KET LUẬN VÀ DE NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, Tp Cần Thơ (Trang 67 - 71)

KET QUA VÀ THẢO LUẬN

CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ DE NGHỊ

5.1. Kết luận

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn nói chung và chuyển dich cơ cấu cây trồng nói riêng, là một chủ trương của nhà nước ta nhằm chuyển nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá, gắn với thị trường xuất khẩu.

Dưới sự chỉ đạo ban lãnh đạo huyện Thốt Nốt, xã Thới Thuận đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây là vùng có điều kiện thích hợp cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhất. Do điều kiện khí hậu và điều kiện địa hình, xã Thới Thuận tiến hành

chuyển đối từ mô hình hai vụ lúa sang mô hình lúa — màu — lúa và lúa — rau các loại cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Các mô hình chuyển đổi từ lúa sang màu đều đem lại hiệu quả cao gấp 6 lần so với trồng cây lúa, bên cạnh đó, đặc điểm của mô hình canh tác mới là mau được thu hoạch, người dân sớm có vốn để đầu tư cho vụ sau nên rất khuyến khích người dân sản xuất. Nhờ có những chính sách thích hợp của huyện mà trong những năm qua xã Thới Thuận đã và đang thực hiện chủ trương hình thành vùng “rau an toàn” tại ấp Thới Bình

A, huớng tới sự chuyên môn hoá sản xuất dé vươn tới một tầm sản xuất cao hơn.

Nhìn chung cơ cấu ngành trồng có sự thay đổi nhưng cây lương thục vẫn là cây chủ đạo của xã. Hiện nay, huyện đang có nhiều chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng, giống mới chất lượng cao. Vì vậy trong tương lai các loại cây trồng như: lúa, rau, mè,...,sẽ tăng nhanh về năng suất và sản lượng.

Ngoài việc đem lại hiệu quả kinh tế cho người đân, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn giải quyết tình trạng lao động tại xã Thới Thuận. Qua đó hạn chế các tệ nạn

xã hội đo hậu quả của việc trong thời gian nông nhàn, không có việc làm sinh ra: đánh

bài, nhậu nhẹt,...

Tuy nhiên, việc chuyển đổi cây trồng chưa được thực hiện đồng bộ trong chỉ đạo, thay đối loại cây trồng, hỗ trợ vốn, diện tích chuyển đổi chưa cao, quy mô sản xuất nhỏ, chưa hình thành được vùng sản xuất chuyên canh.

5.2. Đề nghị

Qua quá trình nghiên cứu, từ những thuận lợi, khó khăn và các kết quả đạt được. Xin được đưa ra các đề nghị sau:

Đề nghị Tỉnh uỷ, Hội Đồng Nhân Dân, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, và huyện chỉ đạo các cấp Uỷ Dang, chính quyền các ngành, đoàn thể phối hợp với ngành công nghiệp cụ thể hoá các chủ trương chính sách, triển khai mạnh mẽ các biện pháp, tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên từng xã để chương trình này thực sự phát triển có hiệu quả.

Tổ chức thực hiện tốt các chính sách đã đề ra, nhất là việc hỗ trợ vốn đầu tư cho người dân, tạo các điều kiện thuận lợi nhất để người đân có thẻ tiếp cận với nguồn vốn vay nhanh nhất với một lãi suất vay và thời gian hoàn vốn thích hợp. Ngoài ra, còn có thé hỗ trợ, khuyến khích các hình thức hoạt động tín dung mang lại hiệu quả và lợi ich thiết thực cho hộ dân.

Phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, phải phối hợp kiểm tra tình hình thực hiện công tác chuyển đổi cây trồng từng vùng, từng năm, tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, thâm canh các loại cây trồng, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh dé nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng.

Trạm khuyến nông và các cơ quan chức năng cần tìm các giống mới phù hợp với địa phương, tổ chức xây đựng các mô hình trình diễn với quy mô điện tích lớn, kết quả rõ nét để nông dân mắt thấy tai nghe, học tập làm theo.

Tiếp tục tăng cường đầu tư cho nền giáo duc, để không ngừng nâng cao dan trí cho người dan và trình độ của người lao động dé họ có thé tiếp thu được các vấn dé kỹ

thuật canh tác.

Bà con nông dân nên tích cực tham gia các chương trình xã hội như: công tác

dan số và kế hoạch hoá gia đình để nhằm nâng cao mặt bằng dân trí và mức sống.

Đồng thời cần thu thập thêm thông tin về giá cả thu mua của những nơi tiêu thụ để tránh tình trạng nhằm lẫn thông tin.

oF

Yêu cầu đài truyền hình tỉnh, đài truyền thanh cơ sở thực hiện tốt chuyên mục nông nghiệp, nông thôn, trong đó thường xuyên phổ biến chủ trương chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thông tin về thị trường giá cả.

Đề nghị hội đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để hội đoàn viên tham gia tích cực kế hoạch diện tích, giải pháp giống và kỹ thuật trong công tác

chuyên đôi cơ câu cây trông.

38

|

TÀI LIỆU THAM KHẢO `

Nguyễn Văn Năm, 2000. Bai giảng kinh tế phát triển nông thôn. Khoa Kinh Tế,

trường đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.

Malcolm Gillis, et. al., 1990. Sự phát triển và phúc lợi cho con người, kinh té học của

sự phát triển, Malcolm Gillis. Viện nghiên cứu Quản Lý Kinh Tế - TW, Trung

tâm Thông Tin Tư Liệu, 1 — 35.

Cục Khuyến Nông và Khuyến Lâm, 1998. Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong hoạt động khuyến nông khuyến lâm. Nhà xuất bản

Nông Nghiệp, Hà Nội, 110 trang.

Niên giám thống kê, Cục Thống Kê Tp Can Thơ, Phòng Thống Kê huyện Thốt Nốt,

05/2006.

Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2007 xã Thới Thuận, Uỷ Ban Nhân Dân xã Thới Thuận,

12/2006.

Nguyễn Thành Khâm, 2005. Chuyển đổi cơ cấu cây trông tại huyện Phù My tỉnh Bình Định: Thực trạng và giải pháp đến năm 2010. Luận văn tốt nghiệp cử nhân ngành phát triển nông thôn và khuyến nông, Đại học Nông Lâm Tp HCM, Việt

Nam.

<http://thotnot.com/home/Runscript.asp?page=15&Pod_ID=3 &p=ASP\pgl5.asp>

39

Phu lục 1

Bang Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

Mã phiếu: DCD...

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, Tp Cần Thơ (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)