BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM Môn: Luật Hiến Pháp Đề số 1: Nhóm 1 Quan điểm ủng hộ – Lớp 4824 MỤC LỤC: Để quản lý thông tin, phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà nướ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM Môn: Luật Hiến Pháp
Đề số 1:
Nhóm 1 (Quan điểm ủng hộ) – Lớp 4824
MỤC LỤC:
Để quản lý thông tin, phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước Bằng kiến thức Luật hiến pháp hãy đưa ra các luận
điểm để ủng hộ/phản đối quy định trên
Trang 2ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1 Giải thích khái niệm liên quan 1
2 Đặt vấn đề 1
3 Quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép livestream 2
PHẦN 2: NỘI DUNG 3
1 Luận điểm 1: Việc ban hành quy định người nào muốn livestream phải xin phép cơ quan nhà nước sẽ góp phần hạn chế các thông tin xấu, độc hại trên không gian mạng 3
1.1 Căn cứ pháp lý: 3
1.2 Thực trạng: 3
1.3 Lập luận: 4
2 Luận điểm 2: Việc ban hành quy định người nào muốn livestream phải xin phép cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo các quyền con người 4
2.1 Cơ sở pháp lý: 4
2.2 Thực trạng: 5
2.3 Lập luận: 5
3 Luận điểm 3: Việc ban hành quy định người nào muốn livestream phải xin phép cơ quan nhà nước góp phần giúp công tác kiểm tra, quản lý của nhà nước hiệu quả và dễ dàng hơn 6
3.1 Căn cứ pháp lý: 6
3.2 Thực trạng: 6
3.3 Lập luận: 7
4 Luận điểm 4: Việc ban hành quy định người nào muốn livestream phải xin phép cơ quan nhà nước thể hiện sự đồng thuận tinh thần với các quy định của Luật An ninh mạng và Luật An toàn thông tin mạng hiện hành 7
4.1 Đồng thuận về tinh thần với quy định của Luật An ninh mạng 7
4.2 Đồng thuận tinh thần với quy định của Luận An toàn thông tin mạng 8
PHẦN 3: KẾT LUẬN 8
Trang 3Tài liệu tham khảo:
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm 1: Đội ủng hộ
Chủ đề tranh biện: Để quản lý thông tin, phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước Bằng kiến thức Luật hiến pháp hãy đưa ra các luận điểm để ủng hộ/phản đối quy định trên.
1 Kế hoạch làm việc của nhóm
Buổi họp đầu tiên của nhóm 1, các bạn đều tự nêu ra những luận điểm ủng hộ Cuối buổi cả nhóm tổng hợp lại các luận điểm, sau đó chia thành các tiểu nhóm nghiên cứu và phân tích và các căn cứ pháp lý, hiện tượng thực tế để chứng minh cho luận điểm
Buổi họp thứ hai, các tiểu nhóm trình bày luận điểm, luận cứ, minh chứng của mình để các thành viên còn lại góp ý Khi các luận điểm đã được bổ sung và hoàn thiện, chúng em bắt đầu viết thành bài để tiến đến hoàn thiện bản cứng
Ở buổi họp thứ ba, cả nhóm đưa ra quan điểm trong vai đội phản đối, sau đó thảo luận để đưa ra quan điểm phản biện Đồng thời chỉnh sửa nội dung đến hình thức bản mềm để in bản cứng
Ở buổi họp cuối, nhóm 1 tự chia nhóm thành bên ủng hộ và phản đối, tổ chức diễn tập tranh biện nội bộ trong nhóm để rèn luyện cho buổi tranh biện chính thức
2 Phân chia công việc và họp nhóm
ST
T
Họ và
tên
Công việc thực hiện
Tiến độ thực hiện (đúng hạn)
Mức độ hoàn thành Họp nhóm Kết
luận Xếp loại
Ký tên
Có Không Tốt Trung
bình
Không tốt
Tha
m gia đầy đủ
Tích cực sôi nổi
Đóng góp nhiều ý tưởn g
1 Nguyễn
Thị
Phương
Anh
Nhóm trưởng, làm luận
Trang 4điểm
4, viết bản cứng
2 Nguyễn
Mai
Chi
Làm luận điểm
3, viết bản cứng, làm pp
Đinh
Châu
Anh
Làm luận điểm 2
4 Lê Thị
Hồng
Ánh
Làm luận điểm 1
5 Nguyễn
Phương
Anh
Làm lời mở đầu và kết luận
6 Nguyễn
Thị
Kim
Anh
Làm lời mở đầu và kết luận
7 Phạm
Thị
Thu
Anh
Làm lời mở đầu và kết luận
8 Huỳnh
Minh
Châu
Làm luận điểm 2
9 Lê
Khắc
Công
Làm luận điểm
Trang 54, viết bản cứng
10 Nguyễn
Thanh
Hải
Duyên
Làm luận điểm 1
Hà Nội, ngày……tháng….năm 2023
Nhóm trưởng
Trang 6PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.Giải thích các khái niệm liên quan
“Internet”: là một hệ thống thông tin toàn cầu gồm nhiều mạng máy tính
liên kết với nhau
“Livestream”: Phát trực tiếp (livestream) là tính năng cho phép người dùng
internet đồng thời ghi lại và truyền tải video trực tuyến trong thời gian thực
“Streamer”: là những người thực hiện công việc phát sóng trực tiếp cho
người xem thông qua một nền tảng phát sóng trực tuyến có thể kết nối
“Cơ quan nhà nước”: là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ
chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước
“Xin phép”: thường liên quan đến việc yêu cầu sự cho phép, sự đồng ý, hoặc
quyết định của một cơ quan, tổ chức, hay cá nhân khác Trong đó quá trình xin phép cơ quan chức năng thường đòi hỏi việc làm một đơn đề nghị hoặc đơn xin phép để có được quyền hoặc chấp thuận cần thiết
“Cấp phép”: là quá trình mà một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu sự
chấp thuận hoặc giấy phép từ một cơ quan quản lý cụ thể để thực hiện một hoạt động nào đó
2 Đặt vấn đề
Trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, mạng internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người Tuy nhiên các hoạt động trên không gian mạng hiện nay đã và đang đem lại nhiều tác động tiêu cực tới trật tự,
an toàn xã hội
Trong đó phải kể đến tính năng livestream, một tính năng hữu ích, tăng khả năng kết nối và tương tác của nhiều người dùng với nhau, đã và đang có ảnh hưởng lớn tới xã hội Nhưng một bộ phận người dùng hiện đang lợi dụng tính năng livestream để lan truyền những giá trị tiêu cực, ảnh hưởng đến không gian mạng nói riêng và trật tự, an toàn xã hội nói chung Điều này đòi hỏi các cơ quan nhà nước cần có quy định cụ thể đối với hành vi livestream
Dựa trên phương diện pháp lý và thực tiễn, có thể chứng minh được rằng đề
xuất “Để quản lý thông tin, phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà nước có thẩm
Trang 7quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước” là hoàn toàn có cơ sở, hợp lý, phù hợp với xu
hướng hiện nay ở trong nước và cả quốc tế Đứng trên quan điểm ủng hộ cho đề xuất đó, dựa vào Kiến thức về bộ môn Luật Hiến Pháp và tham khảo từ nhiều tài liệu khác, nhóm 1 đưa ra bốn luận điểm để ủng hộ như sau:
1 Việc ban hành quy định người nào muốn livestream phải xin phép cơ quan nhà nước góp phần hạn chế các thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội
2 Việc ban hành quy định người nào muốn livestream phải xin phép cơ
quan nhà nước nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của con người
3 Việc ban hành quy định người nào muốn livestream phải xin phép cơ quan nhà nước góp phần giúp công tác kiểm tra, quản lý của nhà nước hiệu quả và
dễ dàng hơn
4 Quy định về việc livestream cần xin phép cơ quan chức năng còn thể hiện
sự đồng thuận tinh thần với các quy định của Luật An ninh mạng và Luật An toàn thông tin mạng hiện hành
3 Quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép livestream
Nhằm mục đích giúp cho người đọc hiểu rõ hơn quan điểm “Người nào
muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước” từ đó có cái
nhìn đúng đắn, toàn diện về những luận điểm nhóm 1 đưa ra, quy trình xin phép cơ quan nhà nước và thủ tục cấp giấy phép livestream được nhóm 1 giải thích sẽ diễn
ra như sau :
Chủ tài khoản livestream sẽ phải thực hiện các thủ tục cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến lĩnh vực mà họ livestream : giải trí, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, giáo dục… Sau đó làm thủ tục đăng ký tại Sở Thông tin và truyền thông nơi họ cư trú/tạm trú Trong giấy xin phép sẽ bao gồm :
