https://plo.vn/viet-nam-co-gan-nua-trieu-nguoi-Nhận thấy, việc nghiên cứu về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính là cần thiết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ng
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hòa nhập với xu thế của thế giới, xã hội đã có tư tưởng thoáng hơn về vấn đề chuyển đổi giới tính của con người Theo Bộ Y tế, ước tính có khoảng 480.000 người chuyển giới tại Việt Nam 1 Có thể thấy, nhóm người có mong muốn chuyển giới là thực tại khách quan trong xã hội hiện nay Dưới góc độ nhân quyền, cá nhân có quyền được sống là chính mình, có quyền tự định đoạt hình hài, cơ thể, giới tính của mình Dù có được pháp luật thừa nhận hay không, họ vẫn khao khát được sống đúng với giới tính thật của họ
Việc ban hành luật về người chuyển giới là vô cùng cấp thiết để bảo vệ quyền tự do con người trong xã hội hiện đại Dự thảo "Luật Chuyển đổi giới tính" của Việt Nam quy định về đăng ký hộ tịch và thay đổi giấy tờ pháp lý, tuy nhiên vẫn còn mơ hồ, chưa hoàn chỉnh Những khúc mắc như thay đổi họ tên, giới tính trên giấy tờ, quyền nhân thân sau chuyển giới, hôn nhân đồng giới khi đã chuyển đổi giới tính ảnh hưởng đến những người liên quan cần được luật pháp giải quyết rõ ràng và hợp lý để bảo vệ quyền lợi người chuyển giới và những người có liên quan.
1 Như Loan, “Việt Nam có gần nửa triệu người chuyển giới”, https://plo.vn/viet-nam-co-gan-nua-trieu-nguoi- chuyen-gioi-post695782.html, truy cập ngày 14/02/2023
Nhận thấy, việc nghiên cứu về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính là cần thiết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chuyển giới, giúp cho họ có một cuộc sống ổn định, tự tin, công bằng, bình đẳng với mọi người, nhóm tác giả chọn đề tài “ Quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính theo pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam ” cho hoạt động nghiên cứu khoa học của mình để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện cho pháp luật chuyển đổi giới tính nói riêng và pháp luật dân sự nói chung.
Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính hiện nay vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên trong thời gian qua chỉ có một số ít nghiên cứu trong nước đề cập Hầu hết các công trình nghiên cứu ở trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung từ trước đến nay chủ yếu phân tích quyền con người Từ những nghiên cứu này, có thể tạo lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất và triển khai trên thực tế các giải pháp nhằm ghi nhận và hiện thực hóa quyền của người chuyển đổi giới tính nói chung và quyền nhân thân nói riêng
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Những quy định chung về Luật Dân sự (tái bản lần 1, có sửa đổi và bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam Trong tài liệu này, nhóm tác giả nghiên cứu lý luận về quyền nhân thân cũng như các quyền dân sự khác của con người, phục vụ cho quá trình tìm hiểu và phân tích những vấn đề chung về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính Đỗ Văn Đại, Ngô Thị Vân Anh (2016), “Điều kiện và hệ quả của chuyển đổi giới tính trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11(315), tháng 6/2016 Bài viết này đã phân tích khá chi tiết các điều kiện (sức khỏe, kinh tế, tâm lý, tuổi…) và hệ quả (thay đổi giấy tờ tùy thân, quyền nhân thân với giới tính mới, quan hệ vợ chồng đã có, quan hệ với con…) của người chuyển đổi giới tính theo tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015 Theo nhóm tác giả, chuyển đổi giới tính là một quyền có điều kiện, hệ quả sau khi chuyển giới là vấn đề cần quan tâm Chính vì vậy, các nghiên cứu về quyền nhân thân sẽ góp phần làm cho quy định mới mẻ này có thể phát triển một cách hài hoà và phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội khác
Vũ Thị Thúy, Thái Thị Tuyết Dung (2013), “Bảo đảm quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và vấn đề sửa đổi hiến pháp”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03: Người đồng tính, song tính, chuyển giới (viết tắt là LGBT) là một nhóm người có xu hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số trong xã hội, sự tồn tại của họ mang tính tự nhiên, do bẩm sinh, họ không bị bệnh nên không cần và không thể điều trị Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa thừa nhận nên LGBT thường bị xếp vào một trong hai nhóm: nam và nữ Việc phân loại này dẫn đến tình trạng một số quyền và lợi ích chính đáng của họ không được bảo đảm như kết hôn, quyền bảo vệ nhân phẩm… và các cơ quan nhà nước cũng gặp khó khăn khi bảo vệ quyền lợi chính đáng hoặc xử lý hành vi vi phạm của LGBT Vì vậy, cần thừa nhận sự tồn tại của LGBT trong Hiến pháp với các quyền và nghĩa vụ bình đẳng như những người thuộc giới tính tính khác để làm cơ sở pháp lý cho các văn bản pháp luật có liên quan những quy định cụ thể phù hợp Cao Vũ Minh (2011), “Pháp luật về xác định lại giới tính - những bất cập và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5 Bài nghiên cứu đã đặt ra một vấn đề hết sức phổ biến hiện nay rằng có những người sinh ra không được hoàn thiện như mọi người, có giới tính nhưng chưa được định hình chính xác Và hiện nay vẫn còn rất nhiều trường hợp có nhu cầu xác định lại giới tính Theo tác giả, cần phân biệt “xác định lại giới tính”, “chuyển đổi giới tính”, “cải chính phần giới tính trong giấy khai sinh”; nêu ra một số bất cập trong các quy định của pháp luật về quyền xác định lại giới tính ở nước ta và cuối cùng là đề ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật về xác định lại giới tính
Về tổng thể, các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến pháp luật về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính còn khá khiêm tốn so với các lĩnh vực khác Những công trình nghiên cứu lý luận về quyền và pháp luật về quyền nhân thân của người chuyển giới chưa thực sự rõ nét, chủ yếu tiếp cận dưới góc độ thực tiễn pháp luật và thi hành pháp luật Một số nghiên cứu đã đề cập vấn đề lý luận về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính, các công trình này đã khái quát được nội hàm, cơ sở lý luận và cho rằng đây là nhóm quyền tự nhiên, vốn có, rất cần được Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực thi trong thực tế Các tác giả đã cho rằng việc công nhận và bảo vệ quyền nhân thân của người chuyển giới sẽ bảo đảm giá trị xã hội của pháp luật
Sau khi BLDS năm 2015 được ban hành (tháng 11/2015) đã có một số công trình tiếp tục nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra những định hướng cụ thể cho dự án Luật Chuyển đổi giới tính (cụ thể hóa Điều 37 BLDS năm 2015) Có thể điểm một số công trình trực diện về vấn đề này như sau:
BLDS năm 2015 thừa nhận chuyển đổi giới tính là một "quyền nhân thân", mặc dù không sử dụng từ "quyền" (Lê Thị Giang, 2016) Đậu Công Hiệp (2016) nhấn mạnh tiếp cận dựa trên quyền đối với chuyển đổi giới tính, đòi hỏi sự bảo vệ tối đa cả về thể chất lẫn tinh thần cho người chuyển giới, từ đó đặt ra nghĩa vụ cho nhà nước, tổ chức xã hội và người chăm sóc y tế.
Trương Hồng Quang (2016), “Vấn đề chuyển đổi giới tính theo BLDS năm 2015 và những vấn đề liên quan”, Tạp chí Pháp luật và Phát triển (Hội luật gia Việt Nam): Bài viết đã có những luận giải nhằm làm sáng tỏ một số băn khoăn khi hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính và đề xuất một số vấn đề cụ thể liên quan đến dự án Luật Chuyển đổi giới tính Vấn đề tác động đến hệ thống pháp luật nói chung cũng được tác giả nêu khá chi tiết
Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu đã đề cập đến nội dung này là: Trương Hồng Quang (2015), “Góp ý Điều 40 về quyền xác định lại giới tính của dự thảo BLDS (sửa đổi)”, Tạp chí Nghề luật (Học viện Tư pháp); Trần Thị Trâm (2010), “Quyền xác định lại giới tính theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự, Khoa Luật- ĐHQG Hà Nội…
Qua các công trình nghiên cứu này cho thấy hệ thống pháp luật về chuyển đổi giới tính còn chưa đầy đủ, thiếu một số quy định điều chỉnh những hệ quả pháp lý phát sinh sau khi chuyển đổi giới tính (hộ tịch, thể thao, nghĩa vụ quân sự…) Và sau đề tài này, nhóm tác giả mong muốn sẽ đóng góp được những ý kiến có giá trị áp dụng cho những quy định về hệ quả pháp lý phát sinh sau khi chuyển đổi giới tính.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, các nghiên cứu về người chuyển đổi giới tính, pháp luật về quyền nhân thân sau khi chuyển đổi giới tính đã được tiến hành từ lâu dưới nhiều góc độ khác nhau, gắn liền với sự phát triển của các nền kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa khác nhau
Có thể điểm qua một số công trình, tài liệu tiêu biểu đã được công bố trên thế giới dưới đây:
Báo cáo “Public Support for Transgender Rights: A Twenty-three Country Survey” (Sự ủng hộ của công chúng đối với quyền của người chuyển giới: Khảo sát 23 quốc gia) của nhóm tác giả Andrew R Flores, Taylor N.T Brown, Andrew S Park công bố tháng 12/2016: Các quyền của người chuyển giới đã nổi lên như một vấn đề trung tâm trong diễn ngôn về quyền của người LGBT ở nhiều quốc gia, tuy nhiên sự ủng hộ của công chúng đối với các quyền này chưa được biết nhiều trên phạm vi toàn cầu Báo cáo này trình bày kết quả từ cuộc khảo sát với 17.105 người đã thành niên trên 23 quốc gia về thái độ của họ đối với người chuyển giới và quyền của người chuyển giới Bài báo “Contested norms in newadopter states: International determinants of LGBT rights legislation” (Các yếu tố quyết định quốc tế đối với Luật Quyền LGBT),
Nghiên cứu của Phillip M Ayoub tại Đại học Drexel, Hoa Kỳ, được đăng trên Tạp chí Quan hệ Quốc tế Châu Âu năm 2015 đã phân tích các thay đổi trong luật về quyền LGBT ở các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) từ năm 1970 đến 2009 thông qua việc nghiên cứu thực tiễn pháp lý.
Mục tiêu của đề tài
Thứ nhất, trình bày khái niệm, đặc điểm chuyển đổi giới tính; khái quát về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính được quy định trong BLDS của Việt Nam và pháp luật nước ngoài
Thứ hai, phân tích khái lược về tình hình, thực trạng chuyển đổi giới tính ở Việt
Nam nói riêng và thế giới nói chung: số liệu cụ thể, khó khăn gặp phải về mặt pháp lý sau khi chuyển đổi giới tính Đồng thời, phân tích quan điểm của Việt Nam và thế giới trong việc ghi nhận cụ thể hóa quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính vào hệ thống pháp luật: Tại sao lại chưa ghi nhận? Có nên ghi nhận hay không? Nếu không thì làm thế nào để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người chuyển giới để họ không bị ảnh hưởng, xáo trộn trong đời sống cá nhân của mình? Từ đó thấy được tầm quan trọng của việc ghi nhận rõ ràng vấn đề về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính trong hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người
Thứ ba, tiếp cận, tìm hiểu, phân tích các quy định và việc áp dụng trên thực tiễn về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính của một số quốc gia trên thế giới có ghi nhận vấn đề này; qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam trong quá trình hoàn thiện
Thứ tư, kiến nghị một số giải pháp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp công bằng cho cá nhân chuyển đổi giới tính nói riêng và con người nói chung.
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Cách tiếp cận
Tiếp cận đề tài từ lý thuyết đan xen kết hợp với thực tế từ đó đưa ra giải pháp áp dụng để hoàn thiện vấn đề.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: đề tài nghiên cứu dựa trên hệ thống lý luận của phép duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kết hợp với quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển và hoàn thiện các chế định pháp luật liên quan đến vấn đề quyền chuyển đổi giới tính
Bên cạnh đó, trong đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là hai phương pháp chủ đạo và xuyên suốt trong đề tài, được sử dụng để phân tích và đánh giá một cách tổng quan và chuyên sâu về các vấn đề lý luận, các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính Trong Chương 1, nhóm khái quát các thuật ngữ về người chuyển đổi giới tính và đặc điểm quyền nhân thân của nhóm người này Ở Chương 2, nhóm tiến hành phân tích các quy định của pháp luật nước ngoài liên quan đến quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính; tổng hợp các quan điểm, học thuyết phù hợp nhất để từ đó vận dụng vào thực tế tại Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng ở Chương 1: nghiên cứu các quy định bên trong hệ thống pháp luật liên quan đến phạm vi đề tài; song song với đó, nhóm tác giả còn tìm hiểu thêm những nguồn tài liệu khác như bài báo, luận văn, bài nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, bình luận và đánh giá của các tác giả khác…
Phương pháp so sánh được sử dụng ở chương II: phương pháp này được dùng để so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật nước ngoài với pháp luật Việt Nam, từ đó cho thấy sự phù hợp hay chưa phù hợp trong các quy định của pháp luật Việt Nam, làm cơ sở cho việc kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quyền của người sau khi đã chuyển giới và giới hạn trong phạm vi quyền nhân thân
Phạm vi địa bàn, không gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong thực tế đời sống xã hội và thực trạng pháp luật tại Việt Nam.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH
Khái quát về người chuyển đổi giới tính
1.1.1 Khái niệm chuyển đổi giới tính và người chuyển đổi giới tính
Chuyển đổi giới tính là một vấn đề pháp lý, xã hội gắn liền với quyền nhân thân của con người Hiện nay, quyền chuyển đổi giới tính được nhiều người quan tâm, nghiên cứu nhằm tạo ra hành lang pháp lý bảo vệ cho nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, giúp cho họ có một cuộc sống công bằng, bình đẳng với mọi người Không ai có thể lựa chọn giới tính cho mình khi sinh ra, sự lựa chọn chỉ nằm ở việc một người dám hay không dám khám phá bản thân, sống thật với chính mình Năm 1980, hiện tượng chuyển giới (Transgenderism) đã được Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) chính thức phân loại là một dạng bệnh tâm thần, có tên rối loạn định dạng giới (GID hay Gender Identity Disorder) Ước tính, có khoảng 0,005% - 0,014% nam giới và 0,002%
- 0,003% nữ giới được chẩn đoán mắc chứng GID dựa trên các tiêu chí chẩn đoán hiện tại Với dạng bệnh này, bệnh nhân sẽ có hành vi nhằm chối bỏ giới tính của mình, họ ăn mặc, phát ngôn, hành động như người khác giới và mong muốn phẫu thuật chuyển đổi giới tính Các tổ chức nghiên cứu khuyến cáo nên điều trị bệnh cho những người chuyển giới bằng các liệu pháp tâm lý hơn là công nhận việc chuyển đổi giới tính cho họ
Theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam, chuyển giới được xác định không phải là rối loạn tâm thần vì không gây đau khổ hay bất lực dai dẳng Năm 2012, DSM loại chuyển giới khỏi danh sách rối loạn tâm thần, công nhận đây là tình trạng tâm lý bình thường Sự thay đổi này tạo ra cái nhìn tích cực và bao dung hơn đối với cộng đồng chuyển giới, đồng thời giúp họ tự tin thừa nhận và sống hòa nhập với cộng đồng.
