rát trịnh trọng

2.1.1 Nhà nước của dân Chính quyền và Nhà nước ngay từ đầu đã thể hiện tinh chất nhân dân và cách mạng sâu sắc, bởi vì đó là thành quả trực tiếp từ các cuộc cách mạng nhằm mục đích đưa quyên lực vào tay đại đa số nhân dân chứ không phải chỉ là một số ít người như giai cấp tư sản của Nhà nước pháp quyền tư sản Bàn về bản chất dân chủ XHCN ở Việt Nam có hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp tại Điều 6 Hiến pháp 2013 Dân chủ trực tiếp là thê hiện qua hành động phô biến như được tham gia bàn bạc, kiểm tra giám sát các và được thông tin về các cái hoạt động từ cấp trung ương tới cơ sở còn gián tiếp được thê hiện thông qua quyên bầu cử và bãi miễn dé tham gia vào công việc chung của đất nước, cụ thê là để chọn ra người đại diện cho nhân dân vả thể hiện quyền làm chủ của dân Về mặt pháp lý, quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân đã được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp, khăng định Nhà nước là thiết chế quyền lực do nhân dân ta tự giác bầu ra trên cơ sở sử dụng quyền bầu cử của những công dân hoàn toàn tự do của một đất nước hoàn toàn độc lập Nước ta là nước dân chủ; bao nhiêu quyền hạn là của dân; quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân Trong Nhà nước ta, dân là chủ thể của quyền lực thi người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được ủy quyền, được nhân dân trao quyền đề gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước Cán bộ,

20

Trang 24

công chức nhà nước là “đáy ở”, “công bộc” của dân, phải gân dân, sát dân, hiệu dân, thương dân, tin dân và biệt sử dụng sức mạnh của dân

2.1.2 Nh¡à nước do dân Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh Đây cũng là một kết luận mà Người rút ra khi khảo sát các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, Nga Nhà nước Việt Nam kiểu mới thê hiện khối đại đoàn kết dân tộc trong đó công, nông là gốc và trí thức ngày cảng có vi trí quan trọng đặc biệt khi đất nước bước vảo thời kỳ xây dựng Tắt cả mọi người dân Việt Nam, không phân biệt gái trai, giàu nghèo, nòi giống, dân tộc, tôn giáo đều là người chủ của Nhà nước, có trách nhiệm xây dựng Nhà nước Nhà nước dân chủ nhân dân do nhân dân trực tiếp tô chức, xây dựng thông qua tổng tuyến cử phố thông đầu phiếu Hồ Chí Minh nhận thức tổng tuyên cử là một quyền chính trị mà nhân dân giành được qua đấu tranh cách mạng, là hình thức dân chủ, thê hiện năng lực thực hành dân chủ của nhân dân “Tổng tuyển cứ là một địp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyên ra ứng cứ; hễ là công dân thì đều có quyên đi bầu cử Do tổng tuyển cử mà toàn dân bằu ra Quốc hội Quốc hội sẽ cứ ra Chính phú Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn đán” Thông qua việc bầu Quốc hội và Chính phủ, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng hình thức dân chủ trực tiếp và đại diện Tại Điều 7 và 27 Hiến pháp 2013 cũng đã khắng định quyền lợi chính đáng này của chúng ta Thậm chí, để nhà nước được vận hành và hoạt động én định cũng sẽ phụ thuộc vào tiền thuế nhân dân đóng Chỉ có đóng thuế đầy đủ mới giúp

Nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình Thế nhưng, nhân dân có quyền làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân Bác Hồ nói: “7m chú sao cho ra làm

chz, không phải làm chứ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu thì làm”,

làm chủ thì chớ nên “ăn cổ ấi trước, lội nước theo sau” Nhà nước do dân bàu ra nên

dân phải có trách nhiệm bảo vệ, ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế đề có chỉ phí hoạt động cho Nhà nước Như vậy, từ quá trình hình thành đến hoạt động của Nhà nước đều phải do nhân dân đồng lòng thành lập, xây dựng, tô chức và đóng góp thì mới có được một Nhà nước vững mạnh

2.1.3 Nhà nước vì dân Nhà nước ta là một nhà nước dân chủ trên thực tế và trong hành động Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã nêu bật sự khác nhau căn bản

21

Trang 25

về chất giữa Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với các loại hình nhà nước trước đó: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan Chỉnh phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là đề gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyên thống trị của Pháp, Nhật

Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta phái hết sức tránh ” Theo Hồ Chí Minh “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cử chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gi Dan chỉ biết rõ giả trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đu” Chúng ta phải thực hiện ngay:

