Bên cạnh đó, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện còn hướng đếnxuất khẩu thu ngoại tệ với các loại nông sản có giá trị kinh tế cao như: cao su, điều, tiIỀU,...... Định hướng và giải pháp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH
_ ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG SAN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐÔNG NAI
Trang 2Thu kí hội đông châm báo cao
| Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Trang 3NOI DUNG TÓM TAT
ĐINH THỊ HONG HANH Tháng 7 năm 2007 “ Đánh Giá Thực Trang Sản
Xuất Nông Nghiệp Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai, Giai Doan 2004 — 2006”.
DINH THỊ HONG HANH July 2007 “Evaluating Real Situation Agricutulral Production in Long Thanh District, Dong Nai Province, Period
2004 — 2006”.
Khoa luan tim hiéu về thực trạng sản xuất của ngành trồng trọt và chăn nuôi ở
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2004 - 2006 Bằng phương pháp phântích, so sánh số liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập trong 3 năm nhăm xác định đượcnhững cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao và có khả năng phát triển Từ đó đề
ra một số giải pháp phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế tại địa
phương.
Trên cơ sở đó, nội dung của khóa luận góp phần định hướng cho sản xuất nông
nghiệp của huyện trong tương lai, giúp người dân ngoài việc đáp ứng đủ lương thực,
thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng còn góp phan xóa đói giảm nghèo, nâng cao chatlượng cuộc sống Bên cạnh đó, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện còn hướng đếnxuất khẩu thu ngoại tệ với các loại nông sản có giá trị kinh tế cao như: cao su, điều,
tiIỀU,
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt Vili
Danh muc cac bang ix
Danh muc cac hinh ix
Danh muc phu luc xii
CHUONG 1 MO DAU |
1.1 Đặt vẫn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận 2
1.4 Cau trúc của khóa luận 3
CHƯƠNG 2 TONG QUAN 4
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan 42.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu 5
2.2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 52.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 6CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 13
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu 17
3.2.2 Phương pháp điều tra nông hộ 17
3.2.3 Phương pháp mô tả : 18
3.2.4 Phương pháp phân tích, đánh giá _— 18
Trang 53.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
CHƯƠNG 4 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình sử dung đất nông nghiệp năm 2006
4.2 Cơ câu nông nghiệp và sự dịch chuyển cơ cầu nông nghiệp
4.2.1 Trồng trọt
4.2.2 Chăn nuôi
4.2.3 Tình hình lam nghiệp
4.2.4 Tình hình thủy sản
4.3 Thực trạng sản xuất nông nghiệp năm từ năm 2004 - 2006
4.3.1 Giá trị sản lượng ngành nông — lâm — ngư nghiệp của huyện
từ năm 2004 - 2006
4.3.2 Kết quả sản suất ngành nông — lâm — ngư nghiệp của huyện
Long Thanh từ năm 2004 — 2006
4.4 Các tiểu vùng kinh tế
| 4.4.1 Tiểu vùng 1 (Vùng đồng băng ven sông)
4.4.2 Tiểu vùng 2 (Vùng đồi thấp lượn sóng)4.5 Kết quả điều tra thực tế nông hộ
4.5.1 Tình hinh lao động
4.5.2 Trình độ học vấn của các chủ hộ4.5.3 Quy mô sản xuất nông nghiệp của hộ
4.5.4 Thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình
4.5.5 Tình hình tham gia lớp THKN và vay vốn 4.6 Tính toán kết quả - hiệu quả một số cây trồng chính năm 2007
4.6.1 Cây lúa
4.6.2 Cây bắp lai
4.6.3 Kết quả - hiệu quả của mô hình Lúa — Lúa — Bắp ở huyện
Long Thành 4.6.4 Cây khoai mi
4.6.5 Cây điều4.6.6 Cây sầu riêng
18
19 19 20 20 Zz) 31 33 35
35
36 36
36 37 37
37
38
38 39
39 41 41 43
a4 45 46
Trang 64.6.7 Tổng hợp kết quả sản xuất các loại cây trồng chính của huyện 48 4.7 Tính toán kết quả - hiệu quả một số vật nuôi chính năm 2007 50
4.7.1 Chăn nuôi bò thịt 50
4.7.2 Chăn nuôi heo 51 4.7.3 Nuôi gà thả vườn 53
4.7.4 Tổng hợp kết quả - hiệu quả các loại vật nuôi chính ở huyện 54
4.8 Thị trường tiêu thụ nông sản | 55
4.9 Nhu cầu sản xuất của người dân trong từng tiểu vùng 57
4.9.1 Tiểu vùng 1 574.9.2 Tiểu vùng 2 58
4.10 Định hướng và giải pháp phát triển nông sản xuất nông nghiệp của
huyện Long Thành đến năm 2020 39
4 10.1 Đối với toàn huyện 59
4 10.2 Đối với từng tiểu vùng cụ thể 61
CHƯƠNG 5 KET LUẬN VA DE NGHỊ 63
5.1 Kết luận 635.2 Đề nghị 64TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC
VU
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
CNH — HDH Công nghiệp hoa — Hiện đại hoa
CN—TTỚN - Công nghiệp — Tiểu thủ công nghiệp
Trang 8DANH MỤC CÁC BANG
Bảng 2.1 Chỉ Tiêu Tổng Hợp Dân Số Qua Các Năm
Bảng 2.2 Biến Động Tình Hình Lao Động
Bảng 2.3 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2006
Bang 4.1 Tình Hình Sử Dụng Dat Nông Nghiệp Năm 2006
Bảng 4.2 Cơ Cấu Diện Tích Gieo Tréng Các Loại Cây Nông Nghiệp từ Năm.
Bảng 4.3 Biến Động Diện Tích — Năng Suất Các Loại Cây Trồng Chính từ
Năm 2004 — 2006 |
Bang 4.4 Biến Động Sản Luong — Giá Trị Sản Lượng Các Cây Trồng Chính từ
Năm 2004 - 2006
Bảng 4.5 Biến Động Đàn Gia Súc Trên Địa Bàn Huyện từ Năm 2004 — 2006
Bảng 4.6 Biến Động Giá Trị Sản Lượng Ngành Chăn Nuôi của Huyện Long
Thành từ Nam 2004 — 2006
Bảng 4.7 Tình Hình Lâm Nghiệp của Huyện Long Thành từ Năm 2004 — 2006
Bảng 4.8 Giá Trị Sản Lượng Ngành Lâm Nghiệp của Huyện Long Thành từ Nam
2004 — 2006
Bảng 4.9 Tình Hình NTTS của Huyện Long Thành Thời Kỳ 2004 -2006
Bảng 4.10 Biến Động Giá Trị Sản Lượng Ngành Thủy Sản từ Năm 2004 -2006
Bảng 4.11 Giá Trị Sản Lượng Ngành Nông — Lâm — Ngư nghiệp của Huyện
Bảng 4.15 Quy Mô Diện Tích Dat Nông Nghiệp của Các Hộ
Bảng 4.16 Mức Thu Nhập Bình Quân 1 Người 1 Tháng
Bảng 4.17 Mức Chỉ Tiêu Sinh Hoạt Binh Quân 1 Người 1 Tháng
Bảng 4.18 Kết Quả — Hiệu Quả Canh Tác 1 Ha Lúa 2 Vụ ở Huyện Long Thanh
29 3]
32 a5 34
35
36 37 38 38 39 xo
4]
Trang 9Bảng 4.19 Kết Quả — Hiệu Quả Canh Tác 1 Ha Bap Lai 1 Vụ ở Huyện Long
Thành Năm 2007 (tiểu vùng 1)
Bảng 4.20 Kết Quả - Hiệu Quả Canh Tác Trên 1 Ha Mô Hình Lúa — Lúa — Bắp
ở Huyện Long Thành (tiểu vùng 1)
Bảng 4.21 Kết Quả— Hiệu Quả Canh Tác 1 Ha Khoai Mì ở Huyện Long Thành
Bảng 4.24 Tổng Hợp Kết Quả - Hiệu Quả Một Số Cây Trồng Chính Hàng Năm của
Huyện Long Thành Tính Trên 1 Ha
Bang 4.25 Tổng Hợp Kết Qua - Hiệu Quả Một Số Cây Trồng Chính Lâu Năm
của Huyện Long Thành Tính Trên 1 Ha
Bang 4.26 Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Bò Thịt
Bảng 4.27 Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Heo Thịt
Bảng 4.28 Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Heo Nái
Bảng 4 29 Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Gà Thả Vườn
Bảng 4.30 Tổng Hợp Kết Quả - Hiệu Quả Các Loại Vật Nuôi Chính của Huyện
=
54
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1.Cơ Cấu Sử Dụng Dat Nông Nghiệp Năm 2006 19Hình 4.2 Biến Động Dan Gia Súc Trên Dia Bàn Huyện từ Năm 2004 — 2006 28
Hình 4.3 Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Lương Thực 56
Hình 4.4 Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm ChănNuôi _ 57
bái
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ Lục 2 Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Trang 12dan cư nước ta.
