1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thái - Quận 9 - TP. Hồ Chí Minh

97 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 30,73 MB

Nội dung

“Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thái - Quận 9 - TP.. Khóa luận cũng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HOC NONG LAM TP.HO CHÍ MINH

NGHIEN CUU HIEU QUA SU DUNG VON VAY CUA NONG HO TAI CHI NHANH NGAN HANG NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN

NONG THON BÌNH THÁI - QUAN 9 - TP HO CHÍ MINH

|

CAO THỊ MỸ DUYÊN

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

DE NHAN VAN BẰNG CỬ NHÂN NGANH PHÁT TRIEN NÔNG THÔN VÀ KHUYEN NÔNG

Thành phố Hồ Chí MinhTháng 07/2007

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU HIỆU

QUA SỬ DUNG VON VAY CUA NÔNG HỘ TẠI CHI NHÁNH NGAN HANG

NONG NGHIỆP VA PHAT TRIEN NONG THON BÌNH THAI - QUAN 9 - TP HO CHÍ MINH” do CAO THI MỸ DUYEN, sinh viên khóa 29, ngành PHÁT TRIEN

NONG THON VÀ KHUYEN NÔNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Able lot

LE VAN LANGNgười hướng dẫn,

Ngày Ỉ b tháng Ỉ năm i

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

a My 7 bre X Ngày / tháng p năm 2@o2” Ngày tháng ở a năm re

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Có thể nói không ai trong chúng ta có thể tồn tại, sống một cuộc sống cô lập,

không có giao tiếp với những người xung quanh Tất cả mọi hoạt động của chúng ta từ làm việc, học tập, giải trí ít nhiều đều có giao tiếp, tác động qua lại với người khác Những thành công hay thất bại đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của những

người có liên quan Cũng như vậy, quyến luận văn này có hoàn thành hay không ít

nhiều đều có sự đóng góp của bao người đã hết lòng nhiệt tính giúp đỡ Đó là điều quý

giá nhất mà em có được Em thực sự cảm kích và ghi nhớ mãi những ơn này

Trước hết, con xin trân trọng gửi lời cảm tạ đến ba mẹ là những người đã sinh

ra, nuôi dưỡng và day dỗ con, giúp cho con có được ngày hôm nay

Em xin chân thành cảm ơn Ngân hàng N,&PTNT chi nhánh Bình Thái, đặc biệt

là ban lãnh đạo đã chấp nhận cho em được thực tập tại ngân hàng Hơn thế nữa là sự

giúp đỡ tận tình và những tình cảm tốt đẹp của các cô chú, anh chị trong ngân hàng đã

tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành quyền luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn và ghi tâm sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thay cô khoa Kinh tế Em xin cảm ơn thầy Lê Văn Lạng đã nhiệt tình hướng dẫn giúp em hoàn thành quyền luậnvăn này.

Trước khi dứt lời em xin kính chúc quý thầy cô, các cô chú, anh chị đồi dào sức

khỏe, thành đạt và hạnh phúc.

Xin cảm ơn và trân trọng kính chào!

TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 07 năm 2007

Cao Thị Mỹ Duyên

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TAT

CAO THỊ MỸ DUYÊN Tháng 7 năm 2007 “Nghiên cứu hiệu quả sử dụng

vốn vay của nông hộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông

thôn Bình Thái - Quận 9 - TP Hồ Chí Minh”

CAO THI MY DUYEN July 2007 “A study on household credits for

agricultural development a case study: Agribank Binh Thai branch, District N° 9,

Ho Chi Minh City”.

Khóa luận tìm hiểu về hiệu qua sử dung vốn vay trên cơ sở phân tích số liệu

điều tra 60 hộ nông dân vay vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT Binh Thái, quận 9, TP

Hồ Chí Minh Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, phỏng van trực tiếp Dùng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích kết hợp với các công thức tính toán các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả, sử dụng chương trình Excel để xử lý số liệu, thu thập và tính toán tổng hợp các chỉ tiêu của số mẫu điều tra Khóa luận cũng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của

nông hộ, từ đó đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tín

dụng nông thôn tại NHNo & PTNT Bình Thái và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngvốn của hộ nông dân

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, do trình độ còn hạn chế, thời gian hạn hẹp cũng như kinh nghiệm thực tế không có nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót Dù vậy, để đề tài được hoàn thiện hơn, em rất mong được sự đóng góp, phê bình

của các thầy cô, bạn bè và các cô chú, anh chị trong ngân hàng Được đóng góp là

niêm vinh dự lớn cho em.

Trang 5

1.4 Cấu trúc của khóa luận

Chương 2 TONG QUAN

2.1 Giới thiệu sơ lược về Quận 9 TP HCM

2.2.6 Nguyên tắc và điều kiện vay vốn

Trang 6

3.1.2 Vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

3.1.3 Tín dụng

3.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2 Phương pháp phân tích

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu Chương 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khái quát chung về những hộ điều tra

4.2.4 Phân tích tình hình dw nợ hộ sản xuất nông nghiệp 4.3 Tình hình tín dụng của những hộ điều tra

4.3.1 Nhu cầu vốn vay của nông hộ4.3.2 Mức vốn được vay của nông hộ

4.3.3 Mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ

4.3.4 Sử dụng nguồn vốn vay

4.4 Kết quả và hiệu quả sản xuất của những hộ điều tra

4.4.1 Kết quả và hiệu quả sản xuất trước và sau khi vay vốn

28

28

25 28 29 29 29 29

31

31 32 34 35 35 35 36 37

Trang 7

4.5 Ảnh hưởng của tín dụng đối với thu nhập từ sản xuất của nông hộ

4.5.1 Thu nhập bình quân/năm từ sản xuất nông nghiệp của các

nhóm hộ

4.5.2 So sánh thu nhập bình quân từ sản xuất nông nghiệp giữa

các nhóm hộ

4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ

4.6.1 Lãi suất và thời hạn vay

4.6.2 Mức độ cho vay của ngân hàng

4.6.3 Công tác khuyến nông4.6.4 Giá cả đầu vào - đầu ra của sản xuất nông nghiệp

4.6.5 Thiên tai và dịch bệnh

4.6.6 Bản thân người sản xuất

Chương 5 KET LUẬN VÀ DE NGHỊ

76 76

77

77

78

Trang 8

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Công Nghiệp Hóa — Hiện Dai Hóa

Công Nghiệp — Tiểu Thủ Công Nghiệp

Chỉ phí

Dư nợ

Doanh số cho vayDoanh số thu nợDoanh thu

Thương Nghiệp — Dich Vụ

Ủy Ban Nhân Dân

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization)

Xây dựng cơ bản

Xóa đói giảm nghèo

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1 Một Số Chỉ Tiêu Khí Tượng — Thủy Văn Quận 9

Bang 2.2 Co Cau Dat Đai của Quận 9 Năm 2005

Bảng 2.3 Cơ Cầu Diện Tích Dat Nông Nghiệp 13 Phường của Quận 9

Bảng 2.4 Một Số Chi Tiêu về Dân Số Quận 9 Giai Doan 2001 — 2005

Bảng 2.5 Tình Hình Giáo Dục từ Bậc Mầm Non đến Bậc THPT của Quận 9

Bảng 4.1 Học Vấn của Những Hộ Điều Tra

Bảng 4.2 Cơ Cấu Trồng Trọt và Chăn Nuôi của Nông Hộ

Bảng 4.3 Số Lượt Hộ Vay Sản Xuất Qua Hai Năm

Bảng 4.4 Doanh Số Cho Vay Hộ Sản Xuất Theo Thời Hạn Qua Hai Năm

Bang 4.5 Doanh Số Cho Vay Hộ Sản Xuất Nông Nghiệp

Bảng 4.6 Tình Hình Dư Nợ Hộ Sản Xuất Nông Nghiệp

Bảng 4.7 Phân Tổ Mức Vốn Vay của Nông Hộ

Bang 4.8 Mức Vốn Được Vay của Nông Hộ

Bảng 4.9 Mục Dich Sử Dụng Vốn Vay của Nông Hộ

Bảng 4.10 Kết Quả và Hiệu Qua Sản Xuất Lúa Bình Quân/1000m” của Nhóm

34 35

Trang 10

Bảng 4.17 Kết Quả và Hiệu Quả Chăn Nuôi Bình Quân/1 Con Heo của Nhóm

Hộ IV

Bảng 4.18 So Sanh Kết Quả và Hiệu Qua Sản Xuất Lúa giữa Các Nhóm Hộ

Bảng 4.19 So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Chăn Nuôi Bình Quân / 1 Heo Nái

giữa Các Nhóm Hộ

Bảng 4.20 So Sanh Kết Quả và Hiệu Quả Chăn Nuôi Binh Quân / 1 Heo Thịt

giữa Các Nhóm Hộ

Bảng 4.21.Thu Nhập Bình Quân/Năm Từ Sản Xuất Nông Nghiệp Trước và Sau

Khi Vay Vốn của Nhóm Hộ 1

Bảng 4.22 Thu Nhập Bình Quân/Năm Từ Sản Xuất Nông Nghiệp Trước và Sau

Khi Vay Vốn của Nhóm Hộ II

Bảng 4.23 Thu Nhập Bình Quân/Năm Từ Sản Xuất Nông Nghiệp Trước và Sau

Khi Vay Vốn của Nhóm Hộ III

Bảng 4.24 Thu Nhập Bình Quân/Năm Từ Sản Xuất Nông Nghiệp Trước và Sau

Khi Vay Vốn của Nhóm Hộ IV

Bảng 4.25 So Sánh Thu Nhập Bình Quân Từ Sản Xuất Nông Nghiệp giữa Các

Nhóm Hộ

Bảng 4.26 Ý Kiến Của Nông Hộ về Lãi Suất và Thời Hạn Vay

Bảng 4.27 Ý Kiến Của Nông Hộ Về Khả Năng Cung Ứng Vốn Của Ngân Hàng

Bảng 4.28 So Sánh Số Hộ Cần Vay Và Được Vay Theo Mức Vốn Vay

74

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Biểu Đồ Cơ Cầu Dân Số Quận 9

Hình 2.2 Biểu Đồ Số Người Trong Độ Tuổi Lao Động của Quận 9

Hình 2.3 Sơ Dd Giải Quyết Việc Làm từ 2001 đến 2005

Hình 2.4 So Đồ Tổ Chức Quản Ly của NHN, & PTNT Bình Thái

Hình 2.5 Lược Đồ Quy Trình Vay Vến của Nông Hộ

Hình 4.1 Doanh Số Cho Vay Theo Thời Hạn

Hình 4.2 Cơ Cấu Sử Dụng Nguồn Vốn Vay của Các Nông Hộ

Hình 4.3 So Sanh Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Lúa Bình Quân/1000m”

Sau Khi Vay Vốn giữa Các Nhóm Hộ

Hình 4.4 So Sánh Kết Qua và Hiệu Quả Chăn Nuôi Binh Quân /1 Heo Nai

Sau Khi Vay Vốn giữa Các Nhóm Hộ

Hình 4.5 So Sánh Kết Qua và Hiệu Quả Chăn Nuôi Bình Quân /1 Heo Thịt

Sau Khi Vay Vốn giữa Các Nhóm Hộ

Hình 4.6 So Sánh Thu Nhập Bình Quân Từ Sản Xuất Nông Nghiệp giữa Các

57

60

62

70

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nông Hộ về Tình Hình Sử Dụng Vốn Vay PhátTriển Sản Xuất Nông Nghiệp tại Chi Nhánh NHN, & PTNT Bình Thái

Trang 13

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp

trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Hội nhập quốc tế là một cơ hội cho phát triển kinh tế, đồng thời là một thách thức lớn đặt

ra cho tất cả các ngành kính tế, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Hiện nay,

với xuất phát điểm gặp nhiều khó khăn, nền nông nghiệp nước ta đang đứng trước

những nguy cơ và thách thức to lớn khi Việt Nam gia nhập WTO Tài chính đóng vaitrò rất quan trọng trong quá trình phát triển nông thôn Nó cung cấp nguồn vốn dé mua

tư liệu sản xuất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp như con giống, hạt giống, phân bón, công cụ sản xuất Tài chính giúp tăng cường quá trình thương mai hóa sản xuất nông nghiệp cũng như góp phần chuyển dich cơ cấu sản xuất Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào việc ứng dụng những công nghệ mới

và việc sử dụng một cách có hiệu quả các loại giếng mới, nếu không có sự hỗ trợ của tài chính thì quá trình này diễn ra rất chậm Sản xuất nông nghiệp nước ta còn lạc hậu

và yếu kém Thu nhập người dân còn thấp, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, khả năng tích lũy vốn dé tái sản xuất chưa cao Da phan là người dân thiếu vốn hoặc không

có vốn để sản xuất kinh doanh Với thực trạng trên, Đảng và Nhà Nước ta không

ngừng hé trợ, đầu tư vốn cho hộ sản xuất thông qua hệ thống ngân hàng Nông nghiệp

và phát triển nông thôn rộng khắp cả nước NHNo & PTNT tồn tại và phát triển góp

phan xây dựng và phát triển kinh tế cả nước nói chung và nền sản xuất nông nghiệp,

nông thôn nói riêng.

Xuất phát từ vai trò, vị trí đó, từ khi thành lập đến nay NHNo & PTNT 9 luôn trung thành với sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước, góp phần không nhỏ vào việc xóa đói giảm nghèo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa — hiện đại hóa nông nghiệp

Trang 14

và nông thôn, góp phần vào việc phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa các phường tại

địa phương.

NHNo & PTNT Bình Thái là chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo & PTNT 9 —

một ngân hàng đã và đang là ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng lớn nhất ở khu

vực nông thôn trên địa bàn quận 9 và một phần các quận nội thành TP.HCM NHNo &

PTNT Bình Thái là kênh chuyển tải nguồn vốn trong dân cư thành thị về nông thôn,

đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn Để nâng cao hiệu quả của công tác hoạt động tín dụng nông thôn tại ngân hàng và góp phần nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn của hộ nông dan, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả sử

dụng vẫn vay của nông hộ tại NHNo & PTNT Bình Thái”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định hiệu quả sử dụng vốn vay từ NHNọ & PTNT Bình Thái của nông hộ.

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay từ NHNo &

PTNT Bình Thái của nông hộ.

Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng nông

thôn tại NHNo & PTNT Bình Thái và góp phan nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ

nông dan.

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu khái quát tình hình hoạt động cho vay hộ sản xuất nông

nghiệp qua 2 năm 2005 — 2006 và nghiên cứu tình hình sử dụng vốn vay của một số

nông hộ vay vốn tại NHNo & PTNT Binh Thái

Thời gian nghiên cứu từ ngày 23/03 đến 23/06/2007.

1.4 Cấu trúc của khóa luận

Khóa luận gồm 5 chương:

Chương 1: Mở đầu

Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục đích và phạm vi nghiên cứu của khóa

luận.

Chương 2: Tổng quan

Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và điều kiện kính tế xã hội của Quận 9.

Giới thiệu sơ nét về NHNo & PTNT Bình Thái |

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trang 15

Trinh bày những vấn dé cơ bản về nông nghiệp và hộ nông dân, sơ lược về khái

niệm, cơ sở ra đời và chức năng của tín dụng Mô tả các phương pháp nghiên cứu và

hệ thống các chỉ tiêu sử dụng

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Trình bày nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và đề nghị

Rút ra những kết luận từ việc nghiên cứu đề tài và những kiến nghị nhằm góp

phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và hiệu quả sử

dụng von của hộ nông dân.

Trang 16

CHƯƠNG 2 TONG QUAN

2.1 Giới thiệu sơ lược về Quận 9 TP HCM

2.1.1 Quá trình hình thành

Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 03/CP của

Thủ tướng Chính phủ ký ngày 06/01/1997 Quận 9 còn mang nét đặc thù của ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh với 13 phường, được tách ra từ huyện Thủ Đức cũ, là

quận nghèo so với 2 quận Thủ Đức cũ.

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Quận 9 nằm ở phía Đông Bắc của thành phó, là cửa ngõ của thành phố với khu vực miền Đông Nam bộ, miền Trung và phía Bac.

Phía Bắc giáp thành phố Biên Hòa, ranh giới là sông Đồng Nai.

Phía Tây giáp quận Thú Đức, ranh giới là xa lộ Hà Nội nối nội thành thành phố

Hồ Chí Minh với Biên Hòa, Vũng Tàu và các tỉnh phía Bắc.

Phía Nam giáp quận 2, ranh giới là sông Rạch Chiếc.

Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, ranh giới là sông Đồng Nai.

b) Địa hình

Đặc điểm địa hình của quận có 2 vùng: vùng gò đồi và vùng thấp tring.

_ Vùng gò đồi: chiếm 30% điện tích tự nhiên của quận, với đặc điểm về độ

cao và địa chất công trình rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp —

tiểu thủ công nghiệp, tập trung ở các phường Long Bình, Long Thạnh Mỹ và Tăng

Nhơn Phú.

_ Vùng thấp tring: nằm ở phía Đông Nam của quận, chiếm phần lớn điện tích

tự nhiên với điều kiện thé nhưỡng và nguồn nước ngọt phong phú khá thuận lợi cho

việc phát triển nông nghiệp và thương mại — dịch vụ

Trang 17

c) Khí hậu

Toàn quận nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ cao và én định Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 kèm theo có gió Đông Nam Tháng 5 đến tháng

11 có gió Tây Nam tương ứng với mùa mưa.

Lượng mưa phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào mùa mưa chiếm 90%

tổng lượng mưa cả năm, tập trung từ tháng 8 đến tháng 10 Tháng 7 âm lịch hàng năm

có đợt han hán ngắn ngày (5 — 7 ngày), nhân dân thường gọi là hạn Ba Chan.

Nhiệt độ trung bình ca năm: 29,3°C.

Độ ẩm trung bình: 77,5%

Lượng mưa hàng năm: khoảng 2.200 mm

Giờ nắng trong năm: 2.100 giờ

Bảng 2.1 Một Số Chi Tiêu Khí Tượng — Thủy Văn Quận 9

Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005Nhiệt độ trung bình XE 28,7 28,9 29,3

Giờ nắng trung bình Giờ 2.023,8 2.224,6 2137.5

Luong mua trung binh mm 247133 2.276,9 2.196,7

Độ âm trung bình % 77,0 75,8 13

Tốc độ gió m/s 3,6 3,5 3,7

Nguôn: Phòng Thông kê quận 9d) Thủy văn

Quận 9 có hơn 200 sông, rạch nhỏ Hệ thống Rạch Chiếc — Trau Trảo nối 2 con

sông Sài Gòn và Đồng Nai chảy qua huyện Thủ Đức cũ, nay nằm trên địa bàn quận 9.

Sông Tắc là nhánh sông tách đòng của sông Đồng Nai dài 13 km, là sông cung cấp

nước ngọt cho 2 phường Phước Long, Long Trường Rạch Ông Nhiêu dài 12,5 km, vào mùa khô con sông này là nơi dẫn mặn vào nội đồng cản trở sản xuất nông nghiệp Rạch Bà Cua — Ong Cay dai 14,5 km cung cấp nước cho các phường Phú Hữu, Long

Trường và dẫn nước từ nội đồng ra sông Đồng Nai Về mùa khô các con rạch này chịu

ảnh hưởng mặn 4%.

Quận 9 có nguồn nước ngầm dồi đào, vùng gò đổi chất lượng nước khá tốt có

thể dùng trong sinh hoạt và sản xuất, vùng thấp tring nước nhiễm phèn nặng và bị

ngập ung vào mùa mưa khi hỗ Trị An xả lũ.

5

Trang 18

2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội

a) Tình hình sứ dụng đất đai

Quận 9 có diện tích đất tự nhiên là 11.389,62 ha với cơ cấu như sau:

Bang 2.2 Cơ Cấu Đất Đai của Quận 9 Năm 2005

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cầu (%)

1 Đât nông nghiệp 5171,20 45,40

Đất canh tác 2513,34

Trồng lúa 2440,62

Cây hàng năm khác 72,72

Đất trồng cây lâu năm 2410,47

Vườn chuyên cây ăn trái 674,17

Vườn tap cây ăn trái 1736,30

Mặt nước nuôi trồng thủy sản 247,39

là diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, chiếm 4,8% diện tích đất nông nghiệp Ngành thủy sản giảm diện tích do các đự án triển khai ở một số phường Phường có

diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất là phường Long Phước

Đất lâm nghiệp: trên địa bàn quận chỉ có 24,59 ha đất lâm nghiệp, chiếm 0,22% diện tích đất tự nhiên Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu là gỗ tràm, tầm vông, tre và măng

tươi, điện tích trồng rừng tập trung ở phường Long Bình và Long Thạnh Mỹ

Trang 19

Đất chuyên dùng: 2605,05 ha chiếm 22,87% diện tích đất tự nhiên, phần lớn là

đất xây dựng, đất giao thông và đất chuyên dùng khác.

