1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho ngành dệt may việt nam trong bối cảnh mới

85 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 16,75 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực tiễn về sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may, dé tài tiền hành đánh giá các van đề về nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may qua đó

Trang 1

KHOA LUAN TOT NGHIEP

PHAT TRIEN NGUON CUNG UNG NGUYEN VAT LIEU CHO

NGANH DET MAY VIỆT NAM TRONG BOI CANH MỚI

Giảng viên hướng dan: TS Đặng Trung Tuyến

Sinh viên thực hiện : Lưu Thị Ngọc Ly

Lớp : QH2020-E - Kinh tế 1 CLCHệ: Chất lượng cao

Hà Nội - Tháng 9, Năm 2023

Trang 2

KHOA LUAN TOT NGHIEP

PHAT TRIEN NGUON CUNG UNG NGUYEN VAT LIEU CHO

NGANH DET MAY VIỆT NAM TRONG BOI CANH MỚI

Giảng viên hướng dẫn: TS Đặng Trung Tuyến

Sinh viên thực hiện : Lưu Thị Ngọc Ly

Lớp : QH2020-E - Kinh tế 1 CLCHệ: Chất lượng cao

Hà Nội - Tháng 9, Năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CAC KÍ HIỆU, CHỮ VIET TA’

DANH MỤC HÌNH ANH

DANH MỤC BANG

PHAN MỞ DAU

CHUONG 1: CO SỞ LÝ LUẬN, TONG QUAN VÀ THỰC TIEN VE BOI CANH HIE) NAY VA NGANH

DET MAY VIET NAM 25

1.1 Cơ sở lý luận về ngành dét may Việt Nam a)

1.1.1 Khái niệm ngành dệt may: 25

1.1.2 Vai trò của ngành dệt may với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay we 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới ngành dệt may Việt Nam wT

1.1.4 Tình hình phát triển ngành dệt may Việt Nam qua các năm 29 1.1.5 Phân tích SWOT ngành dệt may Vi

1.1.6 Dệt may

Nam

Nam trên thị trường Quốc tế

1.2 Cơ sở lý luận về nguyên phụ liệu ngành dệt may

1.2.1 Khái niệm nguyên phụ ngành dệt may

1.2.2 Các loại nguyên phụ liệu đệt may chính

1.2.3 Vai trò của nguyên phụ liệu trong chuỗi giá trị ngành dệt may

1.2.4 Quy tắc xuất xứ với nguyên liệu vải.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUÒN CUNG NGUYÊN PHY LIEU NGÀNH DET MAY

2.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam

2.1.1 Tình hình chung.

=: 26

2.1.2 Một số Hiệp định thương mại đã được ký kết va ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam 27

2.2 Thực trang tình hình cung ứng nguyên phụ liệu dệt may tại Vi

2.2.1 Thực trạng nhập khẩu nguyên phụ liệu dét may „31 2.2.2 Thực trạng xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may.

2.2.3 Thuận lợi trong việc sản xuất nguyên phụ liệu

2.2.4 Khó khăn trong sản xuất nguyên phụ liệu dệt may tại

2.2.5 Các vùng sản xuất nguyên phụ liệu dệt may

2.2.6 Ảnh hưởng của việc lệ thuộc nhập khẩu nguyên phụ liệu đến chuỗi giá trị ngành dét may.

2.2.7 Nguyên nhân gây ra tình trang lệ thuộc nguyên phụ liệu dét may .45

.46

.47

47

2.2.8 Tại sao Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất phụ liệu dệt may?

2.3 Ảnh hướng của bối cảnh mới đến nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may

2.3.1 Cơ hội từ các FTA

Trang 4

2.4 Các biện pháp đã được áp dụng 56

2.5 Đánh giá chung thực trạng phát triển nguyên phụ liệu dét may 57

2.6 Các công ty xơ sợi nỗi bật hiện nay, 60

CHUONG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP DAY MANH SAN XUẤT NGUYÊN PHY LIEU CUA VIỆT

NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 62

3.1 Định hướng sản xuất nguyên phụ liệu dệt may trong thời gian tới 62

3.2 Giải pháp nhằm thúc day đa dạng nguyên liệu dệt may Việt Nam thời gian toi 63

3.3 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam thời gian tới .66

3.4 Xứ lí các khó khăn khi thực hiện giải pháp tại Việt Nam 69

KẾT LUẬN .71

Trang 5

Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô khoa Kinh tế Chính trị đã luôn tạo điều

kiện cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua, giúp em hoàn thành

khoá luận tốt nghiệp này

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Đặng Trung Tuyến

vì đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình định hướng và nghiên cứu, nhờ

đó em được tích luy thêm kiến thức cho bản thân

Bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận

được những ý kiến đóng góp dé em có thé hoàn thiện hơn

Trang 6

LOI CAM DOAN

Em xin cam đoan rằng day là công trình nghiên cứu của em, có sự hỗ trợ

từ Giảng viên hướng dẫn là TS Đặng Trung Tuyến Các nội dung nghiên cứu là

trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat cứ công trình nghiên cứu nào

trước đây Những trích dan, số liệu, các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,

nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phan tài

liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách

nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả khoá luận của mình

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Trang 7

DANH MỤC CAC KÍ HIEU, CHU VIET TAT

STT | Chir viet Nguyén nghia Nghia Tiếng Việt

tắt

1 ASEAN | Association of Southeast Hiệp hội các quôc gia Đông

Asian Nations Nam A

2 CPTPP Comprehensive and Hiệp định Đôi tác Toàn diện va

Progressive Agreement for Tiến bộ xuyên Thái Bình

Trans-Pacific Partnership Duong

3 EU European Union Lién minh Chau Au

4 EVFTA | European Union-Vietnam Hiệp định thương mai tự do

Free Trade Agreement) Việt Nam — Châu Âu

5 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

6 RCEP Regional Comprehensive | Hiệp định Đôi tác Kinh tê toàn

Economic Partnership diện khu vực

7 UKVFTA United Kingdom- Hiệp định thương mại tự do

European Union Free gitta Viét Nam va Lién hiép

Trade Agreement Vuong quéc Anh va Bac Ai-len

8 VAT Tax on Value Added “Thuê giá tri gia tang

9 VITAS Vietnam Textile and Hiệp hội dệt may Việt Nam

Apparel Association

Trang 8

DANH MUC HINH ANH

STT | Hinh Nội dung Trang

1 1.1 | Kim ngạch xuât khâu dệt may Việt Nam năm 2018-8 6

5 1.5 Tinh hình xuât khâu sang các nước tham gia RCEP 18

và giao thoa với CPTPP

6 1.6 Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu 24

7 2.1 Chỉ số san xuât của một sô ngành công nghiệp quý 35

10 | 2.4 | Cơ câu thị trường nhập khâu bông ở Việt Nam 2021 37

11 2.5 | Giá trị xuât khâu xơ,sợi của Việt Nam sang các nước 59

(Tỷ USD)

Trang 9

1 1.1 | Thị trường xuât khâu hàng may mặc Việt Nam năm 11

2022

2 21 Các Hiệp định thương mại đã kí kêt 29

3 2.2 Thi trường nhập khâu nguyên phụ liệu ngành dét 34

may của Việt Nam tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022

Trang 10

người, Trong suốt những năm vừa qua, dệt may luôn nằm trong nhóm những

ngành hàng chủ lực của Việt Nam trong xuất khẩu, mang lại cho đất nướcnguồn ngoại tệ to lớn, là một trong những mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuấtkhẩu và có tốc độ tăng trưởng tương đối cao Theo báo vneconomy.vn, dệt mayViệt Nam chiếm 5,2% thị phần toàn cầu vào năm 2021 đứng thứ 4 trong tốp 10

quốc gia xuất khẩu hàng may mặc (sau Trung Quốc, EU, Bangladesh) và đứng

thứ 7 xuất khẩu hàng dét trên thế giới (sau Trung Quốc, EU, An Độ, Thổ Nhĩ

Kỳ, Pakistan và Hoa Kỳ).

Nhờ lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chỉ phí nhân công rẻ, ngành dệtmay Việt Nam đã có được lợi thế và vị trí nhất định trong quá trình kinh doanhvới các nhà nhập khẩu trên thế giới Xuyên suốt quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, công nghiệp dệt may là một trong số những ngành quan trọng,

nên được chú trọng và ưu tiên Không chỉ phục vụ cho như cầu may mặc hàng

ngày, ngành dệt còn tạo ra lượng công an việc làm không nhỏ cho người lao

động Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp cho nền kinh tế quốc dân.

Thế giới luôn thay đổi và nền kinh tế cũng luôn có nhiều biến động quatừng thời kì, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới các lĩnh vực, ngành nghề, trong

đó bao gồm cả ngành dệt may Trong thời buổi hội nhập, giao thương phát triểnmạnh mẽ được cho là cơ hội cho nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp

dệt may nói riêng, cần phải làm sao để khắc phục hạn chế và tận dụng những

lợi thế, nguồn lực sẵn có Mặc dù vay, điểm hạn chế lớn nhất của ngành dệtmay, là tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu khá lớn Chúng ta nhập khẩu nhiềuvải, bông, phụ liệu , chủ yếu từ Trung Quốc (trên 51%), Hàn Quốc 9,7%, EU11,3%, Mỹ 6% Đặc biệt trong khối RCEP nhập khẩu dệt may chiếm tới 71,6%

Trang 11

sản phẩm) đang được nhập từ Trung Quốc, các nước ASEAN, Hàn Quốc

Đầu tư và sản xuất vải, sợi đang tăng lên, đặc biệt là ngành dệt và ngành sản

xuất sợi Nguồn cung ứng nguyên phụ liệu dệt may có nhiều cơ hội cũng nhưthách thức mới do sự phát triển của công nghệ, các thỏa thuận thương mại toàn

cầu, việc tiếp cận các nguồn cung ứng mới, phát triển các tiêu chuẩn sản xuất

bền vững và có trách nhiệm xã hội, mở ra nhiều khía cạnh đáng chú trọng

Với những lí do trên, dé tài “Phát triển nguồn cung ứng nguyên vật liệungành dệt may tại Việt Nam trong bối cảnh mới “ được chọn nhằm LÀM RÕ

và đưa ra những giải pháp cho khó khăn về nguyên - phụ liệu của ngành dệt

may.

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực tiễn về sản xuất nguyên phụ liệu

ngành dệt may, dé tài tiền hành đánh giá các van đề về nguồn cung nguyên phụ

liệu dệt may qua đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển, ôn định nguồn cung

nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng dệt may tại Việt Nam.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về tác động của bối

cảnh mới đến ngành dệt may Việt Nam cũng như vấn đề sản xuất nguyên phụ

liệu trong nước, các cơ hội và thách thức mang lại.

Phân tích thực trạng nguồn cung nguyên phụ liệu, những điểm mạnh —

yêu và đưa ra đánh giá chung

Đề xuất định hướng và giải pháp đối với cung cấp nguyên - phụ liệu dệtmay đáp ứng nhu cầu trong chuỗi cung ứng trong thời kì mới

Trang 12

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu về việc sản xuất nguyên - phụ liệu cho

ngành dét may ở Việt Nam.

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về thực trạng sản xuất nguyên - phụ liệu cho

ngành dệt may ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023 và các giải pháp cho tình

trạng lệ thuộc vào nguồn nguyên - phụ liệu nhập khẩu

4 Câu hỏi nghiên cứu

Nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may sẽ hưởng lợi gì và gặp những batlợi gì từ sự phát trién mạnh mẽ về thương mại, trao đồi hàng hoá giữa các nước,các Hiệp định thương mại mới, trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị cónhiều biến động và thay đổi theo từng ngày? Phải làm gì trước tình trạng lệthuộc nhiều vào nguyên - phụ liệu dệt may nhập khẩu từ nước ngoài? Làm sao

để đa dạng hoá và phát triển chất lượng nguồn cung? Hiện tại đã có những giải

pháp nào và tính hiệu quả của chúng?

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu

Nguồn tài liệu thông tin thứ cấp được thu thập là những tài liệu, số liệu

đã được công bồ trước đó như Sách, giáo trình, báo, tạp chí, công trình nghiên

cứu đã xuất bản, luận án tiến sĩ, niên giám thống kê, tài liệu trên internet; Tổng

Cục thống kê; VITAS, Bộ Công thương

chọn sử dụng vào mục đích minh họa, phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất

Đây là các tài liệu, số liệu được lựa

nguyên phụ liệu dệt may tại Việt Nam.

5.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Trang 13

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, biểu, danh mục các chữ

viết tắt, đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan ngành dệt may Việt Nam, cơ sở lý luận và thựctiễn về bối cảnh hiện nay và tầm ảnh hưởng tới ngành dệt may Việt Nam

Chương 2: Thực trạng sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may tại Việt

Nam

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất nguyên

phụ liệu phục vụ ngành dệt may thời gian tới.

Trang 14

1.1 Cơ sở lý luận về ngành dét may Việt Nam

1.1.1 Khái niệm ngành dệt may:

Theo khái niệm từ Tổng cục Thống kê, ngành dệt may là ngành công

nghiệp liên quan đến thiết kế, sản xuất và phân phối quần áo và các sản phẩm

dệt may khác Đây là một ngành công nghiệp được coi là rất quan trọng trong

nền kinh tế của Việt Nam, với nhiều công ty tham gia sản xuất quần áo cho cả thị trường nội địa và quốc tế.

1.1.2 Vai trò của ngành dệt may với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh

hiện nay

Ngành dệt may có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc

dân, điển hình là các vai trò sau:

Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có điều kiện mở rộngthương mại quốc tế và mang lại nhiều nguồn thu lớn cho quốc gia

Tao ra một lượng lớn việc làm cho người lao động, đặc biệt là cho lao động

nữ Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất và tạo ra

một phan lớn thu nhập xuất khẩu của Việt Nam.

Đóng góp quan trọng vào xuất khâu của Việt Nam, Với khả năng linh hoạt

và đa dạng của nó, ngành dệt may sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng từ quần

áo, giày dép, đến các sản phẩm công nghiệp khác Điều này giúp tăng cường

thu nhập ngoại tệ của đất nước và đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu của

Việt Nam.

