Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
- Hiện nay, sinh viên đang sử dụng mạng xã hội Facebook như thế nào?
- Việc sử dụng facebook ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến triển vốn xã hội của sinh viên?
- Tác động tích cực của Facebook đến quá trình tiến triển vốn xã hội của sinh viên: thúc đẩy quá trình tương tác xã hội, hỗ trợ tương tác trong việc trao đổi thông tin, cung cấp thông tin đa chiều, phong phú cho sinh viên; giúp cho việc trao đổi, nắm bắt thông tin được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, đồng thời giúp mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội của sinh viên
- Tác động tiêu cực của Facebook: giảm khả năng giao tiếp thực, dễ bị ảnh hưởng bởi những dư luận trên mạng, giảm khả năng xử lý tình huống, khó chia sẻ các vấn đề của mình trong thực tế; ảnh hưởng đến tâm lý khẳng định mình, khả năng hoàn thiện bản thân trong thực tế; nhiều thói quen tốt bị mất đi và thay vào đó bởi nhiều thói quen không tốt; gây Lãng phí thời gian
- Sinh viên nữ thường sử dụng các mối quan hệ trên Facebook để học tập, tìm kiếm nơi ở, mua sắm nhiều hơn sinh viên nam
- Sinh viên thuộc khối khoa học xã hội sử dụng các mối quan hệ xã hội trênFacebook để phục vụ việc học tập, tìm kiếm nhà ở, kết bạn mới tốt hơn sinh viênKhối kỹ thuật.
Phương pháp nghiên cứu
7 1 Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu trên các sách báo, tạp chí,các đề tài, bài viết đã nghiên cứu có liên quan tới vấn đề tác động của internet và cách thức, mục đích khi sử dụng Internet Thông qua việc tìm hiểu tác động của Internet để đi vào nghiên cứu sâu hơn một nội dung khi sử dụng Internet, đó là sử dụng mạng xã hội Các tài liệu sẽ cung cấp cho nghiên cứu những cách tiếp cận, các số liệu có liên quan… để giúp cho nghiên cứu có thêm cơ sở thông tin và hoàn thành
Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát có sự tham gia tức là quan sát hành vi sử dụng mạng xã hội (Facebook) của sinh viên trong đời sống, quan sát và tham gia trực tiếp vào mạng xã hội Facebook để hiểu được những nội dung, cách thức chia sẻ thông tin, và tìm hiểu sâu hơn về những ứng dụng, các thông tin được đưa lên mạng xã hội (Facebook), đồng thời biết được cách mạng xã hội này tìm kiếm, giới thiệu bạn bè như thế nào Hay nói cách khác, đề tài sử dụng cả phương pháp quan sát tham dự và không tham dự vào để nghiên cứu và phân tích vấn đề
7 3 Phương pháp trưng cầu ý kiến
Phương pháp trưng cầu ý kiến là phương pháp chủ yếu được dùng trong nghiên cứu này, đây là phương pháp định lượng Nghiên cứu đưa ra bảng hỏi với các phương án cho người trả lời để phục vụ cho việc thu thập thông tin cho đề tài Tôi sử dụng một bảng hỏi đã được chuẩn hóa bao gồm 36 câu hỏi và các câu thu thập thông tin từ người trả lời Những thông tin thu được trong bảng hỏi sẽ được tiến hành xử lý qua phần mềm thống kê dành cho khoa học xã hội SPSS 16 0 Các kết quả đưa ra sẽ làm căn cứ chính để nghiên cứu phân tích Trong nghiên cứu này, tôi phát ra 350 bảng hỏi (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là 175 bảng hỏi; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 175 bảng hỏi) và thu về được 310 bảng hỏi hợp lệ
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện Đây là cách chọn mẫu phù hợp với dạng nghiên cứu trường hợp, thuận tiện cho người nghiên cứu về mặt thời gian, chi phí và công tác phát bảng hỏi cũng được diễn ra dễ dàng hơn nhưng vẫn đảm bảo được tính đại diện của mẫu Thu thập thông tin qua việc hỏi sinh viên đang đi học tại hai trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
STT Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ %
1 Trường học ĐH KHXH&NV 157 50,6
Chưa kết hôn 301 97,1 Đã kết hôn 9 2,9
5 Nơi xuất thân Nông thôn 193 62,3 Đô thị 117 37,7
Nhà trọ 192 61,9 Ở nhà mình/ họ hàng 71 22,9
310 phiếu hợp lệ có cơ cấu theo các biến số như sau:
Bảng 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu
7 4 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu để biết được cách thức sinh viên sử dụng mạng xã hội
(Facebook) qua thông tin họ chia sẻ và hiểu được những mối quan hệ xã hội của họ trên Facebook Phỏng vấn sâu sẽ cung cấp những ý kiến, đánh giá sâu hơn của người trả lời về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến họ, đến mạng lưới quan hệ xã hội họ đang có Nghiên cứu phỏng vấn 10 trường hợp trong đó có 4 nữ và 6 nam: 4 sinh viên (từ năm thứ nhất đến năm thứ tư) thuộc trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, 4 sinh viên thuộc Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông Việt (từ năm thứ nhất đến năm thứ tư) và 2 giảng viên (1 giảng viên nam thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và 1 giảng viên nam thuộc Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông) 8 sinh viên được phỏng vấn đều có sự khác biệt về quê quán, năm học, giới tính, trường học Qua đó giúp cho việc tìm hiểu sự khác biệt giữa năm học, giới tính, quê quán, trường học trong hành vi sử dụng Facebook Nội dung phỏng vấn sâu tìm hiểu mức độ sử dụng Facebook của sinh viên, các hoạt động của họ trên Facebook; quan điểm, đánh giá của họ từ khi sử dụng Facebook.