Thông tin cá nhân: Tên, tuổi, giới tính, quốc tịch, nơi ở hiện tại, số điện thoại liên hệ
Thông tin hoạt động livestream: Thời gian từ ngày/tháng/năm đến
ngày/tháng/năm; Số lần livestream trong khoảng thời gian đó; Địa điểm, thời gian, thời lượng, nội dung hoạt động trên sóng của mỗi lần livestream
Trang 8Cam kết : Chủ thể đăng ký thực hiện hoạt động livestream tuân thủ các quy định của pháp luật về việc livestream trên mạng xã hội và các nền tảng khác (Các quy định cụ thể về nội dung livestream, quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia vào hoạt động livestream sẽ dựa trên văn bản quy phạm pháp luật riêng điều chỉnh hoạt động livestream của Chính phủ ban hành)
Hình thức xin cấp phép : Làm thủ tục trực tiếp tại Sở Thông tin và truyền thông nơi họ cư trú/tạm trú; Gửi giấy tờ liên quan/thông tin cá nhân qua đường bưu chính; Làm thủ tục trên ứng dụng/trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông
Thời gian phê duyệt: 15 ngày từ ngày Sở Thông tin và truyền thông nhận được đơn xin cấp giấy phép livestream từ chủ thể hoạt động livestream
PHẦN 1: NỘI DUNG
1 Luận điểm 1: Việc ban hành quy định người nào muốn livestream phải xin phép cơ quan nhà nước góp phần hạn chế các thông tin xấu, độc hại trên không gian mạng
1.1 Căn cứ pháp lý:
Theo Điều 46 Hiến pháp 2013: “ Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp
và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”
1.2 Thực trạng:
Mặc dù trong Hiến pháp đã quy định, nhưng một số cá nhân vẫn có hành vi livestream ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội Cụ thể :
Những phát ngôn sai sự thật: Ngày 4/3/2021, mạng xã hội lan truyền video
bà Nguyễn Phương Hằng đã có phát biểu về việc Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận
“bao che” cho ông Võ Hoàng Yên trong hoạt động chữa bệnh Đây là những phát ngôn là sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận
Phơi bày hình ảnh nhạy cảm: Chương trình Chuyển động 24h từng phản ánh
về tình trạng, ứng dụng livestream có tên Bigo liên tục chia sẻ những hình ảnh
Trang 9những cô gái trẻ được gọi là idol thực hiện những động tác khoe thân phản cảm trong trang phục ít vải nhất có thể Càng có nhiều người xem, khoe thân càng lâu thì những idol này lại càng được nhiều tiền
Phát tán thông tin mang tính kích động, bạo lực: Mạng xã hội đã xuất hiện hàng loạt những "giang hồ mạng” như Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng, Khánh Sky… Thường xuyên có lời nói chửi bới, thô tục đến hành vi ngông nghênh, kích động trên livestream nhưng lại được một bộ phận giới trẻ hưởng ứng, trở nên nổi tiếng
Thực hiện hành vi phạm pháp: Tài xỉu, cá độ, xóc đĩa, bắn cá được quảng cáo công khai bằng cách gắn link vào những livestream Hay livestream một ván
cờ bạc, kêu gọi người xem like và bình luận, để lại số tài khoản, ai thực hiện nhiều
sẽ được tặng tiền thẳng vào tài khoản
Nhìn chung, những hành vi lệch chuẩn trên đã dẫn tới những hệ lụy khó lường, ảnh hưởng xấu tới những giá trị văn hóa, nhân văn của dân tộc
1.3 Lập luận
Trước tình hình này, việc ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước sẽ đặt ra những quy tắc, chuẩn mực nhất định về nội dung livestream trong khâu kiểm duyệt thuộc quá trình xin cấp phép Đây cũng là rào cản pháp lý thúc đẩy tính trách nhiệm của người livestream
tự điều chỉnh lời nói đến hành vi, để họ nhận thức những nội dung xấu, độc hại là hành vi vi phạm pháp luật
2 Luận điểm 2: Việc ban hành quy định người nào muốn livestream phải xin phép cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của con người
2.1 Căn cứ pháp lý:
Theo Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến Pháp và pháp luật”.
Trang 10Theo Khoản 4 Điều 15 Hiến pháp 2013: “Việc thực hiện quyền con người,
quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
2.2 Thực trạng:
Một số chủ thể livestream có lời nói, hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân: Mạng xã hội từng xôn xao việc nữ streamer Milona vô tư phát ngôn trên livestream mang tính xúc phạm tới những lãnh đạo cấp cao ngay trên sóng trực tuyến, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Bên cạnh đó, một số người livestream với mục đích kinh doanh đang có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng: Hiện nay pháp luật Việt Nam không yêu cầu các chủ thể bán hàng theo phương thức
livestream phải xin giấy phép gì, dẫn đến tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm bẩn Điển hình là vụ việc ngày 2/11/2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã bắt quả tang tổng kho hàng giả nhãn hiệu cao cấp khi nhân viên đang chốt đơn trên livestream Cụ thể, tài khoản Facebook cá nhân có tên “Ngọc Quyên Gia Lai”, có hàng trăm nghìn người theo dõi, kinh doanh các mặt hàng nước hoa, giày, dép, túi, ví, mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu lớn, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu
Nhiều hình thức livestream xâm phạm quyền tác giả: Theo khảo sát của báo Dân trí, cứ mỗi trận đấu của giải đấu World Cup, trên Facebook lẫn Youtube xuất hiện nhiều website bất chấp việc vi phạm bản quyền truyền hình, livestream các trận bóng như vatvo.tv, xoilac.tv, tv.101vb.com… v.v
2.3 Lập luận
Theo đó, việc quy định người nào muốn livestream phải xin phép cơ quan nhà nước sẽ đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của con người Cụ thể:
Bảo vệ danh dự, uy tín nhân phẩm cho mọi người trên không gian mạng: Với việc áp dụng quy định này sẽ ngăn chặn được những livestream nhằm mục đích tấn công người khác, chủ thể livestream phải căn cứ vào những quy định về nội dung đã cam kết trong giấy xin phép để điều chỉnh lời nói đến hành vi chuẩn mực, không xúc phạm, bôi nhọ danh dự, uy tín của người mà họ nhắc đến
Trang 11Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng: Chẳng hạn như Trung Quốc đã sớm đưa ra những quy định riêng về việc đăng ký và cấp giấy phép đối với người bán hàng qua livestream Cụ thể, người bán với tư cách là người kinh doanh thương mại điện tử sẽ phải thực hiện các thủ tục đăng ký tại Cục quản lý thị trường địa phương Người bán khi thực hiện hoạt động kinh doanh phải được cấp giấy phép kinh doanh, có bằng cấp và giấy phép tương ứng với hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ cung ứng Đối với chủ thể kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thương hiệu thì phải cung cấp đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu, hợp đồng sử dụng nhãn hiệu Thực tiễn này đòi hỏi Việt Nam cần có quy định quản lý hoạt động kinh doanh qua livestream để bảo vệ quyền lợi cho người mua hàng
Bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ của con người: Mặc dù hiện nay các nền tảng mạng xã hội hay ứng dụng có chức năng livestream có quy định và hình thức xử lí đối với hành vi livestream vi phạm bản quyền, nhưng việc xử lí diễn ra còn chậm và chưa đủ nghiêm ngặt Quy định nghiêm cấm nội dung
livestream xâm phạm đến quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung mà chủ thể livesstream phải cam kết trong giấy xin phép để được cấp phép, dựa trên những điều mà họ đã cam kết, các chủ thể phải có ý thức tuân thủ nhằm hạn chế tối đa các hành vi vi phạm đến quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ con người được pháp luật bảo hộ
Như vậy, việc ban hành quy định về việc livestream cần phải xin phép cơ quan nhà nước là nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người trên không gian mạng nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung
3 Luận điểm 3: Việc ban hành quy định người nào muốn livestream phải xin phép cơ quan nhà nước góp phần giúp công tác kiểm tra, quản lý của nhà nước hiệu quả và dễ dàng hơn
3.1 Căn cứ pháp lý:
Khoản 2, Điều 14 : “ Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn
chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng ”.
3.2 Thực trạng :