1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân phường Hiệp Ninh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh qua 3 năm 2004 - 2006

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 27,02 MB

Nội dung

-Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân p

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA KINH TE

- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ HOAT ĐỘNG CUA QUY TÍN DỤNG

NHÂN DAN PHƯỜNG HIỆP NINH, THỊ XÃ TAY NINH

TỈNH TÂY NINH QUA 3 NĂM 2004 — 2006

LỄ HBỆNG Lise THU VIỆN ĐẠI HỌC NÔNG LAM

Trang 2

-Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh tế, trường Đại

Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Đánh giá hiệu quả hoạt

động của Quỹ tín dụng nhân dân phường Hiệp Ninh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

qua 3 năm 2004 — 2006” do sinh viên: Lê Hoàng Linh, Lớp TC03 Ngành: Kinh Tế,Chuyên Ngành: Phát Triển Nông Thôn đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

tháng năm Tại Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Khoa Kinh TếTrường Đại Học Nông Lâm Thanh Phó Hồ Chí Minh:

Trần Anh Kiệt Người hướng dẫn

Ngày /ytháng // năm 200Z“

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

» mm « — = yes

Wy ve Maw %4; Ao ae

Ngày (tháng J/năm 200 Ngày 2 tháng // năm 200

Trang 3

LOI CAM TA

Xin chân thành cảm ơn:

Gia đình cùng bạn bè đã hết lòng động viên, giúp đở trong quá trình học tập và

trong quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Anh Kiệt đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Cảm ơn các cô chú anh chị UBND phường Hiệp Ninh, Quỹ tín dụng nhân dân

phường Hiệp Ninh đã tạo điều kiện giúp đở trong quá trình thu thập và xữ lý số liệu

Xin chân thành biết ơn quý thầy cô khoa kinh tế cùng toàn thể thầy cô TrườngĐại Học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học

tập của em

Sinh viên

Lê Hoàng Linh

ii

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

LÊ HÒANG LINH Tháng 10 năm 2007 “Đánh Giá Hiệu Quá Hoạt Động

Của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Phường Hiệp Ninh Thị Xã Tây Ninh Tỉnh Tây

Ninh Qua 3 Năm 2004 — 2006 ”

LE HOANG LINH October 2007 “Appraisal Of Effcience Of savings Bank

Hiep Ninh The Centre Of Tay Ninh Town Tay Ninh From 2004 To 2006”.

Đề tài tìm hiểu về nguyên tắc tổ chức và hiệu quả hoạt động kinh doanh tiền tệ

của Quỹ Tín Dụng nhân dân phường Hiệp Ninh, thị xã Tây Ninh qua 3 năm 2004 —

2006 Qua đó cho thấy QTDND phường Hiệp Ninh trải qua 10 năm hoạt động kinh

doanh đã đạt được những thành tựu đáng kể từ các khâu tổ chức bộ máy đến nguyêntic hoạt động kinh doanh Từ đó góp phần nâng cao vai trò của tín dụng đối với kinh

doanh sản xuất trên địa bàn Qua phân tích số liệu 3 năm 2004 — 2006 của QTDND

phường, trên cơ sở so sánh qua từng năm từ đó nêu bật được vai trò của tín dụng, bằngcách sử dụng phương pháp thống kê mô tả với sự hỗ trợ của phần mềm Excel Qua tìmhiểu đề tài ta nhận thấy rằng với hiệu quả hoạt động kinh doanh tiền tệ của QTD đãgóp phần nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên QTD, nâng cao mức sống củangười dân, đặc biệt là xóa bỏ tệ nạn cho vay nặng lãi Trên tin thần đó còn góp phần

không nhỏ cho kinh tế của địa phương nhất là tạo được một nhiệm vụ chính trị của

Đảng và Nhà nước đã đề ra với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân

chủ văn minh .

Trang 5

1.4 Cấu trúc luận văn

Chương 2 TONG QUAN

2.1 Tình hình co bản phường Hiệp Ninh, thị xã Tay Ninh.

2.1.1 Sự hình thành phường Hiệp Ninh.

2.1.2 Điều kiện tự nhiên 2.1.3 Tình hình kinh tế văn hoá xã hội

2.1.4 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội 2.2 Giới thiệu tổng quát về Quỹ tín dụng nhân dân phường

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.2.2 Cơ cầu tô chức bộ máy hoạt động

2.3 Sự hình thành phong trào QTD và tổ chức hoạt động

2.3.1 Khái quát về phong trào HTXTD trước đây 2.3.2 Sự cần thiết phải tổ chức lại theo mô hình QTDND

2.3.3 Sự khác biệt mô hình QTDND so với HTXTD

2,3.4 Sự cần thiết của QTDND cơ sở

2.3.5 Khái niệm mô hình QTDND

2.3.6 Những điều khoản chung về QTDND

h2 NO ee mm - mm +> OO CŒœ OH ¬I CŒ NA WAY CO FS CS

Trang 6

3.1 Cơ sở lý luận

3:1.1 Khái niệm về tín dụng 3.1.2 Bản chất của tín dụng

3.1.3 Chức năng và vai trò của tín dụng

3.1.4 Phân loại tín dụng

3.1.5 Cho vay tín dụng 3.1.6 Những rủi ro trong tín dụng 3.1.7 Nợ quá hạn

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.

Chương 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2004 - 2006

4:1.1 Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động

4.1.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động

4.2 Phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh của QTDND

4.2.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

4.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn 4.2.3 Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn

4.2.4 Phân tích tình hình dư nợ quá hạn

4.2.5 Biện pháp xử lý nợ quá hạn ©

4.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế rủi ro

4.3.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

4.3.2 Các biện pháp hạn chế rủi ro kinh doanh

4.4 Đánh giá chung hiệu quả hoạt động

4.5 Những thuận lợi khó khăn và đề xuất

4.5.1 Thuận lợi 4.5.2 Khó khăn

4.5.3 Một số giải pháp đề xuất

Chương 5 KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ

24

24 29

25 30

32 34 35

36 36 37

38 38

38

43 43 45 46 49 52 52 52 54 58

59 59

59 60 61

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

CB&CNV „ Cán bộ và công nhân viên

DVT _ Đơn vị tính

HĐQT Hội đồng quả trị

HTXTD Hop tac x4 tin dung

HTX Hop tac xa

NHNN Ngân hang Nha nước

QTD Quy tin dung

QTDND Quỹ tin dung nhân dân

TH Tín dụng

TỚTB Tổ chức tín đụng

UBND Uỷ Ban Nhân Dân

vii

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1 Cơ Cầu Dat Đai của Phường

Bảng 2.2 Tính Hình Dân Số Lao Động và Sản Xuất Kinh Doanh

Bảng 2.3 Tình Hình Làm Việc tại Phường

Bảng 2.4 Phân Loại lao Động theo Trình Độ Học Van và Độ Tuổi

- Bảng 3.1 Đánh Giá Người Dân về Các Nguồn Cung Cấp Tin Dụng

Bảng 3.2 Ưu và Nhược Điểm trong các Loại Hình Cho Vay

Bảng 3.3 Bảng Phân Loại Đối Tượng Cung Cấp Tín Dụng

Bảng 4.1 Bảng Phân Tích Kết Quả và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh

Bảng 4.2 Bảng Phân Tích Nguồn Vốn của Quỹ Tín Dụng

Bảng 4.3 Bảng Phân Tích Tình Hình Nguồn Vốn Huy Động

Bang 4.4 Bang Thu Nhập qua 3 năm 2004 - 2006

Bảng 4.5 Bảng Phân Tích Tổng Hợp Chi Phí Hoạt Động

Bảng 4.6 Bang Phân Tích Cơ Cấu Nguồn Vốn Hoạt Động

Bảng 4.7 Bảng Phân Tích Nguồn Vốn Huy Động Phân Theo Thời Hạn

Bảng 4.8 Bảng Phân Tích Dư Nợ Phân Theo Thời Gian

Bảng 4.9 Bảng Cho Vay Hoạt Động Phân Theo Ngành Nghề

Bảng 4.10 Bảng Phân Tích Loại Hình Cho Vay

Bảng 4.11 Bảng Phân Tích Tình Hình Nợ Quá Hạn

Bảng 4.12 Bảng Phân Tích Nợ Quá Hạn Phân Theo Ngành Nghề

Bảng 4.13 Bảng Phân Tích Nợ Quá Hạn Phân Theo Loại Hình

Bảng 4.13 Bảng Phân Loại Nợ Quá Hạn của Quỹ Tín Dụng

Vill

Trang

14 31

32 36

38

39

40 41 42 43 45

46 47

48 49

49 50

51

Trang 10

DANH MUC CAC HINH

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy

Hình 3.1 Sơ Đồ Hoạt Động Tín Dụng

Hình 3.2 Sơ Đồ Tác Động của Tín Dụng đối với Sản Xuất Kinh Doanh

Hình 4.1 Biểu Đồ Chi Phí Hoạt Động qua 3 Năm 2004 — 2006

Hình 4.2 Biểu Đồ Cơ Cấu Nguồn Vốn Hoạt Động qua 3 Năm 2004 — 2006

Hình 4.3 Biểu Đồ Dư Nợ Cho Vay theo Loại Hình

- Hình 4.4 Biểu Đề Phân Loại Nợ Quá Hạn

1X

Trang 12 23 29 42 44 48 51

Trang 11

CHUONG I

MO DAU

1.1 Đặt van dé

Trong thoi ky bao cấp, nền kinh tế nước ta có nhiều mô hình hợp tác xã: Hợp

tác xã sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp thành viên là các hộnông dân Trong đó, trước năm 1990 nước ta có nhiều Hợp tác xã tín dụng và Quỹ tín dung đô thị Tổ chức này đã đóng vai trò quan trong trong phong trào hợp tác hóa hàngchục năm trước đó, đáp ứng một phần vốn cho sản xuất nông nghiệp, cho số đông hộ

nông đân, Song do tình hình lạm phát cao trong các năm cuối thập ky 80, đo các

Hợp tác xã tín dụng và Quỹ tín dụng đô thị chạy đua tăng lãi suất, do “cơn lốc hụi họ”

ở thời điểm bấy giờ, do thiếu môi trường pháp lý chặt chẽ, cũng như do một số yếukém khác, nên hầu hết số tổ chức tín dụng quy mô nhỏ đã vị dé vỡ để lại hậu quả rất

nặng nề cả về tâm lý và kinh tế trong nông thôn Thời điểm này Đảng, Chính phủ đã

_chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp giải quyết một số khoản vay

đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu trả tiền gửi cho nhân dân, dé giải quyết các hậu quả

Bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế nói chung và đối mới hoat động Ngânhàng nói riêng, trước nhu cầu vốn ở nông thôn, của hộ nông dân, Ngân hàng Nhà nước

đã xây dựng dé án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình mới Trên

cơ sở đó Thủ tướng Chính phủ Quyết định cho phép thành lập thí điểm Quỹ tín dụng

nhân dân Sau giai đọan thí điểm mô hình hình tín dụng đã có mặt hầu hết trong cã

nước Từ đó trên thị trường tài chính nông thôn nước ta xuất hiện một tổ chức mới làm

nhiệm vụ huy động vốn và cho vay vốn, vừa hoạt động theo Luật các Tổ chức tín

dụng, vừa hoạt,động theo luật Hợp tác xã, ở dạng mô hình Hợp tác xã tín dụng đó là hệ

thống Quỹ tín đụng nhân dân.

Hoạt động của các Quỹ tín dụng chủ yếu là cho vay vốn các hộ nông dan trên_địa bàn địa phương Sau đó do những nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau, một

Trang 12

số Quỹ tín dụng nhân dân lâm vào tình trạng yếu kém Trong bối cảnh đó Bộ Chính trị

đã ban hành các chỉ thị để củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng

nhân dân Thực hiện chủ trương này, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cấp ủy

Đáng, chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tiến hành chấn

chỉnh, củng cố lọai hình tổ chức tín dụng này Những Quỹ tín dụng nhân dân trungWink yếu, cổ thé khắc phục khó khăn, vuơn lên được, đã được giúp đỡ về moi mặt,

như củng cố lại tổ chức bộ máy điều hành, chấn chỉnh quy chế làm việc, nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ nên đã vươn lên trung bình và khá Một số Quỹ

mắc vào một số sai phạm, mất vốn, yếu kém, không thể duy trì được nên tiễn hành giảithể, thanh lý, ngừng họat động Sau giai đọan được chấn chỉnh củng cố, các Quỹ tin

dụng nói chung và Quỹ tín dụng nhân dân phường Hiệp Ninh nói riêng hoạt động ổn

định, tạo được niềm tin cho nhân dan nhất là tạo được nhiệm vụ chính trị của Đảng va

Nhà nước.

Nhận thức được tầm quan trong này nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh

giá hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân phường Hiệp Ninh, thị xã Tây

Ninh, tinh Tây Ninh qua 3 năm 2004 — 2006”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Trên quản điểm là một cán bộ phát triển nông thôn, tôi xin thực hiện đề tài với

Đề tài nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi QTDND phường Hiệp Ninh, thị xã

Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

+Về thời gian:

Nghiên cứu tình hình địa phương, tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng nhân

dân phường Hiệp Ninh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh qua 3 năm 2004 — 2006.

Thời gian thực hiện dé tài từ 16/7/2007 — 13/10/2007

Trang 13

+Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu thực trạng hoạt động của QTDND phường Hiệp Ninh qua 3 năm

2004- 2006.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động QTDND phường Hiệp Ninh qua 3 năm 2004 — 2006.

1.4 Cau trúc của luận văn

Luận văn gồm 5 chương chính:

Chương 1 Đặt vấn đề.

Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của dé tài

Chương 2 Tổng quan.

Trình bày về tình hình cơ bản của phường Hiệp Ninh và sơ lược về QTDND

phường Hiệp Ninh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày về chức năng và vai trò của tín dụng, sự cần thiết của QTD

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

Trình bày tình hình hoạt động và hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh của

QTDND phường Hiệp Ninh qua 3 năm 2004 — 2006.

Chương 5 Kết luận và kiến nghị.

Trình bài những kết quả chính mà đề tài đạt được trong quá trình nghiên cứu vàmột số kiến nghị đối với công tác tin dụng.

Trang 14

CHƯƠNG 2

TONG QUAN

2.1 Tình hình co ban Phường Hiệp Ninh, Thi xã Tay Ninh.

2.1.1 Sự hình thành phường Hiệp Ninh, Thị xã Tây Ninh.

Xã Hiệp Ninh là một trong 10 xã, thị tran thuộc huyện Hòa Thành, tinh Tây

Ninh trước khi chia tách địa giới hành chính xã có 21.352 nhân khẩu với tổng diện tíchđất tự nhiên là 419 ha.

Nhằm củng cé lại cho thị xã Tây Ninh, tháng 10/2001 thực hiện theo Nghị định

số 46/2001/ND — CP Nghị định của Chính phủ, xã Hiệp Ninh được xác nhập về Thị xã

Tây Ninh và trở thành một phường trong 10 phường xã của Thị xã Sau khi xác nhập

về thị xã, diện tích đất tự nhiên và dan số cũng giảm dần bởi do một phần được chuyểnsang thành lập phường 4 (phường mới) nên diện tích đất tự nhiên giảm xuống còn356.75 ha và dân số còn lại 3.950 hộ với 19.541 nhân khẩu.

2.1.2 Điều kiện tự nhiên.

a) Vị tri dia lí

Phường Hiệp Ninh 1a một phường nội thi nằm ở phía Nam của Thị xã Tây Ninh

"có diện tích đất tự nhiên là 356,75 ha với mật độ dan số trung bình là 5.231 người/1km”, được tiếp giáp với các don vị hành chính như sau:

+Phía Đông giáp với xã Ninh Thạnh Thị xã Tây Ninh

+Phía Nam giáp với phường 4 Thị xã Tây Ninh

+Phía Tây giáp với khu đô thị phường 3 Thị xã.