Khung lý thuyết
Điều kiện Kinh tế - Văn hóa - Xã hội Đặc điểm nhân khẩu của sinh viên:
Sử dụng mạng xã hội Facebook
Tác động âm tính Tác động dương tính
Vốn xã hội của sinh viên
- Biến độc lập: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập, năm học, trường học, học lực, nơi ở
- Biến phụ thuộc: Vốn xã hội của sinh viên (trong đó có yếu tố mạng lưới quan hệ xã hội, niềm tin)
- Biến can thiệp: điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội.
Tính mới của đề tài
Từ những phân tích và định hướng nghiên cứu ở trên, đề tài hướng đến nghiên cứu và phân tích vấn đề dưới góc độ tiếp cận của xã hội học khoa học và công nghệ, xã hội học lối sống để đánh giá những biến đổi và phát triển của vốn xã hội ở một nhóm xã hội nhất định là sinh viên Đề tài đi vào phân tích thực trạng và đánh giá những tác động theo cả hai chiều dương tính và âm tích để thấy được những một cách nhìn tổng quan nhất về sự tiến triển của vốn xã hội của sinh viên hiện nay, từ đó chỉ ra một khía cạnh khác về lối sống của sinh viên, khác hẳn với những lý giải trước đó về sự thay đổi lối sống của nhóm này
Một điểm mới khác mà đề tài mang đến là: đã có rất nhiều những nghiên cứu liên quan đến các phương tiện truyền thông đặc biệt là internet, cũng có nhiều nghiên cứu về vốn xã hội, vốn con người, mạng lưới xã hội song hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra những ảnh hưởng, những vấn đề tổng quan, chung cho một xã hội hay một nhóm xã hội nhất định mà thiếu đi sự tiếp cận vi mô, đi vào nghiên cứu và phân tích chi tiết một khía cạnh nhỏ trong cả một hệ thống tiếp cận Song đề tài này đã đáp ứng được phần nào đó yêu cầu này: với một góc độ nghiên cứu nhỏ là vốn xã hội của sinh viên song được qui chuẩn và khống chế trong những tác động của yếu tố mạng xã hội Facebook, sẽ làm cho đề tài trở nên sâu sắc, chi tiết và rõ ràng hơn về vấn đề nghiên cứu Đóng góp vào hệ thống nghiên cứu vấn đề những nghiên cứu chi tiết, vi mô lý giải rõ hơn vấn đề khi ở cấp độ vĩ mô thường mờ nhạt và mang tính chung chung, đồng thời thay thế dần và tiếp cận phương pháp nghiên cứu vấn đề ở cấp độ vi mô nhằm giải quyết vấn đề nhanh chóng và khả thi hơn thông qua hệ thống lý thuyết và những kinh nghiệm của các nghiên cứu vĩ mô mang lại
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 1 1 Khái niệm mạng xã hội
Mạng xã hội, theo nghĩa rộng chỉ những tập hợp người cùng sống trong những cộng đồng khác nhau, có liên kết, tương tác với nhau để thực hiện những chức năng nhất định Theo nghĩa hẹp, chỉ một loại hình dịch vụ trên Internet mới phát triển trong kỷ nguyên số, ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin
Khái niệm mạng xã hội được tác giả đề cập đến trong khóa luận này được hiểu theo nghĩa hẹp với ý nghĩa là một thành tựu của công nghệ thông tin tác động đến con người trong các mối quan hệ xã hội Và ở đây, các thuật ngữ như mạng xã hội, social network hay social network site đều được hiểu theo cùng một ý nghĩa
Mạng xã hội (social network) là khái niệm phổ biến trong thời đại Internet và được người dùng nhắc đến như một trong những dịch vụ thông dụng nhất hiện nay trong thế giới ảo Vậy mạng xã hội là gì?
