1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Không gian văn hóa Mường trong quá trình hội nhập tại xã Phú Mãn- Quốc Oai- Hà Nội

78 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Không gian văn hóa Mường trong quá trình hội nhập tại xã Phú Mãn - Quốc Oai - Hà Nội
Tác giả Đinh Thị Tuyết
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị Vân Chi
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Việt Nam Học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 22,82 MB

Nội dung

Ngoài ra, là một sinh viên ngành Việt Nam học với những hiểu biết và lòng tự hào về quê hương mình, tôi quyết định chọn: “Không gian văn hóa Mường trong quá trình hội nhập tại xã Phú Mãn

Trang 1

iil] - TRƯỜNG ĐẠI 1 HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VA NHAN VAN, ĐHỌGHN ˆ

_ KHOA V 1ET NAM HOC VA TIENG VIET

ĐINH THITUYET

KHÔNG GIAN VĂN HÓA MƯỜNG TRONG QUÁ

TRÌNH HOI NHAP TAI XA PHU MAN

KHÓA LUẬN TOT NGHIEP ĐẠI HOC

'— NGÀNH: VIỆT NAM HỌC

Hệ đào hac! Chinh quyKhoa hoc : QH- 2010—X

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, DHQGHN

KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIỆT

Trang 3

MỤC LỤC

PHAN MO 7 1

1 Lý do chọn đề tai cesesssessssssssssessesssecscsscssessscssessnsssssssssscsssssusssssssessessseeseeneeess 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề " 2

3 Mục đích và phạm vi nghiÊn CỨU - << <5 S993 E4 SE3 S255 4 23s esezee 3

4 Đối tượng và phương pháp nghiên Cứu - 5-5 5s sssessessescsesesee 3

5 Đóng góp của đề tài nghiên cứu s- 2-2 s2 se ssecxexserscceeee 4

6.Cấu trúc của đề tài nghiên cứu - 2-2 se se©esckse+xserke+reerree 4

CHUONG 1 TONG QUAN XÃ PHU MÃN -5- s° s£secsecsesscsesse 5

1.1 Vị tri địa lý và điều kiện tự nhiên xã Phú Mãn - 2s sscsecse 5 LDL (L1 r1 nh d Ô d.ÔÂ.).L., 5

1.1.2 Điều kiện tự WWi6N ecsescssssssvessseesssessvessssesssesssscssssessssssssssssessssesensessusesaeessees 5

1.2 Lich sử hình thành xã Phú Mãnn 2 G5 S35 3 E5 5 xsgseeegse 6

1.3 Đời sống kinh tế xã Phú IMãn - 2-2 s+x°9Eerxetreerserssvsee 7

1.3.1 Nông 'g HỆP) << TH TH T010 180006 010010 Hung ngu 7 1.3.2 CHAN HHHÔÌ o-GÁ SG T008 T5 00010511 ng nga 8

I5, 78mm 9

1.3.4 Thủ công H1E ÏLÏỆND GỌ Họ TH TH 00008 00500000 0g ngu 9

ISSðW/ 86, 0n 9

1.4 Tổ chức làng xã và quan hệ xã hội 2-2 se vzee+zee+zevzseczs 10

1.4.1 Bộ Mdy Qua Ïj.d GỌI HH TH TT HH gu 10

1.4.2 Quan hệ dòng ÏLỌ HH KH KT HH ngu ng ngu ve 11

14.3 Các tổ chức hội đoàn KIC ssssssssssssssssssssssssssssssssessssesisesssvisssesisssseees 12

¡"0.1 + 13 CHƯƠNG 2 KHÔNG GIAN VĂN HÓA MƯỜNG TRUYÈN THÓNG TẠI

XÃ PHU MAN ovcssssssssssssssssessscssssessecssnsecseccsnsesesssusecsssssuscssssssseccessssseesessssseessssees 14

2.1 Một số khái niệm oo cecceessesssesssesscssessssssecsusssecssscscessccerecuecnecsecssecsucsacsaess 14

2.1.1 Khái HIỆH VAN HiÓA o5 <5 SA SE SASEEASSE5EE1 15 5 E111 ngu ree 14

2.1.2 Khái niệm khong gian van NOG c co o5 5< s55 S4 SE< SE ssese 14 2.1.3 Khái niệm “Hội HhậD” co HH HH KH TH ng gu gu gu rgy 15 2.2 Đặc trưng văn hóa Mường << «s91 395.81 3 51 181g re 15

Trang 4

2.2.1 Văn hóa Ẩm thực -. -«e-eseeeereeeeeteetstseerertsererree "— 15

2.2.2 Y pÌLỤC -o.-s<c <2 nh HT 0040040000000 1004000011000 06 21 2.2.3 Nhà ở và không Gian SONG sessscrescssersecrsereecrscreeseecnsesceneesessseesnecseenseeneeseesees 23 2.2.4 Tín ngưỡng và nghỉ lẾ thờ cúng H530 803561356899889085588750874879508570 26 2.2.5 Phong (UC LAP qHÁH csoSĂS SH Y1 1 1811111011101088110 156 28 ¡ác ma 36

3.1 Không gian văn hóa Mường Phú Mãn dưới sự tac động của các chính sách thuộc địa của Pháp 1858-1945 5< cssekereerkerserksersersessee 37 3.1.1 Sự thay đổi về tổ chức hành chính của Pháp, sự sụp đỗ của chế độ nhà LANG ở PRU TMÃN co In 0000009996 — 37

3.1.2 Ảnh hướng của chính sách thuộc địa của Pháp doi với không gian văn hóa Mường PRU IMim o°- °c<Ss< Set teEEEeEESEEEeEeEterkerkerkereeserksrkerseesre 38 3.2 Phú Mãn từ sau Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến hòa bình lập lại TAM 165.1 40

3.2.1 Thiết lập chính quyền nhân dân đầu tiên tại xã Phú Mãn 40

3.2.2 Diện mạo Phú Mãn dưới sự lãnh đạo của chính quyền dân chủ nhân AGM Pa e 41

3.3 Quá trình hội nhập với cộng đồng cư dân Việt của người Mường ở Phú Mãn sau năm 1954 đến 1986 - 5-5 SsSs+sEEs£seEseEseEsessrserserserscsee 42 3.3.1 Từ năm 1954 đến năm I975 - «se se teetetterkeseererkerkereerererre 42 3.3.2 Thời kỳ từ 1975 tới trước Đổi mới (1986) -sccsccsccescesceerscrs 47 3.4 Không gian văn hóa Mường Phú Mãn trong quá trình hội nhập sau Déi 0“ 48

3.4.1 Tình hình kinh tế của Phú Mãn sau Đi mới - -scc< << 48 3.4.2 Diện mao không gian văn hoá Mường Phú Mãn sau Đổi mới 50

¡{cm 55

KET LUAN 075 — 56

Một số đề xuất góp phan bảo tổn giá trị văn hoá Mường tại Phú Mãn 59

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2- - 5° 5< se £s+Eeesessevsesee 60 3108090 a 62

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài khóa luận tốt nghiệp “Không gian văn hóa Mường trong quá trình hội nhập tại xã Phú Mãn — Quốc Oai — Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập

dựa trên những khảo sát thực tế của cá nhân tôi.

Tôi cam đoan những vấn đề được trình bày trong khóa luận là đáng tin cậy.

Đó là thành quả khảo cứu, học tập của cá nhân tôi và chưa được công bố trong bắt

kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó ị

Tác giả khóa luận

Trang 6

LOI CAM ON

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn su

giúp đỡ tận tình, chu đáo của TS Dang Thị Vân Chi — giảng viên khoa Việt Nam

học và Tiếng Việt Trong quá trình thực hiện khóa luận này Cô đã hướng dẫn, động

viên, giúp đỡ tôi rất nhiều, đặc biệt là những dạy bảo của Cô giúp tôi có được tác

phong làm việc khoa học.

Bên cạnh đó, tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ văn thư xã

Phú Mãn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập các thông tin, số liệu về địa

phương Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cụ cao niên trong xã,

nhất là ông Đinh Công Chìu, bác Đinh Công Chiến và ông Đinh Đại Toàn đã có những chỉ bảo quan trọng cho tôi trong quá trình tìm kiếm tư liệu tại địa phương.

Trang 7

PHAN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ly luận và thực tiễn đã chứng minh, bất kỳ một dân tộc nào cũng đều trai

qua quá trình lịch sử phát triển riêng của mình, đồng thời cũng sản sinh ra truyền

thống văn hoá dân tộc và chính truyền thống văn hoá đó đã tạo nên diện mạo văn hoá, cốt cách văn hoá của mỗi dân tộc, làm nên sự phong phú và đa dạng chung cho

- nền văn hoá nhân loại Cũng như bao dân tộc khác, người Mường, một tộc người

bản địa đã có mặt từ lâu trên đất nước ta đã và đang xây dựng nên nền văn hoá đặc

sắc và mang đậm dấu ấn riêng của tộc người mình Trải qua một chặng đường lịch

sử lâu đài với những lần tiếp xúc, giao lưu với các nền văn hoá khác, người Mường

đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá tiến bộ để làm phong phú cho văn hoá

dân tộc mình Chính trong mỗi lần “va chạm” văn hoá đó, người Mường đã vận

dụng cái mới, cái tiến bộ, áp dụng phù hợp vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của

cộng đồng để tạo thêm động lực thúc đây xã hội của mình phát triển.

Cũng như đồng bào người Mường sinh sống ở các khu vực khác, ngườiMường tại xã Phú Mãn (huyện Quốc Oai, Hà Nội) từ bao đời nay đã xây dựng, gìn

giữ và phát huy những giá trị văn hoá tộc người mình dưới động lực nội sinh và

ngoại sinh để tạo ra sức sống mạnh mẽ khi bước vào những chặng đường mới của

lịch sử Đặc biệt, nền văn hoá Mường dưới sự lãnh đạo của Đảng đã có những biến chuyển tạo nên những yếu tố văn hoá mới có nét khác biệt với văn hoá truyền

thống Và đây cũng là giai đoạn đánh dấu nền văn hoá của người Mường tại xã Phú

Mãn có những thay đổi mạnh mẽ nhất so với những lần tiếp xúc văn hoá trước đó

Phú Mãn là một xã miền núi nhỏ nhưng rất giàu truyền thống cách mạng

cũng như văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa truyền thống của đồng bào dân

tộc Mường sinh sống tại đây Trong xu thế hội nhập hình ảnh làng quê ở Phú Mãn

có nhiều thay đổi Không gian làng thay đổi dẫn đến nếp làng, văn hóa làng cùng

những phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Mường nơi đây không còn được

nguyên vẹn Do đó, nghiên cứu và tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống cũng

như những yếu tố hiện đại trong phát triển văn hóa xã Phú Mãn theo hướng tiếp cận

khu vực học là điều cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

Chính vì lý do trên, tác giả xin được phép đi vào tìm hiểu về văn hoá Mường

Trang 8

động tạo nên sự đổi thay trong đời sống kinh tế - xã hội truyền thống của người

Mường tại đây.

Ngoài ra, là một sinh viên ngành Việt Nam học với những hiểu biết và lòng

tự hào về quê hương mình, tôi quyết định chọn: “Không gian văn hóa Mường

trong quá trình hội nhập tại xã Phú Mãn — Quốc Oai —- Hà Nội” làm đề tài khóaluận tốt nghiệp của mình cũng là mong muốn góp phần vào tìm hiểu, lưu giữ và

phát huy các giá trị văn hóa làng Mường ở vùng đất này, là cơ sở quan trọng dé bổ

sung thêm nguồn tư liệu văn hóa địa phương phục vụ nhu cầu tìm hiểu của người

dân trong xã và khách du lịch khi tìm đến đây.

2 Lịch sử nghiên cứu van đề

Ngày nay những biến đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội ở các làng xã đã và đang là đề tài thu hút được sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu của giới nghiên cứu và

hoạch định chính sách nhất là trong bối cảnh có nhiều biến động về văn hóa như ở

Việt Nam hiện nay.

Nghiên cứu về làng xã không chỉ có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác bảo

tồn và phát triển văn hóa làng xã, mà còn là nghiên cứu cơ bản cần thiết phục vụ

cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Trong nhiều công trình nghiên cứu về làng xã, đáng chú ý là các công trình

nghiên cứu mang tính lý luận chung như: Mot số vấn dé làng xã Việt Nam (2009) của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc; Văn hóa Việt Nam — truyền thong và hiện đại của

Lê Huy Hòa, Hoàng Đức Nhuận (tuyển chọn và giới thiệu); Đến hiện đại từ truyễnthống của Trần Đình Hượu; Văn hóa và thời đại của Nguyễn Chí Tình; Biến đối văn

hóa ở các làng quê hiện nay của TS Nguyễn Thi Phương Châm; Con người và văn

hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập của Nguyễn Văn Dân,

Ngoài ra, các công trình nghiên cứu có tính trường hợp như: Van hóa làng

Tiên Điền — truyền thống và hiện đại của PTS Nguyễn Quốc Phẩm; Xây đựng làngvăn hóa ở huyện Hải Hậu — Nam Định trong thời kỳ đổi mới của Trần Thị Kim

Quế; Văn hóa làng Nam Bộ trước những biến đổi kinh té- xã hội từ 1980 trở lại đây

của Lương Hồng Quang: Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng

sông Hồng của Tô Duy Hợp (2000); Văn hóa làng và làng văn hóa ở Quảng Ngãi

của Nguyễn Văn Mạnh (1999), là những công trình tham khảo tốt cho nghiên cứu

Trang 9

Phú Mãn, nhưng đã giúp tác giả có được khung lý thuyết, những gợi ý, chỉ dẫn quan

trọng khi nghiên cứu về làng xã như một không gian văn hóa lưu giữ những đặc

trưng văn hóa của từng vùng, cũng đồng thời là nơi thể hiện rõ nhất quá trình vừa

giao lưu văn hóa, vừa gìn giữ đặc trưng văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu có chọn lọc để

tồn tại và phát triển.

Đối với huyện Quốc Oai, Phú Mãn là xã miền núi duy nhất và đây cũng là

địa phương duy nhất trên địa bàn toàn huyện có người dân tộc thiểu số sinh sống

với những cách thức sinh hoạt có những khác biệt với những địa phương còn lại của

huyện nên cuốn Lịch sử - Văn hóa huyện Quốc Oai đã dành một số lượng trang viết

về xã Phú Mãn Đây cũng là công trình đã đưa ra những gợi ý quý báu cho tác giả

khi thực hiện đề tài này.

3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Từ thực tế khảo sát chỉ ra những thay đổi trong đời sống văn hóa cư dân xã

Phú Mãn trước sự tác động của những nhân tố bên ngoài, từ đó phác họa quá trình tiếp biến văn hóa của cộng đồng Mường tại Phú Mãn, đồng thời dự báo những giá

trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Mường đang có nguy cơ bị “Việt

hóa” và đưa ra những đề xuất trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt

đẹp của người Mường góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam phong phú,

đa dạng.

3.2 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là không gian văn hóa Mường tại xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, Hà Nội Về mặt thời gian, xã Phú Mãn đã trải qua một quá trình

lịch sử lâu dài với những biến động và chuyển biến về nhiều mặt Tuy nhiên đề tài

nghiên cứu chỉ tập chung làm rõ những thay đổi trên lĩnh vực văn hóa do sự tác

động của các yếu tố chủ quan và khách quan đến văn hoá của người dân Mường ở

Phú Mãn, đặc biệt từ sau Cánh mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến nay.

4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

4.1 Đối twong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của dé tài này là những giá trị văn hóa truyền thống

(vật chất và tinh than) của người dân tộc Mường tại xã Phú Mãn dưới tác động của

Trang 10

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu về không gian văn hóa Mường tại xã Phú Mãn, về cơ bản là một

nghiên cứu làng xã vì vậy, để tìm hiểu được chính xác đối tượng của mình tác giả

vận dụng phương pháp sử học, xã hội học và dân tộc học Bên cạnh việc kết hợp, so

sánh và phân tích các tư liệu lịch đại, chúng tôi sử dụng phương pháp hồi cố thông

- qua lời kể của các cụ cao tuổi trong xã nhằm có được thông tin đáng tin cậy nhất.

Tìm hiểu không gian văn hóa cũng là một nghiên cứu khu vực học vì vậy phương

pháp nghiên cứu khu vực học cũng được áp dụng Bằng cách khoanh vùng nghiên

cứu trong phạm vi xã Phú Mãn nên tác giả có thể tìm hiểu được những đặc điểm về

địa kinh tế, địa văn hoá - xã hội của đối tượng Ngoài ra, phương pháp thống kê, sưu

tầm, thu thập các thông tin, số liệu từ các nguồn tài liệu có liên quan và xử lý, đánh

giá các số liệu cũng được vận dụng trong quá trình nghiên cứu.

5 Đóng góp của đề tài nghiên cứu

- Đề tài bước đầu hệ thống hóa các giá trị văn hóa truyền thống (vật chất và

tinh thần) của đồng bào dân tộc Mường tại xã Phú Mãn nhằm lưu giữ, khôi phục,

khơi dậy những nét đẹp văn hóa dân tộc với ý nghĩa giáo dục các thế hệ nối tiếp về

tình yêu quê hương đất nước, yêu văn hóa bản làng Đồng thời nghiên cứu này cũng

góp phần làm sáng tỏ sự phong phú, đa dạng và độc đáo của văn hóa làng xã cổ

truyền Việt Nam.

- Trên cơ sở làm rõ những yếu tố truyền thống và hiện đại trong văn hóa làng

Mường tại Phú Mãn, đề tài sẽ chỉ ra vai trò của mỗi yếu tố cũng như mối quan hệ

giữa chúng dé đưa ra biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa làng hợp lý cho chính

quyền địa phương cũng như các cấp quản lý Từ đó bước đầu dy báo xu hướng pháttriển văn hóa xóm làng Mường trong quá trình hội nhập với thế giới bên ngoài

- Đề tài sẽ là nguồn tham khảo có ý nghĩa cho những ai quan tâm nghiên cứu,

tìm hiểu về địa phương.

6 Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài được chia

làm 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan xã Phú Mãn

Chương 2: Không gian văn hóa Mường truyền thống tại xã Phú Mãn

Trang 11

CHUONG 1

TONG QUAN XA PHU MAN

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã Phú Mãn.

1.1.1 Vị trí địa lý

Phú Mãn là một xã nằm ở phía tây huyện Quốc Oai, cách trung tâm huyện

20km Phía bắc giáp với xã Phú Cát Phía đông và đông bắc giáp hai xã là Hòa

- Thạch và xã Phú Cát Phía tây giáp xã Đông Xuân (trước nam 2008, xã Đông Xuân

vẫn thuộc huyện Lương Sơn, Hòa Bình nhưng từ sau năm 2008, xã Đông Xuân đã

thuộc quyền quản lý của huyện Quốc Oai) Phía nam giáp xã Hòa Sơn và xã Lâm

Sơn thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Xuôi về phía nam xã Phú Mãn khoảng 8km là thị trấn Xuân Mai (huyện

Chương Mỹ, Hà Nội), ngược lên phía bắc của Phú Mãn chừng 20km là thị xã Sơn

Tây Đặc biệt, đại lộ Thăng Long — đường đi từ Láng (Hà Nội) đến Hòa Lạc (Thạch

Thất) hoàn thành đã rút ngắn khoảng cách từ xã đến thủ đô chỉ còn khoảng 40km.

Phú Mãn là một xã có vị trí chiến lược hết sức quan trọng Đây là nơi giáp

ranh giữa huyện Quốc Oai với hai huyện Thạch Thất (Hà Nội) và huyện Lương Sơn

(Hòa Bình) Đồng thời Phú Mãn còn là một điểm trên đường địa giới phân chia hai

tỉnh Hà Tây và Hòa Bình trước đây (nay là Hà Nội và Hòa Bình).

Chính vị trí như trên nên từ xưa Phú Mãn đã là một điểm có vai trò quan

trọng trên tuyến đường “Thượng lộ lai kinh” của các phủ, lộ thuộc khu vực miền

núi, nay là quốc lộ 21A.

Ngày nay, Phú Mãn vẫn từng bước khẳng định vai trò quan trọng của mình

trong khu vực và tận dụng tối đa những lợi thế do vị trí tự nhiên mang lại nhằm thúc

đây địa phương đi lên.

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Phú Mãn là một xã có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng và giàu tiềm năng Vì Phú Mãn là một xã miền núi nên nó vẫn mang đầy đủ những đặc trưng

chung của khu vực niền núi.

Trước hết là về địa hình Với chiều dài gần 5km từ quốc lộ 21A đến chân

núi Vua Bà (hay núi Viên Nam), Phú Mãn có trên 30 quả đồi, núi cao thấp nối tiếp

nhau Đặc biệt, có ba điểm cao gần 500m là: Gò Sò ở phía bắc, Gò Ròng ở phía

Trang 12

phía tây Phú Mãn là một phần của dãy núi Vua Bà với độ cao trung bình so với mực

nước biển là 1000m Với hệ thống đồi núi như trên đã tạo ra một Phú Mãn địa hình,

địa thế vừa đẹp vừa hiểm trở nhưng cũng rất hùng vĩ.

Với tổng diện tích tự nhiên là 902,3 ha, trong đó diện tích đất đồi núi 573,2

ha chiếm 63,5% tổng điện tích tự nhiên của xã Bên cạnh đó, có đến 2/3 phần diện

-tích:đất thé cư, đất nông nghiệp va đất khác của xã cũng nằm ở những vị trí địa hình

- có độ cao tương đối mang tính chất của vùng bán sơn địa, chuyển tiếp giữa vùng

đồi núi và vùng đồng bằng.

Về mặt thổ nhưỡng, vì là xã miền núi nên đất đai ở Phú Mãn chủ yếu là đất

feralit và đất nâu, đất phù sa chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kế do không có con

sông lớn nào chảy qua địa bàn xã.

Về khí hậu, Phú Mãn tuy nằm ở khu vực đồi núi nhưng nhìn chung khí hậu

vẫn mang tính chất của khí hậu nhiệt đới âm và gió mùa Có đặc điểm khí hậu này

là do Phú Mãn nằm ở vùng chuyển giáp giữa vùng đồi núi và đồng bang nên nó vẫn

chịu ảnh hưởng của khí hậu khu vực đồng bằng

Sông ngòi ngắn và nhỏ là đặc trưng nổi bật ở Phú Mãn Nhìn chung trên địa

bàn cả xã không có một con sông nào chảy qua nhưng ngược lại hệ thống kênh mương khá nhiều Nguồn nước ở các kênh mương chủ yếu là dẫn từ các suối chảy

trên núi về và được chứa ở các đập ngăn nước.

Nhìn chung lại, về điều kiện tự nhiên và khí hậu ở Phú Mãn thích hợp cho

việc làm nông nghiệp và trồng cây công nghiệp.

1.2 Lịch sử hình thành xã Phú Mãn

Theo như lời các cụ cao niên trong xã tường thuật lại những điều mà các cụ

được nghe các bậc đi trước ké lại thì Phú Mãn là một khu vực thuộc quyền quản lý

của các xã lân cận Có những thời điểm Phú Mãn thuộc xã Hoà Mục và cũng có

những lúc thuộc xã Rã Cát của tổng Giã Cái Tuy nhiên, những lần sáp nhập đó chính xác vào thời điểm nào trước thế kỷ XIX thì hiện nay chưa tìm thấy tài liệu

nào ghi lại.

Đến đầu thế kỷ 19, dưới thời Nguyễn, cải cách hành chính của Minh Mạng bằng cách đổi các động, sách miền núi thành các xã đã đưa các khu vực tự trị của

các tộc người thiểu số trở thành các đơn vị hành chính của nhà nước phong kiến

Việt Nam Tắm bản đồ tinh Sơn Tây cuối thé kỷ 19 cho biết tổng Gia Cát lúc nay có

Trang 13

các xã Hòa Mục, Bạch Thạch, Xuân Mai và Động Vai Đến những năm 1920 của

thế kỷ XX, tổng Giã Cát có thêm xã Phú Mãn.

Xã Phú Mãn ngày nay được hình thành từ sáu điểm dân cư, thường gọi là sáu

xóm (trước đây còn gọi là các trại) đó là: Đồng Vàng, Cổ Rùa, Đồng Âm, Trán Voi,

Đồng Vỡ và Làng Trên Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân cư các xóm

còn rất thưa thớt Vì vậy các xóm đều thuộc sự quản lý của các xã khác nhau Các

xóm Trán Voi, Đồng Âm, Cổ Rùa, Đồng Vỡ, Làng Trên thuộc quyền quản lý của xã

Hòa Mục (xã Hòa mục nay là làng Hòa Mục thuộc xã Hòa Thạch) Còn xóm Đồng

Vàng thuộc quyền quản lý của xã Rã Cát (xã Rã Cát nay là làng Rã Cát thuộc xã

Phú Cát) Sau Cách mạng tháng Tám thành công, để chuẩn bị cho bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Quốc Oai

đã quyết định tách các xóm phía tây quốc lộ 21A để tái thành lập lại xã Phú Mãn

Từ đây, xóm Đồng Vàng tách ra khỏi xã Rã Cát, các xóm: Cổ Rùa, Đồng Âm, Trán

Voi, Đồng Vỡ, Làng Trên tách khỏi xã Hòa Mục Sáu xóm trên hợp nhất lại thành

một xã mới lấy tên là xã Phú Mãn, tổng Giã Cát, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây Cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, dé tập trung lực lượng, tăng cường sức

mạnh chiến đấu, các xã trong khu vực lần lượt hợp nhất lại với nhau lập thành

những xã lớn hơn Theo chủ trương đó, tháng 7 năm 1947, xã Phú Mãn được hợp

nhất với xã Rã Cát thành xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Tỉnh Sơn Tây.

Hòa bình lập lại, miền Bắc đi vào hồi phục và phát triển kinh tế, hàn gắn vết

thương chiến tranh Để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, các

xóm của xã Phú Mãn được tách khỏi xã Phú Cát trở về thành xã Phú Mãn và từ đó

cho đến nay, xã Phú Mãn đi vào ổn định và ngày càng phát triển

1.3 Đời sống kinh tế xã Phú Mãn

1.3.1 Nông nghiệp

Nhìn một cách tổng thể, xã Phú Mãn là một xã thuần nông với trên 80% dân

số sống chủ yếu bằng nghề nông nên kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chính trong

nền kinh tế của xã Phú Mãn.

Với diện tích đồi núi chiếm 2/3 đất đai toàn xã, người dân Phú Mãn chủ yếu

làm rẫy trồng lúa nương và các loại cây lương thực khác.

Cùng với việc phát nương, làm rẫy người dân nơi đây cũng sớm quen với

Trang 14

những ruộng bậc thang, họ dựa vào nguồn nước suối và tiến hành gieo cấy lúa nước Trước đây do trình độ canh tác lạc hậu, giống lúa không có sự thay đổi nên

năng suất lúa nước không cao Mặt khác, vào mùa mưa lũ, nước lũ tràn về đã gây

những ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa màng do hệ thống thủy lợi chưa được chú

trọng Tuy nhiên trong mấy năm trở lại đây, hệ thống thủy lợi đã được quan tâm đầu

tư tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Cùng với đó là sự thay đổi giống cây

trồng mới năng suất cao và áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào việc canh

tác Do đó, diện tích đất trồng lúa vụ xuân năm 2013 đã tăng đưa tổng diện tích gieo

trồng lên 54,8 ha, năng suất 150 kg/sào, ước đạt 1.274.000.000đ.

Diện tích các loại cây màu vẫn được đảm bảo trong tông số 22,36 ha diệntích hoa màu thì diện tích trồng ngô là 19,76ha, năng suất đạt 270 kg/sào, ước dat

378.000.000đ so với cùng kì đạt 309% Diện tích trồng lạc là 2,6 ha, năng suất đạt

206 kg/sào, so với cùng kì đạt 145%! Như vậy, có thể thấy sản xuất cây màu chủ

yếu tập trung vào cây ngô, cây lạc.

Trên diện tích đồi núi thấp, người dân địa phương đã trồng các loại cây như:

bạch đàn, keo, trâu, cây gió, Những cây trồng này không chỉ cung cấp gỗ làm nhà

ở, củi đốt mà còn là một nguồn kinh tế dự trữ của mỗi hộ gia đình.

1.3.2 Chăn nuôi

Bên cạnh việc trồng trọt thì chăn nuôi cũng khá được chú ý Theo thống kê

năm 2013, tổng đàn trâu toàn xã là 160 con, tuy nhiên, số lượng trâu trong những

năm gần đây có giảm đáng kể Đàn bò là 500 con, giảm 108 con so với năm 2012;

đàn dé là 80 con; đàn lợn hiện tại có 1705 con, giảm 55 con, trong đó lợn nai là 255

con, lợn thịt là 1480 con; tông đàn gia cầm trong các trang trai là 88.175 con, tăng

8.158 con, gà nuôi ở các hộ gia đình là 5.480 con, gà nuôi công nghiệp là 71.000

con, còn lại là gà và vịt đẻ 3.000 con” Theo như khảo sát tại địa phương thì những

năm gan day số lượng trâu, bò của xã giảm mạnh là do diện tích chăn thả bi thu hep,

đồng thời diện tích canh tác trên nương ray không còn như trước nên nhu cầu sức

kéo cũng giảm đi.

Một điều đáng chú ý tại Phú Mãn là diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy

sản rất hạn chế và không đáng kể, nêu có nuôi thủy sản thì cũng chỉ ở một sô hộ gia

Trang 15

đình và cũng chỉ để phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình chứ không đưa sản

phẩm đó trở thành hàng hóa Nguyên nhân chính là do diện tích mặt nước để nuôi

trồng thay sản của địa phương rất hạn chế.

1.3.3 Nghề rừng

Với đặc điểm của một xã miền núi nên diện tích đất đồi núi chiếm trên 60%

điện tích tự nhiên của cả xã Đặc biệt, trong tong số 573,2-ha đất đồi thì có đến 100

ha là rừng tự nhiên trải dài trên triền núi Vua Bà Chính điều này đã tạo cho Phú

Mãn có thế mạnh về phát triển kinh tế rừng Rừng Phú Mãn mang đầy đủ những đặc

điểm của rừng nhiệt đới với quần thể sinh vật rất đa dạng và phong phú Trong rừng

có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như: đỉnh, lim, sến, tau, vàng tâm, cùng

hàng trăm loại tre, dang, trúc, nứa, vàu, may, Bên cạnh đó, các loại dược liệu quý hiếm cũng có mặt tại đây như: nhân sâm, sa nhân, ý nhĩ, súc sa, hoài sơn, nhân

tran, Động vật sinh sống ở rừng gồm nhiều loài: hươu, nai, hoang, chén, sóc,

nhím, lợn rừng, gà rừng, chim, trăn, ran, Trước đây khi chưa có sự tác động của

con người, rừng nơi đây còn là nơi cư trú của nhiều loại động vật lớn như: gấu, hỗ,

báo, voi dan, Vì vậy, từ lâu rừng đã là một nguồn sống quan trọng của cư dân địa

phương và các xã lân cận.

Với tình hình sản xuất như trên chỉ tính riêng khu vực I (nông — lâm — ngư)

trong năm 2013 đã chiếm tới 55% trong cơ cấu kinh tế của xã

1.3.4 Thủ công nghiệp

Phú Mãn là xã thuần nông nên có lẽ từ xa xưa hoạt động thủ công nghiệp

không được chú ý Có điều đặc biệt là trước đây khi nền kinh tế tự cấp tự túc chi

phối toàn bộ đời sống người dân thì những vật dụng trong gia đình đều do người

dân tự làm ra Chẳng hạn như: rổ rá, bàn ghế, giường, tủ, thang, nong, nia, hay

ngay cả chiếc nôi cho trẻ em cũng hoàn toàn do bàn tay họ tự tạo ra và vật liệu làm

nên những sản phẩm đó chính là lay từ rừng núi và sản phẩm mà họ sản xuất được.

Chính cuộc sống khép kín trước đây đã làm cho các hoạt động tiêu thủ công không phát triển, dẫn đến tình trạng hiện nay tại địa phương không có bất cứ một ngành

nghề thủ công nào có tính chất truyền thống.

1.3.5 Thương nghiệp

Cùng có chung “số phận” với thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng là một

hạn chế ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế của địa phương Với đặc điểm

Trang 16

Ngoài những gia đình bán hàng tạp hóa với quy mô nhỏ thì một số lượng khác tham

- gia “chạy chợ”, mà chủ yếu là phụ nữ Tuy nhiên do trên địa bàn xã chưa mở được chợ nên việc “chạy chợ” của một số người dân xã diễn ra ở những xã tiệp giáp đã có

‘cho và những mặt hang họ đem ra bán chủ yếu vẫn là những sản phẩm mà gia đình

họ tự sản xuất được Như vậy, kinh tế thương nghiệp của địa phương còn kém phát

triển và đó cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho đời sống của người dân

còn gặp nhiều khó khăn.

Từ những đặc điểm nêu trên có thể thấy kinh tế xã Phú Mãn còn nhiều khó

khăn, các ngành nghề còn đơn điệu.

1.4 Tổ chức làng xã và quan hệ xã hội

1.4.1 Bộ máy quản lý

Dưới thời phong kiến xã Phú Mãn là vùng đất thuộc sự quản lý của nhà nước

trung ương tập quyền thông qua sự cai quản của các lang đạo người Mường Đây là

điểm khác biệt với các làng xã người Việt trong khi người quản lý là xã trưởng

(năm 1828, sau khi cải tổ xã thôn thì chức xã trưởng được thay thế băng chức lý

trưởng).

Đứng đầu khu vực Phú Mãn ngày nay là một vị Lang Giúp việc cho Lang là

các Au Đứng đầu các Au là một Au Ca, Au Cả sẽ có vai trò quản lý, giám sát và

đôn đốc các công việc mà Lang phân công, trong một số trường hợp Au Cả có thể

thay mặt Lang để giải quyết công việc Dưới Au Ca là Âu Nhì (gọi là Cai Trung),

phụ trách về điền địa, phu phiên Tiếp theo là Au Cai (còn gọi là Cai Xã, Ông

Hương), phụ trách thuế khóa, đối ngoại như khách khứa Ậu Nhưng (còn gọi là Cai

Nhưng hay Nhiêu) chuyên phục vụ các công việc trong nhà Lang về việc hỏi vợ, gả

chồng cho nhà Lang.

Bộ máy chức dịch này vận hành theo hệ thống luật mường do các Lang tự

mình đặt ra và không ai có quyền phản đối Hệ thống cai trị Lang, Đạo này được

thiết lập một cách chặt chẽ từ trên xuống dưới với luật lệ hà khắc gọi là luật lệ nhà

Lang: “thượng ngọn cây, hạ ngọn cỏ, con cá dưới nước, con chim trên cây” đêu

Trang 17

thuộc sở hữu nhà lang Chính vì vậy, khu vực mà các Lang cai trị có thể hình dungnhư một lãnh địa riêng biệt Trong phạm vi cai quản của mình thì quyền uy của

Lang là tuyệt đối và có tính chất cha truyền con nối.

Theo các cụ cao niên trong xã cũng như theo gia phả dòng họ Đỉnh Công tại

xã Phú Mãn thì vị Lang Mường đầu tiên cai trị ở Phú Mãn vốn không phải là người

dân sở tại mà là con cháu dòng họ Đinh Công ở vùng Mường Động được cử ra đề

trong coi và bảo vệ cho nhân dân làm ruộng Ngày 25 tháng hai năm Minh Mạng thứ tư (năm Quý Mùi, 1823), ông Dinh Công Sung được người anh thứ hai là Dinh

Công Lương giữ chức “Tuyên úy sứ Lương tài hấu "cấp giấy cho ông dem gia nhân

và vũ khí ra xã Hòa Mục trông nom và bảo vệ nhân dân làm ruộng Như vậy, ông

Dinh Công Sung chính là vi Lang đất đầu tiên tại vùng này.

Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Phú Mãn là một đơn vị hành chính cấp

cơ sở cũng chịu sự quản lý của chính quyền thực dân Pháp và các chính sách cai trị

của thực dân Pháp đã phá vỡ thiết chế xã hội truyền thống của người Mường, đưa

đến sự sụp đổ của chế độ Lang, Dao |

Từ sau Cách mạng tháng Tám, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được

thành lập, xã Phú Mãn trở thành đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước mới, đặc

biệt là từ sau năm 1954, bộ máy hành chính cũng như xã hội của xã Phú Mãn có

nhiều sự thay đổi Hệ thống quan phương này hoạt động theo sự chỉ đạo từ cấp trên

xuống và cơ bản các làng, xóm được tô chức và vận hành theo mô hình của các làng

xã - hợp tác xã của người Việt.

1.4.2 Quan hệ dòng họ

Ở Phú Mãn có rất nhiều tổ chức xã hội, nhưng nổi bật nhất là tổ chức dòng

họ, các hội đồng hương và hội đồng niên (mang tính phi quan phương, phi chính

thống) đóng vai trò quan trọng trong quan hệ xã hội của xã hiện nay.

Trong xã Phú Mãn, các dòng họ như: Dinh, Quách, Bach, Hoàng, Bùi đều là

các dong họ Mường, một bộ phận trong đó là các gia đình người Mường di cư từ

vùng núi Hòa Bình đến Quá trình hình thành và phát triển các dòng họ gắn liền vớicác cuộc di dân và lập ấp Trong buổi đầu tạo dựng xóm làng, cộng đồng họ có vaitrò rất quan trọng trong tình cảm và quan niệm Người ta cố kết nhau lại không chỉ

vì quan hệ huyết thống mà còn vì nhu cầu của cuộc sống mới như khai hoang, sản

xuất, chống giặc giã, thú dữ và khắc phục thiên nhiên Cùng làm ăn sinh sông với

Trang 18

nhau, dù ai đi đâu xa cũng không thể quên ngày tảo mộ vào mỗi dịp tết đến xuân về.

Chính ngày này đã kết nối thêm tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, trong

dòng họ với nhau.

