1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích và đầu tư chứng khoán đề tài phân tích công ty cổ phần tập đoàn nhựa đông á dag

40 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Nhựa Đông Á (DAG)
Tác giả Huỳnh Thị Hồng Như, Nguyễn Trọng Ánh, Đặng Thị Bích Mai, Nguyễn Thị Mai Huỳnh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hải, Trần Quang Vũ
Trường học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Phân tích và đầu tư chứng khoán
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 4,91 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH NGÀNH (10)
    • 1.1 Diễn biến thị trường trong nước và quốc tế (10)
      • 1.1.1 Trong nước (10)
      • 1.1.2 Quốc tế (11)
    • 1.2 Tình hình xuất nhập khẩu (12)
      • 1.2.1 Nhập khẩu (12)
      • 1.2.2 Nhập khẩu (13)
    • 1.3 Chính sách pháp luật ngành nhựa (14)
    • 1.4 Triển vọng phát triển của ngành nhựa (16)
      • 1.4.1 Thị trường xuất khẩu (16)
      • 1.4.2 Triển vọng phát triển trong hội nhập (17)
    • 1.5 Khó khăn, rủi ro, thách thức của ngành (17)
  • CHƯƠNG 2 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN (20)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG) (20)
      • 2.1.1 Lịch Sử Phát Triển (21)
      • 2.1.2 Lĩnh Vực Kinh Doanh (21)
      • 2.1.3 Cơ Cấu Tổ Chức (22)
      • 2.1.4 Thị Phần Công Ty Trên Thị Trường Việt Nam (23)
      • 2.1.5 Tầm Nhìn Và Sứ Mệnh (23)
    • 2.2 Phân tích chỉ số tài chính công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG) (23)
      • 2.2.1 Tỷ số thanh khoản (23)
      • 2.2.2 Tỷ số hiệu quả hoạt động (26)
      • 2.2.3 Tỷ số quản lý nợ (29)
      • 2.2.4 tỷ số tăng trưởng (0)
  • CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT0 (34)
    • 3.1 Đường kháng cự 1, 2. Hỗ trợ 1,2 (34)
    • 3.2 Bolinger band (34)
    • 3.3 Vùng quá mua, bán RSI (35)
    • 3.4 Phân tích dự báo đám mây (36)
  • CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (40)

Nội dung

CHƯƠNG 1PHÂN TÍCH NGÀNH1.1 Diễn biến thị trường trong nước và quốc tế1.1.1 Trong nước Nhựa đang là ngành công nghiệp có tốc độ tăng trường phát triển mạnh mẽ vàđa dạng hóa sản phẩm, đáp

PHÂN TÍCH NGÀNH

Diễn biến thị trường trong nước và quốc tế

Ngành nhựa Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 16% - 18%, đóng góp tích cực vào nền kinh tế Ngành này có tiềm năng lớn do thị trường rộng, nhu cầu ngày càng tăng và sự sử dụng phổ biến của sản phẩm nhựa trong mọi lĩnh vực của đời sống Với tốc độ phát triển nhanh, ngành nhựa được coi là một ngành năng động, dự đoán sẽ có nhiều cơ hội và xu hướng mới trong tương lai.

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), ngành nhựa Việt Nam hiện có tới 4.000 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, chiếm 99,8% số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Các sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện nay đã có mặt tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Nhật Bản, Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi, EU, Mỹ… Thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm nhựa của Việt Nam vào năm 2018 là Nhật Bản và Mỹ Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa trên thị trường Liên minh châu Âu cũng được đánh giá cao, đặc biệt là nhu cầu về ống nhựa khi DN Việt Nam có khả năng thâm nhập tốt và đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu trong những năm gần đây, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhựa Việt Nam được nâng cao, thị phần mặt hàng sản phẩm nhựa xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới tăng So với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam có một số lợi thế để tranh thủ sự dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng, như chính trị - xã hội ổn định, nguồn lao động trẻ dồi dào, tiềm năng thị trường gần 100 triệu dân với tầng lớp khá giả ngày càng tăng, Người Việt Nam có thói quen sử dụng nhiều đồ nhựa trong sinh hoạt, đặc biệt là bao bìa ni lông Tăng trưởng kinh tế ổn định (cao so với mức trung bình của thế giới) và thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng sẽ là động lực chính cho ngành nhựa Việt Nam Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết cũng là yếu tố tích cực giúp sản phẩm nhựa Việt Nam tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Điều đáng chú ý là trên thị trường này, sản phẩm nhựa Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá như các nước châu Á khác (thuế trung bình từ 8 - 30%) Do đó, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để DN nhựa Việt Nam tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới

HÌnh 1:Tỷ trọng xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu tại thị trường Việt Nam (triệu tấn)

Nghành nhựa là một trong những ngành có sự tăng trưởng ổn định trên toàn cầu, được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau Theo báo cáo ngành nhựa của tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Các thị trường tiêu thụ lớn nhất của ngành nhựa toàn cầu nằm ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, với tổng sản lượng tiêu thụ lên tới 80% sản lượng của thế giới.