1 Làm cho dân có ăn 2 Làm cho dân có mặc 3 Làm cho dân có chỗ ở 4 Làm cho dân có học hành Muốn đạt được mục đích nhân bản đó, vấn dé đặt ra là phải bằng mọi cách giữ cho được định hướng hoạt động của nhà nước, bảo đảm cho bộ máy thật sự trong sạch Nếu hoạt động của nhà nước kém hiệu quả, bộ máy quan liêu, đội ngũ cán bộ công chức, nhất là cán bộ chủ chót, bị thoái hóa, biến chất thì nhà nước đó đã trượt ra khỏi quỹ đạo dân chủ nhân dân, trở thành một thế lực đối lập với nhân dân Bằng nhạy cảm chính trị, chiêm nghiệm thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh đã phát hiện và cảnh báo ngay từ rất sớm những căn bệnh có thẻ phát sinh làm biến dạng, tha hóa nhà nước Nguy hại nhất là khi được nhân dân ủy quyền, một số cán bộ, công chức “đ# vác mi làm quan cách mạng”, kéo bè, kéo cánh để thu vén lợi ích cá nhân Vì ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân mà trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương đã nảy sinh những “?ổï /ẩm rất nặng ” làm biến dạng nhà nước Vì thế, chống đặc quyên, đặc lợi, khắc phục những tiêu cực trong bộ máy nhà nước là nhu cầu và việc làm thường xuyên, đảm bảo cho nhà nước thật sự là công bộc của dân Nếu thấu hiểu và làm đúng tư cách đó thì mỗi cán bộ, công chức có thể phòng tránh, ngăn ngừa, không phạm phải những lỗi lầm kê trên Còn nều “Ai đã phạm những lầm lỗi trên này thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa chữa thì Chỉnh phủ sẽ không khoan dưng ”`

Thế nên, Nhà nước phải nhận thức việc gì lợi cho dân, dù nhỏ mấy, cũng phải hết sức làm; việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy, cũng phải hết sức tránh Đặc điểm này xuất

22

Trang 26

phát từ quyền làm chủ của nhân dân, bởi lẽ nhân dân chính là cội rễ, là chủ thể của quyền lực nhà nước Nhân dân giao cho nhà nước một phần quyền lực của mình để Nhà nước thực hiện quản lý xã hội hướng đến mục tiêu vì quyền lợi của nhân dân, mọi chính sách, hoạt động của nhà nước đều hướng đến mục tiêu đó của chính nhân dân Nhưng muốn đạt được mục đích trên thì vấn đề đặt ra là phải bằng mọi cách giữ cho được định hướng hoạt động của nhà nước, bảo đảm cho bộ máy thật sự trong sạch Nếu hoạt động của nhà nước kém hiệu quả, bộ máy quan liêu, đội ngũ cán bộ công chức, nhất là cán bộ chủ chốt, bị bién chất thì nhà nước đó đã trượt ra khỏi quỹ đạo dân chủ nhân dân, trở thành một thê lực đối lập với nhân dân Bên cạnh việc chăm lo lợi ích của nhân dân, Nhà nước phải biết điều chỉnh khéo léo các lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, các tầng lớp nhân dân một cách hài hòa, đảm bảo ổn định xã hội

2.2 Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp

2.2.1 Sự ra đời của Hiến pháp Hiến pháp không ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước và pháp luật Bởi lẽ, Nhà nước ra đời khi có giai cấp và xã hội xuất hiện mâu thuẫn giai cấp không thê điều hòa được và ban hành ra pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện Theo đó, nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp Phải đến một giai đoạn lịch sự nhất định, khi thỏa mãn các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội thì Hiến pháp mới ra đời và đây là sản phẩm của cách mạng tư sản Trước đây, vua thâu tóm toàn bộ quyên lực nhà nước dẫn đến quyền con người không được bảo đảm Sau đó, giai cấp tư sản xuất hiện lật đồ chế độ phong kiến Cách mạng tư sản thang loi thi Hién pháp ra đời dé dam bảo quyền cơ bản của con người và cơ cấu xây dựng nhà nước mới Do vậy,

Hiến pháp không ra đời cùng với nhà nước và pháp luật Dẫn chứng lịch sử cho thay,

nhà nước đầu tiên xuất hiện trên thế giới là Nhà nước AI Cập cô đại được hình thành rõ nét là vào năm 3150 TCN Giai đoạn đầu, Nhà nước mang tính chất bạo lực có tô chức, lúc đó chưa có Hiến pháp mà chủ yếu là Luật Hình sự Luật Hiến pháp đầu tiên ra đời ở Thế kỷ thứ XVIII và nước Mỹ là nước ban hành Luật Hiến pháp đầu tiên vào năm 1787 khi đó Nhà nước đã xuất hiện rất lâu Cũng như tại Việt Nam Nhà nước đầu tiên là Nhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN đến nay đã được 4.895 năm Trong khi bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được ban hành vào ngày 09/11/1946 Do đó, Hiến pháp không ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước

2.2.2 Khái niệm

23

Trang 27

Hién phap 1a luật tổ chức cơ bản của một quốc gia hay một nhà nước thiết lập các thê chế và bộ máy của chính quyền, xác định phạm vi quyền lực của chính quyền, và bảo đảm các quyên và tự do của công dân

2.2.3 Hiến pháp tổ chức và gwy định hoạ động của Nhà nước pháp quyên XHCN Việt Nam

Trong cầu trúc của Hiến pháp 2013:

