1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối học kỳ luật tố tụng hình sự 01tạm giữ theo quy định của bltths năm 2015

17 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề 01 Tạm giữ theo quy định của BLTTHS năm 2015
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Hình Sự
Thể loại Tiểu luận cuối học kỳ
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 201,76 KB

Nội dung

Từ những điều luật và những quan điểm khác nhau được đúc kết, ta có thể đưa ra khái niệm của biện pháp ngăn chặn tạm giữ như sau: Trang 4 thú, đầu thú hoặc đối với ngừoi bị bắt theo qu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN CUỐI HỌC KỲ

MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỀ BÀI: 01

Tạm giữ theo quy định của BLTTHS năm 2015

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 3

I Khái quát chung về tạm giữ trong tố tụng hình sự 3

1 Khái niệm 3

2 Đặc điểm 4

II Quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn tạm giữ 5

1 Đối tượng bị áp dụng (khoản 1 Điều 117) 5

2 Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ (khoản 2 Điều 117) 6

3 Thủ tục tạm giữ (khoản 2, 3, 4 Điều 117) 7

4 Thời hạn tạm giữ (Điều 118) 8

5 Tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi 10

III Kiến nghị hoàn thiện quy định về tạm giữ 11

KẾT LUẬN 13

PHỤ LỤC 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

MỞ ĐẦU

Pháp luật là phương tiện không thể thiếu cho sự tồn tại, vận hành ổn định của một quốc gia bất kỳ, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội Hơn thế nữa, pháp luật còn đóng một vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ nhà nước, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi gây nguy hại cho xã hội Để làm được điều này một cách hiệu quả, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã quy định

rõ ràng về hệ thống các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với ngừoi thực hiện hoặc nghi ngờ thực hiện các hành vi phạm tội Trong đó, biện pháp ngăn chặn tạm giữ là một trong các biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc, có tính phòng ngừa cao và là biện pháp được áp dụng khá thường xuyên trên thực tế Tuy nhiên đây là biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người mà pháp luật bảo vệ như “quyền bất khả xâm phạm” hay “quyền tự do đi lại” (Hiến pháp năm 2013) Xuất phát từ những điều

này, tác giả mong muốn được tìm hiểu thêm và lựa chọn đề bài số 01: “Tạm giữ

theo quy định của BLTTHS năm 2015”.

NỘI DUNG

Nêu, phân tích, đánh giá quy định và nêu kiến nghị hoàn thiện

I Khái quát chung về tạm giữ trong tố tụng hình sự

1 Khái niệm

Hiện nay, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chưa đưa ra một quy định cụ thể nào về khái niệm của biện pháp tạm giữ mà chỉ nêu ra đối tượng áp dụng, người có thẩm quyền áp dụng, Vì vậy cũng có những khái niệm khác nhau được đưa ra bởi các nhà nghiêm cứu khoa học Từ những điều luật và những quan điểm khác nhau được đúc kết, ta có thể đưa ra khái niệm của biện pháp ngăn chặn tạm giữ như sau:

Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, do cơ quan và người có thẩm quyền theo pháp luật quy định, hạn chế quyền tự do thân thể và một số quyền con người khác trong một thời hạn nhất định đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự

Trang 4

thú, đầu thú hoặc đối với ngừoi bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án hình sự.

2 Đặc điểm

a, Biện pháp ngăn chặn tạm giữ mang tính cưỡng chế

Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn thể hiện sự cưỡng chế bắt buộc của nhà nước đối với người bị tạm giữ Sự bắt buộc đó thể hiện ở chỗ biện pháp ngăn chặn tạm giữ được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, do các

cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện và mang tính bắt buộc đối với tất cả đối tượng bị áp dụng Ngoài ra biện pháp tạm giữ còn hạn chế một số quyền cơ bản của con người mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định và công nhận Quyền con người bao gồm các nhóm quyền về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá và dân sự Người bị tạm giữ sẽ bị cách ly khỏi xã hội trong một thời gian ngắn, bị quản lý trong các cơ sở giam giữ, bị hạn chế một số quyền cơ bản như quyền “bất khả xâm phạm về thân thể” hay quyền “tự do đi lại” (Hiến pháp 2013) Việc hạn chế này nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi nguy hiểm cho xã hội

b, Biện pháp ngăn chặn tạm giữ mang tính cấp bách

Đây là một biện pháp ngăn chặn chỉ áp dụng trước khi khởi tố vụ án Tính cấp bách được thể hiện ở việc biện pháp thường được dùng ngay sau biện pháp bắt (trừ trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam), bởi nếu chỉ dừng lại ở biện pháp bắt, trong nhiều trường hợp cơ quan có thẩm quyền sẽ không xác định được ngay

có đủ căn cứ để khởi tố hay chưa, đủ căn cứ để tạm giam hay không Trường hợp này nếu không có biện pháp quản lý đối với đối tượng, đối tượng sau khi bị bắt có thể bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, hoặc tiêu huỷ chứng cứ hoặc có những hành vi khác gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ việc Do đó, yêu cầu đặt ra là cần có một biện pháp ngăn chặn ngay tức khắc đối với những trường hợp này

Trang 5

II Quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn tạm giữ

Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giữ tại hai điều: Điều 117 và Điều 118

1 Đối tượng bị áp dụng (khoản 1 Điều 117)

Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ có thể là ngưỡi bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc người bị bắt theo lệnh truy nã

Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thường bị tạm giữ vì trong hầu hết trường hợp khi quyết định giữ khẩn cấp, cơ quan điều tra đã xác định cần phải ngăn chặn việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ gây khó khăn trong quá trình điều tra, khám phá tội phạm Quy định này đã được thay đổi so với quy định của

Bộ luật năm 2003 (“người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” thay vì “người bị

bắt trong trường hợp khẩn cấp”) Việc thay đổi này nhằm phù hợp với quy định tại

Điều 110 Bộ luật năm 2015 “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp” Về cơ bản thì “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” với “bắt người trong trường hợp khẩn

cấp” không có sự khác biệt nào đáng chú ý, tuy nhiên việc thay đổi là cần thiết vì

nó đã gỡ rối được mâu thuẫn giữa Hiến pháp 2013 và Bộ luật năm 2003, nhằm

đảm bảo quy định tại khoản 2 Điều 20 Hiến pháp 2013: “Không ai bị bắt nếu

không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang ”.

Trong trường hợp người bị bắt khi phạm tội quả tang nhưng sự việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng, người bị bắt có nơi cư trú rõ ràng và không có hành động, biểu hiện sẽ cản trở việc điều tra thì không cần phải sử dụng biện pháp tạm giữ

Đối với người bị bắt theo lệnh truy nã, ngay sau khi lấy lời khai, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo cho cơ quan đã ra lệnh truy nã để cơ

Trang 6

quan này đến nhận người bị bắt Việc tạm giữ đối với người này chỉ đặt ra khi xét thấy cơ quan đã ra lệnh truy nã không thể đến ngay để nhận người bị bắt

Đối với trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ nhằm giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền có thời gian để thu thập chứng cứ tài liệu liên quan để xác minh tính chất, mức độ của hành vi phạm tội

2 Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ (khoản 2 Điều 117)

Khoản 2 Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự quy định những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại khoản 2 Điều 110 Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên mới có quyền ra lệnh tạm giữ Chính quyền và công an cấp xã, phường, thị trấn không có quyền tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự Vì vậy, khi nhận người

bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, Uỷ ban nhân dân

xã, phường hoặc thị trấn phải tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang, biên bản bắt người đang bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ

vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật, giải ngay người bị bắt hoặc báo cáo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền

Đáng chú ý, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung (so với Bộ luật năm 2003) thẩm quyền bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và tạm giữ Đó

là chủ thể thuộc Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, cụ thể gồm Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên

phòng, Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp

Trang 7

luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma tuý lực lượng Cảnh sát biển, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng Việc sửa đổi, bổ sung này để phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm xảy ra ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh, vùng hải đảo, xa cơ quan điều tra chuyên trách

3 Thủ tục tạm giữ (khoản 2, 3, 4 Điều 117)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, việc tạm giữ phải có quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, ngày và giờ bắt đầu

và hết hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật này Người bị tạm giữ được giữ một bản quyết định tạm giữ Ngoài ra, người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo cũng như giả thích quyền và nghĩa vụ của ngừoi

bị tạm giữ theo quy định tại Điều 59 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Khoản 4 Điều 177 Bộ luật này quy định trong thời hạn 12 ngày kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn Khi kiểm sát việc tạm giữ, nếu thấy việc tạm giữ không đúng pháp luật hoặc không cần thiết, Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ và yêu cầu người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người đang bị tạm giữ

Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ trong những trường hợp sau đây:

- Người bị tạm giữ không phải là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và không phải người phạm tội tự thú, đầu thú;

- Người bị tạm giữ chỉ có những vi phạm nhỏ với tính chất nguy hiểm cho

xã hội không đáng kể, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự;

Trang 8

- Người bị tạm giữ trong trường hợp phạm tội quả tang nhưng sự việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng, người bị tạm giữ có nơi cư trú rõ ràng và không

có biểu hiện sẽ trốn hoặc cản trở việc điều tra

Như vậy, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ trách nhiệm phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ (Bộ luật năm 2003 chỉ quy định yêu cầu chuyển quyền quyết định tạm giữ) là của người ra quyết định tạm giữ Quy đinh như vậy đã đặt ra yêu cầu phải nâng cao trách nhiệm đối với chủ thể ra quyết định tạm giữ và cả Viện kiểm sát trong việc đảm bảo thủ tục tạm giữ đúng quy định pháp luật cũng như trong công tác kiểm sát việc ra quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền

Ngoài ra, cụm từ “Viện kiểm sát cùng cấp” tại Điều 86, 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2003 đã được sửa đổi thành “Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền” trong khoản 4 Điều 117 và khoản 2 Điều 118 Bộ luật năm 2015 Quy định này vẫn thể hiện việc ra quyết định tạm giữ và gia hạn tạm giữ phải được thông qua Viện kiểm sát Sửa đổi này mang tính mở để giải quyết các trường hợp một số cơ quan có thẩm quyền tạm giữ nhưng lại không có “Viện kiểm sát cùng cấp”

4 Thời hạn tạm giữ (Điều 118)

Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người

bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú Quy định như vậy để đạt được mục đích của tạm giữ cũng như để hạn chế việc giữ người trái pháp luật

Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không vượt quá 03 ngày Những trường hợp cần thiết là những trường hợp sự việc xảy ra có nhiều tình tiết phức tạp, việc xác minh phải thực hiện ở nhiều

Trang 9

địa phương khác nhau hoặc cần thêm thời gian để làm rõ về hành vi, làm rõ căn cước, lí lịch của người bị tạm giữ

Đối với một số trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng cũng không được quá 03 ngày Thông thường thì đây là những trường hợp đối với những vụ án xâm phạm an ninh quốc gia và một

số vụ án hình sự khác có nhiều người tham gia, sự việc cần xác minh rất phức tạp mặc dù đã gia hạn lần đầu nhưng vẫn chưa thể làm rõ được sự việc

Như vậy, thời hạn tạm giữ tối đa đối với một người là 09 ngày

Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ

sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn Trong trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn thì cơ quan đã ra lệnh tạm giữ phải trả tự do ngay cho người đang bị tạm giữ sau khi hết hạn tạm giữ trước đó

Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ để khởi tố bị can thì cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho ngừoi bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ

Thời gian tạm giữ được trừ vào thời gian tạm giam Thời hạn tạm giữ hạn chế quyền của công dân nên được tính trừ vào thời hạn tạm giam theo nguyên tắc một ngày tạm giữ tương đương với một ngày tạm giam Trường hợp người tạm giữ sau đó không bị tạm giam thì khi toà án quyết định hình phạt tù đối với bị cáo, thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù theo nguyên tắc một ngày tạm giữ bằng một ngày tù Trong trường hợp tạm giữ và tạm giam liên tục hoặc không liên tục với nhau, thời hạn tạm giữ đều phải được trừ vào thời hạn tạm giam để điều tra Nếu tạm giam liên tục với tạm giữ thì thời hạn tạm giam được tính tiếp ngày cuối cùng của thời hạn tạm giữ, không tính trùm thời hạn tạm giam

Trang 10

lên thời hạn tạm giữ Khi tính thời hạn tạm giữ thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong quyết định Do đó, khi tính thời hạn tạm giữ phải căn cứ vào thời hạn thực tế được ghi trong quyết định tạm giữ và tính liên tục cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết) nếu thời hạn tạm giữ trùng với các ngày nghỉ

Khi hết thời hạn tạm giữ, nếu không có đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả

tự do ngay cho người đã bị tạm giữ Đây là trường hợp không cần gia hạn tạm giữ hoặc đã gia hạn tạm giữ lần thứ nhất hoặc lần thứ hai nhưng vẫn không đủ căn cứ

để xác định người bị tạm giữ đã thực hiện tội phạm thì phải trả tự do cho họ ngay lập tức

Các quy định về thời hạn tạm giữ trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã giải quyết được vướng mắc của Bộ luật năm 2003 khi có một số chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ nhưng thời hạn tạm giữ đối tượng của các chủ thể lại không được tính vào thời hạn tạm giữ Ngoài ra Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng đã bổ sung trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú trong quy định về thời hạn tạm giữ mà trước đấy Bộ luật năm 2003 đã bỏ lọt

5 Tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi

Trong các trường hợp tạm giữ thì người bị tạm giữ là người dưới 18 tuổi (hay còn gọi là người chưa thành niên) có những đặc điểm riêng nhất định Vì vậy, trước đây trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng đã quy định những điều kiện riêng là căn cứ mà khi thoả mãn cả căn cứ chung và căn cứ riêng này thì cơ quan có thẩm quyền mới có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ đối với họ Thực tiễn cho thấy việc áp dụng những quy định này có mang lại hiệu quả, góp phần giải quyết những vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội một cách tốt hơn, tuy nhiên bên cạnh đó, các quy định này chưa thực sự hoàn thiện và chưa phù hợp với tình hình hiện tại Do đó, để đảm bảo đúng tinh thần của Công ước quốc tế về quyền trẻ em cũng như để phù hợp với những quy định mới của Bộ luật tố tụng

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w