Vai trò của dòng họ còn thể hiện trong việc quản lý con người Bat cứ một

thành viên nào trong họ tộc vi phạm các quy định của làng hoặc pháp luật nhà nước

-_ thì khi xử lý phải có đại điện của dòng họ đi kèm dé nghe phán xét Nếu thành viên

đó thuộc chi, ngành nào thì trưởng chi, ngành đó phải chịu trách nhiệm giáo dục

thành viên đó Nếu tái phạm thì đưa ra họ tộc giải quyết “Họ” là sợi dây ràng buộc

các thành viên có cùng huyết thống trong làng thành một tổ chức cộng đồng xã hội

bền vững Mối liên hệ giữa các cá nhân không chỉ diễn ra ngay trong dòng họ mà

còn có sư “kết chéo” giữa dòng họ này với dòng họ khác Đó là thông qua hôn nhân

giữa nam dòng họ này với nữ dòng họ khác ở Phú Mãn đã dần hình thành một hệ thống bà con với nhau Điều này thể hiện tính cố kết vững chắc của các làng, xóm

trong xã với nhau Liên kết dòng tộc và tâm thức “một giọt máu đào hơn ao nước la” không chỉ tồn tại trong xã hội tiểu nông và làng xã khép kin mà còn duy trì trong

môi trường kinh tế thị trường hiện nay.

1.4.3 Các tô chức hội đoàn khác

Người Phú Mãn ngày càng mở rộng hoạt động của họ sang các vùng miền

khác làm ăn sinh sống, nhưng không quên nơi chôn nhau cắt rốn của mình Họ lập

ra “Hội đồng hương Phú Mãn” ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, kết nối tình cảm

con em xa quê với nhau Hoạt động của Hội đồng hương của xã Phú Mãn không chỉ

gặp mặt định kỳ hàng năm mà còn có những thăm hỏi hiếu, hi, ốm đau, Sự tương

trợ lẫn nhau đó đã hình thành một mạng lưới vô hình về tình cảm, niềm tin trong

cộng đồng xa quê của người Phú Mãn.

Bên cạnh Hội đồng hương là các “Hội đồng niên Phú Mãn” Hội đồng niên

là hội những người có cùng năm sinh Hội thành lập nhằm mục đích là nơi giao lưu,

gặp gỡ và gan kết các hội viên lại với nhau Đây cũng là tổ chức có những hoạt động giúp đỡ nhau trong cuộc sống như trong việc làm kinh tế hay đơn giản chỉ là giúp đỡ nhau lúc mùa màng Cũng như Hội đồng hương, Hội đồng niên cũng có

những hoạt động thăm hỏi lúc hiếu, hi, m đau, Với đặc điểm là các hội viên đều

cư tụ trong cùng xã nên việc quan tâm và năm bắt thông tin giữa các hội viên với

nhau rất thuận lợi, đồng thời cũng tạo điều kiện dé dàng khi sinh hoạt hội Những

Trang 19

hoạt động đó ngày càng được duy trì tốt hơn điều đó chứng tỏ tổ chức này hoạt

động chặt chẽ và có tính thống nhất.

Chính các tổ chức trên đã góp phần làm cho kết cau xã hội xã Phú Mãn thêm chặt chẽ hơn, an toàn hơn trước những biến động của xã hội.

Tiểu kết

Qua bức tranh tổng quan về xã Phú Mãn, chúng tôi thấy có những đặc điểm

nổi bật như sau:

- Quá trình hình thành và phát triển của xã gắn liền với công cuộc khai

hoang vùng đất thuộc sự cai quản của các lang đạo người Mường do chính quyền

phong kiến cấp phép.

- Cư dân Phú Mãn là sự tập hợp của đồng bào dân tộc Mường cùng với dân

bản địa là dân đi cư từ nhiều vùng khác đến sinh sống nhưng đã gan kết với nhau

trong cuộc sống và làm nên sắc thái riêng của địa phương.

- Nét đặc biệt ở xã Phú Mãn là loại hình tổ chức theo huyết thống (dòng họ)

tạo thành kết cấu vừa làng vừa họ hết sức bền chặt.

- Dưới góc độ kinh tế, Phú Mãn là xã có kinh tế tiểu nông lấy sản xuất nông

nghiệp là chính kết hợp với các nghé phụ khác.

Trang 20

CHƯƠNG 2KHÔNG GIAN VĂN HÓA MƯỜNG TRUYÊN THÓNG TẠI XÃ PHÚ MÃN

2.1 Một số khái niệm

2.1.1 Khái niệm văn hóa

Nhìn chung, hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về Văn hóa, tùy

- theo cách tiếp cận, nhưng tựu chung lại, như GS.TSKH Trần:Ngọc Thêm khẳng định: “Văn hóa là một hệ thong hitu cơ ca giá tri vật chất va tinh than do con người

sáng tạo và tích lity qua quá trình hoạt động thực tiên trong sự tương tác giữa con

người với môi trường tự nhiên và xã héi” [24,12] Từ sự thống nhất về khái niệm

văn hóa đó, nhìn chung có thể phân ra làm hai loại: Một là loại hình văn hóa vật thể

như đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, lăng mộ, nhà ở (nhà sàn, nhà trệt), Hai là

loại hình văn hóa phi vật thể bao gồm âm nhạc, múa truyền thống, văn chương

truyền miệng, ngôn ngữ, nghi thức, phong tục, tập quán, y dược cổ truyền, trang

phục và âm thực, lễ hội, các trò chơi dân gian, bí quyết và quy trình công nghệ của

các nghề truyền théng, Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể luôn có mối quan

hệ gắn bó hữu cơ, đôi khi không thể tách biệt.

2.1.2 Khải niệm không gian văn hóa

Theo chúng tôi khái niệm “không gian văn hóa” thuộc nội hàm của khái niệm “vùng văn hóa”, nhấn mạnh vào những nét đặc trưng văn hóa tộc người theo

không gian địa lý, hay là một khu vực nhất định.

Định nghĩa về vùng văn hóa, GS Ngô Đức Thịnh cho rằng: “vừng văn hóa

là lãnh thổ có những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống từ lâu đã

có những moi quan hệ nguôn gốc và lịch sử, có những tương dong về trình độ phát

triển kinh tế - xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua

lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt

văn hóa vật chất và tinh than của dân cu, có thé phân biệt với vùng văn hóa khác”

[27.12] Đặc trưng văn hóa đồng thời cũng là tiêu chí quan trọng nhất để phân vùng văn hóa Những biểu hiện của phân vùng văn hóa mang tính đa dạng và thể hiện

trên toàn bộ của đời sống vật chất và tinh thần của cư dân, tuy nhiên trong đó đặc

trưng hơn cả là lối sống, nếp sống của cư dân như nếp làm, nếp ăn, mặc, đi lại, giao

tiếp, nếp vui chơi giải trí, phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng, lễ hội qua cá hoạt động

văn hoá - nghệ thuật, nhất là văn nghệ dân gian, văn học dân gian, âm nhạc, dân ca,

Trang 21

kiến trúc trang trí dân gian, diễn xướng, sân khấu dân gian và ở chừng mực nào đó

còn thấy cả tâm lý và phong cách con người Tuy nhiên theo GS Ngô Đức Thịnh,

những đặc trưng văn hóa ké trên không phải bao giờ cũng biểu hiện ở tất cả các vùng văn hóa khác nhau Trong một tập hợp những đặc trưng của mỗi vùng cụ thể,

có những đặc trưng “trội” tạo nên cái hồn, cái “tính cách” riêng của vùng đó.

Từ định nghĩa về “Vùng văn hóa” theo chúng tôi, “không gian văn hóa” cũng

có những đặc trưng như “vùng văn hóa”, tuy nhiên, “vùng văn hóa” thường gắn với

những đặc trưng về vùng lãnh thé, đặc trưng về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh

thái, còn “không gian văn hóa” nhấn mạnh vào những đặc trưng văn hóa, có sự

uyén chuyền hơn về mặt phạm vi địa lý.

-2.1.3 Khái niệm “Hội nhập”

Về ngữ nghĩa, “hội nhập” có nguồn gốc từ “liên kết” (integration) với nghĩa

chung nhất là hành động hoặc quá trình gắn kết các phần tử riêng rẽ với nhau; hợp

chung các bộ phận vào một chỉnh thé (nhất thể, hợp nhất) và kết hợp các thành tố

khác nhau lại (tụ hội, tụ nhóm) Theo từ điển tiếng Việt “hội nhập” là hòa mình vào

một cộng đồng lon’.

Tuy nhiên, với nhận thức lang xã chính là điểm nối giữa quá khứ và tương

lai, giữa truyền thống và đổi mới, là điểm xuất phát, là đặc thù, là nền tảng, sức mạnh truyền thống để đi vào tương lai nên không có sự đối lập giữa những yếu tố

văn hóa truyền thống với những yếu tố văn hoá mới được du nhập mà thực chất đó

là sự ứng biến của văn hóa truyền thống để thích nghi với môi trường và hoàn cảnh

mới Vì thế, giữa văn hóa truyền thống và văn hóa mới du nhập có mối quan hệ hữu

cơ với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển trong thời đại mới.

2.2 Đặc trưng văn hóa Mường

2.2.1 Văn hóa am thực

Từ lâu việc ăn, uống đã trở thành một nhu cầu không thé thiếu của con

người Nói đến âm thực là nói đến nghệ thuật sáng tạo và chế biến công phu của cả một cộng đồng tộc người Có thể nói ẩm thực là lĩnh vực thể hiện đầy đủ không chỉ

bề dày lịch sử, văn hóa, trình độ phát triển về mặt kinh tế mà còn là lĩnh vực thể

hiện tập trung bản sắc văn hóa phản ánh điêu kiện, môi trường sông, điêu kiện sản

3 Nxb Bách Khoa, Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, tr -596.

Trang 22

xuất và triết lý nhân sinh của một tộc người Người Mường ở Phú Mãn cũng như

người Mường ở các địa phương khác, có những đặc trưng riêng trong lĩnh vực am

-thực cũng như bảo lưu và cách tân phương thức chế biến các món ăn truyền thống

của mình song vẫn đảm bảo được hương vị đặc trưng của các món ăn.

Người Mường có rất nhiều món ăn và cách chế biến các món ăn đó cũng rất

đa dạng Dưới đây là một số món ăn thường xuất hiện trong bữa ăn của người

Mường và những món này có thể nói là tiêu biểu, đại diện cho mỗi cách thức chế

biến

* “D6” và “ăn sống” trong “văn hóa ăn” của người Mường

Khi tìm hiểu về người Mường ta mới thấy rõ ý nghĩa của câu: “Cơm đổ, nhà

gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới” Chỉ trong một câu khái quát ngắn gọn

trên chúng ta đã biết được cách chế biến chủ đạo các món ăn của họ Đó chính là

“đè” Đồ là cách chế biến món ăn truyền thống của người Mường, một số món đồ

phô biến như: cơm nếp đồ trộn cá trê, rau đu đủ đồ, măng đồ, cơm nếp đồ ba màu,

thịt chó đồ, hoa chuối đồ,

Có lẽ trong bữa ăn hàng ngày của người Mường sẽ không thể thiếu được đĩarau héng đồ (rau đu đủ) bởi đó là một món ăn rất quen thuộc Để có được món rau

đu đủ đồ ngon thì nguyên liệu chính là những lá non, hoa đu đủ đực và một ít quả

đu đủ non Dụng cụ đồ là chiếc hông được khoét từ thân cây lớn Rau đu đủ chấm với muối trắng trộn cùng củ kiệu đã được giã nát Rau đu đủ đồ là món thường thấy

trong bữa ăn hàng ngày không chỉ bởi nó là món sẵn có mà còn có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa, là một món ăn thực sự cần thiết cho người ngủ không sâu giác.

Món ăn sống gồm có: măng mu sống, chẻo quả trám sống, gỏi các trê, gỏi cá

diếc, tiết canh cua đá, tiết canh cá, rau sống, củ mài sống, củ sâm cau, trong bữa ăn

thường ngày của người dân Mường những món ăn sống khá phổ biến.

Bên cạnh đồ, ăn sống thì nướng, ủ chua và lam chín thức ăn cũng rất phổ

biến Người Mường có rất nhiều món ăn và cách chế biến các món ăn đó cũng rất

đa dạng Dưới đây là một số món ăn thường xuất hiện trong bữa ăn của người

Mường và những món này có thể nói là tiêu biếu, đại diện cho mỗi cách thức chế

biên.

Trang 23

* Tiết canh cua đá

- Người Mường có một món ăn khá đặc biệt đó là món tiết canh cua đá Cua

đá để làm món tiết canh cua là loại cua chỉ sống ở núi cao chừng 600m đến 1000m

So với mực nước biển, chúng sống ở những khe, mạch nước mát, nhiệt độ thấp Làm

tiết canh cua cần phải để cua thật sạch sau đó mới bóc gộp trên lưng cua rồi đốc con

- cua cho tiết cua chảy vào bát Thịt cua giã nhuyễn sau đó trộn với gạo nếp rang cũng được giã nhuyễn, đỗ tiết và gạch cua vào khuấy cho đều Tiết cua màu trắng

nhưng có màu nâu của thính gạo, màu vàng của gạch cua Khi tiết canh đông nỗi lên

màu nâu vàng nhạt, rắc thêm ít rau hing thơm, mùi tàu, đỉnh lăng Đây là món

nhắm rượu rất quý, có vị ngọt, béo ngậy.

