Và theo nhận định của rất đông nông dân trồng đừa lâu năm ở địa phương cho rằng trồng dừa thì rất nhàn nhưng thu nhập thấp lại lãng phí đất và do nhu cau cải thiện nguồn thu nên người dâ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
pANH GIÁ HIEU QUA KINH TE CUA NÔNG HỘ TRONG DUA TAI XA AN KHÁNH HUYỆN CHAU THÀNH
TINH BEN TRE
NGUYEN THI TUYET THU
|
TAU VIEN DALHOC NONG LAN
i 9 0045
KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP
DE NHAN VĂN BẰNG CU NHÂNNGÀNH KHUYEN NÔNG & PTNT
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUA KINH TE CUA NONG HỘ TRÔNG DUA TẠI XÃ AN KHÁNH HUYỆN
CHAU THÀNH TỈNH BEN TRE” do Nguyén Thị Tuyết Thư, sinh viên khóa ngành
Kuyến Nông & Phát Triển Nông Thôn đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
NGUYEN DUYÊN LINH
pet hướng dan,
Ngày | tháng) “nam
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM
Độc Lập - Tự do - Hanh Phúc
*w#
GIAY XÁC NHAN DON VỊ THUC TAP
Kính gửi: Trường Dai Hoc Nông Lam TPHCM
UBND xã An Khánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre xác nhận SVNguyễn Thị Tuyết Thư trong thời gian từ ngày 20/8/2007 đến ngày
23/11/2007 đã đến thực tập tại UBND xã.
Trong thời gian thực tập tại đơn vi SV Nguyễn Thị Tuyết Thư đã
chấp hành tốt mọi quy định cơ quan.
Có tỉnh thần tốt, tích cực trong việc đi điều tra phỏng vấn thực tế,lấy số liệu từ cơ sở, thu thập những thông tin có liên quan đến quá
trình làm luận văn.
Có tác phong tốt, hòa nhã với mọi người.
Kính đề nghị nhà trường tiếp tục quan tâm giúp đỡ SV Nguyễn ThịTuyết Thư sớp hoàn thành luận văn, báo cáo.
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Xin cảm ơn :
Lời đầu tiên xin cảm ơn các thầy cô trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm dài
đại học.
Xin chân thành cảm ơn thầy ThS Nguyễn Duyên Linh đã tận tình chỉ bảo, giúp
tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện dé tài tốt nghiệp nay
Xin cảm ơn quý cô chú, anh chị ở UBND xã An Khánh đặc biệt là chú Lê
Tanh Liêm chủ tịch hội nông dân xã An Khánh đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp
những thông tin cho tôi trong quá trình điều tra thực hiện dé tai
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình bạn bè đã tạo điều kiện tốt cho tôi và luôn ởbên tôi khích lệ động viên tôi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Xin chân thành cám on!
Bến Tre, ngày 23 tháng 11 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Thị Tuyết Thư
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYEN THỊ TUYET THU Thang 11 năm 2007 “Đánh Giá Hiệu Quả
Kinh Tế của Nông Hộ Trồng Dừa tại Xã An Khánh Huyện ChâuThành Tỉnh Bến
Tre”.
NGUYEN THI TUYET THU, november 2007“ Evaluation the Economic
Efficiency of The Fram Householes Flanting Coconut Palm in An Khanh
Commune Chau Thanh District Ben Tre Province”
Đề tài thực hiện nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của cây dừa được người dân
trồng ở địa phương thông qua phỏng vấn 120 hộ có trồng dừa và thu thập số liệu thứ
cấp từ các phòng ban của xã An Khánh Huyện Châu Thành Hiện nay ở xã đang tồn
tại và phát triển hai mô hình trồng dừa đó là mô hình trồng dừa độc canh và mô hình
trồng xen(ca cao) vào vườn đừa, mỗi mô hình phỏng vấn 60 hộ Sau khi tiến hành
nghiên cứu thu thập và tính toán so sánh kết quả, tôi thấy mô hình trồng xen mang lại
hiệu quả kinh tế cao góp phân cải thiện vườn dừa tăng thu nhập cho người trồng Tuy
nhiên nông hộ vẫn gặp những khó khăn chung của cả hai mô hình như thiếu nước tưới vào mùa khô vì nước bị nhiễm mặn, thiếu vốn đầu tu, riêng hộ đã trồng xen lại khó
khăn nhất về nguồn vốn đầu tư nên chưa thể nhân rộng Qua việc tìm hiểu rõ từng
nguyên nhân và khắc phục được phần nào những khó khăn đó, dé tài mong giúp được những nông hộ trồng dừa cải thiện được vườn dừa của mình nhằm nâng cao và đađạng hoá nguồn thu nhập của nông dân một cách bền vững bên cạnh đó tạo một vùng
nguyên liệu mới cho địa phương.
Trang 6MỤC LỤC
TrangDanh mục các chữ viết tắt vũ
Danh mục các bảng Vili
Danh muc cac hinh ixDanh mục phụ lục xiCHƯƠNG 1 MG ĐẦU 1
1.1 Dat van dé Ï 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Pham vi nghiên cứu Ủ
1.3.1 Nội dung 2 1.3.2 Địa bàn 3
1.3.3 Đối trợng 3 1.3.4 Thời gian 3 1.4 Cấu trúc của khoá luận 3 CHƯƠNG 2 TONG QUAN 5
2.1 Tổng quan về tài liệu có liên quan 5 2.2 Tổng quan về địa ban nghiên cứu 6
2.2.1 Điều kiện tự nhiên của xã 6
2.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội của xã 8
CHƯƠNG 3 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Nội dung nghiên cứu 14
3.1.1 Một số vấn đề về nông thôn 14
3.1.2 Đặc điểm hình thái của ca cao, đừa is
3.1.3 Dac điểm về điều kiện sinh thái của ca cao, dừa 17
3.1.4 Một số chỉ tiêu xác định kết quả - hiệu quả sản xuất 19
3.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá dự án 21
22 3.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 73.2.1 Phương pháp mô tả 22
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 32
CHƯƠNG 4 KẾT QUA VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Tình hình sản xuất đừa tại xã 24
4.1.1 Tình hình sử dụng đất trồng dừa 244.1.2 Sự biến động diện tích trồng dừa qua các năm 25
4.1.3 Giá trị sản lượng dừa 26
4.1.4 Các mô hình trồng đừa tại xã pe
4.2 Phân tích kết quả - hiệu quả cho 1 ha MH1 và MH2 32
4.2.1 Cơ sở tính toán kết qua - hiệu quả cho 1 ha MHI và MH2 32
4.2.2 Kết quả - hiệu quả hiện tại của hai mô hình tại xã đã 4.2.3 Kết quả - hiệu quả cả vòng đời của hai mô hình 37
4.2.4 Khó khăn và thuận lợi của từng mô hình 49
4.3 Những khó khăn hiện nay của người dân trong 120 hộ điều tra 50
4.3.1 Đối với những hộ trồng dừa độc canh 504.3.2 Đối với những hộ trồng xen ca cao 5]
4.4 Mét sé bién phap khắc phục khó khăn của nông hộ 51
4.4.1 Vốn 51
4.5 Hiệu quả xã hội 53
CHƯƠNG 5 KET LUẬN VA ĐÈ NGHỊ 54
5.1 Kết luận 54 5.2 Dé nghi 33
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 55
5.2.2 Đối với ngân hàng địa phương 555.2.3 Đối với người sản xuất 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
GTSL Giá tri san lượng
GTTSL Giá trị tổng san lượng
MH Mô hình
MHI Mô hình trồng dừa độc canh
MH2 Mô hình trồng ca cao vào vườn dừa
NTTS Nuôi trồng thủy sản
