Thực trạng bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm (khoản 1 điều 241 Luật TTHC)

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của hội Đồng xét xử phúc thẩm vụ Án hành chính (từ thực tiễn tòa Án nhân dân cấp cao của thành phố hồ chí minh) (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở CẤP PHÚC THẨM VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

2.2. Thực trạng thực hiện thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Thực trạng bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm (khoản 1 điều 241 Luật TTHC)

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 241 Luật TTHC năm 2015, khi xét xử phúc thẩm vụ án hành chính đối với Bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì HĐXX phúc thẩm sẽ có quyền “bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị”. Nhìn chung trên thực tế giải quyết phúc thẩm vụ án hành chính ở TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, việc áp dụng thẩm quyền “bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên Bản án sơ thẩm” của HĐXX phúc thẩm tương đối là chính xác, giải quyết được nhu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, vì căn cứ áp dụng thẩm quyền trên còn đôi chỗ thiếu cụ thể và cũng như từ yếu tố chủ quan của HĐXX nên vẫn còn

tồn tại những trường hợp HĐXX phúc thẩm áp dụng thẩm quyền này đôi khi còn không chính xác bị Hội đồng giám đốc thẩm Tòa án nhân dân tối cao hủy yêu cầu xét xử sơ thẩm lại. Điều này, tác giả xin được dẫn chứng bằng một vụ án mới nhất hiện nay như sau7:

Theo tài liệu 299/TTG thì phần đất của gia đình ông Sơn bị thu hồi thuộc một phần thửa dất số 419, tờ bản đồ số 02 do UBND xã Long Bình, huyện Thủ Đức, TPHCM đăng ký; theo tài liệu 02/CT-UB thì phần đất này thuộc một phần các thửa đâtsố 248 và 249, Tờ bản đố số 13 ghi Xí nghiệp khai thác đá, sỏi Thủ Đức quản lý; theo Sổ giã ngoại năm 2013 thì phần đất này thuộc một phần thửa đất số 01, tờ bản đố 70 ghi UBND phường Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Các tài liệu chứng cứ như Văn bản trả lời của UBND Quận 9, Biên bản họp xét nguồn gốc nhà, đất Dự án chỉnh trang phát triển đô thị ngày 07/10/2016 tại UBND phường Long Bình xác định UBND TPHCM ban hành Quyết định số 602/QĐ-UB giao khu đất có diện tích 535,5 ha thuộc một phần đất của xã Long Bình và xã Long Thạnh Mỹ cho Công ty Lâm Viên quản lý và sử dụng để xây dựng thảm thực vật. Thời điểm say ngày 15/10/1993 đến trước ngày 22/4/2022 gia đình ông Mum lấn chiếm một phần diện tích đất (2640m2) thuộc 535,5 ha đất nêu trên do Công ty Lâm Viên quản lý để trồng cây. Sau đó ông Mum chuyển nhượng 300m2 đất thuộc một phần diện tích đất lấn chiếm nêu trên cho ông Sơn sử dụng

Như vậy diện tích 300m2 đất mà gia đình ông Sơn đang sử dụng bị Nhà nước thu hồi có nguồn gốc là đất công, được nhà nước giao cho công ty Lâm Viên năm 1991 để xây dựng thảm thực vật.

UBND Quận 9 ban hành Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 thu hồi đất và xác định không bồi thường giá đất cho ông Sơn, chỉ bồi thường giá trị cây trồng trên đất. Ông Sơn không đồng ý Quyết định trên khởi kiện tòa án hủy Quyết định nêu trên và yêu cầu bồi thường với giá đất bị thu hồi là 10.000.000 đồng/m2.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 18/2022/HC-GĐT ngày 26/04/2022 của Tòa án nhân dân tối cao nhận định: Căn cứ quy định tại điểm b khoản 4 Điều 14 Nghị định số

7 Quyết định giám đốc thẩm số 18/2022/HC-GĐT ngày 26/04/2022 của Tòa án nhân dân tối cao.

84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ thì gia đình ông Sơn vi phạm quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai đối với diện tích đất đã giao cho tổ chức nên gia đình ông Sơn không đủ điều kiện để được bồi thường về đất theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 45 Nghị định số 84/2007/NĐ- CP ngày 25/05/2007.

Tòa án cáp sơ thẩm và phúc thẩm áp dụng điểm c, khoản 1 Điều 45 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 nêu trên để nhận định đất của gia đình ông Sơn đủ diều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để hủy một phần tại Điều 1 Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh là không đúng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ và theo Khoản 2 Mục IV Phần IV phương án số 86/PABT-HĐBT ngày 15/5/2012 về bồi thường, hỗ trợ và tái đính cự dự án đã được Chủ tịch UBND Quận 9 phê duyệt thì hộ ông Sơn được xét hỗ trợ về đất bằng 80% giá các loại đất nông nghiệp do UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định và công bố hằng năm. Do đó Quyết định số 407/QĐ-UBND không hỗ trợ đất cho ông Sơn là không đúng. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Sơn là có căn cứ, nhưng nhận định được bồi thường là chưa chính xác và không nhận định về việc chậm bồi thường là thiếu sót.

Do đó Quyết định giám đốc thẩm số 18/2022/HC-GĐT ngày 26/04/2022 của Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án sơ thẩm số 290/2019/HC-ST ngày 27/03/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và bản án hành chính phúc thẩm số 820/2019/HC-PT ngày 15/11/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.

Như vậy, tác giả nhận thấy Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm áp dụng Khoản 1 Điều 241 Luật TTHC để bác kháng cáo, giữ nguyên quyết định của tòa án sơ thẩm chưa bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của đương sự. Bởi lẽ trong trường hợp này, người kháng cáo toàn bộ bản án là UBND Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên quan điểm thu hồi nhà đất và không bồi thường giá trị nhà đất cho ông Sơn. HĐXX sơ thẩm hủy một phần Quyết định số 407/QĐ-UBND là chính xác và HĐXX phúc thẩm giữ

nguyên quyết định của HĐXX sơ thẩm là đúng. Tuy nhiên, khi xét xử HĐXX phúc thẩm nhìn nhận chưa toàn diện, chỉ xem xét việc hủy hay không hủy Quyết định số 407/QĐ- UBND, mà chưa xem xét đến việc ông Sơn có được hỗ trợ về đất và chưa xem xét vấn đề chậm bồi thường cho ông Sơn. Như vậy, ta có thể nhận người khởi kiện không kháng cáo, người bị kiện là UBND Quận 9 kháng cáo bản án sơ thẩm, HĐXX phúc thẩm bác kháng cáo, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm nhưng lại ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người không kháng cáo.

Như vậy, qua vụ án trên cho thấy thực trạng việc áp dụng thẩm quyền “bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên Bản án sơ thẩm” của HĐXX phúc thẩm chưa đạt được so với nhu cầu của thực tiễn giải quyết tranh chấp trong vụ án hành chính, chưa bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của các đương sự.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của hội Đồng xét xử phúc thẩm vụ Án hành chính (từ thực tiễn tòa Án nhân dân cấp cao của thành phố hồ chí minh) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)