Hiện nay, với tốc độ gia tăng dân số còn cao đòi hỏi nông nghiệp phải có sựtăng trưởng nhanh, cơ câu nội bộ ngành nông nghiệp ngày càng dịch chuyển theo hướng hiện đại, sản xuất nông nghiệp dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá thìmới đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm cho quốc gia Tuy nhiên, thực té thayrang nông nghiệp Việt Nam mặc dù có sự tăng trưởng nhanh trong những năm gân đây nhưng vẫn mang tính thuần nông, cơ cấu sản xuất độc canh, tự cung tự cấp, năng suất.
khai thác từ ruộng đất và năng suất lao động còn thấp Vì vậy, phát triển nông nghiệp nông thôn là vấn đề đang được các cấp lãnh đạo và người dân đặc biệt quan tâm.
Trong Đại hội LX — Dang đã khẳng định: Cần đây nhanh CNH —- HĐH nông nghiệp và
nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu
thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng Đưa nhanh tiến bộ khoa học và côngnghệ vào nông nghiệp, xây dựng hợp lý cơ cầu sắn xuất nông nghiệp, đa dạng hóa sảnphẩm nông nghiệp vẻ số lượng cũng như chất lượng, đảm bảo an toàn lương thực cho
toàn xã hội.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đáng, tỉnh Đồng Nai đã và đang quy hoạch
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội sao cho phù hợp với đặc điểm của từng huyện.Trong đó, Long Thành là một huyện có tiềm năng và lợi thế về phát triển kinh tế với
Trang 13tốc độ tăng trưởng cao trong những thập niên đầu của thé ky 21 và ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tinh Đông Nai cũng như Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đồng thời là vành đai cung cap lương thực thực
phẩm cho các thành phố trong khu vực Để tiếp tục phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, yêu cầu đặt ra phải có những chiên lược thích hợp với điêu kiện
cụ thể của huyện Điều này có nghĩa là phải tìm hiểu thực trạng sản xuất nông nghiệp,
xác định được thế mạnh cũng như những hạn chế trong sản xuất tại địa phương từ đó
đưa ra hướng phát triển đúng đăn trong tương lai.
Trước tình hình thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu khóa luận: “Đánh giá
thực trang san xuất nông nghiệp của huyện Long Thanh, tinh Đồng Nai, giai đoạn
2004 - 2006” với hy vọng khóa luận sẽ giúp địa phương xác định chiến lược phát triển
một cách phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng trong tương lai để từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân và góp phần vào sự nghiệp xây dựng dat nước.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
—— Mục tiêu chung: Thông qua đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp của
huyện nhằm xác định được những cây trồng, vật nuôi có hiệu quả và có khả năng phát
triển
Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2004 - 2006.
Phân tích cơ cấu phát triển ngành sản xuất nông nghiệp.
Đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây trong vật nuôi chính của huyện.
Phân tích, so sánh nhăm lựa chọn một số cây trong, vật nuôi có hiệu qua va có
tiêm năng phat triển.
Đề xuất một số giải pháp nhăm phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiệnthực tế tại địa phương
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Phạm vi nội dung: nghiên cứu, phân tích hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi, tìm ra những cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, định hướng chophát triển nông nghiệp của huyện
Phạm vi không gian: khóa luận được tiến hành nghiền cứu trên địa bàn huyện
Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Trang 14Phạm vi thời gian: thời gian nghiên cứu khóa luận từ ngày 26/3/2007 đến ngày
23/6/2007, thu thập số liệu của 3 năm (từ 2004 — 2006).
Đối tượng nghiên cứu: các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai.
1.4 Cau trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Lập luận khái quát về lý do chọn khóa luận, mục đích và phạm vi nghiên cứu
của khóa luận.
Chương 2 Tổng quan
Giới thiệu tổng quát về địa bàn nghiên cứu (điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội).
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm cơ ban, các phương pháp chu yếu được áp dụng trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận
Chương 4 Kết quả và thảo luận
Phân tích hiện trạng sản xuất nông nghiệp để xác định thế mạnh của huyện là
cây,con gi từ đó định ra hướng phát triển và nâng cao năng suất.
Chương 5 Kết luận và đề nghị
Định ra hướng đi từ thực trạng sản xuất nông nghiệp hiện tại cũng như cónhững kiến nghị thực tế cho tương lai
Trang 15CHƯƠNG 2
TÔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Khóa luận nghiên cứu về thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2004 — 2006, là cơ sở đề ra định hướng phát triển
nông nghiệp của huyện trong tương lai Để hoàn thành nghiên cứu này trước hết phải tìm hiểu hiện trạng sản xuất nông nghiệp, đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây trồng
vật nuôi chính của huyện thông qua điều tra nông hộ Một số tài liệu sử dụng trong quátrình nghiên cứu khóa luận.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Long Thành 5 năm 2001 — 2005: tổnghợp các chỉ tiêu kinh tế về công — nông nghiệp, các chỉ tiêu về xã hội trong giai đoạn
2001 — 2005 như: giáo dục, y tế, thé thao, |
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2006: tương tự, tài liệu này tốnghợp chỉ tiêu của tất cả các ngành kinh tế - xã hội năm 2006 và ước đạt năm 2007 của
huyện Long Thành _
Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2010 và định hướng phát triển đếnnăm 2020: mô tả tổng quan đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hộigiai đoạn 2001 — 2005, quy hoạch phát triển các ngành công — nông nghiệp và dich vụ.đến năm 2010 Từ đó đề ra một số định hướng phát triển kính tế - xã hội của huyệnđến năm 2020
Từ 3 nguồn số liệu này sẽ tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu của ngành nông — lâm
— ngư nghiệp từ năm 2004 — 2006 Qua đó cho phép đánh giá tổng quát về thực trạngsản xuất nông nghiệp của huyện trong vòng 3 năm qua Nhận định những lợi thế vàtiềm năng phát triển nông nghiệp của huyện dé có định hướng phát triển phù hợp trong
tương lại.
