CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.3. Cơ cấu thành phan kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế là hình thức phân tích cơ cấu kinh tế theo tiêu thức quan hệ sản xuất. Nó được thể hiện bằng tỷ trọng đóng góp của từng thành phần kinh tế trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện qua tỷ trọng GDP của từng thành phần trong GDP tổng thể: cơ cấu về vốn đầu tư của từng thành phần trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế, cơ cấu lao động phân bé trong từng thành phan kinh tế. Cơ cầu thành phan
kinh tế ở việt nam được chia làm các thành phần chủ yếu sau:
— Thành phan kinh tế nhà nước: đây là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế nhà
Trước.
— Thành phần kinh tế tư nhân: là thành phần quan trọng nhất chiếm ty trọng lớn nhất và sử dụng nhiều lao động nhất, góp phan giải quyết việc làm trong hiện tại cũng
như trong tương lai.
— Thành phần kinh tế tư bản nhà nước: đây là hình thức hợp tác, liên doanh giữa tư bản (trong và ngoài nước) với thành phần kinh tế nhà nước.
— Thành phần kinh tế tập thể đóng vai trò tích cực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu của quốc gia.
— Thành phần kinh tế cá thé hộ gia đình: đây là thành phan thu hút một lực lượng lao động đông đáo. Góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho dan cư.
3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.2.1. Khái niệm
Chuyển dich cơ cấu kinh tế là sự tác động làm thay déi dần tỷ trong của từng ngành kinh tế, từng thành phan kinh tế, ty trọng lao động của từng ngành trong tổng thể kinh tế.
Nguồn: Nguyễn Thành Kham, 2005 Nói cách khác: chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm tối ưa hóa nền kinh tế của một quốc gia dé tối wa hóa cơ cấu kinh tế phải hình thành, phải thỏa mãn các nhu cầu sau: phản ảnh được và đúng các quy luật của quốc gia về nhân tài - vật lực, phù hợp với xu thé cách mạng khoa hoc — công nghệ, của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.
Khi thực hiện dịch chuyển cơ cấu, cần hưu ý một số điểm sau:
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đựa trên các nguồn lực hiện có và phải dién ra cùng với sự thay đổi các nguồn lực phân bé vào các ngành trong nên kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải theo hướng phân bổ các nguồn lực và các ngành, các lĩnh vực có năng suất và hiệu quả cao. Vậy, thực chất chuyển dịch cơ cấu là quá trình chuyển dịch nhằm thúc day nền kinh tế tăng trưởng và phát triển thông qua việc phân bổ lại các nguồn lực sao cho hiệu qua cao nhất.
13
3.2.2. Chuyến dịch cơ cau kinh tế nông nghiệp
Khái niệm: cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hiểu là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và chất lượng giữa các ngành nghề, các bộ phận cấu thành của nền nông nghiệp.
Chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp về thực chất là thay đổi mối quan hệ đó, tao ra một sự phát triển mới của vùng. Trên thực tế nông nghiệp gắn với nông thôn vì nông nghiệp là một trong những bộ phận chủ yếu của sản xuất vật chất, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp. Do đó, chuyển dịch cơ cầu kinh tế nông nghiệp cũng chính là chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn.
Nguồn: Nguyễn Thành Khâm, 2005 3.2.3. Khái niệm và ý nghĩa về chuyến dich cơ cấu cây trồng
a) Khái niệm.
Chuyển dich cơ cấu cây trồng là qua trình sắp xếp, bố trí lại và tìm ra những giống cây trồng hợp lý trên những diện tích đất đai hiện có nhằm khai thác những tiềm năng về: đất đai, khí hậu, thủy văn, điều kiện tự nhiên — xã hội. Qua đó, hiệu quả sản xuất sẽ tăng, chuyển từ sản xuất hàng hóa đơn giản lên trình độ sản xuất hàng hóa đa dang, tập trung nhan nâng cao sản xuất cây trồng và tạo ra nhiều sản phẩm nông sản hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Nguồn: Nguyễn Thành Khâm, 2005 Từ đó, nâng cao mức sống vật chất, văn hóa của người dân, góp phần thúc day nền kinh tế phát triển.
Việc chuyển dich cơ cấu cây trồng phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm sự bền vững trong sản xuất nông nghiệp và nhu cầu lương thực.
b) Ý nghĩa của việc xác định chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên và tập quán cũ, việc bố trí cây trồng còn rời rạc, manh mún nên chưa tạo ra nhiều nông sản hàng hóa. Vì vậy, việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông
nghiệp.
Xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý còn là động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa. Việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý gắn liền với việc phát triển công nghiệp chế biến tạo ra cơ cấu kinh tế mới, phá
14
vỡ thế độc canh chuyển từ trình độ sản xuất nhỏ, đơn giản lên trình độ sản xuất đa đạng tạo ra vùng sản xuất tập trung, nhằm tăng mức sống của người dân và khắc phục
những trở ngại ở đầu ra của sản phẩm nông nghiệp.
Chuyển dich cơ cầu cây trồng khắc phục được sự trì trệ sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân. từ thúc đây sự
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tóm lại: có thể nói chuyển địch cơ cấu cây trồng là một chủ trương đúng đắn và
thiết thực nhất đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay.