Qua số liệu sơ cấp điều tra được từ những nông hộ trồng xoài ở xã, người thu gom, thương lái, phỏng vấn chủ tịch hội Nông Dân cùng với những số liệu thứ cấp thu thập được tại các phòng b
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ XOÀI Ở
XÃ HÒA LỘC, HUYỆN MỎ CÀY
_ TINH BEN TRE
THU VIENDAIHOC NÔNG LAM DUONG MINHTHO |IV 000430
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
DE NHẬN VĂN BANG CỬ NHÂN NGÀNH KHUYEN NONG VÀ PHÁT TRIEN NONG THÔN
Thành phố Hồ chí Minh
Tháng12/2007
Trang 2NHẬN XÉT ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Cá Ow
Fare Deft FEMA Gái |ARáo Sic, Qt hưu
bạt let mấn,.Ls0a Ta 1© A Ate et Cli et Oh equa st Db Bb Heat be bn Cứ ih la he A.
caa hip Ge rt Gian -khạc qukai (kià, ck chad PB.
gas Olay hain 44 Gi Gf Ctti CR.Gite 93.
@ ita ober m Gut is Cle : Lan bự lek CHO, A “ai SS
suit tba ihn de llr toy hig ie, Wea, Ae te aa li
Cb, faa cb Hid: eat Rte AH ae jdt
TY k là, tng lo gai ft Zia Xb :
TPT ỀẼẺẽẺẼẺố 6 6 eee / 000002 ((((co-oiccoaa-aa-aai
rrr een rrr rer rr rr rr rir rrr errr
-niaoi-a. -ee -niaoi-a. -ee errr rrr rrr rrr rrr rt rt rrr trer rir
Hoa Lộc, Ngày -2¢ tháng ⁄⁄ năm 2007
¬ OUU Gye
TM UBND XA HOA LOC KT.CHU TICH
PHO CHỦ TỊCH
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRI XOÀI VÀ XU HƯỚNG XÂY DỰNG CHUOI GIA TRI XOÀI CHAT LƯỢNG CUA XÃ HOA LỘC HUYỆN MO CAY TINH BEN TRE” do
Dương Minh Thọ, sinh viên khóa TC02BT, ngành Khuyến Nông và Phát Triển Nông
Thôn, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày tháng năm 2007
Mu eensenae
NGUYEN DUYÊN LINH
mea hướng dẫn,
Kýtên ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo _ Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Kýtên ngày tháng năm Ký tên ngày tháng năm
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên con xin dành cho Ba, Mẹ đã thương yêu và nuôi dạy con
có được ngày hôm nay Anh em trong gia đình những người luôn gần gũi và chia sẽ
những khó khăn trong cuộc sống.
Em xin gởi lời biết ơn đến:
Quý thầy cô trường Dai Học Nông Lâm TPHCM đã nhiệt tình giảng day em
trong suốt 5 năm học Đặc biệt thầy Nguyễn Duyên Linh, giảng viên Khoa Kinh Tế là
người trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Các chú, anh ở UBND xã Hoà Lộc; bà con ở xã nhất là chú Toàn, chủ tịch Hội Nông Dân xã Hòa Lộc, chú Út, chủ tịch UBND xã, chú Tín, trưởng phòng kinh tế
huyện Mé Cay đã cung cấp số liệu và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Các bạn của Tôi đã đóng góp ý kiến và động viên Tôi trong suốt thời gian học
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
DƯƠNG MINH THỌ, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ ChíMinh Tháng 12 năm 2007 Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Xoài ở Xã Hòa Lộc HuyệnM6 Cay Tinh Bến Tre
DUONG MINH THỌ, Economics faculty, Nông Lam university, Hồ Chi
Minh city December, 2007 Studying The Value Chain Of Mango At Hòa Lộc
Commune, Mỏ Cay Town, Bên Tre Province.
Hiện nay, trên địa ban xã Hòa Lộc trồng rất nhiều loại xoài : Cát Hoà Lộc, cát
chu, cát núm, xoài hòn, tứ quí Giá trị về sản lượng và chất lượng mang lại chưa cao
đo người dân ở đây chưa được sự hỗ trợ nhiều về kỹ thuật, về vốn, về giống Kênh
_ phân phối xoài ở xã còn quá céng kénh làm cho giá thành xoài bán ra thị trường cao.Người thu gom mua xoài của nhà vườn phan lớn là mua xô chưa phân loại Chính vìthế không tạo động lực cho nhà vườn nâng cao phẩm chất xoài din đến khả năng cạnhtranh thấp Vì vậy nghiên cứu chuỗi giá trị xoài là rất cần thiết để tìm ra những thuậnlợi và khó khăn trong việc phân phối xoài Mục tiêu chính của dé tài ts nghiên cứu
chuỗi giá trị xoài ở xã Hòa Lộc huyện M6 Cay tỉnh Bến Tre.
Qua số liệu sơ cấp điều tra được từ những nông hộ trồng xoài ở xã, người thu
gom, thương lái, phỏng vấn chủ tịch hội Nông Dân cùng với những số liệu thứ cấp thu
thập được tại các phòng ban của xã Hòa Lộc huyện Mỏ Cày nhằm xác định các chuỗi
giá trị xoài trong xã, phân tích vai trò, nhiệm vụ và sự liên kết chia sẽ thông tin giữa
các thành phần tham gia trong các chuỗi giá trị Kết quả nghiên cứu cho thấy ở địa
phương chưa có chuỗi giá trị chất lượng, chưa có sự liên kết chặt ché giữa người sản
xuất và người tiêu dùng, việc chia sẻ thông tin còn quá lỏng lẽo dẫn đến hiệu quả
không cao nên có xu hướng cải tiến những chuỗi giá trị này thành những chuỗi giá trị
chất lượng
Trang 61.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.3 Pham vi nghiên cứu của dé tài 2
1.3.1 Phạm vi về thời gian nghiên cứu 21.3.2 Phạm vi về không gian nghiên cứu 3
_ 14, Cấu trắc của luận văn tốt nghiệp 2
CHƯƠNG 2 TONG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 3
2.2 Téng quan vé dia ban nghién cứu, 4
2.3 Tổng quan về dé tài nghiên cứu 7
2.3.1 Biến động diện tích và sản lượng cây lâu năm của xã HoàLộc 72.3.2 Tình hình sản xuất xoài của nông hộ ở xã Hoà Lộc 8
2.3.3 Nông sản sạch — con đường tat yếu dé hội nhập 9
2.3.4 Nhu cầu và thị hiếu người tiêu ding 11
CHUONG 3 NỘI DUNG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 NOI dung nghiên cứu 5 | 12
3.1.1 Chuỗi giá trị 12, 3.1.2 Dac điểm chuỗi giátj 12
3.1.3 Đặc điểm chuỗi giá trị hiệu quả 12
3.1.4 Khái niệm về khuyến nông 13
3.1.5 Khái niệm về hiệu quả kinh tế 13
3.1.6 Thị trường tiêu thụ 14
3.1.7 Khái niệm, vai trò, chức năng của kênh phân phối hàng hoá nông
sản 14
Trang 73.2 Phương pháp nghiên cứu 15
3.2.1 Phương pháp bản đồ 15
3.2.2 Phương pháp phân phối chỉ phí lợi nhuận 15
3.2.3 Các chỉ tiêu xác định kết quả và hiệu quả kinh tế 15
3.2.4 Các chỉ tiêu tính toán trong kênh tiêu thụ 16
3.2.5 Phương pháp thu thập thông tin : 16 3.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 17
CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc trưng của mẫu điều tra 18
4.1.1 Trình độ văn hoá của nông hộ trồng xoài 18
4.1.2 Thâm niên canh tác 19
4.1.3 Diện tích trồng xoài 19 4.2 Tình hình sản xuất cây xoài ở xã Hoà Lộc _ 20
4.2.1 Nguồn gốc giống xoài : 20
4.2.2 Lich canh tac ' 2
4.2.3 Hiện trang sử dung vốn và cho vay tin dung để sản xuấtxoài 23
4.2.4 Giá các giống xoài trong xã năm 2006 24
4.2.5 Nguồn thu thập thông tin giá của nông hộ trồng xoài 25
4.2.6 Công tác khuyến nông : 26
4.3 Kênh phân phối xoài ởxã HoàLlộc ˆ 28
4.3.1 Sơ đồ các kênh phân phối 28
4.3.2 Vai trò và chức năng của các thành phần tham gia trong kênh phân
phối 28
4.4 Mối quan hệ giữa các thành phần tham gia trong kênh phân phối 30
4.4.1 Mối quan hệ giữa người thu gom và nông hộ trồng xoài 30
4.4.2 Giữa thương lái và nông đân 314.4.3 Mối quan hệ giữa người thu goi và thương lái ee:
4.4.4 Mối quan hệ giữa thương lái địa phương và các vựa trung
gian
: 32
4.5 Tính toán chỉ phí trong kênh tiêu thụ 32
4.5.1 Hiệu quả kinh tế của người thu gom trên 1 kgxoài — _ 33
Mi
Trang 84.5.2 Hiệu quả kinh tế của thương lái trên 1 kg xoài 344.5.3 Hiệu quả kinh tế của vựa Hà Nội khi bán 1 kg xoài 35
4.5.4 Hiệu quả kinh tế của người bán lẻ khi bán 1 kg xoài 36
4.5.5 So sánh chỉ phí, lợi nhuận tỷ suất lợi nhuận giữa các thành viên
trong chuỗi | 37
4.6 Tình hình tiêu thụ xoai ở xã Hoà Lộc 40
4.6.1 Giá bán và các yếu tố ảnh hưởng đến giá 42
4.6.2 Biến động giá xoài ở xã qua các năm 434.7 Xu hướng xây dựng chuỗi giá trị chất lượng 44
474, CBi1ạoxuôn xuôi vẽ trằng mil 44
4.7.2 Tập huấn thông tin cho cán bộ khuyến nông và người trồng
5.2.1 Đối với người sản xuất xoài 505.2.2 Đối với chính quyền địa phương 51
5.2.3 Đối với công tác khuyến nông 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BANG CẤU HOI PHONG VAN
Trang 9Đồng bằng sông Cửu Long
Tỷ suất lợi nhuậnChỉ phí sản xuất
Tỷ suất doanh thu
Báo cáo kinh tế xã hội
Tống lợi nhuậnTổng chỉ phí
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu diện tích cây nông nghiệp 6
Hình 4.1 Biểu đồ quy mô diện tích trồng xoài 20Hình 4.2 Cơ cầu nguồn giống nông dân trồng xoài đang sử dụng 21
Hình 4.3 Lịch canh tác 202
Hình 4.4 Sự khác nhau về giá loại 1 và giá loại 2 các giống xoài năm 2006 24
Hình 4.5 Sơ đồ các kênh phân phối trong chuỗi giá trị thông thường 28Hình 4.6 Biểu đồ cơ cầu lợi nhuận các thành viên trong chuỗi 39
Hình 4.7 Biểu đồ biến động giá các giống xoài ở xã Hoà Lộc qua các năm 2004 —
2006 44
Hình 4.8 Sơ đồ kênh tiêu thụ mới 47
Trang 11DANH MỤC CÁC BÁNG
Bảng 2.1 Tình hình dan số của xã qua các năm 2004 — 2006
Bảng 2.2 Phân loại mức sống theo thu nhập năm 2006
Bảng 2.3 Biến động diện tích và sản lượng cây lâu năm của xã Hoà Lộc
Bảng 4.1 Trình độ văn hoá của nông hộ trồng xoài
Bảng 4.2 Thâm niên canh tác
Bảng 4.3 Diện tích trồng xoài của nhà vườn
Bang 4.4 Nguồn giống nông dân trồng xoài dang sử dung
Bảng 4.5 Vay tín dụng và sử dụng nguồn vốn vào sản xuất của nông hộ
Bảng 4.6 Sự khác nhau về giá loại 1 và giá loại 2 các giống xoài năm 2006
Bảng 4.7 Nguồn thông tin về giá xoài của các nông hộ trồng xoài ở xã Hoà Lộc
Bang 4.8 Tình hình tham gia khuyến nông của bà con trên địa bàn xã
Bảng 4.9 Hình thức bán xoài của nhà vườn
| Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế của người thu gom trên 1 kg xoài
Bang 4.11 Hiệu quả kinh tế của thương lái trên 1 kg xoài
Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế của vựa Hà Nội trên 1 kg xoài
_ Bảng 4.13 Hiệu quả kinh tế của người bán lẻ trên 1 kg xoài
Bang 4.14 Bang so sánh chi phí, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận giữa các thành viên
trong chuỗi
Bảng 4.15 Bảng biến động giá các giống xoài ở xã Hoà Lộc qua các năm 2004
— 2006
Bang 4.16 Biến động diện tích xoài của xã Hoà Lộc qua các năm
Bảng 4.17 So sánh chuỗi giá trị thông thường và chuỗi giá trị mới
18
19
19 20 23 24 25 26 31 33 34 35 36
39
43
49
Trang 12DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng câu hỏi phông vấn nông hộ
Phu lục 2 Bang câu hỏi phóng vấn người thu gom, thương lái
54 58
Trang 13CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt van đề
Mỏ Cày là một trong những huyện trồng xoài nhiều nhất của tỉnh Bến Tre với
hơn 1129 ha chiếm 56% diện tích trồng xoài toàn tỉnh Cây xoài mang lại nguồn thunhập cho nhiều hộ dan ở xã Hòa Lộc vì vậy làm sao dé trồng xoài có hiệu quả cao nhất
là mối quan tâm của nhiều người Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn xã phần lớn làgiống xoài cát Chu, đây là giống xoài địa phương được trồng phổ biến, chất lượng
không cao nên chỉ được bán ở thị trường nội địa, ít có khả năng canh tranh với các
giống xoài chất lượng khác trên thị trường như xoài Cát Hòa Lộc, xoài Thái, Kênh
phân phối xoài quá nhiều thành phần trung gian làm cho giá bán ra tại vườn thấp hơn
nhiều so với giá bán lẻ Những người thu gom mua xoài tận vườn thì mua xô không
phân loại nên người dân không có động lực dé cải tiến, nâng cao phẩm chất cho xoài,
người dan chỉ chú ý làm sao đẻ tăng sản lượng càng cao càng tốt mà không quan tâm
đến những tiêu chuẩn chất lượng của xoài Chính vì thế nghiên cứu về chuỗi giá trị
xoài sẽ giúp tim ra được những thuận lợi khó khăn của việc phân phối xoài hiện nay-của địa phương để từ đó có 1 hướng sản xuất mới vừa đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng vừa nâng cao khả năng cạnh tranh của xoài địa phương trên thị trường.
Ngoài ra, từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu về xoài nhưng nghiên cứu vềchuỗi giá trị xoài thì rất ít Nhận thấy đây là một đề tài còn khá mới mẽ và rất cần thiết
nên tôi chọn nghiên cứu chuỗi giá trị xoài ở xã Hòa Lộc, huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre.
Hy vọng đề tài nghiên cứu sẽ giúp các Cán Bộ ở địa phương có một định hướng mới
| trong phát triển cây xoài, xây dựng được những chuỗi giá trị xoài chất lượng trong vài
năm tới.
Trang 141.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các chuỗi giá trị xoài ở xã Hòa Lộchuyện Mỏ Cày Đề tài nghiên cứu những mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích các chuỗi giá trị xoài ở xã Hòa Lộc huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre.
- Chức năng và nhiệm vụ của các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị
- Mối quan hệ giữa các thành phan tham gia trong chuỗi
- Phan phối chi phí, lợi nhuận của các thành viên trong chuỗi.