Trang 15

Từ biểu đồ trên có thé thấy theo báo cáo của VIRAC, ngành dệt mayđược dự đoán sẽ tiếp tục gặp cầu thấp trong năm 2023 Số lượng đơn đặt hàngtrong quý IV/2022 sẽ thấp hơn 25-50% so với quý II⁄2022, tương đương với

mức giảm doanh thu 15-20% so với cùng kỳ.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) : Việc sản xuất và xuất khâu các sảnphẩm dệt may của Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của nhiều công tynước ngoài, góp phần vào việc phát triển ngành này và nâng cao năng lực cạnhtranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế

Thúc day chuyền đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ hơn bởi vai trò của ngành dệtmay là thức day phát triển những ngành kinh tế khác trong hệ thống côngnghiệp — xây dựng — nông nghiệp — dich vụ ở Việt Nam Khi dệt may phát triển,tất nhiên nền nông nghiệp phát triển với các ngành trồng bông, đay hay nuôitầm, Sau đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến những ngành sản xuất nguyên phụ

Trang 16

triển Từ đó, nền kinh tế tập trung vào nông nghiệp của Việt Nam sẽ từ từ

chuyền đổi thành công nghiệp — dich vụ.

Với Việt Nam, các sản phẩm dét may luôn là thành phan chủ lực đề xuất

khẩu, đây cũng là ngành hàng có thé cạnh tranh với các nước khác Vì vậy, vai

trò của ngành dệt may Việt Nam là không thể thiếu trong quá trình hội nhập,

tăng trưởng kinh tế đối ngoại, mở rộng thương mại dịch vụ với các nước trongkhu vực cũng như thế giới

Năm 2021, ngành dệt may, da giày đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 60 tỷ USD,

năm 2022, con số này là 71 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cảnước, tạo việc làm cho 4,3 triệu lao động, chiếm 30% lao động công nghiệp -xây dựng và 10% tổng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước Trong đó,kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2021 đạt 39 ty USD, năm 2022 đạt

44 tỷ USD, vượt xa so với năm 2019 - thời điểm trước đại dịch Trong giai đoạn 5 năm (2015 - 2020), ngành dệt may liên tục tăng trưởng với tốc độ bình

quân 17%/năm Dệt may là ngành công nghiệp lớn thứ năm, da giày đứng thứ

sáu trong cơ cấu các ngành công nghiệp cả nước.

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới ngành dệt may Việt Nam

Có nhiều yếu tố có thé tác động đến sự phát triển của ngành dệt may, gồm

nhân tố chủ quan và khách quan.

a Nhân tố khách quan:

Bao gồm các nhân tố: địa lý tự nhiên, xã hội và nguồn lực

Về địa lí tự nhiên, điều kiện khí hậu và đất đai tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợicho phát triển các cây công nghiệp như Bông, Đay, trồng dâu nuôi tằm phục

vụ cho ngành dệt may Không những vậy, Việt Nam còn nằm trên tuyến giao

Trang 17

dẫn đến nhu cầu về hàng Dệt May cũng tăng lên Đặc biệt ở bộ phận giới trẻ

hoặc phái nữ, nhu cầu này càng được quan tâm nhiều hơn bởi họ luôn nắm bắt

các xu hướng thời trang mới và đa dạng Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trườngđem đến tính cạnh tranh quyết liệt với nhiều hãng/ doanh nghiệp cả trong và

ngoài nước, đòi hỏi phải làm sao dé tồn tại và phát triển trong ngành một cách

hiệu quả.

Về nguồn lực, các nhân tố chính như máy móc thiết bị công nghệ, lao động

và vốn luôn được chú trọng trong quá trình sản xuất Máy móc thiết bị công

nghệ hiện đại có thể vừa làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm vừa giảm chỉphí sản xuất nhờ đó hạ giá thành sản pham May móc thiết bị của ngành DệtMay gồm máy dệt thoi, dệt kim tròn, dét kim đan dọc, máy in nhuộm sản phẩm,máy may từ đơn giản đến phức tạp Nếu máy móc thiết bị hiện đại phù hợp thìsản phẩm làm ra vừa có chất lượng cao, mẫu mã phong phú đáp ứng được nhucầu của thị trường Với lao động, vấn đề nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng,

vì ngành Dệt May có đặc trưng là sử dụng nhiều lao động, quy trình nhiều công

đoạn thủ công, cần chú trọng cả về trình độ, khả năng lao động và tay nghề của

công nhân, nguồn lao động dồi dao xũng là một thế mạnh trong lĩnh vực này.Vốn sản xuất vừa được coi là yếu tố đầu vào, vừa được coi là sản phẩm đầu ra

của quá trình sản xuất Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở đề tạo ra vốn sản xuất,

tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp mà còn là điều kiện để nâng caotrình độ khoa học công nghệ, góp phần đáng kể vào đầu tư theo chiều sâu, hiện

đại hoá quá trình sản xuất Vốn đầu tư có vai trò quan trọng đến sự phát triển

của ngành Tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất từ đó tạo thêm công ăn việc làm,

Trang 18

Các nhân tố chủ quan có thé ké đến như đường lối chính sách của Dang

và Nhà nước, cách thức quản lý, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong mỗi

thời kỳ có tầm ảnh hưởng rat lớn đến quá trình phát triển của ngành dét may

Đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước là nhân tố mang tính chủ

quan thể hiện ở: chính sách về thuế, giá, xuất nhập khẩu, hạn ngạch, đầu

tu Néu Nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, tình hình chínhtrị ồn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển Trái lại, nếu không

có chính sách phát triển hợp lí sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành

Những định hướng phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, của vùng, củađịa phương cũng ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thẻ phát triển ngành Dệt May

trên cả nước, từng khu vực, từng địa phương bởi mỗi địa phương có những đặc

trưng riêng, tình hình phát triển và thế mạnh riêng

1.1.4 Tình hình phát triển ngành dệt may Việt Nam qua các năm

Ngành Dệt may Việt Nam sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệtăng trưởng bình quân 15%/năm, đến nay đã vươn lên trở thành ngành kinh

tế hàng đầu cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10%-15% GDP

hàng năm.

Trang 19

Dự báo giá trị xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam

ngành dét may có sự tăng trưởng tích cực qua các năm ( đặc biệt là giai đoạn

2019-2023), tuy nhiên giai đoạn 2020 do chịu ảnh hưởng chung từ dịch

COVID 19 đến tắt cả các ngành trên toàn cau, có sự sụt giảm nhẹ và tiếp tụctăng trưởng trong năm 2021, 2022 và 2023 Theo Báo cáo xuất nhập khâuViệt Nam năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam

năm 2022 tăng 14,7% so với năm 2021.

Thị trường Năm 2022 Ty trọng xuất khẩu (%)

chú yếu Trị giá So với năm | Nam 2022 Năm 2021

Trang 20

Bảng 1.1: Thị trường xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam năm 2022

Nguồn: Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệpTính chung cả năm 2022, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vẫntăng khá so với năm 2021 nhờ xuất khẩu tăng mạnh sang hầu hết các thị

trường chủ lực Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc tuy nhiên, so với thời

điểm trước dịch Covid-19, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang một

số thị trường vẫn chưa phục hồi, kim ngạch xuất khâu vẫn giảm như TrungQuốc, Nga Đáng chú ý, so với thời điểm trước dịch Covid-19, xuất khẩu

hàng may mặc của Việt Nam sang các thị trường Canada, Australia, Mexico,

Bangladesh, ASEAN lại tăng trưởng ở mức rất cao, hai con số Đặc biệt

là xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang các thị trường thành viênCPTPP như Canada, Australia, Mexico cao cho thấy các doanh nghiệp đã

tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định FTA thế hệ mới Riêng

xuất khẩu sang Canada từ năm 2018 đến nay tăng trưởng rất mạnh trên 20%

mỗi năm (trừ năm 2020 do tác động của dịch Covid-19) nhờ hiệu ứng và tác

động của Hiệp định CPTPP.