Dưới góc độ y tế, nếu muốn thay đổi giới tính của mình, con người phải thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính bằng các biện pháp y học như cắt bỏ đi phần ngực (đối với nữ), cắt bỏ đi bộ phận sinh dục, tiêm hormones (hoóc-môn) nam/nữ vào cơ thể, thẩm mỹ gương mặt của mình để phù hợp với giới tính bản thân đã chọn Tuy nhiên, ngày nay, trên thế giới, việc chuyển đổi giới tính không còn bắt buộc phải can thiệp thì mới được công nhận là người chuyển đổi giới tính Đây không còn là một quá trình phẫu thuật vừa dài vừa đau đớn mà đơn giản chỉ là một thủ tục pháp lý Theo đó, một người được sinh ra với giới tính sinh học bình thường, trong quá trình phát triển tự nhiên, họ nhận thức được giới tính thật sự ngược với giới tính sinh học của mình thì được xem là người chuyển giới Theo pháp luật của một số quốc gia, khi một người nhận ra bản dạng giới của mình không giống với giới tính sinh học, nếu họ chuyển giới, họ không cần thực hiện phẫu thuật mà thay vào đó, họ chấp nhận được tư vấn tâm lý để xác định lại giới tính và một khi đã chắc chắn với sự lựa chọn của mình, họ sẽ được thay đổi giới tính trên giấy tờ và sinh sống với một giới tính mới Trong Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính của Việt Nam, các nhà làm luật đã đề xuất rằng không cần can thiệp y tế, người chuyển giới được ghi nhận trên giấy tờ tùy thân của mình Về mặt tích cực, các quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho người chuyển đổi giới tính Họ tiết kiệm được thời gian,
2 Bộ Y tế, Báo cáo Thực trạng về người chuyển đổi giới tính tại Việt Nam và hệ thống pháp luật có liên quan
3 DSM (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần) của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) tiền bạc, đảm bảo sức khỏe của mình, giấy tờ tùy thân cũng được thay đổi kịp thời, không làm gián đoạn đến nghề nghiệp hay các giao dịch dân sự của người chuyển giới Bên cạnh mặt tích cực, các thủ tục này nếu được quy định quá đơn giản thì sẽ gây ra nhiều hậu quả khác như hiện tượng chuyển giới ồ ạt, hay chuyển giới nhiều lần Trên thực tế, chuyển đổi giới tính có hai hình thức là chuyển đổi giới tính bằng các biện pháp can thiệp y tế, thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính và chuyển đổi trên giấy tờ nhân thân, không thực hiện phẫu thuật Hiện nay, 72 quốc gia đã thừa nhận quyền thay đổi giới tính hợp pháp; trong đó: châu Âu có 41/50 quốc gia và vùng lãnh thổ; châu Á có 13/50 quốc gia và vùng lãnh thổ, châu Mỹ và Mỹ Latinh có 15/35 nước và vùng lãnh thổ, châu Phi có 01/54 quốc gia và vùng lãnh thổ; Châu Đại Dương có 02/14 quốc gia và vùng lãnh thổ có pháp luật điều chỉnh về chuyển đổi giới tính; 45/72 quốc gia cho phép chuyển đổi giới tính mà không cần phải phẫu thuật; độ tuổi được phép chuyển đổi giới tính phổ biến là 16 đến 18 tuổi 4 Có thể thấy, việc chuyển đổi giới tính không qua phẫu thuật chiếm ưu thế cao hơn bởi sự an toàn và hợp pháp của nó, người chuyển đổi giới tính vẫn được sống đúng với giới tính thật của mình mà không trái với quy định của pháp luật
Người chuyển đổi giới tính là người thuộc cộng đồng LGBT Theo đó, LGBT là tên viết tắt các chữ cái đầu của một cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và người chuyển giới (Transgender) “Transgender” là một thuật ngữ được khởi đầu từ nước Mỹ, được dùng để chỉ những người có lối sống khác với chuẩn mực về giới trong xã hội 5 Nó được dùng để chỉ những người thay đổi trong cách ăn mặc, cách thể hiện bản thân họ hoặc những người đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính để có được cơ thể như mong muốn Theo tài liệu của Chương trình tự do và Bình đẳng Liên hợp quốc (UN Free & Equal), người chuyển giới (transgender) là người có bản dạng giới khác với giới tính được xác định khi sinh ra 6 Đây là một khái niệm rất rộng bao gồm những người chuyển đổi giới tính 7 trước và sau khi thực hiện phẫu thuật chuyển giới và cả những
Đại biểu Quốc hội Minh Hùng đã kiến nghị xây dựng Luật cụ thể hóa quyền chuyển đổi giới tính, bảo đảm đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chuyển giới, phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết Hiện nay, 72 quốc gia đã có luật về chuyển đổi giới tính, trong đó có 30 quốc gia công nhận chuyển đổi giới tính mà không cần phẫu thuật chuyển giới.
5 Phạm Quỳnh Phương (2013), Người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam, Tổng luận các nghiên cứu, tr.14
6 UN Free & Equal, Transgender, tr.1, https://www.unfe.org/wp-content/uploads/2017/05/UNFE- Transgender.pdf, truy cập ngày 24/5/2023
7 Người chuyển đổi giới tính (transgender person) là những người đã thực hiện thay đổi giới tính hoặc đã trải qua liệu pháp hormones Tuy nhiên, định nghĩa này chỉ có giá trị tương đối, ở một số quốc gia như Anh, Phần Lan, … quan niệm người chuyển đổi giới tính là người thay đổi về mặt pháp lý mà không cần phải thực hiện thay đổi giới tính hoặc trải qua liệu pháp hormones Xem: Europe Parhament (2010), Transgender Persons’ Rights in the EU Member States, tr.4, http://www.europarl.europaeu/RegData/etudes/note/join/2010/425621/IPOL-LIBE_NT(2010)42562_EN pdf, truy cập ngày 24/5/2023 người không lựa chọn hoặc không có điều kiện tiếp cận việc phẫu thuật cũng như dùng liệu pháp hormones Như vậy, người chuyển đổi giới tính là những người nhận mình có giới tính khác với giới tính sinh học khi sinh ra, họ có thể thể hiện bản dạng giới của mình khác với giới tính mà họ đang mang 8
Bản dạng giới là cảm nhận bên trong của một người, họ nhận thức được việc họ là nam hay nữ, hay là một giới khác, họ thể hiện bản dạng giới thông qua hành vi, quần áo, kiểu tóc, giọng nói và những đặc điểm trên cơ thể của mình Chẳng hạn, một người sinh ra với giới tính là nam nhưng cảm nhận giới tính của mình là nữ hoặc ngược lại, một người sinh ra với giới tính nữ nhưng lại cảm nhận mình mang giới tính nam Bản dạng giới không giống với giới tính sinh học của con người Giới tính sinh học được xác định từ lúc một người mới ra đời để chỉ việc người đó là nam, nữ hay người liên giới (intersex) 9 về mặt sinh học, có sẵn là từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi, gắn liền với những thuộc tính như nhiễm sắc thể, nội tiết tố, cơ thể bên trong và bên ngoài Người có giới sinh học trùng với bản dạng giới thì đó là người hợp giới, khác với bản dạng giới thì đó là người chuyển giới Người chuyển giới không phải chỉ khi đã làm phẫu thuật chuyển giới mới được gọi là người chuyển đổi giới tính như mọi người vẫn hay lầm tưởng Không phải ai cũng có thể thực hiện phẫu thuật chuyển giới và cũng có rất nhiều người dù muốn sống thật với giới tính của mình nhưng không muốn thay đổi cơ thể Nhiều trường hợp dị ứng với thuốc gây mê, bị sốc phản vệ khi tiêm hormones dẫn đến những hậu quả đau lòng hoặc không đủ điều kiện kinh tế để thực hiện phẫu thuật Do đó, một số quốc gia trên thế giới đã ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính trên giấy tờ Cá nhân có thể thực hiện chuyển đổi giới tính của mình trên giấy tờ mà không cần thực hiện phẫu thuật
Trước đây, Điều 36 BLDS năm 2005 quy định cho phép cá nhân có quyền được xác định lại giới tính song chỉ trong trường hợp giới tính bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác Điều 36 BLDS năm 2005 sau đó được cụ thể hoá trong Nghị định số 88/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về việc xác định lại giới tính, trong đó có quy định về điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính (Điều 8) và hiện nay, cả nước có 03 cơ sở khám bệnh, chữa
Tại Hội nghị Malina năm 2012 (Philippines), khái niệm "người chuyển giới" lần đầu được đưa ra tại cuộc họp thảo luận về việc biên soạn "Hướng dẫn chăm sóc toàn diện cho người chuyển giới và cộng đồng chuyển giới tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương", do Mạng lưới người chuyển giới Châu Á - Thái Bình Dương (APTN), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Dự án Chính sách Sức khỏe (HPP) phối hợp thực hiện (https://scdi.org.vn/tin-tuc/coi-mo-so-2-nguoi-chuyen-gioi-va-cac-khai-niem-lien-quan/).
9 Những người này có thể có bộ phận sinh dục của cả nam lẫn nữ hoặc có cơ quan sinh dục của nam nhưng nhiễm sắc thể bên trong cơ thể lại của nữ và ngược lại https://www.wegrow.edu.vn/post/5-%C4%91%E1%BB%8Bnh- ngh%C4%A9a-v%E1%BB%81-gi%E1%BB%9Bi-d%E1%BB%85-g%C3%A2y-nh%E1%BA%A7m- l%E1%BA%ABn, truy cập ngày 04/03/2023 bệnh đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện xác định lại giới tính, bao gồm: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố
Hồ Chí Minh Trong quá trình thực hiện xác định lại giới tính, các Bệnh viện này đã thực hiện các kỹ thuật phẫu thuật ngực từ nam sang nữ, từ nữ sang nam, phẫu thuật bộ phận sinh dục: cắt bỏ hoặc tạo bộ phận sinh dục… do có những khuyết tật bẩm sinh ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật hoặc những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính
Về lý thuyết, chuyển giới là khi giới tính sinh học đã được xác định rõ ràng, còn xác định lại giới tính là khi giới tính sinh học không rõ ràng Chuyển giới có thể thực hiện thông qua can thiệp y học, bao gồm điều trị nội tiết tố và phẫu thuật ngực, bộ phận sinh dục để thay đổi giới tính Kỹ thuật phẫu thuật chuyển giới không khác so với xác định lại giới tính, và có thể được thực hiện ở các bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ, phẫu thuật tạo hình hoặc nội tiết tố.
Có thể nói, quyền chuyển đổi giới tính về mặt sinh học với sự can thiệp của y học cũng như về mặt pháp lý với việc được ghi nhận lại giới tính trong các giấy tờ tùy thân và được đối xử bình đẳng là nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của cá nhân người chuyển giới Vì vậy các quốc gia cần có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền của người chuyển giới mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử, kỳ thị nào Ở cấp độ quốc tế, Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc đã quan ngại việc các quốc gia thiếu sự công nhận về mặt pháp lý đối với bản dạng giới của người chuyển giới nên đã hối thúc các quốc gia thừa nhận quyền nhân thân của họ bằng cách cấp giấy chứng sinh mới 10 Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc đã khuyến nghị các quốc gia cần “hỗ trợ thực thi quyền được thừa nhận về mặt pháp lý giới tính mà họ muốn người chuyển giới và cung cấp những giấy tờ nhân thân chứng tỏ giới tính và tên gọi mà họ mong muốn…” 11
1.1.2 Đặc điểm của người chuyển đổi giới tính và phân loại người chuyển đổi giới tính
PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH VÀ KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Pháp luật Cộng hòa Pháp về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính và kinh nghiệm cho Việt Nam
và kinh nghiệm cho Việt Nam
2.1.1 Quy định pháp luật về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính của Cộng hòa Pháp
Pháp là một trong những quốc gia công nhận người chuyển giới, cho phép họ thực hiện các quyền của mình mà không cần phẫu thuật chuyển giới Pháp luật về xác định giới tính cho người chuyển giới ở Pháp đã được xây dựng từ những năm 1990 Ban đầu, giới tính được ghi trong hộ tịch chỉ được xem là hợp lệ nếu được xác định thông qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
“một công cụ của cảnh sát dùng để xác định các cá nhân”, nhằm “đáp ứng các chức năng của tổ chức xã hội” 41 Pháp chỉ cho phép đổi tên chứ không thừa nhận sửa đổi thông tin
41 Alexandre Jaunait, “Genèses du droit de l’identité de genre Approche des configurations sociojuridiques”, Droit et société 2020/2 (N° 105), pages 429 à 451 về giới tính trong hộ tịch, do đó, việc thay đổi thông tin trong hộ tịch sau khi chuyển giới rất khó khăn Năm 1992, Pháp bị Tòa án Nhân quyền Châu Âu lên án, Pháp phải sửa đổi án lệ của mình và “bỏ qua” nguyên tắc không có sẵn (tức bỏ qua việc không được quy định trong luật) để hỗ trợ cho người nộp đơn yêu cầu Việc thay đổi sau đó được cho phép với điều kiện “phẫu thuật, triệt sản bằng liệu pháp hormone và có giấy chứng nhận của cơ quan y tế”, “giới tính mới không còn sở hữu tất cả các đặc điểm của giới tính ban đầu” và “giới tính mới phải tương ứng với ngoại hình và hành vi xã hội” 42
Có thể thấy, các điều kiện để được chuyển đổi giới tính trên giấy tờ rất khắt khe và phải được cơ quan y tế chứng nhận Quy trình và hình thức ghi nhận quyền nhân thân của người chuyển giới đã gây tranh cãi ở Pháp trong suốt một thời gian dài Sau hơn 20 năm căng thẳng, đấu tranh của cộng đồng người chuyển giới thì vào năm 2016, Pháp ban hành Luật số 2016-1547 ngày 18 tháng 11 năm 2016 về hiện đại hóa tư pháp trong thế kỷ XXI chính thức ghi nhận quyền thay đổi hộ tịch của người chuyển giới Cụ thể, Điều
56 của Luật này đã sửa đổi, bổ sung quy định về chuyển đổi giới tính trong hộ tịch ở BLDS, tạo ra hành lang pháp lý dành cho người chuyển giới, hỗ trợ người chuyển giới được sống bình thường với giới tính thật của bản thân, được pháp luật thừa nhận Hiện nay, pháp luật của Pháp về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính được quy định như sau:
Thứ nhất, về quyền thay đổi họ, tên và giới tính trong hộ tịch: theo Điều 60 BLDS
Pháp, người chuyển đổi giới tính có quyền yêu cầu thay đổi tên của mình, việc thay đổi tên phụ thuộc ý chí của người chuyển giới, thể hiện một cách công khai về giới tính thật của mình, những ai có nhu cầu đổi tên đều có thể yêu cầu đổi tên tại cơ quan hộ tịch Tại Mục 2 bis Chương II Thiên số II BLDS Pháp quy định về chứng thư hộ tịch, theo Điều 61-5, người thành niên và chưa thành niên chuyển giới có thể được sửa đổi ghi chú về giới tính nếu có đầy đủ chứng cứ chứng minh ghi chú về giới tính trong các chứng thư hộ tịch không tương ứng với thực tế người đó thể hiện và được biết tới Bằng chứng để chứng minh có thể được thể hiện dưới mọi phương thức, có thể là: người đó thể hiện mình công khai thuộc về giới tính được yêu cầu; người đó được biết đến với giới tính được yêu cầu trong môi trường gia đình, bạn bè hoặc nghề nghiệp; người đó đã được chấp thuận thay đổi tên để tên đó tương ứng với giới tính được yêu cầu Người có yêu cầu sửa đổi phải tự nguyện muốn sửa ghi chú liên quan đến giới tính trong các chứng thư hộ tịch và chủ động cung cấp mọi chứng cứ liên quan Pháp luật Pháp đã mở rộng đối tượng có thể thực hiện chuyển đổi giới tính trên giấy tờ, bất kỳ người thành niên hay vị thành niên, nếu xác định được giới tính thật của mình không trùng với giới tính được
42 Marie Slavicek, “Changement d’ộtat civil pour les trans : ô On doit encore passer devant un juge, c’est humiliant ằ”, https://www.lemonde.fr/societe/article/2018/06/17/changement-d-etat-civil-pour-les-trans-on-doit-encore- passer-devant-un-juge-c-est-humiliant_5316575_3224.html, truy cập ngày 23/7/2023 xác định khi sinh ra thì đều có quyền yêu cầu sửa đổi thông tin về giới tính trong hộ tịch Thông tin về giới tính sẽ được thay đổi khi người yêu cầu chứng minh được giới tính thật của họ trước các thẩm phán Các nhà lập pháp không đề cập tình trạng của người chuyển giới là đã thực hiện phẫu thuật hay chưa thực hiện và việc không trải qua điều trị y tế, phẫu thuật hoặc triệt sản không phải là lý do từ chối yêu cầu sửa đổi ghi chú về giới tính 43 Ghi chú quyết định sửa đổi giới tính, và trong trường hợp cần thiết, ghi chú sửa đổi tên, được ghi vào lề giấy khai sinh của đương sự, việc sửa đổi tên tương ứng với quyết định sửa đổi giới tính chỉ được ghi vào lề các chứng thư hộ tịch của người vợ, người chồng và các con của người đó nếu những người này đồng ý hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý Việc sửa thông tin về giới tính trong các chứng thư hộ tịch không ảnh hưởng đến các nghĩa vụ đã cam kết với bên thứ ba cũng như đến quan hệ huyết thống đã xác lập trước khi có sự sửa đổi này Bên cạnh các quy định trong BLDS, việc thay đổi họ tên, giới tính còn được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật như: Nghị định số 2017-450 ngày 29 tháng 3 năm 2017 về thủ tục thay đổi họ, tên, điều chỉnh việc ghi giới tính trong hộ tịch; Thông tư ngày 10 tháng 5 năm 2017 quy định cụ thể Điều 56 của Luật số 2016-1547 về hiện đại hóa tư pháp trong thế kỷ XXI về thủ tục tư pháp về thay đổi tên và sửa đổi từ chỉ định giới tính đến tình trạng hôn nhân