Trang 162.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý |
Huyện Long Thành năm ở phía Tây — Nam của tỉnh Đồng Nai, được thành lậptrên cơ sở tách ra từ huyện Long Thành cũ theo Nghị định số 51/CP ngày 23/6/1994
của Chính phủ, ranh giới của huyện được xác định như sau:
Phía Bắc giáp với thành phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom
Phía Nam giáp với tinh Ba Rịa — Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch
Phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch
Phía Đông giáp với huyện Thống Nhất và huyện Cam Mỹ
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 53.996 ha, dân số năm 2006 là 213.560người, chiếm 9,15% diện tích tự nhiên và 9,5% dân số toàn tinh Đồng Nai
Huyện có 1 thị trấn là thị trấn Long Thành và 18 xã gồm: Lộc An, Long An,
Long Phước, Tân Hiệp, Phước Thái, Phước Bình, An Phước, Tam An, Tam Phước,
Phước Tan, An Hòa, Long Hưng, Long Đức, Bình Sơn, Bình An, Suối Trầu, Cam
Đường và Bàu Cạn.
Nằm ở trung tâm Vùng động lực Kinh tế trọng điểm phía Nam: thành phố HỗChí Minh — Đồng Nai — Vũng Tàu huyện đang thu hút sự chú ý của nhiều chủ đầu tưtrong và ngoài nước cũng như có điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng
b) Khí hậu
Huyện Long Thành thuộc miền Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với những đặc trưng chính như sau:
Nắng nhiều: trung bình khoảng 2.600 — 2.700 giờ/năm, nhiệt độ cao đều trong_ năm khoảng từ 25°C- 29°C
Lượng mưa khá: trung bình 1.800 — 2.000mm/năm, nhưng phân hóa sâu sắctheo mùa, trong đó: mùa mưa kéo đài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 90% lượngmưa cả năm, mùa khô kéo đài từ tháng 11 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả
năm.
c) Nguồn nước
Ngoài nước mưa, nguồn nước mặt chủ yếu của huyện được cung cấp từ các
sông suôi thuộc hệ thông sông Đông Nai, sông Thị Vải Theo sô liệu quan trắc nhiêu
5
Trang 17năm, trên sông Đồng Nai có lưu lượng trung bình 3 12m?/s, lưu lượng tháng cao nhất
1.083m?/s (tháng 9) Chất lượng nước trong khu vực huyện khá tốt, có thé sử dung
nguồn nước mặt dồi dao này cho phát triển KTXH của huyện
d) Dia hình
Huyện Long Thanh nằm trong khu vực chuyền tiếp từ vùng đồng bằng của ha
lưu sông Đồng Nai lên vùng cao thuộc huyện Xuân Lộc Toàn huyện được chia thành
2 dạng địa hình với những đặc trưng chủ yếu như sau:
Dạng địa hình đồng bằng ven sông: phân bố về phía Đông Quốc lộ 51, thuộcđịa bàn của 8 xã với diện tích tự nhiên khoảng 22.530,89 ha, chiếm 41,72% diện tíchtoàn huyện Vùng này được bồi đắp bởi phù sa của sông Đồng Nai và sông Thi Vải,địa hình băng có độ cao bình quân biến đỗi từ 0,1 — 1,5m
Dạng địa hình đồi thấp lượn sóng: phân bố tập trung ở phía Tây Quốc lộ 51,diện tích tự nhiên 31.465,11 ha, chiếm 58,27% điện tích toàn huyện, cao độ trung bìnhbiến đổi từ 5 — 117m, độ dốc dao động từ 3 -15”, nên tiêu thoát nước dé, nền móng tốt,
rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tang và khu công nghiệp |
2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội |
a) Nguồn nhân lực
Tình hình dân số qua các năm
Bang 2.1 Chỉ Tiêu Tong Hợp Dân Số Qua Các Nam
Tốc độ tăng trưởng
Chỉ tiêu PVT 2004 2005 2006
BQ hàng năm (“%) Dân sô trung bình Người 206.401 209.538 213.560 16.7
Thanh thi Người 25.036 25.416 25.904 101,72
Nông thôn Người 181.365 184.122 187.656 101,72
Ty 1é phat trién dan sé % 1,62 1,32 1,92
Tý lệ tăng dan số tự nhiên % 1,36 1,20 1,82
Nguôn tin: Phòng Thông kê huyện Long Thành
Năm 2006, dân số trung bình toàn huyện là 213.560 người, trong đó thành thị là25.904 người (12,13%), nông thôn là 187.656 người (87,87%) Mật độ dân số trungbình 392 người/km”, đứng vào hàng thứ 5 so với các huyện khác trong tỉnh Có sựphân bố dân cư không đồng đều giữa các xã, trong đó hầu hết các xã dọc theo theo
Trang 18trung có quy mô lớn, ngược lại ở các Bình Sơn, Lộc An, Cẩm Đường, có mật độ dân
số thấp |
Tốc độ phát triển dân số trong 3 năm qua có xu hướng chậm lại, trong đó: tốc
độ tăng dân số tự nhiên giảm đều từ 1,36% năm 2004 xuống còn 1,12% năm 2006.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 101,72%
Tình hình lao động
Bảng 2.2 Biến Động Tình Hình Lao Động
Chỉ tiêu DVT 2004 2005 2006
Số người trong độ tuôi lao động (1) Người 123.244 124.883 127.280
Số lao động đang làm việc (2) Người 102.554 112.359 114.552Lao động nông — lâm nghiệp (3) Người 63.832 6L.817 57.276Lao động công nghiệp (4) Người 16.964 22.479 26.347Lao động dich vu (5) Nguoi 24.758 28.099 30.929
Nguôn tin: Phòng Thông kê huyện Long Thành
Từ Bang 2.2 cho thay, năm 2006 tổng số người trong độ tuổi lao động của
huyện là 127.280 người (chiếm trên 60% đân số toàn huyện) Số lao động đang làm việc là 114.552 người, trong đó lao động nông — lâm nghiệp là 57.276 người, chiếm
50% lao động xã hội, lao động công nghiệp là 26.347 người, chiêm 23% lao động xã
hội, lao động dịch vụ là 30.929 người, chiếm 27% lao động xã hội.