Theo từ điển mở Wikipedia, “ Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo,
(tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian” Theo đó, có thể hiểu mạng xã hội là một loại hình dịch vụ thực hiện chức năng kết nối cộng đồng Các đối tượng tham gia mạng xã hội là những người có cùng sở thích và phạm vi tác động của dịch vụ này là rộng lớn, không giới hạn
Khoản 14, Điều 3, Chương I NĐ 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet định nghĩa: “Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác”
Một số định nghĩa khác nhận định: “Social Network site hay mạng xã hội là mạng được tạo ra để tự thân nó lan rộng trong cộng đồng thông qua các tương tác của các thành viên trong chính cộng đồng đó Mọi thành viên trong mạng xã hội cùng kết nối và mỗi người là một mắt xích để tạo nên một mạng lưới rộng lớn truyền tải thông tin trong đó” (nguồn: http://seo iclick vn/mang-xahoi/tu-van/mang- xa-hoi-la-gi/) Định nghĩa này nhấn mạnh vai trò của chủ thể tham gia mạng lưới xã hội như là nhân tố quyết định sự lan tỏa của mạng xã hội Ở đó, cộng đồng tham gia tương tác với nhau, tạo thành các mắt xích của một mạng lưới rộng lớn Đồng thời, định nghĩa này cũng đề cập đến hoạt động truyền tải thông tin trong cộng đồng cũng như chức năng tương tác thông tin của người dùng khi sử dụng mạng xã hội
Như vậy có thể thấy, tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về mạng xã hội Tuy nhiên trong đề tài này, mạng xã hội được cho là một dịch vụ phát triển trên nền
Internet đưa lại nhiều ứng dụng phổ biến cho người dùng với những đặc trưng cơ bản như tính lan tỏa, tính tương tác mạnh mẽ giữa các thành viên Trong đó, các thành viên được kết nối với nhau trên một phạm vi rộng lớn, ở một môi trường không giới hạn Trong môi trường đó diễn ra các tương tác đa dạng của các thành viên, đặc biệt trong hoạt động truyền tải thông tin
* Một số đặc điểm, tính năng của mạng xã hội
Như đã đề cập ở trên, tuy mới ra đời cách đây gần 20 năm nhưng đến nay mạng xã hội đã trở nên phổ biến với mức độ bao phủ gần như toàn cầu Vậy do đâu mà loại hình truyền thông này có sức hút mạnh mẽ đến vậy? Ở đó có những đặc điểm, tính năng nào mà có thể làm say mê hàng tỷ người trên thế giới như thế? Tuy mạng xã hội có rất nhiều tính năng nhưng có ba tính năng nổi bật là:
Trước tiên, cần phải đề cập đến khả năng kết nối mạnh mẽ của mạng xã hội
Có thể nói mạng xã hội là môi trường mở dành cho tất cả mọi người Không phân biệt tuổi tác, ngành nghề, giới tính, khu vực, bất kế bạn là ai bạn cũng có thể gia nhập cộng đồng mạng xã hội chỉ với một vài thao tác đơn giản Ở đó mọi người có thể chia sẻ hình ảnh, cảm xúc, những vấn đề hay trong cuộc sống Mạng xã hội kết nối những con người xa lạ ở khắp nơi trên thế giới với điều kiện đơn giản: Bạn chỉ cần có tài khoản trên một trang mạng xã hội nào đó Bạn cũng không cần gặp mặt hay biết quá nhiều về những người bạn xa lạ miễn là bạn có cùng sở thích hay một điểm tương đồng nào đó Chưa bao giờ con người có thể kết bạn dễ dàng như bây giờ Chưa bao giờ cộng đồng lại trở nên gói gọn và xích lại gần nhau như trên trang mạng xã hội hiện có Có thể nói hiện nay mạng xã hội là cầu nối liên kết con người một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất
Thứ hai: Khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khống lồ
Với sự phổ biến và những tính năng chia sẻ mạnh mẽ, mạng xã hội là công cụ đắc lực để truyền tải và lưu trữ thông tin Với hàng tỷ thành viên, lượng thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội mỗi ngày là cực kỳ lớn Ở một số quốc gia, lượng người theo dõi thông tin trên các trang báo điện tử đã giảm đáng kể bởi họ đã chuyển hướng sang thu nhận thông tin trên mạng xã hội với lượng thông tin được cập nhật liên tục, rất đa dạng
