Dinh hướng và giải pháp phat triển nông sản xuất nông nghiệp của huyện Long Thành đến năm 2020

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2004 - 2006 (Trang 70 - 74)

KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN

4.10. Dinh hướng và giải pháp phat triển nông sản xuất nông nghiệp của huyện Long Thành đến năm 2020

4. 10.1. Đối với toàn huyện

a) Định hướng

Phát triển nền nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất các sản phẩm sạch và an toàn cho sức khỏe, phân đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001 — 2010 ổn định ở mức 3,8 — 4%. Kết hợp hài hòa giữa nông nghiệp với lâm nghiệp, giữa trồng trọt với chăn nuôi, giữa sản xuất với phát triển chế biến và thị trường tiêu thụ, tăng năng suất và chat lượng sản phẩm, đạt hiệu quả cao về KTXH,

sinh thái bền vững.

Phát triển nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới, nâng cao mức sống vật chất, mở mang dân trí, xóa đói giảm nghèo, thu ngắn dan khoảng cách về

mức sống trong nông thôn và giữa nông thôn với thành thị.

Tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh để đáp ứng toàn bộ hặc một phần nhu cầu trong huyện, đồng thời còn tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa như: trải cây,

cao su, hạt điều, thủy sản, thịt — trứng — sữa các loại.

Phát triển nông nghiệp trên cơ sở môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện,

kết hợp hài hòa giữa phát triển nông nghiệp với làm đẹp cảnh quan, tạo điều kiện cho

phát triển đu lịch.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm dân tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dân tỷ trọng ngành chăn nuôi, phấn dau đến năm 2010 cơ cấu trông trọt

58,9% - chăn nuôi 36,6% - dịch vụ 4,5% và năm 2020 đạt cơ cấu trồng trọt 43% - chăn

af

nuôi 45% - địch vụ 12%; giá tri san xuat binh quan trén | ha đất nông nghiệp tăng từ 14 triệu đồng năm 2006 lên 42 triệu đồng năm 2020.

Về chăn nuôi: tập trung phát triển mạnh đàn bò, đàn heo và đàn gia cầm theo hướng thịt, trong đó chú trọng khuyến khích phát triển mô hình trang trại với phương thức chăn nuôi theo kiểu công nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tạo điều kiện thuận lợi để kiểm soát dich bệnh và xử lý

tốt các vấn đề ô nhiễm môi trường.

Lâm nghiệp: ưu tiên đầu tư cho công tác trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn. Phát động nhân dân tích cực trồng cây lâm nghiệp phân tán dọc các trục đường, trong vườn nhà để tăng tý lệ che phủ.

Nuôi trồng thủy sản: tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện sẽ tăng từ

480 ha năm 2006 lên 900 ha năm 2020, trong đó nuôi tôm khoảng 150 — 200 ha, còn

lại là nuôi cá. |

b) Các giải pháp phát triển chủ yếu

Tăng cường đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các công trình thủy lợi mà trọng tâm là

ở các xã vùng ven sông Đồng Nai, các hồ chứa cấp nước cho nông nghiệp và công nghiệp, nhằm chủ động tưới — tiêu — ngăn mặn. Tu bổ và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng để có thể điều tiết nước chủ động đến từng thửa rộng.

Tăng cường các hoạt động dịch vụ kỹ thuật nhằm ứng dụng kip thời các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cung ứng đây đủ và kịp thời các loại vật tư nông nghiệp và các

loại giống mới cho người san xuất. Xây dựng các kế hoạch chuyển giao kỹ thuật kip

thời, phát động các tổ chức hưởng ứng phong trào khuyến nông — lâm. Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật cấp Tỉnh và Trung ương, đặc biệt là các cơ quan đang đóng trên địa bàn huyện. Các lĩnh vực cần được quan tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là cây ăn quả, lúa, nuôi trồng thủy sản, chăn

nuôi heo, gia cầm,...

Đảm bảo đủ vốn tín dụng cho nông dân tiễn hành sản xuất chủ động và có điêu kiện chuyển đổi mô hình kinh tế nông hộ. Đối với nguồn vốn dân cư: trước hết là khuyến khích người dan tăng cường tiết kiệm tiêu ding để tái đầu tư cho sản xuất thông qua việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao tiết kiệm của người dân; vận dụng sáng tạo hướng dẫn của Trung ương để có chính sách lãi suất hợp lý và tạo điều kiện

thuận lợi về thủ tục, tạo niềm tin để người dân gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng và tô chức tín dụng, không cất giữ tiền tại nhà hoặc đầu tư vào các lĩnh vực phi sản xuắt.

