1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2020

80 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

_ HÀ NỘI- 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIỆT

NGUYEN THỊ QUYNH MAI

PHAT TRIEN DU LICH TẠI THỊ XÃ QUANG YEN,

TINH QUANG NINH GIAI DOAN 2007-2020

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOCNGANH: VIETNAM HOC

Hệ đào tao: Chính quy

Khoá học : QH - 2010 —X

Giảng viên hướng dẫn: Ths Đào Văn Hùng

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả khóa luận xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Đào

Văn Hùng, Phó chủ nhiệm khoa Việt Nam Học và tiếng Việt, người thầy và

cũng là người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này Thay đã tậntình hướng dẫn chỉ bảo tôi từng câu chữ, nội dung, giúp tôi hoàn thành tốt đềtài nghiên cứu Xin gửi tới thầy lời cảm ơn và sự tri ân sâu sắc!

Khóa luận này là kết quả của quá trình học tập lâu dài suốt bốn năm

đại học, vì vậy tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đang giảng dạy, công

tác tại khoa Việt Nam Học và tiếng Việt Đặc biệt là cô Vũ Thị Xuyến, chủ

nhiệm lớp Việt Nam Học khóa K55, đã cung cấp cho tôi những tư liệu bé ích

cùng những lời góp ý cụ thể, sâu sắc trong suốt thời gian qua.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến chú Ngô Đình Dũng, Phó Phòng

Văn hóa thị xã Quảng Yên, chú đã cung cấp cho tôi rất nhiều tài liệu và hình

ảnh quý gia giúp tôi có thé hoàn thành khóa luận này.

Xin trân trọng cảm on!

Hà Nội, ngày 14, tháng 5 năm 2014

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Quỳnh Mai

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, khóa luận “Phat triển du lịch tại thị xã Quảng Yên,

tinh Quảng Ninh giai đoạn 2007 — 2020” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.

Moi số liệu trong bài đều được sử dụng một các trung thực và nghiêm

túc Nội dung khóa luận chưa từng được công bố trước đó.

Hà Nội, ngày 14, tháng 5 năm 2014

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Quỳnh Mai

Trang 5

MỤC LỤC

PHAN MỞ DAU 22-5222 22122EE3121127112 1117151111111 111 1111 xe 1

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề taic cccccccccccccsessesseesessessseessesseeseeneeees I2 Lich sử nghiên cứu và nguồn tư liệu cseseesesesseeseeeeeereeeens 33 Ý nghĩa và mục đích của đề tài -2-©25-22s+csczxecrrrkerrrerkerrkeer 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 2 te xeExerxersrsrxee 4

5 Phương pháp nghiên CỨU - +19 #2 111 1x re, 4

PHAN NỘI DUNG - 2-52-5521 E19 E1EEEEE11111111111111110211111 1111 eExe 5CHƯƠNG 1: KHAT QUAT VE THỊ XA QUANG YEN, TINH QUANG

NINH 0 5

1.1 Vi trí địa lý 5s 2k2 HT TH HH HH 10111111 trk 5

1.2 Đặc điểm tự nhiên 2-25 csCEEEEEEEEEEkEEEE1E1EE1Exerkerre 7

1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội - 5c set EEEESEErEEkrrkerkrrrssree 9

1.4 Đặc điểm văn hóa -©222c222sEt SE HE 1110111111 stkrrykg 10Tiểu kết chương 1 oi cccccscscescccscsssssessscssessesssessssessscsussuvsssesscsesaresseessecsecaneeaee 13

CHƯƠNG 2: TIÊM NANG PHAT TRIEN DU LICH O THI XA

QUANG YEN, TINH QUANG NINH o c.ccccscssccsssesssesssesssesssesseessseesssesseenees 15

2.1 Tiềm năng phat trién du lịch sinh thái 2- 2 sec 15

2.1.1 Khu du lịch sinh thái Thác MO ccccccccccssssssssssesesesssessesesteneeneee 15

2.1.2 Khu du lịch sinh thai đảo Hoàng 'Tân - 5-5 555cc <<: 17

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, lịch sử 20

2.2.1 Khu di tích lich sử Chiến thắng Bạch Dang năm 1288 20

CHUONG 3: PHAT TRIEN DU LICH O THỊ XA QUANG YEN, TINH

QUANG NINH GIAI DOAN 2007 — 2020 - 2-52 cv x2 vcrsrrred 50

Trang 6

PHAN MO DAU1 Tính cấp thiết và lý do chon đề tai

Trong nhiều thập niên qua, ngành du lịch được coi là một trong những lĩnh vựckinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, trở thành động lực chủ yếu đối với quátrình phát triển kinh tế xã hội ở nhiều quốc gia Mỗi quốc gia đều tập trung pháttriển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác các nguồn tài

nguyên của đât nước mình, đặc biệt là lợi thê vê văn hóa dân tộc.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang tăng cường xu thế hội nhập và hợptác đa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị trong đó, du lịch đóngvai trò quan trọng cả trên phương diện kinh tế lẫn văn hóa Điều này được khẳng

định trong Pháp lệnh Du lịch: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành

kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành,

liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,

giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo

việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước”.

Thị xã Quảng Yên ngày nay vốn là vùng đất huyện Yên Hưng cũ, nơi có con

sông Bạch Đăng uốn mình chảy qua, nơi diễn ra chiến thắng Bạch Đằng lịch sử củaquân dân nhà Tran (1225 — 1400) trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược

Mông — Nguyên lần thứ 3 Do vậy, đây cũng là mảnh đất ghi lại bao dấu ấn oaihùng của một thời oanh liệt trong lịch sử Việt Nam với rất nhiều di tích lịch sử quan

trọng, là cơ sở để Quảng Yên phát triển ngành du lịch.

Có thể nói mảnh đất còn lưu lại nhiều di tích lịch sử này là một bảo tàng sống,

một thứ bảo tàng tâm thức lưu giữ các giá trị văn hóa, các sinh hoạt văn hóa truyền

thống của cư dân Quảng Yên Đồng thời vì nằm trong phạm vi của một tỉnh phát

triển mạnh về du lịch như Quảng Ninh, thị xã Quảng Yên có rất nhiều điều kiệnthuận lợi để phát triển du lịch.

Từ ngày thành lập thị xã, nền kinh tế Quảng Yên đã và đang phát triển theohướng đa dạng trong cơ cấu ngành kinh tế, bao gồm các ngành nông nghiệp, công

nghiệp và dịch vụ Quảng Yên đã hình thành nhiều khu sản xuất rau màu chuyên

Trang 7

biệt, hệ thống đầm tôm nuôi thủy hải sản cũng ngày càng được mở rộng và cho sản

lượng thu hoạch lớn Tuy nhiên, nông nghiệp Quảng Yên chỉ phát triển trong quy

mô nhỏ lẻ với hình thức hộ gia đình Sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra mới

chỉ phục vụ được nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc buôn bán, trao đổi tại địa phương.Về công nghiệp, mặc dù trên địa bàn thị xã đã xây dựng được một số nhà máy sảnxuất và chế biến thủy hải sản, cao su và đóng tàu biển, giải quyết được việc làm cho

một số lượng lớn người dân trong và ngoài thị xã nhưng công nghiệp Quảng Yên

khó có thể có một sự phát triển “nhảy vọt” Trong khi đó, với những tiềm năng

phong phú, các nguồn lực và chính sách ưu tiên của chính quyền đành cho du lịchnhư hiện nay, có thể thấy trong tương lai du lịch chắc chắn sẽ trở thành một ngànhkinh tế mũi nhọn, đi đầu trong sự phát triển của thị xã Việc đầu tư phát triển du lịch

đã được Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên khăng định trong Tờ trình lên Ủy ban

nhân dân tỉnh Quảng Ninh Vẻ phê chuẩn định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển

kinh té - xã hội thị xã đến năm 2020, tam nhìn đến năm 2030: “Tập trung phát triển

du lịch sinh thái (gốn với biển) và nghỉ dưỡng Khai thác tốt tài nguyên du lịch đểcó đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, mặt khác duy trì sự đa dạng sinh học, bảo vệ

môi trường và tạo cảnh quan cho thị xã”.

Giai đoạn 2007 — 2020 là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của kinh

tế Quảng Yên nói chung và du lịch nói riêng Đây giai đoạn chính quyền huyện YênHung cũ đang gấp rút thực hiện nhiệm vụ “Quy hoạch tổng thé phát triển du lịch

huyện Yên Hưng giai đoạn 2007 — 2020” theo sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tinh

Quảng Ninh, nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch sẵn có, đưa du lịch

phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn Mặt khác, công tác chuẩn bị mọi mặt

cho sự kiện Quảng Yên được công nhận là thị xã vào ngày 25/11/2011 trong giai

đoạn này cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến du lịch, tạo nên sự thay đổi

mạnh mẽ trong sự phát triển du lịch trước và sau khi Quảng Yên được công nhân là

thị xã.

Do đó xuất phát từ tầm quan trọng của du lịch trong cơ cấu kinh tế Quảng Yên

cũng như mong muốn tìm hiểu sự thay đổi của du lịch của vùng đất này trong hiện

tại và tương lai, tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch tai thị xã Quảng Yên, tinh

Quảng Ninh giai đoạn 2007 — 2020” làm đề tài báo cáo khóa luận tốt nghiệp của

2

Trang 8

minh Qua đó báo cáo cố gang phác họa tiềm năng, thực trạng cũng như xu hướng

phát triển du lịch của Quảng Yên trong giai đoạn này và trong tương lai.

2 Lich sử nghiên cứu và nguồn tư liệu

Nghiên cứu về tiềm năng, thế mạnh của vùng đất Yên Hưng cũ không phải là

điều quá mới mẻ Vấn đề này đã được đề cập đến qua một số cuốn sách, bài viết của

các tác giả như: tác giả Lê Đồng Sơn (Trưởng Phòng Văn hóa thị xã Quảng Yên)

qua ba tập sách Van hóa Yên Hưng, luận văn thạc sĩ: “Bảo tồn và phát huy giá trị di

tích lịch sử, văn hóa Quảng Yên” của tác giả Ngô Đình Dũng (Phó phòng Văn hóa

thị xã Quảng Yên), khóa luận tốt nghiệp “Tiềm năng, thực trạng, giải pháp phát

triển du lịch văn hoá huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Vũ Thanh

Hoa (Đại học Dân lập Hải Phòng) cùng một số bài báo, tạp chí lên quan đến vấn dé

du lịch Quảng Yên Đây là những tài liệu tham khảo rất quan trọng để tác giả thựchiện hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp của mình.

Tuy nhiên, các cuốn sách, bài viết trên chỉ dừng lại ở việc miêu tả những nét

đẹp, những giá trị vốn có của các khu di tích lịch sử, hay những tiềm năng và thựctrạng phát triển du lịch văn hóa trong giai đoạn trước khi vùng đất này vẫn còn làmột huyện nhỏ của tỉnh Quảng Ninh mà chưa đề cập đến giai đoạn hiện nay Kế

thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tác giả mong muốn đưa ra một

cái nhìn sâu hơn về tiềm năng, thực trạng cũng như xu hướng phát triển du lịch của

Quảng Yên trong giai đoạn 2007 — 2020.

3 Ý nghĩa và mục đích của đề tài

Thứ nhất, việc mô tả một cách chỉ tiết về vùng đất Quảng Yên sẽ giúp chúng tanhận ra những tiềm năng thế mạnh của vùng đất này, phát hiện ra những vẻ đẹp,

những nét đặc sắc cần khai thác triệt để cho phát triển du lịch.

Thứ hai, hiểu rõ tiềm năng thế mạnh của mình, ngành du lịch Quảng Yên sẽ cócơ sở dé dé ra các phương án, đa dạng hóa các loại hình du lịch phù hợp nhằm thu

hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Cuối cùng, nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay và

định hướng đến năm 2020 giúp cho Quảng Yên có một cách nhìn đa chiều trong

3

Trang 9

phát triển du lịch, những thế mạnh cần được phát huy, những hạn chế cần khắc phục

và những định hướng trong tương lai cho du lịch Quảng Yên phát triển một cách

toàn diện, xứng đáng là ngành đi đầu trong sự phát triển kinh tế - xã hội thị xã.

4, Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

ĐỀ tài sẽ tập trung khái quát những tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên, xã hội, văn

hóa — lịch sử, những yếu tố tạo cơ sở cho sự phát triển du lịch của thị xã Quảng Yên.

Đằng thời, đề tài sẽ tiến hành khảo sát du lich Quảng Yên trong giai đoạn 2007

— 2020, trong đó tập trung chỉ ra thực trạng phát triển của du lịch nơi đây, các yếu tố

ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch thị xã, những thay đổi trong thực trạng pháttriển du lịch sau khi địa phương này được công nhận là thị xã và những phương án

phát triển du lịch đến năm 2020.