Trang 21

Trong các quý tiếp theo, các doanh nghiệp Việt vẫn phải đối mặt với

nhiều khó khăn do sức mua suy giảm từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, nhiều doanh nghiệp được báo vẫn chưa có đơn hàng tháng 4 Theo dự báo

và mong đợi, tới tháng 7 — 8/2023 thị trường mới bắt đầu có dấu hiệu ấm trở

lại Chỉ tiêu của người tiêu dùng cho các mặt hàng không thiết yếu nói chung

được dự báo cũng sẽ giảm đi, điều này khiến các doanh nghiệp gia côngmay mặc sẽ gặp nhiều thách thức hơn trong năm 2023 do đơn hàng giảm

mạnh, sức mua yếu đi Do đó, lợi nhuận của toàn bộ chuỗi giá tri trong ngành

dệt may sẽ chịu áp lực, các nhà sản xuất sợi và hàng may mặc Việt Nam sẽ

dễ gặp khó do giá bán trung bình thấp hơn

1.1.5 Phân tích SWOT ngành dệt may Việt Nam

a Diém mạnh

Nguồn lao động ddi dao, số lượng lớn (2,5 triệu lao động năm 2018 ) và chi

phí nhân công rẻ.

Trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%

( Vinatex ) Chất lượng các sản phẩm của ngành đã ngày một nâng cao và đượcchấp nhận tại nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản

Tình hình chính trị- xã hội 6n định và tích cực hội nhập quốc tế cũng là điểmmạnh của Việt Nam, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư

nước ngoài.

Vị trí địa lí thuận lợi ( bao gồm eo biển Malacca và biển Đông - các conđường chính cho việc vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia châu Á và châu

Âu, và cũng là tuyến đường phụ trợ cho việc giao thương trong khu vực châu

Á-Thái Bình Dương Ngoài ra, vì giáp ranh với các thị trường lớn như Nhật

Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý khi thamgia vào giao thương quốc tế Sự gần gũi này giúp Việt Nam dễ dàng tiếp cận

với các thị trường đòi hỏi hàng hóa và dịch vụ đa dạng nên rất thuận lợi cho

Trang 22

việc trao đồi thương mại về sản phẩm, nguyên liệu, máy móc, công nghệ khoa

học kỹ thuật trong khu vực và trên thế giới Hơn nữa, Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp với phát triên cây công nghiệp —

vốn là một yếu tố đầu vào của ngành Dệt May Khi sợi, bông cho ra năng suất,

chất lượng cao thi sản phẩm Dệt May sản xuất ra cũng có chất lượng cao hơn,

tạo được lợi thế cạnh tranh dễ dang hơn trên thị trường, cũng như nâng cao chấtlượng sản phẩm

b Điểm yếu

Ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành còn yếu, 70% nguyên liệu phục vụcho ngành được nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến việc công việc sản xuất còn

thụ động, hạn chế khả năng phản ứng nhanh chóng phát triển chưa tương xứng

với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khâu đểcung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao Tính theo giá sosánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩmcủa ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối với nguyên

phụ liệu nhập khẩu.

Quản lý sản xuất và công nghệ vẫn còn yếu, năng suất lao động còn thấp,

và các sản phẩm không đa dạng, sản xuất chủ yếu theo phương thức gia công,

công tác thiết kế mẫu, mót chưa phát triển Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành là doanh nghiệp vừa và nhỏ với các nguồn vốn đầu tư thấp và hạn chế

khả năng về đổi mới công nghệ và thiết bị Khả năng dao tạo nguồn nhân lực

quản lý trung và cao cấp, thiết kế thời trang vẫn còn thấp.

Công tác marketing và xúc tiền thương mại vẫn còn hạn chế Công tác thiết

kế thời trang, xây dựng và phát triển thương hiệu không được chú trọng Năng

lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng

được thương hiệu của mình, chưa xây dựng được chiến lược dài hạn cho doanh

nghiệp.

Trang 23

c Cơ hội

Trong bối cảnh mới, Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, dong thời

cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do quantrọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định đôi tác thương mại Việt - Nhật)

và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, mở ra những cơ hội hợp tác, thúc đây giao

thương triển vọng Việt Nam luôn chủ động tham gia hội nhập kinh tế khu vực

và thế giới, mở cửa tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng

dệt may xuất khẩu nói riêng Các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mốiquan hệ gắn bó, liên kết chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêuthụ lớn trên phạm vi toàn cầu, các hiệp định thương mại được kí kết mang đếnnhiều cơ hội trong tương lai

Việt Nam có một lực lượng lao động dổi đào và giới trẻ năng động Điềunày tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự trong ngành

dét may.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đã nêu lên những thuận lợi cho doanh

nghiệp ngành dệt may Việt Nam tăng tốc và phát triển Trong điều kiện dịch

Covid-19 với xu thế toàn cầu đang dần mở cửa trở lại, nhiều quốc gia đã dần

loại bỏ khâu kiểm soát dịch bệnh Covid-19, có nhiều chính sách hồi phục và phát triển kinh tế.

d Thách thức

Nhiều rào cản thương mại và rào cản kĩ thuật như quy định về hóa chất, sản

phẩm an toàn tạo ra chỉ phí cao hơn đối với các nhà cung cấp các thị trườnglớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, môi

trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn có quy mô nhỏ và vừa, không đủ tiềm lực

để theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, dẫn đến thua thiệt trong các tranh

Trang 24

chấp thương mại Các rào cản thương mại trên đã được vận dụng ngày càng

linh hoạt và tỉnh vi hơn, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và

suy thoái kinh tế toàn cầu

Cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ quốc tế, đặc biệt là từ các nhà

cung cấp hàng dệt may lớn như Trung Quốc, An Độ va Bangladesh và cả những nước mới nồi như Campuchia.

Tình hình đơn hàng của doanh nghiệp dệt may những tháng đầu năm khá

khả quan, tuy nhiên, phần lớn lại là đơn hàng vừa và nhỏ Nguyên nhân là do

các thị trường xuất khẩu chính chưa ồn định, nhà nhập khẩu vẫn dé dat đặthàng Đặc biệt, xu hướng nhà nhập khẩu rút ngắn thời gian kế hoạch đặt hàng

diễn ra ngày một nhiều Trong những năm trước, doanh nghiệp thường nhận

được đơn hàng trước 5 - 6 tháng, nay chỉ còn khoảng 3 tháng, khiến thời giangiao hàng bị rút ngắn Trong khi đó, doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với

nhiều khó khăn như chỉ phí bảo hiểm, lương cơ bản, phí thuê đất tăng cao

trong khi giá đầu ra không tăng

1.1.6 Dệt may Việt Nam trên thị trường Quốc tế

a Tình hình dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới

Theo Vico.com.hk, thị trường dét may toàn cầu ước tính sẽ tăng từ 1,5nghìn tỷ USD lên 2,25 nghìn tỷ USD vào năm 2025, đây là một chỉ số cho thaynhu cầu sản xuất hàng may mặc vẫn sẽ tăng đều đặn với một số thị trường dệtmay hàng dau là Trung Quốc, Mỹ , Nhật Bản, v.v Công nghiệp dệt may ViệtNam đã thé hiện sự cạnh tranh trong việc xuất khẩu sản phẩm sang nhiều quốcgia trên thế giới

Trang 25

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất năm 2020

Năm 2021 dệt may Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị

trường thế giới với 5,7% thị phần Năm 2022 xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt

44,5 tỷ USD, tăng 10,5-11% so với năm 2021, vẫn đứng vị trí thứ 3 sau Trung

Quốc, Bangladesh ( Báo Công Thương năm 2021 )

Theo số liệu từ VITAS gần đây vào tháng 11/2022 về thị trường xuất

khẩu của hàng dệt may Việt Nam, Mỹ là quốc gia tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn

nhất với 42%, theo sau là Trung Quốc 11%, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng chiếm9%, thị trường khu vực ASEAN chiếm 6%, Nga 1% và còn lại là các thị trường,

khác Quần áo may mặc các loại vẫn là mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong

tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, tới 29,1 tỷ USD Ngoài quần áo, ngànhdệt may Việt Nam cũng xuất khẩu vải với 2,13 tỷ USD, xơ sợi 4,083 tỷ USD,

Trang 26

phụ liệu may 1,165 ty USD, vải địa 747 triệu USD Sản phẩm dệt may của ViệtNam được nhiều người tiêu dùng quốc tế đánh giá cao về chất lượng, thiết kế

đa dạng và giá cả cạnh tranh.

Ngoài ra, các FTA đã giúp Việt Nam gia tăng thị phan trong ngành détmay Dù vẫn phải cạnh tranh gay gắt từ Bangladesh và Pakistan, nhưng hàngmay mặc Việt Nam vẫn đang từ từ gia tăng thị phần trong thị trường EU

Trị giá xuất khẩu dệt may sang các khối nước

mEVFTA MCPTIPP mRCEP

Hình 1.4: Trị giá xuất khẩu dệt may sang các khối nước theo FTA

2019-2022

Nguồn: Báo cáo ngành dệt may Q1.2023 - VCBS Research Department

Tình hình xuất khẩu sang các nước tham gia RCEP

Khôi Tăng trưởng

Toàn RCEP +5.9%

RCEP trừ Trung Quôc 17.5%

RCEP + CPTPP 25.2%

Trang 27

Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang khối RCEP ( triệu USD )

Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang khối RCEP

m5 nước kí chung CPTPP m Hàn Quốc # Trung Quốc # Campuchia m Indonesia m Các nước còn lại

Hình 1.5: Tình hình xuất khẩu sang các nước tham gia RCEP và

giao thoa với CPTPP

Nguôn: Báo cáo ngành dệt may Q1.2023 - VCBS Research DepartmentNhìn chung, xuất khẩu dệt may sang khối nước theo hiệp định RCEPgiảm, chỉ đạt 5,9% so với cùng kì, chủ yếu là do xuất khẩu sang quốc gia chủlực là Trung Quốc giảm sâu (20,6% so với cùng kì) Nếu không tính Trung

Quốc, giá trị xuất khẩu theo RCEP tăng trưởng khá tích cực, đạt 17,5% so với

cùng kì Cùng với kỳ vọng bổ trợ cho khối nước theo CPTPP, 5 quốc gia giao

thoa giữa 2 hiệp định FTA này đã ghi nhận tăng trưởng 25,2% - tốc độ tăngtrưởng kỷ lục trong 7 năm gần đây Với sự gia nhập của Trung Quốc, RCEPđang được xem là có xu hướng thúc đầy sự mật thiết trong khối nước châu Á.Hiện nay, tỷ trọng nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may vào Việt Nam từ khốiRCEP chiếm 74,9% Tuy chưa tác động rõ ràng, tuy nhiên, theo đánh giá, sự

Trang 28

góp mặt của RCEP có thé lam tăng mức độ phụ thuộc của Việt Nam với Trung

Quốc trong nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may.

Do ảnh hưởng của dịch Covid 19 vào giai đoạn 2020 — 2021, tri giá xuấtkhẩu dét may của Việt Nam sang các nước có phần sụt giảm, tuy nhiên trong

năm 2022 đã dần tăng trưởng và phục hồi.

b Các tiêu chuẩn về mặt hàng dệt may trên thị trường quốc tế

Người tiêu dùng thế giới đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm,

an toàn sức khỏe con người, an toàn đời sống động thực vật và bảo vệ môi

trường sinh thái Các công ty giám sát theo chuỗi giá trị ngay từ đầu, từ nguyênliệu gia công, quy trình sản xuất và đóng gói, qua nhà phân phối tới người tiêudùng, sử dụng cuối cùng để đảm bảo tiêu thụ được sản phẩm, mang lại lợi íchcho toàn chuỗi, đồng thời đáp ứng kỳ vọng khách hàng và quy định của Chínhphủ đối với vấn đề về bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Không những vậy, các quốc gia nhập khâu hàng trên thế giới dần yêu cầu sản

phẩm Việt Nam phải đáp ứng trách nhiệm xã hội, sản xuất thân thiện môitrường, sử dụng nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên thấp nhất Với những

thị trường khó tính như Mỹ và EU, phải đáp ứng những tiêu chí, quy tắc xuất

xứ từ sợi, vải trở đi, chú trọng yêu cầu về kiểu mẫu, hình dáng ( phù hợp với

kiểu cách thiết kế và có tính thẩm mỹ tốt) và kích thước cơ bản (sản xuất theo

đúng kiểu mẫu và kích thước quy định trong tiêu chuẩn các cấp hoặc hợpđồng) , kĩ thuật sản xuất (vải, chỉ, cúc, khoá kéo, nhãn mác cần phải đảm bảo

chất lượng tốt, có các chỉ tiêu cơ lý hoá đáp ứng đúng quy định trong tiêu chuẩn

các cấp hoặc theo đúng mẫu chuẩn đã được ký kết trong hợp đồng, có độ bềncao, nhãn mác phải được thiết kế rõ ràng, trang nhã trên vải đồng thời có kích

thước và nội dung phù hợp hoặc theo đúng hợp đồng) , đóng gói, bao bì ( gấp

cân đối, gài găm và định kẹp theo đúng quy định, đựng trong một hộp và sốhộp trong một hòm theo tiêu chuẩn các cấp hoặc theo hợp đồng ) và vận tải

Trang 29

(phương tiện chở hàng phải khô ráo, sạch sẽ và có mái che, để đúng chỉ dẫn

nắp hòm ở phía trên, tránh xa chất dễ cháy, dé dây ban).

1.2 Cơ sở lý luận về nguyên phụ liệu ngành dệt may

1.2.1 Khái niệm nguyên phụ liệu ngành dệt may

Theo khái niệm từ mof.gov.vn, nguyên liệu dệt may là thành phần chínhtạo nên sản phẩm may mặc là vải, được tạo ra từ quá trình như trồng bông lấysợi, kéo sợi, dệt vải (dét thoi và dệt kim), nhuộm, in và hoàn tat sản phẩm Phụ

liệu dệt may là các vật liệu đóng vai trò liên kết nguyên liệu, tạo thắm mỹ cho một sản phẩm may mặc như chỉ may, khóa kéo, cúc, dây thun Các nguyên

phụ liệu này cung cấp chất liệu và tính năng cần thiết để tạo ra sản phẩm dệt

may cuối cùng.

Một số ví dụ về nguyên phụ liệu dét may bao gồm các loại khóa kéo,

phản quang, chỉ may, các loại nút, dây kéo, bản lót, băng dính dệt may và nón.

Các nguyên phụ liệu này được sử dụng dé cắt, khâu, và trang trí sản phẩm dệt

may.

1.2.2 Các loại nguyên phụ liệu dệt may chính

a Các loại vải phổ biến

Vai cotton: là nguyên liệu vải phố biến nhất Loại vải này được dệt chủ

yếu từ sợi bông tự nhiên, kết hợp cùng số lượng nhỏ các chất liệu hóa học

Nhờ có đặc tính nhẹ, thấm hút tốt và thoáng mát cho người mặc, độ bên và co

dan cao, khả năng chống bám ban tốt Trong ngành may mặc, vải cotton được

sử dụng thông dụng nhất

Có các loại vải cotton sau:

- Cotton thun: Độ bền cao, tính thấm hút mồ hôi tốt và thích nghi với nhiềuđiều kiện thời tiết, mang lại cảm giác thoáng mát cho người mặc

Trang 30

- Cotton lạnh: Có thành phan tổng hợp từ polyeste hay nilon, bề mặt vải trơn

láng và mịn như lụa, không bị nhăn nên mang lại cảm giác mát lạnh Vải có độ

bền khá cao nên ít nhăn và dão khi giặt nhiều lần nhưng khi mặc sẽ dễ nóng vì

độ thắm hút mé hôi kém

- Cotton lụa: Là sự kết hợp giữa chất liệu cotton thiên nhiên với lụa tơ tằm cao

cấp dé tạo ra loại vải chất lượng tốt, mềm mại nhưng giá cả thấp hơn so với vảilụa nguyên chất

Với các đặc tính trên, vải cotton luôn nằm trong nhóm những nguyên

phụ liệu ngành may mặc phổ biến nhất được ứng dụng nhiều Nhất là các sảnphẩm dành cho người thường xuyên vận động, cần sự thoải mái

Vải kaki : là nguyên liệu được tạo nên từ sợi cotton đan chéo, hoặc sợi

cotton được pha trộn với các chất liệu sợi tổng hợp khiến cho sản phẩm có formcứng Vải kaki có độ dày lớn hơn vải cotton, bề mặt thô cứng hơn nhưng dễ

giặt và ít nhăn, ít bám bụi Các loại vải kaki có thể phân chia như sau:

- Vai kaki thun: Vải kaki được pha thêm sợi spandex nhằm tăng tính co din vàthoải mái hơn cho người mặc, được sử dụng làm chất liệu may chân váy, đầm

hay áo vest,

- Vai kaki không thun: Do có độ cứng cao hon, ít nhăn nên được sử dụng để

may quần nam form đứng.

Không chỉ được ứng dụng làm nguyên liệu cho quan, áo sơ mi, vải kakicũng là loại nguyên phụ liệu ngành may mặc cho các sản phẩm đồ bảo hộ laođộng và đồng phục

Vải Jean: Hay còn được gọi là vải da bò, có màu xanh và chất liệu bền,chắc để may mặc Vải jean được sản xuất từ sợi vải cotton Duck đan đọc và

ngang xen kẽ với nhau, nồi bật nhờ có tính bền, chắc, không bị gião hoặc co

giãn dù mặc và giặt nhiều lần Bởi vậy các sản phẩm làm từ vải jean thường có

Trang 31

độ tiện dụng cao, thường thấy ở các trang phục mang phong cách trẻ trung,

khỏe khoắn.

Vải Kate là nguyên liệu may mặc nổi bật với tính chống nhăn tốt, mỏng

nhẹ, độ bền cao, được tạo thành từ sợi cotton tổng hợp với polyeste Vì vậy, vải

kate là sự kết hợp giữa độ mềm mại, thoáng mát của cotton và khả năng chống

nhăn, ít phai màu của polyeste Trên thị trường có nhiều loại vải kate khác nhau

như vải kate silk, vải kate mỹ, vai kate polin, vai kate ford, vai kate sọc, vải

kate Hàn Quốc, với đủ độ dày, độ min và mau sắc khác nhau Do đó, các loại

đồng phục học sinh, đồ công sở hay chăn ga gối nệm thường được làm từ vải

kate

Vai ni (flet) được tao ra từ vải sợi thông thường và sợi len, giúp cho san

phẩm có tính giữ ấm tốt Vải ni có bề mặt mềm mịn được phủ bên ngoài bằngmột lớp bông mỏng Ưu điểm của loại vải này là độ bền cao, màu sắc đa dạng,

phong phú và khó bạc màu, giữ ấm tốt khi trời lạnh nên thường được dùng cho

các loại quần áo mùa đông Ngày nay, vải nỉ thông thường và vải ni Hàn Quốc

là hai loại vải nỉ phổ biến trên thị trường

- Vải nỉ thông thường: mỏng, có lớp lông nhẹ, khả năng co dãn ở mức tương

đối

- Vải ni Hàn Quốc: mềm mại và co dan tốt hơn vải nỉ thường, được sử dụng dé làm đồ handmade.

Ngoài năm loại vải vừa liệt kê phía trên, còn có nhiều nguyên liệu ngành may

khác đáp ứng cho ngành may Có thể kế đến như vải len, vải thô (canvas), vải

voan (chiffon), vải lanh (linen), vai đũi (tussar hoặc tussah), vải lụa (silk) Hay

vai ren (lace), vải ni lông (nylon), vải tuyét mua, vai PE (polyester), vải visco

(viscose hoặc rayon),

b Các loại phụ liệu khác

Trang 32

Gồm chỉ may, vật liệu dựng, vật liệu cài, dây thun dệt và một số phụ liệu

khác Chi may được dùng để kết nói các chất liệu lại với nhau nhằm tạo nên thành phẩm Có hai loại chỉ may:

- Chỉ thiên nhiên: gồm chỉ bông và chỉ tơ tằm

- Chỉ từ xơ hóa học: gồm chỉ từ xơ sợi nhân tạo và chỉ từ xơ sợi tổng hợp.

Chỉ may có ảnh hưởng phần lớn trong chất lượng cũng như độ bền của

sản phẩm Chỉ may cần có độ chắc, độ bền màu, độ đàn hồi và độ sạch của chỉ

Vat liệu là phụ liệu được dùng dé tạo dáng cho sản phẩm, gồm tất cả các

phụ liệu dùng dé tạo đáng cho sản phẩm may mặc như tạo form và độ phồng,

bề mặt cứng để định hình sản phẩm Ngoài ra, còn được sử dụng như vật liệu

để làm ấm Một số phụ liệu của vật liệu dựng: dựng giấy, dung vải, đai lưng,đệm lót áo ngực, Vật liệu cài thường đa dạng về màu sắc và hình dáng

- Cúc áo là vật liệu cài dùng dé đóng, mở trang phục hoặc dùng dé trang trí cho

trang phục, thường được làm nhựa, gỗ hoặc kim loại nhằm phục vụ các nhu cầu

đa dạng về sản phẩm dệt may Vật liệu cài tiếp theo là dây kéo, cần phải bén,khít và chắc, thường được sản xuất từ nhựa hoặc kim loại có mầu phù hợp vớimau của sản phẩm

- Dây thun dệt là phụ liệu có nhiều ứng dụng, phụ liệu dây thun dệt gồm có

thun đệt thoi, thun chỉ, thun dệt kim và một số loại thun dệt khác.

