1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thẩm quyền của tòa án trong xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm theo quy định của bltths năm 2015

38 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bùi Ngọc Hòa – Thẩm phán TANDTCMỞ ĐẦUThực tiễn thi hành BLTTHS năm 2003 bộc lộ những vướng mắc, bất cập; cùng với việc; cùng với việc Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luật liên quan đến tố

Trang 1

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VÀ XÉT XỬ PHÚC THẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS NĂM 2015

TS Bùi Ngọc Hòa – Thẩm phán TANDTC

MỞ ĐẦU

Thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2003 bộc lộ những vướng mắc, bất cập; cùng với việc; cùng với việc Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luật liên quan đến tố tụng hình sự như: Luật tổ chức VKSND, Luật tổ chức TAND, Luật luật sư, Luật trợ giúp pháp lý, Luật thi hành án hình sự… Những sửa đổi, bổ sung này đòi hỏi phải được cụ thể hóa trong BLTTHS (sửa đổi).

Với Mục tiêu: Xây dựng BLTTHS (sửa đổi) thực sự khoa học, tiến bộ và có tính khả thi cao; là công cụ pháp lý sắc bén để đấu tranh hữu hiệu với mọi tội phạm, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được Hiến định; Quan điểm chỉ đạo sửa đổi bổ sung BLTTHS bao gồm:

Thứ nhất, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời, chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội.

Thứ hai, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; cụ thể hóa các trình tự, thủ tục tố tụng, xác định đầy đủ quyền và trách nhiệm luật định, hạn chế tối đa các quy định chung chung, phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ ba, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, dự án BLTTHS tiếp tục kế thừa những quy định còn phù hợp, khắc phục căn bản những vướng mắc, bất cập đặt ra.

Thứ tư, khẳng định tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm của mô hình tố tụng thẩm vấn; đồng thời, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mô hình tố tụng tranh tụng, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử.

Thứ năm, bảo đảm thống nhất với các luật mới được Quốc hội ban hành; nắm bắt các định hướng lớn trong các dự án luật liên quan đang được soạn thảo; nội luật hóa các điều ước quốc tế liên quan đến tố tụng hình sự mà Việt Nam là thành viên.

Ngày 27-11-2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ 1

Trang 2

luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Nghị quyết thi hành Bộ luật, theo đó Bộ luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2016 Tuy nhiên, Ngày 29-6-2016, Quốc hội khóa XIII thông qua Nghị quyết số 144/2016/QH13 về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 cho đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực pháp luật

Ngày 20-6-2017, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây gọi là Luật số 12/2017/QH14) Luật số 12/2017/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2018 Do đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2018.

Thẩm quyền của Tòa án trong xét xử (sơ thẩm và xét xử phúc thẩm) các vụ án hình sự được hiểu theo nghĩa rộng là nhiệm vụ, quyền hạn, và tránh nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên, Hội đồng xét xử khi tiến hành tố tụng (xét xử, giải quyết) các vụ án hình sự có nhiều nội dung được sửa đổi bổ sung rất quan trọng Đòi hỏi những người tiến hành tố tụng tại Tòa án nắm vững, tuân thủ trong khi tiến hành tố tụng các vụ án hình sự.

Thực hiện Kế hoạch Tổ chức tập huấn trực tuyến năm 2018, với chuyên đề “Thẩm quyền của Tòa án trong xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015” bao gồm các phần (3) chính sau đây:

Phần 1 Nhiệm vụ quyền hạn của những người tiến hành tố tụng tại Tòa án, bao gồm các nội dung:

1.1 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án

1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán 1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án 1.4 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm tra viên

Phần 2 Thẩm quyền của Tòa án trong xét xử sơ thẩm, bao gồm các nội dung:

2.1 Thẩm quyền xét xử của Tòa án

2.2 Thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

2.3 Thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung 2.4 Thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án

2

Trang 3

2.5 Giới hạn của việc xét xử

Phần 3 Thẩm quyền của Tòa án trong xét xử phúc thẩm, bao gồm các nội dung:

3.1 Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm 3.2 Đình chỉ xét xử phúc thẩm

3.3 Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm 3.4.Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 44 thì:

“1 Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp tổ chức việc xét xử vụ án hình sự; quyết định giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử;

b) Quyết định phân công Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự; quyết định phân công Thẩm tra viên thẩm tra hồ

h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Khi vắng mặt, Chánh án Tòa án ủy quyền cho một Phó Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án về nhiệm vụ được ủy quyền

2 Khi tiến hành việc giải quyết vụ án hình sự, Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, xử lý vật chứng;

3

Trang 4

b) Quyết định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh; c) Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;

d) Kiến nghị, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

đ) Quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án;

e) Tiến hành hoạt đô qng tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này 3 Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này Ph漃Ā Chánh án Tòa án không đươꄣc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.

4 Chánh án, Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình Chánh án, Ph漃Ā Chánh án Tòa án không đươꄣc ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”.

Một số điểm cần lưu ý (so với BLTTHS năm 2003) là:

- BLTTHS năm 2018 đã bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án về quyền b) Quyết định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh; c) Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;

- Phó chánh án Tòa án khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, có những nhiệm vụ, quyền hạn như Chánh án Tòa án trừ quyền , Quyết định phân công Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự; quyết định phân công Thẩm tra viên thẩm tra hồ sơ vụ án hình sự; và Ph漃Ā Chánh án Tòa án không đươꄣc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.

- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không đươꄣc ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán

Điều 45 BLTTHS năm 2015 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán như sau:

“1 Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những

Trang 5

quyền của Hội đồng xét xử;

d) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

2 Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;

b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;

d) Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;

đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;

e) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

g) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;

h) Thực hiê vn nhiê vm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bô v luâ vt này.

3 Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình”.

Một số điểm cần lưu ý (so với BLTTHS năm 2003) là:

- BLTTHS năm 2018 đã bổ sung rất nhiều nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán quy định tại các điểm d, đ, và e nêu trên mà BLTTHS năm 2003 chưa quy định Thực chất đây là việc pháp điển hóa các quyền hạn và nhiệm vụ của Thẩm phán đã thực tế tiến hành trước đây và nhưng được quy định ở các văn bản khác nhau

1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án

Điều 47 BLTTHS năm 2015 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án, như sau

1 Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Kiểm tra sự c漃Ā mặt của những người đươꄣc Tòa án triệu tập; nếu c漃Ā người vắng mặt thì phải nêu lý do;

b) Phổ biến nội quy phiên tòa;

c) Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến 5

Trang 6

phiên tòa và những người vắng mặt; d) Ghi biên bản phiên tòa;

đ) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án

2 Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình.

Một số điểm cần lưu ý (so với BLTTHS năm 2003) là:

BLTTHS năm 2015 cũng đã luật hóa quy định mà thực tế các thư ký Tòa án khi làm nhiệm vụ tại các phiên tòa đó là việc a) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;

1.4 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm tra viên Đây là một quy định hoàn toàn mới so với BLTHS năm 2003

Điều 48 BLTTHS năm 2015 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm tra viên, như sau:

1 Thẩm tra viên được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Thẩm tra hồ sơ vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án;

b) Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án hoặc Phó Chánh án Tòa án;

c) Thẩm tra viên giúp Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án hoặc Phó Chánh án Tòa án.

2 Thẩm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án, Phó Chánh án Tòa án về hành vi của mình.

PHẦN 2: THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM 2.1 Thẩm quyền xét xử của Tòa án

2.1.1 Thẩm quyền xét xử của Tòa án (theo cấp tòa án)

Điều 268 BLTTHS năm 2015 quy định về Thẩm quyền xét xử của Tòa án 6

Trang 7

(theo cấp Tòa án, cấp huyện và cấp tỉnh) như sau:

“1 Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;

d) Các tội phạm đươꄣc thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2 Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:

a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;

b) Vụ án hình sự c漃Ā bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản c漃Ā liên quan đến vụ án ở nước ngoài;

c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng c漃Ā nhiều tình tiết phức tạp kh漃Ā đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyê qn, quâ qn, thị xã, thành phố thuô qc tỉnh, thành phố thuô qc thành phố trực thuô q c trung ương, người c漃Ā chức sắc trong tôn giáo hoặc c漃Ā uy tín cao trong dân tộc ít người.”

Kế thừa quy định của BLTTHS năm 2003 và pháp điển hóa những văn bản hướng dẫn đã có (Thông tư số 02/TTLN ngày 12-01-1989 của TANDTC, VKSNDTC, BTP, BNV), BLTTHS năm 2015 quy định (phân định) rõ thẩm quyền của TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh, giữa TAND và TAQS, cụ thể cần lưu ý như sau:

Thứ nhất, căn cứ phân định thẩm quyền giữa TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh không chỉ căn cứ vào tội phạm (như BLTTHS năm 2003), mà còn căn cứ vào tính chất phúc tạp của vụ án hình sự, theo đó,

- TAND cấp huyện (và TAQS khu vực) xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiên trọng, Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm, và các trường hợp sau:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; 7

Trang 8

c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;

d) Các tội phạm đươꄣc thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

đ)Vụ án hình sự c漃Ā bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản c漃Ā liên quan đến vụ án ở nước ngoài;

e) Vụ án hình sự c漃Ā nhiều tình tiết phức tạp kh漃Ā đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyê qn, quâ qn, thị xã, thành phố thuô q c tỉnh, thành phố thuô qc thành phố trực thuô qc trung ương, người c漃Ā chức sắc trong tôn giáo hoặc c漃Ā uy tín cao trong dân tộc ít người.”

- TAND cấp tỉnh (và TAQS cấp quân khu) xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực.

Thứ hai, nguyên tắc thu hút thẩm quyền vào Tòa án cấp trên trong trường hợp bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp: Điều 271 BLTTHS năm 2015 quy định “Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án”.

2.1.2 Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo lãnh thổ

Điều 269 BLTTHS năm 2015 quy định về Thẩm quyền theo lãnh thổ: “1 Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

2 Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương”.

Đối với trường hợp tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký (Điều 270 BLTTHS năm 2015)

Lưu ý: Về cơ bản, BLTTHS năm 2015 giữ nguyên quy định của BLTTHS 8

Trang 9

năm 2003, chỉ bổ sung quy định để Chánh án TANDTC có thể giao cho TAND thành phố Đà Nẵng xét xử đối với bị cáo phạm tội ở nước ngoài , nhưng không1 xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo.

2.1.3 Phân biệt Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự

Điều 272 BLTTHS năm 2018 quy định về Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự như sau:

“1 Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:

a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;

b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.

2 Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật”.

Đây là quy định mới của BLTTHS năm 2015, quy định này là việc pháp điền hóa quy định về thẩm quyền của Tòa án quân sự tại tư số 02/TTLN ngày 12-01-1989 của TANDTC, VKSNDTC, BTP, BNV Theo đ漃Ā, việc phân biệt thẩm quyền giữa TAND và TAQS căn cứ vào một trong các tiêu chí sau:

1 Điều 6 BLHS năm 2015 quy định:

“1 Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam c漃Ā hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu tráchnhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này

Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam 2 Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợphành vi phạm tội xâm hại quyền, lơꄣi ích hơꄣp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lơꄣi ích của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên.

3 Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển khôngmang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội c漃Ā thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy địnhcủa Bộ luật này trong trường hơꄣp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên c漃Āquy định.”

9

Trang 10

Thứ nhất bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;

Thứ hai, hậu quả của vụ án là thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ

Ví dụ 1: Vụ án Nguyễn Văn A có hành vi cố ý gây thương tích cho anh Nguyễn Văn B (là công chức quốc phòng) thuộc TAQS giải quyết

Ví dụ 2: Vụ án Nguyễn Văn A có hành vi trộm cắp tài sản của gia đình anh Nguyễn Văn B (là công chức quốc phòng), thì lại không thuộc TAQS giải quyết mà thuộc TAND giải quyết; Tuy nhiên, nếu bị anh B phát hiện, A có hành vi hành hung anh B (gây thương tích cho a B) để tẩu thoát thì vụ án lại thuộc TAQS giải quyết;

Thứ ba, nơi phạm tội xảy ra là trong địa bàn thiết quân luật2 thì Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử đối với tất cả tội phạm.

Thứ tư, nguyên tắc thu hút thẩm quyền vào tòa án quân sự trong trường hợp bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự Điều 273 BTTHS năm 2015 quy định:

“Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện:

1 Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và 2 Thiết quân luật được quy định tại Điều 32 Luật Quốc phòng 2005 như sau:

1 Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mứcchính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị củaChính phủ.

2 Trong lệnh thiết quân luật phải xác định cụ thể địa bàn thiết quân luật, biện pháp và hiệu lực thi hành; quy định việcthực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bố liêntục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3 Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa bàn thiết quân luật được giao cho Quân đội thựchiện Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa bàn thiết quân luật có quyền ra lệnh áp dụng các biệnpháp cần thiết để thực hiện lệnh thiết quân luật và chịu trách nhiệm về việc áp dụng các biện pháp đó.4 Căn cứ vào lệnh của Chủ tịch nước về thiết quân luật, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thựchiện lệnh thiết quân luật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị quân đội đượcgiao thực hiện nhiệm vụ tại địa phương thiết quân luật chấp hành đúng quy định của pháp luật.

