1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Về Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa. Liên Hệ Vấn Đề Ở Việt Nam.pdf

11 5 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học về Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Liên hệ vấn đề ở Việt Nam?
Tác giả Nguyễn Văn Dương
Người hướng dẫn Lê Thị Nguyệt
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 498,62 KB

Nội dung

Lê-nin đã đưa ra luận điểm có giá trị khoa học và phát triển sáng tạo học thuyết Mác về chủ nghĩa tư bản và cách mạng vô sản: “người ta không thể coi cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA Y

-  

-TIỂU LUẬN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Chủ đề: Quan điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học về Cách mạng xã hội chủ nghĩa Liên hệ vấn đề ở Việt Nam?

Giáo viên hướng dẫn : LÊ THỊ NGUYỆT

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN DƯƠNG

Lớp : 18LTYK.01

Mã sinh viên : 1823L10011

Trang 2

Hà Nội, tháng 4 năm 2024

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU……… 3

PHẦN NỘI DUNG……… 4

Phần 1 Khái niệm, nguyên nhân, điều kiện khách quan, chủ quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa 1.1 Khái niệm về cách mạng xã hội chủ nghĩa ………4

1.2 Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa ……….…… 4

1.3 Những điều kiện khách quan, chủ quan của cách mạng XHCN 5

Phần 2 Mục tiêu, nôi dung, động lực của cách mạng XHCN 2.1 Mục tiêu của cách mạng XHCN……… 6

2.2 Nội dung của cách mạng XHCN ……… 7

2.3 Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa 7

Phần 3: Sự vận dụng không ngừng ở Việt Nam 9

KẾT LUẬN……… 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….11

2

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Năm 1915, trong tác phẩm “Bàn về khẩu hiệu Liên bang châu Âu”,

V I Lê-nin đã đưa ra luận điểm có giá trị khoa học và phát triển sáng tạo học thuyết Mác về chủ nghĩa tư bản và cách mạng vô sản: “người

ta không thể coi cách mạng xã hội chủ nghĩa là một công cuộc làm một lần thì xong, mà phải coi đó là một thời đại chấn động vũ bão về chính trị và kinh tế” Đó là thời đại đấu tranh giai cấp gay gắt nhất, thời đại cách mạng và phản cách mạng và nhất định “phải xảy ra các cuộc cách mạng chính trị” Cách mạng chính trị lật đổ giai cấp thống trị là sự khởi đầu của quá trình cách mạng để thiết lập chế độ chính trị, chế độ kinh tế và xây dựng, hoàn thiện chế độ ấy

Theo V I Lê-nin, “sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị là quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản Do đó, chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội có thể thắng trước hết là trong một số ít nước tư bản chủ nghĩa hoặc thậm chí chỉ trong một nước tư bản chủ nghĩa” Cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917) do V I Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã nổ

ra và thắng lợi ở một nước như thế Song để bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn, vững chắc của chủ nghĩa xã hội thì không thể chỉ làm một lần thế là xong, mà phải là cả một quá trình lâu dài để cải biến toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa để tạo dựng một xã hội hoàn toàn mới – xã hội xã hội chủ nghĩa

Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử lâu dài,là một thời đại theo quan niệm của V I Lê-nin Có thể thấy rõ quan niệm đó trên mấy nội dung thiết yếu

Trang 4

Phần 1.Khái niệm, nguyên nhân, điều kiện khách quan, chủ quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa

1.1 : Khái niệm về cách mạng XHCN

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhắm xoá bỏ chế độ xã hội cũ, nhất là chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội để tiến lên chủ nghĩa cộng sản

– Theo nghĩa hẹp: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng về

chính trị Trong đó quần chúng nhân dân lao động vùng dậy dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để giành lấy chính quyền, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản (nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động) tạo tiền đề cho việc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, tư tưởng ở giai đoạn tiếp theo

-Theo nghĩa rộng: cách mạng XHCN là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Như vậy, theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động

và cả quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội chủ

nghĩa trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

1.2 Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng xã hội là do sự phát triển của lực lượng sản xuất

Khi lực lượng sản xuất phát triển sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất

đã lỗi thời, kìm hãm nó và tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn Do vậy, dưới chủ nghĩa

4

Trang 5

tư bản, nhất là khi máy hơi nước ra đời làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng mang tính chất xã hội hoá cao; dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất

Tuy rằng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chế độ tư bản ngày càng gay gắt, nhưng cách mạng xã hội chủ nghĩa không diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua hoạt động của con người và những điều kiện khách quan, chủ quan nhất định

1.3 Những điều kiện khách quan, chủ quan của cách mạng XHCN

Cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn nổ ra và giành thắng lợi, phải có những điều kiện khách quan và chủ quan

– Những điều kiện khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Những điều kiện khách quan là phải có những mâu thuẫn về kinh tế –

xã hội diễn ra gay gắt trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá cao với quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất, quyết định nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa Mâu thuẫn kinh tế này đã dẫn đến mâu thuẫn về xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp

tư sản và giai cấp vô sản

Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nền đại công nghiệp phát triển cao dựa trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật đã hình thành những khu công nghiệp tập trung, làm cho lực lượng sản xuất đạt đến trình độ xã hội hoá cao Họ gắn bó với nền sản xuất hiện đại

và tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội

Nhưng của cải đó lại bị giai cấp tư sản chiếm đoạt Giai cấp tư sản không chỉ áp bức, bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nước, mà với lòng tham vô hạn, với khát vọng quyền lực, giai cấp tư sản đã tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước khác, biến những nước này thành thuộc địa của chúng Điều đó còn làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước tư bản với các nước thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt

Trang 6

Những mâu thuẫn trên đã dẫn tới nguy cơ tạo thành cách mạng xã hội

và nó đòi hỏi phải được giải quyết bằng cuộc cách mạng xã hội, nhằm xoá bỏ ách áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản, thiết lập một chế độ xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa

– Những điều kiện chủ quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết định nhất là sự trưởng thành của giai cấp công nhân, đặc biệt là khi nó đã có Đảng tiên phong của mình

là Đảng Cộng sản Lúc đó, giai cấp công nhân mới có đủ khả năng điều kiện để đứng ra đảm đương sứ mệnh lịch sử của mình là tổ chức phát động quần chúng nhân dân lao động tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Nếu không có điều kiện chủ quan này thì cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn không nổ ra

Điều kiện chủ quan thứ hai là sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác để tạo nên lực lượng khổng lồ, sức mạnh to lớn để đảm bảo cho cách mạng thắng lợi

Phần 2 Mục tiêu, nội dung, động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa

2.1 Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa

– Mục tiêu trong giai đoạn thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động

– Mục tiêu trong giai đoạn thứ hai của cách mạng xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng xã hội, giải phóng con người, đưa lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho toàn dân; và một khi xoá bỏ được tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ

6

Trang 7

2.2 Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa

– Trên lĩnh vực chính trị: Nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ

nghĩa trên lĩnh vực chính trị là đưa quần chúng nhân dân lao động từ địa vị nô lệ, làm thuê, bị áp bức bóc lột trở thành người làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội Muốn thực hiện được nội dung đó, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản phải dùng bạo lực cách mạng đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản Như C Mác – Ph Ăngghen nói: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”

-Trên lĩnh vực kinh tế Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho :

sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là phát triển kinh tế; nâng cao năng suất lao động và cải thiện đời sống nhân dân Nên thực chất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng về kinh tế Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động”

– Trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng Cách mạng xã hội chủ nghĩa tạo :

nên sự biến đổi căn bản trong phương thức và nội dung sinh hoạt tinh thần của xã hội theo hướng tiến bộ Trên cơ sở kế thừa và nâng cao các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, thực hiện việc tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến của thời đại để thực hiện việc giải phóng những người lao động về mặt tinh thần thông qua việc xây dựng từng bước thế giới quan và nhân sinh quan cộng sản, xây dựng nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa

2.3 Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa

"Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số"

Trang 8

Cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động ra khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho họ, do vậy thu hút được sự tham gia của quần chúng nhân dân lao động trong suốt quá trình cách mạng Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, do vậy ngày càng tăng lên về số lượng, nâng cao về chất trong xã hội hiện đại Giai cấp công nhân là lực lượng lao động chủ yếu tạo nên sự giàu có trong xã hội hiện đại, là lực luợng xã hội đi đầu trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và trong công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội Vì vậy

có thể khăng định: giai cấp công nhân là lực lượng hàng đầu bảo đảm cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp này trở thành một động lực to lớn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Trong một xã hội khi nông dân còn là lực lượng đông đảo thì trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp công nhân chỉ có thể giành được thắng lợi khi lôi kéo được giai cấp nông dân đi theo mình

Khi nói về vai trò của giai cấp nông dân trong cuộc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp công nhân C.Mác đã chỉ ra, nếu giai cấp công nhân không thực hiện được bài đồng ca cách mạng với giai cấp nông dân thì bài đơn ca của giai cấp công nhân sẽ trở thành bài ai điếu

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng vậy, giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình, khi đại đa

số giai cấp nông dân đi theo giai cấp công nhân Đứng về phương diện kinh tế, giai cấp nông dân là một lực lượng lao động quan trọng trong

xã hội Đứng về phương diện chính trị - xã hội, giai cấp nông dân là một lực lượng cơ bản tham gia bảo vệ chính quyền nhà nước xã hội chủ nghĩa Vì vậy, "nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân" Trên cơ sở khối liên minh công - nông vững chắc mới có thể tạo ra được sức mạnh của khối đoàn kết rộng rãi các lực lượng tiến bộ trong các tầng lớp nhân dân lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

8

Trang 9

Phần 3: Sự vận dụng không ngừng ở Việt Nam

Cách mạng Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là sự áp bức, bóc lột của thực dân phong kiến đối với quần chúng nhân dân lao động vô cùng dã man, tàn bạo; những phong trào đấu tranh theo xu hướng tư sản và phong kiến đều bị thất bại, Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chí Minh đã nhận thức được tính tất yếu lịch sử của con đường cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản (xã hội chủ nghĩa) Người nói: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức” Do vậy, người đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, đưa đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 03 – 02 – 1930

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời làm cho cách mạng Việt Nam thoát khỏi sự khủng hoảng về đường lối chính trị, sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã kết hợp được hai nhiệm vụ: giải phóng dân tộc

bị áp bức và giải phóng giai cấp những người lao động

Kế thừa thành tựu đạt được sau những năm đổi mới đất nước, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng; tinh thần kiên cường, sự cần cù, sáng tạo trong lao động, dám nghĩ, dám làm của dân tộc Việt Nam, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước ta sẽ tiếp tục phát triển vượt bậc hơn nữa, tiến xa hơn nữa trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu, sánh vai với các cường quốc năm châu mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn

Hiện nay, Đảng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và các dịch vụ công ích khác, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, để mọi người dân “không có ai bị bỏ lại phía sau”, mọi người đều được ấm no, hạnh phúc theo mục tiêu, lý tưởng Đảng đã đề ra

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam là hoàn toàn tất yếu, bởi vậy toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thực hiện tốt hơn nữa các nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng, giữ vững bản chất cách mạng, làm cho các tổ chức đảng và bộ máy Nhà nước ngày càng trong

Trang 10

sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

Kết luận

Cách mạng xã hội chủ nghĩa (hay Cách mạng vô sản) là cuộc cách mạng xã hội sâu sắc và triệt để, đánh dấu bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa sang hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa

Tiến trình Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình lịch sử lâu dài, khó khăn và gian khổ, thậm chí có lúc tạm thời thất bại Điều cơ bản là sau khi giành được chính quyền, đảng tiên phong của giai cấp công nhân phải kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, không ngừng

bổ sung, phát triển cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước và tình hình biến đổi của thời đại, khắc phục sự giáo điều, trì trệ, chủ quan, duy ý chí; đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, hữu khuynh dưới mọi màu sắc, giữ vững quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân và luôn gắn bó với nhân dân, với dân tộc để thực hiện triệt để và sáng tạo, cuộc cải biến cách mạng toàn diện nhằm xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa

Ngày nay, cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc đang diễn ra gay go, phức tạp, chủ nghĩa xã hội đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội theo quy luật khách quan của lịch sử

10

Ngày đăng: 16/07/2024, 17:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w