BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT HIẾN PHÁP Chủ đề 2: Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành luật về quyền được lãng quên, trong đó người dâ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
Chủ đề 2: Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành
luật về quyền được lãng quên, trong đó người dân có quyền yêu cầu các
tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin mang tính nhạy cảm của mình trên Internet Bằng kiến thức Luật hiến pháp
hãy đưa ra các luận điểm để ủng hộ/phản đối quy định trên.
Nhóm 3 - Lớp 4805 - Ủng hộ
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2023
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm: 03 - Ủng hộ
Lớp: 4805
Chủ đề tranh biện:
“Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành luật về quyền được lãng quên, trong đó người dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin mang tính nhạy cảm của mình trên Internet Bằng kiến thức Luật hiến pháp hãy đưa ra các luận điểm để ủng hộ/phản đối quy định trên.”
1 Kế hoạch làm việc của nhóm
Ngay khi nhận được chủ đề tranh biện các bạn trong nhóm đã bắt đầu quá trình tự tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo và thư viện của trường
Buổi họp đầu tiên của nhóm các bạn đều phải tự nêu ra những những suy nghĩ và ý tưởng của mình và phản biện các luận điểm trong nhóm Cuối buổi cả nhóm thống nhất luận điểm
và bắt đầu chia thành các tiểu nhóm nghiên cứu và tìm hiểu các luận điểm một cách cụ thể Buổi họp thứ hai, các tiểu nhóm trình bày luận điểm của mình để các bạn còn lại góp ý và sửa bài Chúng tôi tìm thêm các thông tin, tư liệu, dẫn chứng, bổ sung vào bài
Khi các luận điểm đã được thống nhất về nội dung chúng tôi bắt đầu tổng hợp và hoàn thiện bài
Ở buổi họp tiếp theo, cả nhóm thảo luận để thu gọn bài, cắt bỏ những nội dung dư thừa để cho bài tiểu luận đáp ứng yêu cầu về số trang được quy định
Ở tuần cuối, với mong muốn có màn tranh biện tốt, nhóm chúng tôi đã chia nhóm thành hai bên ủng hộ và phản đối và tổ chức tranh biện thử với nhau để hoàn thiện hơn bài làm của mình và tìm những câu hỏi để phản biện đội phản đối
Trang 32. Phân chia công việc và họp nhóm
ST
T Họ và tên
Công việc thực hiện
Tiến độ thực hiện (đúng hạn)
Mức độ hoàn thành Họp nhóm
Kết luận Xếp loại
Ký tên
Có Không Tốt
Trun g bình
Không tốt
Tham gia đầy đủ
Tích cực sôi nổi
Đóng góp nhiều ý tưởn g
1 Hà ThuHuyền
Làm Word, Thực trạng, Luận điểm 1,2,4, Kiểm tra nội dung cuối
2 Nguyễn Vân
Khánh
Lời mở đầu, Luận điểm 1,3,4, Bài học, Kiểm tra nội dung cuối
3 Nguyễn ĐứcLê Huy
Powerpoint, Luận điểm 2,4, Kiểm tra nội dung cuối
4 Nguyễn ThuHiền
Nguyên nhân, Luận điểm 3, Giải pháp
5 Nguyễn Vũ
Thùy Linh
Làm
6
Nguyễn
Hoàng Diệu
Linh
Khái niệm cần biết, Luận điểm
4, Kết luận
Trang 47 Trần VănHưng
Nguyên nhân, Luận điểm 3, Giải pháp
8 Hoàng GiaNguyễn
Linh
Khái niệm cần biết, Luận điểm
4, Kết luận
9 Đoàn Thùy
Linh
Làm
10 Nguyễn
Mạnh Hùng
Thực trạng, Luận điểm
4, Giải pháp
11 Nguyễn
Thùy Linh
Lời mở đầu, Luận điểm
2, Bài học
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2023
Nhóm trưởng
Hà Thu Huyền
Trang 5MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 6
A TỔNG QUAN 7
I GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 7
II NÊU QUAN ĐIỂM 8
B: CHÚNG TÔI ỦNG HỘ VIỆC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN THÔNG QUA DỰ ĐỊNH BAN HÀNH LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN, TRONG ĐÓ NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN YÊU CẦU CÁC TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ TÌM KIẾM, LƯU TRỮ XÓA BỎ NHỮNG THÔNG TIN MANG TÍNH NHẠY CẢM CỦA MÌNH TRÊN INTERNET 8
I LUẬN ĐIỂM 1: Quyền được lãng quên giúp đảm bảo quyền cơ bản của con người một cách trọn vẹn 8
1 Cơ sở pháp lý 8
2 Cơ sở lập luận 9
II LUẬN ĐIỂM 2: Cá nhân phải có quyền kiểm soát thông tin cá nhân của mình trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông cho phép ghi lại tất cả các hoạt động trực tuyến của cá nhân Do đó, quyền được lãng quên trao quyền cho mọi người lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống số của họ 10
1 Cơ sở pháp lý 10
2 Lập luận 11
III LUẬN ĐIỂM 3: Việc thông qua dự thảo về quyền được lãng quên là cán cân công lý, giúp đảm bảo sự công bằng trong cả môi trường số và môi trường thực tiễn 12
1 Cơ sở pháp lý: 12
2 Cơ sở lập luận: 12
IV LUẬN ĐIỂM 4: Quyền được lãng quên đảm bảo cho công dân có quyền cung cấp dữ liệu về thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng 13
1 Cơ sở pháp lý 13
2 Cơ sở lập luận 13
C KẾT LUẬN 14
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại đã có nhiều cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra Các công nghệ mới và phương pháp mới ra đời làm thay đổi sâu sắc hệ thống
xã hội cũng như nền kinh tế toàn cầu
- Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trải dài từ năm 1760 đến khoảng năm 1840, được bắt đầu bằng việc xây dựng các tuyến đường sắt và phát minh ra động cơ hơi nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí
- Tiếp theo, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, với sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm thập niên 1960 và thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990)
- Ngày nay chúng ta đang ở giai đoạn của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Với sự phát triển vượt bậc của hệ thống Internet Hệ thống mạng đang trở nên ngày càng phức tạp hơn, được tích hợp nhiều hơn và vì vậy đang làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu Trước những sự biến đổi và phát triển ngày một nhanh hơn của công nghệ thông tin và những tiện ích mà nó mang lại cho con người, thì song song đó không gian số cũng còn tồn đọng lại những mặt tiêu cực như: gia tăng bạo lực mạng, giảm kết nối tương tác trực tiếp, suy giảm sự sáng tạo và đặc biệt nghiêm trọng phải kể đến là việc dễ dàng bị đánh cắp thông tin cá nhân của người trên không gian mạng Nhất là khi chúng ta đang sống trong thời đại
mà quyền của con người được chú trọng và bảo đảm hơn hết thảy, thì việc thông tin của cá nhân người dùng dễ dàng bị đánh cắp hoặc truy cập chỉ với một vài thao tác đơn giản đã cho thấy việc vi phạm nghiêm trọng vào các quyền cơ bản của con người
Báo cáo thống kê của Ookla, công ty sở hữu công cụ đo Speedtest nổi tiếng thế giới, công bố năm 2020 cho thấy 68,17 triệu người đang sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam vào tháng 1-2020 Trong đó, tổng số người sử dụng các dịch vụ có liên quan tới Internet tại Việt Nam
đã chính thức tăng khoảng 6,2 triệu (tăng hơn 10%) từ năm 2019 đến năm 2020 Trên tổng
số người Việt, đã có 65 triệu người đang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để giải trí, liên hệ bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc, mẹo vặt cuộc sống và kể cả quảng cáo bán hàng Những số liệu này phản ánh nhu cầu cao của người Việt trong việc sử dụng Internet và các phương tiện truyền thông xã hội
Khi sự phát triển của các mạng xã hội diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu được tiếp cận thông tin của con người ngày càng tăng cao, thì vấn đề về việc các cá nhân có quyền được kiểm soát thông tin của mình trên các nền tảng số cũng được đặt ra và đang ngày càng được quan tâm Các thông tin trên Internet dường như có thể truy cập vĩnh viễn, trong đó có những thông tin mà các cá nhân có thể muốn giữ bí mật hoặc muốn quên đi Việc những thông tin mang yếu tố
Trang 7cá nhân, nhạy cảm bị tràn lan trên các không gian số nhưng việc kiểm soát lại bị hạn chế gây
ra việc những đối tượng xấu dựa vào đó lợi dụng, mua bán, … Những điều này đã làm dấy lên mối lo ngại về việc lạm dụng dữ liệu cá nhân cho các mục đích không hợp pháp Do đó, không có gì ngạc nhiên khi người dùng Internet tìm cách kiểm soát thông tin cá nhân của mình trong môi trường trực tuyến
Có thể thấy rằng quyền được lãng quên trên không gian mạng đã và đang nhận được nhiều
sự quan tâm của xã hội cũng như các nhà lập pháp ở nhiều quốc gia Do vậy, việc hình thành
cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ quyền được lãng quên trên không gian mạng đã trở nên vô cùng cấp thiết và Việt Nam cũng không ngoại lệ Ở nhiều quốc gia phát triển như Anh, Pháp hoặc Hoa Kỳ, quyền được lãng quên đã được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật và đã trở thành căn cứ pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân nói riêng và quyền con người nói chung Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân của Chính phủ trong thời gian gần đây đã thể hiện sự quan tâm của các nhà lập pháp Việt Nam về vấn đề này Việc ghi nhận quyền được lãng quên có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi cá nhân
bởi lẽ, “lãng quên là một giá trị cơ bản, tồn tại trong bản chất của nhân loại Phủ nhận hay
từ chối quyền được lãng quên chính là đang nuôi dưỡng một con người bằng sự hối hận, tương lai chỉ quẩn quanh trong chính quá khứ của họ, và như thế đã dựng lên một bức tường không có lối thoát cho cá nhân đó”
Trang 8A TỔNG QUAN
I GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
- Quyền được lãng quên: “quyền được lãng quên” được hiểu là một người có quyền xóa bất
kỳ thông tin nào về bản thân mà người đó đã đăng trực tuyến, bao gồm cả thông tin mà người khác đã đăng lại; chỉnh sửa, hạn chế, loại bỏ bất kỳ thông tin nào có sẵn trên mạng về bản thân, bất kể nguồn gốc của thông tin đó hoặc liên kết có liên quan đến cá nhân nếu những thông tin này gây phương hại tới cá nhân hoặc lợi ích của cộng đồng hay đã lỗi thời
và không còn cần thiết (Thách thức của trí tuệ nhân tạo với ‘quyền được lãng quên’ và một
số khuyến nghị cho pháp luật Việt Nam, 2023)
- Dữ liệu cá nhân: là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc
dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm
- Dữ liệu cá nhân nhạy cảm: là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà
khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm: a) Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo;
b) Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;
c) Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;
d) Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;
đ) Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;
e) Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;
g) Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;
h) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
i) Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;
k) Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết (Nghị định số 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Bảo vệ dữ liệu cá nhân, 2023)
II NÊU QUAN ĐIỂM
Đối với quy định về quyền được lãng quên, trong đó các cá nhân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin mang tính nhạy cảm của mình trên Internet, nhóm chúng tôi ĐỒNG Ý với quy định trên, được thể hiện thông qua các luận điểm sau:
Trang 9Thứ nhất, quyền được lãng quên giúp đảm bảo quyền cơ bản của con người một cách trọn
vẹn
Thứ hai, quyền được lãng quên trao quyền cho con người lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống
số của họ
Thứ ba, việc thông qua dự thảo luật về quyền được lãng quên giúp đảm bảo sự công bằng
trong môi trường số
Thứ tư, quyền được lãng quên đảm bảo cho công dân có quyền cung cấp dữ liệu về thông tin
cá nhân trên các nền tảng mạng
B: CHÚNG TÔI ỦNG HỘ VIỆC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
THÔNG QUA DỰ ĐỊNH BAN HÀNH LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN, TRONG ĐÓ NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN YÊU CẦU CÁC TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ TÌM KIẾM, LƯU TRỮ XÓA BỎ NHỮNG THÔNG TIN MANG TÍNH NHẠY CẢM CỦA MÌNH TRÊN INTERNET.
