Xuất phát từ thực tế đó và được sự đồng ý của Khoa Kinh tế trường Đại họcNông lâm, của giáo viên hướng dẫn, của Ban lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên Cao su 1/5 Tây Ninh, tôi chọn đề
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HÒ CHÍ MINH
PHAN TÍCH TÌNH HÌNH TIEU THU SAN PHAM TAI CONG TY TNHH MOT THANH VIEN
CAO SU 1/5 TAY NINH
BUI THI KIM DUNG
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE NHAN VAN BANG CU NHAN NGANH PHAT TRIEN NONG THON
VA KHUYEN NONG
Thanh Phố Hà Chi Minh
Thang 10/2007
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khoá văn tốt nghiệp khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại
Công ty TNHH Một thành viên Cao Su 1/5 Tây Ninh” đo Bùi Thị Kim Dung, sinh viên
- khoá, ngành phát triển nông thôn và khuyến nông đã bảo vệ thành công trước hội đồngvào ngày
Trang 3LOI CẢM TA
Lời kính trong dau tiên, tôi muốn gởi đến người đã sinh thành đưỡng duc và nuôi
tôi khôn lớn, lo lắng cho tôi được như ngày hôm nay, đó là ba mẹ tôi.
Xin gởi lời kính trọng và chân thành nhất đến quý thầy cô, nhất là các thầy cô
trong khoa Kinh Tế đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian học tập.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Bích Phương khoa Kinh Tế đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài này
Xin cảm ơn các chú, anh chị trong phòng Quản lý sản xuất kinh doanh của công ty
TNHH Một thành viên Cao Su 1/5 Tây Ninh đã hết lòng giúp đỡ tôi trong thời gian thực
tập để hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Lời cảm ơn cuối cùng xin gởi đến các chú, anh, chị và các bạn đã động viên, giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, cũng nhu thực hiện đề tài.
Trang 4NỘI DUNG TOM TAT
BÙI THI KIM DUNG, Khoa Kinh Tế, Dai Hoc Nông Lâm Thanh Phố Hồ Chí Minh Tháng 10 năm 2007 “Phân tích tình hình tiêu thụ sẵn phẩm tại Công ty TNHH
Một thành viên Cao Su 1/5 Tay Ninh”.
BUI THI KIM DUNG, Faculty of Economic, Nong Lam University — Ho Chi
Minh city October 2007 Analysing consumption situation of latex at 1-5 Tay Ninh
Rubber Company Limited.
Với xu thế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những
khó khăn và thách thức trong cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm Do đó, luận văn thực hiện nhằm phân tích về thực trạng về tiêu thụ sản phẩm của công ty bao gồm: mủ cốm và mủ
Latex
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ mủ cốm và mủ kem Latex của công ty đang được thuận lợi Tuy nhiên công ty vẫn còn gặp phải một số khó
khăn đo nguyên liệu đầu vào cung cấp chưa đủ cho công ty hoạt động, giá cả trên thị
trường không én định, sản phẩm công ty xuất khẩu chưa nhiều Tuy nhiên, công ty TNHH
Một Thành Viên Cao Su 1/5 Tây Ninh cũng đã vượt qua những khó khăn và đem lại hiệu
qua cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Trang 51.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.4 Cau trúc khóa luận
CHƯƠNG 2: TONG QUAN
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Một thành viên
Cao su 1/5 Tây Ninh
2.2 Chức năng - nhiệm vụ Công ty
2.2.1 Chức năng
2.2.2 Nhiệm vụ
2.3 Cơ cau tổ chức, tình hình nhân sự của công ty
2.3.1 Cơ cầu tô chức của công ty
2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban 2.3.3 Tình hình nhân sự của công ty
2.4 Quy trình sản xuất của công ty
2.5 Tình hình tài sản của công ty
2.5.1 Tình hình biến động tài san của công ty2.5.2 Tình hình biến động nguồn vốn của công ty2.5.3 Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trang
vili
ix hai th.
KR NY NH NH NY NY FY —
Oo ODD KH TWH CC +
¬ ¬ mm> Ww k2 k
Trang 6CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động
sản xuất kinh doanh
3.1.2 Thị trường3.1.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
CHƯƠNG 4: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình cao su Việt Nam và thế giới
4.2 Giới thiệu mặt hàng của công ty
4.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
4.3.1 Sản lượng tiêu thụ của công ty
4.3.2 Gia ban va sản lượng tiêu thụ qua các tháng của công ty
4.3.3 Doanh thu của công ty
4.3.4 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty4.3.5 Tình hình tồn kho của công ty
4.3.6 Khả năng thanh toán4.4 Các yếu tổ ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty
4.4.1 Phân tích các yếu tố anh hướng bên ngoài4.4.2 Phân tích các yếu tố ánh hưởng bên trong
4.5 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng sản xuất kinh đoanh của
Công ty TNHH Một thành viên Cao su 1/5 Tây Ninh
4.5.1 Thuận lợi
4.5.2 Khó khăn4.6 Giải pháp để nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty
4.6.1 Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty
22
22
24 24 25 27 a7 27 29 30 31 33 35
35
42
48 48 49 50 50
Trang 756 56 56 37
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CPXDCB Chi phí xây dựng cơ bản
CSH Chủ sở hữu
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DITC Dau tu tai chinh
GDCM Giai đoạn chín mùi
'GĐPT Giai đoạn phát triển
GDST Giai doan suy thoai
KNXK Kim ngach xuat khau
QLSXKD Quan lý sản xuất kinh doanh
SLKT Sản lượng khai thác
SLTM Sản lượng thu mua
SLTT Sản lượng tiêu thụ
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH Trach nhiệm hữu han
TSCD Tài sản cố định
UBND Uỷ ban nhân dân
v1
Trang 9DANH MỤC CAC BANG
TrangBảng 2.1 Tình Hình Tổ Chức Lao Động của Công Ty 9
Bảng 2.2 Tình Hình Biến Động Tài Sản của Công Ty qua Hai Năm (2005-2006) 12
Bảng 2.3 Tình Hình Biến Động Nguồn Vốn của Công Ty qua Hai Năm (2005-2006) 13
Bảng 2.4 Kết Quả và Hiệu Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty qua Hai Năm
(2005-2006) 14
Bang 4.1 Sản Lượng, Diện Tích, Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Cao Su Việt Nam
Giai Đoạn 2000-2006 25 Bảng 4.2 San Lượng Tiêu Thụ của Công Ty qua Hai Năm (2005-2006) 27 Bảng 4.3 Giá Bán Bình Quân và Sản Lượng Tiêu Thụ qua Các Tháng trong
Hai Năm (2005-2006) của Công Ty 27Bảng 4.4 Tổng Doanh Thu của Công Ty Qua Các Năm 29Báng 4.5 Doanh Thu Từng Sản Phẩm Qua Hai Năm (2005-2006) 30
Bảng 4.6 San Lượng Xuất Khẩu Sản Phẩm của Công Ty qua Hai Năm 31 Bảng 4.7 Tình Hình Sản Xuất, Tiêu Thụ và Tồn Kho của Công Ty Năm 2006 32 Bảng 4.8 Số Vòng Quay Hàng Tén Kho qua Hai Năm 32
Bàng 4.9 Số Vòng Quay Các Khoản Phải Thu Qua Hai Năm 33Bang 4.10 Chỉ Tiêu Thẻ Hiện Khả Năng Thanh Toán Hiện Thời Qua Hai Năm 34Bảng 4.11 Chỉ Tiêu Thể Hiện Khả Năng Thanh Toán Nhanh Qua Hai Năm 34Bảng 4.12 Số Lượng Hợp Đồng Các Khách Hàng của Công Ty qua Hai Năm 38Bảng 4.13 Tổng San Lượng Khai Thác và Thu Mua của Công Ty qua Hai Năm 39
Bảng 4.14 Sản Lượng Khai Thác và Thu Mua qua Các Tháng Hai Năm (2005-2006)
của Công Ty 40
Bảng 4.15 Cơ Cầu Diện Tích Đất Tự Nhiên của Công Ty Năm 2006 41 Bảng 4.16 Diện Tích Khai Thác và Năng Suất Cao Su của Công Ty 41 Bảng 4.17 Giá Bình Quân Từng Sản Phẩm của Công Ty qua Hai Năm 2005-2006 46
1X
Trang 10Bảng 4.18 Sản Lượng Tiêu Thụ Qua Kênh Phân Phối của Công Ty trong
Hai Năm (2005-2006) 47
Bảng 4.19 Chỉ Tiêu, Kế Hoạch và Thực Hiện của Công Ty Qua Hai Năm (2005-2006) 49
Bảng 4.20 Kế Hoạch Tình Hình Kinh Doanh Trong Năm 2008 53
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH Trang
Sơ đồ 2.1 Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý của Công Ty 6
Sơ đồ 2.2 Quy Trinh Sản Xuất Ma Cốm từ Mi Nước 10
Sơ đồ 2.3 Quy Trình Sản Xuất Mủ Cốm Từ Mủ Tạp 11Biểu đồ 4.1 Sản Lượng Tiêu Thụ Năm 2006 28Biểu đồ 4.2 Giá bán Năm 2006 29Biểu đồ 4.3 Sản Lượng Xuất Khẩu/Sản Lượng Tiêu Thụ Năm 2005-2006 31Biểu đồ 4.4 Sản Lượng Khai Thác và Thu Mua Năm 2005-2006 3Ð
Sơ đồ 4.1 Kênh phân phối của công ty - 47
xI
Trang 12nhiều khó khăn, thách thức mới Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước
với các công ty nước ngoài sé diễn ra gay gắt và ngày càng quyết liệt hơn Vì vậy việc
sản xuất kinh doanh càng khó khăn hơn cho doanh nghiệp trong thời gian tới
Công ty TNHH Một Thành Viên Cao Su 1/5 Tây Ninh thị xã Tây Ninh được
thành lập từ những năm 1995, trong quá trình tn tại và phát triển công ty cũng đã đạt
được nhiều thành quả nhưng cũng gặp không ít khó khăn Là một doanh nghiệp nhà
nước trồng và chế biến mủ cao su, ngoài những lợi ích đem lại về mặt xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng cho đất nước, công ty cao su 1/5 Tây Ninh đã từng bước nâng cao diện tích, chất lượng vườn cây của công ty Năng suất và sản lượng cao
su gia tăng đáng kể Những năm gần đây do cao su có giá trên thị trường nên dù sản
lượng sản xuất không tăng nhưng doanh thu và lợi nhuận của công ty năm sau luôn
cao hơn năm trước, đời sống của công nhân viên công ty đang dần được cải thiện,
công ty đã góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương Tuy
vậy công ty cao su 1/5 cũng đang gặp nhiều thách thức trong việc tiêu thụ sản phẩm:
sản phâm công ty chưa đa dang, số lượng sản phẩm xuất khâu chưa nhiều , chất lượng
sản phẩm chưa Ổn định
Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công
ty là một van đề hết sức quan trọng và cần thiết, nhằm xác định những yếu tố có ảnh
hướng đến tình hình tiêu thụ để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt yếu
kém Có như vậy công ty mới thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng ngày một tốt
hơn, bán được nhiều hàng hơn, đồng thời đem lại lợi nhuận cao hơn cho công ty nhất
là trong xu thế hội nhập hiện nay
Trang 13Xuất phát từ thực tế đó và được sự đồng ý của Khoa Kinh tế trường Đại học
Nông lâm, của giáo viên hướng dẫn, của Ban lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên
Cao su 1/5 Tây Ninh, tôi chọn đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại
Công ty TNHH Một thành viên Cao su 1/5 Tây Ninh” làm đề tài tốt nghiệp Tuynhiên vì thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế nên dé tài không tránh đượcnhững thiếu sót, rất mong quý thay, cô và các bạn đọc chân thành góp ý dé dé tài được
hoàn chỉnh và thiết thực hơn
1.2 Mục tiêu nghiền cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tiêu thụ sản pham tại Công ty TNHH Một thành viên Cao su
1/5 Tay Ninh nhằm thấy được ưu, nhược điểm trong công tác tiêu thụ sản phẩm qua đó
đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến công tác tiêu thụ tại đây
1.2.2 Mục tiêu cụ thé
Đánh giá khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm, mà chủ yếu là mủ cốm và mủ
Latex của công ty.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ tại đây:
Đề xuất chiến lược và đưa ra một số giải pháp nhằm day mạnh công tác tiêu thụ
sản phẩm của công ty
1.3 Phạm vỉ nghiên cứu của khóa luận
Phạm vi không gian: tại Công ty TNHH Một Thành Viên Cao Su 1/5 Tây Ninh
Phạm vi thời gian:Từ 10/07/2007đến 10/10/2007
1.4 Cau trúc khóa luận
Khóa luận gồm có 5 chương
Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu của dé tài, phạm vi
nghiên cứu và nội dung khái quát của đề tài
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu khái quát về công ty: lịch sử hình thành và phát triển, cơ cầu tổ chức
bộ máy quản lý và tình hình nhân sự tại công ty, tình hình vốn và tài sản, kết quả và
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2
Trang 14Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nêu các khái niệm có liên quan đến quá trình phân tích của đề tài, các yếu tố và chiến lược ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tìm hiểu tình hình tiêu thụ của công ty: doanh thu, thị trường, phân tích các yếu
tố tác động đến công tác tiêu thụ sản phẩm tai công ty va cuối cùng là đề xuất biện
pháp để khắc phục những yếu tế ảnh hưởng xấu đến công tác tiêu thụ sản phẩm tại
công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận của đề tài và đưa ra một số kiến nghị đối với công ty và nhà nước
Trang 15Tén công ty: Công ty TNHH Một thành vién Cao su 1/5 Tay Ninh
Tén giao dich: 1-5 TAYNINH RUBBER COMPANY LIMITED
Dia chi: 015 Nguyễn Thai Học, Phường 3, thị xã Tây Ninh, tinh Tây Ninh
Điện thoại: (08-066) 814754
Fax: (84-066) 821027
Công ty TNHH Một thanh viên Cao su 1/5 Tây Ninh được thành lập theo Quyết
định số 45/QĐ-UB ngày 30/6/1995 của UBND tỉnh Tây Ninh, là một doanh nghiệp
nhà nước có đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, sử dụng con dấu riêng và
mở tài khoản tại Ngân hàng Công thương Tây Ninh, hoạt động theo Luật Nhà nước.
Ngày 30/6/1995 do nhu cầu Nghị định 388 đã sát nhập các doanh nghiệp lại để
thành lập doanh nghiệp theo Quyết định số 45 của UBND tỉnh chính thức chuyển tên
Trang 16gọi “Liên hiệp xí nghiệp Cao su Tây Ninh” thành “Công ty Cao su 1/5 Tây Ninh” trên
cơ sở sát nhập các don vi sau:
Văn phòng Liên hiệp xí nghiệp cao su Tây Ninh
Nông trường Cao su Suối Dây
Xi nghiệp chế biến cao su Tây Ninh
Phân xưởng chế biến cao su xuất khâu
Ban Quản lý dự án cao su Tân Đông (quản lý các vườn cây trồng theo dự án 327) Các đơn vị trực thuộc của công ty đều hạch toán, báo số, mọi hoạt động đều
chịu sự chỉ phối của công ty và trở thành một đoanh nghiệp nhà nước
Đến tháng 5/2007, do các loại hình doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu
quả, còn trông chờ nhiều vào sự bù lỗ từ Nhà nước nên Đảng và Nhà nước ta khuyến
khích các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi loại hình kinh doanh Dé đáp ứng như cầu trên ngày 09/5/2007 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND
chuyên đổi Công ty Cao su 1/5 Tây Ninh thành Công ty TNHH Một thành viên Cao su
1/5 Tây Ninh.
2.2 Chức năng - nhiệm vụ Công ty
2.2.1 Chức năng
Công ty có chức năng trồng và phát triển diện tích cao su phù hợp chung với
qui hoạch chung của tỉnh, khai thác, chế biến mủ cao su thành các mặt hàng cao su
SVR có thể xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, kinh doanh các mặt hàng cao su đó.
2.2.2 Nhiệm vụ
Công ty được nhà nước giao đất để trồng cao su, giao vốn và tài sản để sản xuất
kinh doanh, được phép huy động nguồn vốn trong và ngoài nước dưới mọi hình thức theo quyết định của nhà nước dé phát trién sản xuất kinh doanh.
Công ty có trách nhiệm bảo tồn và phát triển vốn, quản lý và sử đụng có hiệu
quả nguồn vốn được giao, làm tròn nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước Công ty thường xuyên tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả và cải thiện thiết bị công nghệ, đầu tư chiều sâu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhằm
nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm Bảo vệ môi trường và an toàn lao động.
Trang 172.3 Cơ cầu tô chức, tình hình nhân sự của công ty
2.3.1 Cơ cấu tô chức của công ty
Công ty được quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng Sơ đồ tổ chức bộ máy
của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau
Sơ đồ 2.1 Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý của Công Ty
v
Phó Giám đốc xây dựng cơ ban
v Nhà may mủ kem Latex
Trang 18VỀ mặt công tác: Giám đốc công ty phụ trách chung các xí nghiệp, nông
trường, toàn công ty.
b) Phó Giám đốc thường trực
Đây là Phó Giám đốc Kỹ thuật, trước đây chỉ phụ trách phân xưởng chế biến
cao su Tây Ninh tức là Phó Giám đốc kiêm Giám đốc xí nghiệp nhưng do xí nghiệp
giải thể Phó Giám đốc về giúp việc cho Giám đốc phụ trách chung toàn bộ các đơn vị
trực thuộc.
Phụ trách tổ chức hành chính như tiền lương, chính sách thi đua, khen thưởng,
an toàn lao động (khối nội chính).
Trực tiếp phụ trách bộ phận văn phòng công ty, phòng sản xuất kinh doanh
(khâu nông nghiệp) Nông trường Cao su Suối Dây, phối hợp và giữ vững mối quan hệ
giữa Ban Giám đốc đối với toàn thể công ty và Công đoàn công ty.
Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc của Giám đốc khi Giám đốc đi
vắng và chịu trách nhiệm về phần giải quyết công việc của mình theo qui định của
pháp luật.
c) Phó Giám đốc xây dựng cơ bản
Trực tiếp phụ trách dự án xây dựng nhà máy mủ kem Latex tại Nông trườngCao su Suối Dây
d) Phòng Tổ chức hành chính
Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức tiền lương, nghiên cứu đề tài, sắp
xếp, bổ sung, bố trí cán bộ cho phù hợp với bộ máy quản lý của công ty Giúp choGiám đốc xét nâng bậc lương, công tác khen thưởng cho cán bộ, công nhân viên, giải
quyết các chế độ chính sách cho người lao động nghỉ việc, những người nghỉ hưu theo đúng Luật Lao động.
Ngoài ra thi đua giúp Giám đốc sắp xếp tô chức nhân sự, lao động công tác
hành chính văn thư, thi đua khen thưởng, 16 chức điều hành xe, bảo vệ an toàn cho công ty.
đ) Phòng kế toán tài vụ
Tổ chức hạch toán kế toán, phản ánh trung thực chính xác về hoạt động sảnxuất kinh doanh trong công ty đúng theo Pháp lệnh Kế toán, thống kê của Nhà nước đãban hành các chế độ quản lý tài chính, tiền tệ theo qui định của pháp luật
us
Trang 19Chịu trách nhiệm với Giám đốc công ty về giá trị và nội dung các phiếu thu,phiếu chỉ hóa đơn bán hàng, tình hình nguồn vốn, chế độ quản lý tài chính, tiền tệ theoqui định của pháp luật Đồng thời tham mưu cho Giám đốc về việc quan lý sit dung
vốn, tài sản có hiệu quả Huy động nguồn vốn tín dụng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinhdoanh của công ty.
e) Nông trường Cao su Suối Dây
Đây là đơn vị quản lý khâu trồng mới, chăm sóc và khai thác các vườn cây cao
su mà công ty giao, quản lý một khối lượng mủ khá lớn của công ty, nguồn mủ khai
thác được là nguồn nguyên liệu đáng kể để công ty có thê chủ động trong khâu sản
xuất Nông trường hàng năm tăng dan số lượng mủ cũng như tăng dan tài sản cố định
là vườn cây qua thời kỳ kiến thiết cơ bản đưa vào tài sản cố định
ø) Phân xưởng chế biến cao su xuất khẩu
Đây là phân xưởng chế biến sản xuất mủ cao su từ nguyên liệu mủ nước và mủ
tap.
Đồng thời phải tự kiểm soát và quản lý tốt chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà công ty
đã giao khoán cho đơn vị, chủ động xử lý công việc 6 nhiễm môi trường trong sản
xuất.
Phòng Quản lý sản xuất kinh doanh: hướng dẫn, thầm định kế hoạch sản xuất tháng, quí, 6 tháng, năm đối với các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm với Giám đốc công ty về soạn thảo các nội dung của hợp đồng kinh tế.
Tham mưu cho Giám đốc về kỹ thuật, chất lượng thành phẩm, hàng hóa mở
rộng thị trường mua, bán, nguyên liệu thành phẩm, nghiên cứu giá cả thị trường đưa ragiá bán, giá mua cho phù hợp, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh quản lý vật tư, hàng
hóa, góp phần nâng cao hiệu quả của công ty
2.3.3 Tình hình nhân sự của công ty
Lao động là một bộ phận có vai trò quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công
của công ty Với máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu sẵn có, công ty hoạt động có hiệu quả hay không là nhờ vào lực lượng lao động Các nhân tố này phải được sử dụng
cân đối, hài hòa thì mới đảm bảo sản xuất ra hàng hóa có chất lượng tốt, chỉ phí thấp
làm cho giá thành sản phẩm hạ, do đó hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao
Trang 20Bảng 2.1 Tình Hình Tổ Chức Lao Động của Công Ty
— Số lượng Cơ cầu
Đại học, cao dang 13 5,3
Trung cấp chuyên nghiệp 9 337
Cấp 3 23 9,5
Cấp 2 110 45,3
Cấp 1 88 36,2
Tổng số lao động 243 100
Nguôn tin: Phòng Tô chức hành chính
Tổng số lao động của Công ty năm 2006 là 243 người Trong đó nam có 137
người chiếm 56,4% Lao động có trình độ đại học, cao đẳng chỉ có 13 người chiếm tỷ
lệ 5,3%, trung cấp 9 người chiếm 3,7% Nhìn chung đội ngũ công nhân viên của công
ty có trình độ không cao, lao động phổ thông có trình độ cấp 2, cấp 1 chiếm tỷ lệ lớn,
đến 81,5%
2.4 Quy trình sản xuất của công ty
Trong chế biến tùy theo từng loại sản pham mà có sự khác nhau về kỹ thuật
trong từng công đoạn chế biến, cũng như những chuẩn bị ban đầu về yêu cầu kỹ thuật
mủ nước nguyên liệu, vật tư, hóa chất, nhưng nhìn chung qui trình chế biến được thể
hiện như sau:
Trang 21Nước Bơm chuyển cốm
Trang 232.5 Tình hình tài sản của công ty
2.5.1 Tình hình biến động tài sản của công ty
Cuối năm 2006 tổng tài sản của công ty là 83,675 tỷ đồng tăng 24,704 tỷ đồng,
mức tăng tương ứng là 41,89% so với năm 2005 là 58,971 tỷ đồng Trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2006 tăng 26,080 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng
là 76,67% Riêng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty năm 2006 giảm 1,376
tỷ đồng so với năm 2005, tương ứng mức giảm là 5,51% Mức giảm này chủ yếu là do
các khoản DTTC dai han của công ty giảm vì trong thời gian này công ty tập trung cho
công tác kiểm kê đánh giá lại tài sản phục vụ cho công tác cổ phần hóa công ty nên việc đầu tư, mua sắm tạm thời ngưng hoạt động nhưng việc cỗ phần hóa không thành
nên công ty hiện giờ vẫn là doanh nghiệp của nhà nước
Bang 2.2 Tình Hình Biến Động Tài Sản của Công Ty qua Hai Năm (2005-2006)
Trang 242.5.2 Tình hình biến động nguồn vốn của công ty
Bảng 2.3 Tình Hình Biến Động Nguồn Vốn của Công Ty qua Hai Năm (2005-2006)
Nguồn tin: Phòng Quản lý sản xuất kinh doanh
Nợ phải trả của công ty năm 2006 là 20,567 tỷ đồng tăng 9,23 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng là 81,41% so với năm 2005 là 11,337 tỷ đồng Trong đó:
Nợ ngắn hạn của công ty năm 2006 là 20,567 tỷ đồng tăng 10,09 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng là 96,31% so với năm 2005 là 10,477 tỷ đồng là đo công ty chưa thanh toán các khoản ngắn hạn đến hạn phải trả cho người bán chủ yếu là nguyên,
nhiên vật liệu; phải trả cho công nhân viên; thuế và các khoản phải nộp cho nhà
nước Nợ dài han của công ty năm 2005 là 860 ty đồng nhưng đến năm 2006 thì
công ty đã thanh toán hết
Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2006 là 63,108 tỷ đồng tăng 15,474 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng là 32,49% so với năm 2005 là 47,634 tỷ đồng.
13
Trang 252.5.3 Kết quả và hiệu qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Báng 2.4 Kết Quả và Hiệu Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty qua Hai Năm
6 Chi phi ban hang 378 760 328 86,77
7 Chi phi quan ly DN 1.513 3.240 1.727 114,14
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt độngSXKD 14713 19.917 5.204 35,37
9 Thu nhập khác §24 130 -694 -84,22
10 Chỉ phí khác 29 89 60 206,89
11 Loi nhuận khác 794 40 -754 -94,96
12 Tổng lợi nhuận trước thuế 15.508 19.957 4.449 26,68
13 Thué thu nhap DN 3.625 4.655 1.030 28,41
14 Lợi nhuận sau thuế 11.883 15.302 3.419 28,77
15 Tỷ suất LN/TTS 0,20 0,18 -0,02 -10,00
16 Tỷ suất LN/TDT 0,12 0,12 0 0
18 Tỷ suất LN/NVCSH 0,25 0,24 -0,01 -4,00
Nguồn tin: Phòng Quan lý sản xuất kinh doanh
Năm 2006 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất khả quan Doanh thu bán hàng của công ty năm 2006 tăng 31,517 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng là 32,99% so với năm 2005 Tuy giá vốn bán hàng của công ty năm 2006 tăng lên 25,091 tỷ đồng (tăng 31,27% so với năm 2005) nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh đoanh của công ty năm 2006 cũng tăng 5,204 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng là
35,37% so với năm 2005 và lợi nhuận sau thuế của công ty tăng từ 11,883 tỷ đồng
14
Trang 26năm 2005 lên tới 15,302 tỷ đồng năm 2006, tăng 3,419 tỷ đồng tương ứng với mức
tăng là 28,77%.
Tuy nhiên, xét về hiệu quả kinh doanh thì năm 2006 có giảm nhẹ so với năm 2005
Tỷ suất LN/TTS: Cứ một đồng tài sản bỏ ra thì thu được 0,20 đồng lợi nhuậnnăm 2005 và chỉ thu được 0,18 đồng lợi nhuận trên một đồng tài sản năm 2006
Tỷ suất LN/TDT: Cứ một đồng doanh thu thu được thì có 0,12 đồng lợi nhuậnnăm 2005 và 0,12 đồng năm 2006
Tý suất LN/NVCSH: Cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì lợi nhuận thu được
là 0,25 đồng năm 2005 và chỉ có 0,24 đồng năm 2006
15
Trang 27CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh
doanh
Khái niệm tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu ding thông qua
hình thức mua bán.
Đối với một doanh nghiệp, tiêu thụ san phẩm là giai đoạn cuối cùng của một
chu ky sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Trong thực tế của quá trình sản xuất kinh doanh, mặc đù một số sản phẩm cóchất lượng tốt, giá cả hợp lý nhưng vẫn không tiêu thụ hết và không tiêu thụ được là
do nhiều nguyên nhân Vì thế để tiêu thụ được sản phẩm, nó đòi hỏi các doanh nghiệp
phải có chiến lược tiêu thụ sản phẩm đúng đắn, hoàn chỉnh để đáp ứng được nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Sau đây là những nguyên nhân chính dẫn đến sản phẩm không tiêu thụ được:
San phẩm bị kém chất lượng
Sản phẩm không hop thị hiểu của người tiêu ding
Sản phẩm không được tiếp cận với người tiêu đùng do quá trình phân phối sanphẩm không được hoàn thiện
Giá bán không phù hợp với thu nhập của đại đa số người tiêu đùng
Chưa thật sự làm cho người tiêu đùng hiểu rõ giá trị của sản phẩm làm ra
Do là những nguyên nhân chính mà các đoanh nghiệp ít nhiều đã gặp phải Vìvậy dé khắc phục những nguyên nhân trên, dé giải quyết tốt vấn dé tiêu thụ sản phẩm,
Trang 28đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường, các doanh nghiệp cần phải chú ý quan tâm đến một số vấn đề chú yếu sau:
Phải nghiên cứu rõ các sản phẩm trên thị trường từ đó kịp thời chuyên hướng
trong sản xuất, thay đổi sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường trong thời gian ngắn nhất.
Phải dự đoán được nhu cầu tiềm năng của khách hàng đối với từng loại sản phẩm trong từng giai đoạn cũ thể để chuẩn bị tốt cho tương lai.
Mở rộng mạng lưới tiêu thụ với nhiều hình thức phong phú, đa dang tạo sự tincậy uy tín giữa nhà sản xuất và người tiêu ding
Phải cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh về giá cả Đây là vấn đề quan trọng mà một số nhà sản xuất đù muốn hay không muốn cũng phải đối đầu Dé tạo ra một sản phẩm cùng loại, cùng
chất lượng, mà giá thành thấp hơn so với giá thành của các doanh nghiệp khác thì đó là
sự thành công to lớn của một nhà sản xuất Vì vậy nhà sản xuất phải luôn tìm mọi cách
để hạ giá thành sản phẩm
Phải thành lập một đội ngũ nhân viên có kiến thức và kỹ năng xâm nhập vào thị trường để tìm hiểu nhu cầu và dự đoán chính xác nhu cầu của thị trường trong tương
lai, từ đó có chiến lược sản xuất phù hợp
Luôn luôn tìm cách đơn giản hóa quá trình bán hàng để tiết kiệm chỉ phí bán hàng, cũng như chỉ phí điện thoại, chỉ phí tiếp khách
Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm
Việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm giúp cho nhà quản lý:
- Đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu trong công tác tổ chức tiêu thu sản phẩm của công ty Qua đó nắm bắt những yếu tố thuận lợi và khó khăn gặp phải trong
công tác tiêu thụ Từ đó có kế hoạch hoàn thiện hơn khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm
của công ty.
- Kiểm tra đánh giá lại xem sản phâm của công ty mình có đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng về mẫu mã, chất lượng và giá cả hay không Dé từ đó nghiên cứu
hoàn thiện sản phẩm của công ty nhằm thỏa mãn nhu cầu cao nhất người tiêu dùng, tạo niềm tin của họ đối với sản phẩm của công ty.
17
900434
Trang 29- Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, cho thấy sản phẩm nào
của công ty có thế mạnh và tiêu thụ nhiều nhất, thị trường nào là thị trường chính đề từ
đó có chiến lược, kế hoạch giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty những năm trước sẽ dự đoán
nhu cầu tiêu thụ sản phâm trong tương lai, từ đó công ty sẽ xây dựng các kế hoạch về
nguyên vật liệu, công suất máy móc, công nhân phục vụ cho mục tiêu, kế hoạch dé ra.
Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất kinh doanh
Tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp nếu một sản phẩm sản xuất ra mà không tiêu thụ được, không được người tiêu
dùng biết đến hoặc không được người tiêu dùng chấp nhận thì các quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trở thành vô nghĩa Như vậy tiêu thụ sản phẩm là một thước đo tương đối chính xác để đánh giá hiệu qua kinh tế của quá trình sản xuất kinh
doanh.
Mặt khác tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng thêm sự tích lũy tài chính theo thời
gian, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, mở rộng qui mô sản xuất dé tao ra sức
mạnh trong cạnh tranh, tăng uy lực chiếm lĩnh thị trường, có điều kiện để liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác để tăng hiệu quả kinh tế cho hoạt động sản xuất
kinh doanh.
3.1.2 Thị trường
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ,
nhằm thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người tham gia thị trường
Chức năng của thị trường: có 4 chức năng.
- Chức năng trung gian: là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và người tiêu
dùng.
- Chức năng kích thích: thị trường là chất xúc tác đòn bay để kích thích giữa
cung và cầu
- Chức năng thông tin: thị trường chứa đựng những thông tin cần thiết và quan
trọng giúp cho người sản xuất nắm bắt được biến động của thị trường.
- Chức năng sảng lọc: khi sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng về chất lượng và thị hiếu, thì sẽ bị thị trường gạt bỏ.
18
Trang 30Nghiên cứu thị trường là để xác định, tìm kiếm nhiều cơ hội trong kinh doanh,
xác định thị phần có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp nhằm phát
huy lợi thế và có những chiến lược kinh doanh hợp lý để thúc đây quá trình tiêu thụ
sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm
Tình hình tiêu thụ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố và chính các yếu tố này đã tác động ít nhiều đến công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
a) Yếu tô chủ quan
Là những yếu tô bên trong doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mà nhà quản trị có thể xoay chuyên được bằng những quyết định của mình Các
yếu tố chủ quan bao gồm:
Yếu tố đầu vào:
Bao gồm nguồn nguyên liệu chính và các yếu tố khác cấu thành nên sản phẩm.
Yếu tố đầu vào là yếu tố cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nào.
Nguồn nhân lực:
Con người là yếu tố quan trọng quyết định doanh nghiệp đó thành công hay thất bại, vì thế doanh nghiệp cần chú trọng đến việc tuyển chọn nhân sự thích hợp để giúp
đoanh nghiệp đạt được mục tiêu.
Chiến lược Marketing:
Là việc hành thành tiến trình các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc thiết kế, định giá, khuyến mãi và phân phối những sản phẩm thỏa mãn những nhu cầu nhằm đạt
được mục tiêu đã định Marketing là công cụ mạnh mẽ sống động giúp doanh nghiệp
có những chính sách đối phó thị trường bằng những chiến lược chủ yếu sau đây đề tồntại và phát triển
Chiến lược sản phẩm
Khái niệm sản phẩm: sản phẩm là những hàng hóa hay dịch vụ nhằm thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng, thực hiện mục tiêu kiếm lời của cá nhân, nhóm cá nhân
hay của doanh nghiệp.
Chiến lược sản phẩm là một hình thức đáp ứng nhu cầu của thị trường ở hiện tại cũng như tương lai về một loại sản phẩm hàng hóa Một chiến lược sản phâm hoàn
19
Trang 31thiện sẽ là nhan tố quyết định đến sự ton tại và phát triển của doanh nghiệp thông qua
số lượng sản phẩm tiêu thụ được
Vai trò của chiến lược sản phẩm: khi có được một chiến lược sản phẩm hoàn
chỉnh thì doanh nghiệp mới có phương hướng đầu tư, sản xuất ra sản phẩm hàng loạt
và đem tiêu thụ.
Nội dung chiến lược sản phẩm: chiến lược sản phẩm bao gồm nhiều giai đoạn, đầu tiên xác định chủng loại sản phẩm, sản xuất sản phẩm như thế nào như về nguyênliệu, mẫu mã,
Chu kỳ sống của sản phẩm: nói đến chu kỳ sống tức là nói đến các giai đoạn
của một sản phẩm tồn tại từ khi nó xuất hiện đến khi bị thị trường từ chối Như vậy
một chu kỳ san phẩm phải gắn với một thị trường nhất định.
Khái niệm về chiến luge phân phối: là hình thức phân phối sản phẩm trên thị trường trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu và tìm kiếm tiềm năng của thị trường
trong tương lai.
Vai trò của phân phối: một chiến lược phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình
sản xuất kinh doanh được thuận lợi và làm tăng khả năng liên kết tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, nhờ đó sẽ làm giảm đi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác nhằm
tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Chiến lược giá
Khái niệm giá: Giá cả là số tiền mà ở đó tạo nên sự thỏa thuận giữa người bàn
và người mua dé được quyền sở hữu một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó.
Chiến lược giá: là hình thức xác định giá cả của một sản phâm hay một dịch vụ nào đó trong tương lai mà vẫn đảm bảo lợi nhuận mục tiêu Như vậy chiến lược giá rất
quan trọng trong sản xuất kinh doanh, nó quyết định sản lượng tiêu thụ sản phâm của doanh nghiệp trong tương lai theo cơ chế thị trường trong việc cạnh tranh về giá cả.
Vai trò của giá: Giá cả là yếu tố quyết định tính cạnh tranh trên thị trường Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ sản phẩm làm ra.
Giá cả ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh đoanh.
Mục tiêu của chiến lược giá: Mục tiêu của chiến lược giá là làm tăng tính cạnh tranh sản phẩm trên thi trường, tối đa hóa lợi nhuận và giữ vững vị thế dé tổn tại vàphát triển của doanh nghiệp
20
Trang 32Chiến lược chiêu thị cỗ động: Là hình thức thu hút khách hàng thông qua một
số công cụ như khuyến mãi, quảng cáo, tuyên truyền Chiêu thị cổ động không chỉ
giúp sản phẩm bán dé dang hơn mà còn quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp tới
người tiêu dùng.
b) Yếu tổ khách quan
Là những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp và doanh nghiệp không thể xoay
chuyển được nó bằng những quyết định của mình Vì vậy nhà quản trị phải nhận ra
chúng để thích nghỉ với chúng Các yếu tố khách quan bao gồm:
Yếu tố tự nhiên:
Là điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí dia lý, khí hậu, đất đai, cảnh quan và các nguồn tài nguyên thiên nhiên Đây là yếu tố quan trọng để hình thành lợi thế cạnh
tranh của sản phẩm dịch vụ Nó luôn chứa đựng những nguy cơ cho doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp có liên quan đến nông lâm nghiệp trước diễn biến ngày một xấu
đi của môi trường.
Yếu tố chính trị và pháp luật:
Bao gồm hệ thống pháp luật hiện hành, hệ thống các quan điểm, đường lối
chính sách của đảng và nhà nước và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu
vực và trên thế giới Sự ổn định về tình hình chính trị và hoàn thiện dần hệ thống pháp
luật của Việt Nam là điều kiện tốt để lành mạnh hóa môi trường kinh doanh trong
nước, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với nước
ngoài.
Yếu tố dân số và văn hóa:
Môi trường dan số xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, nó liên quan trực tiếp đến độ lớn của thị trường hiện tại và
khả năng của thị trường tương lai, nguồn nhân lực và năng lực phát triển của ngành,
các thành phần kinh tế
Khách hàng và nhu cầu khách hàng:
Khách hàng: Là người tiêu thụ sản phẩm, yếu tố khách hàng chỉ phối đến mọi
quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp Sức ép của khách hàng có hai
dang: trả giá thấp và có quyền lựa chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp hoặc của đối
21
Trang 33thủ cạnh tranh Tất cả những điều này làm cơ sở cho các đối thủ cạnh tranh chống lại
với nhau và dẫn đến làm suy giảm mức lợi nhuận chung của ngành
Nhu cầu khách hàng: Dựa vào yếu tố cầu, yếu tố này rất quan trọng trong việctiêu thụ sản phẩm, sẽ giúp công ty xác định về nhu cầu khách hàng Từ đó công ty
quyết định số lượng sản xuất ra, sản lượng tiêu thụ và giá bán hợp lý nhằm đáp ứng
cao nhu cầu của khách hàng và phù hợp với quá trình sản xuất của công ty
Đối thủ cạnh tranh:
Đây là áp lực ảnh hưởng thường xuyên và trực tiếp đến doanh nghiệp Khi mức
độ cạnh tranh càng cao thì càng đe dọa đến vị thé và sự tồn tại của doanh nghiệp trênthị trường Mức độ cạnh tranh trong ngành liên quan đến số lượng doanh nghiệp tham
gia trong ngành, tốc độ tăng trưởng trong ngành
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Tiến hành thu thập số liệu từ các phòng ban chức năng của xí nghiệp và từnguồn khác: sách báo, internet
Trao đổi với các CBCNV trong các phòng ban để rút ra những nhận xét đánhgiá về hoạt động trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng một tổng thé cần nghiên cứu Trong phạm vi dé tài này, phương pháp này được sử dung để trình bày về thực trạng sản xuất kinh doanh của
công ty cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
Phương pháp so sánh Là phương pháp sử dụng nhiều nhất trong phân tích kinh
tế thông qua việc so sánh chỉ tiêu phân tích với chỉ tiêu gốc.
- Số tuyệt đối: Đó là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích, là phép trừ giữa
các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét và chỉ tiêu gốc So sánh bằng số
tuyệt đối cho thấy sự biến động về mặt quy mô và khối lượng của chỉ tiêu
cần phân tích
22
Trang 34Ta có công thức: A = a; — ap
Trong đó : + A là sự chênh lệch về lượng
ao là kỳ gốc
a, là kỳ phân tích.
- _ Số tương đối: Phản ánh mối quan hệ tỉ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong
tổng thể hoặc biến về mặt tốc độ của chỉ tiêu đáng xem xét giữa các thời