Nhờ khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổ lồ như vậy của mạng xã hội, người dùng có thể cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, bao quát được toàn cảnh bằng cách ghé thăm một vài trang Facebook hay các link chia sẻ
Thứ ba: Tính tương tác mạnh mẽ
Tính tương tác mạnh mẽ là một trong những tính năng nổi bật thu hút lượng lớn người tham gia của các mạng xã hội và tạo nên sự khác biệt của mạng xã hội với những loại hình truyền thông khác Mạng xã hội khác biệt với cộng đồng web (diễn đàn, web chia sẻ nội dung) ở tính kết nối các thành viên Các diễn đàn, các web là nơi cung cấp thông tin đơn thuần, tuy có thu hút các thành viên tham gia nhưng sự tham gia, tương tác còn hạn chế Ở đó, các thành viên chỉ dừng lại ở mức bình luận, đăng ý kiến và khó có thể tùy biến Tuy nhiên với mạng xã hội, sự tương tác của các thành viên được tạo dựng một cách tối đa Sự giao tiếp giữa các thành viên của mạng xã hội diễn ra nhiều chiều Tại đó, các thành viên tạo profile (trang tự thuật thông tin cá nhân) và có thể thường xuyên thay đổi Những người bạn cũ có thể gặp nhau (trên mạng) để trò chuyện và theo dõi tình trạng của nhau thậm chí cập nhật trạng thái để hiểu được tâm lý đối phương Người dùng có thể ghé thăm các trang khác gửi lời mời kết bạn và có thể trở thành bạn của bất cứ nhân vật nổi tiếng nào có tài khoản Facebook hoặc dễ dàng tham gia vào một diễn đàn hay một hội nhóm nào đó và cùng bình luận, bày tỏ ý kiến về một vấn đề quan tâm Ngoài ra người dùng cũng có thể tương tác với chính mình khi xem lại bản thân qua hệ thống thông tin trên trang cá nhân (chẳng hạn như ứng dụng Timeline của Facebook)
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
2 1 Tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay
Mạng xã hội Facebook đang được rất nhiều người sử dụng, đặc biệt là đối với giới trẻ Vì vậy, để biết được hiện nay trong sinh viên có bao nhiêu người sử dụng Facebook, tác giả đã phát 350 bảng hỏi cho các sinh viên của 2 trường Trong đó có 310 sinh viên đã trả lời là họ có sử dụng Facebook chiếm 88,6%, 40 sinh viên không sử dụng Facebook chiếm 11,4% tổng số người được hỏi
Biểu 2 1: Số người sử dụng mạng xã hội Facebook (đơn vị: %)
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Khi được hỏi bạn có sử dụng Facebook không thì đa số sinh viên đều trả lời rằng họ có sử dụng Facebook:
“Em có sử dụng Facebook chị ạ Bây giờ phải sử dụng Facebook chứ, nếu không thì lạc hậu so với mọi người quá, ai cũng dùng mà mình không dùng thì hơi lạ ” (PVS 1, nữ, 19 tuổi, sinh viên năm 1, Hà Nội)
“Hầu như bây giờ ai cũng có Facebook và mình không nằm trong trường hợp ngoại lệ ” (PVS 3, nam, 21 tuổi, sinh viên năm 3, Nghệ An)
“Tất nhiên là mình có tài khoản Facebook rồi Từ ngày dùng Facebook đến giờ mình quên cả sử dụng nick Yahoo vì bạn bè bây giờ cũng chỉ toàn chat trên Facebook hoặc Skype ” (PVS 8, nam, 22 tuổi, sinh viên năm 4, Vĩnh Phúc)
Từ những số liệu trên cho thấy, sinh viên nói chung và sinh viên ở hai trường đại học điều nghiên cứu nói riêng hiện nay có xu thế sử dụng mạng xã hội Facebook rất cao Sự tham gia ngày càng nhiều của sinh viên vào mạng xã hội Facebook cho thấy sức hút mạnh mẽ cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của mạng xã hội