Co cầu lao động của huyện dang có sự dịch chuyển đúng hướng, trong đó tỷ
trọng lao động trong khu vực nông — lâm nghiệp giảm từ 62,24% (năm 2004) xuống
còn 50% (năm 2006), tương ứng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp tăng từ16,54% lên 23% và lao động trong khu vực dich vụ tăng từ 24,14% lên 27%
Trang 19b) Tình hình đất đai và cơ cau sử dung
Bang 2.3 Hiện Trạng Sử Dung Dat Nông Nghiệp Năm 2006
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%4)
Tổng diện tích tự nhiên 53.996 100,00
1 Đất nông nghiệp 42.343 78,42
Đất san xuất nông nghiệp 38.327 90,52
Đất lâm nghiệp 3.384 7,09
Dat nuôi trồng thủy sản 444 1,05
Pat nông nghiệp khác 188 0,44
2 Dat phi nông nghiệp | 11.432 21,17
Dat ở 1.516 13,26
Đất chuyên dùng 7.152 62,56
Đất tôn giáo, tín ngưỡng | 227 1,99
Dat nghia trang, nghia dia 128 1,2
Dat sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.409 21,07
3 Đất chưa sử dụng 221 0,41
Dat bang chưa str dung 209 9455
Dat đồi núi chưa sử dụng 12 545
Nguôn tin: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Thành
Phần lớn đất đai của huyện được sử dụng cho mục đích nông nghiệp (chiếm78,42% diện tích tự nhiên); đất phi nông nghiệp chiếm 21,17%; còn lại là đất chưa sửdụng chiếm 0,41% Cụ thể:
Đắt nông nghiệp
Diện tích 42.343 ha, bao gồm:
Đất sản xuất nông nghiệp có điện tích 38.327 ha, chiếm 90,52% diện tích đất
nông nghiệp, trong đó đất trồng cây hàng năm là 12.039 ha, đất trồng cây lâu năm là
Trang 20Đất phi nông nghiệp
Dat phi nông nghiệp có diện tích 11.432 ha, chiếm 21,17% diện tích tự nhiên,
c) Thực trạng phát triển kết cấu ha tang
Mang lưới giao thông
Long Thành là một trong những huyện của tỉnh Đồng Nai có điều kiện thuận lợi
về phát triển mạng lưới giao thông cả bộ lẫn thủy, trong đó:
Giao thông bộ: tổng chiều đài 633,3km, trong đó: quốc lộ có 2 tuyến với chiềudai 37,2km (chiếm 5,9%), đường tỉnh có 2 tuyến với chiều đài 21,6km (chiếm 3,4%),đường huyện có 28 tuyến với chiều dai 165,1km (chiếm 26,1%) và đường nông thôn
409,3km (chiếm 64,6%) Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đã được tráng nhựa 100%, các
tuyến huyện lộ tráng nhựa chiếm 36,5%, các tuyên đường nông thôn đã tráng nhựa
được 6.9% |
Giao thông thủy: trong phạm vi huyện Long Thành có tuyến đường thúy chính
là sông Đông Nai và sông Lá Buông, nhưng mức độ khai thác phục vụ vận chuyềnhiện nay chưa cao do còn thiêu cảng cũng như các phương tiện bốc đỡ trên cảng.Hướng lâu dài, dự kiến đầu tư xây dựng mới cảng ở xã Tam An và nâng cấp cảng Gò
Dầu dé nâng cao khá năng vận chuyển của đường thủy
Thủy lợi
Trên địa bàn huyện có 16 công trình thủy lợi, gồm: 1 trạm bơm điện, 7 đập
dâng, 2 đập ngăn mặn và 6 kênh tiêu với năng lực phục vụ: tưới 1.458 ha, tiêu 60 ha và
ngăn mặn 216 ha Vấn dé đặt ra đối với công tác phát triển thủy lợi của huyện hiện nay
là thiếu các công trình tạo nguồn và hệ thống kênh tưới, tiêu nước đặc biệt là các xãdoc sông Ding Nai
Trang 21Cung cấp điện
Nguồn cung cấp điện cho huyện Long Thành bao gồm từ lưới điện quốc gia và
từ các máy phát điện dự phòng của một số đoanh nghiệp như: trạm Gò Dầu, Long
Bình, VEDAN Về cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ sinh hoạt, hướng tớitập trung đầu tư phục vụ cho nhu câu sử dụng điện sản xuất, đặc biệt là các khu côngnghiệp, các trung tâm dịch vụ và các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung
d) Công nghiệp — tiêu thủ công nghiệp
Năm 2006, ngành CN - TTCN đã thu hút 8.650 lao động, giá trị sản xuất toànngành đạt 2.936 ti đồng Các sản phẩm CN — TTCN trên địa bàn huyện khá đa dangvới hàng chục loại sản phẩm, trong đó có 9 mặt hàng chủ lực là: phân lân, giấy, gạchxây dựng, ngói xây dung, nước đá, cửa sắt, gạch men, bột ngọt, chất tây rửa
e) Thương mại — dịch vụ
Ngành thương mại — dịch vụ của huyện phát triển khá tốt đáp ứng được nhu cầugiao lưu hàng hóa phục vụ phần lớn cho đời sống của nhân dân và một phân cho sản
xuất Tính đến năm 2006, toàn huyện có 15 chợ, trong đó có 2 chợ loại 1 và 2 thuộc
huyện quản lý, 12 chợ loại 3 do xã quản lý; số đơn vị kinh đoanh thương mại — địch vụ
là 5.575 hộ, lao động kinh doanh trong ngành này là 9.470 người, tổng mức bán lẻhàng hóa dịch vu đạt 2.859,751 tỷ đông
Về vận tai: do điều kiện giao thông thuận lợi, huyện có khả năng phát triển giaothông đường bộ, đường sông, phục vụ vận chuyển đạt 4.737 ngàn tân/năm
Dịch vụ bưu chính — viễn thông: trong những năm gần đây hoạt động dịch vụbưu chính — viễn thông của huyện phát triển khá mạnh đạt 21,16 tỷ đồng (năm 2006)
Số điện thoại bình quân 100 người dân có 7,75 cái Ngoài ra, các hình thức liên lạcviễn thông khác cũng đang được chú trọng phát triển như: điện thoại di động, máy
f) Tình hình văn hóa — xã hội
Giáo dục — đào tao
Công tác giáo dục — đào tạo của huyện những năm qua đã được chú trọng phát
triển cả về mặt số lượng cũng như chất lượng và đã đạt được kết quả cụ thể như sau:năm học 2005 — 2006 toàn huyện có 50.308 học sinh, trong đó học sinh mẫu giáo là6.797 em, tiêu học 18.266 em, THCS 17.480 em, THPT 7.765 em Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào
Trang 22lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ học sinh tiểu học tốt nghiệp đạt 99,9%, tỷ lệ học sinh THCS tốt
nghiệp đạt 94,4%; tỷ lệ chuẩn hóa độ ngũ giáo viên đối với bậc mầm non đạt 97%, bậc tiểu học đạt 98,2% và bậc THCS đạt 98,1%.Củng cố và duy trì công tác chống mù
chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục THCS
Y té
Đến năm 2006, toàn huyện có 1 bệnh viện, 1 phòng khám khu vực và 19 tram y
tế xã, thị trấn đã được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên có.
Nhằm góp phần nâng cao trí lực và thể lực cho toàn dân, trong những năm quangành y tế huyện đã tập trung mọi né lực thực hiện tốt các chương trình như:
Về thực hiện chương trình y tế quốc gia: tiêm chủng mở rộng đủ 6 loại văccincho trẻ 1 — 6 tuổi đạt 100%, tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ mang thai và phụ nữ từ 15
— 35 tuổi vượt so với kế hoạch đề ra, triển khai tốt các biện pháp phòng chống sốt rét
bảo đảm không có dịch xay ra.
Về công tác khám và điều trị bệnh: trong năm 2006, khám và điều trị cho trên
410 ngàn lượt người, khám và cấp thuốc miễn phí cho các xã vùng sâu vùng xa, khám
và cấp thuốc từ thiện cho người cao tuôi và cho các cháu ở Cô nhi viện Hoa Mai
Như vậy, qua tìm hiểu tình hình chung của huyện Long Thành có thể rút ra
những thuận lợi và khó khăn của huyện như sau:
Thuận lợi
Long Thành là huyện nằm trong khu vực nhân của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ của 3 thành phố lớn (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên
Hòa và thành phố Nhơn Trach trong tương lai), là cầu nối của trục động lực phát triển
kinh tế hành lang thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu, có lợi thế về giao thong, sẽ tạo những thuận lợi cơ ban để huyện phát triển một nền kinh tế toànđiện theo hướng CNH — HDH.
Sức hút về việc làm vào các ngành công nghiệp và dịch vụ lớn, tạo điều kiện để huyện sắp xếp lại lực lượng lao động tại chỗ, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân
dan, nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn Đồng thời, thu hút một lực lượng lớn lao
động và dân cư từ bên ngoài vào, nhất là lao động có kỹ thuật và công nhân lành nghé, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vu, bổ sung và tang cường nguồn
nhân lực tại chỗ
i
Trang 23Tài nguyên tự nhiên, nhất là sét, gạch ngói, cát xây dựng của huyện có trữ
lượng lớn, nguồn nước ngọt đồi đào, địa chất rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tâng,
đặc biệt là xây dựng các khu công nghiệp và các chùm đô thị.
Có thị trường tiêu thụ nông sản thuận lợi và có lợi thế về phát triển du lịch.
Nhân dân trong huyện có truyền thống cần cù, chịu khó, khá nhạy bén với các tiến bộ kỹ thuật và kinh tế thị trường |
Khó khăn
Đại bộ phận đất đai của huyện kém màu mỡ sẽ cần rất nhiều vốn, trong khi
nguồn lực của huyện và nông dân hiện nay còn rất hạn chế, đòi hỏi phải có sự hỗ trợcủa nhà nước, nhất là về khoa học và công nghệ
Nguồn nhân lực huyện khá đổi dao, nhưng đa phan là lao động phố thông Chiến lược giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực tuy đã có nhiều giải pháp tích cực nhưng đòi hỏi phải có thời gian đài mới có thể bù đắp được sự thiếu hụt lực lượng laođộng có kỹ thuật.
Ap lực gia tăng dan số, tài nguyên khai thác và huy động ở mức độ cao, sẽ dẫn
đên những xáo trộn lớn vê quản lý xã hội.
Trang 24CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với phát triển kinh tế nói chung
Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người Nôngnghiệp là ngành san xuất vật chất cơ bản giữ vi trí rất quan trọng và lâu đài trong chiếnlược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta Nông sản phẩm thiết yếu cho sự sống của conngười đã được tạo ra từ nông nghiệp, nông thôn và có thể nói các ngành khác khó cóthé thay thế hoặc thay thế được với giá rất cao không thé thỏa mãn cho xã hội (tổnghợp protein nhân tạo trong phòng thí nghiệm) Sản phẩm nông nghiệp như lương thực,thực phẩm là sự sống còn của một quốc gia, chỉ có giải quyết an toàn lương thực mới
có thé nói đến sự phát triển
Sản phẩm nông nghiệp là nguồn nguyên liệu cho một số ngành công
nghiệp Sản phẩm nông nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp chế biên, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, góp phan phát triển công
nghiệp trong nước Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị nông nghiện được tang
lên, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa Hoạt động chế biến, bảoquản các sản phẩm nông nghiệp sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và mở rộng thịtrường là yếu tố quyết định sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện nay
Cung cấp lao động cho phát triển các ngành phi nông nghiệp trong quá
trình CNH Hiện nay, nông thôn có lực lượng lao động chiếm trên 65%, đó là nguồncung cấp cho các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển, đặc biệt là cho các
ngành quan trọng như công nghiệp và dịch vụ.
Quá trình CNH - DTH, một mặt tạo ra nhu cau lớn về lao động, mặt khác nhờ
đó năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông
Trang 25nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều, số lao động này dich chuyến, b6 sung cho
phát triển công nghiệp và đô thị
Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho công nghiệp
Đây cũng là vai trò mạnh mẽ của nông thôn và chính nó đã góp phan thúc day sản
xuất Nông thôn có khoảng 10 triệu nông hộ với hơn 50 triệu dân số chiếm trên 70%
đân số xã hội, vì thế nó đã trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm cuả các ngành khác
và của chính nó Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác
động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp Phát triển mạnh mẽ nông.
nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ
khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng.
Nông nghiệp góp phần tăng thu ngoại tệ Từ trước đến nay, nông nghiệp luôn luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế nước ta Sản xuất nông nghiệp
đã tạo ra lương thực, thực phẩm, nguyên liệu không chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất
và tiêu dung nội địa mà trong những nam gần đây còn giành một lượng đáng kế cho
xuất khẩu đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn Trong giai đoạn CNH - HDH đất nước, nông nghiệp vẫn được xác định là một ngành quan trọng trong nên kinh tế quốc
dân.
Cung cấp một phần vốn tích lũy cho phát triển kinh tế Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tao ra bằng nhiều cách như tiết kiệm của nông dân dau tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, xuất khẩu nông sản thu ngoại tệ, Tuy nhiên, vốn tích lũy từ nông nghiệp chỉ là một trong những nguồn cần thiết phát huy,phải coi trọng các nguồn vốn khác nữa để khai thác hợp lý
Nông nghiệp góp phan bảo vệ môi trường sinh thái Nông nghiệp và nông
thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường: tạo độ che
phủ, cải tạo đất và làm đẹp cảnh quan môi trường, Tuy nhiên, hiện nay môi trường
nông thôn cũng đang chịu nhiều áp lực của sự phát triển, khai thác và sử dụng tài nguyên nông thôn đã làm suy thoái môi trường nhất là vẫn đề khai thác rừng quá cường độ, sử dung quá nhiều chất độc hóa học trong sản xuat.
Vì vậy, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp cần tìm ra những giải
pháp tích cực, áp dụng những phương pháp canh tác mới, quy trình kỹ thuật mới dé
duy trì và tao sự phát triển bền vững của môi trường
Trang 263.1.2 Những vấn đề cơ bản trong phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt,
có những đặc thù khác xa với các ngành khác Vì vậy, để có thể quản lý và khai thác
có hiệu quả sản xuất nông nghiệp thì trước hết phải nắm rõ các đặc điểm của ngành
nông nghiệp, bao gồm:
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, thời
tiết, ) nên mang tính khu vực rõ rệt, trong đó dat đai là TLSX chủ yếu và không thé
Đây là ngành tạo ra lương thực, thực phẩm cho con người nên sản xuất nông
nghiệp phải được quan tâm, phát triển theo đúng quy luật
Tính đa dạng ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp baogồm nhiều ngành nghè, thé hiện qua các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản Mỗi
ngành mang một nét đặc trưng riêng và có thé hỗ trợ nhau trong quá trình san xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp, mỗi ngành có những hướng phát triển riêng nhưng
chúng tác động hỗ trợ lẫn nhau phù hợp với nhu cầu của con người và xu hướng pháttriển
Xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Phát triển bền vững
được định nghĩa là sự gia tăng của cải cho xã hội trên cơ sở sử dụng, khai thác các
nguồn lực có giới hạn phục vụ cho cuộc sống, nhu cầu hiện tại của con người nhưng không ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.
Ở lĩnh vực nông — lâm — ngư nghiệp cũng có khái niệm như sau: “phat triển bền
vững gắn liền bảo tồn tài nguyên đất, nước, các nguồn gen động, thực vật và mang
thuộc tính không phá hủy môi trường, đúng dan về mặt kỹ thuật có hiệu qua kinh tế và
được chấp thuận về mặt kỹ thuật” Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải có các
đặc tính sau đây:
Sức sản xuất cao và ổn định: khả năng tạo ra sản phẩm đạt mức tối ưu và 6n định trong thời gian dài Khả năng này được thể hiện thông qua dinh dưỡng đất, khả
1
Trang 27năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi cùng những thuận lợi của môi
trường xung quanh.
Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tự nhiên và nâng cao chất lượng môi trường: sử dụng và khai thác hợp lý, không bóc lột quá sức nguồn tài nguyên nhằm tao
điều kiện và nâng cao chất lượng môi trường sống và môi trường canh tác Tính hợp lý trong sử dụng, khai thác, thể hiện hai mặt của nguồn tài nguyên: cung cấp sản phẩm thỏa mãn nhu cầu và cải tạo môi trường đạt chất lượng tốt trong khai thác, sử dụng.
Nâng cao đời sống con người: mục đích cuối cùng của phát triển nói chung là
nhăm nâng cao chất lượng đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp,
phải có ý nghĩa càng quan trọng, vì giải quyết khó khăn và sự nghèo đói đã và đang xây ra ở nông thôn.
Công bằng giữa các thế hệ: thế hệ trước, hiện tại hay tương lai đều có quyền
thừa hưởng nguồn tài nguyên sẵn có và có nghĩa vụ nâng cao chất lượng môi trường
trong quá trình khai thác và sử dụng Thế hệ hiện tại không được phép khai thác cạn
kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên vì nhu cầu của họ, trong khi thế hệ tương lai phải
gánh chịu tốn thất do hậu quả gây ra từ thé hệ trước trong khai thác tài nguyên và thiếu
công băng cho thế hệ sau
Hé trợ các hệ thống sinh thái khai thác có liên quan đến hệ thống nông nghiệp trong quá trình sản xuất.