Các loại nhựa phổ biến nhất trên thế giới có rất nhiều và được sử dụng tương ứng theo yêu cầu của nhiều ngành công nghiệp khác nhau Trong đó, polyethylene là loại nhựa được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới với sản lượng tiêu thụ chiếm khoảng 35% tổng sản lượng nhựa

Ngành công nghiệp nhựa trên toàn cầu đang trải qua những thay đổi đáng kể đặc biệt là do ảnh hưởng của các chính sách về bảo vệ môi trường và nhu cầu tăng cao của thị trường Các nhà sản xuất nhựa đang chuyển hướng sử dụng nguyên liệu hóa dẻo, nhựa sinh học hay nhựa thân thiện với môi trường Đồng thời tập trung vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm nhựa cao cấp

Hình 2:Nhu cầu nhựa trên thế giới giai đoạn 2018 - 2022

Tình hình xuất nhập khẩu

Nói riêng về cơ hội từ xuất khẩu, các doanh nghiệp ngành nhựa đang được đánh giá là có rất nhiều cơ hội, nhất là từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam –

EU (EVFTA) Theo Trung tâm WTO và hội nhập – Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ngành nhựa Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu sang EU nhờ có năng lực cạnh tranh tốt ở một số dòng sản phẩm như bao bì, đồ gia dụng và nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào công nghệ để đáp ứng yêu cầu của thị trường Ngoài ra, so với nhiều đối thủ cạnh tranh, nhựa Việt Nam có một số ưu thế như giá cả cạnh tranh hơn do có nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào, được hưởng thuế quan ưu đãi GSP của EU, khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu tái chế giá rẻ…Không chỉ xuất khẩu, với EVFTA, ngành nhựa Việt Nam còn được hưởng lợi cả về nhập khẩu từ thị trường EU Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là thành phẩm nhựa sang

EU và nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, bán thành phẩm nhựa từ EU để phục vụ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nhựa và các sản phẩm khác Ngày 01/01/2018, việc Trung Quốc cấm nhập khẩu nhựa tái chế đã mở ra cơ hội phát triển cho hoạt động xuất khẩu hạt nhựa nguyên liệu cho DAG vì các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải nhập hạt nhựa để làm nguyên liệu thay vì dùng phế liệu nhựa như trước Với thế mạnh sẵn có của mình, quý I/2018 kim ngạch xuất khẩu hạt nhựa của DAG Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của mình, DAG đã lên kế hoạch xây mới 20.000 m2 nhà xưởng bao gồm 08 dây chuyền sản xuất hạt nhựa nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cho mặt hàng này

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nguyên liệu nhựa vào Việt Nam đạt 388.415 tấn, trị giá gần 544,9 triệu USD trong tháng 9/2018 Các thị trường chính cung cấp nguyên liệu nhựa cho Việt Nam là: Hàn Quốc, Ả Rập Xê út, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Singaporre; trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu về kim ngạch, với 859,8 triệu USD, chiếm tới 19,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước Đáng chú ý, nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ thị trường Braxin và Canada trong 9 tháng đầu năm nay tuy kim ngạch không lớn lắm, nhưng so với cùng kỳ năm trước thì tăng rất mạnh, với mức tăng tương ứng 120% và 156%

Việt Nam chỉ cung ứng được lượng nguyên liệu nhựa PP trong nước chỉ đạt 100.000 - 150.000 tấn/năm, trong khi nhu cầu thực tế lên tới 1,2 triệu tấn/năm, chưa kể nhu cầu tăng trưởng 15%/năm Do đó, Việt Nam chỉ có thể đáp ứng 15-35% nhu cầu sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước, phần còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập khẩu khoảng 2,6 triệu tấn nguyên liệu nhựa với tổng kim ngạch 3,3 tỷ USD.Trong đó, Hàn Quốc là nước cung cấp nguyên liệu nhựa lớn nhất cho Việt Nam với

459.410 tấn, tương đương 612,53 triệu USD; chiếm 18,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu nhựa của cả nước

