1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thẩm quyền của hội Đồng xét xử phúc thẩm vụ Án hành chính (từ thực tiễn tòa Án nhân dân cấp cao của thành phố hồ chí minh)

74 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao của Thành phố Hồ Chí Minh)
Tác giả Nguyễn Sơn Duy
Người hướng dẫn Pgs.Ts Nguyễn Cảnh Hợp
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật hành chính
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,13 MB

Cấu trúc

  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài (9)
  • 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài (11)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 6. Những đóng góp mới của đề tài (13)
  • 7. Bố cục của Luận văn (13)
  • CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH (14)
    • 1.1. Khái niệm vụ án hành chính (14)
    • 1.2. Khái niệm, đặc điểm về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (16)
      • 1.2.1. Khái niệm xét xử phúc thẩm vụ án hành chính và Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (16)
      • 1.2.2. Khái niệm thẩm quyền xét xử của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (18)
      • 1.2.3. Đặc điểm về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (19)
    • 1.3. Ý nghĩa của việc quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (20)
      • 1.3.1. Đối với Tòa án và cá nhân Thẩm phán tham gia hội đồng xét xử phúc thẩm (20)
      • 1.3.2. Đối với Viện kiểm sát nhân dân (21)
      • 1.3.3. Đối với đương sự trong vụ án hành chính (22)
    • 1.4. Tổng quan về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính từ trước năm 1996 đến nay (23)
      • 1.4.4. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo Luật tố tụng hành chính 2015 (26)
    • 1.5. Nội dung quy định của pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (29)
      • 1.5.1. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm (29)
      • 1.5.2. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm (29)
      • 1.5.3. Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại (30)
      • 1.5.4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án (31)
      • 1.5.5. Đình chỉ xét xử phúc thẩm (33)
      • 1.5.6. Thực hiện thẩm quyền quy định tại khoản 6 Điều 241 Luật tố tụng hành chính (35)
      • 1.5.7. Thực hiện thẩm quyền quy định tại khoản 7 Điều 241 Luật tố tụng hành chính (36)
      • 1.5.8. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị (36)
  • CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở CẤP PHÚC THẨM VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ (39)
    • 2.1.1. Năm 2019 (từ 01/10/2018 đến 30/09/2019) (39)
    • 2.1.2 Năm 2020 (từ 01/10/2019 đến 30/9/2020) (39)
    • 2.1.3. Năm 2021 (từ 01/10/2020 đến 30/9/2021) (40)
    • 2.1.4. Năm 2022 (Từ 01/10/2021 đến 30/09/2022) (40)
    • 2.2. Thực trạng thực hiện thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (43)
      • 2.2.1. Thực trạng bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm (khoản 1 điều 241 Luật TTHC) (43)
      • 2.2.2. Thực trạng sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật (Khoản 2 Điều 241 Luật TTHC) 39 2.2.3. Thực trạng hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại (khoản 3 Điều 241 Luật TTHC 2015) (46)
      • 2.2.4. Thực trạng hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án (Khoản 4 Điều 241 Luật TTHC 2015) (53)
      • 2.2.5. Thực trạng đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (Khoản 5 Điều 241 Luật TTHC) (55)
      • 2.2.6. Thực trạng thực hiện thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm trong việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính (60)
    • 2.3. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về thẩm quyền Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính (63)

Nội dung

Khi giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm có các thẩm quyền được quy định tại Điều 241 luật TTHC 2015 gồm: Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hàn

Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính nói chung, trong đó, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:

- Luận án Tiến sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thanh Bình (2002) “Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính” Luận án nghiên cứu chuyên sâu về thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính, tức là nội dung nghiên cứu rộng, không nghiên cứu chuyên sâu về thẩm quyền của HĐXX các cấp Hơn nữa, Luận án được thực hiện từ năm 2002, trong khi đó Luật TTHC ban hành năm 2010 và sau đó là Luật 2015 thay thế Luật 2015, nên luận án chỉ có tính tham khảo về một số vấn đề lý luận

- Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Trần Văn Quán (2013) “giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh” Luận văn đã trình bày chi tiết quy trình giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh Tuy nhiên Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã quy định thêm về Tòa án nhân dân cấp cao cũng giải quyết phúc thẩm vụ án hành chính và thủ tục tố tụng được quy định tại Luật tố tụng hành chính 2015 thì Luận văn thạc sỹ này giúp chúng ta có được một số cái nhìn so sánh giữa Luật tố tụng hành chính 2010 và 2015

- Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thùy Linh (2013) “ Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh)” Khóa luận đã bước đầu nghiên cứu thực tiễn xét xử phúc thẩm vụ án hành chính tại một địa phương cụ thể Tuy nhiên tương tự như Luận Văn thạc sỹ của tác gỉả Trần Văn Quán, sau khi Luật tổ chức Tòa án năm 2014 và Luật tố tụng hành chính năm 2015 ra đời thì khóa luận chỉ giúp chúng ta có thêm điểm nhìn so sánh giữa Luật TTHC 2010 và 2015

- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật của tác giả Trần Thị Như Quỳnh (2017) “Phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính” Khóa luận chủ yếu nghiên cứu, phân tích về trình tự, thủ tục, diễn biến của phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính, chưa đề cấp nhiều đến nội dung thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân của tác giả Đổng Nữ Hoàng Hương (2018) “Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong tố tụng hành chính” Khóa luận có nhiều phân tích, lý luận liên quan đến thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm khi giaỉ quyết vụ án hành chính, có sự so sánh về thẩm quyền giữa Luật tố tụng hành chính 2010 và 2015 Mặc dù có những nội dung có giá trị tham khảo tốt nhưng do giới hạn của một khóa luân cử nhân nên công trình này chưa đề cập nhiều đến thực tiễn, do đó các kiến nghị còn nhiều điểm thiếu cụ thể

Ngoài ra còn có các sách, bài báo khoa học có liên quan nhất định đến thủ tục phúc thẩm như:

- “Giải thích và bình luận Luật Tố tụng hành chính năm 2015”- PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên) (2017), Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam Sách tham khảo này đã phân tích cụ thể về các quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2015 Sách nêu ra được nhiều vấn đề lý luận liên quan đến thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, là cơ sở lý luận đề tác giả định nghĩa được một số khái niệm trong luận văn của mình

“Thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm theo phạm vi kháng cáo, kháng nghị” của tác giả Mai Thanh Hiếu, Tạp chí Luật học số 8/2014; “Vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm vụ án hành chính” của tác giả

Lê Song Lê, Tạp chí Luật học số 24/2016; “Nâng cao chất lượng phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hành chính” của tác giả Nguyễn Thế

Vụ, Tạp chí kiểm sát số 5/2015 “Bàn về quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính” của tác giả Lê Thị Mơ, Tạp chí Tòa án 2021 “Thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm tại khoản 3 Điều 241 Luật Tố tụng hành chính” của tác giả Lê Thị Mơ, tạp chí Tòa án năm 2021