Facebook với sinh viên là rất cao Đó là nhu cầu về tương tác xã hội, trong một sự phát triển nhất định, con người thường tìm mọi cách thỏa mãn nhu cầu của mình trong đó có nhu cầu tương tác xã hội Sự tương tác xã hội của nhóm sinh viên thông qua mạng xã hội Facebook đã vượt qua sự tương tác xã hội trực tiếp giữ con người với con người để tạo ra một mạng lưới xã hội gắn kết hoặc không gắn kết, mà nó đã thể hiện một phương diện khác, một cách thức tương tác xã hội khác giúp cho sinh viên mở rộng mối quan hệ xã hội Mối quan hệ này dường như lỏng lẻo hơn so với quan hệ trực tiếp giữa cá nhân với nhau song lại tạo thành một mạng lưới xã hội rộng hơn, sự kiên kết phức tạp hơn; đồng thời thông tin thu về cũng nhiều hơn, nhanh hơn so với các mạng xã hội hội mà con người tạo ra bằng các tương tác xã hội trực tiếp
2 1 1 Thời gian, tần suất sử dụng Facebook của sinh viên
Như chúng ta đã biết, Facebook được thành lập vào ngày 4/2/2004 do
Zuckerberg sáng lập ra Từ những năm 2009, Facebook được cả thế giới biết tới và sử dụng nó Trong đó bộ phận giới trẻ là những người sử dụng Facebook nhiều nhất, họ có khả năng tiếp thu nhanh những cái mới, đặc biệt là sinh viên Vì vậy, đã có rất nhiều người sử dụng Facebook trong một thời gian dài
Biểu 2 2: Thời gian sử dụng Facebook (đơn vị: %)
Từ 6 tháng đến dưới 1 năm
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Qua kết quả điều tra của tác giả cho thấy, khi được hỏi về thời gian sử dụng
Facebook thì có đến 79 7% trong tổng số người được hỏi trả lời là họ đã sử dụng
Facebook trên 1 năm; chỉ có 14,5% người sử dụng Facebook từ 6 tháng đến dưới 1 năm và 5,8% là họ mới sử dụng Facebook dưới 6 tháng Khi được hỏi “Thời gian bạn sử dụng Facebook lâu chưa?” thì phần lớn các sinh viên đều trả lời là họ đã sử dụng Facebook được hơn 1 năm Điều này chứng tỏ sức hút và sự ảnh hưởng của
Facebook đối với sinh viên là rất lớn
Biểu 2 3: Tương quan giữa trường học và thời gian sử dụng Facebook của sinh viên (đơn vị: %)
0 ĐH KHXH & NV HV CN BCVT
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Với hệ số tương quan giữa trường học và thời gian sử dụng Facebook (Phi
= 0,98; Cramer’s V = 0,98; Sig = 0,227) ta thấy rằng sinh viên của cả hai trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông đều có thời gian sử dụng Facebook từ 1 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao (Trường
Nhân văn là 75,8%; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là 83,7%), chứng tỏ không có sự khác biệt về thời gian sử dụng Facebook của sinh viên hai trường và đây là hiện tượng chung cho toàn bộ sinh viên tại hai trường đại học được nghiên cứu
“Mình sử dụng Facebook từ khi còn là học sinh cấp 3 cho đến bây giờ Tính ra cũng được hơn 3 năm rồi Dùng lâu mà vẫn chưa chán ” (PVS 03, Nam, 21 tuổi, sinh viên năm 3, Nghệ An)
“Từ khi có Internet đến giờ mình thường xuyên vào các trang web để giải trí Nhưng hiện giờ đang có rất nhiều mạng xã hội được mở ra
Vì vậy, mình cũng muốn vào xem thử xem mạng xã hội như thế nào và mình đã dùng Facebook Thời gian từ khi mình dùng Facebook đến giờ cũng phải khoảng 2 năm rồi đấy ” (PVS 04, Nữ, 22 tuổi, sinh viên năm
*Thời lượng, tần suất truy cập vào Facebook
Như chúng ta đã biết, Internet là một kho dữ liệu phong phú và đa dạng Các cá nhân có thể tìm kiếm bất kỳ các thông tin khác nhau và thực hiện nhiều mục đích Hơn nữa họ không chỉ nhận được thông tin mà họ còn có thể kết bạn với rất nhiều người Trong một nghiên cứu của của Huỳnh Văn Thông “Một số vấn đề về lối sống Internet và ảnh hưởng của nó đến hoạt động giao tiếp của người dùng Internet Việt Nam” đã chỉ ra thói quen làm việc đa nhiệm đồng thời trên Internet của người dùng Internet Việt Nam qua biểu sau:
Biểu 2 4: Một số số liệu thao khảo về thói quen làm việc đa nhiệm đồng thời trên Internet của người dùng Internet việt Nam
(Nguồn: Huỳnh Văn Thông, “Một số vấn đề về lối sống Internet và ảnh hưởng của nó đến hoạt động giao tiếp của người dùng Internet VN”)
