1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp: Quy chế pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

75 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy chế pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tác giả Trần Quốc Khánh
Người hướng dẫn THS. Cao Thanh Huyền
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 48,16 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Người đại diện theo pháp luật NDDTPL của doanh nghiệp DN là cá nhân đại diện cho DN thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của DN, đại diệncho D

Trang 1

TRAN QUOC KHANH

KHOA LUAN TOT NGHIEP

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHÓA LUẬNTHS CAO THANH HUYEN

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan rằng Khóa luận tốt nghiệp này với đề tài “Quy chế pháp lý vềNgười đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank” là công trình nghiên cứu của cá nhântôi, không sao chép của bắt cứ ai.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Khóa luận tốt

nghiệp này.

Xác nhận của Tác giả khóa luận tốt nghiệp

Giáo viên hướng dân

Cao Thanh Huyền Trần Quốc Khánh

Trang 4

Doanh nghiép tu nhan DNTN

Doanh nghiệp trung ương DNTW Luat doanh nghiép LDN

Luật các Tổ chức tin dụng LTCTD

Ngân hàng Nha nước NHNN

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Agribank

nông thôn Việt Nam

Ngân hàng thương mại NHTM Người đại diện theo pháp luật NĐDTPL

Tổng giám đốc TGD

Trang 5

MỤC LỤC

92 0 Ta ::-OƑŸ}JÊÔÊO3 HH 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

VÀ QUY CHE PHÁP LÝ VE NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHAP LUẬT CUA DOANH

NGHIEP ccccsssccsssccssscsssvecsssesssvecsssccssscesssesssecsssecssuecssuesssuesssucsssuesssscsssscssuesssuesssueessuesssuessseessseeessecs 8

1.1 Khái niệm va đặc điểm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 8

1.1.1 Khái niệm đại điện, người đại diện theo pháp luật và người đại điện theo pháp luật

1.1.2 Khai niệm người đại diện theo pháp luật cua Ngân hàng thương mại 11

1.1.3 Đặc điểm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiỆD - « << «<<<<x+<+ 131.1.4 Đặc điểm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp của Ngân hang 15

1.2 VỊ tri, vai trò của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiỆp - 16

1.3 Khái niệm quy chế pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh

hưởng đên quy chê pháp ly vê người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 18

1.3.1 Khái niệm quy chế pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 181.3.2 Các yếu to ảnh hưởng đến quy chế pháp ly về người đại diện theo pháp luật của

2/2120/108/14/1120EPEEREERTTTT TRE {-14 18

1.4 Nội dung cơ bản của quy chế pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh

1.4.1 Quy định về việc xác lập và cham dứt quyên đại diện của người đại diện theo pháp

ll(iiTroiiili LATE hồ KG Dissent gang ung ai nik i hii i nh ai in inl ina in 21

1.4.2 Quy định quyên, nghĩa vu và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của

2/2120/108/14/1125 PT aa 21

1.4.3 Quy định về thời hạn và phạm vi đại diện của người đại điện theo pháp luật cua

blD0(HĨI TORE UG PD sexes sce ev Se SA RAR SERIES RRNA A LEH 70813003 ES NR ST EN EL 22

1.4.4 Quy định về số lượng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 23

051019) — 24

NỘI DUNG QUY CHE PHÁP LY VE NGƯỜI ĐẠI DIEN THEO PHÁP LUAT CUA

DOANH NGHIEP VA THUC TIEN THUC HIEN TAI NGAN HANG NONG NGHIEP VA

PHAT TRIEN NONG THÔN VIỆT NAM uceccecsccssscsceesesecscsscsssesecsesecarsesscensecavsnsnsansnsnsananenees 242.1 Nội dung quy chế pháp lý về người dai diện theo pháp luật của doanh nghiép 242.1.1 Quy định về việc xác lập và cham ditt quyên đại diện của người đại diện theo pháp

2.1.2 Quy định pháp luật về quyên, nghĩa vụ và trách nhiệm của người đại diện theo

pháp luật của doanh HghiỆD << 010111910 1191111911 it 33

2.1.3 Quy định pháp luật về thời hạn và phạm vi đại điện của người đại diện theo pháp

luật của doanh HghỆJ) - -«- s- x xkvkh h Hh H H cà 58

Trang 6

2.1.4 Quy định về số lượng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp - 432.2 Thực tiễn thực hiện quy chế pháp lý về Người đại điện theo pháp luật của DN tại Ngân

hàng Nông nghiệp và phat triên nông thôn A gribariK - - - «5c + + +vvveeeeeeeeeeses 44

2.2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank 442.2.2 Đánh giá thực tiễn thực hiện quy chế pháp lý về NDDTPL tại Ngân hàng Agribank

CHUONG c6 ẢỒẢ 60

MOT SỐ GIẢI PHAP NANG CAO HIỆU QUA THỰC HIỆN QUY CHE PHÁP LY VE _

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NONG THÔN VIET NAM +- s+c++c+rvrzxerxerxerxee 603.1 Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về người đại diện theo pháp

luật của doanh nghip - - (1 111 TH nh TH TH hi HH nưện 60

3.2 Kiến nghị một số giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về người đại diện

lM)LMSIe)i1851340)19 2 NGẢẢẢ - 61 KẾT LUẬN ¿2-52 EESE*EEEE E115 1E1E15211151115111111 1111115111111 1.11111111111111 111gr 67

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Người đại diện theo pháp luật (NDDTPL) của doanh nghiệp (DN) là cá nhân đại

diện cho DN thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của DN, đại diệncho DN với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theoquy định của pháp luật NDDTPL của DN có trách nhiệm sau: (1) Thực hiện quyền vànghĩa vụ được giao một cách trung thực, cần trọng, tốt nhất nham bảo đảm lợi ích hợp

pháp của doanh nghiệp; (2) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng

địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanhnghiệp dé tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tô chức, cá nhân khác; (3) Thông báo kip thời,đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan củaminh làm chủ hoặc có cô phan, phần vốn góp theo quy định của Luật này Người daidiện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại chodoanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm nêu trên Một doanh nghiệp có thé phát trién tốthay không phụ thuộc rất nhiều vào NĐDTPL của DN thực hiện tốt quyền và nghĩa vụcủa mình với DN Đặc biệt, đối với một Ngân hàng thương mại nhà nước như Agribank

— một định chế tài chính lớn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và duy trì sự

ồn định của nền kinh tế Việt Nam thì quyết định của NDDTPL của DN chính là kim chỉnam định hướng toàn bộ hệ thống Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu về pháp luậtdoanh nghiệp, van đề phải quan tâm đầu tiên đó là chế định người đại diện theo pháp

luật của doanh nghiệp.

Hiện nay, các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam có quy định rất rõ, cụ thể

và chi tiết về NDDTPL của DN Quy định về NDDTPL của DN được quy định rõ trongBLDS 2015, LDN năm 2020, Luật sửa đồi, bố sung một số điều của Luật Các tổ chứctín dụng năm 2017 (LTCTD sửa đổi năm 2017) (đối với trường hợp DN là các tổ chức

tín dụng) và các văn bản luật có liên quan khác Nhìn chung, các văn bản pháp luật hiện

hành đã đưa ra khái niệm rõ ràng về NDDTPL của DN, quy định tương đối cụ thé cácvan đề có liên quan đến NDDTPL của DN như số lượng NDDTPL của DN, quyền vànghĩa vụ của NDDTPL của DN, Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong những quyđịnh hiện hành về NĐDTPL của DN như: chưa thể hiện sự phân chia thâm quyền giữa

những NDDTPL cua DN, thời gian xác nhận tư cách của NDDTPL của DN còn dai, hay

Trang 8

h6 sơ quy trình thủ tục xác lập hay thay thế NDDTPL của DN chưa rõ ràng, Nhữngtồn tại, hạn chế này, nếu không được khắc phục kịp thời, sẽ ảnh hưởng đáng ké tới hiệuquả hoạt động của NDDTPL ở các doanh nghiệp trên thực tế, qua đó gián tiếp tac độngtiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp.

Đối với ngân hàng, NDDTPL của DN giữ vai trò rất quan trọng Theo như quyđịnh của LTCTD năm 2010, NDDTPL của Ngân hàng là Chủ tịch Hội đồng thành vién/Hội đồng quản trị hoặc TGD - là người đứng đầu lãnh đạo, quản lý của cả hệ thống ngânhang! Đứng trên cương vị là người lãnh đạo, người đứng đầu Ngân hàng, NDDTPL của

ngân hàng sẽ là kim chỉ nam, điều phối và chỉ đạo toàn bộ hoạt động kinh doanh của hệ

thống Ngân hàng Đặc biệt, đối với Agribank, một Ngân hàng thương mại với 100% vốn

chủ sở hữu là Nhà nước sở hữu, NDDTPL của Agribank càng giữ vững vai trò quan

trọng hơn nữa Tuy nhiên trong thực tế, quy định của Agribank cùng với quy định củapháp luật vẫn khiến Agribank gặp một số khó khăn liên quan đến NĐDTPL như thờigian thay đôi NĐDTPL lâu, dẫn đến đình trễ một số hoạt động của Agribank bắt buộcphải có NĐDTPL; chưa quy định rõ về công bố thông tin NDDTPL khiến khách hàngkhông nắm bắt được thông tin của Agribank,

Về mặt lý luận, kê từ khi Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015, Luật DN năm 2020,LTCTD sửa đổi năm 2017 được ban hành với rất nhiều quy định liên quan đến người đạidiện theo pháp luật, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về NDDTPL của DN nóichung, nhưng lại chưa có những nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về quy chế pháp lý vềNDDTPL thông qua thực tiễn hoạt động của NDDTPL ở các ngân hàng thương mai

Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn làm rõ thực trạng pháp luật vềNDDTPL của doanh nghiệp và thực tiễn thực thi pháp luật về NDDTPL ở các Ngân hàngthương mai, đặc biệt là Ngân hàng Agribank — nơi tác giả đang làm việc, từ đó đề xuấtnhững kiến nghị hợp lý dé hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

về NĐDTPL của doanh nghiệp ở Việt Nam, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “uychế pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và thực tiễn thực hiệntại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank” cho Khóa luận tốt

nghiệp của mình.

'Khoan 2 Điều 12 về “Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng”, Luật các tổ chức tín dụng năm 20 17.

Trang 9

2 Tinh hình nghiên cứu đề tài

Ở Việt Nam và trên thế gi0i, ché dinh người đại diện theo pháp luật cua DN đượcnghiên cứu ở nhiều phạm vi và góc độ khác nhau Có thé kế đến một số công trình nồi

bật như sau:

Thứ nhất, về tình hình nghiên cứu nước ngoài:

- Victor Livio Enmanuel Cedeno Brea (2017), The Legal Structure of commercial banks and financial regulation: does organizational form matter for the design of bank

regulation, Eramus University Rotterdam Luận án đã nghiên cứu các van đề liên quan

về NDDTPL của DN theo pháp luật tại nước Pháp, ứng dụng trong thực tế với trườnghợp Ngân hàng thương mại và ảnh hưởng đến thiết kế cấu trúc Ngân hàng:

- GoldenStar (2022), The enterprise’s legal representative under law on enterprise

2020 — Bai viết nghiên cứu các quy định của LDN Việt Nam năm 2020 về NDDTPL của

DN dưới góc nhìn thực tiễn của một công ty tư vấn luật

Thứ hai, về tình hình nghiên cứu trong nước:

- Nguyễn Thị Nền (2019), NĐDTPL của DN theo LDN năm 2014 — Thực tiễn tạiNgân hàng TMCP Bắc Á, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Tácgiả đã phân tích về thực trạng áp dụng pháp luật về người đại điện của DN ở Việt Namhiện nay và ứng dụng của LDN năm 2014 vào Ngân hàng thương mại cô phần Bắc A

- Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại điện và may van đề của pháp luật công

ty Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 4 (41) Tác giả đã phân tích những vấn đề

cơ bản của học thuyết về đại diện và sử dụng những luận điểm của học thuyết này débình luận một số van đề trong thực tiễn quan trị doanh nghiệp và pháp luật công ty Việt Nam;

- Nguyễn Vũ Hoàng (2013), “Chế định đại điện trong pháp luật Việt Nam và van

đề đặt ra trong thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Luật học, số 2 Tác giả đã phân tích một sốđiểm hạn chế, bat cập trong quy định của Bộ luật Dân sự (2005) về chế định đại diện

- Phùng Thị Kim Khuyên (2021), Chế định người đại diện theo pháp luật của

doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luan văn thạc sĩ Luật học, Trường

Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đã phân tích những quy định nổi bậtmang tính đột phá và một số điểm bất cập của Luật Doanh nghiệp 2020 về chế địnhngười đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhămhoàn thiện các quy định liên quan đến người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Trang 10

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã có sự phân tích tương đối toàndiện các quy định về NĐDTPL đối với luật của nước sở tại, hoặc quy định về NĐDTPLcủa Ngân hàng đối với quốc gia đó Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu chủ yếu tiếpcận vẫn đề NDDTPL của DN dưới một góc độ nhất định theo quy định của pháp luật dân

sự (BLDS 2015 về vấn đề đại điện), hay pháp luật doanh nghiệp (LDN năm 2020), hoặcdưới góc độ luật thương mại như khái niệm, đại diện trong giao kết hợp đồng Bên cạnh

đó, những bài báo, tạp chí trong nước cũng chỉ nêu lên một khía cạnh của vấn đềNDDTPL của DN mà chưa có một bài viết nào nghiên cứu tông thé các van đề pháp lý

về NDDTPL của DN và thực tiễn thực hiện tại các Ngân hàng thương mại — một địnhchế tài chính mà quy chế nội bộ về NDDTPL chịu ảnh hưởng đậm nét từ các quy địnhcủa BLDS năm 2015, LDN năm 2020 và LTCTD sửa đổi năm 2017

Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các công trìnhnghiên cứu trước, trong Khoá luận này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thôngnhững van đề pháp lý về NDDTPL của doanh nghiệp và thực tiễn thực thi pháp luật vềNDDTPL tại chính Ngân hang nơi tác giả đang làm việc — Ngân hàng Agribank để làm

rõ những khía cạnh pháp ly của chế định NDDTPL, đồng thời bổ sung vào những nghiêncứu đã có về ngân hàng, thông qua việc nghiên cứu cụ thé những điểm còn hạn chế trongcác quy định về NDDTPL của Ngân hàng Agribank và những khó khăn trong thực thipháp luật về vấn đề này trong thực tế

3 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học của dé tài: Khóa luận đã phân tích và làm rõ các van đề pháp lý

cơ bản về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đánh giá thực tiễn thi hànhquy định về NDDTPL tại Ngân hàng Agribank trong giai đoạn hiện nay Trên cơ sở đó,tác giả đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp luật dân

sự và quy định pháp luật DN, hoàn thiện quy định pháp lý về NDDTPL tai Ngân hàng

Agribank.

-Y nghia thuc tién của dé tài: Khóa luận có thé sử dụng trong hoạt động đào tạo,nghiên cứu khoa học tai các cơ sở dao tạo luật và ứng dụng phát triển thực tiễn, hoànthiện pháp lý về NDDTPL tại Ngân hàng Agribank

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

4.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 11

Việc nghiên cứu của Khóa luận này nhằm mục đích làm rõ thực trạng pháp luật hiệnhành về NDDTPL của DN, đồng thời, đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật về NDDTPLtại Ngân hàng Agribank Trên cơ sở đó, Khóa luận đề xuất một số kiến nghị phù hợpnhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật vềìNÐĐDTPL

ở Ngân hàng Agribank trong thời gian tới.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả Khóa luận đã đặt ra các nhiệm vụnghiên cứu cụ thể sau:

(i) Nghiên cứu làm sáng tỏ các van dé lý luận cơ bản về NDDTPL của DN và quychế pháp lý về NDDTPL của DN

(ii) Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các quy định pháp luật vé NDDTPLtrong BLDS năm 2015, LDN năm 2020, LTCTD và một số văn bản pháp luật có liên

tại Ngan hàng Agribank.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

5.1 Đối twong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: quy định pháp luật Việt Nam hiện hành

về NĐDTPL của DN; quy chế, quy định nội bộ và thực tiễn áp dụng pháp luật về

NDDTPL tai Ngân hàng Agribank.

5.2 Pham vi nghiên cứu của Khóa luận

- Vé không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luậtViệt Nam về NDDTPL của DN và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật vé NDDTPL

tại Trụ sở chính Ngân hàng Agribank.

- Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật vềNDDTPL của DN được ban hành từ năm 2015 đến nay, chủ yếu bao gồm các quy địnhtrong BLDS năm 2015; LDN năm 2020; LTCTD sửa đôi 2017

Trang 12

- Về thực tiễn: Khóa luận sẽ tập trung đánh giá các quy định, quy chế nội bộ vàquá trình áp dụng pháp luật về NDDTPL tại Ngân hàng Agribank trong khoảng thời gian

từ năm 2012 đến nay

6 Phương pháp nghiên cứu của Khóa luận

Dé đạt được mục đích nghiên cứu của Khóa luận, tac giả chủ yéu sử dụng các phương

pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp lich sử, logic

Khóa luận sử dụng phương pháp lịch sử dé nghiên cứu quá trình phát triển của BLDS,LDN, Luật các tổ chức tín dụng năm (LTCTD), quá trình xây dựng văn bản pháp luậtcủa Agribank Phương pháp lô-gic là phương pháp sử dụng các luận điểm khoa học nhằmxem xét, nghiên cứu, khái quát, lý giải các sự kiện lịch sử Từ đó, đánh giá, rút ra kếtluận, chỉ ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử pháp luật về

NDDTPL của DN của Agribank.

- Phương pháp phân tích

Khóa luận sử dụng phương pháp phân tích nhằm chỉ rõ những điểm chung giữa phápluật hiện hành và quy định của Agribank về NDDTPL của DN, phân tích chi tiết từngđiều khoản trong quy định của Ngân hàng Agribank về NDDTPL cua DN, từ đó chỉ rõnhững kết quả đạt được và những điểm còn tôn tại, hạn chế

- Phương pháp tổng hợp

Khóa luận sử dụng phương pháp tong hợp trong việc kết luận, khái quát hóa các vanđề; trong việc kết hợp cả lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn nham đưa ra các kiếnnghị hoan thiện pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và thực tiễn

thực hiện tại Ngân hàng Agribank.

- Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh

Khóa luận sử dụng phương pháp này chủ yếu nhằm mục đích so sánh giữa quy địnhcủa pháp luật hiện hành và quy định của Ngân hàng Agribank về NDDTPL của DN.Phương pháp thống kế giúp cung cấp các thông tin một cách hệ thống, theo chuẩnmực dam bảo tính trung thực, khách quan và chính xác các van đề mà khóa luận nàyhướng tới, về NDDTPL của DN tại Agribank

7 Kết cầu của Khoá luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo; khoá luận tốt nghiệpđược kết cau bao gồm 03 chương, cụ thể như sau:

Trang 13

Chương 1: Khái quát chung về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vàquy chế pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Chương 2: Nội dung quy chế pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp và thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônChương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế pháp lý vềNDDTPL của DN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Trang 14

CHƯƠNG 1KHÁI QUAT CHUNG VE NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHAP LUẬT CUADOANH NGHIỆP VA QUY CHE PHÁP LY VE NGƯỜI DAI DIEN THEO

PHAP LUAT CUA DOANH NGHIEP1.1 Khái niệm và đặc điểm của người dai diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm đại diện, người dai diện theo pháp luật và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Khái niệm dại diện

và nguồn sốc của chế định đại diện, những học thuyết nghiên cứu về chế định

“đại điện” xuất hiện từ rất sớm Điền hình là các tác phẩm: Tài sản của Quốc gia (The

Wealth of Nations) của Adam Smith cho rằng với đặc tính của công việc quản lý, các cổđông không nên kỳ vọng và tin tưởng rằng người quản lý công ty sẽ hành động như họmuốn, bởi lẽ người quản lý công ty luôn có xu hướng thiếu siêng năng, mẫn cán và lợidụng vi trí của minh dé tìm kiếm lợi ích cá nhân cho chính họ hơn là cho các cổ đông vàcông ty Trong nghiên cứu của mình, Adam Smith đã dự đoán xu hướng phát triển củacác công ty hiện đại với sự phân tách giữa quyền sở hữu và quản lý, kiểm soát công ty(separation of ownership and control) Hay tác phâm Công ty hiện đại và sở hữu tư nhân

(The Modern Corporation and Private Property) cua Adolf A Berle va Gardiner C.

Means: Hai tac giả cũng cho rằng mô hình công ty hiện đại ngày nay là đại điện của mộthình thức mới về tài sản, mà tài sản đó lại được kiểm soát, quản lý bởi những người quản

lý công ty (những người làm thuê) hơn là các cô đông (những chủ sở hữu thực sự của tàisản) Nhìn chung, các tác giả nói trên đã chỉ ra xu hướng phát triển của các công ty hiệnđại cần có sự phân tách giữa quyền sở hữu và quản lý, kiểm soát công ty

Ở Việt Nam, theo Từ điển tiếng Việt, đại diện là: “Thay mặt cho cá nhân hoặc tô

”, Trong khi đó, theo Từ điển Luật học, đại diện là: “Việc một người,

? Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.325.

3 Viện Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp (2006), Từ điên Luật học, Nxb Tư pháp và Nxb Từ dién Bách khoa, Ha Nội, tr 225.

Trang 15

“Common law”, đại điện có vai trò trong mọi mặt đời sông xã hội nói chung và tronghoạt động kinh doanh thương mại nói riêng Đại điện thúc day sự phân công lao động xãhội với một ảnh hưởng vô cùng rộng lớn và được những học thuyết riêng ghi nhận Sựphát triển của chế định đại diện dựa trên nền tảng tư tưởng của trường phái luật tự nhiêntrong bối cảnh thương mại và công nghiệp đang phát triển mạnh" Có quan niệm rangpháp luật về đại diện trong Common Law được bắt nguồn từ một châm ngôn La tinh

“Đại diện là hành động của một người thông qua một chủ thể khác được pháp luật coi làhành động của chính người đó”” Có quan niệm khác thì lại cho rằng vấn đề đại diện lúcnày như “giao một con tàu cho thuyền trưởng điều khiển và quản lý hay hoạt động kinh

phức hợp được tạo bởi quan hệ giữa người ủy quyền (principal), người đại diện (agent)

và người thứ ba (third party)’ Đối với pháp luật công ty, các nước có nền kinh tế thịtrường phát triển đều quan tâm điều chỉnh van dé đại diện Theo lý thuyết về đại diệncủa mình, Jensen và Mecklin cho rang: “Ly thuyét đại điện liên quan đến một hop đồngtheo đó một hodc vài người (cô đông) giao cho người khác (thành viên HĐQT) thay mặt

họ thực hiện một số dịch vụ, trong do có việc uy quyên ra quyết định cho đại diện Nếu

cả hai bên trong mối quan hệ này là những người muốn toi đa hóa lợi ích, chúng ta có

ly do dé tin rang đại diện sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích của người chủ”5 Sựphát triển của van dé phân tách giữa quyền sở hữu và quản lý, kiểm soát công ty làm tiền

dé cho sự xuất hiện lý thuyết về người chủ và người đại điện Mối quan hệ này được coinhư là quan hệ hợp đồng mà theo đó, các cô đông (những người chủ sở hữu - principals),

bồ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người thụ ủy- agents) dé thựchiện việc quản ly công ty cho họ, ma trong đó bao gồm cả việc trao thâm quyền để raquyết định định đoạt tài sản của công ty’ Theo Từ điển Black Law Dictionary ban thứ 9

Nguyễn Vũ Hoàng (2013), Chế định đại diện trong pháp luật Việt Nam và vấn đề đặt ra trong thực tiễn áp dụng,

Tap chí Luật hoc (2), tr 2.

> Abdul Kadar, Ken Hoyle, Geoffrey Whiteheard (1985), Business Law, Made Simple books, London, P.166.

5 Ngô Huy Cương (2009), Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam- Nhìn từ góc độ Luật so sánh,

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (4), tr 26-28.

7 Hồ Ngọc Hiền (2007), Nghĩa vụ người đại điện và người ủy quyền theo pháp luật kinh doanh của Hoa Kỳ trong

sự so sánh với các quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam, Tap chí Nhà nước và Pháp luật, (3), tr.57.

8 Michael C Jensen and William Meckling (1976), Theory of the Firm, Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership, Structure, Journal of Financial Economics, October, 3, p.26.

° Bùi Xuân Hải (2007), Nghĩa vụ người đại diện và người ủy quyền theo pháp luật kinh doanh của Hoa Ky trong

sự so sánh với các quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (4), tr 11-18.

Trang 16

thì thuật ngữ “Đại diện” được dùng dé biểu đạt quan hệ một chủ thê nhân danh và vì lợiich của một chủ thê khác dé giao kết, thực hiện một giao dịch!9,

Ở Việt Nam, khái niệm “đại điện” trước hết được quy định trong BLDS năm 2015

Cụ thé: theo Điều 134 BLDS năm 2015 định nghĩa về đại diện như sau: “Đại điện là việc

ca nhân, pháp nhân (sau day gọi chung là người đại điện) nhân danh và vì lợi ích của

ca nhân hoặc pháp nhân khác (sau đáy gọi chung là người được đại điện) xác lập,thực

dân sự Việt Nam đã có tiếp thu tương đối đầy đủ những học thuyết về đại diện Pháp luậtViệt Nam tiếp cận khái niệm đại diện theo quan điểm tương đối hài hòa với các hệ thốngpháp luật trên thế giới, có lẽ xuất phát từ việc van dé đại diện của pháp luật Việt Nam cónguồn gốc từ trường phái luật tự nhiên giống với BLDS Pháp Từ những phân tích nêutrên, có thé rút ra định nghĩa khái quát về đại diện như sau: Đại điện là việc cá nhân,

pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) thay mặt cho cá nhân, pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với danh nghĩa và vì lợi ích của người được đại diện.

Khai niệm người đại diện theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 135 BLDS 2015: Quyền đại diện được xác lập theo ủyquyền giữa người được đại điện và người đại điện (sau đây gọi là đại điện theo ủy quyền);theo quyết định của cơ quan nha nước có thâm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc

theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật) Như vậy, có

thé hiểu: NDDTPL là người đại điện của cá nhân hoặc pháp nhân do pháp luật, điều lệcủa pháp nhân quy định hoặc do cơ quan nhà nước có thâm quyền quyết định mà khôngphải do bên đại diện và bên được đại diện thoả thuận xác lập Điều 136 và Điều 137BLDS 2015 quy định cụ thé về NDDTPL của cá nhân và pháp nhân như sau:

Thứ nhất, NDDTPL của cá nhân bao gom: Cha, mẹ đôi với con chưa thành niên;Người giám hộ đối với người được giám hộ; Người giám hộ của người có khó khăn trongnhận thức, làm chủ hành vi là NDDTPL nếu được Tòa án chỉ định; Người do Tòa án chỉ

định trong trường hợp không xác định được người đại diện; Người do Tòa án chỉ định đôi với người bi hạn chê năng lực hành vi dan sự.

10 Từ điền Black Law Dictionary, p 1058.

11 Điêu 134 Bộ luật dân sự năm 2015

Trang 17

Thứ hai, NDDTPL của pháp nhân bao gôm: Người được pháp nhân chỉ định theođiều lệ; Người có thâm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; Người do Tòa án chỉđịnh trong quá trình tô tụng tai Tòa án Một pháp nhân có thé có nhiều NDDTPL và mỗingười đại điện có quyền đại điện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141

của BLDS 2015.

Khai niệm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

DN là một trong những hình thức tổ chức kinh doanh mà các nhà đầu tư có quyềnlựa chọn đề thực hiện hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lợi Theo quy định của LDNnăm 2020, DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng kí thànhlập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh DN có thể có tư cách phápnhân (công ty cô phan, công ty trách nhiệm hữu han, công ty hợp danh) hoặc không có

tư cách pháp nhân (doanh nghiệp tư nhân) La một tổ chức, DN không thé trực tiếp thựchiện quyền và nghĩa vụ của DN hay xác lập, thực hiện các giao dịch với bên thứ ba, mặc

dù đối với một DN có tư cách pháp nhân, pháp luật dân sự đã công nhận năng lực tự chịutrách nhiệm băng toàn bộ tài sản của mình và tự nhân danh chính mình tham gia cácquan hệ pháp luật một cách độc lập Theo đó, dé tham gia vào các quan hệ pháp luật, DNcần có người đại diện Người đại diện của DN có thể bao gồm NDDTPL và người đạidiện theo ủy quyên, trong đó, xuất phat từ định nghĩa về đại diện, có thê hiểu NDDTPL

của doanh nghiệp là những người thay mặt cho doanh nghiệp trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch với danh nghĩa và vì lợi ích của doanh nghiệp đó.

Theo khoản 1 Điều 10 của LDN năm 2020: NPDTPL của DN là cá nhân đại diệncho doanh nghiệp thực hiện các quyên và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanhnghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu câu giải quyết việc dân sự,nguyên don, bị don, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án vàcác quyên, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật '? Theo quy định của LDN năm

2020, NDDTPL thường giữ các chức danh quản lý trong cơ cau tổ chức của DN

1.1.2 Khái niệm người dai diện theo pháp luật cua Ngân hàng thương mai

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Các tô chức tín dụng năm 2010 thì Ngân hàng là loạihình tổ chức tín dụng có thê được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy

12 Khoản 1 Điều 12 “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Luật doanh nghiệp năm 2020.

Trang 18

định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng baogồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hang hợp tác xã.

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Các tổ chức tin dung năm 2010 thì ngân hàng thươngmại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạtđộng kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng thương mạihoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng vàthực hiện nghiệp vụ chiết khấu va làm phương tiện thanh toán Với tư cách là tô chứckinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mai dựa trên cơ so chế độ hạch toán kinh

tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiệnrộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, như: nhận tiền gửi có kì hạn, không

kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dich vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách pháthành chứng chỉ nhận nợ Bản chất của NHTM là một đơn vị kinh tế, là một loại hình

DN nên có co cấu tổ chức bộ máy sẽ như một DN Lĩnh vực hoạt động kinh doanh củaNHTM tất đặc biệt, vì nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành và mọi mặt của đời

sống, kinh tế, xã hội Vì vay, viéc diéu hanh hoat động của ngân hang cần thận trọng và

khéo léo, làm sao dé tránh gây ra những tôn that to lớn cho xã hội

Ngân hàng thương mại hay tổ chức tín dụng là DN được thành lập theo quy định

của pháp luật Cũng như những DN khác, việc tham gia, thực hiện các giao dịch dân sự,

thương mại được thực hiện thong qua NDDTPL của tổ chức tin dụng đó

Theo điều 4, LTCTD sửa đổi 2017, thông thường, đối với những DN kinh doanh,sản xuất khác, trường hợp có nhiều người đại diện thì bên cạnh người đại diện giữ cácchức danh quan trong trong công ty, thì có thé có thêm những người đại diện khác khônggiữ vị trí quan trọng trong công ty Tuy nhiên, đối với tô chức tín dụng, là DN hoạt độngtrong lĩnh vực ngân hàng, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là của khách hàng, hơn nữahoạt động ngân hàng là hoạt động then chốt của nền kinh tế Do đó, không được phép cósai sót trong hoạt động Pháp luật quy định người đại diện phải là Chủ tịch Hội đồngquản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, hoặc TGD (Giám déc) của tổ chức tin dụng

đó Đây đều là những người giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu tô chức của tô chức tíndụng Họ đóng vai trò là người điều hành, quản lý nội bộ tổ chức, quyết định các chínhsách kinh doanh, hoạt động của tô chức Do đó, người đại điện cho tô chức tin dụng bắtbuộc phải là một trong các chủ thê này Những người đại diện theo pháp luật thường phải

Trang 19

có đủ uy tín, kinh nghiệm thực té, nang lực quản tri, quan ly DN, kinh doanh, trình độ

chuyên môn cao.

Nhu vậy, NDDTPL của Ngân hàng thương mai là cá nhân dai diện cho Ngân hàng

thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của ngân hàng, đại diện cho ngânhàng với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo

quy định của pháp luật.

1.1.3 Đặc điểm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Qua khái niệm NDDTPL và căn cứ xác lập tư cách NDDTPL của DN, cho thấy,NDDTPL của DN có một số đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, NDDTPL của DN phải là cá nhân và có năng lực hành vi dan sự day đủ.Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015, người đại diện có thể là cánhân hoặc pháp nhân Nhưng theo khoản 1 Điều 12 LDN năm 2020, NĐDTPL của DNchỉ có thể là cá nhân Như đã phân tích ở trên, DN là một tô chức kinh tế, một thực thêpháp lý mà không phải là con người cụ thé Do đó, DN can có con người cụ thé mangday đủ năng lực cá nhân, con người dé nhân danh DN xác lập, thực hiện các giao dịch

vì lợi ích của DN Cụ thể đó là năng lực pháp luật va năng lực hành vi dân sự Năng lựchành vi dân sự của cá nhân là khả năng bằng hành vi của mình xác lập thực hiện quyên,nghĩa vụ dân sự NDDTPL của DN trước hết có đầy đủ năng lực này và không bi mathoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Tại khoản 5 Điều 12 LDN năm 2020 có quyđịnh: nêu NDDTPL bi hạn chế hoặc mat nang lực hành vi dân sự, có khó khăn trongnhận thức, làm chủ hành vi, thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, HĐQT cửngười khác làm NDDTPL của công ty Quy định này cho thấy năng lực hành vi dân sự

là điều kiện bắt buộc của NDDTPL của DN Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với điềukiện về năng lực chủ thể mà BLDS đặt ra trong vấn đề đại diện tại khoản 3 Điều 134

BLDS năm 2015.

Thứ hai, về số lượng NDDTPL của DN

Khoản 2 Điều 137 BLDS năm 2015 quy định một pháp nhân có thể có nhiềuNDDTPL Tại khoản 2 Điều 12 LDN năm 2020 cũng quy định công ty trách nhiệm hữuhạn (CT TNHH) và công ty cô phần (CTCP) (sau đây gọi chung là công ty) có thê cómột hoặc nhiều NDDTPL Quy định này đã góp phan tạo điều kiện để doanh nghiệp cóthé quyết định số lượng NDDTPL phù hop với quy mô và nhu cầu của DN Đối với

Trang 20

những DN có quy mô lớn, mỗi ngày đều có rất nhiều các giao dịch cần giải quyết, nêuchỉ có duy nhất một NĐDTPL đảm nhận mọi giao dịch thì với sỐ lượng giao dịch quá

lớn như vậy sẽ gây ra sự quá tải cho NDDTPL Vì vậy, khi cho phép một doanh nghiệp

có thé có nhiều hơn một NDDTPL sẽ tạo nên cơ chế linh hoạt, giúp doanh nghiệp chủđộng hơn trong việc phân công quản lý, thúc đây tối đa sự phát triển trong quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có NDDTPL trongcác tình huống bất khả kháng phát sinh

Việc lựa chọn số lượng NĐDTPL của doanh nghiệp không đặt ra đối với DNTN

và công ty hợp danh (CTHD) bởi LDN năm 2020 đã quy định cụ thé đối với hai loạihình doanh nghiệp này Cụ thể, chủ DNTN chính là NDDTPL duy nhất của DNTN vàtất cả các thành viên hợp danh là NĐDTPL của CTHD

Thứ ba, NDDTPL cua DN phải cư trú tại Việt Nam.

NDDTPL của DN là người thay mat DN trong việc tổ chức công việc nội bộ DN

và giao dịch với bên ngoài Do đó, NDDTPL của DN phải thường xuyên có mặt tại DN

dé thực hiện nghĩa vụ của mình Pháp luật bắt buộc NDDTPL của DN phải cư trú tại ViệtNam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày phải ủy quyền bằng văn bản chongười khác 3.

Thư tư, NDDTPL của DN phải nhân danh và vi lợi ích của doanh nghiệp.

NDDTPL của DN là người nhân danh va vì lợi ích của doanh nghiệp dé thực hiệncác quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp (bao gồmcác quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh

nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theoquy định của pháp luật) Bởi về mặt lý thuyết, việc ai là NDDTPL sẽ do doanh nghiệpquyết định (ma cụ thé là các cô đông, thành viên công ty) Cô đông, thành viên công ty

là người dùng ý chí của minh chi phối công ty ra quyết định lựa chọn NDDTPL Do đó,người đại diện phải phục vụ lợi ích của cô đông, thành viên công ty bằng trách nhiệmtrung thực, can trong, tốt nhất, của mình

Vì nhân danh doanh nghiệp nên NDDTPL của DN sẽ không chịu trách nhiệm cá

nhân đối với các van dé phát sinh từ các hoạt động nhân danh doanh nghiệp nếu

!3 Khoản 3 Điều 12 về? Người đại điện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Luật doanh nghiệp năm 2020

Trang 21

NDDTPL thực hiện công việc phù hợp với phạm vi đại diện của mình Ngược lại, ho sẽ

phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp nếu vi phạm tráchnhiệm quy định tại khoản 1 Điều 13 LDN năm 2020 Vì là NĐDTPL của DN nên họchính là người phải chịu trách nhiệm cao nhất cho mọi hoạt động của doanh nghiệp

Thư năm, quyền và nghĩa vụ của NDDTPL của DN được xác định theo quy địnhcủa Bộ Luật Dân sự, LDN năm 2020, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Điều

lệ của DN, văn bản thỏa thuận giữa chủ sở hữu DN với người đại diện hoặc quyết địnhcủa cơ quan nhà nước có thâm quyên Vì thế, NĐDTPL của DN không thể tự đặt raquyền và nghĩa vụ cho mình

1.1.4 Đặc điểm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp của Ngân

hàng

Với ngân hàng, NĐDTPL của ngân hàng cũng có một số đặc điểm cơ bản chunggiống NDDTPL của DN với như sau: NDDTPL của ngân hàng phải là cá nhân và cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ; NDDTPL của ngân hàng phải cư trú tại Việt Nam;NDDTPL của ngân hàng phải nhân danh và vi lợi ích của ngân hang và quyền và nghĩa

vụ của NDDTPL của ngân hàng được xác định theo quy định của Bộ Luật Dân sự, LDN

năm 2020, LTCTD năm 2017, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Điều lệ của

DN, văn bản thỏa thuận giữa chủ sở hữu DN với người đại diện hoặc quyết định của cơ

quan nhà nước có thâm quyền

Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất nằm ở đặc điểm số lượng NDDTPL của DN TheoKhoản 2 Điều 137 BLDS năm 2015 quy định một pháp nhân có thé có nhiều NDDTPL.Tại khoản 2 Điều 12 LDN năm 2020 cũng quy định công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH) và công ty cổ phan (CTCP) (sau đây gọi chung là công ty) có thé có một hoặcnhiều NDDTPL Quy định này đã góp phan tạo điều kiện dé DN có thé quyết định sốlượng NĐDTPL phù hợp với quy mô và nhu cầu của DN Như vậy, DN có thê có nhiềuhơn một NDDTPL của DN Trong khi đó, với Ngân hàng — một loại hình Tổ chức tín

dụng được quy định trong LTCTD quy định rõ Ngân hàng chi được có một NDDTPL

của DN NĐDTPL của Ngân hàng là Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viênhoặc Tổng giám đốc (Điều 12, LTCTD 2017) Điều này nhằm đảm bảo hoạt động điềuhành nhất quán và vai trò trách nhiệm quan trọng của NĐDTPL với Ngân hàng

Trang 22

1.2 VỊ trí, vai trò của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Một DN với tư cách là một pháp nhân - một thực thé pháp lý độc lập, tu bản thân

DN không thé hành động cho chính mình mà chỉ có thé hành động thông qua con người

cụ thê - những người quản lý DN Chính vì vậy, DN luôn cần có người đại diện tronggiao dich dé xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình NDDTPL là người cóquyền nhân danh và vì lợi ích của doanh nghiệp xác lập, thực hiện các giao dịch trongphạm vi đại diện, đóng vai trò quan trọng trong cả quan hệ đối nội lẫn đối ngoại củadoanh nghiệp Cụ thê:

Thứ nhất, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là chủ thể khôngthể thiếu trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình

thường

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp muốn hoạt động bìnhthường thì không thể không có sự tồn tại của NĐDTPL dù chỉ trong thời gian ngắn, vìbản thân doanh nghiệp không thé tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, không thétrực tiếp tham gia các quan hệ cụ thé mà phải thông qua NDDTPL Vi vậy, một trongnhững điều kiện dé doanh nghiệp được thành lập và hoạt động bình thường đó là phải cóNDDTPL Doanh nghiệp phải luôn có ít nhất một NDDTPL điều hành, nhân danh DN

dé thực hiện các quyền và nghĩa vụ, nếu không có NDDTPL, mọi hoạt động của DN cóthé bị đình tré, lâu dần sẽ dẫn đến chấm dứt hoạt động Chính vì NDDTPL có vai tròquan trọng và không thê thiếu đối với mỗi doanh nghiệp mà pháp luật quy định khi đăng

ký doanh nghiệp, vấn đề họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cánhân đối với NDDTPL của doanh nghiệp phải được ghi nhận trong Điều lệ công ty!*.Ngoài ra, pháp luật còn yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một

NDDTPL cư trú tại Việt Nam, và khi chi còn lại một NDDTPL cư trú tại Việt Nam thì

người này phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiệnquyền và nghĩa vụ của NDDTPL nếu xuất cảnh khỏi Việt NamŠ

Thứ hai, vai trò của người đại diện theo pháp luật trong quan hệ đối nội của

doanh nghiệp

14 Khoản 3 Điều 28 về “Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2020

'S Khoản 3 Điêu 12 vê “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Trang 23

NDDTPL của DN là cá nhân thay mặt doanh nghiệp duy trì các mối quan hệ vớicác chủ thê bên trong doanh nghiệp (chủ sở hữu doanh nghiệp, người lao động, các thànhviên, bộ phận có liên quan khác ) Trong suốt quá trình hoạt động của mình, doanhnghiệp với các chủ thể này luôn có sự kết nối và có mối quan hệ mật thiết với nhau Do

đó việc duy trì và giữ các mối quan hệ nay thông suốt trong suốt quá trình tồn tại và hoạtđộng của doanh nghiệp là van dé quan trong và cần một bộ máy tô chức chặt chẽ cũngnhư cần có đại diện để quản lý

Trong doanh nghiệp, chủ sở hữu là người thành lập, điều hành doanh nghiệp và

có đủ các quyền của một chủ sở hữu nói chung đối với doanh nghiệp của mình đó làquyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt hay nói cách khác là quyền thành lập, hoạt động,giải thể doanh nghiệp Còn NDDTPL (với vai trò là người thụ ủy) sẽ thực hiện việc quan

lý công ty cho các cổ đông (với vai trò là những người chủ) mà trong đó bao gồm cả việctrao thâm quyền dé ra quyết định định đoạt tài sản của công ty Không chỉ gan liền vớichủ sở hữu doanh nghiệp, NDDTPL còn có mối quan hệ mật thiết với các chức danhquản lý khác và người lao động trong doanh nghiệp Việc quản lý, giám sát, kiểm soát

hành vi của các chức danh quan lý khác trong doanh nghiệp là một trong các hoạt động

quan trị doanh nghiệp của NDDTPL NDDTPL cũng là chủ thé có mối quan hệ mật thiếtvới người lao động trong doanh nghiệp Chắng hạn khi phát sinh tranh chấp về lao động

và người lao động khởi kiện doanh nghiệp vì cho răng doanh nghiệp chưa thực hiện đúngquy định của pháp luật lao động hay các cam kết đã thoả thuận với người lao động, thìNDDTPL sẽ là người đại diện doanh nghiệp tham gia tố tụng trước Trọng tải, Tòa án với

tư cách là bi đơn.

Thứ: ba, vai trò của NĐDTPL trong quan hệ doi ngoại của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp sẽ phát sinh trách nhiệm với

Nhà nước, với đối tác, khách hàng, chủ nợ, Dù là tô chức có tên riêng, có tài sản, có

trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật

nhằm mục đích kinh doanh!®, nhưng doanh nghiệp không phải là con người mà là mộtthực thể pháp lý vô hình, không thể nhìn thấy được Vì vậy, doanh nghiệp cần có

NDDTPL nhân danh doanh nghiệp trong các quan hệ với bên ngoài, như thay mặt doanh

nghiệp tham gia vào các giao dịch kinh tế, dân sự, hay đại diện doanh nghiệp tham

'6 Khoản 10 Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Trang 24

gia tố tụng trước Trọng tài, Tòa án với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự,nguyên don, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Doanh nghiệp có quyền tham gia quan hệ pháp luật, nên cũng có nghĩa vụ trước

pháp luật và NDDTPL của DN là người được pháp luật giao phó những trách nhiệm ca

nhân trong mọi van dé của DN NDDTPL sẽ là người dai diện cho doanh nghiệp thựchiện các quyền và nghĩa vụ đó với cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật Trong

đó, có thé kế đến các công việc liên quan đến thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng kýthay đồi thông tin doanh nghiệp

1.3 Khái niệm quy chế pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

và các yếu tố ảnh hưởng đến quy chế pháp lý về người đại diện theo pháp luật của doanh

từ định nghĩa chung về quy chế, có thể rút ra định nghĩa quy chế pháp lý về NDDTPLcủa DN như sau: Quy chế pháp lý về NDDTPL của doanh nghiệp là tổng thé các văn banquy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các vấn đềpháp lý liên quan đến NDDTPL của doanh nghiệp, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối vớiNDDTPL và doanh nghiệp, cùng những tổ chức, cá nhân liên quan thuộc phạm vi và đốitượng điều chỉnh của quy chế

1.3.2 Các yếu tô ảnh hưởng đến quy chế pháp lý về người đại diện theo pháp

luật của doanh nghiệp

Hệ thống văn bản pháp luật

!7 “Quy chế”, nguồn truy cập: http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Quy_ch%E1%BA%BF, truy cập ngày 10/11/2023

'8 Viện Khoa học pháp lý (2006), Tur điền Luật học, Nxb Tư pháp và Nxb Từ điên Bách khoa, Hà Nội, tr.624.

Trang 25

Hệ thống văn bản pháp luật về đại diện có tác động lên quy chế pháp lý vềNDDTPL của DN Điền hình trong đó là BLDS năm 2015, LDN năm 2020 và LTCTDsửa đôi năm 2017 Trước hết các quy định pháp luật ghi nhận các nguyên tắc cơ bản về

NDDTPL của DN.

Pháp luật quy định về các yếu tố mà NDDTPL của DN bắt buộc phải có, bao gồm:khái niệm, số lượng, quyền và nghĩa vụ, căn cứ xác lập, cách thức xử lý khi không tựmình thực hiện được quyền đại diện Mặt khác, pháp luật cho phép DN tự lựa chọn chomình người đại diện, cụ thể là: DN được tự lựa chọn số lượng người đại diện, tự xác lậpquyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong Điều lệ DN, trong trường hợp không tự mìnhthực hiện quyền đại diện thì tiến hành ủy quyền cho người khác thực hiện quyền đại

diện Như vậy, quy định của BLDS năm 2015 và LDN năm 2020 cho phép DN hoàn

toàn chủ động quy định về chế định đại diện theo pháp luật của DN minh

Như vậy, các quy định pháp luật đã tạo khung pháp lý cần thiết để NDDTPL thựchiện quyền của mình đối với hoạt động quản lý và điều hành DN Với những quy địnhmang tính bắt buộc thì chế định NDDTPL của DN nhất thiết phải tuân thủ Với nhữngquy định mang tính nguyên tắc thì DN có quyền tự quyết định trong khuôn khổ nhữngquy định đó Các quy định về NDDTPL của DN rõ ràng, đồng bộ, minh bạch sẽ là nhân

tố thuận lợi cho quá trình phát trién của doanh nghiệp

Điều lệ DN

Điều lệ DN được hiểu là bản cam kết của tất cả các thành viên công ty về mụcđích thành lập, tổ chức quản lý và tổ chức hoạt động của DN, được các thành viên công

ty thông qua và được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh Bởi vậy các quy định

của điều lệ DN có tính chất bắt buộc thi hành với DN và các thành viên trong DN, đượccoi là bản “Hiến pháp” của DN Điều lệ DN quy định cụ thé, chi tiết về bộ máy quản lýnội bộ công ty Điều lệ quy định cơ cau bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của từng cơ quan trong bộ máy quản lý đó Đồng thời Điều lệ còn quy định về cơchế kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận trong DN tùy thuộc vào yêu cầu của từng DN

Về van đề NDDTPL, theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 LDN năm 2020 quy định:CTCP) và CT TNHH có thé có “Một hoặc nhiều người đại diện”

Như vậy, so với LDN năm 2005, LDN năm 2020 quy định công ty hoàn toàn có

thé tự quyết định, chỉ định một NDDTPL hoặc trong trường hợp cần thiết thì có quyền

tự chủ quyết định việc có nhiều NDDTPL, số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa

Trang 26

vụ của NĐDTPL của DN được quy định tại Điều lệ công ty, ý chí của DN được ghi nhậntrong Điều lệ công ty Vì vậy, Điều lệ công ty có ảnh hưởng lớn tới quy chế pháp lý về

NDDTPL của DN.

Cac văn ban nội bộ khác của DN

Trong quá trình hoạt động, DN có thé ban hành nhiều văn bản nội bộ như: Quyđịnh tổ chức hoạt động của Giám đốc công ty; Nội quy lao động; Thỏa ước lao động tậpthé; Quy chế tổ chức hoạt động của phòng ban Quy chế về té chức và hoạt động của

một bộ phận trong DN là một trong những loại văn bản nội bộ vô cùng quan trọng trong

bat kỳ công ty nào, du lớn hay nhỏ dù đa ngành nghé hay đơn ngành nghề Nếu thiếuquy định này hoạt động tổ chức DN sẽ khó đạt được kết quả với mức tối đa Quy chếlàm việc sẽ quy định các điều kiện như nguyên tắc làm việc, chế độ trách nhiệm của từng

cá nhân có liên quan, trong đó có người đại diện theo pháp luật của DN Các văn bản nội

bộ này có giá trị áp dụng đối với công ty Bên cạnh Điều lệ công ty, các văn bản nội bộ

có ảnh hưởng lớn đến quy chế pháp lý về NDDTPL của DN Các van bản này là “cánhtay nối dài” của Điều lệ công ty Chính vì vậy, trong quy chế pháp lý về người đại diện

theo pháp luật của DN phải tuân thủ các văn bản nội bộ này.

Quyết định của Tòa án nhân dân có thâm quyền

Trong một số trường hợp đặc biệt, Toà án có quyền chỉ định người đại diện theopháp luật trong quá trình tố tụng tại toà án Theo Điều 87 và Điều 88 Bộ luật tố tụng dân

sự năm 2015 quy định, toà án phải chỉ định người đại diện dé tham gia tô tụng tại toà án

trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn không có người đại diện hoặc có người đại diện theo pháp luật nhưng người này rơi vào một trong hai trường hợp sau: (1) Là đương sự

trong cùng một vụ án với DN nhưng quyên và lợi ich hợp pháp của họ đối lập với quyền

và lợi ích hợp pháp của DN; (2) Dang là người đại điện theo pháp luật trong tố tụng dân

sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự đó đối lập vớiquyền và lợi ích hợp pháp của DN mà họ đại diện trong cùng một vụ án Quy định nàycủa pháp luật tố tụng nhằm tránh xung đột lợi ích của cá nhân người đại diện và DN mà

họ đại diện Trong những trường hợp này, không phụ thuộc vào điều lệ DN hay ý chí củachủ sở hữu, toà án có quyền chỉ định người đại điện cho doanh nghiệp dé bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp tại toà án Chính vì vậy, quyết định của Tòa áncũng là một yêu tố quan trọng ảnh hưởng đến quy chế pháp lý của người đại diện theo

pháp luật của doanh nghiệp.

Trang 27

1.4 Nội dung cơ bản của quy chế pháp lý về người đại diện theo pháp luật

của doanh nghiệp

Nội dung cơ bản của quy chế pháp lý về NDDTPL của DN được ghi nhận trongBLDS năm 2015 và LDN năm 2020 Theo đó, quy chế pháp lý về NDDTPL của DN baogồm những nội dung sau:

1.4.1 Quy định về việc xác lập và chấm dứt quyên đại diện của người đại diện

theo pháp luật cua doanh nghiệp

Thứ nhất, nội dung pháp luật về việc xác lập quyền đại diện của NDDTPL của

DN liên quan đến các quy định sau đây: quy định đối tượng có quyên trở thành NDDTPLcủa DN; quy định về trình tự, thủ tục bầu, b6 nhiệm NĐDTPL của DN; quy định về việcthay đổi NDDTPL của DN Có thé thay, NDDTPL của DN là người giữ vai trò quantrọng đối với DN, đặc biệt là đối với các tổ chức tín dụng nên thủ tục, quy trình bau, bốnhiệm NDDTPL của DN là rất quan trọng, cần được chú trọng, quan tâm Bên cạnh đó,việc thay thé NDDTPL của DN cũng rat quan trọng và cần được xem xét cân thận Vì đa

số NDDTPL của DN theo quy định sẽ giữ một vị trí lãnh đạo chủ chốt trong công ty, mà

vị trí này có khả năng thay đổi theo chu kỳ 5 năm hoặc 10 năm nên việc chuyên giao khithay thế NDDTPL thường gặp một khoảng trông khi đó DN sẽ gặp phải van đề bị trồng

NDDTPL.

Thứ hai, nội dung pháp luật về việc cham dirt quyền dai điện của NDDTPL của

DN bao gồm các quy định sau đây: quy định về căn cứ cham dứt quyền đại điện củaNĐDTPL của DN; quy định về trình tự, thủ tục bãi nhiệm NDDTPL của DN; và quyđịnh về hậu quả pháp lý của việc cham dứt quyền đại diện của NDDTPL của DN

1.4.2 Quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người đại diện theo pháp

luật của doanh nghiệp

Hiện nay, LDN năm 2020 của Việt Nam không quy định cụ thé về quyền và nghĩa

vụ riêng của NDDTPL, mà thay vào đó là quy định về trách nhiệm của NDDTPL của

DN Thuật ngữ “trách nhiệm của NĐDTPL”, có thể được nhìn nhận là một chỉnh thể củahai yếu tố: (i) Những việc NDDTPL được làm và phải làm (quyên, nghĩa vụ), vi dụ:Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, can trong, tốt nhất nhằmbảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp (ii) Việc chịu trách nhiệm về kết quả thựchiện những việc được làm hay phải làm đó, ví dụ: Khoản 2 Điều 13 LDN năm 2020 quyđịnh: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với

Trang 28

thiệt hai cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này Rõràng, dé đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của NDDTPL, không thé chidựa vào sự tự nguyện, tự giác của NDDTPL, mà phải có tính bắt buộc, do đó, quy định

về quyền, nghĩa vụ cần gắn với những chế tài để bắt buộc những NĐDTPL phải thựchiện đúng các nghĩa vụ, bổn phận của mình Đây mới chính là cách hiểu phù hợp nhất

về trách nhiệm của NDDTPL

1.4.3 Quy định về thời hạn và phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp

luật của doanh nghiệp

Thời hạn đại diện được quy định trong điều 140 của BLDS năm 2015 như sau:Thời hạn đại điện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan cóthâm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật Trong khi đó,LDN năm 2020 hiện nay không quy định cụ thê về thời hạn đại diện Theo quy định củaLuật này, NDDTPL của DN có thể nắm giữ các chức danh: Tổng giám đốc, Chủ tịch Hộiđồng quản trị công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty hoặc chức danh khác Vìvậy, việc xác định thời hạn đại diện về nguyên tắc được thực hiện dựa trên nhiệm kỳ củacác chức danh quản lý, điều hành DN nói trên

Pham vi đại diện là phạm vi các quyền và nghĩa vụ mà người đại diện được quyền

xác lập, thực hiện nhân danh người được đại diện trong mối quan hệ với bên thứ ba

Phạm vi đại điện của NDDTPL của doanh nghiệp là giới hạn các quyền và nghĩa vụ mà

theo đó NĐDTPL được phép nhân danh và thay mặt doanh nghiệp xác lập, thực hiện các

hành vi pháp lý nhất định đối với bên thứ ba Các quyền và nghĩa vụ này phát sinh từgiao dich của doanh nghiệp; trong thủ tục tố tụng Tòa án hoặc Trọng tài và các quyên,

nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Pham vi đại diện của NDDTPL còn là công

cụ bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của doanh nghiệp, hạn chế đến mức thấp nhất khanăng NDDTPL lạm quyên trong khi thực hiện công việc đại diện dẫn đến hậu quả xấucho doanh nghiệp Nói cách khác, phạm vi đại diện của NDDTPL là cơ sở dé ràng buộc

trách nhiệm của doanh nghiệp trong giao dich do NDDTPL xác lập, thực hiện với bên

thứ ba Đối với phạm vi đại diện của NDDTPL của doanh nghiệp, nhìn chung được xác

định theo ý chí của nhà nước hoặc theo ý chí của doanh nghiệp.

Trang 29

1.4.4 Quy định về số lượng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpMột DN phải có ít nhất một NDDTPL Theo quy định khoản 2 điều 12 LDN năm

2020, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cô phần có thé có một hoặc nhiềuNĐDTPL.Trường hợp công ty có nhiều hơn một NDDTPL thì Điều lệ công ty quy định

cụ thể quyên, nghĩa vụ của từng NDDTPL Nếu Điều lệ công ty không quy định cụ thé

về quyền và nghĩa vụ, thì mỗi NDDTPL của công ty đều là đại điện đủ thẩm quyền của

DN trước bên thứ ba, tat cả NDDTPL phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hai gây

ra cho DN theo quy định của pháp luật

Tiểu kết chương 1 ¬ ;

Trong chương 1, tac gia đã phân tích những van dé lý luận chung liên quan đên

người đại điện theo pháp luật của doanh nghiệp và quy chế pháp lý về người đại điện

theo pháp luật của doanh nghiệp.

Thứ nhất, tac giả đã trình bày sơ lược về khái niệm đại diện trước khi đi vào tìmhiểu khái niệm NDDTPL của doanh nghiệp và thay được chế định NDDTPL là một trongnhững chế định quan trọng của pháp luật về doanh nghiệp

Thứ hai, trên cơ sở khái niệm, tác giả phân tích các đặc điểm cơ bản sau củaNDDTPL của DN: NDDTPL của DN chỉ có thé là cá nhân và phải có năng lực hành vidân sự đầy đủ; NĐDTPL của DN phải nhân danh và vì lợi ích của doanh nghiệp; SỐ

lượng NĐDTPL của DN.

Thứ ba, tac giả đã trình bày về vai trò của NDDTPL của DN

Thứ tu, tác giả trình bày lý luận các nội dung quan trọng của quy chế về NDDTPLcua DN, bao gom điều kiện va tiêu chuẩn lam NDDTPL; quy định thời hạn và phạm viđại diện của NĐDTPL; trách nhiệm của NĐDTPL; xác lập và chấm dứt tư cách NDDTPL

của DN.

Trang 30

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG QUY CHE PHÁP LY VE NGƯỜI ĐẠI DIEN THEO PHÁP LUAT

CUA DOANH NGHIEP VA THUC TIEN THUC HIEN TAI NGAN HANG

NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON VIET NAM

2.1 Nội dung quy chế pháp lý về người dai diện theo pháp luật của doanh

nghiệp

2.1.1 Quy định về việc xác lập và chấm dứt quyên đại diện của người đại diện

theo pháp luật cua doanh nghiệp

2.1.1.1 Quy định về việc xác lập quyền đại diện của người đại diện theo pháp

luật của doanh nghiệp

(i) Đối tượng có quyên trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpHiểu một cách tông quan nhất, tư cách pháp lý là tư cách của cá nhân, pháp nhân,

tổ chức hay các chủ thể khác khi tham gia vào một hay nhiều quan hệ pháp luật Theopháp luật Việt Nam, nếu tư cách đại điện của một người là do pháp luật quy định, hoặc

do quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyền thì được gọi là đại điện theo phápluật Theo quy định của pháp luật dân sự, quyền đại diện theo pháp luật của pháp nhânđược xác lập dựa trên ba căn cứ: (i) Người có thâm quyền đại diện theo quy định củapháp luật; (ii) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; (iii) Người do Tòa án chỉđịnh trong quá trình tố tụng tại Tòa án (Điều 135, Điều 137 BLDS 2015) Từ đó chothấy, quyền đại diện của NDDTPL của DN được xác lập dựa trên một trong ba căn cứ:(i) Người có thâm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; (ii) Người được DN chiđịnh theo điều lệ; (iii) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án Tuy

nhiên, khác với quy định của BLDS 2015, LDN 2020 chỉ quy định “cá nhân” mới có

quyền trở thành NDDTPL của DN

Thứ nhất, người có thâm quyền đại điện theo pháp luật do Điều lệ hoặc do phápluật quy định: theo quy định pháp luật hiện hành, cu thé là LDN năm 2020, những chủthé sau đây sẽ là NDDTPL của DN:

Đối với CTHD, NDDTPL là tất cả thành viên hợp danh, các thành viên này sẽphân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý trong quá trình điều hành hoạt độngkinh doanh của công ty!° Đối với DNTN, chủ DNTN là NDDTPL, người thực hiện việc

'9 Khoản 2 Điều 184 về “Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh”, Luật Doanh nghiệp năm 2020

Trang 31

quan lý doanh nghiệp theo quy định tại Điều 190 LDN năm 2020 Đối với CT TNHH haithành viên trở lên, NĐDTPL có thê là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặcTGD, trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch HDTV đương nhiên

là NDDTPL của công ty”° Đối với CT TNHH một thành viên, LDN 2020 chỉ quy định

về NDDTPL đối với công ty do tổ chức làm chủ sở hữu Cụ thể, trong trường hợp chủ

sở hữu công ty là tô chức, tùy thuộc vào sự lựa chọn cơ cấu tô chức quản lý DN,NDDTPL có thé là: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giảm đốc hoặcTGD Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặcChủ tịch công ty sẽ là NDDTPL?! Đối với CTCP: Trường hợp công ty chỉ có một ngườiđại điện theo pháp luật thì Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là ngườiđại diện theo pháp luật của công ty Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch

HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty Truong hop công ty có hơn một

người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đốcđương nhiên là người đại điện theo pháp luật của công ty?2 Đối với các DN là Ngânhàng thương mại, NĐDTPL của các ngân hàng được quy định theo Khoản 1 Điều 12LTCTD sửa đổi 2017 sẽ là Chủ tịch Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản tri hoặc Tổnggiám déc

Theo quy định của LDN 2020, NDDTPL của CT TNHH và CTCP là người được

Điều lệ công ty quy định cụ thé chức danh quản lý?3 Đồng thời, khoản 24 Điều 4 LDN

năm 2020 có quy định “Người quản lý doanh nghiệp là người quan lý doanh nghiệp tu

nhân và người quản ly công ty, bao gom chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh,Chủ tịch Hội dong thành viên, thành viên Hội đông thành viên, Chủ tịch công ty, Chủtịch Hội dong quan trị, thành viên Hội dong quan trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và

cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Diéu lệ công ty” Do đó, NDDTPLđược xem là người quản lý doanh nghiệp, có quyền và nghĩa vụ được xác định theo quyđịnh của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp về quyền và nghĩa vụ của người quản lýdoanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể

0 Khoản 3 Điều 54 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

?! Khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

?2 Khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

? Khoản 2 Điều 12 về “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Trang 32

Bên cạnh đó, cũng chính từ quy định này cho thấy, vì NDDTPL của DN sẽ nắmgiữ các chức vụ quản lý, điều hành trong DN, nên dé trở thành NDDTPL của DN, cánhân người đó không được thuộc đối tượng bị cắm thành lập và quản lý DN theo quyđịnh tại Khoản 2 Điều 17 LDN 2020 và phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của ngườiquan lý DN theo quy định pháp luật Ví dụ: Đối với CTCP, dé trở thành NDDTPL của

DN, cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên HĐQT theo Khoản

1 Điều 155 LDN 2020 Hay như đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, cá nhânphải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc/Tổng Giám đốc theo quy địnhtại Điều 64 LDN 2020 mới có thé trở thành NDDTPL của DN (trường hợp NDDTPL làGiám đốc/Tổng Giám đóc)

Thứ hai, ngoài hai trường hợp nêu trên, theo quy định tại Khoản 7 Điều 12 LDNnăm 2020, trong những trường hợp nhất định, Tòa án, cơ quan có thâm quyền tiến hành

tố tụng khác cũng có quyên chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theoquy định của pháp luật”.

(ii) Xác lập và thay đổi quyên đại diện của người đại diện theo pháp luật của

doanh nghiệp?

Việc xác lập quyền đại diện của NDDTPL của DN được thực hiện thông qua sựthỏa thuận, thống nhất ý chí (đề cử) của các nhà đầu tư cùng góp vốn thành lập doanhnghiệp (tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp) và thủ tục bầu, bổ nhiệm NDDTPL của DNtại các cơ quan quyết định cao nhất hoặc cơ quan quản lý trong doanh nghiệp (tại thờiđiểm sau khi doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đi

vào hoạt động).

Thứ nhất, theo quy định của LDN năm 2020 và Nghị định của Chính phủ số01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp (Nghị định 01/2021/NĐ-CP), thông tin vềNDDTPL của DN là một trong những thông tin bắt buộc phải có trong Giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp Tuy nhiên, tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, chưa có bất cứ

cơ quan nào trong bộ máy quản trị nội bộ của DN được thành lập, các nhà đầu tư mớichỉ dừng lại ở hành vi cam kết góp vốn/đăng ky mua cô phan và chuẩn bị những điềukiện vật chất cho việc thành lập DN, nên việc bầu NĐDTPL của DN được thực hiệnthông qua sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các nhà đầu tư Khi đó, các thông tin

4 Điều 88, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Trang 33

cơ bản của người được bau làm NDDTPL như họ và tên, chức danh, ngày tháng nămsinh, số căn cước công dân, địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại sẽ được ghi nhận vào Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp Đây là cơ sở pháp lý xác lập thâm quyên đại diện

của NDDTPL cua DN.

Thứ hai, sau khi DN được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu trongquá trình hoạt động phát sinh các sự kiện pháp ly bao gồm: (i) NDDTPL của DN xuấtcảnh khỏi Việt Nam và chưa quay trở lại sau khi đã hết thời hạn ủy quyền cho ngườikhác thực hiện quyền và nghĩa vụ của minh; (ii) NDDTPL của DN chết, mắt tích, dang

bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấphành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc,

bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành

vi, bị Tòa án cắm đảm nhiệm chức vu, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; (11)khi DN có nhu cầu thay đổi, bổ sung NDDTPL của DN vì những lý do khác nhau, DN

sẽ cần thực hiện thủ tục thay đổi NDDTPL của DN băng cách đăng ký thay đổi chủDNTN, thành viên hợp danh công ty hợp danh hoặc bầu, bổ nhiệm NDDTPL mới, miễnnhiệm, bãi nhiệm NDDTPL cũ và thực hiện thủ tục đăng ký thay đôi NDDTPL của DNtại cơ quan đăng ký kinh doanh Hiện nay, LDN năm 2020 không thiết kế quy định riêng

về việc bau, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm NDDTPL của DN, mà chỉ có các quy định

về bau, b6 nhiệm Chủ tịch HDTV, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc/Tổng Giám đốc hay Chủtịch công ty, cụ thể như sau:

Đối với công ty cổ phan: Theo quy định của LDN 2020, chỉ HĐQT mới có thâmquyền bau, bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT; b6 nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợpđồng, cham dứt hợp đồng với Giám déc/Téng Giám déc Vi vậy, trong trường hợp muốnthay đổi NĐDTPL, Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp HĐQT hoặc người đềnghị (trong trường hợp Chủ tịch HĐQT không triệu tập họp HĐQT theo đề nghị) cóquyền thay thế Chủ tịch HĐQT triệu tập họp HĐQT Trừ trường hợp Điều lệ công ty cóquy định tỷ lệ khác cao hơn, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị được thôngqua nếu được da số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thìquyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị? Bên cạnh

đó, trong trường hợp việc thay đổi NDDTPL của CTCP dẫn đến việc thay đổi Điều lệ

25 Khoản 12 Điều 157, Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Trang 34

công ty, công ty phải tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông theo trình tự, thủ tục quy địnhtrong LDN 2020 dé thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Đối với CT TNHH hai thành viên trở lên: Theo quy định của LDN năm 2020, chỉHội đồng thành viên mới có thâm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồngthành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và cham dứt hợp đồng đốivới Giám đốc hoặc Tổng giám đốc?5 Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên doĐiều lệ công ty quy định nhưng không quá 05 năm và có thê được bầu lại với số nhiệm

kỳ không hạn chế Trong trường hợp muốn thay đổi NDDTPL cần triệu tập cuộc họp hộiđồng thành viên Hội đồng thành viên thông qua các nghị quyết thuộc thâm quyền vềviệc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên và cần có số thành viên

sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ tán thành”

Đối với CT TNHH một thành viên: CT TNHH một thành viên là doanh nghiệp domột tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty) CT TNHH mộtthành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theomột trong hai mô hình: Mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và môhình: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc?3 Chủ tịch Hội đồng thànhviên do chủ sở hữu công ty b6 nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầutheo nguyên tắc đa số theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty Chủ tịch công

ty do chu sở hữu công ty bố nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng thànhviên hoặc Chủ tịch công ty b6 nhiệm hoặc thuê với nhiệm kỳ không quá 05 năm dé điềuhành hoạt động kinh doanh hang ngày của công ty Trường hợp muốn thay đổi NDDTPLcần triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hộiđồng thành viên dự họp Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thôngqua khi có trên 50% số thành viên dự họp tán thành hoặc số thành viên dự họp sở hữutrên 50% tổng số phiếu biểu quyết tán thành”?

Sau khi hoàn tat thủ tục thay đổi NDDTPL tại công ty, công ty sẽ gửi hồ so đăng

ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty

26 Điểm đ, khoản 2, Điều 55 về “Hội đồng thành viên”, Luật doanh nghiệp năm 2020

27 Điều 59 về Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên”, Luật doanh nghiệp năm 2020

28 Khoản 1, điều 79 về “Co cấu tô chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu han một thành viên đo tổ chức làm

chủ sở hữu, Luật doanh nghiệp năm 2020

? Khoản 6, Điều 80 về “Hội đồng thành viên”, Luật doanh nghiệp năm 2020

Trang 35

đặt trụ sở chính Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây: (a) Thông báo thay đổi người đạidiện theo pháp luật; (b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theopháp luật mới; (c) Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồngthành viên đối với CT TNHH hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện theopháp luật; nghị quyết và ban sao biên bản hop Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổphần về việc thay đôi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đôi ngườiđại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty; nghị quyết, quyết định vàbản sao biên bản họp Hội đồng quản trị đối với công ty cô phan trong trường hợp việcthay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty

ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định

tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp

Người ký thông báo thay đổi NDDTPL là một trong các cá nhân sau đây: Chủtịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với CT TNHH một thành viên; Chủtịch Hội đồng thành viên đối với CT TNHH hai thành viên trở lên Trường hợp Chủ tịchHội đồng thành viên là NDDTPL thì người ký thông báo là Chủ tịch Hội đồng thànhviên mới được Hội đồng thành viên bau; Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cỗphan Trường hop Chủ tịch Hội đồng quản trị là NDDTPL thì người ký thông báo là Chủtịch Hội đồng quản trị mới được Hội đồng quản tri bau Trường hop Chủ tịch Hội đồngthành viên, Chủ tịch Hội đồng quản tri văng mặt hoặc không thể thực hiện các quyền vànghĩa vu của mình thì người ky thông báo thay đổi NDDTPL là người được Chủ tịchHội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền Trường hợp không có thànhviên được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị chết,mắt tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hànhchính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trỗn khỏi nơi cư trú, bị hạnchế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bịTòa án cắm đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì người

ký thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật là người được bau tạm thời làm Chủtịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định tại khoản 4 Điều 56,khoản 3 Điều 80 và khoản 4 Điều 156 Luật Doanh nghiệp Trường hợp đăng ký thay đôingười đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật Doanh nghiệp, hồ

sơ đăng ký thay đôi người đại diện theo pháp luật bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản

Trang 36

1 Điều này, trong đó, nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thànhviên được thay thế băng bản sao văn bản xác nhận việc người đại diện theo pháp luật củacông ty chết, mat tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình su, bị tạm giam, đang chấphành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắtbuộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành

vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức

vu, cam hành nghề hoặc làm công việc nhất định Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanhnghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp°9

2.1.1.2 Quy định về chấm ditt tr cách người đại diện theo pháp luật của

doanh nghiệp

LDN năm 2020 không quy định cụ thé các trường hợp cham dứt tư cách NDDTPLcủa doanh nghiệp Tuy nhiên, từ các quy định pháp luật liên quan, có thê thấy tư cáchNDDTPL của doanh nghiệp chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

Trong trường hợp doanh nghiệp cham đứt ton tại: Đại diện theo pháp luật sẽ chamdứt do không còn chủ thê để người đại diện nhân danh Cụ thể, khi hợp nhất, sáp nhập,chia, chuyên đổi hình thức, giải thé doanh nghiệp theo quy định tại các điều 88, 89, 90,

92 và 93 của BLDS năm 2015; bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phásản, thì doanh nghiệp chấm dứt ton tại và việc đại điện của NDDTPL cũng chấm dứt kê

từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp Đây là những trường hợp

làm cham dứt tư cách đại điện của NDDTPL cũ nhưng không xác lập tư cách đại diện

của NĐDTPL mới.

Trong trường hợp doanh nghiệp không chấm đứt tôn tại: Tư cách đại điện củaNDDTPL cũ sẽ cham dứt, đồng thời xác lập tư cách đại diện của NDDTPL mới khidoanh nghiệp hoàn tat thủ tục thay đổi NDDTPL trong chính doanh nghiệp của mình.Ngoài trường hợp Thâm phán ra quyết định thay đổi NĐDTPL của doanh nghiệp dongười này không có khả năng điều hành, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm khoản 1Điều 48 của Luật Phá sản, doanh nghiệp có thé tiễn hành thủ tục thay đôi NDDTPL dựatrên quyết định của mình Việc thay đổi NDDTPL không làm thay đổi tư cách pháp lycủa doanh nghiệp trong các giao dịch, nhưng làm thay đôi cơ câu quản lý nội bộ, cham

30 Điều 50 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Trang 37

dứt tư cách đại diện của NDDTPL cũ và xác lập tư cách đại diện cho NDDTPL mới Vì

nhiều lý do khác nhau, doanh nghiệp phải làm thủ tục pháp lý thay đổi NDDTPL, changhạn: NDDTPL từ chức; bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức theo quyết định của cánhân hoặc cơ quan có thâm quyên trong doanh nghiệp; NDDTPL rơi vào trường hợp bịcam quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020 trong quá trìnhlàm đại diện; trường hợp doanh nghiệp chỉ còn một NĐDTPL và người này vắng mặt tạiViệt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa

vụ của NDDTPL của doanh nghiệp; Riêng đối với CTHD, LDN có quy định cụ thétrường hợp cham dứt tư cách thành viên hợp danh, tiếp nhận thành viên hợp danh mớitại Điều 185, 186

Khi đăng ký thay đổi NDDTPL của CT TNHH và CTCP, hồ so và thủ tục đăng

ký thay đổi được thực hiện theo Điều 50 về “Dang ký thay đổi người đại diện theo phápluật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cỗ phần”, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về

đăng ký doanh nghiệp.

Thực tế mỗi lần thay đôi NĐDTPL của doanh nghiệp lại xuất hiện một khoảngtrống pháp lý về việc xác định NDDTPL, khi mà NDDTPL cũ đã bị thay thế cònNĐDTPL mới thì lại chưa được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Hiện nay, LDN chưa có quy định về thời điểm phát sinh tư cách NDDTPL mới của doanhnghiệp khi doanh nghiệp thay đổi NĐDTPL Vậy nếu doanh nghiệp muốn xác lập cácgiao dịch trong khoảng thời gian từ khi quyết định thay đổi có hiệu lực cho đến khi đượccấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thì thời điểm nào NĐDTPL mới mới cóquyền đại diện để xác lập? Việc xác định thời điểm phát sinh tư cách đại diện củaNDDTPL mới trong trường hợp này gặp khá nhiều khó khăn do không có một cơ sở xácđịnh rõ ràng như khi doanh nghiệp mới đăng ký thành lập lần đầu, mà tồn tại nhiều cơ

sở xác định khác nhau, như: thời điểm quyết định thay đổi NDDTPL của cá nhân/cơquan có thầm quyên trong doanh nghiệp có hiệu lực; thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thayđổi; thời điểm doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpmới; Việc không có quy định về vấn đề này có thể tạo ra nhiều tranh cãi trong việc xácđịnh thâm quyền đại diện cũng như giá trị pháp lý của các giao dịch giữa doanh nghiệpvới bên thứ ba Đặc biệt, đối với doanh nghiệp chỉ có duy nhất một NDDTPL thì van đềxác định NDDTPL mới lại càng quan trọng Việc thay đổi NDDTPL đôi khi tao ra nhiềukhó khăn cho các bên trong việc giao kết hợp đồng Trong nhiều trường hợp, NDDTPL

Ngày đăng: 19/06/2024, 09:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w