LỜI CAM ĐOANEm cam đoan khoá luận “Phát triển hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam — Chi nhánh NamNghệ An” là côn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGAN HANG
PHAT TRIEN HOAT ĐỘNG TÍN DỤNG DOI VỚI DOANH NGHIỆP
VUA VÀ NHỎ TẠI NGAN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM NGHỆ AN
Giảng viên hướng dẫn: ThS Phùng Thị Thu Huong
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Uyên
QH-2020-E TCNH CLC 4
Tai chính — Ngân hàng
Hà Nội, 2023
Trang 2Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong khoa Tài chính — Ngân hàng,Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho emthực hiện và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, giúp cho em có cơ hội củng cố, hệthống hóa các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị và vận dụng chúng một cách có khoahọc và sáng tạo đề giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn và học tập những kiếnthức mới.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài khóa luận này không tránh khỏi những
thiếu sót Em kính mong Quý thay cô tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ dé dé tài được hoàn thiện hơn.
Một lân nữa em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan khoá luận “Phát triển hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam — Chi nhánh NamNghệ An” là công trình nghiên cứu của em Các dữ liệu, tư liệu được sử dụng trong khoáluận đã được dé cập trong phan tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng và trung thực.Các thông tin và kết quả nghiên cứu được cung cấp trong khoá luận là chính xác và chưa
từng được công bô trong bai nghiên cứu nào khác.
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DAN SINH VIÊN THỰC HIỆN
ThS Phùng Thị Thu Hương Lê Thị Phương Uyên
Trang 4MỤC LỤC
LOT CAM ƠN 5 S5<SksHE.HH HH 7140 7740074407440 774427442041 2744nrkke 1LOT CAM ĐOANN -s5-Se<©SLeeỆHEE.H E7140E7144 7714 7400713427447A41E3acnrkke 2DANH MỤC TỪ VIET TẮTT -s°°®°E©+#©EY+£EEE++e©EY+eErvdserrrxsrorvrsree 7
DANH MỤC BANNG co <5 5 cọ 0 T0 000000 004000090080 9DANH MỤC BIỂU 2) 0 2 5< 5< se se ExseEseEseEverserssrkserserssrrserserssssee 10DANH MỤC HÌNH VE 2-2-2 €©©E+€EEeEEeEEteEvreevretvrrerrseorrsre 11
MỞ ĐẦU 25ŸSe<©SseỆAEY.E E.4EE.44 071407144 7.44074407744744 71412798 12
1 LY do chon dé n6 12
2 Mục dich và nhiệm vụ mghién CỨU s5 55s 5< 5< 915 59 3595955 13
2.1 Mute đích nghiên CỨU - -c- - 2S 11211151 1311151 1911111111111 11 1 1 11 kg 13
2.2 Nhi@m Vu nghién CUU 0 13
3 Cau hỏi nghiên CỨU << 5< << << HH HH 00 00060106 13
4 Đối tượng và phạm Vi nghiÊn CỨU << 5< 5 9 99 958351968 9ø 14
Al Đối tượng nghiên cứu - c5 sSx‡EềEEEE1EE1221211211211211211211 21.2121 cxeg 144.2 Pham Vi nghién UU e 14
5 Phương pháp nghién CỨU d << 5G 9 S9 %9 994 9 99 9499 5994999584 95 14
6 Đóng góp mới của khoá Tuậnn o << 2< s9 5 9.99 91 9.9 0 0508995 14
7 Bố cục bài nghiên cứu s- 2s s<©ss©ss£Ess+sstxserseEsstrsersersserrserserssrsee 15CHUONG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU <2 s2 2 s2 se se ssse se 16
1.1 Nghiên cứu về hoạt động tin dụng của ngân hàng -s s- 5 161.2 Nghiên cứu về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân
Trang 5CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYET VE HOAT ĐỘNG TÍN DUNG DOI VỚIDOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 22s ©ss©ss£vsvssesstrserssrsserserssrre 22
2.1 Cơ sở lý thuyết về doanh nghiệp vừa và nhỏ -s scss-secs<cssesse 22
2.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ - 2 2 2+ zzczxzxees 22
2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 2-2 2+szEczxczxerxe 232.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế thị trường 242.2 Tin dụng ngân hang đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ - 25
2.2.1 Khái niệm Tín dụng ngân hàng 5 22c 2S 32 tsrsrsrsee 25 2.2.2 Phân loại loại hình tín dụng - S- + x s2 se 262.2.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 272.3 Phát triển tín dụng đối với đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 30
2.3.1 Khái niệm - SH HH HH HH HH Hà Hà Hà HH 30
2.3.2 Ý nghĩa của việc phát triển tín dụng đối với đối với doanh nghiệp vừa và
TDG eecececeececcseescesscsccecesccsecscceececcsecsecaecsecsecsecsecsecsecseesecsececsecsecaeeececeeseeeeeeeeeas 31
2.3.2.1 Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2-2: 22 s+x++Ez+£+z£xerxezreees 31
2.3.2.2 Đối với Ngân hàng Thương mạii - 2: 2 2 2+E2+E++E+zEzxerxerxeri 31
2.3.2.3 Đối với nền kinh tẾ -c:-52++222 v22 tt trttrttrrtrtrrrrrrtrirerriea 322.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh
MNGhep Vira VA MNO :ỐỔỒ 33
CHUONG 3 PHAN TÍCH VA ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG VE HOAT DONG
TÍN DUNG DOI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VA NHỎ TẠI NGAN HANG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHAT TRIEN NONG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
Trang 63.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triễn - 2-22 5¿22x+2zx>se2 353.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Agribank — Chi nhánh Nam Nghệ An 383.1.1.3 Cơ cấu tổ chức tại Hội sở của Agribank — Chi nhánh Nam Nghệ An
¬— 38
3.1.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Nghệ An giai đoạn 2018-7n 42
3.1.2.1.Kết qua quả hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh 423.1.2.2.Hoạt động huy động vốn - - 2-2 sSx‡EEE2E12E121121121121111111e 11x 443.1.2.3 Hoạt động sử dụng VỐN 2c E211 1151111111111111111111111111111 1E 1e 49
3.2 Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Nghệ An 53
3.2.1 Quy trình cấp tin dung đối với khách hàng doanh nghiệp vừa va nhỏ 533.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa vànhỏ tại Agribank — Chỉ nhánh Nam Nghệ An - 5 5Ặ c2 56
3.2.2.1 Tổng dư nợ và kết cấu dư nỢ -¿- - + + SE+EvEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrerkerrree 563.2.2.2 Nợ quá hạn và nợ XẤU - + sSềEE E19 1211211211211211211111 111tr 61
3.2.2.3 Vong quay vốn tín AUN ccecceessesssesssesssesssesssesssesseessesssesssecssessesseeeseee 633.3.1.3 Trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dung - se: 64
3.3 Đánh giá về hoạt động Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Nghệ An
"5 ÔỎ 64
3.3.1 Những kết quả đạt được 5- s cs S EEE2E12112112121 11111 re 65
3.3.2 Những hạn chế 2-2 +Sx2E2E192121127121121121111121111 1111111 xe 67
3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế -¿- + s+Sx+SE+EE2EE2E12E12E12E121221.21 2E ryee 67
CHUONG 4 GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ VE HOAT ĐỘNG TÍN DUNG DOI
VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀPHAT TRIEN NONG THÔN - CHI NHÁNH NAM NGHỆ AN, 70
5
Trang 74.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏtai Agribank- Chi nhánh Nam Nghé An - 25-5 5< S993 95585096 70
4.2 Giải pháápp =- <5 < Họ TH Họ TH HH HH Họ Hi 00000 71
4.2.1 Xây dung và hoàn thiện chính sách tín dung đối với DNVVN 71
4.2.2 Tăng cường công tác quản lý rủi ro tin dụng, kiểm tra, kiểm soát khi cấptín dung72
4.2.3 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng: ¿5c 73 4.2.4 Nâng cao hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ - 2 2+5: 73
4.2.5 Nâng cao chất lượng thâm định dự án - 2 2+52+s2+s+zEezxezxerxees 744.2.6 Nâng cao chất lượng dịch vụ, day mạnh công tac hiện đại hoá Ngân hang75
S046 81 754.3.1 Đối với Nhà nưỚC 2-2 2 St2E22EE£EE2E127121121127121121111711 211111 crxeE 75
4.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước -: + s92 EEEEEE2E1211711211 E121 crxee 76
4.3.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 77
CHƯƠNG 5 KET LUẬN 2- <2 s2 ©s£©Ss£EseEvsEEseEsetvsersersersserserserssrre 80
