Những cơ sở chuyển đổi cơ cầu cây trồng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, Tp Cần Thơ (Trang 26 - 31)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Những cơ sở chuyển đổi cơ cầu cây trồng

Thị trường là yếu tố cơ sở của việc xác định hướng sản xuất. Nhu cầu thị trường rất đa dạng và phong phú cho nên chúng ta cần phải lựa chọn, phân biệt, tạo ra sản

phẩm có nhu cầu lớn, có giá trị kinh tế cao, ôn định cả đầu vào lẫn đầu ra. Nhu cầu thị trường cũng chính là đơn đặt hàng, là nội dung trả lời các câu hỏi: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Đó chính là vấn đề cơ bản hàng đầu của người sản xuất trong cơ chế thị trường cần phải giải quyết trước khi bắt tay vào sản xuất.

3.3.2. Phái đạt được hiệu quả téng hợp cao nhất

Tính hiệu quả của việc xác định cơ cấu cấy trồng hợp lý thé hiện ở hai mặt:

hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

— Hiệu quả kinh tế: có lãi suất cao trên một đơn vị điện tích, trên đồng vốn đầu tư,

thu nhập cao trên một lao động.

— Hiệu quả xã hội: ngoài lợi ích kinh tế của loại cây trồng hay ngành sản xuất đó còn nhằm giải quyết công ăn việc làm và giảm các tệ nạn xã hội, thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội tổng hợp của Đảng và nhà nước đối với địa phương.

3.3.3. Sử dụng tốt đất đai lao động và vốn

Sử dụng tốt đất đai, lao động và vốn thể hiện ở chỗ khai thác, sử dụng đất đai lao động và vốn một cách tiết kiệm hợp lý, có hiệu quả. Bên cạnh đó phải làm cho đất

đai phì nhiêu thêm, lao động ngày càng nâng cao về kiến thức lẫn tay nghề, đồng vốn

ngày càng phát triển, dam bảo đủ sức lực mở rộng quy mô sản xuất.

15

3.3.4. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên

Điều kiện tư nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Sau khi tìm

ra những sản phẩm thõa mãn nhu cầu thị trường, phải xem xét nó có thích hợp với điều kiện môi trường ở địa phương hay không? Nếu không cần phải cải tạo những yếu tố

nào? Biện pháp khắc phục ra sao? Các vấn đề có khả năng giải quyết được hay không?

3.3.5. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm: lao động, kỹ thuật, vốn, phong tục tập quán,... cũng là một căn cứ quan trọng tim ra những san phẩm thõa mãn nhu cầu thị

trường và thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Ngoài ra còn phải căn cứ vào nguồn vốn, lao động, trình độ sản xuất của địa phương đó đáp ứng được hay

không?

Bồ trí cây trồng phải thuận tiện cho việc quản lý chăm sóc, có lợi cho việc điều hòa nhân lực, vốn và các phương tiện sản xuất.

Quán triệt các phương châm chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp.

gắn nông nghiệp — công nghiệp - dịch vụ, vừa sản xuất vừa xây dựng các nhà máy chế biến nông san, đây mạnh công nghiệp hóa nông thôn, định hướng cho nông dân sản xuất những cây, con gì phù hợp với điều kiện canh tác của họ.

3.3.6. Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý với bảo vệ môi trường sinh thái

Phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái là hai vấn đề cần được tiến hành song song. Việc chuyển dịch cơ cầu cây trồng đòi hỏi không được khai thác qúa

mức hay làm suy thoái môi trường.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin

a) Thu thập sử dụng số liệu thứ cấp.

Thu thập tại các cơ quan trong xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt có số liệu từ năm 2005 đến nay. Bao gồm các niên giám thống kê, báo cáo kinh tế - xã hội và các

trang web có liên quan.

b) Thu thập sứ dụng số liệu sơ cấp.

- Lập mẫu điều tra và số mẫu được xác định là: điều tra toàn bộ 80 hộ, trong đó 40 trồng lúa, 15 hộ trồng rau các loại, 25 hộ trồng màu.

16

- Tiến hành phỏng vấn KIP (Key Informant Panel - Phỏng van nhóm người am hiểu) kết hợp phỏng vấn sâu 10 hộ. Trong đó các hộ này có thời gian thường trú lâu trên địa bàn xã Thới Thuận và những hộ được phỏng vấn là những hộ đã chuyển đổi cơ câu cây trồng dé tim hiểu sâu hơn nữa nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- Tién hành thực hiện một số công cụ PRA phục vụ cho quá trình phân tích.

PRA: là chữ viết tắt của ba từ tiếng Anh:Participatory Rural Appraisal, nghĩa là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân. PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích lôi cuốn người dân cùng tham gia chia sé, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch.

Nguồn: Cục Khuyến Nông Khuyến Lâm, 1998

Trong trường hợp nghiên cứu này, các công cụ chính thực thiện được nêu lên như sau:

— Sơ đồ hiện trạng (Mapping): Nhằm phân tích về hiện trạng sử dụng đất đai, biết được ranh giới để xác định vị trí địa lý đồng thời tìm hiểu về việc phân bố cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm,...và các phòng ban cơ sở khác có tác động đến đời sống kinh tế xã hội của xã. Từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về quá trình chuyển dịch cơ cầu cây trồng trên địa bàn xã Thới Thuận.

= Lược sử thôn, bản (Time line): đây là một trong những công cụ để tìm hiểu chung về xã Thới Thuận. Thông qua công cụ này, ta nhìn thấy được những sự kiện trong quá khứ và ảnh hướng của nó đến quá trình chuyên địch cơ cấu cây trồng trên địa

bàn xã Thới Thuận.

3.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

a) Phương pháp phân tích mô tả

Kết hợp những thông tin từ lãnh đạo địa phương và các đữ liệu thu được từ quan sát, phỏng vấn và phỏng van sâu để mô tả thực trang của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa bàn nghiên cứu. Từ đó, có những nhận định nguyên nhân, thuận lợi,

17

khó khăn và các vấn đề về xã hội của việc chuyển đổi đồng thời tìm ra những giải pháp phát triển thích hợp.

b) Phương pháp so sánh

So sánh hiệu quả kinh tế - xã hội của những nông hộ có và không thực hiện chuyền đổi cơ cấu cây trồng.

So sánh giữa các mô hình, các loại cây trồng mà người dan trên địa bàn xã đang

thực hiện.

c) Phương pháp xử lý số liệu

Bằng cách sử dụng các phần mềm chuyên dùng như: Word, Excel.

3.4.3. Một số chỉ tiêu dùng để phân tích kinh tế a) Chỉ tiêu kết quả

Giá trị sản lượng = giá bán * sản lượng

Tống chi phí = chỉ phí vật chất + chi phí lao động + thuế Lợi nhuận = tổng đoanh thu - tổng chi phí

Thu nhập = lợi nhuận + chỉ phí lao động nhà b) Chỉ tiêu hiệu quả

Ty suất lợi nhuận = lợi nhuận / tổng chỉ phí (chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận).

Tỷ suất thu nhập = thu nhập / tổng chỉ phí (chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chỉ phí mang lại bao nhiêu đồng thu nhập).

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu vào thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận).

Tỷ suất thu nhập/doanh thu (chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu vào thì có bao nhiêu đồng thu nhập).

Tỷ suất thu chỉ biên tế (MBCR: Maginal benefit cost ratio)

Tỷ suất thu chi biên tế do lường lợi nhuận thu được ở nông dan khi so sánh mô hình canh tác mới với mô hình canh tác cũ hoặc với mô hình canh tác nào đó cần xem

xét hiệu quả kinh tê của nó.

18

Phan thu tăng thêm do áp dụng MHCT mới, kỹ thuật mới

MBCR=

Phần chi tăng thêm do áp dung MHCT mới, kỹ thuật mới Để tính được MBCR cần biết;

~ Tổng thu tăng thu tăng thêm từ áp dụng mô hình mới so với mô hình cũ của

nông đân.

— Tổng chi tăng thu tăng thêm từ áp dung mô hình mới so với mô hình cũ của

nông dân.

Phần thu thêm hoặc chỉ thêm được biết qua so sánh giữa mô hình mới với mô

hình cũ, hoặc kỹ thuật cũ mà nông đân đang áp dụng. Như vậy ta có cách tính như sau:

Tổng thu (mới) — Tổng thu (cũ) = Thu tăng thêm của mô hình canh tác mới.

Tổng chi (mới) — Tổng chi (cũ) = Chi phí tăng thêm của mô hình canh tác mới.

Thông thường MBCR được chấp nhận khi lớn hơn 1 (>1)

Nếu MBCR <= 1 khi đó phần thu tăng thêm <= phần chi tăng thêm nênn không thu được lợi nhuận cao hơn so với mô hình cũ. Như vậy khó được chấp nhận mô hình canh tác mới hay kỹ thuật mới mà chúng ta đang khuyến cáo.

Tỷ suất thu chỉ biên tế chỉ tính được khi có từ hai mô hình canh tác trở lên được áp dụng trong thực tế.

19

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, Tp Cần Thơ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)