1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nguyên tắc trong xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, Lý luận, liên hệ thực tiễn việc đảm bảo các nguyên tắc này trong xây dựng dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam và khuyến nghị.

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tên bài thu hoạch môn Quản lý kinh tế: Các nguyên tắc trong xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế: Lý luận, liên hệ thực tiễn việc đảm bảo các nguyên tắc này trong xây dựng dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam và khuyến nghị. BÀI LÀM Sau hơn 30 năm đổi mới, bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế ở nước ta được tổ chức sắp xếp, tương đối đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, phù hợp với hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước. Chức năng của các cơ quan thuộc bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế đã được rà soát, điều chỉnh, bổ sung theo hướng tập trung vào chức năng quản lý Nhà nước về các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế theo phân công, phân cấp. Cơ chế phối hợp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế cũng được hoàn thiện từng bước bảo đảm quản lý và điều hành nền kinh tế chủ động, linh hoạt, ứng phó kịp thời, hiệu quả với các biến động kinh tế, xã hội trong và ngoài nước; khai thác, huy động được nhiều hơn mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế có nhiều tiến bộ, đã hình thành đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế lớn mạnh về nhiều mặt, phát triển cả về số lượng, nâng cao về chất lượng, ngày càng phù hợp về cơ cấu. Tuy nhiên, bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế vẫn còn cồng kềnh, nhiều đầu mối do vậy chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế còn chưa được quy định rõ ràng, cụ thể; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lặp. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ. Cơ chế phân công, phối hợp toàn diện trong thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế còn hạn chế. Công tác cán bộ còn nhiều hạn chế: công tác quy hoạch cán bộ chưa được thực hiện nghiêm túc, còn biểu hiện hình thức, thiếu thực chất, làm chiếu lệ. Tình trạng “lạm phát” quy hoạch cán bộ khá phổ biến; sự dễ dãi, nể nang trong công tác quy hoạch dẫn đến thực trạng có cán bộ chưa thực sự đủ tiêu chuẩn, chưa xứng đáng với vị trí được quy hoạch nhưng vẫn đưa vào quy hoạch; tuyển dụng cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế trong nhiều trường hợp còn thiếu khách quan, khoa học, vi phạm các quy định về tuyển dụng......

Trang 1

Tên bài thu hoạch môn Quản lý kinh tế: Các nguyên tắc trong xây dựng bộ

máy quản lý nhà nước về kinh tế: Lý luận, liên hệ thực tiễn việc đảm bảo cácnguyên tắc này trong xây dựng dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở ViệtNam và khuyến nghị

BÀI LÀM

Sau hơn 30 năm đổi mới, bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế ở nước tađược tổ chức sắp xếp, tương đối đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, phù hợpvới hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước Chức năng của các cơ quan thuộc bộ máyquản lý Nhà nước về kinh tế đã được rà soát, điều chỉnh, bổ sung theo hướng tậptrung vào chức năng quản lý Nhà nước về các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế theophân công, phân cấp Cơ chế phối hợp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vềkinh tế cũng được hoàn thiện từng bước bảo đảm quản lý và điều hành nền kinh tếchủ động, linh hoạt, ứng phó kịp thời, hiệu quả với các biến động kinh tế, xã hộitrong và ngoài nước; khai thác, huy động được nhiều hơn mọi nguồn lực cho pháttriển kinh tế - xã hội Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế có nhiều tiếnbộ, đã hình thành đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về kinh tế lớn mạnh về nhiềumặt, phát triển cả về số lượng, nâng cao về chất lượng, ngày càng phù hợp về cơcấu

Tuy nhiên, bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế vẫn còn cồng kềnh, nhiềuđầu mối do vậy chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về kinh tế còn chưa được quy định rõ ràng, cụ thể; hiệu lực,hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ Chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, cònchồng chéo, trùng lặp Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương cólúc, có nơi thiếu chặt chẽ Cơ chế phân công, phối hợp toàn diện trong thực hiệncác chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế còn hạn chế Công tác cán bộ cònnhiều hạn chế: công tác quy hoạch cán bộ chưa được thực hiện nghiêm túc, cònbiểu hiện hình thức, thiếu thực chất, làm chiếu lệ Tình trạng “lạm phát” quyhoạch cán bộ khá phổ biến; sự dễ dãi, nể nang trong công tác quy hoạch dẫn đếnthực trạng có cán bộ chưa thực sự đủ tiêu chuẩn, chưa xứng đáng với vị trí đượcquy hoạch nhưng vẫn đưa vào quy hoạch; tuyển dụng cán bộ quản lý Nhà nước về

Trang 2

kinh tế trong nhiều trường hợp còn thiếu khách quan, khoa học, vi phạm các quyđịnh về tuyển dụng Tình trạng lợi

Trang 3

dụng tuyển dụng cán bộ để đưa người thân vào các cơ quan Nhà nước; tình trạngchạy việc, chạy chức, chạy quyền còn là vấn đề rất bức xúc Tỷ lệ người phục vụcao, nhất là ở khối văn phòng; số lãnh đạo cấp phó nhiều; việc bổ nhiệm cấp“hàm” ở một số cơ quan Trung ương chưa hợp lý; một số cán bộ còn có biểu hiệntham nhũng, lãng phí gây thất thoát tài sản của Nhà nước.

Sau thời gian nghiên cứu, học tập và được các thầy cô Trường Chính trị Khuvực 4 nhiệt tình truyền dạy kiến thức ở Môn Quản lý kinh tế Bài viết tập trungnghiên cứu và làm rõ thêm các nguyên tắc trong xây dựng bộ máy quản lý nhànước về kinh tế: Lý luận, liên hệ thực tiễn việc đảm bảo các nguyên tắc này trongxây dựng dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam và khuyến nghịmột số nội dung nhằm hoàn thiện hơn công tác xây dựng bộ máy quản lý nhà nướcvề kinh tế

Để đi sâu vào nội dung, cần phải sơ lược, củng cố kiến thức lại một số kháiniệm ở Môn học Quản lý kinh tế

Khái niệm bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế

Bộ máy tổ chức nói chung là hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng,nhiệm vụ của một tổ chức Việc hình thành bộ máy nói chung gắn liền với hìnhthành cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý có nội hàm hẹp hơn nội hàm bộ máy tổchức Bộ máy quản lý là tập hợp các cơ quan, đơn vị, bộ phận trong bộ máy tổchức, thực hiện chức năng quản lý

Ở các nước, bộ máy quản lý nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từtrung ương tới địa phương, được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định, tạothành một chỉnh thể đồng bộ, thống nhất để thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là một trong những chứcnăng mà Nhà nước thực hiện

Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là một bộ phận cấu thành của bộ máynhà nước, mang tính độc lập tương đối, bao gồm các cơ quan nhà nước thực hiệncác chức năng quản lý nhà nước về kinh tế

Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là một chỉnh thể các bộ phận trong cơcấu tổ chức quyền lực nhà nước, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau,có quan hệ, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành cấp và khâu theocác nguyên

Trang 4

tắc xác định để thực hiện chức năng nhất định của quản lý nhà nước về kinh tếnhằm đạt mục tiêu đã đặt ra.

Nguyên tắc trong xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế

Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là tổng thể các hoạt động lựachọn, thiết lập mô hình tổ chức bộ máy, xác lập cơ chế hoạt động của bộ máy vàxây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế theo các nguyên tắc xácđịnh, phù hợp với điều kiện của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định Sau đâylà các nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế

Thứ nhất là nguyên tắc chuyên môn hóa Quản lý nhà nước về kinh tế là mộthoạt động rất phức tạp, diễn ra trên phạm vi, quy mô rộng lớn, bao gồm nhiềungành, nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động, nhiều chủ thể tham gia Bộ máy quản lýnhà nước về kinh tế nói chung cũng như mỗi cơ quan quản lý nhà nước về kinh tếnói riêng không thể thực hiện và không thể thực hiện tốt chức năng quản lý trongtất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế nếu không có sự phân công, chuyên mônhóa

Thực hiện nguyên tắc chuyên môn hóa trong tổ chức bộ máy quản lý nhànước về kinh tế là để đảm bảo các mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế được thựchiện tốt nhất Nguyên tắc chuyên môn hóa đòi hỏi việc tổ chức bộ máy quản lýnhà nước về kinh tế cần chú ý một số điểm sau:

Một là, các hoạt động, các công việc quản lý của bộ máy quản lý được phânnhóm theo tính chất, mục đích công việc và được chuyên môn hóa theo chức năng,theo nhóm công việc cùng tính chất Thông thường, mỗi nhóm công việc, mỗichức năng sẽ được đảm trách bởi một bộ phận, một cá nhân Tuy nhiên, một bộphận, một cá nhân có thể đảm trách hơn một chức năng Những chức năng này cóliên quan gần với nhau Việc phân nhóm công việc quản lý là cơ sở để xác định sốbộ phận, số khâu, số cấp và số người trong bộ máy quản lý, xác định cơ cấu tổchức của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế

Hai là, căn cứ của việc phân nhóm chức năng quản lý theo nguyên tắc nàyphụ thuộc vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức, của bộ máyquản lý nhà nước về kinh tế; số lượng, quy mô, tính phức tạp của đối tượng quảnlý; trình độ cán bộ quản lý và các phương pháp, phương tiện có thể sử dụng đểquản lý

Trang 5

Từ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức và bộ máy quản lýnhà nước về kinh tế, có thể xác định số cấp, số khâu quản lý tốt nhất cần có của bộmáy quản lý nhà nước về kinh tế Chẳng hạn, căn cứ vào mục tiêu quản lý, chứcnăng, nhiệm vụ của Chính phủ, người ta xác định được số bộ, cơ quan ngang bộthuộc Chính phủ cần có để thực hiện tốt nhất mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ củahệ thống quản lý trong Chính phủ.

Ba là, chuyên môn hóa là nguyên tắc quan trọng trong thiết kế bộ máy quảnlý nhà nước về kinh tế nhưng chuyên môn hóa quá sâu trong tổ chức bộ máy quảnlý có thể khiến bộ máy trở nên công kềnh, phát sinh thêm nhiều chi phí Do đó,trong quá trình tuân thủ nguyên tắc chuyên môn hóa cần lưu ý đảm bảo tính tinhgon, hiệu quả

Thứ hai là nguyên tắc thống nhất Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng bộmáy quản lý nhà nước về kinh tế phải tuân thủ tính thống nhất trong bộ máy, baogồm thống nhất trong xác định mục tiêu, trong điều hành, tổ chức thực hiện Việcxác định mục tiêu của các bộ phận, các đơn vị trong hệ thống phải hướng tới thựchiện mục tiêu chung, bảo đảm phục tùng mục tiêu chung Sự phân định chức năng,nhiệm vụ của mỗi bộ phận, mỗi khâu, mỗi cấp phải rõ ràng, rành mạch, bảo đảmthực hiện được chức năng chung của tổ chức Sự phân định chức năng, nhiệm vụgiữa các bộ phận phải đảm bảo tất cả các công việc quản lý đều có người đảmnhiệm và chịu trách nhiệm, không được để xảy ra tình trạng bỏ trống hoặc chồngchéo về chức năng, nhiệm vụ

Trong điều hành bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, bảo đảm sự tập trungchỉ huy thống nhất ở một đầu mối cao nhất của từng bộ phận, của cả hệ thống,đồng thời bảo đảm chế độ làm việc tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân rõràng

Mối quan hệ giữa các bộ phận phải được xác định rõ ràng, đảm bảo sự thốngnhất trong hoạt động và sự phối hợp hành động giữa các bộ phận nhịp nhàng, ănkhớp để có thể thực hiện được mục tiêu quản lý tốt nhất và đạt hiệu quả quản lýcao nhất

Thứ ba là nguyên tắc tương hợp Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng bộmáy quản lý nhà nước về kinh tế phải bảo đảm sự tương hợp giữa các yếu tố, các

Trang 6

khâu, các cấp Mỗi cá nhân, một bộ phận được giao thực hiện chức năng, nhiệmvụ xác

Trang 7

định nào đó thì phải được trao quyền hạn cần thiết để có thể thực hiện chức năng,nhiệm vụ đó Một cá nhân, một bộ phận có quyền hạn trong việc ra quyết định,trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao phải có trách nhiệm vớinhững quyết định, với những việc làm, với những hành động của mình Mỗi cánhân, mỗi bộ phận được giao nhiệm vụ, được phân cấp quản lý phải được giaophương tiện, nguồn lực cần thiết, đủ để thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạnđược phân cấp Việc bố trí con người trong bộ máy đòi hỏi phải có sự tương hợp,theo đó, người được bố trí phải đủ năng lực trình độ, khả năng để có thể thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của vị trí công việc mà họ phải đảm nhận Mặt khác, nhữngngười được bố trí vào các vị trí khác nhau phải bảo đảm có thể phối hợp, hợp tácthực hiện chức năng nhiệm vụ chung

Thứ tư là nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả Nguyên tắc này đòi hỏi việc xâydựng bộ máy tổ chức phải bảo đảm tối thiểu hóa chi phí ở mọi khâu, mọi cấp, mọimặt Việc lựa chọn cơ cấu bộ máy, xác định số khâu, số cấp quản lý, lựa chọn bốtrí con người, bố trí các nguồn lực khác và thực hiện điều hành quản lý phải bảođảm bộ máy gọn nhẹ, hiệu năng cao Các quyết định quản lý, chính sách, cơ chếquản lý được ban hành đúng đắn, kịp thời, được thực hiện tốt, giải quyết được cácvấn đề nảy sinh của nền kinh tế một cách nhanh nhất Bộ máy có hiệu quả là bộmáy có thể thực hiện được các mục tiêu, quản lý với chi phí thấp nhất

Nguyên tắc này đòi hỏi một số yêu cầu sau:Một là, khi thiết kế bộ máy quản lý, cần đảm bảo số khâu và số cấp quản lý,số người được bố trí trong từng bộ phận, trong cả bộ máy phải vừa đủ để có thểthực hiện chức năng quản lý, đạt tới mục tiêu quản lý tốt nhất Quá nhiều hoặc quáít bộ phận hoặc con người, nguồn lực có thể khiến cho các mục tiêu quản lý, cácchức năng nhiệm vụ của bộ máy không thực hiện được hoặc không được thực hiệnmột cách tốt nhất

Hai là, việc xác định số khâu và số cấp quản lý phụ thuộc vào tính chất phứctạp của đối tượng quản lý, phạm vi quản lý, nội dung quản lý Tuân thủ nguyên tắcnày sẽ giúp cho cơ cấu bộ máy hợp lý và có thể thực hiện được tốt các chức năngquản lý nhà nước về kinh tế

Trang 8

Ba là, thực hiện nguyên tắc này góp phần định hướng cho việc phân công,phân cấp, phân quyền và bố trí con người trong bộ máy quản lý nhà nước về kinhtế.

Thứ năm là nguyên tắc ổn định tương đối và linh hoạt cần thiết Xây dựng bộmáy quản lý nhà nước về kinh tế phải bảo đảm sự ổn định để có thể thực hiệnđược các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế tốt nhất, bảo đảm thực hiện đượccác mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế Bộ máy quản lý thường xuyên thay đổivề cơ cấu và có nhiều điều chỉnh về chức năng nhiệm vụ của các bộ phận có thểgây ảnh hưởng lớn tới sự ổn định và phát triển nền kinh tế Tuy nhiên, theo thờigian, quy mô và tính chất phức tạp của nền kinh tế sẽ thay đổi, cùng với sự tácđộng của những thay đổi từ môi trường bên ngoài Việc duy trì một bộ máy quảnlý cứng nhắc sẽ khiến cho bộ máy không thể thực hiện được chức năng quản lý.Do vậy, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế phải được thiết kế hợp lý, bảo đảm sựổn định tương đối đồng thời đủ linh hoạt để thích ứng với nền kinh tế năng động,có nhiều thay đổi, trong môi trường kinh tế quốc tế ngày càng có nhiều biến độngkhó lường

Thực tiễn việc đảm bảo các nguyên tắc trong xây dựng bộ máy quản lýnhà nước về kinh tế ở Việt Nam

Trong giai đoạn 2015-2020, nhiều quy định mới tập trung khắc phục nhữnghạn chế trong phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam của thời kỳ trước.Theo đó, phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế phải bảo đảm quản lý tập trungthống nhất của Nhà nước; đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm củachính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, phục vụnhân dân

Không phân cấp quản lý đồng loạt, như nhau với tất cả các địa phương màviệc phân cấp quản lý được “căn cứ vào yêu cầu công tác, khả năng thực hiện vàđiều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan nhà nước ở trung ương và địaphương được quyền, phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhànước cấp dưới thực hiện một cách liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệmvụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác” (Luật Tổ chức chính quyền địa phương, 2015) Cơ quan nhà nước cấp dưới

Trang 9

được phân cấp có thể phân cấp tiếp cho cấp dưới trong phạm vi thẩm quyền củamình.

Việc phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế phải được quy định rõ ràng nhiệmvụ, quyền hạn của cơ quan cấp dưới được phân cấp (chính quyền địa phương được

Trang 10

phân cấp hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới), quy định rõ trách nhiệm của cơ quanquản lý nhà nước cấp trên thực hiện phân cấp và cơ quan nhà nước cấp dưới đượcphân cấp.

Việc phân cấp phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ, công khai, minhbạch Cơ quan nhà nước cấp trên thực hiện phân cấp, phân quyền không có nghĩalà “khoán trắng” mà phải gắn với “hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và trách nhiệmcủa các cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, nguồnnhân lực và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện; quy định cụ thể cáctrường hợp được thực hiện phân cấp, ủy quyền để tránh việc phân cấp, ủy quyềntràn lan” (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và LuậtTổ chức chính quyền địa phương, 2019) Việc hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giámsát cơ quan được phân cấp đảm bảo kỷ cương, kỷ luật và sự thống nhất về phápluật trong phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế Đồng thời, phân cấp quản lý phảibảo đảm dân chủ, người dân được tham gia giám sát, có ý kiến trong phân cấpquản lý nhà nước về kinh tế

Trong giai đoạn 2016-2020, các lĩnh vực tập trung thực hiện phân cấp quảnlý nhà nước về kinh tế gồm: (1) Quản lý ngân sách nhà nước; (2) Quản lý cácdoanh nghiệp nhà nước (thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đốivới doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp); (3)Quản lý đầu tư (đối với đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chínhphủ); (4) Quản lý công vụ, cán bộ, công chức, viên chức; (5) Quản lý đất đai(Nghị quyết số 21/2016/NQ-CP ngày 21/3/2016)

Thực hiện Nghị quyết số 21/2016/NQ-CP, các cơ quan quản lý nhà nước vềkinh tế ở trung ương đã chủ động rà soát và đề nghị quyết định phân cấp quản lýnhà nước ngành và lĩnh vực về kinh tế cho chính quyền địa phương, cơ quan nhànước cấp dưới Chẳng hạn, "Bộ Công Thương đã rà soát và trình cấp có thẩmquyền quyết định phân cấp cho các địa phương thực hiện 143 thủ tục hành chính(127 thủ tục hành chính thực hiện ở cấp tỉnh; 16 thủ tục hành chính thực hiện ởcấp huyện) và thực hiện phân cấp cho địa phương trong một số nội dung quản lýnhà nước khác như: Hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; xây dựng đề án,quy hoạch chiến lược phát triển ngành theo vùng, khu vực…” (PGS., TS Trần ThịDiệu Oanh, 2020)

Ngày đăng: 23/08/2024, 21:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w