Thứ hai, về quyền được bảo vệ sức khỏe, theo Điều L1110-1 Luật Y tế công cộng, quyền cơ bản về bảo vệ sức khỏe phải được thực hiện bằng tất cả các phương pháp vì lợi ích của mọi người Các chuyên gia và cơ sở y tế, cơ quan bảo hiểm y tế hoặc bất kỳ cơ quan nào khác liên quan đến việc phòng ngừa, chăm sóc có trách nhiệm phối hợp chăm sóc y tế và cùng với chính quyền địa phương trong phạm vi thẩm quyền phát triển công tác phòng ngừa bệnh tật, đảm bảo mọi người đều được tiếp cận bình đẳng với dịch vụ chăm sóc theo yêu cầu của tình trạng sức khỏe của họ và đảm bảo sự chăm sóc liên tục và an ninh y tế tốt nhất có thể Theo Điều L1110-3, không ai bị phân biệt đối xử trong việc tiếp cận phòng ngừa hoặc chăm sóc Với quy định này, người chuyển đổi giới tính được tôn trọng, được tư vấn, chăm sóc sức khỏe như những người bình thường khác
Thứ ba, về hỗ trợ sinh sản, Điều L2141-2 Luật Y tế công cộng quy định rằng bất kỳ cặp đôi nào được tạo thành từ một đàn ông và một phụ nữ hoặc hai phụ nữ hoặc những người phụ nữ nào chưa lập gia đình nào đều được hỗ trợ y tế để sinh sản sau khi người nộp đơn phỏng vấn cá nhân với các thành viên của đội ngũ y tế Như vậy, những người chuyển giới từ nam sang nữ sẽ được hỗ trợ để sinh con, còn trường hợp người chuyển giới từ nữ sang nam được hộ tịch công nhận nhưng vẫn có tử cung thì không được hưởng lợi từ việc này Bên cạnh đó, Điều L-2141-11 cũng cho phép người chuyển
43 Điều 61-6 BLDS Pháp giới quyền được lưu trữ trứng và tinh trùng của mình Người chuyển giới khi thực hiện chuyển đổi giới tính, phẫu thuật cắt bỏ cơ quan sinh dục hay tiêm hormones đều có thể gây ra khả năng vô sinh, ngay cả khi không can thiệp phẫu thuật chuyển đổi giới tính Chính vì thế, các nhà lập pháp cho rằng quy định tại Điều L-2411-11 về lưu trữ trứng và tinh trùng nên được tự động áp dụng cho người chuyển giới
Quyết định khung số 2020-136 ngày 18/6/2020 về tôn trọng bản dạng giới của người chuyển giới là văn bản pháp lý quan trọng ngoài các quy định trong Luật, thể hiện quyền nhân thân của người chuyển giới Quyết định này cụ thể hóa thủ tục chuyển đổi giới tính trong hộ tịch, đồng thời đánh giá, so sánh các quy định pháp luật hiện hành với án lệ của Tòa án Nhân quyền Châu Âu, đưa ra những khuyến nghị cho các cơ quan Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến người chuyển giới.
Bộ trong việc thực hiện các quyền nhân thân của người chuyển giới Những người chuyển giới nào có nhu cầu phẫu thuật thì sẽ được hỗ trợ y tế để chuyển đổi giới tính, tổ chức An sinh xã hội sẽ hỗ trợ chi phí phẫu thuật cho họ, đảm bảo ai cũng được đối xử bình đẳng về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa trên bản dạng giới Trong lĩnh vực giáo dục, người bảo vệ quyền khuyến nghị trường học và cơ sở giáo dục cho phép trẻ vị thành niên và những người chuyển giới nhỏ tuổi tự gọi mình bằng tên đã chọn, sử dụng danh xưng tương ứng (nữ, nam) và tôn trọng sự thể hiện ra bên ngoài của họ, đồng thời cân nhắc bản dạng giới của họ khi tiếp cận với các không gian như nhà vệ sinh, phòng thay đồ, ký túc xá Về lĩnh vực việc làm, người sử dụng lao động nên sử dụng tên và chức danh do người chuyển giới chọn trên các giấy tờ hành chính, email, nội bộ cho dù tên và giới tính của họ đã được thay đổi trong hộ tịch hay chưa nhằm tạo môi trường làm việc lành mạnh, tôn trọng quyền riêng tư của họ và bảo vệ người lao động tránh khỏi sự phân biệt đối xử
Mặc dù chịu ảnh hưởng của phong trào quốc tế, Pháp tích hợp quy định về chuyển đổi giới tính vào Luật Hiện đại hóa tư pháp thế kỷ XXI, nới lỏng thủ tục sửa đổi giới tính và đưa thuật ngữ bản dạng giới vào luật Không có luật riêng cho người chuyển giới, nhưng các quy định được đưa vào các văn bản dưới luật như quyết định khung và thông tư Nhà lập pháp khéo léo lồng ghép quy định dành cho người chuyển giới vào các quy định hiện hành, tránh gây hiểu nhầm, hiểu sai Các quy định mở rộng, ít đề cập trực tiếp đến giới tính, tôn trọng đặc tính riêng tư và thân mật của việc chuyển đổi giới tính Việc công nhận chuyển đổi giới tính bảo vệ quyền con người của người chuyển giới và tuân thủ quy định của Điều 8 về sự riêng tư.
14 về cấm phân biệt đối xử của Công ước Châu Âu về nhân quyền
2.1.2 Thực tiễn xét xử về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính tại Cộng hòa Pháp
Quan điểm pháp luật của một quốc gia thường được thể hiện thông qua thực tiễn xét xử Theo đó, trong quá trình xét xử, các quy định pháp luật sẽ được áp dụng và thể hiện cách mà hệ thống pháp luật hoạt động trong thực tế Quan điểm pháp luật sẽ được thể hiện thông qua các quyết định của tòa án, các biện pháp pháp lý được sử dụng và cách các vụ án được giải quyết Đồng thời, ta có thể nhìn thấy cách mà quyền lực pháp luật tác động vào xã hội và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan Chính vì thế, thông qua thực tiễn xét xử ở Pháp, chúng ta sẽ thấy được quan điểm của Pháp về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính trên thực tế như thế nào Để làm rõ vấn đề này, nhóm tác giả sẽ chứng minh thông qua hai thời điểm: trước và sau khi Luật Hiện đại hóa tư pháp thế kỷ XXI được ban hành
Thứ nhất, trước khi có Luật hiện đại hóa tư pháp thế kỷ XXI, quan điểm của Pháp về công nhận quyền nhân thân của người chuyển giới rất khắt khe, cần có nhiều giấy tờ, thủ tục và chứng nhận của cơ quan y tế Những người chuyển giới trong giai đoạn này đa số đều gặp khó khăn trong việc yêu cầu chuyển đổi giới tính trong hộ tịch Chúng ta có thể thấy quan điểm của Tòa án thể hiện qua Phán quyết số 26.10.947 ngày 7 tháng 6 năm 2012 của Tòa giám đốc thẩm về việc từ chối thay đổi giới tính trong hộ tịch Nội dung vụ việc như sau:
Pháp luật Hà Lan về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính và
2.2.1 Quy định pháp luật về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính của
Rất nhiều quốc gia trong đó có Hà Lan đã hợp pháp hóa quyền nhân thân của người chuyển giới, điều đó thể hiện một bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động của nhà nước nhằm bảo đảm quyền con người tốt hơn Hiến pháp Hà Lan ghi nhận:
Theo Hiến pháp Hà Lan, tất cả mọi người đều được đối xử bình đẳng trong mọi hoàn cảnh Phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo, tín ngưỡng, quan điểm chính trị, chủng tộc, giới tính hoặc bất kỳ cơ sở nào khác đều bị cấm Do đó, bất kỳ hành vi kỳ thị hoặc phân biệt đối xử nào với cá nhân dựa trên xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của họ đều trái với luật pháp Hà Lan.
