1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Phân tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần giảm nghèo ở xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

55 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 18,29 MB

Nội dung

Xuất phát từ kết quả trên, dé tài tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu thông qua UBND xã Thạnh Đức và các ban ngành, công ty có trên địa bàn, qua điều tra thực tế và phỏng vấn trực tiế

Trang 1

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa kinh tế, Trường Đạihọc Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận: “Phân tích chuyển đỗi

cơ cấu cây trồng góp phần giảm nghèo ở xã Thạnh Đức- huyện Gò Dầu- tính TâyNinh” do sinh viên Võ Văn Dũng khóa 2003- 2008, chuyên ngành phát triển nôngthôn và khuyến nông đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày /

Giáo viên hướng dẫn

Lê Quang Thông

(ký tên,ngày tháng năm 2007)

Chủ tịch Hội đồng chấm thi Thư ký Hội đồng cham thi

(ký tên,ngày tháng năm2007) (ký tên, ngày tháng năm 2007)

THU VIEN ĐẠI HCNÔNG LAM

LV 000488

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Xin trân trọng tỏ lòng thành kính, biết ơn cha mẹ là người đã sinh thành và nuôi dạy tôi, cùng với những người thân của tôi, những người đã động viên và giúp đỡ cho

tôi cả về vật chất lẫn tinh thần dé tôi có thé vững tâm học tập đến ngày hôm nay

Trước tiên tôi xin ghi ơn đến quý thầy cô khoa kinh tế Trường Đại học Nônglâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báutrong suốt thời gian học tập Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Quang

Thông- người thầy đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn anh chị ở UBND xã Thạnh Đức, huyện Gò Dau tinhTây Ninh, ở các ấp trong xã và cùng tất cả những hộ nông dân đã nhiệt tình cung cấpcho tôi đầy đủ những thông tin trong thời gian thu thập số liệu tại địa phương

Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả đồng nghiệp trong cơ quan, bạn bè đã động viên tôi trong suốt thời gian học tập, những người bạn đã giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Sinh viên

Võ Văn Dũng

Trang 3

NỘI DUNG TÓM TẮT

VÕ VĂN DŨNG Tháng 10 năm 2007 Phân Tích Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây

Trồng Góp Phần Giảm Nghèo Xã Thạnh Đức-Huyện Gò Dầu- Tỉnh Tây Ninh.

VÕ VĂN DŨNG October 2007 Analysis Impact of Farming Re-structure

Contributing to Poverty Reduction at Thanh Duc Commune, Go Dau Disttrict, Tay

Ninh Province.

Nội dung của đề tài được tập trung vào tình hình sản xuất nông nghiệp của xã

Thạnh Đức- huyện Gò Dầu- tính Tây Ninh trước và sau chuyển đổi cây trồng, từ đó cho thấy nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất mà trồng trọt là chủ yếu.

Xuất phát từ kết quả trên, dé tài tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu thông qua UBND xã Thạnh Đức và các ban ngành, công ty có trên địa bàn, qua điều tra thực

tế và phỏng vấn trực tiếp 50 hộ trên địa bàn, sử dụng các chỉ tiêu phân tích kinh tế toàn phần để từ đó phân tích so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính và tác động của nó làm giảm nghèo, nâng dần mức sống của nông hộ trên

địa bàn nghiên cứu.

Nếu như trước đây, người dân độc canh cây lúa với năng suất thấp và giá cả bắpbênh dẫn đến thu nhập thấp thì sau khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đờisống của người dân đã được cải thiện, song song đó làm giảm đi sự bất đồng đẳngtrong phân phối thu nhập của nông hộ Từ đó đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm hỗ

trợ cho quá trình chuyển đổi cây trồng trên địa bàn xã Thạnh Đức- huyện Gò Dau- tinh

Tây Ninh ngày một tốt hơn

Trang 4

MỤC LỤC

CHUONG 1 ĐẶT VAN DE

1.1 Sự cần thiết của dé tài

1.2 Mục tiêu- phạm vi nghiên cứu

1.3 Mục tiêu

1.4 Nội dung

1.5 Phạm vi nghiên cứu

1.6 Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 2 TONG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.3.1.2 Cơ cầu nguồn lao động

2.4 Những thuận lợi và hạn chế trong việc phát triển kinh tế

2.4.1 Những thuận lợi

2.4.2 Những khó khăn hạn chế

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Khái niệm và sự cần thiết của việc chuyền đổi cây trồng

3.1.1 Khái niệm

3.1.2 Sự cần thiết của việc chuyền đội cây trồng

3.1.3 Ý nghĩa việc chuyển đổi cây trồng

14

15 16

17

17

19

20

Trang 5

3.2.3 Chuẩn nghèo của dia phương

3.2.4 Nguyên nhân nghèo

3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Thu thập sô liệu

3.4.1.1 Số liệu sơ cấp

3.4.1.2 Số liệu thứ cap

CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng nghèo và nguyên nhân nghèo ở xã Thạnh Đức

4.2 Tình hình sản xuất

4.2.1 Sản xuất lúa thuần trước chuyển đỗi

4.2.2 Mô hình sau chuyên đổi

4.2.2.1 Mô hình lúa- mía

4.2.2.2 So sánh hiệu quả kinh tế mô hình trước sau chuyên đổi của các hộ

4.3 Đánh giá thuận lợi- khó khăn trong quá trình chuyển đổi

4.3.1 Thuận lợi

4.3.2 Khó khăn

4.3.3 Cơ hội bền ngoài

4.3.4 Những đe dọa bên ngoài

4.4 Những định hướng chung cho xã

4.5.6 Kết luận chung về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của mô hình

trước và sau chuyển đỗi

4.5.6.1 Về hiệu quả kinh tế

4.5.6.2 Về hiệu quả xã hội

CHƯƠNG 5 KÉT LUẬN- KIÊN NGHỊ

5.1 Kết luận

5.2 Kiên nghị

21

21 23

23

23

23 24

25 25

31

31 34 34 34 36 36 37

37

38 38 38 38 38 39 39 39 39

40 40

40

41 41 41

42 42 43

Trang 6

DANH MUC CAC BANG

Ty lệ phat triển dân số tự nhiên qua các năm

Cơ cấu nguồn lao động

Phân bố hộ nghèo của xã

Số hộ không có đất san xuất ở xã Thạnh Đức năm 2006

Phân hóa thu nhập người dân có từ ngành nghề

Tình hình sit dụng dat đai

Tình hình sản xuất cây lương thực

Cây công nghiệp hàng năm

Tình hình sản xuất cây thực phẩm Hiệu quả sản xuất lúa tính trên 1 ha ở xã Thạnh Đức

Hiệu qua sản xuất bắp trên 1 ha ở xã Thạnh Đức

Cây mía sau chuyền đối

Chi phí cho 1 ha cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản

Trang 7

1.1 Dat van dé

Ở nước ta nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,

nó không những tạo ra ngoại tệ cho quốc gia xuất khâu mà còn giải quyết nhu cầu

lương thực thực phẩm phục vụ cho con người Trong nền công nghiệp Việt Nam trồngtrọt chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao nhất

Đặc biệt trong những năm gần đây, do giá cả tác động cộng với việc sản xuất

nông nghiệp không đạt hiệu quả làm cho đời sống người dân, nhất là nông dân không

én định, làm cản trở cho quá trình sản xuất và ảnh hưởng lớn đến thu nhập của họ.Thực tế ở nông thôn vấn đề được cân nhắc lựa chọn của nông hộ là thực hiện việc sảnxuất như thế nào để tăng hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập

Xuất phát từ nhu cầu bức xúc trên, ngành nông nghiệp được Đảng và nhà nước

ta ưu tiên quan tâm nhiều hơn Hiện nay đã có chính sách can thiệp cụ thể như miễn

giảm thuế nông nghiệp, tăng vốn các đầu tư lãi suất thấp Các công trình nghiên cứu

cải tiến giống cây trồng, vật nuôi về việc nhằm làm sao cho kinh tế hộ phát triển,

nhất là trong sản xuất nông nghiệp, chủ trương chuyên đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cơ cầu cây trồng, mang tính quyết định đến sự phát triển.

Nim trong bối cảnh chung đó, tỉnh Tây Ninh, huyện Gò Dau, xã Thạnh Đức nóiriêng đã tích cực đây mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên sang thâm canh tăng vụ, từng bước tận dụng phát huy được thế mạnh

của địa phương, tạo điều kiện cho người dân an tâm sản xuất.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây diễn biến bat thường của thời tiết tác động

bất lợi cho sản xuất, giá cả vat tư tăng vọt, cây con giống không én định được nguồn

chất lượng, giá cả hàng nông sản không én định, làm ảnh hưởng đến thu nhập nôngdân, làm cho cơ cấu sản xuất nông nghiệp của xã có phan xấu đi

Tw những thực trạng trên, việc chuyển đôi cơ cầu cây trồng là đều tất yếu củaquá trình kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm phát huy thế mạnh trong nông nghiệp

Trang 8

góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ và khắc phục những rủi ro biến cố trong

tương lai Được sự đồng ý của khoa kinh tế trường Đại học Nông lâm, sự giúp đỡ của

Ủy ban Nhân dân xã Thạnh Đức, sự hướng dẫn tận tình của Thầy Lê Quang Thông Tôi tiến hành nghiên cứu dé tài phân tích chuyển đôi cơ cấu cây trồng góp phần giảm

nghèo ở xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

1.2 Mục tiéu- phạm vi nghiên cứu đề tài

1.3 Mục tiêu:

Khảo sát thực tế về chuyển đổi cơ cầu cây trồng trên dia bàn.

Thực trạng nghèo trên địa bàn.

Mô hình mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu qua kinh tế cao- giảm

nghèo.

Phân tích yếu tố anh hưởng trong quá trình chuyển đổi

1.4 Nội dung:

- Thực trạng sản xuất các cây trồng chủ yếu ở địa phương — cao su — mía — lúa.

- Cơ cấu cây trồng được ưu tiên chuyển đổi, mục tiêu để giảm nghèo

- Phương thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần giảm nghèo tại địa

phương.

1.5 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài được tiến hành từ tháng 07/2007 đến tháng 11/2007 trong phạm vi xã

Thạnh Đức- huyện Gò Dâu- tinh Tay Ninh (số liệu trong thời kỳ từ năm 2003 đến năm

2006).

1.6 Cấu trúc luận văn

Chương]: Đặt vấn đề: Cách đặt vấn đề- mục tiêu- phạm vi nghiên cứu.

Chuong II: Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu: Trinh bày sơ lược về

chuyển đổi cơ cấu cây trồng- cơ sở, lý luận đánh giá hiệu quả và phương pháp nghiên cứu.

2

Trang 9

Chương III: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu gồm tự nhiên- kinh tế- xã

hội-chính sách của xã.

Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận tim hiểu về thực trạng nghèo và

hệ thống cơ cấu cây trồng- yếu tố tác động đến quá trình chuyển

déi- thuận lợi- khó khăn.

Kết quả của việc chuyên đổi.

Chương V: Kết luận- kiến nghị, tổng hợp đánh giá lại những vân đề nghiên

cứu, nêu lên những vấn đề cần khắc phục và dé xuất kiến nghị

trong thời gian tới.

Trang 10

TỎNG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

Xã Thạnh Đức là một xã đồng bằng nằm ở vị trí phía Bắc của huyện Gò Dau,

cách thị tran Gò Dầu 12 km, cách thi xã Tay Ninh 29 km về hướng Đông Bắc và cáchThành phố Hồ Chí Minh 80 km về hướng Tây Nam theo quốc lộ 22B

Ranh giới hành chính:

Phía Bắc giáp huyện Dương Minh Châu

Phía Đông giáp xã Hiệp Thạnh

Phía Nam giáp huyện Bến Cầu

Địa hình của xã tương đối bằng phang, hơi nghiêng theo hướng từ Bắc xuống

Nam, phần giữa hơi cao hơn và thoải dần về 2 phía Tây và Đông Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 5-10m Nhìn chung địa hình của xã được chia làm 3 dạng chính:

Dạng địa hình cao chiếm khoảng 45% tổng diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu

từ quốc lộ 22B trở lên phía Bắc, hiện đang sử dụng vào các mục đích đất khu dan cư,

đất trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và trồng hoa màu.

Dang địa hình vàn chiếm khoảng 44% tập trung ở các khu vực: Bàu Dài, Bàu

Đế, Cây Me, Cống Cao, Áp Rộc, Bến Chò và khu vực phía Nam giáp thổ cư các ấp,diện tích này đang sử dụng cho các mục đích đất ở, đất trồng cây hoa màu và trồng

lúa.

Trang 11

Diện tích còn lại thuộc dạng địa hình thấp, phân bố rải rác ở các khu vực dọc

theo rạch Bến Mương, Bàu Dung và khu vực phía Nam sông Vàm Co Đông, điện tích

này bị ngập úng vào mùa mưa, trồng 1-2 vụ lúa nhưng không én định

các rạch Đất xám bạc màu có nhược điểm là chua, ngheò chất đinh dưỡng, thường bi

khô hạn nhưng lại có giá trị nông nghiệp, thoáng khí, thoát nước, dé canh tác và thích hợp với nhu cầu sinh trưởng của nhiều loại cây trồng cạn Đây cũng là một trong

những điều kiện thuận lợi cho Thạnh Đức phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau:

Mia, Đậu Phéng, Mi, cây công nghiệp lâu năm va cây ăn quả.

- Nhóm đất phèn có diện tích 622.8ha chiếm 8.97% diện tích, phân bố những

nơi thấp tring dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và các rạch.

- Nhóm đất phù sa: có diện tích 16.2ha phân bố ở địa hình vàn thuộc khu vực Bau Dung hiện đang trồng Lúa.

2.1.4 Khí hậu

Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nói chung là nóng 4m, mưa nhiều và

nhiệt độ cao, biên độ nhiệt nhỏ và được phân làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mua khô.

Theo tài liệu nhiều năm tại trạm khí tượng của tỉnh thì nhiệt độ trung bình mặt đất ở

các tháng mùa khô là 31.5°C, mùa mưa là 28.8°C, cả năm là 30.7°C nhiệt độ chênh lệch màu khô là 4.9°C, mùa mưa là 2.8°C, cả năm là 3.9°C.

Chế độ mưa ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân Lượng mưa hàng năm tương đối lớn nhưng phân bố không đồng đều: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu tir tháng 12 đến tháng 4 năm

sau.

Các chỉ số chính về thời tiết khí hậu của đại phương như sau:

- Luong mưa trung bình năm: 1805mm

5

Trang 12

- Luong mưa cao nhất: 2346mm

- Lượng mưa thấp nhất: 1.357mm

- _ Độ ẩm không khí bình quân năm: 79.0%

- _ Độ ẩm không khí cao nhất: 87.7%

- Độ ẩm không khí thấp nhất: 66%

- Lượng bốc hơi trung bình năm: 1.433mm

- Gió: Hướng gió hình thành theo hai hướng chính

+ Gió muà Tây Nam và Gió muà Đông Bắc

+ Tốc độ gió trung bình: 1.6m/s, cao nhất 2.8m/s vào mùa mưa.

Cỏ Đông.

Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm trên địa bàn xã hiện tại cũng đủ dam bao về số lượng và chất lương vệ sinh để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt đời sống của nhân dân.

Một số khu vực người dân dùng giếng khoan để bơm nước phục vụ cho việc tưới tiêu

trong sản xuât nông nghiệp vào mùa khô.

2.2 Điều kiện kinh tế

2.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Trước khi tổng hợp tình hình sản xuất trồng trọt dé tài mô tả thực trạng phát

triển kinh tế, cụ thể như sau:

Trang 13

2.2.1.1 Nông nghiệp

Trong những năm qua nông nghiệp của xã đã có những bước phát triển đáng kể

trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

* Trồng trọt: Diện tích đất trồng cây hang năm luôn được giữ ôn định, đến năm

2005 đạt 299.186ha; trong đó: đất trồng lúa là 1.996,77ha Dat trồng cây hàng nămkhác là 996,09ha và đất trồng cây lâu năm là 3.478,67ha Cây trồng chính trên dia bàn

xã là: lúa, mì, đậu phộng, thuốc lá vàng, cao su và các loại cây ăn quả.

Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2006 là 6.493,5/6.250ha so với kế hoạt đạt

103,89%, so với năm 2005 tăng 851,5ha Trong đó:

Vụ Đông Xuân 2005-2006: Tổng diện tích gieo trồng là 2.692.5/2.620ha so với

kế hoạch đề ra đạt 102,74% so năm 2005 tăng 177,Sha.

Vụ Hè Thu: Tổng diện tích gieo trồng là 1.940/1.860ha so với kế hoạch dé ra

đạt 105,18% so năm 2005 tăng 1 13ha.

Vụ Mùa: Tổng diện tích gieo trồng là 1.861/1.770ha so với kế hoạch đề ra đạt

105,14% so năm 2005 tăng 561ha.

Lương thực bình quân đầu người năm 2006 là 812kg thóc/1 người so với cùng

kỳ đạt 100.6% vòng quay của đất đạt 2.17 lần/năm So với cùng kỳ năm 2005 là 2.34

e Đậu Phong 3-3.7 tan/ha

* Chăn nuôi: Được phát triển chủ yếu trong các hộ gia đình Những năm qua phong trào chăn nuôi bò sữa nông dân nổi lên khá mạnh tạo điều kiện cho nhiều hộ có

thu nhập từ chăn nuôi Nhưng hiện nay chăn nuôi Bò sữa không cao nên người dân có

xu hướng nuôi Bò sinh sản.

Trang 14

2.2.1.2 Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Ngày càng phát triển mạnh, một số ngành nghề thủ công truyền thống được

khôi phục, các dịch vụ sản xuất kinh đoanh được mở rộng đảm bảo đáp ứng với nhu cầu của nhân dân, giải quyết và giới thiệu cho hơn 500 lao động tại các công ty, xi

* Chuyển dịch cơ cấu kinh té: Nền kinh tế của xã mấy năm gần đây có xu

hướng chuyển dich đúng hướng, tăng dan tỷ trọng các ngành dich vụ, thương mai,

Dịch vụ du lịch, ngành công nghiệp và tiêu thủ công nghiệp, giảm dan ty trọng ngành

nông nghiệp đem lại thu nhập cho người lao động.

2.2.2 Cơ sở hạ tầng

2.2.2.1 Hệ thống giao thông

Mạng lưới giao thông của xã bao gồm mạng lưới giao thông đối ngoại có quốc

lộ 22B chạy qua xã với chiều đài khoảng 5.7km, chiều rộng mặt đường được tỉnh đầu

tư nâng cấp Quốc lộ 22B là tuyến giao thông chủ lực của tỉnh, là trục đường rất quantrọng tạo điều kiện cho xã phát triển kinh tế, đồng thời cũng là một trong những điều

kiện để day nhanh tốc độ đô thị hóa trên dia bàn xã.

Giao thông nông thôn: Trên địa bàn xã hiện tại gồm 73 con đường giao thông

nông thôn Trong đó, 41 con đường chính và 32 con đường phụ, với tổng chiều đài là

78.5km.

Tổng số đường giao thông nông thôn do xã quản lý:

+ Đường nhựa: 2.5km

+ Đường sỏi: 3.65km

Trang 15

+ Đường đất: 72.4km

Nhìn chung, hệ thống giao thông nông thôn có mật độ khá đều, nhưng chất

lượng còn kém cần phải đầu tư nâng cấp mới có thé đáp ứng được nhu cầu di lại của

nhân dân Bên cạnh đó xã còn có sông Vàm Cỏ Đông là tuyến giao thông đường thủy

quan trọng tạo điều kiện đi lại, giao lưu vận chuyền hàng hóa thuận tiện

Trong năm 2006 xã tiến hành khảo sát xong 16 tuyến đường, vận động nhân

dân đào đắp, đậm vá và phát hoang sửa chữa đưa vào sử đụng là 10 con đường và 10

cây cầu với tổng chiều dài là 12.845m, với tổng vốn đầu tư là 375.014.962/170 triệu

đồng so với chỉ tiêu đạt 220,6% (vốn tỉnh 96.514.962đ, huyện 100.000.000đ, xã là

178.500.000đ) So với cùng kỳ tăng 99,78% Đồng thời hiện đanh tiến hành trồng trụ

bang tên đường theo quy hoạch giao thông nông thôn giai đoạn 1999-2010

2.2.2.2 Hệ thống thay lợi

Có 7 tuyến kênh nội đồng cặp sông Vàm cỏ Đông chiều dài 7.94km và hai

tuyến kênh cấp II (N4 và N4-17) cùng 15 tuyến kênh cấp III thuộc công ty khai thácthủy lợi tỉnh và huyện quản lý trong phạm vi xã để phục vụ tưới tiêu cho bà con nông

dan trong từng vụ Tuyến kênh cấp II, II tập trung chủ yếu ở các khu vực phía đông,

phân bố ở 2 ấp Bến Mương và ấp Rộc có tong chiều đài 29.2 km, chiều rộng trung

bình 5-8 m đáp ứng được 35% tổng diện tích đất canh tác tòan xã Hệ thống tiêu nướcchủ yếu là các kênh rạch: Bến Miễu, Bến Mương, suối Bến Rộng, công KoBe, kênh

Sáng Múc và sông Vàm Cỏ Đông Nhìn chung hệ thống tưới tiêu được tỉnh chỉ đạo

quản lý chặt chẽ, thường xuyên nạo vét, sửa chữa nên cơ bản đáp ứng được yêu cầu

cung câp nước cho sản xuất nông nghiệp

2.2.2.3 Mạng lưới điện

Trong năm 2006 địa phương được đâù tư của cấp trên về công trình điện khíhóa nông thôn và sự đóng góp của nhân dân đã giải quyết cho 437hộ có điện thấp sáng, nâng tổng số hộ có điện trên tòan xã là 4624/4851 đạt 95.32% so với nghị quyết

hội đồng nhân dân xã vượt 0.32%.

Hiện nay, công trình đện khí hóa nông thôn dòng điện đi vào sinh hoạt động.

Tuy nhiên trên địa bàn xã cũng như khu vực Bàu Cối-Cây Dương ấp Bến Rộng chưa

9

Trang 16

có điện và địa phương có kiến nghị Sở công nghiệp Tỉnh và hiện nay đang thi công tạo

điều kiện có điện thắp sáng cho người dan.

2.2.2.4 Giáo dục — Sự nghiệp đào tạo

Phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất nhà trường không ngừng tăng cường Hiện tại trong xã đã xây dựng 12 trường học cấp I trên điện tích 1.64ha

được bố trí ở 6 ấp Trong đó, có 44 phòng học, 9 phòng học mẫu giáo, một trường cấp

II và một trường cắp III ở ấp Bến Mương cạnh quốc lộ 22B

Về hoạt động giáo dục, đã tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở có

313/313 em học sinh tham gia đạt tỷ lệ 100%, số lượng học sinh dự thi tốt nghiệp đạt

100% Công tác phổ cập trung học cơ sở (THCS) tiếp tục duy trì và được cấp trên đánh giá chuẩn giữ vững chuẩn quốc gia về phô cập THCS và phổ cập giáo dục tiêu

học xóa mù chữ đúng độ tuổi Ty lệ học sinh bỏ học THCS 1.87%, tiểu học không có

tinh trạng bỏ hoc.

2.2.2.5 Y tế

Trong xã có 2 trạm y tế được phân bố ở 2 ấp Trà Võ và Bến Mương.

Được xây dựng trên diện tích 0.12ha hiện tại đã và đang được trang bị tươngđối đầy đủ, đội ngũ y bác sĩ ổn định Hàng năm trạm y tế xã góp một phan rất lớn

trong công tác KHHGD và phong trào khám chữa bệnh cho nhân dân Từng cán bộ y

tế phân công phụ trách từng dia bàn đến tận nhà nhân dan tuyên truyền vận động tiêm

chủng VacSin cho trẻ em từ 0-9 tháng tuổi, phụ nữ có thai từ 15-35 tuổi sau mỗi đợt

có tổng kết rút kinh nghiệm.

Tổng số lần khám bệnh 15.329/14.400 so với chỉ tiêu đạt 106.45% Ngoài racòn áp dụng các chương trình phòng chống phong, chống lao, tiêm chủng mở rộng,chương trình ARI( ) Suy dinh dưỡng ở trẻ em, đặc biệt quan tam đến chương trình 3

công trình vệ sinh nước sạch như: Giếng nước hợp vệ sinh 4.385 đạt 91.64%, nhà tắm

4.358 đạt 91.08%, hố xí 4.289 đạt 89.63% Ngoài ra còn thực hiện chương trình khámsức khỏe cho trẻ em từ 0 đến 6 tuổi và lập số khám bệnh miễn phí được 1.325 số.

10

Trang 17

2.3 Điều kiện xã hội

2.3.1 Dân số

Dân số hiện tại tòan xã có 21.878 nhân khẩu với 4.851 hộ cư ngụ tại 7 ấp.Trong đó, 85% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, 15% dân số sống bằng nghề buôn

bán nhỏ lẻ Tỷ lệ tăng dan số tự nhiên là 0.37%

Bảng 2.1 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên qua các năm.

Năm Tổng số dân Ty lệ tăng tự nhiên (%)

2003 21607 0.93

2004 21716 0.5

2005 21797 0.37

2006 21878 0.37

Nguôn: Ủy ban Nhân dân xã Thạnh Đức năm 2006

Qua bảng 2.1 cho ta thấy từ 2003-2006 tỷ lệ tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần theo từng năm nhưng đến năm 2005-2006 tỷ lệ bằng nhau nằm ở mức én định.

2.3.1.1 Dân số gia đình và trẻ em

Công tác kế hoạch hoá gia đình được chú trọng, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ

cho nhân dân, đặt vòng, phát, cấp bao cao su, cấp thuốc, tiêm thuốc, các biện pháp

tránh thai được quan tâm Các chính sách chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, thường xuyên vận động tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân được 214 cuộc có 6.382 lượt người dự Ngoài ra còn làm tốt công tác truyền thông đân số như tổ chức

sinh hoạt câu lạc bộ, họp nhóm, chiếu phim, truyền thanh Tỷ lệ tăng dan số tự

nhiên toàn xã là 0,37%.

2.3.1.2 Cơ cấu nguồn lao động

Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố rất quan trong cho việc phát triển kinh

tế-xã hội của một địa phương Tuy nhiên yếu tố con người mới có ý nghĩa quyết định Một địa phương có được một đội ngũ lao động phong phú với trình độ cao sẽ có nhiều khả năng phát triển mạnh hơn so với các địa phương khác.

11

Trang 18

Bang 2.2 sẽ cho ta thấy cơ cau nguồn lao động của xã Thạnh Đức qua các năm

Số người ngoài độ tuổi lao động 983 1.267 1.293 1.187

Số người trên độ tuổi lao động 103 198 209 186

Số người dưới độ tuổi lao động 880 1.069 1.084 1.001

Nguôn tin: Uy Ban Nhân dân xã Thanh Đức

Qua bảng 2.2 cho ta thấy số người trong độ tuổi lao động luôn tăng qua cácnăm từ năm 2003 đến năm 2006 Điều này có ý nghĩa là dân số của xã Thạnh Đức có

kết cấu dan số trẻ, khả năng trong những năm tới số lượng người trong độ tuôi lao động sẽ tiếp tục tăng Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương Nhưng bên cạnh đó, việc làm là vấn đề đòi

hỏi cấp thiết nhất để giải quyết cho số lượng người lao động ngày càng tăng Theo bao

cáo tổng kết dân số thì trong năm 2006 có tổng số dân là 21.878 người, trong đó số

người thực tế tham gia lao động là 12.470 người chiếm tỉ lệ 57%, đây là tỉ lệ tương đối

cao và cũng là lợi thế cho xã Thạnh Đức về nguồn lao động dồi dào Nhưng đòi hỏi

chính quyền địa phương cần có biện pháp hỗ trợ giải quyết việc làm để tạo thêm việc

làm cho người dân.

2.4 Những lợi thế và hạn chế trong việc phát triển kinh tế ở xã

2.4.1 Những thuận lợi

- Xã được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của các cấp, các ngành từ tỉnh đến

huyện nên có nhiều cơ hội dé đón nhận sự đầu tư và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong các ngành sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

12

Trang 19

- Xã có vị trí tương đối thuận lợi nằm cạnh sông Vàm Cỏ Đông là trục đường

thủy và quốc lộ 22B chạy qua, là trục giao thông chính của tỉnh, đây là đầu mối giao

thông quan trọng mối tỉnh với Thành phố Hồ Chí Minh và các của khẩu lớn như Xa

Mát, Mộc Bài Do vậy vị tri của xã có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu đi

lại, trao đổi hàng hóa, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội theo hướng đa dạng

ngành nghề.

- Điều kiện tự nhiên, đất đai thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng cộng với hệ thống thủy lợi khá phong phú cho phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa

dang theo hướng thâm canh, sinh thái bền vững.

- Nhiều nguồn lực còn dạng tiềm năng chưa được khai thác như: Lao động, đất đai, nguồn nước Sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ thúc đẩy nhanh chóng tiếntrình công nghiệp hdia, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

2.4.2 Những khó khăn hạn chế

- Khí hậu biến động theo mùa, gây nên tình trạng hạn hán thiếu nước vào mùakhô, ngập úng về mùa mưa, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển ngành

công nghiệp khai khoáng.

- Thực trạng nền kinh tế xã còn hơi thấp, kết cấu hạ tầng khoa học kỹ thuậtchưa đáp ứng nhu cầu phát triển cơ cấu kinh tế theo ngành, việc ứng dụng khoa học

công nghệ chưa nhiều.

-Những vấn đề bức xúc về xã hội vẫn còn đang diễn ra gia tăng nổi lên là áp lực

về lao động và việc làm, đời sông người đân còn gặp nhiêu khó khăn.

13

Trang 20

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Khái niệm và sự cần thiết của việc chuyển đổi cây trồng

3.1.1 Khái niệm

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm sắp xếplại hoạt động của hệ sinh thái với một cơ cấu cây trồng hợp lý phù hợp với điều kiện tựnhiên lợi dụng được đặc tính sinh học của cây trồng nhằm đảm bảo sản lượng tốt, đồng

thời phát triển được chăn nuôi và các ngành nghề khác trong khu vực.

Mặt khác, yếu tố kinh tế cũng ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, trong nền kinh

tế hàng hóa được điều tiết bởi cơ chế thị trường hiện nay, buộc chúng ta phải chuyển

đổi theo hướng sản xuất cái gì mà thị trường cần và sản phâm đó phải phù hợp vớiđiều kiện địa phương mình Vì vậy chuyển đổi theo hướng sản xuất nông nghiệp là

điều kiện cần thiết và quan trọng.

* Cơ cấu cây trồng: Bước đầu tiên trong sản xuất cây trồng là việc quyết định

chon địa điểm và cơ cầu cây trồng hợp lý, đảm bảo thỏa mãn được hai trường hợp.

Thứ nhất: Chọn lựa cơ cầu cây trồng phù hợp với đất canh tác đã có sẵn tại địa

hội để có cơ cấu hợp lý, quy trình chuyên đổi mang lại hiệu quả cao hơn.

14

Trang 21

3.1.2 Sự cần thiết của việc chuyến đối cơ cau cây trồng

Khi đề cập đến cơ cấu sản xuất nông nghiệp là nói đến một cơ cấu kinh tế gồm hai ngành sản xuất chăn nuôi và trồng trọt ở nước ta trồng trọt chiếm hơn 70% trong

nông nghiệp vì vậy có thể nói trồng trọt đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất

nông nghiệp, nó là ngành trực tiếp tạo ra của cải vật chất, cung cấp lương thực thực phẩm dé nuôi sống con người và xã hội Sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với nông thôn thành một thé thống nhất có quan hệ mật thiết với nhau, sự phát triển nông nghiệp

sẽ làm cho đời sống xã hội nông thôn phát triển, mức sống của người dân được nâng

cao Đồng thời nông dân và cơ sở hạ tầng nông thôn chính là yếu tố đóng vai trò quyết

định đối với sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay nông thôn cũng còn tồn tại nhiều van đề cần giải quyết như:

Sản xuất nông nghiệp ở xã Thạnh Đức còn lạc hậu, trình độ áp dụng công nghệ mới còn thấp, đo đó năng suất lao động không cao.

Việc thâm canh chuyên môn hóa còn hạn chế nông dân phần đông còn canh táctheo tập quán cũ gần 70% hộ nông dan ở địa bàn các ấp thuộc xã Thạnh Đức, huyện

Gò Dau, tỉnh Tây Ninh đang tham gia trực tiếp sản xuất, nuôi trồng thủy sản có liên

quan đến nông nghiệp và nông thôn.

Đời sống vật chất tinh thần so với khu vực thành thị còn kém, lao động việc làm

là vấn đề bức xúc đối với nông thôn hiện nay.

Tiềm năng để sản xuất nông nghiệp của một xã vùng sâu của huyện chưa được

đầu tư và khai thác có hiệu quả, vì vậy cần có định hướng hợp lý để khai thác nguồn

nhân lực tại chỗ- đất đai.

Việc phát triển nông nghiệp tự phát, bất hợp lý đã gây ảnh hưởng đến hệ sinh

thái tự nhiên của địa bàn.

Sản xuất lạc hậu- năng suất không cao kèm theo hệ thống địch vụ nông thôn

đơn giản.

* Đầu vào: Thiếu vốn, công nghệ kỷ thuật mới- thiếu kinh nghiệm, phương

pháp quản lý- cơ bản có lao động thủ công không có tay nghề

* Đầu ra: Thị trường tiêu thụ hàng nông sản bap bênh, bị ép giá, khâu chế biếnbảo quản sau thu hoạch còn kém làm giảm chất lượng sản phẩm

15

Trang 22

Để giải quyết được tình hình trên, đòi hỏi phải có chính sách đầu tư cho nông

nghiệp- từng bước cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn như ứng dụng

khoa học ky thuật trong san xuất nông nghiệp gắn chặt với thị trường- chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng hệ thống dịch

vụ, đầu tư mở rộng các chương trình dự án, làm tốt hơn công tác xóa đói giảm nghèo,đặc biệt là vùng sâu như xã Thạnh Đức Vì vậy có thể nói chương trình chuyển đổi cơcấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong giảm nghèo

cho nông hộ ở địa phương.

3.1.3 Ý nghĩa việc chuyển đỗi cây trồng

Chuyển đổi cơ cầu cây trồng góp phần cho định hướng phát triển nông nghiệp

theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm làm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, xóa thếđộc canh của địa phương thay đổi dần quy mô sản xuất nhỏ, manh mún sang sản xuất hàng hóa đa dạng Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả, có nghĩa chuyển dịch

cơ cấu sản xuất, quyết định tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển hài hòa khácnhư: Môi trường sinh thái, phát triển ngành nghề, cung ứng cho nông nghiệp, giải

quyết được lao động tại địa phương.

Việc chuyển đổi cơ cầu kinh tế cây trồng là cả một quá trình lâu dài gắn liền với

nhiều yếu tố như khoa học kỹ thuật, ý thức nông hộ Quá trình này được dién ra từng

bước, tốc độ tùy thuộc vào trình độ quyết đoán và các giải pháp phù hợp của người

quản lý.

Đối tượng chuyển đổi là cơ cấu cây trồng chịu sự tác động lớn của điều kiện tự

nhiên, việc đầu tư kịp thời người quản lý, nên quá trình này thực hiện nghiên cứu kỷ

về đất đai, thổ nhưỡng, điều kiện xã hội

Khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải được cân nhắc, lựa chọnphương án tối ưu, an toàn, mang lại hiệu quả cao nhất, quan trọng hơn hết là phải phù

hợp với khu vực, địa phương.

Chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nằm trong quy hoạch sử dụng đất nông

nghiệp của địa phương, và cơ cấu cây trồng, được duyệt của phòng kinh tế phát triển nông thôn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, UBND xã Thạnh Đức trực tiếp tổ chức thực

hiện.

16

Trang 23

3.1.4 Cơ sé thực tiễn

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp tự

phát-tự cung, phát-tự cấp sang sản xuất hàng hóa, để đạt được hiệu quả trên, chúng ta phải dựa

trên nhiều yếu tố có tác động trực tiếp đến quá trình chuyển đổi như:

Đất đai, địa hình, thủy sản vì nó có vai trò quan trọng, chi phối đến chuyển dichnên cần lựa chọn sao cho phát huy được thế mạnh và hạn chế những tác động tiêu cực

Các yếu tố kinh tế- xã hội như hạ tầng nông thôn, nguồn lao động tại chổ, thị

trường tiêu thụ, các chính sách can thiệp, kinh nghiệp nông hộ, tập quán địa

phương-xác định vốn, nơi tiêu thụ có vai trò đặc biệt hơn hết trong chuyển dich

Các yếu tố kỹ thuật: Góp phần tác động mạnh mẽ đến sản xuất nói chung và

nông nghiệp nói riêng tạo ra bước đột phá mới về con gidng mới năng suat cao.

3.2 Tổng quan về nghèo ở nông thôn Việt Nam

Vào cuối thập kỷ 1980 nhà xã hội học William Wilson đã đưa ra thuật ngữ

Underclass( tầng lớp hay giai cấp dưới) để chỉ nhóm những người nghèo Theo đó họ

được coi là những người không có trình độ và kỹ năng, luôn chịu sự tách biệt xã hội,không có khả năng tiếp cận hoặc không có được các mối liên hệ với nhiều cá nhân

khác, với những thể chế có thể đem lại cho họ nguồn lợi về kinh tế và các vị thế xã

hội.

Theo cách nhìn nhận khác, Solages(1996) đã cho rằng nghèo khổ cùng cực là

một điều kiện sống bị hạn chế bởi suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, môi trường ô

nhiễm, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cao và tuổi thọ thấp còn tệ hại hơn bất kỳ địnhnghĩa nào khá dĩ chấp nhận được về một cuộc sống bình di nhất của con người

WB(1998) đã đưa ra một số khái niệm nghèo mang tính khái quát tương đốicao Theo đó, nghèo không chỉ là có thu nhập thấp mà còn có điều kiện sống, điều kiệnchăm sóc sức khoẻ, giáo dục, điều kiện vệ sinh thấp, không có quyền lực và nghề

nghiệp.

Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết

lý hơn của chuyên gia hàng đầu của tố chức Lao động quốc tế(LO) ông AbapiaSen, người được giải thưởng Noben về kinh tế 1998 cho rằng” nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cba cộng đồng” Xét cho cùng sự tồn tại của

17 000435

Trang 24

con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản dé

phân biệt ho chính là cơ hội lựa chon của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, người nghèo có cơ hội lựa chọn ít hơn.

Đối với việt nam, trong báo cáo của Action Aid vietnam- “Một thoáng về cái nghèo ở Việt nam”- Heather Grady đã đưa ra một quan niệm về nghèo ở Việt nam là những người không có khả năng tiếp cận hoặc kiểm soát các nguồn lực xã hội, kinh tế

và chính trị Do đó họ không có khả năng các nhu cầu cơ bản của con người một cách

có phẩm giá

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học Kinh tế và Xã hội học đã có nhiều nỗ lực trong việc đưa ra một dịnh nghĩa chính xác về nghèo nhưng do sự khác biệt về không gian, thời gian và điều kiện sống cũng như tính nhiều mặt của vấn dé nghèo mà những định nghĩa mới chỉ dừng lại ở mức tương đối.

Tại hội nghị về giảm nghèo do Hội đồng kinh tế xã hội Châu Á Thái BìnhDương( ESCAP) tổ chức vào tháng 9 năm 2003 tại Băng Cốc Thái Lan định nghĩa:

“nghèo là tình trạng trong đó các nhu cầu thiết yếu của bộ phận dân cư không đượcthỏa mãn, đó là những nhu cầu đã dược xã hội thừa nhận, tuỳ thuộc vào mức độ pháttriển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của cộng đồng” Từ quan điểm này chúng ta nên nghiên cứu và xem xét nghèo một cách đúng đắn, phản ánh các điều kiện cụ thể về

phát triển kinh tế- xã hội của mội cộng đồng, mỗi quốc gia

Tóm lại, nghèo: là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có các điề kiện vật chất và tinh thần để duy trì cuộc sống của gia đình họ ở mức sống tối thiểu trong diềukiện chung của cộng đồng Mức sống tối thiểu ở đây được hiểu là các điều kiện như:

ăn, ở, mặc và các nhu cầu khác như: văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp chỉ đạtmức duy trì cuộc sống rất bình thường Mức sống tối thiểu của mỗi nước sẽ khác nhau

tuỳ thuộc vào khí hậu, những đặc điểm tự nhiên, một phần lớn là tuỳ thuộc vào mức độ văn minh đã đạt được của từng thời đại và của mỗi nước

Như Các Mác đã nói: “Đối với một nước và một thời đại nhất định, mức độ cần

thiết về những tư liệu sinh hoạt cũng nhất định” Về cơ bản người nghèo là những

người phải sống đưới mức được định nghĩa như là chuẩn thấp nhất có thể chấp nhận

được trong một khoảng thời gian và không gian xác định Cốt lõi của khái niệm này là

18

Trang 25

thiếu một mức độ tối thiểu về nhân lực và vật lực dé có thể đạt được một mức sống

hợp lý.

Khái niệm về đói:

Đói là một bộ phận của những hộ nghèo, mọi điều kiện không đạt được mức tối

thiểu Đới là sự khổ tuyệt đồ, sự ban cùng, là tinh trang con người không có ăn hoặc

không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết, là sự đứt đoạn trong nhu cấu ăn Nói

cách khác đói là tình trạng ăn không đủ no, không đủ năng lượng tối thiểu can thiết để

con người duy trì sự sống hàng ngày và không đủ sức để lao động

Doi gay gat kinh niên: là tình trang thiếu ăn thường xuyên.

Đói gay gắt cấp tính: là đói kinh niên kèm theo những hoàn cảnh khó khăn độtxuất bất ngờ như: thiên tai, mất mùa, bệnh tật rơi vào cùng cực, không có gi để

sống, không có lương thực thực phẩm dé ăn, có thể dẫn đến cái chết do đó cần cứu trợ

khẩn cấp.

Tiến sĩ M.G.Guilna thuộc Ngân hàng Phát triển Châu Á đã đưa ra khái niệm

nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối như sau:

Nghèo tuyệt đối: là việc không thoả mãn các nhu cầu tối thiéi để nhằm duy trì

cuộc sống của con người Thuật ngữ nghèo tuyệt đối là dé chỉ một mức tồn tại tối thiểu

mà bất kỳ một cá nhân hay hộ gia đình nào đang sống dưới mức đó Đó là tình trạngmột bộ phận dan cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản cho cuộc

sống con người, mà những nhu cầu này đã được thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển

kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương.

Nghèo tương đối: là tình trạng không đạt tới mức sống tối thiểu tại một thời

điểm nào đó, trong một không gian xác định nào đó.

Như vậy sự phân biệt giữa khái niệm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối là: khái niệm nghèo tuyệt đối có xu hướng đề cập đến những người đang bị thiếu ăn (nghèo đói) còn khái niệm nghèo tương đối đề cập đến những người nghèo nhất về

phân phối thu nhập ở một nước nhất định.

3.2.1 Ngưỡng nghèo

Đề phân biệt giữa một nhóm nghèo và nhóm ngoài nghèo ta cần phải có một

tiêu chí hay một ranh giới Ranh giới đó được gọi là ngưỡng nghèo.

19

Trang 26

Theo WB, một người nào đó có mức sống dưới mức tối thiểu tại một thời điểm

nào đó được coi là nghèo Goi hạn tối thiểu này dựa trên một số các loại hàng hoá,

dịch vụ được ding đẻ thoả mãn những nhu cầu cơ bản tối thiểu bao gồm đinh dưỡng,

nhà ở, quần áo, giáo đục và chăm sóc sức khoẻ cá nhân Giá trị (chi phi) của rỗ hàng

hoá được gọi là ngưỡng nghèo (WB,1999).

Một cách tiếp cận khác thì ngưỡng nghèo đói là số tiền phải chỉ trả cho các nhucầu thiết yếu của cuộc sống bao gồm: ăn, mặc, ở, y tế, học hanh , là tập hợp những

biến số phụ thuộc vào mức thu nhập, trình độ văn hoá, tâm ly, thói quen tiêu dùng sẽthay đổi theo tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập

Ngưỡng nghèo theo thu nhập: Ngheo thuần tuý dựa trên tiêu chí thu nhập làcách tiếp cận thông qua thu nhập để đo lường mức độ nghèo dựa trên một ngưỡng

nghèo về thu nhập Mức thu nhập thấp hơn mức tối thiểu cần phải có để đáp ứng nhu

đủ nhu cầu cơ bản của một người bình thường gọi là ngưỡng nghèo theo thu nhập Đây

là tiêu chí chính thức mà Việt Nam sử dụng dé giá tình trạng nghèo

3.2.2 Chuẩn nghèo của Việt Nam

Chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến động theo không gian và thời

gian Về không gian nó biến đổi theo trrinh độ phát triển kinh tế- xã hội của từng vùng

hay từng quốc gia Về thời gian, chuân nghèo cũng có sự biến động lớn và nó biến đổi

theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và nhu cầu của con người theo từng giai đoạn

lịch sử Vì rằng kinh tế- xã hội phát triển thì đời sống của con người cũng được cảithiện tốt hơn Thông thường thì nhóm không nghèo có tốc độ tăng mức thu nhập, mứcsống cao hơn nhóm nghèo Do vậy các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn riêng, thôngthường nó thấp hơn thang nghèo-đói mà Ngân hàng thế giới đưa ra

Quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010,

theo Việt Nam như sau:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính Phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 06/2005/NQ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 4 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ lao Động-Thương binh và Xã hội,

Quyết định ban hành chuẩn nghèo áp dung cho giai đoạn 2006-2010 như sau:

20

Trang 27

= = amour = ——— —————-—~= ~m~==

Khu vực nông thôn: là những hộ gia đình có thu nhập bình quân từ 200.000

đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo

Khu vực thành thị: là những hộ gia đình có thu nhập bình quân từ 260.000

đồng/người/tháng (đưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo

3.2.3 Chuẩn nghèo của địa phương

Dựa trên quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành chuẩn nghèo áp dụng

cho giai đoạn: 2006-2010

Theo tiêu chuan địa phương cụ thé là xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây

Ninh phân hộ nghèo thành hai chuẩn khác nhau:

- Hộ nghèo chuẩn trung ương:

Khu vực nông thôn: là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống.

Khu vực thành thị: là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng.

- Hộ nghèo chuẩn liền kề:

Khu vực nông thôn: là những hộ có mức thu nhập bình quân trên 200.000 đồng/người/tháng đến 250.000 đồng/người/tháng.

Khu vực thành thị: là những hộ có mức thu nhập bình quân trên 260.000 đồng/người/tháng đến 300.000 đồng /người/tháng.

3.2.4 Nguyên nhân nghèo

Việc xác định được nguyên nhân dẫn dé nghèo đói rất quan trọng, đây là cơ sở

đề ra các giải pháp hồ trợ cho hộ nghèo, người nghèo có hiệu quả.

Theo Nguyễn Hit Nhân (2004) thì nguyên nhân của nghèo đói có thể chia

thành các nhóm nguyên nhân sau:

Nhóm 1: Do chính bản thân các đối tượng nghèo không biết làm ăn, thiếu hoặc

không có vốn, đông con hoặc neo đơn, thiểu lao động, ăn tiêu lãng phí, lười lao động, mặc các tệ nạn xã hội

21

Ngày đăng: 11/12/2024, 13:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w