1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển những đặc trưng đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước nàynhư thế nào liên hệ thực tiễn việt nam

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển. Những đặc trưng đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước này như thế nào? Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
Tác giả Vũ Thị Lâm Anh
Người hướng dẫn Phạm Thanh Hiền
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Lịch sử học thuyết kinh tế
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Tác động các đặc trưng cơ bản đến tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển...8Chương 2 : Phân tích thực trạng : Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói r

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Lịch sử học thuyết kinh tế (ECO06A)

ĐỀ TÀI

Phân tích các đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển Những đặc trưng đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước nàynhư thế nào? Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thanh Hiền

Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Lâm Anh

Mã sinh viên : 22A4070001

Hà nội, ngày 30 tháng 10 năm 2021

Trang 2

Mục lục

Phần mở đầu 3

1. Tính cấp thiết của đề tài .3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứ 3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .4

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .4

Phần nội dung 5

Chương 1: Khái quát lý luận: Đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển 6

1. Đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển 6

2. Tác động các đặc trưng cơ bản đến tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển 8

Chương 2 : Phân tích thực trạng : Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng 12

1. Các nước đang phát triển 12

2. Liên hệ thực trạng Việt Nam .13

Chương 3: Giải pháp Giải pháp giải quyết những vấn đề của các nước đang phát triển 15

1. Đối với những nước đang phát triển 15

2. Đối với Việt Nam .16

3. Liên hệ vai trò sinh viên 17

Phần kết luận 18

Danh mục tài liệu tham khảo 19

Trang 3

Phần mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Hiện nay, mỗi nước đều có những mục tiêu phấn đấu cho sự tiến bộ của quốc gia mình Sự tiến bộ của những quốc gia trong thời gian nhất định thường được đánh giá ở hai mặt : là sự gia tăng về kinh tế và sự biến đổi

về mặt xã hội Việc phân loại các nền kinh tế để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia là môt vấn đề phức tạp Dựa trên cơ sở thu nhập GDP bình quân đầu người, Ngân hàng thế giới đã phân chia trình độ các nước trên thế giới thành ba nhóm : Các nước có thu nhập thấp, các nước có thu nhập trung bình và các nước có thu nhập cao Việt Nam hiện tại đang nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình hay còn gọi là các nước đang phát triển Mục tiêu của nước ta là “ Sánh vai với các cường quốc năm châu” , nằm trong nhóm nước có nền kinh tế phát triển Việc nghiên cứu vấn đề lý luận về đặc trưng của các nước đang phát triển sẽ giúp mỗi người dân chúng ta khắc phục được những hạn chế của quốc gia, rút ngắn thời gian đạt đến mục tiêu trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu đề tài : Nắm được những đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển Tác động của các đặc trưng cơ bản đó đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Rút ra những giải pháp cho các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng

Nhiệm vụ nghiên cứu : Làm rõ đặc trưng cơ bản và tác động của những đặc trưng cơ bản đó đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước đang phát triển Nghiên cứu thực tiễn các nước đang phát triển và đề xuất giải pháp hợp lý, hiệu quả, thực hiện kiến nghị

3 Đối tương và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu : Các nước đang phát triển

Trang 4

Phạm vi nghiên cứu không gian : Nghiên cứu đề tài tại các nước đang phát triển

Phạm vi nghiên cứu thời gian : Từ năm 1986 khi Ngân hàng thế giới phân loại nhóm nước cho đến nay

Phạm vi nghiên cứu nội dung : Các đặc trưng, tác động các đặc trưng, giải pháp giải quyết hạn chế của các nước đang phát triển

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở lý luận: Quan điểm của các nhà kinh tế, tổ chức Ngân hàng thế giới về đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển

Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học : Phân tích, diễn giải, quy nạp, so sánh, hệ thống hóa, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, logic,

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.

Ý nghĩa lý luận : Việc nghiên cứu đề tài giúp hiểu rõ được những đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển Những tác động của các đặc trưng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước đó

Ý nghĩa thực tiễn : Từ việc nhận thức đầy đủ về vấn đề lý luận, ta rút ra được liên hệ thực tiễn các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng Đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế nhằm rút ngắn khoảng cách kinh tế, xã hội, sớm đưa đất nước trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển

Trang 5

Phần nội dung

Theo Wikipedia, các nước đang phát triển là nước có bình quân mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp chưa phát triển hoàn toàn và có chỉ

số phát triển con người cũng như thu nhập đầu người không cao Ở các nước đang phát triển có chứa những tiềm năng phát triển tốt được gọi là thị trường đang nổi Đây là yếu tố thuận lợi, tạo ra triển vọng lạc quan về kinh tế thế giới Những quốc gia nằm trong nhóm các nước đang phát triển đều có mục tiêu hướng đến một nền kinh tế phát triển cao, kết hợp với thực hiện thành công triệt để quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, những đặc trưng của các nước đang phát triền lại trở thành những trở ngại khó

có thể loại bỏ, đó là những vấn đề không thể giải quyết ngày một ngày hai Để

có thể tiến lên trở thành một quốc gia có thu nhập cao, vững mạnh đòi hỏi một sự phấn đấu tột bậc, biết cải tạo những cái cũ và tiếp thu những cái mới, đây chắc chắn là một chặng đường dài bởi khoảng cách giữa những nước đang phát triển với các nước phát triển có thể lên tới hàng chục, hàng trăm năm

Trang 6

Chương I Khái quát lý luận : Đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển.

1 Đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển.

Hầu hết các nước đang phát triển đều là những nước thuộc địa, dưới sự thống trị của Tây Âu trước đây Nền kinh tế chủ yếu là nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, còn gọi là “ xã hội nông nghiệp, nông thôn” Đó là nền nông nghiệp được đặc trưng bởi có tính kỹ thuật rất ít và sử dụng công nghệ thấp Điều này làm cho việc sản xuất quy mô lớn của nó không quá năng suất Sản xuất ở đây chỉ để tiêu dùng cho nông dân và những người làm việc trên đất Các công cụ như liềm, cuốc, xẻng thường được sử dụng Nông nghiệp truyền thống là một hoạt động rất thô sơ và phụ thuộc hầu hết các khả năng vật chất của người nông dân Nhìn chung, nông nghiệp truyền thống là nền nông nghiệp lạc hậu, không dựa trên sử dụng công nghệ hiện đại mà nó chủ yếu dựa vào các tập quán được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một khoảng thời gian dài

Tại các nước đang phát triển, dân số đa số sống tại nông thôn; lực lượng lao động chủ yếu là nông nghiệp chiếm tới 65-75 %; giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong GDP Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dân số tại các vùng nông thôn tăng cao hơn với các khu vực khác Trước tiên là

do ý thức và nhận thức của người dân tại các vùng này còn khá kém Nhiều gia đình vẫn còn duy trì hệ lụy của suy nghĩ trọng nam khinh nữ, cần sinh con trai

để nối dõi tông đường Là những nước có nền kinh tế nông nghiệp nên việc người dân tập trung phần lớn tại nông thôn là điều dễ lý giải Dân số đa số tại nông thôn sẽ dẫn đến việc lao động chủ yếu là nông nghiệp và tỷ trọng nông nghiệp trong GDP cao

Thiếu vốn và công nghệ hiện đại; kỹ thuật sản xuất lạc hậu là đặc trưng cơ bản nhất của nhóm nước đang phát triển.Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất thấp dẫn đến thu nhập bình quân đầu người (GDP) thấp Để sớm trở

Trang 7

thành một quốc gia giàu mạnh, việc sử dụng những công nghệ hiện đại thay thế cho sức người nhằm tăng năng suất lao động là điều không thể thiếu Để

có những máy móc thiết bị hiện đại, những nước đang phát triển cần có nguồn vốn đầu tư vào Bởi, các nước đang phát triển nhìn chung có mức thu nhập quốc dân trung bình, vậy nên nguồn vốn đầu tư vào các máy móc hiện đại còn hạn chế Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thiếu thốn, chưa phát triển

Ngoại thương kém phát triển, thường là nhập siêu Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng nguyên liệu và sơ chế Ngoại thương là những hoạt động buôn bán, trao đổi trên thị trường giữa các quốc gia theo nguyên tắc ngang giá.Ngoài việc trao đổi hàng hóa, Ngoại thương còn bao gồm việc giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm và lưu giữ nét đẹp của các quốc gia, dân tộc đối với bạn bè quốc tế Ngoại thương kém phát triển đồng nghĩa với việc sự trao đổi hàng hóa với các nước khác bị hạn chế, quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa bị trì trệ, khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài Nhập siêu là khái niệm dùng

để mô tả tình trạng kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong một thời gian nhất định Việc đó có thể gây nên một số ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước

Tại các nước đang phát triển, dân số tăng nhanh 2,1% /năm, chiếm ¾ dân

số thế giới, mật độ dân số cao Trình độ văn hóa, giáo dục và dân trí còn thấp:

tỷ lệ người lớn biết viết, biết đọc chỉ đạt 55% Việc dân số tăng nhanh mang nhiều hạn chế hơn là lợi ích mà nó mang lại Tại các nước đang phát triển, gia tăng dân số là một vấn đề lớn, chính phủ phải thực hiện những biện pháp mạnh tay để kìm hãm sự gia tăng dân số một cách chóng mặt như vậy Gia tăng dân số xuất phát từ những tư tưởng lạc hậu, trọng nam khinh nữ, phải đẻ được con trai nối dõi tông đường, Những đứa trẻ được sinh ra không được

Trang 8

quan tâm đúng mực, gia đình không đủ điều kiện cho con em tham gia học tập làm cho trình độ văn hóa, giáo dục của quốc gia bị hạ thấp

Nhân dân có sức khỏe thấp, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao ( khoảng 50%) Tuổi thọ bình quân đầu người thấp Tại những nước đang phát triển, thu nhập người dân ở mức trung bình, do đó mức sống của mỗi người dân còn chưa cao, vấn đề sức khỏe hay chế độ dinh dưỡng chưa thực sự được chú trọng Ở một số vùng hẻo lánh, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng đạt ngưỡng rất cao

2 Tác động các đặc trưng cơ bản của những nước đang phát triển đến

sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước này.

Những đặc trưng cơ bản nêu trên của nhóm nước đang phát triển tác động mạnh mẽ đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trường kinh tế được hiểu là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập quốc dân tính theo đầu người trong một khoảng thời gian nhất định Nếu như sản lượng hàng hóa và dịch vụ tăng của một quốc gia mà tăng lên, thì quốc gia đó được coi là tăng trưởng kinh tế Bản chất là sự thay đổi về lượng của nền kinh tế

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế , song phụ thuộc vào năm yếu tố cơ bản sau : Vốn, chất lượng nguồn nhân lực, kỹ thuật và công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị Trong đó chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Thuật ngữ phát triển kinh tế có nhiều cách định nghĩa khác nhau Theo định nghĩa của ngân hàng thế giới ( WB), phát triển kinh tế là sự tăng bền vững các tiêu chuẩn sống bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường Hiện nay người ta định nghĩa khái quát như sau : Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự tiến bộ của cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống Phát triển kinh tế là một phạm trù bao gồm ba nội dung cơ bản : Tăng tổng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân theo đầu người trong một thời kỳ nào đó ; sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo

Trang 9

hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; người dân phải được hưởng mọi thành quả của tăng trưởng kinh tế Phát triển kinh tế phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản sau : Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng

Nguồn nhân lực là một phần của lực lượng lao động được cho là yếu tố quan trọng nhất trong xây dựng một nền kinh tế phát triển vững mạnh Theo

tư tưởng Hồ Chí Minh, con người là động lực bên trong quan trọng nhất của quốc gia trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa Các nước đang phát triển có đặc điểm nguồn nhân lực với nhiều đặc thù, trong đó đặc trưng nhất là dân số tập trung sống ở nông thôn,dân số tăng nhanh, mật độ dân số cao và người dân có sức khỏe thấp Điều đó đã có những tác động khá tiêu cực đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước đang phát triển

Hầu hết các nước đang phát triển đều là những nước có nền kinh tế nông nghiệp Bởi vậy dân số đa số tập trung tại nông thôn đã vô tình làm ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế Một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ cho phép khai thác tốt nguồn lực của đất nước, khả năng mỗi vùng , mỗi thành phần kinh tế, do đó tạo nên sự tăng trưởng nhanh và bền vững Đối với những nước thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì việc giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ là yếu tố cơ bản nhất, cần được thực hiện đầu tiên Việc tập trung dân số tại nông thôn dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực tại các khu công nghiệp, tăng tỷ trọng sản phẩm ngành nông nghiệp, đi ngược lại với hướng phát triển kinh tế của quốc gia

Dân số tăng nhanh, mật độ dân số cao sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh

tế, văn hóa, xã hội, môi trường Tốc độ phát triển dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế làm kìm hãm quá trình phát triển kinh tế, sử dụng nguồn nhân lực lãng phí, kém hiệu quả Về xã hội, gây sức ép lên các vấn đề như y

tế, giáo dục, nhà ở, Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội

Trang 10

Người dân không được tiếp xúc với y tế làm giảm sút sức khỏe cũng chính là giảm sút chất lượng lao động và năng suất lao động Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao càng thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững Việc người dân không được tiếp xúc nhiều với giáo dục sẽ gây ra những hậu quả nặng nề bởi con người là nguồn lực chính để phát triển kinh tế, một đất nước có những con người yếu kém thì không thể là một đất nước vững mạnh Dân số tăng nhanh còn ảnh hưởng xấu đến điều kiện môi trường, gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường Bên cạnh những ảnh hưởng xấu của việc gia tăng dân số thì nó cũng mang lại những lợi ích Dân

số tăng nhanh đồng nghĩa với việc quốc gia có thêm nguồn nhân lực, góp phần vào tăng năng suất lao động, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân về y tế, chữa bệnh, chăm sóc con cái, giáo dục, cải thiện đời sống

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào khối lượng vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn Thiếu vốn là một đặc điểm thường thấy ở những nhóm nước có thu nhập thấp hoặc trung bình Nó có thể dẫn đến sự trì trệ tăng trưởng kinh tế vì quốc gia không có đủ những nguồn lực cần thiết để mở rộng, phát triển Việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã và đang là một bài toán khó đối với những nước đang phát triển

Kỹ thuật và công nghệ hiện đại là một phần của lực lượng lao động cho phép tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu Nó là nhân tố quyết định nâng cao năng suất lao động, do đó tích lũy đầu tư lớn nhờ đó tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Các nước đang phát triển thiếu đi những công nghệ hiện đại, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ Từ vấn đề thiếu vốn đầu tư sẽ dẫn đến việc còn tồn tại những công nghệ lạc hậu, kém năng suất đặc biệt tại những doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc sử dụng những công nghệ

cũ khiến cho doanh nghiệp không đạt được mức độ hoàn thiện cao nhất, tốn nhiều chi phí trong sản xuất, giảm năng suất lao động,

Ngày đăng: 23/06/2024, 18:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w