Xu hướng chuyển dich cơ cau kinh tế nông nghiệp Co cầu kinh tế nông
nghiệp được hiểu là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và chất lượng của các ngành nghé,
các bộ phận cấu thành nền nông nghiệp Chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp làm
thay đổi mối quan hệ đó tạo ra bước phát triển mới cho vùng Nông nghiệp luôn luôngắn liền với nông thôn do đó chuyến địch cơ câu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ làm
chuyển dịch nông thôn
Xu hướng chung của chuyển dich cơ cau kinh tế hiện nay là giảm dân tỷ trọnggiá tri nông — lâm — thủy sản, tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp — xây dựng và dịch
vụ Tuy nhiên, việc giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp không có nghĩa là vai trò của
nông nghiệp bị giảm sút mã ngược lại vai trò của nó nâng lên một tầm mới, với sự hạn
chế về quy mô sản xuất nhưng nông nghiệp phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trang 283.1.3 Các chỉ tiêu phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp
Nhóm chi tiêu phan ánh kết quả sản xuất
Giá trị sản lượng = Giá bán * sản lượng
Tổng chi phí = Chi phí vật chất + Chi phí lao động (lao động nha + lao động
thuê).
Lợi nhuận = Giá trị tổng sản lượng — Tống chi phí
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động nhà
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
Tỷ suất thu nhập = Thu nhập/Chi phí
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng thu nhập.
Ty suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Chi phí
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.Thu nhập/ngày = Giá trị tổng san lượng/Tổng ngày công lao động
Chỉ tiêu này cho biết giá trị sản lượng tương ứng 1 ngày công lao động bỏ ra.Hiệu suất sử dụng đồng vốn = Giá trị tổng sản lượng/Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết giá trị sản lượng thu được từ 1 đồng chi phí sản xuất.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu
Số liệu thứ cấp: được thu thập thông qua các nguồn số liệu của phòng Kinh tẾ,phòng Thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Thành, Các báo cáo
về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, các tài liệu, sách báo của thư viện
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
3.2.2 Phương pháp điều tra nông hộ
Đây là phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng phỏng vẫn nông hộ,trên cơ sở những thông tin đã có về huyện và tình hình sản xuất nông nghiệp của các
xã, tôi thực hiện điều tra không lặp 90 hộ trên 4 xã đại điện cho 2 vùng đất khác nhau của huyện Long Thành Đó là xã Phước Thái, xã Long Phước đại diện cho vùng đất
đồng băng ven sông Xã Tân Hiệp, xã Bàu Cạn đại diện cho vùng đất đồi thấp lượnsóng.
17
Trang 29Bảng câu hỏi được in sẵn bao gồm các van dé: tình hình sản xuất của nông hộ,
l tham gia khuyến nông, nhu cầu, mong muốn cũng như những khó khăn của nông dân
trong san xuất Đôi tượng phỏng vấn là những nông hộ sản xuất nông nghiệp.
3.2.3 Phương pháp mô tả
Phương pháp này được sử dụng nhằm mô tả hiện trạng sản xuất của các loại cây trong, vật nuôi của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
3.2.4 Phương pháp phân tích, đánh giá
Phương pháp này dùng để phân tích hiệu quả kinh tế của một số cây trồng, vật
nuôi chính của huyện, đánh giá tiềm năng phát triển, định ra hướng đi cho ngành nông
| nghiệp huyện |
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm excel để tính toán, tổng hợp số liệu đã thu thập.
Trang 30CHƯƠNG 4
KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2006
Bảng 4.1 Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2006
Khoản mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tông diện tích đât nông nghiệp 42.343 100,00
1 Đất sản xuất nông nghiệp 38.327 90,52
Đất trồng cây hàng năm 12.039 31,41
Đất trồng lúa 6.448 53,56
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 78 0,65
Dat trồng cây hàng năm khác 5.512 45,79
Đắt trồng cây lâu năm 26.288 68,59
2 Dat lâm nghiệp 3.384 7,99
3 Đất nuôi trồng thủy sản 444 1,05
4 Đất nông nghiệp khác 188 0,44
Nguôn tin: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Long Thành
Hình 4.1.Cơ Câu Sử Dụng Dat Nông Nghiệp Năm 2006
| 0%
(EM Đất sản xuất nông
8% | nghiệp |
.E Dat lâm nghiệp |
91%
Hi Đất nông nghiệp khác |
|
1%
Trang 31Đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 90,52% diện tích dat nông
nghiệp Trong đó, đất trồng cây hàng năm chiếm 31,41%, dat trồng cây lâu năm chiếm
68,59% Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 7,99%, đứng thứ 2 sau đất sản xuất nông
nghiệp, kế đến là đất NTTS chiếm 1,05%, đất này phân bố chủ yêu ở khu vực ven
sông Đồng Nai thuộc các xã: Long Hưng, An Hòa, Tam An
4.2 Cơ cầu nông nghiệp và sự dịch chuyển cơ cau nông nghiệp
4.2.1 Trồng trọt
a) Sự biến động diện tích
Nhìn chung, điện tích gieo trồng của các loại cây trên địa bàn huyện có sự thay
đổi trong vòng 3 năm qua Năm 2006, huyện Long Thành có diện tích gieo trồng là
34.015 ha, giảm 2.852 ha so với năm 2004, tỷ trọng giảm 7,73% thể hiện cụ thể ở
Bảng 4.2 Diện tích giảm chủ yếu là do diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm Diện tích gieo trồng các loại cây đều giảm nhưng có một số cây có diện tích tăng Năm
2006, diện tích cây công nghiệp lâu năm chiếm tỷ trọng lớn nhất 47,9% trong tổng
điện tích gieo trồng các loại cây Cây lương thực chiếm 32,83%, cây ăn qua là 6,2% và cây công nghiệp hàng năm chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 0,61%.
Diện tích gieo trồng cây hàng năm chiếm 45,91% trong cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 15.615 ha năm 2006,
giảm 2.709 ha so với năm 2004, tỷ trọng giảm là 14,78%, nguyên nhân chính là do
một phần đất trồng lúa, bắp, khoai mì, rau đậu được chuyển qua trồng cây ăn quả, đấtcông nghiệp và đất chuyên dùng khác
Cây lâu năm: diện tích giảm nhẹ qua các năm, năm 2006 đạt 18.400 ha, giảm
143 ha so với năm 2004, tỷ trọng giảm là 0,77% Trong đó, diện tích giảm chu yếu là
do trồng cây công nghiệp giảm vì nhu cầu đất phi nông nghiệp mở ra Bên cạnh giảm
diện tích cây công nghiệp, diện tích cây ăn quả lại có xu hướng tăng lên từ 1.904 ha
năm 2004 đến 2.108 ha năm 2006, tăng 10,71% ở các loại cây như: chôm chôm, sầu
riêng, bưởi, cam, chanh, xoài.
