1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích vai trò của phân tích tài chính tới tăng trường kinh tế. chứng minh vai trò đó ở việt nam trong 20 năm qua

22 354 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 211 KB

Nội dung

Khái niệm Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một hệthống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin kháctr

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 2

A Cở sở lý luận chung về tăng trưởng kinh tế 2

1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 2

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế 2

B Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính 3

1 Khái niệm, đối tượng phân tích tài chính 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Đối tượng của phân tích tài chính 4

2 Tổ chức công tác phân tích tài chính 5

3 Các loại hình phân tích tài chính 5

3.1 Căn cứ theo thời điểm kinh doanh 5

3.2 Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo 6

3.3 Căn cứ theo nội dung phân tích 6

4 Phương pháp phân tích tài chính 7

4.1 Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính 7

4.2 Phương pháp phân tích tài chính 8

PHẦN II: VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THỰC TẾ Ở VIỆT NAM TRONG 20 NĂM QUA 10

1 Vai trò của tài chính tới tăng trưởng kinh tế 10

1.1 Tài chính có vai trò quan trọng trong việc huy động và cung cấp các nguồn lực tài chính phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội 10

1.2 Tài chính là công cụ trọng yếu để điều hành vĩ mô của nhà nước 10

2 Vai trò của phân tích tài chính tới tăng trưởng kinh tế 12

3 Vai trò của phân tích tài chính tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 20 năm qua13 3.1 Bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua 13

3.2 Vai trò của phân tích tài chính tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam thể hiện qua sự phát triển của một số lĩnh vực 15

3.2.1 Sự phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam 15

3.2.2 Chính sách tỷ giá, lãi suất và lạm phát tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế 17

3.2.3 Sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam 18

KẾT LUẬN 21

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Tài chính – một lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, có vai trò trong việc ổn định vàtăng trường kinh tế Các đặc điểm, quy mô, tính chất của tài chính ngày nay đã khác rất nhiều

so với hơn chục năm về trước Đặc biệt, khi nền kinh tế thế giới năm 2012 được dự báo là sẽ

u ám, thậm chí tồi tệ hơn rất nhiều so với năm 2011 Hai điểm nhấn quan trọng nhất là sự sụtgiảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, nhất là của các trung tâm tăng trưởng (Mỹ, EU,Nhật, Trung Quốc) và sự bất ổn gia tăng, có khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ và chiếntranh thương mại (thậm chí nguy cơ suy thoái kép)

Bên cạnh đó, do độ mở cửa cao, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động tiêucực từ xu hướng nói trên của kinh tế thế giới Các năm trước, trong một bối cảnh quốc tế nhưnhau, các chỉ số kinh tế cơ bản của Việt Nam (tăng trưởng, lạm phát, giá trị đồng tiền, nợ…)

đã kém hơn so với nhiều nền kinh tế khác Khả năng này có thể lại diễn ra trong năm 2012,thậm chí ở cấp độ gay gắt hơn vì nền kinh tế đang khó khăn, thực lực lại bị yếu đi hơn nhiều

so với những năm trước

Do đó yêu cầu nhìn nhận và tìm hiểu sâu thêm về tài chính trong giai đoạn hiện nay làrất cần thiết Chính vì vậy, việc phân tích tài chính sẽ trở nên quan trọng hơn lúc nào hết vìbất cứ ngành nghề nào trong nền kinh tế cũng đòi hỏi phải có sự tham gia của phân tích tàichính

Với tầm quan trọng của việc phân tích tài chính như vậy, em đã hoàn thành đề tài:

“Phân tích vai trò của phân tích tài chính tới tăng trường kinh tế Chứng minh vai trò đó ở Việt Nam trong 20 năm qua.” Với vốn kiến thức còn nhiều hạn hẹp bài viết của em chắc

chắn còn nhiều yếu kém và thiếu sót Em kính mong được sự xem xét giúp đỡ của thầy để cóthể hoàn thiện đề án của mình

Trang 3

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

A Cở sở lý luận chung về tăng trưởng kinh tế

1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổngsản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân

đầu người (Per Capita Income, PCI).

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm

trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất,tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tàichính)

Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của

tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời giannhất định (thường là một năm) Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộngvới thu nhập ròng

Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số Tổngthu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầungười trong một thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng củanền kinh tế Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc

dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèokhổ

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế

Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đangphát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phảiđược đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực,nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cáchphối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng

a Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷluật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế Hầu hết các yếu

tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưngnguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyênvật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động

có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt

Trang 4

b Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, nhữngtài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước.Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiênnhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàndựa vào đó Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sởhữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao.Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuấtcác sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứhai trên thế giới về quy mô.

c Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người laođộng được sử dụng những máy móc, thiết bị nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) vàtạo ra sản lượng cao hay thấp Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêudùng cho tương lai Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia

có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững Tuy nhiên,

tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định

xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển Tư bản cố định xã hộithường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suấttăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đườnggiao thông, mạng lưới điện quốc gia ), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi

d Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế là quá trình khôngngừng thay đổi công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động

và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn Côngnghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,công nghệ vật liệu mới có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sảnxuất Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu; côngnghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổimới" - sự duy trì cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiềnmột cách xứng đáng

B Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính

1 Khái niệm, đối tượng phân tích tài chính

1.1 Khái niệm

Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một hệthống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin kháctrong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính xác, đúng đắn về tình hình tàichính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro

có thể xảy ra trong tương lai để đưa các quyết định xử lý phù hợp tuỳ theo mục tiêu theo đuổi

Trang 5

1.2 Đối tượng của phân tích tài chính

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có các hoạt động traođổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tài chính và vật chất Chính vì vậy,bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào các mối quan hệ tài chính đa dạng và phứctạp Các quan hệ tài chính đó có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau:

Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước Quan hệ này biểu hiện

trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách Nhànước với các doanh nghiệp thông qua các hình thức:

- Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách theo luật định

- Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp (DNNN) hoặc tham gia với tưcách người góp vốn (Trong các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp)

Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và các tổ chức

tài chính Thể hiện cụ thể trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn cho nhucầu kinh doanh:

- Trên thị trường tiền tệ đề cập đến việc doanh nghiệp quan hệ với các ngân hàng, vaycác khoản ngắn hạn, trả lãi và gốc khi đến hạn

- Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp huy động các nguồn vốn dài hạn bằng cáchphát hành các loại chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu) cũng như việc trả các khoản lãi, hoặcdoanh nghiệp gửi các khoản vốn nhàn rỗi vào ngân hàng hay mua chứng khoán của các doanhnghiệp khác

Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác huy động các

yếu tố đầu vào (Thị trường hàng hoá, dịch vụ lao động ) và các quan hệ để thực hiện tiêu thụsản phẩm ở thị trường đầu ra (Với các đại lý, các cơ quan xuất nhập khẩu, thương mại )

Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp Đó là các khía cạnh

tài chính liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và chính sách tài chính cuả doanh nghiệpnhư vấn đề cơ cấu tài chính, chính sách tái đầu tư, chính sách lợi tức cổ phần, sử dụng ngânquỹ nội bộ doanh nghiệp Trong mối quan hệ quản lý hiện nay, hoạt động tài chính của cácDNNN có quan hệ chặt chẽ với hoạt động tài chính của cơ quan chủ quản là Tổng Công Ty.Mối quan hệ đó được thể hiện trong các quy định về tài chính như:

- Doanh nghiệp nhận và có trách nhiệm bảo toàn vốn của Nhà nước do Tổng Cty giao

- Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp một phần quỹ khấu hao cơ bản và trích mộtphần lợi nhuận sau thuế vào quỹ tập trung của Tổng Công Ty theo quy chế tài chính của TổngCông Ty và với những điều kiện nhất định

- Doanh nghiệp cho Tổng Công Ty vay quỹ khấu hao cơ bản và chịu sự điều hoà vốntrong Tổng Công Ty theo những điều kiện ghi trong điều lệ của tổng Công ty

Trang 6

Như vậy, đối tượng của phân tích tài chính, về thực chất là các mối quan hệ kinh tếphát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dưới các hình thức có liênquan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2 Tổ chức công tác phân tích tài chính

Quá trình tổ chức công tác phân tích tài chính được tiến hành tuỳ theo loại hình tổchức kinh doanh ở các doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp, đáp ứng nhu cầu thông tincho quá trình lập kế hoạch, công tác kiểm tra và ra quyết định Công tác tổ chức phân tíchphải làm sao thoả mãn cao nhất cho nhu cầu thông tin của từng loại hình quản trị khác nhau

- Công tác phân tích tài chính có thể nằm ở một bộ phận riêng biệt đặt dưới quyềnkiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và làm tham mưu cho giám đốc Theo hình thức này thìquá trình phân tích được thể hiện toàn bộ nội dung của hoạt động kinh doanh Kết quả phântích sẽ cung cấp thông tin thường xuyên cho lãnh đạo trong doanh nghiệp Trên cơ sở này cácthông tin qua phân tích được truyền từ trên xuống dưới theo chức năng quản lý và quá trìnhgiám sát, kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh, chấn chỉnh đối với từng bộ phận của doanh nghiệptheo cơ cấu từ ban giám đốc đến các phòng ban

- Công tác phân tích tài chính được thực hiện ở nhiều bộ phận riêng biệt theo cácchức năng của quản lý nhằm cung cấp thông tin và thoả mãn thông tin cho các bộ phận củaquản lý được phân quyền, cụ thể:

+ Đối với bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về chi phí, bộ phậnnày sẽ tổ chức thực hiện thu nhập thông tin và tiến hành phân tích tình hình biến động chi phí,giữa thực hiện so với định mức nhằm phát hiện chênh lệch chi phí cả về hai mặt động lượng

và giá để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp

+ Đối với bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về doanh thu (Thườnggọi là trung tâm kinh doanh), là bộ phận kinh doanh riêng biệt theo địa điểm hoặc một số sảnphẩm nhóm hàng riêng biệt, do đó họ có quyền với bộ phạn cấp dưới là bộ phận chi phí ứngvới bộ phận này thường là trưởng phòng kinh doanh, hoặc giám đốc kinh doanh tuỳ theodoanh nghiệp Bộ phận này sẽ tiến hành thu nhập thông tin, tiến hành phân tích báo cáo thunhập, đánh giá mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận làm cơ sở để đánh giá hoàn vốntrong kinh doanh và phân tích báo cáo nội bộ

3 Các loại hình phân tích tài chính

3.1 Căn cứ theo thời điểm kinh doanh

Căn cứ theo thời điểm kinh doanh thì phân tích chia làm 3 hình thức:

- Phân tích trước khi kinh doanh

- Phân tích trong kinh doanh

- Phân tích sau khi kinh doanh

Trang 7

a Phân tích trước khi kinh doanh.

Phân tích trước khi kinh doanh còn gọi là phân tích tương lai, nhằm dự báo, dự toáncho các mục tiêu trong tương lai

b Phân tích trong quá trình kinh doanh

Phân tích trong quá trình kinh doanh còn gọi là phân tích hiện tại (hay tác nghiệp) làquá trình phân tích diễn ra cùng quá trình kinh doanh Hình thức này rất thích hợp cho chứcnăng kiểm tra thường xuyên nhằm điều chỉnh, chấn chỉnh những sai lệch lớn giữa kết quảthực hiện với mục tiêu đề ra

c Phân tích sau kinh doanh

Là phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh (hay phân tích quá khứ) Quá trìnhnày nhằm định kỳ đánh giá kết quả giữa thực hiện so với kế hoạch hoặc định mức đề ra Từkết quả phân tích cho ta nhận rõ tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu đề ra và làm căn

cứ để xây dựng kế hoạch tiếp theo

3.2 Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo

Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo, phân tích được chia làm phân tích thường xuyên

và phân tích định kỳ

a Phân tích thường xuyên

Phân tích thường xuyên được đặt ra ngay trong quá trình kinh doanh Kết quả phântích giúp phát hiện ngay ra sai lệch, giúp doanh nghiệp đưa ra được các diều chỉnh kịp thời vàthường xuyên trong quá trình hoạt động kinh doanh Tuy nhiên biện pháp này thường côngphu và tốn kém

b Phân tích định kỳ

Được đặt ra sau mỗi chu kỳ kinh doanh khi cáo báo cáo đã đựoc thành lập Phân tíchđịnh kỳ là phân tích sau quá trình kinh doanh, vì vậy kết quả phân tích nhằm đánh giá tìnhhình thực hiện, kết quả hoạt động kinh doanh của từng kỳ và là cơ sở cho xây dựng kế hoạchkinh doanh kỳ sau

3.3 Căn cứ theo nội dung phân tích

a Phân tích chỉ tiêu tổng hợp

Phân tích theo chỉ tiêu tổng hợp là việc tổng kết tất cả các kết quả phân tích để đưa ramột số chỉ tiêu tổng hợp nhằm đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong mốiquan hệ nhân quả giữa chúng cũng như dưới tác động Của các yếu tố thuộc môi trường

VD: - Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả khối lượng, chất lượng sx kinh doanh

- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả doanh thu và lợi nhuận

Trang 8

4 Phương pháp phân tích tài chính

4.1 Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính

a Thu nhập thông tin

Phân tích hoạt động tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải vàthuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,phục vụ cho quá trình dự đoán, đánh giá, lập kế hoạch Nó bao gồm với những thông tin nội

bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác, nhữngthông tin về số lượng và giá trị Trong đó các thông tin kế toán là quan trọng nhất, đượcphản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là những nguồn thông tin đặcbiệt quan trọng Do vậy, phân tích hoạt động tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tàichính doanh nghiệp

b Xử lý thông tin

Giai đoạn tiếp theo của phân tích hoạt động tài chính là quá trình xử lý thông tin đãthu thập Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụngkhác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thôngtin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác địnhnguyên nhân của các kết quả đã đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định

c Dự đoán và ra quyết định

Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết đểngười sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định hoạt động kinh doanh Đốivới chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tớimục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận, tối đahoá doanh thu Đối với cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về tàitrợ đầu tư, đối với cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp

d Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính

Các thông tin cơ sở được dùng để phân tích hoạt động Tài chính trong các doanhnghiệp nói chung là các báo cáo tài chính, bao gồm:

Trang 9

Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo tài chính, mô tả tình trạng tài chính của doanh

nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Nó được thành lập từ 2 phần: Tài sản và nguồnvốn

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh

một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán, dưới hình tháitiền tệ Nội dung của báo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhưng phải phản ánhđược 4 nội dung cơ bản là: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp, lãi, lỗ Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất vềphương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động kinhdoanh đó đem lại lợi nhuận hay lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềmnăng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp

4.2 Phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện phápnhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài,các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằmđánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực

tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau

a Phương pháp so sánh

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thayđổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi nhưthế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanhnghiệp

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình hình tàichính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với doanhnghiệp cùng ngành

- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo cáo vàqua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh

- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số tươngđối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp

Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:

- Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”

Trang 10

- Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh (hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảmbảo tính chất có thể so sánh được với nhau Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về nộidung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán.

b Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chínhtrong các quan hệ tài chính Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được cácngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở sosánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu

Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càngđược bổ sung và hoàn thiện hơn Vì:

- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở

để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp haymột nhóm doanh nghiệp

- Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toánhàng loạt các tỷ lệ

- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phântích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn

c Phương pháp Dupont

Dupont là tên của một nhà quản trị tài chính người Pháp tham gia kinh doanh ởMỹ.Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diệnchi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn Từ việc phân tích:

Dupont đã khái quát hoá và trình bày chỉ số ROI một cách rõ ràng, nó giúp cho cácnhà quản trị tài chính có một bức tranh tổng hợp để có thể đưa ra các quyết định tài chính hữuhiệu

Trang 11

PHẦN II: VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THỰC TẾ Ở VIỆT NAM TRONG 20 NĂM QUA

1 Vai trò của tài chính tới tăng trưởng kinh tế

Trong các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như đã đề cập trong phần I thìviệc dân số gia tăng, diện tích đất đai và nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, rốt cuộc sẽ hạnchế sự tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên đã không còn quan trọng ởnhiều nước thu nhập cao Ví dụ ở Anh, giá trị đất đai và khoáng sản đã từng chiếm tới 60%tổng tài sản hữu hình năm 1688 nhưng chỉ còn chiếm 15% năm 1977 Trên thực tế, tài nguyênthiên nhiên không quyết định sự thịnh vượng Năm 1870, Úc – một quốc gia giàu tài nguyên,

có thu nhập đầu người gấp đôi so với Thuỵ Sỹ - một nước nghèo tài nguyên, đến nay thu nhậptính theo đầu người của Thuỵ Sỹ vượt hơn một lần rưỡi so với Úc Trong 3 thập kỷ qua, HồngKong, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore nằm trong số những nước có tốc độ tăng trưởng thunhập theo đầu người cao nhất thế giới, mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ khá nghèonàn Khác biệt lớn nhất giữa những nước giàu và nghèo là hiệu quả sử dụng nguồn lực củamỗi nước Đóng góp của hệ thống tài chính cho sự tăng trưởng chính là khả năng tăng cườnghiệu quả Cụ thể như sau:

1.1 Tài chính có vai trò quan trọng trong việc huy động và cung cấp các nguồn lực tài chính phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội

Bất kỳ nền kinh tế nào cũng có nhu cầu về nguồn lực tài chính cho sự phát triển củanền kinh tế thị trường lại càng đòi hỏi một nguồn lực tài chính lớn liên tục… do sự năng độngcủa các chủ thể kinh tế trong xã hội Hoạt động của thị trường tài chính là huy động và tíchluỹ các nguồn lực tài chính nhàn rỗi, nhỏ lẻ và phân tán thành nguồn tài chính to lớn tài trợkịp thời cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội Trên bình diện vĩ mô thị trường tài chínhvận động không ngừng thúc đẩy nhanh quá trình vận động của tiền (T- H - T' - H') từ đó thúcđẩy sự phát triển của nền kinh tế Sự hoạt động của thị trường tài chính là sự tuân thủ các quytắc quy định nhằm tối ưu hoá những lợi thế hạn chế những rối loạn nền kinh tế Khi một nềnkinh tế ổn định người dân, người dân có xu hướng đầu tư chứng khoán tiét kiệm của mình vàothị trường tài chính để có được một khoản thu nhập ổn định Do đó nhu cầu cần tiêu dùng củangười dân sẽ bị ảnh hưởng cụ thể là nhu cầu về tiêu dùng cao cấp sẽ bị hạn chế rất nhiều.Hoạt động của thị trường tài chính đã đưa được nguồn tài chính từ dạng tích trữ không sinhlời sang nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội đồng thời gián tiếp khuyến khíchtiết kiệm của nhân dân

1.2 Tài chính là công cụ trọng yếu để điều hành vĩ mô của nhà nước

Trong kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh tế diễn ra trên thị trường tuân theonhững qui luật kinh tế khách quan Tuy nhiên, nền kinh tế cũng chứa đựng hàng loạt cáckhuyết tật mà bản thân nó không thể tự giải quyết Chính vì vậy, nhà nước vẫn cần có sự can

Ngày đăng: 11/11/2014, 22:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w