TTTH Tính toán tổng hợp
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy Ban Nhân Dân
Vil
Trang 9DANH MỤC CAC BANG
Trang
Bảng 2.1 Tình Hình Sử Dụng Đất Đai ở Xã An Khánh §
Bảng 2.2 Hiện Trạng Dân Số của Xã từ 2003 - 2006 10 Bảng 2.3 Tình Hình Phân Bồ Ngành Nghề của Hộ Dân tại Xã An Khánh 10 Bảng 24 Lao Động Phân Theo Giới Tính của Xã 11 Bảng 2.5 Tiêu Chí Phân Loại Mức Sống Theo Thu Nhập của Huyện 11
Bảng 2.6 Phân Loại Nhóm Hộ Theo Thu Nhập tại Địa Phương 15 Bảng 4.1 Tình Hình Sử Dung Dat Trồng Dừa ở Xã 24 Bảng 4.2 Biến Động Diện Tích Trồng Dừa Qua Các Năm " 95
Bang 4.5 Phân Bố DT Trong Dat Nông Nghiệp 26 Bảng 4.6 GTSL Các Ngành Nông Nghiệp 27
Bảng 4.7 Thu Nhập Bình Quân Đầu Người của Hộ Trồng Dừa Qua Các Năm 27 Bảng 4.8 Phân Lớp Hộ Nông Dân Theo Quy Mô Diện Tích 120 Mẫu Điều Tra 32 Bảng 4.9 Kết Quả - Hiệu Quả Sản Xuất của 1Ha MHI (vườn dừa 30 năm tuổi) 33
Bảng 4.10 Kết Quả - Hiệu Quả - Sản Xuất của MH2 Trên 0,1Ha 35 Bảng 4.11 So Sánh Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả của Hai Mô Hình 36 Bảng 4.12 Chi Phí Đầu Tư Cơ Bản Năm Đầu cho 1Ha MH1 37
Bang 4.13 Chỉ Phí Sản Xuất Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản cho IHa MHI 38
Bảng 4.14 Chi Phí Sản Xuất Giai Đoạn Kinh Doanh cho 1Ha MHI 39 Bảng 4.15 Sản Lượng Dừa Theo Các Năm 40 Bang 4.17 Chỉ Phí Đầu Tư Cơ Bản Năm Đầu cho 1Ha MH2 44 Bảng 4.18 Chi Phí Sản Xuất Giai Đoạn Kinh Doanh cho 1Ha MH2 45 Bảng 4.19 Sản Lượng Ca Cao Theo Các Năm 46 Bang 4.20 So Sanh Các Chỉ Tiêu Hiệu Qua Cả Vòng Đời của Hai Mô Hình 48 Bảng 4.21 Thuận Lợi và Khó Khăn của Hai Mô Hình 49
Trang 10Bảng 4.22 Tổng Kết Ý Kiến Nông Hộ về Khó Khăn Khi Tiến Hành Trồng Xen
Ca Cao (MHI) 50
Bảng 4.23 Tổng Kết Ý Kiến Nông Hộ về Khó Khăn của Hộ Đã Trồng Xen
Muốn Mở Rộng (MH2) 51Bang 4.24 Nhu Cầu Vay Vốn của Nông Hộ 51
1X
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu Điều Tra Nông Hộ
Phu lục 2: Ngân Luu Qua Các Năm 1 Ha MHI
Phụ lục 3: Ngân Lưu Qua Các Năm 1 Ha MH2
Trang 13hòa nhập đó thì nông nghiệp và nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng
và Nhà nước Bên cạnh đó nước ta là nước có một nên nông nghiệp truyền thống lâu
đời dua trên sự đặc trưng của từng vùng sản xuất, chính vì vậy mà việc chuyền đối co cầu cây trồng nhằm tăng năng sat là một vấn đề được nhà nước dat ra bức thiết.
Tỉnh Bến Tre với đất đai được bồi đắp phù sa màu mỡ bởi các con sông lớn
sông Tiền, Sông Hàm Luông, Sông Ba Lai, sông Cổ Chiên đó là một thuân lợi cho
nghành nông nghiệp của tỉnh Bên cạnh các loại cây ăn trái khác như nhãn, bưởi, sau
riêng, măng cụt thì cây dừa là một loại cây trồng chủ lực, được trồng lâu năm, với
đặc thù dé trồng dễ thích nghi với nhiều loại đất nên đừa đã được trồng khắp mọi nơi
trong tỉnh góp phần vào sự đa dạng canh tác nông nghiệp lương thực, thực phẩm
Do dia bàn tinh nằm gần cửa sông nên thường hay bi nhiễm mặn vào mùa khô,nhiều nơi do ý thức của người đân còn kém nên việc thiếu nước tưới vào những thángcao điểm của mùa khô hằng năm cũng thường xuyên xảy ra, điều này cũng là một khó
khăn chung cho tỉnh cũng như cho xã An Khánh
Xã An Khánh sẽ là cữa ngõ của huyện Châu Thành và của tỉnh Bến Tre sau khi
cầu Rạch Miễu hoàn thành, chính vì vậy mà nền kinh tế nông nghiệp của xã luôn đựơccác cấp lãnh đạo của tỉnh, huyện quan tâm hàng đầu Những năm gần đây được sự
quan tâm của các cấp lãnh đạo nền nông nghiệp xã đã bắt đầu khởi động để hoà nhập
vào sự chuyển mình của cả nước.
Xã An Khánh là một xã thuộc khu vực nông thôn, diện tích tự nhiên nhỏ nhất
Trang 14xuất nông nghiệp bên cạnh đó do điều kiện tự nhiên thích hợp nên cây dừa đã được bà
con trồng ở đây từ rất lâu đời, và nó cũng đã góp phần tạo nên một đáng đứng Bến Tre
đã di vào lịch sử
Thế nhưng trong vài năm gần đây, giá dừa không én định và tăng giảm liên tục
từ năm 2004 đến nay làm cho thu nhập từ đừa của người dân không 6n định Và theo nhận định của rất đông nông dân trồng đừa lâu năm ở địa phương cho rằng trồng dừa thì rất nhàn nhưng thu nhập thấp lại lãng phí đất và do nhu cau cải thiện nguồn thu nên người dân đã bắt đầu tìm đến các loại cây ăn trái khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Như vậy, hiện trạng của việc trồng dừa ở xã An Khánh ra sao? Có nên chăng tìm một
loại cây trồng xen vào vườn dừa đạt hiệu quả kinh tế và nên làm gì để khắc phục
những khó khăn của nông dân trồng dừa hiện nay tại địa phương?
Trên cơ sở đó tôi quyết định thực hiện đề tài: “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của Nông Hộ Trồng Dừa Tại Xã An Khánh Huyện Châu Thành Tỉnh Bến Tre” với sự cho phép của khoa Kinh Tế trường Dai Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh, tôi đã vận dụng những kiến thức đã học được và sự hướng dẫn tận tình của thầy
ThS.Nguyễn Duyên Linh, góp một phần nhỏ công sức để giúp bà con nông dân canh
tác vừơn dừa của mình có hiệu quả hơn và cải thiện thu nhập trong cuộc sống.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung - ;
- Đánh giá hiệu qua kinh tê của nông hộ trong dira tại xã An Kanh huyện Châu
Thành tỉnh Bến Tre
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung để tài cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Khảo sát tình hình trồng dira và trồng xen ca cao vào vườn dừa của hộ dân
trên địa bàn xã An Khánh.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất của từng mô hình trồng dita, và so sánh
hiệu quả hai mô hình (độc canh và xen canh cây ca cao vào vườn dừa)
- Tìm hiểu những khó khăn của hộ trồng đừa, hộ trồng xen ca cao vào vườn đừa hiện nay và đề xuất hướng khắc phục, giải quyết trong tương lai.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Nội dung
Trang 15Phân tích tình hình sản xuất, cũng như so sánh hiệu quả kinh tế của các mô hìnhtrồng xen ca cao vào vườn đừa và trồng đừa độc canh hiện nay của địa bàn xã nhằmgiúp hộ nông dân có thể thấy được hiệu qua kinh tế khi trồng xen canh hai cây nôngnghiệp lâu năm là ca cao và đừa, đề xuất hướng giải quyết những khó khăn dé từ đó họ
có kế hoạch sản xuất riêng cho vườn cây của mình.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 20/08/2007 đến 23/11/2007
- Thời gian nghiên cứu: thu thập số liệu các năm 2003 - 2006.