Trang 32Bang 4.2 Cơ Cau Diện Tích Gieo Trồng Các Loại Cây Nông Nghiệp qua 3 Năm
7 2004 — 2006
Tên các loại cay 2004 2005 2006 So sánh
| 2006/2004
DT Cơcâu DT Cơ câu DT Cơ câu Cơ cấu (%)
(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)
Cây khoai lang 52 0,14 56 0,16 46 - 0,14 -11,54
Cây thực phẩm 967 2,62 627 1,80 647 1,90 -33,09 Rau cac loai 354 0,96 329 0,94 326 0,96 -7,91
Đậu các loại 613 1,66 298 0,85 321 0,94 -47,63 Cây công nghiệp 328 0,89 375 1,08 208 0,61 -36,59
2 Cây lâu năm 18543 50,30 18439 5287 18400 5409 -0,77 Cây công nghiệp 16.639 4513 16.414 4706 16.292 47,90 -2,09
Cay an qua khac 279 0,76 317 0,91 337 0,99 20,79
Nguôn tin: Phòng Thong kê huyện Long Thanh
eA
Trang 33b) Biến động năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính
Bảng 4.3 Biến Động Diện Tích — Năng Suất Các Loại Cây Trồng Chính từ Năm
4 Cây CN hàng
; 154 250 147 +
nam
Bông vải T4 12 200 14 100 14 26 2 Đậu phông 80 8,63 50 10 47 10 -33 1,37
5 Cây CN lâunăm 16.591 16.279 16.157 -434
Cà phê 1.072 16 1.022 16 992 17 -80 1 Cao su 12.145 13 11.975 13 11.975 13 -170 0
Nguôn tin: Phòng Thông kê huyện Long Thành
Trang 34Qua Bảng 4.3 cho thấy
Về cây lúa: là một trong những cây trồng chính của huyện, chiếm 22,39% tong
điện tích gieo trồng Năng suất lúa năm 2006 đạt 41,25 tạ/ha, tăng 5,24 tạ/ha so vớinăm 2004 Năng suất lúa đạt cao nhất là ở vụ Đông Xuân với 50 tạ/ha năm 2004 và
tăng lên 53 tạ/ha năm 2006, tỷ trọng tăng 6% Năng suất lúa ở vụ Mùa thấp nhất trong
năm dat 35 ta/ha năm 2006, tăng 5 ta, hay 16,67% so với năm 2004.
Về cây bắp: điện tích gieo trồng giảm dan qua các năm, năm 2006 đạt 3.550 ha,
giảm 536 ha, hay 13,12% so với năm 2004 Ngược lại, năng suất bắp lại tăng lên từ
43,59 tạ/ha năm 2004 đến 50,41 tạ/ha ở năm 2006 với tỷ trọng tăng là 15,64% Năng
suất bắp tăng lên chủ yếu là do người dân sử dụng một số giống bắp lai có năng suất
cao như: G49, NK66, C919, trồng nhiều hơn |
Cây khoai mì: năm 2006 diện tích gieo trồng 3.537 ha, giảm 802 ha, hay 18,48% so với năm 2004 Năng suất khoai mì đạt khá cao và không ngừng tăng lênqua các năm từ 195 tạ/ha năm 2004 đến năm 2006 đã đạt 225 tạ/ha, tăng 15,38% Hiệnnay, cây khoai mì có xu hướng phát triển khá ổn định do có nhà máy chế biến đóng ngay trên địa bàn huyện |
Rau đậu các loại: điện tích rau đậu các loại giảm mạnh, điện tích năm 2004 là
967 ha, đến năm 2006 còn 647 ha, giám 33,09% Mặc dù diện tích giảm nhưng năngsuất lại tăng lên qua các năm, trong đó rau các loại từ 79 tạ/ha năm 2004 tăng lên 85
ta/ha năm 2006, đậu các loại cũng tang từ 7,65 tạ/ha lên 10 tạ/ha.
Về cây công nghiệp hàng năm (cây bông vải, cây đậu phộng)
Cây bông vải: do chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên, diện tích và năng suất
đều tăng, năm 2006 là 100 ha, tăng 35,13% so với năm 2004, năng suất cũng tăng từ
12 tạ/ha lên 14 tạ/ha.
Cây đậu phộng: giảm mạnh về diện tích, năm 2004 là 80 ha, đến năm 2006 còn
47 ha, tỷ trọng giảm 41,25%, nhưng năng suat lại tăng từ 8,63 tạ/ha lên 10 tạ/ha
Cây công nghiệp lâu năm (cây cao su, cây cà phê, cây điều)
Cây cao su: là cây thế mạnh của huyện, tuy nhiên diện tích vẫn giảm dan, năm
2006 là 11.975 ha, giảm 170 ha, hay 1,39% so với năm 2004, năng suất én định 13 tạ/ha Hầu hết điện tích trồng cao su trên địa bàn huyện thuộc công ty Cao su Đồng
Nai quản lý (cao su tiểu điển chi có khoảng trên 300 ha), nên diện tích cao su trong
các,
Trang 35thời gian tới sẽ không tăng mà có xu hướng giảm do nhu cầu đất xây dựng cơ bản
tăng |
Cây cà phê: điện tích có xu hướng giảm, năm 2004 là 1.072 ha đến năm 2006
còn lại 992 ha, tỷ trọng giảm là 7,46% Diện tích cây cà phê giảm nguyên nhân chính
là do giá cả thị trường không ổn định Năng suất cà phê tăng qua các năm nhưng
không nhiều, năm 2006 dat 17 ta/ha, tăng 1 tạ so với năm 2004
Cây điều: là cây mũi nhọn phủ xanh các vùng đất đồi núi khô hạn trên địa bàn
huyện nhưng diện tích trồng điều vẫn giảm qua các năm từ 3.374 ha năm 2004 xuông còn 3.190 ha năm 2006, giảm 5,45% Nguyên nhân chính là do nhu cầu đất phi nông nghiệp mở rộng, vì vậy hướng chính cho phát triển cây điều là tập trung dau tư thâm canh nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế Năng suất năm 2004 là 8,7 tạ/ha đến
năm 2006 đạt 12 tạ/ha, tăng 37,93%.
Về cây ăn quả: Long Thành vốn là vùng có truyền thống cây ăn quả với những
sản phẩm nổi tiếng như: sầu riêng, chee chôm, bưởi, Trong những năm gan đây,
cùng với chủ trương chuyển đổi co cấu cây trồng của huyện, thị trường trái cây phục
vụ khách du lịch ven Quốc lộ 51 tăng nhanh, là điều kiện thuận lợi để điện tích cây ăn
quả của huyện tăng từ 1.904 ha năm 2004 lên 2.108 ha năm 2006 Bên cạnh sự tăng về
diện tích, năng suất của các loại cây ăn quả cũng tăng lên qua các năm như: chôm
chôm năm 2004 có năng suất là 94 tạ/ha đến năm 2006 là 114 ta/ha, sầu riêng cũng
tăng từ 52 tạ/ha lên 69 tạ/ha, bưởi từ 95 tạ/ha tăng lên 109 tạ/ha Trong những năm tới,thị trường cây ăn quá của huyện sẽ có khả năng thuận lợi do nhu cầu khách du lịch
tăng Vì vậy, cây ăn quả sẽ là cây mỗi nhọn trong chuyên đổi cơ cấu cây trồng trên địa
bàn huyện, nhất là các xã dọc sông Đồng Nai.
Trang 36c) Sự biến động gia trị san lượng
Bang 4.4 Biến Động Sản Lượng - Giá Trị Sản Lượng Các Cây Trồng Chính từ
Nam 2004 - 2006 Tén cac loai 2004 2005 2006 So sanh
cay 2006/2004
SL (Tan) mai SL (Tấn) vie SL (Tan) GTSL (%)an an an %
(Tr.d) (Tr.d) Tông sd 162.018,09 2317.999536 1644934 332.2126869 164.789,63 360.050,08 13,22
1 Cay
48.564,75 77.169,27 48.323,4 76.796.337 49,320,132 78.375,2 1,56
: lương thực
Lúa 30.753,88 49.206,2 3095436 49.526,98 31.420,13 50.272,2 a Cay bap 17.810,87 27.963,07 17.369,04 27.269,39 17.900 28.103 0,5
Nguôn tin: Phong Thông kê huyện Long Thanh
Qua Bang 4.4 phan anh, su bién động cua diện tích và năng suất dẫn tới sự biến
động về sản lượng và giá trị sản lượng các loại cây trồng chính Nhìn chung, giá trị sản
x5.