Đề tài khảo sát trên phạm vi địa bàn thị xã Quảng Yên trong giai đoạn 2007 — 2020.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên

cứu như: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp

phỏng van trực tiếp, điền dã

Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin từ những tài

liệu có sẵn Trên cơ sở đọc và nghiên cứu những bài viết, cuốn sách liên quan đến

văn hóa Yên Hưng và phát triển du lịch của thị xã Quảng Yên, tác giả đã thu thậpvà chọn lọc những thông tin cần thiết cho bài khóa luận của mình (ví dụ: các thôngsố về địa lý của thị xã Quảng Yên, các ghi chép có liên quan đến các sự kiện lịch sử

của vùng đất này, các chính sách, số liệu liên quan đến du lịch, các thông tin liên

quan đến “tính cổ” của các di tich v v ).

Bên cạnh việc thu thập các tài liệu, tac giả còn tiến hành điền dã tai các khu di

tích, đồng thời quan sát, chụp ảnh và phỏng van trực tiếp những người có liên quan

(Trưởng ban quản lý khu di tích, Phó Phòng Văn hóa thị xã Quảng Yên).

Trang 10

thì Quáng Yên không chỉ là trung tâm thương mại mà còn là thủ phủ của cả một

vùng Với bề dày hơn 100 năm (1802 - 1955), vùng đất này từng là trung tâm hành

chính, chính trị cũng như thương mại của tỉnh Quảng Yên thời phong kiến.

Năm 1963, tỉnh Quảng Ninh được thành lập với nền tảng là khu Hồng

Quảng và tỉnh Hải Ninh, tên tỉnh là ghép tên của hai tỉnh Quảng Yên và HảiNinh cũ Lúc này, Quảng Yên được xem là trung tâm hành chính của huyện Yên

Theo Nghị quyết 100/NQ-CP của Chính phủ ban hành, ngày 25/11/2011, thị

xã Quảng Yên được thành lập trên cơ sở huyện Yên Hưng của tỉnh Quảng Ninh.

Theo dòng lịch sử, đô thị Quảng Yên như một cái gạch nối từ thời phong kiến sangthời Pháp thuộc cho đến ngày nay Nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ được dáng dấp củamột đô thị cổ, từng đường phó, hàng cây đều mang hơi thở của sự chuyền giao giữa

cái cũ và cái mới, giữa quá khứ và hiện tại.

1.1 Vị trí địa lý

Quảng Yên là một thị xã ven biển năm ở phía tây nam tỉnh Quảng Ninh, tương

ứng tọa độ địa lý khoảng 20°45°06” đến 21:02°09” độ vĩ Bắc, 106:45°30” đến

106:0°59” độ kinh Đông, bên dòng sông Bach Dang lịch sử Phía đông thị xãgiáp thành phố Hạ Long và vịnh Hạ Long, phía tây giáp huyện Thủy Nguyên, phía

nam giáp huyện Cát Hải đều thuộc thành phố Hải Phòng, phía bắc là thànhphố Uông Bi và huyện Hoành Bồ.

Có thé nhận thay rang vị trí địa lý như vậy đã mang lại cho Quảng Yên khánhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Trong quá khứ,

Quảng Yên đã có một vị trí quan trọng ở vùng đông bắc tổ quốc Theo đường thủy,

Trang 11

ba con sông lớn của Quảng Yên: sông Bạch Đăng, sông Chanh, sông Rút xưa kia làmạch nối giao thông thủy giữa thương cảng Vân Đồn với các vùng nội địa và kinhthành Thăng Long Chính vì vậy mà ngay từ trong quá khứ, sông Bạch Đăng và vị

trí của Quảng Yên đã có một vài trò rất quan trọng Ngày nay, ba con sông này vẫn

nối liền vùng cảng Hải Phòng, vùng châu thổ sông Hồng với biển Đông và vịnh BắcBộ Mặt khác, Quảng Yên còn được xem là địa phương giữ vai trò “yết hầu” trong

tuyến quốc lộ 18 và quốc lộ 10 Từ Quảng Yên có thé di chuyển sang Hải Phònghay Hạ Long một cach dé dang bằng ca đường thủy và đường bộ Day là một yếu tố

quan trọng trong phát triển du lịch nơi đây Nếu xây dựng và mở rộng được một

cảng biển tại khu vực này sẽ có thêm nhiều điều kiện để phát triển du lịch biển hơn

Năm trong khu vực “tam giác tăng trưởng kinh tế miền Bắc” bao gồm Hà Nội— Hải Phòng — Quảng Ninh, Quảng Yên có nhiều cơ hội để phát triển, mở rộng giaolưu kinh tế, văn hóa với các địa phương trong tỉnh và các địa phương lân cận Hệthống đền chùa ở Quảng Yên cùng với chùa Long Tiên (thành phố Hạ Long), Thiềnviện Trúc Lâm - Yên Tử (thành phố Uông Bi) đã tạo ra những điểm thu hút kháchthập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịplễ hội, tạo thành một chuỗi hệ thống đền chùa trên con đường “du lịch tâm linh”

Quảng Ninh Nếu Cát Bà (Hải Phòng), Yên Tử (Uông Bí) và Hạ Long hợp thành

một tam giác du lịch thì Quảng Yên gần như là “trọng tâm” của “tam giác” đó Đây

là một thuận lợi nhưng cũng là một thách thức cho du lịch Quảng Yên, nếu biết

cách khai thác thì Quảng Yên sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng của các du khách vì

Quảng Yên rất gần các trung tâm du lịch trên, nhưng nếu chỉ phát triển ở một mức“tram” thì cũng rất có thé du khách sẽ chọn những trung tâm trên thay vì Quảng

Yên hoặc chỉ ghé qua với thời gian lưu trú không lâu Ngoài ra, nằm bên dòng sông

Bạch Đẳng, thị xã Quảng Yên còn có vị trí quan trọng của một cửa ngõ giao thôngthủy quan trọng vào nội địa, tiềm năng hướng biển, phát triển cảng biển và dịch vụcảng biển Từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi lại, thu hút khách du lịch

theo đường thủy.

Mặt khác, nam sát thị xã Quảng Yên về phía đông nam là vùng đất ThủyNguyên — Hải Phòng nỗi tiếng với điệu hát Dam — một điệu hát truyền thống đặc

Trang 12

sắc của người dân Thủy Nguyên Đây cũng là điệu hát mà người dân Quảng Yên

trong quá trình giao lưu văn hóa từ lâu đời đã tiếp thu, cải tiến lời và giai điệu để

“hát Đúm Quảng Yên” trở thành những làn điệu dân ca đi vào lòng người từ bao thế

hệ Cũng chính nhờ các làn điệu dân ca ấy mà các trò diễn xướng trong nền nhạc

dân gian ở các lễ hội văn hóa ở Quảng Yên đã được bảo tồn khá nguyên vẹn.

Trải qua nhiều tên gọi khác nhau, nhưng Quảng Yên là một địa danh xuất hiệntương đối sớm, theo dòng lịch sử có thể nói Quảng Yên là một trong những đô thịcô ở Quảng Ninh Quảng Yên đã xuất hiện nhiều trong các bộ dia chí và tài liệu lịchsử Theo Đại Nam nhất thống chí có ghi chép lại: “Huyện Yên Hưng (thị xã Quảng

Yên ngày nay) thuộc tỉnh Quảng Yên cũ ở cách phủ 32 dặm về phía tây, đông tây

cách nhau 29 dặm, nam bắc cách nhau 32 dặm, phía đông đến địa giới huyện Hoành

Bồ 21 dam; phía tây đến địa giới huyện Thủy Đường tỉnh Hai Dương 8 dam; phía

nam đến địa giới huyện Đông Triều tỉnh Hải Dương 34 dặm” [6; 10].

Như vậy, có thể khẳng định rằng địa phận của thị xã Quảng Yên được ghi lạitrong các thư tịch cổ xét về mặt phạm vi địa giới hầu như không có thay đổi nhiều

so với hiện nay, ngoại trừ tên gọi của các vùng giáp ranh ngày nay đã được sát nhập

hay thay đổi.

1⁄2 — Đặc điểm tự nhiên

Địa hình thị xã Quảng Yên thấp dần từ Bắc xuống Nam, chủ yếu là đồng

bằng và bãi bồi ven biển xen lẫn địa hình đôi núi thấp của phần còn lại trong hệ

thống đổi núi của cánh cung Đông Triều Như vậy, toàn bộ địa phận thị xã QuảngYên nằm gần như trọn vẹn về một nửa phía bên trái phần bồi tích của sông Bạch

Đăng (phần bên phải là địa phận của thành phố Hải Phòng), bao gồm hai bộ phận:

vùng Hà Bắc và vùng Hà Nam (hay còn gọi là đảo Hà Nam) Đặc biệt, quanh đảo

Hà Nam và hai phía đông tây vùng Hà Bắc có những bãi triều ngập mặn rộng lớn,

tạo tiềm năng mở rộng diện tích canh tác và nuôi trồng thuỷ sản.

Tài nguyên đất ở thị xã Quảng Yên khá đa dạng, phong phú, bao gồm các

loại đất cơ bản: đất đồi núi, đất đồng bằng, đất mặn và đất cát, phần còn lại là đất

rừng ngập mặn và đất hoang hóa phân bố rải rác ở khắp thị xã Trong đó, đất đồng

bằng có diện tích lớn nhất chiếm 44.6% diện tích thị xã, chủ yếu là đất phù sa cổ vàđất phù sa cũ nằm trong đê, phân bố ở khu vực đảo Hà Nam và xã Sông Khoai.

Hiện nay, tài nguyên đất của Quảng Yên được sử dụng để phục vụ nông nghiệp.

7

Trang 13

Phần đất mặn và đất cát được phân bố ở vùng cửa sông chiếm 37,1% được sử dụngđể nuôi trồng thủy sản Dat đồi núi chiếm khoảng 15,3%, hiện dang được người dânsử dụng để trồng rừng và các loại cây ăn quả (vải, quất hồng bì, nhãn )

Khí hậu thị xã Quảng Yên là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 — 24°C, lượng mưa trung bình hàng năm

từ 1500 đến 1600mm, cao nhất có thé lên tới 2.600mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5

đến tháng 10 Độ âm không khí khá cao, trung bình khoảng 81% Thời tiết ở đây có

thể chia hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng âm mưa nhiều Có thể

nói, khí hậu thị xã Quảng Yên là khí hậu mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển

miền Bắc Việt Nam Khí hậu cũng ảnh hưởng nhiều đến du lịch địa phương Đặcđiểm này quy định đến mùa vụ du lịch, từ đó quy định sự lựa các loại hình du lịch

phù hợp của du khách Thông thường du khách sẽ lựa chọn các loại hình du lịch

sinh thái, nghỉ dưỡng vào mùa hè và du lịch văn hóa, tâm linh, tham quan các lễ hội

vào mùa đông.

Sông ngòi trên địa bàn thị xã Quảng Yên phân bố khá dày đặc, phần lớn sôngngòi nơi đây chảy theo hướng tây bắc — đông nam, đồ ra biển qua các cửa sông Lớn

nhất là sông Bạch Dang và các phụ lưu khác của sông Bạch Đằng như: sông Chanh,

sông Rút (sông Nam) Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn một số các con sông khác:

sông Khoai, sông Hốt, sông Bến Giang, sông Bình Dương Các con sông này đều

ngắn, lưu vực nhỏ Tuy nhiên, sông Bình Dương thuộc xã Hoàng Tân với vị trí phù

hợp và phong cảnh trữ tình đã được đầu tư cho phát triển du lịch thuộc dự án “Khu

đô thị du lịch sinh thái - văn hoá Hạ Long phía Nam đường 18” của tỉnh Quảng

Ninh Chế độ thủy văn chịu tác động mạnh của các mùa trong năm, phụ thuộc vào

chế độ thủy văn của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình.

Tài nguyên khoáng sản của thị xã chỉ có một số các mỏ nhỏ, với trữ lượng ít và

trung bình, bao gồm: đá vôi (thuộc khu vực Hoàng Tân), đất sét (Sông Khoai, MinhThành, Tiền An, Cộng Hòa), cát, sỏi, vật liệu

Tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng nguyên sinh cũng là một loại tài nguyên cho

phát triển du lịch Tuy nhiên rừng ở Quảng Yên không lớn, phân bố chủ yếu ở khu

VỰC đổi núi cao phía bắc giáp huyện Hoành Bà Diện tích rừng ở Quảng Yên hiện

còn khoảng 6.300 ha, chiếm 18,7% diện tích toàn huyện, trong đó rừng tự nhiên cókhoảng 2.800 ha phần lớn là rừng thứ sinh, rừng trồng có khoảng 3.500 ha Hệ

§

Trang 14

thống rừng thông ở khu vực đảo Hoàng Tân và phía tây bắc phường Tân An cũng lànhững địa điểm du lịch sinh thái cần được khai thác.

1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dân số Quảng Yên tính đến ngày 31/12/2009 là 133.068 người, mật độ dân số

trung bình là 407 người/km? [8; 13] và phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu

ở phường Quảng Yên, Yên Giang, Cộng Hòa Cơ cau dân sé thay đổi theo hướng

tăng tỉ lệ dân nội thị, giảm tỉ lệ dân ngoại thị Tỷ lệ gia tăng dân số năm 2010 là

Toàn thị xã có trên 15.000 ha đất nông nghiệp Hiện nay trên địa bàn thị xã

hình thành nhiều khu vực trồng lúa có năng suất cao (khu vực Hà Nam), vùng rau

màu tập trung có giá trị lớn (Cộng Hòa, Tiền An) phục vụ cho chế biến và xuất

khẩu Chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu dưới hình thức hộ gia đình, do vậy năngsuất chưa cao, mô hình trang trại chăn nuôi còn ít Nông nghiệp vẫn sản xuất theolỗi truyền thống Một số loại máy móc cơ giới đã được đưa vào phục vụ sản xuất:

máy cày, máy tuốt lúa nhưng các công cụ lao động và sức người vẫn chiếm vị trí

quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

Thị xã cũng có ưu thế về biển, với diện tích bãi triều rộng trên 12.000 ha, đã vàđang khai thác được hơn 8.000 ha, tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản còn rất

lớn Nuôi trồng và chế biến thủy sản có khả năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Quảng Yên có nhiều điều kiện thuận lợi dé phát triển các khu công nghiệp, các

cụm công nghiệp với vị trí thuận lợi gần các cảng biển quốc tế và thành phố Hạ

Long Nguồn lao động của thị xã khá dồi dào và quỹ đất xây dựng còn lớn Hiện,

trên địa bàn thị xã đã và đang xây dựng 6 khu và cụm công nghiệp, gồm: Khu Đông

Mai, Khu đầm nhà Mạc, Hà An, Cụm thị trấn Quảng Yên, Cụm Đồng Bái, Cụm

Lạch Huyện Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, chế

biến thủy sản được đặt ở vị trí ưu tiên thứ hai Cụm công nghiệp chế biến ở gần

trung tâm thị xã Quảng Yên, nơi hiện có các nhà máy chế biến thuỷ sản, thực phẩm

và có kế hoạch phát triển thêm các nhà máy ở phía bắc thị xã, ven đường sông

Khoai - Uông Bi.

Các ngành dịch vụ: tín dụng — ngân hàng, bưu chính viễn thông, dịch vụ

thương mại đã có những bước phát triển Trên địa bàn thị xã có nhiều chỉ nhánh

9

Trang 15

ngân hàng lớn trong nước như Agribank, Viettinbank, Vietcombank phục vụ nhu

cầu chuyên phát và giao dich tiền tệ trong cả nước và quốc tế của địa phương Mạng

lưới Internet và thông tin liên lạc được phủ sóng tới mọi địa phương trong thị xã

làm thay đối cơ bản bộ mặt xã hội nơi đây.

Quảng Yên cũng có các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất

phong phú và đa dạng, trong đó những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh

có giá trị độc đáo, tạo sức hấp dẫn lớn với khách du lịch Trên địa bàn thị xã cónhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như: Thác Mơ, hồ Yên Lập, rừng thông tưởngniệm Bác Hồ, đảo Hoàng Tân với hệ thống núi đá vôi và một số hang động cổ, hàng

trăm ha rừng thông Một số tài nguyên du lịch nhân văn phải kể đến như: bãi cọc

Bạch Đăng, đình Phong Cốc, miếu Tiên Công, đình Trung Bản Đô thị QuảngYên vẫn giữ được nhiều nét cổ xưa của một đô thị cổ, được đánh giá là một điểmđến hap dẫn trong các tua du lịch của Quảng Ninh.

1.44 — Đặc điểm văn hóa ———————— —

Vùng đất Yên Hưng cũ (nay là thị xã Quảng Yên) là vùng đất có lịch sử pháttriển lâu đời Cách đây khoảng 3000 — 3500 năm, khu vực đảo Hoàng Tân được xác

định đã có người Việt cổ sinh sống Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tại đây rất nhiềucông cụ sản xuất đá: rìu, búa, bàn mài, chày của nền văn hóa Hạ Long thời kỳ đá

mới, hay các công cụ đồng: thạp đồng, vòng tay, lưỡi cày, rìu đồng và đồ gốm

Phùng Nguyên, Hoa Lộc [8; 13].

Quảng Yên là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có lịch sử hình thành vàphát triển từ lâu đời Trên địa bàn thị xã còn lưu giữ được hơn 230 di tích lịch sử

văn hóa, trong đó hiện có khoảng 39 di tích được xếp hạng quốc gia, 15 di tích được

xếp hạng cấp tỉnh [9; 5], 1 di tích lịch sử được cấp bằng di tích lịch sử quốc gia đặcbiệt (Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng năm 1288).

Nét nổi bật trong văn hóa Quảng Yên là tín ngưỡng dân gian gắn liền với tập

tục và lễ hội Xưa kia, trên dia bàn huyện Yên Hưng cũ có 21 làng cổ, mỗi làng đều

săn liền với một ngôi đền, ngôi đình cỗ hoặc ngôi miếu thờ thành hoàng làng Mỗilàng đều có những lễ hội tiêu biểu mang đặc trưng riêng cho lối sống, cách nghĩ,nếp sinh hoạt của cư dân làng trong tổng thể văn hóa Yên Hưng Trên địa bàn thị xãcòn lưu giữ được nhiều lễ hội dân gian truyền thống cùng với hàng chục hội làng,

10

Trang 16

kiểu chữ công mái có đầu bao góc mái, gồm bái đường và hậu cung; miéu ở xóm thìnhỏ hơn, chỉ có một đến hai gian xây bít đốc Từ đường là nơi thờ thủy tổ và thế tổ

các đời của các dòng họ Quảng Yên có hệ thống các từ đường được xây dựng từ

lâu đời, kiến trúc theo kiểu chữ nhị hoặc chữ tam, hồi xây bít đốc (đây là một kiểukiến trúc cổ, phần tường tiếp giáp với mái thường xây kín, vị trí giữa hồi được trangtrí theo lối chữ thọ hoặc chữ phúc)

Đặc trưng văn hóa cội nguồn đã giúp cho Quảng Yên sáng tạo và bảo lưu một

khối lượng đồ sộ văn hóa Hán Nôm dưới dạng các bản khắc, văn bản Năm 1996 và

năm 1998, Phòng Văn hóa thông tin thị xã đã tiến hành kiểm kê được 180 di tích —văn hóa trên địa ban; trong đó hiện còn 150 bia đá, chưa kế các bia đá bị mat chicòn ban dap ở Viện nghiên cứu Hán Nôm; 30 chuông đồng: 03 thần tích, hàng trăm

sắc phong, gần 1000 câu đối đại tự hiện còn trong các ngôi đền, đình, miéu cổ nhưđền Trần Hung Dao, miếu Vua Bà, đình Cốc, đình Yên Giang, đình Đền Công

cùng hàng trăm câu đối đại tự, bằng sắc gia phả lưu giữ trong các gia đình; hàngchục sách cúng, sách thuốc được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm [9; 5 — 6] Có thể gọi

miền đất nhỏ bé này như một “miền di tích và lễ hội”.

> Tiểu kết chương 1

Quảng Yên là một thị xã nằm ở phía tây nam tỉnh Quảng Ninh, giáp với ba

thành phố là Hai Phòng (thành phố trực thuộc trung ương), Uông Bí và Hạ Long

(trực thuộc tỉnh Quảng Ninh) Với vị trí như vậy cộng thêm những điều kiện tựnhiên sẵn có, thị xã Quảng Yên có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế,

văn hóa trong thời kì hội nhập.

Tín ngưỡng dân gian gắn liền với tập tục và lễ hội là nét văn hóa tiêu biểu

trong văn hóa Quảng Yên Người dân Quảng Yên cũng thờ thần hoàng làng, thần

Nông như những vi thần bảo hộ mang đến cho họ một cuộc sống yên bình Đặcbiệt, trong tín ngưỡng thờ thần ở Quảng Yên có một vị thần đã được người dân thầnthánh hóa từ một chiến sỹ cách mạng thời kỳ Cách mạng tháng Tám làm thần, đó

chính là than Minh Hà.

Quảng Yên còn lưu giữu được một số lượng lớn các di tích lịch sử văn hóa đặc

biệt quan trọng, đó là các di tích lịch sử trong cụm di tích Bach Đăng đã được côngnhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia; di sản văn hóa Hán Nôm dưới dạng các bản

khắc, văn bản; những lễ hội tiêu biểu thể hiện cách sống, cách nghĩ của người dân.

13

Trang 17

Tất cả những đặc điểm văn hóa còn lưu giữ lại đến hiện nay trên địa bàn thị xã đều

là những yếu tố quan trọng góp phần vào việc phát triển du lịch nơi đây.

Nhu vậy, với vi trí là trung tâm của tam giác du lịch Uông Bí — Ha Long — Hải

Phòng, tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch còn tương đối hoang so, vùng dat còntập trung nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quan trọng và vị thế của một thị

xã mới, đó là những tiền đề quan trọng dé thị xã Quảng Yên phát triển kinh tế - xã

hội nói chung và du lịch nói riêng.

14

Trang 18

CHƯƠNG 2: TIEM NĂNG PHÁT TRIEN DU LICH Ở THỊ XÃ QUANGYEN, TINH QUANG NINH

2.1 Tiém nang phat trién du lich sinh thai

Trong những năm gan đây, du lịch sinh thái dang ngày càng trở nên quan trọngđối với con người bởi nó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại.

Sau những vất vả, bộn bề của cuộc sống, mọi người có nhu cầu tìm đến thiên nhiên

để xua đi cái mệt mỏi đời thường Du lịch sinh thái không những góp phan bảo tồntự nhiên, bảo vệ sự đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn được xem nhưmột giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làmgiảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên của người dân địa phương khi tham giavào các hoạt động du lịch, mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăngthêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương góp phần nâng cao

chất lượng cuộc sống Quán triệt sâu sắc những đặc điểm này, chính quyền thị xãQuảng Yên cũng đã và đang khai thác những thế mạnh, những tiềm năng sẵn có của

địa phương dé phát triển du lịch sinh thái.

Lịch sử địa chất Quảng Yên đã tạo ra những cảnh quan đẹp cho vùng đất này,

đặc biệt Thác Mơ và đảo Hoàng Tân là những khu vực chứa đựng tiềm năng du lịch

sinh thái rất lớn Trong đó, định hướng quy hoạch và đầu tư xây dựng mới, nângcấp các khu du lịch Thác Mơ, đảo Hoàng Tân thành các khu du lịch sinh thái, vuichơi giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần, đã được chính quyền thị xã Quảng Yên từngbước thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân và du

2.1.1 Khu du lịch sinh thái Thác Mơ

Khu du lịch Thác Mơ thuộc địa phận phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên,

cách trung tâm thị xã khoảng 12km Đây là khu du lịch sinh thái quan trọng nhất

trên dia bàn thị xã Quảng Yên, chứa đựng tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn.

Thác Mơ được hình thành trên dòng suối Mơ thuộc địa phận phường Đông

Mai, bắt nguồn từ dãy núi kéo dài từ Yên Tử đến Yên Lập, dài chừng 2.000m.

15

Trang 19

Dòng suối Mơ nước trong vắt, chảy quanh co trong khu rừng thông Yên Lập bạt

ngàn qua các độ cao khác nhau Ở mỗi điểm địa hình phân bậc, dòng suối lại tạo ra

một con thác Trên tổng chiều dài khiêm tốn của mình suối Mơ đã tạo nên 3 conthác tuyệt đẹp đó là: thác Hoa Sen, thác Đôi và thác Mơ Đây sẽ là chốn nghỉ ngơi

thư giãn tuyệt vời cho những du khách thích được đắm mình trong không gian yên

tinh và trong lành của thiên nhiên hoang sơ.

Chế độ mưa và dòng chảy ảnh hưởng đến lượng nước ở các thác trong khu du

lịch sinh thái Thác Mơ Vì việc nguồn cung cấp nước cho hệ thống sông, suối ở đây

chủ yếu dựa vào nước mưa nên chế độ thủy văn có tác động đến số lượng khách du

lịch đến với điểm du lịch này Thông thường mùa du lịch ở khu du lịch sinh thái

Thác Mơ là mùa hè và đầu mùa thu, khi các suối, thác ở đây ngập nước, rất thíchhợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, bơi lội, hay chèo thuyền tham quan phong

Trong hành trình chinh phục và khám phá thác Mơ, du khách có thể đi theođường đồi hoặc men theo suối Điểm dừng chân đầu tiên của du khách là thác Hoa

Sen Đây được đánh giá là thác đẹp nhất, diện tích dòng thác rộng rãi thoáng mát,

nước trong veo và mát lạnh, du khách có thể ngồi trên những tảng đá nhẫn bóng rồi

thả chân theo dòng nước để mát xa đôi bàn chân sau một chặng đường đi bộ Với độ

cao và dốc như vậy, thác Hoa Sen rất thích hợp cho những du khách ưa cảm giác

mạnh, đặc biệt nếu có nhu cầu thả mình theo dòng nước để thư giãn Ban Quản lý

khu du lịch sinh thái Thác Mơ còn có dịch vụ cho thuê phao và áo tắm, dựng lềutrúc trên đường rừng, theo dòng thác nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn củadu khách Sau ít phút nghỉ ngơi ở thác Hoa Sen, du khách lại tiếp tục hành trìnhmen theo bờ suối hoặc đường đổi, lên cao nữa, đó là thác Đôi và điểm dừng chân

cuôi cùng là thác Mơ.

Nếu du khách đến đây vào mùa mưa, các dòng thác trở nên mạnh mẽ hơn, tung

bọt trắng xoá và tạo thành các hồ nước trong vắt dưới chân thác Có thể nói, với mộtcảnh quan tự nhiên, hoang sơ, rừng cây hai bên suối kết hợp một cách hài hoà vớidong thác, chắc chắn Thác Mo sẽ để lại cho du khách những ấn tượng khó quên.

Còn đến đây vào mùa cạn lại là một trải nghiệm thú vị khác, dòng thác giờ chỉ là

16

Trang 20

những khe nước nhỏ quanh co, tuy nhiên đó lại là điều kiện lý tưởng với những aithích leo núi hoặc đi rừng Đây là vùng đất còn khá hoang sơ nên rất thích hợp với

các bạn trẻ, ưa thích loại hình du lịch mạo hiểm và khám phá các vùng dat mới.

Hiện nay, khu du lịch sinh thái Thác Mơ đang được Công ty TNHH MTV

Ngọc Sơn khai thác và quản lý Dựa vào tiềm năng san có, khu du lịch sinh tháiThác Mơ đang được khai thác trên các hạng mục: ăn uống, giải trí, tắm, tập bơi,nghỉ dưỡng, cắm trại qua đêm, đi rừng Trong các hạng mục đó, tắm, tập bơi vànghỉ dưỡng, cắm trại qua đêm là những hình thức thu hút sự quan tâm của phần lớndu khách đến với Thác Mơ Khu hồ bơi Hoàn Mỹ đã được hoàn thiện với những hồ

bơi đạt tiêu chuẩn đã và đang là sự lựa chọn đầu tiên của du khách Làn nước trongveo trong khung cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ chắc chắn sẽ làm cho không ít du

khách không muôn rời chân và khi xa rôi thì mong quay trở lại.2.1.2 Khu du lịch sinh thái đảo Hoàng Tân

Khu du lịch sinh thái đảo Hoàng Tân thuộc địa phận xã Hoàng Tân, thị xã

Quảng Yên, cách trung tâm thị xã khoảng 20km về phía đông nam.

Khu vực Hoàng Tân có điều kiện đất dai, địa hình núi — biển và cảnh quan tự

nhiên rất đẹp, lại nằm liền kề với khu vực Hạ Long và khu du lịch Tuần Châu đangcó nhu cầu rất lớn về mở rộng, phát triển không gian du lịch Đây là điều kiện rất

thuận lợi đối với các hoạt động du lịch, thể thao, giải trí ở Quảng Yên.

Đến với xã đảo Hoàng Tân, du khách sẽ được trải nghiệm những điểm đến du

lịch vẫn còn khá mới mẻ, hoang sơ, những địa danh còn chưa có tên gọi trong bản

đồ du lịch Quảng Ninh Hoàng Tân có hệ thống núi đá vôi và một số hang động kỳ

bí rất thích hợp với khách du lịch ưa thích loại hình du lịch khám phá và mạo hiểm.Những cánh rừng thông mọc trên đồi cao quanh năm xanh tốt sẽ đem đến cho du

khách một cảm giác yên bình, thư thái Những buổi sáng sớm hay chiều hè, dukhách có thể dạo bộ hoặc đi xe máy, xe đạp v.v để ngắm cảnh đẹp trong khu vực.Con đường uốn lượn đi qua những cánh đồng ngập mặn, những vườn cây ăn quảđược trồng trong khu vực nhà dân ven đường cũng mang lại cho du khách nhiều

cảm giác tươi mới Khu vực ven đảo Hoàng Tân còn có một bãi cát khá đẹp, với

17

Trang 21

chiều dài không lớn nhưng chất lượng bãi cát khá tốt, thích hợp cho hoạt động tắm

Ngoài ra, khi đến đây, du khách còn có thể thuê ca nô hoặc sử dụng thuyền

kayak' ngắm sông Bình Hương, tham quan rừng ngập mặn tự nhiên trên các bãi bồiv.v Tuy diện tích rừng ngập mặn ở Hoàng Tân không phong phú về các chủng loại

thực vật, chủ yếu là sú vẹt và đước, nhưng chúng cũng góp phần tạo nên sự đa dạngcủa cảnh quan trên đảo và góp phần giữ phù sa, hình thành các bãi bồi màu mỡ chosản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản Không những thế, du khách đi theo

nhóm có thể liên hệ trực tiếp với Ban Quản lý dự án thuỷ sản ở đây để có thể đượctham gia trải nghiệm công việc của người dân khi đánh bắt thuỷ sản về đêm Chắc

chắn, du khách sẽ vô cùng thích thú khi được tự tay mình chèo thuyền len lỏi trong

những bãi sú vẹt, để đánh bắt tôm, cua, cá được nuôi thả tự nhiên trên diện tích

rộng hàng nghìn ha Cảnh đẹp sông nước yên bình cùng với những món ăn hải sản

hấp dẫn sẽ mang lại cho du khách những kỷ niệm khó quên trong chuyến đi.

Mặc dù có diện tích không lớn, song đảo Hoàng Tân có địa hình đa dạng, là

điều kiện khá thuận lợi dé xây dựng một khu du lịch tổng hợp trong tương lai Trên

đảo còn có một dải đá vôi thuộc cấu trúc đá vôi Hạ Long với một số hang động tạo

nên cảnh quan hâp dân.

Do vậy thời gian tới chính quyền thị xã đang tập trung đầu tư, quy hoạch pháttriển khu vực Hoàng Tân thành một khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại trong quần thể

"Khu đô thị du lịch sinh thái - văn hoá Ha Long phía Nam đường 18" Đây được coi

là điểm nhắn hết sức quan trọng đối với sự phát triển du lịch của thị xã Quảng Yên

đến năm 2020 Tại khu du lịch này sẽ hình thành 2 khu với chức năng chính là: Khu

trung tâm thé dục thé thao - giải trí cao cấp và Khu nghỉ dưỡng cao cấp Hoàng Tân.

- Khu trung tâm thé dục thé thao - giải trí cao cấp được bố trí ở phía Bac,

trên một cù lao g1ữa sông Hốt và sông Bình Hương Trên cơ sở lợi dụng địa hình tự

nhiên sẵn có của cù lao, tại đây sẽ xây dựng khu sân gôn 18 lỗ hiện đại với tiêu

chuân quốc tê, cùng với khu dịch vụ và một sô cụm biệt thự nhỏ phục vụ cho các

! Thuyền kayak: một loại thuyền dành cho một hoặc hai người ngồi

18

Trang 22

vận động viên tới vui chơi và thi dau Riêng một số hòn núi đá nhỏ trên cù lao sẽ

được giữ lại để tạo cảnh quan tự nhiên cho khu vực.

- Khu nghỉ dưỡng cao cấp Hoàng Tân được xây dựng trên đảo Hoàng Tân

với qui mô diện tích khoảng 500 ha Trên cơ sở lợi dụng địa hình đổi núi, mặt nướcvà hướng ra Vịnh Hạ Long, tại đây sẽ xây dựng các cụm biệt thự hiện đại gồm: cụm

biệt thự cao cấp trên mặt biển Hoàng Tân, cụm biệt thự trên núi Hoàng Tân, cụm

biệt thự ven núi Hoàng Tân và các khách sạn cao cấp trên đảo Hoàng Tân Đồng

thời sẽ xây dựng các khu nhà cao tầng; khu vui chơi giải trí cao cấp; trung tâm dịch

vụ tổng hợp; các khu hội chợ triển lãm, hội chợ ẩm thực; trường học quốc tẾ; cáckhu ở tái định cw , tạo cho Hoàng Tân một bộ mặt mới trong tương lai Riêng khu

dân cư hiện có ở xã Hoàng Tân sẽ được chính trang, cải tạo, đưa vào khai thác các

loại hình du lịch dân dã, du lịch cộng đồng, nâng cao văn hoá Việt tại khu vực.Khuyến khích người dân phát triển các loại cây ăn trái đặc trưng, cây cảnh, các loại

hoa quý đồng thời tổ chức đưa đón khách thăm quan gan với thiên nhiên Tậptrung đầu tư đồng bộ và hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế các hạng mục kết cấu hạ

tầng, hệ thống khách sạn và các công trình vui chơi giải trí trong khu vực, từng

bước xây dựng Hoàng Tân thành một khu du lịch hiện đại tầm cỡ trong khu vực.

Cùng với sự phát triển du lịch, tại đây sẽ hình thành một đô thị mới (thi tran Hoàng

Tân) với chức năng chính là dịch vụ du lịch Trước mắt Quảng Yên cần phối hợp

chặt chẽ với tỉnh triển khai các công việc cần thiết như: hoàn chỉnh quy hoạch chỉ

tiết, chuẩn bị mặt bang, xúc tiến kêu gọi đầu tư dé sớm có thể triển khai xây dựng

Khu du lịch và đô thị mới Hoàng Tân.

Có thé thấy được rằng Quảng Yên có khá nhiều tiềm năng dé phát triển du lịch

sinh thái, đặc biệt là hai khu du lịch sinh thái Thác Mơ và đảo Hoàng Tân Đây là

hai địa điểm du lịch sinh thái quan trọng nhất trên địa bàn thị xã, trong đó khu dulịch sinh thái Thác Mơ đã được khai thác từ lâu và ngày càng được nâng cấp theohướng hiện đại, cùng với đó khu du lịch đảo Hoàng Tân cũng đang trên đà dần hoàn

thiện nhằm đem đến cho du khách những giây phút nghỉ ngơi thư giãn tuyệt vời

nhất Tuy nhiên, việc khai thác những tiềm năng đó cho phát triển du lịch vẫn cònnhững hạn chế, chưa phát huy hết các thế mạnh của mình Với sự quan tâm củachính quyền thị xã trong việc quy hoạch, nâng cấp, xây mới những công trình, các

19

Trang 23

hạng mục ở hai khu du lịch sinh thái kế trên sẽ hứa hen một “bộ mặt” du lịch mới,

thân thiện, hiện đại của thị xã Quảng Yên trong tương lai gan.

2:2 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, lịch sử

Bên cạnh những ưa đãi tuyệt vời do thiên nhiên ban tặng, Quảng Yên còn tựhào mang trong mình bề dày của một vùng đất lịch sử với những di tích còn tồn tại

đến ngày nay, như một điểm đến hấp dẫn trong bản đồ di tích — lịch sử của tinhQuảng Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung.

2.2.1 Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288

Chiến thắng Bach Dang trong ba lần chống quân xâm lược phương Bắc đã trởthành điểm son trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước ta Dòng sông

Bạch Dang đã đi vào tiềm thức dân tộc cùng với Chi Lăng, Đống Da hào hùng,những sự kiện trọng đại trong lịch sử giữ nước của dân tộc.

Lần thứ nhất vào năm 93 8, Ngô Quyền cho cắm cọc trên sông Bạch Ding dai

phá quân Nam Han, bắt sống tướng giặc Hoang Thao Chiến thắng Bach Dang năm938 đã kết thúc hoàn toàn thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc (179 TCN — 938), mở ra

một kỷ nguyên mới — kỷ nguyên độc lập tự chủ của dân tộc ta.

Lần thứ hai, năm 981 khi nhà Tống kéo quân sang xâm lược nước ta Thập dao

tướng quân Lê Hoàn, tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến đã cho quân dân cắm

cọc trên sông Bach Dang, đại phá thủy quân nhà Tống, đập tan âm mưu xâm lược

của quân thù, gitr yên bờ cõi giang sơn.

Lần thứ ba, vào năm 1288 sau hai lần thất bại trước sức mạnh của thủy quânnhà Trần ở Đông Bộ Dau, Tây Kết, Hàm Tử, quân Nguyên — Mông tăng cường

thêm đạo thủy binh hùng mạnh do Ô Mã Nhi chỉ huy và một đoàn thuyền chở 70vạn hộc lương và khí giới do Trương Văn Hỗ chỉ huy Quân và dân nhà Trần thực

hiện rút lui chiến lược, xây dựng thé trận chiến tranh du kích Đoàn thuyền lương

của Trương Văn Hồ bị tướng Trần Khánh Dư đánh chìm ở Cửa Lục, không cầm cựđược giặc Nguyên — Mông phải tìm đường rút lui về nước trên cả hai cánh quânthủy, bộ Trần Hưng Dao đã chọn đạo binh thuyền của Ô Mã Nhi làm mục tiêu tiêudiệt, đập tan mưu đồ tái xâm lăng của dé chế Nguyên Mông.

20

Trang 24

Trong trận đánh này, ông đã cho căm cọc trên sông Bach Đăng (tương truyền

hai bãi cọc còn đến hiện nay đó là bãi cọc Yên Giang và bãi cọc Vạn Muối) kết hợp

với dải đá ngầm ở ghềnh sông Chanh và ghềnh Cốc tạo thành một phòng tuyến bịt

chặt đường ra biến.

Cùng với trận địa cọc trên sông, Trần Hưng Đạo còn dùng kết hợp với kế hỏacông và quân mai phục, chỉ trong ngày mồng 8 tháng 3 năm Mậu Tý 1288, hơn 600chiến thuyền và toàn bộ hơn 4 van quân Mông — Nguyên bị tiêu diệt và bắt sống.

Chiến thắng Bạch Đẳng 1288 trở thành biểu tượng, thành niềm tự hào củangười dân Quảng Yên Những dấu tích về chiến thắng lừng lẫy trên sông BạchDang nay được bảo tồn khá nguyên ven trong khu quan thé di tích Chiến thắng

Bạch Đăng năm 1288 thuộc địa phận thị xã Quảng Yên về phía tây, tây nam và mộtphận nhỏ của thành phố Uông Bi, cùng với quan thé các di tích là các đình miéu gắnvới các nhân vật lịch sử có công trong cuộc chiến chống ngoại xâm do nhân dân suytôn, thờ phụng, bao gồm: trận địa cọc Bạch Dang (bãi cọc Yên Giang va bãi cọc

Vạn Muối), đền Trần Hưng Đạo, miéu Vua Bà, đình Trung Bản, đình Yên Giang,

đình Trung Cốc, đình Đền Công (thuộc địa phận thành phố Uông Bí), bến đò Rừng

và hai cây lim Giếng Rừng.

Các di tích lich sử kể trên đều được Bộ Văn hóa — Thé thao và Du lịch côngnhận là di tích lịch sử quốc gia Đặc biêt vào tháng 5/2012, theo Quyết định số548/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định công nhận khu di tích lịch sửBach Dang là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Sự kiện này đã trở thành một niềmvinh dự, tự hào lớn cho người dân Quảng Yên, hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội lớn

cho việc phát triển du lịch văn hóa nơi đây.

e Trận địa cọc Bạch Đằng

Trận địa cọc Bạch Dang nam 1288 hién con hai di tich nguyén gốc là bãi cọc

Yên Giang thuộc phường Yên Giang và bãi cọc ở đồng Vạn Muối phường Nam

Hòa, thị xã Quảng Yên Đây là hai bãi cọc quan trọng tạo thành trận địa cọc làmnên chiến thắng Bạch Đằng 1288 Ngoài ra hiện nay tỉnh Quảng Ninh còn mới phát

hiện ra bãi cọc thứ ba là bãi cọc đồng Má Ngựa thuộc địa phận thôn Hưng Học,

phường Nam Hòa.

21

Trang 25

Bai cọc Yên Giang

Bãi cọc Yên Giang cách trung tâm thị xã Quảng Yên khoảng 2km về phía tâyđi theo hướng Phà Rừng, sát đê sông Chanh, là phần phía bắc của trận địa cọc BạchĐăng Bãi cọc có hình chữ nhật dài khoảng 120m, chiều rộng khoảng 30m, nằmtheo hướng Đông — Đông Bắc, Tây — Tây Nam, thường gọi là bãi cọc Bạch Đăng,

mà cư dân Quảng Yên cũ thường gọi là đầm Nhử hay đầm Gụ Vị trí bãi cọc nàytrước đây nằm chính giữa lòng sông, nơi phân chỉ của sông Bạch Đằng và sôngChanh Trước đây đầu nguồn dòng sông Chanh rộng tới 3km, từ xóm Bến (xã YênGiang cũ) đến khu vực Đồng Cốc (xã Nam Hòa cũ) Bãi cọc Bach Dang kết hợp vớidải đá ghềnh Chanh (phía nam bãi cọc) tạo thành một phòng tuyến gọng kìm, bịtchặt đầu sông làm mat đường rút của quân địch Trải qua một quá trình bồi lở hàng

nhìn năm, địa hình và dòng chảy của sông Bạch Đăng có sự thay đổi Từ năm 1953,

cư dân nơi đây tiến hành đắp đê Yên Giang đoạn qua bãi cọc để cải tao phù sa bãi

bồi ven sông Bạch Đăng thành ruộng lúa và đầm tôm nên các cảnh quan cũ không

còn, các hiện vật gốc còn lại chỉ là những cây cọc gỗ bị vùi lấp trong đất và ngậptrong nước hiện nằm ở ven đê sông Chanh.

Hiện nay, di tích bãi cọc Yên Giang còn “khoảng 300 cọc, chủ yếu làm từ gỗ

lim, táu, đầu dưới vót nhọn, đầu trên bị gãy xước do nước sông bào mòn Nhữngcọc còn lại trong lòng đất cao trung bình từ 2 — 2,8m, có cọc dài đến 3,2m Mật độcắm cọc khoảng từ 0,9 — 1,1m Coc được căm theo hình chữ Z đa số có hướng

nghiêng về phía đầu nguồn dòng sông dé tao thé vững chắc cho cây cọc” [7; 80] Có

nhiều giả thuyết cho rằng, cọc được cắm theo phương pháp dong lắc cọc, tức là khi

cọc được cắm xuống người ta sẽ lắc đến khi gặp được độ sâu thích hợp, bùn cát sẽmút lại làm cho cây cọc đứng vững và chắc chắn Đây là phương pháp cắm cọc,

cắm sào gỗ, cắm cọc đáy truyền thống của người dân vùng cửa sông, cửa biển BạchĐăng hàng trăm năm nay Ngoài ra có thể dùng vồ để đóng các cọc ở vị trí đáy sôngcó nền cứng đất pha cát Năm 1988, bãi cọc Yên Giang được Bộ Van hóa — Thể

thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia thuộc cụm di tích lịch sử Bạch

Dang 1288, theo Quyết định số 191 — QD/ BVHTT [7: 81].Bãi cọc đồng Vạn Muối

Bãi cọc đồng Vạn Muối nằm trong xứ đồng Vạn Muối, thôn Đông Cốc, xã

Nam Hòa cũ Bãi cọc do quân dân nhà Trân cắm xuông lòng sông Bach Dang ở khu

22

Trang 26

vực cửa chi lưu sông Rút và sông Kênh Từ trung tâm Quảng Yên đi qua cầu sôngChanh sang Hà Nam, theo đường liên xã khoảng 1km, rẽ phải vào thôn Đồng Cốc,

đi khoảng 2km sẽ tới bãi cọc Vạn Muối Bãi cọc có hình chữ nhật nằm theo hướngbắc — nam, giáp đê sông Bach Dang về phía tây, đây chính là phần phía nam của

trận địa cọc Bạch Đăng lịch sử Cho đến nay, các hiện vật phát hiện được trong di

tích bãi cọc Vạn Muối chủ yếu là các cọc gỗ lim và gỗ táu Theo kết quả khảo cô

của Viện Khảo cổ học Việt Nam tháng 11/2005: “Bãi cọc đồng Vạn Muối hiện còn

khoảng từ 800 đến 1000 cây cọc với chiều dai từ 1,5 — 3m, đường kính từ 10 —

30cm Mật độ cắm cọc từ 0,6 — 1,Im Da sỐ cọc được cắm theo hướng thang đứngvà hướng nghiêng về phía tây và tây bắc khoảng 45° (ngược hướng dòng sông)”.Năm 2007, bãi cọc đồng Vạn Muối đã được Bộ Văn hóa — Thể thao và Du lịch xếp

hạng là Di tích lịch sử Quốc gia thuộc cụm di tích Chiến thắng Bạch Đằng 1288

theo Quyết định số 27 QD/ BVHTT [7; 83].

Bãi cọc đồng Má Ngựa —

-Bãi cọc đồng Má Ngựa nằm trong xứ đồng Má Ngựa thuộc phường Nam Hoà,

thị xã Quảng Yên, cách trung tâm thi xã khoảng 5km về phía tây nam Đây là bãi

cọc mới nhất được tìm thấy trong trận địa cọc Bach Dang tính đến thời điểm này.

Năm 2005, người dân xã Nam Hòa cũ đào ao thả cá đã làm phát lộ bãi cọc, nhưng

đến 2009, bãi cọc này mới được thăm dò khảo sát lần đầu tiên và khai quật vào năm2010 Kết quả khảo sát cho thấy, bãi cọc được cắm trong lòng một nhánh của dòngsông Kênh cổ, nằm giữa các gò đất cao và gò đá thuộc khu vực làng Hải Yến

(phường Yên Hải) và làng Hưng Học (phường Nam Hoa) ngày nay Mật độ coc

phân bố không đều, độ cao của cọc cũng khác nhau phụ thuộc vào địa hình lòng

sông, có chứa nhiều mảnh hầu, hà nhỏ Ở đây, cũng là lần đầu tiên phát hiện hình

thức cắm cọc thành dãy như tường thành dày đặc theo một hướng Các cọc gỗ ở đâyđược chon và cam cọc rất da dang, từ lim xet, hoàng linh, chò chi, cho nau, chẹo tia,

gié đỏ

Khu vực di tích là khu vực lòng sông cổ, qua khai quật cho thay có thể xu

hướng lòng sông có bờ cao dần về phía đông Các mảnh gỗ vụn, vỏ cây và cành cây

trôi dạt tạo thành lớp khá rõ Về phía bắc ao nuôi trồng thuỷ sản, dấu vết của dòng

chảy cô xuất lộ ngay trong các cánh ruộng trũng, có thể ăn vào sông Cửa Đình trước

mặt đình Hưng Học Các lớp chứa vỏ hầu hà với một số loại hà sú ở phía trên, lớp

23

Trang 27

dưới chứa các loại nhuyễn thể lớn hơn, một số thuộc loại hà cồn Đây là một trongnhững minh chứng cho thấy môi trường từ ngập mặn chuyển dần sang nước lợ

nhiều hơn do quá trình lòng sông bị bồi lap dan dan.

Không giống với các bãi cọc đã được phát hiện trước, trong khu vực bãi cọc

đồng Má Ngựa đã phát hiện nhiều loại hình di vật gỗ, trong đó có một mái chèo rồiđồ kim loại, đồ gốm sứ, sành và gạch ngói Trong số các hiện vật thu thập được,đáng chú ý có các mảnh sành sứ Việt Nam và sứ men ngọc Trung Quốc thế kỷ 13.

Những hiện vật này không chỉ cho thấy khả năng nơi đây từng là bãi chiến trường

ác liệt mà rất có thể, đây chính là “cái rốn” của dòng sông cổ, tức là nơi các hiện vậtdưới dòng sông trôi về và tụ lại xưa kia Ở cuộc thăm đò khảo cổ đưới nước do Tiếnsĩ Lê Thị Liên (Viện Khảo cé học) tiến hành cuối tháng 11 — 2012 còn cho thấy, ở

độ sâu từ 1,6 đến 2,4m, nhiều mẫu gỗ chắc, mịn được phát hiện, một số mảnh cóhình dạng được gia công, từ đây sơ bộ dự đoán có khả năng là các mảnh tàu đắm.Những phát hiện này đã loé lên hy vọng sẽ tìm thấy ở đây không chỉ hệ thống các

bãi cọc với những chiếc cọc gỗ lớn mà có thể sẽ thấy những mảnh gươm, đao hayxác những con thuyền chiến xưa kia, câu hỏi về di vật chiến trường Bạch Đằng đếnnay vẫn chưa có lời giải.

Tuy được phát hiện muộn nhất nhưng bãi cọc đồng Má Ngựa lại có vị trí quantrọng hé lộ những thông tin về dấu vết các dòng chảy cổ, những con tàu chiến năm

xưa - điều đang được giới khoa học đặc biệt quan tâm Bãi cọc cũng được công

nhận là di tích quốc gia và địa phương tổ chức đón Bằng công nhận vào 15/4/2013,cùng dịp Quảng Yên đón Bang di tích quốc gia đặc biệt, kỷ niệm 725 năm Chiếnthắng Bạch Đăng và tô chức lễ hội Bạch Đằng 2013.

Hiện nay, trận địa cọc Bạch Đăng đang được quy hoạch phục vụ du lịch, trong

đó bãi cọc Yên Giang đã được khai thác từ lâu Du khách đến đây để tham quanphong cảnh, cũng như các dấu tích của chiến thắng Bạch Dang còn dé lại Kháchđến tham quan trận địa cọc Bạch Đăng chủ yếu là các du khách nội địa, các đốitượng là học sinh sinh viên được nhà trường tổ chức cho đi tham quan thực tế, thời

gian dừng chân không lâu do diện tích các bãi cọc không lớn, mặt khác việc tham

quan một điểm di tích trong trạng thái tự nhiên với hiện vật để lại chỉ là những cọc

gỗ đã mục là khá nhàm chán Vì vậy đối với Trận địa cọc Bạch Đằng ta thấy VIỆC

24

Trang 28

nghiên cứu trên lĩnh vực khảo cổ học, sử học có ý nghĩa quan trọng hơn việc pháttriển du lịch.

e Dén Tran Hưng Đạo

Đền Trần Hưng Dao nay thuộc phường Yên Giang, cách trung tâm thị xãQuảng Yên khoảng 3km theo đường 10 đi về phía Phà Rừng Đền Trần Hưng Đạo

cùng với miếu Vua Bà và trận địa cọc Bạch Đăng làm nên trung tâm của khu di tíchChiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

Đền Trần Hưng Đạo có tên chữ là “Bạch Đăng linh từ” tức “Đền Bạch Đằnglinh thiêng”, là nơi để thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người có công lớn

trong việc quân dân ta đánh tan quân Nguyên — Mông, làm nên chiến thắng Bach

Đăng năm 1288 lịch sử Trước kia, đền Trần Hưng Đạo được đặt ở xứ Hậu Đồng,

ven làng Rừng, xã An Hưng, huyện Yên Hưng, phủ Hải Đông cũ, cạch sông Bạch

Đăng, cách ngôi đền ngày nay khoảng Ikm về phía đông Năm 1934, thời vua BảoĐại thứ 9, nhận thấy thế đất dựng đền không thích hợp, cùng với đó là việc ngôi đềncó diện tích nhỏ, xuống cấp nghiêm trọng, nhân dân huyện Yên Hưng cũ đã rời đềnđến vị trí hiện nay, đó là doi đất cổ nam ở giữa ngã ba sông Bach Đằng — sông Giá —

sông Đá Bạc thuộc địa phận phường Yên Giang, tương truyền là trung tâm Trận

chiến Bạch Đằng Giang năm 1288 Trong bia “Bạch Dang Linh từ bi ký” có ghi:

“Dựng ngôi đền ở nơi này không chỉ là tín ngưỡng cầu sự linh thiêng, mà mỗi lần

nhìn đòng sông cuồn cuộn lại nhớ Đức thánh kia ngời ngời” [9; 386].

Đền quay mặt về hướng nam, có kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, gồm tiền đường,bái đường, hậu cung Công đền xây theo kiểu tam quan, một lối kiến trúc cổng đềnphổ biến của kiến trúc chùa đền Việt Nam Tiền đường gồm năm gian hai chai với

bốn mái lợp ngói mũi hài, đầu đao góc mái, đầu kìm ngậm bờ nóc, ở giữa đắp nổi

lưỡng long chầu nguyệt Đền được xây dựng theo đúng lối kiến trúc cổ thờiNguyễn, toàn bộ các cấu kiện, vì kèo và mái được làm bang gỗ lim, bào trơn đóng

bén Bái đường với diện tích khoảng hơn 100m2 gồm ba gian hai chái, hai gian chái

được trổ cửa số chấn song con tiện 20 dac sắc, bên trong có đặt bệ thờ đá và tượng

Trần Hưng Đạo Hậu cung với diện tích 40m” với một gian, chính giữa đặt khám

25

Trang 29

thờ và tượng Trần Hưng Đạo bằng gỗ, bên phải đặt khám thờ tượng Vương Mẫubằng đồng, bên trái là khám thờ Vương Phục An Sinh Vương Trần Liễu bằng đồng.

Đền Tran Hưng Dao đã được bộ Van hóa — Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di

tích lịch sử cấp quốc gia thuộc cụm Di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đăng năm

1288, theo Quyết định số 191/QD — BVHTT ngày 22/3/1988.

Đền Trần Hưng Đạo có giá trị cả về mặt kiến trúc lẫn lịch sử Kiến trúc củađền đặc trưng cho kiến trúc thời Nguyễn với hình dạng mái cong hình chiếc thuyềnvừa làm bớt đi cảm giác nặng nề cho bộ mái vừa tạo cảm giác thanh thoát cho toànbộ ngôi đền Hệ thống vì kèo được kết nối với nhau nhờ các mộng không dùng đếnmột chiếc đinh, những dấu hiệu cho biết về đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhânViệt cổ Các bức chạm khắc tinh xảo hình lưỡng long chau nguyệt, các bức phù

điêu gỗ hình hoa mây sóng nước làm cho ngôi đền như nhập vào đời, nhập vào cảnh

tạo nên bức tranh “nhân — cảnh” vừa sinh động, vừa trang nghiêm, thu hút sự chú ý

của du khách từ mọi góc độ.

Giá trị lịch sử của ngôi đền thể hiện ở ngay vị trí đặt đền, những huyền thoạicủa những nhân vật được thờ phụng và hệ thống hiện vật còn tồn tại đến ngày nay.Trong đền còn lưu giữ được khá nhiều các hiện vật quý, chủ yếu bằng chất liệuđồng, đá, gỗ Nỗi bật là bệ thờ đá nguyên khối đặt tượng Trần Hưng Đạo ở gian báiđường; các đồ thờ bằng đồng: bát hương, bộ lư hương, chân đèn; các hiện vật bằng

g0: sập gu, án gian, khám thờ, các bộ câu đối đại, bộ kiệu long đình tất cả đều

được sơn son thếp vàng, chạm khác hình rồng, mây, hoa, lá có niên đại từ đầu thời

Kiến trúc cũng như những hiện vật còn tồn tại trong đền Trần Hưng Đạo gâyhứng thú mạnh mẽ cho giới nghiên cứu, giới kiến trúc, cũng như khách tham quan,đây chính là một trong những địa điểm quan trọng trong hệ thống các di tích phục

vụ du lịch văn hóa ở Quảng Yên.

e Miền Vua Bà

Miếu Vua Bà nằm cạnh đền Trần Hưng Đạo, trong địa phận phường Yên

Giang, thi xã Quảng Yên Day là nơi thờ nhân vật Vua Bà — bà hàng nước đã có

công giúp Trần Hưng Đạo trong cuộc chiến Bạch Đằng năm xưa Tương truyền, cửa

miêu Vua Bà hiện nay trước kia là Bên đò Rừng cô của trại An Hưng Nơi đó có

26

Trang 30

một cây quếch cổ đã hơn 700 năm tuổi, dưới gốc quếch có một bà lão bán hàngnước phục vụ khách qua đò Khi đi thị sát vùng này, Trần Hưng Đạo đã gặp bà lão.

Vốn là người vùng này, lại bán nước ở đây đã mấy chục năm nên bà rất am hiểu về

lich con nước triều cũng như địa hình lòng sông Bạch Dang Biết Trần Hưng Dao làtướng triều đình đến thị sát dé tìm kế đánh giặc bà đã tau với Trần Hưng Đạo nhữnghiểu biết của mình về nơi đây, bày cho ông về kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng, lại

hiến kế lợi dụng cỏ sang dé cháy quanh vùng kết hợp với đóng bè mang dé tạo thé

trận hỏa công tiêu diệt giặc, góp phần làm nên Chiến thắng Bạch Đăng năm 1288.Dẹp giặc xong, Trần Hưng Đạo quay lại tìm bà hàng nước ngày xưa thì không thấy

bà đâu nữa Dân chúng trong vùng đồn rang bà là tướng nhà trời do Ngọc Hoàng

phái xuống giúp dân đánh giặc, giặc tan nên bà đã bay về trời Thấy vậy, Trần HưngĐạo về tâu Vua Trần sắc phong cho bà là Vua Bà và lập miếu thờ cạnh cây quếch

ngay trên nên đât của bên đò cũ.

Miếu Vua Bà được xây dựng lại với quy mô như ngày nay vào năm 2001,miếu quay về hướng tây, gồm bái đường và hậu cung Trước bái đường có một bàn

thờ đá chạm rồng, miệng ngậm chữ “Thọ” Trên mặt bàn thờ có một lư hương lớn

bằng đá chạm khắc lưỡng long chầu nguyệt, hai bên chạm hoa văn sóng nước vàmột ống cắm hương lớn bằng đồng.

Bái đường có diện tích khoảng 80m”, trang trí đơn giản, đầu đao góc mái, đầu

kìm ngầm bờ nóc gồm 3 gian 2 chái Ba gian giữa có cửa thượng song hạ bản, haichai tré cửa số tròn lỗ hoa Gian giữa tòa bái đường là tượng tam tòa thánh Mẫu, cóđặt một bát hương công đồng” (từ địa phương chỉ những bát hương có kích thướclớn được dùng để thờ chung, làm bằng đồng) Gian phải thờ ba bức tượng Chau Cô,

gian trái thờ Ngũ Vị Tôn Ông cũng gồm ba pho tượng cỡ nhỏ Miếu Vua Bà nguyên

bản khi chưa được sửa chữa xây dựng lại chỉ thờ duy nhất nhân vật Vua Bà, không

thờ những nhân vật kể trên, “họ” được thêm vào do sự ảnh hưởng của tín ngưỡng

thờ Mẫu.

Hậu cung của miéu Vua Bà có diện tích khoảng 30m”, trong đó có đặt khám

thờ và tượng Vua Ba Khám thờ được đặt trên một tượng đá cao 1,19m, dài 2,31m,

? Bát hương công đồng: (từ địa phương) chỉ những bát hương có kích thước lớn được dùng để thờ chung, làmbằng đồng

27

Trang 31

rộng 1,1m Tượng Vua Bà được tac từ đồng hun ở tư thế ngồi với khuôn mặt tròn

phúc hậu, điềm đạm, mô phỏng theo khuôn mẫu của tượng Phật.

Trong miếu Vua Bà còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý như các đồ thờ, báthương đồng, các bức tượng quý, các bức hoành phi câu đối, đại tự có giá trị, đặcbiệt là bức đại tự “Quéc Mẫu Anh Linh”.

Năm 1988, miéu Vua Ba đã được Bộ Văn hóa — Thể thao và Du lịch xếp hanglà Di tích lich sử cấp quốc gia thuộc cụm Di tích lịch sử Chiến thăng Bạch Đăng [7:

Đình Yên Giang thờ thành hoàng của làng Yên Giang cé là Trần Hưng Đạo Ở

đây, hình tượng của Trần Hưng Đạo đã được suy tôn thành thần thánh, không chỉ là

một tướng tài của triều đình, một vị anh hùng dân tộc mà trong tâm thức của ngườidân làng cổ Yên Giang, hình tượng Trần Hưng Dao còn mang dáng dap của một vịthành hoàng, luôn che chở bảo vệ người dân cả về đời sống thực tế lẫn tâm linh.Tuy nhiên, đình Yên Giang lại không đặt tượng Trần Hưng Đạo, tượng của Ngài chỉ

được rước đến đình để làm lễ vào dịp lễ hội Bạch Đằng Đình Yên Giang có mối

quan hệ rat mật thiết với đền Trần Hưng Dao và miéu Vua Bà, theo quan hệ đình —đền — miéu, điều này được thể hiện sâu sắc trong nghỉ lễ rước thần trong lễ hội BachDang.

Dinh có kiến trúc theo kiểu chữ “Dinh”, gồm tiền đường, bái đường và hậucung cùng một số kiến trúc phụ Tiền đường có diện tích khoảng 100m? gồm năm

gian (ba gian hai chai), được tôn tạo lại từ năm 1993 Phía trên cửa chính có đắp nỗi

28

Trang 32

tên chữ của đình: “An hưng đình” Cửa ở ba gian giữa của đình được thiết kế theo

lối kiến trúc cửa kiêu thượng song hạ bản rất độc đáo, tức là phía trên là phần chấn

song con tiện được tạo tác một cách công phu, phần phía dưới là mặt gỗ kín đượcbào nhẫn, ngưỡng cửa khá cao Hai gian chái có đầu hồi bít đốc, cửa số trang trí chữ

“Thọ” đỉnh Mái đình lợp ngói đã phủ rêu, thời gian cũng đã in dấu ấn lên ngôiđình, giữa nóc có đắp nổi hình mặt trời cách điệu, hai đầu nóc là hình đầu kìm lá lật.

Trong gian tiền đường còn có một bức đại tự “An hưng nghĩa dân” được sơn son

thếp vàng, bên dưới là một án gian cổ, trên đó là các đồ thờ bằng đồng như báthương, ống hương, ống hoa, chân nến Hai bên gian giữa còn có bộ bát bửu gỗ được

sơn son thếp vàng.

