1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Để Quản Lý Thông Tin, Phát Ngôn Trên Internet,Cơ Quan Nhà Nước Có Thẩm Quyền Dự Định Banhành Quy Định Người Nào Muốn Livestream Trênmạng Xã Hội Phải Xin Phép Cơ Quan Nhà Nước.pdf

16 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Để Quản Lý Thông Tin, Phát Ngôn Trên Internet, Cơ Quan Nhà Nước Có Thẩm Quyền Dự Định Ban Hành Quy Định Người Nào Muốn Livestream Trên Mạng Xã Hội Phải Xin Phép Cơ Quan Nhà Nước
Tác giả Đỗ Thị Phương Linh, Dương Nguyệt Anh, Đoàn Xuân Trường, Anh Hà Huệ, Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Trần Thi Ngọc Anh, Vũ Trần Liên Anh, Phùng Minh Châu, Inthila Inthavong
Người hướng dẫn Giảng viên chấm
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 368,72 KB

Nội dung

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP ĐỀ BÀI “Để quản lý thông tin, phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định ngư

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP

ĐỀ BÀI

“Để quản lý thông tin, phát ngôn trên Internet,

cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước.” Bằng kiến thức Luật hiến pháp hãy đưa ra các luận điểm để ủng hộ/phản đối quy định trên.

Lớp: 4805 Nhóm: 01 (Quan điểm ủng hộ)

Hà Nội, 2023

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM Nhóm: 01

Lớp: 4805

Chủ đề tranh biện: Để quản lý thông tin, phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà

nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước Bằng kiến thức Luật hiến pháp hãy đưa ra các luận điểm để ủng hộ/phản đối quy định trên

Quan điểm bên ủng hộ: Ủng hộ việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự

định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép

cơ quan nhà nước

1 Kế hoạch làm việc của nhóm 1

- Quan điểm của nhóm: Ủng hộ việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước

- Ý tưởng: Nhà nước nên ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước bởi vì ban hành quy định tạo nên những lợi ích to lớn cho xã hội: Đầu tiên là việc xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi livestream sẽ giúp giảm thiểu, hạn chế thông tin sai lệch Không chỉ vậy, thông tin cá nhân của người xem và sử dụng livestream cũng được bảo mật tốt hơn Bên cạnh đó, môi trường mạng xã hội cũng trở nên văn minh hơn khi có sự cho phép của cơ quan nhà nước

- Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Xác định vấn đề

+ Bước 2: Phân tích vấn đề và đóng góp ý tưởng

+ Bước 3: Phân công nhiệm vụ

+ Bước 4: Thực hiện

1 Trình bày rõ ý tưởng và các bước để hoàn thành công việc nhóm

Trang 3

2 Phân chia công việc và họp nhóm

T Họ và tên Công việc thực

hiện

Tiến độ thực hiện (đúng

luận Xếp loại 2

Ký tên

Có Không Tốt Trung

bình

Không tốt

Tham gia đầy đủ

Tích cực sôi nổi

Đóng góp nhiều ý tưởng

1 Đỗ Thị Phương

Linh

Phân tích và giải quyết lập luận 3

2 Dương Nguyệt

Anh

Phân tích và giải quyết lập luận 2

3 Đoàn Xuân Trường

Anh

5 Hoàng Tuấn Anh Làm phần mở

đầu và kết luận

7 Nguyễn Thị Lan

Anh

Tổng hợp và phân tích thông tin

8 Trần Thi Ngọc

Anh

Tổng hợp và làm bản báo cáo in

2 Có ba mức xếp loại: A: Tốt; B: Khá; C: Trung bình

Trang 4

9 Vũ Trần Liên Anh Phân tích và

triển khai lập luận 1

10 Phùng Minh Châu Phân tích và

triển khai lập luận 4

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021

Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)

Châu Phùng Minh Châu

Trang 5

PHIẾU CHẤM ĐIỂM TRANH BIỆN – KHÓA 48 VB1CQ

Nhóm: 01

Lớp: 4805

Chủ đề tranh biện: Để quản lý thông tin, phát ngôn trên Internet, cơ quan

nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn

livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước Bằng kiến

thức Luật hiến pháp hãy đưa ra các luận điểm để ủng hộ/phản đối quy

định trên.