Trang 37= _ " es — 7vẻA
= —— _ —— —— ——£ ~ wn il ao `“ Me
lượng tang qua các năm nhưng tăng tương đối Giá trị sản lượng năm 2004 đạt
317.995, 36 triệu đồng đến năm 2006 tăng lên là 360.050,08 triệu đồng, tăng 13,22%.
Giá trị sản lượng cây lương thực: mặc dù diện tích lúa cả năm và bắp đều giảm
qua các năm nhưng năng suất và sản lượng tăng lên nên giá trị sản lượng sẽ tăng, năm
2006 là 78.375,2 triệu đồng, tăng 1,56% so với năm 2004 Nguyên nhân làm năng suất
tăng là do hiện nay huyện đã ứng dụng các giống lai cho năng suất cao, làm dịch
chuyển mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, đây mạnh thâm canh góp phan tăng nhanh sản lượng.
Cây khoai mì: giá trị sản lượng giảm từ 43.997,46 triệu đồng năm 2004 xuống
còn 41.382,9 triệu đồng năm 2006, giảm 5,94% Giá trị sản lượng giảm là do diện tích
giảm mạnh mặc dù năng suất vẫn không ngừng tăng qua các năm
Giá trị sản lượng rau đậu các loại
Rau các loại: có điện tích gieo trồng giảm nhưng giá trị sản lượng tăng do năng
suất tăng, giá trị sản lượng tăng từ 2.580,3 triệu đồng lên 2.792,98 triệu đồng năm
2006, tang 8,24%.
Đậu các loại: đo điện tích giảm mạnh nên dù năng suất có tăng nhưng giá trị sản
lượng vẫn giảm Giá trị sản lượng năm 2006 là 1.092 triệu đồng, giảm 1.530 triệu
đồng, hay 58,35%
| Cây bông vải: có diện tích, năng suất và sản lượng đều tăng nên giá trị sản
lượng tăng mạnh từ 355,2 triệu đồng năm 2004 lên 566 triệu đồng năm 2006, tỷ trọng
tăng 57,665.
Năng suất cây đậu phộng tăng nhưng giá trị sản lượng giảm do diện tích gieo
trồng giảm Năm 2004 đạt 220,93 triệu đồng đến năm 2006 chỉ đạt 150,4 triệu đồng, tỷ
trọng giảm 31,92%, tương ứng tỷ trọng giảm của điện tích là 41,25%.
Cây công nghiệp lâu năm có diện tích gieo trồng giảm nhẹ nhưng năng suất và
sản lượng tăng nên giá trị sản lượng tăng, năm 2006 đạt 193.003,4 triệu đồng, tăng
29.173,8 triệu đồng, hay 17,81% so với năm 2004
Cây ăn quả: tang mạnh cả về diện tích, năng suất, sản lượng nên giá trị sản
lượng cũng tang mạnh Năm 2004 là 27.220,6 triệu đồng đến năm 2006 đạt 42.693,2
triệu đồng, tăng 56,84% |
Nhin chung, san xuất trồng trot của huyện trong những năm qua đã được chú
trọng phát triển đồng thời theo cả hai hướng (chiều rộng và chiều sâu) trên cơ sở kết
Trang 38hợp 3 mặt: đầu tư thâm canh tăng năng suất, tăng vụ và chuyên đối cơ cầu cây trồng,
đã từng bước hình thành được các vùng chuyên canh tập trung như vùng chuyên canh
lúa, vùng chuyên canh cao su, vùng chuyên canh màu, phù hợp với lợi thế của từng
vùng.
4.2.2 Chăn nuôi
Đối với ngành chăn nuôi, phát triển đa dạng về đôi tượng nuôi nhưng phong trào chăn nuôi gia đình vẫn chiếm ưu thế Long Thành là một trong những huyện của
tỉnh Đồng Nai có tiềm năng phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò, heo, gà Trong
những năm qua, chăn nuôi của huyện đã có bước chuyên biên cả về quy mô đàn lẫnphương thức chăn nuôi.
Nguôn tin: Phong Thong kê huyện Long Thanh
Trang 39Hình 4.2 Biến Động Đàn Gia Stic Trên Dia Bàn Huyện từ Năm 2004 — 2006
hay 1,59% so với năm 2004.
Đàn bò: tương tự như đàn trâu, đàn bò cũng đang giảm nhẹ về số lượng Năm
2004 tông số bò toàn huyện là 10.700 con, đến năm 2006 giảm xuống còn 10.670 con,
tỷ trọng giảm 0,28% Số lượng bò thị: năm 2005 có giảm 5,11% so với năm 2004,
nhưng đến năm 2006 lại tăng lên 2,24% Số lượng bò sữa của huyện năm 2004 là1.948 con giảm dan xuống còn 1.930 con năm 2006, tý trọng giám 0,92% Chăn nuôi
bò sữa đòi hỏi kỹ thuật cao và vốn lớn, đồng thời hiệu quả từ chăn nuôi bò sữa những
năm gần đây không 6n định đã ảnh hưởng xấu đến tâm lý người chăn nuôi Vì vậy,
chủ trương của huyện là tập trung đây nhanh tốc độ tăng đàn bò thịt
Đàn heo: năm 2006 Long Thành có đàn heo là 74.640 con, trong đó heo thịt là
62.792 con, heo nái là 11.848 con Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện đã
xuất hiện các trang trại nuôi heo có quy mô hàng nghìn con (có 54 trang trại nuôi heo
trong tông số 129 trang trại chăn nuôi) Tuy nhiên, tổng đàn heo năm 2006 vẫn giảm
Trang 404.62% so với năm 2004, nguyên nhân là do dịch bệnh, giá ca thị trường không 6n định đôi lúc giá mua con giống và thức ăn cao nhưng giá heo hơi xuất chuồng lại thấp.
Đàn gia cầm: do ảnh hưởng của dịch cúm gia cam H;N; nên tổng đàn gia cầm của huyện giảm mạnh trong 3 năm qua Năm 2004 tổng đàn gia cầm là 926.895 con
đến năm 2006 giảm xuống còn 715.640 con, tỷ lệ giảm 22,79%, trong đó gà giảm
198.403 con, vịt, ngan, ngỗng giảm 18.852 con
Như vậy, ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện có tốc độ giảm dân trong 3 năm
qua do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng Ngoài ra, chất lượng
giống còn thấp, chú yếu là giống địa phương, công tác tiêm phòng dịch bệnh còn gặpnhiều khó khăn nhất là tại các xã vùng sâu vùng xa cũng là nguyên nhân cơ bản góp
phần làm giảm chăn nuôi trên địa bàn huyện
b) Sự biến động giá trị sản lượng ngành chăn nuôi
Bảng 4.6 Biến Động Giá Trị Sản Lượng Ngành Chăn Nuôi của Huyện Long
109.432,5 114.816,73 123.400,39 22,71
thịt
Thịt trâu hơi XC 6 37,98 7 44,31 7 44,31 16,67
Thịt bò hoi XC 140 1.162 143 118690 146 1.211,8 4,29 Thit heo hoi XC 12.055 96.472 12.756 102.048 14.010 112.080 16,18
Thit gia cam XC 1.178 11.760,52 1.006 11.537,52 1.001 10.064,28 -14,42 Sản phẩm khác 11.317,8 12.049,6 11.831 6,23
Trứng gia cam
5,34 3.577, 5,68 3.805,6 33 3531 -0,75
(Triệu qua)
Sita trâu, bò 4300/00 7.740 4.580 8.244 4.600 8.280 6,98
Nguôn tin: Phòng Thông kê huyện Long Thành
Từ Bảng 4.6 cho thấy, tổng giá trị sản lượng ngành chăn nuôi năm 2006 là
135.231,29 triệu đồng so với năm 2004 là 120.750,30 triệu đông, tăng 14.481,09 triệu
đồng, tỷ trọng tăng là 28,94% Trong đó:
29