5 Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật do Toà án quânsự đảm nhiệm.

6 Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật khi tình hình an ninhchính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn thiết quân luật đã ổn định.

10

Trang 11

tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;

2 Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án” 2.2 Thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

Điều 278 quy định về việc Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế như sau:

“1 Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định

2 Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này.

3 Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa”

Theo tinh thần hướng dẫn tại Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xác định thời hạn tạm giam đối với bị can, bị cáo trước thời hạn chuẩn bị xét xử của giai đoạn xét xử sơ thẩm được quy định như sau:

Trường hơꄣp Hướng giải quyết Thời hạn tạm giam

Đối với bị can đang bị tạm giam mà khi thời hạn tạm giam gần hết (thời hạn tạm giam còn lại không quá 05 ngày) và cần thiết tiếp tục

Không quá 45 ngày đối với tội phạm ít nghiêm Đối với bị can đang bị tạm

giam mà thời hạn tạm giam đang còn, thì khi thời hạn tạm giam gần hết (thời hạn tạm giam còn lại không quá 05 ngày) và cần thiết tiếp

Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử được nêu dưới đây và phải trừ đi số ngày tạm giam trong lệnh tạm giam trước đó:

Không quá 45 ngày đối 11

Trang 12

với tội phạm ít nghiêm trọng;

Không quá 02 tháng đối với tội phạm nghiêm Thời hạn tạm giam được tính bắt đầu từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của lệnh tạm giam trước đó (gối lệnh)

Đối với bị can đang được tại ngoại, nếu sau khi nhận hồ sơ vụ án hoặc trong thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử được nêu dưới đây:

45 ngày đối với tội phạm Thời hạn tạm giam được tính từ ngày bắt đầu tạm giam Trường hợp phải gia hạn

thời hạn chuẩn bị xét xử, nếu khi gần hết thời hạn tạm giam (thời hạn tạm giam còn lại không quá 05 ngày) của các trường hợp

Chánh án Toà án có quyền ra Quyết định tạm giam tiếp

Thời hạn tạm giam không quá thời hạn gia hạn xét xử tại Đoạn 2 Khoản 1 Điều 277 BLTTHS 2015:

Không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm

12

Trang 13

đã nêu ở trên và xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam

trọng và tội phạm nghiêm trọng;

Không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Trường hợp trong vụ án có

nhiều bị can bị truy tố về nhiều tội phạm khác nhau (tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng)

Thời hạn tạm giam đối với từng bị can không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội phạm nặng nhất mà bị can đó bị truy tố.

Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, nếu đến ngày mở phiên toà hoặc trong quá được phân công chủ toạ phiên toà phải đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án ra Quyết định tạm giam

Thời hạn tạm giam được tính kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm giam trước đó và cho đến khi kết thúc phiên toà; cụ thể cần ghi: “Thời hạn tạm giam kể từ ngày tháng năm cho đến khi kết thúc phiên toà sơ thẩm”.

Trường hợp Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 155 (người yêu cầu khởi tố rút yêu cầu) và các điểm 3, 4, 5 và 6 Điều 157 của BLTTHS 2015 hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà nếu bị can đang bị tạm giam

Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên toà đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án ra Quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam và trả tự do ngay cho bị can, nếu họ không bị giam, giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác

2.3 Thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung 2.3.1 Các trường hợp Trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Điều 280 BLTTHS năm 2015 và Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-3 3 Điều 280 quy định về Trả hồ sơ để điều tra bổ sung:

13

Trang 14

VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 về việc phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung quy định Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử), Hội đồng xét xử (tại phiên tòa) ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nếu thuộc một trong các trường hợp sau (Theo điều luật có thể chia làm 04 nhóm trường hợp):

1 “Thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật TTHS mà không thể bổ sung tại phiên tòa được” (điểm a khoản 1 Điều 280; Khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2017)

Cụ thể là 13 (các) trường hợp sau:

(1) Chứng cứ để chứng minh “có hành vi phạm tội xảy ra hay không” là chứng cứ để xác định hành vi đã xảy ra có đủ yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự hay thuộc các trường hợp không phải là hành vi phạm tội (quan hệ dân sự, kinh tế, vi phạm hành chính và các trường hợp khác theo quy định của luật);

(2) Chứng cứ để chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định nếu có hành vi phạm tội xảy ra thì xảy ra vào thời gian nào, ở đâu; phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm như thế nào;

“1 Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều trabổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tạiĐiều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;

b) Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiệnhành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;

c) Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vimà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án,khởi tố bị can;

d) Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.2 Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Việnkiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ.

3 Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rõ những vấn đề cần điều tra bổsung và gửi cho Viện kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày raquyết định.

Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết địnhđình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới phải thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sátban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó.

Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu vàvẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án”

14

Trang 15

(3) Chứng cứ để chứng minh “ai là người thực hiện hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định một chủ thể cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội đó;

(4) Chứng cứ để chứng minh “có lỗi hay không có lỗi” là chứng cứ xác định chủ thể có lỗi hoặc không có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; nếu có lỗi thì là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý do quá tự tin hay lỗi vô ý do cẩu thả theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Bộ luật Hình sự;

(5) Chứng cứ để chứng minh “có năng lực trách nhiệm hình sự không” là chứng cứ xác định khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự chưa; có mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không; nếu có thì mắc bệnh đó vào thời gian nào, trong giai đoạn tố tụng nào;

(6) Chứng cứ để chứng minh “mục đích, động cơ phạm tội” là chứng cứ xác định chủ thể thực hiện hành vi phạm tội với mục đích, động cơ gì; mục đích, động cơ phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay là tình tiết định tội, tình tiết định khung hình phạt;

(7) Chứng cứ để chứng minh “tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo” là chứng cứ xác định bị can, bị cáo được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều 51, Điều 84 của Bộ luật Hình sự hoặc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều 52, Điều 85 của Bộ luật Hình sự;

(8) Chứng cứ để chứng minh “đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo” là chứng cứ xác định lý lịch của bị can, bị cáo; nếu bị can, bị cáo là pháp nhân thương mại thì phải chứng minh tên, địa chỉ và những vấn đề khác có liên quan đến địa vị pháp lý và hoạt động của pháp nhân thương mại;

(9) Chứng cứ để chứng minh “tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra” là chứng cứ để đánh giá tính chất, mức độ thiệt hại, hậu quả về vật chất, phi vật chất do hành vi phạm tội gây ra;

(10) Chứng cứ để chứng minh “nguyên nhân và điều kiện phạm tội” là chứng cứ xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan, điều kiện cụ thể dẫn đến việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội;

(11) Chứng cứ để chứng minh “những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt” là chứng cứ chứng minh những vấn đề được quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 59, 88 và các điều luật khác của Bộ luật Hình sự;

15

Trang 16

(12) Chứng cứ khác để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật Tố tụng hình sự mà thiếu chứng cứ đó thì không có đủ căn cứ để giải quyết vụ án, như: chứng cứ để xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi; chứng cứ để chứng minh vị trí, vai trò của từng bị can, bị cáo trong trường hợp đồng phạm hoặc phạm tội có tổ chức; chứng cứ để xác định trách nhiệm dân sự của bị can, bị cáo và những vấn đề khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật;

(13) Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội thì ngoài việc xác định chứng cứ trong các trường hợp được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản này còn phải xác định chứng cứ để chứng minh điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật Hình sự.

Lưu ý: Không trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ để chứng minh thuộc một trong 13 trường hợp trên nhưng vẫn truy tố, xét xử được hoặc không thể thu thập được chứng cứ đó.

Ví dụ 1: Có 03 người làm chứng nhưng chỉ xác định được 02 người Ví dụ 2: Hiện trường đã bị thay đổi không thể xem xét lại được hay vật chứng đã mất không thể tìm được.

2 “Khi có căn cứ để cho rằng bị can hoặc bị cáo còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm, còn có đồng phạm khác” hoặc “có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can” (Các điểm b, c Điều 280 BLTTHS; Khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2017)

Cụ thể là 03 (các) trường hợp sau đây:

(1) Viện kiểm sát truy tố về một hay nhiều tội, nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi của bị can hoặc bị cáo đã thực hiện cấu thành một hay nhiều tội khác;

(2) Ngoài hành vi phạm tội mà Viện kiểm sát đã truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có căn cứ để khởi tố bị can hoặc bị cáo về một hay nhiều tội khác;

(3) Ngoài bị can hoặc bị cáo đã bị truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác liên quan đến vụ án, nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Lưu ý: Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

16

Trang 17

a) Trường hợp thuộc điểm a khoản 1 Điều này nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy có thể xét xử bị can hoặc bị cáo về một hay nhiều tội tương ứng bằng hay nhẹ hơn hoặc có thể xét xử bị can hoặc bị cáo ít tội hơn số tội mà Viện kiểm sát truy tố ;4

b) Đã có quyết định tách vụ án hoặc chưa có quyết định tách vụ án của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhưng có căn cứ để tách vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 170, khoản 2 Điều 242 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

c) Đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Điều 284 của Bộ luật Tố tụng hình sự 5

3 “Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng” (Điểm d khoản 1 Điều 280 BLTTHS; Điều 6 Thông tư 02/2017)

Cụ thể là các trường hợp sau đây:

(1) Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền;

(2) Không chỉ định, thay đổi hoặc chấm dứt việc chỉ định người bào chữa cho người bị buộc tội theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

(3) Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

(4) Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu của bị hại hoặc của người đại diện của bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

4 Trong giới hạn của việc xét xử (trình bày ở phần sau)

5 Điều 284 quy định về việc Tòa án yêu cầu VKS bổ sung tài liệu chứng cứ Đây là một quy định hoàn toàn mới so với BLTTHS năm2003 Cụ thể:

Điều 284 Yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ

1 Khi xét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án màkhông phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán chủ toạ phiên tòa yêu cầu Viện kiểmsát bổ sung.

2 Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ phải bằng văn bản, nêu rõ tài liệu, chứng cứ cần bổsung và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra văn bản yêu cầu.

3 Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sátgửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bổ sung Trường hợp Viện kiểm sát không bổsung được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.

17

Trang 18

(5) Nhập vụ án hoặc tách vụ án không đúng quy định tại Điều 170 hoặc Điều 242 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

(6) Không cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án cho người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền bào chữa, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác;

(7) Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can; chưa xác định được những đặc điểm quan trọng về nhân thân của bị can, bị cáo (tuổi, tiền án, tiền sự), lý lịch hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội (tên, địa chỉ, những vấn đề khác liên quan đến hồ sơ pháp lý của pháp nhân thương mại);

(8) Không có người phiên dịch, người dịch thuật cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt hoặc tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt; họ là người câm, người điếc, người mù theo quy định tại Điều 70 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

(9) Không từ chối tiến hành, tham gia tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong trường hợp quy định tại các điều 49, 51, 52, 53, 54, 68, 69 và 70 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

(10) Việc điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự;

(11) Biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà không chuyển cho Viện kiểm sát theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 88 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

(12) Chứng cứ để chứng minh đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt dẫn đến sai lệch hồ sơ vụ án;

(13) Việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

(14) Có căn cứ để xác định có việc bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật;

(15) Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ;

18

Trang 19

(16) Những trường hợp khác phải ghi rõ lý do trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Lưu ý: Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo 16 trường hợp trên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lơꄣi ích hơꄣp pháp của người tham gia tố tụng6;

b) Người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi nhưng khi thực hiện hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì họ đã đủ 18 tuổi.

4 Khi có căn cứ cho rằng bị can hoặc bị cáo phạm tội khác nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố (khoản 3 Điều 298 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Điều 7, Điều 9 Thông tư 02/2017).

Trường hợp này Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; Trong quyết định trả hồ sơ điều tra phải nêu rõ tội danh nặng hơn mà Tòa án đề nghị Viện kiểm sát truy tố lại; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.

2.3.2 Phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn xét xử để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Điều 13 Thông tư 02/2017 quy định Phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn xét xử để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung:

“1 Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ nếu thấy có một trong các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 của Thông tư liên tịch này thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trao đổi với Kiểm sát viên để có biện pháp khắc phục kịp thời hoặc có thể bổ sung được tại phiên tòa mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung Nếu Kiểm sát viên và Thẩm phán không thống nhất ý kiến, thì báo cáo lãnh đạo liên ngành xem xét cho ý kiến về việc giải quyết vụ án.

Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

6 Khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2017: Xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng là làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia tố tụng, có thể gây ra cho họ thiệt hại về vật chất, tinh thần;

19

Ngày đăng: 15/04/2024, 19:03

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w