Luận điểm 1: Quy định mọi người muốn livestream phải xin phép cơ quan nhà nước ảnh hưởng tới quyền tự do ngôn luận được Hiến pháp và các điều ước quốc tế Việt Nam đã gia nhập bảo vệ.a..
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: LUẬT HIẾN PHÁP
ĐỀ BÀI: Để quản lý thông tin, phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà nước có t
hẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng
xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước Bằng kiến thức Luật hiến pháp hãy đư
a ra các luận điểm để phản đối quy định trên
Hà Nội - 2023
Nhóm:
Lớp:
02 N20.TL1
Trang 2BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM VÀ XÁC ĐỊNH M
ỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
I Thời gian, địa điểm, hình thức làm việc nhóm
1 Thời gian:
2 Địa điểm: Thư viện
3 Hình thức làm việc nhóm: Trực tiếp
II Thành phần tham dự: Các thành viên trong nhóm
III Nội dung:
- Họp bàn và thống nhất đề tài bài tập nhóm
- Xây dựng dàn ý khái quát cho đề tài đã được thống nhất
- Phân công công việc
IV Đánh giá:
1 Mức độ hoàn thành công việc đặt ra:
Công việc Chưa triển khai Chưa thống nhấtMức độ hoàn thànhĐã hoàn thành
2 Mức độ tham gia làm bài tập nhóm của từng cá nhân
Nhóm số: 02 Lớp: N20.TL1 Khóa: 48
Tổng số thành viên của nhóm: 6
Có mặt: 6
Vắng mặt: 0 Có lý do: 0 Không lý do: 0
Trang 3STT Mã SV Họ và tên Đánh giá của SV SV ký t
ên
5 483713 Nguyễn Đỗ Thanh Hằng X
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
NHÓM TRƯỞNG
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong kỉ nguyên của kĩ thuật số, khoa học và công nghệ phát triển như
vũ bão Để đáp ứng nhu cầu thông tin của con người, những nền tảng mạng xã hội đã ra đời với những chức năng đa dạng, phong phú Đặc biệt trong vài năm gần đây, tính năng “livestream” ngày càng phổ biến hơn trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân mọi miền Tổ quốc Lợi ích mà “livestream” mang lại là không thể phủ nhận, nhưng đồng thời cũng đặt ra những câu hỏi
về việc kiểm soát nội dung lan truyền trên không gian mạng Đứng trước vấn
đề đó, để quản lí thông tin, phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng
xã hội phải xin phép cơ quan nhà nước
Điều này đã tạo ra những làn sóng ý kiến trái chiều trong dư luận bởi cùng với việc siết chặt kiểm soát các tài khoản mạng xã hội thì vẫn còn những mặt trái của quy định ảnh hưởng tiêu cực tới các lĩnh vực liên quan Từ những vấn đề còn tồn đọng, bài luận của nhóm 2 sẽ đưa ra các cơ sở pháp lí và hệ thống lập luận dể phản đối nghị định này
NỘI DUNG
I MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG
Theo Điều 32 Dự thảo Nghị định về Quản lý, Cung cấp, Sử dung dịch vu Internet và thông tin trên mạng, “Phát video trực tuyến (livestream) là tính năng cho phép tài khoản mạng xã hội truyền tải trực tuyến video theo thời gian thực” Hay nói cách khác, livestream là hình thức phát trực tiếp thông qua thiết bị điện tử được kết nối Internet để ghi lại đối tượng (cảnh vật, một
sự kiện, một buổi diễn thuyết,…) và phát trên các nền tảng mạng xã hội Thông thường, mọi người sử dung tính năng livestream với muc đích trò chuyện, chia sẻ cảm xúc với những bạn bè trên mạng qua các ứng dung Facebook, Instagram, Tiktok … Bên cạnh đó, các mô hình tổ chức lớp học,
1
Trang 6các bài giảng được truyền phát bằng hình thức livestream cũng xuất hiện Nhờ
đó, giáo viên và học sinh có thể tương tác với nhau chỉ qua một chiếc màn hình dù ở bất cứ đâu Không chỉ vậy, tính năng này rất được người dân ưa chuộng trong giới giải trí khi ghi lại các chương trình phát sóng trực tiếp của những nhân vật nổi tiếng hay những sự kiện thể thao, âm nhạc,… Đặc biệt, các hoạt động bán hàng thông qua hình thức livestream trên các diễn đàn mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến và thu hút được nhiều cá nhân
và doanh nghiệp Việt Nam sử dung Chính vì vậy, livestream không đơn thuần là tính năng thân thuộc để mọi người chia sẻ, kết nối với bạn bè hay mọi người xung quanh, ngày nay con người tiếp cận hình thức này qua nhiều muc đích khác nhau: giảng dạy, thu nhập
II HỆ THỐNG LẬP LUẬN
1 Luận điểm 1: Quy định mọi người muốn livestream phải xin phép cơ q uan nhà nước ảnh hưởng tới quyền tự do ngôn luận được Hiến pháp và c
ác điều ước quốc tế Việt Nam đã gia nhập bảo vệ.