TÀI LIEU THAM KHAO 2< e° 2 s£©s£Ss£Es£ESsESs£EseEseexstrsersserserserssrre 81
A Tai liệu tham khảo tiếng VIiỆ cssessessessessessessessessesestesesteseeseeseeses 81
B — Tai liệu tham khảo tiếng Anh oo eesessessessessessessessessesesestesteseeseeseesess 83
Trang 8DANH MỤC TỪ VIET TAT
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
4 NHTM Ngân hang Thuong mai
Nn TSBD Tai san bao dam
Trang 9Ngân hàng thương mại cô phan Đầu tư và phát triển Việt Nam
Trang 10DANH MỤC BANG Bang 2 1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và Vừa - 5 6c £svcseeseess 23 Bảng 3 1 Một số chỉ tiêu cơ bản của Agribank - Chi nhánh Nam Nghệ An giai đoạn
ñ027200117ẼẺ7 ẦỐ 42
Bảng 3 2 Tình hình huy động vốn của Agribank- Chi nhánh Nam Nghệ An giai đoạn
"0127201170788 44
Bảng 3 3Tình hình huy động vốn của Agribank- Chi nhánh Nam Nghệ An giai đoạn "00527221777 R 46
Bang 3 4 Kết quả hoạt động tin dụng của Chi nhánh giai đoạn 2018-2022 50
Bảng 3 5 Du nợ tín dụng DNVVN của Chi nhánh giai đoạn 2018-2022 56
Bang 3 6 Dư nợ theo ky hạn DNVVN của Chi nhánh giai đoạn 2018-2022 58
Bảng 3 7 Cơ cau du nợ có TSBĐ DNVVN của Chi nhánh giai đoạn 2018-2022 59
Bảng 3 8 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu DNVVN của Chi nhánh giai đoạn 2018-2022 ¬— 61
Bang 3 9 Vong quay vốn tin dụng DNVVN của Chi nhánh giai đoạn 2018-2022 63
Bang 3 10 Trích lập dự phòng rủi ro DNVVN giai đoạn 2018-2022 - 64
Trang 11DANH MỤC BIÊU ĐÒBiểu đồ 3 1 Kết quả kinh đoanh giai đoạn 2018 - 2022 -2: 2 5z+cs+2cxzz+ 43Biểu đồ 3 2Tình hình huy động vốn của Agribank — Chi nhánh Nam Nghệ An giai đoạn
Biểu đồ 3 8 Cơ cấu du nợ DNVVN theo ky hạn giai đoạn 2018-2022 58
Biểu dé 3 9 Cơ cầu du nợ DNVVN có TSBD giai đoạn 2018-2022 - 60
10
Trang 12DANH MỤC HÌNH VẾHình 3 1.Co cấu tổ chức của Agribank- Chi nhánh Nam Nghệ An hiện nay 38Hình 3 2 Cơ cấu tô chức Hội sở Agribank- Chi nhánh Nam Nghệ An 38Hình 3 3 Quy trình cấp tín dụng đối với Khách hàng là DNVVN tại Agribank- Chimhanh Nam Nghe 9201 ,ÔỎ 53
11
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vị thế kinh tế tư nhân Việt Nam ngày càng được cải thiện và trở thành nguồnđộng lực phát triển kinh tế của đất nước Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận trongthành phần kinh tế tư nhân, cũng là một trong những thành phần quan trọng của nềnkinh tế, giúp tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động, đóng góp tương đối lớn vàotăng trưởng GDP Cho đến nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 98% số doanhnghiệp đăng ký và hoạt động theo luật doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động đa dạng, tốc
độ tăng trưởng nhanh và được Đảng, Nhà nước quan tâm và ưu tiên phát triển Cùng vớiđiều kiện nền kinh tế mở cửa, cạnh tranh và hội nhập, hoạt động tín dụng của ngân hàngthương mai đóng một vai tro quan trọng trong hoạt động kinh doanh Đây chính là mộtliên kết quan trọng giữa nguồn vốn dồi dao và nhu cầu vốn của các doanh nghiệp Hoạtđộng này đóng góp một phần quan trọng vào lợi nhuận của các ngân hàng thương mại
và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây sự phát triển kinh tế của quốc gia Mộttrong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp vừa vànhỏ chính là khả năng tiếp cận tín dụng từ Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Nghệ An là tỉnh năm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, với lợi thế vị trí chiến
lược, trong những năm qua cùng với chính sách mở cửa và hội nhập, Nghệ An tiếp tụcnâng cao và phát triển về mọi mặt Nồi bật là cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướngtích cực Với lợi thế vị trí chiến lược và tiềm năng phát triển cùng với các chính sách ưuđãi, hỗ trợ đầu tư phù hợp, Nghệ An thu hút nhiều dự án của các nhà đầu tư cũng nhưcác doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank nói riêng luôntìm cách phát triển chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Agribank Chỉnhánh Nam Nghệ An cũng là một trong số đó Bắt đầu gia nhập hệ thống các Ngân hàngthương mại trên thị trường tỉnh Nghệ An cuối năm 1995, sau gần 30 năm hoạt động vàtrưởng thành, Agribank Chi nhánh Nam Nghệ An đã có nhưng bước đi dài và định
hướng đúng đắn trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp
vừa và nhỏ Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng tín dụng thời gian qua so
12
Trang 14với các Chi nhánh vẫn chưa đạt được vượt trội các kỳ vọng, em đã lựa chọn và thực hiện
đề tài “Phát triển hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hang
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam — Chỉ nhánh Nam Nghệ An” dé tiễnhành nghiên cứu cho khóa luận của mình.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát trién Nông thôn Việt Nam — Chi nhánh Nam Nghệ An, từ đóđưa ra giải pháp và kiến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong việc phát triển hoạt động tín dụng đối với doanhnghiệp vừa va nhỏ tai chi nhánh Nam Nghệ An.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận và tông quan nghiên cứu về hoạt động tin dụngđối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam — Chi nhánhNam Nghệ An.
Thứ ba, đề xuất giải pháp và kiến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàngnhà nước để phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Việt Nam — Chi nhánh Nam Nghệ An.
3 Câu hỏi nghiên cứu
- _ Thực trạng phat triển về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam — Chi nhánh NamNghệ An ?
- Nha nước và Ngân hàng Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn Việt Nam — Chi
nhánh Nam Nghệ An cần làm gì để phát triển hoạt động tín dụng đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn 2
13
Trang 154 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam — Chi nhánh NamNghệ An.
4.2 Pham vi nghiên cứu
e Phạm vi không gian: Tai Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam — Chi nhánh Nam Nghệ An.
e Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu của dé tài được lấy trong 5 năm, giai đoạn
từ năm 2018 đến năm 2022 đề xuất định hướng và giải pháp phát triển đến năm
2025.
5 Phuong pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết cùng với các số liệu thu thập được, khoá luận áp dụngphương pháp phân tich-téng hợp, so sánh, thống kê dé dua ra những đánh giá cụ thé
Phương pháp thống kê bao gồm việc thu thập, tông hợp, và trình bay dữ liệu, sau
đó tính toán các đặc điểm quan trọng của đối tượng nghiên cứu đề hỗ trợ quá trình phântích.
Phương pháp phân tích - tổng hợp là việc phân chia đối tượng nghiên cứu thành
các yếu tố cơ bản hơn, giúp hiểu rõ từng thuộc tính và bản chất của đối tượng nghiên
cứu một cách chỉ tiết hơn Sau đó, thông tin này được tổng hợp lại để có cái nhìn tổngquan và hiểu rõ hơn về bản chat và quy luật hoạt động của đối tượng nghiên cứu
Phương pháp so sánh là một công cụ quan trọng và phô biến trong quá trình phân
tích dữ liệu, giúp làm rõ sự khác biệt và các đặc điểm đặc thù của đối tượng nghiên cứu
6 Đóng góp mới của khoá luận
Khoa luận đã cập nhật thêm thông tin về hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệpvừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022, nêu lên các nguyên nhândẫn đến những hạn chế trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp Dựa trêncác kết quả nghiên cứu trước, dự kiến đóng góp của bài này đưa ra các giải pháp giúp
14
Trang 16Chi nhánh phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nhữngnăm tiếp theo.
7 Bố cục bài nghiên cứu
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của bai nghiên
cứu được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứuChương 2: Cơ sở lý thuyết về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa vànhỏ.
Chương 3: Phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt động tín đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ tai Ngân hàng Nông nghiệp va Phát trién Nông thôn Việt Nam - Chi nhánhNam Nghệ An.
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị về hoạt động tín đối với doanh nghiệp vừa vànhỏ tại Ngân hang Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh NamNghệ An.
15
Trang 17CHUONG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Nghiên cứu về hoạt động tín dung của ngân hang
Nguyễn Thị Thanh Hải (2018) trong nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượnghoạt động tin dụng tại Ngân hang Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong bối
An”
cảnh hội nhập” đã hệ thong hóa các van dé lý luận cơ bản về tín dụng NHTM, phân tích,đánh giá thực trạng phát triển tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương
Việt Nam, đưa ra những bài học kinh nghiệm của các nước: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung
Quốc trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng; từ đó đề xuất một số giải phápchính dé phát triển tin dụng tại ngân hang này như: Xây dựng chiến lược tín dụng phùhợp xu hướng phát triển của nền kinh tế, Tăng cường công tác đánh giá và phân loại
khách hang; Thực hiện tốt việc thu thập thông tin về khách hàng; Nâng cao chất lượng
thâm định khách hang; Áp dụng hình thức dam bảo tín dụng thích hợp:
Nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nôngnghiệp & Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Cam Mỹ, tỉnh Đồng Nai” của Trương VănGiang và Trần Hữu Dào (2019) đã đánh giá chung về chất lượng tín dụng tại Agribank-Chi nhánh Câm Mỹ, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2016-2018, đưa ra những kết quảđạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục của Chi nhánh, trên cơ sở nhữngnguyên nhân của hạn chế như: khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không có thiệnchí trong việc trả nợ, tình hình tài chính của khách hàng yếu kém, thiếu minh bạch, côngtác kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn lỏng lẻo, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp dé phát
triển tín hoạt động tín dụng cho Chi nhánh như: Nâng cao chất lượng cán bộ thấm định,
Hoàn thiện quy chế cho vay, Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng, Thực hiện tốt
công tác kiểm tra trước trong và sau khi cho vay, Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay,
Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu
Nghiên cứu “Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tam Đảo” của Nguyễn Văn Thông (2022) trên
cơ sở phân tích thực trạng và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tín dụng tạiAgribank — Chi nhánh Tam Dao trong giai đoạn 2018-2020; từ đó đánh gia những thành
16
Trang 18tựu đạt được đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại nổi bật như: chưa có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các bộ phận khiến thời gian xét duyệt khoản vay kéo đài gây ảnh hưởngđến tâm lý khách hàng vay vốn, giảm hiệu quả quản lý tín dụng, chưa xây dựng được
hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ nên việc đánh giá phân loại khách hàng còn gặp nhiềukhó khăn Từ đó, tác giả đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quản lý hoạtđộng tin dụng tại Chi nhánh như: day mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
ly tín dụng, hoàn thiện bộ máy quan lý tín dụng tại Chi nhánh, hoàn thiện chính sách tín dụng
Nghiên cứu “The effect of working capital management and credit management policy on Jordanian banks' financial performance” cua AL Abdulnafea và cộng sự(2022) đã điều tra tac động của chính sách quản lý vốn lưu động và quan lý tin dung đếnhiệu qua tài chính của các ngân hang Jordan dựa trên dữ liệu thu thập từ 16 ngân hang
Jordan được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Amman (ASE) trong giai đoạn từ
2017 đến 2020 Kết quả nghiên cứu cho thay có mối quan hệ tích cực giữa kỳ thu tiền
bình quân, tỷ lệ doanh thu với quy mô và khả năng sinh lời của công ty, đồng thời có
mối quan hệ nghịch biến giữa vòng quay hàng tồn kho với kỳ thanh toán bình quân vàkhả năng sinh lời của các công ty Bên cạnh đó, đề hỗ trợ hoạt động của ngân hàng, ngânhàng có thể cần kéo dài thời hạn tín dụng của khách hàng, kéo dài chu kỳ chuyền tiền
và yêu cầu thời gian thanh toán dài hơn khi đưa ra đánh giá về hoạt động tài chính củangân hang Jordan.
Nghiên cứu “The effect of non-performing loan on profitability: Empirical evidence from Nepalese commercial banks” cua Sanju Kumar Singh và cộng sự (2021) sử dungphương pháp phân tích hồi quy bội giai đoạn 2015-2019 dé tìm hiểu tác động của nợxâu đến khả năng sinh lời từ các NHTM Nepal Kết quả nghiên cứu cho rằng khi GDPtăng lên, có sự gia tăng đáng ké về tăng trưởng của các NHTM Nepal mặc du không cóthay đôi đáng ké nào về tăng trưởng thu nhập Vì vậy, tăng trưởng GDP có tác động tíchcực và đáng ké đến nợ xấu của các ngân hàng thương mai Qua đó, ban giám đốc ngânhàng và các nhà hoạch định chính sách cần xem xét cần thận tốc độ tăng trưởng GDPkhi đưa ra các quyết định liên quan đến nợ xấu
17
Trang 19Nghiên cứu “Improving the Loaning Process in Commercial Banks” củaMurodovich và cộng sự (2022) đã chỉ ra những van đề tồn tại trong hoạt động cho vaytại các ngân hàng thương mại, phân tích các quy trình truyền thống trong lĩnh vực chovay ngân hàng và những van đề có thể nảy sinh, cũng như các yếu tố làm giảm hiệu quảcho vay và tăng rủi ro ngân hàng Dé giải quyết những van dé đang tồn tại, các ngânhàng thương mại cần xem xét lại cách tiếp cận của mình, có tính đến một số khía cạnhcủa quy trình cho vay, cụ thể là: Ở giai đoạn đánh giá mức độ tin cậy tín dụng, cần phảiphân tích cả tài sản thé chấp do người đi vay cung cấp và điều kiện tài chính của người
đi vay, có tính đến các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể phát sinh dé tránh van déđánh giá thấp rủi ro tín dụng và đánh giá quá cao tài sản bảo đảm; Xây dựng phươngpháp riêng dé đánh giá rủi ro tín dụng, phương pháp này có thê hiệu quả hơn trên cơ sởxếp hạng nội bộ của người ổi vay Các điều kiện cần thiết dé thực hiện các khuyến nghị
này có thể được cung cấp bởi chính sách tín dụng được ngân hàng xây dựng phù hợp,
một mặt làm cơ sở đề tổ chức quy trình tín dụng, mặt khác làm thay đôi chính sách trongnước như một cơ chế yếu tố thích ứng với môi trường kinh tế bên ngoài bat ôn hiện nay.1.2 Nghiên cứu về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân
hàng
Hiện nay, có một số lượng lớn nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến cáckhía cạnh quan trọng về các hoạt động tín dụng đối với DNVVN của các ngân hàngthương mại Dựa vào các nghiên cứu trước, bài nghiên cứu này là sự kết hợp của cáckhía cạnh đó và em đã tổng hợp các tài liệu tiêu biểu như sau:
Nghiên cứu “Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tạiNgân hàng thương mại cô phần Ngoại thương Việt Nam —Chi nhánh Hải Dương” đượcthực hiện bởi Bùi Đức Khang (2017), đã sử dụng phương pháp hệ thống; phương phápphân tích -téng hợp; phương pháp so sánh và phương pháp thống kê trong giai đoạn2013-2016 Nghiên cứu đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về hoạt động tín dụng, bêncạnh đó đưa ra những kinh nghiệm của một số ngân hàng như: Ngân hàng TMCP KỹThương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sai Gon Thương Tín, đánh giá thực trang cuaVietcombank- Chi nhánh Hải Dương và từ đó đưa ra các nhóm giải pháp nhằm phát
18
Trang 20triển nền khách hàng DNVVN tại Chi nhánh như: giải pháp về chính sách marketing,
giải pháp về chính sách lãi suất; tuy nhiên các giải pháp còn chưa cụ thé, đặc biệt là các
kiến nghị đối với Hội sở chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đểxây dựng quy trình và các chính sách dé áp dụng đối với DNVVN
Nghiên cứu “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanhnghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ” của Trần Quốc Hoàn (2018) Nghiên cứu sử dụngphương pháp lay mẫu ngẫu nhiên phân tang theo địa bàn 13 huyện thị thành của tinh
Phú Thọ, sử dụng mô hình phân tích nhân tổ khám phá EFA dé xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNVVN tại tinh Phú Tho.Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự ảnh hưởng tích cực của các nhân tố năng lực củalãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ có van, mối quan hệ của doanh nghiệp, tai sản đảmbảo, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, chính sách tín dụng của NHTM, và chính sách
hỗ trợ DNVVN của Chính phủ và địa phương; và có sự ảnh hưởng tiêu cực của các nhân
tố chi phí vay vốn và lịch sử vay nợ của doanh nghiệp đến khả năng tiếp cận vốn tíndụng ngân hàng của DNVVN Từ đó đề xuất các giải pháp nổi bật như: Đối với
DNVVN: Tăng đầu tư vào các tài sản cố định có giá trị, chủ động tiếp cận các khoản
cho vay tín chấp, khoản cho vay đảm bảo bang tai sản hình thành trong tương lai, ;Tăng cường xây dung và củng cô mối quan hệ với NHTM ; Đối với các NHTM: Tiếptục đổi mới và minh bạch hóa quy trình, thủ tục và điều kiện cấp tín dụng Đồng thời,
thành lập bộ phận chuyên trách hỗ trợ DNVVN hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn; xây
dựng chính sách lãi suất linh hoạt theo đối tượng vay vốn, giảm bớt các khoản chỉ phíkhác kèm theo khi vay vốn; Áp dụng linh hoạt điều kiện tài sản đảm bảo, tăng tỷ lệ cấptín dụng so với giá trị tài sản đảm bảo và kiến nghị nhằm phát triển khả năng tiếp cậnvốn tín dụng ngân hàng của các DNVVN tại tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu “Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng
thương mại cé phan Dau tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp” của Nguyễn
Hữu Phúc (2019) đã khảo sát 100 khách hàng là DNVVN đang vay vốn tại Hội sở Chỉnhánh và các phòng giao dịch trực thuộc từ 01/03/2019 đến 31/03/2019 Kết quả chothấy hoạt động tin dụng của Chi nhánh van gặp nhiều hạn chế như: Tỷ trọng dư nợ trêntong dư nợ của BIDV Đồng Tháp còn thấp; quyết định vay của ngân hàng còn chậm,
19
Trang 21chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp; Từ đó tác giả đã đưa ra những giảipháp đề phát triển tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng này như: Giải pháp về côngtác tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị phần; giải pháp về tăng cường hoạt độngmarketing, chăm sóc khách hang; giải pháp về thay đổi quan điểm trong phát triển tin
dụng:
Nghiên cứu “Bank loans and small medium enterprises (SMES)’ performance in
Lagos, Nigeria” của tac gia Adeleka và cộng su (2019) đã khảo sát thông qua bang hoi11.663 doanh nghiệp vừa va nhỏ ở bang Lagos, Nigeria Kết quả nghiên cứu cho thấykhoản vay ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với hiệu quả hoạt động của các DNVVN,đặc biệt là việc mở rộng kinh doanh của DNVVN Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra khuyếnnghị răng Chính phủ nên đảm bảo hoạt động tích cực của Chương trình Bảo lãnh Tíndụng DNVVN để cải thiện khả năng tiếp cận của các nhà cung cấp tín dụng với khoản
nợ dai hạn phát hành cho DNVVN; Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nên tận dụngcác cơ hội vay vốn đề phát triển doanh nghiệp của mình
Tac giả Nassoro Gassiah và cộng sự (2022) trong nghiên cứu “Challenges small
and medium enterprises (SMEs) face in acquiring loans from commercial banks in
Tanzania” điều tra những thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt khivay von từ các ngân hàng thương mại Nghiên cứu dựa trên 120 DNVVN được chonngẫu nhiên cho thấy lãi suất cao, thiếu tài sản thế chấp, thời gian trả nợ ngắn, thiếu thôngtin về khoản vay, sự thiếu trung thực của cán bộ ngân hàng và thiếu đổi mới là nhữngthách thức lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải khi tiếp cận các nguồn tín dụng
từ các ngân hàng thương mại ở Morogoro, Tanzania Bên cạnh đó, dựa trên kết quảnghiên cứu, các nhà nghiên cứu khuyến nghị rang dé các ngân hàng thu hút khách hangDNVVN vay vốn, họ nên giảm lãi suất Ngoài ra, các ngân hàng thương mại nên điềuchỉnh thời hạn trả nợ sao cho đủ linh hoạt phù hợp với chu kỳ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác nhau trong khu vực.
Nghiên cứu “Optimal credit guarantee ratio for small and medium-sizedenterprises’ financing: Evidence from Asia” của Naoyuki Yoshino (2019) cung cap môhình lý thuyết va phân tích thực nghiệm về các yếu tô xác định ty lệ bảo lãnh tin dụng
20
Trang 22tối ưu Ty lệ này cần được thiết lập ở mức đạt được mục tiêu của chính phủ là giảm thiểucác khoản vay không trả của các DNVVN, đồng thời thực hiện mục tiêu chính sách củachính phủ là giảm bớt sự không đối xứng thông tin dé hỗ trợ DNVVN Kết quả nghiêncứu cho thấy có ba yếu tố quyết định tỷ lệ bảo lãnh tín dụng tối wu: (i) Chính sách củachính phủ, (ii) Điều kiện kinh tế vi mô và (iii) Hành vi của các ngân hàng Dé tránh rủi
ro đạo đức và đảm bảo sự 6n định trong hoạt động cho vay đối với các DNVVN, điềuquan trọng là chính phủ phải thiết lập tỷ lệ bảo lãnh tín dụng tối ưu dựa trên điều kiệnkinh tế vĩ mô và điều chỉnh tỷ lệ này cho từng ngân hàng hoặc từng nhóm ngân hàngdựa trên tình hình tài chính của họ.
1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Mặc dù các nghiên cứu trước có ý nghĩa và giá trị thiết thực trong việc phát triểnhoạt động tín dụng của NHTM nhưng do tình hình kinh tế biến đổi không ngừng, đặtcác nghiên cứu trên trong bối cảnh hiện nay chắc chắn sẽ có một số hạn chế Da số cácnghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung vào việc điều tra các yếu tố nội tại hoặc các yếu
tố khách quan từ bên ngoài, như chính sách lãi suất, mà chưa tiễn sâu vào việc đánh giáđối tượng Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Nam Nghệ An và đơn vị trực tiếp cung cấpvốn cho doanh nghiệp Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về phát triển hoạtđộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Agribank -Chi nhánh Nam Nghệ An Những nghiên cứu hiện có chi đề cập một số khía cạnh trong
hoạt động cho vay nói chung, bao gồm cả kinh doanh và sản xuất, nhưng chưa đưa ra
các giải pháp cụ thê dé giải quyết những thách thức và khó khăn đối với việc phát triểnhoạt động cho vay cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Nam Nghệ
An của ngân hàng Agribank.
Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài phát triển hoạt động tín dụng
và đều có những đóng góp nhất định cho công tác phát triển hoạt động tín dụng Mỗimột công trình đều có những đặc điểm riêng, trong tâm nghiên cứu riêng dé phù hợp với
chi nhánh, ngân hàng khác nhau Dựa trên cơ sở của những công trình nghiên cứu trước
đó, là tiền đề dé em có thé hoàn thiện hơn bài khóa luận của minh va đóng góp phan nào
đó trong công tác phát triển hoạt động tín dụng tại Agribank — Chi nhánh Nam Nghệ
An.
21
Trang 23CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYET VE HOAT ĐỘNG TÍN DUNG DOI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ2.1 Cơ sé lý thuyết về doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo luật Doanh nghiệp năm 2020: “Doanh nghiệp là một tô chức kinh tế có tênriêng, có trụ sở giao dịch được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằmmục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phong phú các loại hình doanh nghiệp Cáchphân loại doanh nghiệp có thé thay đổi tùy theo góc nhìn và tiêu chi sử dụng Một trongnhững cách phân chia phổ biến là dựa trên quy mô kinh doanh, chia thành doanh nghiệplớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN).
Việc xác định doanh nghiệp lớn và DNVVN thường phụ thuộc vào điều kiện kinh
tế và xã hội cụ thé của mỗi quốc gia Điều này có thé biến đổi theo từng thời kỳ và giai
đoạn phát triển kinh tế của quốc gia đó Căn cứ vào nghị định 39/2018/NĐ-CP ban hànhngày 11 tháng 3 năm 2018 quy định về việc trợ giúp phát triển DNVVN thì khái niệmDNVVN được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa
theo quy mô tông nguồn vốn (tong nguồn vốn tương đương với tổng tài sản được xácđịnh trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm(tông nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”
Xác định quy mô doanh nghiệp cần dựa vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Cụ thể, Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định:
Lĩnh vực hoạt động Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản, công nghiệp, xây
dựng
Số lao động tham gia
BHXH bình quân năm: từ
>10 — 100 người Tổng doanh thu của năm:
từ >3 — 50 tỷ đồng hoặc
Số lao động tham gia
BHXH bình quân năm: từ
>100 — 200 người Tổng doanh thu của năm:
từ >50 — 200 tỷ đồng hoặc
22
Trang 24100 tỷ đồng.
Bang 2 1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
(Nguôn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018)2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quy mô sản xuất của các DNVVN thường nhỏ, vốn dau tư hạn chế, chi phi quản
lý thấp, và hạn chế về đào tạo Thường, họ tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ trực tiếp
đáp ứng nhu cau hàng ngày và sản phẩm có thị trường tiềm năng lớn Họ tận dụng nguồnlực xã hội và tiềm năng vốn trong cộng đồng, cũng như sử dụng nguyên vật liệu và laođộng địa phương.
DNVVN thường nhạy bén đối với biến động thị trường và thường thực hiện thayđổi sản phâm nhanh chóng dé phản ánh thị hiếu của người tiêu dùng Tuy nhiên, sảnphẩm của họ thường không được đánh giá cao về chất lượng và tuổi thọ
Số lượng và chất lượng lao động trong các DNVVN thường thấp Đặc biệt làtrong các doanh nghiệp nhỏ, nguồn lao động thường là những người trong gia đình làmviệc dựa trên kinh nghiệm và thói quen, không được đào tạo chuyên sâu Giám đốcdoanh nghiệp thường là kỹ sư hoặc kỹ thuật viên, có kinh nghiệm trong việc thành lập
và quản lý doanh nghiệp, thường phải đảm nhiệm nhiều vai trò như quản lý, nhân sự, kỹ
thuật, marketing va bán hàng Da phần chủ doanh nghiệp không có dao tạo chuyên sâu
về quản lý
Trình độ công nghệ thường bị hạn chế do tài chính yếu, tuy nhiên, DNVVN
thường biết tận dung máy móc và thiết bị có giá trị thấp, nhỏ, và đơn giản dé thực hiện
23
Trang 25các cải tiền công nghệ phù hợp với quy mô của họ Họ thường tạo ra những ý tưởng mới
từ các công nghệ truyền thống và lạc hậu, tuy mức độ đổi mới công nghệ van hạn ché
Khả năng tiếp cận thị trường thường kém, đặc biệt đối với thị trường quốc tế, doDNVVN thường mới thành lập và chưa có uy tín cao Hoạt động marketing của họ cònhạn chế và họ chưa thé tạo dựng một lượng lớn khách hàng Thị trường của họ thường
bó hẹp trong phạm vi địa phương và mở rộng ra các thị trường mới thường gặp nhiềukhó khăn.
2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế thị trường
Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò đặc biệt trong nền kinh tế của mọiquốc gia, đặc biệt là trong các nước đang phát triển Tại Việt Nam, DNVVN có một vịtrí và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, điều này đã trở nên rất rõ ràng trong những năm gầnđây Cu thé là:
DNVVN đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc day hoạt động kinh tế quốcgia Chúng chiếm một tỷ trọng đáng ké trong tông số doanh nghiệp va góp phan quantrọng vao sự phát triển và ôn định của nền kinh tế Trong mọi lĩnh vực sản xuất và kinhdoanh tại Việt Nam, DNVVN lan tỏa sự hiện diện của mình, đóng góp vào mọi khíacạnh của cuộc sống kinh tế và xã hội Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến
năm 2022, DNVVN chiếm 98% trong tông số 870 nghìn các doanh nghiệp Sự phát triển
của DNVVN đã có một đóng góp đáng ké trong việc tăng cường tốc độ tăng trưởng kinh
tế và đảm bảo việc thực hiện các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế
DNVVN cung cấp một số lượng lớn việc làm cho dân cư, giúp tăng thu nhập cho
người lao động, và đóng góp quan trọng vào việc giảm đói và nâng cao mức sống củangười dân Cụ thể, theo kết quả điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2022,DNVVN đóng góp khoảng 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệulao động Đặc điểm chung của các DNVVN sử dụng ít vốn nhưng nhiều lao động Điềunày cũng phù hợp với trình độ sử dụng công nghệ của các DNVVN Các DNVVN tạo
ra nhiều cơ hội việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế, qua đó góp phần giảiquyêt các vân đê xã hội mang lại lợi ích cho cộng đông dân cư.
24
Trang 26Khối DNVVN huy động được các nguồn lực trong dân cư Khi mà nguồn luetrong dân cư còn rất lớn, nếu có cơ chế phù hợp thì các nguồn lực của nền kinh tế sẽđược khai thác để tạo ra của cải vật chất và đem lại lợi nhuận cho cá nhân, gia đình,doanh nghiệp và xã hội.
Các DNVVN góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường Tínhlinh hoạt của các DNVVN đã tạo ra tính năng động của nên kinh tế Việc chuyền đôinhanh chóng nhằm lắp các khoảng trống của thị trường đã nói lên vai trò 6n định kinh
tế của các DNVVN Van đề hiện nay là khai thông chính sách dé phát huy các nguồnlực trong dân cư, phát triển các DNVVN nhằm trở thành động lực mới của nền kinh tế.2.2 Tín dụng ngân hàng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.2.1 Khái niệm Tín dụng ngân hàng
Theo Giáo trình Tín dụng Ngân hàng: “Tín dụng ngân hàng là một giao dịch vềtài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa ngân hàng và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và cácchủ thể khác), trong đó, ngân hàng chuyền giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trongmột thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiệnvốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán.” (PGS.TS Tô Ngọc Hưng, 2019)
Theo luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận
dé tô chức, cá nhân sử dụng một tài khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng mộtkhoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tàichính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”
Ban chat của tin dụng ngân hang là việc ngân hàng thỏa thuận dé khách hang sửdụng một lượng tài sản hay uy tín với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ dưới các hình thứccho vay, chiết khấu cho thuê tài chính, bảo lãnh và các dịch vụ tài chính khác
Tín dụng thường có 2 đặc điểm chính như sau Đầu tiên, hoạt động tín dụngthường có những quy định ràng buộc người vay và người cho vay như vay thế chấp (cótài sản đảm bảo), vay tín chấp (dựa trên uy tín và khả năng thanh toán của người vay),vay thấu chi (có chứng thực thu nhập cố định), Bên cạnh đó, các khoản vay tín dụng
sẽ áp dụng mức lãi suất nhất định Điều này đồng nghĩa với việc người đi vay phải trả
25
Trang 27cả gốc và lãi cho bên cho vay khi đến kỳ hạn thanh toán; Chuyén giao quyền sử dụngvốn mang tính chất tạm thời từ bên cho vay sang bên vay theo thỏa thuận giữa các bên.2.2.2 Phân loại loại hình tín dụng
Theo Cao Thị Ý Nhi (2016), tín dụng được phân loại dựa trên các tiêu chí bao
gồm: thời hạn, đối tượng tín dụng, mục đích sử dụng vốn, chủ thể tín dụng và phạm vi
dài hạn được sử dụng dé huy động vốn cho các dự án đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất
lớn,
Đối với phương pháp dựa vào đối tượng tín dụng, tín dụng được chia thành cácloại như sau: tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn có định Tín dụng vốn lưu động lànhững dòng vốn tín dụng tạo thành vốn lưu động để duy trì hoạt động hằng ngày của
các chủ thé kinh tế như mua mới nguyên vật liệu, trả lương cho nhân viên, Còn tín
dụng von cô định tạo thành vốn cé định cho doanh nghiệp để xây dựng nhà máy, đầu tư
cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp hay mua các tài sản cố định khác Với hình thức này,
đối tượng vay vốn có thé vay trung hạn hoặc dài hạn
Dựa vào mục đích sử dụng vốn bao gồm: tín dụng tiêu dùng và tín dụng sản xuất
- lưu thông hàng hoá Trong đó, tín dụng tiêu dùng được sử dụng đề đáp ứng nhu cầutiêu dung cá nhân, trong khi tin dụng sản xuất - lưu thông hang hoá được sử dụng dé hỗtrợ hoạt động sản xuất và kinh doanh
26
Trang 28Với phương pháp dựa vào chủ thể, tín dụng bao gồm: tín dụng ngân hàng, tín
dụng thương mại, tín dung nhà nước Tin dụng ngân hàng thé hiện mối quan hệ vay vàcho vay giữa ngân hàng và cá nhân hoặc tổ chức; Tin dụng thương mại liên quan đếncác doanh nghiệp và được thể hiện thông qua các giao dịch mua bán, đôi khi bao gồmviệc chịu hoặc ứng tiền trước trước khi hàng hóa hoặc dịch vụ được giao nhận.Cuốicùng là tín dụng Nhà nước có nghĩa là Nhà nước có thể là đối tượng cho vay cũng cóthé là đối tượng đi vay trong mối quan hệ tin dụng với các cá nhân, tổ chức và doanhnghiệp.