Kế đến là có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân, mà trọng điểm là phát triển kinh tế trang trại, các doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ, các cơ sở ở nông thôn và đô thị, thông qua hoàn thiện các chính sách đòn bây như chính sách đất đai, chính sách tín dụng và chính sách thuế. Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương: tăng cường đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước theo chiều sâu để gia tăng sản lượng các ngành và lĩnh vực mà huyện có lợi thế.

Củng cô mạng lưới khuyến nông, tập trung các hoạt động khuyến nông vào các đối tượng sản xuất chính: lúa, cay ăn quả, điều, khoai mì, rau, chăn nuôi heo và gà,

chăn nuôi bò, nuôi tôm và cá nước ngọt.

Quy hoạch, sắp xếp lại các điểm giết mổ gia súc, gia cầm theo hướng mỗi xã thành lập 1 hoặc 2 HTX dich vụ giết mỗ để thuận lợi cho việc quản lý, kiểm soát dich

bệnh và môi trường. |

Phát huy vai trò tự chủ kinh tế hộ và kinh tế trang trại, tích cực phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, sớm hoàn thành công tác cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện giao rừng cho dân quản lý và bảo vệ, nhất là điện tích rừng phòng hộ..

4. 10.2. Đồi với từng tiểu vùng cụ thể a) Tiểu vùng 1

Định hướng

Vùng này có lợi thé co bản là: đất phù sa sông Đồng Nai, nguồn nước mặt dồi đào, địa hình bang, hiện tại là vùng chuyên canh lúa tập trung của huyện. Định hướng phát triển lâu dài là vùng chuyên canh lúa tập trung, kết hợp với phát triển cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản nước ngọt với du lịch nhà vườn.

Một phan xã Phước Thái và Long Phước có hướng phát triển là hình thành vùng rừng ngập mặn phòng hộ kết hợp với nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ, tận dung đất đai phát triển lúa 1 — 2 vụ. _

Giải pháp phát triển

Tập trung phát triển cây trồng chính của vùng như: lúa, bắp lai, rau đậu các loại và cây bông vải.

6]

Áp dụng mô hình Lúa — Lúa — Bap nhằm măng lại hiệu quả kinh tế cao trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác.

Một số vùng đất bị ngập úng thường xuyên có thể lên liếp để trồng cây ăn quả như sâu riêng đồng thời kết hợp với nuôi cá.

Tiếp tục sửa chữa, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công trình thủy lợi để tưới tiêu kịp thời phục ụ sản xuất. Các công trình sửa chữa và nâng cấp như: sửa chữa nâng cấp đập Long Phú, nâng cấp đập ấp 1. Đầu tư mới các bờ bao tại xã Long Hưng, xây dựng trạm bơm nước Tam Phước. Kiên cỗ hóa kênh mương, nạo vét suối nước trong An Phước, kiên cô hệ thông kênh đập Suối Cả, nạo vét kênh tiêu ấp 3 (Phước

Thái).

b) Tiểu vùng 2

Định hướng

Dat đai vùng này chủ yếu có nguồn gốc bazan, đất đỏ vàng trên phù sa cô và đất xám, nhưng tầng đất mỏng và bị kết von, đồng thời nguồn nước mặt hạn chế nên hướng phát triển nông nghiệp là cây trồng cạn. Hiện trạng đây là vùng trông cao su, điều, cây công nghiệp hàng năm và màu của huyện. Định hướng lâu dài vùng này vẫn

là vùng cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm và hoa màu.

Giải pháp phát triển

Giảm điện tích cao su, cà phê và điều, tuy nhiên sẽ tăng diện tích điều ở các khu vực đất xấu, nước ngầm hạn chế.Tập trung phát triển thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng chính cho hiệu quả kinh té cao như: khoai mì, cao su, cà phê, điều.

Tang diện tích sầu riêng trên vùng đất bazan thuộc các xã: Bàu Cạn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bình Sơn,....đồng thời đa dạng hóa một số cây ăn quả khác như:

chôm chôm, xoài, nhãn xuéng cơm vàng ở các khu vực han chế nước ngầm.

Đầu tư xây dựng mới các hồ chứa nước để đảm báo nước tưới trong mùa khô, gồm các hồ như: Hồ cầu mới (Cẩm Đường, Bàu Cạn), Hồ đá vàng (Phước Binh, Tân Hiệp), Hồ Bình Sơn (Bình Sơn),...

Nguồn vốn cho các dự án thủy lợi ở cả 2 tiểu vùng được trích từ ngân sách huyện, có sự hỗ trợ của tỉnh đồng, thời huy động sự giúp sức của người dân và các

doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2004 - 2006 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)