I LUẬN ĐIỂM 1: Quyền được lãng quên giúp đảm bảo quyền cơ bản của con người một cách trọn vẹn
1 Cơ sở pháp lý
- Điều 20 - Khoản 1 - Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (Hiến pháp số / của Quốc hội: Hiến pháp năm 2013, 2013)
- Điều 21 - Khoản 1 - Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luâ ̣t bảo đảm an toàn (Hiến pháp số / của Quốc hội: Hiến pháp năm 2013, 2013)
2 Cơ sở lập luận
Quyền cơ bản của con người là một trong những quyền vô cùng quan trọng, đã được ghi nhận ở rất nhiều bản Hiến pháp trên thế giới Như trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - từ việc gộp chung với những điều khác, Quyền con người đã được tách ra, trở thành một chương độc lập Bên cạnh tính mạng con người, nhân phẩm và danh
dự cũng là điều mà không ai có thể xâm phạm được Đó là thứ vốn liếng quý giá, để con người ta tồn tại, được sống, được hoàn chỉnh là một cá thể Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 khẳng định: “Điều 5: Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.” Hay trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khoản 1, điều 20 cũng công nhận rằng pháp luật bảo vệ danh dự và nhân phẩm của con người Vì vậy việc ưu tiên bảo vệ nhân phẩm, danh dự của công dân là một việc thiết yếu, cần được quan tâm trong xã hội, kể cả ngoài thực tại hay không gian số
Trang 10Những thông tin mang tính nhạy cảm khi được các cá nhân yêu cầu gỡ bỏ có nghĩa là những nội dung thông tin ấy đã, đang hoặc sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến họ Các cá nhân có thể bị xúc phạm về mặt danh dự, nhân phẩm vì các thông tin đó Khi danh dự, nhân phẩm của họ bị ảnh hưởng sẽ để lại những tổn thương sâu sắc về sức khỏe tâm lý và thể chất Việc các cá nhân bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm là TRÁI với quy định về quyền con người trong Hiến pháp hiện hành Trong bản Hiến pháp cũng đề cập rõ ràng về việc mọi người “được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm”, chính vì vậy mà việc thông qua dự thảo luật về quyền được lãng quên sẽ góp phần cụ thể hóa nội dung của Hiến pháp, để quyền con người thực sự được thực hiện một cách trọn vẹn cả ở ngoài xã hội hay trên các nền tảng số
Quyền được lãng quên có liên quan mật thiết tới quyền riêng tư - là một trong những quyền
tự do cần được bảo vệ nhất của một nền dân chủ Quyền riêng tư có thể chia ra làm nhiều khía cạnh, trong đó quyền riêng tư về thông tin cá nhân là khía cạnh dễ bị tổn thương nhất (ví
dụ về những vụ Hack Icloud và bị lộ hình ảnh cá nhân) Những thông tin cá nhân vô tình xuất hiện trên Internet hoặc xuất hiện trong một khoảng thời gian đã lâu và nhiều người muốn được quên đi để có cuộc sống bình yên phía trước Bởi vậy nên việc các cá nhân có quyền yêu cầu xóa thông tin mang tính nhạy cảm của mình đi góp phần làm “lãng quên” đi quá khứ của họ, nhu cầu cắt bỏ thông tin liên quan đến quá khứ của mỗi cá nhân là nhu cầu
cơ bản và cần được pháp luật bảo vệ, cần có cơ chế pháp lý rõ ràng để đảm bảo cho thông tin của các cá nhân không bị phát tán, và họ có thể bảo vệ được danh dự, nhân phẩm và uy tín của bản thân
Nhìn vào thực tiễn hiện nay, ta thấy được rằng việc bạo lực mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác qua không gian số là một vấn đề vô cùng nhức nhối Mỗi giờ, không kể những vụ việc lớn, nhỏ có hàng chục hàng trăm vụ bạo lực mạng diễn ra Những bình luận mang tính xúc phạm hiện diện liên tục Núp sau bàn phím, tự tin rằng không ai có thể tìm đến mình, những “anh hùng bàn phím” dựa vào tấm khiêng méo mó, được hiểu sai mang tên
“quyền tự do ngôn luận” để xúc phạm một cá thể con người, một công dân khác Và hậu quả đem lại là vô cùng nghiêm trọng Thông tấn, các trang báo đưa tin biết bao vụ việc đau lòng diễn ra Đau lòng là như vậy nhưng hiện tại, hầu như không có biện phải nào có thể làm giảm hay giải quyết triệt để vấn nạn này
Khi xã hội mọi người chạy xô theo xu hướng sử dụng các thiết bị điện tử, không gian mạng trở thành thứ môi trường phục vụ cho nhu cầu giải trí, học tập, tìm hiểu thông tin, Lúc đó, những kênh thông tin biết sử dụng hiệu quả những nền tảng này trở thành “ngư ông đắc lợi” kiếm về cho mình những nguồn lợi khổng lồ Phải kể đến ở đây là những cuộc thi hoa hậu, chưa bao giờ, hoa hậu gần như trở thành một nền “văn hóa” mới của Việt Nam những năm gần đây Chỉ cách đây vài tháng thôi, ồn ào nhất, gây “rúng động” không gian mạng nước ta,
có thể kể đến vụ việc của cô gái Ý Nhi – Miss World Vietnam 2023 Chỉ vài câu nói vô tình, không mang tính cố ý, công kích hay xúc phạm bất cứ ai Nhưng chỉ vì thiếu chút khéo léo