Phương pháp cuối cùng dựa vào phạm vi hoạt động gồm tín dụng nội địa và tíndụng quốc tế Trong đó tín dụng nội địa là tín dụng phát sinh trong phạm vi lãnh thổ củamột quốc gia Bên cạnh đó tín dụng quốc tế là quan hệ tín dụng giữa quốc gia này vớiquốc gia khác hoặc với các tô chức tài chính tín dụng quốc tế
2.2.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đối với doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp là một
tất yêu khách quan Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệpcũng sử dụng vốn tín dụng ngân hàng đề đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối
ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn của mình
- Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp
được liên tục: Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹ
thuật, đổi mới sản phẩm va công nghệ dé tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh
tranh khốc liệt hiện nay Thực tế cho thấy, hiếm khi một doanh nghiệp nào có khả năng
cung cấp 100% vốn cho mọi nhu cầu sản xuất và kinh doanh của họ Vốn tín dụng từngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mua sắmmáy móc và thiết bị mới, và cải tiến phương thức kinh doanh Điều nay góp phan thúcđây tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh được duy trì liên tục
- Tín dụng ngân hàng góp phân nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp: Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp phải tuân thủ hợp đồng
tín dụng, đảm bảo trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn, và tuân thủ các điều khoản của hợp đồng,
27
Trang 29dù kết quả kinh doanh có hiệu quả hay không Do đó, điều này đòi hỏi các doanh nghiệpphải có phương án sản xuất khả thi và tối ưu hóa việc sử dụng vốn, đảm bảo tỷ suất lợinhuận cao hơn lãi suất ngân hàng dé trả nợ và kinh doanh có lãi Quá trình cho vay từngân hàng cũng áp đặt kiểm soát chặt ché trước, trong và sau khi giải ngân, buộc cácdoanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả.
- Tin dụng ngân hang góp phan hình thành cơ cấu vốn toi wu cho doanh nghiệp:Trong môi trường kinh tế thị trường, hiếm có doanh nghiệp nào có đủ tài chính dé tự tàitrợ hoàn toàn cho mọi dự án và nhu cầu kinh doanh của họ Nguồn vốn vay chính làcông cụ dé doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu qua sử dụng vốn, bao gồm cả nguồn vốn tự có
và von vay, dé tối đa hóa lợi nhuận với giá vốn thấp nhất
- Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnhtranh của các doanh nghiệp: Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thịtrường, và đề tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải thắng trong cuộc chạy đua này.Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cạnh tranh với các doanh nghiệp lớntrong và ngoài nước có thê đối mặt với nhiều khó khăn do hạn chế về vốn Vốn vay từngân hàng giúp các doanh nghiệp mở rộng và phát triển sản xuất, từ đó cải thiện khảnăng cạnh tranh của họ.
Đối với ngân hàng:
-Tín dụng doanh nghiệp giúp tăng cường mối quan hệ với khách hàng: Quan hệtin dụng với mỗi doanh nghiệp là nền tang dé ngân hàng mở rộng danh mục dịch vụ cho
cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân (cán bộ và nhân viên trong doanhnghiệp) Điều này có thé bao gồm việc tăng cường khả năng huy động tiền gửi, cungcấp dịch vụ thanh toán thuận tiện, và cung cấp tư vấn tài chính Tín dụng doanh nghiệptrở thành một kênh marketing hiệu quả cho ngân hàng, giúp tăng cạnh tranh và thúc day
sự phát triển của ngân hàng trên thị trường tài chính
- Tạo diéu kiện da dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ đó nâng cao lợi nhuận
và phân tan rủi ro của ngân hàng: Các khoản vay doanh nghiệp có quy mô tai trợ tương
đối lớn và mang lại lợi nhuận không hề nhỏ đối với mỗi ngân hàng Ngoài ra, nhu cầu
28
Trang 30vốn và sử dụng dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp lớn và tương đối ôn định sovới nhu cầu vay cá nhân.
- Tăng vị thế và sức cạnh tranh của ngân hàng: Tín dụng có vai trò quan trọngtrong hệ thống ngân hàng, đóng vai trò quyết định sự ton tại và phát triển của mọi ngânhàng thương mại Dé tồn tại và phát triển, một ngân hàng thương mại cần xác định rõ
phạm vi, giới han, và mức độ tín dụng phù hop với khả năng và năng lực của chính
mình Việc cung cấp các khoản tín dụng chất lượng và tiếp cận một lượng lớn các kháchhàng doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm khách hàng DNVVN, chiếm phần lớn cơ cấu doanhnghiệp tại Việt Nam, sẽ đóng góp vào việc xây dựng và củng cố uy tín và năng lực củangân hàng.
Đối với nền kinh tế
Tính đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng đối với nhóm DNVVN dat 1, 580 tỷ
đồng, tăng 37% so với cuối năm 2021 và chiếm tỷ trọng 14% tổng dư nợ tín dụng toàn
nên kinh tế Tin dụng DNVVN gop phan thúc day sản xuất phát triển:
-Tin dụng DNVVN kéo nhu cầu tương lai về hiện tại, tạo đà cho sự tăng cường
quy mô sản xuất, đổi mới va nâng cao chất lượng Mục tiêu của việc mở rộng sản xuấttại từng doanh nghiệp đòi hỏi nguồn vốn là một ưu tiên hàng đầu Việc thúc đây sự pháttriển sản xuất không thể dựa hoàn toàn vào vốn tự có, mà cần sử dụng các nguồn vốnkhác từ xã hội Từ đó, Tín dụng ngân hàng như một nơi tập trung của nhiều nguồn vốn
dư thừa, đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư và phát triển Tín dụng ngân hàng giúp doanh
nghiệp mở rộng sản xuất một cách nhanh chóng và đồng thời đóng góp vào quá trìnhtích lãy vốn cho nền kinh tế
- Tin dụng DNVVN góp phan kiểm soát tiên tệ và ồn định giá cả: Thông qua việctập trung và tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng ngân hàng đã đóng góptrực tiếp vào việc giảm khối lượng tiền mặt tồn đọng trong lưu thông Việc kiểm soáttiền mặt tồn đọng này giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu cân đối trong quan hệ hàng hóa
và tiền tệ, đồng thời ôn định giá cả trong nên kinh tế Trong bối cảnh lạm phát, tín dụng
được coi là một công cụ hiệu quả dé kiểm soát và giảm thiểu tác động tiêu cực của lạm
phát.
29
Trang 31- Tin dụng DNVVN góp phan 6n dinh doi song, tạo công ăn việc lam và ổn định
trật tự xã hội: Hoạt động tín dụng ngân hàng cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp,giúp họ hoạt động một cách hiệu quả hơn, tạo ra nhiều việc làm, gia tăng thu nhập, tạođiều kiện cho việc tiết kiệm và huy động vốn, đồng thời cung cấp dịch vụ ngân hàng
cho cộng đồng doanh nghiệp
- Tín dung DNVVN còn tạo cơ hội dé giảm chi phí giao dịch, mở rộng thị trườnghàng hóa và dịch vụ, và tạo điều kiện cho sự phân công lao động hiệu quả và tối ưu hóatài nguyên cho sự phát triển, gia tăng sản lượng, việc làm và thu nhập cho người laođộng.