Do đó, đây là cơ hội vô cùng lớn nếu các doanh nghiệp có thể đầu tư sản xuất nhựa từ sản phẩm nhựa tái chế thay cho việc nhập khẩu Ngoài ra, với chủ trương hạn chế tiến tới việc cấm nhập khẩu nhựa phế liệu để tái chế từ sau ngày 31/12/2024 của Chính phủ Việt Nam, thị trường vẫn còn rộng mở cho các doanh nghiệp muốn rót vốn đầu tư vào lĩnh vực này Đối với DAG, việc tự sản xuất hạt nhựa tái sinh không chỉ giúp tập đoàn chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, mà còn là chìa khoá để tập đoàn nắm bắt cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU, Mỹ Liên minh Châu Âu (EU) trong những năm gần đây đang trở thành bạn hàng xuất khẩu nhựa lớn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng Có hiệu lực kể từ tháng 8/2020, Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích cho xuất khẩu các mặt hàng nhựa trong nhiều năm tới

Nhu cầu lớn, được hưởng lợi từ thuế quan, cơ hội để xuất khẩu sản phẩm nhựa sang thị trường EU đang rộng mở đối với các doanh nghiệp nhựa trong nước.Tuy nhiên, các quy định về nguồn gốc xuất xứ của EVFTA vẫn là rào cản đối với nhiều doanh nghiệp Bởi, như đã đề cập, nguồn nguyên liệu hạt nhựa tại Việt Nam vẫn chủ yếu là nhập khẩu Đối với một doanh nghiệp tự chủ được hạt nhựa đầu vào như DAG, đây hẳn là một cơ hội lớn để vươn lên dẫn đầu, chiếm lấy các cơ hội từ thị trường triệu dân.

Chính sách pháp luật ngành nhựa

Chính sách pháp luật về quản lý chất thải nhựa trong nền kinh tế tuần hoàn: phát triển kinh tế tuần hoàn là một xu hướng của pháp triển bền vững giúp đạt được cả hai mục tiêu, ứng phó với sự cạn kiệt của tài nguyên đầu vào và tình trạng ô nhiễm môi trường trong phát triển ở đầu ra Ở Việt Nam, nhu cầu thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn ngày càng trở nên cấp thiết do tài nguyên ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng Riêng ở hai thành phố lớn như Hồ Chí Minh đã đạt gần 80 tấn rác thải trên năm

Chính sách pháp luật về yêu cầu dừng sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần: Tổ chức cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP

Triển vọng phát triển của ngành nhựa

Sau đại dịch Covit-19, nhiều lĩnh vực đã dần có khởi sắc và sản xuất trở lại hoạt động bình thường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kết nối được với các bạn hàng nhờ vào việc kí kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do thế giới mới, tạo ra nhiều cơ hội thu hút nhiều nhà đầu tư không chỉ là các nước đối tác FTA mà còn có nhiều nước khác đầu tư sản xuất hàng hóa tại Việt Nam nhằm tận dụng các cơ hội của FTA Khối doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước thời gian gần đây đầu tư mạnh cho sản xuất nhựa đã tác động làm thúc đẩy nhanh tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu

Bên cạnh đó, ngành nhựa Việt Nam cũng đang được hưởng lợi từ các tập đoàn đa quốc gia do nhiều nước lớn bắt đầu các kế hoạch tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam được biết đến như một điểm đến ổn định và thuận tiện cho các nhà đầu tư Theo đó ngành nhựa Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển như:

 Đầu tư nước ngoài vào thị trường nhựa Việt Nam đang có xu hướng tăng giúp giảm chi phí đầu vào cho ngành nhựa

 Các sản phẩm nhựa kĩ thuật cao được dự kiến sẽ tăng do nhu cầu từ nhiều nước

 Các sản phẩm nhựa chất lượng cao, tái chế, thân thiện môi trường sẽ ngày càng được ưa chuộng.

Thị trường Xuất khẩu ngành nhựa phong phú, không quá phụ thuộc vào khu vực Đông Nam Á Thị trường xuất khẩu khá khác so với thị trường nhập khẩu nhờ các sản đa dạng mẫu mã Hiện tại các sản phẩm nhựa ở Việt Nam đã chinh phục được gần 150 nước, trong đó có cả những thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản, Hoa Kì Và không ngừng ở đó ngành nhựa Việt Nam vẫn tiếp tục không ngừng bức phá và chinh phục các thị trường mới.

Thị trường nhập khẩu nhựa đa phần từ các đối tác thương mại truyền thống của Việt Nam ở khu vực Đông Á như là ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, NhậtBản Đây là các nước có vị trí địa lý gần Việt Nam và đã có một hoặc nhiều FTA với chúng ta.

1.4.2 Triển vọng phát triển trong hội nhập:

Việt Nam không ngừng thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư, khiến quốc gia trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều ngành, bao gồm cả ngành nhựa Sự gia tăng đầu tư nước ngoài thúc đẩy sự cạnh tranh trong ngành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước áp dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.

Các Hiệp định thương mại tự do mới của Việt Nam một mặt giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và máy móc cho ngành nhựa, mặt khác tăng cường khả năng tiếp cận các thị trường mới cho các sản phẩm nhựa của Việt Nam.

Tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn sau đại dịch COVID-19 có thể sẽ khiến người tiêu dùng nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng các sản phẩm nhựa với giá cả phải chăng hơn và do đó nhựa của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn ở các thị trường này

Việt Nam cũng từng bước cải thiện năng lực sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa, một phần giảm phụ thuộc vào nhập khẩu Các doanh nghiệp trong nước đã nỗ lực hơn để tham gia vào ngành công nghiệp đầy tiềm năng này Ngành công nghiệp tái chế nhựa đang được khuyến khích đẩy mạnh với rất nhiều doanh nghiệp tham gia, dù chưa có con số thống kê chính xác về số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhựa tái chế, tuy nhiên, ước tính trong tương lai gần, lĩnh vực nhựa tái chế có thể đáp ứng khoảng 20-30% nguồn nguyên liệu sản xuất cho ngành nhựa.Với sự gia tăng đầu tư mạnh mẽ của doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp FDI, với thị trường xuất khẩu rộng mở, triển vọng cho sản phẩm nhựa và nguyên liệu nhựa sẽ sớm cán mốc 10 tỷ USD trong thời gian tới.

Khó khăn, rủi ro, thách thức của ngành

Ngành nhựa cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển khi ngành vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, những khó khăn được kể ra như sau:Ngành nhựa phải phụ thuộc vào nhập khẩu 80% nguyên liệu đầu vào để sản xuất,chịu sự tác động bất lợi về biến động giá nguyên liệu thế giới, gặp không ít rủi ro liên quan đến bảo vệ môi trường Tình trạng này dẫn đến các công ty nhựa phải duy trì tồn kho nguyên liệu lớn để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra xuyên suốt. Kéo theo chi phí nhân công tăng xuất hiện rủi ro tỷ giá

Thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, khó tính với nhiều yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã trong khi nhựa Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm chất lượng cao do công nghệ sản xuất vẫn còn nghèo nàn, chưa tự sản xuất được các dây chuyền, khuôn đúc phải phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu nên mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, phong phú.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam vẫn chưa chú trọng vào xây dựng thương hiệu, tìm kiếm đối tác, thị trường, chuyên nghiệp hóa trong các khâu chào hàng, bán hàng, hậu mãi… nên chưa tạo được quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác nhập khẩu.

Khách hàng từ các thị trường khó tính rất quan tâm đến các vấn đề xã hội như lao động (doanh nghiệp sản xuất nhựa có đảm bảo đầy đủ các quyền lợi của người lao động hay không), môi trường (các sản phẩm nhựa có thể tái chế, có thể phân hủy hay không, quy trình sản xuất có gây ô nhiễm môi trường không)… trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể chưa đảm bảo thật đầy đủ các yêu cầu này Ngành nhựa vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức Trong đó, thách thức sống còn là “rác thải nhựa” Nếu không giải quyết thỏa đáng thách thức này, sản phẩm nhựa sẽ bị xã hội xa lánh Thành viên Hiệp hội Nhựa cần đổi mới mạnh mẽ, trong đó yêu cầu trước tiên là công nghệ, đáp ứng tiêu chuẩn và xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn đối với ngành nhựa”.

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhựa trong bối cảnh khó khăn đã cho thấy, các sản phẩm nhựa của Việt Nam đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng, khẳng định vị trí quan trọng của ngành sản xuất nhựa trong tổng thể lĩnh vực sản xuất công nghiệp nói chung Tại thị trường nước ngoài, sản phẩm nhựa của Việt Nam đã được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao do công nghệ sản xuất một bộ phận lớn đã tiếp cận với trình độ hiện đại của thế giới Sản phẩm nhựa của Việt Nam đã được tiêu thụ ở cả những thị trường có nền công nghiệp phát triển và khó tính trên thế giới như Nhật Bản, EU, Mỹ…