= Xu hướng tiến tới xây dựng những chuỗi giá trị chất lượng
13 Pham vi nghiên cứu của dé tai
1.3.1 Pham vi về thời gian nghiên cứu
Phạm vi về thời gian nghiên cứu chia ra làm 2 giai đoạn:
a Thời gian lấy số liệu tai địa phương từ 15/8 đến 15/11 năm 2007
“ Thời gian làm dé tài từ thang 8 đến tháng 11 năm 2007
1.3.2 Phạm vi về không gian nghiên cứu
Do giới hạn vé thời gian nghiên cứu, ở đề tài này chi giới hạn về không gian
nghiên cứu là xã Hoà Lộc huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre.
1.4 Cau trúc của luận văn tốt nghiệp
Cấu trúc của luận văn bao gồm 5 chương
Chương 1 : Khái quát tình hình trồng xoài của huyện Mỏ Cày nói chung và xãHòa Lộc nói riêng, cho biết: lý do chọn đề tài, ý nghĩa của đề tài, mục đích và mục tiêu
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2 : Nêu lên tổng quan các tài liệu tham khảo trong nước và nước ngoài
nghiên cứu có liên quan đến dé tài, tổng quan về địa bàn nghiên cứu, tổng quan về đề
tài nghiên cứu.
Chương 3 : Trình bày những vấn đề lý luận các khái niệm, định nghĩa có liênquan đến chuỗi giá trị, hiệu quả kinh tế, thị trường tiêu thụ và các phương pháp thu
thập và xử lý thông tin được sử dụng trong luận văn.
Chương 4 : Phân tích và làm rõ nội dung nghiên cứu của đề tải.
Chương 5 : Trình bày ngắn gọn những van đề chính mà đề tài đạt được Trên
cơ sở đó đưa ra những kiên nghị có liên quan.
Trang 15CHƯƠNG 2
TỎNG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Trên Thế Giới Khái niệm chuỗi giá trị ngày nay trên thế giới được sử dụng rất
pho biến và có nhiều nghiên cứu vẻ chuỗi giá trị Trong hội thảo: “Sự tham gia củangười nghèo vào siêu thị và các chuỗi giá trị khác” được trình bày tại Khách sạn
Grand, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28 tháng 11 năm 2005 Hội thảo này được thực
hiện nhằm mục đích đánh giá các điều kiện để tăng sự tham gia của người nghèo vàochuỗi giá trị thực phẩm của siêu thị và kênh phân phối giá trị gia tăng khác Qua hội
thảo này ta có thể trả lời được các câu hỏi như tác động của những chuỗi phân phối
mới đối với người nghèo (người tiêu thụ và cung cấp thực phẩm) là những tác động
nào? Làm thế nào việc hiện đại hoá các chuỗi phân phối có thể đáp ứng tốt hơn nhu
cầu thực phẩm và thu nhập của người nghèo?
| Việt Nam Ở Việt Nam các nghiên cứu về cây xoài và những vấn dé liên quan
rất nhiều Tuy nhiên những nghiên cứu về chuỗi giá trị cho trái cây thì rất ít nhưng
cũng có những nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị như nghiên cứu về thị trường
tiêu thụ; sự biến động về.giá cả xoài; nghiên cứu về tầm quan trọng của việc liên kết
“bốn nhà” của Tạ Minh Tuấn (2005) Nhà Nông, Nhà Nước, Nhà Khoa Học, Nhà Doanh Nghiệp nhằm sản xuất nông phẩm hàng hoá khối lượng lớn, đồng đều chất lượng, mẫu mã, sản phẩm có địa chỉ, phục vụ cho xuất khẩu sang các thị trường lớn
và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, tăng nguồn thu nhập cho người
nông đân trồng cây ăn quả
Đường Hồng Dật (2001) giới thiệu cho chúng ta cách trồng và chăm sóc nhiều
loại trái cây trong đó có xoài qua đó cho thấy mỗi loại cây có kỷ thuật trồng và chăm
sóc khác nhau và để sản xuất xoài có hiệu quả thì cần phải chăm sóc, bón phân, tưới
nước theo từng giai đoạn phát triển của cây xoài Đường Hồng Dật còn đề cập đến
Trang 16việc phải làm tốt từng khâu từ việc quy hoạch vùng chuyên canh trồng từng loại trái
cây riêng, chọn giống, áp dụng khoa học kỷ thuật tiên tiến vào trồng sản xuất trái cây
và nhất là ông cũng đã đề cập đến việc phát triển cây ăn quả là một chuỗi hoạt động
đống bộ và liên hoàn, các khâu trong chuỗi hoạt động phải gắn bó với nhau rất chặt
chẽ nhằm tạo ra được những sản phẩm chất lượng với giá rẻ nhất, có thể cung cấp chocác cơ sở chế biến với số lượng lớn và dam bảo chất lượng nguyên liệu chế biến
Tiến sĩ Bùi Xuân Khôi, Viện phó Viện cây An Qua Miền Nam thi cho ta biếtmột số sâu, bệnh hại chính trên cây xoài Qua đó chúng ta có thé biết được những loại
sâu, bệnh nào thường gây hại cho xoài, cách gây hại, triệu chứng gây hại, và cách
phòng trị như thế nào là hiệu quả nhất Theo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ
Rau, Hoa, Quả 2003 — 2004 của nhà xuất bản TPHCM _ 2005 cung cấp cho chúng ta
việc xử lý xoài:ở nhiệt độ 47° C trong thời gian 20 phút không ảnh hưởng tới tiến trìnhchín, thành phần sinh hoá và chất lượng cảm quan Việc xử lý này không gây phỏngtrái và có thể hạn chế sự phát triển của nắm bệnh sau thu hoạch trên xoài
Những nghiên cứu của Đoàn Hữu Tiến, Tạ Minh Tâm, Huỳnh Văn Vũ (năm2005) về thực trạng và xu hướng thị trường trái cây Việt Nam trình bày một cách tôngquát về tinh hình sản xuất và tiêu thụ, giá cả trái cây Việt Nam trong những năm quagiúp cho việc năm bắt được hiện trạng về Cung câu và xu hướng thị trường, làm cơ sởcho việc định hướng phát triển cây ăn trái ở Việt Nam Nước ta sắp gia nhập WTO tức
là sắp phải cạnh tranh với nhiều loại trái cây chất lượng khác cả trong nước và ngoài nước vì thế qua nghiên cứu của Tạ Minh Tâm (2005) về trái cây Việt Nam, lợi thế vàthách thức trước môi trường “hội nhập” đã chỉ ra những tiêu chuẩn của trái cây cần để
có thể cạnh tranh được khi nước ta bước vào hội nhập, xác định phân bố vùng sản xuất
trái cây Việt Nam và trên Thế Giới, các loại trái cây xuất khẩu tươi qua đó xác định rõthị trường của từng loại cây Việt Nam có thể xâm nhập
2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Xã Hòa Lộc nằm trên trục đường quốc lộ 60, cách trung tâm thị trần Mỏ Cày 3
km, thuộc phía Bắc huyện Mo Cay Xã Hoà Lộc có vị trí địa lý được xác định như sau:
` Phía Bắc: Giáp xã Tân Thành Bình
Phía Nam:.Giáp thị trắn Mỏ Cày
Phía Đông: Giáp xã Định Thuỷ
4
Trang 17Phía Tây: Giáp xã Thành An và Tân Bình
Theo báo cáo về phân loại hành chính xã thì:
Diện tích đất tự nhiên: 1.234,8 haDiện tích đất nông nghiệp: 1063 ha
Diện Tích lúa : 24 ha
Diện tích cây lâu năm : 935 ha Diện tích cây khác : 104 ha
Toàn xã có 2.197 hộ dân với tổng dân số-là 10.509 người, trong đó nam 5055
chiếm 48,1%, nữ 5454 chiếm 51,9% Số nhân khẩu bình quân khoảng 4,78 người/hộ
Bảng 2.1 Tình hình dân số của xã qua các năm 2004 — 2006
Nguồn : Ban thông kê xã
Phân loại mức sông : '
Hộ giàu : 436 hộ, đạt 19,84% - tăng 64 hộ so với cùng kì năm 2005.