+Phía Bắc giáp với xã Ninh Thạnh và xã Ninh Sơn của Thị xã.

Phường Hiệp Ninh có 4 khu phố: Khu phó Hiệp Lễ, Hiệp Bình, Hiệp Thạnh và

khu phố Hiệp Nghĩa, với các tuyến đường giao thông đầu mối quan trọng như đường

Trang 15

Cách Mạng tháng 8, đường Điện Biên Phủ đã tạo cho phường nhiều điều kiện thuận

lợi trong việc giao lưu và phát triển kinh tế

b) Địa hình: Tương đối bằng phẳng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và từ

Bắc xuống Nam Nền đất cao và ổn định, độ cao trung bình từ 2 — 3 mét so với mặt

nước biển Nhìn chung địa hình rất thuận lợi cho việc bố trí xây dựng các công trìnhdân sinh, kinh tế và cơ sở hạ tầng.

c) Khí hậu thời tiết: Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm

sau Có 2 THƯỜNG gió chủ đạo là gió Tây Nam và Đông Nam Ngoài ra còn có gió Đông

Bắc lạnh thôi vào tháng 11 và 12, vận tốc gió trung bình hàng năm là 1,7 — 2,8 m/s.

Nhiệt độ cao nhất trong năm là 34 — 36°C và thấp nhất là 18 — 20°C, độ ẩm tự nhiên là

68% Anh nang đồi đào thích hợp cho cây trồng và vật nuôi với bình quân là 6,3

giờ/ngày Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800 mm/năm tập trung chủ yếu trong

tháng 6 - 9 Số ngày mưa trung bình hàng năm là 150 ngày.

2.1.3 Tình hình kinh tế và văn hoá xã hội:

a) Về kinh tế.

+ Tình hình quan lý dat đai

Bảng 2.1: Cơ Cấu Đất Đai của Phường

Loại đất canh tác Diện tich(ha) Cơ cấu % Ghi chú

LDAt nông nghiệp 134.85 37.8

1.Đát trồng cây hàng năm 41.14 11.5

2.Đáit trồng cây lâu năm 93.71 26.3

H.Đấắt phi nông nghiệp 221.85 62.2

1.Đấit ở 151.97 42.6

2.Déat chuyên dùng 68.9 19.3

3.Đất tôn giáo tín ngưỡng 0.98 0.3

Tổng cộng : 356.7 100

Nguôn tin: Ban nông nghiệp địa chính phường Hiệp Ninh

Qua bảng 2.1 ta thấy đất của phường Hiệp Ninh có diện tích rất lớn với 356,75

ha gồm:

Trang 16

- Đất nông nghiệp là 134,85 ha chiếm 37,8%, trong đó đất trồng cây hàng năm

là 41,14 ha chiếm 11,5% và đất trồng cây lâu năm là 93,71ha chiếm 26,3%

- Dat phi nông nghiệp là 221,85 ha chiếm 62,2% tổng diện tích dat, trong đó đất

ở là 151,97 ha chiếm 42,6%, đất chuyên đùng 68,9 ha chiếm 19,3% và đất tôn giáo tín

ngưỡng chiếm 0,3% tổng diện tích dat

Từ bảng trên ta thấy Hiệp Ninh là một phường chỉ có 37,8 % đất nông nghiệp,một diện tích rất ít nên không đảm bảo cho sản xuất lúa hay cây hoa màu.Về đất phi

nông nghiệp chiếm đến 62,2% tổng diện tích nên người đân nơi đây không có đất để

sản xuất nên họ chuyền sang kinh doanh mua bán và sản xuất tiểu thủ công nghiệp

+Tinh hình nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi.

-Nông nghiệp: Do phường là địa bàn của trung tâm của Thị xã nên ngành nông

nghiệp của phường không có điều kiện để phát triển để trở thành mũi nhọn bằng các

phường xã khác của thị xã Tuy nhiên trong các năm qua ngành nông nghiệp của

phường cũng có những bước phát triển đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cầu câytrồng vật nuôi, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

-Tréng trọt: Diện tích đất của phường tuy không nhiều nhưng luôn được huy

hoạch và bé trí sử dụng một cách tiết kiệm, đến'năm 2006 có khoản 134.85 ha, trong

đó đất trồng cây hàng năm có 41,14 ha còn lại là đất trồng cây lâu năm

-Chăn nuôi: Chủ yếu phát triển trong các hộ gia đình Những năm gần đây

phong trào nuôi bò sinh sản, đê nổi lên khá mạnh tạo điều kiện cho nhiều hộ có thu

nhập cao từ chăn nuôi.

+Ngành công nghiệp và tiéu thủ công nghiệp

Do địa phương nằm trong khu nội thị nên ít có điều kiện phát triển các ngànhcông nghiệp về quy mô, chủ yếu phát triển các ngành nghề sản xuất nhỏ, tiểu thu côngnghiệp như: cưa xẻ gỗvà gia công chế biến gỗ, sản xuất nhôm gò,

+Ngành thương mại và dịch vụ

Do có lợi thế Hiệp Ninh là một trong những điểm dừng chân của khách du lịch

đến Tây Ninh tham quan Tòa Thánh Cao Đài, núi Bà và Hồ Dầu Tiếng Cho nên người

dân có nhiều điều kiện kinh doanh dịch vụ góp phần tạo thu nhập và công ăn việc làmcho người dân sống tại địa phương.

+Tình hình đời sống của người dân trong phường.

Trang 17

Theo thống kê vào năm 2006 mức thu nhập bình quân đầu người trong năm là

| 750 USD/người/năm Đây là mức thu nhập tương đối cao so với các xã, phường trong

thị xã Số hộ nghèo đói cũng giảm dần nhờ vào sự hỗ trợ vốn của các TCTD mà người

đân nơi đây thoát khỏi cảnh nhà ở lụp xụp và nạn cho vay nặng lãi tại địa phương.

+Hé thống giao thông, điện, nước và bưu chính viễn thông:

- Hệ thống giao thông: Do phường vừa được thành lập nên hệ thống giao thông

chưa phát triển mạnh bằng các phường xã khác đã có trước đây Với 1.800m đường

nhựa nối từ phường đến ranh giới phường 3 thị xã và 2.000m đường nhựa chạy từ khu phố Hiệp Thạnh đến khu trung tâm Tôn Giáo Cao đài Tây Ninh Đoạn đường này đã

có từ lâu nhưng chưa được Nhà nước nâng cấp thành đường chính Bên cạnh phường

còn có trên 18 Km đường phún sỏi đỏ do UBND Thị xã vừa mới đầu tư nâng cấp.Ngoài ra còn có 16 con hẻm bê tông xi măng được láng nhựa nối liền trong khu vựcchợ Bắp và các con hẻm nhỏ đổ ra các đường lớn.

| - Hệ thống điện: Các đường dây trung, hạ thế được truyền tải về tận địa

phương, 100% tổng số hộ dân nơi đây được sử dụng điện lưới của quốc gia để thắp

sáng và sinh hoạt hàng ngày Tuy nhiên Nhà nước cần nâng cao mức quy định tiêu thụđiện của mỗi hộ gia đình là từ 150 đến 200 KW/hộ trở lên

- Hệ thống cấp thoát nước: Địa bàn của phường hiện nay số hộ sử dụng nước

sạch của công ty cấp thoát nước Tây Ninh chưa nhiều, đa số nhân dân sử dụng nước

giếng khoan và giếng đào để sinh hoạt.

-Bưu chính viễn thông

Hệ thống bưu điện phát triển tương đối mạnh Toàn phường có 4 có bưu điệnvăn hoá để phục vụ liên lạc của người dân trong phường với các khu vực khác Tình

hình người dan sử dung điện thoại cố định khá cao, theo thống kê của Ban thống kê kế

hoạch phường Hiệp Ninh vào tháng 6/2006 thì toàn phường có 3.239 máy điện thoại, _ bình quân là 0,82 máy/hộ.

Trang 18

+ Tình hình dân số lao động và sản xuất kinh doanh

Bảng 2.2: Tình Hình Dân Số Lao Động và Sản Xuất Kinh Doanh của Phường

Chỉ tiêu DVT Số lw ong Co cau1.Téng số nhân khẩu Người 19,541 100

+ Sản xuất kinh doanh Hộ 1,225 31.0

+Phi nông nghiệp Hộ 1,750 44.3

4.Lao động Người 16,811 100+Lao động trong độ tuổi Người 13,562 80.7+Lao động ngoài độ tuổi Người 3,249 19.3

Nguôn: từ ban thông kê phường Hiệp Ninh.Qua bảng 2.2 ta thấy tổng số nhân khẩu của phường là 19.541 nhân khẩu (nam

là 9.212 người chiếm tỉ lệ 47% và nữ là 10.329 người chiếm tỉ lệ 53% tổng dân số

trong toàn phường) trong đó dân tộc Kinh là 19.507 người chiếm 98,83% tổng dân số

Ngoài dân tộc kinh còn có các dân tộc Khơ me, dân tộc Chăm và các dân tộc khác

chiếm 1,17% dân số.

Qua đó ta thấy phường Hiệp Ninh là một phường có ít dân tộc thiểu số nên tìnhhình an ninh chính trị ở đây cũng tương đối ổn định, mật độ dan số ở đây cũng khá caovới 5.231 người /km” Tổng số hộ là 3.790 hộ trong đó hộ sản xuất nông nghiệp là 975

hộ chiếm tỉ lệ 24,7%, hộ kinh doanh mua bán là 1225 hộ chiếm 31 %, hộ phi nôngnghiệp là 1.750 hộ chiếm 44,3 % tổng số hộ trong toàn phường.

Như vậy thấy rằng người dan địa phương dia vào điều kiện sẵn có của mình mà

tập trung đầu tư kinh đoanh mua bán và sản xuất tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu

Trang 19

Nguồn lao động là 16.811 người chiếm 86,02% dân số Trong đó lao động

trong độ tuổi là 13.562 người chiếm 80,7 % và ngoài độ tuổi là 3.249 người chiếm19,3% Nhìn chung nguồn lao động của phường rất đồi dào và là động lực rất lớn đểphát triển nền kinh tế của địa phương

Bảng 2.3: Tình Hình Làm Việc tại Phường

Chỉ tiêu Số lượng lao động — Tỉtrong %

1/Có việc làm 12,765 75.93 1.0n định : 11,779 70.07

2.Tạm thời 986 5.87 IU/Chưa có việc làm 1,477 8.79

1.Có nhu cầu 985 5.86

2.Không có nhu cầu _Ò_492 2.93

IH/ Dang đi học 2,569 15.28

Tổng số 16,811 100.00

Nguôn từ ban TKKH

Tổng số lao động của phường là 16.811 người Trong đó có việc làm là 12.765

người chiếm 75,93%, có việc làm én định là 11.779 người chiếm 70,07%, có việc làm

- nhưng tạm thời chiếm 5,78%, chưa có việc làm 1.477 người chiếm 8,79% Số ngườithất nghiệp ở đây tương đối không lớn, đặt biệt là cần giải quyết số người có nhu cầucần việc làm là 985 người chiếm 5,86% dé họ ổn định cuộc sống Số còn lại là đang đihọc chiếm 15,28%, lực lượng này tương lai sẽ giúp ích cho địa phương phát triển kinh

tế trong thời gian tới.

b) Văn hoá xã hội và giáo dục:

+Y tế: Trong phường có một trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và 4 tổ y tế với đội

ngủ y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, dày đặn kinh nghiệm và phục vụ tận tìnhcho nhân dân địa phương khi có nhu cầu khám và chữa bệnh.

+Giao duc: Trong toàn phường có được 5 trường hoc gồm: | trường Trung học

cơ sở Nguyễn Trãi, 3 trường tiểu học trong đó có 2 trường đạt chuẩn quốc gia và 1

trường mam non vừa được công nhận đạt chuẩn quốc gia

Trong các năm qua các trường học nhờ được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng

và chính quyền địa phương cùng với ngành giáo dục và đạo tạo đã xây dựng cơ sở vậtchất và mua sắm sửa chữa trang thiết bị phục vụ trong công tác giảng dạy với tong

Trang 20

kinh phí trên 27 tỉ đồng Về đội ngũ cán bộ giáo viên nơi đây được chuẩn hoá về

chuyên môn nghiệp vụ, chính trị đạt 97,9% so với tổng cán bộ giáo viên trong toàn

phường.

+Văn hoá xã hội và thể dục thể thao: Các hoạt động thể dục thể thao của

phường phát tiện mạnh mẽ, phường có 1 đội bóng đá Kim Hoàn (đội bóng đá do các

nhà kinh doanh vàng bạc đá quý tại phường tài trợ), 1 đội bóng chuyền, thường xuyên

thi đấu giao hứu với các đội bóng của các bạn trong và ngoài tinh, 1 đội văn nghệ quan

chúng và một câu lạc bộ don ca tài tử cai lương thường xuyên duy trì tập dot và phục

vụ cho nhân dân.

Mạng lưới truyền thanh được truyền tải lượng thông tin ngày càng tăng và chất

lượng ngày cảng cao, lặp thời đưa những chủ trương đường lỗi của Đảng và Nhà nước

đến toàn thể nhân dân trong phường.

2.1.4 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội

a) Thuận lợi

Do phường Hiệp Ninh là một phường của Thị xã nên được sự lãnh đạo của

Đảng và Nhà nước cũng như các ban ngành đoàn thể cắp trên rất quan tâm đầu tư giúp

đở về mọi tất,

Địa bàn của phường cách trung tâm thị xã Tây Ninh không xa nên tình hình

kinh doanh mua bán, trao đổi hàng hoá cũng được dé dàng thuận tiện Đặc biệt là

phường nằm cạnh trung tâm Tôn giáo Cao Đài Tây Ninh, hàng năm vào các địp lễ hội,khách từ các tỉnh, thành đỗ về tham quan du dịch tạo điều kiện cho người dân nơi đây

kinh doanh mua bán nhằm tăng thêm nguồn thu nhập

b) Khókhăn ˆ

Về cơ sở hạ tầng mặt đù được sự quan tâm của cấp trên nhưng vẫn chưa đáp

ứng được so với tình hình hiện tại của địa phương, đường xá chưa láng nhựa được

nhiều, nhu cầu vui chơi và giải trí của người dân ngày càng cao mà chưa được đầu tưđúng mức bởi vì do kinh phí Nhà nước còn hạn hẹp nên còn có phần nào hạn chế

2.2 Giới thiệu tông quát về QTDND phường Hiệp Ninh.

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

QTDND phường Hiệp Ninh địa chỉ 66/3 khu phố Hiệp Lễ, phường Hiệp Ninh,

thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

10

Trang 21

QTD chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 28/12/1996 Banđầu hoạt động QTD phường không gặp ít khó khăn do khách quan như: vốn điều lệ

của QTD và vốn huy động chưa cao bởi lẽ do mới thành lập và hoạt động đại đa số bộ phận nhân dân còn chưa quen biết đến mô hình này, cơ sở vật chất và trang thiết bị

làm việc còn nhiều hạn chế và lạc hậu, đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa đủ kinh

nghiệm để điều hành Song song đó, được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo kịp thờicủa Dang uy, UBND phường Hiệp Ninh (trước kia là UBND xã Hiệp Ninh) và đặc

_ biệt là sự hỗ trợ đắc lực từ phía chỉ nhánh Ngân hàng Nhà nước Tây Ninh mà qua hai

năm hoạt động (1997 — 1998) QTDND phường Hiệp Ninh dần dần thoát khỏi cảnh

khó khăn trước mắt Theo số liệu báo cáo tổng kết năm 1998 của QTDND phường

Hiệp Ninh thì vốn hoạt động kinh doanh đã tăng lên gần bằng 270% so với vốn hoạt

động ban đầu Đội ngũ cán bộ ngày càng hoàn chỉnh về chuyên môn và nghiệp vụ, đờisống tập thể nhân viên ngày càng được nâng cao Qua các năm tiếp theo QTD đã tích

lũy và mua được trụ sở làm việc và trang thiết bị phục vụ chuyên môn Dưới sự nỗ lực

phấn đấu để hoàn thành mục tiêu đề ra QTDND phường Hiệp Ninh đã từng bước

khẳng định được cho mình một vị thế vững chắc và đã tạo được niềm tin cho người

dân nơi đây nhất là các hộ nghèo, các hộ tiểu thương mua bán trong và ngoài chợ

11

Trang 22

2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động:

Hình 2.1 Sơ Dé Tổ Chức Bộ Máy của QTDND

ĐẠI HỘI ĐẠI BIEU

Nguồn tin: Điều tra tổng hợp

Theo cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động như trên thì tổng cán bộ công nhân viêncủa QTDND phường Hiệp Ninh là 11 người và hợp đồng xác định thời hạn là 2 người_gồm các chức danh như sau:

a) HĐQT có sáu người gồm: Một chủ tịch HĐQT được tinh trong biên chế,

một phó chủ tịch HĐQT và bốn thành viên Trong đó có 1 thành viên đại diện là Đảng

uỷ (UBND) phường.

12

Trang 23

HĐQT có chức năng quyết định các vấn dé quan trong trong hoạt động của kinh

doanh và các lĩnh vực khác của QTDND.

b) Ban giám đốc: Chỉ có một giám đốc điều hành QTD Trên nguyên tắc là

phải có thêm một phó giám đốc nhưng chưa bầu bỗ sung Ban giám đốc có chức năng

điều hành toàn bộ mọi hoạt động của QTDND, tiếp nhận các chỉ thị Nghị quyết của

cấp trên và phố biến lại cho nhân viên QTD.

c) Ban kiểm soát: gồm có ba người, 1 trưởng ban kiểm soát và 2 kiểm soát

viên, có nhiệm vụ kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của QTDND tuân theo pháp luật

và điều lệ quy định.

đ) Ban tín dụng: Có 3 người gồm 1 tổ trưởng tín dụng và 2 cán bộ tín dụng

Ban TD có nhiệm vụ tiếp xúc với đối tượng xin vay vốn, để tiếp nhận hồ sơ xin vay và

thẩm định xác minh xét duyệt hồ sơ trước khi trình lên Giám đốc kí quyết định chovay Ngoài ra ban tín dụng còn có nhiệm vụ kiểm tra vốn vay xem khách hàng có sử

dụng đúng mục đích hay không, để báo cáo với lãnh đạo có phương án xữ lý thích

hợp Thường xuyên theo đõi đôn đốc việc trả lãi theo định kỳ và nhắc nhở khách hàngphải trả nợ gốc đúng kỳ hạn.

e) Ban kế toán: gồm có 3 người, có nhiệm vụ hạch toán kế toán các nghiệp vụphát sinh hàng ngày, làm báo cáo và lưu trữ số liệu theo đúng nguyên tắc tài chính.

f) Thủ quỹ 1 người có nhiệm vụ thu chỉ quỹ tiền mặt tại đơn vị và lưu giữ cácgiấy tờ có giá trị khác.

ø) Bảo vệ QTD thường xuyên kiểm tra theo đối những người lạ mặt xâm phạmvào QTD để kịp thời ngăn chặn và có hướng xữ lý thích hợp Ngoài ra còn có nhiệm

vụ bảo vệ tài sản cơ quan, ngân quỹ của đơn vị.

13

Trang 24

Bảng 2.4: Phân Loại Lao Động Theo Trình Độ Học Vấn và Độ Tuỗi.

Chi tiêu Số lượng (người) — Cơ cấu (%)Tổng số lao động 13 100.0

Nguôn tin: từ ban lảnh đạo QTDND phường

Qua bảng trên nhận thấy tổng số lao động của QTDND là 13 người, trong đó

lao động là nam chiếm 53,8%, nữ là 46,2% Độ tuổi bình quân từ 25 - 40 chiếm đa số

46,2%, trên 40 tuổi chiếm 38,5% và dưới 25 tuổi chiếm15,4% Về trình độ học vấn

cấp III chiếm đến 84,6%, đại học và dưới cấp 3 là 7,7%

Nhìn chung 13 lao động của QTDND phường Hiệp Ninh đều đã qua khóa đào

tạo nghiệp vụ cơ bản QTDND tại Thành phố HCM hoặc tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Tây Ninh Riêng các chức danh chủ chốt của QTD đều đã tốt nghiệp các trường trungcấp tài chính hoặc ngân hàng và phù hợp với chức danh đang đảm nhận Các cán bộ

này còn tiếp tục học Đại học chuyên ngành nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên

môn dé phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.

Bên cạnh đó cán bộ lãnh đạo của QTDND đều đã lớn tuổi cần phải chú ý đếnvấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ kế thừa có năng lực hoạt động Hiện nay theo QD số31/2006/QD — NHNN về việc đào tạo nghiệp vụ QTDND Quỹ đã tạo điều kiện chocán bộ đi học để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ của mình bằng

nguồn kinh phí đào tạo của QTDND phường.

14

Trang 25

2.3 Sự hình thành phong trào QTD và nguyên tắc tô chức hoạt động của QTDND2.3.1 Khái quát về phong trào HTXTD trước đây.

a Sự hình thành phong trào HTX ở Việt Nam làm nảy sinh nhiều tổ chức

HTX trong hầu khắp các lĩnh vực kinh tế, nhất là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và

thương nghiệp .Trong bối cảnh đó HTXTD cũng được hình thành bắt đầu từ năm

1965 ở miền Bắc và 1983 ở miền Nam Đến năm 1985 ở hầu hết các xã trong cả nước

đều có HTXTD, ngoài ra vào năm 1987 — 1988 còn tự phát một số QTD đô thị.

Các HTXTD trước đây chú trọng trước nhất là số lượng xã viên tham gia vàhình thành một ban quản lý Với số vốn góp tối thiểu nặng nẻ về hình thức, HTXTDchỉ triển khai hoạt động cho vay bằng vốn tiền gửi tiết kiệm, nội dung chủ yếu là làmđại lý cho ngân hàng Nhà nước về thu tiền gửi và tiền vay của các hộ nông dân Đặcbiệt mọi mặt tổ chức và hoạt động HTXTD đều do Ngân hàng Nhà nước quy định

Các QTD đô thị hình thành trong thời gian đầu nước ta chuyền sang kinh tế thị trường là tổ chức tự phát, mô phỏng như ngân hàng cỗ phan nhỏ, hoạt động nhận tiền

gửi và cho vay ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng.

b Các HTXTD trước đây tuy số lượng và quy mô hoạt động không nhiều, nhưng đã đóng góp vai trò tích cực trong việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội

và tiền tệ TD ở nông thôn.

-Tich cực góp phan cai tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, hăng hái tham gia xây

dựng “tình làng — nghĩa xóm” nhất là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thống nhất dat

nước.

-Trợ giúp nông dân nghèo có vốn sản xuất, ổn định đời sống nông dân, đấu

tranh chống tệ nạn cho vay nặng lãi trên địa bàn nông thôn.

-Làm trợ thủ đắc lực cho NHNN phát triển các hoạt động tiền tệ - TD ở khu vực

ở nông thôn, nhất là xây dung phong trào gửi tiền tiết kiệm và đôn đốc trả nợ vay cho

Nhà nước.

-Ngay những năm đầu nước ta chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường,

ngành NHNN tách thành hai cấp: NHNN và Ngân hàng thương mại quốc doanh Lúc

đó toàn bộ mạng lưới HTXTD cũng bị đột ngột tách rời khỏi sự chỉ đạo cũng như baocắp của NHNN, hau hết các HTXTD ngừng hoạt động hoặc giao dịch cầm chừng, một

số HTXTD ở nông thôn cùng với các QTD tự phát mọc ra ở đô thị đã rời bỏ tỉnh than

15

Trang 26

HTX bung ra kinh doanh tranh thủ kiếm lời dẫn đến sự đổ vỡ dây chuyền, gây tác hại

to lớn trong toàn nền kinh tế - xã hội.

c Nguyên nhân chú yếu các HTXTD trước đây bị đỗ vỡ

1 Các HTXTD từ bỏ tinh thần HTX, buôn lỏng quản lý dan chủ tập thé, bấtchấp các chuẩn tắc an toàn, chạy theo lợi nhuận cá nhân.