Hầu hết các công trình nêu trên chỉ tập trung đề cập đến trình tự thủ tục, phạm vi, phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hành chính mà hầu như ít phân tích chi tiết, toàn diện và chuyên sâu về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong tố tụng hành chính Đặc biệt chưa có luận văn nào nghiên cứu Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính từ thực tiễn xét xử tại Tòa án cụ thể Mặc dù vậy, các công trình nêu trên đã giúp tác giả có thêm các căn cứ lý luận, từ đó kết hợp với thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh để đề xuất các kiến nghị của mình.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Với đề tài này, tác giả mong muốn:

Một là, làm rõ các vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong vụ án hành chính

Hai là, phân tích, đánh giá một cách khoa học thực trạng thực hiện thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ba là, chỉ ra những bất cập, vướng mắt và đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hành chính của Tòa án ở giai đoạn phúc thẩm

Với mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ cơ bản của việc nghiên cứu đề tài bao gồm:

Thứ nhất, làm sáng tỏ khái niệm, đặc thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính và ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, trình bày khái quát quy định của pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

Thứ hai, nghiên cứu và làm sáng tỏ nội dung các quy định pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính trong Luật tố tụng hành chính hiện hành năm 2015

Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật thực hiện thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh để xác định những hạn chế, bất cập

Cuối cùng, trên cơ sở những hạn chế, bất cập đã được xác định đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết, xét xử tại Tòa án.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật XHCN, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và về vai trò, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó các phương pháp chủ yếu là:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp so sánh để làm rõ những vấn đề lý luận và pháp lý về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm cũng như khi đề xuất các kiến nghị

- Phương pháp lịch sử để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của những quy định pháp luật về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm vụ án hành chính

- Phương pháp thống kê, phân loại và hệ thống hóa để phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố

Những đóng góp mới của đề tài

Luận văn là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm vụ án hành chính, do đó có những đóng góp nhất định trong việc làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, nội dung của thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm vụ án hành chính, những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thực hiện thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm vụ án hành chính và những giải pháp hoàn thiện

Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo về khoa học, đào tạo và thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hành chính.

Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 2 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và pháp lý về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

Chương 2 Tình hình giải quyết các vụ án hành chính ở cấp phúc thẩm và Thực trạng thực hiện thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Một số đề xuất kiến nghị.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Khái niệm vụ án hành chính

Trong quản lý nhà nước, sự xung đột về lợi ích giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân là lý do phát sinh các tranh chấp hành chính Tòa án không phải là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hành chính (theo nghĩa hẹp) nhưng nếu các tranh chấp này được giải quyết tại Tòa án theo thủ tục tố tụng thì vụ án hành chính được phát sinh Ở Việt Nam, vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân và được Tòa án thụ lý và giải quyết theo trình tự, thủ tục do pháp luật Tố tụng hành chính quy định (Điều 30 Luật TTHC

2015) Như vậy, để được coi là vụ án phát sinh thì ít nhất phải có việc khởi kiện hợp lệ và phải được tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết

Việc trao cho Tòa án thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính là nhằm tạo ra cơ chế riêng, độc lập để giải quyết khách quan, công khai, dân chủ, công bằng hơn, phù hợp với đối tượng khởi kiện là các quyết định hay hành vi hành chính của cơ quan công quyền, chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức Bên cạnh đó, việc xét xử các vụ án hành chính tại Tòa án còn có tác dụng giám sát đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần khắc phục những sai lầm của các cơ quan đó, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước

Trong vụ án hành chính, có các chủ thể gồm các đương sự và những người tham gia tố tụng khác

Vụ án hành chính có những điểm khác biệt quan trọng so với các loại án khác, nhất là án dân sự, kinh tế, lao động

Trước hết về cơ sở phát sinh: Vụ án hành chính chỉ phát sinh khi có việc khởi kiện vụ án theo quy định của Luật TTHC, trong đó đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri) Đây là quan hệ giữa người khởi kiện và người bị kiện, trong đó người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri); người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri bị khởi kiện Ngoài ra, còn có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Thứ hai, đơn khởi kiện vụ án hành chính phải được tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý giải quyết Nói cách khác, nếu đơn khởi kiện không được thụ lý thì không phát sinh vụ án hành chính (Tòa án quân sự các cấp không có thẩm quyền thụ lý và giải quyết các vụ án hành chính) Như vậy, bản chất của vụ án hành chính thể hiện tập trung ở việc cá nhân, tổ chức kiện các cơ quan và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước tại cơ quan tư pháp và theo thủ tục tư pháp mà không phải thủ tục hành chính như thủ tục khiếu nại được quy định bởi Luật Khiếu nại Giải quyết vụ án hành chính bằng tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, vô tư và độc lập hơn giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan công quyền

Khái niệm, đặc điểm về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

1.2.1 Khái niệm xét xử phúc thẩm vụ án hành chính và Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

Xét xử các vụ án là hoạt động của Tòa án tại phiên tòa để xem xét các chứng cứ và các căn cứ pháp luật, nhằm đưa ra bản án và các quyết định của Tòa án Đây là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước do Tòa án thực hiện trong việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và hành chính Ở Việt Nam hiện nay có ba loại tố tụng tư pháp được quy định để giải quyết các vụ án và các loại tranh chấp khác tại Tòa án, đó là

Tố tụng hình sự, Tố tụng Dân sự và Tố tụng hành chính, trong đó các vụ án hành chính được giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính (Luật Tố tụng hành chính năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2015)

Quá trình giải quyết vụ án hành chính, cũng như các loại án khác, nếu qua tất cả các giai đoạn thì sẽ gồm xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xát xử giám đốc thẩm và xét xử tái thẩm Các giai đoạn của quá trình tố tụng được quy định và phân biệt với nhau theo cơ sở phát sinh, tính chất, nhiệm vụ, thủ tục tiến hành và hậu quả của việc giải quyết vụ án tại từng giai đoạn Tuy nhiên không phải vụ án nào cũng bắt buộc phải qua tất cả các giai đoạn nói trên vì phụ thuộc vào cơ sở phát sinh mà luật quy định

Theo Điều 203 Luật TTHC quy định về tính chất của xét xử phúc thẩm thì “xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị” Giải quyết phúc thẩm là nội dung cơ bản của nguyên tắc hai cấp xét xử đối với các vụ án hành chính, trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiện danh sách cử tri theo Điều 11 Luật TTHC năm 2015 Theo nguyên tắc này và quy định tại Điều 203 Luật TTHC 2015 thì Tòa án cấp phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai Tòa án cấp phúc thẩm là tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã xét xử sơ thẩm Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định thì vụ án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm Như vậy, thủ tục phúc thẩm không phải là bắt buộc mà chỉ phát sinh khi có đơn kháng cao hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đúng pháp luật (Điều

204 và Điều 211 Luật TTHC năm 2015) Kháng cáo, kháng nghị được coi là đúng pháp luật và là điều kiện phát sinh thủ tục phúc thẩm khi:

- Kháng cáo kháng nghị được thực hiện bởi các chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật

- Kháng cáo kháng nghị được thực hiện trong thời hạnh pháp luật quy định

- Bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị là bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật

Như vậy, xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là việc Tòa án cấp phúc thẩm có thẩm quyền xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị để đảm bảo cho các bản án và các quyết định của Tòa án được khách quan, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước

Xét xử púc thẩm VAHC được tiến hành bằng HĐXX Theo từ điển Tiếng việt thì Hội đồng được định nghĩa như sau: “Hội đồng là tập thể những người được chỉ định hoặc bầu ra để họp bàn và quyết định những công việc nhất định nào đó” 1 Điều 217

Luật tố tụng hành chính 2015 quy định: Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, phiên họp

Và điều 222 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về Thành phần của Hội đồng xét xử vụ án hành chính gồm: 03 thẩm phán trừ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn do một thẩm phán thực hiện (Khoản 1 điều 253 Bộ luật TTHC 2015)

Có thể thấy, thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm được quy định tương tự như quy định của Luật TTHC 2010 gồm 3 thẩm phán Tuy nhiên, nhằm đảm bảo giải quyết nhanh chóng những vụ án có tình tiết đơn giản, chứng cứ rõ ràng thì Luật TTHC 2015 đã bổ sung quy định trong trường hợp xét xử phúc thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán thực hiện

1 Nhóm Việt Ngữ, Phạm Lê Liên chủ biên, Từ điển Tiếng việt Thông dụng, NXB Hồng Đức, năm 2015, tr 512

Khi giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm có các thẩm quyền được quy định tại Điều 241 luật TTHC 2015 gồm: Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính; Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính; Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm; Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm; Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại; Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án; Tạm ngừng phiên tòa hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm

Vậy có thể hiểu rằng Hội đồng xét xử vụ án hành chính là (các) Thẩm phán Tòa án cấp phúc thẩm được phân công để xét xử lại bản án, quyết định hành chính sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật

1.2.2 Khái niệm thẩm quyền xét xử của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

Thẩm quyền của Tòa án nói chung gồm thẩm quyền theo loại việc (tức thẩm quyền giải quyết các loại khiếu kiện hành chính, để phân biệt với thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự, lao động); thẩm quyền theo cấp Tòa án (gọi là thẩm quyền của Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh, Tòa án cấp cao và Tòa án tối cao) và thẩm quyền theo lãnh thổ Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo loại việc và theo phạm vi lảnh thổ khác với thẩm quyền của Hội đồng xét xử (HĐXX) khi giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Ở các giai đoạn tố tụng khác nhau thì tính chất và nhiệm vụ của Tòa án được pháp luật quy định khác nhau, do đó thẩm quyền của HĐXX cũng khác nhau Vì vậy mà cần phân biệt thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm với thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm, theo đó thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm rộng hơn thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm

Thẩm quyền của Hội đồng xét xử là phạm vi quyền quyết định của HĐXX khi giải quyết vụ án theo các thủ tục ở các giai đoạn khác nhau Chẳng hạn thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm (Điều Điều 193 Luật TTHC) khác thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm (Điều Điều 241 Luật TTHC), khác thẩm quyền của HĐXX giám đốc thẩm (Điều Điều

272 Luật TTHC) và HĐXX tái thẩm (Điều Điều 285) Sự khác nhau trong thẩm quyền của HĐXX ở các giai đoạn là do cơ sở phát sinh, yêu cầu của đương sự hoặc chủ thể tham gia và chủ thể tiền hành tố tụng khác, tính chất, nhiệm vụ của từng giai đoạn xét xử Chẳng hạn HĐXX sơ thẩm có thẩm quyền bác hoặc chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện, nhưng ở phúc thẩm thì thẩm quyền của HĐXX lại gồm nhiều quyền cụ thể khác nhau, gồm: Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm; Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật ; Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lạ; Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án; Đình chỉ xét xử phúc thẩm…(Điều Điều 241 Luật TTHC)

Trong giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm, Tòa án xem xét và quyết định các vấn đề đặt ra đối với vụ án bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Có thể định nghĩa thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính như sau:

Ý nghĩa của việc quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

1.3.1 Đối với Tòa án và cá nhân Thẩm phán tham gia hội đồng xét xử phúc thẩm

Khi xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, thẩm quyền của Tòa án được thể hiện chủ yếu thông qua thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm Trên thực tế, việc xét xử khó tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, dẫn đến việc Tòa án có thể ban hành những bản án hoặc quyết định thiếu khách quan, chưa đầy đủ căn cứ, không phù hợp với quy định của pháp luật Thông qua việc xét xử lại những vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị tức là kiểm tra xem bản án, quyết định sơ thẩm đó được ban hành đúng trình tự, thủ tục do luật định, có phù hợp với các chứng cứ, tình tiết vụ án và việc áp dụng pháp luật đó có đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự hay không? Trong phạm vi quyền hạn của mình, Tòa án cấp phúc thẩm khắc phục những sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm nhằm mục đích sửa chữa những sai lầm, thiếu sót để bản án, quyết định của tòa án được đúng pháp luật, phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

- Ngoài ra thông qua việc xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm còn chỉ ra những điểm sai, điểm thiếu sót trong quá trình xét xử sơ thẩm, hướng dẫn cho các Tòa án cấp dưới cũng như các Thẩm phán áp dụng thống nhất pháp luật; tổng kết thực tiễn xét xử nhằm nâng cao chất lượng xét xử của tòa án nói chung và từng cá nhân Thẩm phán nói riêng

- Việc quy định rõ thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính giúp các Thẩm phán trong Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính nắm rõ thẩm quyền cũng như nghĩa vụ trong công tác xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, giúp việc xét xử vụ án hành chính được thống nhấ và minh bạch

- Việc quy định thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm, đặc biệt là việc quy định quyền hủy, sửa bản án, quyết định sơ thẩm kết hợp cùng cơ chế bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, kỷ luật, giúp thúc đẩy quá trình nghiên cứu, trau dồi kinh nghiệm của mỗi Thẩm phán, khiến Thẩm phán cẩn thận hơn trong việc nghiên cứu hồ sơ cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi Thẩm phán khi xét xử sơ thẩm Đồng thời cũng chống lạm quyền trong việc xét xử sơ thẩm

1.3.2 Đối với Viện kiểm sát nhân dân

Trước hết, việc quy định thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm có quan hệ mật thiết đối với quyền kháng nghị phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm của Viện kiểm sát nhân dân Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm có thể hiểu là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiên việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng Đối với Viện kiểm sát, kháng nghị là quyền đồng thời là nghĩa vụ Với tư cách là cơ quan nhà nước thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực tư pháp, khi phát hiện những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp, khi phát hiện những vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng thì Viện kiểm sát có trách nhiệm phải thực hiện quyền và nghĩa vụ kháng nghị Việc quy định thẩm quyền hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính tức là quyền xem xét lại bản án, quyết định hành chính sơ thẩm chưa có hiệu lực là căn cứ, nguyên nhân cũng như mục đích để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp hặc cấp trên trực tiếp kháng nghị phúc thẩm theo thời hạn luật định tạo điều kiện cho Tòa án phúc thẩm sửa chữa những sai lầm, thiếu xót của Tòa án sơ thẩm hay nói cách khác đây là một trong những nguyên nhân phát sinh thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm Đồng thời, Hội đồng xét xử phúc thẩm thông qua việc xét xử bằng bản án, quyết định cụ thể xác định tính chính xác, có căn cứ của Quyết định kháng nghị phúc thẩm, làm rõ quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân, từ đó góp phần nâng cao trình độ, chuyên môn, thống nhất việc áp dụng pháp luật cũng như xác định chất lượng, hiệu quả làm việc của Viện kiểm sát nhân dân

- Việc quy định rõ thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính tại điều luật cụ thể giúp Viện kiểm sát nhân dân dễ dàng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, đảm bảo việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính được công bằng, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhân, tổ chức, nhà nước

1.3.3 Đối với đương sự trong vụ án hành chính

- Việc quy định thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính bảo đảm chế độ 2 cấp xét xử, có mối quan hệ mật thiết, tạo điều kiện cho các đương sự trong vụ án hành chính thực hiện quyền kháng cáo của mình Khi bản án, quyết định sơ thẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự, nếu họ không đồng ý, họ có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật Là căn cứ đề Hội đồng xét xử phúc thẩm kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm, sửa chữa những sai lầm thiếu khách quan của Tòa cấp dưới

- Việc quy định thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính giúp bảo vệ quyền con người, quyền của cá nhân, tổ chức Việc xét xử lại bản án, quyết định hành chính sơ thẩm chưa có hiệu lực tạo điều kiện giúp các đương sư trong vụ án có thời gian chuẩn bị thêm chứng cứ, tài liệu cũng như quan điểm tranh luận với quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm, từ đó đảm bảo vụ án được diễn ra công bằng, khách quan

- Thông qua hoạt động giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án góp phần ổn định trật tự, an ninh xã hội Phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính không chỉ dừng lại ở mức vảo vệ quyền lợi của đương sự mà tạo niềm tin cho nhân dân với đảng, nhà nước, ổn định tình hình chính trị địa phương, giảm bớt khiếu kiện kéo dài, vượt cấp,…

Tổng quan về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính từ trước năm 1996 đến nay

1.4.1 Giai đoạn từ trước năm 1996

Trước đây, việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các cấp Các cơ quan hành chính nhà nước, công chức nhà nước vừa là người bị khiếu kiện, vừa là người giải quyết xét xử nên không bảo đảm tính khách quan, dân chủ và có hiệu quả nên dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài, bức xúc của người dân Nên cần phải đặt ra vấn đề có cơ quan tổ chức riêng giải quyết để củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng trong bộ máy hành chính nhà nước Nhận thức được thực tiễn trên, tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (23/1/1995) đã quyết định về việc thành lập Tòa hành chính trong hệ thống Tòa án nhân dân Ngày 28/10/1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam khóa VII kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tà án nhân dân năm 1992, trong đó giao thêm cho Tòa án nhân dân chức năng xét xử những vụ án hành chính Từ đó hệ thòng Tòa hành chính đã được thành lập bên cạnh các Tòa chuyên trách khác

Ngày 21/5/1996, Ủy ban thương vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thủ tục gaiỉ quyết các vụ án hành chính (có hiệu lực từ ngày 01/7/1996) làm cơ sở cho hoạt động xét xử các vụ án hành chính Như vậy, một thiết chế tài phán mới – thiết chế bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân đã chính thức được thành lập 2

2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VII (1995), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấn hành Trung ương Đảng ngày 23/01/19995 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính Nhà nước, nguồn: www.cpv.org.vn

1.4.2 Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2010

Trong quá trình thực thi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung hai lần vào năm 1998 và năm 2006 Tòa hành chính có thẩm quyền giải quyết các vụ án sau đây:

- Khiếu kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc tháo gỡ công trình xây dựng trái phép đối với nhà ở, công tình, vật kiến trúc kiên cố;

- Khiếu kiện quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính với hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính;

- Khiếu kiện quyết định về buộc thôi việc, trừ các quyết định về buộc thôi việc trong Quân đội nhân dân và các quyết định về sa thảo theo quy định của Bộ luật lao động;

- Khiếu kiện Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép trong lĩnh vực về xây dựng cơ bản, hoạt động sản xuất kinh doan, quản lý đất đai;

- Khiếu kiện Quyết định trưng dụng, trưng mua tài sản, quyết định tịch thu tài sản;

- Khiếu kiện Quyết định về thu thuế, truy thu thuế;

- Khiếu kiện Quyết định về thu phí, lệ phí;

- Khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác theo quy địnhc ủa pháp luật

Theo quy định tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa án nhân dân được Quốc hội thông qua năm 1995 thì Thẩm quyền của Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao là: Sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng; Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng Thẩm quyền của Tòa hành chính Tòa án nhân dân cấp tỉnh là: Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng; phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng Như vậy, thẩm quyền Hội đồng xét xử phúc thẩn vụ án hành chính tại thời điểm này dần được hình thành, tuy nhiên còn chưa được quy định cụ thể rõ ràng

1.4.3 Quy định của Luật tố tụng hành chính 2010 về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm

Tại kỳ họp thứ 8 ngày 24/11/2010, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật tố tụng hành chính năm 2010 được Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2011 Nếu như Pháp lệnh

1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2006) gồm 76 điều, gần như phần lớn là các quy định có tính nguyên tắc thì Luật TTHC năm 2010 gồm 265 điều, tức là một bộ pháp điển đầy đủ về các hành vi tố tụng trong tất cả các giai đoạn của của qúa trình tố tụng hành chính

Luật TTHC năm 2010 đã quy định cụ thể về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm VAHC tại Điều 205 như sau:

“1 Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm

2 Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Toà án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp sau đây: a) Việc chứng minh và thu thập chứng cứ đã thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VI của Luật này; b) Việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên toà phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ

3 Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc có chứng cứ mới quan trọng mà Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được

4 Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 120 của Luật này

5 Đình chỉ việc giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm, nếu việc xét xử phúc thẩm vụ án cần phải có mặt người kháng cáo và họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.”

1.4.4 Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo Luật tố tụng hành chính

Nội dung quy định của pháp luật về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

Khi giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm, Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 241 Bộ luật TTHC 2015 cụ thể như sau:

1.5.1 Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm Đương sự hoặc người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiếm sát cùng cấp hoặc trên một cấp có quyền kháng nghị những không phải mọi trường hợp các quyết định của bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị đều vi phạm pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Nếu hội HĐXX phúc thẩm nhận thấy thủ tục giải quyết vụ án hành chính của tòa án cấp sơ thẩm thực hiện đúng các quy định của luật tố tụng hành chính hoặc không vi phạm nghiêm trọng; quyết định của bản án được ban hành đúng pháp luật, phù hợp với sự thật khách quan, việc kháng cáo kháng nghị không có căn cứ thì HĐXX phúc thẩm bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm

1.5.2 Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu xét thấy Tòa án sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp sau đây:

+ Việc chứng minh, thu thập chứng cứ đã thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VI của Luật tố tụng hành chính 2015 nhưng do đánh giá không chính xác đầy đủ về các chứng cứ hoặc áp dụng không đúng các điều khoản cụ thể của pháp luật nên Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định không đúng pháp luật, không phù hợp với nội dung vụ án

+ Việc chứng minh, thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ Tòa án do thu thập chứng cứ chưa đày đủ nên đã quyết định không đúng pháp luật về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án Tuy nhiên những thiếu sót này của cấp sơ thẩm đã được khắc phục, bổ sung đầy đủ tại phiên tòa phúc thẩm Tùy từng trường hợp cụ thể, Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm

Như vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau: Một là, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật, không khách quan; Hai là, việc thu thập chứng cứ, chứng minh đã được thực hiện đầy đủ hoặc việc thu thập chứng cứ, chứng minh chưa thực hiện đầy đủ nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm không thể sửa bản án của Tòa án cấp sơ thẩm

1.5.3 Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại

Hội đồng xét xử phúc thẩm có thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng

Căn cứ pháp lý đầu tiên để Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính có thể hủy bản án hành chính sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại là có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về các trường hợp bị xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng Chúng ta có thể hiểu: “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là những vi phạm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án không chính xác hoặc xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tố tụng của những người tham gia tố tụng Những vi phạm về thủ tụng tố tụng của Tòa án cấp sơ thẩm bao gồm cả việc chuẩn bị xét xử và xét xử tại phiên tòa, cũng như một số việc cần làm sau phiên tòa” 5

Những vi phạm về thủ tục tố tụng rất đa dạng, có thể kể đến một số vi phạm thường mắc phải dẫn đến việc bản án sơ thẩm bị hủy để xét xử lại sơ thẩm như sau: Đưa thiếu người tham gia tố tụng, xác định không đúng tư cách đương sự, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết, vẫn tiến hành xét xử trong các trường hợp pháp luật quy định phải hoãn phiên tòa; Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tòa thuộc trường hợp từ chối hặc bị thay đồi nhưng vẫn tham gia xét xử; Việc giao, tống đát các quyết định của tòa án không đúng trình tự, thủ tục,…

Thứ hai, có chứng cứ mới quan trọng mà Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung ngay được

Khi giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm, tòa án cấp phúc thẩm phát hiện sự tồn tại của chứng cứ mới quan trọng mà Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung ngay được thì Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ phải hủy bản án sơ thẩm và trả hồ sơ về cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại Tuy nhiên như thế nào là chứng cứ mới quan trọng? Các trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm không thể thu thập bổ sung ngay được? vẫn chưa có văn bản cụ thể giải đáp dẫn đến nhiều bất cập trong vấn đề áp dụng

Có thể hiểu chứng cứ quan trọng như sau: “là chứng cứ có thể làm thay đổi tính chất của vụ án mà chưa được Tòa án cấp sơ thẩm thu thập và Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được” 6

1.5.4 Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án

Trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143 của Luật Tố tụng hành chính 2015 mà Tòa án cấp sơ thẩm không đình chỉ giải quyết vụ án mà vẫn đưa vụ án ra xét xử thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án, cụ thể:

- Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;

5 PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp chủ biên (2017), “Giải thích và bình luận Luật tố tụng hành chính năm 2015”, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr357

6 PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp chủ biên (2017), “Giải thích và bình luận Luật tố tụng hành chính năm 2015”, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr358

- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;

- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập;

- Người khởi kiện không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật

- Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu độc lập của họ;

- Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở CẤP PHÚC THẨM VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Năm 2019 (từ 01/10/2018 đến 30/09/2019)

Trong năm 2019, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý mới 738 vụ án hành chính, còn tồn tại của năm 2018 là 535 vụ, tổng số vụ phải giải quyết là 1.273 vụ; đã giải quyết 854 vụ, còn lại 420 vụ

Trong đó: Hủy bản án, quyết định sơ thẩm do cấp sơ thẩm sai 60 vụ, chiếm tỉ lệ 7,03 % trong tống sô các vụ án đã giải quyết; sửa án sơ thẩm do cấp sơ thẩm sai 97 vụ, chiếm tỉ lệ 11,36 % trong tổng số các vụ án đã giải quyết.

Năm 2020 (từ 01/10/2019 đến 30/9/2020)

Trong năm 2020, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý mới 644 vụ án hành chính, còn tồn tại của năm 2019 là 419 vụ, tổng số vụ phải giải quyết là 1063 vụ; giải quyết 788 vụ (tỷ lệ giải quyết đạt 74,2 %), còn lại 275 vụ

Trong đó: Hủy bản án, quyết định sơ thẩm do cấp sơ thẩm sai 80 vụ, chiếm tỉ lệ 10,15 % trong tống số các vụ án đã giải quyết; sửa án sơ thẩm do cấp sơ thẩm sai 128 vụ, chiếm tỉ lệ 16,24% trong tổng số các vụ án đã giải quyết.

Năm 2021 (từ 01/10/2020 đến 30/9/2021)

Trong năm 2021, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý mới 491 vụ án hành chính, còn tồn tại của năm 2018 là 275 vụ, tổng số vụ phải giải quyết là 766 vụ; đã giải quyết 490 vụ, (tỷ lệ giải quyết đạt 64,0%), còn lại 276 vụ

Trong đó: Hủy bản án, quyết định sơ thẩm do cấp sơ thẩm sai 56 vụ, chiếm tỉ lệ 11,43% trong tống số các vụ án đã giải quyết; sửa án sơ thẩm do cấp sơ thẩm sai 65 vụ, chiếm tỉ lệ 13,27% trong tổng số các vụ án đã giải quyết.

Năm 2022 (Từ 01/10/2021 đến 30/09/2022)

Trong năm 2022 Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý mới 709 vụ án hành chính, còn tồn tại của năm 2021 là 589 vụ, tổng số vụ phải giải quyết là 1298 vụ; đã giải quyết được 1070 vụ (tỷ lệ giải quyết đạt 82,43%), còn lại 228 vụ

Trong đó: Hủy bản án, quyết định sơ thẩm do cấp sơ thẩm sai 139 vụ, chiếm tỉ lệ 12,99 % trong tống số các vụ án đã giải quyết; sửa án sơ thẩm do cấp sơ thẩm sai 282 vụ, chiếm tỉ lệ 13,27% trong tổng số các vụ án đã giải quyết

Có thể nhận thấy, với thẩm quyền trải dài 23 tỉnh thành, hằng năm Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý phúc thẩm một số lượng lớn các vụ án hành chính Năm 2021, do ảnh hướng của dịch Covid nên số lượng án hành chính phải thụ lý phúc thẩm có giảm so với các năm còn lại Đến năm 2022, diễn biến dịch Covid trong nước cơ bản đã được kiểm soát và tình hình tố chức xét xử và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được Ban lãnh đạo quán triệt khẩn trương tổ chức thực hiện trở lại phù hợp với tình trạng bình thường mới Số lượng án hành chính phải thụ lý, giải quyết có trong năm 2022 gia tăng mạnh, chủ yếu nằm ở các lĩnh vực quản lý đất đai, các vụ án hành chính đối với Quyết định hành chính của Chủ tịch UBND, UBND

Ngày 05/8/2018, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 03/2018/CT-CA về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết, xét xử các vụ án hành chính Sau khi có Chỉ thị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Tòa án nhân dân các cấp đã triển khai nhiều biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử bảo đảm chỉ tiêu giải quyết theo Nghị Quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội; giảm tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy sửa do lỗi chủ quan Đồng thời năm 2022, cũng ghi nhận bước tiến mới trong công tác xét xử khi ngành Tòa án triển khai thực hiện mô hình xét xử trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 của Quốc hội Được sự quan tâm trên, Tòa án nhân dân các cấp nói chung cũng như Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều điểm thuận lợi khi xét xử phúc thẩm vụ án hành chính như:

+ Có hành lang pháp lý rõ ràng, Bộ luật TTHC 2015 đã quy định cụ thể về thầm quyền của HĐXX phúc thẩm vụ án hành chính, hướng dẫn cho những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ, góp phần rất lớn vào việc giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật

+ Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh kịp thời triển khai, quán triệt việc thực hiện các văn bản chỉ đạo về công tác xét xử án hành chính tới toàn thể các bộ công chức, yêu cầu Thẩm phán, Thư ký đề cao ý thức trách nhiệm, bản lĩnh nghề nghiệp và tinh thần khắc phục mọi khó khăn trong giải quyết phúc thẩm vụ án hành chínư

+ Các thẩm phán trong quá trình giải quyết xét xử phúc thẩm vụ án hành chính luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, kiên trì trong đối thoại để tạo điều kiện cho các bên đương sự có phương án giải quyết tốt nhất

- Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác xét xử phúc thẩm vụ án hành chính còn gặp nhiều bất cấp, khó khăn: Điều 10 Luật tố tụng hành chính quy định về nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tô chức, cá nhân có thẩm quyền quy định: “Cơ quan, tổ chức, cả nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có nghĩa vụ cung cấp đây đủ và đúng thời hạn tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý cho đương sự, Tòa án, Viện kiêm sát nhân dân theo quy định của Luật này khỉ có yêu câu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường họp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết

Tuy nhiên, có những vụ án Tòa án nhiều lần gửi văn bản yêu cầu cung cấp chứng cứ nhưng vẫn không nhận được hồi đáp từ phía các cơ quan, tồ chức, cá nhân đang lưu giữ chứng cứ nên phải tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm dẫn đến việc xét xử vụ án kéo dài

Tại khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định: “Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tố chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện” Theo đó, người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân trong vụ án hành chính chỉ có thể là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử nhận thấy hầu hết trong các phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính, người bị kiện hoặc đại diện theo ủy quyền của người bị kiện có văn bản xin xét xử vắng mặt, đồng thời cử người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tham gia phiên tòa

Tại các phiên tòa, phía người bị kiện thường không tham dự phiên tòa phúc thẩm Việc người bị kiện hoặc đại diện theo ủy quyền của người bị kiện vắng mặt tại phiên tòa dẫn đến việc không đảm bảo nguyên tắc tranh tụng khi giải quyết vụ án hành chính Bởi lẽ theo quy định tại các Điều 176, 177, 179 thì Hội đồng xét xử chỉ được đặt câu hỏi đối với người bị kiện đê làm rõ nội dung vụ án, không được đặt câu hỏi đối với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện Quá trình tranh tụng, do vắng mặt người bị kiện nên không thế yêu cầu người bị kiện cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh tại phiên tòa, cũng như việc thấm tra các tài liệu, chứng cứ trong phần hỏi tại phiên tòa Đồng thời, trong quá trình xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử xét thấy cần tiến hành đối thoại giữa người khởi kiện và người bị kiện để đi đến thống nhất cách giải quyết quyền lợi chính đáng cho người khởi kiện, tuy nhiên người bị kiện vắng mặt dẫn đến không thể tiến hành đối thoại tại phiên tòa, gây bức xúc cho người khởi kiện trong quá trình giải quyết vụ án

+ Trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm: Tại khoản 1 Điều 234 Luật tố tụng hành chính quy định: “Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thâm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết ” Do người bị kiện vắng mặt nên Hội đồng xét xử không thể hỏi ý kiến người bị kiện mà phải hoãn phiên tòa để làm văn bản hỏi ý kiến; sau đó lại phải mở thêm một phiên tòa khác để giải quyết yêu cầu của người khởi kiện

+ Việc cấp, tống đạt các văn bản tố tụng cho người bị kiện: Theo quy định tại khoản 1 Điều 225 Luật tố tụng hành chính “Tòa án triệu tập họp lệ lần thứ nhất, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị; người bảo vệ quyền và lọi ích họp pháp của họ phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa” Thực tế xét xử cho thấy sau khi Tòa án cấp phúc thẩm tống đạt thông báo thụ lý vụ án, giấy triệu tập thì người bị kiện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện không có văn bản hoặc ý kiến phản hồi về việc vắng mặt hay có mặt tại phiên tòa phúc thẩm Điều này dẫn đến việc kéo dài thời gian giải quyết các vụ án hành chính; đồng thời cũng gây bức xúc cho người dân khi tham gia tố tụng; đặc biệt là đối với trường hợp người dân ở các tỉnh có vị trí địa lý cách xa trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, khó khăn trong việc đi lại.

Thực trạng thực hiện thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Thực trạng bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm (khoản 1 điều 241 Luật TTHC)

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 241 Luật TTHC năm 2015, khi xét xử phúc thẩm vụ án hành chính đối với Bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì HĐXX phúc thẩm sẽ có quyền “bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị” Nhìn chung trên thực tế giải quyết phúc thẩm vụ án hành chính ở TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, việc áp dụng thẩm quyền “bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên Bản án sơ thẩm” của HĐXX phúc thẩm tương đối là chính xác, giải quyết được nhu cầu của thực tiễn Tuy nhiên, vì căn cứ áp dụng thẩm quyền trên còn đôi chỗ thiếu cụ thể và cũng như từ yếu tố chủ quan của HĐXX nên vẫn còn tồn tại những trường hợp HĐXX phúc thẩm áp dụng thẩm quyền này đôi khi còn không chính xác bị Hội đồng giám đốc thẩm Tòa án nhân dân tối cao hủy yêu cầu xét xử sơ thẩm lại Điều này, tác giả xin được dẫn chứng bằng một vụ án mới nhất hiện nay như sau 7 :

Theo tài liệu 299/TTG thì phần đất của gia đình ông Sơn bị thu hồi thuộc một phần thửa dất số 419, tờ bản đồ số 02 do UBND xã Long Bình, huyện Thủ Đức, TPHCM đăng ký; theo tài liệu 02/CT-UB thì phần đất này thuộc một phần các thửa đâtsố 248 và 249,

Tờ bản đố số 13 ghi Xí nghiệp khai thác đá, sỏi Thủ Đức quản lý; theo Sổ giã ngoại năm

2013 thì phần đất này thuộc một phần thửa đất số 01, tờ bản đố 70 ghi UBND phường Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh quản lý Các tài liệu chứng cứ như Văn bản trả lời của UBND Quận 9, Biên bản họp xét nguồn gốc nhà, đất Dự án chỉnh trang phát triển đô thị ngày 07/10/2016 tại UBND phường Long Bình xác định UBND TPHCM ban hành Quyết định số 602/QĐ-UB giao khu đất có diện tích 535,5 ha thuộc một phần đất của xã Long Bình và xã Long Thạnh Mỹ cho Công ty Lâm Viên quản lý và sử dụng để xây dựng thảm thực vật Thời điểm say ngày 15/10/1993 đến trước ngày 22/4/2022 gia đình ông Mum lấn chiếm một phần diện tích đất (2640m2) thuộc 535,5 ha đất nêu trên do Công ty Lâm Viên quản lý để trồng cây Sau đó ông Mum chuyển nhượng 300m2 đất thuộc một phần diện tích đất lấn chiếm nêu trên cho ông Sơn sử dụng

Như vậy diện tích 300m2 đất mà gia đình ông Sơn đang sử dụng bị Nhà nước thu hồi có nguồn gốc là đất công, được nhà nước giao cho công ty Lâm Viên năm 1991 để xây dựng thảm thực vật

UBND Quận 9 ban hành Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 thu hồi đất và xác định không bồi thường giá đất cho ông Sơn, chỉ bồi thường giá trị cây trồng trên đất Ông Sơn không đồng ý Quyết định trên khởi kiện tòa án hủy Quyết định nêu trên và yêu cầu bồi thường với giá đất bị thu hồi là 10.000.000 đồng/m 2

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 18/2022/HC-GĐT ngày 26/04/2022 của Tòa án nhân dân tối cao nhận định: Căn cứ quy định tại điểm b khoản 4 Điều 14 Nghị định số

7 Quyết định giám đốc thẩm số 18/2022/HC-GĐT ngày 26/04/2022 của Tòa án nhân dân tối cao

84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ thì gia đình ông Sơn vi phạm quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai đối với diện tích đất đã giao cho tổ chức nên gia đình ông Sơn không đủ điều kiện để được bồi thường về đất theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 45 Nghị định số 84/2007/NĐ-

Tòa án cáp sơ thẩm và phúc thẩm áp dụng điểm c, khoản 1 Điều 45 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 nêu trên để nhận định đất của gia đình ông Sơn đủ diều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để hủy một phần tại Điều 1 Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh là không đúng

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ và theo Khoản 2 Mục IV Phần IV phương án số 86/PABT-HĐBT ngày 15/5/2012 về bồi thường, hỗ trợ và tái đính cự dự án đã được Chủ tịch UBND Quận 9 phê duyệt thì hộ ông Sơn được xét hỗ trợ về đất bằng 80% giá các loại đất nông nghiệp do UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định và công bố hằng năm Do đó Quyết định số 407/QĐ-UBND không hỗ trợ đất cho ông Sơn là không đúng Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Sơn là có căn cứ, nhưng nhận định được bồi thường là chưa chính xác và không nhận định về việc chậm bồi thường là thiếu sót

Do đó Quyết định giám đốc thẩm số 18/2022/HC-GĐT ngày 26/04/2022 của Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án sơ thẩm số 290/2019/HC-ST ngày 27/03/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và bản án hành chính phúc thẩm số 820/2019/HC-PT ngày 15/11/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm

Như vậy, tác giả nhận thấy Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm áp dụng Khoản 1 Điều

241 Luật TTHC để bác kháng cáo, giữ nguyên quyết định của tòa án sơ thẩm chưa bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của đương sự Bởi lẽ trong trường hợp này, người kháng cáo toàn bộ bản án là UBND Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên quan điểm thu hồi nhà đất và không bồi thường giá trị nhà đất cho ông Sơn HĐXX sơ thẩm hủy một phần Quyết định số 407/QĐ-UBND là chính xác và HĐXX phúc thẩm giữ nguyên quyết định của HĐXX sơ thẩm là đúng Tuy nhiên, khi xét xử HĐXX phúc thẩm nhìn nhận chưa toàn diện, chỉ xem xét việc hủy hay không hủy Quyết định số 407/QĐ- UBND, mà chưa xem xét đến việc ông Sơn có được hỗ trợ về đất và chưa xem xét vấn đề chậm bồi thường cho ông Sơn Như vậy, ta có thể nhận người khởi kiện không kháng cáo, người bị kiện là UBND Quận 9 kháng cáo bản án sơ thẩm, HĐXX phúc thẩm bác kháng cáo, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm nhưng lại ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người không kháng cáo

Như vậy, qua vụ án trên cho thấy thực trạng việc áp dụng thẩm quyền “bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên Bản án sơ thẩm” của HĐXX phúc thẩm chưa đạt được so với nhu cầu của thực tiễn giải quyết tranh chấp trong vụ án hành chính, chưa bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của các đương sự

2.2.2 Thực trạng sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật (Khoản 2 Điều 241 Luật TTHC)

Việc sửa án luôn là một thẩm quyền khó đòi hỏi các thành viên của HĐXX phúc thẩm phải thật sự cẩn trọng, kỹ lưỡng và tập trung cao độ Việc sửa không chính xác làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các đương sự cũng như đến việc tái bổ nhiệm của các Thẩm phán đã ban hành Bản án sơ thẩm đó Chính bởi đây là thẩm quyền khó nên trên thực tế căn cứ vào các Quyết định giám đốc thẩm của TAND tối cao, vẫn còn trường hợp HĐXX phúc thẩm sửa án sơ thẩm bị Hội đồng giám đốc thẩm hủy Bản án phúc thẩm và giữ nguyên Bản án sơ thẩm bị sửa Tức là trong trường hợp này, HĐXX phúc thẩm đã lúng túng khi sửa án dẫn đến sửa sai không đúng với tình tiết khách quan của vụ án

Cụ thể vụ án dưới đây là một minh chứng

Nguồn gốc đất mà gia đình bà Huê có đơn đòi lại thuộc lô 29, tờ bản đố số 06 huyện

Ba Xuyên (nay là huyện Hòa Bình) tỉnh Bạc Liêu do trước đây gia đình bà Huệ nhận chuyển nhượng của ông Tính từ năm 1959 và sử dụng ổn định cho đến khi UBND huyện Vĩnh Lợi (nay là huyện Hòa Bình) thu hổi đất để giao cho các hộ gia đình khác, trong đó có gia đình bà Hằng Do đó bà Huê có đơn yêu cầu đòi lại đất nên các cấp chính quyền địa phương, Bộ tài nguyên môi trường đã xe xét vụ việc và kiến nghị phương án giải quyết với Thủ tướng Chính phủ Tại VB số 8322/VPCP-VI ngày 13/10/2015 của

Văn phòng chính phủ về việc truyền đạt ý kiến của Phó thủ tưởng Chính phú với nội dung: Đồng ý với kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo hướng Công nhận QSDĐ cho 9 hộ trong đó có gia đình bà Hằng, mội hộ 500m2 đất; phần diện tích còn lại các hộ trả cho gia đình bà Huê sử dụng Đối với diện tích 500m2 đất công nhận cho mỗi hộ, Nhà nước hỗ trợ bà Huê bằng giá trị đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư theo gia đất của Tỉnh hiện hành

Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về thẩm quyền Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

Trên cơ sở phân tích những vướng mắt, bất cập trong các quy định của pháp luật và trong thực tiễn áp dụng quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính đã nêu tại mục 2.3, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị về mặt pháp luật nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm trong TTHC như sau:

Thứ nhất, về kiến nghị chung đối Điều 241 Luật TTHC 2015, tác giả nhận thấy pháp luật TTHC cần cụ thể hóa thêm các quy định tại Điều 241 thành các điều luật riêng Điều quan trọng để HĐXX phúc thẩm thực hiện thẩm quyển của mình một cách chính xác đúng luật đó chính là phán quyết đó phải được dựa trên các căn cứ pháp luật cụ thể, rõ ràng, dễ áp dụng Luật TTHC 2015 đã cụ thể hóa thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm tại Điều 241 Tuy nhiên do tính chất phức tạp trong việc giải quyết phúc thẩm vụ án hành chính, việc quy định Thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm vụ án hành chính chỉ trong một điều luật chưa đủ bao quát hết mọi trường hợp, vẫn còn thiếu, chưa rõ ràng gây khó khăn trong việc áp dụng thống nhất pháp luật Do vậy dẫn đến việc HĐXX phúc thẩm ban hành phán quyết không đúng, không khắc phục được sai phạm của Tòa án cấp sơ thẩm, quyền và lợi ích của đương sự không được khắc phục kịp thời Thiết nghĩ, giải pháp trước mắt là Luật TTHC nên làm rõ các thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm bằng các quy định thêm các điều luật cụ thể tương tự như thẩm quyền của Hội đồng Giám đốc thẩm, thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm trong Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự Mục đích của kiến nghị này nhằm giúp cho HĐXX phúc thẩm dễ dàng thuận lợi hơn trong áp dụng pháp luật, thiết kế điều luật sẽ khoa học, dễ tìm hiểu hơn Đặc biệt, tạo được sự tương thích nhất định trong cách quy định của các luật tố tụng hiện nay

Thứ hai, cần quy định cụ thể về quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại của HĐXX phúc thẩm

Quy định chính xác, cụ thể thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm trong việc hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại có ý nghĩa quan trọng đối với Tòa án, là cơ sở cho Tòa án ban hành phán quyết chính xác, tránh trường hợp hủy án không có căn cứ, gây kéo dài thời gian giải quyết cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của các đương sự trong vụ án Tuy nhiên, Luật TTHC khi quy định về thẩm quyền trên vẫn còn thiếu cụ thể, rõ ràng làm cho việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất giữa các cấp Tòa án và phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của HĐXX phúc thẩm Dựa vào những điểm đã phân tích ở mục 2.3.1, tác giả xin đưa quan điểm như sau: Luật TTHC cần có văn bản hướng dẫn giải thích rõ ràng về “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”cũng như ranh giới giữa vi phạm nghiêm trọng và chưa tới mức nghiêm trọng hoặc liệt kê những trường hợp cụ thể để các Tòa án thống nhất trong việc áp dụng Đồng thời, Luật TTHC cần sớm có văn bản hướng dẫn giải thích thế nào là

“chứng cứ mới quan trọng” Thiết nghĩ việc bổ sung này là rất quan trọng, bảo đảm cho việc hủy Bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại được chính xác, đúng luật

Thứ ba, Luật TTHC cần nhanh chóng bổ sung quyền hạn hủy một phần bản án sơ thẩm chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vào Khoản 3 Điều 241 Trên tinh thần tham chiếu quy định về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm vụ án dân sự tại Khoản 3 Điều 308 Bộ Luật TTDS, tác giả kiến nghị sửa đổi quy định tại Khoản 3 Điều

241 Luật TTHC như sau: “Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc phải thu thập chứng cứ mới quan trọng mà Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung ngay được” Với sự cải sửa này chắc chắn sẽ tạo được căn cứ pháp lý chính thống để

HĐXX phúc thẩm ra phán quyết hủy một phần Bản án sơ thẩm chuyển hổ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại Đồng thời, bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật thống nhất

Thứ tư , Luật TTHC cần phải bổ sung thêm các căn cứ HĐXX phúc thẩm đình chỉ giải quyết vụ án và hủy bản án sơ thẩm tại Điểm b Khoản 1 Điều 234 vào Khoản 4 Điều

Kiến nghị này của tác giả sẽ khắc phục được việc tản mạn quy định của luật, giúp cho Tòa án dễ dàng áp dụng pháp luật, đảm bảo trật tự tư duy logic trong thiết kế các điều khoản của pháp luật Đồng thời, còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu nghiên cứu pháp luật Hơn nữa, kiến nghị này của tác giả đã có sự tham chiếu quy định của Luật

Tố tụng dân sự hiện hành khi luật này đề cập đến quyền hủy bản án sơ thẩm và đỉnh chỉ giải quyết vụ án của HĐXX phúc thẩm vụ án dân sự tại Điều 311

Ngoài ra, cùng với kiến nghị trên đây, văn bản hướng dẫn Luật TTHC cũng cần có điều khoản xác định rõ trường hợp nào HĐXX ban hành bản án hành chính phúc thẩm, trường hợp nào ban hành Quyết định về hủy Bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án Vì hiện nay, theo nghiên cứu các Bản án phúc thẩm và quyết định phúc thẩm tác giả nhận thấy giữa các Tòa án chưa có sự thống nhất, có Tòa án sử dụng Bản án với phần phán quyết hủy Bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nhưng cũng có Tòa lại sử dụng thể thức là quyết định phúc thẩm khi có căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 241 Luật TTHC Mặc dù danh mục 62 biểu mẫu ban hành kèm Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13/1/2017 của HĐTP-TANDTC có quy định thể thức ban hành quyết định hủy Bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án khi có căn cứ tại Điểm b Khoản 1 Điều 234 nhưng lại không quy định chính thức về thể thức là quyết định hay Bản án hành chính phúc thẩm khi có căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 241 Luật TTHC Do vậy, tác giả kiến nghị cần phải có hướng dẫn chính thức trong danh mục biểu mẫu nhằm bảo đảm sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật

Thứ năm, sửa đổi các quy định về thẩm quyền đình chỉ xét xử phúc thẩm

Từ những bất cập đã nêu tại mục 2.3.2 trên đây, tác giả kiến nghị sửa quy định tại Khoản 5 Điều 241 Luật TTHC như sau: Hội đồng xét xử phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm nếu việc xét xử phúc thẩm vụ án cần phải có mặt người kháng cáo và họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp có đơn xin xét xử vắng mặt, vì sự kiện bất khả khảng hoặc trở ngại khách quan hoặc có người đại diện tham gia phiên tòa Trong trường hợp vụ án không có người kháng cáo khác, không có Viện kiểm sát kháng nghị thì bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.”

Kiến nghị này giải quyết được các vướng mắc đã trình bày, cụ thể bảo đảm được sự thống nhất giữa quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 229 và Khoản 2 Điều 223 Luật TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nêu căn cứ pháp lý để HĐXX phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính Bên cạnh đó, kiến nghị này còn khắc phục được hạn chế khi không đề cập đến trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì lý do chính đáng, trở ngại khách quan, bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người kháng cáo Mặt khác, kiến nghị còn khắc phục được việc hạn chế khi Luật TTHC xác định Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật mà không loại trừ khả năng vụ án có người khác kháng cáo hoặc có VKS kháng nghị, bảo đảm được tính chính xác của pháp luật, tránh việc hiểu sai lệch quy định của pháp luật

Ngoài ra, tác giả cũng xin đề xuất cần phải bổ sung căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính tại Khoản 2 Điều 229 vào Khoản 5 Điều 241 Luật TTHC Mục đích kiến nghị này là để việc áp dụng pháp luật được dễ dàng và cả hai căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm này đều là căn cứ làm Bản án sơ thẩm được phát sinh hiệu lực Kiến nghị này cũng có sự tham khảo của Bộ Luật Tố tụng dân sự hiện hành tại Điều 321

Ngày đăng: 14/10/2024, 09:49

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w