2.3 Phát triển tín dụng đối với đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.3.1 Khái niệm
Theo Giáo trình Kinh tế chính trị: “Phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đếncao Phát triển không chỉ đơn thuần tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng mà còn có
sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giảiquyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo xu thế phủ địnhcủa phủ định” (GS.TS Chu Văn Cấp, 2003)
Như vậy hiểu một cách đơn giản nhất thì phát triển là sự tăng lên về số lượng vàchất lượng Áp dụng đối với lĩnh vực ngân hàng:
-Hiểu theo nghĩa hẹp: Phát triển tín dụng DNVVN là sự gia tăng tỷ trọng dư nợ
tín dụng DNVVN tại ngân hàng (tăng về lượng)
- Hiểu theo nghĩa rộng: Phát triển tin dung DNVVN được hiểu là sự gia tăng du
nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cơ cấu khách hàng cho vay tại một ngânhàng kết hợp với sự phát triển thêm sản phẩm tín dụng DNVVN, đồng thời làm tăngchất lượng tín dung DNVVN
Vậy, sự phát triển tín dụng DNVVN sẽ bao gồm cả hai khía cạnh: Phát triển vềlượng và phát triển về chất Điều này sẽ được phản ánh quá nhiều tiêu chí khác nhau:
-Về Định lượng, sự phát triển của tín dụng đối với DNVVN sẽ thể hiện qua baogồm sự tăng trưởng dư nợ tin dụng, tăng trưởng số khách hàng sử dụng sản phẩm tin
30
Trang 32dụng dành cho DNVVN, hiệu suất sử dụng vốn (tỷ suất tông dư nợ trên tông huy động),thu thuần từ lãi của tín dụng DNVVN, tỷ lệ nợ xấu.
- Về Định tính, sự phát triển của tín dụng đối với DNVVN sẽ đi đôi với tính đadạng của sản phẩm tín dụng dành cho DNVVN và tính minh bạch, én định của chínhsách tín dụng Cả hai tiêu chí này càng tốt thì càng chứng tỏ được việc tín dụng đối vớiDNVVN càng phát triển
Đề Phát triển tin dụng đối với DNVVN, cần có một sự phát triển tổng thé và toàndiện cả lượng và chất thì đó mới là một sự phát triển bền vững
2.3.2 Ý nghĩa của việc phát triển tín dụng đối với đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ2.3.2.1 Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đặt ra yêu cầu đối với các DNVVN phảithực hiện việc mở rộng quy mô, đầu tư cho sự phát triển, và gia tăng sản lượng sản xuất.Điều này dẫn đến sự biến đổi từ DNVVN thành các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn
Mở rộng tín dụng đối với loại hình này trở nên vô cùng quan trọng và cấp bách DNVVN
có nhu cau rất lớn về nguồn tài trợ, do đó, việc mở rộng kha năng cung cấp vốn từ cácngân hàng, với sự linh hoạt không giới hạn trong quy mô nguồn vốn, thời hạn cho vay,
phương thức cho vay, lãi suất cho vay, sẽ giúp đáp ứng mọi nhu cầu vốn của họ Điều
này có thé bao gồm cung cấp nguồn vốn lưu động thường xuyên dé duy trì sự phát triển
ôn định và hiệu quả, hoặc cung cấp vốn với thời hạn dài để hỗ trợ đầu tư mở rộng hệthống máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, nâng cấp công nghệ sản xuất, và mở rộngquy mô kinh doanh Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc mở rộng thị trườngtài chính và dịch vụ tài chính sẽ tạo điều kiện cho nhiều Ngân hàng thương mại hoạtđộng và cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế Điều này sẽ tạo cơ hội cho các DNVVNlựa chọn ngân hàng dé vay vốn với mức chi phí hợp lý, khả năng đáp ứng nhu cầu vốnphù hop, và từ đó góp phan nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp
2.3.2.2 Đối với Ngân hàng Thương mại
Trong bối cảnh tông thê hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụngluôn đóng vai trò quan trọng và thường chiếm 2/3 tổng tài sản của họ, tạo ra phần lớnlợi nhuận Tuy nhiên, hoạt động tín dụng tiềm an những yếu tố rủi ro luôn hiện diện va
31
Trang 33tỷ lệ rủi ro này thường khá cao Do đó, các ngân hàng luôn đặc biệt quan tâm đến việckiểm soát và thực hiện các biện pháp phòng chống, giới hạn rủi ro tín dụng Một trongnhững biện pháp hiệu quả nhằm đối phó với rủi ro tín dụng là đảm bảo và không ngừngnâng cao chất lượng tín dụng Chất lượng tín dụng đảm bảo mang lại nhiều lợi ích quan
trọng:
-Làm tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bằng cáchgiảm thiểu sự chậm trễ, hạn chế chi phí giao dich và giảm thiểu các chi phí thiệt hại dokhông thu hồi được vốn đã cho vay Điều này góp phần tạo ra tăng trưởng lợi nhuận chongân hàng Đồng thời, có hệ thống sản phẩm tín dụng tốt sẽ giúp xây dựng hình ảnh tíchcực, tạo dựng uy tín và cung cấp lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng
- Chất lượng tín dụng cung cấp cơ sở để xác định và kiểm soát rủi ro tín dụng.Việc nâng cao chất lượng tín dụng đặt cơ sở cho các ngân hàng thu thập thông tin vềkhách hàng, phân tích khách hàng đề xác định chính xác tình trạng và nguy cơ của họ.Chất lượng tín dụng cũng cung cấp cơ sở đề ngân hàng xây dựng hệ thống tín dụng phủ
hợp với khách hàng, quy định của ngân hàng nhà nước và tiêu chuẩn quốc tế Điều này
cho phép ngân hàng thiết lập các chính sách tín dụng phù hợp với từng giai đoạn cụ thể,giúp giảm thiéu rủi ro tín dụng
2.3.2.3 Đối với nền kinh tế
Có thé nói một nền kinh tế ồn định và phát triển khi từng yếu tố cấu thành nên
nó cũng phải ôn định và phát triển Việc phát triển tín dụng đối với các DNVVN của cácNHTM góp phần gia tăng luồng vốn được luân chuyên hiệu quả, tăng cường nhịp sảnxuất kinh doanh, gia tăng vòng quay vốn, một mặt thúc day sự phát triển của chính cácdoanh nghiệp, mặt khác là cách thức dé tăng thu cho Ngân sách Nhà nước thông quaviệc nộp thuế và các nghĩa vụ khác của DNVVN đối với Nhà nước Ngoài ra, việc pháttriển TDNH đối với DNVVN buộc các ngân hàng phải phát huy tối đa năng lực hoạtđộng của mình, từ đó tăng cường tập trung những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, gópphần làm cho mọi nguồn lực về vốn được khai thác một cách tối ưu để phục vụ cho sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội
32
Trang 342.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ
e Chỉ tiêu tang trưởng dư nợ
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ = Dự nợ năm nay — Dự nợ năm tước 0y,
Dư nợ năm trướcChỉ tiêu này dùng đề so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm đề đánhgiá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tíndụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ôn định và có hiệu
quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thé hiện việc thực hiện kế hoạch tin dụng chưa hiệu quả.
e_ Chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá han 00%
Tổng dư nợ
Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi
người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét chất lượng tíndụng đối với ngân hàng, được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn của doanh
nghiệp, cá nhân và tổng dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thường là cuối
quý hoặc cuối năm
Ty lệ nợ quá hạn han cho biết cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng
đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngânhàng Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại, tỷ lệ nợ quáhạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao
Tỷ lệ nợ xấu = —Ng Xấu 00%
mm Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu cho biết: Cứ 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu Tỷ
lệ này càng cao so với mức an toàn 3% là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng củangân hàng thấp hoặc ngân hàng đang gặp khó khăn trong quản lý chất lượng các khoản
33
Trang 35cho vay Ngược lại, tỷ lệ ngày càng thấp chứng tỏ chất lượng các khoản tín dụng đượccải thiện, hoặc cũng có thé do ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu.
Việc phân tích chỉ tiêu nợ xấu luôn được tiến hành thường xuyên và kết quả thu được
là cơ sở giúp cho ngân hàng có kế hoạch kinh doanh thích hợp
nhuận, thậm chí làm cho ngân hàng bị thua lỗ, tài chính bị âm.
34
Trang 36CHUONG 3 PHAN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THUC TRẠNG VE HOẠT DONG
TÍN DỤNG DOI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HANG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHAT TRIEN NONG THÔN VIỆT NAM - CHI NHANH
- Chi nhánh Nam Nghệ An giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong cung cấp tín dụng vàdịch vụ ngân hàng trên thị trường tài chính nông thôn, bên cạnh đó phục vụ đa dạng cáckhách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm vàdịch vụ ngân hàng Nét nổi bật trong hoạt động tin dung của Agribank - Chi nhánh NamNghệ An là vốn cho vay đã phủ sóng đến tất cả 16 phường và 9 xã trên địa bàn toàn thành
phố, góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế, thúc đây kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát
triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- _ Trụ sở chính: Số 2 đường Dương Vân Nga, phường Hưng Phúc, Thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An.
- Mạng lưới phòng giao dịch (PGD) (4 phòng giao dich):
35
Trang 37+ Phòng giao dịch Hồng Sơn: số 190 đường Tran Phú, phường Hồng Son, TP
Vinh, Nghệ An+ Phòng giao dịch Bến Thủy: số 161 đường Nguyễn Du, phường Bến Thủy, TP
Vinh, Nghệ An+ Phòng Giao dich Chợ Vinh: số 49 đường Thái Phiên, phường Vinh Tân, TP
Vinh, Nghệ An+ Phòng giao dich Hưng Dũng: đường Nguyễn Phong Sắc, phường Hưng Dũng,
TP Vinh, Nghệ An a) Các hoạt động chính của Agribank - Chi nhánh Nam Nghệ An
Agribank - Chi nhánh Nam Nghệ An được trực tiếp thực hiện các hoạt động kinhdoanh trong phạm vi được phép của Agribank và theo ủy quyền của Tổng Giám đốcAgribank trong từng thời kỳ như:
Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: Thu đôi ngoại tệ, thu đôi ngân phiếu thanh toán,
chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà.
Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộcmoi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức
Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại té
Đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Mastercard, cùng cấp séc
du lịch, ATM,
Kinh doanh ngoại tệ.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Agribank - Chỉ nhánh Nam Nghệ An
Agribank - Chi nhánh Nam Nghệ An là đơn vị có con dau riêng, có đầy đủ chức năng
và quyền hạn, có thé thực hiện mọi hoạt động cung cấp sản pham dich vu giống như hệthống Agribank Tuy nhiên, khi thực hiện các hoạt động này cũng có một số giới hạnnhư sau:
36
Trang 38- Đối với hoạt động huy động von: Chi nhánh không bị giới hạn quy mô huy độngvốn tuy nhiên cần đảm bảo thực hiện hoàn thành kế hoạch huy động vốn do Agribanktỉnh Nghệ An giao và được Agribank Hội sở phê duyệt.
- Đối với hoạt động tin dung: Chi nhánh thực hiện theo văn bản quy định trong từngthời kỳ Ở thời điểm hiện tại, chi nhánh được phê duyệt đối với khoản cấp tín dụng tối
đa không quá 30 tỷ Những khoản cấp tín dụng vượt giá trị thì phải trình Agribank tỉnhNghệ An tái thâm định và phê duyệt
- Lãi suất, hình thức, quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ Chi nhánh thực hiện
theo đúng các văn bản hướng dẫn của Agribank Hội sở và của NHNN trong từng thời
kỳ Nếu muốn trình các trường hợp ngoại lệ hoặc các ưu đãi hơn so với các văn bảnhướng dẫn, Chi nhánh cần có tờ trình được phê duyệt của Agribank Tỉnh Nghệ An thôngqua các phòng ban có chức năng và quyền hạn liên quan
- Công tác nhân sự: Số lượng nhân sự được Agribank Hội sở phê duyệt sẽ phụ thuộc
vào quy mô của Chi nhánh Việc tuyển dụng nhân sự do Agribank Tỉnh Nghệ An tổchức có sự giám sát của Phòng Tổ chức Nhân sự Hội sở hoặc có thể tuyển dụng cùng
với những dot thi tuyển tập trung của Agribank trên toàn hệ thống Với nhân sự hiện tại,
Chi nhánh được phép luân chuyền cán bộ sang các vị trí khác nhau phù hợp với phẩmchất và năng lực nhân viên mà Chi nhánh thấy phù hợp hơn
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Hàng năm, Agribank Hội sở sẽ yêu cầu các chi nhánhtrực thuộc đăng ký kế hoạch mua sắm, thanh lý công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị, ngay từ thời điểm đầu năm Trong năm, khi phát sinh nhu cầu mua sắm, sửa chữa cơ sởvật chat, trang thiết bị phục vụ công việc, Chi nhánh đều phải làm tờ trình và được sựthông qua cho phép của Agribank Tỉnh Nghệ An Nếu có những phát sinh đột xuất ngoài
kế hoạch đăng ký đầu năm Chi nhánh cần đăng ký với Agribank Tỉnh Nghệ An dé đượcxem xét và phê duyệt.
37
Trang 393.1.1.2 Cơ cấu tô chức của TT - Chi nhánh Nam Nghệ An
| AGRIBANK |
Hưng Thanh
Hàng Nguyên Chương
Vink Dũng
Hình 3 1.Cơ cấu tổ chức của Agribank- Chỉ nhánh Nam Nghệ An hiện nay
(Nguon: Phòng Tổng hợp Agribank Nam Nghệ An)3.1.1.3 Cơ cầu tổ chức tại Hội sở của Agribank — Chi nhánh Nam Nghệ An
Phòng ` Phòng Phòng
Hình 3 2 Cơ cấu tổ chức Hội sở Agribank- Chi nhánh Nam Nghệ An
(Nguôn: Phòng Tổng hợp Agribank Nam Nghệ An)Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:
e Ban giám đốc:
Trực tiếp chỉ đạo, định hướng chiến lược cho toàn Chi nhánh trong các hoạt độngtheo định hướng chung của Agribank toàn ngành nói chung và Agribank tỉnh Nghệ Annói riêng, tuân thủ theo đúng quy định, quy trình của Nhà nước và của Ngân hàng cấp
trên.
e Phòng Tổng hợp:
Tham mưu va đề xuất cho Ban Giám đốc về việc thực hiện các hoạt động đào tạo
và phát triển nhân lực phù hợp với quy mô và tình hình thực tế của Chi nhánh, tuân thủ
38
Trang 40quy định và quy trình của Nhà nước và Ngân hàng cấp trên Chịu trách nhiệm quản lýcon dấu của Chi nhánh và thực hiện các nhiệm vụ về hành chính, văn thư, lễ tân, quản
ly phương tiện giao thông va bảo vệ Đảm bảo công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa taisản, mua sắm thiết bị làm việc, quản lý nhà tập thé và các khu tro, cơ sở lưu trú của Chinhánh Thực hiện công việc liên quan đến thông tin, quảng cáo, và tiếp thị theo sự chỉđạo cua Ban lãnh đạo Chi nhánh Chiu trách nhiệm trong việc quan tâm đến đời sốngvật chất và tinh thần của cán bộ và nhân viên, bao gồm việc thăm hỏi họ khi gặp khókhăn Lập kế hoạch công việc hàng tháng và hàng quý của Chi nhánh, và dam bảo việcthực hiện kế hoạch này theo sự phê duyệt của Giám đốc Chi nhánh Ngoài ra, thực hiệncác nhiệm vụ khác được giao bởi Giám đốc Chi nhánh
© Phòng Khách hàng hộ sản xuất và cá nhân:
Nghiên cứu và đề xuất chiến lược khách hàng và chiến lược huy động vốn tại địaphương Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dựa trên địnhhướng kinh doanh của Ngân hàng cấp trên giao Tổng hợp và theo dõi các chỉ tiêu kếhoạch kinh doanh, đồng thời lập kế hoạch thực hiện kinh đoanh cho toàn bộ Chi nhánh
Tiến hành tổng hợp và phân tích hoạt động kinh doanh theo quý và năm, đồng thời viết
dự thảo các báo cáo sơ kết và tổng kết Chịu trách nhiệm về việc thông tin phòng ngừarủi ro và giải quyết rủi ro tín dụng Đánh giá và đề xuất việc cho vay cho các dự án tíndụng theo quyền hạn cấp trên Thâm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ theo quyền hạn
ủy quyền Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích tình trạng nợ quá hạn, tìm nguyênnhân và đề xuất các giải pháp khắc phục Tổng hợp báo cáo, kiểm tra các vấn đề đặcbiệt theo quy định Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao bởi Giám đốc Chi nhánh
e Phong Kiểm tra kiểm soát nội bộ:
Hỗ trợ soạn thảo các chính sách, quy trình về kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Chinhánh, chi nhánh và các đơn vi trực thuộc Ra soát hệ thống các quy trình nội bộ của cácphòng ban Kiểm soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ của các bộ phận kinh doanh vàcủa các phòng nghiệp vụ có liên quan Đánh giá và quản lý rủi ro trong mọi hoạt độngcủa Chi nhánh: hệ thống thông tin báo cáo tài chính và thông tin quản lý Lập báo cáo
kiểm soát những mặt cân khắc phục của các đơn vi; Lập báo cáo kiểm soát nội bộ theo
39