2 Nền kinh tế mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước và NHNN

thiếu kinh nghiệm quản lý, các HTXTD không định hướng lại, trong khi đó chưa có văn bản pháp lý để điều chỉnh hoạt động này.

3 Năng lực và trình độ quản lý điều hành của cán bộ HTXTD rất yếu kém,

phần đông không được đào tạo, hơn nữa chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường biến

động phức tạp, nhất là đang ở trong giai đoạn lạm phát tram trọng

2.3.2 Sự cần thiết phải tổ chức lại HTXTD theo mô hình QTDND

Do nhu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, mở rộng thị trường đòi hỏi nước taphải giải quyết được vấn đề vốn đầu tư Những năm gần đây các TCTD đã được t6chức va hoạt động với nhiều loại hinh phong phú, cùng với việc mở rộng các ngânhàng thương mại cổ phần Mặt khác Nhà nước còn triển khai một số giải pháp tin

dụng hồ trợ như:

Quỹ đầu tư, Quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ tạo việc làm, Quỹ phát triển nôngthôn, ngoài ra nhiều đoàn thé quần chúng cũng tích cực xây dựng các quỹ trợ giúp

cộng đồng.

Tuy nhiên phần nhiều các ngân hàng tập trung kinh doanh vốn ở đô thị, chỉ có

một số ít ngân hàng hướng vào các hộ nông dân nhưng khó có thể tiếp cận với nôngthôn một cách thường xuyên Đòi hỏi thực tiễn cho thấy chỉ có thể có một tổ chức tín

dụng HTX do nhân dân tự nguyện lập nên, tiến hành thu hút vốn tại chỗ để cho vay lạitrên tinh thần phục vụ sản xuất kinh doanh của các thành viên một cách kịp thời, tiện lợi, nhờ đó sẽ tích cực day lùi tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược về vốn của Đảng ta rất dit trong

đến việc khai thác các nguồn vốn trong nước, kết hợp với việc thu hút vốn đầu tư củanước ngoài Hơn nữa chủ trương tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội trongnông nghiệp và nông thôn đòi hỏi một khối lượng vốn rất lớn mặt khác công cuộcphát triển kinh tế phải gắn liền với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tiến tới một xã hội

16

Trang 27

công bằng dân chủ văn minh QTD là một TCTD hợp tác hoạt động trong địa bàn làng

xã, rất có khả năng thu hút vốn tiềm tàng trong dân cư và cung ứng vốn tại chỗ, trực

tiếp đến từng hộ dân.

2.3.3 Sự khác biệt của mô hình QTDND so với Hợp tác xã tín dụng cũ:

a) Các thành viên của QTDND được thành lập trên cơ sở tự nguyện của thành

viên, tuyệt đối không được gượng ép Quán triệt tỉnh thần HTX, các QTDND được

quản trị dân chủ, các thành viên góp vốn và là sở hữu của QTDND Là một tổ chức tíndụng nên chỉ có ở những nơi có môi trường kinh tế thuận lợi thì NHNN mới cấp giấyphép thành lập và hoạt động QTDND.

Thành viên của QTDND đồng thời là khách hàng chủ yếu của quỹ Hoạt động

vì mục tiéu tương trợ giữa các thành viên nhưng các QTD đều phải tự chịu lỗ, ưu tiênphân phối lợi nhuận để tích lũy tập thể, đồng thời dam bảo có chia lãi đúng đắn theo

góp vốn và tiền thưởng trả lại cho các khoản tiền gửi, tiền vay mà thành viên đã giao

dịch với quỹ.

b) Các QTDND đều là những pháp nhân kinh tế độc lập nhưng tôn trọng sự

liên kết thành một hệ thống liên hoàn trong từng khu vực và cả nước Thông qua các

hoạt động về điều hòa vốn, tổ chức quỹ an toàn; trao đổi thông tin; nâng cao kiến thứcnghề nghiệp; tăng cường kiểm soát nội bộ Hệ thống QTDND đảm bảo sự toàn vencùng phát triển cho từng QTDND thành viên.

c) QTDND được Nhà nước giúp đỡ toàn diện về mặt thiết kế mô hình, truyền

bá kinh nghiệm, đào tạo hướng dẫn nghiệp vụ, giám sát, thanh tra hoạt động Đặtbiệt QTDND được luật HTX điều chỉnh về mặt tổ chức và luật các TCTD điều chỉnh

và hoạt động.

2.3.4 Sự cần thiết của QTDND cơ sở.

Trong tiến trình đổi mới và phát triển kinh tế ở nước ta, nhủ cầu về vốn đầu tưcho sản xuất và kinh đoanh luôn đời hỏi bức thiết Các nhu cầu vốn đầu tư ngày càng

nhiều, thúc đây sự đa dang hóa các TCTD không chỉ dừng lại ở việc thành lập Ngân

hàng thương mại mà còn phải có đủ các loại hình TD phong phú và thích hợp; trong

dé không thé thiếu vai trò của hoạt động TD ở nông thôn.

000460

17

Trang 28

Những năm gần đây nhiều vùng nông thôn đang phát huy năng lực sản xuất hàng hóa to lớn, giúp cho nhu cầu bằng tiền ngày càng tăng lên đồng thời nhu cầu về

vốn sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống hàng ngày càng trở nên bức bách

Những cố gắng cung ứng vốn cho hộ nông dân trong các ngành nông, lâm, ngư

nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sẽ không bao giờ đầy đủ nếu chưa có giải pháp của TD

nhỏ Hệ thống tổ chức hợp tác của QTDND chính là giải pháp phát huy tỉnh thần

tương trợ cộng đồng để khai thác nội lực về vốn, dap ứng nhu cầu TD nhỏ ở tại các

làng xã một cách kịp thời Hiệu quả của hệ thống QTDND ở nước ta cũng đúc kết

được nhiều kinh nghiệm quốc tế và đặc biệt trong thời gian thí điểm Quốc hội nước ta

đã ban hành nhiều bộ luật cơ bản nhất là luật HTX, luật các tô chức tài chính, giúp cho

mô hình QTDND có đủ cơ sở pháp lý dé hoàn thiện

2.3.5 Khái niệm về mô hình QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân là một TCTD hợp tác thuộc sở hữu tập thể, do các thành

viên tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo từng mức độ, nhằm tương trợcác thành viên, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Hệ thống QTDND bao gồm các QTDND độc lập về mặt tổ chức, quản lý, hoạt động và tài chính, liên kết với nhau thông qua các tố chức hoạt động điều hoà vốn,

phối hợp bảo đảm an toàn vốn, kiểm tra - kiểm toán, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi

thông tin nhằm tăng cường khả năng tương trợ giữa các thành viên.

2.3.6 Những điều khoản chung:

1 Tên đầy đủ là “Quỹ tín dụng nhân dân” gọi tắc là QTD

2 Tính chất: là tổ chức kinh tế thuộc sở hữu các thành viên được tô chức dưới

Trang 29

7.QTD hoạt động theo giấy phép do NHNN cấp; chịu sự giám sát và thanh tracủa Ngân hàng Nhà nước.

2.3.7 Thành viên QTD

Thành viên gia nhập QTD là những thé nhân và pháp nhân tự nguyện góp cỗ

phần xác lập theo quy định của điều lệ và được nhận thẻ thành viên.

2 Cô phần thường xuyên: Do QTDND phát hành cổ phiếu hàng năm, được chia

lợi tức hàng năm theo kết quả hoạt động Mệnh giá cổ phần thường xuyên do đại hội

- thành viên quy định Thông thường là 1 triệu đồng/cỗ phan

3 Vốn huy động: gồm các loại tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế, đoàn thể quần chúng là tài sản của các chủ sở hữu QTDND được quyền sử dụng và có trách

nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi

4 Vốn vay: QTDND được vay vốn của QTD Trung ương và có thể vay vốn của

các TCTD khác nếu được QTD trung ương bảo lãnh theo quy chế bảo lãnh do NHNN

ban hành.

5 Vốn trích từ lợi nhuận ròng hàng năm.

6 Các loại vốn hình thành khác ròng quá trình hoạt động kinh doanh (Đánh giá lại tài sản cố định, lãi chưa chia, các quỹ chưa sử dung ).

Mục 2 Sử dụng vốn và các dịch vụ khác

1 Cho vay vốn ngắn hạn trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất,

kinh doanh.

2 Được sử dụng vốn điều lệ và quỹ phát triển kỹ thuật, nghiệp vụ mua sắm

TSCD, trang thiết bị phục vụ kinh doanh.

3 Làm các dịch vụ cho khách hàng trong và ngoài quỹ như thu chi tiền mặt,

thanh toán, chuyển tiền, cầm đồ theo giấy phép do NHNN cấp.

4 Làm các địch vụ tài chính, tín dụng cho Nhà nước về các chương trình tài trợ

nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

19

Trang 30

Mục 3 Hạch toán lợi nhuận và quỹ

Năm tài chính của QTD bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12

hàng năm QTDND mở số sách, hạch toán nghiệp vụ, thống kê, báo cáo, lưu trữ số liệu, bảo quản số sách, chứng từ theo đúng quy định tại pháp lệnh kế toán và thống kê

và các quy định có liên quan do NHNN và Bộ tài chính ban hành.

Căn cứ vào kết quả kinh doanh đã được đại hội thành viên phê duyệt, phan lợinhuận thực hiện sẽ được trích lập như sau:

-Trich từ 10-20% lập quỹ bù đắp rủi ro

-Sau khi trích lập quỹ trên QTDND phải nộp thuế lợi tức theo luật định và ưu

tiên trích lập quỹ dự trữ, quỹ phát triển kỹ thuật; nghiệp vụ; phúc lợi; khen thưởng, lợi

nhuận còn lại được chia lợi tức cé phần thường xuyên, chia lãi cho các thành viên và thưởng cho các khách hàng gửi tiền của QTDND.

Mục 4 Trách nhiệm và quyền hạn của QTD

QTDND phải thực hiện các quy định sau đây của NHNN:

1 Chấp hành đầy đủ các chính sách và luật pháp của Nhà nước.

2 Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của NHNN vẻ TD, tiền tệ, thanh toán

và ngân hàng.

3 Thực hiện quy định về phân chia rủi ro khi cho vay, áp dụng khung lãi suất

linh hoạt phù hợp với lãi suất thị trường do NHNN hướng dẫn

4 Thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán và an toàn trong hoạt động, kinh

doanh dự trữ bắt buộc với QTDND được thực hiện thông qua QTD khu vực.

5.Tham gia bao hiểm tiền gửi, báo lãnh tín dung theo quy chế hoạt động của tổ

chức này F

6 QTDND có quyền yêu cầu người xin vay cung cấp đầy đủ thông tin về tình

hình tài chính và tài sản hợp pháp dé thế chấp tiền vay

7 Áp dụng các chế tài đối với người vay không trả nợ đúng hạn (gốc và lãi)

theo quy định pháp luật hiện hành và nghị quyết của đại hội thành viên QTDND

20

Trang 31

2.3.9 Quan trị điều hành và kiếm soát

a) Hội đồng quản trị QTDND

-HĐQT có chức năng quan trị QTD Số lượng HĐQT do đại hội thành viên

quyết định, nhưng tối thiểu phải có 3 người, chủ tịch và thành viên HĐQT phải được

đại hội thành viên bầu trực tiếp.

-Nhiệm vụ và quyền hạn HĐQT

1 Tế chức thực hiện các nghị quyết của đại hội thành viên

2 Quyết định những vấn đề về tổ chức và hoạt động của QTDND (trừ nhữngvan đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên)

3 Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, quyết định

số lượng lao đồng, cơ cau tổ chức va các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của QTDND.

4 Chuẩn bị chương trình nghị sự của đại hội thành viên và triệu tập đại hội

+ Chú tịch HĐQT là người đại diện của QTDND trước pháp luật Chủ tịch

HĐQT OTD Trung ương không được đồng thời là Tổng giám đốc của QTDND Trung ương Chủ tịch HĐQT QTD cơ sở có thể đồng thời là Giám đốc của QTDND có nguồn vốn hoạt động dưới 2 tỉ đồng.

+Chủ tịch HĐQT có trách nhiệm tô chức thực hiện các nhiệm vụ của HĐQT;

triệu tập và chủ trì các cuộc họp của HĐQT; phân công và đôn đốc các thành viên HĐQT chấp hành nhiệm vụ được giao; giám sát điều hành của giám đốc QTDND.

b) Ban kiểm soát

-Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra mọi hoạt động cua QTDND tuân theo pháp luật và điệu lệ nội bộ Ban kiểm soát do đại hội thành viên bầu trực tiếp

về nguyên tắc ban kiểm soát tối thiểu có 3 người, trong đó có ít nhất một kiểm soát

21

Trang 32

viên chuyên trách Ban kiểm soát bầu trưởng ban để điều hành công việc của ban.

Thành viên ban kiểm soát phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đo NHNN quy định, thành

viên của ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên HĐQT, kế toán trưởng, thủ

quỹ QTDND và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh chị em ruội

-Nhiệm vụ và quyền hạn của ban kiểm soát

1 Kiểm tra giảm sát việc chấp hành theo điều lệ của QTDND hoạt động theo

pháp luật :

2 Kiểm tra giám sát việc chấp hành theo điều lệ của QTD, nghị quyết đại hội,nghị quyết HĐQT.

3 Kiém-tra về tài chính kế toán, phân phối thu nhập và sử dụng các quỹ

4 Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại tố cáo có liên quan đến hoạt động của QTD

thuộc thấm quyền của mình.

5 Yêu cầu những người có liên quan trong QTDND cung cấp tài liệu, số sáchchứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác kiểm tra, nhưng khôngđược sử dụng các tài liệu, thông tín đó vào mục đích khác.

c) Giám đốc của Quỹ tín dung

-HDOT bẻ nhiệm Giám đốc điều hành trong số thành viên đối với QTD cơ sở,

riêng Tổng giám đốc QTD Trung ương không nhất thiết phải là thành viên QTDND

Giám đốc QTDND phải có đủ trình độ chuyên môn va năng lực điều hành theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước Giám đốc QTDND không được phép tham gia điều

hành các tô chức cơ quan khác Việc ủy quyền khi vắng mặt phải theo quy chế củaHĐQT đã ban hành.

-Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc:

1 Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của QTDND theo đúng pháp luật,_ điều lệ và nghị quyết của đại hội thành viên, nghị quyết của HĐQT

2 Lựa chọn, đề nghị HĐQT bé nhiệm, miễn nhiệm các chức danh phó giám

đốc (nếu có), kế toán trưởng.

3 Tuyển dụng, kỷ luật, cho thôi việc các nhân viên làm việc tại QTD.

4 Kí các báo cáo, văn bản, hợp đồng, chứng từ, trình HĐQT các báo cáo về

tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của QTDND.

22

Trang 33

5 Chuẩn bị báo cáo hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi

nhuận, phương án xử lý rủi ro (nếu có) và xây dựng phương án hoạt động của năm tới

để HĐQT xem xét và trình đại hội thành viên.

6 Được quyền từ chối thực hiện những quyết định của Chủ tịch HĐQT, của cácthành viên HĐQT nếu thấy trái pháp luật, trái điều lệ và nghị quyết đại hội thành viên;

đồng thời báo cáo ngay với ngân hàng Nhà nước để có biện pháp xử lý

23

Trang 34

đủ như sau: TD là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (Dưới hình thái

tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất

định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu

Như vậy mọi quan hệ TD phải thỏa mãn những đặc trưng sau:

-Là quan hệ chuyển nhượng giá trị mang tính chất tạm thời

-Đảm bảo tính hoàn trả về thời gian và giá trị

-Quan hệ TD được xây dựng trên cơ sở tin tưởng giữa người di vay và người

cho vay Có thể nói đây là điều khiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng

+ Cơ sở ra đời của tín dụng

Sự phân công lao động xã hội và sự xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất

là cơ sở ra đời của tín dụng.

Trang 35

Xét về mặt xã hội sự xuất hiện chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở hìnhthành sự phân hoá xã hội; của cái, tiền tệ có xu hướng tập trung vào một nhóm người,

trong lúc đó một nhóm người khác có thu nhập thấp hoặc thu nhập không đáp ứng đủ cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, đặc biệt khi gặp những biến cố rủi ro bất thường

gây ra Trong điều kiện như vậy đòi hỏi sự ra đời của tín đụng để giải quyết mâu thuần

nội tại của xã hội, thực hiện việc điều hoà nhu cầu tạm thời của cuộc sống.

3.1.2 Ban chất của tín dụng

Bản chất của TD được thể hiện trong quá trình hoạt động của TD và mối quan

hệ của nó với quá trình phát triển sản xuất xã hội Mối quan hệ này được thực hiệnthông qua 3 giai đoạn sau:

a) Giai đoạn phân phối TD dưới hình thức cho vay: Nội dung của giai đoạn

này là vốn tiền tệ hoặc vật tư hàng hóa được chuyển nhượng từ người cho vay đến

người đi vay thông qua hợp đồng được kí kết theo nguyên tắc thỏa thuận của hai bên,

dựa trên cung - cầu của vốn vay.

b) Giai đoạn sử dung vốn vay trong quá trình sản xuất kinh đoanh: Ở giaiđoạn này, vốn vay có thể được sử dụng trực tiếp (nếu vay bằng vật tư hàng hóa) hoặc

sử dụng vào việc mua sắm vật tư hàng hóa (nếu vay bằng tiền) để thỏa mãn nhu cầusản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng của người đi vay.

c) Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng: là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn

của vốn tín dụng, đồng thời cũng là giai đoạn hoàn thành một chu kỳ hoạt động sản

xuất kinh doanh để trở về hình thai tiền tệ vốn tin dụng ban đầu của nó mà được người

đi vay hoàn trả cho người vay Hơn nữa, sự hoàn trả của tín dụng là quá trình trớ về

với tư cách là lượng gia tri vốn tín dụng được vận động Do đó, sự hoàn trả không chỉ

luôn phải bao tồn về mặt giá trị, mà còn có phan tăng thêm dưới hình thức lãi suất.

Như vậy bản chất vận động của vốn TD qua ba giai đoạn như đã đề cập ở trên

là sự hoàn trả vốn gốc và theo đó là lãi suất với tư cách là giá cả của vốn cho vay

3.1.3 Chức năng và vai trò của tín dụng

a) Chức năng của tín dụng

Trong nền kinh tế hàng hóa TD thực hiện hai chức năng cơ bản sau:

25

Trang 36

1.Tập trung và phân phỗi lại vẫn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả.

Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất trong quá trình

vận hành của hệ thống TD Ở đây sự có mặt của TD được xem như chiếc cầu nối giữa

các nguồn cung — cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh tế.

Thông qua chức năng này, TD trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm

thời dư thừa từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế để bổ sung cho những doanh nghiệp,

nhà nước hay các cá nhân đang cần vốn dé sản xuất kinh doanh Nói cách khác:

Ở khâu tập trung, tín dụng là nơi tập hợp những nguồn vốn tạm thời nhàn TÔI

trong xã hội.

Ở khâu phân phối lại vốn tiền tệ, TD là nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh

nghiệp, cho các cá nhân và cho cả ngân sách.

Phân phối vốn qua TD trên cơ sở hoàn trả, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu sản

xuất — lưu thông hàng và dịch vụ, qua đó góp phần đáng kể vào nhịp độ tăng trưởngcủa nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định

Trên thực tế vận dụng chức năng này của TD được thể hiện thông qua hoạt

động của hệ thống ngân hàng và các TCTD Đây là loại hình TD gián tiếp của xã hội,

_nghĩa là quá trình tập trung và phân phối vốn phải qua tô chức trung gian tài chính.

Ngoài ra trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển chức năng này của tín dụng còn

được thể hiện bằng loại hình TD trực tiếp như: mua bán chịu hàng hóa giữa các doanhnghiệp, các doanh nghiệp hay Nhà nước sẽ tự huy động vốn thông qua phát hành tráiphiếu trên thị trường chứng khoan

Vậy trong điều kiện cơ chế quản lý kinh tế theo kế hoạch, chức năng tập trung

và phân phối lại vốn của TD chỉ được thực hiện hầu hết qua các tổ chức trung gian thi

trong điều kiện cơ chế thị trường cùng với sự đa dang các hình thức TD thi việc tổ

chức phân phối TD cũng được phong phú hơn, tạo điều kiện điều phối vốn linh hoạt và

hiệu quả hơn

-Thực hiện chức năng này TD còn góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu

thông cho xã hội được biểu hiện cụ thể qua những điểm sau:

Qua quá trình động viên kịp thời, những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội những

khoản vốn này đang tạm thời đứng yên sẽ được đưa vào chu chuyển, nghĩa là TD đã

26

Trang 37

tăng nhịp độ vòng quay của đồng tiền, giảm lượng tiền dư thừa nhằm ổn định lưu

thông tiền tệ :

Tóm lại chức năng tập trung và phân phối lại vốn là chức năng cơ bản quan

trọng nhất của TD, ngoài tác dụng chủ yếu là thúc đây nền kinh tế tăng trưởng còn góp

phan tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.

2 Kiểm soát các hoạt động kinh tế

Chức năng này được phát huy tác dụng phụ thuộc vào sự phát triển của chức

năng trên cụ thé là:

Thông qua quá trình tập trung và phân phối lại vốn, TD góp phần phản ánh

được mức độ phát triển nền kinh tế về các mặt như: khối lượng tiền tệ nhàn rỗi trong

xã hội, nhu cầu vốn trong từng thời kỳ từ đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về

những quan hệ cân đối lớn trong nền kinh tế đặt biệt là quan hệ giữa tích lũy và tiêu

dùng như trong tổng nguồn vốn tích lũy thì kết cấu gồm những khoản nào, được huyđộng từ những thành phần và đối tượng nào, với khối lượng và biến động qua từngthời kỳ là bao nhiêu .hoặc với nguồn vốn dành cho tiêu ding thì tiêu dùng công

cộng, tiêu ding cá nhân là bao nhiéu

Đặt biệt là trong hoạt động cho vay của các TCTD để góp phần bảo đảm antoàn về vốn, các TCTD luôn thực hiện quá trình kiểm tra tình hình tài chính của đơn vịnhằm phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm chế độ quản lý kinh tế của Nhànước Bên cạnh đó, trên cơ sở thực hiện nguyên tắc cho vay có hoàn trả TD còn phảnánh kịp thời tình hình quản lý và sử dụng vốn của đơn vị có hiệu quả hay không

Ngoài ra thông qua việc tổ chức công tác thanh toán không dùng tiền mặt còntạo điều kiện để tăng cường vai trò bằng đồng tiền các đơn vị kinh tế, vì mọi quá trình

hình thành và sử dung vốn của các doanh nghiệp đều được phản ánh và lưu giữ qua số

liệu trên tài khoản tiền gửi, từ đó có cái nhìn tương đối tổng quát vào cấu trúc tài chính

của các đơn vị

Như vậy với chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế sẽ góp

phần giải quyết tình trạng mắt cân đối cục bộ của nền kinh tế với những giải pháp khắc

phục kịp thời, từ đó phát huy vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước Điều này

củng có nghĩa là TD cần phái được vận dụng như một trong những đòn bẩy kích thích

27

Ngày đăng: 11/12/2024, 13:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w