* Mon ăn u chua

Bên cạnh những món ăn sống là những món ăn ủ chua như: măng ủ chua, củ

kiệu ủ chua, ủ tương khô, thịt ủ chua, chão chuộc ủ chua, củ kiệu muối cá, Trong.

những món trên thì măng ủ chua là một món hết sức quen thuộc trong bữa ăn hàng

ngày của người Mường Nguyên liệu chính là những loại măng tre, măng mai, măng song, măng luồng, măng vầu, Măng được ngâm với nước lã trong một khoảng

thời gian chừng ba, bốn ngày là có thể ăn được, nếu măng ngâm càng lâu thì độ

thơm càng tăng Người ta có thể chế biến thành nhiều món như thịt gà nấu măng

chua, măng chua xào, cá nấu măng chua, các loại ếch, nhái nấu măng thì độ tanh sẽ

được giảm đáng kể và ăn rất ngon.

* Các món nướng

Ngoài những hình thức kể trên thì nướng thức ăn cũng rất phổ biến trong

cách thức chế biến món ăn của người Mường Có rất nhiều món nướng đã trở thành

món ăn tiêu biểu của người Mường như: thịt hoang nướng, chả chìa, cua đá nướng,chão chàng nướng, măng vầu nướng, ốc nhồi nướng, thịt gà, cà nướng, cá nướng,

nhưng phổ biến hơn cả là món thịt gà nướng Thịt gà nướng là cách ăn riêng của

người Mường Gà cắt tiết, làm sạch lông, m6 bụng lấy hết lòng, cho cả con vào

hông đồ hoặc luộc Khi gà chín lấy ra dé nguội, lược lay phan thịt ở hai bên sườn ga

thái miếng vừa ăn, sau đó lấy ba lá chuối tươi gói thịt gà lại đem vùi vào tro nóng

Khi cháy hết hai lá chuối là thịt bên trong đã chín cháy cạnh, thịt hơi dai, khô và rất

thơm Thịt gà nướng có thể làm món uông rượu hoặc cũng có thê dùng ăn với cơm.

Trang 24

* Các món lam và cơm lam

Nếu đã nhắc đến những món ăn của người Mường thì không thể không nhắc

tới các món ăn lam Có thể nói việc lam chín thức ăn đã trở nên quá quen thuộc

trong cách chế biến của người Mường Những món lam thường gặp như: cơm lam,

thịt chim lam, cá lam, rau củ lam, trong những món nay thì có lẽ phổ biến hơn cả

là cơm lam

¬—-Cơm lam là cơm được lam trên ngọn lửa và gạo dùng để lam cơm chính là

gạo nếp Tuy nhiên để có được một ống cơm lam thì không hề đơn giản mà cần

người làm bỏ ra nhiều công sức không chỉ là việc chọn các ống nứa phù hợp và các

loại gạo nếp ngon mà còn phải rất chú ý trong quá trình lam cơm trên lửa, nếu

không có kinh nghiệm và sự khéo léo thì rất khó để có thể có được một ống cơm

lam ngon đúng kiểu.

* Mâm Cỗ Mường

Bên cạnh những món ăn thường xuất hiện trong các bữa cơm hàng ngày thì

người Mường còn có mâm cơm rất đặc biệt như: mâm cơm khách Tuy nhiên do

hiểu biết còn hạn chế và nguồn tư liệu còn ít ỏi nên tác giả xin phép đi vào tìm hiểu

và làm rõ những đặc điểm của mâm cơm khách dựa trên cơ sở những nghiên cứu

của các học giả có mối quan tâm đến vấn dé nay và thông qua lời kế của nhữngnhân chứng sống tại địa phương”

Trong cuộc sống người dân Mường xưa, dân thường không có sức mà nếu cábiệt ai đó có thể làm cũng không được phép làm mâm cơm khách kiểu này Đây là

mâm cơm của nhà Lang tiếp các vị khách hạng quyền quý, sang trọng nhưng sáng

tạo ra những mâm cơm này lại là những người dân thường Lá canh là món ăn chính

trong mâm, làm bằng thịt trâu, thịt bò hay thịt lợn luộc và lòng bày trên mâm phần

đầu của tàu lá chuối Cách bày thịt trong lá canh được quy định khá chặt chẽ, như một nguyên tắc đó là “trâu chín, bò bảy, lợn năm” (Phụ lục 1).

Cách bày đủ các bộ phận của con lợn (trừ thịt thủ), đúng với nghĩa thịt lợn

thết khách bày tỏ lòng kính trọng, quý mến của nhà chủ với khách Việc chọn bày Š

* Từ lời kể của các cụ , chúng ta có thể suy luận rằng ở vùng mường Động chắc chắn trước đó phải hình

thành những quy định chung đó rồi Do vậy, khi đi tìm hiểu các quy định tổ chức mâm cơm khách của nhà

lang trước đây ở xã Phú Mãn hiện nay thì ta có thể dựa vào những phác thảo của các nhà nghiên cứu đã quan

tâm tìm hiểu vấn đề này ở các vùng trung tâm của văn hóa Mường như: Bi, Vang, Thàng, Động.

Trang 25

miếng phổi ở sống lá là có nguyên do riêng, theo quan niệm của người Mường phổi

làm chức năng hô hap, có hô hấp thức có phổi thì các sinh vật mới sống được Như

vậy, hô hấp là nguồn gốc của sự sống, tôn trọng lá phổi và đặt nó ở vị trí ngoài cùng

nhất là cầu mong cho các vị khách luôn được mạnh khỏe, sống lâu

Bay xung quanh lá canh còn có từ 14 đến 16 món ăn khác, đa số là các món

ăn đặc sản hoặc trái mùa như: măng vầu đồ, thịt nai khô, nham cua đá, gỏi các trê,

chả chìa, chả nướng, cá ướp nghệ nướng, cá chuối đồ, bính nhái, hoa đu đủ đồ với

cà, canh khoai môn, canh đắng, canh uôi, chẻo ớt nướng, cơm nếp đồ Và để chế

biến được một mâm cơm khách như trên người ta phải sử dụng 5 cách chế biến món

ăn: cách đồ 7 món, cách nướng 6 món, cách nấu 3 món, cách luộc 1 món, ăn sống 2

món Tuy mâm cơ nhiều món ăn, sử dụng nhiều cách chế biến, nhưng các món ăn

đấy đều nhằm tập trung thể hiện và làm nổi bật cơ cấu bữa ăn truyền thống cùng

những đặc điểm, đặc trưng của 4m thực Mường nên rất hợp khẩu vị, hấp dẫn người

ăn.

Trên đây là một mâm cơm đặc biệt mà chỉ xuất hiện trong xã hội Mường xưa

trong những dịp nhà Lang làm tiệc đãi khách Do chế độ nhà lang đã sụp đỗ hoàn

toàn sau cách mạng mà hiện nay mâm cơm khách như trên không còn xuất hiện

nữa Hình ảnh những mâm cơm như vậy có lẽ chỉ còn khắc sâu trong tâm trí những

cụ cao niên trong xã mà thế hệ trẻ ngày nay không có cơ hội được chứng kiến nữa.

Như vậy, có thể thấy trong đời sống ngày nay của đồng bào người Mường tại

Phú Mãn những món ăn thường ngày của họ là những món ăn dân dã và nguyênliệu rất sẵn có trong tự nhiên Mặc dù một số món ăn trong những dịp lễ đặc biệt đã

không còn được duy trì và có những tiếp thu cách chế biến mới từ bên ngoài nhưng

những thay đổi đó một mặt nhằm cải tiến cách chế biến và hạn chế một phần nào đó

sự lãng phí Những thay đổi theo hướng tích cực đó không chỉ làm cho âm thực

người Mường phong phú và đa dạng hơn mà còn là một sự thích ứng với hoàn cảnh

mới để vừa có thể duy trì được phong cách 4m thực mang đậm sắc thái truyền thống

của mình đồng thời không để bị lạc hậu so với thời đại.

* Rượu can và nước lá cây

Bên cạnh ăn thì uống cũng là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống Người

Mường từ xa xưa đã có thức uông rat riêng của mình đó chính là rượu cân Rượu

Trang 26

cần không chỉ là thức uống trong những bữa cơm hay đồ uống giải khát kích thích

sự hưng phan mà còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo.

- Cách thức chế biến và uống rượu cần có han một trình tự được quy định rõ

ràng Muốn có được vò rượu ngon, trước hết phải có men tốt Để làm được men

người ta phải có đủ năm nguyên liệu là v6 cây mun, qué chi, cây mỏ men, gạo té

hoặc gạo nếp và củ riéng Nguyên liệu ủ men gồm gạo nếp hoặc gạo nếp cẩm, vỏ

trâu và men Từ những nguyên liệu đó người ta chế biến thành cái rượu Cho cái

rượu vào chum đã lót sẵn vài lớp lá ráy để ủ, mùa hè thì ủ hơn một ngày nếu là mùa

đông thì ủ ba ngày là cái rượu đã dậy mùi thơm lựng Người ta dùng chinh dé đựng

rượu cần, miệng chĩnh được bit chặt bằng nhiều lớp lá chuối, dùng lạt buộc quanh

cổ chĩnh, trên các lớp lá chuối ấy gắn một lớp tro ướt thật kín Cái rượu ủ càng lâu

càng tốt nhưng năm ngày là có thé dùng được tuy nhiên rượu muốn ngắm thì phải

để khoảng ba tháng, những vò rượu ngon là những vò có tuổi thọ trên ba năm Khi

uống rượu cần người ta không dùng chén mà dùng cần để hút, do vậy nó mới có tên

là rượu cần.

Rượu cần là thức uống quen thuộc và phổ biến đặc biệt trong những dịp quan

trọng như: cưới hỏi, lễ hội, các dip lễ tết, xây cất, khánh thành nhà cửa Đối với

bất cứ gia đình người Mường nào vào những dịp như trên thì đều chuẩn bị cho gia

Rượu cần là thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày của người dân

Mường tuy nhiên nếu dùng rượu cần làm nước giải khát thì không phù hợp Chính

vì vậy, người Mường đã sáng tạo ra nước lá cây, một loại nước uống có tác dụng

giải khát rất tốt.

Nước lá cây như tên gọi là loại nước được chế biến từ các loại cây, lá có

trong rừng và mang những công dụng chữa bệnh khác nhau, vì thế nó còn được gọi

là nước thuốc Một số loại nước thuốc được dùng phổ biến như: cây chân chim, cây

xương cá, cây bang đỏ, rễ cây bông báo, vỏ cây bùi, vỏ bưởi đào, lá giéng, rễ ngải cứu, Theo nhận thức của người Mường những loại cây này chính là vị thuốc có

nhiều công dụng khác nhau như: hồi phục sức khỏe sau sinh nở đối với phụ nữ, tiêu

độc gan, chữa phù thũng, chữa cảm cúm, nhức đầu, Tuy những loại nước lá cây

trên có những công dụng chữa bệnh khác nhau nhưng đều có thể sử dụng làm nước

Trang 27

giải khát hiệu quả Vì vậy với người Mường nuớc thuốc là thứ nước không thé thiếu

trong đời sống hàng ngày của họ.

2.2.2 Y phục

Cũng như các tộc người khác, người Mường từ lâu đã biết tạo ra những bộ

trang phục riêng cho mình với những nét độc đáo và đặc trưng riêng Có thể nói người Mường từ thời đẻ đất dé nước đã có trang phục riêng của mình Sử thi thần

- thoại Dé dat đẻ nước đã nói:

Dại Dit là người chăn tam

Da Mam người chăn cơm chăn lúa

Theo như sử thi Dé đái dé nước thì Da Dit là người đầu tiên dệt nên “vải lụa

vàng vàng” làm xống áo cho lang Cần Như vậy, người Mường đã biết dùng vật che

thân rất sớm Cũng chính vì thế mà buổi đầu người xưa dùng rất nhiều tơ lụa, về sau mới có vải Cho nên các cạp váy cổ có lẽ vì thế mà thấy dệt bằng tơ lụa thô rất nhiều Về sau này khi đã phát triển rộng và cải tiến kỹ thuật cao lên không chỉ trong

cách sáng tạo ra nhiều loại vải vóc và dùng nhiều màu sắc để nhuộm vải mà còn đệt

nên những hoa văn cạp váy độc đáo với giá trị thâm mỹ cao Chính điều này đã làm nên phong cách trang phục riêng của người Mường và chính là điểm khu biệt dễ

nhận thấy nhất giữa người Mường và các tộc người khác.

Trang phục truyền thống của người dân Phú Mãn là những bộ áo váy của nữ

và bộ áo quần của nam giới Trang phục của người Mường tập trung kiểu cách, màu

sắc ở nữ giới nhiều hơn Nhưng dù nhiều hay ít, nam hay nữ ở mỗi gia đình hay nói

chung cũng vậy, trang phục chia làm ba loại chính: trang phục ngày thường để sinh hoạt, lao động bình thường, ngày hội; trang phục ngày cưới, gọi là quần áo du chau

va trang phuc tang lễ, gọi là đô đem hoặc đô tem Ngoài ba loại quần áo chính trên

người Mường còn có những bộ trang phục đặc biệt, dành cho những trường hợp đặc

biệt như quần áo mặc cho người chết, gọi là đô Bang Khà và quần áo dành riêng

cho những ông Mo, bà Mỡi, ông Trliượng trong những dip hành lễ

Tuy nhiên, do thời gian tìm hiểu có hạn nên trong khuôn khổ bài nghiên cứu

này chúng tôi xin phép chỉ đi mô tả chi tiết trang phục ngày thường trong lao động,

sinh hoạt và ngày hội, ngày tết của người Mường còn đối với các trang phục vào

ngày cưới, đám tang và các trang phục dành riêng cho một số đối tượng đặc biệt thì

chỉ được trình bày những nét khái quát nhất.

Trang 28

Đối với trang phục trong sinh hoạt, lao động và ngày lễ, tết về cơ bản không

có sự khác nhau lớn.

Vào những dịp tết hay lễ hội, người Mường dùng những bộ trang phục mới

màu sắc tươi, đặc biệt có thêm các đồ trang sức ở nữ giới và áo chùng ở cả nam và

nữ cho thêm vẻ thướt tha diễm lệ.

Khi lao động và sinh hoạt thường ngày người Mường dùng những loại quần

áo đã cũ, son màu nếu là mới thì dùng màu nâu, màu xám để đỡ lẫm láp và bụi bặm,

thuận cho lao động Trang phục tết và lễ hội thường là trang phục dùng nhiều màu

sắc nhất Tuy nhiên, tùy theo tính cách và sở thích riêng của mỗi cá nhân mà họ lựa

chọn màu sắc và kết hợp theo những cách khác nhau.

Trang phục nữ giới Mường bao gồm chiếc an ngắn (do pan), chiếc váy va

chiếc khăn đội đầu Bên đưới áo ngắn là chiếc váy đen có can cạp váy được trang trí

rực rỡ từ eo lưng trở lên đến sát nách ” Để giữ váy được cố định người ta còn dùng

một sợi day đan xoắn buộc ở đầu cạp váy nơi sát nách Ngoài ra, để giữ váy được chắc chắn hơn nữa và tạo điểm thắt ở eo người phụ nữ dùng thêm chiếc tênh lụa chủ

yếu là màu xanh xiên hoặc màu lá mạ Song hành với bộ trang phục là chiếc khăn,

có hai loại là khăn vuông (k»ăn buông) và khăn lá (khăn bướng) mỗi loại có một

cách quấn khăn khác nhau.

Trang phục nam giới Mường khá đơn giản Áo nam giới có chiều dài phù

hợp với người mặc, có đơm khuy áo và cài cúc khi mặc Ngoài áo ngắn thì nam giới

còn có áo chùng, loại áo có chiều dài tới bắp chân Quần nam giới thường xếp gấp ở

trên cạp quần và thắt khăn lụa xanh hoặc tím than buộc thành 8 hoặc 12 dải toa che

phần dưới Cũng như nữ giới, nam giới cũng có khăn quấn đầu và có ba loại là:

khăn lau vuông, khăn một vòng và khăn năm vòng, mỗi loại khăn có một cách quan

khác nhau.

Trang phục ngày cưới, nam giới không có trang phục khác mà chỉ là những

bộ trang phục mới hơn so với ngày thường Cô dâu cũng vậy, chỉ khác là mặc chiếc

áo chùng màu tối hơn so với ngày thường ở bên ngoài Đối với váy, cạp váy dệt

hình rồng thì chỉ có con gái nhà lang mới được mặc trong ngày cưới.

5 Về cạp váy Mường xin được trình bày ở phụ lục 2.

Trang 29

Trang phục tang lễ có sự phân biệt ngôi thứ, phong tục nhưng tất cả đều là

màu trắng Đối với trang phục tang lễ thì lúc mặc phải mặc trái bên trong ra bên

ngoài và trang phục không được khâu chỉ mà chỉ là xé theo hình dáng chiếc áo

chùng dài mặc ở bên ngoài.

Về trang phục cho người chết (gọi là Đô Bang Kha), có sự phân biệt giữa

nam và nữ Nam có một áo chùng, một áo ngắn, một đôi quần lồng vào nhau, quần

trắng ở trong, đen ở ngoài Vì có hai quần nên phải có thêm hai dây buộc quần và

còn có thêm chiếc khăn đội đầu Đối với nữ, khi chết thường mặc ba chiếc áo, theo

thứ tự mặc từ trong ra ngoài là đen, trăng, đỏ Vì áo có ba chiếc nên cũng phải có ba

chiếc váy, thường những chiếc váy đẹp nhất sẽ được mặc cho người mat và cũng

mặc theo thứ tự cạp váy rồng ở trong cùng, cạp váy phượng ở giữa và ở ngoài cùng

là cạp váy hươu Nếu không có thì mặc những chiếc váy khác mới và đẹp nhất Tuy

nhiên, nếu người phụ nữ chết mà chồng còn sống thì chỉ mặc hai áo va hai vay.

Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy trang phục của người Mường khá giản

dị, không quá màu sắc nhưng lại rất hấp dẫn và ý nghĩa trong từng họa tiết hoa văn

trang trí Trang phục của họ không những có tính thâm mỹ cao mà còn thuận tiện

trong sinh hoạt và lao động sản xuất và trong những dịp đặc biệt |

2.2.3 Nhà ở và không gian song

Nếu như noi đến nét đặc trưng trong không gian sinh sống của mỗi gia đình

Mường thì không có gì tiêu biểu bằng hình ảnh những ngôi nhà sàn thấp thoáng an

hiện bên những vườn cây xanh bóng va hàng cau thẳng tắp tạo nên khung cảnh yên

bình Có thé nói, nhà sàn từ thuở xa xưa cho đến nay đã đóng vai trò quan trọng đối

với người Mường vì nó là nơi trú ngụ và bảo vệ con người trước những thay đổi

thất thường của tự nhiên hay sự đe dọa của các loài thú dữ Vì nhà sàn được xây

dựng khá kiên có nên phù hợp với lỗi sống định cư lâu dài theo tập quán của người

Mường Chính lối sống định cư lâu dài đó đã sản sinh ra nền văn hóa giàu giá trị và nói như vậy thì nhà sàn chính là một trong những nhân tố có tác động không nhỏ tới

việc tạo lập ra giá trị văn hóa riêng của dân tộc Mường Mặc dù ngôi nhà sản của

người dân Mường có những điểm tương đồng với nhà ở của các dân tộc sống 6

miền núi và trung du cùng khu vực nhưng nó vẫn mang những nét riêng từ thuở ban

đâu.

Trang 30

Về mặt kiến thiết nhà cửa, dân tộc Mường có nhiều loại nhà Ta thấy có loại

nhà to, rộng, bề thế đến 9- 10 gian như nhà lang Đối với những nhà nghèo khó thì ở

những “nhà cùm nhà cò” sớm đi tối về chật hẹp cũng là loại nhà Tuy to, nhỏ khác

nhau nhưng chúng vẫn có chung kiểu kiến trúc còn ai muốn to, rộng thì kiếm thêm

nhiều vật liệu cây que, ai không có điều kiện và không đủ sức thì làm nhà nhỏ hơn

và chóng hỏng hơn Nhưng tóm lại, nó vẫn thuộc kiểu kiến trúc Nhà Rùa Tuy nhiên ngôi nhà Mường dù to, rộng hay nhỏ, hẹp cũng đều được thống nhất: 4 cột cái, 4 cột

hiên trước và sau, 4 cột góc, 4 cột ở 2 trái, 4 cột đội ở giữa cùng vì với cột cái, 4 cột

đội ở hai trái Nếu như muốn nhà thêm nhiều gian nữa thì chỉ cần thêm vì kèo, cột

và xà dưới, xà cái, xà hiên Như vậy, để dựng được một ngôi nhà sàn thì cũng phải

cần ít nhất 24 cột gỗ để làm các cột trụ Do đó, để có đủ số vật liệu này người dân

thường phải có sự chuẩn bị từ trước đó rất lâu

* Quá trình chuẩn bị vật liệu

Từ khi định hình, ai làm nhà cũng muốn chọn các loại gỗ tốt, bền và đẹp.

Đối với người Mường khi làm nhà sàn thì kinh nghiệm chọn các loại gỗ tốt để làm

nhà là: “Thứ nhất cây tram gai, thứ hai cây bum xó không có mới dùng lim” Ngoài

ra, còn có thé ding các loại gỗ cây trai, chò chỉ, nghiền, sén, tau, đồi, de, đỉnh, lát,

Để gỗ bèn không bị mối mọt thì người ta ngâm gỗ dưới nước một thời gian mới

mang lên dựng nhà sàn Ngoài gỗ làm các chỉ tiết chính, nhà sàn của người Mường

còn sử dụng các loại tre, bương, hóp để làm đòn tay, đan vách, sàn nhà Đồng thời

với kinh nghiệm chọn gỗ và bảo quản gỗ là sự nâng lên của kỹ thuật déo, gọt, khoét

lỗ thành các hình khối để khớp các xà và cột lại với nhau.

Về sàn nhà, trước đây sàn nhà có thời kỳ dùng những cây nứa to, cây bương,

lấy dao bé đều vào xung quanh các đốt rồi rạch một đường suốt để tẽ ra Vì thế

người dân mới có câu: “sàn nha bương già, bương da cây nứa ” (dân ca Mường, Bộ

meng) Ngoài ra người ta còn ding cây chit hoặc làm san bằng gỗ.

Đối với mái nhà thường được lợp bằng những phên gianh đặt chồng lên nhau

- ở chân rui Đối với nhà dân thường người Mường thì ngôi nhà sàn thường không

rộng lắm thường là nhà một gian hai chái (3 gian), gọi là nhà bốn cột (4 cột cái),

những gia đình có điều kiện hơn thì dựng nhà hai gian hai chái, ba gian hái chái

(tương đương nhà 5 gian, 7 gian).

Trang 31

* Bồ trí không gian của nhà sàn

Nha sàn của người Mường thường phân ra thành ba mat bằng: mặt trên cùng

là gác để lương thực hoặc để các đồ dùng gia đình như chăn, gối, các dụng cụ bếp

núc, tiếp đến mặt giữa là sàn nhà nơi sinh hoạt nghỉ ngơi của gia đình, gầm sàn là nơi nhốt gia súc, gia cầm, củi dun, dụng cụ lao động, Mỗi nhà có thể bày biện,

trang trí khác nhau những nhìn chung cấu trúc cơ bản về gian, buồng là giống nhau.

Nhà sàn của người Mường thường không có khoảng ngăn cách chắc chắn

ma chỉ mang tính chất tượng trưng Riêng buồng con dâu, con gái lớn mặc dù

không có cửa nhưng những quy ước bất thành văn chặt chẽ, được tuân thủ nghiêm

ngặt rằng, ai khi nào được vào và ai khi nào không được vào.

Trong nhà sàn của người Mường, không gian được chia theo cả chiều doc và

chiều ngang Từ cầu thang chính bước vào phần giữa nhà sàn phía dưới bếp, phía

ngoài là khu vực để tiếp khách, phía trong là nơi sinh hoạt của cả gia đình Theo

chiều dọc, phía trên có các cửa số gọi là cửa voóng, chỗ ngồi gần cửa voóng thường

là chỗ của người cao tuổi, thể hiện sự kính trọng đối với người già, người trẻ tuổi

ngồi phía dưới Theo chiều ngang, phía ngoài dành cho nam, phía trong là của nữ

giới.

Nhà sàn không chỉ có ý nghĩa về mặt thực dụng đời sống mà còn mang ýnghĩa văn hóa tư tưởng Mọi người vui mừng phan khởi trước thành quả lao động

thắng lợi, thưởng thức kiến trúc nghệ thuật đẹp, tài ba khéo léo của những bàn tay,

khối óc tạo nên nó Đồng thời nó còn là nơi diễn ra hầu hết các sinh hoạt tâm linh

của người Mường Chính vì vậy đối với người Mường nhà sàn được coi như một tài

sản có giá trị được con người trân trọng, gìn giữ Vì nhà sàn là sản phẩm hình thành

do sự thiết kế và hợp sức của người dân làng nên nó không chỉ có vẻ đẹp cân đối hài

hòa về hình thé ma còn mang vẻ đẹp của tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau khi

có công việc lớn.

Như vậy, thông qua những tìm hiểu và trình bày trên có thể thấy đời sống vật

chất của cộng đồng người Mường ở Phú Mãn trước khi có những yếu tố mới tác động thì vẫn giữ nguyên vẹn và duy trì được những đặc trưng văn hóa tốt đẹp của

dân tộc mình từ xa xưa.

Trang 32

2.2.4 Tín ngưỡng và nghỉ lễ thờ cúng

* Tục thờ cúng

hạn như: tục thờ thần núi, thờ thành hoàng làng, thờ thần ruộng nương, thờ thần đất

nước, thờ thần đá, thờ thần rắn (còn gọi là Bua Khú), thờ vua bếp, thờ thần chăn nuôi, thờ than cây si, thần ghen tuông, thờ cúng.Mụ sinh đẻ, thờ thần đất (hay còn

gọi là thổ công) và thờ cúng tổ tiên (còn gọi là ma nhà) Với một hé thống bao gồm

nhiều vị thần như trên người Mường có khá nhiều nghi thức tiến hành trong những

dịp lễ và cũng tùy theo đặc điểm đối tượng được thờ cúng mà ở mỗi tục thờ lại có

những đặc trưng riêng Mặc dù có rất nhiều vị thần như đã kể trên nhưng không

phải mường nào cũng thờ cúng tất cả các vị thần đó Việc thờ cúng của mỗi mường

còn tùy thuộc vào không gian nơi họ sinh sống, tức là ở đó có những vị thần nào và không có vị thần nào, đồng thời còn tùy theo mức ảnh hưởng của mỗi vị thần lên

cuộc sống họ.

Trong việc thờ cúng các vị thần này, gia chủ có thể tự tổ chức làm lễ cúng

nếu như biết khan, xong các hộ thường nhờ đến các thầy Mo, ông Trluong là những

người biết rõ về các bài khấn và các thủ tục cần có trong lễ cúng Do vậy, chúng ta

không thể phủ nhận vai trò quan trọng của những người điều khiển buổi lễ đó là

những ông Mo, ông Trlugng Bởi với người Mường, họ là những người có khả năng

kết nối được với các thần linh và “nói chuyện” được với các vị thần Vì vậy, họ

được coi là nhân vật trung gian giữa thế giới người và thế giới thần linh, vì thế họ

có vị trí rất quan trọng trong cộng đồng và được cả cộng đồng thừa nhận, kính

trọng.

* Thờ cúng Ong Wail (tổ tiên)

Tuy người dân nơi đây thờ khá nhiều vị thần nhưng khi tìm hiểu kỹ thì thấy

rằng trong những vị thần kể trên thì thấy nổi bật và phổ biến nhất chính là thờ cúng

Ông Wail (tổ tiên hay ma nhà) Đối với người Mường thờ Ong Wail là một việc rất

quan trọng, hàng năm vào các ngày lễ, ngày tết, ngày làm mùa, ngày cơm mới, làm

nhà, cưới xin, những ngày sóc ngày vọng họ thường làm lễ cing hoặc lâu ngày mặc

dù không đúng dịp gì họ cũng làm cơm cúng để cho ma nhà không bị đói.

Mặc dù người dân Mường rất coi trọng việc thờ cúng Ong Wail nhưng có

điều đặc biệt là trước đây trong gia đình dân thường thì không có bàn thờ Tuy

Trang 33

nhiên, trong xã hội Mường lại có những trường hợp đặc biệt, đó là gia đình ông Mo,

ông Trluong, bà Mỡi và nhà Lang, Dao thì có bàn thờ trong nhà Nhà ông Mo,

Trluong cúng khan thường xuyên, vì đơn giản là vì họ làm nghề thờ cúng và tổ tiên

các ông Mo, Trlugng là Thiên Thư (Xiên Xu) hay Thánh Thư, người có quan hệ với

Mường Trời, Mường Ma và Mường Âm Phủ Riêng nhà bà Mỡi thì có khác so với

nhà ông Mo, ông Triượng là bàn thờ của bà Mỡi ở góc nhà bên ngoài, thờ các Kem,

Cai, Vua Cha Nhà Lang, Đạo tuy không phải là những người làm công việc thờ

cúng nhưng các Lang, Đạo vẫn có bàn thờ riêng của nhà mình, thậm chí nhiều bàn

thờ của nhà Lang, Đạo còn quy mô và bề thế hơn bàn thờ của các ông Mo, ông

Trlwong Nhà Lang, Đạo có bàn thờ có thé giải thích do tô tiên các nhà Lang, Dao là

những người uy thế có công tạo dựng các quél, trlai của dân Mường Vi vậy họ

được coi như “Bua Mọi!” (Vua Mường) nên được thờ cúng như những vị thần Còn

đối với nhà dân thường thì không có bàn thờ và chỉ khi đến những ngày lễ, ngày tết

hay các dịp như dựng nhà cửa, cưới xin, thì họ mới cúng tổ tiên để thỉnh tổ tiên về

và những dịp này bàn thờ của họ thật đơn giản chỉ là những cây tre, nứa đập dập

ghép lại với nhau Khác với các ông Mo, ông Triượng là những người hoạt động

nghề thờ cúng có những đồ thờ cúng mang tính chuyên nghiệp thì những đồ thờ của

nhà dân thường chỉ là những khoanh thân cây chuối hoặc bát gạo thay cho bát

hương và vài chiếc chén nhỏ cùng một chiếc bát con đựng nước uống cho ma nhà.Vào ngày tết, du nhà giàu hay nghèo người Mường cũng cố gắng làm mâm com

dâng lên tổ tiên, mời tổ tiên về ăn tết với con cháu Sau khi hết tết thì họ cúng khấn

làm lễ tiễn ma nhà lên đường về Mường Ma và dỡ bàn thờ Vì người Mường không

làm giỗ cho những người đã mat nên hàng năm vào tháng chap khoảng từ ngày

ngày rằm cho đến ngày 23 thì họ thường tổ chức tu sửa md mả, khấn ông bà tổ tiên

và thần đất cùng với Lang Chạ Đống (Lang Tôống), người cai quản khu Đống đấy.

* Thờ Thổ Công

Bên cạnh thờ cúng tổ tiên, người Mường còn thờ Thổ Công Đây là vị thần trông coi mảnh đất nơi con người sinh sống và được thờ trên cái miéu nhỏ được

dựng lên bằng những phên tre, nứa lợp bằng mái gianh Người dân thường cúng lễ

thần đất vào những ngày tết, ngày cơm mới, khi dựng xong nhà mới, cưới xin hoặc

khi gia chủ có việc quan trọng cân phù hộ độ trì.

Trang 34

Qua những khái quát sơ lược về những tục thờ cúng của người Mường như

trên ta biết đối tượng được người Mường thờ cúng có nguồn gốc bản địa Với quan

- niệm có thờ cúng thì cuộc sống mới được phù hộ, bảo vệ và che chở Song đối với

mỗi đối tượng được thờ cúng thì lại có những nghi lễ và cách thức tiến hành khác

nhau, cũng chính vì thế mà quy mô cũng khác nhau.

'8:2.5 Phong tục tập quan

-'* Phong tục ngày tết

- 'Tết là một sinh hoạt văn hóa cỗ truyền quan trọng — nếu không muốn nói là

- quan trọng nhất của người Mường Cũng như bao dân tộc khác, mỗi dịp tết đến

xuân về người Mường lại háo hức chuẩn bị tất cả những thứ cần thiết cho ngày tết

Hòa chung không khí tươi vui đó các bản làng người Mường cũng nhộn nhịp hơn

bởi âm thanh của tiếng chiêng ngân vang khắp nui rừng.

Cũng như người Việt, người Mường đón tết từ ngày 23 tháng chạp và ngày

này được gọi là ngày tết ông Công ông Táo Vào ngày này người dân làm cỗ cúng

“ông Táo chau Trời” và thả cá xuống sông, suối phóng sinh Cùng với việc phóng

| sinh, người Mường còn dựng Cây Nêu trước cửa nhà với ý nghĩa xua đuổi tà mà và

các thế lực bóng tối lợi dụng lúc cuối năm vô chủ - thần linh, ào vào tranh giành

lãnh thé sinh sống của con người Để hài hòa tương thích với vũ trụ thì từ ngày 23

Tết mọi công việc đồng áng được tạm dừng, không ai được vào rừng khai thác, hái

lượm cái gì nữa Bên cạnh việc cúng ông Công ông Táo, người dân địa phương còn

đi “chap ma”, sửa sang, thắp hương trên mộ phan, khan khứa mời ông ba tổ tiên về

ăn tết cùng con cháu Và trong 3 ngày đầu của năm mới, mọi gia đình thường xuyên

sửa cỗ cúng tổ tiên hưởng “hương hoa”.

Như bắt cứ một lễ hội nào Tết của người Mường cũng có những thủ tục và

những điều kiêng ky Với quan niệm ngày Tết là khởi đầu cho một năm mới vì vậy

ai ai cũng mong muốn đón nhận được những điều mới mẻ, tốt đẹp đến với mình và

gia đình Chính vì lẽ đó, trước khi năm cũ trôi đi năm mới tiễn tới, người Mường

thường có tục tắm gội tat niên bang nước thơm được nấu từ các loại thảo mộc với ý

nghĩa gột rửa đi những gì còn sót lại cua năm cũ để đón chào một năm mới với một

con người mới, tinh thần mới Ngoài tắm nước thơm, mọi người từ trẻ nhỏ cho đến

người lớn đều mặc lên mình những bộ trang phục mới nhất và đẹp nhất của mình dé

đón chào năm mới va cũng là dip dé cho mọi người cùng khoe sắc trong những

Trang 35

ngày hội xuân Trong những ngày tết người dân Mường thường có tục nói lời hay ý

đẹp và chúc nhau những gì tốt đẹp nhất Kiêng ky nói thô tục, không to tiếng hoặc

xô xát với nhau trong ngày, kiêng quét nhà dé rác ngày đầu năm vì theo quan niệm

của họ thì những gi trong nhà vào ngày đầu năm đều được coi là lộc và nếu quét nhà

thì có nghĩa là quét đi những lộc may mắn đến với gia đình trong năm mới, gia đình

nào có tang trong năm cũ thì không nên đến chúc tết những nhà khác vì như thế là

‘mang đến những điềm không may.

Trong không khí vui tươi của ngày tết, người dân Mường thường tổ chức liên

hoan diễn xướng văn nghệ dân gian bằng những ca từ trong Thường Rang và Pộ

Mẹng, tấu cồng chiêng, tấu nhạc và tổ chức các trò chơi mang đậm chất văn hóa

dân gian truyền thống như: ném Còn, đánh đu, nhảy sạp, múa xòe, Chính trong

những sinh hoạt tập thể này người dân Mường càng trở nên gắn bó, thân thiết với nhau hơn Vì vậy, ở bất cứ một vùng Mường nào mỗi khi tết đến xuân về thì các

hoạt động này diễn ra hết sức sôi nổi, thu hút sự tham gia của tất cả mọi người

không phân biệt già trẻ Đồng thời, tết cũng là khoảng thời gian mọi người gặp gỡ

nhau để ôn lại những truyền thống văn hóa quý báu và là dip để những phong tục

tập quán tốt đẹp của dân tộc được phô bày và lưu truyền cho thế hệ sau này Như

vậy, cùng với các tập tục diễn ra trong ngày tết thì những hoạt động văn hóa văn

nghệ mang đậm màu sắc dân tộc cũng được trình diễn Đây không chỉ là một nét

đẹp về sinh hoạt văn hóa cộng đồng mà còn là những sáng tạo có giá trị mang đặc

trưng riêng của người dân Mường Các hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian

thường được diễn ra từ ngày mong 2 hoặc mồng 3 tết cho đến hết ngày mồng 6 tết.

Tuy quy mô các hoạt động trò chơi dân gian của người Mường không lớn, đơn sơ

mang tính sơ khai song khá đặc sắc, độc đáo, bao hàm các yếu tố văn hóa ban địa từ

thời quá khứ xa xưa của tộc người và đậm đặc ý nghĩa nhân văn Vi như lễ hội

Xuống Đồng (Khuống Ti ông) được tô chức vào ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch

sau tết Nguyên Đán Đây là lễ hội được tổ chức sớm nhất trong năm nên nó cũng

thường được coi là một hoạt động văn hóa diễn ra trong dịp tết và các nghỉ lễ diễn

ra trong hội mang tính hình thức như nghi lễ cày khước giống như lễ cày tịch điền

của các vua chúa trước đây và bên cạnh phan nghỉ thức lễ thì người dân Mường

cũng có các hoạt động văn nghệ dân gian truyền thống của dân tộc như hát Thường

Trang 36

Rang, Pộ Mẹng, tấu cồng chiêng, các trò chơi dân gian độc đáo Sau khi lễ hội kết

thúc cũng là lúc dân Mường bắt đầu bước vào một năm sản xuất mới.

Như vậy, cũng như bao tộc người khác: với người Mường Tết là một địp

quan trọng nhất, không chỉ đánh dấu sự khởi đầu của năm mới mà còn là cột mốc

cho một chuỗi bao gồm những hoạt động quan trọng gồm cả nghỉ lễ và hội hè trong

cả năm được diễn ra theo chu kỳ đến hẹn lại lên trong xã hội Mường.

* Hôn nhân — gia đình

Như chúng ta đã biết, gia đình là thành phần quan trọng tạo dựng nên xã hội

và những mối quan hệ xã hội Từ xa xưa, người Mường đã sớm gây dựng nên

những quél, làng của mình trên co sở nhóm họp những gia đình nhỏ sinh tụ gầnnhau Để duy trì sự tồn tại của cộng đồng thì cần phải duy trì được nòi giống Bởi

vậy, hôn nhân không chỉ là sự gan kết của đôi nam nữ mà còn là sự gắn kết của hai

họ và nó đồng thời cũng chính là sợi dây để tiếp nối những truyền thống quý báu

của dân tộc mình Với quan niệm như vậy nên mỗi khi có việc cưới xin người

Mường thường chuẩn bị rất chu đáo với khá nhiều nghỉ thức.

Khi gia đình có người đến tuổi dựng vợ ga chồng, dù thời gian để chuẩn bị

đài hay ngắn thì cũng phải tiến hành đầy đủ các bước: Tìm hiểu lựa chọn; Dạm hỏi;

Tổ chức đám cưới và quan hệ nội ngoại về sau.

Tìm hiểu lựa chọn người tâm đầu ý hợp có thể coi là bước quan trọng quyết

định tới hạnh phúc của đôi lứa sau này Đối với người Mường trước đây, tuổi kết

hôn rất sớm con trai tuổi từ 15 đến 20 là có thé lay vợ, con gái từ 16 đến 18 là có

thể lấy chồng Những trường hợp ngoài 25 thì có thể coi là quá lứa lỡ thì, “ế vợ, ế

chồng” Dé tìm một nang dâu ngoan, rễ hiền thì người Mường thường chọn con cái

những nhà mà mẹ vợ hoặc mẹ chồng không biết yém (làm bùa) Bên cạnh điều kiệntrên thì người ta cũng rất quan tâm đến sức khỏe của người con gái Bên cạnh yếu tốsức khỏe thì người con gái còn phải đẹp duyên đẹp nét, ứng xử khéo léo còn yếu tố

nhan sắc với người Mường thì không mấy quan trong, cái quan trong nhất vẫn là

đức tính cần cù, chịu khó, biết quán xuyến mọi công việc.

Tiêu chuẩn để chọn người chồng là phải có sức khoẻ, cày bừa thành thạo,

biết đan lát các đồ dùng gia đình, biết chăm lo cho gia đình Người Mường thường

có câu: “Con trai để rào hỏng, dậu nát là con trai hư” Khi kén rễ, người ta cũng chú

ý đến gốc gác gia đình, tránh những nhà có tiếng xấu và bệnh tật di truyền

30

Trang 37

Sau khi lựa chọn cho mình được người ưng ý thì bước tiếp theo phải làm đó

là dạm hỏi Theo tục lệ truyền thống người Mường tổ chức dam hỏi (tiếng Mường

là ti nom) hai đợt gọi là Khao Thiếng và Boong Thiếng (nghĩa là Ngỏ lời và Trả

lời).

Theo tập quán, Người Mường thường chọn ngày ăn hỏi, cưới xin và tháng

11, 12 âm lịch vì đây là thời điểm thu hoạch vừa xong, cau cũng đã chắc hạt Họ

kiêng cưới gả vào tháng 7 âm lịch vì đó là tháng ngâu Bên cạnh đó, người ta cũng

kiêng chọn ngày cuối tháng, vì coi đó là “ngày cùng tháng kiệt”, nếu tổ chức ăn hỏi

sẽ mang lại những điều không may, do đó họ thường chọn ngày đầu tháng vì “tháng

rộng, ngày dài”.

Trong việc dạm ngõ thì vai trò của ông Mơ bà Mối rất quan trọng bởi trong

cả hai đợt đi dạm ngõ ông Mơ bà Mối chính là người đại diện cho nhà trai đến ngỏ

lời với nhà gái.

Trong lần đi Kháo Thiếng thì nhà trai sẽ nhờ ông Mơ hay bà Mối mang hai chai rượu ngon cùng với bánh bắng hoặc bánh bương đến nhà gái Nếu nhà gái

đồng ý thì sẽ nhận lấy hai chai rượu, không đồng ý thì trả lại Trong trường hợp người con gái bị ép gả nếu không ưng thì cô gái có thể mang chai rượu đến nhà ông

Mơ hoặc bà Mỡi để trả lại Sau lần đi Kháo Thiếng mà nhà gái có ý nhận lời thì ông

Mo sẽ đến nhà gái lần thứ hai cách ba đến năm ngày sau đợt đầu, gọi là Boong

Thiếng.

Trong đợt Boong Thiếng này ông Mơ cũng mang những lễ vật đến nhà gái

tương tự như lần thứ nhất Riêng trường hợp nhà Lang (các dòng họ quý tộc) thì không dung bánh bắng và bánh bương mà thay vào đó là hai bao bánh khảo, hai gói chè ngon, hai bao thuốc lá.

Sau ngày Boong Thiếng, nhà trai phải mang sang nhà gái hai chai rượu và 12

chiếc bánh chưng không có nhân Tùy vào khoảng cách xa gần giữa nhà trai và nhà

gái mà người ta có thể kết hợp với lễ Nòm Cả, (có nghĩa là ngày cắt của) bằng cách

tăng gấp đôi số lễ vật Lễ vật trong lễ Nòm Cả thường có bốn nòm: một gánh gồm 12

bánh chưng, một gánh 14 bánh chưng, một gánh 16 bánh chưng và một gánh 12 bánh

khảo, đặc biệt trong số bánh chưng này có hai chiếc bánh có kích thước to hơn những

chiếc còn lại là để cho người đứng đầu họ và bố mẹ cô dâu Trong ngày này, ông Mơ

Trang 38

nhận lời thách cưới của nhà gái về báo cho nhà trai chuẩn bị, đến ngày hai bên nhất

trí thì đi rể và đồng thời mang theo lễ thách cưới để đón dâu.

Sau bước dam ngõ là tổ chức đám cưới Ngày cưới chính thức nhà trai sẽ

mang theo những lễ vật mà nhà gái đã thách cưới LỄ cưới thường là: một con trâu

đã biết cày bừa (hoặc một con bò), một nén bạc cổ, từ ba đến bốn chiếc sanh đồng,

- “một con lợn nặng từ 50kg đến 70kg hoi, ba gánh bánh chưng, ba gánh bánh nếp, ba

- gánh cơm nếp, hai chinh rượu cần ngon, nếu không có rượu cần thì phải có từ 50

- đến 80 chai rượu, một đôi gà, một sot gạo, một chĩnh rượu để làm vía cho cô dâu.

Đối với con gái nhà Lang thì phải 9 con trâu, 1 con bò, đủ lợn ga, còn có thêm gối

tựa, 12 vuông vải đỏ, một đôi áo một trắng, một đen, khăn thắt Dăng, một niéu, hai

thước lụa, một tắm vai tự dệt dài 20 mét, một gói trầu, một buồng cau, một đôi mía,

một giỏ cơm xôi, bộ vòng bac

Sau khi họ nhà gái đã nhận những đồ thách cưới thì mời họ hàng nhà trai lên

nhà ngồi ăn trầu, hút thuốc và trò chuyện Khi hai bên trao đủ lễ cưới thì mới bắt

đầu mổ lợn, làm thức ăn và lấy các chĩnh rượu ra tiếp đãi khách Đồng thời với lúc

này, ông Mo sẽ đọc bài cúng khấn mời Ông Wail về dự đám cưới của con cháu

trong nhà Khi ông Mo khan xong thì các vị khách mới được phép uống rượu Nhà

gái sẽ tổ chức tiếp đãi khách từ lúc đó cho đến thời điểm đưa dâu.

Khi đưa dâu về nhà trai, nhà gái cũng chuẩn bị cho cô dâu một số đồ vật để

mang về nhà chồng bao gồm một đôi cây mía, một gói xôi, một gói thịt đã thái

miếng, một chai rượu Đây chính là mâm cơm mà con dâu biếu bố mẹ chồng Để

cảm tạ ông Mờ đã tác thành cho đôi lứa đến với nhau, cô dâu cũng biếu ông Mờ

một mâm cơm tương tự như mâm cơm cho bố mẹ chồng.

Người Mường thường đi đón dâu (ti chau) từ sáng và rước dâu (ti du) về đến

nhà lúc chiều tối Khi về đến nhà trai, cô dâu cũng phải làm các thủ tục trình tô tiên,

bố mẹ, anh chị em, họ hàng nhà trai giống như khi chú rễ đến nhà cô đâu Mọi thủ

tục đã hoàn tất thì cũng là lúc nhà trai mở tiệc thiết đãi họ nhà gái, trong tiệc mọi

người có thé làm quen nói chuyện rôm ra và đôi khi cũng có những cuộc hát đối đáp

giữa nam nữ thanh niên.

Sau đám cưới còn là mối quan hệ vợ chồng và thông gia hai họ Từ sau ngày cưới dâu rể phải làm tròn những bổn phận của người con trong nhà, đặc biệt là cách

cư xử với những người lớn tuôi trong nhà và họ hàng.

Trang 39

Với dâu ré mới thì tết năm đầu là rất quan trọng vì đây cũng là dịp đôi vợ

chồng mới đến thăm những người thân, họ hàng của cả hai bên Đặc biệt, với rễ thì phải chuẩn bi đi “phẩ»” nhà bố me vợ bao gồm bảy gói xôi, bảy gói thịt thái miếng

xếp khoanh đẹp cùng với một chĩnh rượu nhỏ khoảng ba, bốn lít Vì theo tục của

người Mường thì rể mới khi đi tết nhà vợ thì phải có gói xôi, thịt để dâng lên Ông

Wail cũng'như biếu bố mẹ cô dâu, bên cạnh việc đi tết nhà vợ thì rễ mới còn phải đi

đến chúc tết những nhà chú, bác, cô cũng như họ hàng nhà cô dâu và cũng phải có

những gói “phan” để biếu các bố các mé nhà vợ Và từ đây trở về sau này, đối với

thông gia hai bên có việc gì như bắt được con cá to, săn được con thú lớn hay quý,

làm nhà mới, cưới xin, thăm hỏi nhau lúc ốm đau, phúng viếng lúc có tang hiếu đều

có báo cho nhau và có tiếp đón trong công việc đó Như vậy, hôn nhân của con cháu

trong nhà không chỉ là việc riêng của đôi vợ chồng trẻ mà là việc chung của cả hai

họ và từ đây hai họ quan hệ đi lại với nhau thân thiết như người một họ.

Cưới xin là việc quan trọng của cả đời người và nó có liên quan đến gia đình,

dòng tộc Vì thế trong phong tục cưới xin của người Mường có khá nhiều nghỉ thức

và thủ tục phức tạp để chứng nhận cho sự kết hợp của đôi vợ chồng trẻ Hơn nữa

kết hôn cũng là một hình thức liên kết hai họ lại với nhau, đi lại thăm hỏi nhau cũng

như giúp đỡ nhau nhất khi có công to việc lớn Đồng thời việc cưới xin cũng là dịp

để cho những phong tục, nét đẹp văn hóa của tộc người được gìn giữ và phát huy.

* Tang ma

Van hóa tâm linh và tôn giáo tin ngưỡng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng

trong đời sống xã hội của con người Ngoài mối giao lưu, quan hệ với cộng đồng xã hội con người luôn quan tâm đến thế giới bên ngoài cuộc sống trần tục Đó là thế

giới thần linh và thế giới dành cho người chết Mối quan tâm đó được thể hiện qua

- nghỉ lễ, lễ hội và đặc biệt là trong tang ma.

Xuất phát từ quan niệm chết không phải là hết mà là sự chuyển sang sống ở bên một thế giới khác nên người Mường tổ chức tang lễ không chỉ thể hiện lòng

thương sót, sự đau buồn, tiếc nuối của gia đình và cộng đồng mà còn là sự chuẩn bị

hành trang cho hồn người chết đến Mường Ma một cách thuận lợi, có cuộc sống đầy đủ, sung túc, không bị thiếu thốn Từ ý nghĩa đó, tang lễ của người Mường

được tổ chức với nhiều nghỉ lễ và có sự chuẩn bị chu đáo từ đâu đên cudi Nhưng

Ngày đăng: 29/06/2024, 05:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phụ lục 3. Hình ảnh minh họa. - Khóa luận tốt nghiệp: Không gian văn hóa Mường trong quá trình hội nhập tại xã Phú Mãn- Quốc Oai- Hà Nội
h ụ lục 3. Hình ảnh minh họa (Trang 71)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN