Nhân cách là một cấu tạo tam lý mới được hình thành và phát triển trong quá trình sống, hoạt động và giao tiếp của mỗi người.. Trong quá trình hình thành, nhân cách bị chi phối bởi nhiều
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……… 2
NỘI DUNG……… 3
I/ KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH……… 3
II/ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH……….4
1 Di truyền……… 4
2 Hoàn cảnh sống……….…………5
3 Nhân tố giáo dục……… 6
4 Nhân tố hoạt động……… 8
5 Nhân tố giao tiếp……… ….9
III/ LIÊN HỆ BẢN THÂN……… ……… 9
KẾT LUẬN……… ….10
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Theo quan điểm tâm lý học macxit, không phải con người sinh ra đã
có sẵn nhân cách và cũng không phải nó được bộc lộ dần dần từ các bản năng nguyên thủy Nhân cách là một cấu tạo tam lý mới được hình thành và phát triển trong quá trình sống, hoạt động và giao tiếp của mỗi người Như V.I.Lênin đã khẳng định: “ Cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm
lý, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên” Nhà tâm lý học nổi tiếng
A.N.Leonchiep cũng chỉ ra rằng: “Nhân cách cụ thể là nhân cách con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hóa xã hội do các thế hệ trước tạo ra, các quan hệ mà nó gắn bó” Trong quá trình hình thành, nhân cách bị chi phối bởi nhiều yếu tố : di truyền, hoàn cảnh sống, hoạt động, giáo dục, giao tiếp
Và để hiểu rõ hơn các yếu tố này ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển nhân cách như thế nào, em xin chọn đề tài: “Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách cá nhân” Trong qúa
trình độ kiến thức còn hạn hẹp nên bài làm còn có nhiều sai xót, kính mong thầy, cô sửa chữa để bài làm được tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3NỘI DUNG
I/ KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH.
Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định, là chỉ thể của các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức
và giao tiếp thì chúng ta nói đến nhân cách của họ
Chúng ta chỉ có thể nói đến con người như là một nhân cách, bắt đầu
từ một thời kì nào đó trong quá trình phát triển của nó Chẳng hạn, không ai nói nhân cách của một đứa trẻ hai tuổi Nói cách khác không phải mọi cá thể người, với cá tính của mình đều là nhân cách cả Theo quan điểm của nhà
tâm lý học người Nga A.N.Leonchev, nhân cách không phải được sinh ra mà
là được hình thành
Hiện nay, có nhiền định nghĩa khác nhau nhưng cách thường được
xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới
xung quanh và đối với bản thân mình Quan hệ của con người đối với thế
giới xung quanh được biểu hiện trong niềm tin của họ, trong thế giới khách quan, trong thái độ của họ đối với những người khác nhưng chủ yếu nhất là trong hoạt động và giao tiếp của họ
Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở
bản sắc và giá trị xã hội ở người ấy
Các nhà tâm lý học cho rằng khái niệm nhân cách là một phạm trù xã hội,
có bản chất xã hội – lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử của xã hội được chuyển vào mỗi con người
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về nhân cách,nhưng ta có thể định nghĩa
về nhân cách như sau: Nhân cách là những tổ hợp, những đặc điểm, những thuộc
Trang 4tính tâm lý của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người Hay nói cách khác nhân cách được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình
II/ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.
1 Di truyền
Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh
và các cơ quan cảm giác, vận động Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo, chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và các chức năng của các giác quan và não Những đặc điểm của hệ thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể Tuy nhiên không thể quyết định về vai trò của di truyền trong sự hình thành, phát triển tâm lý nhân cách
Bất cứ một chức năng tâm lý nào mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được phát hiện trong hoạt động của bản thân cá nhân đó và trong điều kiện của xã hội loài người
Để nhận thức đúng vai trò của bẩm sinh – di truyền trong sự phát triển tâm lý nhân cách ta cần phải thừa nhận một thực tế là mọi cơ thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình Hơn thế, hoạt động tâm lý của con người lại có khả năng bù trừ Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn phát triển lứa tuổi và đối với từng hoạt động cụ thể
là khác nhau
Ví dụ: tai âm nhạc của Moza, mắt hội họa của Raphaen sẽ không tự phát triển khả năng tiềm tàng của nó một khi thiếu môi trường, nhu cầu và sự rèn luyện; nều một đứa trẻ ngay từ bé đã là một thần đồng toán học nhưng khi lớn lên đứa bé đó không chịu rèn luyện, tiếp thu kiến thức thì khả năng của đứa bé
đó sẽ bị mất đi
Trang 5Tóm lại bẩm sinh – di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành, phát triển tâm lý nhân cách Nó đóng vai trò tiền đề vật chất cho sự hình thành
và phát triển nhân cách, nó làm cho quá trình hình thành nhân cách diễn ra chậm chạp hay nhanh chóng, thuận lợi hay khó khăn Tuy nhiên nhân tố này không quyết định chiều hướng và nội dung của sự phát triển nhân cách
2 Hoàn cảnh sống.
Hoàn cảnh sống là tất cả những điều kiện bên ngoài , trong đó có điều kiện tự nhiên (đất đai, rừng núi, khí hậu sông ngòi), xã hội ( chế độ kinh tế -chính trị - văn hóa, pháp luật, đạo đức…) có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con người
a Hoàn cảnh tự nhiên.
Mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định có cái độc đáo của hoàn cảnh địa lý: ruộng đồng và khoáng sản, núi và sông, trời và biển, mua và gió, hoa cỏ và âm thanh…Những điều kiện ấy quy định đặc điểm của các dạng, các nghành sản xuất, đặc tính nghề nghiệp và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật qua dó quy định giá trị vật chất và tinh thần ở mức dộ nhất định Cho nên có thể nói răng tâm lý dân tộc mang dấu ấn hoàn cảnh tự nhiên thông qua khâu trung gian là phương thức sống
Xét cho cùng nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện và hoàn cảnh sống tự nhiên Một số nét tâm lý nào đó của bản địa, của nghề nghiệp cũng có thể hiểu theo logic ấy Nhân cách như là một thành viên của xã hội, chịu ảnh hưởng của tự nhiên thông qua giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của địa phương, của nghề nghiệp, những cái vốn có liên hệ với điều kiện
tự nhiên ấy và qua phương thức sống của chính bản thân nó
Một số nhà tâm lý hiện đại cho rằng, hoàn cảnh tự nhiên không giữ vai trò quan trọng và quyết định trong sự phát triển tâm lý nhân cách Khác với quan điểm trên, một số tác giả của tâm lý học phương Tây lại đề cao vai trò của điều
Trang 6kiện hoàn cảnh sống tự nhiên Họ đã giải thích nguyên nhân một số thói xấu hay đức tính cao quý của dân tộc này hay dân tộc khác bằng hoàn cảnh địa lý
Ví dụ: những dân tộc ở vùng sâu, vùng xa thường có suy nghĩ cổ hủ, lạc hậu còn những người sống ở thành phố họ tiếp thu được những văn hóa nên sẽ suy nghĩ thoáng hơn
b Hoàn cảnh xã hội
Trước hết ta cần nhận thức ảnh hưởng của xã hội đối với sự phát triển tâm
lý nhân cách Rõ ràng là không có sự tiếp xúc với con người thì cá thể lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật, nó không thể trở thành một con người, một nhân cách Nhân cách chính lá sản phẩm của xã hội Như thế có nghĩa là đứa trẻ muốn trở thành nhân cách cần phải có sự tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại
Quan hệ sản xuất quy định nội dung của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân cách Tâm lý nhân cách phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp luật Vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích cực của nó ở mức độ này tới mức độ khác trong vai trò xã hội Nhu cầu, hứng thú, lý tưởng phụ thuộc không ít vào vai trò
ấy Trong tất cả những mối quan hệ được nêu ở trên, nhân cách không chỉ là một khách thể mà còn là một chủ thể Cá nhân là một tồn tại có ý thức, nó có thể lựa chọn phương thức sống của mình và do đó nó lựa chọn những phản ứng khác nhau trước tác động của hoàn cảnh xã hội
3 Nhân tố giáo dục
Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục hiện đại thì giaos dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định
Trang 7Giáo dục là sự tác động có mục đích, kế hoạch, biện pháp, và hệ thống lên đời sống tinh thần của con người để hình thành ở họ những phẩm chất mà nhà giáo dục mong muốn
Vai trò của giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách bởi vì:
Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành, phát triển nhân cách và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo chiều hướng đó Vì giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội
Giáo dục có thể mang lại những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi trườn tự nhiên không mang lại được
Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người
Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tác động tự phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội
Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có mà thôi
Thực tế giáo dục cũng chứng minh rằng: sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của giáo dục Điều đó càng chứng tỏ được tầm quan trọng của giáo dục Giáo dục sẽ tạo nên sự phát triển nhân cách khi trong quá trình ấy, những sức mạnh của bản thân trẻ được thúc đẩy, khi nhu cầu, động cơ, hứng thú của trẻ được chú ý, khi giáo dục phù hợp với quy luật bên trong của sự phát triển cá nhân
Như vậy, giáo dục một mặt cung cấp cho con người tri thức, kỹ năng , kỹ xảo, mặt khác hình thành trong nhân cách những phẩm chất tâm lý theo yêu cầu
Trang 8của sự phát triển xã hội Sản phẩm văn hóa của loài người có thể biến thành tài sản tinh thần của nhân cách nhờ hoạt động dạy học và giáo dục