Giảng viên chấm………

(Ghi rõ họ tên và ký)

Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá của

giảng viên Ghi chú

Nội dung bài

tranh biện

Nắm rõ chủ đề tranh biện, thể hiện rõ ràng

quan điểm ủng hộ/phản đối

3

Các lập luận có liên quan đến luận điểm

chính; logic và chặt chẽ

Thông tin đưa ra rõ ràng và chính xác

Có sử dụng số liệu, ví dụ minh hoạ cho luận

điểm, có độ tin cậy cao

Hình thức

trình bày

Bố cục hợp lý, rõ ràng, dễ theo dõi…

1

Lỗi chính tả và văn phạm Hình ảnh, clip, biểu đồ hấp dẫn và thu hút

Có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo

Buổi tranh

biện

Phong cách thuyết trình tự tin, linh hoạt, năng

động, cuốn hút

4

Nhóm tranh biện có sự phối hợp trong thời gian thuyết trình và trả lời tranh biện Nhóm tranh biện nắm vững nội dung trình bày

nội dung một cách thuyết phục Tranh luận đúng chừng mực và kiểm soát được cảm xúc trong tranh biện

Đúng thời gian Các lập luận phản bác chính xác, phù hợp và

mạnh mẽ Trả lời được các câu hỏi của các nhóm quan

sát

Theo dõi và

nhận xét các

cặp tranh

biện khác

Đặt câu hỏi có liên quan đến chủ đề tranh biện

2

Nhận xét về tính thuyết phục và kỹ thuật tranh

biện cuốn hút

Tổng điểm toàn bài 10

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I Khái quát chung về Livestream 3

1 Khái niệm Livestream 3

2 Quy định pháp luật Việt Nam về Livestream: 3

II Nội dung tranh biện 3

1 Lập luận 1: Việc xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi livestream sẽ giúp giảm thiểu, hạn chế thông tin sai lệch 3

2 Lập luận 2: Việc xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi livestream sẽ giúp giảm thiểu, hạn chế để lộ thông tin cá nhân 6

3 Lập luận 3: Việc người nào muốn livestream trên mạng xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước sẽ giúp bảo đảm môi trường mạng văn minh 8

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 7

MỞ ĐẦU

Livestream là một hình thức mang đến nhiều tiện lợi, làm tăng khả năng kết nối, tương tác, marketing của nhiều người dùng với nhau Từ đó, cuộc sống của chúng ta trở nên thuận tiện hơn, con người dễ kết nối với nhau hơn Nhưng bên cạnh đó, lợi dụng ưu điểm nhanh, hấp dẫn, sinh động của chức năng này Nhiều người đã lợi dụng livestream để phục vụ cho những mục đích xấu, trục lợi, lan

truyền hình ảnh, tư tưởng trái đạo đức, trái pháp luật Vậy có nên hay không khi

mọi người muốn livestream đều phải được sự cho phép của các cơ quan nhà nước?

NỘI DUNG

I Khái quát chung về Livestream

1 Khái niệm Livestream

Là phương thức truyền dữ liệu trực tuyến để phát cho người xem video trên Internet Khi livestream bạn cần có kết nối internet và đường truyền tốt, một phần mềm, nền tảng để livestream và các thiết bị hỗ trợ như điện thoại, máy tính bảng, micro, đèn chiếu sáng Ngày nay live stream được ứng dụng đa dạng trong các chương trình truyền hình trên Tivi, sự kiện, trò chơi điện tử, bán hàng online…

2 Quy định pháp luật Việt Nam về Livestream :

Livestream vẫn là một hình thức mới nên chưa có nhiều quy định pháp luật được ghi nhận Những quy định bây giờ vẫn đang chỉ ở dạng Nghị định hoặc chưa trực tiếp liên quan đến livestream như Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Chính Phủ

II Nội dung tranh biện

1 Lập luận 1: Việc xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi

livestream sẽ giúp giảm thiểu, hạn chế thông tin sai lệch

*Cơ sở lập luận:

- Khoản 1 Điều 14 Hiến Pháp năm 2013: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,

xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

Trang 8

- Khoản 2 Điều 14 Hiến Pháp năm 2013: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có

thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”

- Khoản 4 Điều 15 Hiến Pháp năm 2013: “Việc thực hiện quyền con người, quyền

công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”

- Điều 25 Hiến Pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo

chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

*Phân tích lập luận:

Trước hết, chúng ta cần hiểu thông tin sai lệch (misinformation) là thông tin

không chính xác, sai sự thật hoặc cố ý gây hiểu nhầm, lừa dối người đọc hoặc người nghe Thông tin sai lệch có thể lan truyền nhanh chóng trong thời đại kỹ thuật

số và trở thành nguồn gốc của những tin đồn hoặc thông tin không chính xác Theo Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, từ 1.7 - 31.8, hoạt động ngăn chặn,

gỡ bỏ thông tin sai lệch trên không gian mạng đạt tỷ lệ cao Trong đó, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 674 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức (tỷ lệ 90%) Ngoài ra, Facebook

đã gỡ bỏ 25 tài khoản giả mạo các cá nhân, tổ chức; 1 group giả mạo; 1 group độc hại với trẻ em [1] Hay chỉ trong năm 2020 - vào thời điểm dịch COVID–19 đang bùng phát nghiêm trọng, cơ quan chức năng đã xác định khoảng 100 hội nhóm trên mạng xã hội Facebook, 14.000 chuyên trang Facebook, khoảng trên 54.000 video vi phạm thường xuyên phát tán tin giả có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong đo xử phạt hành chính hơn 1.000 đối tượng có hoạt động đăng tải thông tin chưa chính xác về COVID–19.3 Với tốc độ lan truyền nhanh chóng của livestream, những con số này sẽ chỉ có tiếp tục gia tăng trong tương lai tới

Thông tin sai lệch gây ra nhiều hậu quả với các mức độ khác nhau

Đầu tiên là thất thoát thông tin chính xác Thông tin sai lệch xuất hiện đồng nghĩa

với việc thông tin chính xác khó tiếp cận đến người nghe hơn Thứ hai là mất lòng

3

Phòng, chống tin giả trên không gian mạng và cách nhận diện (2021), Cổng Thông tin Điện tử Tỉnh Nam Định

Trang 9

tin và sự đồng thuận: Nếu người ta phát hiện thông tin sai lệch hoặc nghi ngờ về

tính chân thực của thông tin, họ có thể trở nên hoài nghi và không đồng ý với những

điều mà thông tin đó truyền tải Thứ ba là gây ra cô lập và mâu thuẫn xã hội: Khi

thông tin không chính xác lan truyền rộng rãi, người ta có thể gặp khó khăn trong

việc hiểu và đồng thuận với nhau, gây ra sự chia rẽ và cô lập trong xã hội Cuối

cùng là tác động đến sức khỏe và quyền lợi cá nhân: Nếu thông tin về bệnh tật

không chính xác, người ta có thể bị hiểu lầm và không nhận được thông tin và điều trị đúng đắn Trong lĩnh vực pháp luật, thông tin sai lệch có thể ảnh hưởng đến quyền lợi và danh dự của cá nhân hoặc tổ chức

Một ví dụ điển hình chính là bà Phương Hằng, Bà Hằng đã thực hiện nhiều buổi livestream trên mạng, phát ngôn có nội dung bịa đặt và thông tin chưa được kiểm chứng Tuy phải nộp phạt và thừa nhận thiếu sót trong phát ngôn nhưng bà Nguyễn Phương Hằng vẫn tiếp tục livestream trực tiếp trên mạng xã hội với những phát ngôn lệch chuẩn Sự việc như vậy đang gây những hệ lụy, tiêu cực cho xã hội, ảnh hưởng đến môi trường mạng Vào tối 21/9, sau một ngày xét xử, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt bà Nguyễn Phương Hằng 3 năm tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.4

Như ta đã biết, quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự

do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc dưới bản điện tử hoặc

dưới hình thức khác Căn cứ Hiến Pháp 2013 Điều 25: “Công dân có quyền tự do

ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”, chúng ta có quyền tự do về ngôn luận

nhưng không thể nói rằng “tự do ngôn luận” là việc đi phát ngôn tự do vô lối, tuỳ

tiện, vô chính phủ được Những quyền này phải do pháp luật quy định Hay nói

cách khác, ta có thể hiểu theo là “tự do trong khuôn khổ” Ta có thể tự do ngôn luận,

tự do tiếp nhận những thông tin nhưng phải trong phạm vi mà nhà nước cho phép

4

Hữu Đăng (2023): Từ vụ bà Phương Hằng: Cần biết giới hạn khi phát ngôn trên không gian mạng, Báo Điện tử Pháp luật Thàng phố Hồ Chí Minh

https://plo.vn/tu-vu-ba-phuong-hang-can-biet-gioi-han-khi-phat-ngon-tren-khong-gian-mang-post752719.html

Trang 10

Điều đó giúp nhà nước ta có thể quản lý những thông tin ra vào một cách dễ dàng,

có kiểm soát Tránh trường hợp những thông tin vượt quá tầm kiểm soát của nhà nước và khó có thể giải quyết được

Xin phép cơ quan nhà nước trước khi livestream có tác dụng quan trọng trong việc tuân thủ quy định của pháp luật và đảm bảo tính pháp lý của thông tin.