Ngành nhựa tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều rủi ro, bao gồm chi phí đầu vào tăng cao do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu Mặt khác, ngành này còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa cao nhất thế giới Để giải quyết những thách thức này, bên cạnh việc đầu tư vào công nghệ hiện đại để sản xuất xanh, sạch, việc thu gom và tái chế rác thải nhựa là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, ngoài ngoài những khó khăn kể trên ngành nhựa cũng có rất nhiều thuận lợi đáng chú ý: Xuất khẩu nhựa của Việt Nam chủ yếu đến từ nhóm những công ty FDI (chiếm 60% giá trị xuất khẩu toàn ngành), những công ty này sử dụng những công nghệ tiên tiến, đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường nước ngoài Như vậy, trong thời gian tới, ngành nhựa đang có được nhiều thuận lợi cho những bước phát triển mới như:

Ngành nhựa Việt Nam sở hữu năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trong các dòng sản phẩm như bao bì, đồ gia dụng nhờ nỗ lực đầu tư công nghệ Những khoản đầu tư này đã giúp các doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Các đối thủ cạnh tranh lớn của nhựa Việt Nam tại các thị trường lớn như EU,

Từ năm 2006, các nước như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia đã bị EU áp thuế chống bán phá giá đối với túi nhựa Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm túi nhựa của Việt Nam so với đối thủ, giúp Việt Nam nắm bắt cơ hội chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này.

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Tổng quan về Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG)

- Tên công ty: CTCP Tập Đoàn Nhựa Đông Á

- Trụ sở chính: Tầng 9, Tháp Tây, Tòa nhà

Hancorp Plaza – 72 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy,

Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG) là một Tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ trong ngành vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất và quảng cáo.

Tập đoàn Nhựa Đông Á có hơn 20 năm hình thành phát triển với 3 nhà máy và

3 công ty con, cung cấp hơn triệu sản phẩm ra thị trường Các dự án do Tập đoàn Nhựa Đông Á đầu tư và phát triển trải dài khắp cả nước, Với hạt nhân cốt lõi là 3 nhà máy sản xuất chủ lực phục vụ chủ yếu cho ba thị trường Bắc, Trung, Nam, Nhựa Đông Á chính thức chuyển đổi thành mô hình Tập đoàn, đổi mới và xây dựng hoàn chỉnh hệ sinh thái bao gồm: đầu tư dự án , xây dựng, công nghệ, sản xuất Với phương châm sống “ Uy tín khởi nguồn từ chất lượng’’ Thừa hưởng hơn 20 năm kinh nghiệm, các công ty thành viên trong hệ sinh thái mới sẽ phát huy tối đa năng lực nhằm tạo dựng nhiều hơn nữa những sản phẩm có giá trị thực, mang lại sự tin tưởng, hài lòng và nhiều lợi ích thiết thực cho Quý Khách hàng và Đối tác để cùng nhau phát triển.

Luôn luôn không ngừng học hỏi, không ngừng sáng tạo, luôn luôn mong muốn đem lại cho thị trường những sản phẩm mới, cao cấp, chất lượng, phù hợp và đáp ứng tối đa hóa nhu cầu thị trường Các sản phẩm do Nhựa Đông Á sản xuất đã và đang được người tiêu dùng trên cả nước biết đến với chất lượng và mẫu mã đa dạng, giá cả cạnh tranh, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của Á Đông

Trải qua 22 năm hình thành và phát triển, DAG luôn đặt phương châm "uy tín khởi nguồn từ chất lượng" làm nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh Công ty cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, khẳng định uy tín vững chắc trên thị trường.

Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG) là một Tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ trong ngành vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất và quảng cáo Hiện nay, DAG hoạt động theo mô hình công ty mẹ con, trong đó DAG giữ vai trò là công ty mẹ và có 3 công ty con với 3 nhà máy sản xuất chủ lực phục vụ chủ yếu cho ba thị trường Bắc, Trung, Nam.

- Năm 2001: Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á tiền thân là Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Nhựa Đông Á được thành lập, vốn điều lệ ban đầu là 2.5 tỷ đồng

- Năm 2004: Công ty tăng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng

- Năm 2006: Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á

- Năm 2010: Nêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với vốn điều lệ tăng lên 100 tỷ đồng

- Ngày 21/06/2017: Tăng vốn điều lệ lên 418,844,890,000 đồng

- Ngày 13/02/2018: Tăng vốn điều lệ lên 493,286,910,000 đồng

- Ngày 05/03/2019: Tăng vốn điều lệ lên 517,950,850,000 đồng.

Lĩnh vực kinh doanh chính là là một Tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ trong ngành vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất và quảng cáo Sản xuất các sản phẩm, nguyên vật liệu trong xây dựng và trang trí nội ngoại thất- Kinh doanh các thiết bị vật tư ngành nhựa và ngành điện công nghiệp, điện dân dụng

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi,

- Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất

- Buôn bán máy móc thiết bị phục vụ ngành xây dựng, công nghiệp, giao thông.