Biểu đồ đã thể hiện số lượng người truy cập vào mạng xã hội chiếm 81% Qua biểu đồ trên cho ta thấy lượt vào sử dụng mạng xã hội và các hoạt động khi vào Internet (nghe nhạc, đọc báo, chat) có số lượt người vào khá cao Như vậy, mạng xã hội trở thành một công cụ để kết nối ngày càng phổ biến và trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với những người dùng Internet
Nhằm tìm hiểu về thói quen của sinh viên khi sử dụng Internet để thấy được những mục đích khi dùng Internet, trong đó có việc sử dụng Facebook Qua đó, thấy
Trường Hành động ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông Đọc báo 10,2 26,8
Vào các trang giải trí 7,6 10,5
Vào các mạng xã hội khác 1,9 2,6
Tổng 100 100 được sự quan tâm của sinh viên đối với mạng xã hội này đồng thời có thể nhìn thấy một phần nhu cầu mở rộng quan hệ xã hội, nhu cầu tình cảm, chia sẻ của sinh viên
Biểu 2 5: Hành động đầu tiên khi vào Internet (đơn vị: %)
Vào các trang giải trí Vào các MXH khác Vào Facebook Khác
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN
3 1 Tác động tích cực của Facebook đến quá trình tiến triển vốn xã hội của sinh viên
3 1 1 Facebook là nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy quá trình tương tác xã hội, hỗ trợ tương tác trong việc trao đổi thông tin, cung cấp thông tin đa chiều, phong phú cho sinh viên
Cùng với sự phát triển mạng 3G và những tiến bộ của công nghệ trên điện thoại di động, mạng xã hội Facebook đã phổ cập mọi lúc mọi nơi tới người dùng Song song với các tương tác ngoài đời thực, những tương tác trong thế giới ảo được thúc đẩy mạnh mẽ bởi người dùng Facebook Với thói quen sử dụng Facebook như một trang cá nhân cũng như là nơi thể hiện mình và thông tin với người khác, người dùng truy cập Facebook mỗi ngày Tại đó, các trạng thái cá nhân liên tục được cập nhật Các thông báo của tổ chức, các thông tin xã hội dễ dàng được tìm thấy một cách nhanh chóng trên trang mạng xã hội này Vì vậy, tương tác được diễn ra thông qua việc người dùng cập nhật các trạng thái của bạn bè, bình luận, trao đổi về những chủ đề họ quan tâm
Không chỉ thúc đẩy tương tác trong phạm vi các mối quan hệ, mạng xã hội này còn hỗ trợ tương tác về nội dung thông tin giữa các cá nhân, nhóm Hiện nay
Facebook được sử dụng như một trong những kênh thông tin phổ biến của người dùng và các nhóm Nếu trước đây các thông tin thuộc dạng chính thức liên quan đến hoạt động của nhóm thường được chia sẻ qua email hay thông báo chính thức trên
Website thì nay những thông tin đó đồng thời xuất hiện trên Facebook được xem là điều bình thường, hiển nhiên
Các thông tin được đăng tải trên Facebook thường rất đa dạng và phong phú, được đăng tải bởi nhiều người khác nhau và dưới nhiều nguồn tin chính thống và không chính thống Đối với những sinh viên dùng Facebook, họ sẽ chịu ảnh hưởng từ các thông tin trên Facebook theo các mức độ khác nhau Những thông tin được chia sẻ, trao đổi rất phong phú về nội dung Đó có thể là thông tin cá nhân, thông tin giải trí, xã hội hay thông tin tuyển dụng việc làm, quảng cáo, bán hàng… Các chủ đề chính được sinh viên thường xuyên đề cập đến trên Facebook thường liên quan đến mảng tình cảm cá nhân, hoạt động của lớp, hoạt động xã hội, chương trình đang
Không Tổng hưởngảnh Ảnh hưởng ít
Tùy từng thông tin có mức độ ảnh hưởng khác nhau
Thông tin nào cũng ảnh hưởng
Năm thứ 4 và 5 25,3 29,3 42,7 2 7 100 tham gia, những vấn đề “nóng” xã hội đang quan tâm, tổ chức cuộc thi, kêu gọi ủng hộ Thêm vào đó, khi được công khai trên Facebook, những thông tin này sẽ được mổ xẻ, bình luận và diễn ra tương tác mạnh mẽ giữa các thành viên Để đánh giá được ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến sự tiến triển của vốn xã hội mà ở đây là sự tương tác xã hội, đề tài đi vào phân tích mức độ ảnh hưởng của các thông tin trên Facebook đến sinh viên