Hà Lan là một trong những quốc gia sớm thông qua luật cho phép chuyển đổi giới tính ở châu Âu và trên thế giới Năm 1985, quyền chuyển đổi giới tính lần đầu tiên đã được hợp pháp hóa trong BLDS Hà Lan 49 , thể hiện cái nhìn cởi mở của Hà Lan đối với vấn đề về người chuyển giới – những người tự xác nhận giới tính của mình khác với giới tính được ghi nhận trong giấy khai sinh
Pháp luật Hà Lan hiện chưa có luật riêng về chuyển đổi giới tính Các điều kiện, thủ tục về chuyển đổi tính cũng như hậu quả pháp lý của việc chuyển đổi giới tính đều được ghi nhận trong BLDS Luật pháp của Hà Lan cũng không có một điều luật nào định nghĩa về người chuyển giới Tuy nhiên, có thể nhận diện về người chuyển giới trong pháp luật Hà Lan dựa trên các nội dung đã được quy định trong BLDS Năm 1985, luật pháp Hà Lan chỉ công nhận một người có giới tính mong muốn khác với giới tính được khai sinh là người chuyển giới khi họ đã thay đổi cơ thể của mình thông qua thay đổi hormones, phẫu thuật và không còn khả năng sinh sản 50 Tuy nhiên, đến BLDS năm
48 Điều 1 Hiến pháp Vương quốc Hà Lan năm 2018, https://www.government.nl/documents/reports/2019/02/28/the-constitution-of-the-kingdom-of-the-netherlands, truy cập ngày 25/5/2023
49 Xem: Bộ luật Dân sự Hà Lan 1985,http://www.dutchcivillaw.com/legislation/dcctitle1010101010.htm
50 Điều 28 Quyển 1 Bộ luật dân sự Hà Lan năm 1985, http://www.dutchcivillaw.com/legislation/dcctitle1010101010.htm, truy cập ngày 24/5/2023
2013 được thông qua, người chuyển giới được hiểu là người có giới tính được khai sinh và được xác nhận từ chuyên gia tâm lý 51
Theo quy định của BLDS Hà Lan năm 1985 và năm 2013, thì người chuyển đổi giới tính có quyền nhân thân là được thay đổi giấy tờ của mình dù người đó đã chuyển giới bằng cách nào can thiệp y học hay là chuyển giới từ quyết định của chuyên gia Tuy nhiên cách quy định về quyền được thay đổi giấy tờ tùy thân của người chuyển giới tại BLDS năm 1985 mang nhiều điểm gây bất lợi cho người chuyển đổi giới tính, tại khoản
1 Điều 1:28 Quyển 1 52 , người chuyển giới chỉ được thay đổi giới tính của họ trên các giấy tờ tùy thân khi họ đã trải qua điều trị hormones, phẫu thuật chuyển giới, và đã thay đổi hoàn toàn về mặt thể chất Cách quy định này khiến những người chuyển giới chưa có điều kiện phẫu thuật hoặc không muốn phẫu thuật phải chấp nhận giới tính trên giấy tờ tùy thân không đúng với giới tính họ mong muốn Điều này gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của họ, phủ nhận quyền tự quyết bản dạng giới của con người, vi phạm quyền tự chủ cơ thể, từ đó, tạo nên những ảnh hưởng khác nhau lên các nhóm thuộc cộng đồng người chuyển giới tại Hà Lan Ngoài ra, BLDS năm 1985 còn không cho phép quyền được xác định bản dạng giới của người chuyển đổi giới tính, đây chính là một quyền nhân thân cơ bản cần được bảo vệ Khi mà những người chuyển giới mà giới tính mong muốn của họ khác với giới tính nam hay nữ (người xuyên giới) nhưng lại không có các quy định pháp luật thừa nhận bản dạng giới của họ, mặt khác họ cũng không cần thiết phải trải qua phẫu thuật chuyển giới
Khắc phục những hạn chế này, tại BLDS năm 2013, Hà Lan ghi nhận quyền được thay đổi các giấy tờ tùy thân của người chuyển giới một cách tiến bộ, khoa học hơn Với chủ trương đã thực hiện những bước tiến mới hướng tới bình đẳng cho người chuyển giới, Hiến pháp Hà Lan đã bảo vệ quyền tự chủ cá nhân và toàn vẹn thân thể của người chuyển giới tại Điều 11 53 Trong những văn kiện nhân quyền quốc tế mà Hà Lan đã phê chuẩn như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước Nhân quyền châu Âu đã hàm chứa nội dung bảo vệ các quyền chuyển đổi giới tính Hà Lan từng giữ vị trí tiên phong trong việc ghi nhận các quyền nhân thân của người chuyển giới, nhưng khi nhận thức về bản dạng giới và xu hướng tính dục ngày một sâu sắc hơn thì pháp luật của Hà Lan không còn tương thích với luật nhân quyền quốc tế Thực tế đó
51 Xem: http://www.hrw.org/news/2013/12/19/netherlands-victory-transgender-rights, truy cập ngày 25/5/2023
52 Khoản 1 Điều 1:28 BLDS năm 1985: “Mọi người có quốc tịch Hà Lan tin rằng mình thuộc giới tính khác với giới tính được ghi trong giấy khai sinh và là người được điều chỉnh về thể chất theo giới tính mong muốn trong chừng mực điều này có thể và được chấp nhận từ về mặt y tế và tâm lý, có thể yêu cầu Tòa án quận ra lệnh thay đổi mô tả giới tính của anh ta trong giấy khai sinh của anh ta, nếu người này được đánh dấu trên giấy khai sinh là nam và anh ta chắc chắn không có khả năng sinh con hoặc nếu anh ta được đánh dấu trong giấy khai sinh là nữ và chắc chắn anh ta không có khả năng sinh con”
53 Điều 11 Hiến pháp Hà Lan 2018: “Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể của mình, không ảnh hưởng đến các hạn chế do hoặc theo Đạo luật của Quốc hội đặt ra” đòi hỏi Hà Lan phải có những sửa đổi trong luật pháp để phù hợp với xu thế quốc tế và quan trọng nhất là để hạn chế những vi phạm quyền con người phát sinh bởi chính các quy định trong BLDS, bảo đảm và tôn trọng quyền của người chuyển giới như bản thân vốn có của họ, đồng thời phù hợp với những cam kết quốc tế mà mình đã tham gia
Năm 2011, Dự thảo BLDS sửa đổi được trình ra Quốc hội Hà Lan lần đầu tiên Tuy nhiên, ngày 17/12/2013, Quốc hội Hà Lan mới thông qua BLDS mới, trong đó có những thay đổi về quyền của người chuyển đổi giới tính như: người chuyển đổi giới tính có quyền thay đổi thông tin cá nhân của mình trên giấy khai sinh và các giấy tờ hộ tịch khác khi có giấy chứng nhận từ chuyên gia tâm lý rằng bản dạng giới của họ khác với giới tính sinh học Pháp luật Hà Lan hiện hành quy định tại khoản 1 Điều 1:28 Quyển 1 BLDS Hà Lan năm 2013, quyền được thay đổi giấy tờ tùy thân của người chuyển giới được ghi nhận là: “Bất kỳ công dân Hà Lan nào từ mười sáu tuổi trở lên tin chắc rằng mình thuộc về người khác giới tính được ghi trong giấy khai sinh, có thể báo cáo niềm tin này với cơ quan đăng ký khai sinh và khai tử chịu trách nhiệm về giấy chứng nhận có liên quan Nếu giấy khai sinh không được đăng ký trong sổ đăng ký khai sinh, khai tử ở đất nước này, thì phải khai báo với cơ quan đăng ký hộ tịch của thành phố The Hague” 54 Đây là sự thay đổi rất ý nghĩa bởi giới tính của một người không thể do người khác quyết định và nhà nước không trao cho ai đó giới tính của họ, mà nhà nước chỉ có thể thừa nhận
Trình tự thủ tục để thay đổi thông tin cá nhân trên các giấy tờ tùy thân được pháp luật Hà Lan quy định cụ thể, cá nhân là công dân Hà Lan từ 16 tuổi trở lên nhận thấy bản dạng giới của mình không giống với giới tính khi sinh ra thì có quyền thay đổi giới tính trên giấy tờ hộ tịch Quy định này không chỉ áp dụng cho người có quốc tịch Hà Lan mà , những người không có quốc tịch Hà Lan nhưng có thời gian cư trú hợp pháp và liên tục trên lãnh thổ Hà Lan ít nhất một năm tính từ thời điểm nộp đơn yêu cầu, có giấy phép cư trú hợp pháp, thì cũng có quyền yêu cầu thay đổi giới tính trên giấy tờ (khoản 3 Điều 28) Điều này hoàn toàn hợp lý bởi tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được mang giới tính theo đúng mong muốn của minh Các quốc gia cần phải tôn trọng và bảo đảm quyền được thay đổi giới tính bất kể họ là công dân của mình hay không
Để thay đổi giới tính, đương sự phải nộp kèm giấy chứng nhận của chuyên gia được hội đồng chỉ định, ban hành không quá sáu tháng trước ngày tuyên bố Giấy chứng nhận này xác nhận rằng tuyên bố về sự thay đổi giới tính của đương sự là chắc chắn và sáng suốt, không do thất thường hay rối loạn tâm lý So với trước đây, thủ tục thay đổi giới tính đã được đơn giản hóa, giúp người muốn chuyển giới thực hiện nhanh chóng hơn.
54 Xem: https://wetten.overheid.nl/BWBR0002656/2023-01-01 đổi giới tính trên giấy khai sinh phải đến toà án quận nộp hồ sợ 55 thì theo pháp luật hiện hành, cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan đăng ký hộ tịch Người có mong muốn thay đổi giới tính tới cơ quan đăng ký hộ tịch nộp đơn đề nghị sửa đổi ô giới tính trên giấy khai sinh và sau đó cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ xem xét điều kiện và ra quyết định thay đổi mục giới tinh trên giấy khai sinh cho họ Ngoài ra, nếu cá nhân có yêu cầu thay đổi họ tên, thì cơ quan này cũng có thể ra quyết định thay đổi họ tên 56 Còn đối với trường hợp những người có giấy khai sinh không đăng ký ở cơ quan đăng ký hộ tịch của
Hà Lan, thì việc đề nghị sửa đổi được thực hiện tại Phòng đăng ký hộ tịch ở trung tâm hành chính La Hay 57
Giới tính mới trên giấy khai sinh của cá nhân sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý kể từ ngày cơ quan đăng ký hộ tịch bổ sung thông tin về việc thay đổi giới tính trên giấy khai sinh Thời điểm này cũng được tính tương tự đối với những trường hợp có yêu cầu thay đổi họ tên 58
Trong quan hệ gia đình, người chuyển giới và gia đình của họ không có sự thay đổi về địa vị pháp lý Có nghĩa là trong quan hệ với con cái, người bố mẹ chuyển giới vẫn giữ vai trò như trước khi được thừa nhận giới tính mới, bố vẫn là bố, mẹ vẫn là mẹ Khác với các quy định cũ, BLDS Hà Lan năm 2013 không yêu cầu một người phải thực hiện phẫu thuật và triệt sản nếu muốn được công nhận giới tính mình mong muốn Chính vì vậy, khả năng sinh sản sau khi được công nhận giới tính mới là hoàn toàn bình thường
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính
Trải qua gần ba mươi năm kể từ lần đầu tiên công nhận quyền chuyển đổi giới tính của người chuyển giới trong pháp luật, Hà Lan đã có những thay đổi đáng kể trong việc ghi nhận quyền bình đẳng, quyền tự chủ về thân thể của người chuyển giới Những kinh nghiệm của Hà Lan trong quá trình xây dựng pháp luật về chuyển đổi giới tình là những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo
2.3 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính
2.3.1 Hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính
Trong bối cảnh các nguyên tắc nhân quyền và quyền y tế được quan tâm hiện nay, các quốc gia ở phương Tây đã triển khai một hệ thống y tế dành cho người chuyển đổi giới tính, tập trung vào các cá nhân mong muốn phẫu thuật thay đổi giới tính Luật pháp nhiều nước phương Tây và các thực hành y tế giờ đây ủng hộ việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính và cho phép thay đổi giấy tờ cá nhân sau khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính, cũng như cấm phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới Ở Việt Nam, các vấn đề này hiện nay mới đang được xem xét sau khi Quốc hội thông qua BLDS năm 2015 Một số bất cập về pháp lý về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính theo pháp luật Việt Nam được nhóm tác giả nhận thấy như sau:
Bất cập lớn nhất và đầu tiên có thể nhận thấy đó là tại Việt Nam, do chưa có văn bản luật chuyên ngành quy định chi tiết về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính, cụ thể là Luật Chuyển đổi giới tính (mới chỉ có Dự thảo) nên chưa có nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện, đầy đủ về bản dạng giới và người chuyển giới cũng như là ghi nhận sâu về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính Ngoài ra chưa có bộ tiêu chí để thống kê số liệu chính xác về người chuyển giới dẫn đến việc thu thập số liệu về tỷ lệ người chuyển giới tại Việt Nam gặp khó khăn Hiện nay ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã công nhận sự tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân: “các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật…” và
Hiến pháp cấm phân biệt đối xử trong mọi lĩnh vực xã hội, trong đó có chuyển đổi giới tính, quy định tại Điều 37 BLDS 2015 Tuy nhiên, quy định này chưa đầy đủ, chưa giải quyết được những vấn đề cụ thể như điều kiện chuyển đổi giới tính, cơ sở đủ điều kiện thực hiện, thủ tục chuyển đổi, hệ lụy pháp lý Những vấn đề phức tạp này đòi hỏi một luật riêng để điều chỉnh Việc ban hành Luật Chuyển đổi giới tính là cấp thiết, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người chuyển giới, đảm bảo quyền thực hiện chuyển đổi giới tính, quyền chăm sóc sức khỏe, quyền sống, quyền làm việc.
Người chuyển đổi giới tính không được đổi tên và xác định lại giới tính Nhiều người chuyển đổi giới tính thấy tên của mình quá nam tính hoặc quá nữ tính Thực tế, phần lớn tất cả người chuyển đổi giới tính hiện nay đều phải dùng biệt danh Đặc biệt, đối với người chuyển đổi giới tính, không được đổi tên cho phù hợp với thể hiện giới bên ngoài của họ đã gây ra khó khăn khi đi lại và làm các thủ tục liên quan đến giấy tờ Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì một trong những phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch là “Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự” “Lý do chính đáng” được nêu trong Điều 27, 37 và 38 của Nghị định trên bao gồm trùng tên, dễ gây nhầm lẫn, xác định lại huyết thống hoặc xác định lại giới tính Tuy vậy, việc xác định lại giới tính được quy định tại Điều 36 BLDS và Nghị định số 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính lại chủ yếu liên quan đến “những bất thường về bộ phận sinh dục” Quyết định này phù hợp với những người liên giới tính, nhưng đã đóng lại cánh cửa đối với những người chuyển đổi giới tính, bởi Điều 4, khoản 1 Nghị định ghi rõ nghiêm cấm “thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính” Điều này đã khiến cho việc cấp lại giấy tờ cho những người chuyển đổi giới tính hầu như là không thể, và là nỗi trăn trở lớn với người chuyển đổi giới tính Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 thì việc “Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự” Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 28 BLDS năm 2015:
“1 Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính” Điểm e khoản 1 Điều 28 BLDS đã mở ra cơ hội cho người chuyển đổi giới tính Tuy nhiên, để thực hiện được quy định này thì vẫn phải chờ Luật Chuyển đổi giới tính được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành Trước khi phẫu thuật giới tính, theo đúng quy trình, người muốn chuyển đổi giới tính sẽ cần trải qua kiểm tra cuộc sống thực (Real Life Test) để xem có thực sự phù hợp để tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính, và có xác nhận của bác sĩ tâm lý Nhưng nếu người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam muốn phẫu thuật ở nước ngoài, cũng không tìm được bác sĩ xác nhận ở Việt Nam Mặt khác việc đi phẫu thuật ở nước ngoài khi trở về cũng không dễ bởi hải quan không chấp nhận giấy tờ vẫn là nam mà cơ thể là phụ nữ Vì vậy, người chuyển đổi giới tính mong muốn được tạo điều kiện phẫu thuật giới tính và được công nhận giới tính hậu phẫu Trên thực tế, những người đã trải qua phẫu thuật chuyển đổi cũng vẫn không thể đổi giới tính của mình trên các giấy tờ như chứng minh thư, hồ sơ lý lịch, hộ khẩu Những người chuyển đổi giới tính cho biết việc không có giấy chứng minh thư đúng như giới tính đã thay đổi của họ khiến cho cuộc sống của họ gặp rất nhiều rắc rối, từ việc mua bán hay sở hữu tài sản Nhiều người cho rằng nếu người chuyển đổi giới tính đã phẫu thuật hoàn toàn thì nhà nước nên cho thay đổi lại toàn bộ giấy tờ tùy thân với giới tính mới Như vậy, người chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ là một người nữ hoàn toàn và người chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam là người nam hoàn toàn chứ không cần đề cập đến quá khứ là người chuyển đổi giới tính của họ
Luật hiện hành cấm kết hôn đồng giới và không công nhận quyền kết hôn của người chuyển giới nếu họ chưa phẫu thuật chuyển giới và chưa thay đổi hộ tịch Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nam phải đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên và kết hôn dựa trên sự tự nguyện giữa nam và nữ Luật Hộ tịch hiện không có cơ chế thay đổi hộ tịch đối với người chuyển giới.
Việt Nam hiện chưa có quy định hỗ trợ y tế dành cho người chuyển giới Những người chuyển giới muốn phẫu thuật phải đi Thái Lan, gây tốn kém và ảnh hưởng đến sức khỏe Đối với những người dùng hormone, thị trường không bán thuốc hợp pháp, họ phải mua thuốc trôi nổi dẫn đến rủi ro Người chuyển giới có nhu cầu sinh sản nhưng pháp luật chưa quy định hỗ trợ, gây khó khăn và có thể dẫn đến hành vi trái pháp luật như mang thai hộ thương mại Việc hoàn thiện pháp luật y tế dành cho người chuyển giới là cần thiết để bảo vệ sức khỏe, đảm bảo quyền tiếp cận dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe sinh sản sau chuyển giới của họ.
Người chuyển đổi giới tính là những công dân có sức khỏe và tâm thần bình thường, mong muốn chuyển đổi giới tính không phải là một bệnh lý mà là sự nhận thức, mong muốn của cá nhân, khao khát sống thật với giới tính thật của mình Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam tồn tại rất nhiều bất cập, nhiều những khó khăn, vướng mắc khiến cho người chuyển giới không thể sống như một người bình thường trong xã hội, nhất là các vấn đề về quyền nhân thân Do đó, pháp luật về người chuyển đổi giới tính nói chung và quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính nói riêng cần được hoàn thiện càng sớm càng tốt Có như thế, người chuyển giới mới được bảo vệ và thực hiện đầy đủ các quyền, hưởng lợi ích chính đáng từ các quyền của mình
2.3.2 Kiến nghị, hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính
Nhóm tác giả đã đưa ra một số đề xuất hoàn thiện Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính và pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính, dựa trên kinh nghiệm áp dụng luật pháp Hà Lan và Pháp Những đề xuất này bao gồm:
Một là, Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính hiện nay chưa có quy định đầy đủ đối với quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính trong hôn nhân gia đình Cụ thể, theo khoản 1 Điều 4 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính chỉ mới ghi nhận quyền được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính 69 Theo nhóm tác giả, quy định như vậy là chưa đầy đủ, cần được hoàn thiện lại bởi lẽ, theo quy định tại BLDS năm 2015 70 , quyền nhân thân trong hôn nhân gia đình không chỉ có duy nhất quyền được kết hôn mà còn những quyền khác như quyền ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình; con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình Trong quan hệ giữa cha – con, mẹ - con, nhóm tác giả cho rằng vẫn giữ nguyên quan hệ như trước khi thay đổi giới tính Điều này học hỏi từ cách quy định của pháp luật Hà Lan, trong quan hệ với con cái, người bố mẹ chuyển giới vẫn giữ vai trò như trước khi được thừa nhận giới tính mới, bố vẫn là bố, mẹ vẫn là mẹ Bởi vì, theo điểm e khoản 1 Điều 4 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính thì Luật không bắt buộc một người phải thực hiện phẫu thuật triệt sản bộ phận sinh dục nếu muốn được công nhận
69 Điểm g khoản 1 Điều 4 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính
70 Điều 39 BLDS năm 2015 giới tính mình mong muốn, chính vì vậy mà khả năng sinh sản sau khi có giới tính pháp lý mới là hoàn toàn khả thi Do đó, nếu một cá nhân sinh con sau khi đã thay đổi giới tính, thì nghĩa vụ phát sinh của họ dựa trên giới tính sinh học trước khi chuyển đổi Người chuyển giới từ nữ thành nam vẫn có khả năng mang thai và làm mẹ của đứa con Còn người chuyển giới từ nam thành nữ vẫn có thể có con bằng tinh trùng của mình Tuy rằng Dự thảo cũng đã dự liệu rằng sẽ còn có những quyền khác mà luật không thể liệt kê hết nên tại điểm h khoản 1 Điều 4 đã quy định ngoài những quyền đã nêu trên thì người chuyển đổi giới tính vẫn được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Quy định như vậy cũng khá hợp lý, nhưng theo quan điểm của nhóm tác giả thì những quyền nhân thân trong hôn nhân gia đình đó là quyền cơ bản và cần được quy định rõ trong luật Hơn nữa, những quyền khác ở đây có thể là những quyền phát sinh trong tương lai khi hoàn cảnh thực tế thay đổi, còn quyền nhân thân trong hôn nhân gia đình thì đã được quy định cụ thể trong BLDS năm 2015 Căn cứ theo cách quy định của BLDS, Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính cần thống nhất với BLDS khi điều chỉnh quyền nhân thân của người chuyển giới để đảm bảo công bằng, tránh bỏ sót quyền và lợi ích hợp pháp cho nhóm người này Vì vậy, cần phải bổ sung thêm các quyền nhân thân trong hôn nhân gia đình để tương thích với quy định trong BLDS, nhóm tác giả đề xuất bổ sung khoản 1 Điều 4 Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính như sau:
“Điều 4 Quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính
1 Quyền của người chuyển đổi giới tính a) Được đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính mà không bắt buộc phải thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; việc thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là hoàn toàn tự nguyện; b) Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế trước, trong và sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; c) Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác của người chuyển đổi giới tính; d) Được quyền đăng ký thay đổi giấy tờ hộ tịch sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; đ) Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; e) Không bị bắt buộc phải triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục, trừ trường hợp tự nguyện; g) Được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; g’) Được bảo đảm quyền ly hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; g’’) Được tôn trọng, bảo vệ quyền bình đẳng của vợ chồng; được bảo đảm quyền xác định cha, mẹ, con; được quyền nhận làm con nuôi; được quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình Quan hệ trong gia đình giữa cha - con, mẹ - con vẫn giữ nguyên sau khi chuyển giới h) Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính bổ sung quy định giới hạn số lần chuyển đổi giới tính chỉ một lần, không coi chuyển đổi giới tính là quyền nhân thân của người chuyển giới Quyết định chuyển đổi giới tính phải được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh trường hợp chuyển đổi theo cảm xúc nhất thời hoặc nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ pháp luật Việc hạn chế số lần chuyển đổi giúp ngăn chặn tình trạng lạm dụng, đảm bảo tính nghiêm túc của quyết định, bảo vệ trật tự xã hội và công tác quản lý của Nhà nước, đặc biệt là vấn đề hộ tịch.
Ba là, bổ sung quy định về quyền được tư vấn, hỗ trợ sinh sản dành cho người chuyển giới, giúp đỡ họ trong việc tích trữ tinh trùng và trứng trước khi thực hiện thực hiện chuyển đổi giới tính để họ đảm bảo được quyền làm mẹ, làm cha trong cuộc sống sau này Quy định này mang ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm quyền tự quyết sinh sản và bảo vệ sức khỏe sinh sản của người chuyển giới, đảm bảo quyền công bằng và bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ sinh sản, bảo vệ sự riêng tư và quyền lựa chọn cá nhân, và đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc thực hiện các quá trình sinh sản và chuyển giới Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên cho phép người chuyển giới là đối tượng được sử dụng dịch vụ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tạo điều kiện hết mức để người chuyển giới có thể thực hiện được quyền làm cha, mẹ, sống một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn sau chuyển giới