Bộ máy quản lý công ty

DAG hoạt động theo mô hình công ty mẹ con, trong đó DAG giữ vai trò là công ty mẹ và có 3 công ty con với 3 nhà máy sản xuất chủ lực phục vụ chủ yếu choHình 3: Cơ câu tổ chức công ty ba thị trường Bắc, Trung, Nam Ngoài ra có 2 công ty liên kết chuyên sản xuất các sản phẩm thép hình và kinh doanh các sản phẩm nội thất, quảng cáo.

Công ty TNHH Nhựa Đông Á(i): Sản xuất các sản phẩm nhựa công nghiệp phục vụ trong ngành xây dựng, trang trí nội- ngoại thất.

Công ty TNHH MTV Nhựa Đông Á(ii): Nhập khẩu và phân phối các sản phẩm của Tập đoàn sản xuất.

Công ty TNHH Smartwindow Việt Nam(iii): Sản xuất các cửa uPVC có lõi thép gia cường, cửa hợp kim nhôm, vách kính dựng.

2.1.4 Thị Phần Công Ty Trên Thị Trường Việt Nam

Với chiến lược phát triển thương mại – phân phối sản phẩm trước, khi đã hiểu ngành, hiểu sản phẩm, có thị trường ổn định và tìm kiếm công nghệ phù hợp với dự toán chi phí cạnh tranh mới bắt đầu chuyển sang sản xuất Có lẽ đó là lý do vì sao Công ty cổ phần tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG) luôn có thị phần ở mức rất cao, thậm chí là gần như chi phối trên thị trường ở các nhóm sản phẩm vật liệu nhựa xây dựng, quảng cáo mà Công ty cung cấp ra thị trường

2.1.5 Tầm Nhìn Và Sứ Mệnh

Tầm nhìn phát triển DAG thành một Công ty sản xuất vật liệu xây dựng - trang trí nội thất hàng đầu Việt Nam và hưởng tới tập đoàn kinh tế đa ngànhđa nghề dựa trên nền tảng phát triển bền vững SỨ MỆNH

- Phát triển bền vữngđem lại lợi ích cao nhất cho các cổ đông

- Tạo môi trường làm việc năng động chuyên nghiệp, hiệu quả dưới mái nhà chung của Nhựa Đông Á

- Tạo ra những sản phẩm chất lượng cao uy tin và thân thiện với môi trường

Phân tích chỉ số tài chính công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG)

Tỷ lệ thanh khoản là một tập hợp các chỉ số tài chính quan trọng được sử dụng để xác định khả năng trả nợ của con nợ trong thời gian ngắn mà không huy động vốn từ bên ngoài Tỷ lệ thanh khoảng đo lường các nghĩa vụ nợ và biên độ an toàn của công ty bằng cách tính toán các chỉ số bao gồm các chỉ số tỷ lệ thanh toán hiện hành, tỷ lệ thanh toán nhanh và tỷ lệ dòng tiền hoạt động tỷ lệ thanh khoản còn được gọi là tỷ lệ nợ ngắn hạn tính thanh khoản đề cập đến chuyển đổi một tài sản thành tiền tệ một cách nhanh chóng và dễ dàng, có giá trị nhất khi được sử dụng ở dạng so sánh.

- Tỷ lệ thanh toán hiện hành:

Tỷ số thanh khoản hiện hành đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn Để đánh giá toàn diện hơn, tỷ số thanh khoản của doanh nghiệp thường được so sánh với mức trung bình của ngành, giúp xác định doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ tốt hơn hay kém hơn các đối thủ cạnh tranh.

Tỷ số thanh khoản hiện thời = Giá trị tài sản lưu động

Giá trị nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán hiện hành (ngắn hạn) = TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

- Tỷ lệ thanh toán nhanh:

Tỷ số thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp bằng cách sử dụng tài sản lưu động Tuy nhiên, chỉ số này bị chỉ trích vì loại trừ giá trị hàng tồn kho và có thể đánh giá sai khả năng của doanh nghiệp do sự biến động trong hàng tồn kho và dòng tiền từ tái đầu tư tài sản lưu động Do đó, tỷ số thanh toán nhanh chỉ cung cấp một bức tranh một phần về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ số thanh khoản nhanh = Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn kho

Giá trị nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán tức thời là một tỷ số tài chính phổ biến được các nhà phân tích nghiên cứu để đo lường khả năng thanh khoản của một công ty (còn được gọi là vốn lưu động của công ty) Nó được tính bằng cách chia tài sản lưu động của công ty cho nợ ngắn hạn Đây là một trong những tỷ lệ quan trọng để đo lường khả năng thanh khoản của một công ty vì các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán trong vòng một năm.