a Cơ sở pháp lí
Điều 25 Hiến Pháp 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do bá
o chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Điều 12 Hiến pháp năm 2013: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt N
am thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu ng
hị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hê I, chủ động và t ích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và t oàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộ
ng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thà
nh viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, g
2
Trang 7óp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội tr
ên thế giới.”
b Phân tích lập luận
Quyền tự do ngôn luận không được định nghĩa cu thể trong Hiến pháp Vi
ệt Nam hiện hành Tuy nhiên, trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) năm 1948 của Liên Hợp Quốc, quyền tự do ngôn luận mang nội hàm
là quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm ki
ếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền th ông không kể biên giới quốc gia
Đầu tiên, quy định về việc xin phép cơ quan nhà nước trước khi livestre
am phải được thực hiện bởi mọi người đã trở thành hình thức giới hạn quyền t
ự do ngôn luận Việc này vượt quá giới hạn được quy định trong Hiến pháp 20
13 và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) mà Việt N
am gia nhập vào ngày 24/09/1982
Theo Khoản 2 Điều 14 của Hiến pháp 2013, các quyền con người và côn
g dân chỉ có thể bị hạn chế theo luật pháp trong trường hợp cần thiết vì lý do l iên quan đến an ninh, an toàn xã hội, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng h oặc đạo đức xã hội Tương tự, Khoản 3 Điều 19 của ICCPR cũng quy định rằ
ng việc hạn chế tự do ngôn luận chỉ được áp dung khi có sự ràng buộc từ pháp luật và là cần thiết để tôn trọng uy tín hay các quyền khác của cá nhân hoặc để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội Điề
u này có nghĩa là, chỉ khi việc thực hiện quyền con người và quyền công dân gây ảnh hưởng tiêu cực hoặc có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh,
an toàn xã hội, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng hoặc đạo đức xã hội thì mới có thể giới hạn quyền con người và quyền công dân Tuy nhiên, quyền tự
do ngôn luận là một quyền con người và quyền công dân và chỉ có thể bị giới hạn trong các trường hợp đã được nêu trên
Quy định buộc mọi người phải xin phép cơ quan nhà nước trước khi live stream là một biện pháp giới hạn phương tiện biểu đạt, từ đó giới hạn tự do ng
3
Trang 8ôn luận Việc áp dung quy định yêu cầu tất cả các thành viên của xã hội muốn livestream phải xin phép từ cơ quan nhà nước sẽ gây ra việc giới hạn những tr ường hợp sử dung tính năng livestream với muc đích lành mạnh, không ảnh h ưởng tới lợi ích quốc gia hay lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội Người dùng thường sử dung tính năng livestream với ba muc đích chính Đầu tiên, đ
ể tương tác với người thân và bạn bè; thứ hai, để dẫn dắt cuộc trò chuyện, bày
tỏ ý kiến về các vấn đề xã hội; và cuối cùng là để quảng cáo kinh doanh Tron
g khi hai muc đích sau có khả năng ảnh hưởng tới quốc gia và xã hội, việc sử dung tính năng livestream để trò chuyện và kết nối với người thân và bạn bè l
à hoàn toàn không gây hại và không nên bị giới hạn theo bất kỳ cách nào Nh
ư vậy, quyền tự do ngôn luận với tư cách là một quyền con người, quyền công dân cũng chỉ có thể bị hạn chế trong các trường hợp nêu trên
Việc yêu cầu mọi người xin phép cơ quan nhà nước để livestream là một hình thức giới hạn quyền tự do ngôn luận, từ đó gây ra sự hạn chế trong việc biểu đạt thông tin Áp dung quy định này sẽ làm giới hạn cả những trường hợ
p sử dung livestream với muc đích không gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích c
ủa quốc gia và các chủ thể khác trong xã hội Người dùng thường sử dung tín
h năng livestream với ba muc đích chính Thứ nhất, để tương tác với người th
ân và bạn bè; thứ hai, để bày tỏ ý kiến và ảnh hưởng đến ý kiến công chúng v
ề các vấn đề xã hội; cuối cùng, để quảng cáo và kinh doanh sản phẩm Trong khi hai muc đích sau có khả năng tác động tới toàn bộ quốc gia và xã hội, việc
sử dung livestream để trò chuyện và kết nối với người thân và bạn bè là hoàn toàn không gây thiệt hại và không nên bị giới hạn theo bất kỳ phương pháp nà
o Do đó, việc quy định một cách không phân biệt tất cả các chủ thể xã hội m uốn sử dung tính năng livestream phải xin phép cơ quan nhà nước sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới tất cả các cá nhân và tổ chức không thuộc phạm vi bị hạn c
hế theo Hiến pháp và các công ước quốc tế đã được ký kết
4
Trang 9Thứ hai, quy định mọi người muốn livestream phải xin phép cơ quan nh
à nước có thể ảnh hưởng ở nhiều mức độ tới quyền tự do ngôn luận được quy định trong UDHR và ICCPR
Tùy thuộc vào thứ tự và thủ tuc tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin giấy phép, quy định này có thể gây ra tác động nhẹ hoặc vi phạm trực tiếp đến quyền tự do n gôn luận theo các hiến chương quốc tế mà Việt Nam đã cam kết bảo vệ Hình thức yêu cầu xin cấp phép có thể được chia thành bốn loại chính Hình thức đ
ầu tiên yêu cầu các cá nhân hoặc tổ chức mong muốn sử dung tính năng livest ream phải xin giấy phép một lần và việc xử lý giấy phép sẽ được tiến hành tự động Hình thức này ảnh hưởng ít đến quyền tự do ngôn luận Tuy nhiên, việc
áp dung phương thức này để quản lý người livestream trong thời gian dài khô
ng hiệu quả, vì người dùng chỉ cần xin giấy phép một lần và sau đó có thể live stream nhiều nội dung khác nhau Hình thức xin giấy phép thứ hai bắt buộc n gười dùng muốn sử dung tính năng livestream phải xin giấy phép một lần và h
ồ sơ xin giấy phép sẽ được xử lý bằng cách thủ công Hình thức này tạo ra rào cản đáng kể trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, vì việc xử lý hồ sơ th
eo cách thủ công thông thường mất nhiều thời gian, khoảng từ 10 đến 15 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ Hơn nữa, hình thức quản lý bằng giấy phép này cũng không mang lại hiệu quả cao trong tương lai vì lí do tương tự như hình t hức đầu tiên Hình thức xin giấy phép thứ ba yêu cầu người dùng phải xin phé
p các cơ quan nhà nước trước mỗi khi tổ chức livestream và hồ sơ xin giấy ph
ép được xử lý tự động Hình thức này giúp nhà nước quản lý thông tin và nội dung của các buổi livestream, nhưng cũng gây ra nhiều phiền toái cho người d ùng trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng tính năng livestrea
m Hình thức cuối cùng yêu cầu người có nhu cầu livestream phải xin phép cá
c cơ quan nhà nước mỗi khi tổ chức livestream và hồ sơ xin giấy phép được x
ử lý bằng cách thủ công Đây là hình thức cấp phép có tác động tiêu cực đến q uyền tự do ngôn luận Livestream thường được sử dung để truyền tải những s
ự việc, vấn đề mang tính thời sự, trực tiếp Tuy nhiên, nếu quy định cấp phép
5
Trang 10này được áp dung, thời gian trả kết quả hồ sơ xin phép thường rất lâu và có th
ể khi nhận được kết quả, nội dung người dùng mong muốn truyền tải thông qu
a livestream sẽ không còn giá trị thời sự nữa Rào cản thủ tuc này sẽ dẫn tới vi
ệc tính năng livestream bị giảm và đồng thời mất đi một phương tiện truyền th ông để công dân có quyền tự do ngôn luận Điều này là không phù hợp với đi
ều 19 trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc : “Mọi n gười đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá c
ác ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không
có giới hạn về biên giới” Ngoài ra, nó cũng vi phạm Khoản 2 Điều 19 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị: “Mọi người có quyền tự do ngôn lu
ận Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin,
ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bả
n viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thô
ng tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ.” Việc đi ngược lại điều ư
ớc quốc tế mà Việt Nam đã cam kết thực hiện như trên vi phạm Điều 12 Hiến pháp 2013
2 Luận điểm 2: Để quản lí thông tin, phát ngôn trên Internet, quy định này không cần thiết căn cứ theo tình hình hiện tại
2.1 Quy định này có thể đi ngược lại với chính sách, chủ trương phát triển của nước ta hiện nay
a Cơ sở pháp lí
Điều 56 Hiến pháp 2013: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước”
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP “Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và
6
Trang 11cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.”
b Phân tích lập luận
Thứ nhất, hiện nay nước ta đã có các bộ luật, luật điều chỉnh các hành vi
xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên không gian
Thứ hai, Điều 56 Hiến pháp 2013 đã quy định rõ mọi người cần “thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí” trong hoạt động kinh tế - xã hội và cả trong quản lý nhà nước Tuy nhiên, ban hành Nghị định mới đồng nghĩa với việc các cơ quan hành chính công cùng các Bộ, Ban, Ngành liên quan phải phối hợp với nhau tạo ra mô hình kiểm soát hiệu quả trên không gian mạng xã hội
Để làm được điều đó đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức, và tài lực Đồng thời, hiện nay không có một đề án khả thi về việc kiểm soát hoạt động livestream trên các nền tảng mạng xã hội của người dùng tại Việt Nam Căn
cứ vào tình hình thực tế cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, Nghị đình này khó có thể thực hiện tốt và mang lại kết quả đúng như mong đợi, mà còn có thể “gây lãng phí” cho nhà nước, và làm bộ máy nước ta thêm cồng kềnh hơn Điều này hoàn toàn đi ngược lại với nguyên tắc “tinh giản biên chế” cũng như Điều 56 Hiến pháp 2013 đã khẳng định
b Phân tích lập luận
2.2 Cùng với đó, để đảm bảo tính dân chủ cũng như để người dân tham gia vào các công việc quản lí Nhà nước
a Cơ sở pháp lý
Khoản 1 Điều 13 Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
b Phân tích lập luận
7
Trang 12Việc ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong Hiến pháp
2013 đã tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện quyền cơ bản của mình Và thông qua việc thực hiện quyền này, công dân đã góp phần tích cực vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình Khiếu nại, tố cáo là một phương thức thể hiện quyền dân chủ của nhân dân và là một trong những phương thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy Nhà nước Xuất phát từ tư tưởng “lấy dân là gốc”, từ bản chất chính trị của chế độ dân chủ nhân dân, ngay từ khi mới thành lập chính thể mới, cùng với việc thiết lập chính quyền các cấp, Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã khẳng định quyền làm chủ của nhân dân, quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động của bộ máy Nhà nước, việc giải quyết khiếu kiện của dân, chống phiền hà, nhũng nhiễu dân Tính chất giám sát của nhân dân đối với Nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo được thể hiện ở chỗ, khi khiếu nại, tố cáo nhân dân đã chuyển đến cho cơ quan Nhà nước những thông tin, phát hiện về những việc làm vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, trên cơ sở đó Nhà nước kiểm tra lại hoạt động, hành vi của các cơ quan và các cán bộ của mình, kịp thời chấn chỉnh,
xử lý sai phạm, thậm chí loại trừ ra khỏi bộ máy Nhà nước những người không xứng đáng, làm cho bộ máy Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh Như vậy, nếu ban hành nghị định này có thể sẽ làm xuất hiện những dấu hiệu của việc xâm phạm vào quyền của người dân được quy định trong hiến pháp Mặt khác có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến qúa trình phát triển xây dựng bộ máy nhà nước, có thể xảy ra tình trạng lạm quyền, lợi ích nhóm với muc đích ngăn chặn người dân nói lên tiếng nói của mình về hoạt động của cơ quan nhà nước trong phạm vi được quy định, góp phần che giấu đi những khuyết điểm trong hoạt động của cơ quan nhà nước
3 Luận điểm 3: Quy định này khó hiện thực hóa trong bối cảnh hiện nay.
a Cơ sở pháp lí
8