Các lợi ích của việc xin phép cơ quan nhà nước trước khi livestream có thể bao gồm:

Đầu tiên là khi xin phép cơ quan nhà nước sẽ đảm bảo được việc tuân thủ các quy định pháp luật Tăng cường nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân

thông qua việc đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân, bảo đảm được những hoạt động, hành vi của các cá nhân, tổ chức theo đúng quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan quản lý

Tiếp đó là đảm bảo tính tin cậy: Khi bạn đã xin phép cơ quan nhà nước, tin

tức của bạn có thể được coi là tin cậy hơn Việc có sự chứng nhận từ cơ quan nhà nước thể hiện uy tín và sự công nhận của người đọc, người sử dụng thông tin

Thứ ba phải kể đến là truyền tải thông tin chính xác và đáng tin cậy: Việc

xin phép cơ quan nhà nước đòi hỏi bạn cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy, từ đó tăng cường sự đáng tin cậy và tin cậy của tin tức bạn đăng

2 Lập luận 2: Việc xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi

livestream sẽ giúp giảm thiểu, hạn chế để lộ thông tin cá nhân

*Căn cứ pháp lý

- Khoản 1 Điều 21 Hiến Pháp năm 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm

về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự,

uy tín của mình Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luâ ̣t bảo đảm an toàn.”

*Phân tích lập luận

Định nghĩa thông tin cá nhân: thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một

cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh,

nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng

Trang 11

minh nhân dân, số hộ chiếu Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y

tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác

Nói về vấn đề này, ông Phan Viết Lượng - Ủy viên thường trực Uỷ ban Văn hoá

- Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, gần đây tình trạng một số người sử dụng mạng xã hội để livestream và sử dụng các từ ngữ mang tính bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác diễn biến phức tạp, thậm chí tăng

số lượng vụ việc cũng như tính chất vụ việc so với trước đây.5

Có thể nói, với tính năng livestream, bản thân mỗi người dùng mạng xã hội hiện nay đều là chủ của một kênh truyền hình tự tạo không cần phải qua biên tập, chỉnh sửa Thế nhưng, lợi dụng ưu điểm nhanh, hấp dẫn, sinh động của chức năng này, một bộ phận đã biến livestream thành kênh thông tin riêng, ghi lại mọi hoạt động của chính mình Thậm chí, không ít các livestream dạng này đã nhanh chóng xuất hiện trên các trang web đen trong khi chủ nhân của nó vẫn không hề hay biết Những cá nhân này đang chủ động để lộ thông tin của mình một cách vô thức, gây

ra những hệ quả khôn lường Theo ông Nguyễn Phú Lương, Phó trưởng phòng Giám sát an toàn thông tin, Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin, có thể lên tới 80% nguyên nhân lộ lọt thông tin cá nhân là xuất phát từ chính sự bất cẩn của người dùng.6

Không chỉ cá nhân livestream có mục đích, mà còn nhiều trường hợp kẻ xấu muốn đánh cắp thông tin cá nhân nhằm động cơ xấu hay livestream để tăng quảng

cáo thu lợi nhuận cũng không phải là hiếm Một trong những hành vi phổ biến nhất

của tin tặc là đánh cắp dữ liệu để tống tiền nạn nhân Khi xem các livestream bán hàng trên mạng, người xem chỉ cần bình luận “.” là ngay lập tức có phần mềm quét

và lưu lại toàn bôn UID - một đoạn dãy số để định danh tài khoản.7 Từ đó, kẻ xấu có

5 Trọng Phú - Kim Anh (2021), Bà Phương Hằng với các livestream lệch chuẩn: Đã đến lúc cần xử lý nghiêm, Đài Tiếng nói Việt Nam

https://vov.vn/phap-luat/ba-phuong-hang-voi-cac-livestream-lech-chuan-da-den-luc-can-xu-ly-nghiem-865470.vov

6

Phong Linh (2023): Phát hoảng vì lộ thông tin cá nhân: 80% nguyên nhân xuất phát từ lý do này…, Thanh niên

https://thanhnien.vn/phat-hoang-vi-lo-thong-tin-ca-nhan-80-nguyen-nhan-xuat-phat-tu-ly-do-nay-185230817164650831.htm

7

Trịnh Huyền (2020): Cảnh báo bị đánh cắp thông tin cá nhân khi xem livestream bán hàng, VTV

https://vtv.vn/kinh-te/canh-bao-bi-danh-cap-thong-tin-ca-nhan-khi-xem-livestream-ban-hang-2020072418443774.htm

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w