Tỷ số thanh toán tức thời = Tiền và cá ckho ản tươ ng đươ ng ti ền

Nợ ngắn hạn 633,286,629,358 762,869,157,545 851,071,667,948 1,123,391,918,088 1,244,878,816,511 Tiền 12,902,918,099 47,866,359,474 39,640,019,033 59,750,124,248 2,584,288,907 Hàng tồn kho 505,714,003,722 639,109,346,312 601,248,235,067 778,357,934,477 969,292,562,126 Khả năng thanh toán hiện hành 1.39 2.39 3.39 1.21 1.16

BIỂU ĐỒ TỶ SỐ THANH KHOẢN

Khả năng thanh toán hiện hành Thanh toán nhanh Thanh toán tức thời

Hình 5: Biểu đồ tỷ số thanh khoản

Từ biểu đồ trên ta thấy chỉ số khả năng thanh toán hiện hành có tăng mạnh theo từng năm từ năm 2018 đến 2020 ( 1.39 lên 3.39 tăng 1.44%) nhưng sau đó bắt đầu giảm mạnh năm 2020 là 1.21 và 2022 là 1.16 ( giảm -0.66%) Cho thấy năm

2019 – 2020 có khả năng thanh toán tốt nhất, từ năm 2021-2022 tỷ số này giảm mạnh do họ gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn như trả nợ và trả lương cho nhân viên Việc này có thể giải quyế dễ dàng nếu công ty đảm bảo được tài sản của mình dưới áp lực thanh khoản và bơm thêm thanh khoản.

Tỷ lệ thanh toán tức thời và thanh toán nhanh có sự ổn định trong vòng 5 năm (2018-2022), không có biến động đáng kể Chỉ số thanh toán nhanh không có sự thay đổi đột ngột, cho thấy mức độ thâm hụt doanh thu ở mức thấp và không đáng quan tâm.

2.2.2 Tỷ số hiệu quả hoạt động là một tập hợp các chỉ số tài chính dùng để đánh giá khả năng của một công ty trong việc chuyển đổi các hạng mục khác nhau thành tiền mặt hoặc doanh thu Các công ty thường sẽ cố gắng chuyển hóa sản phẩm của họ thành tiền mặt và doanh thu càng nhanh càng tốt nhằm tạo mức thu nhập cao hơn đo lượng tài nguyên mà công ty đầu tư vào khâu quản lí hàng tồn kho và việc thu hồi còn giúp đo lường hiệu quả cơ cấu tổ chức và khả năng sinh lời của một công ty Được tính bằng các chỉ số sau:

- Vòng quay hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho (hay Hệ số quay vòng của hàng tồn kho) là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tỷ số cho biết hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra số doanh thu được ghi nhận trong kỳ đó Tỷ số càng cao có thể là dấu hiệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Vòng quay hàng tồn kho=Giáv ố nhàngbá n

- Vòng quay khoản phải thu:

Là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp.

Vòng quay nợ ngắn hạn = Doanh thuthuần

- Vòng quay tổng tài sản:

Chỉ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả mà một công ty sử dụng tài sản của mình để sản xuất bán hàng Chỉ số vòng quay tài sản càng cao thì doanh thu từ tài sản của công ty càng hiệu quả Ngược lại, nếu một công ty có tỷ số vòng quay tài sản thấp Điều đó cho thấy công ty không sử dụng hiệu quả tài sản của mình để tạo ra doanh thu.

Vòng quay tổng tài sản = Doanhthuthu ần

- Vòng quay vốn chủ sở hữu:

Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu đo lường mối quan hệ giữa doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu bình quân của doanh nghiệp Nghĩa là cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

Vòng quay vốn chủ sở hữu = Doanhthuthu ần

6 2,242,994,029,218 Vòng quay hàng tồn kho 2.79 2.31 2.73 2.37 3.06

Vòng quay khoảng phải thu bình quân

Vòng quay tổng tài sản bình quân 1.16 1.09 1.05 1.04 1.07

BIỂU ĐỒ TỶ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay khoảng phải thu bình quân

Vòng quay tổng tài sản bình quân Vòng quay vốn CSH bình quân

Hình 6: Biểu đồ tỷ số hiệu quả hoạt động

Từ các chỉ số và biểu đồ trên cho thắy các tỷ số hiệu quả hoạt động có sự tăng giăm đều qua trong năm năm (2018-2022) cụ thể, vòng quay hàng tồn kho con số này hằng năm tăng nhẹ từ 2.79 năm 2018 lên 3.06 năm 2022 cho thấy công ty hoạt động quản lí hành tồn kho ổn nhưng chưa hiệu quả.