Trang 18Về sản xuất nông nghiệp :
Trồng trọt : Với diện tích đất canh tác 1063 ha Năm 2006 đến nay, xã tập huấn
chuyển giao KHKT cho hội viên nông dân được 14 cuộc (kỹ thuật trồng xoài, kỹ thuậttrồng cây ca cao xen vườn dừa, nuôi bò, trồng bưởi da xanh, nuôi tôm càng xanh)
Tổng diện tích vườn dừa 618,82 ha, chiểm 58,21% tập trung phát triển trồng dừa cho
năng suất cao Mía đứng sau dừa với 210, 56 ha chiếm 19,8 % Diện tích xoài là 72,8
ha chiếm 13,% tổng diện tích cây ăn quả Còn lại 62,92 ha chiếm 13,3% bao gồm diện
tích lúa (24 ha) và diện tích cây trồng khác.
Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu diện tích cây nông nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp — dịch vụ : Xã có 01 công ty TNHH và 01 doanh nghiệp
tư nhân dệt thảm xơ dừa, 01 cây xăng Hòa Lộc, 03 cơ sở cưa xẻ gỗ, 265 hộ kinh doanh
địch vụ, đã giải quyết trên 484 lao động tại địa phương
Giải quyết lao động việc làm : Lao động chính toàn xã là 6120 người (Nam :
2786 ; Nữ : 3334), trong đó có việc làm ổn định là 4615 người chiếm 85,47% Tham
gia xuất khẩu lao động 71 người, giới thiệu việc làm cho các khu chế xuất trong và
ngoài tỉnh được 513 người.
Trang 19Thu nhập bình quân đầu người : Cuối năm 2006 thu nhập bình quân đầu người
là 6,7 triệu đồng/người/năm Đến nay, với sự nỗ lực tập trung phát triển kinh tế, thực
hiện trồng xen, nuôi xen, áp dụng nhiễu tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
giải quyết việc làm cho lao động, mức thu nhập bình quân đầu người đạt 8,2 triệu
đồng/người/nănh.
Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn : Xã hoàn thành cơ bản chương trình_bêtông hoá cầu và các trục đường chính, liên xóm ấp Đến nay, toàn xã có 274 cầubêtông, tổng kinh phí 1,1 tỷ đồng, theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm
Đã hoàn thành 14,98 km đường bêtông.
Sử dụng điện, nước sạch : Mạng lưới điện phú kín toàn xã, có 2115 hộ sử dụng
điện đạt 96,26%, số còn lại do nhà xa đường dây chưa có điều kiện mắc điện Toàn xã
100% đều sử dụng nước hợp vệ sinh.
Đài phát xã có công suất 350 W với 15 loa, 08 ấp đều có tổ thông tỉn và đủ
trang thiết bị hoạt động đảm bảo kịp thời thông tin những chủ chương, chính sách của
Đảng, pháp luật Nhà nước và của địa phương đến nhân dân trong xã Tại xã có 01 bưu
điện được công nhận đơn vị văn hoá :
23, Tổng quan về đề tài nghiên cứu
2.3.1 Biến động diện tích và sản lượng cây lâu năm của xã Hòa Lộc
Bảng 2.3 Biến Động Diện Tích Và Sản Lượng Cây Lâu Năm Của Xã Hòa Lộc
Trang 20Diện tích và sản lượng cây lâu năm của xã Hòa Lộc biến động qua các năm,
Diện tích Dừa có xu hướng tăng dần từ 428,78 ha năm 2004 tới 618,82 ha năm 2006
tăng 190,04 ha, còn cây xoài thì tăng dần từ năm 2004 tới năm 2006 trong 3 năm tăng
27 ha Sản lượng tăng đều theo mỗi năm do tang dién tích, bên cạnh đó do người dân
biết áp dụng nhiều phương pháp kỹ thuật, tuổi thọ của cây càng cao cho năng suất
càng cao Cơ quan khuyến nông kết hợp với cán bộ địa phương cùng với bà con trồng
xoài đang cố gắng khắc phục những thiên tai và cải tạo giống để năng suất và sản
lượng xoài ổn định hon
.2.3.2.Tình hình sản xuất xoài của nông hộ ở xã Hòa Lộc
Trồng xoài ở địa bàn xã Hòa Lộc có từ rất lâu, bằng chứng là có những vườn
xoài lâu năm từ 70 — 100 năm tuổi Tuy nhiên phần lớn không phái thu nhập chính từ
vườn xoài Từ trước năm 2000, những hộ nơi đây thu nhập từ những nguồn khác, mỗi
hộ chỉ trồng vài ba cây xoài Đến năm 2002, một vài hộ bắt đầu trồng xoài với diện
tích lớn, xoài trúng mùa cho năng suất cao Thấy vậy nhiều hộ khác cũng bắt chước
trồng Từ đó phong trào làm vườn dần dần phát triển và hình thành nên nghề mới tại
địa phương.
Cùng với chính sách đổi mới, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn đầu tư
phát triển kinh tế vườn Người trồng xoài chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của họ, chưa
có thị trường rõ ràng, giá còn rẻ nên hiệu quả mang lại từ xoài còn thấp Được sự
hướng dẫn cụ thể của chính quyền địa phương nên diện tích xoài vẫn tiếp tục được
.mở rộng Ngoài ra năm 2005 được sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông, người dân nơi
đây đã chuyển đổi giống xoài từ cát chu sang trồng xoài cát Hoà Lộc, mạnh dạn tăng
cường đầu tư phân hoá học và chú ý chăm sóc xoài hơn Do đó đến nan 2006 diện tích
xoài đã tăng lên 72,8ha.
Tuy nhiên vụ mùa năm 2005, giá rớt thê thảm Xoài cát Chu từ 12.000 đ/kg con
4.000 đ/kg cũng phải bán đổ, bán tháo Không chỉ có xoài cát chu, xoài cát Hoà Lộc
được mệnh danh là “nữ hoàng xoài” cũng không thoát khỏi cảnh ngộ, giá từ 25.000
đ/kg xuống còn 12.000 d/kg
Vi sao lại có trường hợp rớt giá thảm hai mặc dù không trúng mùa, sản lượng
không cao Hiện nay, xoài Thái Lan chiếm ưu thế ở thị trường Việt Nam vì chất lượng
ngon hơn, giá cũng không đắt hơn hàng nội (thậm chí rẻ hơn xoài cát Hoà Lộc) nên
§
Trang 21người tiêu dùng chê hàng nội Bên cạnh đó, những năm qua xoài của ĐBSCL chủ
yếu xuất khẩu tươi sang thị trường Trung Quốc Nhưng năm nay, phía Trung Quốc bắt
đầu kiểm soát gắt gao du lượng thuốc hoá học trên trái cây nhập khâu theo tiêu chuẩn
chất lượng Châu Âu nên trái xoài ĐBSCL không thể vào thị trường này được Mat thị
trường tiêu thụ lớn, lại bị trái xoài Thái Lan “tan công” nên xoài không trúng mùa mà
vẫn rớt giá là lẽ đương nhiên Tiếng là có thương hiệu, được bao tiêu nhưng thực sự
máy năm qua nguồn tiêu thụ xoài cát Hoà Lộc rất bấp bênh, giá cả trồi sụt do thị
trường tiêu thụ quyết định.
2.3.3 Nông sản sạch — con đường tất yếu đề hội nhập
Việt Nam là xứ nhiệt đới, nên trái cây Việt Nam rất phong phú, dồi dao song
chất lượng, kích thước, hình đáng không đồng đều và đặc biệt một số quy trình trồngtrọt bị cho là thiếu an toàn Chính vì vậy, ngay cả thị trường Trung Quốc cũng đã giảm
số lượng nhập khẩu trái cây Việt Nam từ 140 triệu USD kim ngạch vào năm 2001
xuống còn khoảng 20 triệu USD hiện nay
Nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ngày nay không chỉ phải thỏa mãn được các điều kiện khắt khe về chất lượng, độ đồng đều, an toàn vệ sinh mà còn phải đáp ứng
được cả những tiêu chuẩn nghiêm khắc về chế độ nuôi trồng và tính bền vững trong
việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên Mặt khác, xiết chặt việc quản lý nông sản cũng là
yêu cầu cấp bách: đê:nông san Việt Nam vượt qua được các rào cản thương mại đưới
"ye" tiêu chuẩn kỹ thuật hay các biện pháp về an toàn nông sản theo tiêu chuẩn của
WTO (SPS) Chẳng hạn, quy định mới về tiêu chuẩn nhập khẩu thực phẩm với hàm
lượng tối thiểu về dư lượng hoá chất, như thuốc trừ sâu của Nhật Ban sẽ chính thức có
hiệu lực, ảnh hưởng đến 50.000 mặt hàng nhập khẩu Do đó, cách tiếp cận tốt nhất là
tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về nông sản và thực phẩm như tiéu chuẩn của IPPC,
OIE, CODEX và GMP Các tiêu chuẩn này đều quy định khắt khe về quá trình sản
xuất, thu hoạch nông sản Điền hình là chu trình nông nghiệp an toàn (Chu trình GAP:
Good Agriculture Practice) GAP đòi hỏi không có dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc
kích thích tăng trưởng trong nông phẩm (Con đường tất yếu để hội nhập,Trung
nguyên, 2006).
Tuy nhiên, khái niệm sản xuất "sạch" như vậy còn tương đối mới trong điềukiện sản xuất manh.mún; mạnh ai nấy: làm của Việt Nam Từ lúa gạo đến ca phê, chè,
9
Trang 22rau quả hiện đều được sản xuất trên một dây chuyền hết sức thô.sơ nên không đảm
bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về độ đồng đều, nhất quán và đặc biệt là hiện tượng dư
lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật đo nông dân sử dụng tuỳ tiện
Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có một chiến lược tuyên truyền và hướng
dẫn cụ thể tới các nhà vườn, các trang trại về các quy trình sản xuất sạch, đảm bảo an
toàn và không lạm dụng hóa chất Đồng thời với đó là một hệ thống thanh tra, kiểm tra
và chứng nhận chất lượng nông sản thống nhất trên toàn quốc nhằm có một quy chuẩn
nhất quán về chất lượng thay vì tình trạng manh mún hiện nay Ngoài ra, nhà nước còn
phải giúp nông dân tổ chức những hiệp hội để nhà nông-nhà kinh doanh-nhà khoa họchợp tác làm việc, qua đó chuyển giao công nghệ về kỹ thuật canh tác, quản lý sau thu
hoạch, các yêu cầu về lượng - chất lượng của thị trường trong nước và xuất khẩu Để
có thể cạnh tranh trong nước và thâm nhập vào thị trường thế giới, rõ ràng nông sản
Việt Nam cần một cuộc cách mạng về phương thức, cần thay đổi lề thói làm ăn manh
.mún, thủ công bằng cách ứng dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật Chỉ có cách đó, nông
san VN mới có được sản lượng lớn, chất lượng cao dam bảo an toàn vệ sinh và giá
nội tiến lên mà còn là hàng rào hữu hiệu bảo vệ khả năng lây lan dịch bệnh từ hàng
nông sản ngoại Có thể khẳng định, xây dựng và quản lý tốt chất lượng nông sản là con
đường tất yếu để nông sản Việt Nam hội nhập thành công (Con đường tất yếu dé hội
nhập,Trung nguyên, 2006)
Vì vậy xoài Hòa Lộc nói chung, xoài Bến Tre nói riêng cần phái được chuyển
đổi như thế nào để có thể cạnh tranh được với các loại xoài chất lượng khác và đáp
ứng được yêu cầu ngày càng khat khe của thị trường trong nước và thị trường xuất
khẩu hướng tới những chuỗi giá trị chất lượng: Ban lãnh đạo địa phương, cơ quan
khuyến nông, kết hợp với nông dân đang dần chuyển đổi các giống cây trồng chất
lượng, được hướng dẫn quy trình trồng có kỷ thuật và an toàn.
10
Trang 232.3.4 Nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng
Mặc đù nguồn cung cấp trái cây nội địa khá đồi đào nhưng Việt Nam vẫn nhập khẩu một số loại trái cây Trái cây nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao vềchất lượng va chủng loại ngày càng cao của người tiêu đùng Cầu trái cây nhập khẩu
thực sự chỉ có ở một bộ phận dân cư có thu nhập cao, và thích ăn trái cây lạ, mau mã
đẹp Nhìn chung mẫu mã trái cây nhập khẩu đẹp hơn trái cây sản xuất trong nước, nhất
là về độ đồng đều của trái, tuy nhiên về mặt hương vị, độ ngọt thì nhiều loại trái cây
trong nước vẫn có lợi thế hơn
Trái cây trên thị trường hiện nay rất da dạng và phong phú về ching loại, giống
và nguồn gốc xuất xứ Trái cây sản xuất trong nước hiện nay vẫn chiếm đại đa số sảnlượng trên thị trường song sản lượng trái đẹp rất ít, trái cây nội địa ngon nhưng cònchiếm tỷ lệ thấp và đặc biệt là trái cây sản xuất trong nước không phải lúc nào cũnglành.Thị hiếu người tiêu dùng đang có xu hướng nghiêng về trái cây nội địa nhờ chấtlượng trái cây đang được cải thiện din (Thông tin thị trường cây ăn quả, Viện cây ănquả Miền Nam Tháng 8/2005)
Thị hiếu người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến các yếu tố bênngoài, mùi vị mà vấn đề an toàn thực phẩm là yếu tố được chú ý nhiều hơn Có thể chỉ
ra 3 tiêu chuẩn chất lượng mà người tiêu dùng lựa chọn đó là trái cây phải đẹp, ngon
và lành.
Trái cây đẹp có nghiã lá trái phải tươi tốt, không sâu bệnh, không tỳ vết, không bam dập, không xây xước, vỏ trái phải sạch, Điều quan trọng là phải đồng đều:
đồng đều về màu sắc; hình đạng, trọng lượng, kích thước, độ già, độ chín Khi mua
trái cây người fa chon tiêu chuẩn đẹp vì trái cây mua về không chỉ để ăn mà trước đó
có thể làm vật để chưng, thờ cúng, hơn nữa một trái cây đẹp bên ngoài kỳ vọng trái
cây ngon bên trong:
Trái cây ngon thể hiện mùi vị đặc trưng như thơm, ngọt, chua ngọt, ngọt thoáng
chua, mong nước, hạt nhỏ,
Trái cây lành có nghĩa là không có thuốc trừ sâu bệnh, hoặc dư lượng thuốc trừ
sâu dưới mức cho phép, ăn vào an toàn, không bị ngộ độc.
11
Trang 24CHUONG 3
NOI DUNG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là một hệ thống các hoạt động trao đổi được tổ chức chặt chẽ từ
khâu sản xuất đến tiêu thụ, nhằm mục dich tao ra giá trị và tính cạnh tranh cao hơn.3.1.2 Đặc diễm chuỗi giá trị
Đặc điểm chuỗi giá trị là tạo ra liên kết doanh nghiệp thông qua việc những bên
tham gia vào chuỗi giá trị làm việc cùng nhau, có sự liên kết và chia sẻ thông tin với
nhau Điều này đồi hỏi phải có sự điều phối tốt trong quá trình ra quyết định và trao
đôi Dé tăng giá trị, chuỗi giá trị cần phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
và có tính cạnh tranh Muốn vậy chuỗi giá trị cần phải luôn được cải tiến Để tao ra các
mối liên kết hiệu quả, chuỗi giá trị cần phải chia sẻ lợi nhuận để khuyến khích các bên
tham gia
3.1.3 Đặc điểm chuỗi giá trị hiệu quả
Đặc điểm của chuỗi giá trị hiệu quả là tạo ra sự khác biệt của sản phẩm Sản
phẩm trong chuỗi giá trị chất lượng sẽ khác về hình thức bên ngoài, về chất lượng,
những sản phẩm này được sản xuất theo một quy trình kỷ thuật và tất nhiên cũng sẽ có
sự khác biệt về giá: cả, thị trường tiêu thụ so với những sản phẩm trong chuỗi giá trị
thông thường Trong chuỗi giá trị chất lượng cần liên tục cải tiến sản phẩm, kỷ thuật,
quản lý, tiếp thị, phân phối nhằm tạo ra giá trị cao hơn Tổ chức trong chuỗi tốt theo
cấu trúc từ trên xuống có sự liên kết và chia sẻ thông tin một cách chặt chẽ, sự phân
phối chi phí lợi nhuận hợp lý hơn, phạm vi các giao dich thị trường rộng, mua ban theohợp đồng Đưa ra những cách làm việc đáp ứng được những yêu cầu về môi trường và
trách nhiệm xã hội.
12
Trang 253.1.4 Khái niệm về khuyến nông
Định nghĩa khuy ến nông Khuyến nông là cầu nối giữa nghiên cứu và sản
xuất, là kênh chuyển tải tốt nhất tiến bộ khoa học kỷ thuật đến với nông dân, đồng thờicũng là biện pháp hữu hiệu của nhà nước giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh
doanh, địch vụ, xây dựng phát triện nông nghiệp nhằm tăng thu nhập và phát triển đời
sống vật chất và tỉnh thần cho người nông dân
Vai trò của khuyến nông đôi với việc sản xuất xoài Xoài được trông ở xã
chủ yếu là các giống đã được người dân trồng từ trước đến nay, phổ biến nhất là xoài
cát Chu Có những vườn 30-40 năm tuổi nên sản lượng và chất lượng thấp, hiệu quả
kinh tế không cao
Xoài là một trong những loại trái cây được người tiêu dùng trong nước và nước
ngoài yêu thích Vì vậy để có trái xoài chất lượng thì người trồng xoài ở địa phương
cần phát triển và trồng mới các giống xoài tốt Mặc dù người dân rất có kinh ngiệm
trong trồng xoài nhưng những vấn đề về chọn giống xoài nào thì phù hợp và tốt nhất,
cách chăm sóc, bón phân và áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật, vấn đề về thị trường tiêu thụ, kênh phân phối thì cần có sự trợ giúp của các nhà khoa học và khuyến
nông viên.
3.1.5 Khái niệm về hiệu qua kinh tế
Định nghĩa về hiệu qua kinh tế, Hiệu quả kinh tế là 1 phạm trù đặc biệt quan
trọng, nó thể hiện kết quả của sản xuất trong mỗi đơn vị và chỉ phí của các nguồn sản
xuất Về mặt hình.thức hiệu quả kinh tế là một đại lượng so sánh kết quá sản xuất thu
được với chỉ phí bỏ ra Để đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải đứng trên quan
điểm toàn điện là phải biểu biện trên các góc độ khác nhau, có quan hệ chặt chẽ với
nhau theo không gian, thời gian, số lượng và chất lượng.
Hiệu quả kinh tế là.1 phạm trù có tính ý nghĩa kinh tế rất quan trọng, việc xác
định hiệu quả kinh tế là điểm xuất phát cho mọi tính toán trong các kế hoạch phát triển kinh tế quốc dan -
Đặc điểm về hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp Do mỗi ngành có 1 đặc thù
riêng nên hiệu quả kinh tế trong mỗi ngành cũng có những đặc thù riêng và đặc thù
của kinh tế nông nghiệp có những đặc trưng sau: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp tương đối thấp vì khả năng sinh lời của sản xuất kinh doanh nông nghiệp thấp
13
Trang 26hơn khi so sánh với những ngành khác Do tính rủi ro và kém ổn định của sản xuấtkinh doanh nông nghiệp cao nên dẫn đến hiệu quá kinh tế đối với ngành sản xuất này
cũng tương đối cao Vì một mặt kinh tế nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thông qua gid cả thị trường, một mặt nó còn chịu ánh hưởng của điều kiện tự phiền.
Do đó sản xuất kinh doanh nông nghiệp có tính rủi ro và kém ổn định cao
3.1.6 Thị trường tiêu thụ
Thị trường hiểu theo cách thông thường: “Thị trường là nơi dién ra các quátrình trao đổi mua bán hàng hóa”.Thị trường tiêu thụ trái cây vận động theo cơ chế thị
trường Mỗi nhà sản xuất chỉ cung ứng một khối lượng nhỏ trên tổng lượng cung ứng
nên họ không có khả năng quy định giá Sự tham: gia hay rút lui của họ đều không ảnh
hưởng đến khả năng hình thành của giá cả và người sản xuất phải chấp nhận mức giá
đã hình thành khách quan trên thị trường Người bán và người mua đều có quyền lựachọn nơi bán và nơi mua sao.cho có lợi nhất
3.1.7 Khái niệm, vai trò, chức năng của kênh phân phối hàng hoá nông sản
Khái niệm Để đưa hàng hoá, sản phẩm hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng,doanh nghiệp phải sử dụng những con đường khác nhau Những con đường hay luồnghàng khác nhau đó trong Marketing gọi là kênh phân phối
Kênh phân phối hàng hoá là một tập hợp các tổ chức hay cá nhân cùng làm
nhiệm vụ chuyển đưa hàng hoá; sản phẩm hoặc dịch vụ từ người sản xuất đến người
tiêu đùng Kênh phân phối tạo nên dòng chảy của hàng hoá từ người sản xuất đếnngười tiêu dùng | |
Vai trò của kênh phân phối hàng hoá Hàng hoá lưu thông trên thị trường
một cách vô cùng thuận tiện, đó là do có sự xuất hiện của kênh phân phối hàng hoá
trên thị trường Do có sự cách biệt quá lớn về khoảng cách nên việc đưa sản phẩm từngười sản xuất đến người tiêu dùng rất cần những người trung gian tạo thành một
kênh phân phối chặt chẽ Vai trò chính của kênh phân phối hàng hoá là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, cung cầu phù hợp, có trật tự và hiệu quả.
Chức năng của kênh phân phối Chức năng chính của kênh phân phối là làm
cho dong chảy sản phẩm từ người san xuất đến người tiêu ding cuối cùng được thông
- suốt, trật tự và nhanh chóng, đến đúng địa điểm, đúng người nhận và đúng thời gianvới chi phi vận chuyển trên mỗi don vị sản phẩm thấp nhất, tỉ lệ hư hao nhỏ nhất và `
14
Trang 27doanh lợi cao nhất cho toàn kênh và cho mỗi khâu Lam cho thanh toán đúng giá,
3.2.2 Phương pháp phân phối chỉ phí lợi nhuận
Chi phí vận chuyển Tùy đoạn đường dai hay ngắn mà có cách tính chỉ phí vậnchuyển khác nhau Chi phí vận chuyền trên mỗi ký xoài : Chỉ phí suốt đoạn đường : số
ký xoài trong 1 chuyến Giả sử chỉ phí vận chuyển mà vựa Hà Nội phải trả khi muaxoài của thương lái ở xã Hòa Lộc Mỗi chuyến ra.Hà Nội 1 xe có thể chứa 7 tấn xoài, 1
tấn là 20 thùng, mỗi thùng 50 kg Tiền thuê xe chở 1 chuyến là 7.280.000 đ, chỉ phí
trên 1 thùng = 7.280.000 đ/140thùng = 52.000 đ Chi phí trên 1 kg là 52.000 d/50kg =
1040 đ/kg - R |
Chi phí hao:hụt.:Giả sứ mức độ hao hụt khi thương lái vận chuyển xoài ra thi
trường Hà Nội là 5%; thì:cứ 1 tấn xoài thương lái phải trừ hao hut là 50 kg Mà giá
xoài mà thương lái mua vào là 12.000 đ/kg vậy số tiền hao hụt trên 1 tấn xoài là:50*12.000 =.600.000 đ.
3.2.3 Các chỉ tiêu xác định kết quả và hiệu quá kinh tế
Chỉ tiêu kết quả Các chỉ tiêu kết quả bao gồm:
- Tổng doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp được tính bằng tiền phản ánh kết qua
thu được từ sản xuất : Tổng doanh thu = Tổng sản lượng* đơn giá
- Tổng chỉ phí sản xuất là tất cả những khoản chỉ phí bỏ ra để có được kết
quả sản xuất Téng chi phí sản xuất = chi phí vật chất + chỉ phí lao động+ khẩu hao may móc tài sản và khấu hao vườn cây
g Thu nhập = Doanh thu — (chi phí vat chất + chi phí lao động thuê)
- - Lợimhuận = Tổng doanh thu - tổng chỉ phí sản xuất
Chí tiêu hiệu quả;kinh tế Các chỉ tiêu hiệu quả:
- Chi tiêu ty suất thu nhập/ chi phí san xuất: Chi tiêu này chỉ ra rang cứ 1
đồng chi phí tạo ra trong quá trình sản xuất sẽ có bao nhiêu đồng thu
nhập.TSTN/CPSX =.Thu nhập/chỉ phí sản xuất
15
Trang 28- Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu/ chỉ phí sản xuất: Chỉ tiêu này chi ra rằng cứ 1
đồng chi phí phí sản xuất bỏ ra trong quá trình sản xuất thì thu được baonhiêu đồng doanh thu TSDT/ CPSX = Doanh thư/ chỉ phí sản xuất
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ CPSX: Chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ 1 đồng chỉ
phí sản xuất bỏ ra trong quá trình sản xuất 1 năm thì thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận TSLN/CPSX = Lợi nhuận/ chỉ phí sản xuất
3.2.4 Các chỉ tiêu tính toán trong kênh tiêu thụ.
Các chỉ tiêu tiêu bao gồm:
- Doanh thu = sản lượng*giá bán
- Giá vốn = sản lượng*giá mua
5 Tổng chỉ phí = Giá vốn + chỉ phí MKT
- Lợi nhuận = doanh thu —.giá vốn — chỉ phí MKT
3.2.5 Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin thứ cấp Những thông tin thứ cấp có trong đề tài là những số liệu
được lấy ở Phòng kinh tế huyện Mỏ Cày : Sự biến động diện tích và sản lượng cây
lâu năm trên địa bàn xã Hòa Lộc BC KTXH xã Hòa Lộc : Các số liệu tông quan về
xã Hòa Lộc, và một số tài liệu tham khảo khác.
Thông tin sơ cấp Những thông tin sơ cấp có được là đo điều tra 60 hộ trồng xoài Điều tra 10 người thu gom, 10 thương lái ở địa phương bằng bảng câu hỏi có sắn.
Ngoài ra còn phỏng vấn các chuyên gia như chủ tịch Hội Nông Dân, cán bộ khuyến
nông xã,
Xác định mẫu điền tra Chọn 60 hộ trồng Xoài trong xã là do liên hệ với chú
tịch hội nông dân nhờ xác định danh sách những hộ trồng xoài có diện tích tương đối,
những hộ có chuyển đổi giống xoài Xác định thương lái và người thu gom được
phỏng van 1 cách ngẫu nhiên Đi vào các nhà vườn để gặp những người thu gom bởi
vì họ thường có mặt ở nhà vườn dé thu hoạch Xoài, các vựa của thương lái địa phương
thường tập trung dọc 2 bên đường quốc lộ hoặc các vựa gần sông nên vào ngẫu nhiên
10 vựa để phỏng vấn thương lái
16
Trang 293.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
Sử dụng phương pháp so sánh, kết hợp với phần mềm word, excel để xử lý những thông tin thu được.
Phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh 2 chuỗi
giá trị thông thường và chuỗi giá trị mới Qua đó thấy được những điểm khác nhau
giữa 2 chuỗi, so sánh về sự chia sẽ thông tin để phát triển chuỗi giá trị chất lượng.
000480
17
Trang 30CHƯƠNG 4
KẾT QUÁ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc trưng của mẫu điều tra
4.1.1 Trình độ văn hoá của nông hộ trồng xoài
Bảng 4.1 Trình Độ Văn Hoá của Nông Hộ Trồng Xoài
Trình độ văn hoá Số người (người) Tỷ lệ (%)
Cấp I 17 183Cấp I 34 56,6Cấp II - 9 15,1Tổng 60 100
Nguồn tin: Kết quả điều tra
Qua bảng ta thấy: Những chủ hộ có trình độ văn hoá cấp I, cấp IT chiếm phần
lớn, cụ thé có 34 người cấp II chiếm 56,6%, chí có 9 người có trình độ cấp TI chiếm tỷ
lệ 15,1% Phần lớn những người có trình độ cấp I là những người có độ tuổi từ 55 —
65, mặc dù trình độ thấp nhưng họ lại có kinh nghiệm trồng xoài rất lâu năm.
Ngày nay với tốc độ của sự tiến bộ khoa học kỷ thuật ngày càng cao, không chỉ
là những tiến bộ trong lĩnh vực công nghiệp mà còn là những tiến bộ được áp dụng
đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp Chính vì vậy đòi hỏi người nông dân phải có kiến
thức, trình độ để có thể đón nhận, tiếp thu những kỷ thuật mới đem áp dụng vào trong
thực tế sản xuất của mình nhằm nâng cao năng suất và hiệu, quả kinh tế
Trình độ học vấn của nhà vườn trong xã Hòa Lộc tương đối cao, Đây là điểm
thuận lợi lớn, họ có thể tiếp nhận và áp dụng dễ dàng những tiến bộ khoa học mới, các
kỹ thuật trồng và ghép xoài có hiệu quả cao, cách tiếp cận thông tin thị trường nhanh
nhất, do các nhà khoa học, các cán bộ khuyến nông truyền đạt và nhất là các nhà
vườn này có thể chia sẽ thông tin với những nhà vườn có trình độ thấp hơn.
18
Trang 314.1.2 Thâm niên canh tác
Bảng 4.2 Thâm Niên Canh Tác
Số năm kinh nghiệm (năm) Số người (người) Tỷ lệ (%)
ký | 8 13,3
15 - 35 42 70
Téng 60 100,00
Nguôn tin: Kết quả điều tra
Qua điều tra thực tế cho thấy đa số nhà vườn trong xã có nhiều năm kinh
nghiệm Những hộ có số năm kinh nghiệm đưới 15 năm phần lớn là những người mới lập gia đình, mặc dầu có tuổi đời còn trẻ nhưng do lúc sống cùng gia đình có phụ giúp
gia đình trồng xoài cộng với tự học hỏi thêm nên cũng giúp họ rất nhiều trong trồng
xoài Tuy nhiên hầu hết những người này đều có trình độ cấp II, họ dễ dàng chấp
nhận những tiến bộ khoa học kỷ thuật hiện đại và sẵn sàng áp dụng các tiến bộ mới
vào trong sản xuất xoài của mình.
Phần lớn có số năm kinh nghiệm từ 15 — 35 năm chiếm đến 70% Với vốn kinh
nghiệm lâu năm như vậy nên các nhà vườn đã nắm vững được những kỹ thuật trồng và
chăm sóc xoài, biết rõ thời điểm trồng và thu hoạch xoài có lợi nhất, ngoài ra họ còn
biết được các loại sâu, bệnh nào thường xuyên gây hại cho xoài của họ và biện pháp
phòng trị nao hiệu quả nhat,
Nhờ những kinh nghiệm đó cùng với sự cần cù ham học hói của bà con nơi đây
giúp họ trồng xoài đễ đàng hơn và hiệu quả hơn
4.1.3 Diện ích trồng xoài
Bảng 4.3 Quy mô diện tích trồng xoài
Diện tích (1000m?) > Số người (người) Tỷ lệ (%)
Trang 32Qua điều tra cho thấy đa số nhà vườn trong xã có diện tích trồng xoài là từ
5000 - 10000 mỶ có đến 36 hộ và chiếm ty lệ là 60%, Những nhà vườn này trồng xoài
khi có thu hoạch thường bán cho người thu gom đến thu gom tận vườn vừa thuận tiện
vừa giảm chỉ phí thuê lao động hái, chỉ phí vận chuyển Những nhà vườn có điện tích
lớn trên 10.000 mỶ thì ít chỉ chiếm 16,7%, những nông hộ này nếu có phương tiện vận ˆ
chuyển thì họ sẽ tự chuyện chở thăng tới thương lái mà không qua người thu gom,nhằm bán được giá cao hơn Đa số điện tích này trồng giống xoài cát Chu, một giống
xoài được trồng phổ biến ở địa phương Diện tích này đang dần dần được nhà vườn thu hẹp lại để thay vào đó là những giống xoài chất lượng như Cát Hoà Lộc, tứ qui
Hình 4.1 Biểu đồ quy mô diện tích trồng xoài
23,30%
16,70% < 5000 m2
M5000 - 10000 m2
Nguồn : Điều tra thực tế
4.2 Tình hình sản xuất cây xoài ở xã Hòa Lộc
4.2.1 Nguồn gốc giống xoài
Bảng 4.4 Nguồn giống nông dân trồng xoài đang sử dụng
Nguôn : Điều tra thực té
Nguồn giống trồng xoài được người dan sử dụng rất đa dạng, giống do nông
dân tự sản xuất, mua từ trại giống, từ trạm khuyến nông, hay từ nguồn khác như mua
của người quen, mua nguồn giông trôi nỗi Trong đó nông dân tự sản xuất chiếm tỷ lệ
20
Trang 33lớn đến 61,67%, Nông dân qua các lớp tập huấn khuyến nông được hướng dẫn cáchghép, trồng xoài và học hỏi từ những người quen, người hàng xóm về bắt chước tự
ghép, tự trồng Việc ghép xoài cho kết quả tương đối tốt, tỷ lệ sống cao, tuỳ thuộc vào
tay nghề hay sự quen làm của từng người với từng cách
| Hình 4.2 Cơ Cầu Nguồn Giống Nông Dân Trồng Xoài Đang Sử Dụng
Nguồn tin: Điều tra tổng hợp
Một số hộ trồng xoài lấy giống từ Trại Thực nghiệm và nhân giống cây trồng
vật nuôi 11,67% Số hộ mua giống từ trạm khuyến nông chiếm tỷ lệ cao hơn, khoảng23,33 %, một số giống được trạm khuyến nông khuyến khích trồng, người dân sẽ được
- hỗ trợ trong khâu kỹ thuật Còn lại các hộ trồng nguồn giống mua từ các nguồn trôi nổi
như mua của người quen, mua ở một số hộ trồng thấy có hiệu qua, từ cơ sở sản xuấtgiống không chính thức
Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy nguồn giống chưa được thống nhất từ mộtnguồn chính thức nào cả, người trồng xoài còn lựa chọn nguồn giống một cách tuỳ
tiện Cây xoài là 1 loại cây lâu năm, cho nên việc đảm bảo có giống tốt cho sản xuất có
ý nghĩa rất quan trọng Bởi vì khi đưa giống không tốt vào sản xuất thì hậu quả sẽ kéo
dài trong nhiều năm Việc thay giống rất khó khăn và tốn kém
Vì vậy cần tìm ra một nguồn cung cấp giống tốt nhất, đáng tin cậy nhất cung
cấp cho nông hộ trồng xoài trong xã và hình thành nên các vùng chuyên canh từng
giống xoài
21
Trang 344.2.2 Lịch canh tác
Hình 4.3 Lịch Canh Tác
Nguồn tin: Điều tra tổng hợp
Thời điểm trồng xoài Xoài là cây có thể trồng vào bất cứ thởi điểm nào tuy
nhiên người dân ở xã thường trồng xoài vào mùa mưa khoảng tháng 9 — 11 Đây là
thời điểm thích hợp, có khí hậu và lượng mưa đầy đủ cho cây phát triển
Thời điểm thu hoạch xoài Với người trồng xoài ở xã Hòa Lộc thì thu hoạch
Xoài mùa thuận vào khoảng cuối tháng 4 là có thể bắt đầu thu họach nhưng số lượngcòn ít cho đến tháng 7 thì hết xoài mùa thuận nhưng thu hoạch rộ nhất là vào giữa
tháng 5 đến tháng 7 Vào mùa thuận thì có rất nhiều loại xoài ở các tỉnh khác như Tiền
Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Tây Ninh, Vĩnh Long, và các tỉnh phía Bắc cùng fhu
hoạch và cung cấp cho thị trường nên trước sự cạnh tranh giữa các giống xoài làm gia
thấp hơn mùa nghich
Thu hoạch xoài mua nghịch vào khoảng tháng 8 — tháng 10 âm lịch Thường
xoài trái vụ bán với giá cao, cho nên liên tiếp nhiều năm nay, các nhà vườn đã áp dụng
KHKT như chong đèn, xịt thuốc kích thích “ép” xoài ra trái Xoài ra trái vụ gia cao cókhí gấp 4 lần giá chính vụ nên ai cũng muốn xoài ra trái vụ Nhưng ra trái vụ nhiều,
cây xoài bỗng trở nên yếu đuối, quên nhiệm vụ tiếp tục ra hoa kết trái của minh vào
chính vụ Vì vậy hậu quả là năm nay xoài ở xã sản lượng thấp hơn nhiều so với những
năm trước.
22
Trang 354.2.3 Hiện trạng sử dụng vốn và cho vay tín dụng để sản xuất xoài
Bang 4.5 Vay Tín Dung Và Sử Dụng Nguồn Vốn Vào Sản Xuất Của Nông Hộ
Muc dich vay | ,
Cải tao, trồng mới xoài 21 61,76
Chăn nuôi | 3 8,82
Đầu tư vào cây trồng khác 6 17,64
Mục đích khác 4 11,78
Nguôn tin: Kết quả điều tra
Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày nay yêu cầu các loại xoài có chất lượng
ngon, bề ngoài đẹp mắt, và tiêu chuẩn quan trọng là phải sạch fức là dư lượng thuốc
trừ sâu thấp, không sâu bệnh Để đáp ứng được nhu cầu ngày Cảng cao của người tiêu dùng và để có thể xâm nhập được vào các thị trường lớn trong nước và thị trường xuất
khẩu thì nông hộ trồng xoài ở xã Hòa Lộc phải cải tạo vườn xoài và trồng mới cácgiống xoài chất lượng cao và trồng theo một quy trình mới tiên tiến và an toàn Và để
thực hiện được mong muốn đó thì nông dân cần rất nhiều vốn để đầu tư.
Khi điều tra thực tế thì ngoài những hộ có nguồn vốn sẵn thì không cần vay, số
hộ này chiếm tỷ lệ khá cao 43,4% Số hộ có nhu cầu vay chiếm đến 56,6% và đa số
vay nhằm mục đích là đầu tư cải tạo, trồng mới vườn xoài Ngoài mục đích chính đó
thì một số hộ vay để sản xuất kinh doanh, đầu tư môi tôm càng xanh, nuôi cá nướcngọt
23