Bái đường có diện tích khoảng 61m2, gồm 3 gian, được trùng tu vào năm 1952,

đã được tôn tạo hơn 60 năm nhưng đình vẫn giữ được nét đỏ tươi trên từng viên

ngói lợp mái, vì kèo đổ từ bê tông giả gỗ nên trong đình vẫn giữ được hình dángxưa vốn có của một ngôi đình Việt Bước vào đình, ta vẫn cảm nhận được những

nét thuần túy cổ xưa, những nốt trầm tĩnh mặc giữa một xã hội hiện đại bắt đầu cónhững xô bồ của cuộc sống Bên tường trái hồi phía bắc của bái đường có đặt tắmbia đá thờ 12 vị Tiên công có công quai đê lắn biển mở rộng xã Yên Hưng vào năm1802 Tran và diềm bia đều chạm néi hình rồng chau mặt trời (thời Nguyễn) Bêntường trái hồi phía bắc của bái đường có một tắm bia “Hậu thần bi ký” ghi tên

những người có công xây dựng đình Yên Giang.

Hậu cung là một gian nhỏ với diện tích khoảng 20m, trong đó còn một bệ thờ

gồm có ba ngai thờ bang gỗ sơn son thếp vàng Ngoài ra đây cũng là nơi còn lưu

giữ lại được ba hộp sắc gồm sáu đạo sắc phong.

Năm 1996, đình Yên Giang đã được Bộ Văn hóa — Thể thao va Du lịch xếp

hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia thuộc cụm Di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng

năm 1288 theo quyết định số 310/QD — BVHTT [7; 123].

Miếu Vua Bà và đền Trần Hưng Đạo nằm cạnh nhau cùng với đình Yên Giang

tạo nên hệ thống đình đền của trung tâm khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng

theo quan hệ đình — đền — miéu Đây là các địa điểm đang được khai thác tối đaphục vụ du lịch, thu hút lượng khách du lịch đáng kể (chủ yếu là đền Trần HưngĐạo và miéu Vua Bà) Mùa du lịch ở các địa điểm này chủ yếu diễn ra vào các

tháng mùa xuân, từ tháng giêng đến hết tháng 5 âm lịch, trùng với thời gian người

29

Trang 33

dân đi tray hội, du ` thời điểm diễn ra lễ hội Bạch Dang Những ngày rằm

hoặc mồng một, cư dân vau đến đây đi lễ nhưng số lượng ít và chủ yếu là người dânđịa phương Đây là một hạn chế của các điểm du lịch này Du khách đến đây sẽ

được chiêm ngưỡng lối kiến trúc và các hiện vật thờ giá trị còn lưu giữ bên trong

các gian thờ Đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà và đình Yên Giang đều được thiết

kế theo lối kiến trúc thời Nguyễn, một lối kiến trúc thường thấy ở hệ thống đền chùaBắc Bộ với kiểu mái cong hình con thuyền, các vì kèo, cột, xà được liên kết thông

qua hệ thống các mộng gỗ, tuy nhiên qua bàn tay điêu luyện của người thợ mộc

Quảng Yên kết hợp với cảnh quan sinh động xung quanh, những nét chung đó

không những không gây nhàm chán cho thị giác của người xem mà trái lại còn tạo

ra sự thích thú và khác biệt.

Giá trị to lớn của các khu di tích này còn được thể hiện ở hệ thống các hiện vật

còn lưu giữ Sự phong phú và số lượng các hiện vật khiến du khách phải trầm trồ.Đền Trần Hưng Đạo, miéu Vua Bà và đình Yên Giang còn lưu giữ lại được khối

lượng khá lớn các hiện vật có giá tri, trong đó bao gồm “12 bức hoành phi — dai tự,30 bộ câu đối chữ Hán và một bộ câu đối chữ Nôm (trong đó đền Trần Hưng Đạocó 6 bức hoành phi — đại tự, 14 bộ câu đối chữ Hán, một bộ câu đối chữ Nôm; miéuVua Bà có 1 bức đại tự và 6 bộ câu đối chữ Hán; số lượng này ở đình Yên Giang là5 bức hoành phi và 10 bộ câu đối chữ Han)”, tất ca đều chạm khắc trên nền gỗ va

sơn son thếp vàng với những nét chạm đa dạng các hình rồng lá, mây sóng rất cầuky, tinh xảo Mỗi bức hoành phi, đại tự, câu đối là một cách sắp xếp các họa tiết

riêng, tạo nên những bức tranh sinh động Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ lại được hệ

thống tượng thờ cùng một số lượng lớn các đồ thờ vô cùng phong phú Chính những

hiện vật còn lại ở các điểm di tích này đã tạo nên sự khác biệt, độc đáo trong mắt

của khách du lịch, tạo điểm nhắn cho du lịch nơi đây.

Trang 34

Tương truyền, trong trận chiến Bạch Đằng năm 1288, Trần Hưng Đạo chỉ huytoán quân đuôi theo tàn binh giặc, đến đây Ngài dừng lại, chống kiếm xuống đất vàbúi lại tóc Sau chiến thắng, dân lang chai vùng đó lập miéu thờ Tran Hưng Dao,

sau đó dân làng Trung Ban lập đình thờ Tran Hung Đạo trên nền miéu cũ để tưởngnhớ công lao của Ngài và sự kiện chiến thắng Bach Dang năm 1288 Năm 1921,đình Trung Bản được trùng tu xây dựng lại với quy mô như hiện nay theo cấu trúc

hình chữ “Đinh”, bao gồm tiền đường, bái đường và hậu cung.

Sân đình có diện tích khoảng 200m? với hệ thống tường rào gạch bao quanh,

hai bên trái phải đều có cổng phụ, tường trước xây kiểu giả tam quan.

Tiền đường là một căn nhà cổ kiểu ba gian hai chai, hai hồi bít đốc Vì đượcxây dựng lại vào thời gian gần đây nên mái đình được lợp ngói Giếng Đáy, bờ nócđắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt Nhà tiền đường còn lưu giữ lại được nhiềuhiện vật có giá trị: một án thư, một mâm bồng bằng gỗ, một số lộc bình gd, ốnghương, tất cả đều được sơn son thếp vàng và được chạm khắc khá tỉnh vi với những

hình ảnh sóng nước mây hoa; ngoài ra còn một bát hương lớn băng sứ.

Bái đường nối thông với nhà tiền đường, gồm 3 gian hai chái được xây dựngtheo lối kiến trúc đền chùa Việt cổ truyền Gian giữa nhà bái đường là một án thưlớn được sơn son thếp vàng, chạm khắc rồng cùng hoa lá cách điệu, trên án gian đặt

hai lộc bình sứ cô thời Lê trang trí những dải mây xoắn va hoa văn rồng chau mặtnguyệt Ngoài ra còn một số hiện vật khác như đôi độc bình gỗ, hai bát hương sứ,mâm bồng gỗ nhỏ cùng nhiều cân đèn gỗ rất giá trị sau án gian là một chiếc sập

phân hiến thời Lê Trên đó đặt một mâm thờ gồm ba đài gỗ, một chúc bản, tất cả

đều được sơn son thếp vàng và chạm khắc rồng mây hoa lá rất tinh xảo Cạnh sậpphân hiến là một quán tây” được sơn son thếp vàng, cũng được tạo dựng từ thời Lê

sơ cao 1,55m được chạm khắc tứ linh (long, ly, quy, phụng) rất tinh xảo Các nhànghiên cứu cho rằng quán tây này là một đạng điêu khắc gỗ độc đáo của thế kỷ

XIV Hai bên của bái đường đều có một chiếc án gian gỗ được sơn son thếp vàng,

được chạm khắc, trên đó gồm một ống hương, một cây đèn và một bát hương sứ.

* Sap phân hiến: một loại sập gu cổ

k Quán tây: một loại chậu nhỏ, gan băng chiéc bát tô, phan thân phinh rộng, that lại tại cỗ chậu và loe rộng ởmiệng, được trang trí hoa văn rât câu kỳ

31

Trang 35

Phía gian bái đường bên phái là khám thờ tượng gỗ của Yết Kiêu, bên trái là khám

thờ tượng gỗ của Dã Tượng.

Hậu cung được nối tiếp ngay sau bái đường, cũng được xây dựng theo lối kiến

trúc truyền thống của đình chùa Việt Nam Phía trước là một bộ kiệu bát cống đượcsơn son thếp vàng và chạm khắc khá tinh vi Day là một tác phâm điêu khắc gỗ độc

đáo và quý hiếm, được các nhà nghiên cứu xác định hiện vật này có niên đại từ thờikỳ Hậu Lê Ngoài ra còn có thêm một sập phân hiến cũng có niên đại cùng kỳ, đượcsơn son thếp vàng và chạm khắc các hoa văn mây nước cách điệu Tiếp theo kiệu

bát cống là một bệ thờ, trên bệ có một chiếc ngai thờ đặt tượng Trần Hưng Đạobang gỗ, cao 1,25m, được tac trong tư thế ngồi Theo đánh giá của các nhà nghiên

cứu, xét về nghệ thuật điêu khắc tượng cé từ gỗ, bức tượng Tran Hưng Dao ở đìnhTrung Bản là một trong những bức tượng đẹp nhất, tác phẩm hài hòa về bố cục và

tỷ lệ, tất cả đều toát lên cái thần qua nét mặt, đôi mắt, vừa nhân từ vừa oai linh Một

điều đặc biệt nữa là bức tượng Trần Hưng Đạo đã mô phỏng lại đúng nguyên bản

của hình tượng Trần Hung Dao trong truyền thuyết của người dân kể lại, đó là khiông dừng lại chính nơi đây dé vấn lại tóc, tóc Ngài xõa ngang quá thắt lưng và cây

trâm cài tóc nắm trên tay Ngai tượng Trần Hưng Đạo cao 1,22m được đặt trên kiệu

bành sơn son thếp vàng, chạm khắc rồng và hoa văn kiểu hình học, hai bên kiệuchạm hai đầu rồng trong tư thế vươn ra phía trước Phía trước kiệu là hai thanhkiếm gỗ cùng với hai cân đèn bang thép kiểu con rồng cách điệu hình cây uốn lượntrên đài sen ở hai bên Trước tượng thờ có một hòm sắc, trong đó có sáu đạo sắcphong của triều đình ban cho, cả sáu đạo sắc phong đều có nội dung: Quảng Yêntỉnh, Yên Hưng huyện, Phong Lưu xã, Trung Bản thôn Sắc phong khắc: “Trí trung

đại nghĩa phong huân vĩ liệt hiệu linh trac vĩ Hưng Dao Thượng dang thần”.

Đình Trung Ban đã được Bộ Văn hóa — Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di

tích lịch sử cấp quốc gia thuộc cụm Di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đăng năm

1288 theo Quyết định số 1548/ QD BVHTT năm 1991 [7; 115].

e Đẩn Tị rung Cốc

Đền Trung Cốc nằm trên một gò đất cao thuộc thôn Đồng Cốc, phường Nam

Hòa, bên phía đảo Hà Nam, cách trung tâm thị xã Quảng Yên khoảng 3km.

32

Trang 36

Tương truyền, khi đi khảo sát địa hình để xây dựng bãi cọc đồng Vạn Muối,

thuyền của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng với Phạm Ngũ Lão đã bịmắc cạn ở gò đất thôn Đồng Cốc Binh lính và dân chài địa phương thấy vậy đã hònhau tới kéo thuyền của hai người ra khỏi nơi mắc cạn Sau chiến thắng Bạch Đăng,

dân làng chài nơi đây đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão để tưởngnhớ sự kiện này Đến năm Gia Long thứ 6 (tức năm 1807), Tri huyện Yên Hưngkhuyến khích nhân dân xã Phong Cốc và Phong Lưu lúc bấy giờ tích cực khai

hoang lan biển, cải tạo đất hoang dé trồng lúa Gò dat đặt đền thờ của Trần HưngĐạo và Phạm Ngũ Lão được nhân dân sửa sang lại và đặt tên là đền Trung Cốc.

Công đền xây theo lối kiến trúc tam quan gồm hai trụ đèn lồng hai bên, hai cộttrong ở giữa tạo thành “tam quan”, phía trên xây gạch cuốn đắp nổi lưỡng long chầu

nguyệt và dòng chữ “Trân triêu từ”.

Bái đường gồm ba gian, chái hồi bít đốc, cửa gỗ đóng liệt bản, kiến trúc vì kèotheo kiểu chồng rường giá chiêng Trên thượng lương có ghi dòng chữ “Mậu Týniên thập nguyệt cốc nhật Trung Cốc từ thụ trụ thượng lương trung tu” Các cu gia

trong làng vẫn truyền lại rằng có thể đền được trùng tu lần đầu vào năm 1888 Năm

2005, đền được nhân dân trong vùng và chính quyền xã thời bấy giờ trùng tu lại với

diện mạo như ngày nay Gian giữa nhà bái đường có ban thờ tượng Phạm Ngũ Lão

bằng gỗ đặt trong một khám thờ được sơn son thếp vàng Phía trước là một hộp sắctrong đó có một sắc sao của vua Tự Đức năm thứ 3 (1850) phong hiệu “Thượng

đẳng linh phù tôn thần” cho Phạm Ngũ Lão.

Gian bên trái của bái đường đặt một khám thờ và tượng Đệ nhất vương cô

bằng gỗ sơn son thếp vàng, tức Trinh công chúa — con gái Trần Hưng Đạo Phía

trước là một khám thờ và tượng Nam Tào có kích thước nhỏ (chỉ cao khoảng50cm).

Gian bên phải của bái đường thờ Dé nhị vương cô, tức Nguyên công chúa — vợcả Phạm Ngũ Lão Tượng được đặt trên một khám thờ 26 được son son thép vàng.Phía trước đặt khám thờ tượng Bắc Đầu cùng kích thước với tượng Nam Tào bên

gian trái.

33

Trang 37

Tiếp gian bái đường là gian hậu cung với điện tích khoảng 16m2 Phía ngoài có

một bệ xi măng, trên đó có một khám thờ lớn đặt tượng của Hưng Nhượng Vương

Trần Quốc Tảng bằng đồng trong trang phục võ tướng ở tư thế ngồi, việc thờ cúngtượng Trần Quốc Tang chi mới được bé sung gần đây Phía trước là hai khám thờ

nhỏ đặt tượng của Yết Kiêu và Dã Tượng Phía trong hậu cung có một bệ thờ đặt

khám thờ và tượng Trần Hung Đạo bằng gỗ sơn son thếp vàng ở tư thế ngồi, bang

đúng kích thước của người thật.

Hiện đền Trung Cốc vẫn còn lưu giữ ba sắc phong của vua Duy Tân, vua Tự

Đức và vua Gia Long phong sắc cho Trần Hưng Đạo và những người con, bề tôi

của Ngài.

Ngoài ra, trong khuôn viên của đền Trung Cốc còn có một số công trình đặcsắc khác như miếu thờ tam tòa thánh mẫu và các tượng Tam phủ Tứ phủ Đây là

những công trình mới được xây dưng bổ sung do sự ảnh hưởng từ tín ngưỡng thờ

mẫu, hay thờ Tam phủ Tứ phủ của người dân, trong đó còn lưu giữ lại khá nhiềucác bức câu đối đại tự có giá trị Đây được xem là một trong những địa điểm linhthiêng, thu hút dân địa phương và du khách thập phương về lễ thánh, lễ mẫu trong

các dip tiết lễ và ngày ram.

Năm 1996, đền Trung Cốc chính thức được Bộ Văn hóa — Thể thao và Du lịchxếp hạng là Di tích lich sử cấp quốc gia thuộc cụm Di tích lịch sử Chiến thắng Bach

Dang năm 1288 theo Quyết định số 310/QD — BVHTT [7: 132].

e Bến đò Rừng

Bến đò Rừng nam ở phía trước di tích miéu Vua Bà, thuộc địa phận phường

Yên Giang, thị xã Quảng Yên Đây là một di tích nhỏ nhưng quan trọng trong cụm

di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng Từ cuối thế kỷ XIX, bến đò Rừng được xem

là một địa điểm quan trọng phục vụ giao thông di lại của người dân Yên Hưng —Quảng Ninh và Thủy Nguyên — Hải Phòng trên sông Bach Dang Dấu ấn của bếnđò Rừng cổ còn dé lại chính là cây quếch cé thụ trên 700 năm tuổi Tích xưa kể lạirằng, dưới gốc cây quếch là quán nước nhỏ của một bà lão mà dân vùng này gọi là

bà hàng nước Không ai biết chính xác tên tuôi của bà, chỉ biết rang quán nước nhỏ

34

Trang 38

của bà đã phục vụ khách qua đò may chục năm rồi Chính tại đây, bà lão đã mách

kế đánh giặc và địa thế dòng sông, giúp Trần Hưng Đạo xây dựng trận địa cọc Bạch

Đăng và đẹp tan quân Nguyên Mông Có thể nói rằng chính mảnh đất nhỏ bé này đãtrở thành một trong những dấu tích nguyên gốc chứng kiến sự kiện lịch sử oai hùng

trong công cuộc chông giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Năm 2007, bến đò Rừng đã được Bộ Văn hóa — Thể thao và Du lịch ra Quyết

định số 27/QD — BVHTT xếp hạng Di tích lich sử cấp quốc gia, thuộc cụm di tíchlịch sử Chiến thắng Bạch Đăng 1288 [7; 146] Đây được xem là một sự kiện rấtquan trọng cho Du lịch văn hóa của Quảng Yên khi mà hầu hết các di tích lịch sửtrong cụm Di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đăng đã được xếp hạng Di tích lịch sử

câp quôc gia, nâng tâm hình ảnh du lịch văn hóa của thị xã.

Hiện nay, bến đò Rừng đã được xây dựng mới cách địa điểm cũ khoảng Ikm,với chiều rộng 120m và cách dòng sông Bạch Đăng hơn 300m Đầu bến là một nhàphương đình có vai trò như một nơi dừng chân thưởng ngoạn cảnh sắc hùng vĩ của

thiên nhiên, của dòng sông Bạch Đằng cuộn sóng Đình có kiến trúc kiểu đầu đaogóc mái Day là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa quan trọng trong mỗi dịp lễ hộiBạch Dang, đặc biệt đây cũng là nơi ban tổ chức lễ hội Bạch Đăng điều hành giải

bơi chải truyền thống khi mỗi dịp lễ hội về.

Mặc cho thời gian cứ chảy trôi nhưng khu di tích Chiến thắng Bạch Đằng năm

1288 với những di tích lịch sử đồ sộ là những minh chứng cho một thời đại chốngngoại xâm hào hùng của dân tộc Cho đến thời điểm này, hầu hết các điểm di tíchquan trong trong khu di tích đã được trùng tu tôn tao Phần lớn các di tích được tôn

tạo và xây dựng lại đều theo lối kiến trúc thời Nguyễn Điều này có thể giải thích do

đây là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, cũng là triều đại để lại cho

chúng ta khối lượng lớn các tác pham kiến trúc đồ s6 và có giá tri nhất nên lối kiến

trúc của đình đền Quảng Yên chịu ảnh hưởng là điều dé thấy Tuy nhiên việc trùng

tu, tôn tạo như vậy có thé làm mất đi vẻ nguyên thủy của các di tích, đặc biệt là làm

mat đi lối kiến trúc truyền thống của nó Đến nay, tám trong tổng số chín di tíchthuộc khu di tích Chiến thắng Bạch Đăng năm 1288 đã được xếp hạng di tích lịchsử cấp quốc gia (kế cả di tích đình Đền Công thuộc Uông Bi va di tích Hai cây Lim

35

Trang 39

giếng Rừng chưa được xếp hạng) Đó là một dấu hiệu đáng mừng, dự báo nhữngbước phát triển của du lịch Quảng Yên trong tương lai.

2.2.2 Làng cỗ và nhà cỗ

Lang là một thiết chế xã hội, một đơn vị tổ chức chặt chẽ của nông thôn Việt

trên cơ sở địa vực, địa bàn cư trú, là “đơn vị cơ sở” của một nước nông nghiệp như

'Vệt Nam.

Huyện Yên Hưng trước thế ky XX rất rộng lớn, bao gồm 6 tổng: Hà Bắc, Hà

Nam, Dưỡng Động, Trúc Động, Bí Giang, Vạn Yên với 42 làng Tuy nhiên, đến naychỉ còn tồn tại khoảng 20 làng cổ, trong đó làng cổ Hung Học là một trong nhữnglàng cổ tiêu biểu, đang được chính quyền thị xã khai thác dé phát triển du lịch.

Làng cổ Hung Học nằm trong khu đảo Hà Nam, thuộc dia phận của phườngNam Hòa, thị xã Quảng Yên Khoảng cuối triều Lê Hồng Đức, một nhóm cư dânvùng Tả Quan, Chí Linh đến khai khẩn vùng đất cao phía tây bắc xã Hải Triều, lậpnên làng Quan, sau đổi thành làng Hương, đến đầu triều Nguyễn nơi đây lay tên làlàng Hưng Học Làng Hưng Học nỗi tiếng với nghề đan ngư cụ truyền thống (tức là

làng chuyên làm những vật dụng liên quan đến nghề cá như thuyền nan, lờ, đó ).

Đây cũng là một trong mười địa điểm (Bảo tang Bạch Dang, Khu nhà cô thời Phápmà nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân thị xã Quảng Yên hai cây lim Giếng Rừng, bãi

cọc Bạch Đăng, đền Trần Hưng Đạo - miếu Vua Bà, làng nghề đan ngư cụ truyền

thống Hưng Học, sông quê Cửa Đình, đình Cốc) được Quảng Yên khai thác tronghành trình tua "Làng quê Quảng Yên" và "Dấu ấn Bach Dang Giang" Hai sản phâm

du lịch nay đã được Công ty lữ hành Saigontourist, chi nhánh Quảng Ninh phối hợp

với chính quyền thị xã Quảng Yên xây dựng và đưa vào khai thác từ tháng 10-2013.Đến với làng cổ Hưng Học, du khách không chỉ được tận mắt chứng kiến quy trình

làm ra một sản phẩm ngư cụ hoàn chỉnh từ những vật liệu đơn giản như tre, nứa

do chính những bàn tay tài hoa của người thợ thủ công nơi đây làm nên mà còn có

cơ hội để trải nghiệm trực tiếp, làm thử các sản phẩm Mặt khác, việc làm ra các sảnphâm ngư cụ nhỏ dưới dạng đồ lưu niệm để bán cho du khách cũng là một hìnhthức cần khai thác để vừa phát triển du lịch vừa tăng doanh thu cho người dân trong

làng Tuy nhiên, do đây là một hình thức kinh doanh mới nên người dân cần tránh

36

Trang 40

sản xuất một cách 6 a, chỉ nên sản xuất một số lượng vừa phải và nâng cao tay nghềđể cho ra những sản phẩm hoàn thiện nhất.

Trên địa bàn thị xã Quảng Yên còn rất nhiều ngôi nhà do người Pháp xây dựng

dưới thời Pháp thuộc hoặc do người Việt xây dựng mô phỏng kiến trúc Pháp, chủ

yếu tập trung ở phường Quảng Yên Trải qua quá trình biến đổi của thời gian nhưng

những nét kiến trúc Pháp đặc sắc vẫn được bảo tồn.

Ngày nay, ở các phố Hoàng Hoa Thám, Trần Nhật Duật, Ngô Quyền ta vẫnnhận ra những ngôi nhà kiến trúc Pháp đặc sắc với nhiều lỗi kiến trúc khác nhau.Ngôi nhà số 41, đường Hoàng Hoa Thám của cụ Bùi Ký Viết (nay thuộc sở hữu của

ông Trần Đình Hợi) đã trên 100 tuổi Trên các song sắt ở cánh cửa lớn của ngôi nhàvẫn còn những chữ B.K.V (viết tắt tên của cụ Bùi Ký Viết), nét đặc sắc của ngôinhà này là sự kết hợp hài hoà uyên chuyền, duyên dáng của nghệ thuật thiết kế nội

thất được sử dụng nhiều trong kiến trúc phương tây nói chung, kiến trúc Pháp nói

riêng Cùng mang đặc điểm kiến trúc nỗi bật trên còn có dãy nhà số 61, 63, 65

đường Hoàng Hoa Thám; trên xà gồ gỗ đầu cánh cửa cũng có hoa văn thép hình chữN và T khéo léo uốn lồng vào nhau Đây chính là dấu hiệu chỉ tên nhà, bởi trướcđây day nha này là một nhà thương nhỏ của người Pháp Ở ngôi nhà số 78 NgôQuyền thì các chỉ tiết trang trí trên lan can lại được bồ trí chạy dai suốt mặt nhà.

Cùng ở con phố Hoàng Hoa Thám, tại ngôi nhà số 43 còn lại dấu tích của một lòsưởi, một chi tiết kiến trúc của xứ lạnh phương tây Chủ nhà, bà Nguyễn Thị Nghi

cho biết lôi kiên trúc của ngôi nhà khiên cho mùa hè thì mát mà mùa đông lại âm.

Ngôi nhà số 36 Ngô Quyền, thời Pháp thuộc là bưu điện tỉnh ly Quảng Yên,

nay là chỉ nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, cũng là một công trình kiến trúcPháp đẹp Trên gác hai có 6 vòm cuốn gạch, phía trên có trang trí đắp nổi thườngthấy trong các mẫu thiết kế kiến trúc cổ điển Dưới các vòm cuốn có các hàng lan

can hình đồng tiền xu hoặc trổ lỗ dọc Ngôi nhà sỐ 5, phố Trần Nhật Duật của anhNguyễn Đức Toàn, trước đây chính là trụ sở của hãng dịch vụ vận tải thuỷ Hàng Du

noi tiếng đầu thế kỷ 20 ở Quảng Yên được coi là còn giữ lại nhiều chỉ tiết kiến trúc

Pháp nhất Đây là biệt thu I tầng, có bố cục đối xứng, khuôn viên rộng, nền nhà

cao Theo chủ nhà, trước đây có 9 bậc dẫn lên thềm, trong quá trình tôn nền sân đến

nay chỉ còn 1 bậc Tiền sảnh của ngôi nhà giống như hành lang đệm trước khi vào

37

Ngày đăng: 29/06/2024, 05:05

w