1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế cộng đồng địa phương: trường hợp làng nghề miến dong tại làng so, Quốc Oai, Hà Nội

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế cộng đồng địa phương: Trường hợp làng nghề Miến dong tại làng So, Quốc Oai, Hà Nội
Tác giả Đỗ Thị Kim Oanh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Tuấn Sơn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 73,05 MB

Nội dung

Đề tài "Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống gan với cảithiện sinh kế cộng đồng địa phương: Trường hợp làng nghề Miến dong tạilàng So - Tân Hòa - Quốc Oai - Hà Nội" tập trun

Trang 1

DO THỊ KIM OANH

PHAT TRIEN DU LICH TẠI CÁC LANG NGHE

TRUYEN THONG GAN VOI CAI THIEN SINH KE CONG

DONG DIA PHUONG: TRUONG HOP LANG NGHE MIEN

DONG TAI LANG SO, QUOC OAI, HÀ NOI

Hà Nội - 2023

Trang 2

PHAT TRIEN DU LICH TẠI CAC LANG NGHE

TRUYEN THONG GAN VOI CAI THIEN SINH KE CONG

DONG DIA PHUONG: TRUONG HOP LANG NGHE MIEN

DONG TAI LANG SO, QUOC OAI, HÀ NOI

GIAO VIEN HUONG DAN: TS NGUYEN TUAN SONSINH VIEN THUC HIEN: DO THI KIM OANH

LOP: QH-2019E — KINH TE CLC 03HE: CHINH QUY

Hà Nội - Tháng 7 Nam 2023

Trang 3

làng nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế cộng đồng địa

phương: Trường hợp làng nghề Miễn dong tại làng So Tân Hòa

-Quốc Oai - Hà Nội” là bài nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua.Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do

tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Tôi xin chịu hoàn

toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong

công trình nghiên cứu này.”

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2023

Người viết

Trang 4

Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn đến quý thay cô của TrườngĐại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ tôi

trong quá trình hoc tap và nghiên cứu tại trường Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Tuấn Sơn, cô Dương Thị Trà My - ngườihướng dẫn khoa học và định hướng đề tài, thầy cô đã tận tình hướng dẫn vàgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận Cảm ơn UBND huyệnQuốc Oai và UNBD xã Tân Hòa đã hỗ trợ cung cấp số liệu báo cáo giúp tôi

hoàn thành bài nghiên cứu này.

Trong thời gian thực hiện khóa luận, ban thân đã có nhiều nỗ lực, cốgăng và tập trung cao độ nhưng do kinh nghiệm nghiên cứu chưa có cũng

như thời gian nghiên cứu hạn hẹp vì vừa đi học nên nội dung khóa luận sẽ

không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Do vậy, tôi rất mong nhậnđược sự góp ý của quý thay giáo, quý cô giáo dé khóa luận này được hoàn

thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 30 tháng 7 năm 2023

Sinh viên

Đỗ Thị Kim Oanh

Trang 5

Đề tài "Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống gan với cảithiện sinh kế cộng đồng địa phương: Trường hợp làng nghề Miến dong tạilàng So - Tân Hòa - Quốc Oai - Hà Nội" tập trung vào việc nghiên cứu và đềxuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững tại làng nghề Miến dong nhằmcải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương, tập trung vào sử dụng phương

pháp nghiên cứu định tính.

Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng để khám phá, hiểu vàphân tích sâu hơn về các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội và môi trường tại

làng So - Tân Hòa Nghiên cứu sử dụng phương pháp tham quan và phỏng

vấn trực tiếp cộng đồng địa phương, nhà làm nghề, và các bên liên quannhằm hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống, kỹ thuật sản xuất và các tháchthức hiện tại của làng nghề Miến dong

Kết quả nghiên cứu cho thay, làng nghề Mién dong tai làng So - TânHòa có tiềm năng phát triển du lịch với các sản phẩm truyền thống độc đáo

và hấp dẫn, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, quản lý, và tiếpcận thị trường Nghiên cứu cũng cho thấy, việc phát triển du lịch tại làngnghề Miễn dong cần được thực hiện một cách bền vững và cân nhắc đến lợiích của cả cộng đồng địa phương và du khách

Dựa vào các kết quả nghiên cứu, khóa luận đề xuất một số giải phápnhằm phát triển du lịch tại làng nghề Miễn dong, bao gồm xây dựng và cảithiện cơ sở hạ tang du lịch, tăng cường quảng bá và tiếp thị sản phẩm truyềnthống, dao tạo nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời đảm bảo tính bền vữngcủa quá trình phát triên

Trang 6

DANH MỤC CHU VIET TẮTT 2-2-2 ©ss£ss£Ese+rsetrserxsersetrsstrsrrrsrrrsrrree viii

NY C8 oY \ On 1

1 — Tinh cap thiét cố hố 1

2 Mục tiêu va nhiệm vụ nghién CỨU << <5 5 << 5 9 9.99 4.59 4.5604 68996 6

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm Vi nghiên cứu - 5s 2 sse<sssesessssesesssse 7

4 _ Kết cấu của khóa luận s- © << << ©s£S£S*ES£SSESESESeESESESSESESeEeEsesetsrsrsersrse 8

CHUONG 1 TONG QUAN TAI LIEU NGHIEN CUU VA CO SO LY THUYET 10

1.1 Tông quan nghiên cứu trong TƯỚC - ence eeeee ee eeeeteneeeneeneeneencenens 10

1.2 Tông quan nghiên cứu QUOC 16 eeeeeee tees es eee es eeneneseeneseeteeaeeteneseeteneaeeeees 19

1.3 Khung lý thuyét nghiên cứu - 5+5 27 1.4 Du lich làng nghÊ - - - 6 1 111991119 111910 1n HH nh 27

1.4.1 Khái niệm du ÏỊCH - - G1 1131011119911 1199910 1199 11g ng nà 27

1.4.2 Khái niệm làng nghề — 29 1.4.3.Làng nghề truyền thống "ĂM—D .Ẽ 32 1.4.4 Du lịch làng nghề truyền thống "— 33 1.4.5 Đặc điểm du lịch làng nghề truyền thống sen n 35

1.4.6 Sự khác biệt giữa du lịch làng nghề truyền thống và du lịch sinh thái 38 1.5 Sinh kế cộng đồng địa J0), 2220000 MNNNNggggggggg.gy 39

1.5.1 Sinh kế và khung sinh 0 1177 :.:+:11 39

1.5.2 Cải thiện sinh kế cộng đồng địa phuong 2191810100401 1111101000000 101010101 0040001 101116 43

1.6 Tình hình du lich và sinh kê tại các làng nghê Việt Nam . - 5-55: 45

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -cs°ccessecccesserccee 48

2.1 Quy trình nghiên CỨU - - c1 1119111993111 199111 HH ng kết 48 2.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu - 5 1S sp 50

CHUONG 3 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN - 51

3.1 Thực trạng tinh hình du lich làng nghê truyền thông tại lang So 51

3.1.1 Lich sử hình thành và phat triÊn - ¿+ + 51 3.1.2 Điêu kiện tự nhiÊN (c2 1E vn TH nà 52

3.1.2.1 VỊ trí địa by của xã Tân THÒA «cv tk kg kg key 52 3.1.2.2 Diện tích tự nhiên, tai HØUHJVÊN4 c9 ngà 52 3.1.2.3 Địa hình và thổ nhwOng coccccccccccccccceccscscsvssesescsesesssvssssesescscsesvsvsesssesescsvsesvees 53

BL Z6 c0 nnẽeẽaa4A 53

Trang 7

3.2 Hiện trạng cơ sở sản xuất của làng nghề sản xuất mién dong làng So xã Tân

Hòa 59

3.2.1 Quy M6 SAN on 59

3.2.2 Hiện trạng công nghệ sản XUẤT, 2 12t 12t 121221211210212112101121111121 1111k 61 3.2.3 Nguồn nhân lực du lich tại làng nghề ¿- - ¿522 £EE2E+E£E£EeEeErksEerxrxred 64 3.2.4 Công tác quảng bá -.- ch HH nh 65

3.2.5 Thực trạng môi trường tại làng nghề 2-2 ¿2+5 +x££++E££E£EzEezxzxrxerszed 66

3.3 Thuan loi va kho khan

3.3.1 Thuan lợi 3.3.2 Khó khăn

3.4 Giải pháp phát triển làng nghề gắn với du lịch ở làng nghề miễn dong làng So .69

3.4.1 Định hướng phát triỂn - - - + 5c St +E‡S£SE2E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrerrrrrei 69 3.4.2 Giải pháp phát triỂn - ¿+ ¿5:52 2SSE2E2E92121121221212121121212112121121 2121 1e re 71

3.4.2.1 Giải pháp vệ quy hoạch -cccsscccccxtttettrittetrrrrerrirerririe 71

3.4.2.2 Giải pháp về 22/20/0000 TQ NNNNNNNNNNNNNNNNAN 72 3.4.2.3 Giải pháp về sản phẩm và liên kết các tuyén AU ÏỊCỈ cĂằĂ Sex 74