Biểu 3 1: Mức độ ảnh hưởng của các thông tin trên Facebook đến sinh viên (đơn vị: %)
Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít
Tùy từng thông tin mà có mức độ ảnh hưởng khác nhau Thông tin nào cũng ảnh hưởng
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng đối với các sinh viên, những thông tin trên
Facebook đều ảnh hưởng đến họ nhưng tùy từng thông tin mà có mức độ ảnh hưởng khác nhau, có 51,9% sinh viên lựa chọn phương án này Bên cạnh đó nhiều sinh viên cũng cho rằng các thông tin trên Facebook có ảnh hưởng đến họ nhưng ở mức độ ít chiếm 30,6% Có 16,5% sinh viên không chịu ảnh hưởng bới các thông tin trên Facebo ok Chỉ có 1% sinh viên nói rằng thông tin nào cũng ảnh hưởng tới họ
Bảng 3 1: Tương quan giữa năm học với mức độ ảnh hưởng của các thông tin trên Facebook (đơn vị: %)
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Nội dung thông tin Điểm TB X
Thông tin về chính trị 2,49
Thông tin về kinh tế 2,62
Thông tin về công tác xã hội 2,72
Thông tin về người nổi tiếng 2,70
Thông tin về học tập 2,68 Điểm trung bình chung ( X c) 2
(Phi = 0,285; Cramer’s V = 0,165; Sig = 0,003) Kết quả khảo sát cho thấy mức độ ảnh hưởng của các thông tin trên Facebook đối với sinh viên qua các năm học có sự khác nhau nhưng không đáng kể Hầu hết các sinh viên đều cho rằng “Tùy từng thông tin và có mức ảnh hưởng khác nhau” đến họ Sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ tư và năm chịu ảnh hưởng ít các thông tin trên Facebook nhiều hơn sinh viên năm thứ hai Mức độ không chịu ảnh hưởng bởi các nội dung trên Facebook của sinh viên năm thứ tư và thứ năm nhiều hơn sinh viên các khóa sau nhưng không đáng kể có thể do vốn sống, sự hiểu biết, những mối quan tâm khác của sinh viên những năm cuối nhiều hơn sinh viên năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba
Với mỗi chỉ báo, nghiên cứu cho người trả lời đánh giá mức độ tin tưởng theo thang điểm từ 1 đến 4 ứng với các thang đo như sau: Hoàn toàn không tin (1), Ít khi tin (2), Tin nhưng có chọn lọc (3), Tin hoàn toàn (4) Thang đo 4 điểm sẽ có mức điểm trung bình X = 2 Nếu X > 2, đồng nghĩa với việc sinh viên trong mẫu khảo sát có xu hướng tin các thông tin trên Facebook mà nghiên cứu đưa ra Ngược lại, X < 2 tức là sinh viên trong mẫu khảo sát có xu hướng không tin hoặc ít tin vào những thông tin trên Facebook
Bảng 3 2: Mức độ tin tưởng của sinh viên với các thông tin trên Facebook
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Bảng số liệu cho thấy, quan điểm nhận được sự đồng tình cao nhất là quan điểm về các thông tin công tác xã hội, sau đó là các thông tin về người nổi tiếng, thông tin về học tập Căn cứ vào tiêu chí phân loại cho thấy điểm trung bình của các niềm tin vào các thông tin khác nhau đều lớn hơn hai và gần ở mức 3 Nhìn chung, sinh viên đều ít tin vào các thông tin trên Facebook, đặc biệt là các thông tin về chính trị, kinh tế Bởi những thông tin trên Facebook được đưa lên với nhiều nguồn tin khác nhau từ các nhóm khác nhau và không có sự kiểm định Vì vậy, những thông tin về kinh tế, chính trị khi được đưa lên Facebook sẽ khiến sinh viên ít tin tưởng hơn những thông tin về công tác xã hội, thông tin về người nổi tiếng
