Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo Luật tố tụng hành chính 2015

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của hội Đồng xét xử phúc thẩm vụ Án hành chính (từ thực tiễn tòa Án nhân dân cấp cao của thành phố hồ chí minh) (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

1.4. Tổng quan về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính từ trước năm 1996 đến nay

1.4.4. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo Luật tố tụng hành chính 2015

Ngày 25/1/2015, Quốc hội đã thông qua Luật tố tụng hành chính 20153 với nhiều nội dung quan trọng nhằm phù hợp với Luật tổ chức Tòa án 2014 và khắc phục những bất cập trong thực tiễn hiện nay. Việc đánh giá về sự kế thừa, phát triển những điểm mới của các quy định về thẩm quyền xét xử theo Luật tố tụng hành chính năm 2015, có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2016 là cần thiết để kịp thời có những nhận định, giải pháp hướng dẫn rõ ràng trong việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn, nâng cao chất lượng xét xử vụ án hành chính đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, hiệu quả hoạt động quản lý hành chính Nhà nước và công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân vì dân, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

Luật tố tụng hành chính 2015 quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính như sau:

1. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.

2. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp sau đây:

a) Việc chứng minh, thu thập chứng cứ đã thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VI của Luật này;

b) Việc chứng minh, thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.

3 Được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 55/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

3. Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc phải thu thập chứng cứ mới quan trọng mà Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung ngay được.

4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143 của Luật này.

5. Đình chỉ xét xử phúc thẩm, nếu việc xét xử phúc thẩm vụ án cần phải có mặt người kháng cáo và họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Trường hợp này bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.

6. Trường hợp cần phải yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này thì Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa để chờ kết quả giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền và báo cáo Chánh án Tòa án có văn bản yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án thì cơ quan, người có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý cho Tòa án biết để làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án. Quá thời hạn này mà không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, người có thẩm quyền thì Hội đồng xét xử có quyền áp dụng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên để giải quyết vụ án.

7. Trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Hội đồng xét xử đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó thực hiện việc kiến nghị hoặc đề nghị người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 112 của Luật này thực hiện việc kiến nghị. Trường hợp này, Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để chờ ý kiến của Chánh án Tòa án hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có văn bản kiến nghị của Chánh án Tòa án có thẩm quyền.

Như vậy Luật tố tụng hành chính 2015 đã mở rộng phạm vi thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, thêm hai điều khoản về việc xử lý các văn bản hành chính, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong quá trình giải quyết vụ án.

Ngoài giúp việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác và khách quan như đã phân tích ở trên thì việc mở rộng thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành

chính còn là công cụ theo dõi, giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, Đồng thời việc kiến nghị hủy bỏ các văn bản pháp luật trái Hiến pháp, Luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên góp phần to lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý Việt Nam, củng cố lòng tin của Nhân dân với Đảng và nhà nước. Việc phân tích chi tiết những quy định về Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính theo Luật tố tụng hành chính 2015 sẽ được tác giả phân tích cụ thể ở mục sau.

* Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử vụ án hành chính trong việc kiểm tra các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện

Nhìn chung tất các các quốc gia đều thừa nhận thẩm quyền chung nhất của Hội đồng xét xử vụ án hành chính là huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định trái pháp luật;

yêu cầu cơ quan hành chính phải thực hiện một nghĩa vụ pháp luật nào đó và toà án hành chính không có quyền ra quyết định thay thế. Tuy vậy, cũng có một số trường hợp ngoại lệ: pháp luật CHLB Đức cho phép toà án có thể sửa đổi quyết định hành chính bị kiện trái pháp luật hoặc ra lệnh cho cơ quan hành chính phải ra một quyết định hoặc thực hiện một hành vi hành chính mà họ đã từ chối với công dân nếu có nghĩa vụ pháp lý phải làm và có đủ điều kiện cần thiết để ra quyết định hoặc thực hiện hành vi đó; còn tại Trung Quốc lại quy định toà án có quyền sửa đổi một phần hay toàn bộ quyết định việc phạt

"rõ ràng" thiếu công bằng;

Tại Hoa Kỳ cũng vậy, bản thân các cơ quan giải quyết khiếu kiện hành chính trong quá trình xét xử chỉ đánh giá việc áp dụng pháp luật sau đó đưa ra các khuyến nghị (recomandation) chứ không ban hành quyết định thay thế cho cơ quan hành chính. Trên cơ sở khuyến nghị của cơ quan giải quyết, cơ quan hành chính phải ban hành quyết định hành chính phù hợp. Toà án có thể yêu cầu cơ quan hành chính nhiều lần sửa đổi để quyết định đó là phù hợp. Nếu cơ quan hành chính vẫn không sửa thì cơ quan giải quyết coi đó là quyết định hành chính cuối cùng và khi đó đương sự có thể khởi kiện ra Toà án tư pháp.4

* Về tạm đình chỉ quyết định hành chính, hành vi hành chính khi bị khởi kiện

4 Đinh Văn Minh, Các hệ thống tố tụng hành chính trên thế giới, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14/2009

Pháp luật một số nước quy định việc khởi kiện vụ án hành chính không có hiệu lực đình chỉ hay tạm đình chỉ thi hành QĐHC, HVHC bị kiện (Trung Quốc, Pháp), tuy vậy cũng có ngoại lệ là trong trường hợp nếu người khởi kiện có yêu cầu thì toà án có thể tạm hoãn thi hành nếu cho rằng việc thực hiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính ấy có thể gây thiệt hại mà không thể khắc phục được và việc tạm đình chỉ thực hiện đó không gây phương hại đến lợi ích chung của xã hội. CHLB Đức quy định về nguyên tắc khởi kiện hành chính có hiệu lực làm tạm đình chỉ thi hành quyết định hành chính bị kiện, trừ một số trường hợp cơ quan hành chính có thể ra lệnh thực hiện ngay quyết định hành chính và phải giải thích sự cần thiết phải thi hành ngay, đó là các trường hợp để bảo đảm lợi ích công cộng.

Việc yêu cầu Hội đồng xét xử vụ án hành chính ra quyết định tạm đình chỉ thi hành QĐHC, HVHC bị kiện là cần thiết và phù hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tại Việt Nam, điều này được cụ thể hóa Tại Điều 66 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của hội Đồng xét xử phúc thẩm vụ Án hành chính (từ thực tiễn tòa Án nhân dân cấp cao của thành phố hồ chí minh) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)