1.4 Cấu trúc của khoá luận
- Chương 1: Mở đầu.
Chương này nêu lên lý do, ý nghĩa của việc chọn đề tài nghiên cứu, được nêu
cụ thể là trong phân đặt ấn đề Ngoài ra còn mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và cấu trúc
của khoá luận.
- Chương 2: Tổng quan.
Chương nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã và về các tài liệu
nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Gồm phan nội dung nêu những khái niệm cơ bản đã học có liên quan đến tínhtoán của dé tài, những khái niệm chung và cu thể có tính chuyên biệt đo từng yêu cầucủa vấn đề nghiên cứu như khái niệm cơ bản về nông thôn, sơ lược về quy trình trồng,
chăm sóc đừa, ca cao
Phần phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập và xử lý số liệu,phương pháp phân tích chung và các phương pháp có tính đặc thù của dự án đầu tư,
tính hiệu quả kinh tế của của cây lâu năm
Trang 16Đây là phần quan trọng nhất của dé tài, phần nay nêu lên kết quả đạt được
trong quá trình thực hiện điều tra và phân tích các kết quả về thực tiễn và lý luận Qua quá trình điều tra chung về những hộ trồng đừa và trồng xen ca cao vào vườn đừa, từ
đó đánh giá được mô hình nào mang lại hiệu quả kinh tế khả quan hơn, cuối cùng là
xem xét những khó khăn chung và nêu ra những biện pháp khắc phục và tháo gỡ
những vấn đề khó khăn đã được tìm ra đó.
- Chương 5: Kết luận
Rút ra kết luận chính đạt được và đề xuất các kiến nghị có liên quan, các giải
pháp cần thực hiện nhằm giải quyết những khó khăn gặp phải
Trang 17CHƯƠNG 2
TONG QUAN
BAN ĐỒ HANH CHÍNH XA AN KHANH
— aes — TĨNH TIỀN GLANG ws ome _%
TT, CHẬU ĐHANE
TY LỆ 1: 25 090
Hình 2.1 Bản Dé Hành Chính Xã An Khánh
2.1 Tổng quan về tài liệu có liên quan
Tài liệu phục vụ cho nghiên cứu là những bài giảng ở lớp và tài liệu có đượcqua các môn học chuyên ngành kinh tế nông lâm, và sách thu thập từ quá trình tự học
nhằm cung cấp cơ sở chủ yếu cho các công thức tính toán, lý luận của luận văn Cụ thể
Trang 18tiêu hiệu quả kinh tế, tính toán tổng hợp toàn dự án cho mô hình kinh tế ở phần nghiên cứu sau Kế đến phần quan trọng là luận văn của các anh chị khoá trước để học hỏi
cách viết, lập luận để hoàn thành tốt khóa luận
Những số liệu có được từ quá trình điều tra trực tiếp từ các hộ nông dan va
được cung cấp từ các phòng ban của xã An Khánh và huyện Châu Thành Và qua
mạng Internet, để tìm các thông tin cần thiết có liên quan cho việc thực hiện đề tài của
mình.
2.2 Tống quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên của xã
a) VỊ trí địa lí
Xã An Khánh nằm ở phía Tây — Bắc thị tran Châu Thành tỉnh Bến Tre với diện tích tự nhiên 1.482,4 ha Gồm 9 ấp: Ap 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4(ấp An Mỹ), ấp 5, ấp 6A, ấp 6B,
ấp 7, ấp 9 Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Đông giáp xã Tân Thạch và thị tran Châu Thanh tỉnh Bến Tre.
- Nam giáp xã Tam Phước và Tường Đa huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre.
- Tây giáp xã Phú Túc huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre
- Bắc giáp Tỉnh Tiéng Giang lấy con sông Tiền làm ranh giới
b) Địa hình và đất đai
Xã An Khánh nằm trong vùng có địa hình thấp của huyện, độ cao biến thiên từ
0,4 đến 0,8 m so với mặt nước biển, địa hình tương đối bằng phang, chênh lệch giữa
vùng thấp với vùng cao không nhiều Xã nằm dọc theo sông Tiền với sự phân bố đồi
dào của đất phù sa rất tốt cho cây trồng Đất thuộc nhóm dat thịt, rất thích hợp cho việc
trồng các loại cây ăn trái và các loại cây khác.Vào mùa khô, đất khô hạn và một số nơi
trong xã không giải quyết được nguồn nước tưới vào thời gian cao diém do kênh rạch
không được thông thoáng, cao điểm là từ tháng 1 đến tháng 5 hang năm Với đặc tinh
thích hợp với nhiều loại đất và chịu mặn cao vào mùa khô nên dừa là cây lâu năm
trồng nhiều ở xã ngoài các loại cây ăn trái khác cũng chiy được khô hạn vào mùa khô.
c) Khí hậu - thời tiết
- Nhiệt độ
Trang 19Nóng 4m quanh năm, thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển, trong mùa
khô biên độ dao động lên đến 14°C Nhiệt độ trung bình trong năm là 29,15°C cao nhất
là 336°C thấp nhất là 19,4°C Tháng nóng nhất trong năm là tháng 4 — 5 Tháng it
nóng nhất trong năm là tháng 12, chênh lệch giữa tháng nóng nhất và tháng ít nóng
nhất là 4°C.
- Bức xạ và chiếu sáng
Lượng bức xạ trung bình 425 cal/cm/ngày, thời gian chiếu sáng thay đổi bình
quân 1lh/ngay Dài nhất là tháng 5 trên 12h/ngày và ngăn nhất là tháng 10 dưới 10h/ngày Thời gian chiếu sáng có tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của một
số loại cây trồng, nhất là những loại cây có ảnh hưởng quang kỳ như dừa và cả ca cao
- Mưa và âm độ
+ Mưa: chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 - 11 dương lịch Mùa khô
bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 đương lịch năm sau Lượng mưa phân bố không đều,
thường tập trung từ tháng 6 — 10 khoảng 1.340 mm, chiếm gần 90 % lượng mưa cả năm, lượng mưa bình quân là 1.437 mm/năm, lớn nhất 1.932 mm/năm, nhỏ nhất 807
mm/năm Thường vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 có vài đợt không mưa liên tục từ 5 —
15 ngày xen kẽ gây ra các đợt hạn có ảnh hưởng đến vụ Hè — Thu (gọi là hạn Ba
Chin) Vùng có độ ẩm cao, sự chênh lệch giữa thánh 4m nhất và tháng khô nhất là 15% Tháng 12 —4 độ ẩm là 80 — 90% Nhỏ nhất là từ thang 12 đến tháng 1 chiếm 40
—50%.
- Bốc hơi nước
Vào mùa khô nắng nhiều độ âm không khí thấp lượng bốc hơi cao, trị số ngày
và đêm dạt đến 6mm Vào mùa mưa từ 2,5 — 3,5mm trong một ngày đêm Lượng bốc
thoát hơi lớn trong mùa khô ảnh hưởng việc canh tác một số loại cây trồng.
d) Thủy văn
Bến Tre thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long nên có ngồn nước sông rất dồi
dào, vì vậy nước sông có tầm quan trọng đặc biệt đối với tỉnh về nhiều mặt như trồng
trọt (tưới tiêu, cải tạo đất), thủy sản (cả đánh bắt và nuôi trồng), giao thông thủy, sinh
hoạt của người dân An Khánh chiu ảnh hưởng của hai con sông lớn sông Tiền ở
phía Bắc và sông Ba Lai ở phía Nam Nước từ thượng nguồn đỗ về 2 sông này rồi qua
một mạng lưới kênh, rạch chang chit cung cấp nước và phù sa khắp lưu vực Trước
Trang 20đây xã An Khánh có mạng lưới kênh rạch tự nhiên khá đồi dao, tạo điều kiện tưới tiêu
và đưa phù sa vào ruộng vườn, thuận lợi phát triển nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông
đường thuỷ và các ngành kinh tế khác.Nhưng hiện nay một số hộ nông dân có ý thức
còn kém nên nhiều kênh rạch bị lắp kín làm ảnh hưởng đến việc tưới tiêu của nhiều hộ trong xã vào mùa khô Sông Tiền chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều
không đều của biển Đông: trong 1 ngày có 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống, hàng
tháng có 2 lần nước rong (triều cường) và 2 lần nước kém (triều kém), ảnh hưởng của
thủy triều còn rất rõ, biên độ triều vào mùa kiệt có lúc đạt đến 0,50 m, biên độ triều thường từ 5 cm (mùa lũ) đến 100 cm (mùa cạn) Tại xã, theo tài liệu quan trắc nhiều
năm, biên độ lớn nhất vào kỳ triều cường ghi nhận được là 3,50 m và vào kỳ triều kém
là 1,50 m Do xã An Khánh nằm cạnh sông nên có thể tránh lũ mùa mưa, nhưng vào
mùa nắng lại thiếu nước tưới và thỉnh thoảng có hiện tượng mặn xâm nhập làm ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp của xã.
2.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội của xã
Trang 21b) Tình hình dân số - lao động xã An Khánh
Bang 2.3: Hiện Trạng Dân Số của Xã từ 2003 — 2006
Chỉ tiêu DVT Nam 2005 Nam 2006
Số nhân khẩu /hộ Người 443 4,21
Nguồn tin: Ban Thông kê xã
Bảng 2.4 Tình Hình Phân Bố Ngành Nghề của Hộ Dân tại Xã An Khánh
Nguôn tin: Ban Thông kê xã
Năm 2006, xã An Khánh có tổng số 2.393 hộ với tổng nhân khẩu là 10.088 người, bình quân mỗi gia đình có 4 người Tốc độ gia tăng dân số của xã từ năm 2004
đến năm 2006 là 0,11% Đây là tốc độ gia tăng lý tưởng và cần được duy trì cho toàn
xã.
Xã gồm có 9 ấp chủ yếu sống bằng nông nghiêp trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán
nhỏ lẽ, còn các ngành kinh tế khác chưa phát triển Sự phân bố dân số cũng như lao
động ở các ấp khá đồng đều tuy nhiên trong phân bể ngành nghề còn chênh lệch lớn.
Cụ thể hơn được thé hiện cụ thé hơn qua các bảng :
Trang 22Bảng 2.5 Lao Động Phân Theo Giới Tính của Xã
Chỉ tiêu DVT Số lượng Tỷ trọng (%)Tông dân số Người 10.088 100,00
Nguồn tin: Ban Thông kê xã
Cơ cấu dân số tính theo giới tính nữ chiếm tỉ lệ 51,56%, với 5202 người số lao
dộng nữ cũng chiếm tỉ lệ là không nhỏ 37,97% trong tổng số lao động của xã 5836
người Đây là điều kiện không thuận lợi lắm cho việc sản xuất nông nghiệp nhưng đối với việc trồng đừa và ca cao thì trở ngại về dân số nữ là không hoàn toàn đáng kể Tuydân số đông nhưng số nhân khẩu bình quân trong mỗi gia đình chỉ ở mức trung bình
Điều này cho thấy nhân khâu của mỗi hộ không phải gánh nặng về kinh tế của hộ.
Nguôn tin: Phòng Thống kê huyện
Từ bảng 2.6 trên ta thấy mức thu nhập bình quân đầu người của hộ thấp hơn
200 ngàn đồng/tháng được đánh giá là hộ nghèo, thu nhập từ 200 — 400 ngàn đồng
I1
Trang 23được xem là hộ có mức sống trung bình, thu nhập từ 400 — 600 được xem là hộ có
mức sống khá và thu nhập trung bình trên 600 ngàn đồng/người tháng được đánh giá
là hộ giàu Từ định mức phân loại mức sống của hộ theo thu nhập của huyện chúng ta
xem xã An Khánh có bao nhiêu hộ giàu, khá, trung bình và hộ nghèo.
Bảng 2.7 Phân Loại Nhóm Hộ Theo Thu Nhập tại Địa Phương
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Chỉ tiêu Shộ CoơCấu Sốhộ CơCấu Sôhộ CơCấu
cũng có sự chuyển dịch, hộ trung bình giảm đi từ 51,45% năm 2004 còn 33,61% năm
2006 Số hộ giàu tăng lên từ 186 hộ năm 2004 lên 288 hộ năm 2006 đạt 12,04% Sự
thay déi nhóm hộ theo thu nhập tại địa phương làm số hộ khá giàu tăng lên điều nay
cũng làm thay đổi bộ mặt của xã trong những năm gan đây
e) Cơ sở hạ tầng
- Mạng lưới giao thông
Qua xã có Quốc lộ 60 dai 2,2 km, tỉnh lộ 175 liên xã An Khánh Tân Thạch
Châu Thanh, Phú Tic, Tân Thạch điều được nhựa hoá, có nhánh của sông Tiền chảy ngang qua xã là 3,9 km, Nhìn chung mạng lưới đường thủy ,dường bộ, rất thuậnlợi cho việc lưu thông, vận chuyên hàng hoá, thông thoáng cho các hàng hoá dịch vụ
phát triển.
- Điện — nước
Toàn xã có 98% hộ dân có điện thắp sáng Tuy nhiên về nguồn nước sinh hoạtthì chưa được phủ khắp toàn xã như điện, và nguồn nước tưới tiêu thường bị thiêu
Trang 24nước vào thời kỳ cao diém của mùa khô Nhìn chung người dân ở xã lo lắng nhất là về
nguồn nước sinh hoạt lẫn sản xuất vào mùa khô do nguồn nước sạch không được dẫn
đến, nguồn nước sông lại bi ô nhiễm.
- Thông tin liên lạc
Ủy ban nhân dân xã đã từng bước cũng cố, đồng thời tiếp âm thường xuyên
chương trình tin tức của đài Trung ương, Tỉnh, Huyện Do có đầu tư loa phát thanh ở
trung tâm xã và hầu hết các hộ có radio, casset hay tivi để nắm bắt về thông tin kinh tế
- xã hội cũng như các chương trình khuyến nông, khuyến ngư nên sự hiểu biết của
người dân ngày càng được nâng cao.
- Giáo dục
Trường lớp cơ bản được xây dựng kiên cố đảm bảo cho việc học tập và giảng dạy trong thời gian qua Trang thiết bị thư viện cũng được đầu tư, chất lượng dạy và
học của giáo viên ở các cấp học ngày càng được nâng cao Mở thêm các trường mầm
non mẫu giáo đạt tiêu chuẩn dạy và học
-Y@
Trong những năm qua mạng lưới y tế xã phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân được tốt hơn, công tác vệ sinh phòng dịch được thực hiện thường xuyên Tuyên
truyền sâu rộng kiến thức y tế trong nhân dân đã cải thiện ý thức của người dân về
phòng và trị bệnh.
Hiện nay trẻ em suy dinh dưỡng ở xã chiếm 16 %, công tác tiêm chủng mở rộng
định kỳ đạt 100 %, công tác truyền thông dân số luôn hoạt động tốt, tất cả các ấp đều
có công tác viên hoạt động tích cực.
- Văn hóa xã hội
Hiện toàn xã có 22 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hiện còn sống 5 mẹ và đã được nhận phụng dưỡng, 133 liệt sĩ, 138 thương bệnh binh, 87 lão thành cách mạng, 49 gia
đình có công với cách mạng Công tác đền ơn đáp nghĩa luôn được chính quyền địa
phương đặc biệt quan tâm, chú trọng nâng mức sống các gia đình có công từ trung bình trở lên, không để hộ nghèo, bằng nguồn lực địa phương cùng sự vận động các
đơn vị tài trợ, cơ quan trong và ngoài tỉnh xã đã cất được 2 căn nhà tình nghĩa, 20 căn
nhà tình thương, ngoài ra còn đóng góp cho quỹ người nghèo, neo đơn.
13
Trang 25CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Một số vẫn đề về nông thôn
a) Khái niệm kinh tế hộ nông dân
Nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp có quyền kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất đai thuộc quyền sở hữu của mình, sử dụng chủ yếu lao động của gia
đình để sản xuất thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yêu đặc
trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng không hoàn hảo cao.
b) Vai trò của nông hộ
Nông hộ là hộ gia đình nông dân, là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức
cơ sở của nông nghiệp và nông thôn đã tồn tại từ lâu ở các nước nông nghiệp Nông hộ
bao gồm chủ yếu cha mẹ con cái Các thành viên nông hộ gắn bó chặt chẽ trước tiên
trên quan hệ hôn nhân và quyết thống.
Về kinh tế các thành viên trong nông hộ gan bó với nhau trên các mặt quan hệ
sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm và quản lý các thành viên
trong nông hộ cùng chung mục đích và lợi ích thoát khỏi đói nghèo phát triển kinh tếcàng giàu có.
Do thống nhất về lợi ích nên các thành viên trong nông hộ dé thống nhất
về hành động, đều sẵn sàng làm việc để có thu nhập cao cho gia đình cũng là lợi ích
của mỗi người Các thành viên trong nông hộ từ trẻ đến già đều có thể lao động và tham gia mà không kể tuổi tác họ làm việc tuỳ theo sức khoẻ và khả năng của mình.
Do đó việc phân công và hợp tác lao động trong nông hộ có nhiều ưu điểm mà các cơ
sở khác không có được là: tính tự nguyện, tự giác cao, tận dụng tối đa khả năng trong
Trang 26Nông thôn — nông hộ đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu giải quyết lương
vụ.
3.1.2 Đặc điểm hình thái của ca cao, dừa
a) Cây ca cao
- Thân
Ca cao là loài cây thân gỗ nhỏ có thé cao đến 10 — 20 m nếu mọc tự nhiên trong
cành nên cây thường có chiều cao trung bình khoảng 5 — 7 m, đường kính thân 10 — Š
kinh tế khác Thời kì kinh doanh hiệu quả có thể kéo đài từ 25 - 40 năm.
- Lá
Lá đưới bóng che có phiến rộng và xanh hơn ngoài nang Lá trên thân chính hoặc cành vượt có cuống đài từ 7 — 9 em và mọc theo hình xoắc ốc Lá trên cành
sáng cao hơn lá trên thân chính.
- Rễ
Khi cây được 3 năm tuổi, rễ trụ dai khoảng 1,5 — 2 m Trên suốt chiều đài của rễ
trụ cé rất nhiều rễ ngang mọc ra và phân nhánh với rất nhiều rễ con, tập trung chủ yếu
ở vùng rễ phía đưới cổ rễ khoảng 20 cm Biện pháp tủ gốc dé giữ và kéo dai ẩm độ gốc
trong mùa khô rất quan trọng trong VIỆC duy trì hoạt động của lớp rễ ngang trong quá
trình hấp thu dinh dưỡng và nước
- Hoa
nơi có đủ nước, cây ra hoa quanh năm nhưng vẫn có cao điểm ra hoa rộ Hoa ca cao ra
l5
Trang 27nhiều nhưng chỉ thụ phấn và đậu 1 — 5 % Phần lớn hoa nở mà không được thụ phan sẽ
rụng sau 48 giờ.
- Trái
Trái có màu sắc khá đa dạng Trái chưa chín có màu xanh, đỏ tím hoặc xanh
điểm đỏ tím Khi trái chín màu xanh chuyển sang màu vàng, màu đỏ tím chuyển sang
mau da cam Hình dang trai thay đổi nhiều từ cấu hình trứng Số lượng rãnh và độ sâu
của khía trên trái cũng thay đổi từ 5 - 10 rãnh, rãnh có thé sâu nhiều, nông hoặc trơnnhãn Vỏ trái có thé dày từ 1 — 3 cm Trọng lượng trái thay đổi 0,2 kg-1 kg
- Hạt
Mỗi trái chứa từ 30 - 40 hạt Mỗi hạt có lớp cơm nhay bao quanh có vị chua,
ngọt, thơm và xếp thành 5 dãy Hạt có vỏ mỏng màu hồng, nhiều đường gân Kíchthước hạt thay đôi tùy theo giống va mùa vụ Hat phát triển trong mùa khô có kích
thước, trọng lượng nhỏ, hàm lượng chất béo thấp tỉ lệ lép nhiều hơn so với mùa mưa.
b) Cây dừa
- Rễ
Dừa có rễ bất định sinh ra liên tục ở phần đáy gốc thân, đừa không có rễ cọc.
Rễ không có lông hút mà chỉ có những rễ nhỏ là rễ dinh đưỡng Mỗi cây có từ 2.000 —16.500 cái rễ tùy theo giống, tuổi cây, loại đất và điều kiện canh tác, đất sét nặng,phèn, mặn và thủy cấp cao ảnh hướng lớn đến số lượng và sự phát triển của rễ
- Thân
Chiểu cao và đường kính của thân phụ thuộc vào giống Cây dừa có năng suất
cao thường có đường kính thân to, sẹo lá lớn, sâu khít.
- Lá
Mỗi tán dừa có trung bình 30 — 40 tau lá (ở nhóm dừa cao) và 25 — 28 tàu lá (ở
nhóm dừa lùn) Mỗi tàu xuất hiện đến khi rụng khoảng 30 tháng Tốc độ ra lá trung
bình 16 — 18 lá/cây/năm.
- Hoa
Thông thường mỗi nách lá mang một buồng hoa cả hoa đực và cái Số lượnghoa cái phụ thuộc vào giếng, tình trạng dinh dưỡng và điều kiện môi trường Giốngdừa cao cho trái to, giống dừa lùn cho trái nhỏ.
Trang 28- Trái
Thời gian từ khi ra hoa cái thụ phấn đến khi trái khô là 12 tháng, cơm đừa bắt
đầu hình thành ở tháng thứ năm sau khi hoa cái thụ phấn, đến tháng thứ 7 — 8, hàm
lượng đường và các chất trong nước dừa đạt cao nhất, lúc này là giai đoạn tốt nhất để
thu trái uống nước Đến tháng 11 trái bắt đầu khô, đây là giai đoạn tốt nhất để thu trái
làm giống hoặc chế biến.
Ở nhóm dita cao có hàm lượng cơm và dầu trung bình cao hơn dừa lùn Nên
dừa cao thích hợp để trồng lấy dầu và chế biến các sản phẩm khác từ cơm, xơ, gáo,
nước dừa, còn dừa lùn thích hợp trồng để uống nước
3.1.3 Đặc điểm về điều kiện sinh thái của ca cao, dừa
a) Cây ca cao
- Khí hậu
Cây ca cao trồng thích hợp trên những vùng có lượng mưa hàng năm vào
khoảng 1.500 — 2.500 mm Ca cao thường phân bố ở các vùng đất có độ cao từ mặt
biển cho đến 800 m Cây ca cao sinh trưởng phát triển tốt ở nhiệt độ tối đa khoảng 30
-32°C và tối thiểu khoảng 18 - 21°C Cây bị thiệt hại nghiêm trọng ở nhiệt độ dưới 10°C
hoặc dưới 15°C nhưng kéo dài Âm độ thích hợp cho cây phát triển khoảng 70 — 80 %
- Gió
Lá ca cao có cuống dài, phiến lá rộng nên nếu bị gió lay liên lục sẽ bị tổn
thương cơ giới, nhất là lá non Nếu vùng nào gió mạnh và kéo dài, nhất thiết phải trồng
cây chắn gió để ca cao phát triển Có vài nơi trồng ca cao không trồng cây che bóng
hoặc có nhưng đốn bỏ khi ca cao có tán thì bị thất bại mà nguyên nhân chính trong
trường hợp này là do gió.
- Đất đai
Cây ca cao có thể phát triển trên nhiều địa hình và loại đất khác nhau, từ các
vùng triền đốc, đất cát, đất phù sa ven sông, đất phù sa cỗ bạc màu nếu có bóng che và
nước tưới đầy đủ Ca cao chịu được trên vùng đất có độ pH từ 5 - 8 nhưng tối ưu
khoảng 5,5 - 6,7 Do đó ca cao có thể trồng trên các vùng đất ở Tây Nguyên, Duyên
Hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và một số nơi ở miền Tây Nam Bộ
- Nước
Ca cao không thích hợp các chân đất ngập úng, khó thoát nước Ở Đồng bằng
sông Cửu Long tuy mực thủy cấp cao nhưng do ảnh hưởng của thủy triều nước lên
_ 000484
Trang 29xuống hàng ngày nên đất vẫn thoáng và ca cao phát triển tốt Trong thời kì kiến thiết
cơ bản ca cao cần phải tưới đầy đủ trong mùa khô nhất là những nơi bóng che còn
thiếu Ca cao chủ yếu ra hoa và phát triển trái trong mùa mưa, nên khi ca cao đã định
hình, mùa khô có thể cần ít nước tưới hơn Tuy nhiên, nêu được tưới trong mùa khô năng suất sẽ cao và cho trái quanh năm Khi trái phát triển nếu thiếu nước hạt sẽ nhỏ,hàm lượng bơ thấp và tỉ lệ vỏ nhiều
- Bóng che
Cây ca cao sinh trưởng tốt dưới bóng ram do đó có thể trồng xen trong vườn
đừa, cau, điều, chuối, cây ăn trái có tán thưa, tán rừng thưa Ca cao thích hợp để cải tạo
dần các vườn tạp Đối với các vườn cà phê, không hiệu quả có thé trồng xen trong hai
năm đầu Cà phê, điều đóng vai trò như cây che bóng và được tỉa hợp lý khi tán lá cacao phát triển.
b) Cây dừa
Dừa có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, những điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi đối với cây dừa chỉ nằm trong phạm vi giới hạn từ 20° vĩ độ Bắc đến 20° vĩ độ Nam
chung quanh đường xích đạo Các yếu tố về khí hậu thời tiết đều có liên quan với nhau
và gây tác động ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây
- Lượng mưa
Cây dừa cần rất nhiều nước nhưng do không có rễ cọc và có khả năng tích trữnước rất kém nên nó không thích hợp với những vùng mà mùa mưa có những cơn mưa
kéo dài và xen kẻ với mùa khô hay những vùng có lượng mưa quá it điều này có
nghĩa là cây dừa yêu cầu lượng mưa phải được phân phối đều qua các tháng trong
năm Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 — 2.300 mm và phân bố đều là
điều kiện thích hợp để cây dừa sinh trưởng và phát triển tốt Ngoài ra, mưa nhiều làm
cho 4m độ không khí tăng cao là những điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.
- Nhiệt độ
Cây dừa đòi hỏi nhiệt độ cao và điều hòa quanh năm dé có thể sinh trưởng và
phát triển tốt Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 29°C, thích hợp nhất là từ 27
-29°C Biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa, các tháng trong năm khôngđược quá 7°C Nhiệt độ dưới 20° và trên 35°C đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây dừa, làm dừa phát triển chậm lại, ra lá chậm, trỗ ít buồng, ra trải ít Đây là
Trang 30một trong những yếu tô tự nhiên quan trọng nhất làm hạn ché sự hiện diện của cây đừa
ở một số nơi trên thế giới và ở một số địa phương trong nước ta.
- Âm độ không khí
Cây dừa thích hợp với khí hậu nóng ẩm, yêu cầu am độ không khí từ 80 — 90 %,
ẩm độ trung bình hàng tháng không được dưới 60% vì sẽ làm rụng trái non rất nhiều.
Độ âm không khí càng thấp càng làm tăng tác hại của mua Những vùng chịu ảnh
hưởng của gió Lào, gió Nam, nếu thuận tiện nên trồng các đai rừng phòng hộ khi trồng
đừa.
- Số giờ chiếu sáng
Dừa là một loại cây có đặc tính hướng đương (Heliotropison) biểu hiện rõ nhất
khi cây mọc đọc bờ biển Dừa rất cần ánh sáng, nó đòi hỏi nhiều ánh sáng mặt trời và
không thể phát triển được trong những vùng có nhiều mây Tổng số giờ chiếu sáng
hàng năm không được dưới 2.000 giờ để cây dừa sinh trưởng tốt Dưới bóng râm dày
nó bị ức chế sinh trưởng, cây dừa mọc yếu ớt, mảnh khánh, khả năng quang hợp giảm
đưa đến năng suất giảm
- Gió
Cây dừa đa số là thụ phấn chéo, do đó gió giữ vai trò rất quan trọng trong sự phân tán hạt phan và sự thụ phan của hoa dừa Nơi có gió nhẹ thường xuyên thì năng
suất dừa tăng rõ rệt nhờ tỷ lệ thụ phan cao, gió nhẹ còn giúp cho sự thoát hơi nước ở lá
vì thế làm tăng khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng lên lá Nhưng dừa lại rất sợ bão
tố và gió mạnh, nhất là đối với dừa cao Bảo tố, gió mạnh thường làm cho cây dừa bị
gãy ngọn, rách hư tàu lá, hư buồng dừa, làm giảm tỷ lệ thụ phấn Ở những vùng đât
thịt nặng, nhiều sét, vào mùa khô, gió mạnh làm cho đất mau khô, nứt nẻ, làm đứt re
đừa gây ảnh hưởng xấu đến sự phat triển của cây nếu trữ lượng nước trong đất cao
hoặc có mực nước ngầm ở gần mặt đất.
3.1.4 Một số chỉ tiêu xác định kết quả - hiệu quá sản xuất
Đối với sản xuất kinh doanh hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng Hiệu
quả kinh tế thể hiện mối tương quan giữa thu và chỉ theo chiều hướng tăng, giảm:
- Thu tang, chi không đổi
- Thu không đổi, chỉ giảm
- Thu tăng, chi giảm
19
Trang 31- Thu tăng, chi tăng nhưng tốc độ tăng của thu lớn hơn chỉ
- Thu giảm, chi giảm nhưng tốc độ giảm của chỉ lớn thu
Kết quả-hiệu quả kinh tế có ý nghĩa to lớn trong lý luận cũng như trong thực
tiễn tổ chức sản xuất của các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như toàn bộ nền kinh tế
quốc dân.
Tùy vào quy mô, mục đích sản xuất mà các đơn vị sản xuất kinh doanh dùng
chỉ tiêu kết quả hay biệu quả làm mục tiêu hoạt động của mình.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp thể hiện bằng cách so sánh khối
lượng sản phâm hàng hoá nông nghiệp đạt được so với khối lượng chi phí vật chất, lao
động bỏ ra Khi xác định hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp phải tính đến việc sử
dụng đất đai, các nguồn lực tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp.
Hiệu qua kinh tế = Kết qua sản xuất / Chi phí sản xuất
Có rất nhiều chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất như sản lượng, năng suất, đoanh
thu, thu nhập, lợi nhuận
- Doanh thu = Sản lượng bán* Giá bán
- Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chỉ phí sản xuất
- Thu nhập = Doanh thu - (Chi phí vật chất mua + Chi phi lao động thué)
Tổng chi phí sản xuất = Chi phí vật chất + Chi phí lao động
- Chỉ phí vật chất: Khi sản xuất nông nghiệp không phải tất cả các chỉ phí đều mua ngoài mà nông dân có thể tận dụng các phụ phẩm, phế phẩm từ quá khứ từ quá
trình sản xuất trước đó Chỉ phí bao gồm toàn bộ chỉ phí vật chất mua ngoài và chỉ phí
vật chất do hộ nông dân đóng góp như hạt giống, rơm rạ, phân chuồng được quy đổi
ra chi phí theo giá thị trường.
- Chi phí lao động: là chi phí phải trả cho việc thuê mướn lao động cũng như
công lao động nhà của quá trình làm đất, chăm sóc, thu hoạch
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
- Tỉ suất lợi nhuận theo chi phí: Day là một chỉ tiêu phan ánh khá day đủ hiệu
quả kinh tế, nó cho biết một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ti suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Chi phí sản xuất
- Tỉ suất thu nhập theo chi phí: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chỉ phí tạo ra
bao nhiêu đồng thu nhập
Trang 32Tỉ suất thu nhập = Thu nhap/Chi phí sản xuất
3.1.5 Các chí tiêu đánh giá dự án
- Hiện giá thuần NPV (Net present value)
NPV là giá trị hiện tại được tính theo 1 mức chiết khấu cụ thể nào đó của dòng
tiền ngân lưu thu nhập mà dự án sẽ mang lại trong tương lai so với các khoản đầu tư
Xác định lãi ròng hang năm (B; — C;)
Tìm suất chiết khâu r Tìm hệ số chiết khấu thích hợp cho hàng năm.
Khi xác định được lãi ròng hàng năm ta tính được NPV.
Ý nghĩa: Hiện giá thu nhập thuần NPV cho biết với một chi phí cơ hội mong
muốn nhất định của nhà đầu tư, hiện giá lợi ích có lớn hơn hiện giá chỉ phí không? Vàvới yêu cầu là hiện giá lợi ích phải lớn hơn hiện giá chỉ phí để thu được lợi nhuận
- Chỉ tiêu thu hồi vốn nội bộ của mô hình IRR (Internation Rate of Return, %)
Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ của mô hình là tỷ suất chiết khấu mà với tỷ suất này
hiện giá thu nhập thuần NPV của mô hình bằng 0 (NPV = 0)
Trang 33r¡: Tỷ suất chiết khấu để tính NPV,ro: Tỷ suất chiết khấu dé tính NPV;
NPV): Hiện giá thu nhập thuần của dự án được chiết khấu với 1).
NPV;: Hiện giá thu nhập thuần của dự án được chiết khẩu với r;,
Về kha năng sinh lợi: Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ IRR biểu thị tý lệ sinh lợi (chỉ phí cơ hội) lớn nhất mà bản thân dự án đạt được (tỷ lệ sinh lợi nội sinh) của dự án phụ thuộc vào dịng phát sinh lợi ich và chi phí phát sinh trong tồn bộ thời gian thực hiện
dự án Về khả năng thanh tốn: tỷ suất thu hồi vốn IRR biểu thị mức lãi vay cao nhất
mà dự án cĩ khả năng thanh tốn.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp mơ tả
Đề tài sử dụng phương pháp quan sát các đối tượng điều tra tại địa bàn nghiên
cứu để thu nhập các thơng số, đữ liệu nhằm mơ tả thực trạng của các đối tượng cần
nghiên cứu.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
a) Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo kết quả ở phịng Thống kê, văn phịng
xã, huyện, số liệu sơ cấp được cung cấp từ hộ nơng dân.
b) Phương pháp so sánh
Bằng cách phân tích cụ thể, chỉ tiết từng vấn đẻ, mơ hình nghiên cứu, là một
phương pháp đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu.
Phương pháp so sánh cĩ một chỉ tiêu tính sau:
- Chỉ tiêu mức độ tăng giảm tuyệt đối:
Là chỉ tiêu biểu hiện mức độ chênh lệch hiệu số giữa hai kỳ nghiên cứu Chỉ
tiêu này phản ánh mức tăng giảm tuyệt đối (A) về một chỉ tiêu qua từng kỳ nghiên
cứu.
Thực hiện năm sau so với năm trước:
A TH = YTH06 — ŸTH05
Trong đĩ:
Yruos: mức độ thực hiện năm 2005
YrHò: mức độ thực hiện nam 2006
Trang 34- Chỉ tiêu tốc độ tăng giảm: là chỉ tiêu tương đối dùng để đánh giá tốc độ phát
triển tăng (hay giảm) về chỉ tiêu nào đó giữa hai kì nghiên cứu.
c) Phuong phap phan tich
Sau khi thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp từ các hộ nông dân tiế
ân tích và so sánh cụ thể những thuận lợi và khó khăn
n hành xử lý sô
liệu bằng phần mềm Excel, ph
của các mô hình sau:
Mô hình 1 (MH1): Mô hình trồng đừa độc canh.
Mô hình 2 (MH2): Mô hình trồng xen ca cao vào vườn dừa.
BÁC)
Trang 35CHƯƠNG 4
KET QUA VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình sản xuất dừa tại xã
4.1.1 Tình hình sử dụng đất trồng dừa
Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất đai là một yếu tố không thể thiếu và việc
sản xuất cây gì, con gì phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, lý hóa tính của vùng đất đó Việc chọn cây trồng thích hợp với đất mà vẫn mang lại lợi nhuận cao là điều mà bất cứ
người nông dân hay nhà quản lý nào cũng phải quan tâm và xem xét hàng đầu Xã An
Khánh có lợi thế là đất đai màu mỡ tuy nhiên có một han chế là đất bị nhiễm mặn vào những tháng mùa khô hàng năm gây không ít khó khăn cho nhà vườn, tuy nhiên việc
nhiễm mặn nay không đáng ké.Vi thế Nông dan chỉ có thể trồng lúa và hoa màu vào
mùa mưa, và ngoài các loại cây ăn trái chịu đ ược mặn khác cây dừa cũng là loại cây
chịu được mặn nên bà con nông dân chọn trồng phổ biến trong xã điện tích trồng dừa
chiếm vi thế thứ hai trong điện tích vườn cây của xã, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1 Tình Hình Sứ Dụng Đất Trồng Dừa ở Xã
Khoản mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích vườn cây 697,2 100,00
- DT trồng dừa 317 45,46
- DT trồng cây khác 380,2 54,54
Nguồn tin: Ban Thông kê xã
Tổng diện tích vườn cây của xã là 697,2 ha, trong đó diện tích trồng đừa chiếm
45,46 %, tương ứng với 317 ha, còn diện tích 54,54% vườn cây còn lại là trồng các
loại cây khác như cam, quýt, bưởi, măng, nhãn Từ số liệu này chúng ta có thể thay
đặc điểm về tính chất đất đai cũng như cây trồng đã có ảnh hưởng quyết định đến thực
Trang 36nhiễm mặn đã làm cho cây trồng này trở thành loại cây chủ lực thứ hai của xã trongsản xuất nông nghiệp.
- 4.1.2 Sự biến động diện tích trồng dừa qua các năm
Trong quá trình thu thập số liệu từ thực tế điều tra nông hộ và số liệu từ ban thống kê của xã thì điện tích trồng đừa ở xã An Khánh trong 3 năm gần đây luôn luôn
tăng, con số cụ thé được thể hiện qua bang:
Bảng 4.2 Biến Động Diện Tích Trồng Dừa Qua Các Năm
DVT: Ha
Khoản mục Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ
2004 (%) 2005 (%) 2006 (%)Tổng DT vườn cây 629_ 100,00 685 100,00 697,2 100,00
- DT trồng dừa 290 46,10 310 45,25 317 45,46
- DT trồng cây khác 339 33.9 375 54.75 380,2 54,54
Nguồn tin: Ban Thông kê xã
Từ năm 2004 đến 2006 điện tích trồng dừa luôn biến động, nhưng sự thay đổi là
không lớn Vài năm gần đây, giá dừa trái bán ra tăng giảm đột ngột khiến người dân
không an tâm, nhưng do tập quán và thói quen nên người dân vẫn mở rộng việc trồng
dừa Diện tích dira ngày càng tăng tỷ lệ thuận với tình hình thiếu nước tưới ngày càngnhiều ở trung tâm xã Mặt khác, cây lúa trong những năm qua liên tục bị dịch vàng
lùn, lùn xoăn lá, các loại cây ăn trái như cam, quýt, bưởi, nhãn thì giá cả bap bênh, lại
bị sự cạnh tranh quyết liệt của trái cây Trung Quốc, Thái Lan do đó việc chuyên đổi
cơ cau cây trồng từ loại cây trồng khác sang trồng dừa là điều không thé tránh khỏi.Tình hình cụ thể như sau:
Tại bảng 4.2.Trong tong điện tích vườn cây của xã là 629 ha năm 2004, thì diện
tích trồng dừa là 290 ha, chiếm 46,10 % diện tích còn lại trồng các loại cây ăn trái
khác.
Năm 2005 do sự chuyển đổi từ diện tích trồng lúa sang vườn cây nên tổng diện
tích vườn cây tăng lên 685 ha, diện tích vườn dừa đạt 310 ha, tăng 20 ha khoảng cách
tăng nay thật đáng kể so với các năm, chiếm tỷ lệ 45,25 % Diện tích trồng cây ăn trái
khác chiếm tỷ lệ là 54,25 % trong tổng diện tích vườn cây của xã
25
Trang 37Đến năm 2006 thì diện tích vườn cây vẫn có sự thay đổi chút ít nhưng tỉ lệ đó
chỉ là hơn 5ha so với điện tích trồng dừa tăng 7 ha, nâng tổng diện tích trồng đừa hiện
nay lên là 317 ha, chiếm 45,46 % tổng diện tích vườn cây của xã
4.1.3 Giá trị sản lượng dừa
a) Giá trị sản lượng nông nghiệp
Nông nghiệp là nghành sản xuất truyền thống từ rất lâu đời của xã, nhiều hộdân ở đây có nguồn thu nhập chính là nông nghiệp và hiện nay số hộ tham gia sản xuất
nông nghiệp là 1.418 hộ trong tổng số 2.393 hộ của xã Giá trị sản lượng nông nghiệp
luôn chiếm vị thế cao nhất trong tổng giá trị sản lượng của xã Điều này được thể hiệnqua bộ mặt của đòi sống người dân nông thôn đang từng bước đi lên.Giá cả các mặthàng nông nghiệp tuy có sự cạnh tranh nhưng én định hơn, sản lượng cũng dan tăng
cao hơn và chất lượng ngày càng được cải thiện hơn
Trong ngành trồng trọt ở địa phương, GTSL mà cây ăn trái và đừa mang lại làrất lớn vì đây là hai cây trồng chủ lực Diện tích trồng cây 4 n trái là lớn nhất, tiếp theo
đó là điện tích trồng dừa Hầu như các hộ dân ở xã đều trồng dừa do đặc điểm mang
tính truyền thống và cây đùa chịu được tình trạng thiếu nước vào mùa khô Tuy nhiên,
GTSL do cây dừa mang lại là bao nhiêu, nó có giúp người dân cải thiện được đời sốnghay không? Chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn dé này ở phan tiếp theo
b) Giá trị sản lượng dừa
Hy vọng với diện tích dừa lớn như thế thì giá trị mà nó mang lại sẽ tương ứng
để người dan có mức sông cao hơn, thế nhưng thực tế không như mong đợi Sản lượng
dừa hàng năm ở xã không cao do phần lớn các vườn dừa đã vào thới kỳlão hóa (30năm tuổi) Số liệu cụ thể được trình bày qua các bảng sau:
Bảng 4.3 Phân Bố DT Trong Đất Nông nghiệp
Khoản mục Diện tích (Ha) Tỷ lệ (3%)
Trang 38Qua các bảng 4.3, 4.4 ta thấy diện tích trồng dừa chiếm đến 35,74% tổng diện
tích đất nông nghiệp toàn xã với 317 ha nhưng giá trị mà nó mang lại chỉ có 41,8%với 5,67 tỷ đồng Trong khi đó cây ăn trái chiếm tỉ lệ 42,88% diện tích đất nông
nghiệp (với 380,2ha) lại đóng góp vào tổng GTSL nông nghiệp tương ứng 6,35 tyđồng Chúng ta thấy GTSL của dừa lại càng không hiệu quả khi so sánh với GTSL từcác cây trồng khác mang lại Từ đó ta thấy được sự kém hiệu quả trong việc trồng dừa
tại xã đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người nông dân trồng dừa Thu nhập bìnhquân của hộ trồng dừa chỉ ở mức trung bình theo chuẩn phân loại giàu, khá, trungbình, nghèo của xã, huyện, và thực tế cho thấy nguồn thu hang năm từ cây dừa chỉ
_ đóng góp từ 10 % - 30 % tổng thu nhập của nông hộ
Bang 4.5 Thu Nhập Binh Quân Đầu Người của Hộ Trồng Dừa Qua Các Năm
Trang 39Quy trình kỹ thuật có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển củacây trồng Quy trình kỹ thuật trồng dừa được tiến hành theo trình tự như sau:
- Lên liếp để chống úng cho cây vào mùa mưa và thuận tiện tưới tiêu vào mùa khô giúp cây phát triển tốt.
- Thiết kế hệ thống mương: độ dốc của đáy mương là 8° để đảm bảo việc thoátnước nhanh chóng, toàn bộ các mương trong vườn được nối với nhau thành một hệ
thống Ở vùng bị nước mặn xâm nhập cần thiết lập các bờ bao ngăn mặn, đồng thời để
giữ nước ngọt trong mương nhằm hạn chế mặn xâm nhập vào mùa khô
- Đào hố: đào theo kích thước dai x rộng từ 0,5 — 0,6 m, sâu từ 0,8 — 1 m.
- Bón lót: bón từ 2 — 3 kg vôi dé cải thiện độ pH đất, bón 10 kg phân chuồng đã
hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh, bón 80 g urea + 0,5 kg super lân + 0,5 kg KCI.
- Kỹ thuật trồng cây:
+ Thời vụ: nên trồng vào đầu mùa mưa dé giúp cây mau bén rễ và giảm chiphí tưới Nên trồng vào sáng sớm hay chiều mát
+ Phương thức trồng: nên trồng theo kiểu cạnh tam giác (nanh sấu) với
khoảng cách 8 x 8 m vì kiểu này giúp tận dụng được đất đai nhiều nhất và khoảng
không gian đành cho cây đừa là cao nhất
+ Mật độ trồng: nên trồng với mật độ 150 cây/ha
+ Độ sâu đặt cây con: nên đặt trái ở độ sâu ngang mặt dat, lap đất chừa lại 1⁄4
bé cao của trái lộ ra trên mặt đất
+ Hướng đặt cây con: đặt phần trái hướng ra mép mương gan nhất và mỗihàng cây cách mép liép từ 0,5 — 1 m (tùy theo bề rộng của liếp và khoảng cách giữa
hai hàng cây).
+ Cách trồng cây con: trên các hé đã chuẩn bị sẵn đào một lỗ rộng bằng kích
thước trái ở trung tâm hồ dé đặt cây con Giữ cho cây đứng thắng, lấp đất lại chừa
khoảng 1⁄4 trái, giậm chặt đất chung quanh hồ
+ Chăm sóc cây con mới trồng: dùng 3 que gỗ dài khoảng 50 — 60 cm cắm chung quanh gốc theo hình tam giác, buộc tim 3 que vào thân cây Nếu gặp trời khô