+ Chương l đề cập đến chế độ chính trị: + Chương 5 là về Quốc hội;

+ Chương 6 là về Chủ tịch nước;

+ Chương 7 là về Chính phủ;

+ Chương 8 quy định về Toà án, Viện kiểm sát; + Chương 9 là về Chính quyền địa phương: + Chương 10 quy định về Hội đồng kiêm toán và bầu cử Như vậy Hiên pháp có tông L1 chương và 7 trong sô đó nói về các chức danh và các cơ quan quyền lực nhà nước Thậm chí, Hiên pháp còn quy định vị trí, chức năng và cách thức hoạt động, tham g1a của các tô chức trên một cách rõ ràng

Đồng thời, Hiễn pháp cũng quy định quyền lực nhà nước tập trung thông nhất vào trong tay của cơ quan đại diện, cơ quan này phải do nhân dân bầu ra thể hiện nguyện vọng và y chi cua nhân dân Ví dụ, trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, tại Điều 83 Hiến pháp quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam” Mặc đù quyền lực nhà nước tập trung thông nhất vào trong tay cơ quan đại diện, nhưng đề chế ngự quyền lực nhà nước tránh lạm quyền và để bảo đảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước thì phải có sự phân công rành mạch, quan hệ phối hợp, kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước Ví dụ, ở nước ta về nguyên tắc Quốc hội là cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất nhưng Quốc hội không tự mình thực hiện toàn bộ quyền lực nhà nước mà giao cho Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Toà án thực hiện quyền tư pháp Nhưng các cơ quan này phải do Quốc hội tô chức ra và chịu sự kiểm tra, giảm sát của Quốc hội Như vậy, trong việc tô chức bộ máy nhà nước và thực hiện quyền lực của bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN là có cơ

24

Trang 28

quan đại diện (ví dụ Quốc hội) nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân, sau đó phân công cho các cơ quan khác đề thực hiện quyền lực nhà nước Cơ quan nhà nước hoạt động trong khuôn khô và trên cơ sở pháp luật bởi lẽ cần có sự kiểm soát quyền lực nhà nước bằng pháp luật và minh bạch hóa hoạt động của nhà nước bằng luật Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cần có sự hạn chế, kiểm soát lẫn nhau Mỗi hệ thống cơ quan cần phải thực hiện đúng vai trò và chức năng của mình Thẻ hiện trách nhiệm của mình khi thực thi quyền lực:

Cơ quan lập pháp xây dựng một hệ thống bao gồm những đạo luật có chất lượng cao, có khả năng bảo vệ quyền con người, tạo các cơ hội bình đăng giữa mọi người;

Cơ quan hành pháp phải có trách nhiệm trong quản lý, điều hành và tìm ra những chính sách phủ hợp cho công cuộc phát triển quốc gia;

Cơ quan tư pháp phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, loại trừ đến mức thấp nhất sự oan sai trong hoạt động xét xử của mình

2.2.4 Tôn trọng và bảo vệ Hiển pháp Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, tất cả các văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với nội dung và tỉnh thần của Hiến pháp Trong trường hợp có văn bản pháp luật nào trái với Hiến pháp thì văn bản đó được coi là vi phạm Hiến pháp và phải bị bãi bỏ Các cơ quan nhà nước, tô chức và công dân phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của Hiến pháp Bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp là một trong những dấu hiệu cơ bản của nhà nước pháp quyền Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta vẫn chỉ đang có gắng hoàn thành mục tiêu để Hiến pháp trở thành văn bản tối thượng, các hoạt động của Nhà nước thực sự nằm trong khuôn khổ của Hiến pháp Có thể nói vẫn còn một số vấn để còn bỏ ngỏ như Khoản 2 Điều 119 Hiến pháp 2013 có đề cập các cơ quan bảo hiến sẽ là “Quốc hội, các cơ quan của

Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ

quan khác của Nhà nước và toàn thê Nhân dân” Việt Nam chọn theo mô hình bảo hiến tập trung vì các lý do sau đây: Thứ nhất, việc thành lập tổ chức thiết chế bảo vệ Hiễn pháp phải được quy định công khai tại Hiến pháp; Thứ hai, tô chức bảo vệ Hiến pháp phải vừa có tính tài phán, vừa mang tính chất chính trị ở tầm quốc gia; Thứ ba, tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính khách quan, độc lập và tính chuyên môn hoá cao trong hoạt động bảo vệ Hiến pháp; Thứ tư, tô chức bảo vệ Hiến pháp chỉ được thành lập ở Trung ương, không thành lập ở địa phương, đảm bảo tính tập trung, hiệu lực, hiệu quả Bên cạnh đó, còn có nhược điểm nữa là chưa phân biệt việc giám sat Hiến pháp với các loại

giám sát khác dẫn đến việc giám sát bản thân Quốc hội còn bỏ ngỏ Chúng ta không có

25

Ngày đăng: 11/09/2024, 13:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w