3.4.2.4 Giải pháp về đâu tư vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật -:ccscs+cscsczea 75

3.4.2.5 Giải pháp về hỗ trợ cộng đồng địa PRUONG eccccececcecsccscsvsseseesssesesssseseesesesee 77

3.4.2.6 Giải pháp về bao tôn và phát huy giá trị làng nghê ¿5:55 552 79

3.4.2.7 Giải pháp về bảo vệ tài ngujÊn MOI ÍFIỜIg 5:55:55 Scc5++tccc+tczsrerei 8&1

3.4.2.8 Giải pháp về xúc tiến, quảng DO cecececcccccccscscssesesessssssssesesesesesesssusscscseseseseseees 82 3.5 Một số kiến nghị i5: 5c S1tE2t SE 321215212121211111111211111111 1111 re 84

958 0000777 85

TÀI LIEU THAM KHẢO 5-5-5 5 5£ 2 S4 Es£S£ SsES£S£ESES£S£ S433 EE5ES£S5E5E32E5 53952 88

PHU 00/0015 -+£+ 93

Trang 8

DANH MỤC BANG

Bang 1: Cơ cau kinh tế phân theo ngành sản xuất 2020 -. :5-5+¿ 55Bang 2: Số hộ tham gia sản xuất tinh bột và miễn năm 2020 - 59Bảng 3: Diện tích sử dụng đất các loại hình của đất 5c cccccrrkererrerree 60

Bảng 4: Quy mô các loại hình sản xuất trong làng nghề -cs+ccscse2 61

Bảng 5: Nguồn nước sử dụng cho sản xuất miễn dong - 2s s¿ 67Bảng 6 : Hệ số phát sinh nước thải của các loại hình sản xuắất 68

Trang 9

DANH MUC HINH VE

Hình 1 Cấu trúc của khóa luận/ luận án - << +++++ s2 8

Hình 2: Khung sinh kê bên vững -:-c-ccccccerererrererierirrerrrre 41 Hình 3: Sơ đô quy trình san xuât tinh bột dong - - «+ +-««+++sex+seex++ 62

Hình 4: Quy trình sản xuất miễn dong ¿2 2s 2+s+z++E££x+z+zxezezxerxcree 63

Trang 10

DANH MUC CHU VIET TAT

Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

LN Lang nghé

UBND Uy ban nhan dan

UBND TP Uy ban nhân dân thành phố

Trang 11

Du lịch làng nghé, đặc biệt là tại các làng nghé truyền thống đang tiếpnhận được nhiều sự quan tâm tích cực của du khách trong và ngoài nước vàđang trở thành một xu thế chung của thế giới (Trần Đức Hải, 2017) Bên cạnhnhững lợi ích nhất định về kinh tế, loại hình du lịch này còn mang lại những lợiích to lớn về mặt văn hóa - xã hội, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị vănhóa đặc trưng của các vùng miền khác nhau Du lịch làng nghề phát triển mạnh

sẽ kéo theo phát triển sinh kế tại làng nghề đó, từ đó các sản pham sản xuất quy

mô ngày càng lớn đáp ứng được nhu cầu thị trường, giải quyết vẫn đề đầu racho sản phẩm đồng thời giải quyết việc làm và đảm bảo sinh kế cho người dânmột cách nhanh chóng Các giá trị văn hóa dân gian được truyền bá rộng rãihơn, tạo dựng được môi trường du lịch văn hóa đồng thời giúp cải thiện tốt hơn

các cơ sở hạ tầng đi kèm với việc bảo vệ môi trường tại làng nghề Theo số liệu

tổng hợp của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, vào năm 2020 cả nước có hơn5.400 làng nghề và nghề truyền thống với hơn 50 nhóm nghề như: sơn mài,gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá Đặcbiệt, các sản phẩm thủ công của các làng nghề truyền thống Việt Nam vô cùngphong phú, da dang, mẫu mã đẹp, chất lượng cao Trong đó phải kể đến các sảnphẩm như lụa của làng Vạn Phúc, gốm của làng Bát Tràng, hay chạm bạc làngĐồng Xâm đã được công nhận là thương hiệu quốc gia Đàm Tiến Thắng, PhóGiám đốc Sở Công thương Hà Nội (2019), cho biết: “Giá trị sản xuất làng nghềhiện nay khoảng 22.000 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ USD, giá trị kim ngạchxuất khẩu khoảng 200 triệu USD/năm Nhung ở thời điểm này, mới đạt khoảng

160 triệu USD/năm” Tiềm năng lớn là vậy, song thực tế các sản phẩm làng

Trang 12

trạng này khiến cho hàng Việt Nam truyền thống chưa thê đến nhiều với nhữngthị trường khó tính nhưng đây tiềm năng như: Anh, Mỹ, Pháp và Đức.

Theo Bộ Kế hoạch và Dau tư (2008), mô hình “mỗi làng một sản phẩm”trong phát triển ngành nghề nông thôn ở Việt Nam thực hiện chỉ sau một thờigian nhiều làng nghề truyền thống như nghề thêu, dệt thổ cam, mây tre đan đãđược khôi phục Chương trình đã tạo ra một số sản phẩm có triển vọng như thécam tai ban Na Sang II, Điện Biên và tại ấp Srây Skốt, An Giang; sản phamđúc đồng tại xã Dai Bái, Bắc Ninh, các sản phẩm đá, gỗ điêu khắc tại các làng

ở xã Hiền Giang, Hà Nội Không ít sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng

và mẫu mã, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, đồngthời các làng nghề trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách đến ViệtNam Tuy nhiên, theo đánh giá của Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trungương, quá trình triển khai Đề án “Mỗi làng một nghề” còn tôn tại một số hạnchế Đó là, việc phát triển làng nghề thiếu sự quản lý tập trung, sự phát triểnnóng của các làng nghề đã dẫn tới tình trang ô nhiễm môi trường tăng lên Bêncạnh đó, chương trình mới chủ yếu tập trung vào nhóm sản phẩm thủ công mỹnghệ truyền thống tại các làng nghề, chưa trở thành phong trào có sức lan tỏamạnh mẽ đến cộng đồng dân cư, đặc biệt là khu vực nông thôn Thời gian gầnđây Chính phủ cũng có những biện pháp hiệu quả hỗ trợ làng nghề như

“Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 —2030” Với mục đích nhằm bảo tồn và phát triển nghề, nhằm gìn giữ và pháthuy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề Việt Nam, thúc đâyphát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sảnphẩm làng nghé; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan,

Trang 13

Nam giai đoạn 2021 — 2030” tới thời điểm hiện tại có 15 nghề truyền thống,làng nghé, làng nghề truyền thống đã được công nhận, tập trung vào hai nhóm

là “chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản” (10 làng nghề) và “sản xuất đồ gỗ,mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dét may, sợi, thêu ren, dan lát, cơ khí nhỏ” (05làng nghề) Trong đó, có 02 làng nghề, 11 làng nghề truyền thống và 02 nghềtruyền thống Có 05 Hợp tác xã, 01 doanh nghiệp và 2.200 hộ tham gia sản xuấttrong các làng nghề với 3.500 lao động Doanh thu ước đạt năm 2022 của cáclàng nghề đã được công nhận đạt 108 tỷ đồng (tăng 12 tỷ đồng so với năm2021), thu nhập bình quân ước đạt 3,4 triệu đồng/người/tháng Tổng số laođộng trong nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống năm 2022 gan2.300 người, trong đó số lao động thường xuyên là 1.325 người Có 4 làng nghềvới 8 sản phẩm OCOP chiếm 30,7% tổng số làng nghề đã được công nhận

Cách trung tâm Hà Nội 30km, Quốc Oai được biết đến với huyện có nên

văn hóa xứ Đoài đặc sắc, đa dạng với các làng nghề truyền thống, những di

tích, danh thăng, loại hình văn hóa phi vật thể nồi tiếng có giá trị văn hóa, lịch

sử Đến nay, toàn huyện Quốc Oai (Hà Nội) có 17 làng được UBND Thành phố

Hà Nội công nhận làng nghề và làng nghề truyền thống Trong đó, 14 làng đượcUBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận làng nghề từ giai đoạn 2001-2008; 3 làngđược UBND Thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống các năm

2011, 2015 Quốc Oai đang được kỳ vọng là điểm đến hap dẫn ở ngoại thànhphía Tây Hà Nội Với lợi thé thé địa hình ban sơn địa, đồng bang xen lẫn đôinúi đã tạo cho diện mạo Quốc Oai nhiều địa danh đẹp tự nhiên, thuận lợi choviệc phát triển loại hình du lịch di sản văn hóa, du lịch sinh thái, vui chơi, nghỉdưỡng cuối tuần Nhận thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng của phát triển

