Quy định mỗi các nhân phải xin phép nhà nước trước khi livestream là vi phạm quyền tự do ngôn luận1.1.Tầm quan trọng của việc tự do ngôn luận trong xã hội hiện đạiĐiều 25 Hiến pháp 2013
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-BÀI TẬP NHÓM
MÔN HỌC: LUẬT HIẾN PHÁP
ĐỀ BÀI: Để quản lý thông tin, phát ngôn trên internet, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước Bằng kiến thức Luật hiến pháp hãy đưa ra các luận điểm để
phản đối quy định trên.
Hà Nội - 2023
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm:
Lớp:
Chủ đề tranh biện: Để quản lý thông tin, phát ngôn trên internet, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước Bằng kiến thức Luật hiến pháp hãy đưa ra các luận điểm để phản đối quy định trên 1 Kế hoạch làm việc của nhóm 1 :………
………
………
………
………
2 Phân chia công việc và họp nhóm
S
T
T
Họ và tên Công
việc thực hiện
Tiến độ thực hiện (đúng hạn) Mức độ hoàn thành Họp nhóm
Kết luận Xếp loại 2
Ký tên
Có Khô
ng Tốt
Trun g bình
Khô ng tốt
Tha m gia đầy đủ
Tích cực sôi nổi
Đón g góp nhiề
u ý tưởn g
1 Đỗ Quỳnh
Chi
2 Võ Hà Chi
3
Nguyễn
Đức
Cường
1
Trình bày rõ ý tưởng và các bước để hoàn thành công việc nhóm
Trang 34 Trà GiangNguyễn
5 NguyễnThu Hà
6 Trần MinhHà
Hà Nội, ngày……tháng….năm 2023
Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4CMT8 Cách mạng tháng 8
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự
và chính trị UDHR Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế
Trang 5MỤC LỤC
MỞ BÀI 1
1 Quy định mỗi các nhân phải xin phép nhà nước trước khi livestream là vi phạm quyền tự do ngôn luận 2
1.1 Tầm quan trọng của việc tự do ngôn luận trong xã hội hiện đại 2 1.2 Sự gia tăng của livestream và các vấn đề pháp lý liên quan 3
2 Việc ban hành quy định như trên là đi ngược lại với chế độ chính trị của Việt Nam 5
LỜI KẾT 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 6MỞ BÀI
Ngày nay, livestream trở thành xu hướng phổ biến, cho phép người dùng truyền tải video trực tiếp về cuộc sống hàng ngày, sự kiện và ý kiến cá nhân, trở thành một phương tiện biểu đạt của con người trong thời kì hội nhập và phát triển Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, hiện nay một số phát ngôn, thông tin được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội chưa thực sự phù hợp Để quản lý điều đó, cơ quan có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước Vấn đề này đã trở thành một chủ đề nóng hổi, gây ra nhiều tranh cãi
Trong bài luận này, chúng tôi đề cập đến góc nhìn lập luận phản đối quy định này của cơ quan nhà nước, việc áp dụng quy định trên còn tồn tại rất nhiều bất cập gây cản trở không hề nhỏ đối với sự phát triển của mỗi con người khi mạng xã hội đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, có tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và phát triển của Việt Nam
Trang 71 Quy định mỗi các nhân phải xin phép nhà nước trước khi livestream là vi phạm quyền tự do ngôn luận
1.1.Tầm quan trọng của việc tự do ngôn luận trong xã hội hiện đại
Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền quan trọng được Việt Nam cũng như các tổ chức nhân quyền trên thế giới đề cao trong suốt nhiều thập kỷ qua
“Quyền tự do ngôn luận và biểu đạt” (freedom of opinion and expression) làn đầu tiên được ghi nhận trong trong Điều 19 UDHR (Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền) Theo điều này mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến;
kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn về biên giới”.Nội dung của Điều 19 UDHR sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các điều Điều 19 và 20 ICCPR Theo điều
19 ICCPR, mọi người có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp Mọi người có quyền tự do ngôn luận Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ (các khoản
1 và 2) Khoản 3 điều này xác định quyền tự do biểu đạt “phải được thực hiện kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt” Vì vậy quyền này có thể phải chịu một số hạn chế để: a) tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác và; b) để bảo
vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sự bình yên hoặc đạo đức xã hội.3
Ở Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tầm nhìn vượt thời đại là người đã đặt nền móng cho quyền tự do ngôn luận Trong bản “Yêu sách của nhân dân An
3
Văn phòng thường trực về nhân quyền (2012), Vấn đề nhân quyền trong khuôn khổ pháp luật quốc tế và Việt Nam,
Hà Nội, tr.16
2
Trang 8Nam” mà Bác gửi tới Hội nghị Véc - xai ngày 18/06/1919 nói rõ: “Trong khi chờ cho nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực lý tưởng chuyển vào lĩnh vực hiện thực do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc được thừa nhận thật sự, nhân dân nước An Nam trước kia, nay là xứ Đông - Pháp, xin trình với các quý Chính phủ trong Đồng minh nói chung và với Chính phủ Pháp đáng kính nói riêng, những yêu sách khiêm tốn sau đây: 3 Tự do báo chí và tự do ngôn luận” Kế thừa và phát huy tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh, nước ta xuyên suốt chiều dài lịch sử từ khi CMT8/1945 thắng lợi cho đến nay đều đề cao vai trò của quyền tự do ngôn luận Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam, quyền này được nói rõ tại điều 10: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” Tương tự, trong Hiến pháp năm 1992 (Điều 69) và gần nhất là Hiến pháp năm 2013 (Điều 25) đều đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân Tuy nhiên, song song với đó, để đảm bảo tự do cho người này mà không xâm hại đến quyền của người khác, tất yếu phải có quy định của pháp luật Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự
do Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do
tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý.”
1.2.Sự gia tăng của livestream và các vấn đề pháp lý liên quan
1.2.1 Livestream trong đời sống hiện đại
Livestream là phương thức truyền dữ liệu trực tuyến để phát cho người xem trên internet mà không cần ghi lại hoặc lưu trữ trước Nhờ sự tiện lợi, độ phủ sóng rộng rãi cũng như tính năng kết nối ở đa nền tảng, livestream đang dần trở thành một hình thức kết nối phổ biến trong nhiều lĩnh vực như bán hàng, giải trí, mua sắm,…Trong đó, theo báo cáo Vietnam Streaming Report and Predictation 2020 –
2025, lượng livestream ở Việt Nam năm 2021 tăng gấp 3,24 lần so với năm 2017
Trang 9Đặc biệt, doanh thu trong ngành công nghiệp livestream năm 2017 mới chỉ đạt 50 triệu USD đã tăng thêm 112 triệu và cán mốc 162 triệu USD vào năm 2021 Con
số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt bậc và đạt 300 triệu USD vào năm 20254
1.2.2 Việc xin phép cơ quan nhà nước để được livestream là vi phạm nhân quyền theo góc độ pháp lý
Dù khác nhau về hình thức, mục đích của livestream cũng giống như những bài viết hay video trên các nền tàng truyền thông khác đó là truyền tải thông tin tới người xem Như vậy, livestream là hoàn toàn hợp pháp và nằm trong khuôn khổ của nhân quyền – đó chính là quyền tự do ngôn luận đã được quy định rõ theo Điều 25, Hiến pháp 2013
Thế nhưng, người ta đặt ra một câu hỏi, đó là liệu những người livestream
có đang lấy quyền tự do ngôn luận làm “lá chắn” cho những phát ngôn của mình hay không Tuy nhiên, có thể thấy, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân Điều 15 Hiến pháp 2013 quy định rõ: “1 Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; 2 Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; 3 Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; 4 Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”
Như vậy, livestream thuộc quyền tự do ngôn luận của nhân dân, nhưng để đảm bảo tự do cho người này mà không phương hại đến người khác ắt phải có quy định của pháp luật.“Quyền tự do ngôn luận phải tuân theo pháp luật và các giá trị đạo đức Tự do ngôn luận cần tôn trọng các quyền tự do khác như quyền được sống, quyền được bảo vệ về nhân phẩm và danh dự, quyền tôn trọng đời sống riêng tư…Các quyền này có thể hạn chế tự do ngôn luận trong những hoàn cảnh cụ thể.”5Đối với những cá nhân xúc phạm danh dự người khác hoặc vi phạm vào
4Statista (2022), “Vietnam Streaming Report and Prediction 2020 – 2025”, Market Report,
https://marketreport.io/streaming-in-vietnam-report#mcetoc_1fv9p1jekb (truy cập 05/12/2023)
5
Lê Minh Dũng (2016), “Cơ sở pháp lý của quyền tự do ngôn luận”, Tạp chí Nghề luật(1), tr.39
4
Trang 10những điều luật trên livestream, không thể nói là họ hưởng quyền tự do ngôn luận
và không phạm luật Lấy ví dụ như vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng: “Theo hồ sơ
vụ án, từ khoảng tháng 3/2021, thông qua các tài khoản mạng xã hội, Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn trực tiếp về chuyện bí mật đời tư và những nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của 10 cá nhân, gồm:
Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sỹ Hoài Linh), Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sỹ Vy Oanh), bà Ðặng Thị Hàn Ni (nhà báo, thạc sỹ luật Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sỹ Ðàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sỹ Thủy Tiên) cùng chồng là
Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP HCM), bà Ðinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà Quá trình điều tra, Nguyễn Phương Hằng thừa nhận hành vi phạm tội.”6 Trong trường hợp này, bị cáo Nguyễn Phương Hằng bị tuyên án 3 năm tù về tội” lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”theo khoản 2 điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015(sửa đổi bổ sung năm 2017) Qua đó cho thấy, những người không làm theo đúng nghĩa vụ của công dân
và vi phạm pháp luật bởi những phát ngôn của bản thân thì không được hưởng quyền tự do ngôn luận
Như vậy, quyền tự do ngôn luận không có nghĩa là tự do muốn nói bất cứ thứ gì mà nó vẫn phải trong khuôn khổ cho phép dựa theo Hiến pháp và những điều luật đã ban hành Vì vậy, việc cơ quan có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước
là không cần thiết cũng như vi phạm quyền tự do ngôn luận của nhân dân
2 Việc ban hành quy định như trên là đi ngược lại với chế độ chính trị của Việt Nam
Hiến pháp năm 2013 tại điều 2 quy định: (1) Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân
6 Thanh Lâm (2023), “VKSND TP.HCM hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Phương Hằng và các đồng phạm”,
Tạp chí điện tử kiểm sát, https://kiemsat.vn/vksnd-tp-hcm-hoan-tat-cao-trang-truy-to-bi-can-nguyen-phuong-hang-va-cac-dong-pham-66049.html (truy cập 08/11/2023)
Trang 11dân, vì Nhân dân (2) Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Ngoài ra điều 3 cũng quy định rằng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.” Có thể thấy nhân dân đóng vai trò chủ đạo trong việc nắm giữ quyền lực nhà nước, nhân dân trao quyền cho nhà nước để nhà nước thực hiện chức năng quản lí xã hội và điều này mang đậm tính dân chủ trong nhà nước xã hội chủ nghĩa Vậy đặt trong tình huống mỗi cá nhân phải xin phép nhà nước mới được livestream thì nhà nước chưa thực
sự đảm bảo được quyền cơ bản của nhân dân, cụ thể là quyền tự do ngôn luận
Bên cạnh đó, quyền lực nhà nước được sinh ra nhằm quản lí xã hội và giải quyết những công việc chung, nhưng trong quá trình hoạt động, quyền lực nhà nước rất dễ bị tha hóa và trở thành công cụ thỏa mãn lợi ích của những người nắm giữ quyền lực, đi ngược lại với lợi ích của Nhân dân Trên thực tế tình trạng tham
ô, lãng phí, tham nhũng tại Việt Nam đã diễn ra trong nhiều thập niên qua, xảy ra trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và ở tất cả các ngành, các cấp Bởi vậy việc mỗi
cá nhân trước khi livestream đều phải xin giấy phép của nhà nước cần có quá nhiều giấy tờ liên quan và còn khá nhiều bất cập trong quá trình xử lý những giấy phép
ấy Thứ nhất, việc các tổ chức, doanh nghiệp ở các nền tảng khác nhau điển hình như Tiktok, Instagram, đã phải đăng ký sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông theo đúng quy định của nhà nước đồng thời những người sử dụng dịch vụ trên các nền tảng đều đã đăng kí ID và thông tin cá nhân vì thế việc mỗi cá nhân cần có giấy cấp phép mới được livestream là điều không cần thiết Thứ hai, khi nhà nước ban hành quy định mới cần có đủ nhân lực, cán bộ trong cơ quan nhà nước để thực hiện chức năng xử lý văn bản, giấy tờ liên quan đến dịch vụ livestream điều này dẫn đến việc đầu tư, lãng phí nguồn nhân lực của quốc gia Thứ ba, trong quá trình
6
Trang 12vận hành vẫn còn tồn tại những nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quy định, cụ thể nhà nước là cơ quan có thẩm quyền nhưng một số ít những người nắm quyền lực có tình trạng lạm quyền Một giả thiết được đặt ra, khi nhân dân xin được cấp phép livestream bên phía nhà nước lại chỉ thông qua những livestream có lợi cho mình (việc tư và công) và giữ kín lại những thông tin gây bất lợi cho phía nhà nước Thứ tư, vấn đề xin cấp phép của mỗi cá nhân người dân đều có khả năng
bị “tham nhũng vặt” bởi cán bộ trong nhà nước Tại Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ tại Đại hội XIII của Đảng đã nêu: “Tham nhũng trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi; tình trạng nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến, gây bức xúc trong xã hội… Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”7 Mỗi khi người dân, doanh nghiệp đi xin giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất, đi khám bệnh, xin cho con đi học, hoặc chuyển trường, xin vốn đầu tư, dự án xây dựng… đều phải có “lót tay”, “bôi trơn” thì mọi việc mới nhanh chóng Với mỗi người dân, ai cũng mong muốn giấy tờ của mình khi nộp lên cơ quan nhà nước đều được xử lý nhanh nhất có thể để họ có thể tiếp tục làm công việc cá nhân của mình Nắm bắt được tâm lý đó, không ít những cán
bộ nhà nước cố tình trì trệ thông qua giấy tờ để có được chút “tâm ý” của người dân Điều này vô hình chung gây nên tình trạng “tham nhũng vặt” - theo đúng cái tên mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi
Chung quy lại, quy định cần được cấp phép của nhà nước thì mỗi cá nhân mới được livestream có nhiều bất cập trong quá trình vận hành và nhà nước nên thực hiện đúng theo điều 56 Hiến pháp 2013: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước.”
7 Lê Xuân Lịch (2022), “Tình hình tham nhũng ở Việt Nam”, Trang tin điện tử ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí
Minh, https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/12523-bai-2-tinh-hinh-tham-nhung-o-viet-nam.html (truy cập 05/11/2023)