3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với phát triển kinh tế nói chung
Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Nông nghiệp là ngành san xuất vật chất cơ bản giữ vi trí rất quan trọng và lâu đài trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Nông sản phẩm thiết yếu cho sự sống của con người đã được tạo ra từ nông nghiệp, nông thôn và có thể nói các ngành khác khó có thé thay thế hoặc thay thế được với giá rất cao không thé thỏa mãn cho xã hội (tổng hợp protein nhân tạo trong phòng thí nghiệm). Sản phẩm nông nghiệp như lương thực, thực phẩm là sự sống còn của một quốc gia, chỉ có giải quyết an toàn lương thực mới có thé nói đến sự phát triển.
Sản phẩm nông nghiệp là nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biên, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, góp phan phát triển công
nghiệp trong nước. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị nông nghiện được tang
lên, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Hoạt động chế biến, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và mở rộng thị trường là yếu tố quyết định sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện nay.
Cung cấp lao động cho phát triển các ngành phi nông nghiệp trong quá
trình CNH. Hiện nay, nông thôn có lực lượng lao động chiếm trên 65%, đó là nguồn cung cấp cho các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển, đặc biệt là cho các
ngành quan trọng như công nghiệp và dịch vụ.
Quá trình CNH - DTH, một mặt tạo ra nhu cau lớn về lao động, mặt khác nhờ đó năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông
nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều, số lao động này dich chuyến, b6 sung cho
phát triển công nghiệp và đô thị.
Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho công nghiệp.
Đây cũng là vai trò mạnh mẽ của nông thôn và chính nó đã góp phan thúc day sản
xuất. Nông thôn có khoảng 10 triệu nông hộ với hơn 50 triệu dân số chiếm trên 70%
đân số xã hội, vì thế nó đã trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm cuả các ngành khác và của chính nó. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác
động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông.
nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ
khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng.
Nông nghiệp góp phần tăng thu ngoại tệ. Từ trước đến nay, nông nghiệp luôn luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế nước ta. Sản xuất nông nghiệp đã tạo ra lương thực, thực phẩm, nguyên liệu không chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất
và tiêu dung nội địa mà trong những nam gần đây còn giành một lượng đáng kế cho
xuất khẩu đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Trong giai đoạn CNH - HDH đất nước, nông nghiệp vẫn được xác định là một ngành quan trọng trong nên kinh tế quốc
dân.
Cung cấp một phần vốn tích lũy cho phát triển kinh tế. Nguồn vốn từ nông
nghiệp có thể được tao ra bằng nhiều cách như tiết kiệm của nông dân dau tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, xuất khẩu nông sản thu ngoại tệ,... Tuy nhiên, vốn tích lũy từ nông nghiệp chỉ là một trong những nguồn cần thiết phát huy, phải coi trọng các nguồn vốn khác nữa để khai thác hợp lý.
Nông nghiệp góp phan bảo vệ môi trường sinh thái. Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường: tạo độ che phủ, cải tạo đất và làm đẹp cảnh quan môi trường,... Tuy nhiên, hiện nay môi trường nông thôn cũng đang chịu nhiều áp lực của sự phát triển, khai thác và sử dụng tài nguyên nông thôn đã làm suy thoái môi trường nhất là vẫn đề khai thác rừng quá cường độ, sử dung quá nhiều chất độc hóa học trong sản xuat.
Vì vậy, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp cần tìm ra những giải pháp tích cực, áp dụng những phương pháp canh tác mới, quy trình kỹ thuật mới dé
duy trì và tao sự phát triển bền vững của môi trường.
3.1.2. Những vấn đề cơ bản trong phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt, có những đặc thù khác xa với các ngành khác. Vì vậy, để có thể quản lý và khai thác có hiệu quả sản xuất nông nghiệp thì trước hết phải nắm rõ các đặc điểm của ngành
nông nghiệp, bao gồm:
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, thời tiết,... ) nên mang tính khu vực rõ rệt, trong đó dat đai là TLSX chủ yếu và không thé
thay thế được.
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với sinh học vì đối tượng của sản xuất nông
nghiệp là cây trồng, vật nuôi.
Kinh tế nông nghiệp vẫn mang tính thuần nông, sản xuất đơn giản, mang tính chất tự cung tự cấp, cơ sở hạ tang trong nông thôn còn yếu kém.
Đây là ngành tạo ra lương thực, thực phẩm cho con người nên sản xuất nông nghiệp phải được quan tâm, phát triển theo đúng quy luật.
Tính đa dạng ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp bao gồm nhiều ngành nghè, thé hiện qua các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Mỗi ngành mang một nét đặc trưng riêng và có thé hỗ trợ nhau trong quá trình san xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp, mỗi ngành có những hướng phát triển riêng nhưng chúng tác động hỗ trợ lẫn nhau phù hợp với nhu cầu của con người và xu hướng phát triển.
Xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Phát triển bền vững
được định nghĩa là sự gia tăng của cải cho xã hội trên cơ sở sử dụng, khai thác các
nguồn lực có giới hạn phục vụ cho cuộc sống, nhu cầu hiện tại của con người nhưng không ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.
Ở lĩnh vực nông — lâm — ngư nghiệp cũng có khái niệm như sau: “phat triển bền vững gắn liền bảo tồn tài nguyên đất, nước, các nguồn gen động, thực vật và mang thuộc tính không phá hủy môi trường, đúng dan về mặt kỹ thuật có hiệu qua kinh tế và được chấp thuận về mặt kỹ thuật”. Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải có các
đặc tính sau đây:
Sức sản xuất cao và ổn định: khả năng tạo ra sản phẩm đạt mức tối ưu và 6n định trong thời gian dài. Khả năng này được thể hiện thông qua dinh dưỡng đất, khả
1
năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi cùng những thuận lợi của môi
trường xung quanh.
Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tự nhiên và nâng cao chất lượng môi trường: sử dụng và khai thác hợp lý, không bóc lột quá sức nguồn tài nguyên nhằm tao điều kiện và nâng cao chất lượng môi trường sống và môi trường canh tác. Tính hợp lý
trong sử dụng, khai thác, thể hiện hai mặt của nguồn tài nguyên: cung cấp sản phẩm
thỏa mãn nhu cầu và cải tạo môi trường đạt chất lượng tốt trong khai thác, sử dụng.
Nâng cao đời sống con người: mục đích cuối cùng của phát triển nói chung là
nhăm nâng cao chất lượng đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, phải có ý nghĩa càng quan trọng, vì giải quyết khó khăn và sự nghèo đói đã và đang
xây ra ở nông thôn.
Công bằng giữa các thế hệ: thế hệ trước, hiện tại hay tương lai đều có quyền thừa hưởng nguồn tài nguyên sẵn có và có nghĩa vụ nâng cao chất lượng môi trường
trong quá trình khai thác và sử dụng. Thế hệ hiện tại không được phép khai thác cạn
kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên vì nhu cầu của họ, trong khi thế hệ tương lai phải gánh chịu tốn thất do hậu quả gây ra từ thé hệ trước trong khai thác tài nguyên và thiếu
công băng cho thế hệ sau.
Hé trợ các hệ thống sinh thái khai thác có liên quan đến hệ thống nông nghiệp trong quá trình sản xuất.
Xu hướng chuyển dich cơ cau kinh tế nông nghiệp. Co cầu kinh tế nông nghiệp được hiểu là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và chất lượng của các ngành nghé,
các bộ phận cấu thành nền nông nghiệp. Chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp làm
thay đổi mối quan hệ đó tạo ra bước phát triển mới cho vùng. Nông nghiệp luôn luôn gắn liền với nông thôn do đó chuyến địch cơ câu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ làm chuyển dịch nông thôn.
Xu hướng chung của chuyển dich cơ cau kinh tế hiện nay là giảm dân tỷ trọng giá tri nông — lâm — thủy sản, tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp — xây dựng và dịch
vụ. Tuy nhiên, việc giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp không có nghĩa là vai trò của
nông nghiệp bị giảm sút mã ngược lại vai trò của nó nâng lên một tầm mới, với sự hạn
chế về quy mô sản xuất nhưng nông nghiệp phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường.
3.1.3. Các chỉ tiêu phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp Nhóm chi tiêu phan ánh kết quả sản xuất
Giá trị sản lượng = Giá bán * sản lượng
Tổng chi phí = Chi phí vật chất + Chi phí lao động (lao động nha + lao động
thuê).
Lợi nhuận = Giá trị tổng sản lượng — Tống chi phí
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động nhà
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất Tỷ suất thu nhập = Thu nhập/Chi phí
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng thu nhập.
Ty suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Chi phí
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Thu nhập/ngày = Giá trị tổng san lượng/Tổng ngày công lao động
Chỉ tiêu này cho biết giá trị sản lượng tương ứng 1 ngày công lao động bỏ ra.
Hiệu suất sử dụng đồng vốn = Giá trị tổng sản lượng/Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết giá trị sản lượng thu được từ 1 đồng chi phí sản xuất.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu
Số liệu thứ cấp: được thu thập thông qua các nguồn số liệu của phòng Kinh tẾ,
phòng Thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Thành,... Các báo cáo
về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, các tài liệu, sách báo của thư viện
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.2. Phương pháp điều tra nông hộ
Đây là phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng phỏng vẫn nông hộ, trên cơ sở những thông tin đã có về huyện và tình hình sản xuất nông nghiệp của các xã, tôi thực hiện điều tra không lặp 90 hộ trên 4 xã đại điện cho 2 vùng đất khác nhau của huyện Long Thành. Đó là xã Phước Thái, xã Long Phước đại diện cho vùng đất đồng băng ven sông. Xã Tân Hiệp, xã Bàu Cạn đại diện cho vùng đất đồi thấp lượn
sóng.
17
—— —=. => z= = = TRANG. OS “=——F——
Bảng câu hỏi được in sẵn bao gồm các van dé: tình hình sản xuất của nông hộ, l tham gia khuyến nông, nhu cầu, mong muốn cũng như những khó khăn của nông dân
trong san xuất. Đôi tượng phỏng vấn là những nông hộ sản xuất nông nghiệp.
3.2.3. Phương pháp mô tả
Phương pháp này được sử dụng nhằm mô tả hiện trạng sản xuất của các loại cây trong, vật nuôi của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
3.2.4. Phương pháp phân tích, đánh giá
Phương pháp này dùng để phân tích hiệu quả kinh tế của một số cây trồng, vật ... nuôi chính của huyện, đánh giá tiềm năng phát triển, định ra hướng đi cho ngành nông
| nghiệp huyện. |
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm excel để tính toán, tổng hợp số liệu đã thu thập.
CHƯƠNG 4