Ngoài các loại phụ liệu đã tìm hiểu phía trên, còn có thé kể tới các phụ

liệu như: cài túi xách, ren, logo móc áo, mạc xi (vật trang trí), xích trang trí

Các loại phụ liệu nói riêng và nguyên phụ liệu ngành may nói chung là yếu tố

quan trọng góp phan làm ra một sản phẩm hoàn thiện và đáp ứng được các tiêuchí khắt khe

Trang 33

1.2.3 Vai trò của nguyên phụ liệu trong chuỗi giá trị ngành dệt may

Trong chuỗi giá trị dệt may , công đoạn dau tiên góp phan tạo ra giá trị

cơ bản là cung cấp nguyên liệu cũng như công đoạn sản xuất nguyên liệu như

kéo sợi, dét vải, nhuộm, in vải.

các ông ry ate cesta thing hea bint

(ong nước Medee

‘inva dingo ch ce | tem

0ươneml | _ mà, lam nine

St | | [Sanetweinesteaphoke] | - [MmgMebsieest ——— | [monet ep

Hình 1.6: Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Nguồn: Vcosa

Chính vì vậy, sự đa dạng, chất lượng và lựa chọn nguyên phụ liệu có tầm

quan trọng đáng kể đến chất lượng, giá cả va tính bền vững của sản phẩm tạo

ra nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Điển hình như chất liệu như cotton,polyester, rayon, hay các loại sợi tổng hợp được dùng dé tạo ra các bộ quan áo

và sản phẩm khác Độ bền, cảm giác và đặc tính của các chất liệu này sẽ quyết

định sự hài lòng trong trải nghiệm của người mặc.

Ngoài ra, việc quản lý nguyên phụ liệu hiệu quả để đảm bảo nguồn cungứng 6n định và đúng thời hạn, quản lý khoảng thời gian cung cấp nguyên phụ

liệu và kiểm soát chất lượng nguyên phụ liệu cũng là một khâu quan trọng trong

quy trình sản xuất dệt may

Trang 34

1.2.4 Quy tắc xuất xứ với nguyên liệu vải

Quy tắc xuất xứ với nguyên liệu vải là một yếu tố đáng lưu ý trong việc nhập khẩu và xuất khẩu nguyên liệu vải cho ngành công nghiệp dệt may Việt

Nam Các quốc gia và té chức thương mại thường áp dung dé xác định nguồn

gốc và xuất xứ của nguyên liệu vải thông qua một số quy tắc và tiêu chuẩn quy định về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu vải, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu

cần thiết và tiêu chuẩn để việc sản xuất hàng may mặc

Các quy tắc xuất xứ thông thường thường bao gồm việc xác định nơi sản

xuất, quy trình sản xuất, và các thông tin liên quan khác Điều này giúp chotính chất kỹ thuật, chất lượng và an toàn của nguyên liệu vải được đảm bảotrước khi đưa vào sử dụng trong ngành dét may, cần được tuân thủ nghiêm ngặt

để đảm bảo sự công bằng và cạnh tranh trong thị trường quốc tế, giúp ngànhcông nghiệp dệt may Việt Nam đạt được sự tăng trưởng và phát triển bền vững

Theo VITAS , việc chúng ta đang phải nhập đến 80% vải cho may xuất

khẩu khiến quy tắc xuất xứ từ sợi, vải trở đi còn là khâu yếu của dệt may ViệtNam Đối với một số nước Bắc Âu như Na Uy và Iceland, các nước này đưa rayêu cầu khat khe hơn đối với sợi tự nhiên và sợi tổng hợp, sợi dệt phải là sợihữu cơ, tái chế hoặc có nguồn gốc sinh học Bông được sử dụng trong quần áo

dán nhãn sinh thái Bắc Âu không được làm từ sản phẩm biến đổi gene (GMO)

và phải là 100% hữu cơ hoặc tái chế Độ bền và chất lượng cao hơn, vải dệtphải được thử nghiệm dé bảo đảm các tiêu chí mới về độ bền như độ mài mòn,

độ phai màu, độ giãn đứt, độ bền đường may.

Trang 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUÒN CUNG NGUYÊN PHỤ LIỆU

NGANH DET MAY

2.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam

2.1.1 Tình hình chung

'Việt Nam là quốc gia dang phát triển, có tốc độ tăng trưởng ổn định trongnhiều năm và đang dần phục hồi sau ảnh hưởng của dịch Covid 19 Theo TổngCục Thống kê Việt Nam, kinh tế thế giới trong 6 tháng đầu năm 2023 đối mặt

với nhiều khó khăn và thách thức, cuộc chiến Nga— U-crai-na kéo dài, lạm phát

toàn cầu dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, nhiều nền kinh tế lớn trong đó

có các đối tác thương mại quan trọng của nước ta phải đối mặt với tăng trưởng

chậm lại, thậm chí rơi vào tình trạng suy thoái Tại khu vực Đông Nam Á, Ngân

hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng năm 2023 của một số quốcgia như sau: Phi-li-pin 6,0% và In-đô-nê-xi-a 4,8% không đổi so với dự báo tại

thời điểm tháng 12/2022; Ma-lai-xi-a 4,7%, tăng 0,4 diém phần trăm; Thái Lan

3,3%, giảm 0,7 điểm phần trăm; Xin-ga-po 2,0%, giảm 0,3 điểm phần trăm;Việt Nam 6,5%, tăng 0,2 điểm phan trăm Tuy nhiên trên thực tế, kinh tế 6

tháng đầu năm tăng 3,72% (Theo số liệu của Tổng cục Thống kê) Dé đạt mục

tiêu GDP tăng 6,5% năm nay, hai quý cuối năm phải đạt tốc độ tăng trưởng

khoảng 9% Điều này cho thay dù đang trong giai đoạn phát triển không ngừng,

nền kinh tế Việt Nam vẫn gặp phải một số thách thức nhất định

Báo Vneconomy đưa ra thống kê cho thấy trong quý 2/2023, xuất khẩumột số mặt hàng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ lực cũng có xu hướngtốt lên so với quý 2/2023, các ngành, lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng khá tíchcực và 6n định qua 2 quý đầu 2023, cho thấy sự phục hồi từng bước của nền

kinh tế sau dịch Covid 19.

Trang 36

2.1.2 Một số Hiệp định thương mại đã được ký kết và ảnh hưởng tới nềnkinh tế Việt Nam

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia đàm phán 18 hiệp định

thương mại tự do (FTA), trong số đó là 15 FTA đã ký kết,có hiệu lực, 01 FTA

đã kết thúc đàm phán và 02 FTA đang đàm phán (FTA Việt Nam - EFTA; FTA

Việt Nam - UAE) Các FTA đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nềnkinh tế có độ mở lớn (200% GDP), cho phép Việt Nam tiếp cận và thiết lập

quan hệ thương mại với gần 230 thị trường Nhờ việc thực thi các FTA thế hệ

mới, Việt Nam được hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư mới, hình thành năng lựcsản xuất mới, có điều kiện tăng tốc mở cửa với thế giới, tạo lập một nền kinh

tế thi trường theo đúng nghĩa của nó Khuôn khô pháp lý của các hiệp định sẽ

là tiêu chuẩn cho việc vận hành các nền kinh tế trong thế kỷ XXI với những

quy phạm, quy định cao hơn, chặt chẽ và toàn diện hơn Việt Nam sẽ từ đó có

nhiều cơ hội dé kết nối sâu rộng hơn với kinh tế thế giới (trungtamwto.vn)

STT FTA Hiện trạng Đối tác

FTAs đã có hiệu lực

AFTA Có hiệu lực từ 1993 ASEAN

1

2 | ACFTA Có hiệu lực từ 2003 ASEAN, Trung Quốc

3 | AKFTA Có hiệu lực từ 2007 ASEAN, Hàn Quốc

4 | AICEP Có hiệu lực từ 2008 ASEAN, Nhật Bản

5 | VIEPA Có hiệu lực từ 2009 Viét Nam, Nhật Bản

6 | AIFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Ấn Độ

Trang 37

7 |AANZFTA Co hiệu lực từ 2010 ASEAN, Australia, New Zealand

§ VCFTA Có hiệu lực từ 2014 Việt Nam, Chi Lê

9 | VKFTA Có hiệu lực từ 2015 Việt Nam, Hàn Quốc

10 WNÑ—-EAEU | Có hiệu lực từ 2016 'Việt Nam, Nga, Belarus, Armenia,

FFTA Kazakhstan, Kyrgyzstan

II CPTPP Có hiệu lực từ Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi

30/12/2018, có hiệu lực | Lé,New Zealand, Australia, Nhật Bản,

Tiên thân là R 4

tại Việt Nam từ ingapore, Brunei, Malaysia, Vương quôc

TTPP) 14/1/2019 Anh (ký Nghị định thư gia nhập ngày

16/07/2023)

12 | AHKFTA |Có hiệu lực tại Hong Kong | ASEAN, Hong Kong (Trung Quốc)

(Trung Quốc), Lào,

Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ

11/06/2019

'Có hiệu lực day đủ với toàn

lbộ các nước thành viên từ

ngày 12/02/2021.

13 | EVFTA |Có hiệu lực từ 01/08/2020 Việt Nam, EU (27 thành viên)

14 |UKVFTA Có hiệu lực tạm thời từ Việt Nam, Vương quốc Anh

01/01/2021, có hiệu lực

chính thức từ 01/05/2021

15 | RCEP |Cóhiệu lựctừ01/01/2022 | ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc,

Nhật Bản, Australia, New Zealand

Trang 38

16 VIFTA Khởi động đàm phán tháng Việt Nam, Israel

2/2015 Hoan tat dam phan

tháng 4/2023 Chính thức

ký kết ngày 25/07/2023

FTA đang đàm phán

17 \Viét Nam - | Khởi động đàm phán 'Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy,

IEFTA FTA tháng 5/2012 Iceland, Liechtenstein)

18 | ASEAN -_ [Tái khởi động dam phán ASEAN - Canada

Canada thang 11/2021

19 |Viét Nam — |Dang trong quá trình khởi | Việt Nam, các Tiêu Vuong quốc Ả-rập

UAE FTA động đàm phán Thống nhất (UAE)

Bang 2.1: Các Hiệp định thương mại đã kí kết

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là thỏa thuận giữa hai hay nhiềuquốc gia hoặc vùng lãnh thổ với mục đích tự do hóa thương mại đối với mộthoặc một số nhóm mặt hàng bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạothuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các quốc gia thành viênsong song với việc tiếp tục duy trì chế độ thuế quan độc lập với hàng nhập khẩu

từ các quốc gia bên ngoài FTA (ThS Trần Thị Trang, ThS Đỗ Thị Mai Thanh)

Các nội dung chính của FTA thường bao gồm: quy định về cắt giảm các

hàng rao thuế quan - phi thuế quan; quy định rõ danh mục hàng hóa đưa vào

cắt giảm thuế quan; quy định lộ trình cắt giảm thuế quan và quy định về quy

tắc xuất xứ Sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng có tác động mạnh mẽ đến

hoạt động thương mại thé giới

Trang 39

Có thé liệt kê những đặc điểm chính của các FTA như sau:

Thúc đây tự do hóa thương mại: Các thỏa thuận trong FTA thế hệ mới

thường xóa bỏ phần lớn hàng rào thuế quan Tức là khi tham gia FTA thế hệmới, nền kinh tế của các bên liên quan có độ mở cao, các sản phẩm hàng hóa,

dịch vụ cơ bản được tự do luân chuyên trong phạm vi không gian các quốc

gia thành viên FTA.

Phạm vi cam kết rộng: Các FTA thế hệ mới là những hiệp định toàn diện,

không chỉ bó hẹp trong thương mại và đầu tư như các FTA truyền thống mà

còn bao gồm các nội dung tuy không phải là thương mại trực tiếp nhưng có liên

quan đến thương mại như đấu thầu, môi trường, sở hữu trí tuệ, lao động nhằm

tạo môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranh công bằng giữa các thành

viên.

Cam kết linh hoạt Nếu như với FTA truyền thống lộ trình cắt giảm thuếthường kéo dài không quá 10 năm, thì trong các FTA thế hệ mới lộ trình đượcday nhanh hơn Thông thường lộ trình cắt bỏ hàng rào thuế quan được áp dụngtrong vòng 5 - 10 năm, (trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm

hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan).

Cơ chế giám sát của các FTA thế hệ mới có yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn

trong quá trình thực thi Các thảo thuận của FTA cho phép bên nhập khẩu tạm

ngừng ưu đãi thuế quan nếu phát hiện có gian lận xuất xứ hoặc nước xuất khẩukhông hợp tác xác minh xuất xứ một cách có hệ thống Ví dụ điển hình các

FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có mức

độ cam kết rộng ( gồm gần như toàn bộ các loại hàng hóa và dịch vụ); mức độ

cam kết sâu (cắt giảm thuế gần như còn 0% hết mà không có loại trừ); cơ chế

thực thi cực kỳ sát sao và bao gồm cả những lĩnh vực được coi là “phi truyền

Trang 40

thống” như lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ,

minh bạch hóa

2.2 Thực trạng tình hình cung ứng nguyên phụ liệu dệt may tại Việt

Nam

2.2.1 Thực trạng nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may

Ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa chủ động trong việc tạo ra được

nguồn nguyên phụ liệu có chất lượng cao trong nước đáp ứng yêu cầu sản xuất

hàng xuất khẩu mà còn phụ thuộc phần lớn vào nhập khâu Theo VITAS, tính

đến tháng 7/ 2023, 50% nguồn cung ứng nguyên phụ liệu Việt Nam vẫn phảinhập khẩu vì chuỗi cung ứng toàn cầu bị sụt giảm do lạm phát, chiến tranh,

dịch bệnh, gây ra nhiều khó khăn trong việc khai thác triệt để thế mạnh của

ngành Thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc là các thị trường chủyếu Việt Nam nhập khâu nguyên phụ liệu dệt may Việc chưa tự chủ nguồn

cung nguyên vật liệu khiến doanh nghiệp chưa khai thác được lợi thé triệt dé

của ngành Chúng ta hiện nay đang phải nhập khẩu 90% bông nguyên liệu,100% nhu cầu xơ sợi tổng hợp, 50% nhu cầu sợi bông và 80% vải khổ rộng

Việt Nam chỉ có thé sản xuất hơn 3.000 tan bông/năm, chỉ có thé đáp

ứng 5% nhu cầu của ngành dệt trong nước Hàng năm, sợi tổng hợp phải nhậpkhẩu hoàn toàn và sợi bông cho sản xuất cũng phải nhập khẩu với số lượng lớn.Bên cạnh đó, dù ngành hoá chất trong nước tương đối phát triển nhưng 100%hoá chất nhuộm va hơn 80% hoá chat khác vẫn phải nhập khâu Vì vậy, nguyênliệu chính là vấn đề nan giải cho ngành dệt

Riêng lĩnh vực sợi, doanh nghiệp Việt Nam chỉ sản xuất được những

dòng sản phẩm thấp cấp, trung cấp, còn dòng cao cấp nhập khẩu gần 100%.Với sợi dệt giá trị gia tăng cao chủ yếu nằm dòng sản phẩm cao cấp và riêng

Ngày đăng: 01/12/2024, 03:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN