1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng sản xuất cao su nông hộ và những giải pháp phát triển cây cao su tại xã Tân Đông, Tân Châu, Tây Ninh

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 26,08 MB

Nội dung

Từ những lý do trên được sựđồng ý của khoa Kinh Tế và sự hướng dẫn của thầy Trần Đắc Dân, nên tôi tiến hànhnghiên cứu dé tài: “Thực trạng Sản Xuất Cao Su Nông Hộ Và Những Giải PhápPhát T

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

THỰC TRANG SAN XUẤT CAO SU NÔNG HỘ VÀ NHỮNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN CÂY CAO SU TẠI XÃ

TÂN ĐÔNG TÂN CHÂU TÂY NINH

NGUYEN VĂN VUI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ NHẬN VĂN BANG CU NHÂN NGANH PHAT TRIEN NÔNG THÔN VÀ KBUYEN NÔNG

THU VIỆN ĐẠI HỌC NÔNG LAM

LV 000457

THANH PHO HO CHi MINH

Tháng 10/2007

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Đại Học

Nông Lâm Thành Phó Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ Thực Trạng Sản Xuất Cao Su

Nâng Hộ Và Những Giải Phan Phát Triển Cây Cao Su Tại Xã Tân Bông, Huyện Tân

Châu, Tinh Tây Ninh” do Nguyễn Văn Vui sinh viên khoá hoc 2003 - 2008, ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông, đã bao vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS Tran Đắc DânNgười hướng dẫn

Ngày tháng năm

Chú tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm

Trang 3

LỜI CÁM TẠ

Trước tiên, tôi xin được tô lòng biết ơn đến cha mẹ tôi, là người đã tân tảo sớm hôm nuôi day tôi nên người Tôi cũng xin có lời cam ơn đến anh chi, cùng toàn thể ngườithân trong gia đình đã hết lòng động viên, giúp đỡ tôi vượt qua moi khó khăn

thay cô khoa kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu Đặc biệt, xin

có lời cảm ơn vô vàng đến thầy Trần Đắc Dân, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và

động viên tôi trong suốt thời gian đài nghiên cứu dé hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn toàn thể cô, chú, anh, chị hiện đang công tác tại UBND xãTân Đông, cùng toàn thể các cô chú ở Trạm Khuyến Nông, cô chú phòng Thống Kê

huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh đã hết lòng giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập du số liệu dé có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Xin cảm ơn tất cả bạn bè thân hữu đã cùng tôi chia sé, trao đôi và động viên tôi

vượt qua mọi khó khăn trong những năm tháng học tập trên giảng đường.

Xin chân thành cảm an!

TP Hồ Chí Minh 10/2007

Sinh viên Nguyên Văn Vui

Trang 4

NỘI DUNG TOM TAT

NGUYEN VAN VUI Tháng 10 năm 2007 “Thực Trang Sản Xuất Cao Su

Nông Hộ Và Những Giải Pháp Phát Triển Cây Cao Su Tại Xã Tân Đông-Huyện Tân

Châu-Tỉnh Tây Ninh”.

NGUYEN VAN VUI October-2007 “Reality Of Household Rubber Production And Developed Solutions Of Rubber In Tan Dong Village-Tan Chau

District-Tay Ninh Province”.

Bằng phương pháp điều tra thực tế tình hình sản xuất cao su nông hộ, thu thập số

liệu thứ cấp và phỏng vấn trao đổi với các cán bộ chức năng có liên quan, sử lý số liệu

bằng phần mềm Excel, đánh giá và rút ra kết luận: Cao su là cây mang lại hiệu quả toàndiện về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường Trong những nam gần đây cây cao su đã vàđang trở thành cây chủ lực và có thế mạnh so với các loại cây công nghiệp khác tại xãTân Đông LN/CP là 3,59 lần, hiện nay đa số tuôi vườn cây còn rất trẻ, cao nhất là 18

tuổi Điều này cho thấy những năm tiếp theo cả về điện tích và sản lượng cao su khai thác

sẽ tăng lên Cùng với những thuận lợi điều kiện tự nhiên, như thị trường tiêu thụ, sự quantâm khuyến khích của nhà nước thì việc phát triển cao su ở xã Tân Đông còn có một sốhạn chế như: Hạn chế về trình độ của người dan, lao động không có tay nghề cũng nhưhạn chế về kỹ thuật Cuối cùng đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế.khó khăn để cúng cố và phát triển cao su nông hộ trong những năm tới

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các chữ viết tat ix

Danh muc cac bang x

1.5 Cấu trúc luận vănCHƯƠNG 2 TONG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

2.1.2 Địa hình2.1.3 Khí hậu, thời tiết2.1.4 Thổ nhưỡng2.1.5 Nguồn nước2.1.6 Nhận xét điều kiện tự nhiên2.2 Tình hình kinh tế - xã hội

2.2.1 Tình hình dân số2.2.2 Dat đai và tình hình sử dụng

, 2.2.2.1 Một số đặc điểm

2.2.2.2 Tình hình sử dung đất2.3 Cơ sở hạ tầng _

2.3.1 Giao thông Oo ONAN CƠ CỔ Ca A A WA fF HK FP BB HBR HR WwW WW bì mm

Trang 6

2.3.2 Về giáo dục, y tế2.3.3 Về văn hoá thông tin2.3.4 Nhận xét điều kiện kinh tế - xã hội

CHƯƠNG 3 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm kinh tế nông hộ3.1.2 Đặc điểm kinh tế nông hộ

3.1.3 Vai trò nhà nước đối với kinh tế hộ

3.2 Y nghĩa của việc phát triển cao su

3.2.1 Vai trò của cây cao su trong nền kinh tế - xã hội3.2.2 Đối với kinh tế hộ

3.3 Đặc điểm cây cao su

3.3.1 Nguồn gốc cây cao su3.3.2 Chu kỳ sống của cây cao su

3.3.3 Đặc tính lý hoá của cây cao su

3.3.4 Yêu cầu hệ sinh thái

3.3.4.1 Khí hậu

3.3.4.2 Đất đai3.4 Đặc điểm kỹ thuật của cây cao su

3.5 Cơ sở lý luận về các chỉ tiêu kinh tế

3.5.1 Kết quả sản xuất:

3.5.2 Hiệu quả kinh tế:

3.6 Phương pháp nghiên cứu

3.6.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.6.2 Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO.LUẬN

4.1 Hiện trạng sản xuất cao su

Trang 7

4.1.2.1 Một số tồn tại trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch a2

4.1.2.2 Diện tích cao su nông hộ năm 2006 24

4.2 Tình hình sử dung giống của các hộ điều tra 26

4.2.1 Vai trò của việc chọn giỗng 26

4.2.2 Tình hình sử dụng giống 264.3 Một số đặc điểm hộ trồng cao su 28

4.3.1 Đặc điểm vườn cây của các hộ điều tra 284.3.2 Đặc điểm hộ trồng cao su 314.4 Chi phí sản xuất cây cao su 32

4.4.1 Chi phí trồng mới 1 ha cao su 324.4.2 Chi phí kiến thiết cơ bản năm đầu 33

4.5.1 Kết quả và hiệu quả về kinh tế 39

4.5.2 Hiệu quả xã hội 40

4.6 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu qua sản xuất 40

4.6.1 Kết quả, hiệu quả theo quy mô diện tích đất trồng cao su 404.6.2 Năng suất theo độ tuôi khai thác 42

4.6.3 Phân tích năng suất theo tình hình sử dung lao động 42

4.6.4 Năng suất theo chế độ cạo 43

4.6.5 Phần lích nang suất theo mặt độ 44

4.7 Van đề trồng xen trong giai đoạn KTCB 45

4.7.1 Vai trò của việc trồng xen 45.4.7.2 Kết quả, hiệu qua của việc trồng xen khoai mì trong lha cao su454.8 Các vấn dé hỗ trợ san xuất 46

4.8.1 Thị trường và giá cả 46

Vii

Trang 8

4.8.2 Nguồn vốn đầu tư4.8.3 Tình hình khuyến nông

4.9 Khả năng mở rộng điện tích 4.10 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp

5.2.1 Đối với nông hộ sản xuất cao su5.2.2 Đối với địa phương

5.2.3 Đối với nhà nước

Tài liệu tham khảo

58

59

Trang 9

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Cong nghiệp ngắn ngày

Cây công nghiệp

Kiến thiết cơ ban

Đơn vị tính

Uỷ ban nhân dân

Số thứ tựThời kỳ kiến thiết cơ bản

Thời kỳ kinh doanh Thu nhập/Chi phí Doanh thu/Chi phí Lợi nhuận/Chi phí Lợi nhuận/Doanh thu Lợi nhuận/Thu nhập Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá

Hợp tác xã

Xã hội chủ nghĩa

Trang 10

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1: Dân Số và Lao Động

Bang 2.2: Cơ Cầu Dat Đai Xã 2006

Bảng 2.3: Cơ Cấu Đất Nông Nghiệp Chia Theo Mục Đích Sử Dụng của Xã

Bảng 4.1: Phân Bố Diện Tích Trồng Cao Su tại Xã

Bảng 4.2: Diện Tích Cao Su Nông Hộ tại Xã Năm 2006

Bảng 4.3: Giá Trị Sản Lượng Các Cây Công Nghiệp Chính

Bảng 4.4: Nguồn Gốc Giống

Bang 4.5: Các Loại Giống Được Sử Dụng Trên Địa Bàn Xã

Bảng 4.6: Đặc Điểm Vườn Cây Nông Hộ

Bảng 4.7: Tình Hình Diện Tích Theo Độ Tuổi Cao Su

Bảng 4.8: Một Số Đặc Điểm Hộ Trồng Cao Su

Bảng 4.9: Chi Phí Trồng Mới 1 Ha Cao Su

Bảng 4.10: Chỉ Phí Thời Kỳ KTCB Năm Đầu Cho 1 Ha Cao Su

Bảng 4.11: Chi Phí Vật Chất Cho 1 Ha KD Năm 2006

Bảng 4.12: Chi Phí Lao Động cho 1 Ha Cao Su KD Năm 2006

Bảng 4 13: Hiệu Quả Sản Xuất Bình Quân/ha Năm 2006

Bảng 4.14: Kết Quá, Hiệu Quả Theo Quy Mô Diện Tích Đất Trồng Cao Su

Bảng 4.15: Phân Tô Năng Suất Theo Độ Tuổi KD

Bảng 4.16: Sử Dụng Lao Động Nông Hộ

Bảng 4.17: Năng Suất Theo Tình Hình Sử Dụng Lao Động

Bảng 4.18: Chế Độ Cao Được Áp Dụng ở Nông Hộ

Bảng 4.19: Năng Suất Theo Chế Độ Cạo

Bảng 4.20: Năng Suất Theo Mật Độ

Bảng 4.21: Tổng Hợp Từ mô Hình Trồng xen cây Mì

Bảng 4.22:Giá Bán Mủ Cao Su ở Nông Hộ năm 2006

Trang 11

Bảng 4.23: Nhu Cầu Vốn Vay Dé Trồng Mới và Chăm Sóc Vườn Cây KTCB 48Bảng 4.24 : Phân Bồ Diện Tích Đất Có Khả Năng Mở Rộng Diện Tích cao Su 49Bảng 4.25: Chênh Lệch Sản Lượng Sản Xuất và Xuất Khâu Cao Su của CảNước 50

xi

Trang 12

DANH MUC CAC HINH

TrangHinh 4.1: Phan Bé Dién Tich Cao Su KD va Cao Su KTCB 25

Hình 4.2: Giá Trị Đóng Góp của Các Cây Công Nghiệp Chính của Xã 25

Hình 4.3: Tình Hình Sử Dụng Giống Các Hộ Điều Tra 28

Hình 4.4: Kênh Tiêu Thụ Mu tại Địa Phương 46

Hình 4.5: Biến Động Sản Lượng Sản Xuất và Xuất Khẩu Cao Su Qua các Năm 50

xI

Trang 13

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phu iue 1 Danh sách các hộ điêu trả

Phu lục 2 Bảng hồi nông hộ

Trang 14

về đất đai, khí hậu, rất phù hợp với việc trồng cao su trên quy mô lớn Trãi qua bao

nhiêu năm thăng trầm, ngày nay cao su càng khẳng định hơn vị thế và vai trò của mìnhtrong hệ thống các cây công nghiệp dài ngày (tiêu, điều, cà phê) Ngành cao su làngành sản xuất có hiệu quả toàn diện về tài chính, xã hội, môi trường kết hợp với kinh

tế quốc phòng, sẽ là ngành mũi nhọn có nhiều tiềm năng phát triển của nền công nông

nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Trong những năm gần đây, cao su là mặt hàng nông san xuất khẩu đứng thứ basau lúa và cà phê, góp phần đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước

Bên cạnh sản phẩm chính là mủ, vườn cao su còn mang lại các sản phẩm khácnhư: gỗ, hạt, sản phẩm trồng xen Và hơn thế nữa cây cao su còn có tác dung cải thiện

môi trường sinh thai, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động.

Đảng và chính phủ chủ trương chiến lược phát triển từ nay đến năm 2010 cótổng diện tích cao su đứng trên cả nước đạt 700.000 ha, hiện nay mới đạt khoảng500.000 ha, như vậy phải trồng thêm 200.000 ha trong những năm sắp tới Để đạtđược mục tiêu cần huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển

Tân Đông là một xã biên giới nằm về hướng Bắc của huyện Tân Châu có đườngbiên giới dài 14 km, nằm trong vùng miền Đông Nam Bộ, có nhiều tiềm năng pháttriển cây lâu năm và cây hàng năm có hiệu quả kinh tế cao: Như cao su, điều, mía, mì

và các loại cây khác Đặc biệt là cây cao su hiện đang có thế mạnh trong xã Trong

những nằm vừa qua do sự biến động của thị trường thế giới cũng như như cầu tiêu thụ

‘cao su thiên nhiên trên thé giới không ngừng tăng, kéo theo giá cao su tang (tăng trên40% so với những năm 90) Do vậy đời sống của người dân cũng ngày càng được cải

Trang 15

thiện và từng bước thay đổi dần bộ mặt nông thôn Trước tình hình đó, trong nhữngnăm gần đây diện tích cao su ở xã Tân Đông không ngừng được mở rộng và trở thànhcây trồng trọng điểm của xã.

Thế mạnh tài nguyên của xã là đất đai và khí hậu, rất thuận lợi cho việc pháttriển cao su, cùng với một lực lượng lao động déi dao, giao thông thuận tiện là điềukiện thuận lợi cho việc phát triển cao su của xã

Đầu tư sản xuất cao su là hoạt động kinh doanh nông nghiệp đài ngày, trước hếtcần có ý chí, bên cạnh yếu tố vốn cần có kiến thức về giống, phương pháp trồng, khaithác thông thạo nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao Do tập quán canh tác cùng những hạnchế trong sản xuất cao su nông hộ, chế độ chăm sóc và khai thác chưa hợp lý điều nàyảnh hưởng đến năng suất và vòng đời của cây cao su Từ những lý do trên được sựđồng ý của khoa Kinh Tế và sự hướng dẫn của thầy Trần Đắc Dân, nên tôi tiến hànhnghiên cứu dé tài: “Thực trạng Sản Xuất Cao Su Nông Hộ Và Những Giải PhápPhát Triển Cây Cao Su Tại Xã Tân Đông huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh”

Với mong muốn tìm ra được những khó khăn trở ngại trong quá trình dau tư sảnxuất và khai thác Đồng thời đưa ra những đề xuất và giải pháp khắc phục khó khăn trởngại, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng sản xuất cao su nông hộ trên địa bàn xã Tân Đông

Mô tả quá trình sản xuất cao su nông hộ

Tìm hiểu những lợi thé, trở ngại và khả năng mở rộng diện tích

Tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của các hộ san xuất cao su

Rút được những ưu điểm thay được những hạn chế còn tổn tại trong việc sảnxuất cao su nông hộ

Trên cơ sở đó dé xuất những giải pháp khắc phục những trở ngại, khó khănnhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất

1.3 Phạm vỉ nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Thực hiện từ ngày 9/07/2007 đến ngày 25/10/2007

Sử dụng các số liệu qua các năm 2005 — 2006

Phạm vi không gian: Tiến hành nghiên cứu một số ấp trong xã đã và đang sảnxuất cao su nông hộ Kết hợp với quá trình tìm hiểu thực tế

2

Trang 16

1.4 Nội dung nghiên cứu

Phân tích thực trạng sản xuất cao su nông hộ trên địa bàn xã Trên cơ sở điều tra

số liệu, tính toán hiệu quả cao su trên địa bàn, đồng thời tính toán thu nhập từ câytrồng xen trong giai đoạn kinh tế cơ bản

Từ việc tính toán hiệu quả kinh tế của cây cao su, tìm ra các yếu tố ảnh hưởngđến năng suất, sản lượng vả hiệu quá kính tế đưa ra những dé xuất giải pháp nhằmkhắc phục những hạn chế trở ngại trong việc sản xuất cao su Nhằm nâng cao hiệu quảsản xuất

1.5 Cấu trúc luận văn

Đề tài được cấu trúc gồm 5 chương

Chương 3:Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trinh bày những khái niệm về kinh tế nông hộ, vai trỏ của cao su trong kinh tếnông hộ và những đặc điểm của cây cao su Chương này trình bày phương pháp

nghiên cứu và các công thức, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Giới thiệu khái quát về tình hình sản xuất cao su nông hộ trên địa bàn, và phântích chi phí đầu tư sản xuất, lợi nhuận của cây cao su cùng với các cây trồng xen Từ

đó đưa ra một số giải pháp thích hợp để phát triển bền vững, và khắc phục những hạnchế trở ngại

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Rút kết lại những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, đồng thời đềxuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sản xuấtcao su ngày càng tốt hơn

Trang 17

CHƯƠNG 2

TỎNG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

Tân Đông là một xã biên giới nằm về hướng Bắc của huyện Tân Châu, có

đường biên giới dài 14 km Với ranh giới được xác định như sau:

Phía Bắc giáp Campuchia

Phía Đông giáp xã Suối Ngô huyện Tân Châu

Phía Tây giáp xã Tân Hội và xã Tân Hoà huyện Tân Châu

Phía Nam giáp xã Suối Dây huyện Tân Châu

2.1.2 Địa hình

Xã Tân Đông là nơi có địa hình bằng phẳng, cách trung tâm huyện 15 Km Chophép sử dụng cơ giới trong sản xuất nông nghiệp

2.1.3 Khí hậu, thời tiết

Khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng âm Trong năm phân biệt 2 mùa rõ rệt Mùamưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Nhiệt độ trung bình cả năm 25,6 °C, thấp nhất 19,4°C, cao nhất 39,5°C, thích

hợp cho các các loại cây trồng như: Điều, cao su, mía, mì.v.v

Nang trên mức trung bình, độ 4m bình quân 82,5%, lượng mưa trung bình trongnăm 2.138mm, nên cây trồng dé phát sinh sâu bệnh, đòi hỏi cây trồng phải được dau tưchăm sóc bảo đảm mật độ trồng, phòng trừ sâu bệnh tốt

2.1.4 Thé nhưỡng

Gồm 2 loại đất chính:

Dat xám trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ khá cao 6.940 ha (81,4%) Đất xám có kếtvon tầng trung bình chiếm 1.060 ha (12,4%)

Trang 18

Dat vùng này thường có thành phân cơ giới nhẹ từ thịt nhẹ đến cát pha Thànhphần mùn, đạm, lân, kali ở mức trung bình Hiện tại đất ở đây đang được sử dụngtrồng cao su.

2.1.5 Nguồn nước

Gồm nước mặt và nước ngầm

Nước mặt gồm hệ thống các sông suối nhỏ chia đều và nằm rãi rác trên dia bantạo nguồn nước mặt phong phú cung cấp đủ, dam bảo cây trồng không bị thiếu nước

vào mùa khô.

Nước ngâm tương đối dễ khai thác phục vụ sinh hoạt vả sản xuất Nước sinhhoạt là nước giếng, độ sâu cách mặt đất từ 5 — 20 m, nước ít nhiễm phèn dam bảo sức

khoẻ cho người dân cũng như đảm bảo đủ nước sinh hoạt.

2.1.6 Nhận xét điều kiện tự nhiền

Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ tương đối cao quanh năm, địahình bằng phẳng, giao thông thuận tiện, nguồn nước phong phú, tiềm năng đất đai rất

thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của cây cao su Tuy nhiên cần lưu ý yếu tố khí hậu

hạn chế đến cây trồng, vào mùa mưa như gió lớn có khả năng gây hại cho cây do đócần chú ý trong việc chọn giống chịu gió cũng như chú ý về mật độ trồng và chế độ

phân bón tao cho cây cứng, khoẻ và chịu gió Ngoài ra cũng cần chú ý vấn dé chóng cháy do nhiệt độ khá cao trong mùa khô.

2.2 Tình hình kinh tế - xã hội

2.2.1 Tình hình dân số

Được sự ưu đãi của thiên nhiên, 6n định về khí hậu, tiềm năng đất đai thuận lợi

cho việc phát triển kinh tế Huyện Tân Châu nói chung, xã Tân Đông nói riêng là nơihội tụ của dân cư từ mọi miền đất nước Tốc độ tăng dân số cao chủ yếu là tăng cơ

học, đây cũng chính là áp lực cho công tác quản lý nhân khẩu và lao động cũng như

ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và trật tự xã hội Hiện nay dân số của xã là12.419 nhân khẩu được thé hiện qua bảng sau:

Trang 19

Phi nông nghiệp 1.176 14,98Khác 45 0,57

To UBND xã Tân Đông

Quy mô dân số của xã năm 2006 là 12.419 nhân khẩu với mật độ dân số là 143

người/ km?.

Nằm trong khu vực có thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, xã Tân Đông có tổng

số lao động 7.851 người, trong đó sản xuất nông nghiệp là 6.630 người chiếm 84,45%.

Điều này chứng tỏ rằng dân số ở đây sống bằng sản xuất nông nghiệp là chính, với một lực lượng lao động dồi dào như vậy là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chủ yếu là kinh doanh buôn bánchiếm 14,98%, lĩnh vực khác 0,57%

2.2.2 Dat đai và tình hình sử dụng

2.2.2.1 Một số đặc điểm

Nhìn chung tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bản xã vẫn còn ở trình

độ thấp đặc biệt là 3 ấp dân tộc Khơ Me, chưa thoát khỏi độc canh và thuần nông.

Tiềm năng về nhân lực, đất đai, hệ sinh thái và tiền vốn chưa được sử dụng có hiệu

quả, đời sống vật chất và văn hoá còn thấp, van dé lao động và việc làm, đói nghèo vẫn là van đề nóng bỏng ở nông thôn hiện nay.

Với chủ trương lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu và là khâu đột phá quan

trọng, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng

nhu cẩu thị trường và nâng cao đời sống nhân dân nên trong thời gian qua đã đạt được

những kết quả khích lệ Diện tích năng suất, sản lượng một số cây trồng tăng khá

nhanh Đặc biệt có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng tăng diện tích cây dài ngày đặc

biệt là cây cao su.

Trang 20

2.2.2.2 Tình hình sử dụng đất

Bang 2.2 Cơ Cau Dat Dai Xã 2006

Loại đất Diện tích (ba) Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp 7.383 86,64 Chuyén ding 119,8 1,41

Dat ở 91 1,07

Lâm nghiệp 47 0,55 Chưa sử dụng 881 10,34

Tổng 8.521,8 100,00

Nguồn: UBND xã Tân Đông

Theo thông tin từ nguồn UBND xã Tân Đông, đến năm 2006 thi tổng diện tích

đất tự nhiên của xã là 8.521,8 ha Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 7.383 hachiếm 86,64%, đất chuyên dùng 119,8 ha chiếm 1,41%, đất ở 91 ha chiếm 1,07%, đất

lâm nghiệp 47 ha chiếm 0,55%, còn đất chưa sử dụng 881 ha chiếm 10,34%.

Dat dai là tư liệu sản xuất hàng đầu không thé thiếu trong hoạt động sản xuấtnông nghiệp, đất đai được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau Do vậy hàng nămthường xãy ra sự thay đôi cơ cấu đất dai, đặc biệt trong khu vực đất nông nghiệp đượcthế hiện qua bảng sau:

Trang 21

Bang 2.3 Cơ Cấu Dat Nông Nghiệp Chia Theo Mục Dich Sử Dung của Xã

STT Khoản mục DVT Năm Năm So Tỷ lệ

2005 2006 Sánh (%)

1 Cây hàng nim Ha 2.625,5 2.5251 -100,4 -3,8Luong thuc Ha 951,5 887,0 -64,5 -6,8 Trong đó: Lúa Ha 950,0 886,0 -64,0 ~6,7

Bap Ha 1,5 1,0 0,5 -33,3Cây thực phẩm Ha 54,0 52,0 -2,0 -3,7

hiện như sau:

Đối với cây hàng năm diện tích giảm 100,4 ha tương ứng 3,8%, riêng cây lươngthực giảm do diện tích trồng bắp và diện tích trồng lúa trong những năm gần đây mang

lại hiệu quả không cao, giá cả, các yếu tố đầu vào như phân bón cao trong khi giá đầu

ra sản phẩm lại lên xuống thất thường, vì vậy người dân chuyển qua các loại cây trồng

khác như mì, mía Điều này làm diện tích cây bắp giâm 0,5 ha tương ứng tốc độ giảm

3,3%, chủ yếu là đất lúa giảm 64 ha tương ứng 6,7%

Cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày nhìn chung tuy có hiệu quảnhưng hiệu quả không cao, do giá cả cây cao su tăng cao và nhu cầu của người dân, vì

vậy diện tích cây thực phẩm giảm 2 ha tương ứng 3,7% cây công nghiệp ngắn ngày giảm 33,9 ha tương ứng 2,1% Ở đây cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là cây mía,

cây mì là chính.

Trang 22

Đối với cây lâu năm: Diện tích năm 2006 là 857,5 ha chiếm 18,4% tăng so với

năm 2005 là 724 ha Nhìn chung cây lâu năm ở địa ban xã tăng 133,5 chủ yếu là cây

Cao SU.

Còn diện tích cây tiêu giảm là do giá cả may năm trước giảm mạnh dan dan dẫn

đến khai phá Mặt khác trong quy trình chăm sóc cây tiêu đòi hỏi chế độ nước cao,

trên địa bàn lại chưa có lớp tập huấn nào về trồng và chăm sóc cây tiêu, từ đó dẫn đến

tư tưởng chán nản, bỏ mặt, không chăm sóc kết quả là cây tiêu năm 2006 giảm so với năm 2005.

Tóm lại: Năm 2006 diện tích cây hang năm giảm mạnh, diện tích cây lâu năm

tăng khá cao Điều này chứng tỏ có sự chuyển dich cơ cấu cây trồng từ cây hàng năm

và các loại cây khác Tuy nhiên một điều cần quan tâm trong cây hàng năm là cây mì, cây mía cũng là một trong những cây chú lực đã góp phan thay đổi bộ mặt kinh tế xã

hội trên địa bàn xã.

2.3 Cơ sở hạ tầng

2.3.1 Giao thông

Trục giao thông chính trên địa bàn xã là đường 785 nói liền thị trấn Tân Châu

và thị xã Tây Ninh Đây là tuyến giao thông huyết mạch tạo tiền để cho quá trình CNH

— HDH nông nghiệp, nông thôn, hiện đang được mở rộng và sé trở thành một trong

những tuyến đường lớn của tỉnh Các con đường liên xã, liên ấp tương đối thuận lợi ,

hang năm đều sửa chứa phục vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng

2.3.2 Về giáo dục, y tế

VỀ giáo dục: Công tác giáo dục cũng được quan tâm nhiều hơn, số lượng

phòng học, số lượng học sinh ngày càng tăng cá về số lượng lẫn chất lượng Bằng

nguồn vốn của chương trình 135 và các nguồn vốn khác đã đầu tư xây dựng các phòng

học ở các trường học tông cộng hiện nay có 76 phòng, 83 lớp, 139 giáo viên, số lượng

học sinh tăng lên đến 2.833 em.

Chất lượng học tập và đạo đức ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh khá, gidi nămsau tăng hơn năm trước, tý lệ học sinh yếu kém giảm dan qua hàng năm.

Hàng năm công tác phố cập giáo dục tiểu học và chóng mù chữ đều đạt chuẩn

quốc gia, các em trong độ tuổi ra trường đều vận động đạt 100% kế hoạch Tý lệ học

Trang 23

sinh bỏ học giữa chừng hàng năm đều giảm, năm 2004 còn 6,3% và hiện nay chỉ còn 1,9%.

Về y tế: Công tác chăm lo sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm và đầu tư

ngày càng nhiều, hiện đang triển khai thực hiện chỉ thị 06 của ban Bí Thư và chỉ thị 09 của Tỉnh Uy Tây Ninh về củng cố và hoan thiện mạng lưới y tế cơ sở xã Hiện nay phòng khám đa khoa khu vực có 2 bác sĩ và 6 y si Nhìn chung trong những năm gần

đây ngành y tế đã có những bước phát triển đáng kể và công tác khám chữa bệnh cho

người dân từng bước được nâng cao về y đức, thái độ và năng lực đội ngủ y, bác sĩ.

2.3.3 Về văn hoá thông tin

Trong những năm qua hoạt động văn hoá thông tin trên địa bàn đã có những

chuyển biến rõ rệt Hiện đã có 90% số hộ đã có phương tiện nghe, nhìn Đây là điều

kiện thuận lợi để người dân nắm bắt thông tin cũng như kỹ thuật, để áp dụng vào sản

xuất và nâng cao đời sống Năm 2004 đến nay như giá mủ cao su, mía, mì.v.v Tănglên, đời sống người dân đã được cải thiện, những ngôi nhà kiên cố cùng nhau mọc lên

góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Cùng với những thay đối đó thì nhu cầu về giải

trí tinh thần cảng tăng cao Đáp ứng nhu cầu đó thì các hoạt động văn nghệ, thế thao

trên địa bàn xã cũng liên tục được tổ chức cùng với những hoạt động giải trí vui chơi,

lành mạnh, thể hiện sự văn minh trong nếp sống văn hoá nông thôn hiện nay.

2.3.4 Nhận xét điều kiện kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển đáng kể, sản xuất và

kinh doanh ngày càng phát triển và đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cùng với những

bước thay đổi đáng kể về đời sống vật chất, tinh than của người dân, đây là một trongnhững lợi thế cho sự phát triển cao su trên diện tích rộng

10

Trang 24

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm kinh tế nông hộ

Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình mình Mặt

khác, kinh tế nông hộ nhìn chung là sản xuất manh mun, mang tính tự cấp, tự túc hoặc

có sản xuất hàng hoá với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng trong

quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung và ở

Việt Nam nói riêng

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, Dang và nha nước chủ trương phát triển

nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phan theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước Với hơn 70% dân số sống trong nông nghiệp, kinh tế nông hộ đóng vai trò quan

trọng trong nền nông nghiệp nước ta Sự chuyên đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang

sản xuất hàng hoá trong nén kinh tê nông hộ là sự chuyển biến quan trọng về chất, đòi

hồi các nông hộ phải tập trung sản xuất, mở rộng quy mô đất dai, von, tư liệu sản xuất

và lao động, thay đổi về kỷ thuật và sản xuất cao hơn sản xuất kiểu tiểu điền.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế nông hộ

Nông hộ là một tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức tổ chức cơ sở của nông

nghiệp ở nông thôn đã tồn tại lâu đời ở các nước nông nghiệp Nông hộ bao gồm chủ

yêu cha, mẹ và con cái, có hộ còn có cả ông bà, chau chắt.

Các thành viên trong hộ gắn bỏ chặt chẻ với nhau, trước tiên bằng quan hệ hôn

nhân và huyết thông, về kinh tế các thành viên trong hộ gắn bó với nhau bằng quan hệ

sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối sản phẩm.

Các thành viên trong hộ có chung muc tiêu và lợi ích là thoát khỏi đói nghèo,

phát triển kinh tế ngày càng giàu có.

Trang 25

Do thống nhất vẻ lợi ích nên các thành viên trong hộ cũng thống nhất về hành

động, đều làm việc hết sức minh dé có thu nhập cao hơn cho gia đình mà cũng là lợi

ích của mỗi người Các thành viên trong hộ gia đình nông dân từ trẻ đến già nếu có thể

lao động đều tham gia lao động, không kể tuổi tác, người yếu làm việc nhẹ, người

khỏe làm việc nặng Do đó việc phân công và hợp tác lao động của nông hộ có nhiều

ưu điểm mà tổ chức sản xuất khác không có được, đó lả tính tự nguyện tự giác cao và

tận dụng tối đa khá năng của méi người trong lao động.

Trong mỗi nông hộ thường là cha, mẹ là chủ hộ vừa là người tổ chức phân công

lao động, vừa trực tiếp lao động, các thành viên trong gia đình thường lao động gần

gũi nhau, hiểu nhau về khả năng, đặc điểm của mỗi người nên tạo điều kiện về phân

công hợp tác được hợp lý.

Người chủ hộ vừa tổ chức điều hành san xuất, vừa trực tiếp lao động nên mọi

người trong hộ đều gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất Từ đó các thông tin được sử lý kịp thời, các quyết định điều hành sản xuất được đúng đắn.

Về quan hệ phân phối, các thành viên trong hộ củng làm, cùng ở, cùng ấn do

chủ hộ là cha mẹ bố tri, sắp xếp Do đó nếu có phát sinh mâu thuần cũng dé giải quyết.

— Chính vì những đặc điểm nêu trên mà hộ nông dân tồn tại bền vững lâu dai

trong lịch sử và trên mọi quốc gia từ các nước kém phát triển cho đến các nước kinh tế

phát triển

3.1.3 Vai trò nhà nước đối với kinh tế hộ

Tiếp tục thực hiện chủ trương chính sách của Dang va nhà nước đồi với kinh tế

hộ đã được nêu trong nghị quyết Trung ương VI lần I khoá VII, nghị quyết

03/2000/NQ-CP của chính phủ phát triển trang trại trên nên tang kinh tế nông hộ.

Với vai trò của mình nhà nước củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các

nông lâm trường để làm tốt vai trò trung tâm sản xuất, dịch vụ khoa học kỹ thuật trong

từng khu vực Tăng cường tiềm lực các doanh nghiệp quốc doanh có vị trí quan trọng,

sản xuất kinh đoanh có hiệu quả, sắp xếp lại các doanh nghiệp yếu kém và tổ chức một

số doanh nghiệp quốc doanh mới đủ mạnh dé đảm bảo vai trò chủ đạo trong các khâu

cung cấp giống, vat tư, hướng dẫn ky thuật chế biến và tiêu thụ nông san.

12

Trang 26

Khuyến khích doanh nghiệp nhà nước, các nhà khoa học, hợp đồng dài hạn với

hộ nông dân, với các HTX để cung ứng vật tư, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm tạo mối liên kết 6n định lâu dài với nông dân.

Giao khoán đất vườn cây én định lâu dài cho các nông hộ gia đình nông lâm

trường viên và hộ nông dân dia phương tại chỗ gắn với sản phẩm cuối cùng theo su

hướng dẫn cia nông lâm trường về kỹ thuật và công nghệ.

Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động cùa các đơn vị kinh tế nhà nước các

đơn vị quân đội làm kinh tế ở vùng sâu vùng xa, các địa bàn trọng yêu, vừa sản xuất kinh doanh vita hồ trợ đồng bao dân tộc định canh định cư, ổn định sản xuất, đời sống,

xoá đói giảm nghèo, góp phan phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng vùng

biên giới và địa bản chiến lược.

củng cố các tổ chức thương nghiệp nhà nước, kinh doanh các mặt hang quan

trọng và thiết yếu trên địa bàn nông thôn Đa dạng hoá các hình thức liên kết các thương nghiệp nhà nước với các thành phan kinh tế, bam sát thị trường, giải quyết đầu

ra tốt, có lực lượng dự trữ đủ sức can thiệp thị trường khi cần thiết bằng các biện pháp kinh tế hạn chế cao nhất đột biến giá cả chóng đầu cơ không dé nông dân bị tư thương

ép giá khi mua vật tư và bán sản phẩm.

3.2 Ý nghĩa của việc phát triển cao su

3.2.1 Vai trò của cây cao su trong nền kinh tế - xã hội

Cao su là cây có nhiễu triển vọng phát triển do nhu cau nhiên liệu công nghiệp

trong nước và nhu cầu sản xuất.

Chương trình phát triển cao su còn gắn với việc giải quyết công ăn việc làm chonông dân tham gia thực hiện các chương trình định canh định cư, xây dựng vùng kinh

tế mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động nhất là vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh Phát triển cao su trên quy mô lớn sẽ phủ xanh đất trồng, đồi núi

trọc đã và đang bị xói mòn, rửa trôi Ngoài ra, dọc theo tuyến biên giới sẽ tạo ra một tuyến phòng thủ góp phần giữ vững an ninh trật tự xã hội cho đất nước.

3.2.2 Đối với kinh tế hộ

Với chủ trương phát triển cao su nông hộ và tiểu điền đến năm 2010 là 200.000

— 350.00 ha, sẽ góp phần thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng của nhà nước.

13

Trang 27

Thực hiện chủ trương trên, địa bàn huyện Tân Châu nói chung và xã Tân Đông

nói riêng các nông hộ đi đầu hưởng ứng các chương trình phủ xanh đất trồng, đồi trọckhai phá đất hoang, mở rộng diện tích cao su Trong những năm gần đây cây cao su tư

nhân không ngừng tăng lên.

Do sự hạn chế về diện tích của cao su quốc doanh trên địa bàn tương đối ổnđịnh về diện tích, với lợi thế của mình hộ nông dan tận dụng quỹ dat dai để phát triển

cao su Từ đó khẳng định được vai trò cây cao su trong việc đầu tư thâm canh sử dụng

và khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, vốn.

Việc phát triển cao su có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn tự có để

phát triển kinh tế Với ý chí quyết tâm làm giàu chính đáng, thể hiện vai trò tiên phong

đi đầu phong trào phát triển sản xuất nông nghiệp, vốn huy động chủ yếu là từ chính

gia dinh, người thân và sử dụng có hiệu qua Phát triển cao su nông hộ còn giải quyết lao động cho xã hội tận dụng mọi nguồn lực lao động, trước hết là lao động nhà, sử

dung lao động thuê, góp phan giái quyết lao động tại chỗ cho địa phương, tăng thu

nhập, cải thiện đời sống người dân và ỗn định kinh tế chính trị xã hội địa phương

Ngoài ra, cao su nông hộ góp phan chuyển dich cơ cấu cây trồng trong nông

nghiệp ở địa phương trên cơ sở những lợi thế của mình về điều kiện tự nhiên góp phần

hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung phát triển kinh tế xã Người nông dân căn

cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu và tình trạng cây hàng năm mà linh động, thời điểmbắt đầu và kết thúc khai thác trong một năm, do đó bảo vệ được cây theo mong muốn

của hộ gia đình.

3.3 Đặc điểm cây cao su

3.3.1 Nguồn gốc cây cao su

Cây cao su có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ) vì nơi đây có rấtnhiều giống hoang dai, phạm vi phân bố tương đối rộng (10 km?) vào năm 1493Christoph Colomb trong một chuyến thám hiểm Nam Mỹ ông đã thấy trẻ em nơi này

biết sử dụng những quả bóng làm bằng mii cao su

So với các cây trồng khác, cây cao su là một cây trồng tương đối trẻ nhưng có

tốc độ phát triển rất nhanh

Năm 1736 Condamine — nhà thiên văn học người Pháp trong một chuyến công tác sang Nam Mỹ ông đã phát hiện ra cây cao su và đã lấy những mẫu vật như: Mẫu

14

Trang 28

than, 14, hoa, qua, hat, mu gin về viện hàn lâm khoa hoc Paris để định danh và cho tìm hiểu công dụng của mủ cây này Nhưng gần một thế kỷ sau người ta vẫn chưa tìm ra

công dụng của chất mủ này vì nó có các nhược điểm như sau: Mủ không chịu nhiệt độ

quá cao cũng như quá thấp, không chịu được lực nén và lực ma sát mạnh.

Năm 1838 đến năm 1844 ông Charles Goodyear và Thomas Han Cock đã phát

minh ra phương pháp lưu hoá cao bằng cách cho thêm bột lưu huỳnh (S) vào các nối

đôi cia phân tử mủ cao su thiên nhiên và được ứng dụng nhiều trong chế biến như: Khả năng chịu được nhiệt độ khá cao từ 35°C đến 150°C, có khả năng chịu lực ma sát

và lực nén, đồng thời có tỉnh đản hồi rất cao Chính vì những đặc điểm trên mà mủ cao

su thiên nhiên càng được chú ý và đáp ứng nhu cầu chế biến thành vỏ xe và dụng cụ

khác phục vụ cho kỹ nghệ ô tô.

Năm 1876, Henry Wickham người đầu tiên đặt ra vấn dé trồng trọt cây cao su

và chính ông đã lấy 70.000 hạt cao su từ Amazon về vườn thực vật Kew (Anh) và có

2.700 hạt nây mầm và phát triển thành cây Sau đó vào tháng 9/1876 các cây cao su này được đưa về vườn thực vật Ceylon (Slylanka).

Năm 1833, còn lại 22 cây cao su sống tại vườn Ceylon vả được phân phối để

trồng trên thế giới Nước được nhân trồng đầu tiên là malaysia vào năm 1892 được

120 ha.

Hiện nay diện tích cũng như sản lượng cao su trên thế giới tập trung các nước Châu Á (90%) trong đó 3 nước Đông Nam Á là Malaysia, Indonesia và Thái Lan dự

kiến đến năm 2010 đạt 7 triệu tan

O Việt Nam: Năm 1877 Pierre người đầu tiên đưa cây cao su vào Việt Nam,

nhưng các cây điều chết năm 1987 Raoul người đã đưa hạt giống cao su nây mầm vào Việt nam và việc trồng này rất thành công Từ đó cây cao su phát triển gắn liền với

lịch sử Việt Nam.

Hiện nay diện tích cao su ở Việt Nam đạt 478.000 ha (năm 2003) với năng suất

338.000 tan Dang và nhà nước chủ trương năm 2005 — 2010 diện tích cao su trên cả

nước sẽ đạt 700.000 ha Trong đó khu vực quốc doanh quản lý 70% diện tích và tư nhân quản lý 30% diện tích Như vậy đến năm 2007 diện tích cao su tư nhân sẽ là

200.000 — 350.000 ha Được sự khuyến khích của Đảng và nhà nước trong những năm

15

Trang 29

gan đây diện tích cao su tư nhân không ngừng được mở rộng góp phần dat được mục

tiêu chung của cả nước.

3.3.2 Chu kỳ sống của cây cao su

Chu kỳ sống của cây cao su được giới hạn từ 35 — 40 năm Trong đó chia ra làm

2 thời kỳ:

Thời kỳ KTCB: Là khoảng thời gian từ lúc trồng đến khi đưa vảo khai thác (cao mu), thường từ 5 — 7 năm tuỳ theo điều kiện chăm sóc Cây cao su KTCB là thời

kỳ phát triển mạnh và đễ bị sâu bệnh nên trong thời gian này yêu cầu chăm sóc và đầu

tư rất cao, thường trong những năm đầu cao su còn nhỏ chưa có tán rộng các nông hộ

có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày như: Đậu phọng, khoai Để tăng thu nhập vàgiảm chỉ phí Thường thời gian trồng xen có thể kéo dài 2 — 3 năm đầu tuỳ theo tốc độ

phát triển của vườn cây

Thời kỳ KD: Là thời kỳ khai thác mủ cây từ 25 — 30 năm từ khi cạo đến khi hạ

đốn cây Trong điều kiện tăng trưởng tốt cây đưa vào KD thường cao khoảng 8 — 10

m, đường kính 45 cm (đo ở chiều cao 1m tính từ mặt đất), tán đã che phủ hầu như toàn

bộ diện tích Trong thời kỳ KD cây vẫn tiếp tục tăng trưởng tuy có chậm hơn giai đoạn

KTCB Trong những năm đầu khai thác thì sản lượng thắp hơn sau đó tăng dân, đến énđịnh sau đó giảm dan ở cuối vòng đời Việc khai thác mủ đòi hỏi phải có kỷ thuật vìkhi khai thác rất dé bị phạm vào cây lúc đó các tế bào của tượng tầng bên cạnh vùng bịtôn thương sẽ phân sinh mạnh dé bù đắp vào nơi không có tượng tầng, gây nên sự sinhtrưởng mất trật tự và cuối cùng tạo nên u bướu khiến lớp vỏ tái sinh không còn khai

thác được nữa.

Ở xã Tan Đông, được sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên cũng như có chế độ chăm —sóc tốt nên cây sinh trưởng nhanh Trong 3 năm đầu người dân thường trồng xen đậu

và khoai mì, cho đến năm thứ 4 cây đã chuẩn bị giao tán nên không trồng xen nữa Tới

năm thứ 5, thứ 6 trung bình đường kính cây đạt từ 45 — 50 cm Bởi do giá cả mủ cao su

tăng lên và đời sống kinh tế của các hộ dân gặp nhiều khó khăn do đó hầu hết các hộđưa vườn cây vào khai thác rất sớm từ năm thứ 5 Đến nay đời sống của người dân

ngày càng được cải thiện hơn nên đã bat đầu có sự chuyển biến từ các vườn cây mới,

người dan đưa vào khai thác từ đầu năm thứ 6.

16

Trang 30

3.3.3 Đặc tính lý hoá của cây cao su

Cây cao su có tên khoa học là HEVABRASILIENSIS là một Hidrocacbon có

công thức (CsHg)n rất déo và có độ bền cơ học cao, tính đàn hồi lớn Hat cao su có tỷ

lệ tinh dau chiếm gần 50% trọng lượng, dùng để chế biến xà phòng Gỗ cao su có giátrị kinh tế cao

3.3.4 Yêu cầu hệ sinh thái

Do nguồn gốc cao su ở vùng nhiệt đới (Nam Mỹ) cho nên khi nhân trồng để cao

su tang trưởng nhanh, khỏe, cho sản lượng cao su cần chon các ving có điều kiện sinh thái thích hợp sau

3.3.4.1 Khí hậu

Khí hậu không những có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây mà qua

đó ánh hưởng trực tiếp đến năng suất mủ của cây, kể cả năng suất lúc cạo mủ

Nhiệt độ: Cây cao su cần có nhiệt độ cao và đều, với nhiệt độ thích hợp nhất là

từ 25 — 30°C, trên 45°C cây khô héo, dưới 10°C cây có thé chịu được một thời gianngắn, nếu kéo dài cây sẽ bị nguy hại: BỊ héo, run lá, choi ngọn ngừng tăng trưởng, thân

cây cao su thời kỳ KTCB bị nứt nẻ, xì mủ Nhiệt độ thấp hơn 5°C kéo dài sẽ dẫn đến

chết cây Ở nhiệt độ 25°C năng suất đạt mức tối hảo Nhiệt độ mát diệu vào buổi sángsớm (từ 1 — 5 giờ sáng) giúp cây sản xuất mủ tốt nhất Các vùng cao trên thế giới hiệnnay phần lớn ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ bình quân 28°C và biên độ nhiệt trong ngày

là 7— 89C

Âm độ: Không khí cao từ 80% trở lên thì thời gian chảy mủ dai sẽ cho năngsuất, sản lượng cao, nếu khô hạn ẩm độ không khí dưới 60% thì năng suất giảm rit

nhanh.

Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở vùng đất có lượng mưa từ 1.500 —

2.000 mm/năm, tuy nhiên đối với các vùng có lượng mưa thấp dưới 1.500 mm/năm thì

lượng mưa cần được phân bố đều trong năm, đất phải có khả năng giữ nước tốt, đất

phải có thành phần sét khoảng 25% Ở những nơi không có điều kiện thuận lợi, cây

cao su cần lượng mưa 1.800 — 2.000 mm/năm

Giờ chiếu sáng: Giờ chiếu sáng ảnh hướng trực tiếp đến cường độ quang hợpcủa cây và như thế ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây Ánh sángday đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao Giờ chiếu sáng được ghi

17

00094957

Trang 31

nhận tốt nhất cho cây bình quân là từ 1.800 — 2.800 giờ/năm và tối hảo là 1.600 —

1.700 giờ/năm.

Sương mù: Sương mù nhiều gây ảnh hưởng khí hậu ướt át tạo cơ hội cho các

loại nắm bệnh phát triển và tấn công cây cao su, như trường hợp bệnh phấn trắng do

nắm bệnh Oidium gây nên ở mức độ nặng tại các vùng trồng cây cao su Tây Nguyên Việt Nam do anh hưởng của sương mủ buối sáng xuất hiện thường xuyên.

Gió: Gió nhẹ từ 1 — 3 m/s sẽ có lợi cho cây cao su vì gió làm cho vườn cây

thông thoáng, hạn chế sâu bệnh trên cây và trên mặt cạo Tuy nhiên nếu gió mạnh, gió

lóc sẽ làm cho cây bị gãy hoặc chóc gốc

3.3.4.2 Đất đai

Có quan niệm cho rằng cây cao su có thé trồng trên tất cả các loại đất mà cây khác không thể sống được Thực ra cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu ẩm ướt nhưng thành tích và hiệu quá kinh tế là một vấn đề cần

lưu ý hàng đầu khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn, do vậy việc lựa chọn các vùng đất thích hợp cho cây cao su là vấn đề cơ bản được đặt ra.

Cây cao su thích hợp với các vùng đất có cao trình tương đối thấp, dưới 200m,

càng lên cao càng bat lợi do độ cao của đất có tương quan đến nhiệt độ thập và gió mạnh Ngoài độ cao thì độ đốc cũng đóng vai trò quan trong, đất càng dốc xói mòn càng mạnh, khiến các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bi mat đi nhanhchóng Địa bàn xã tuy bằng phẳng nhưng hiện nay người dân có xu hướng mở rộngthêm diện tích từ các đất lúa triền Do đó khi trồng cây trên các vùng đất này cần phải thiết lập một hệ thống bảo vệ chóng xói mòn như: Hệ thống đê, mương, đường đồng

mức Hơn nữa, các điện tích trồng cao su trên đất dốc sẽ gặp khó khăn lớn trong công

tác cao mủ, thu mủ va vận chuyển mủ

Độ pH: Độ pH thích hợp cho cây cao su là từ 4,5 — 5,5 giới hạn pH có thé trồng cao su là 3,5 — 7 Điều này cho thấy hầu hết các diện tích trong xã đều có thé trồng

được cao su.

Nhận xét: Với yêu cầu của hệ sinh thái cây cao su, chúng ta có thể nhận thay

rằng đây là địa bàn có các điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu.v.v.) đặc biệt thuận lợi

cho phát triển cây cao su Với lợi thế của mình cùng với sự đầu tư khai phá hợp lý của

18

Trang 32

nông hộ, cây cao su sẽ trở thành cây chủ lực mang lại những đóng góp đáng kế cho

nên kinh tế xã, góp phần làm giảm khoảng cách nông thôn — thành thị

3.4 Đặc điểm kỹ thuật của cây cao su

Cây cao su là cây công nghiệp có chu kỳ sống từ 35 — 40 năm, để có thể thu

hoạch được sản lượng nó phải trãi qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Tạo vườn ươm giống, thời gian ươm, tháp đến xuất giống thường

Giai đoạn 3: Vườn cây ở giai đoạn KTCB, thời gian từ 5 — 6 năm tuỳ theo loại

đất trồng và mức độ đầu tư chăm sóc, ở giai đoạn này phải đầu tư vốn khá cao Nếucây phát triển kém, phải tăng mức đầu tư hoặc có biện pháp thâm canh, cải tạo đất

Giai đoạn 4: Đưa vào khai thác mủ, còn gọi là giai đoạn kinh doanh

Thời gian khai thác là 25 năm, nhưng còn tuỳ thuộc vào chất lượng vườn cây,

mức độ hiệu quả sản xuất KD và mục tiêu cụ thể Do đặc điểm sinh lý mỗi năm cao suthay lá một lần vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 nên phải ngừng khai thác, thời gian6n định là từ 30 - 40 ngày Hang năm đều có kiểm kê số cây và đánh giá tình trạng mặtcạo, chuẩn bị cho mùa cạo năm sau

3.5 Cơ sở lý luận về các chỉ tiêu kinh tế

3.5.1 Kết quả sản xuất: Là một khái niệm dùng để chỉ kết quả thu hoạch được saunhững dau tư về vật chất, lao động cũng như tinh thần vào hoạt động sản xuất kinhdoanh, kết quả sản xuất cho thấy khái quát về tình hình chỉ phí, lợi nhuận và thu nhập

sau một kỳ kinh doanh.

19

Trang 33

3.5.2 Hiệu qua kinh tế: Là một phạm trù kinh tế được giải thích thông qua mối quan

hệ giữa kết quả đạt được và các chỉ phí tạo ra kết quả đó

Kết quảHiệu quả kinh tế = -—-

Chi phí sản xuất

Lợi nhuận trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận / Chi phí = - =

Chi phí sản xuất trong kỳ

Công thức này chỉ ra rằng cứ 1 đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng

lợi nhuận.

Thu nhập trong kỳ

Tỷ suất thu nhập / Tống chi phí =

-Chỉ phí sản xuất trong kỳCông thức nảy chỉ ra rằng cứ 1 đồng chỉ phí sản xuất bỏ ra thì sẽ đem về bao nhiêuđồng thu nhập

Doanh thu trong kỳ

Tỷ suất doanh thu / Chi phí = "

Chi phi sản xuất trong kỳCông thức này chi ra rang cứ 1 đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì sẽ đem về bao nhiêuđồng doanh thu

3.6 Phương pháp nghiên cứu

3.6.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu được lấy từ các phòng ban có liên quan, và

truy cập Internet.

Dùng phần mềm Word, Excel trên máy tính dé sử lý số liệu

Thu thập số liệu sơ cấp: Dé thực hiện đề tài tôi tiến hành phỏng van 50 hộ sảnxuất cao su nông hộ trên dia bàn xã, trong đó 20 hộ có cao su KTCB và 30 hộ có cao

su KD.

20

Trang 34

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi tiến hành trao đổi ý kiến với nhiều chứctrách hữu quan và lãnh đạo địa phương Trao đổi ý kiến với người dân địa phương và tham khảo các tài liệu có liên quan.

3.6.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp mô tá

Phân tích thống kê các đữ liệu

21

Trang 35

CHƯƠNG 4

KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Hiện trạng sắn xuất cao su

4.1.1 Tình hình sản xuất cao su

Trên địa bàn xã cao su được trồng dưới hai đối tượng quản lý khác nhau, đó là

cao su trồng trong nông trường quốc doanh trực thuộc nông trường cao su Bé Tic vàcao su tư nhân được trồng từ các nông hộ, tiểu điền do người dân bỏ vốn đầu tư trênmánh đất của mình Cụ thể tình hình phân bố diện tích được thể hiện qua bảng sau:Bảng 4.1 Phân Bố Diện Tích Trồng Cao Su tại Xã

DVT: Ha

Khoản mục Diện tích Tỷ lệ (%)

Cao su nông hộ 754 37,3 Cao su nông trường 1.267,9 62,7

Tổng cộng 2.021,9 100,0

Nguôn: UBND xã Tân ĐôngPhân bố diện tích trồng cao su tại xã cho thấy tổng diện tích cao su nông hộnăm 2006 là 754 ha chiếm 37,3%, cao su quốc doanh là 1.267,9 ha chiếm 62,7% Hiệnnay theo thống kê của ngành cao su Việt Nam thì khoảng 70% diện tích trực thuộc sở

hữu nhà nước và 30% thuộc sở hữu tư nhân Như vậy có thể nói 37,3% của cao su tưnhân ở đây chiếm tỷ lệ cao so với thống kê của ngành cao su Việt Nam với diện tíchtrực thuộc sở hữu tư nhân Điều đó thể hiện sự chú ý đầu tư rất mạnh của nông dântrên địa bản xã đối với ngành cao su (xem bang 4.1)

4.1.2 Hiện trạng sản xuất cao su nông hộ

4.1.2.1 Một số tồn tại trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch

Trong công tác trồng:

Vấn dé sử dụng giống chưa được các hộ quan tâm đúng mức, một bộ phậnkhông nhỏ các hộ không nắm ré các giống được sử dụng trong vườn cây của minh,

Trang 36

không những thế mà vườn cây còn tập hợp nhiều loại giống khác nhau Điều này gây

khó khăn cho van đề chăm sóc cũng như ảnh huởng đến sự đồng đều của vườn cây.

Do điều kiện khó khăn về vốn do vậy một số hộ khi trồng thì không thuê mướn

và bỏ lao động nhà ra tự trồng, do không nắm bắt được ky thuật trồng do đó đã gây

ảnh hưởng đến việc sinh trưởng và phát triển của cây.

Ví dụ: Trồng không theo hướng gió gây ra một số cây đã bị gãy khi có gió lớn.

Do hạn chế về quỹ đất của nông hộ nên xy ra tình trạng một số nông hộ cốgắng tăng mật độ trên cùng một diện tích với mong muốn là tăng mật độ thì tăng sản

lượng Nhưng điều này không những ánh hướng đến tốc độ phát triển mả còn ảnh

hưởng đến sự gia tăng của sâu bệnh cũng như ảnh hướng đến năng suất của vườn cây

Trong chăm sóc:

Hầu hết các hộ chỉ theo kinh nghiệm sẵn có, mà không được áp dụng một quy

trình kỹ thuật nào.

Vi dụ: Trong việc bón phân dé cây sinh trưởng và phát triển tốt cần chú ý tới tỉ

lệ phối trộn giữa các loại phân với nhau và thời điểm bón phân thích hợp để có hiệu

quả Như bón phân chuồng nhiều trước khi trồng sẽ gây ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh trướng, hay việc dùng cơ giới trong giai đoạn KTCB và KD rất dé gây tổn thương cho

cây, đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, tất cả các vấn đề đó ở nông hộ

chưa được quan tâm đúng mức.

Đối với khâu khai thác còn một số vấn đề:

Trong những năm gần đây do giá cả thị trường tăng cao, một số nông hộ tiến hành khai thác cây sớm khi chưa di tuổi khai thác, bên cạnh đó thì việc khai thác đòi hỏi phải có kỹ thuật, nhưng còn một số hộ chưa quan tâm, mà tận dung lao động sẵn

có, lao động nhàn rỗi, không nắm bắt kỹ thuật Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng

suất của cây

Ché độ cạo chưa theo đúng qui định, làm ảnh hưởng tới vòng đời của cây cao

su.

Một số nông hộ đã dùng thuốc kích thích không hợp lý đã gây ảnh hưởng đến

miệng cạo và năng suất của cây.

23

Trang 37

Nguyên nhân cia các vấn dé nêu trên:

Đây là nơi tập trung của nhiều người dân di cư từ các vùng khác tới lập nghiệp.

Hầu hết các hộ thiếu hiểu biết về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây.

Kinh nghiệm có được chủ yếu từ việc rút ra từ hoạt động thực tế và thông qua truyền

miệng.

Đời sống kinh tế của người dan di cư từ vùng khác đến và dân địa phương vẫn

còn gặp nhiều khó khăn Trong khi cây cao su có thời gian KTCB dài, người dân chỉ

có thể tăng thu nhập từ việc trồng xen trên diện tích của mình trong 3 năm đầu Năm

thứ 4 — 5 chi có đầu tư ma không có thu nhập nên họ rút ngắn thời gian KTCB va tiến

hành khai thác sớm Điều này ảnh hưởng tới năng suất những năm về sau và ảnh

hưởng tới cả vòng đời của cây.

4.1.2.2 Diện tích cao su nông hộ năm 2006

Cây cao su đã du nhập vào Việt Nam hơn 100 năm, cũng như các huyện khác

trong tỉnh, cao su xã Tân Đông được trồng từ rất lâu, nhưng trãi qua thời kỳ chiến

tranh vườn cao su bị tàn phá nặng né Sau ngày đất nước hoàn toản giải phóng, với

những điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi Nơi đây trở thành vùng đất ngày càng nhiều dan cư từ khắp nơi đến lập nghiệp và cây cao su dan trở thành cây tréng chính từ

những năm 93 Những năm qua diện tích không ngừng tăng lên và đến nay đã đưa vào

khai thác Cụ thể được thé hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2 Diện Tích Cao Su Nông Hộ tại Xã Năm 2006

Trang 38

Hình 4.1 phân Bố Diện Tích Cao Su KD và Cao Su KTCB

PHAN BO DIỆN TÍCH CAO SU KINH

DOANH VA CAO SU KIEN THIET CO

A BAN

35.0

E Cao su KTCB

@ Cao su KD

Diện tích vườn cây đi vào khai thác là 490 ha chiếm ti lệ 65% Diện tích cao su

KTCB là 264 ha chiếm tỉ lệ 35% cũng khá cao Điều này cho thấy trong những năm

tới diện tích cao su kinh doanh sẽ tiếp tục tăng lên và tăng hơn nữa giá trị đóng góp

của cao su trong nền kinh tế xã (xem bảng 4.2 và hình 4 1).

Bảng 4.3 Giá Trị Sản Lượng Các Cây Công Nghiệp Chính

Loại cây Giá trị (Triệu.đ) Tỷ lệ (%) Cao su 24.255 955

Trang 39

Với giá trị đóng góp 95,5% trong tổng số 3 cây công nghiệp chính, cây cao su

trở thành cây chủ lực và đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống người dân trên địa bàn xã Trong những năm gan đây giá điều vẫn én định và công chăm sóc

nhẹ hơn cao su, tiêu nên có một số hộ vẫn có xu hướng mở rộng diện tích điều Songcho đến nay giá trị đóng góp của điều chỉ chiếm 2,3% vẫn còn thấp nhiều so với giá trịđóng góp của cây cao su Điều đó chứng minh rằng cao su là cây trồng được người dân

ở đây quan tâm hàng đầu.

4.2 Tình hình sử dụng giống của các hộ điều tra

4.2.1 Vai trò của việc chọn giống

Cao su là CCN dài ngày, việc sử dụng giống là hết sức quan trọng vì nó không

những ảnh hưởng đến tăng trưởng của cây mà còn ảnh hưởng đến năng suất cả vòngđời của cây “Nhất giống, nhỉ phân”, giống được tuyển chọn tốt sẽ hứa hẹn một năngsuất cao, ôn định và lâu dài, chất lượng hàm lượng mủ tốt, ít sâu bệnh Giống tốtthường là giống có vỏ day, có nhiều ống mủ, vó tái sinh tốt Bên cạnh đó còn đáp ứngtốt thuốc kích thích chảy mủ, ít mắn cảm với khô miệng cạo

Ở xã Tân Đông, nhìn chung khí hậu tương đối ổn định Song cũng có một sốhạn chế như vào mùa mưa có những thời điểm tốc độ gió lên cao, tạo những cơn gióxoáy làm gãy cây Còn vào mua nắng khi nhiệt độ lên quá cao sẽ ảnh hưởng đến cây con trong giai đoạn KTCB Vì thế việc chọn giống tốt sẽ có khả năng chịu gió và chịuhạn, hạn chế thấp nhất những thiệt hại đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt

4.2.2 Tình hình sử dụng giống

Ở xã Tân Đông, với lợi thế là gần công ty cao su Tân Biên và có nông trường

Bồ Túc trên địa bàn Đây là điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận giống mới cónăng suất cao, chất lượng tốt áp dụng vào sản xuất Song qua điều tra một bộ phận lớn

các hộ lại sử dung giống từ các vườn ươm nhé không dam bảo được chất lượng Điều

nay thé hiện qua bảng sau:

26

Ngày đăng: 11/12/2024, 13:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w