Trang 14

UBND của Ủy ban nhân dân Thành phô Hà Nội), huyện Quốc Oai định hướngphát triển, với các sản phẩm du lịch: du lịch sinh thái; du lịch văn hóa khai tháccác di tích lịch sử văn hóa Ngoài ra, Quốc Oai còn hướng đến phát triển dulịch nông nghiệp, nông thôn Địa phương đã có bước dau ý thức khai thác sựhấp dẫn và độc đáo của sản phẩm mình tạo ra và truyền thống văn hóa cảnhquan nơi đây và cũng có những bước đầu quan tâm hơn đến việc xây dựng cơ

sở hạ tang cần thiết phục vu cho du lịch làng nghề Đối với van đề xóa đói giảmnghèo và phát triển sinh kế, hiện nay huyện Quốc Oai đã và đang triển khai rấttốt chương trình xóa đói giảm nghèo, nhờ việc áp dụng đồng bộ các giải pháp,đến nay, huyện Quốc Oai chỉ còn 252 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 0,48%), giảm 6 hộ

so với mục tiêu đề ra đến năm 2020 Tuy nhiên thực tế cho thấy răng chỉ cómột số làng nghề và điểm du lịch bước đầu được khai thác ví dụ như điểm dulịch chùa Thay - Sài Sơn - Quốc Oai, di tích đình làng So, các làng nghề mâytre đan, miễn dong

Trong những làng nghề kế trên phải kế đến làng nghề mién dong làng

So, xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội Đây vốn là nghề truyền thống rất lâuđời của huyện Quốc Oai Đi theo suốt chiều dài lịch sử, nghề làm miến dongvan tồn tại va phát triển trở thành một làng nghề truyền thống, sản phẩm miễndong nổi tiếng khắp vùng gần xa Làng có nhiều thương hiệu mién dong như:mién Hương Việt, mién dong Dương Kiên, hiện đã có mặt ở khắp các tinh,thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phó Hồ Chí Minh Đặc biệt, cứvào mùa vụ cận Tết Nguyên đán, sản phâm miến dong Dương Kiên làm ra đếnđâu tiêu thụ hết đến đó Có những ngày cao điểm cơ sở xuất xưởng 3 — 4 tanmiến dong Đây cũng là sản phẩm miến dong làng So đầu tiên được UBND

Trang 15

Với sự phát triển lâu đời cùng sự hấp dẫn độc đáo về sản pham và cảnhquan có nét cô kính của làng nghề, nơi đây sẽ có triển vọng khá lớn tạo sức hútđối với du khách Tuy nhiên sự khai thác tiềm năng về làng nghề miến donglàng So van còn khá hạn chế Nghề làm mién dong đã có từ xa xưa nhưng chicòn một số ít hộ gia đình theo nghề, hầu hết các hộ gia đình bỏ nghề do khôngđáp ứng được nhu cầu trang thiết bị, mặt bằng sản xuất đặc biệt là địa điểmphơi miễn Hơn nữa, nguồn cung đầu ra cho sản phẩm mién dong, chủ yêu đầu

ra do các hộ gia đình tự chủ mà ít có sự trợ giúp từ Doanh nghiệp Theo ông

Vương Trí Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hòa (huyện Quốc Oai, Hà Nội)cho biết, thu nhập của công nhân làm miền trung bình 62 triéu/1 người/1 năm,con số cao với các hộ gia đình thuần nông trung bình 45 triệu/ người Mỗi hộkinh doanh có khoảng trên dưới 20 lao động Nếu thu nhập chỉ dựa vào sảnxuất miễn đơn thuần, không áp dụng máy móc hiện đại và nguồn cung 6n địnhthì không những thu nhập của hộ sản xuất cũng thấp mà những công nhân làmmiến cũng không tiếp cận được những công việc có mức lương 6-7 triệu đồng/tháng dé trang trải cuộc sống cho gia đình Mién dong làng So cũng chưa pháttriển nhiều về du lịch làng nghề bởi đình làng So trong một năm có 3 lễ lớn: lễ

hội từ mùng 8 tháng 2 âm lịch, lễ khao quân mùng 10 tháng 7 âm lịch, lễ Thánh

hóa mùng 10 tháng 12 âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa cô truyền đặc sắcnhư tế lễ, rước kiệu, bịt mắt bắt đê, hát, thé thao Nhung chỉ nhờ vào 3 ngày hộichính trong năm thì sẽ ít có cơ hội phát triển du lịch làng nghề Làng So có vịtrí gần với các địa danh khá nổi tiếng như: Núi Trầm, Chùa Thầy, Chùa QuảngNghiêm hăng năm vẫn thu hút rất nhiều du khách đến tham quan nhưng ít ngườibiết đến và tới làng So tham quan vào những ngày bình thường

Trang 16

Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội với mong muốn tìm ra những giảipháp giúp cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình tại làng So, gìn giữ những sảnphẩm gắn với văn hóa làng nghề, và phát triển du lịch làng nghề, đưa sản pham

đi xa hơn với trường hợp của làng nghề Mién dong làng So - quê hương QuốcOai Tôi xin chọn đề tài: “Phat triển du lịch tại các làng nghề truyền thốnggan với cải thiện sinh kế cộng đồng địa phương: Trường hợp làng nghề Miéndong tại làng So - Tân Hòa - Quốc Oai - Hà Noi”

2 Mục tiêu và nhiệm vu nghiên cứu

a Mục tiêu chung:

Tìm ra giải pháp phát triển du lịch làng nghề kết hợp với cải thiện sinh

kế cho địa phương nhờ vào nghề làm miến dong trên địa bàn làng So, xã TânHòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội

b Mục tiêu cụ thé:

Đề tài sẽ tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịchtại làng nghề Miến Dong, đánh giá tiềm năng và hạn chế của sản pham và dulịch tại khu vực này, đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững kết hợpvới bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống Từ đó, dé tài góp phầnđưa ra những định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam,đồng thời góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương

Trang 17

Nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch làng nghề dé vận dụng chúng vào pháttriển làng nghề miễn dong tại làng So xã Tân Hòa, Quốc Oai, Hà Nội.

Thu thập tư liệu, điều tra, khảo sát và phân tích các điều kiện phát triểncũng như thực trạng hoạt động du lịch tại làng nghề miến dong ở làng So

Đề xuất định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề

và phát triển du lịch làng nghề miến dong làng So

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng:

Nghiên cứu các điều kiện và thực trạng phát triển du lịch tại làng nghềtruyền thống gan với cải thiện sinh kế cộng đồng dia phương

Pham vi nghiên cứu

Do sự hạn chế về thời gian và kinh nghiệm của tác giả khóa luận, đề tài:

“Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống gắn với cải thiện sinh kế cộngđồng địa phương: Trường hợp làng nghề Miến dong tại làng So - Tân Hòa -Quốc Oai - Hà Nội” được giới hạn nghiên cứu:

Không gian: làng So, xã Tân Hòa huyện Quốc Oai, thành phố Hà NộiNghiên cứu được tiến hành vào năm 2023 số liệu nghiên cứu lay từ các nguồn

sách, báo, tài liệu.

Trang 18

* Giới thiệu: Tông quan tài liệu nghiên cứu trong nước và nước ngoài, khoảng trông nghiên cứu

k Phương pháp nghiên cứu: Quy trình nghiên

cứu, Phương pháp thu thập dữ liệu, thiệt kê

nghiên cứu và bảng hỏi.

* Kết quả nghiên cứu và thảo luận

+ Kết luận: Kết qua nghiên cứu chính, đóng góp của nghiên cứu, hạn chế và khuyến nghị trong

Chương 4 tương la.

Hình 1 Cấu trúc của khóa luận/ luận án

Hình 1 Cấu trúc của khóa luận/ luận án

e Lời mở đầu:

Phần giới thiệu giới thiệu đề tài, nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên

cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Giới thiệu ngăn gọn về làng nghề

Trang 19

Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước đây liên quan đến phát triển dulich, cải thiện sinh kế cộng đồng địa phương và các làng nghề truyền thống

trong nước va nước ngoài.

e Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Mô tả chỉ tiết về quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được sửdụng trong khóa luận Trình bày cách thức thu thập dữ liệu, đối tượng

nghiên cứu, kỹ thuật phân tích và các công cụ được áp dụng.

e_ Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trình bày các kết quả nghiên cứu được thu thập và phân tích từ làng nghềMiến dong tại làng So - Tân Hòa từ đó phân tích và đánh giá các kết quả

nghiên cứu đã thu thập Trình bày những hạn chế, thách thức và cơ hội

trong việc phát triển du lịch tại làng nghề Miễn dong và cải thiện sinh kế

cộng đồng địa phương Dựa vào đó, đưa ra các giải pháp và khuyến nghị

hướng phát triển du lịch bền vững và có lợi cho cộng đồng địa phương

e Chương 4: Kết luận

Tóm tắt lại những điểm chính của khóa luận, nhấn mạnh các kết quả quantrọng đã đạt được và hệ quả của nghiên cứu Đồng thời, đưa ra những nhậnđịnh về tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài và mở rộng hướng phát triển

trong tương lai.