Từ những số liệu và phân tích trên cho thấy, dù các thông tin từ mạng xã hội Facebook không chiếm được niềm tin cao của người sử dụng song từ sự đa dạng của các luồng thông tin trên Facebook cũng cho thấy có sự tương tác, trao đổi thông tin giữa những nhóm sinh viên với nhau ở tất cả các lĩnh vực xã hội Ở đây, điều mà đề tài muốn hướng đến đó là sự thay đổi đa chiểu của các luồng thông tin trên mạng xã hội Facebook Mặc dù không nhận đươc nhiều sự tin tưởng của sử dụng, song những luồng thông tin dù chính thống hay không chính thống trên mạng xã hội cũng tạo cơ hội cho người sử dụng có cái nhìn đa chiều về một vấn đề, đánh giá vấn đề khách quan về có sự tự do lựa chọn thông tin mình cần nhận Sự phong phú đa dạng các luồng thông tin của các lĩnh vực trên mạng xã hội Facebook đã có ảnh hưởng đến tầm nhìn, suy nghĩ và sự tương tác xã hội của sinh viên Một vấn đề đơn giản xuất hiện trên diễn đàn trong nước hay một vấn đề mang tính chính trị ảnh hưởng đến quyền lợi, vận mệnh của cá nhân hay một quốc gia đều có thể dễ dàng thấy trên các trang mạng xã hội Facebook Điều này cho thấy, Facebook dần dần không chỉ là nơi chia sẻ những tâm tư, tình cảm, thông tin của con người nói chung mà còn là một nơi đề con người hay sinh viên bàn bạc, trao đổi về các luồng thông tin mang tính quan trọng, những vấn đề nảy sinh, hiện tượng xuất hiện trong quá trình phát triển của xã hội Bởi vậy, có thể nói, Facebook góp phần vào quá trình tương tác xã hội, trao đổi và tiếp nhận các luồng thông tin đa dạng trên các lĩnh vực xã hội, nó làm tăng khả năng giao tiếp xã hội, khả năng tương tác xã hội, tạo dựng các mối quan hệ kết nối giữa những người lạ với nhau thông qua một sự kiện xã hội nhất định Không chỉ vậy, việc tiếp nhận bất kỳ một thông tin nào trên Facebook người sử dụng mạng xã hội này cũng cân nhắc các luồng thông tin, bình luận và trao đổi dựa trên suy nghĩ bản thân đồng thời nâng cao tầm hiểu biết cá nhân Có thể nói,mạng xã hội Facebook là một công cụ góp phần mở rộng phạm vi quan hệ xã hội,tương tác xã hội của sinh viên nói riêng và con người nói chung thông qua việc cung cấp các luồng thông tin nhiều chiều, tạo điều kiện cho sinh viên nhìn nhận và đánh giá sự việc bằng một phương thức tương tác xã hội dựa vào sự phát triển của khoa học và công nghệ, dựa vào mạng xã hội
3 1 2 Facebook giúp sinh viên mở rộng các mối quan hệ xã hội cả trên mạng và thực tế
Sự phát triển của xã hội ngoài những thành tựu đang được ứng dụng mạnh mẽ thì cũng tạo ra những thách thức đối với con người Xã hội phát triển, nhu cầu ngày càng cao cùng với một số những yếu tố khách quan ngăn cản sự tự do tra đổi thông tin, chia sẽ tình cảm, thể hiện thái độ của sinh viên đối với những người bạn của mình Điều này khiến cho nhu cầu mở rộng các mối quan hệ xã hội ngày càng cao Mạng Facebook xuất hiện đáp ứng một phần nhu cầu này của con người Nhờ Facebook mà những cá nhân này dễ dàng nối lại quan hệ, duy trì sợi dây liên kết với nhau, thúc đẩy tương tác cả thực lẫn ảo Không bó hẹp trong bất cứ phạm vi nào,
Facebook giúp người dùng có cơ hội tiếp xúc, trao đổi thông tin, quan điểm với bạn bè thuộc đa dạng ngành nghề, lĩnh vực Nhờ đó làm phong phú thêm các tương tác xã hội và tạo tiền đề hình thành những quan hệ xã hội mới
Việc tham gia vào các hội, nhóm trên Facebook theo từng chuyên mục, từng chủ để để bạn có thể gửi những liên kết, chia sẻ hay tạo ra các sự kiện, liên hệ với những người trong nhóm và nhiều tính năng khác Tính năng này cho phép người sử dụng thuộc nhóm nào có quyền xem, bình luận về những chia sẻ của nhóm đó Điều này không còn xa lạ đối với những người sừ dụng Facebook và nó giúp cho việc cố kết giữa những người trong nhóm được mạnh mẽ hơn
Biểu 3 2: Sự tham gia của sinh viên vào các hội, nhóm trên Facebook (đơn vị: %)
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Kết quả cho thấy trong tổng số người được hỏi có đến 90 3% số người trả lời là có tham gia vào các hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook Mạng xã hội