1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thẩm quyền của tòa án việt nam đối với những hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với những hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài
Tác giả Đặng Quang Huy, Trần Thị Thùy Linh
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quốc tế
Thể loại Công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,49 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái quát về hợp đồng tiêu dùng điện tử (14)
    • 1.1.1. Khái niệm hợp đồng tiêu dùng điện tử (14)
    • 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng tiêu dùng điện tử (18)
  • 1.2. Khái quát về hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài (26)
    • 1.2.1. Khái niệm hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài (26)
    • 1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài (29)
  • 1.3 Khái quát về thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với các tranh chấp về hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài (33)
    • 1.3.1 Cơ sở xác định thẩm quyền của Toà án quốc gia trong Tư pháp quốc tế (34)
    • 1.3.2 Một số nguyên tắc để xác định thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (38)
  • Chương 2: THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN QUỐC GIA ĐỐI VỚI TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG TIÊU DÙNG ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (45)
    • 2.1. Pháp luật EU về thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với tranh chấp về hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài (45)
      • 2.1.1 Khái quát về hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với các tranh chấp về thương mại có yếu tố nước ngoài (45)
      • 2.1.2 Thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với các tranh chấp về hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu có nước ngoài (48)
    • 2.2. Pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với tranh chấp về hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài (55)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài trước hết là phân tích nội dung thẩm quyền của toà án đối với các hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài, tức toà án nào sẽ có thẩm quyền

Khái quát về hợp đồng tiêu dùng điện tử

Khái niệm hợp đồng tiêu dùng điện tử

Bộ luật Dân sự năm 2015 (“BLDS 2015”) định nghĩa Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự 1 Bộ luật

Dân sự Pháp sửa đổi năm 2016 ghi nhận định nghĩa hợp đồng được hình thành bằng việc gặp gỡ của một lời đề nghị giao kết hợp đồng và một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mà các bên thể hiện ý định giao kết 2 Dưới góc độ các công trình ngôn ngữ học trong lĩnh vực pháp lý, hợp đồng được định nghĩa là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên, thông thường được lập thành văn bản và có hiệu lực pháp luật, hoặc trong một số trường hợp là một văn bản, tài liệu có chứa một sự thỏa thuận 3 Hay nói cách khác, có thể hiểu, hợp đồng là một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý, thỏa thuận phát sinh do đề nghị và chấp thuận đề nghị giao kết, nhưng trong một số trường hợp phải đáp ứng một số yêu cầu khác để thỏa thuận có thể ràng buộc về mặt pháp lý 4

Nhìn từ phương diện ngôn ngữ học, tiêu dùng được định nghĩa là việc sử dụng của cải vật chất để thỏa mãn các nhu cầu của sản xuất và đời sống 5 Soi chiếu vào thực tiễn chế định đang nghiên cứu, cụ thể là khi xét dưới góc độ pháp lý, có thể tham khảo định nghĩa hợp đồng tiêu dùng theo pháp luật của một số quốc gia Ví như theo pháp luật của Cộng hòa Hungary, hợp đồng tiêu dùng là hợp đồng được ký kết giữa người tiêu dùng với một chủ thể khác đặt trong bối cảnh hoạt động kinh tế hoặc nghề nghiệp của người đó 6 Còn pháp luật về hợp đồng của Trung Quốc không ghi nhận về khái niệm của loại hợp đồng tiêu dùng, nhưng giới hạn phạm vi của hoạt động tiêu dùng bao gồm những hoạt động của một bên chủ thể là nhà sản xuất, người bán hàng hướng tới bán những sản phẩm được gia công, sản xuất cho người sử dụng, nhưng không áp dụng cho các dự án xây dựng, trừ trường hợp hợp đồng có liên quan đến các vật liệu xây dựng, linh kiện

2 Điều 1113 Bộ luật Dân sự Pháp sửa đổi năm 2016;

3 Anne H Soukhanov (1994), The American Heritage Dictionary of the English Language, Third Edition, Nxb Houghton Mifflin, tr 1685;

4 Elizabeth A Martin (2001), A Dictionayry of Law, Fifth Edition, Oxford University Press, tr 114;

5 Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng, tr 990;

6 Điểm e Điều 685 BLDS Cộng hòa Hungary; hoặc các bộ phận thiết bị sử dụng cho các dự án xây dựng 7 Một cách định nghĩa khác cũng thường gặp về hợp đồng tiêu dùng chính là nhìn từ khía cạnh chủ thể Xét phạm trù chủ thể của loại hợp đồng tiêu dùng, hiện nay pháp luật các quốc gia nhìn nhận chủ thể của loại hợp đồng này theo hai quan điểm chính Quan điểm thứ nhất khẳng định chủ thể của hợp đồng tiêu dùng là cá nhân Điển hình cho quan điểm này là pháp luật của Vương Quốc Anh, Luật Các quyền của người tiêu dùng năm 2015 của Anh định nghĩa người tiêu dùng là một cá nhân thực hiện hành vi mua hàng vì các mục đích nằm ngoài hoạt động thương mại, kinh doanh, nghề nghiệp hoặc hành nghề 8 Như vậy, pháp luật Anh quy định người tiêu dùng chỉ là cá nhân, còn các chủ thể không phải là cá nhân thì không thể là người tiêu dùng Song, cách quy định này trong một giới hạn nào đó vẫn còn tồn tại điểm hạn chế, bởi lẽ đối với các chủ thể không phải là cá nhân, ở một khía cạnh nào đó họ vẫn có những hoạt động tiêu dùng thông thường, chứ không phải tất cả quan hệ mua bán của họ đều là các quan hệ thương mại 9 Còn với quan điểm thứ hai, các quốc gia theo quan điểm này xác định người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc tổ chức Chẳng hạn theo pháp luật của Hy Lạp, người tiêu dùng được xác định là bất cứ cá nhân hay tổ chức nào mà việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ cấu thành việc trở thành người tiêu dùng của hàng hóa, dịch vụ đó 10 Nhìn chung, có nhiều quan điểm xoay quanh định nghĩa tiêu dùng và người tiêu dùng, nó có thể chỉ đơn giản là người dùng cuối cùng của bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào; nó có thể loại trừ những người mua hàng hóa hoặc dịch vụ đặt trong bối cảnh kinh doanh; nó có thể bao gồm những người sử dụng hàng hóa, dịch vụ có quy mô nhỏ, trái ngược với quy mô lớn (như doanh nghiệp); hoặc có thể hiểu là những cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh, nhưng phạm vi của hoạt động kinh doanh ấy nằm ngoài phạm vi là cung cấp các hàng hóa, dịch vụ đã mua nhằm mục đích tiêu dùng 11

7 Điều 2 Luật Chất lượng sản phẩm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;

8 Khoản 3 Điều 2 Luật Các quyền của người tiêu dùng Vương Quốc Anh năm 2015: “Consumer” means an individual acting for purposes that are wholly or mainly outside that individual’s trade, business, craft or profession;

9 Nguyễn Thị Thảo Duyên (2021), Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 07;

10 Anthony Hadjioannou (2011), Defining a consumer under the Consumer Protection Law, https://kglawfirm.gr/defining-a-consumer-under-the-consumer-protection-law/ truy cập ngày 21/01/2023;

11 Aviva YM Freilich (2006), A Radical Solution to Problems with the Statutory Definition of Consumer: All Transactions are Consumers Transactions, University of Western Australia Law Review, Vol 33, Issue 1 (December 2006), tr 110;

Pháp luật Việt Nam không định nghĩa minh thị về hợp đồng tiêu dùng, song trên thực tế, có thể nhìn nhận từ góc độ chủ thể của hợp đồng tiêu dùng để thấy được bản chất của hợp đồng tiêu dùng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (“LBVQLNTD”) năm 2010 định nghĩa người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức 12 Mặt khác, khoản 1 Điều 14 LBVQLNTD cũng đồng thời quy định: Hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự Như vậy, có thể thấy rằng, theo quan điểm của pháp luật Việt Nam, khái niệm người tiêu dùng được ghi nhận có thể là cá nhân, tổ chức với mục đích khi xác lập hợp đồng được xác định rõ là tiêu dùng, sinh hoạt Hay nói cách khác, LBVQLNTD năm 2010 khi xác định yếu tố tiêu dùng sẽ căn cứ vào mục đích của hợp đồng chứ không bị giới hạn về khía cạnh chủ thể

Từ thực tiễn phân tích quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia, có thể thấy rằng, dù có sự khác biệt trong quan điểm lập pháp, tuy nhiên pháp luật các quốc gia đều có điểm tương đồng trong việc phân biệt hợp đồng tiêu dùng với các loại hợp đồng khác, cụ thể là ở khía cạnh mục đích của hợp đồng, đó là tiêu dùng, phục vụ cho sinh hoạt chứ không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lợi Như vậy, theo quan điểm của nhóm tác giả, có thể hiểu hợp đồng tiêu dùng là những hợp đồng được giao kết nhằm mục đích hướng tới việc sử dụng đối tượng của hợp đồng cho mục đích sinh hoạt, không mang tính chất kinh doanh Để nắm được bản chất của “hợp đồng điện tử”, theo quan điểm của nhóm tác giả, trước hết nên nhìn nhận từ góc độ “điện tử”, “giao dịch điện tử” và “thương mại điện tử” Từ điển Black’s Law Dictionary định nghĩa thương mại điện tử là việc thực hành mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các dịch vụ tiêu dùng trực tuyến trên Internet 13 , cụ thể hơn, từ điển này còn định nghĩa về giao dịch điện tử, theo đó, giao dịch điện tử là một giao dịch được hình thành bởi các thông điệp điện tử 14 Nhìn từ góc độ lý luận, theo quan điểm của một số tác giả, hợp đồng điện tử được định nghĩa là sự gặp gỡ trên mạng viễn thông quốc tế giữa một lời đề nghị ký kết hợp đồng thể hiện bằng phương tiện nghe nhìn và một lời chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng 15 , quan điểm này tiếp cận

12 Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010;

13 Bryan A Garner (1999), Black’s Law Dictionary, Seventh Edition, ST Paul, Minn, tr 530;

15 Oliver Iteanu (1999), Khoảng không vũ trụ mạng không gian và thông tin viễn thông, Hội thảo Pháp – Việt, Nxb Chính trị quốc gia, tr 106; trên cơ sở nhấn mạnh về sự gặp gỡ trên mạng viễn thông quốc tế giữa hai chủ thể giao kết hợp đồng với nhau, thông qua phương tiện điện tử, thể hiện dưới hình thức nghe và nhìn 16 Song, nhìn nhận từ góc độ thực tiễn, hợp đồng điện tử không chỉ hình thành ở phạm vi quốc tế mà còn tồn tại ngay chính trong phạm vi nội tại của một quốc gia, chính vì lẽ ấy, quan điểm vừa được viện dẫn trên phản ánh khá hợp lý về bản chất, nhưng lại có phần chưa phù hợp trong việc giới hạn về mặt phạm vi Khi nhìn nhận về vấn đề này, Luật Mẫu của UNCITRAL (“Luật Mẫu”) không quy định minh thị về khái niệm, nhưng nhấn mạnh vào cách thức hình thành hợp đồng điện tử, theo đó “trong khuôn khổ hình thành hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, một chào hàng và chấp nhận chào hàng được phép thể hiện bằng các thông điệp dữ liệu” 17 , Luật Mẫu cũng đồng thời giải thích thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, tiếp nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử 18

Nhìn nhận từ góc độ pháp luật Việt Nam, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 định nghĩa hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 19 Thông điệp điện tử trong trường hợp này được hiểu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử Như vậy, có thể hiểu rằng, phương tiện điện tử là cơ sở để phân biệt hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống 20 Có thể thấy, khái niệm hợp đồng điện tử trong pháp luật Việt Nam đã phản ánh được bản chất của loại hợp đồng này, đồng thời cũng khái quát được tương đối đầy đủ các loại hợp đồng được hình thành, thực hiện trong hoặc có liên quan đến môi trường điện tử, thông qua các phương tiện hoạt động trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ, hoặc thậm chí là các công nghệ tương tự có thể được hình thành trong tương lai

Từ những phân tích trên, có thể khái quát, “hợp đồng tiêu dùng điện tử” là những hợp đồng xác lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, được giao kết nhằm mục đích hướng tới việc sử dụng đối tượng của hợp đồng phục vụ cho mục đích sinh hoạt, không mang tính chất kinh doanh

16 Đặng An Thanh (2014), Pháp luật về ký kết, thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 08;

17 Khoản 1 Điều 1 Luật Mẫu UNCITRAL về Thương mại Điện tử năm 1996;

18 Điều 2 (a) Luật Mẫu UNCITRAL về Thương mại Điện tử năm 1996;

19 Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005;

20 Nguyễn Thị Thảo Duyên (2021), Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 09;

Đặc điểm của hợp đồng tiêu dùng điện tử

Với sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị công nghệ trong thời đại 4.0 hiện nay, việc con người tiếp xúc và sử dụng các ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày từ việc giải trí cho đến mua sắm đều có thể thực hiện qua internet Việc thực hiện hoạt động mua sắm, tiêu dùng qua các sàn giao dịch thương mại, qua điện thoại giữa một bên là người tiêu dùng và một bên là các thương nhân thực hiện việc giao kết của họ thông qua các website hay các sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiktokshop… Bản chất của hợp đồng tiêu dùng điện tử là các hợp đồng tiêu dùng truyền thống được thực hiện thông qua việc sử dụng thông điệp, dữ liệu điện tử và sử dụng phương tiện giao tiếp điện tử để xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ Hợp đồng tiêu dùng điện tử như đã phân tích là loại hợp đồng được giao kết với mục đích sinh hoạt, không mang mục đích kinh doanh như hợp đồng thương mại Mặc dù mang bản chất của hợp đồng tiêu dùng truyền thống, tuy nhiên hợp đồng tiêu dùng điện tử cũng có những đặc điểm riêng biệt do được xác lập bởi phương thức đặc biệt thông qua Internet

Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng tiêu dùng điện tử

Trong quan hệ hợp đồng tiêu dùng điện tử, ngoài hai chủ thể chính là người tiêu dùng và các thương nhân, chủ thể kinh doanh, sản xuất thì còn có các chủ thể liên quan với vai trò là bên thứ ba như bên thanh toán trung gian (ngân hàng điện tử, ví điện tử, cổng thanh toán…), bên vận chuyển và bên trung gian thương mại (sàn thương mại điện tử, website bán hàng và các phương thức bán hàng trên internet khác) 21

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế, được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại có tư cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh 22 Khác với hợp đồng tiêu dùng truyền thống, với hợp đồng tiêu dùng điện tử, thương nhân trực tiếp giao kết hợp đồng với khách hàng thông qua website thương mại điện tử do mình tự thiết lập hoặc cũng có thể thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, hoặc website đấu giá trực tuyến do các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác thiết lập để giao kết hợp đồng thay vì gặp mặt trực tiếp Khách hàng có thể là thương nhân, tổ chức, cá nhân chấp nhận hợp đồng với thương nhân trên cơ sở các thông tin đã được công khai trên các

21 Nguyễn Hồ Tường Vy, Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP HCM, Tr.15

22 Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 trang thông tin điện tử Có thể thấy rằng, việc xác định chủ thể của hợp đồng tiêu dùng điện tử được giao kết trên các trang thông tin điện tử là rất quan trọng Bởi lẽ, xác định được đúng các chủ thể mới xác định được rõ trách nhiệm của các chủ thể Pháp luật về hoạt động thương mại điện tử yêu cầu trách nhiệm cụ thể về thông tin đối với chủ thể cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và chủ thể của hợp đồng Các chủ thể này phải cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hoá, dịch vụ, các điều khoản của hợp đồng mua bán được giới thiệu trên website và về chủ sở hữu website

Bên cạnh chủ thể giao kết thông thường là bên bán và bên mua thì còn có sự xuất hiện của bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử - đó là các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử Bên thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử Họ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử 23

Với hợp đồng truyền thống, việc giao kết hợp đồng thường được các bên chủ thể trực tiếp thực hiện nên sẽ dễ dàng trong việc xác định các chủ thể trong hợp đồng Chính vì vậy, việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên cũng dễ dàng hơn Tuy nhiên, đối với hợp đồng tiêu dùng điện tử, các bên của hợp đồng thường hay bị nhầm lẫn với các chủ thể khác tham gia hoạt động thương mại điện tử, đặc biệt khi các chủ thể này là các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường điện tử cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ

Thứ hai, về giao kết hợp đồng tiêu dùng điện tử

Trong giao kết hợp đồng dân sự, nếu các bên giao kết với nhau dựa trên nguyên tắc thoả thuận và thống nhất ý chí về các điều khoản trong hợp đồng thì hợp đồng tiêu dùng lại giới hạn hơn về tự do ý chí của các bên Trong một số hợp đồng tiêu dùng, người tiêu dùng không thể đưa ra đàm phán hay thoả thuận mà chỉ có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận việc giao kết hợp đồng

Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng 24 Theo quy định của pháp luật chung về giao kết hợp đồng, cụ thể là

23 Khái Niệm, Đặc Điểm Của Hợp Đồng Điện Tử - Kiến Thức Mọi Người Cần Nắm Vững

Nguồn: https://econtract.efy.com.vn/hddt/dac-diem-cua-hop-dong-dien-tu.html#/

24 Khoản 1, 2 Điều 35 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 hợp đồng hình thành trên cơ sở một bên đưa ra đề nghị và một bên chấp nhận đề nghị giao kết 25 Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên thể hiện rõ ý định về việc giao kết hợp đồng đối với bên kia Bên đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc về nội dung đã đề nghị đối với bên được đề nghị, khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó được coi là đề nghị mới 26 Quy trình giao kết hợp đồng tiêu dùng điện tử cũng có một số đặc thù so với hợp đồng tiêu dùng truyền thống Đối với hợp đồng tiêu dùng điện tử, quy trình này có thể được tiến hành một phần hoặc toàn bộ bằng phương tiện điện tử, thông qua các thông điệp dữ liệu Chính vì vậy, các quy định liên quan đến việc xác định đề nghị giao kết, xác định chấp nhận đề nghị giao kết, thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết, của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời điểm hình thành hợp đồng có một số điểm khác biệt so với quy định của pháp luật chung 27 Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó 28

Khi người tiêu dùng tìm hiểu những thông tin về mặt hàng mà họ có nhu cầu muốn sử dụng và muốn mua mặt hàng đó thì họ chỉ có thể đưa ra quyết định là đồng ý hoặc không đồng ý giao kết hợp đồng thông qua việc chọn mua hoặc không mua qua website trung gian điện tử Đối với hợp đồng tiêu dùng truyền thống, người tiêu dùng và bên cung ứng sản phẩm khi giao kết hợp đồng vẫn có thể thương lượng về giá cả hàng hoá vì việc giao kết này diễn ra trực tiếp, không thông qua bất kì phương tiện trung gian nào Chính vì vậy, việc giao kết hợp đồng tiêu dùng điện tử một phần nào đó làm hạn chế quyền lợi của người tiêu dùng

Về vấn đề này, pháp luật của Liên minh Châu Âu cũng đang trong quá trình hài hoà hoá luật pháp quốc gia liên quan đến quyền của người tiêu dùng đối với chất lượng hàng hoá được mua trên “thị trường điện tử” với mục đích nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hội đồng và Nghị viện Châu Âu đề xuất về Chỉ thị về hàng tiêu dùng và Chỉ thị điều khoản không công bằng 29 Điều khoản thứ nhất “điều chỉnh bản chất” của hợp

25 Điều 386 Bộ luật dân sự năm 2015

26 Nguyễn Minh Tuấn, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

27 Nguyễn Thị Thảo Duyên (2021), Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 11;

28 Khoản 3 Điều 35 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đồng tiêu dùng, người bán phải đảm bảo rằng hàng hoá hoặc dịch vụ phù hợp với hợp đồng:

“(1) họ phải tuân thủ mô tả do người bán đưa ra;

(2) phù hợp với mục đích mà người tiêu dùng đã thông báo cho người bán;

(3) có chất lượng tương đương với hàng hoá tương tự, có tính đến bất kì tuyên bố nào về người mua thực hiện trong quảng cáo hoặc ghi nhãn Nếu hàng hoá không phù hợp các thông số kỹ thuật trong hợp đồng, bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng” 30

Thứ ba, về vấn đề hiệu lực của hợp đồng tiêu dùng điện tử

Một hợp đồng để được thực hiện trên thực tế trước hết phải có giá trị pháp lý, hay nói cách khác thì hợp đồng đó phải có hiệu lực Đối với hợp đồng tiêu dùng, hầu hết được tồn tại dưới hình thức văn bản, tuy nhiên cũng tồn tại cả dạng lời nói và hành vi Trong một số trường hợp pháp luật có quy định, một số hợp đồng tiêu dùng phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia 31

Khái quát về hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài

Khái niệm hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài

Trước hết cần phải khẳng định rằng, hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài về bản chất vẫn là hợp đồng tiêu dùng điện tử đã trình bày trên Chính vì lẽ ấy, để có thể hiểu rõ bản chất của loại hợp đồng này, cũng như phân tích những điểm bất cập của luật thực định, cần thiết phải đánh giá, nhìn nhận từ góc độ “yếu tố nước ngoài” (“yếu tố nước ngoài” hoặc “nhân tố nước ngoài” hoặc “yếu tố quốc tế” hoặc “yếu tố quốc tế”, các thuật ngữ này có thể thay thế cho nhau 54 )

Việc xác định yếu tố nước ngoài trong vụ việc dân sự nói chung hay trong hợp đồng nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, đây chính là cơ sở để Toà án của một quốc gia khi nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn đối với những tranh chấp liên quan đến hợp đồng phải xem xét xem Toà án của quốc gia mình có thẩm quyền thụ lý và giải quyết tranh chấp đó hay không 55 , đồng thời đảm bảo sự bình đẳng của các quốc gia trong việc thực thi quyền tài phán – chủ quyền quốc gia; đảm bảo khả năng bảo hộ công dân, pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia mình 56

Khi phân tích thành tố “có yếu tố nước ngoài”, chế định về hợp đồng của các quốc gia hiếm khi có quan điểm thống nhất về loại hợp đồng có yếu tố nước ngoài mà tuỳ theo đặc điểm của từng quốc gia, “yếu tố nước ngoài” sẽ được giải thích và phân loại với các thuật ngữ khác nhau Trên thực tế, khi đứng từ góc độ hình thức cấu trúc nhà

51 EU Consumer Protection Paper, supra note 154, 39 Standardized pre- formulated contract terms are not individually negotiated Id

52 Council Directive 93/13/EEC of 5 April 1993 on Unfair Terms in Consumer Contracts, 1993 O.J (L 95) 29 [hereinafter Directive on Unfair Terms]

53 Cordera, Michael, E-Consumer Protection: A Comparative Analysis of EU and US Consumer Protection on the

Internet, Rutgers Computer & Technology Law Journal, Vol 27, Issue 2 (2001), pp 231-266

54 Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Đại học quốc gia

55 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 251;

56 Phan Hoài Nam, Nguyễn Lê Hoài (2023), Tư pháp quốc tế - Câu hỏi và tình huống, Nxb Đại học quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh, tr 40; nước, hình thức nhà nước có thể chia thành hai dạng cơ bản là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang 57 , tương ứng với hai hình thức nhà nước sẽ có hai quan điểm khác nhau về nội hàm của yếu tố nước ngoài “Nhà nước liên bang” được định nghĩa là nhà nước có chủ quyền chung nhưng mỗi đơn vị hành chính (cấp tiểu bang) tồn tại trong nhà nước ấy lại có chủ quyền riêng, có nhiều hệ thống pháp luật, nhiều hệ thống cơ quan chính quyền khác nhau cho từng bang 58 Do có các hệ thống pháp luật độc lập với nhau trong nội tại quốc gia, nên với các nhà nước liên bang, yếu tố nước ngoài được hiểu là bao gồm các vụ việc dân sự quốc tế (international cases) và vụ việc dân sự xuyên bang (interstate cases) 59 Còn với “Nhà nước đơn nhất”, hình thức nhà nước này được định nghĩa là nhà nước chỉ có một Chính phủ, một hệ thống pháp luật, có hệ thống cơ quan chính quyền thống nhất từ Trung ương đến địa phương 60 Với hình thức nhà nước này, yếu tố nước ngoài được hiểu là chỉ bao gồm các vụ việc dân sự quốc tế, vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia Nhìn nhận từ thực tiễn nhà nước Việt Nam, có thể thấy rằng, cấu trúc nhà nước Việt Nam hiện nay là nhà nước đơn nhất, trung ương tập quyền, các địa phương là các đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền, không được tự ban hành pháp luật cho riêng mình 61 Chính vì lẽ ấy, để có thể nhìn nhận tổng quan về pháp luật Việt Nam gắn liền với chế định hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài, trong phạm vi bài nghiên cứu của mình, nhóm tác giả sẽ tập trung đánh giá, phân tích yếu tố nước ngoài đặt trong hình thức tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam – tổ chức bộ máy nhà nước đơn nhất, theo đó, “yếu tố nước ngoài” sẽ bao gồm các hợp đồng mang tính quốc tế - có thể bị điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật khác ngoài Việt Nam

Về vấn đề xác định yếu tố nước ngoài, pháp luật Cộng hoà Pháp không đưa ra định nghĩa chính thức về hợp đồng dân sự, mà trước hết là một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, song lại chỉ ra thẩm quyền của Toà án Pháp đối với những vụ việc có một bên đương sự là người nước ngoài, tổ chức nước ngoài tham gia với một bên là cá nhân, tổ chức mang quốc tịch Pháp 62 , hoặc của một bên mang quốc tịch Pháp nhưng đã xác lập

57 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, tr 126;

58 Thái Vĩnh Thắng (2008), Từ điển thuật ngữ lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, tr 194;

59 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 252;

60 Thái Vĩnh Thắng (2008), Từ điển thuật ngữ lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, tr 194;

61 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, tr 145;

62 Điều 14 BLDS Cộng hoà Pháp; nghĩa vụ ở nước ngoài 63 Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật Pháp xác định yếu tố nước ngoài dựa vào đặc điểm của chủ thể và sự kiện pháp lý

Còn theo pháp luật hợp đồng Trung Quốc, trước đây pháp luật Trung Quốc cũng không quy định minh thị về “yếu tố nước ngoài”, nhưng trong một số văn bản giải thích chính thức, quốc gia này định nghĩa về hợp đồng – trước hết là một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ pháp luật dân sự mà một bên hoặc các bên tham gia là người nước ngoài, người không quốc tịch, pháp nhân nước ngoài; hoặc chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có liên quan nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc; hoặc bất kỳ sự kiện pháp lý nào gây ra sự hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp lý liên quan xảy ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc 64 Theo đó, để một quan hệ pháp luật dân sự được xem là “có liên quan đến nước ngoài” ở Trung Quốc, thì quan hệ pháp luật dân sự đó phải có ít nhất một yếu tố nước ngoài, tức là một trong các bên hoặc chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự hoặc có sự kiện pháp lý làm cơ sở cho quan hệ pháp luật dân sự 65 Song, một số quan điểm khác trong pháp luật Trung Quốc thì lại cho rằng, trong nhiều trường hợp tư pháp quốc tế, nơi cư trú hoặc nơi cư trú thường xuyên hoặc địa điểm kinh doanh của các bên là yếu tố kết nối quan trọng và có ý nghĩa hơn nhiều so với quốc tịch 66 Cho đến thời điểm hiện tại, pháp luật Trung Quốc đã có sự bổ sung các trường hợp để xác định “yếu tố nước ngoài” Theo đó, quan hệ pháp luật dân sự được coi là quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

(1) nếu một hoặc cả hai bên là người nước ngoài, người không quốc tịch hoặc pháp nhân nước ngoài; (2) nếu một hoặc cả hai bên có nơi cư trú thường xuyên bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc; (3) nếu đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự liên quan nằm ngoài phạm vi lịch sử của Trung Quốc; (4) nếu bất kỳ sự kiện pháp lý nào gây ra sự hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp lý liên quan đã xảy ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc:

(5) nếu đó là trường hợp phù hợp để xem xét 67 Như vậy, định nghĩa mới này thực sự đã mở rộng phạm vi bằng cách tính đến nơi cư trú thường xuyên của các bên và cung cấp một điều khoản mở linh hoạt để đáp ứng nhu cầu trong thực tế

63 Điều 15 BLDS Cộng hoà Pháp;

64 Đoạn 177 Diễn giải năm 1988 về Các Nguyên tắc chung về Luật Dân sự;

65 Guangjian Tu (2016), Private International Law in China, Trường Đại học Luật Macau, Cộng hoà Nhân dân

66 Huang J (2005), Private international law, 2nd edn Law Press, Beijing, tr 135 – 136;

67 Điều 1 của Giải thích I của Tòa án Nhân dân Tối cao về Một số Câu hỏi trong Áp dụng pháp luật áp dụng pháp luật đối với quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài của CHND Trung Hoa ban hành ngày 28 tháng 12 năm

2012 và có hiệu lực từ ngày 07 tháng 01 năm 2013;

Pháp luật Việt Nam không có quy định riêng về “yếu tố nước ngoài” của hợp đồng dân sự mà có sự dẫn chiếu đến quy định của BLDS về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung Căn cứ vào khoản 2 Điều 663 BLDS năm 2015, chúng ta có thể hiểu hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng: (i) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; (ii) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; (iii) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài Nói rõ hơn, pháp luật Việt

Nam nhìn nhận trên yếu tố nước ngoài trên ba góc độ: chủ thể, khách thể và sự kiện pháp lý

Như vậy, nhìn nhận từ góc độ lý luận của vấn đề đang nghiên cứu, có thể hiểu rằng, hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài là những hợp đồng xác lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, được giao kết nhằm mục đích hướng tới việc sử dụng đối tượng của hợp đồng cho mục đích sinh hoạt, không mang tính chất kinh doanh Đồng thời, việc giao kết và thực hiện hợp đồng phải đáp ứng một trong các tiêu chí về yếu tố nước ngoài, như (i) có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài, tổ chức, pháp nhân nước ngoài; (ii) các bên có nơi cư trú hoặc trụ sở thương mại tại nước ngoài; (iii) căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hợp đồng theo pháp luật nước ngoài; (iv) đối tượng của hợp đồng ở nước ngoài.

Đặc điểm của hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài

Việc xác định yếu tố nước ngoài trong các vụ việc dân sự là vấn đề quan trọng trong lý luận và thực tiễn tư pháp quốc tế, bởi lẽ yếu tố nước ngoài chính là đặc trưng của vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, đòi hỏi cơ chế giải quyết riêng biệt vì có liên quan đến các vấn đề như xung đột thẩm quyền giải quyết, xung đột pháp luật, nhu cầu tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp giữa các quốc gia hoặc vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài… 68

Mỗi quốc gia trên thế giới có những quan điểm về “yếu tố nước ngoài” khác nhau

Bộ luật Dân sự của Cộng hoà Kazakhstan ghi nhận rằng “yếu tố nước ngoài” là thuộc tính của quan hệ có chủ thể tham gia quan hệ công dân nước ngoài hoặc pháp nhân nước

68 Dương Thuỳ Nga, Thẩm quyền của Toà án Quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.14 ngoài, đối tượng của quan hệ pháp luật ở nước ngoài hay sự kiện pháp lý diễn ra ở nước ngoài 69

Còn tại Cộng hoà Séc, một quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài thì yếu tố nước ngoài được thể hiện ở những yếu tố như:

(i) Chủ thể của quan hệ pháp luật;

(ii) Sự kiện có ý nghĩa pháp lý đối với sự hình thành hoặc tồn tại của các quan hệ pháp luật;

(iii) Đối tượng của các quan hệ pháp luật là vật, quyền và kết quả tổng hợp của hoạt động con người gắn liền với hành vi do chủ thể của quan hệ pháp luật ở nước ngoài thực hiện;

(iv) Các quan hệ pháp luật phụ thuộc hợp pháp vào các quan hệ pháp luật khác do pháp luật nước ngoài điều chỉnh 70

Theo pháp luật của các nước Châu Âu, “yếu tố nước ngoài” được một số quốc gia quy định trong pháp luật Tư pháp quốc tế như Bộ luật Dân sự của Liên Bang Nga liệt kê các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm các quan hệ có sự tham gia của công dân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, đối tượng của quyền dân sự ở nước ngoài hay việc thực hiện một hành động ở nước ngoài hoặc xảy ra một sự kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự xảy ra tại nước ngoài 71 Tuy nhiên, một số quốc gia Châu Âu lại không ghi nhận “yếu tố nước ngoài” trong pháp luật Tư pháp quốc tế của quốc gia mình như Bỉ, Thuỵ Sĩ, Italia

Pháp luật Việt Nam không có quy định riêng về “yếu tố nước ngoài” của hợp đồng dân sự mà có sự dẫn chiếu đến quy định của BLDS về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung Căn cứ theo Bộ luật dân sự năm 2015, có thể hiểu hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng phải đáp ứng một trong các tiêu chí về yếu tố nước ngoài như sau:

(i) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; (ii.) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

69 Điều 1084 Bộ luật Dân sự Cộng hoà Kazakhstan năm 1999

70 Naděžda Rozehnalová, Klára Drličková et al (2015), Czech Private International Law, Masaryk University

71 Điều 1186 Bộ luật dân sự Liên Bang Nga năm 2001

(iii) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài 72

Có thể thấy rằng, pháp luật Việt Nam nhìn nhận trên yếu tố nước ngoài trên ba góc độ: chủ thể, khách thể và sự kiện pháp lý

Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005 không quy định khái niệm về Hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài Việc điều chỉnh giao dịch điện tử có yếu tố nước ngoài rất khác so với các giao dịch thông thường Đối với hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài cần được xác định trên cơ sở phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015 và những đặc trưng của giao dịch điện tử Đó là những giao dịch “có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài” Nhưng khái niệm “điện tử” không có biên giới, và việc giới hạn đối tượng hoặc phạm vi áp dụng bằng yếu tố “lãnh thổ” là không hiện thực Giao dịch điện tử là giao dịch trên không gian ảo hay môi trường ảo, có thể vượt ra khỏi biên giới hữu hình của một quốc gia một cách dễ dàng 73 Vì thế, giao dịch điện tử nói chung và hợp đồng tiêu dùng điện tử nói riêng có yếu tố nước ngoài sẽ được xác định chủ yếu qua yếu tố chủ thể và đối tượng của quan hệ, cụ thể như sau:

Thứ nhất, yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể

Các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng tiêu dùng điện tử có ít nhất 1 bên trong các bên là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài Đối với cá nhân nước ngoài, người có quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam 74 Bên cạnh đó, người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài 75 Có thể hiểu rằng người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam hoặc người không có quốc tịch Chính vì vậy, trong quan hệ hợp đồng tiêu dùng điện tử thì ít nhất một bên phải là người không có quốc tịch Việt Nam hoặc người không có quốc tịch Trong đó, cá nhân nước ngoài có thể là bên bán hoặc là người tiêu dùng trong hợp đồng

72 Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015

73 Đào Bích Hạnh, Giao dịch điện tử có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, Tr 16

74 Khoản 1 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008

75 Khoản 2 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 Đối với tổ chức, pháp nhân nước ngoài, theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam 76 Qua đó có thể thấy rằng, tổ chức nước ngoài là tổ chức thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài và có trụ sở chính ở nước ngoài 77 Vì vậy, tổ chức có thể là tổ chức bất kì, không đòi hỏi phải có tư cách pháp nhân, được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài đó

Thứ hai, yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý

Hợp đồng tiêu dùng điện tử được xem là có yếu tố nước ngoài khi các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài Sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài là dấu hiệu của yếu tố nước ngoài được xét đến chỉ khi các bên đương sự trong vụ việc dân sự đều là người Việt Nam, tổ chức, pháp nhân Việt Nam Bởi lẽ, khi các cá nhân, tổ chức, cá nhân là người Việt Nam nếu chỉ tham gia vào hợp đồng tiêu dùng điện tử trong nước thì lúc này không có yếu tố nước ngoài và pháp luật điều chỉnh cũng như thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các quốc gia khác sẽ không phát sinh và sẽ không gây ra nhiều vấn đề phức tạp giữa các quốc gia cần giải quyết Chính vì vậy, hợp đồng tiêu dùng điện tử giữa các bên đều là người Việt Nam, pháp nhân, tổ chức của Việt Nam khởi kiện hoặc yêu cầu trước Toà án Việt Nam vẫn có thể là hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài và vì vậy khi tiếp nhận vụ việc ấy, Toà án Việt Nam vẫn phải xem xét vấn đề thẩm quyền của Toà án quốc gia mình

Sự kiện pháp lý được hiểu là một trong những sự kiện xảy ra trong thực tế được pháp luật quy định là sự kiện pháp lý 78 Trong lĩnh vực dân sự, hệ quả của sự kiện pháp lý là có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một mối quan hệ pháp luật dân sự Sự kiện pháp lý được xem là dấu hiệu của yếu tố nước ngoài khi việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài Hợp đồng tiêu dùng điện tử có thể được xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt tại nước ngoài Cụ thể, các cá nhân, tổ chức có website thương mại điện tử có thể xác lập với người tiêu dùng nước ngoài những hợp đồng tiêu dùng điện tử qua việc người tiêu dùng sẽ chọn mua và thanh toán những mặt hàng hoặc dịch vụ qua website

76 Khoản 9 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014

77 Khoản 26 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014

78 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật (1997), tr 442-444

Thứ ba, yếu tố nước ngoài về mặt khách thể

Hợp đồng tiêu dùng điện tử được xem là có yếu tố nước ngoài khi các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng tài sản, đối tượng của giao dịch điện tử đó ở nước ngoài Thông thường, người tiêu dùng sẽ lựa chọn những hàng hoá thông qua các website thương mại điện tử, những hàng hoá này đang ở nước ngoài và những cá nhân, tổ chức sẽ vận chuyển và gửi đến người tiêu dùng Đối tượng, tài sản của hợp đồng tiêu dùng điện tử giữa các cá nhân, tổ chức và người tiêu dùng ở nước ngoài sẽ phát sinh yếu tố nước ngoài trong giao dịch Từ đó, pháp luật điều chỉnh của các hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài cũng sẽ được áp dụng khác so với những hợp đồng tiêu dùng điện tử trong nước

So với hợp đồng tiêu dùng điện tử truyền thống, các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với khái niệm biên giới quốc gia, còn giao dịch điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) Chính vì vậy, giao dịch điện tử không trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu) Giao dịch trên không gian ảo hay môi trường ảo này có thể vượt ra khỏi biên giới hữu hình của quốc gia một cách dễ dàng Do đó, giao dịch điện tử có yếu tối nước ngoài được xác định chủ yếu qua yếu tổ chủ thể, đối tượng của quan hệ

Việc xác định yếu tố nước ngoài trong hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài là hết sức cần thiết, giúp cho việc giải quyết các vụ việc thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều bởi đây là cơ sở quan trọng để xác định thẩm quyền tài phán của Toà án quốc gia, ngoài ra còn liên quan đến vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, trong thực tế vẫn có không ít trường hợp xác định không đúng dẫn đến việc giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tiễn là rất phức tạp và khó khăn 79

Khái quát về thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với các tranh chấp về hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài

Cơ sở xác định thẩm quyền của Toà án quốc gia trong Tư pháp quốc tế

a) Cơ sở lý luận cho việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài

Nhìn nhận từ góc độ quyền lực nhà nước, bộ máy nhà nước của một quốc gia là tổng hòa quyền lực nhà nước được phân chia thành các loại quyền lực khác như như quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện một cách độc lập 82 Trong nhánh quyền lực tư pháp, theo sự phân định về chức năng, nhiệm vụ, Tòa án nhân dân sẽ có thẩm quyền xét xử 83 Thẩm quyền của Tòa án được định nghĩa là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật 84 , là quyền xét xử, xét đoán theo pháp luật hay theo tư cách về chuyên môn 85 , là quyền lực mà Tòa án hoặc quan chức phải thực hiện các phán quyết pháp lý hoặc thi hành luật 86 Đặt trong tương quan sự phát triển của xã hội, cụ thể là với sự phát triển của các quan hệ dân sự xuyên biên giới, Tòa án ngoài việc thực hiện thẩm quyền của mình trong phạm vi các quan hệ trong nước mà còn mở rộng thẩm quyền ấy sang phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốc gia Mặt khác, quốc gia, nếu xét trong bình diện chủ quyền của công pháp quốc tế, trong phạm vi lãnh thổ của mình, chủ thể này hoàn có quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của mình, thông qua mọi vấn đề trên các lĩnh vực 87 , trong đó có lĩnh vực tư pháp Mặt khác, khi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh những sự liên kết nhất định với một quốc gia (như công dân, tổ chức mang quốc tịch hoặc cư trú, có trụ sở chính tại quốc gia đó…) thì quốc gia này trên cơ

81 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 251;

82 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, tr 108;

83 Nguyễn Gia Nam (2011), Thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài –

Nhìn từ góc độ so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh Châu Âu, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 16;

84 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb TP Hồ Chí Minh, tr 847;

85 Nguyễn Văn Xô (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên, tr 666;

86 Collins Cobuild (2003), New Student’s Dictionary, Nxb Đà Nẵng, tr 525;

87 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb Công an nhân dân, tr 41; sở chủ quyền của mình luôn mong muốn giải quyết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích cho chính các công dân, cơ quan, tổ chức của mình 88 Mặt khác, thực tiễn xét xử cũng ghi nhận rằng, khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, đa phần Tòa án chỉ áp dụng pháp luật tố tụng của nước mình để tiến hành tố tụng cũng như quy phạm của nước mình (trừ trường hợp có điều ước quốc tế liên quan có chứa đựng quy phạm thực chất thống nhất hoặc quy phạm xung đột quốc tế) để xác định luật áp dụng 89 Bên cạnh đó, như đã trình bày tại phần 1.2, “hợp đồng có yếu tố nước ngoài” được xác định là hợp đồng được xác định có một trong các tiêu chí về “yếu tố nước ngoài”, từ đó, có thể thấy rằng, những hợp đồng này luôn liên quan đến nhiều quốc gia Nếu có một Tòa án quốc tế giải quyết tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, vấn đề xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án án mỗi quốc gia sẽ không phải đặt ra, tuy nhiên, một Tòa án như vậy cho đến hiện nay vẫn chưa tồn tại 90 , nên một vụ việc có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan tư pháp thuộc nhiều nước 91 Hay nói cách khác, không tồn tại một Tòa án quốc tế nào có thẩm quyền thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài bởi đây là các vụ việc phát sinh chủ yếu giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức của các quốc gia với nhau Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc về Tòa án của các quốc gia 92 Chính vì lẽ ấy, việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung hay những hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng là một vấn đề rất quan trọng, là tiền đề để quá trình tố tụng được tiếp tục trên thực tế, từ đó quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan được giải quyết đúng đắn, kịp thời b) Cơ sở pháp lý cho việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài

Như đã đề cập trên, việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài là một vấn đề vô cùng quan trọng, việc này một

88 Edward I Sykes (1969), Case and materials on Private International Law, The Law Book Co, Australasia Pty Ltd, tr 9;

89 Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, tr 153;

90 Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ, Ngô Quốc Chiến (2023), Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 80;

91 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Tlđd, tr 167;

92 Nguyễn Lê Hoài, Phùng Hồng Thanh, Phan Hoài Nam, Trần Ngọc Hà, Võ Hưng Đạt (2019), Giới hạn thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo Tư pháp quốc tế Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu – Kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam, Đề tài Khoa học và Công nghệ Cấp trường, Trường Đại học Luật

Thành phố Hồ Chí Minh, tr 2; mặt thể hiện vai trò ràng buộc về mặt trách nhiệm đối với quốc gia, mặt khác lại giúp cho hoạt động tố tụng được tiến hành hiệu quả, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự Trên thực tế, để xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia trong trường hợp này, có thể nhìn từ các góc độ sau:

Thứ nhất, căn cứ vào nguồn luật quốc gia Một nguồn luật đóng vai trò quan trọng, nền tảng trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài phải kể đến nguồn luật quốc gia Nhìn từ góc độ chủ thể, có thể thấy rằng các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực tư pháp quốc tế trước hết là các quan hệ dân sự - với phần lớn chủ thể là cá nhân và pháp nhân Chính vì lẽ ấy, các quy phạm pháp luật của pháp luật quốc gia giữ một vai trò quan trọng hàng đầu trong việc xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án 93 Thông thường, các căn cứ này có thể được pháp điển hóa trong một văn bản quy phạm pháp luật thống nhất (Bộ luật, Luật) như Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, Bộ luật Dân sự Cộng hòa Hy Lạp, Luật Tư pháp quốc tế của Liên bang Thụy Sĩ… hay được ghi nhận dưới hình thức tiền lệ pháp (case law) ở các quốc gia theo hình thức Common Law trên cơ sở chủ quyền quốc gia Trong từng quy định cụ thể, các quốc gia sẽ chỉ ra những trường hợp nào tòa án của quốc gia đó sẽ có thẩm quyền và những trường hợp nào cần phải từ chối thụ lý và giải quyết 94

Thứ hai, căn cứ vào nguồn luật quốc tế, cụ thể là các điều ước quốc tế Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì 95 Trong tư pháp quốc tế, điều ước quốc tế - với bản chất là sự thỏa thuận của các quốc gia, đóng một vai trò hết sức quan trọng vì đã xây dựng được những quy phạm thống nhất nhằm giúp cho việc giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực này được tiến hành một cách thuận lợi, nhanh chóng 96 Để giải quyết các vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử, một số điều ước quốc tế đã xây dựng các nguyên tắc xác định thẩm quyền giữa Tòa án hai nước ký

93 Vũ Thị Hương (2020), Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài trong mối tương quan với pháp luật một số quốc gia trên thế giới, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 99;

94 Nguyễn Lê Hoài, Phùng Hồng Thanh, Phan Hoài Nam, Trần Ngọc Hà, Võ Hưng Đạt (2019), tlđd, tr 4;

95 Điểm a khoản 1 Điều 2 Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế;

96 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.66; kết 97 Song, thực tế việc ký kết điều ước quốc tế - phương pháp được cho là hữu hiệu nhất để giải quyết các vấn đề liên quan đến xung đột thẩm quyền xét xử vẫn chưa ghi nhận một điều ước chung thống nhất mang tính chất toàn cầu mà mới chỉ ghi nhận các điều ước quốc tế mang tính khu vực 98 như Công ước Brussels của Liên minh Châu Âu, Công ước Lugano, các Hiệp định song phương giữa các quốc gia chẳng hạn như Hiệp định giữa Thụy Sĩ và Liechtenstent… 99 Có thể nói, các điều ước quốc tế, với bản chất là sự thỏa thuận của chính các quốc gia, là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc đảm bảo việc giải quyết vụ việc và thi hành các phán quyết được diễn ra thuận lợi Tại các “thỏa thuận” này, thông thường các điều ước sẽ ghi nhận về giới hạn thẩm quyền của các quốc gia trong từng trường hợp cụ thể, dựa trên một số căn cứ cụ thể Song, không phải mọi điều ước quốc tế đều có thể trở thành nguồn luật điều chỉnh và là cơ sở pháp lý để xác định thẩm quyền của Tòa án một quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, để một điều ước quốc tế (ở đây có thể hiểu là điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương, có thể là công ước, hiệp định… 100 ) có thể điều chỉnh để xác định thẩm quyền thì quốc gia muốn áp dụng điều ước phải là thành viên của điều ước đó, đồng thời, điều ước phải chứa đựng quy định liên quan đến việc xác định thẩm quyền giữa các thành viên trong các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Trong tư pháp quốc tế, nguồn luật điều chỉnh của lĩnh vực này ngoài hai loại nguồn là pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế như đã kể trên thì còn chịu sự điều chỉnh bởi nguồn thứ ba – tập quán quốc tế Song, với lĩnh vực đang nghiên cứu – thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài là vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, do đó nguồn để điều chỉnh lĩnh vực này không có tập quán quốc tế 101

97 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Hướng dẫn học tập Tư pháp quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, tr 77-78;

98 Lê Thị Nam Giang (2015), Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

– một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Tọa đàm Giải quyết xung đột thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong pháp luật các nước, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 01;

99 Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 78;

100 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.270;

101 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.268;

Một số nguyên tắc để xác định thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Như đã trình bày trên, “vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” nếu được nhìn nhận từ góc độ chủ quyền quốc gia thì tất yếu có sự liên quan đến hai hay nhiều quốc gia, tức là sẽ có hai hay nhiều quốc gia có thể có thẩm quyền giải quyết dựa trên những tiêu chí được xác định ở từng quốc gia cụ thể Các tiêu chí này mặc dù không hoàn toàn giống nhau ở tất cả những quốc gia, song, nhìn chung, thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án các nước được chia thành hai loại: thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt

Thứ nhất, thẩm quyền chung Dưới lăng kính của tư pháp quốc tế, thẩm quyền chung của Toà án quốc gia được định nghĩa là trường hợp một vụ việc có thể được giải quyết ở nhiều quốc gia, đồng thời, nếu một quốc gia giải quyết thì các quốc gia khác có thể công nhận và cho thi hành bản án giải quyết vụ việc đó tại quốc gia của mình Hay nói cách khác, thẩm quyền chung của Toà án một quốc gia có thể mang tính trùng lặp với thẩm quyền của Toà án một quốc gia khác khi tiến hành thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Trường hợp có sự trùng lặp về thẩm quyền thì việc xác định thẩm quyền giải quyết phụ thuộc vào việc nộp đơn của đương sự và các mối liên hệ của vụ việc đối với lãnh thổ hay luật áp dụng cho vụ việc đó 102 Từ thực tiễn quy định của pháp luật một số quốc gia, một số yếu tố thường được dùng để xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia có thể chỉ ra như yếu tố về nơi cư trú của bị đơn, nơi các đương sự có quốc tịch, nơi có tài sản, nơi thực hiện hợp đồng… Như thực tiễn pháp luật Nhật Bản, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản, thẩm quyền chung của Tòa án Nhật Bản được xác định đối với những vụ việc nếu bị đơn là cá nhân cư trú tại Nhật Bản, hoặc là một pháp nhân có trụ sở chính tại Nhật Bản 103 Tiêu chí này cũng được pháp luật Trung Quốc sử dụng để xác định thẩm quyền chung cho Tòa án quốc gia mình Theo đó, Bộ luật Tố tụng dân sự của Trung Quốc ghi nhận rằng Tòa án Trung Quốc sẽ có thẩm quyền chung trong trường hợp vụ việc có bị đơn cư trú hoặc nơi thực hiện hợp đồng tại Trung Quốc 104

102 Nguyễn Bá Bình (2008), Việc xác định thẩm quyền giải quyết và luật áp dụng đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8(124), tr 15 – 19;

103 Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản năm 2011;

104 Điều 23 Bộ luật Tố tụng dân sự Trung Quốc;

Thứ hai, thẩm quyền riêng biệt Trong tư pháp quốc tế, khác với thẩm quyền chung là các dấu hiệu chung thường được pháp luật tố tụng các nước quy định để xác định thẩm quyền trong một vụ việc có liên quan đến toà án một quốc gia, do tính chất đặc thù của một số loại vụ việc, pháp luật tố tụng mỗi nước cũng có những quy định về một số loại vụ việc, pháp luật tố tụng mỗi nước cũng có quy định về một số loại vụ việc chỉ thuộc thẩm quyền riêng của Toà án nước mình Đây được gọi là thẩm quyền riêng biệt, mang tính chất tuyệt đối, bắt buộc Toà án phải tuân thủ (trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác) 105 Hay nói cách khác, theo quan điểm lập pháp của các quốc gia, tất yếu tồn tại một số vụ việc mang tính chất đặc thù, chỉ thích hợp được giải quyết tại một toà án duy nhất dựa trên sự gắn bó với hệ thống cơ quan tài phán của quốc gia đó, còn trong trường hợp Tòa án nước khác vẫn tiến hành giải quyết đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt thì bản án, quyết định được tuyên bố bởi Tòa án nước khác sẽ không được công nhận, cho thi hành tại quốc gia nước sở tại 106 Điểm khác biệt của thẩm quyền riêng biệt so với thẩm quyền chung ở chỗ, nếu như thẩm quyền chung sẽ dựa trên những tiêu chí, dấu hiệu nhất định để xác định thẩm quyền thì thẩm quyền riêng biệt sẽ được xác lập cho một số trường hợp cụ thể 107 Thực tiễn pháp luật Trung Quốc ghi nhận những trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án quốc gia này, theo đó, Điều 266 Bộ luật Tố tụng dân sự Trung Quốc ghi nhận, đối với các tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng đối với liên danh vốn cổ phần hoặc liên doanh theo hợp đồng giữa Trung Quốc với nước ngoài hoặc trường hợp hợp tác thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nhân dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 108

Thông thường, để xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự đặt trong quan hệ tư pháp quốc tế, người ta thường sẽ xác định dựa trên những căn cứ được các quốc gia quy định trong pháp luật của chính quốc gia hoặc trong những Điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên dựa trên những sự kết nối nhất định của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó với quốc gia mình Một số dấu hiệu thường

105 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), tlđd, Nxb Công an nhân dân, tr 179;

106 Vũ Thị Hương (2020), Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài trong mối tương quan với pháp luật một số quốc gia trên thế giới, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 61;

107 Vũ Thị Hương (2019), Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài dưới góc nhìn so sánh, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, Số 40/2019, Trường Đại học Luật, Đại học Huế, tr

108 Điều 266 Bộ luật Tố tụng dân sự Trung Quốc; được các quốc gia sử dụng để xác định thẩm quyền của quốc gia đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài có thể kể đến như:

- Xác định thẩm quyền xét xử căn cứ theo dấu hiệu quốc tịch của một bên hoặc các bên đương sự

Quốc tịch được định nghĩa là mối liên kết chính giữa một quốc gia và một cá nhân 109 , là “sự ràng buộc pháp lý” (legal bond) hoặc “mối liên hệ thật sự” (genuine connection) của sự tồn tại, lợi ích và tình cảm dựa trên thực tế xã hội về sự gắn bó, mang lại cho các chủ thể trong mối quan hệ đó các quyền và nghĩa vụ đối ứng 110 Hay nói cách khác, đây là sợi dây chính trị - pháp lý ràng buộc các cá nhân và quốc gia vào một mối quan hệ và trên cơ sở đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa cá nhân và quốc gia Chính từ tính chất đặc biệt của quan hệ này, tư pháp quốc tế một số quốc gia sử dụng dấu hiệu quốc tịch của các bên đương sự làm cơ sở để xác định thẩm quyền xét xử của tòa án đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài Điển hình cho quan điểm này là pháp luật của yếu tố Theo đó, Điều 15 của Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp quy định: “Người Pháp có thể bị kiện ra Tòa án Pháp liên quan đến những nghĩa vụ họ đã xác lập ở nước ngoài, kể cả với người nước ngoài” 111 Nếu xét về bản chất của mối quan hệ, quốc tịch là một trong những căn cứ hữu hiệu để xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia, bởi lẽ nó thể hiện sự gắn bó một cách minh thị giữa quốc gia và các chủ thể dân sự Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn một số ít các quốc gia sử dụng căn cứ này để xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Như thực tiễn các quốc gia Anh, Mỹ, tại các quốc gia này, căn cứ quốc tịch ít khi được xem xét là căn cứ để xác định thẩm quyền xét xử 112 Tại các quốc gia theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, quốc tịch cũng không có vị trí quan trọng trong việc xác định thẩm quyền xét xử của tòa án (trừ Pháp, Ý) Hay ở các nước Trung Âu, thẩm quyền xét xử dựa trên nơi cư trú chiếm ưu thế hơn quốc tịch 113 114

- Xác định thẩm quyền xét xử căn cứ theo dấu hiệu nơi cư trú của đương sự Theo pháp luật của một số quốc gia, nguyên tắc được sử dụng làm cơ sở xác định thẩm quyền quốc gia là nguyên tắc thẩm quyền theo nơi cư trú của bị đơn, tức là bị đơn

109 Oppenheim M (1968), International Law, 8 th Edition, Vol 1, tr 645;

110 Nottenbohm case (Second Phase), ICJ Reports 1955, tr 23;

111 Điều 15 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp;

112 Stumberg (1956), Cases on the conflict of laws, St Paul West, tr 79;

113 Arthur Nusshaum (1943), Principles of Private International Law, Oxford University Press, tr 201;

114 Nguyễn Lê Hoài, Phùng Hồng Thanh, Phan Hoài Nam, Trần Ngọc Hà, Võ Hưng Đạt (2019), tlđd, tr 08; cư trú ở nước nào thì Tòa án nước đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Đối với pháp nhân, nơi “cư trú” được hiểu là nơi đặt trụ sở của pháp nhân bị đơn 115 Nếu như căn cứ về mặt quốc tịch vừa trình bày trên đặc trưng cho sự liên kết về khía cạnh pháp lý, là

“sự ràng buộc pháp lý” giữa Nhà nước và công dân thì căn cứ xác định thẩm quyền của Tòa án dựa vào nơi cư trú của đương sự lại mang nét đặc trưng về khía cạnh thực tế, bởi lẽ khái niệm cư trú gắn liền với một địa điểm nhất định, nơi diễn ra các hoạt động sinh sống thường xuyên, lâu dài của một con người (được gọi là nơi cư trú) 116 Nổi bật cho quan điểm pháp luật này là pháp luật của Nhật Bản, Liên bang Nga Theo Điều 402 Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga, Tòa án của Liên bang Nga sẽ giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp bị đơn có nơi cư trú tại Liên bang Nga đối với bị đơn là cá nhân hoặc có trụ sở tại Liên bang Nga đối với bị đơn là tổ chức 117 Hay theo pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức, Bộ luật Tố tụng dân sự quốc gia này ghi nhận rằng nguyên tắc chung để xác định thẩm quyền của Tòa án Đức đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là nơi cư trú của bị đơn là cá nhân hoặc nơi văn phòng được đăng ký đối với bị đơn là pháp nhân 118

- Xác định thẩm quyền xét xử căn cứ theo dấu hiệu nơi có tài sản của bị đơn hoặc nơi có tài sản tranh chấp

Xác định thẩm quyền xét xử căn cứ theo dấu hiệu nơi có tài sản của bị đơn hoặc tài sản tranh chấp là một căn cứ cơ bản mà các quốc gia thường sử dụng để xác lập thẩm quyền của mình Thông thường, phần lớn những tranh chấp về dân sự - với bản chất trước hết xuất phát từ một quan hệ dân sự, với tiền đề là các lợi ích, trước hết là các lợi ích kinh tế 119 , hay nói cách khác, đối tượng chính mà các bên hướng tới khi giải quyết một tranh chấp dân sự thông thường là việc đáp ứng những lợi ích liên quan đến khía cạnh tài sản Chính vì lẽ ấy, để thuận tiện cho việc thực thi bản án, từ đó đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, pháp luật các quốc gia cũng xác định thẩm quyền xét xử căn cứ theo dấu hiệu tài sản, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến bất động sản – với đặc tính là tranh chấp liên quan đến loại hàng hóa cố định, không

115 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 221;

116 Nguyễn Thùy Linh (2019), Vai trò của quản lý nhà nước về cư trú, Hội thảo Quản lý Nhà nước về cư trú và bảo đảm quyền cư trú của cá nhân ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 09;

117 Khoản 2 Điều 402 Bộ luật Tố tụng dân sự Liên Bang Nga năm 2002;

118 Điều 12 và 13 Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa Liên bang Đức;

THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN QUỐC GIA ĐỐI VỚI TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG TIÊU DÙNG ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Pháp luật EU về thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với tranh chấp về hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài

2.1.1 Khái quát về hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với các tranh chấp về thương mại có yếu tố nước ngoài

Môi trường pháp lý trên Internet toàn cầu phát sinh vấn đề xung đột các chế định trong tố tụng dân sự và những hạn chế trong thương mại quốc tế là không thể tránh khỏi Các giao dịch xuyên biên giới qua Internet sẽ dẫn đến câu hỏi: “Toà án nào sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bắt nguồn từ hợp đồng điện tử và luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng?” 129 Khi các nền văn hoá pháp lý hoàn toàn khác nhau dẫn đến xung đột trong khu vực thương mại tự do của không gian ảo thì các tranh chấp về quyền tài phán, lựa chọn luật và thi hành phán quyết không dễ dàng giải quyết Môi trường pháp lý toàn cầu của Internet sẽ không thể tránh khỏi việc luật của một quốc gia sẽ xung đột với luật của quốc gia khác 130

Người tiêu dùng cũng như khách hàng doanh nghiệp, đặt hàng từ hàng trăm quốc gia với các nền văn hoá pháp lý khác nhau hoàn toàn Về bản chất, Internet mang tính quốc tế nhưng không có cơ sở hạ tầng pháp lý thống nhất để xác định liệu một toà án nhất định có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hay không 131 Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang có những biện pháp để hài hoà hóa pháp luật về nội dung cũng như tố tụng là tiến hành việc xem xét, công nhận và cho thi hành bản án của tòa án, phán quyết của trọng tài nước ngoài 132 Liên minh Châu Âu (EU) cũng không nằm ngoài xu thế đó, các nước trong Liên minh Châu Âu là những nước đi đầu trong việc giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền

129 Patrik Lindkough, Electronic Commerce: Issues of Jurisdiction and Choice of Law (Oct 1, 2004) (unpublished dissertation, Lund University Department of Law)

130 Peter Yu Conflict of Laws Issues in International Copyright Cases, http://www.peteryu.com/gigalaw04Ol.pdf (last visited Sept 16, 2007)

131 MichaelL Rustad*, Circles Of E-Consumer Trust: Old E-America V New E-Europe, MichiganState, Journal of International Law, Tr 197

132 Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng,Thi hành bản án, quyết định của tòa án, trọng tài nước ngoài - The enforcement of foreign court judgments and arbitral awards, Tr 01

Năm 1986, khoảng 10 năm sau khi thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) 133 , các quốc gia thành viên EEC khi đó đã ký kết công ước đa phương đầu tiên của Châu Âu đưa ra các quy tắc về quyền tài phán quốc tế trong tranh chấp dân sự và thương mại liên quan đến các bên từ các quốc gia đó, cũng như các quy tắc về thi hành phán quyết từ các quốc gia thành viên: Công ước Brussels về Thẩm quyền và Thi hành phán quyết trong các vấn đề dân sự và thương mại (“Công ước Brussels 1968”) 134 Tuy nhiên công ước này chỉ dành riêng cho sáu nước thành viên EU là Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Luxembourg Do đó, với mục đích mở rộng phạm vi áp dụng đối với các quốc gia khác không phải là thành viên của EU, vào ngày 16 tháng 9 năm 1988, các nước thành viên của EU đã ký Công ước Lugano về thẩm quyền, công nhận và thi hành phán quyết dân sự, thương mại của Toà án nước ngoài (“Công ước Lugano 1988”) 135 với sáu nước thành viên của Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu – EFTA Công ước Lugano tồn tại và có hiệu lực song song với Công ước Brussel 1968 136

Với sự phát triển và thay đổi không ngừng về điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị tất yếu dẫn đến những vấn đề phát sinh trong việc áp dụng những quy định pháp lý của Công ước Brussel 1968 và Công ước Lugano 1988 Việc các quy định không còn phù hợp với thực tiễn xét xử của Toà án ở thời điểm lúc bấy giờ đã dẫn đến việc cần sửa đổi, bổ sung để hình thành một khung pháp lý mới phù hợp hơn Bên cạnh đó, trong Công ước Brussels các quốc gia ký kết muốn tăng cường bảo vệ pháp lý cho người cư trú tại các quốc gia này 137 , nhưng trong các quy định pháp lý của Công ước Brussels thì vẫn chưa nhắm mục tiêu cụ thể đến ngừoi tiêu dùng Trong các điều khoản liên quan, sự bảo hộ chỉ giới hạn ở việc bán hàng hoá theo điều kiện tín dụng trả góp, hoặc đối với các

133 The European Economic Community (EEC) was a regional organisation created by the Treaty of Rome of

1957, aiming to foster economic integration among its member states It was subsequently renamed the European Community (EC) upon becoming integrated into the first pillar of the newly formed European Union in 1993 The Community's initial aim was to bring about economic integration, including a common market and customs union, among its six founding members: Belgium, France, Italy, Luxembourg, the Netherlandsand West Germany https://en.wikipedia.org/wiki/European_Economic_Community

134 Brussels Convention 1968 on jurisdiction and the enforcement of judgments in civil and commercial matters

135 Lugano Convention on Jurisdiction and the Recognition and Enforcement of Judgments in Civil and Commercial Matters Done at Lugano on 30 October 2007

136 TS Lê Thị Nam Giang, Ths Lê Trần Thu Nga, Những điểm mới trong Nghị định Brussel I sửa đổi về thẩm quyền của Toà án đối với các vụ việc dân sự, thương mại, Toạ đàm “Quyền công dân trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong pháp luật của Liên minh Châu Âu – Citizen rights in international civil relationships within European Union Law”, Tr 18

137 Phần mở đầu của Công ước: 'Desiring to strengthen within the Community the legal protection of those who are established within it' khoản vay được thực hiện rõ ràng để tài trợ cho việc bán hàng hoá và trả dần 138 Người mua hoặc người vay chỉ có thể kiện tại toà án nơi cư trú của họ (Điều 14) và các lựa chọn Toà án khác chỉ có hiệu lực trong những trường hợp bị hạn chế (Điều 15) 139 Cũng chính vì lý do đó, Nghị định 44/2001 (“Brussels I Regulation”)được Hội đồng Châu Âu thông qua vào ngày 22 tháng 12 năm 2000 quy định về thẩm quyền của Toà án và vấn đề công nhận, cho thi hành phán quyết trong lĩnh vực dân sự, thương mại 140 đã mở rộng hơn một số loại hợp đồng tiêu dùng, không chỉ bao gồm việc cung cấp dịch vụ hoặc hàng hoá lưu động mà về cơ bản là tất cả các loại hợp đồng tiêu dùng 141

Mặc dù Brussels I Regulation được ca ngợi là thành công nhưng vẫn còn sự chỉ trích dai dẳng về những hậu quả không mong muốn phát sinh từ việc áp dụng một số điều khoản của nó, chủ yếu liên quan đến các điều khoản loại trừ trọng tài tại Brussels I Regulation, các điều khoản quy định thẩm quyền độc quyền của toà án quốc gia đối với một số vấn đề nhất định 142 Nhằm mục đích sửa đổi những thiếu sót và hoàn thiện hơn văn bản pháp luật này, vào ngày 12 tháng 12 năm 2012 Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu đã quyết định thông qua Nghị định số 1215/2012 (“Brussels I – Recast”) về thẩm quyền của Toà án và vấn đề công nhận, cho thi hành phán quyết trong lĩnh vực dân sự, thương mại 143 thay thế cho Brussels I Regulation Brussels I - Recast được thực thi giữa các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, bao gồm cả Đan mạch – đã ký kết một thoả thuận với EU 144

138 Div 4 Title II art 13-15 Rome Convention

139 Những điều kiện này hầu như giống với những điều kiện trong các quy định tiếp theo: 1) concluded after the dispute arose, 2) which give the buyer or borrower the option of bringing the case before courts other than those mentioned in this section, or 3) whereby the buyer and the seller or the borrower and lender who are domiciled or habitually resident in the same contracting state have jurisdiction in the courts of that state, unless its laws prohibit such agreements

140 Brussels Regulation No 44/2001 of 22 December 2000 on Jurisdiction and the Eforcement of Judgement in Civil and Commercial matters – Brussels I Regulation

141 Provided that 'the contract is concluded with a person who pursues commercial or professional activities in the Member State where the consumer is domiciled, or directs such activities by any means to that Member State, or to several States including that Member State, and the contract falls within the scope of those activities.' (Art 15(1)(c))

142 Patrick Ike Ibekwe, Ph.D., The Arbitration Exception, Choice of Court Contracts, and Provisional Measures under Regulation (EU) 1215/2012, Tr 8

143 Brussels Regulation No 1215/2012 of 22 December 2000 on Jurisdiction and the recognition and enforcement of judgments in civil and commercial matters (recast)

144 Agreement between the European Community and the Kingdom of Denmark on the jurisdiction and the recognition and enforcement of judgments in civil and commercial matters may be consulted on the following web site: http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/ LexUr iServ.do?uri=OJ:L:2013:079:0004:EN:PDF (accessed on 1 April

2015), The changes of the Danish law necessary to implement the regulation came into force on 1 June 2013

Phạm vi của Brussels I - Recast điều chỉnh những vấn đề về thẩm quyền của Toà án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ vấn đề về doanh thu, thuế quan, hành chính 145 Nghị định này không áp dụng để xác định thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình, di chúc, thừa kế, năng lực hành vi hay năng lực pháp luật của cá nhân 146 mà những vấn đề này được quy định cụ thể và riêng biệt trong các văn bản khác nhau EU sử dụng các biện pháp khác nhau để khi xác định các vấn đề liên quan đến quyền tài phán 147 Bảo vệ người tiêu dùng ở EU phần lớn được điều chỉnh bởi các Chỉ thị và Quy định 148 Vấn đề tài phán quốc tế trước đây được điều chỉnh bởi Công ước Brussels, sau đó được thay thế bởi Brussels I Regulation và nay đã chuyển thành Brussels I Recast Quy định mới này là cần thiết bởi sự gia tăng thương mại điện tử trong các quốc gia thành viên trong khi cách tiếp cận của EU trong việc xác định quyền tài phán đối với người tiêu dùng điện tử vẫn chưa rõ ràng 149

2.1.2 Thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với các tranh chấp về hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu có nước ngoài

Thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với các tranh chấp về hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu có nước ngoài được xác định dựa trên nhiều căn cứ khác nhau Mỗi quốc gia có sự ưu tiên trong việc áp dụng từng căn cứ Theo Brussels I - Recast phân chia thẩm quyền thành hai loại là thẩm quyền chung, thẩm quyền theo thoả thuận và thẩm quyền đặc biệt (thẩm quyền về các loại tranh chấp bảo hiểm, thẩm quyền về các tranh chấp liên quan đến người tiêu dùng, hợp đồng lao động…) Điều này xuất phát từ hoạt động tố tụng về các lĩnh vực đó có những nét đặc thù khi mà nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài Trong các trường hợp như vậy, thẩm quyền đặc biệt có thể thuộc về Toà án quốc gia mà bị đơn không có nơi cư trú 150

145 Châu Kim Hạnh, Thẩm quyền của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Tr

146 Judicial cooperation in civil matters in the European Union, A guide for legal practitioners, European Union,

147 Cordera, "E-consumer protection: a comparative analysis of EU and US consumer protection on the Internet," Rutgers Computerand Technology Law Journal at 232 (2001)

148 Ireland is included in this and therefore will be discussed in relation to the European Union

149 St Oren, Joakim, International Jurisdiction over Consumer Contracts in e-Europe, Internationaland

Comparative Law Quarterly, Vol 52, Part 3 (July 2003), pp 665

Pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với tranh chấp về hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài

2.2.1 Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài

Như đã trình bày tại chương 1, đối với loại hợp đồng thông thường có yếu tố nước ngoài, việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia là một vấn đề phức tạp, mang nét đặc trưng cho pháp luật của từng quốc gia cụ thể bởi tính chất “có yếu tố nước ngoài” của loại hợp đồng này Hơn thế nữa, khi hợp đồng “có yếu tố nước ngoài” được đặt trong tương quan với quan hệ tiêu dùng điện tử, việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia là một vấn đề phức tạp hơn bởi tính chất của nó, bên cạnh “có yếu tố nước ngoài” thì còn phải nhìn nhận từ góc độ “tiêu dùng điện tử” Bởi lẽ, với một hợp đồng có yếu tố nước ngoài thông thường, yếu tố nước ngoài được xác định dựa trên những yếu tố “thực định”, có một sự liên kết vật lý với hợp đồng Còn đối với hợp đồng tiêu dùng điện tử, việc xác định yếu tố nước ngoài là một vấn đề không dễ dàng, bởi lẽ tính chất của loại hợp đồng này tất yếu tồn tại yếu tố phi vật lý, trong một số trường hợp khó có thể xác định được hợp đồng đó thuộc phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc gia nào

Mặt khác, theo quy định của pháp luật Việt Nam, một vụ việc dân sự được xem là có yếu tố nước ngoài khi nó thỏa mãn một trong ba dấu hiệu (chủ thể, khách thể, sự kiện pháp lý), đồng thời cũng không quy định rõ việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước

169 Report from The Commission to The European Parliament, The Council and The European Economic and

Social Committee on the application of Council Regulation (EC) No 44/2001 on jurisdiction and the recognition and enforcement of judgments in civil and commercial matters, Commission of The European

Communities, 2009, tr.5 ngoài Do đó, về nguyên tắc, các tranh chấp về các hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài vẫn căn cứ vào các dấu hiệu của một hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung Bên cạnh đó, theo quy định của Điều 30 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, theo đó, Luật này chỉ xác định phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa người tiêu dùng và chủ thể kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thể giải quyết bằng phương thức Tòa án 170 Đến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 (có hiệu lực vào ngày 01/07/2024) cũng có cùng một quan điểm khi chỉ quy định về phương thức giải quyết tranh chấp có thể là Tòa án, chứ chưa xác định rõ Tòa án cụ thể trong các trường hợp cụ thể Có thể thấy rằng, quy định nói trên dường như chỉ sử dụng trong trường hợp các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng tiêu dùng trong nước 171 , còn riêng đối với những hợp đồng tiêu dùng có yếu tố nước ngoài, hay cụ thể hơn là các hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài, về nguyên tắc phải xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam dựa trên những quy định được ghi nhận tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như vừa viện dẫn trên Như vậy, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, căn cứ để xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với những hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài chính là dựa vào các căn cứ xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các hợp đồng dân sự thông thường Bên cạnh đó, nhìn từ yếu tố “tiêu dùng điện tử”, có thể thấy rằng các văn bản quy phạm pháp luật xoay quanh hợp đồng tiêu dùng thường được hiểu là chỉ nhìn nhận từ góc độ các hợp đồng tiêu dùng thông thường chứ chưa mở rộng phạm vi điều chỉnh sang loại hợp đồng tiêu dùng điện tử Song, hợp đồng tiêu dùng điện tử - với bản chất trước hết vẫn là hợp đồng tiêu dùng, vẫn phải thỏa mãn những điều kiện cơ bản của một hợp đồng tiêu dùng Do đó, có thể hiểu, các hợp đồng tiêu dùng điện tử vẫn sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của các chế định xoay quanh các hợp đồng tiêu dùng thông thường

Việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, ghi nhận theo hướng liệt kê từng vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể mà Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết Về cơ bản, thẩm quyền của Tòa án tại Việt Nam đối với các vụ việc

170 Điểm d khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010;

171 Vũ Thị Hương, Đỗ Thị Diện (2018), Thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp hợp đồng tiêu dùng theo mẫu có yếu tố nước ngoài trong tương quan so sánh với pháp luật Nhật Bản, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, số

36/2018, tr 49; dân sự có yếu tố nước ngoài cũng được chia làm hai dạng: Một là, thẩm quyền chung;

Hai là, thẩm quyền riêng biệt

Thứ nhất, thẩm quyền chung Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (“BLTTDS năm 2015”), thuật ngữ thẩm quyền chung, chữ

“chung” đã hàm ý là loại thẩm quyền mang tính độc quyền của Tòa án Việt Nam 172 Theo đó, Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền chung trong 04 trường hợp cụ thể: (i) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam; (ii) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam; (iii) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam; và (iv) Các trường hợp liên quan đến sự kiện pháp lý và đối tượng của vụ việc dân sự 173

Với ba trường hợp đầu tiên, căn cứ được sử dụng để xác định thẩm quyền là dựa vào các yếu tố có liên quan đến bị đơn, cụ thể, Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền chung để giải quyết trong trường hợp bị đơn trong tranh chấp liên quan đến hợp đồng tiêu dùng cư trú (đối với cá nhân) hoặc có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với cơ quan, tổ chức) hoặc với trường hợp tài sản của bị đơn nằm trên lãnh thổ Việt Nam Còn đối với trường hợp cuối cùng – trường hợp liên quan đến sự kiện pháp lý và đối tượng của hợp đồng, căn cứ theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 469 BLTTDS năm 2015, Tòa án Việt Nam sẽ có thể có thẩm quyền giải quyết hợp đồng tiêu dùng điện tử yếu tố nước ngoài nếu hợp đồng đó thỏa mãn những điều kiện nhất định, cụ thể là có

172 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 275;

173 Khoản 1 Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

“1 Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây: a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam; b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam; c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam; d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam; đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam; e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam”; liên quan đến sự kiện pháp lý (hợp đồng được xác lập, thay đổi, chấm dứt ở Việt Nam) hoặc đối tượng của hợp đồng (tài sản hiện hữu trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc liên quan đến hợp đồng được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam)

Thứ hai, thẩm quyền riêng biệt BLTTDS năm 2015 quy định thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam tại khoản 1 Điều 470 theo hướng liệt kê những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài – những vụ việc mà Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt mang tính độc quyền 174 Theo đó, Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền riêng biệt đối với các vụ việc: (i) Có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản tại Việt Nam; (ii)

Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam; và (iii) Vụ án mà các bên lựa chọn Tòa án Việt Nam 175 Nhìn nhận từ góc độ bản chất của hợp đồng tiêu dùng – giao kết với mục đích phục vụ những nhu cầu thiết yếu, có thể thấy, bản chất của loại hợp đồng này đã loại trừ hai trường hợp đầu tiên là trường hợp liên quan đến bất động sản tại Việt Nam và trường hợp liên quan đến vấn đề ly hôn Chính vì vậy, thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài được xác định thông qua sự lựa chọn của các bên

Hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài – với bản chất vẫn là một quan hệ dân sự, chính vì vậy, quyền tự thỏa thuận của các bên vẫn là một trong những quyền hết sức quan trọng, là nhân tố cốt lõi của quyền dân sự và là giá trị căn bản trong quan hệ dân sự nói chung 176 Chính vì vậy, với nguyên tắc nền tảng là tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự 177 , Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã ghi nhận quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án giữa các bên tại điểm c khoản 1 Điều 470, theo đó, một vụ việc sẽ thuộc về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam nếu vụ việc đó các bên lựa chọn Tòa án Việt Nam hoặc theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

174 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 285;

175 Khoản 1 Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

“1 Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam: a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam; b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam; c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam”

176 Nguyễn Thị Thùy Linh (2018), Công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 07;

177 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

Nói cách khác, thoả thuận lựa chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài được xem là căn cứ xác định thẩm quyền riêng biệt cho Tòa án Việt Nam nếu các tranh chấp đó thuộc các trường hợp được phép thoả thuận 178 Có thể thấy rằng, dù Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã thừa nhận quyền thỏa thuận Tòa án có thẩm quyền đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, song phạm vi của sự thỏa thuận này lại bị hạn chế, tức là các bên chỉ có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam khi pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định cho phép lựa chọn Tòa án Việt Nam Mặt khác, nhìn từ góc độ điều kiện áp dụng, quy định này cũng chưa ghi nhận một cách minh thị những điều kiện về mặt hình thức và thời điểm để một thỏa thuận lựa chọn Tòa án có hiệu lực nhằm mục đích xác lập thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc liên quan đến hợp đồng tiêu dùng điện tử có yếu tố nước ngoài, phần nào hạn chế việc áp dụng quy định này

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w