Chỉ số vòng quay khoản phải thu năm 2018 chỉ số thấp nhất (4.40) có thể là do công ty có quy trình thu nợ kém, chính sách tín dụng chưa tốt nhưng không đáng kể, cao nhất là năm 2022 với 5.58 cho thấy hoạt động thu của các khoản phải thu của công ty hiệu quả, có sự cải thiện trong quy trình và có tỷ lệ khách hàng chất lượng cao có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ.

Vòng quay tổng tài sản các chủ sở hữu cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả tài sản công ty vào mục đích sản xuất kinh doanh Trong năm năm, vòng quay tài sản đã giảm từ 1,16 năm 2018 xuống 1,07 năm 2020, cho thấy công ty chưa tối ưu hóa việc sử dụng tài sản của mình để tạo ra doanh số.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT0

Đường kháng cự 1, 2 Hỗ trợ 1,2

Bolinger band

MACD là đường màu xanh nước biển Khi nó cắt lên là nên mua Và nó cắt xuống thì nên bán Hiện tại, MACD đang có xu hướng cắt lên nên chúng ta mua Hiện tại, đường MACD đang nằm ngang chưa có dấu hiệu lên hoặc xuống Khoảng thời gian này không nên đầu tư vì mình chưa biết nó lên hay xuống.

Dãi băng Bollinmger Band vừa đóng vai trò là đường hỗ trợ và đường kháng cự Khi các cây nến trong dải băng vượt lên qua dãi Bollinger Band thì nên bán và ngược lại khi các cây nến tuột xuống dưới dải Bollinger Band thì ta bắt đáy nên mua

Vùng quá mua, bán RSI

Hiện tại ngày 09/06/2023 đang là 5,195 chưa vào vùng quá mua và quá bán.

Phân tích dự báo đám mây

Đường Tanken đang dốc lên cho thấy trong ngắn hạn sẽ tăng giá nhà đầu tư nên tập trung mua Tuy nhiên do tính chất rất ngắn của nó nên đường này thường kết hợp với các đường khác trong hệ thống.

Ngày đăng: 06/09/2024, 16:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Long, T. N. (2007). Các giải pháp chiến lược phát triển ngành bao bì nhựa Việt Nam Khác
2. Nguyễn, T. T. (2018). Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á Khác
3. Nguyễn, Q. (2005). So sánh và phân tích mô hình phát triển kinh tế-công nghệ của Việt Nam với các nước Đông á Khác
4. PGS TS Lưu, T. H. (2005). Giáo trình tài chính doanh nghiệp-Phần 1 Khác
5. Nguyệt, T. T., & Vỹ, T. T. (2009). Định hướng thị trường và kết quả kinh doanh của ngành nhựa Việt Nam hiện nay Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌnh 1:Tỷ trọng xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu tại thị trường Việt Nam (triệu tấn) - phân tích và đầu tư chứng khoán đề tài phân tích công ty cổ phần tập đoàn nhựa đông á dag
nh 1:Tỷ trọng xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu tại thị trường Việt Nam (triệu tấn) (Trang 11)
Hình 2:Nhu cầu nhựa trên thế giới giai đoạn 2018 - 2022 - phân tích và đầu tư chứng khoán đề tài phân tích công ty cổ phần tập đoàn nhựa đông á dag
Hình 2 Nhu cầu nhựa trên thế giới giai đoạn 2018 - 2022 (Trang 12)
Hình 5: Biểu đồ tỷ số thanh khoản - phân tích và đầu tư chứng khoán đề tài phân tích công ty cổ phần tập đoàn nhựa đông á dag
Hình 5 Biểu đồ tỷ số thanh khoản (Trang 25)
Hình 6: Biểu đồ tỷ số hiệu quả hoạt động - phân tích và đầu tư chứng khoán đề tài phân tích công ty cổ phần tập đoàn nhựa đông á dag
Hình 6 Biểu đồ tỷ số hiệu quả hoạt động (Trang 28)
Hình 8: Biểu đồ tỷ số tăng trưởng Các chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thất thường trong năm năm gần đây (2018-2022) cụ thể, 2018 chỉ số này cao nhất với (8.72%) và giảm dần thấp nhất năm 2020 với (1.44%) cho thấy trong năm này tình hình sản xuấ - phân tích và đầu tư chứng khoán đề tài phân tích công ty cổ phần tập đoàn nhựa đông á dag
Hình 8 Biểu đồ tỷ số tăng trưởng Các chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thất thường trong năm năm gần đây (2018-2022) cụ thể, 2018 chỉ số này cao nhất với (8.72%) và giảm dần thấp nhất năm 2020 với (1.44%) cho thấy trong năm này tình hình sản xuấ (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w