Đất ở: 1495,12 ha chiếm 13,13% điện tích đất tự nhiên.

Đất chưa sử dụng: 2093,66 ha, chiếm 18,38% diện tích đất tự nhiên Trong đó

đất có khả năng nông nghiệp là 62,25 ha, sông suối là 1920,97 ha, còn lại là đất chưa

sử dụng khác Chứng tỏ hầu hết đất đai trên địa bàn quận đã được sử dụng gần hết.

Quận 9 hiện nay có 13 phường, trong đó có 2 phường đô thị là Phước Bình vàHiệp Phú Tổng điện tích đất nông nghiệp của quận là 5171,20 ha với cơ cấu tại các

phường như sau: |

Bảng 2.3 Cơ Cấu Diện Tích Đất Nông Nghiệp 13 Phường của Quận 9

Tên phường Diện tích (ha) Cơ câu (%)

Phú với 4,78 ha và Phước Bình với 10,87 ha do đây là 2 phường đô thị.

Trang 20

b) Tình hình dân số và lao động

> Tình hình dan số:

Theo số liệu của phòng Thống kê quận, tính đến đầu năm 2006 dân số toàn

quận là 212.137 người, trong đó có 105.290 nam và 106.847 nữ

Hình 2.1 Biểu Đồ Cơ Cấu Dân Số Quận 9

H=49.63% N50.37%

Nguồn: Niên giám thống kê quận 9 năm 2005

Ty lệ tăng tự nhiên là 12,84% Ty lệ tăng cơ học là 31,06% Dân số thành thị là

41.281 người chủ yếu phân bế ở các khu vực phía Tây Bắc của quận Dân số nông

thôn là 170.856 người, phân bố rải rác ở các khu vực phía Đông Nam của quận Khu vực này cơ sở hạ tang chưa phát triển Xu hướng tới khu vực dân cư nông thôn sẽ được thu hep dan, hiện nay dân cư nông thôn chiếm hơn 80%.

Bảng 2.4 Một Số Chỉ Tiêu về Dân Số Quận 9 Giai Đoạn 2001 - 2005

Chỉ tiêu DVT 2001 2002 2003 2004 2005

1 Quy mô dan sô Người 155.775 160.012 166.334 204.584 212.137Nam % 49,7 49,7 49,8 49,7 49,63

Nữ % 50,3 50,3 50,2 50,3 50,37

2 Mat d6dancu Người/km” 1.366 1.404 1.459 1.685 1.862

Nguồn: Niên giám thông kê quận 9 năm 2005

Số liệu bảng 2.4 cho thấy: cơ cấu dân số theo giới tính của quận không có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ Mật độ dân cư bình quân của quận đến năm 2005 vẫn

còn ở mức thấp so với mật độ bình quân chung của các quận trong thành phố (10.159 người/km?) Chứng tỏ khả năng thu hút dân số của quận là rất lớn cũng như có nhiều

Trang 21

thuận lợi trong việc bế trí lại các ngành sản xuất công nghiệp, thương mại — dịch vụ và

Hình 2.2 Biểu Đồ Số Người Trong Độ Tuổi Lao Động của Quận 9

Số người trong độ tudi lao động

E Tong số lao động

gNir

Nguồn: Niên giám thống kê quận 9 năm 2005

Quận 9 có nguồn lao động đồi đào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông không

có trình độ chuyên môn kỹ thuật, do đó dẫn đến tinh trạng thừa lao động thủ công

nhưng thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật Lao động nông thôn thường bịthất nghiệp theo mùa vụ.

Quận cũng quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động Trong năm 2005,

quận đã giải quyết việc làm cho 4516 người Trong đó:

Xóa đói giảm nghèo tạo việc làm: 1370 người

Dự án nhỏ giải quyết việc làm: 729 người

Dạy nghề gắn bố trí công việc: 92 người

Khác (giới thiệu việc làm ): 2325 người

Trang 22

Nguồn: Niên giám thống kê quận 9 năm 2005

chơi giải trí, văn hóa văn nghệ cho người dân địa bàn.

> Giáo dục

Theo số liệu thống kê quận, tình hình giáo đục từ bậc mầm non đến bậc THPT

của quận được thể hiện ở báng sau:

Bang 2.5 Tình Hình Giáo Dục từ Bậc Mầm Non đến Bậc THPT của Quận 9

Khoản mục DVT THPT THCS Tiểnhọẹc Mẫu Mâm

Trang 23

Mang lưới trường lớp cũng như đội ngũ giáo viên được củng cố nhiều, năm

2005 đã xây dựng mới được 133 phòng học đáp ứng nhu cầu và tốc độ phát triển giáo

dục đào tạo của quận.

Trên địa bàn quận 9 có 1 trường đại học (Đại học Giao thông vận tải), 4 trườngtrung học (Bưu chính viễn thông, Công nghiệp, Nông nghiệp, Kế toán 4) Các trườngnày đã tạo điều kiện học tập thuận lợi cho thanh niên trong và ngoai quận

Quận cũng có 1 cơ sở dạy nghề đặt tại phường Phước Binh, chủ yếu dạy nghề

cho thương binh, bộ đội xuất ngũ Quận 9 chưa có trung tâm dạy nghề do quận quản lý

dé hỗ trợ day nghề cho con em trong diện chính sách, vùng sâu ving xa, cuộc sốngcòn gặp nhiều khó khăn, không có điều kiện để theo học ở các cơ sở khác

> YtếQuận có 14 cơ sở y tế, trong đó có 1 trung tâm y tế quận với 70 giường bệnh và

13 trạm y tế tại 13 phường với 33 giường bệnh Ngoài ra còn có các đơn vị y tế tưnhân góp phan đáng kể vào việc chăm sóc sức khỏe cho người dan trên địa ban quận

d) Cơ sở hạ tang |

> Điện, nước:

Hệ thống trạm hạ thế và đường dây hạ thế đã được đầu tư xây dựng đảm bảo

100% hô dân có điện Tuy nhiên do dân cư phát triển không theo quy hoạch nên mạnglưới hạ thế chưa bảo đảm an toàn, mùa mưa thường bị mất điện Do đó cần đầu tư phát

triển để đáp ứng nhu cầu của một đô thị đang phát triển như: đầu tư thêm mạng lướitrung thế và mạng lưới hạ thế, hệ thống chiếu sáng công cộng

Đến nay đã có hơn 40% hộ dân ding nước máy cho sinh hoạt, mức nước cungcấp bình quân 80 — 100 lí/người/ngày Khu vực vùng gò và trién gò chất lượng nước

tốt nên thường sử dụng nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt Với nguồn nước máy

hiện có và số lượng giếng khoan tay kết hợp với tram lọc nước đã cung cấp nước sạch

cho hon 80% số hộ dân trên địa bàn Cần phải đầu tư hệ thống cấp nước để nâng tỷ lệ

số hộ dùng nước máy cao hơn

> Giao thông vận tải

se Về giao thông đường bộ:

Mạng lưới đường bộ chưa phát triển, đặc biệt là khu vực vùng bưng, mặt đường

hẹp, chât lượng xấu, công tác đầu tư nâng cấp còn hạn chế, mật độ đường toàn quận

11

Trang 24

đạt 1,16 km/km2, còn thấp so với tiêu chuẩn của một đô thị (2 km/km’) Tỷ lệ cầu

được bêtông hóa chỉ đạt hơn 50%.

e Về giao thông đường thủy:

Sông Đồng Nai có chiều dài qua quận 9 là 18 km, ngoài ra còn có hệ thống

kênh rạch với tổng chiều dài 51 km, vừa phục vụ giao thông thủy vừa là hệ thống tiêuthoát nước.

> Thông tin liên lạc

Trên địa bàn quận có 6 bưu cục cấp II, bán kính phục vụ trung bình từ 1,5 — 2

km Mạng lưới đường thư đã được mở rộng Mạng phát hành báo chí cũng được pháttriển với số lượng ngày càng tăng Mật độ điện thoại bình quân 29 máy/100 dân Dịch

vụ điện thoại đảm bảo thông tin từ thành phố xuống đến quận, phường Tuy nhiên khu

vực nông thôn mạng lưới bưu cục còn quá thưa.

> Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường

e Về thoát nước:

Ngoài một số phường đô thị hóa có các khu cO6ng nghiệp tập trung như Hiệp

Phú, Phước Bình, có một vài tuyến có đường thoát nước cục bộ Phần còn lại thoát

nước tự nhiên theo sông rạch Toàn khu vực chưa có hệ thống thu và xử lý nước thải.

e Về vệ sinh môi trường:

Nổi lên là vấn đề ô nhiễm do nước thải công nghiệp ở khu vực suối Cái Tân Phú, Hiệp Phú Các giếng nước ngầm ở khu vực này đều không sử dụng được, cây trồng các khu vực hai bên bờ suối bị cháy lá đo hóa chất Các xí nghiệp công ngiệp

nằm xen cài trong khu dân cư đang gây ô nhiễm nặng cho vùng nước ngầm và môi

trường khu vực phường Phước Long A, Phước Long B.

2.2 Giới thiệu sơ nét về NHN, & PTNT Bình Thái

Tổng số cán bộ công nhân viên là 12 người Cơ cấu tổ chức làm việc tai NHN,

& PTNT chi nhánh Bình Thái như sau:

Trang 25

Hình 2.4 Sơ Dd Tổ Chức Quan Lý của NHN, & PTNT Bình Thái

Nguồn: NHN, & PTNT Bình Thái

Giám đốc: là người trực tiếp điều hành, hoạch định chiến lược, té chức hoạt động kinh doanh của đơn vị Là người lãnh đạo cao nhất trong đơn vị về mọi vấn đềliên quan đến tổ chức hoạt động kinh doanh của đơn vị

Phòng tín dụng:

Xây dựng chương trình dự án, thấm định dự án đầu tu, lựa chọn phương án tối

ưu khi khách hàng có nhu cầu vay vốn.

Thực hiện xét duyệt trực tiếp hồ sơ xin vay vốn của khách hàng khi hồ sơ đạt

Phòng kế toán: giao dịch với khách hàng, tổ chức công tác kế toán, thống kê

tổng hợp và phân tích các báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ số sách, tài liệu kế hoạch,

bút toán, chuyển khoản giữa khách hàng và ngân hàng, giữa ngân hàng và ngân hàng

2.2.3 Trụ sở làm việc

Trụ sở NHN, & PTNT Bình Thái trú đóng tại số 51, đường Đỗ Xuân Hop, phường Phước Long B, Quận 9, Thành phó Hồ Chí Minh.

13

Trang 26

2.2.4 Thủ tục và quy trình cho vay

a) Thủ tục cho vay

Đối với bất cứ một hộ sản xuất nông nghiệp nào khi cân vay vôn tại ngân hàng

cân phải có các điêu kiện sau:

Trước tiên, chủ hộ xin vay vốn phải có tư cách pháp nhân, hộ nông đân phải có

don đề nghị vay vén tại NHN, & PTNT Binh Thái, sau đó nộp bản báo cáo phương án

sản xuất kinh doanh khả thi cho cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nơi hộ sản xuất cần vay, hộ nông dân phải có tài sản xuất bảo lãnh thế chấp, cầm có Nếu hộ đủ tất cả những điều kiện trên và được cán bô tín đụng đồng ý thì cán bộ tín dụng và hộ vay vốn cần hoàn thành bộ hồ sơ vay vến gồm: Hộ khẩu gia đình; giấy phép sản xuất kinh doanh; phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống: giấy đề nghị vay vốn, báo cáo thắm định; biên bản họp Hội đồng tín dung; hợp đồng tín dung (số vay vốn) và

một số giấy tờ phát sinh khác nếu có

b) Quy trình cho vay

Để nhận được khoản tiền vay, hộ sản xuất phải thực hiện quy trình sau:

Hình 2.5 Lược Đồ Quy Trình Vay Vốn của Nông Hộ

Khách hàng Cán bộ tín Trưởng phòng tín Giám đốc

& A., [| z A ad &

vay von dụng xét duyệt dụng xét duyệt xét duyệt

Xác nhận của Công chứng Trả lại hd sơ cho

UBND phường ở phòng công _ khách hàng

chứng quận (nêu không được vay) |

eer: Cán bộ tin dụng vào sé

mm theo đối và ký khé ước

igen il Heel (néu duge vay)

Thủ quỹ vào Trưởng phòng kế Kế toán lập phiếu

số theo dõi toán kiểm tra chỉ vào số lưu

Các hộ nông dân có nhu câu vay vôn với đây đủ các yêu câu của ngân hàng tức

là có các đơn từ và có tài sản thế chấp cầm cố sẽ trực tiếp đến ngân hàng để được

Nguồn: Phòng Tín dụng

Trang 27

hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn Ngược lại nếu không đủ điều kiện để vay cần xác nhận bảo lãnh của Ủy ban nhân dân phường nơi cư trú Cán bộ tín dụng nhận hỗ sơ vay, néu

đã thấy đầy đủ các thủ tục vay vốn thì báo cáo với trưởng phòng tín dụng cho phép

thẩm định Sau đó lập báo cáo thẩm định ghi ý kiến đồng ý hay không đồng ý cho vay.

Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ, xem báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng Trường hợp không cho vay thì trả lại hồ

sơ cho khách hàng Cả trường hợp cho vay hay không cho vay đều phải lập báo cáo

chi rõ lý do Những giấy tờ có liên quan cần có công chứng thì khách hàng trực tiếp di công chứng ở phòng tư pháp quận hoặc phòng tài nguyên môi trường quận Nếu hộ

nông dân được chap thuận cho vay thi cán bộ tín dụng vào số theo đối và ký khế ước Sau đó khách hàng đến phòng kế toán đề kế toán lập phiếu chi và vào số lưu, sau cùng

khách hàng đến nhân viên kiểm ngân để được giải ngân

2.2.5 Phương thức cho vay

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng và khả năng

kiểm tra giám sát của ngân hàng, NHN, & PTNT Binh Thái thỏa thuận với khách hangvay về việc lựa chọn những phương thức cho vay sau đây:

a) Cho vay từng lần

Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn

từng lần Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHN, & PTNT Bình Thái lập thủ tục vay

vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng

b) Cho vay theo hạn mức tín dụng

Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì

trong một thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh.

c) Cho vay theo dự án đầu tư

Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản

xuất kinh doanh, địch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

d) Cho vay hợp vốn

Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của tổ chức tín dụng

do Thống đốc NHNN ban hành, văn bản hướng dẫn của Tổng Giám Đốc NHN, &PTNT Việt Nam và các thỏa thuận giữa các tổ chức tham gia đồng tài trợ

15

Trang 28

e) Cho vay trả góp

Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

f) Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hanh và sử dụng thé tin dung

Ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi

hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rúttiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng Khi cho vay phát hành và

sử dung thé tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chínhphủ và NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHN, & PTNT Việt Nam về phát hành và

Khách hàng vay vốn của NHN, & PTNT phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của vốn vay, tạo điều kiện cho việc thực hiện hoàn tra nợ của đơn vi vay vốn Nêu ngân hàng phát hiện đơn vị sử dụng vốn Vaysai mục đích thì ngân hàng có quyền thu nợ trước hạn

Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín đụng Để

thực hiện được nguyên tắc này, tất cả các khoản vay của ngân hàng đều có định kỳ hạn trả khi đáo hạn Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng

hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc

hoặc lãi, thì ngân hàng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn và khách hàng phảitrả lãi suất nợ quá hạn

b) Điều kiện vay vốn

Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện

Sau:

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân

sự theo quy định của pháp luật:

Trang 29

Pháp nhân: được công nhận là pháp nhân theo điều 94 và điều 96 Bộ luật dân

sự và các quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc phải có giấy ủy quyền

vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý

Doanh nghiệp tư nhân: Chủ Doanh nghiệp tư nhân phải có du năng lực phápluật dan sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo luật doanh nghiệp

Hộ gia đình, cá nhân: Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với ngân hàng là

chủ hộ hoặc người đại diện của chủ hộ; chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng

lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Tổ hợp tác: Hoạt động theo điều 120 Bộ luật dân sự Đại diện của tổ hợp tác

phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có đủ nănglực pháp luật dan sự và năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo luật doanh nghiệp

Mục đích sử đụng vốn vay hợp pháp

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh đoanh, dịch vụ khả thi và có hiệu

quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi

Thực hiện các quy định về dam bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ,

NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHN, & PTNT Việt Nam

2.2.7 Mức cho vay

Ngân hàng quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách

hàng, giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguôn vốn của ngân hàng.

Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần

cho môt dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dich vụ, đời sống cụ thể như sau:

Đối với cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong

Trang 30

lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho Giám đốc ngân hàng nơi cho vay quyết định.

Đối với khách hàng được ngân hàng lựa chọn áp dụng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy định hiện hành của Chính phủ, Thống đốc NHN, & PTNT Việt Nam.

2.2.8 Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay

a) Thời hạn cho vay

Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:

- Chu kỳ san xuất, kinh doanh;

- _ Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư;

~ Khả năng trả nợ của khách hang;

- Nguồn vốn cho vay của NHN, & PTNT Việt Nam

Thời hạn cho vay gồm:

- Cho vay ngắn hạn: Tối đa 12 tháng

- Cho vay trung hạn: Từ trên 12 tháng đến 60 tháng

- Cho vay đài hạn: Từ 60 tháng trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động

còn lại theo quyết định hành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không

quá 15 năm đối với cho vay các dự án đầu tư phục cụ đời sống.

b) Lãi suất cho vay

Mức lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quyđịnh của Tổng giám đốc NHN, & PTNT Việt Nam

Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn giao cho Giám đốc sở giao dich,

chỉ nhánh cấp 1 ấn định nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng theo quy định của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHN, & PTNT Việt

Nam.

2.2.9 Các loại đảm bảo tín dụng

a) Đảm bảo đối nhân

Là sự cam kết của một người hay nhiều người về việc phải trả nợ cho ngân

hàng thay cho một khách hàng khi người này không trả được nợ Những người đứng ra

đảm bảo phải thỏa mãn các điêu kiện sau:

Trang 31

- Phải có đủ năng lực pháp lý

~_ Phái có khả năng trả nợ thay cho khách hang

- _ Phải có năng lực tài chính hoặc tài sản dùng để đảm bảo cho số nợ đó

Những tài sản dùng để đảm bảo cho số nợ mà người đứng ra bảo lãnh phải đượclập bằng chứng minh thư có xác nhận của cơ quan công chứng Nhà nước Trong

trường hợp khách hàng nhờ một người có uy tín bảo lãnh mà không cần có tài sản thế

chấp được gọi là tín chấp.

b) Dam bảo đối vật

> Tài san thé chap

La hình thức đảm bảo mà tài sản không giao cho ngân hang và khách hangđược quyền sử dụng tài sản đó

Theo quyết định 217/QD — NH ngày 17/08/1996 của Thống đốc NHNN: Tài sản dùng để thế chấp vay vốn các tổ chức tín dụng là các bất động sán có khả năng chuyển nhượng, mua bán được dễ dàng bao gồm:

-_ Nhà ở, công trình gắn liền với đất kể cả tài sản gắn liền với nhà ở, công trình

xây dựng.

-_ Đối với các bất động sản tham gia bảo hiểm thì quá trình hợp đồng bảo hiểm

cũng thuộc tài sản thé chấp

- Cac cơ quan sản xuất kinh doanh: Nhà máy, khách sạn, nhà hàng, nhà

kho và các công cụ máy móc, thiết bị gắn liền với nhà máy, tàu biển, máy bay

- _ Tài sản khác nếu Nhà Nước quy định

nhân và các động sản khác.

19

Trang 32

-_ Giấy tờ có giá trị đang còn thời hạn hiệu lực: Số tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng

chỉ tiền gửi, trái phiếu do các doanh nghiệp, ngân hàng hay Chính phủ phát hành vàcác giấy tờ có giá trị khác

- Cac vật quý bằng vàng, đá quý va đồ trang sức bằng vàng, đá quý Đối với các động sản tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm

cô.

- Các tai sản khác nếu pháp luật có quy định.

Trang 33

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Hộ nông dân và vai trò của hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp

a) Khái niệm hộ nông dân

Hộ nông dân là hộ gia đình chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (trồngtrọt, chăn nuôi), là nhân tế chủ yếu đưa đến sự tăng trưởng chủ yếu trong nông nghiệp.Mặt khác, hộ nông dân còn là nhân tố chính trong việc chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp, cơ cầu ngành nghề lao động ở nông thôn và cũng là nhân tố tiếp cận công nghệmới (Theo GS.TS Dao Thế Tuấn - “Kinh tế gia đình nông dan _ lý luận và thựctiễn”)

b) Vai trò của hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp

Trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp có cơ cấu dân số hơn 70% ởnông thôn, thì người nông dân có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình CNH -HDH đất nước Với quan điểm hộ nông dân là chủ thể ở nông thôn và là người trựctiếp sản xuất nông nghiệp Trong những năm qua cùng với các chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước là tập trung đây mạnh phát triển nông nghiệp, phát triển nôngthôn, coi nông nghiệp nông thôn là tiền đề tiến hành CNH — HĐH đất nước, thì hộnông dân khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế Ngành ngân hàng, đặcbiệt là hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam đã tranh thủ tập trung nguồn vốn dé đầu tưvào lĩnh vực này Bên cạnh đó hệ thống ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn về cáchình thức và thủ tục cung ứng vốn, với mục tiêu đơn giản và đảm bảo đáp ứng kịp thờivốn cho người dan trong sản xuất Có thé nói rằng, chính vai trò của hộ nông dân đãgiúp ngành ngân hàng ra khỏi tình trạng ứ đọng vốn và luôn là đối tượng phục vụ chủ

yếu của NHNo & PTNT

Trang 34

Các nghiên cứu về hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ cho thấy: Không những hộ nông dân có quyền sử dụng đất đai, có lực lượng sản xuất mà còn có kinh

nghiệm, năng lực tổ chức và quản lý sản xuất nhằm sử dụng tốt các phối thức đầu vào

để tạo ra các sản phẩm cho gia đình và đóng gớp vào nền kinh tế nông nghiệp của

quốc gia

3.1.2 Vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

a) Vai trò sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất hết sức quan trọng của một nền kinh tế nói

chung và của kính tế nông thôn nói riêng.

Nông thôn có phát triển được hay không trước tiên phụ thuộc vào sự phát triển

của nông nghiệp Bởi vì:

e Nông nghiệp cung cấp những lương thực thực phẩm cơ bản và thiết yếu cho

con người.

e Nông nghiệp san xuất và cung cấp nguyên liệu, thúc đây sự phát triển của

các ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp đỆt

e Nông nghiệp góp phần vào việc tăng thu nhập và tích luỹ của nền kinh tế

quốc dân, thông qua cung cấp sản phẩm, thuế, xuất khẩu nông sản phẩm.

e Nông nghiệp và nông thôn là nơi có nguồn lao động đổi đào phục vụ cho các ngành kinh tế khác, đồng thời là thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp,

địch vụ rộng lón.

b) Đặc điểm của sắn xuất nông nghiệp

*_ Đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp:

Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt Ruộng đất

là tư liệu sản xuất chủ yếu vì nó có vai trò quyết định tạo ra các loại nông sản phẩm, không có ruộng đất thì về cơ bản không thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh

đoanh nông nghiệp Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt vì khác với các loại tư liệu

sản xuất khác, nếu biết sử dụng, cải tạo, bảo vệ và bồi đưỡng hợp lý thì ruộng đất

chẳng những không xấu đi mà còn tốt hơn, tức là độ phì nhiêu, màu mỡ ngày càng

tăng lên.

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống Đó là cây trồng, vật

nuôi phát sinh, tồn tại, phát đục và phát triển theo các quy luật sinh học.

Trang 35

Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ: trong sản xuất nông nghiệp tính thời

vụ được thể hiện rõ nét, đặc biệt là trong ngành trồng trọt Nhân tố cơ bản quyết địnhtính thời vụ của sản xuất nông nghiệp là quy luật sinh trưởng và phát triển của cây

trồng vật nuôi

Sản xuất nông nghiệp thường có chu kỳ dài và phần lớn tiến hành ngoài trời.Sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hưởng lớn của các điều kiện tựnhiên, đặc biệt là điều kiện về đất đai, khí hậu, nguồn nước

"_ Đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp nước ta:

Sản xuất nông nghiệp ở nước ta phổ biến là sản xuất nhỏ

Trong nông nghiệp nước ta, bình quân ruộng đất trên đầu người ít, lao độngtrong nông nghiệp nhiều và phân bố không đồng đều giữa các vùng và các miễn

Sản xuất nông nghiệp nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới âm

3.1.3 Tín dụng

a) Khái niệm và cơ sở ra đời

> Khái niệm tín dụng

Tín dụng, theo tiếng Latinh gọi là creditium, tiếng Anh gọi là credit, có nghĩa là

tin tưởng và tín nhiệm Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay

mượn Về mặt tài chính, tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từngười sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời hạn nhất định với một khoản chỉphí nhất định Một quan hệ được xem là quan hệ tín dụng khi nào chứa đựng đầy đủ 3

nội dung:

- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người

sử dụng.

Sự chuyển nhượng này có thời hạn

Sự chuyển nhượng này có kèm theo chỉ phí

Nếu thiếu một trong những nội dung trên thì không còn là quan hệ tín dụng hay

quan hệ cho vay.

> Sự ra đời của tín dụng

Tín dụng là một trong những quan hệ xã hội hình thành từ rất sớm gắn liền với

sự ra đời và phát triên của sản xuât hàng hóa Cơ sở hình thành và ra đời của tín dụng,

25

Trang 36

trước hết, xuất phát từ nhu cầu bù đắp thiếu hụt tiền bạc trong sản xuất kinh doanh

hoặc trong cuộc sống Kế đến là có sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa

b) Sự phát triển của tín dụng

Tín dụng ra đời từ thời xa xưa chủ yếu đưới hình thức cho vay nặng lãi và pháttriển lâu đài cho đến ngày nay trãi qua nhiều hình thái tín dụng khác nhau Tín dụngnặng lãi ra đời rất sớm Quan hệ tín dụng nặng lãi chủ yếu giữa bên cho vay là nhữngthương gia, các nhà kinh doanh tiền tệ và một số quan lại giàu có với bên đi vay chủyếu là những nông dân và thợ thủ công nghèo khó Nhu cầu tín dụng xuất phát từnhững rủi ro bất khả kháng trong cuộc sống khiến cho người lao động phải đi vaynhằm giải quyết khó khăn cuộc sống hoặc đảm bảo sản xuất Ngoài ra nhu cầu và tậpquán sống xa hoa của một số quan lại cũng làm phát sinh nhu cầu vay tiền

Đặc điểm của tín dụng nặng lãi là lãi suất cho vay rất cao, có khi lên đến 40 —50%, thậm chí 100 hay 200% và mục đích vay vốn thường là để tiêu dùng và giảiquyết khó khăn cuộc sống hơn là phục vụ sản xuất kinh đoanh Lý do là vì lãi suất quácao nên chi phí trả lãi lớn hơn khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh

Do vậy, các nhà sản xuất kinh doanh nếu vay mượn không thé nào có lợi nhuận để táisản xuất Nhưng đối với người tiêu dùng họ phải chấp nhận vay vì họ không có lựachọn nào khác.

Xuất phát từ đặc điểm trên, cho vay nặng lãi thường kìm hãm sản xuất khiếncho sản xuất không thé nao phát triển được Mặt khác, cho vay nặng lãi làm ban cùng

và phân hóa giai cấp thúc day sự ra đời phương thức sản xuất mới

Dù rằng cho vay nặng lãi là quan hệ tín dụng rất bất công và làm phát sinh

nhiều tiêu cực nhưng ở một số nơi nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay Nguyên nhân tồn

tại của nó xuất phát từ sự chậm phát triển của hình thức tín dụng khác Ở những quốcgia nào mà hệ thống tài chính càng phát triển thì các hình thức tin dụng khác như tin

dụng thương mại, tín dụng ngân hàng phát triển hơn và tín dụng nặng lãi dần dần bị

đây lùi và đi đến mức triệt tiêu

Trong nền kinh tế thị trường quan hệ sản xuất và trao đối hàng hóa đặc biệt pháttriển Từ đó thúc đây quan hệ tín dụng phát triển theo Điều nay thé hiện ở chỗ các tổchức tài chính và tín dụng ngày càng ra đời và phát triển mạnh, các nhà doanh nghiệp

sử dụng vốn tín dụng ngày càng nhiều bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu nhăm mở rộng

Trang 37

và phát triển sản xuất và chủ thể tham gia trong quan hệ tin dụng ngày càng đa dang vàphong phú, ké cả quan hệ trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua các định chế tài chính trunggian.

c) Ban chất và chức năng của tin dung

> Bản chất của tín dụng

Tín dụng thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa người sởhữu và người sử dụng Bản chất của sự chuyển nhượng này là quan hệ xã hội giữa

người cho vay và người di vay Do đó, quan hệ giữa người cho vay và người di vay

như thé nào thì quan hệ tín dụng như thế ấy Chẳng han, trong nền kinh tế kế hoạch tậptrung, quan hệ giữa người cho vay và người đi vay chỉ là quan hệ điều hòa việc sử

dụng vốn theo một kế hoạch do Nhà nước đặt sẵn thì quan hệ tín dụng ở đây chỉ làhình thức chứ không thực sự thể hiện quan hệ cân nhắc giữa chi phí và hiệu quả.Ngược lại, trong nền kinh tế thị trường quan hệ giữa người cho vay và người di vay làquan hệ trao đôi và chuyển nhượng quyền sử dụng vốn trên cơ sở so sánh giữa lợinhuận và chi phí nên quan hệ ở đây hình thành trên cơ sở có cân nhắc và tính toán cẩnthận giữa lợi ích thu được và chi phí sử dụng vốn.

> Chức năng của tín dụng:

e Chức năng phân phối lại tài nguyên:

Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thé này sang chủ thé khác Thông qua

sự chuyển nhượng tín dụng đã góp phần phân phối lại nguồn tài nguyên thể hiện ởchỗ: Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa sử dụng đến Thông qua tíndụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay Ngược lại, người di vaycũng thông qua quan hệ tín dụng nhận lại phần tài nguyên được phân phối

e Chức năng thúc đấy lưu thông hàng hóa va phát triển sản xuất:

Tin dụng góp phần làm cho quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng don

vị nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung được thực hiện một cách bìnhthường và liên tục Do đó, tín dụng góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất và lưuthông hàng hóa Điều này thể hiện ở chỗ:

- Tin dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất được thực hiện bìnhthường và liên tục phát triển

- Tin dụng tao ra nguôn vôn dau tư mở rộng phạm vi và quy mô sản xuât.

25

Trang 38

- Tín dụng tạo điều kiện thúc đây nhanh tốc độ thanh toán, vòng quay vốn,

đồng thời thúc đây lưu thông hàng hóa

d) Phân loại tín dung

Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau

Dựa vào tính pháp lý của một giao dịch tín dụng, tín dụng có thể chia thành các

loại:

> Tín dụng chính thức:

Là những hoạt động tín dụng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ Các hoạt

động tín dụng này được thực hiện theo những nguyên tắc hoạt động nhất định và chịu

sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước Loại hình này có thể được chia ra thành hai nhómlà: Các hoạt động tín dụng mang tính chất kinh doanh và các hoạt động tín đụng mangtính chất hỗ trợ :

Loại hình tín đụng kinh doanh bao gồm các loại tín dụng của hệ thông ngânhang thương mai và quỹ tín dụng nhân dân.

Loại hình tín dụng hỗ trợ là những hoạt động tín dụng không nhằm vào mụcđích kinh doanh mà chủ yếu là để hỗ trợ thông qua các chương trình như: Chươngtrình XĐGN, chương trình Tín dụng — Tiết kiệm của Hội phụ nữ, các chương trình dự

trước tiền cho bên bán

> Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng phát sinh giữa ngân hàng và khách

hàng, theo đó có thể là quan hệ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng hoặc quan

hệ gửi tiền của khách hàng vào ngân hàng

> Tín dụng Nha nước: Là quan hệ tín dung phát sinh giữa một bên là chính

phú và bên kia là cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức, theo đó chính phủ vay tiền của cá

Trang 39

nhân, doanh nghiệp hay tổ chức dưới bình thức phát hành tín phiếu, trái phiếu hoặc

công trái nhằm huy động vốn bù đắp cho thiếu hụt chỉ tiêu ngân sách

> Tín dụng quốc tế: Là quan hệ tín dụng phát sinh giữa một bên là đối tác

nước ngoài bao gồm chính phủ hay các tổ chức tiền tệ tín dụng quốc tế và một bên là

chính phủ hoặc đại diện chính phú hay các doanh nghiệp Việt Nam.

Dựa vào thời hạn tin dụng, tín đụng có thé chia thành các loại:

> Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm Mục đích của

loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư tài sản lưu động

> Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm Mục đíchcủa loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư tài sản cố định

> Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục dich của loại

cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư

Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, tín dụng có thể chia thành các loại:

> Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm

cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vayvốn dé quyết định cho vay

> Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên co sở các bảo đảm cho tiềnvay như thé chấp, cầm cố hay bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác

3.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá

1 So sánh tuyệt đối +A=Y2-Y; : Phản ánh giá trị chênh lệch

2 So sánh tương đối +% = (Y2 — Y\)/Y¡: Phan ánh tỷ lệ tăng giảm

Trong đó : Y, : số liệu kỳ sau

7.TN của nông hộ = TN trong nông ngiệp + TN từ phi nông nghiệp + TN khác

8 LN/TCP: Khi bỏ ra 1 đồng dé sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

9 TN/TCP: Khi bỏ ra 1 đồng để sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập

27

Trang 40

10 DT/TCP: phản ánh hiệu suất của 1 đồng chi phí bỏ ra, chỉ tiêu này càng lớncàng tốt.

11 LN/DT: chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợinhuận.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp tại NHNo và PTNN Bình Thái, UBND quận 9

Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra thực tế, chọn mẫu ngẫunhiên phân bố không đồng đều, phỏng van trực tiếp 60 hộ vay vốn theo mẫu bang hỏichuẩn bị trước

Ngày đăng: 12/12/2024, 20:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w