4 Nhân tố hoạt động.
Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ không có hiệu quả nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách Bởi vậy, hoạt động mới là nhân tố tác động quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển của nhân cách cá nhân Hoạt động của cá nhân nhằm để thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên hay nhu cầu
xã hội, vật chất hay tinh thần của đời sống riêng tư hay đời sống xã hội là những biểu hiện phong phú về tính tích cực của nhân cách
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định, với những công cụ nhất định Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành
Sự hình thành và phát triển nhân cách của mối người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kì nhất định Muốn hình thành nhân cách của con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác, nhất là vai trò của hoạt đông chủ đạo
Như vậy, khác với động vật, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức Hoạt động của con người được hình thành và phát triển cùng với
sự hình thành và phát triển ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thức Hoạt động của con người được thực hiện không chỉ trong mối quan hệ của con người với sự vật mà cả trong mối quan hệ với người khác
Trang 95 Yếu tố giao tiếp
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và của xã hội loài người Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người Sự phát triển cả một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất
cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp với họ Chính con người làm xuất hiện, duy trì, phát triển giao tiếp và trở thành sản phẩm của giao tiếp Nhờ giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội, đồng thời thong qua giao tiếp, con người đóng góp năng lực của mình vào kho tang chung của nhân loại
Ví dụ: Trong đời sống hàng ngày, nhờ có giao tiếp mà em có thể quen biết được với mọi người đồng thời hoàn thiện nhân cách của mình Nhờ có giao tiếp
mà em biết được mình còn thiếu xót những gì để từ đó bổ sung cho chính mình
III/ LIÊN HỆ BẢN THÂN
Từ việc hiểu biết về nhân cách, về vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, kết hợp với những kiến thức về thực tế đời sống,
xã hội, ta có thể lien hệ với bản thân và xác định phương hướng phát triển cho phù hợp
Chúng ta hôm nay phải sống trong một môi trường xã hội vô cùng năng động, trong một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có rất nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nhân cách Hoàn cảnh xã hội hiện nay rất cần những nhân cách có đủ đức và tài để đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh Vì thế một nhân cách hoàn thiện phải có đủ tài và đức Để đạt được điều ấy cần có sự tác động vào các yếu tố hình thành và phát triển nhân cách thích hợp
Khi đã có sự hiểu biết về vai trò của các yếu tố với nhân cách, ta có thể có những biện pháp để phát triển những mặt mạnh, kiềm chế những yếu tố không tốt thuộc về mặt bẩm sinh di truyền trong khả năng có thể Đồng thời ta cũng
Trang 10cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, tìm hiểu các kiến thức về xã hội
để xác định những yêu cầu chuẩn mực của thời đại mới, từ đó có sự rèn luyện bản thân theo hướng đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu đó
Tích cực giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người tạo mối quan hệ rộng lớn, thu thập nhiều kiến thức lịch sử - xã hội giúp nhân cách được phát triển toàn diện
KẾT LUẬN
Tóm lại, những yếu tố trên đều có ảnh hưởng đền sự hình thành và phát triển nhân cách nhưng mỗi yếu tố có vai trò và ảnh hưởng khác nhau đến nhân cách Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải tìm hiểu rõ hơn để tự hoàn thiện nhân cách của mình một cách có hiệu quả nhất
Trang 11DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Tâm lý học đại cương, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công An Nhân Dân
2 Giáo trình tâm lý học đại cương, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang, NXB Đại học Sư phạm
3 www.google.com.vn , www.giaoduconline.com