Trang 20

CHUONG 1 TONG QUAN TÀI LIEU NGHIÊN CỨU VÀ

CƠ SỞ LÝ THUYET

1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Trần Thị Hồng Hạnh (2014) nghiên cứu về thực tiễn hoạt động du lịchlàng nghề tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể về các vấn đề: cơ sở vật chất phục vụ du lịchlàng nghề, nhân lực du lịch, thị trường khách, công tác tổ chức quản lý du lịchlàng nghề, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Vĩnh Phúc góp phan phat triển

du lich làng nghề ở tinh Vĩnh Phúc cũng như góp phan bảo tồn di sản văn hoá

trong kinh doanh du lịch Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, phương pháp nghiên cứu thực địa,phương pháp thống kê mô tả từ đó đánh giá và chỉ ra thực trạng du lịch làngnghề tại Vĩnh Phúc là tinh có vị trí thuận lợi, có tiềm năng dé phát triển du lịch

sinh thái, du lịch lễ hội, du lịch làng nghề Hoạt động du lịch nói chung và du

lịch làng nghề nói riêng của Vĩnh Phúc trong những năm qua đã đạt được kếtquả tích cực, số lượng khách du lịch, doanh thu từ du lịch ngày càng tăng Tuynhiên, hiệu quả thu được từ du lịch chưa cao, lượng khách đến chưa cao và

mang tính tự phát, khả năng sẵn sàng đón khách của các doanh nghiệp lữ hành

trên địa bàn tỉnh còn hạn chế Tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch còn hạn chế,các làng nghề làm du lịch còn manh mún; kỹ năng, nghiệp vụ làm du lịch tạilàng nghề còn hạn chế; môi trường nhiều làng nghề bi ô nhiễm; sự liên kết giữacác đơn vi lữ hành va làng nghề chưa chặt chẽ Việc khảo sát thực tiễn hoạtđộng du lịch Vĩnh Phúc đã giúp tác giả luận văn đưa ra hệ thống giải pháp gồm

6 nhóm: về cơ chê chính sách; vê thị trường; vê nguôn nhân lực; vê von dau tư

Trang 21

và cơ sở vật chất kỹ thuật; về bảo tồn và phát huy các giá trị làng nghề; và giảipháp về môi trường tại các làng nghề.

Nguyễn Lê Thu Hiền (2014) nghiên cứu các làng nghề truyền thống gắnliền với phục vụ du lịch ở Thừa Thiên Huế Tác giả sử dụng các phương phápnghiên cứu thống kê, phân tích, nghiên cứu, tổng hợp so sánh Ngoài ra tác giả

sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi khảo sát 151 thợ thủ công, 300 đơn vịsản xuất kinh doanh và 245 lượt du khách Tác giả đã phân tích và đánh giáthực trạng các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Hué

Từ đó, tác giả đã xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp phát triểnlàng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Đỗ Thị Hoa (2010) với nghiên cứu “Tim hiểu về làng nghề chè truyềnthống (Làng Lây, xã Minh Đức, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) ” đã tìm hiểu

về làng nghề chè truyền thống, quá trình hình thành và những đặc trưng củalàng nghề chè truyền thống, đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển nghề

và làng nghề, những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến việc hình thành và pháttriển làng nghề chè truyền thống Đề tài đã áp dụng các phương pháp định lượng

và định tính, phương pháp nghiên cứu liên ngành, nghiên cứu tiến hành điềutra khảo sát thực tế đến làng nghề truyền thống làng Lay bao gồm cả 2 xóm Lay

5 và Lay 6 Qua đó đánh giá được về cơ cấu kinh tế, quy mô sản xuất chè, lựclượng lao động và sản lượng của chè cụ thể: Về quy mô sản xuất chè làng Lầy

có tổng diện tích là 60ha, sản lượng bình quân ước đạt tấn chè khô hiện có hơn

150 hộ với trên 300 nhân khẩu tham gia làm nghề chè, trung bình 3-4 năm

người dân đã có thu nhập từ cây chè khoảng 23 tạ chẻ khô tương đương khoảng

115 tạ chè tươi, giai đoạn cây đang trưởng thành sản lượng chẻ tang vot và tới

giai đoạn già cỗi cây chè không còn tăng nhanh về số lượng Từ các kết quảnghiên cứu, tác giả xác định được vai trò nghề chè trong việc chuyên dich cơ

cau kinh tế của làng nghề truyền thống.

Trang 22

Nguyễn Thị Lan Hương (2022) nghiên cứu đề tài “Chuyển đổi mô hình và

mở rộng sinh kế gắn với phát triển du lịch tai các làng nghề truyén thong venbiển Việt Nam” Trong nghiên cứu trên, tác giả đã có những định nghĩa về sinh

kế và vai trò của việc phát triển du lịch tại các làng nghề tạo ra sinh kế chongười dân Bài viết sử dụng phương pháp tông hợp và phân tích, phương phápquan sát và khảo sát thực tế Bằng cách tiễn hành điều tra xã hội học trên 500mẫu đồng thời nghiên cứu và xác định được nhóm đối tượng cần ưu tiên pháttriển sinh kế trong phạm vi khu vực làng nghề truyền thống bao gồm: Phụ nữchủ hộ gia đình; Nhóm có thu nhập thấp (những dân chài theo nghề truyềnthống); Nhóm hộ kinh doanh và sản xuất nhỏ và siêu nhỏ sản phẩm truyềnthống trong khu vực và nhóm ngành nghề ưu tiên mở rộng bao gồm: Sản xuấtsản phẩm địa phương kết hợp với cung cấp dịch vụ du lịch; Vận chuyền kháchtham quan bằng thuyền; Dịch vụ homestay, cho thuê nhà ở và chế biến ẩmthực địa phương; Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, và đặc biệt làcác hoạt động văn hóa giới thiệu nghề truyền thống và các sản phẩm của làngnghề và phát triển từ đó đưa ra những định hướng mở rộng phát triển làng nghề

và cải thiện sinh kế làng nghề truyền thống ven bién

Trương Thúy Hang (2009) với nghiên cứu “Hoa động sinh kế chính của

hộ gia đình tại một số làng nghé tái chế ở Bắc Ninh”, tác giả đưa ra các khái

niệm sinh kế, sinh kế hộ gia đình, chiến lược sinh kế hộ gia đình, làng nghề,

làng nghề tái chế Tìm hiểu hoạt động sinh kế chính, những chiến lược sinh kếcủa các hộ gia đình tại ba làng nghề của tỉnh Bắc Ninh (Đa Hội thuộc xã ChâuKhê, Mẫn Xá thuộc xã Văn Môn, Dương Ô thuộc xã Phong Khê) Nghiên cứucác yếu tô như: nguôồn lực con người, nguồn tài nguyên, nguồn vốn tài chính,von văn hoá, xã hội, thé chế, tác động đến hoạt động sinh kế chính, sự lựa chọnchiến lược sinh kế của các hộ gia đình làng nghề tái chế ở Bắc Ninh Nghiên

Trang 23

cứu những ảnh hưởng của hoạt động sinh kế hộ gia đình đến môi trường sống

và bảo tồn văn hoá phi vật thê của người dân làng nghề tái chế ở Bắc Ninh

Nguyễn Đức Khiêm (2016) với nghiên cứu “Phát triển du lịch cộng đồngnhằm giải quyết việc làm và đảm bảo sinh kế cho người dân tộc Sán Dìu ở VĩnhPhúc” - tác giả bài viết, chỉ ra các tiềm năng khai thác du lịch cộng đồng củađồng bào dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong định hướng phát triển sinh

kế cũng như bảo tồn ban sắc văn hóa tộc người là một hướng đi đang được đảng

bộ tỉnh Vĩnh Phúc rất quan tâm Tác giả đã đề xuất một số giải pháp để pháttriển du lịch cộng đồng bền vững, hiệu quả đảm bảo sinh kế góp phần tích cựcvào xóa đói giảm nghèo cho người dân tộc Sán Diu cụ thé như: nâng cấp hatầng cơ sở, chú trọng đến các điểm, các làng bản nằm trên tour, tuyến du lịchchính của tỉnh; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch, đặc biệt

là đội ngũ thuyết minh và nhân viên phục vụ tại các thôn bản; nâng cao nhậnthức cho đồng bào dân tộc Sdn Diu; giữ gin và phục hồi các nét văn hóa đặcsắc của mỗi dân tộc, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời song

cho người dan.

Nguyễn Tri Nam Khang, Mai Văn Nam và Dương Quế Nhu (2013) nghiêncứu đề tài: “Giải pháp phát triển làng nghề truyền thong kết hợp với du lịchtỉnh Hậu Giang” Trong đề tài, qua phân tích các tỷ số tài chính cho thấy đượcvới các hộ tham gia hoạt động làng nghề là hộ kiêm thì hiệu quả hoạt động luôncao hơn hộ làng nghề là hộ chuyên Và hiệu quả sử dụng vốn tại các làng nghề

có quy mô doanh thu lớn (làng nghề than) chưa cao Phân tích hồi quy chỉ rarằng có 5 biến có tác động đến thu nhập đơn vị của nông hộ: trong đó biến sốnăm đi học có tác động cùng chiều với Y, số lao động lại có tác động ngượcchiều với Y; ngoài ra các biến về loại hình làng nghề đệt chiếu, than và lục bìnhcũng có tác động làm tăng hoặc giảm biến phụ thuộc Y so với làng nghề đóng

ghe xuong Kết quả phân tích PBA chỉ ra rằng các hộ làng nghề có kết hợp với

Trang 24

hoạt động du lịch sẽ có hiệu quả hơn so với các hộ làng nghề truyền thống Vàqua phân tích ZTCM cũng cho thấy thặng dư mà Hậu Giang nhận được khi đầu

tư phát triển du lịch là rat lớn Đồng thời, nếu chúng ta kết hợp hoạt động du

lịch thì ngoài những giá trị hữu hình đó chúng ta còn có được những lợi ích vô

hình thông qua việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu các sản phẩm làng nghề

và các lợi ích truyền miệng khác Qua việc so sánh hiệu quả của hoạt động sảnxuất kinh doanh của làng nghề truyền thống và làng nghề kết hợp với du lịch

và kết quả phân tích đưa ra được kết luận việc phát triển mô hình du lịch làngnghề ở Hậu Giang hoàn toàn có cơ sở thành công và đem lại hiệu quả tài chính

cao hơn.

Đường Gia Công (2018) nghiên cứu “Phát triển làng nghệ truyền thống

ở huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị” Tác giả tiễn hành dựa trên việc thuthập số liệu từ các báo cáo về tình phát triển làng nghề truyền thống, sử dụngphương pháp điều tra bảng hỏi và sử dụng phương pháp phân tô thống kê được

xử lý bằng phần mềm excel Tác giả đã xác định được 7 nhân tố tác động đến

sự phát triển làng nghề truyền thống là: Chính sách của chính quyền địaphương; Thị trường tiêu thu; N guon nhan luc; Trinh d6 ky thuat va khoa hoccông nghệ; Vốn dau tư; Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất; Kết cấu hạ tang

Từ 7 nhân tổ ấy, tác giả đề cập đến các van dé cấp bách cần phải giải quyết:Các làng nghề truyền thống phải xây dựng thương hiệu; Cần kết hợp phát triểnlàng nghề với du lịch; Cần phải phát triển bền vững các làng nghé truyền thống.Việc xác định các van đề cấp bách là yếu tố vô cùng quan trọng có thé giúpchính quyên địa phương có cái nhìn rõ nét hơn về công tác phát triển làng nghềtruyền thống và đề xuất các giải pháp khả thi cho sự phát triển làng nghé truyềnthống

Phạm Quốc Sử (2007) nghiên cứu chủ dé: “Phát triển du lịch làng nghề”.Tác giả đưa ra khái niệm Du lich làng nghề và chứng minh rang du lịch làng

Trang 25

nghề là một hướng phát triển mang tính đặc thù Trên cơ sở phân tích, đánh giánhững lợi thế và thực trạng của du lịch Hà Tây, công trình đã nêu ra các giảipháp và các nhóm giải pháp có ý nghĩa khoa học cho sự phát triển du lịch làngnghề Đề tài "Phát triển du lịch làng nghề" của Phạm Quốc Sử tập trung vàonghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển du lịch kết hợp với phát triển cáclàng nghề truyền thống ở Việt Nam Đề tài đã phân tích và đánh giá tình hìnhphát triển du lich và làng nghề truyền thống ở Việt Nam; Đề xuất một số giảipháp dé phát triển du lịch kết hợp với phát triển các làng nghề truyền thống,bao gồm: Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về giá trị của các làngnghề truyền thống: Tạo ra các sản phẩm du lịch mới và độc đáo dựa trên cáclàng nghề truyền thống: Day mạnh quảng bá và giới thiệu các sản phẩm truyềnthống của các làng nghé đến khách du lịch; Tăng cường hé trợ tài chính và kỹthuật cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh trong các làng nghề truyềnthong Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đưa ra các phương pháp và công cụ dé đánhgiá hiệu quả của việc kết hợp du lịch với phát triển các làng nghề truyền thống.

Đề tài chưa đưa ra các giải pháp cụ thé dé tăng cường quan lý và bảo vệ tàinguyên thiên nhiên và văn hóa trong quá trình phát triển du lịch kết hợp vớiphát triển các làng nghề truyền thống Đề tài chưa tập trung nghiên cứu vàomột vùng địa lý nhất định, mà chỉ tập trung vào tổng quan tình hình phát triển

du lịch và làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Mai Thế Hon (2000) nghiên cứu chủ đề: “Phat triển làng nghệ truyềnthống trong quá trình CNH HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội” - Tác giả sử dụngphương pháp phân tích đã phân tích được thực trạng của việc phát triển làngnghề truyền thống, trong đó tập trung các vấn đề về chủ trương, chính sách vàluật pháp, vốn đầu tư, thị trường Đề tài tập trung vào nghiên cứu về tình hìnhphát triển của các làng nghề truyền thống ở vùng ven thủ đô Hà Nội trong bối

cảnh chuyên đôi cơ câu kinh tê và đê xuât một sô giải pháp đê phát triên các

Trang 26

làng nghề truyền thống này bao gồm: Tạo ra các sản phẩm mới và đa dạng hóasản phẩm dé đáp ứng nhu cau của thị trường; Tăng cường hợp tác giữa các làngnghề dé tạo ra các chuỗi giá trị và sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn; Nângcao năng lực sản xuất và kỹ thuật cho các hoạt động sản xuất và kinh doanhtrong các làng nghề truyền thống; Đây mạnh quảng bá và giới thiệu các sảnphẩm truyền thống của các làng nghề đến khách du lịch Tuy nhiên, nghiên cứuchưa đưa ra các phương pháp và công cụ dé đánh giá hiệu quả của việc pháttriển các làng nghề truyền thống trong bối cảnh chuyên đôi cơ cau kinh tế Détài chưa đưa ra các giải pháp cụ thé dé tăng cường quản lý và bảo vệ tài nguyênthiên nhiên và văn hóa trong quá trình phát triển các làng nghề truyền thống.

Đề tài chưa tập trung vào nghiên cứu về tác động của du lịch đến phát triển cáclàng nghề truyền thống ở vùng ven thủ đô Hà Nội

Nguyễn Đình Hòa (2010) nghiên cứu đề tài: “Định hướng phát triển làngnghệ miễn Đông Nam Bộ đến năm 2020” Tác giả đã dựa trên lý thuyết kinh tếnhư mô hình kim cương và khối liên kết ngành của Michael Porter kết hợp với

kế thừa các nghiên cứu về làng nghề đi trước dé xây dựng cơ sở lý luận về địnhhướng phát triển làng nghề và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triểnlàng nghề Nghiên cứu và phát hiện ra những điểm yếu của làng nghé và dua

ra các định hướng phát triển làng nghề miền Đông Nam Bộ về ngành nghé, sốlượng làng nghè, thị trường tiêu thụ và đề xuất một hệ các giải pháp thực hiện

các định hướng.

Trần Minh Yến (2023) nghiên cứu “Phát triển làng nghề truyền thong ở

Nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa" Việc phát

triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam rất quan trọng đặc biệt làtrong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá Đề tài trên góp phần xây dựng sựhiểu biết khách quan, khoa học và hệ thống về làng nghé truyền thống ở nôngthôn Việt Nam, trên cơ sở đó xác định quan điểm chung và giải pháp chủ yếu

Trang 27

nhằm day mạnh sự phát triển của làng nghề truyền thống, đáp ứng những yêucầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Vương Trí Thông (2021) nghiên cứu “Các nhân tổ ảnh hưởng đến sự pháttriển làng nghề phục vụ du lịch ở Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ” Đềtài đã nghiên cứu và xác định ra 8 nhân t6 anh hưởng đến sự phát triển làngnghề PVDL ở Phú Quốc theo thứ tự giảm dan là: nguồn nhân lực, vệ sinh môitrường, an toàn và an ninh, sản phẩm làng nghề và dich vụ bổ sung, cơ sở hạ

tầng, chất lượng dịch vụ và sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự giúp đỡ của

hướng dẫn viên và đầy đủ thuyết minh viên Kết quả nghiên cứu này là cơ sở

dé đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển lang nghề PVDL ở Phú Quốc trong

tương lai.

Nguyễn Minh Triết, Mai Võ Ngọc Thanh (2020) nghiên cứu “Gidi phápphát triển làng nghề gắn với du lịch ở tỉnh Đồng Tháp ” Đề tài phân tích thựctrang du lịch làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp và dé xuất giải pháp góp phần khaithác, phát triển làng nghề gắn với du lịch theo hướng bền vững Đồng thời, đềtài tập trung vào nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển du lịch kết hợp vớiphát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam Đề tài đãđưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình phát triển du lịch và làng nghề truyềnthống ở tỉnh Đồng Tháp; Phân tích các lợi ích và thách thức của việc kết hợp

du lịch với phát triển các làng nghé truyền thống ở tinh Đồng Tháp; Dé xuấtmột số giải pháp để tăng cường vai trò của du lịch trong phát triển các làngnghề truyền thống ở tỉnh Đồng Tháp, đồng thời cải thiện thu nhập và chất lượngcuộc sống của cộng đồng địa phương Cu thé, nghiên cứu đề xuất một số giảipháp để phát triển du lịch kết hợp với phát triển các làng nghề truyền thống ởtỉnh Đồng Tháp, bao gồm: Tăng cường hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các hoạtđộng sản xuất và kinh doanh trong các làng nghề truyền thống; đây mạnh quảng

bá và giới thiệu các sản phẩm truyền thống của các làng nghề đến khách du

Trang 28

lịch; đào tao và nâng cao năng lực cho người dân trong các làng nghề dé nângcao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch; tạo ra các sản phẩm du lịch mới

và độc đáo dựa trên các làng nghề truyền thống Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tậptrung vào một vùng địa lý nhất định trong tỉnh Đồng Tháp, chưa đưa ra các khíacạnh và kết quả của du lịch kết hợp với các làng nghề truyền thống tại các địaphương khác trong tỉnh Đề tài chưa đưa ra các phương pháp và công cụ đểđánh giá hiệu quả của việc kết hợp du lịch với phát triển các làng nghề truyềnthống, đồng thời cũng chưa đề cập đến việc tăng cường quản lý và bảo vệ tàinguyên thiên nhiên và văn hóa trong quá trình phát triển du lịch kết hợp vớiphát triển các làng nghề truyền thống Ngoài ra, để đạt được hiệu quả trong việcphát triển du lịch kết hợp với phát triển các làng nghề truyền thống, cần có sựphối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng và cộng đồng địa phương, đảmbảo việc phát triển du lịch đồng bộ với phát triển kinh tế, văn hóa và bảo tồn

tài nguyên thiên nhiên.

Nguyễn Thị Ánh (2012) nghiên cứu “Một số giải pháp góp phan bảo ton

và phát triển làng nghề ươm tơ dệt lụa Cô Chất - Nam Định gắn với hoạt động

du lịch” Đề tài đã chỉ ra được thực trạng khai thác du lịch tại làng nghề CổChat - Nam Định thông qua những phương pháp nghiên cứu đối chiếu so sánh,điều tra xã hội học, các phương pháp nghiên cứu hệ thống, nghiên cứu thực địa

Từ đó đưa ra giải pháp góp phan bảo tồn và phát triển làng nghề Cổ Chat —Nam Định gắn với hoạt động du lịch

Trịnh Xuân Hậu, Trịnh Văn Anh (2012) nghiên cứu “Giai pháp phát triểnbên vững làng nghề truyền thong ở Việt Nam phục vụ du lich” Đề tài này tậptrung nghiên cứu nội dung phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch,một trong những hoạt động đã được khai thác trong nhiều năm qua dựa trêntiềm năng truyền thống của các địa phương (chủ yếu là vùng nông thôn) nước

ta.

Trang 29

1.2 Tổng quan nghiên cứu quốc tế

Zohreh Hedayat Mohammad B Shokouhi (2020) nghiên cứu

"Community-Based Tourism: A Pathway to Sustainability for Local

Communities in Developing Countries" - Du lịch cộng đồng: Một con đườngđến bền vững cho cộng đồng địa phương ở các nước đang phat triển,Sustainability (ISSN 2071-1050) Nghiên cứu tập trung vào khảo sát về pháttriển du lịch cộng đồng và hiệu quả của nó trong việc cải thiện sinh kế cho cộngđồng địa phương ở các nước đang phát triển Nghiên cứu này đã đánh giá cáclợi ích và thách thức của du lịch cộng đồng trong việc phát triển bền vững củacộng đồng địa phương ở các nước đang phát triển; Phân tích các yếu tố ảnhhưởng đến sự thành công của du lịch cộng đồng, bao gồm cách thức triển khai,quản lý và tiếp thị sản phẩm du lịch cộng đồng; Đề xuất các phương pháp, chiếnlược và hệ thống hỗ trợ để phát triển du lịch cộng đồng trong các làng nghềtruyền thống, từ đó giúp cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào khía cạnh lợi ích của du lịch cộng

đồng, chưa đề cập đến các vấn đề bảo tồn môi trường và văn hóa liên quan đếnphát triển du lịch cộng đồng Dé tài không đưa ra ví dụ cụ thé về các thành cônghay thất bại của việc phát triển du lịch cộng đồng ở các nước đang phát triển.Nghiên cứu chưa đưa ra các giải pháp cụ thê để giải quyết các thách thức vàkhó khăn trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương đang pháttriển Nghiên cứu chưa đưa ra các khảo sát và đánh giá chi tiết về tác động của

du lịch cộng đồng đến cộng đồng địa phương, bao gồm tác động kinh tế, xã hội,văn hóa và môi trường Đề tài chưa đưa ra các phương pháp và công cụ đolường và đánh giá hiệu quả của du lịch cộng đồng trong việc cải thiện sinh kế

và bền vững cho cộng đồng địa phương Nghiên cứu chưa khảo sát rõ ràng về

Trang 30

cách thức triển khai và quản lý du lịch cộng đồng, bao gồm các vấn đề liên quanđến chính sách, quy định, tổ chức và quản lý du lịch cộng đồng.

Đề tài "Community-Based Tourism: A Pathway to Sustainability forLocal Communities in Developing Countries" đã đưa ra một khái niệm rất quantrọng về phát triển du lịch cộng đồng và đề xuất các phương pháp, chiến lược

và hệ thống hỗ trợ dé phát triển du lịch cộng đồng trong các làng nghề truyềnthống Tuy nhiên, để có thể áp dụng hiệu quả các phương pháp và chiến lượcnày trong thực tế, cần phải tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cụ thể

dé giải quyết các thách thức và khó khăn trong việc phát triển du lịch cộng đồngtại các địa phương đang phát triển

Veerasak Kositpipat (2016) với nghiên cứu "Community-Based Tourism:

A Success Story in Thailand - Du lịch cộng đồng: Một câu chuyện thành công

ở Thái Lan", Journal of Hospitality and Tourism Management (ISSN

1447-6770) Đề tai đã phân tích cụ thé trường hợp của du lich cộng đồng tại làngHuay Pu Keng ở Thái Lan, từ đó đưa ra các yếu tố làm nên thành công củachương trình du lịch cộng đồng này; Đánh giá các lợi ích kinh tế, xã hội và vănhóa của du lịch cộng đồng đối với cộng đồng địa phương; Đưa ra các giải pháp

dé tăng cường quản lý và phát triển du lịch cộng đồng tại Thái Lan và các địa

phương khác Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào một trường hợp du lịch

cộng đồng tại Thái Lan, chưa đưa ra các khía cạnh và kết quả của du lịch cộngđồng tại các địa phương khác Đề tài chưa đưa ra các phương pháp và công cụ

để đánh giá hiệu quả của du lịch cộng đồng đối với cộng đồng địa phương

Nghiên cứu chưa phân tích rõ ràng các thách thức và khó khăn trong việc phát

triển và quản lý du lịch cộng đồng tại Thái Lan và các địa phương khác Đề cóthé áp dụng hiệu quả các giải pháp và chiến lược này trong thực tế, cần phảitiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cu thé dé giải quyết các thách thức

và khó khăn trong việc phát triển và quản lý du lịch cộng đồng

Trang 31

Kofi Akamani (2019) nghiên cứu "Craft Tourism and Cultural Sustainability in Africa: A Case Study of Akwadum Community in Ghana - Du

lịch thủ công và bên vững van hóa ở châu Phi: Một nghiên cứu trường hợp vềcộng đồng Akwadum tại Ghana”, Journal of Tourism and Cultural Change(ISSN 1476-6825) Dé tài tập trung vào khảo sát và phân tích vai trò của dulịch thủ công trong bảo tồn và phát triển bền vững văn hóa ở châu Phi, thôngqua việc nghiên cứu một trường hợp ở cộng đồng Akwadum tại Ghana Đề tài

đã khảo sát cụ thể trường hợp của du lịch thủ công tại cộng đồng Akwadum ởGhana và đưa ra các lợi ích của du lịch thủ công đối với bảo tồn và phát triểnbền vững văn hóa của cộng đồng địa phương: Phân tích các yếu tố ảnh hưởngđến sự phát triển của du lịch thủ công ở cộng đồng Akwadum, bao gồm cáchthức quan lý, tiếp thị và phát triển sản pham du lịch thủ công; Dua ra các giảipháp và chiến lược để tăng cường vai trò của du lịch thủ công trong phát triểnbên vững văn hóa và kinh tế của cộng đồng địa phương Tuy nhiên, đề tài chỉtập trung vào một trường hợp du lịch thủ công tại cộng đồng Akwadum ởGhana, chưa đưa ra các khía cạnh và kết quả của du lịch thủ công tại các địaphương khác ở châu Phi Đề tài chưa đưa ra các phương pháp và công cụ đểđánh giá hiệu quả của du lịch thủ công đối với bảo tồn và phát triển bền vữngvăn hóa của cộng đồng địa phương Nghiên cứu chưa phân tích rõ ràng cácthách thức và khó khăn trong việc phát triển và quản lý du lịch thủ công tạicộng đồng Akwadum và các địa phương khác ở châu Phi Tuy nhiên, dé có thé

áp dụng hiệu quả các giải pháp và chiến lược này trong thực tế, cần phải tiếptục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cụ thê để giải quyết các thách thức vàkhó khăn trong việc phát triển và quản lý du lịch thủ công tại các địa phươngkhác ở châu Phi Nghiên cứu cũng cần đưa ra các phương pháp và công cụ đểđánh giá hiệu quả của du lịch thủ công đối với bảo tồn và phát triển bền vững

văn hóa của cộng đông địa phương Ngoài ra, cân phân tích rõ ràng các thách

Trang 32

thức và khó khăn trong việc phát triển và quản lý du lịch thủ công tại các địaphương khác ở châu Phi, bao gồm các yếu tô chính sách, quy định, tổ chức và

du lịch trong phát triển bền vững của day núi Apuseni tai Romania Nghiên cứuđược tién hành dựa trên phương pháp khảo sát cộng đồng và phỏng van các chủdoanh nghiệp du lich Đề tài đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình du lich vàphát triển bền vững cua dãy núi Apuseni tai Romania; Phân tích các lợi ích vathách thức của du lịch đối với phát triển bền vững của dãy núi Apuseni và sinh

kế của cộng đồng địa phương; Dua ra các giải pháp dé tăng cường vai trò của

du lịch trong phát triển bền vững của dãy núi Apuseni và cải thiện sinh kế củacộng đồng địa phương Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào một trườnghợp du lịch tại dãy núi Apuseni tại Romania, chưa đưa ra các khía cạnh và kếtquả của du lịch tại các địa phương khác Đề tài chưa đưa ra các phương pháp

và công cụ dé đánh giá hiệu quả của du lịch đối với phát triển bền vững của daynúi Apuseni và sinh kế của cộng đồng địa phương Nghiên cứu chưa đề cập đến

việc tăng cường quản lý và bảo vệ tai nguyên thiên nhiên và văn hóa trong qua

trình phát triển du lịch tại day núi Apuseni và các địa phương khác

Patricia López-Santos, AnaMaria Fernández-Maldonado (2015), nghiên cứu "Community-Based Tourism and Rural Development: The Case of Lares,

Peru - Du lịch cộng đồng và phát triển nông thôn: Trường hợp Lares, Peru,Journal of Rural Studies (ISSN 0743-0167)” Đề tài tập trung vào nghiên cứuvai trò của du lịch cộng đồng trong phát triển nông thôn tại Lares, Peru Nghiên

Trang 33

cứu được tiến hành dựa trên phương pháp khảo sát cộng đồng và phỏng vấncác chủ doanh nghiệp du lịch Đề tài đã đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hìnhphát triển du lịch và phát triển nông thôn tại Lares, Peru; Phân tích các lợi ích

và thách thức của du lịch cộng đồng đối với phát triển nông thôn và sinh kế củacộng đồng địa phương; Đưa ra các giải pháp để tăng cường vai trò của du lịchcộng đồng trong phát triển nông thôn và cải thiện sinh kế của cộng đồng địaphương; Nghiên cứu cũng đã thực hiện một đánh giá về hiệu quả của chươngtrình du lịch cộng đồng tại Lares, Peru Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào

một trường hợp du lịch tại Lares, Peru, chưa đưa ra các khía cạnh và kết quả

của du lịch cộng đồng tại các địa phương khác Đề tài chưa đưa ra các phươngpháp và công cụ để đánh giá hiệu quả của du lịch cộng đồng đối với phát triểnnông thôn và sinh kế của cộng đồng địa phương Nghiên cứu chưa đề cập đến

việc tăng cường quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa trong quá

trình phát triển du lịch tại Lares, Peru và các địa phương khác Đề tài

"Community-Based Tourism and Rural Development: The Case of Lares,

Peru" đã nghiên cứu va phân tích vai trò của du lịch cộng đồng trong phát triểnnông thôn tại Lares, Peru, đưa ra các giải pháp để tăng cường vai trò của dulịch cộng đồng trong phát triển nông thôn và cải thiện sinh kế của cộng đồngđịa phương Tuy nhiên, để đưa ra các giải pháp cụ thé dé giải quyết các tháchthức và khó khăn trong việc phát triển, cần tiếp tục nghiên cứu và đưa ra cácphương pháp và công cụ dé đánh giá hiệu quả của du lịch cộng đồng đối vớiphát triển nông thôn và sinh kế của cộng đồng địa phương Đồng thời, cần tăng

cường quản lý và bảo vệ tải nguyên thiên nhiên và văn hóa trong quá trình phát

triển du lịch cộng đồng tại Lares, Peru và các địa phương khác Ngoài ra, đểtăng cường hiệu quả của du lịch cộng đồng đối với phát trién nông thôn và sinh

kế của cộng đồng địa phương, nghiên cứu cũng cần đưa ra các giải pháp đểnâng cao năng lực và kỹ năng quản lý của cộng đồng địa phương, tăng cường

Trang 34

khả năng hợp tác và liên kết giữa các đơn vị trong du lịch cộng đồng và cácđơn vị khác trong địa phương, đồng thời phát triển các hoạt động du lịch mangtính bền vững và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của địa phương.

I P Astawa N N Triyuni and I D M C Santosa (2018) nghiên cứu

“Sustainable tourism and harmonious culture: a case study of cultic model at

village tourism” Nghiên cứu nham phân tích một mô hình sự kiện Hội trai Vanhóa và Du lịch Quốc tế (Cultic) từ hai khía cạnh, văn hóa hài hòa và du lịch bềnvững Hiện tại, chính phủ Indonesia thúc đây du lịch làng quê bằng cách thuhút thêm nhiều dân làng tham gia dé đạt được sự độc lập của làng trong quátrình phát triển Chương trình đã phải đối mặt với nhiều trở ngại khác nhau,chăng hạn như các nền văn hóa địa phương bị xói mòn do sự phát triển củangành du lịch 6 at và hướng đến tiền bac mà ít chú ý đến tác hại của môi trường.Nghiên cứu được tiến hành trong một số giai đoạn Giai đoạn đầu tiên là pháttriển mô hình dựa trên nghiên cứu lý thuyết Giai đoạn thứ hai là triển khai mô

hình với 85 thành viên tham gia Giai đoạn thứ ba là đánh giá mô hình thông

qua các phương pháp tiếp cận văn hóa hài hòa và du lịch bền vững Dữ liệuđược thu thập thông qua quan sát trực tiếp và bảng câu hỏi Kết quả phân tíchđịnh tính chỉ ra rằng mô hình sự kiện được phát triển hỗ trợ văn hóa hài hòa,

đặc biệt là môi trường tự nhiên Trong khi đó, kết quả phân tích định lượng chỉ

ra răng những người tham gia thích thú với các hoạt động, chăng hạn như thựcphẩm xanh, vật chất tự nhiên, quản lý chất thải và hệ sinh thái Một phát hiệnkhác là cộng đồng ủng hộ mạnh mẽ khái niệm du lịch bền vững Trong khi đó,kết quả phân tích định lượng chỉ ra rằng những người tham gia thích thú vớicác hoạt động, chăng hạn như thực phẩm xanh, vật chất tự nhiên, quản lý chấtthải và hệ sinh thái Một phát hiện khác là cộng đồng ủng hộ mạnh mẽ kháiniệm du lịch bền vững Trong khi đó, kết quả phân tích định lượng chỉ ra rằngnhững người tham gia thích thú với các hoạt động, chăng hạn như thực phẩm

Trang 35

xanh, vật chất tự nhiên, quản lý chất thải, và hệ sinh thái Một phát hiện khác

là cộng đồng ủng hộ mạnh mẽ khái niệm du lịch bền vững

Ramadhani, Suswanta, Syahrial Shaddiq (2021) với nghiên cứu Marketing of Village Tourism Development Strategy (Case Study in the Tourist

“E-Village Puncak Sosok)” Nghiên cứu mô tả chiến lược của sự phát triển của

làng du lịch Puncak Sosok và các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu

này là dữ liệu định tính mô tả các phương pháp thu thập như phỏng vấn ngườicung cấp thông tin quan tâm và tham gia vào các điểm tham quan Phân tích dữ

liệu thu được thông qua thu thập dữ liệu, xác minh dữ liệu, trình bày dữ liệu và

kết luận Kết quả cho thấy chiến lược phát triển du lịch làng nghề đỉnh caothông qua tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên, tiếp thị chiến lược, và quản lýnguồn nhân lực đã được tốt đang được tiễn hành với sự tham gia của côngchúng đủ cao trong tat cả các giai đoạn của sự quản lý Vì vậy, marketing điện

tử (e-marketing) là chiến lược phát triển du lịch đúng đắn ở Puncak Sosok

Mira Maulani Utami, HER Taufik, Widya Nur Bhakti (2019) nghiên cứu

“Village Tourism: The implementation of community - based tourism” Nghién

cứu phân tích tiềm nang du lịch của Banyuresmi, Jiput Pandeglang Regencydựa trên các yếu tô hỗ trợ va yếu tố ức chế, phương pháp phân tích chiến lượcphát triển du lịch cộng đồng tại làng du lịch Banyuresmi, Jiput Pandeglang.Phương pháp mô tả định tính được áp dung dé phân tích tiềm năng của khu vực

như là một du lịch làng dựa trên nghiên cứu dựa vào cộng đồng, thực hiện khái

niệm cộng đồng dựa vào du lịch của làng du lịch Banyuresmi là một làng dulịch thí điểm được đưa vào danh mục làng du lịch tiềm năng mà người dân cócao nhiệt tình trong việc quản lý các điểm thu hút khách du lịch, thậm chí mặc

dù vẫn còn những trở ngại trong quá trình thực hiện.

Rui Jun Qin & Ho Hon Leung (2021) nghiên cứu “Becoming a Traditional Village: Heritage Protection and Livelihood Transformation of a Chinese

Trang 36

Village” Nghiên cứu đã khám phá sự phát triển bền vững của các làng TrungQuốc đương đại bằng cách lấy làng Nalu ở Trung Quốc làm trường hợp nghiêncứu Các cuộc phỏng vấn và quan sát sâu về dân tộc học được sử dụng đề điềutra sự biến đôi của lịch sử và đi sản phong phú trong làng Các nghiên cứu vàphân tích dựa trên khuôn khô đa chiều về phát triển bền vững Nghiên cứu chothấy rằng việc nhà nước đặt tên cho ngôi làng là “Làng truyền thống TrungQuốc” đã thúc đây du lịch nông thôn địa phương, đóng vai trò quan trọng trong

việc cải thiện hình ảnh của ngôi làng, tăng thu nhập của dân làng và tăng cường

cảm giác gắn bó và gắn bó hơn hài lòng của dân làng Ngược lại, niềm tự hàocủa dân làng khiến họ trân trọng lịch sử của làng mình

Theo nghiên cứu của tác giả Đường Gia Công (2018) nghiên cứu đề tài

“Phát triển làng nghề truyền thong ở huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị”.Với nghiên cứu này, tác giả đã cung cấp khung cơ sở lý thuyết và cơ sở lý luậnthực tiễn và đưa ra 7 nhân tố tác động đến sự phát triển làng nghề truyền thống

và đã đưa ra bộ giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách Nhóm tác giả Nguyễn TriNam Khang, Mai Văn Nam và Dương Qué Nhu (2013) với nghiên cứu “Giảipháp phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch tỉnh Hậu Giang” Đềtài nghiên cứu cho thấy rằng Hậu Giang nhận được khi đầu tư phát triển du lịch

là rất lớn Đồng thời, nếu ta kết hợp hoạt động du lịch thì ngoài những giá trị

hữu hình đó ta còn có được những lợi ích hơn, so sánh hiệu quả của hoạt động

sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống và làng nghề kết hợp với dulịch và kết quả phân tích đưa ra được kết luận việc phát triển mô hình du lịchlàng nghề ở Hậu Giang hoàn toàn có cơ sở thành công và đem lại hiệu quả tàichính cao hơn Tuy nhiên, cá nhân tác giả nhận thấy nếu như chỉ phát triển làngnghề truyền thống và du lịch làng nghề thôi là chưa đủ và mở rộng sang các địaphương khác chưa từng được nghiên cứu và cũng mang vấn đề thiết thực Vìvậy, tác giả kế thừa các nghiên cứu về làng nghề đi trước dé xây dựng cơ sở lý

Trang 37

luận về định hướng phát triển du lịch làng nghề truyền thống gắn liền với cảithiện sinh kế với trường hợp làng miễn dong làng So, Tân Hòa, Quốc Oai, HàNội Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch làng nghề truyền thống tại địaphương Phát hiện thêm một số điểm yếu về phát triển làng nghề miến dong.Những phát hiện này gồm: Công tác triển khai, chính sách hỗ trợ chưa đa dạng

và chậm Các cơ sở sản xuất chưa liên kết trong kinh doanh, chưa có nhiều sự

dau tư tìm kiêm nguôn cung dau ra.

1.3 Khung lý thuyết nghiên cứu

Sinh kế địa

phương

LẠ Quy mô sản ) ứ Nước thải (số ì / Di tích lịch sử, \/ Chính sách, )

| xuất, kỹ thuật | | lượng, chất || công tác quảng II phương pháp

, công nghệ, chất | ¡ lượng) an toàn i] bá, kiến thức, in| phat trién, dé |

| lượngnhân | | vệsinhsản || sựquantâm || xuất | ' công, quy trình | | xuất, kiểm tra, |! của nhà nước, | | |

Ñ sx, sản phẩm ÿ \ giám sát 4 \ A x A (KG mm ee ca ỷ——— ————— a”

Trang 38

lịch dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội.Trên thế giới, hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một trongnhững ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, cho đếnnay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất, có rất nhiều khái niệmkhác nhau về du lịch:

Theo M Coltman, “du lich là tổng thể những hiện tượng và những mốiquan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau gitta khách du lich, nhà kinhdoanh du lịch, chính quyên sở tại và cộng dong cư dân địa phương trong quátrình thu hút và lưu giữ khách du lich.” Theo quan điểm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R Goeldner, J.R Brent Ritcie, du lịch là tổng hợp các mối quan

hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền

và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch Vớicách tiếp cận tổng hop ấy, các thành phan tham gia vào hoạt động du lịch baogồm:

(1) Khách du lịch;

(2) Các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách du lịch;

(3) Chính quyên sở tại;

(4) Cộng đồng dân cư địa phương

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới: Du lịch được hiểu là tổng

hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các

cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thê ở bên ngoài nơi cư trú thườngxuyên của họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến không phải là nơi làm việc

của ho”.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (InternationalUnion of Official Travel Oragnization - IUOTO) thì: “Du lịch được hiểu làhành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của

Trang 39

mình nhằm mục dich không phải dé làm ăn, tức không phải dé làm một nghềhay một việc dé kiếm tiền sinh sống”.

Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa

XI năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau: Du lịch là các hoạt động cóliên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mìnhnhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong mộtkhoảng thời gian nhất định

Như vậy chúng ta có thé được hiểu rằng: “Du lịch là hoạt động của con

người ngoài khu vực cư trú thường xuyên, nhằm mục đích khác không phải đểkiếm sống trong một khoảng thời gian nhất định ”

Theo Trần Quốc Vượng, làng nghề được hiểu như sau: “Làng nghề là làng

ay vẫn có trồng trọt theo lối tiêu nông và chăn nuôi nhỏ (lợn, ga), cũng có một

số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ) song nổi trội một số nghề

cô truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyênnghiệp, có phường (cơ cau tô chức), có ông trùm, ông phó cả cùng một sốthợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ,

tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bang nghé đó

và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng đã có tính mỹ nghệ,

Trang 40

đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường làvùng xung quanh và với thị trường đô thị, thủ đô và tiễn tới mở rộng ra cả nướcrồi có thé xuất khẩu ra cả thị trường nước ngoài Những làng nghề ấy ít nhiều

đã nổi danh từ lâu (có một quá khứ hang trăm năm) “dân biết mặt, nước biết

tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ trở thành di sản văn hóa dân

gian”

Theo quan điểm của Bùi Văn Vượng: “Làng nghề truyền thống là làngnghề cô truyền làm nghề thủ công Ở đấy không nhất thiết tat cả dân làng đềusản xuất hàng thủ công Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời

là người làm nghề nông (nông dân) nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo

ra những người thợ chuyên sản xuất hàng nghề truyền thống ngay tại làng quê

của mình”.

Trong những quan điểm trên, các tác giả đã đưa ra những dấu hiệu rất cụthé dé nhận biết về làng nghề nhưng những dấu hiệu đó chi đúng với nhữnglàng nghề truyền thống đã có lịch sử phát triển lâu đời mà chưa đúng với nhữnglàng nghề nói chung, đặc biệt là những làng nghề mới ra đời trong thời giangan đây Theo Duong Bá Phượng, “Làng nghề là làng ở nông thôn có một haymột số nghề thủ công tách han khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập” Quanđiểm này đã nêu được hai yếu tố là làng (ở nông thôn) và nghề (thủ công táchkhỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập) nên có khả năng bao quát hơn về cáclàng nghề ở nước ta nói chung tuy nhiên nó không hoàn toàn phù hợp với hiệntrạng các làng nghề ở Việt Nam vẫn tồn tại đan xen cả thủ công nghiệp và nôngnghiệp, nhiều làng ở nước ta có nghề nhưng vẫn chưa được gọi là làng nghè

Có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm làng nghề kèm theo nhữngtiêu chí rất cụ thể về lao động và việc làm như: Làng nghề là những làng đãtừng có từ 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay lao động của địa phương trở lênlàm nghề chiếm phần chủ yếu trong tổng thu nhập của họ trong năm

Ngày đăng: 01/12/2024, 03:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN