Song, trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy rằng pháp luật hình sự có những quy định còn tồn tại nhiều vướng mắc trong thực tiễn khi áp dụng pháp luật để xác định các hành v
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
GỒM
Khái niệm chung về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1.1.1 Khái niệm của Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
Trước khi nghiên cứu chuyên sâu về bất kỳ loại tội phạm cụ thể nào, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm "tội phạm" được quy định tại Điều 8 BLHS năm 2015, khoản 1:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”
Thông qua quy định này, pháp luật hình sự Việt Nam đã khái quát và phản ánh đầy đủ các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội phạm Để từ đó có thể đúc kết lại rằng “tội phạm” được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ Những hành vi này phải được quy định trong BLHS và được thực hiện một cách có lỗi (cả lỗi vô ý và lỗi cố ý) bởi chủ thể là người có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS hoặc pháp nhân thương mại
Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là một tội độc lập trong những tội thuộc chương XIV các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định tại Điều 146 BLHS năm 2015: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác ”
Có thể thấy, so với quy định của BLHS năm 1999 trước đây, BLHS hiện hành nói chung và Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nói riêng không còn sử dụng các thuật ngữ “trẻ em” và “người thành niên” đối với loại tội này: “Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em ” mà thay vào đó, các nhà làm luật đã chi tiết hóa độ tuổi của đối tượng tác động là người dưới mười sáu tuổi và chủ thể là người từ đủ mười tám tuổi trở lên Cụm từ “người dưới 16 tuổi” đã được sử dụng chính thức trong pháp luật hình sự để thay thế cho cụm từ “trẻ em” và tương tự, chủ thể thực hiện hành vi được thay đổi từ “người đã thành niên” thành “người đủ 18 tuổi” Việc thay đổi câu chữ trong BLHS của các nhà làm luật đã góp phần làm cho khái niệm về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi được hiểu theo phương diện khách quan hơn và có thể bao trùm được toàn bộ các vụ án hình sự mà tránh gây sự nhầm lẫn giữa các thuật ngữ với nhau, đồng thời, cũng giúp đồng bộ hóa BLHS với Luật Trẻ em khi thống nhất độ tuổi trẻ em là người dưới 16 tuổi 2 và BLDS khi thống nhất độ tuổi của người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên 3
2 Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016
Quy định tại Điều 146 BLHS năm 2015 đã bổ sung dấu hiệu cụ thể hóa hành vi khách quan của tội dâm ô người dưới 16 tuổi so với BLHS năm 1999 ở chỗ, hành vi dâm ô được thực hiện đối với người dưới 16 tuổi và không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, đây là dấu hiệu để phân biệt tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi và các tội phạm về tình dục khác Tuy nhiên, vấn đề không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác lại không được quy định rõ ràng trong BLHS năm 2015 mà được quy định trong Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định về một số tình tiết định tội của tội dâm ô như sau:
“…3 Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây: a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát ) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi; b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi ) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm ) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi; c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát ) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi; d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm ) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác; đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy của người dưới 16 tuổi)”
Từ những phân tích trên cho thấy, nếu người phạm tội thực hiện hành vi với mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân nhưng không giao cấu hoặc không thực hiện hành vi đó được thì không phải là hành vi dâm ô mà tùy từng trường hợp với từng mức độ nhất định mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ 13 đến dưới 16 tuổi hoặc tội giao cấu với người dưới 16 tuổi 4
1.1.2 Ý nghĩa của việc quy định Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong Luật hình sự Việt Nam
Thứ nhất, là để bảo vệ đối tượng yếu thế là trẻ em Đối tượng yếu thế theo một nghĩa chung nhất là những đối tượng mà trong những hoàn cảnh giống nhau khi tham gia vào một quan hệ xã hội, quan hệ lao động, quan hệ pháp luật, luôn gặp những bất lợi hơn so với những đối tượng khác trong cùng một hoàn cảnh Trẻ em, với tư cách là một chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội thì cần được xác định là người yếu thế bởi lẽ trẻ em là những người dưới 16 tuổi, đang trong độ tuổi phát triển và chưa hoàn thiện về thể chất và tinh thần Vì vậy, nếu trẻ bị xâm phạm tình dục, cụ thể là hành vi dâm ô
4 Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Tội dâm ô người dưới 16 tuổi – lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân điểm tử.
8 thì ít có hoặc không có khả năng chống trả và đôi khi không nhận thức được đó là hành vi trái pháp luật mà để mặc cho người phạm tội lộng hành, coi thường pháp luật
Vì vậy, dù những hành vi dâm ô có thể không để lại những hậu quả về tính mạng, tổn thương cơ thể thì cũng có khả năng để lại những tổn thương rất lớn về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, thậm chí có thể khiến trẻ có cái nhìn sai trái về tình dục và chính những đứa trẻ đó cũng có thể trở thành người xâm phạm tình dục những đứa trẻ khác Chính vì vậy, việc đề ra những quy định nhằm phòng ngừa tối đa sự tiếp cận các hành vi tình dục không đúng đắn đến với trẻ em là vấn đề cấp bách và lâu dài mà Nhà nước cần phải lưu tâm
Thứ hai, việc quy định Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhằm trừng trị, giáo dục người phạm tội và là tấm gương cho những người đang có ý định thực hiện tội phạm Pháp luật hình sự là công cụ sắc bén, hữu hiệu để Nhà nước duy trì trật tự an toàn xã hội, đảm bảo cho mọi người được sống trong môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh Có thể nói pháp luật hình sự là chế tài cao nhất và nghiêm khắc nhất đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật Vì vậy, việc hình sự hóa tội danh này như một công cụ trừng trị, giáo dục người phạm tội và là “rào chắn pháp lý” ngăn chặn ý định phạm tội của người khác, giúp công dân có trách nhiệm trước danh dự, nhân phẩm và quyền được phát triển bình thường về tình dục của trẻ em
Thứ ba, quy định Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi cũng góp phần nâng cao quá trình phân hóa trách nhiệm hình sự Phân hóa trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật hình sự Phân hóa trách nhiệm hình sự thể hiện sự phân biệt của Nhà nước trong việc quy định đường lối xử lý đối với từng trường hợp phạm tội nhất định, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phù hợp với nhân thân người phạm tội cũng như hoàn cảnh phạm tội của người đó Như vậy, xuất phát từ sự khác biệt của hành vi khách quan và mục đích phạm tội, việc quy định Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thành một tội phạm độc lập là phù hợp, nhằm để phân biệt với các tội phạm tình dục khác, từ đó Tòa án sẽ có những căn cứ để định tội danh tương ứng với những dấu hiệu pháp lý của tội phạm
Thứ tư, quy định Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi cũng là để phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế cũng như tạo tiền đề quan trọng cho quá trình hội nhập toàn cầu hóa Như đã đề cập đến, Việt Nam là quốc gia châu Á đầu tiên và là quốc gia thứ 2 trên thế giới tham gia ký kết Công ước viên về quyền trẻ em 1990 Đồng thời, nước ta cũng đã phê chuẩn Nghị định thư không bắt buộc kèm theo Công ước về quyền trẻ em, về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em vào năm 2001 Điều này cho thấy Đảng và Nhà nước luôn đặt vấn đề bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và tạo môi trường dưỡng dục lành mạnh cho trẻ em lên hàng đầu Điều 34 Công ước viên về quyền trẻ em năm 1990 đã quy định về việc các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống tất cả các hình thức bóc lột tình dục và lạm dụng tình dục Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho Việt Nam là phải xây dựng khung hành lang pháp lý để bảo vệ quyền tình dục của trẻ em Bên cạnh đó, sau bước ngoặt mở cửa giao thương với các nước trên thế giới năm 1986, chúng ta đón tiếp hàng triệu khách nước ngoài đến Việt Nam mỗi năm vì mục đích kinh doanh, đầu tư, du lịch,… Vì vậy, bên cạnh các trẻ em là công dân Việt Nam, chúng ta cũng cần phải bảo hộ các trẻ em là công dân nước ngoài Chính vì thế, việc đặt ra cơ chế bảo hộ bằng cách hình sự hóa Tội danh về dâm ô đối với trẻ em là điều vô cùng cần thiết
Khái quát lịch sử hình thành và phát triển trong quy định của pháp luật hình sự Việt
1.2.1 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội dâm ô trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985
Trong lịch sử lập pháp cũng như quá trình tồn tại và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ, trước khi BLHS năm 1985 chính thức được xây dựng và ban hành, vì chưa có văn bản chuyên ngành phục vụ cho việc xét xử, vì vậy, các tội phạm hình sự nói chung và tội dâm ô nói riêng được các Tòa án xét xử dựa trên các án lệ và một số văn bản có quy định như Sắc lệnh, Pháp lệnh và hướng dẫn của Tòa án Nhân dân Tối cao 5
Cụ thể, tại Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục (số 329 - HS2 ngày 11/5/1967 của TAND tối cao) 6 , tội dâm ô được hướng dẫn như sau:
“Dâm ô tức là có hành vi bỉ ổi đối với người khác, tuy không phải là hành vi giao cấu nhưng cũng nhằm thỏa mãn tình dục của mình hoặc khêu gợi bản năng tình dục của người đó (ví dụ như: dùng tay sờ mó hoặc kích thích bộ phận sinh dục, tác động dương vật vào những chỗ khác trong thân thể người phụ nữ ngoài bộ phận sinh dục hoặc chỉ quệt bên ngoài bộ phận sinh dục không có ý định ấn vào trong, ấn dương vật vào sau quần, cho xuất tinh vào sau quần, bắt nạn nhân sờ mó bộ phận sinh dục của mình…)
Can phạm thông thường là đàn ông, nhưng trong một số trường hợp hết sức cá biệt có thể là đàn bà." Đối với quy định trước đây, các nhà làm luật chưa phân định rõ chủ thể thực hiện hành vi là nhóm chủ thể nào, là người chưa thành niên hay đã thành niên (tức dưới 18 tuổi hay từ đủ 18 tuổi trở lên) mà chỉ đề cập đến việc người phạm tội là “đàn ông” và “đàn bà” Điều này dẫn đến việc khó xác định người thực hiện hành vi là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự hay chưa cũng như khó áp dụng pháp luật vào việc xét xử Nếu người phạm tội là người dưới 16 tuổi, thậm chí dưới 14 tuổi thì có được xác định là phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự không? Không chỉ vậy, đối tượng tác động của tội này cũng không được quy định cụ thể là nhóm đối tượng nào mà chỉ được quy định là “người khác”, điều này gây ra không ít khó khăn trong việc xác định người thực hiện hành vi có phải đang phạm tội hay không Vì về bản chất, ý chí của đối tượng tác động không phải là dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô, do đó, trong trường hợp đối tượng tác động của những hành vi nêu trên là người đã thành niên và cả hai bên đều tự nguyện thì không thể xác định người thực hiện hành vi đã phạm tội dâm ô
Ngoài ra, ở Bản tổng kết và hướng dẫn này chỉ quy định mặt khách quan của hành vi dâm ô là “hành vi bỉ ổi không phải là hành vi giao cấu”, tức là có hành vi bỉ ổi nhưng không có tính chất xâm nhập vào bên trong mà chỉ tiếp xúc bên ngoài cơ thể Tuy nhiên có thể xét thấy, ngoài hành vi giao cấu thì còn tồn tại các hình thức quan hệ tình dục khác, đây cũng là những hành vi xâm nhập vào bên trong cơ thể của đối tượng tác động, bao gồm cả hai loại hành vi: Trực tiếp dùng bộ phận của người phạm tội vào
5 Ngô Cường, “Về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”, Cổng thông tin điện tử Viện Kiểm sát nhân dân tối cao [https://vksndtc.gov.vn/tintuc/Pages/lists.aspx?Cat&ItemIDh5] (truy cập ngày 5/5/2023)
10 cơ thể (bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng) của người bị hại; Gián tiếp (sử dụng các dụng cụ tình dụng khác) vào cơ thể (bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng) của người bị hại Vì vậy việc không đề cập đến dấu hiệu này là kẽ hở của pháp luật Việt Nam và khiến cho những người phạm tội nhân cơ hội để “lách” luật và không phải chịu trách nhiệm hình sự, vì về cơ bản, không có cơ sở để xác định tội danh cho người thực hiện hành vi
Từ những phân tích và dẫn chứng trên, “Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục” (số 329 - HS2 ngày 11/5/1967 của TAND tối cao) không phù hợp với cả tình trạng thực tiễn của cả thời bấy giờ và hiện tại Vì vậy, việc phân biệt hành vi dâm ô và hành vi giao cấu, hành vi tình dục khác cũng như quy định rõ ràng nhóm chủ thể thực hiện hành và nhóm đối tượng với độ tuổi tương ứng là điều cấp thiết phải thực hiện Ở thời điểm hiện tại, các nhà làm luật đã cho chúng ta thấy rõ hơn sự tiến bộ trong cơ chế lập luật khi bổ sung thêm dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô là “không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác” đồng thời quy định rõ hơn độ tuổi tương ứng của chủ thể và đối tượng Để từ đó, việc phân xử sẽ trở nên công minh hơn và ngăn chặn được những trường hợp phạm tội
1.2.2 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 về Tội dâm ô đối với trẻ em
Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đi vào lịch sử như một mốc son đánh dấu cho một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bước vào giai đoạn khó khăn khi vừa phải hàn gắn vết thương sau chiến tranh vừa phải xây dựng và phát triển đất nước về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, pháp chế, chính trị Đặc biệt lúc này đây, vì tình hình kinh tế- xã hội còn khó khăn nên dẫn đến các tệ nạn, những thành phần tội phạm xấu không ngừng gia tăng Điều này đòi hỏi pháp luật phải được tăng cường và thắt chặt để quản lý kỷ cương của xã hội Mặc dù còn nhiều khó khăn và khuyết điểm trong quá trình “chuyển đổi” và “thay máu” nhưng sau một thập kỷ kể từ ngày giải phóng, BLHS năm 1985 – BLHS đầu tiên của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời Điều này đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật hình sự ở nước ta Bởi lẽ trước đó, mặc dù nhà nước ban hành khá nhiều sắc lệnh, thông tư, chỉ thị…để giải quyết các vấn đề hình sự nhưng những văn bản quy phạm này nhìn chung còn rời rạc chưa có sự kết nối Việc pháp điển hóa lần này thể hiện một cách toàn diện, đầy đủ tinh thần, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta
BLHS năm 1985 ra đời đã xóa bỏ khái niệm về tội dâm ô, đây được xem như một thiếu sót lớn, một lỗ hổng pháp luật của bộ luật Cho đến lần sửa đổi thứ tư, nhận thấy cấu thành tội phạm của tội dâm ô có điểm khác biệt với tội phạm tình dục khác, cần được tách biệt để có cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn trong quá trình xét xử, tố tụng Điều 202b đã được bổ sung và quy định tại BLHS năm 1985 (sửa đổi, bổ sung lần thứ tư năm 1997) với tên gọi là Tội dâm ô đối với trẻ em Dựa trên quy định và Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BNV được ban hành để hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung năm 1997 có thể khái quát, hành vi dâm ô là hành vi của người phạm tội dùng các hành vi có ý nghĩa tình dục đối với người bị hại là trẻ em nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không hướng tới hành vi giao cấu với nạn nhân
Về mặt khách thể, dựa trên quy định về Tội dâm ô đối với trẻ năm 1985, các nhà lập pháp thời kỳ đó xác định Tội dâm ô đối với trẻ em thuộc Chương 8: “Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính” Đối tượng tác động của hành vi này là trẻ em, tức là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi 7 Phạm vi đối tượng tác động theo BLHS năm 1985 có phần giới hạn hơn so với BLHS hiện hành (BLHS năm 2015) ở chỗ, quy định này chỉ áp dụng đối với người dưới mười sáu tuổi mang quốc tịch Việt Nam, người dưới mười sáu tuổi không mang quốc tịch Việt Nam thì không thuộc sự điều chỉnh của điều khoản này
Về mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, tuy nhiên, điều luật này chỉ xác định hành vi theo tội danh là
“hành vi dâm ô” mà không mô tả các dấu hiệu đặc trưng, điển hình của tội phạm này
Vì thế, ngày 2/1/1998 Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC- BNV đã được ban hành để hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung năm 1997, theo đó tại điểm d Khoản 1 Mục lục III quy định: “Hành vi dâm ô đối với trẻ em quy định tại Điều 202b là hành vi của người phạm tội, như sờ, bóp… vào những bộ phận kích thích tình dục của trẻ em hoặc buộc trẻ em phải có hành vi như sờ, bóp… vào những bộ phận kích thích tình dục của người đó hoặc của người khác nhưng không có việc giao cấu với trẻ em”
Về mặt chủ quan của tội phạm, quy định về tội dâm ô đối với trẻ em đòi hỏi người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội phải nhận thức được hành vi của mình là hành vi dâm ô, một trong những hành vi mang ý nghĩa tình dục nhưng không phải là hành vi giao cấu, là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và thấy được hậu quả sẽ xảy ra nhưng vẫn thực hiện
Về mặt chủ thể của Tội dâm ô đối với trẻ em theo BLHS năm 1985 chưa có sự phân hóa độ tuổi mà chỉ đề cập là “Người nào có hành vi dâm ô ”, điều này chứng tỏ quy định này chưa có sự giới hạn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự Do đó, bất kỳ người nào từ đủ mười sáu tuổi trở lên, , và chủ thể này không rơi vào các trường hợp không có năng lực TNHS quy định tại Điều 12 BLHS năm 1985 thực hiện hành vi dâm ô đối với trẻ em đều có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội dâm ô đối với trẻ em Không đặt ra trách nhiệm hình sự về tội danh này đối với người tử đủ mười bốn đến dưới mười sáu tuổi là vì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội dâm ô đối với trẻ em là ba năm (khoản 1 Điều 202b BLHS năm 1985) nên xác định đây là tội phạm ít nghiêm trọng căn cứ theo khoản 2 Điều 8 BLHS năm 1985, vì là tội phạm ít nghiêm trọng nên người từ mười bốn tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười sáu tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 58 BLHS năm 1985
Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1.3.1 Dấu hiệu pháp lý của Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Đầu tiên, về khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm hại Vì vậy, khách thể của tội phạm có vai trò quan trọng trong việc xác định loại tội phạm, là cơ sở cho việc hệ thống hóa các quy phạm pháp luật trong Phần các tội phạm của BLHS Các tội phạm xâm hại cùng nhóm quan hệ xã hội sẽ được xếp trong cùng một chương Vì vậy, về khách thể của Tội dâm ô đối với trẻ em của BLHS năm 1985 (sửa đổi, bổ sung năm 1997) và Tội dâm ô đối với trẻ em của BLHS năm 1999, Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi của BLHS năm 2015 có sự khác biệt
14 Đối với BLHS năm 1985 (sửa đổi, bổ sung năm 1997) thì khách thể của tội này là trật tự công cộng Bởi Tội dâm ô đối với trẻ em theo BLHS năm 1985 được quy định tại Điều 202b thuộc Chương VIII – “Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính” Theo thời gian, nhận thấy sự sai sót và chưa hợp lý khi xếp nhóm tội phạm ở chương này Dù hành vi Dâm ô trẻ em ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, và trật tự công cộng, trật tự xã hội nhưng qua thực tiễn cũng như những lý luận về tội dâm ô, có thể thấy Tội dâm ô xâm phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm của trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em
Do đó, BLHS năm 1999 ban hành, các nhà làm luật đã chuyển Tội dâm ô đối với trẻ em từ chương “Các tội phạm xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính” về chương “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” Tinh thần pháp luật này vẫn được giữ cho đến BLHS 2015 – BLHS hiện hành
Vì vậy, khách thể của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm và quyền được phát triển bình thường về tình dục của người dưới 16 tuổi Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận quan trọng của khách thể bị tội phạm trực tiếp tác động, qua đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể
Theo BLHS năm 2015 thì đối tượng tác động của Tội dâm ô đối với người dưới
16 tuổi là “người dưới 16 tuổi”, tức, người dưới 16 tuổi bất kể là nam hay nữ Xã hội ngày càng phát triển, xu hướng giới tính ngày càng được đông đảo giới trẻ chấp nhận nhưng kèm theo đó cũng là các tệ nạn tương tự phát sinh Cụ thể, là hành vi dâm ô đồng giới những năm gần đây đang được cộng đồng mạng quan tâm nhiều, hành vi này không chỉ diễn ra đơn giản giữa nam – nữ mà phải kể đến các hành vi dâm ô người đồng giới nam – nam, nữ - nữ Có thể kể đến như trường hợp nam thanh niên Phạm Chí Cường (21 tuổi) bị “tố” hiếp dâm, dâm ô trẻ em với nạn nhân là 4 em trai cùng đang sinh sống tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau 8 hay một vụ việc khác là trường hợp thầy giáo Nguyễn Minh Nhựt dâm ô với 4 học sinh tại Tây Ninh 9
Về quy định độ tuổi của đối tượng tác động, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 và năm 2004 ghi nhận “trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” Xét thấy sự khó khăn khi viện dẫn, vì nếu chỉ viện dẫn về độ tuổi pháp lý của trẻ em thì sẽ không đầy đủ nội dung quy định của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tức thiếu nội dung về phạm vi quốc tịch Còn nếu viện dẫn cả hai nội dung về “trẻ em” bao gồm cả độ tuổi pháp lý và phạm vi quốc tịch thì sẽ dẫn đến việc giới hạn phạm vi đối tượng tác động là trẻ em Việt Nam mà không xét tới trường hợp trẻ bị xâm phạm là công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch Việt Nam Vì thế, việc sửa đổi thuật ngữ từ “trẻ em” sang “người dưới 16 tuổi” là hoàn toàn phù hợp Đây là điểm tiến bộ của BLHS năm 2015 vừa khắc phục được hạn chế của bộ luật cũ vừa thể hiện tinh thần pháp luật một cách khách quan nhất và có thể bao trùm được các hành vi diễn ra trên thực tế
8 Lê Nguyễn, “Nam thanh niên "dâm ô, cưỡng ép giao cấu đồng giới" với 4 bé trai”, Báo Giao thông
[https://www.baogiaothong.vn/nam-thanh-nien-dam-o-cuong-ep-giao-cau-dong-gioi-voi-4-be-trai- d489269.html] (truy cập ngày 02/8/2023)
9 Tân Châu, :7 năm tù cho thầy giáo dâm ô loạt nam sinh cấp 2 ở Tây Ninh”, Bao Tiền phong, số 113,
[https://tienphong.vn/7-nam-tu-cho-thay-giao-dam-o-loat-nam-sinh-cap-2-o-tay-ninh-post1316879.tpo] (truy cập ngày 02/8/2023)
Về độ tuổi của nạn nhân, việc nhà làm luật lựa chọn cột mốc mười sáu tuổi là hoàn toàn phù hợp Bởi đây là giai đoạn tuổi dậy thì, giai đoạn trẻ em phát triển về cả hai mặt tâm – sinh lý Về mặt sinh lý, cơ thể trẻ em sẽ có sự phát triển và thay đổi đặc biệt là từ giai đoạn 10 – 16 tuổi Giai đoạn này cơ thể trẻ lớn lên vô cùng nhanh Trẻ có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết và sự phát dục 10 Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động Điều này sẽ gây chú ý cho những tội phạm suy đồi đạo đức Thêm vào đó, với lứa tuổi này trẻ em còn non nớt trong suy nghĩ, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, không biết cách chọn lọc thông tin xấu hay tốt, dễ bị dụ dỗ, đe dọa, lôi kéo và chưa biết tự bảo vệ mình Trẻ em ở độ tuổi này thể lực, sức khỏe còn yếu khó có thể phản kháng trong các tình huống xấu Những yếu tố này, rất dễ khiến cho trẻ em dưới 16 tuổi lọt vào mắt của những “yêu râu xanh” Ở giai đoạn tuổi dậy thì, những tác động xung quanh đặc biệt là tác động từ góc độ tình dục ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý cũng như tương lai và nhân cách của các em Bởi, trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là mầm non tương lai của đất nước, là lớp người kế thừa sự nghiệp phát triển Tổ quốc Cho nên việc bảo vệ trẻ em chính là bảo vệ sự phát triển tồn vong của đất nước Vì vậy, bảo vệ trẻ em, bảo vệ người dưới 16 tuổi là điều quan trọng và cần thiết
Về việc xác định tuổi của người bị hại, căn cứ theo Điều 417 BLTTHS năm
"1 Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật
2 Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định: a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh
3 Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.” Để phối hợp với Bộ Luật Tố tụng Hình sự trong việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại được hướng dẫn thực hiện tại Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH Theo đó, việc xác định tuổi căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu như giấy chứng sinh, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu Trường hợp các giấy tờ, tài liệu này có mâu thuẫn, không rõ ràng hoặc không có giấy tờ, tài liệu này thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải
Các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ 0 đến 16 tuổi có thể chia thành nhiều giai đoạn quan trọng Đầu tiên là giai đoạn sơ sinh, kéo dài trong năm đầu đời, khi trẻ bắt đầu hình thành các mối liên kết với những người chăm sóc và học cách hiểu thế giới xung quanh Tiếp theo là giai đoạn ấu nhi, kéo dài từ 1 đến 3 tuổi, khi trẻ bắt đầu đi lại và giao tiếp, đồng thời học cách tự chủ Giai đoạn mẫu giáo, kéo dài từ 3 đến 5 tuổi, chứng kiến sự phát triển của các kỹ năng xã hội và nhận thức khi trẻ chơi với bạn bè và học các khái niệm mới Giai đoạn tiểu học, kéo dài từ 6 đến 9 tuổi, là thời kỳ phát triển mạnh về học tập và tư duy logic, khi trẻ học cách đọc, viết và giải quyết vấn đề.
16 phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi người đó Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tùy từng trường hợp cụ thể cần căn cứ khoản 2 Điều 417 BLTTHS để xác định tuổi Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ
Ví dụ: Kết luận giám định A có độ tuổi trong khoảng từ 13 tuổi 6 tháng đến 14 tuổi 2 tháng thì xác định tuổi của A là 13 tuổi 6 tháng
Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội; Hậu quả nguy hiểm cho xã hội; Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm như: Thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ phạm tội, hoàn cảnh phạm tội… 11 Tuy nhiên, không phải tất cả các dấu hiệu thuộc mặt khách quan đều là dấu hiệu bắt buộc ở các tội phạm Mà chỉ có duy nhất hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc phải có ở tất cả cấu thành tội phạm, các dấu hiệu khác chỉ được quy định là dấu hiệu bắt buộc ở một số tội phạm
Theo khoản 1 Điều 146 BLHS 2015 quy định: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác”
Có thể thấy, so với quy định của BLHS 1999 thì BLHS 2015 đã bổ sung thêm
“hành vi quan hệ tình dục khác” vào mặt khách quan của tội phạm Bởi trong thực tiễn hiện nay xuất hiện các hành vi quan hệ tình dục như quan hệ tình dục qua đường hậu môn, quan hệ tình dục bằng miệng… Mặc dù bổ sung về hành vi “quan hệ tình dục khác” nhưng tại thời điểm đó vẫn chưa có nghị quyết hay văn bản chính thức nào giải thích và hướng dẫn cụ thể Nhận thức thấy sự thiếu sót của quy định trên dẫn tới khó khăn khi áp dụng pháp luật và trong vấn đề định tội danh Ngày 1/10/2019, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 BLHS và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi Theo đó, hành vi quan hệ tình dục khác được quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết như sau:
“Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều
Quy định của pháp luật Nhật Bản
BLHS Nhật Bản hiện hành chưa có quy định khái niệm về tội dâm ô cũng như không có sự phân hóa cụ thể hành vi dâm ô vào một tội danh nhất định mà căn cứ vào từng hành vi khách quan sẽ tương ứng với các tội danh khác nhau, nhưng các tội danh này có điểm chung là đều liên quan đến hành vi dâm ô Pháp luật hình sự Nhật Bản chỉ đưa ra dấu hiệu định tội là “người có hành vi dâm ô” trong các quy định của BLHS năm 1907, cụ thể là các quy định tại ba điều: Điều 174 (Tội dâm ô nơi công cộng):
“Người có hành vi dâm ô nơi công cộng”, Điều 176 (Tội dâm ô cưỡng bức): “Người nào có hành vi dâm ô bằng cách dùng vũ lực hoặc đe dọa người từ mười ba tuổi trở lên” và khoản 1 Điều 179 (Tội người giám hộ dâm ô): “Người nào có hành vi khiếm nhã đối với người dưới 18 tuổi bằng cách lợi dụng ảnh hưởng của người đó với tư cách là người đang thực sự có quyền giám hộ đối với người đó”
Thuật ngữ "わいせつ" (dâm ô) trong hệ thống luật pháp Nhật Bản gây nhiều hiểu lầm Trong phạm vi nội địa Nhật Bản, nó làm méo mó nhận định về tội danh Đối với cộng đồng quốc tế, nó khiến tội danh này bị hiểu sai, bao gồm cả Việt Nam Thuật ngữ này xuất hiện xuyên suốt trong Bộ luật Hình sự Nhật Bản, đặc biệt là Chương 22 về Tội phạm Việc tham khảo từ nhiều nguồn dịch thuật và tạp chí của các cơ quan nhà nước cho thấy thuật ngữ "わいせつ" không tương đương với "dâm ô" trong tiếng Việt.
せつ” (dâm ô) tại Việt Nam vừa mang nghĩa “khiêu dâm” 20 vừa mang nghĩa “dâm ô” 21 Tuy nhiên, hai khái niệm này theo pháp luật Việt Nam lại mang ý nghĩa khác nhau và là dấu hiệu định tội của các tội danh khác nhau Chính vì lý do đó, thông qua phần nghiên cứu này sẽ làm rõ ý nghĩa của thuật ngữ dưới góc nhìn của pháp luật hình sự Nhật Bản và đây cũng là lý do mà nhóm tác giả quyết định sử dụng thuật ngữ “dâm ô” thay vì “khiêu dâm”
Nhật Bản là một quốc gia rất đặc trưng về ngôn ngữ khi sở hữu bốn loại bảng chữ cái khác nhau, gồm Hiragana, Katakana, Kanji và cuối cùng là bảng chữ cái Romaji Thuật ngữ “わいせつ” (dâm ô), được sử dụng trong BLHS Nhật Bản được viết bằng chữ Hiragana Tuy nhiên, cũng tồn tại một cụm từ khác dù khác nhau về bảng chữ cái (cụ thể là được thể hiện bằng chữ Kanji - 猥褻) nhưng lại cùng nghĩa với
“わいせつ” Nhóm tác giả đề cập đến hai thuật khác cách viết nhưng mang nghĩa tương đồng xuất phát từ lý do các bài phân tích và tiền lệ án của Tòa án Tối cao Nhật Bản thường sử dụng cách viết kanji để giải thích khái niệm này nghĩa là gì và bao gồm các hành vi nào Cụ thể hóa cho lý luận vừa nêu, Phán quyết của Tòa án Tối cao ngày
10 tháng 5 năm 1951 của Tòa án Tối cao đã sử dụng cụm từ “猥褻” thay cho “わいせ
20 Nguyễn Thị Ngọc Linh, Nguyễn Khắc Đạt (2021), “Kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia trên thế giới về tội phạm khiêu dâm trẻ em”, Tạp chí Tòa án Nhân dân
つ” (dâm ô) Nếu sử dụng các phương tiện dịch thuật và dịch sát nghĩa, “猥褻” và “わ いせつ” sẽ mang nghĩa là hành vi tục tĩu Cũng trong phán quyết vừa được nhóm tác giả đề cập, Tòa án cũng đã đưa ra khái niệm cho “hành vi tục tĩu” là “hành vi kích thích hoặc kích thích ham muốn tình dục mà không có lý do, xúc phạm đến sự ô nhục tình dục bình thường của người bình thường và đi ngược lại đạo đức tình dục tốt đẹp” 22 Dựa trên định nghĩa mà Tòa án Tối cao đưa ra, hành vi tục tĩu phải bao gồm ba đặc điểm sau đây, “có kích thích và kích thích ham muốn tình dục”, “xâm phạm sự xấu hổ về tình dục” và “vi phạm đạo đức tình dục tốt” Định nghĩa này sau đó đã được kế thừa và các tiền lệ của Tòa án Tối cao đã được phát triển xung quanh các tiêu chí và phương pháp cụ thể được đặt ra từ định nghĩa để đánh giá thế nào là một hành vi tục tĩu Tới thời điểm hiện tại, định nghĩa của “hành vi tục tĩu” dù chưa được quy định rõ ràng, nhưng nhìn chung từ các phán quyết và tiền lệ án của Tòa án tối cao cho thấy, các hành vi tục tĩu bao gồm những hành vi như "tiếp xúc cơ thể", "hôn" và "cởi quần áo", đồng thời, hành vi tục tĩu không bao gồm hành vi giao cấu (vì hành vi này là hành vi khách quan của một tội danh khác, cụ thể là tội hiếp dâm quy định tại Điều 177 BLHS n) “Tiếp xúc cơ thể” là bao gồm những hành vi như sờ mó, dùng các bộ phận cơ thể của mình đụng chạm với các bộ phận cơ thể bên ngoài của nạn nhân hoặc ngược lại yêu cầu người bị hại thực hiện những hành vi này đối với mình “Hôn” có nghĩa là hôn hít các bộ phận sinh dục hoặc các bộ phận khác bên ngoài cơ thể của nạn nhân hoặc yêu cầu nạn nhân hôn hít bộ phận cơ thể của mình
Dựa trên các lập luận vừa nêu cho thấy, hành vi tục tĩu theo pháp luật Nhật Bản có sự tương đồng với hành vi dâm ô của Việt Nam căn cứ theo đặc điểm của cả hai hành vi Đặc điểm đầu tiên thể hiện ở việc cả hai hành vi đều có tính chất dâm dục nhằm kích thích và thỏa mãn dục vọng của người phạm tội nhưng cũng đồng thời kích thích ham muốn tình dục nạn nhân Thứ hai, xâm phạm đến các quyền cơ bản của con người là quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm và quyền được phát triển bình thường về tình dục của nạn nhân (đặc biệt đối với trẻ em) và vi phạm đạo đức thông qua những hành vi không đúng đắn Và cuối cùng, việc giao cấu không được xếp vào hai hành vi này, đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt với các tội danh khác Thông qua những phân tích cho thấy, hành vi tục tĩu có khái niệm nội hàm giống với hành vi dâm ô theo pháp luật Việt Nam, đây chính là lý do mà nhóm tác giả quyết định phiên dịch thuật ngữ “わいせつ” trong BLHS Nhật Bản thành thuật ngữ “dâm ô”
Tuy nhiên, lý giải cho việc cụm từ “わいせつ” lại được Việt Nam phiên dịch sang nhiều thuật ngữ khác nhau như “dâm ô” hay “khiêu dâm” thì như đã đề cập trước đó, cụm từ này được dịch sát nghĩa là “hành vi tục tĩu” Về góc độ pháp luật Nhật Bản, quy định của Nhật Bản về hành vi này vẫn mang tính khái quát và chưa có bất kỳ định nghĩa cụ thể nào trong văn bản quy phạm pháp luật, khái niệm của cụm từ này chỉ được nêu ra thông qua các tiền lệ án của Tòa án Tối cao Đồng thời, các hành vi tục tĩu từ định nghĩa của các phán quyết và tiền lệ án của Tòa án Tối cao có bao gồm hành vi
“cởi quần áo” Giải thích cho hành vi này thì hành vi này không liên quan đến việc tiếp xúc thân thể với nạn nhân mà thay vào đó, người phạm tội sẽ để lộ các bộ phận nhảy cảm của mình bộ phận sinh dục hoặc các bộ phận khác gây kích thích tình dục như
22 Tóm tắt Tiền lệ của Tòa án Tối cao ngày 10 tháng 5 năm 1951 về “Ý nghĩa của hành vi tục tĩu”
29 ngực, đùi,… 23 Nhìn chung, hành vi “cởi quần áo” chưa được quy định rõ ràng nhưng có thể đưa ra khái niệm đây là những hành vi phơi bày những thứ mang tính chất tình dục và không nên để cho người khác xem, đặc biệt là trẻ vị thành niên nhưng lại để phơi bày ra để người khác có thể nhìn thấy Còn theo góc độ pháp luật Việt Nam, hành vi “cởi quần áo” và phô bày bộ phận sinh dục hay những bộ phận khác ra ngoài sẽ được xác định là hành vi trình diễn khiêu dâm 24 Ngoài ra, mặc dù chưa có văn bản pháp luật nào giải thích “khiêu dâm” là gì nhưng dựa trên tinh thần của Điều 3 Thông tư 09/2010/TT-BVHTTDL ngày 24/08/2010 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (đã hết hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014), định nghĩa “khiêu dâm” là “hành vi dùng hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động khêu gợi, kích thích dâm ô, ham muốn tình dục trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam bao gồm: Mô tả bộ phận sinh dục, khỏa thân, mô tả khỏa thân hoặc không khỏa thân nhưng kích thích tình dục, mô tả nhu cầu tình dục, thủ dâm dưới mọi hình thức” Quy định này nhằm chỉ ra khiêu dâm có nội hàm rộng hơn so với dâm ô vì hành vi dâm ô được đề cập là một trong những dấu hiệu để nhận biết hành vi khiêu dâm Từ các dẫn chứng trên cho thấy, việc sử dụng thuật ngữ “khiêu dâm” để phiên dịch cho cụm từ “わいせつ” không phải là sai, song lại mang nghĩa quá rộng so với bản chất của hành vi này
Không chỉ vậy, cũng cần phải phân biệt cụm từ “わいせつ” với cụm từ “ポル
ノ” 25 khi cả hai cụm từ này khi được phiên dịch sang Tiếng Việt đều mang nghĩa
“khiêu dâm” Theo đó, “わいせつ” là đang đề cập đến cách thức thực hiện hành vi phạm tội, trong khi “ポルノ” mang nghĩa là nội dung khiêu dâm, tức là các bức ảnh, bản ghi điện từ (bản ghi được tạo bằng điện tử, từ tính hoặc các phương pháp khác mà nhận thức của kẻ lừa đảo không thể nhận ra), không thể xử lý bằng lý trí thông tin bằng máy tính Vì vậy, nhằm phân biệt hai thuật ngữ này, “ポルノ” có thể hiểu là nội dung khiêu dâm
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát: Hành vi dâm ô theo pháp luật hình sự
Nhật Bản là hành vi có tính chất dâm dục và kích thích tình dục nhằm thỏa mãn nhu cầu và dục vọng của người phạm tội, xâm phạm đến các quyền cơ bản của nạn nhân và đi ngược lại với đạo đức nhưng không nhằm mục đích giao cấu
Hành vi dâm ô không chỉ được quy định trong BLHS năm 1907 mà hành vi này còn được quy định trong một số văn bản pháp luật khác với tư cách là dấu hiệu để nhận biết các khái niệm khác, bao gồm các khái niệm sau: bạo lực tình dục trẻ em (khoản 3 Điều 2 Đạo luật về Phòng chống Bạo lực Tình dục Trẻ em, v.v của Nhân viên Giáo dục năm 2021); lạm dụng tình dục trẻ em (khoản 2 Điều 2 Luật phòng chống xâm hại trẻ em năm 2000); nội dung khiêu dâm trẻ em (khoản 3 Điều 2 Luật liên quan đến quy định và trừng phạt các hành vi liên quan đến mại dâm trẻ em và nội dung khiêu dâm trẻ em, và bảo vệ trẻ em năm 1999)
- Khách thể của tội phạm
Quy định của pháp luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Tội dâm ô trẻ em là một trong những tội phạm xâm hại tình dục trẻ em hay còn gọi là lạm dụng tình dục trẻ em Tội danh này được quy định tại khoản 3 Điều 237 BLHS của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997, được sửa đổi, bổ sung lần thứ 11 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2021) 44
“Người nào dâm ô trẻ em thì bị phạt tù có thời hạn đến năm năm; người nào thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù có thời hạn năm năm trở lên:
(1) nhiều trẻ em hoặc nhiều lần dâm ô trẻ em;
(2) Tụ tập đông người để sàm sỡ trẻ em, hoặc sàm sỡ công khai trẻ em ở nơi công cộng, nơi có hoàn cảnh ghê tởm;
(3) Gây tổn hại cho trẻ em hoặc hậu quả nghiêm trọng khác;
(4) Phương tiện tục tĩu là xấu hoặc có hoàn cảnh xấu khác”
Trong BLHS Trung Hoa chưa có khái niệm rõ dâm ô trẻ em là gì Tuy nhiên, thông qua các phân tích pháp lý có thể hiểu “Tội dâm ô trẻ em là hành vi dâm ô được thực hiện đối với trẻ em bằng các phương pháp không phải là hành vi giao cấu, nhằm mục đích kích thích hoặc thỏa mãn ham muốn tình dục” 45
44 Bộ luật Hình sự năm 1997, sửa đổi bổ sung lần thứ 11, [http://www.npc.gov.cn/zgrdw/npc/lfzt/rlys/2008- 08/21/content_1882895.htm] (truy cập ngày 14/08/2023)
45 “Điều 237 khoản 3 tội dâm ô trẻ em”, [https://www.scxsls.com/knowledge/detail?id5938] (truy cập ngày 20/5/2023)
Tội danh dâm ô bắt buộc nói chung và dâm ô trẻ em nói riêng ra đời từ Tội có tính chất côn đồ được quy định trong BLHS năm 1979, sau đó nhà lập pháp Trung Hoa xét thấy tội danh này có chứa nhiều dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tình dục nên đã sửa đổi tách tội côn đồ ra thành nhiều tội danh khác, một trong các tội được tách ra là tội dâm ô cưỡng bức, xúc phạm phụ nữ và tội dâm ô trẻ em Cụ thể, Điều
160 BLHS năm 1979 quy định: “Người nào tụ tập đông người để đánh nhau, gây gổ, xúc phạm phụ nữ hoặc có hành vi côn đồ khác, gây rối trật tự công cộng, có tình tiết nghiêm trọng, thì bị phạt tù có thời hạn từ không quá bảy năm, giam giữ hình sự hoặc giám sát công khai Những người cầm đầu các nhóm côn đồ sẽ bị phạt tù có thời hạn từ bảy năm trở lên” Xét thấy có nhiều khó khăn trong vấn đề xác định tội danh, tháng
11/1984 nhà làm luật đã ban hành “Giải đáp của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về một số vướng mắc liên quan đến việc áp dụng cụ thể pháp luật trong xử lý các vụ án có tính chất côn đồ” (đến nay đã hết hiệu lực) Trong đó, Tội côn đồ có các hành vi xúc phạm phụ nữ như:
“1 Đuổi, chặn phụ nữ gây ảnh hưởng xấu hoặc lập băng nhóm, trang bị vũ khí để đuổi, chặn phụ nữ;
2 Lén lút cắt bím tóc, quần áo phụ nữ nhiều lần ở nơi công cộng, tạt chất ăn mòn vào phụ nữ, bôi bẩn, xúc phạm phụ nữ gây thương tích nhẹ;
3 Cố ý để lộ bộ phận sinh dục của phụ nữ ở nơi công cộng hoặc dùng bộ phận sinh dục của phụ nữ cọ xát vào cơ thể phụ nữ mà đã nhắc nhở nhiều lần mà không chịu sửa chữa;
4 Dùng hành vi khiêu dâm hoặc phương tiện bạo lực, cưỡng bức để lăng mạ, sàm sỡ một số lượng lớn phụ nữ hoặc nếu số lượng ít thì hậu quả nghiêm trọng, hoặc sàm sỡ phụ nữ một cách công khai ở nơi công cộng gây phẫn nộ trong quần chúng.” 46
Có thể thấy, những dấu hiệu pháp lý của tội danh này đủ để cấu thành riêng biệt các tội danh về lạm dụng tình dục Nên các nhà làm luật đã quyết định “tách tội danh”, theo đó đối với tội dâm ô, hành vi “tục tĩu nơi công cộng” được quy định là một tình tiết tăng nặng
Khách thể của tội phạm này là sức khỏe thể chất, tinh thần, nhân phẩm của trẻ em Đối tượng của tội phạm này là trẻ em, tức là người dưới mười bốn tuổi, bao gồm cả nam và nữ Về độ tuổi dưới mười bốn, mặc dù ngay tại điều luật về dâm ô chỉ quy định “dâm ô trẻ em” Tuy nhiên, qua tìm hiểu pháp luật và thực tế xét xử tư pháp, nhóm nghiên cứu đã tìm ra lý do vì sao mốc tuổi “dưới 14 tuổi” là đối tượng của tội dâm ô Cụ thể:
Thứ nhất, có thể thấy mặc dù Điều 237 BLHS Trung Hoa không quy định trẻ em cụ thể là người bao nhiêu tuổi Tuy nhiên, tại Điều 236 BLHS Trung Hoa quy định về Tội hiếp dâm trẻ em có quy định cụ thể đối tượng tác động là “trẻ em dưới 14 tuổi”
Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành "Giải đáp về một số vướng mắc liên quan đến việc áp dụng cụ thể pháp luật trong xử lý các vụ án có tính chất côn đồ" Giải đáp này nhằm hướng dẫn rõ ràng hơn về việc xử lý các vụ án liên quan đến hành vi côn đồ, đảm bảo sự thống nhất và công bằng trong thi hành pháp luật.
BLHS Trung Hoa quy định đối tượng trẻ em là "trẻ em" nhưng không đề cập đến độ tuổi cụ thể Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân, trẻ em là người từ 6 đến chưa đủ 14 tuổi Về độ tuổi của phụ nữ, không có định nghĩa pháp lý nên trong lĩnh vực tư pháp hình sự, phụ nữ được hiểu là đủ 14 tuổi, tương ứng với độ tuổi dưới 14 của trẻ em.
Về đối tượng của tội dâm ô trẻ em ở BLHS sửa đổi lần thứ 9 đã có sự thay đổi và phát triển để phù hợp với tình hình xã hội hiện nay Theo đó, đối tượng của tội phạm đã được mở rộng thành trẻ em, tức bảo vệ cả nam, trước đó BLHS chỉ bảo vệ phụ nữ trước các tội xâm hại tình dục Trải qua nhiều lần sửa đổi, BLHS Trung Hoa sửa đổi lần thứ 11 (BLHS hiện hành) vẫn giữ tình thần pháp luật theo quy định của BLHS Trung Hoa sửa đổi lần thứ 9
- Mặt khách quan của tội phạm
Quy định của pháp luật Cộng hòa liên bang Đức
Trong BLHS Đức năm 1998, quy định về các tội phạm hình sự nhằm mục đích bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên khỏi hành vi lạm dụng và xâm hại tình dục có thể tìm thấy tại Điều 174, 176, 180 và 182 BLHS 53 Khác với pháp luật của Việt Nam, trong BLHS Đức năm 1998 không quy định một khái niệm cụ thể nào về Tội dâm ô hay liệt kê ra những hành vi cụ thể có dấu hiệu của Tội phạm này, mà thay vào đó, họ sử dụng một thuật ngữ bao hàm hơn, khái quát hơn, đó là “sexuelle Handlungen” Theo tiếng Việt thì thuật ngữ này có thể hiểu là “hành vi tình dục” và được quy định trong các điều khoản về tội phạm tình dục tại chương XIII Tội xâm phạm quyền tự quyết về tình dục Tùy theo từng dấu hiệu phạm tội khác nhau theo Điều 174, 176, 180 và 182 BLHS mà các “hành vi tình dục” này có thể được xem xét, phân loại vào các Tội phạm khác nhau Đó có thể là “lạm dụng tình dục” hay “xâm hại tình dục” hoặc “hiếp dâm” Theo tài liệu mà nhóm tác giả tham khảo thì trong năm 2016, BLHS Đức năm 1998 đã bổ sung một khái niệm mới quy định tại Điều 184i, là hành vi “quấy rối tình dục” 54 Dưới góc nhìn của nhóm tác giả, khái niệm này được mô tả khá tương đồng với khái niệm “dâm ô” theo quy định của pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, ngoài việc quy định về khái niệm chung nhất của hành vi “dâm ô” thì pháp luật Việt Nam còn liệt kê ra những trường hợp cụ thể nhằm xác định hành vi này Trong khi đó, Tội quấy rối tình dục được BLHS Đức năm 1998 quy định một cách bao hàm, khái quát, ngắn gọn hơn Theo đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 184i “Bất kỳ ai chạm vào cơ thể người khác theo cách xác định tình dục và do đó quấy rối họ sẽ bị phạt tù đến hai năm hoặc phạt tiền, trừ khi hành vi đó có thể bị trừng phạt với hình phạt nặng hơn theo các điều khoản khác của phần này.”, đây là khái niệm được bổ sung trong BLHS Đức năm 1998 vào năm 2016 Tuy nhiên trên thực tế, khái niệm mới này cũng đã gây ra nhiều tranh cãi trong quá trình phân loại hành vi phạm tội Cụ thể, một số hành vi phạm tội có thể được xác định là Tội quấy rối tình dục nhưng trước khi khái niệm “quấy rối tình dục” ra đời thì những hành vi phạm tội này lại được phân loại vào Tội lạm dụng tình dục Vậy nên, đã có một số quan điểm cho rằng “quấy rối tình dục” chỉ là một biến thể của lạm dụng tình dục 55 Tuy nhiên theo nhóm tác giả, việc phân biệt “quấy rối tình dục”
53 Tatjana Hửrnle và cỏc tỏc giả khỏc, “Lạm dụng tỡnh dục trẻ vị thành niờn: Những cải cỏch cần thiết trong bộ luật hỡnh sự”, Humboldt-Universitọt Zu Berlin
54 Timo Gundlach (2020), Tội phạm tình dục-biểu hiện, biện pháp trừng phạt, Quản chế pháp lý và sự nghiệp hỡnh sự, được xuất bản thành tập 37 trong bộ sỏch “Gửttinger Studien zu den Khoa học hỡnh sự" trong Đại học
55 Timo Gundlach (2020), tội phạm tình dục-biểu hiện, biện pháp trừng phạt, Quản chế pháp lý và sự nghiệp hỡnh sự, được xuất bản thành tập 37 trong bộ sỏch “Gửttinger Studien zu den Khoa học hỡnh sự trong Đại học
57 với “lạm dụng tình dục” là rất cần thiết vì theo pháp luật của nước Cộng hòa liên bang Đức thì khái niệm “lạm dụng tình dục” có bao gồm cả trường hợp giao cấu với nạn nhân Cụ thể là một số trường hợp mà thủ phạm không cần phải dùng biện pháp cưỡng chế để khuất phục ý muốn của nạn nhân hoặc nạn nhân không có ý muốn chống đối, hoặc thậm chí có trường hợp nạn nhân đồng ý với hành vi giao cấu Có thể gọi đây là trường hợp thuận tình giao cấu Trái lại, hành vi “quấy rối tình dục” có mức độ nguy hiểm cho xã hội rất thấp và những hành vi đó không thể được coi là lạm dụng tình dục Nhìn chung, thuật ngữ “quấy rối tình dục” khá tương đồng với thuật ngữ “dâm ô” theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng mức độ nguy hiểm của hành vi “quấy rối tình dục” đối với xã hội là thấp hơn so với hành vi “dâm ô” Vì vậy, việc bổ sung khái niệm “quấy rối tình dục” là rất cần thiết Tầm quan trọng của việc quy định thêm khái niệm này sẽ được nhóm tác giả phân tích ở phần mặt khách quan của tội phạm, cụ thể là mục hành vi khách quan của tội phạm
Theo Bộ luật hình sự Đức năm 1998, khái niệm "hành vi dâm ô" không được định nghĩa cụ thể Thay vào đó, hành vi này thuộc phạm vi chung của thuật ngữ "Sexuelle Handlungen" hoặc "Sexuelle Belọstigung", tương ứng là "hành vi tình dục" hoặc "quấy rối tình dục".
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và bị xâm hại bởi hành vi phạm tội Vì vậy nên theo BLHS Việt Nam, khách thể của tội phạm thường được tìm thấy tại tên của các chương tội phạm khác nhau Tương tự đối với Tội dâm ô đối với người dưới mười sáu tuổi theo pháp luật của nước Cộng hòa liên bang Đức thì khách thể của tội này có thể dễ dàng được nhận thấy thông qua tên của Chương XIII BLHS nước Cộng hòa liên bang Đức Cụ thể đó là “quyền được tự quyết về tình dục” của người dưới mười sáu tuổi Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận quan trọng của khách thể bị tội phạm tác động và qua đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Đối tượng tác động của Tội dâm ô đối với người dưới mười sáu tuổi theo BLHS Việt Nam thì chính là bản thân của “người dưới 16 tuổi” đó Tuy nhiên pháp luật Đức lại có sự khác biệt lớn trong quy định về tội danh này Cụ thể như đã phân tích ở phần khái niệm, BLHS nước Cộng hòa liên bang Đức không có khái niệm “dâm ô” mà thay vào đó họ chỉ sử dụng thuật ngữ “hành vi tình dục” được quy định trong các điều khoản về quấy rối tình dục, lạm dụng tình dục hay xâm hại tình dục Thuật ngữ này rộng hơn, khái quát hơn và bao gồm cả hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi ở trong đó, vậy nên có thể nói đối tượng tác động của hành vi dâm ô cũng nằm trong đối tượng tác động của hành vi tình dục đối với người dưới 16 tuổi Trước hết, tội phạm liên quan đến tình dục đối với người dưới 16 tuổi được quy định cụ thể tại Điều 174, 176 đến 176b, 180, 182 BLHS nước Cộng hòa liên bang Đức
Xét về độ tuổi dưới mười bốn tuổi thì ở độ tuổi này, trẻ em được bảo vệ toàn diện, bảo vệ chung, chống lại hành vi tình dục trong tất cả các mối quan hệ Cụ thể, căn cứ theo khoản 1 Điều 176 BLHS nước Cộng hòa liên bang Đức quy định về Tội Lạm dụng tình dục trẻ em: “Người nào thực hiện hành vi tình dục đối với người dưới mười bốn tuổi (trẻ em) hoặc để trẻ em thực hiện hành vi đó đối với mình, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến mười năm.” Như vậy trẻ em dưới mười bốn tuổi là đối tượng tác động của Tội xâm hại tình dục trẻ em
Xét về độ tuổi từ đủ mười bốn đến dưới mười sáu tuổi thì đối tượng ở độ tuổi này sẽ được pháp luật bảo vệ chống lại hành vi lạm dụng, xâm hại tình dục trong các mối quan hệ xã hội cụ thể Căn cứ theo điểm 1 khoản (1) Điều 174 BLHS Đức năm 1998: “Ai có hành vi tình dục đối với người dưới 16 tuổi được giao cho người đó giáo dục, đào tạo hoặc hỗ trợ cuộc sống thì bị phạt tù từ ba tháng đến năm năm” Như vậy, trẻ em từ đủ mười bốn đến dưới mười sáu tuổi có thể là một nhóm đối tượng tác động trong Tội lạm dụng tình dục trẻ em
Ngoài ra, đối tượng trong độ tuổi từ mười bốn đến dưới mười sáu tuổi cũng có thể được BLHS Đức năm 1998 bảo vệ khỏi hành vi xâm hại tình dục theo Điều 182 quy định về Tội Xâm hại tình dục thanh thiếu niên vì đối tượng của tội phạm này là người từ đủ mười bốn đến dưới hai mươi mốt tuổi Trong đó có một quy định riêng dành cho trường hợp đối tượng của hành vi phạm tội là người dưới 16 tuổi và chủ thể của hành vi phạm tội là người trên hai mươi mốt Cơ sở pháp lý quy định tại khoản 3 Điều 182 BLHS Đức năm 1998:
“Một người trên hai mươi mốt tuổi lạm dụng một người dưới mười sáu tuổi bằng cách:
1.thực hiện các hành vi tình dục với cô ấy hoặc để cô ấy thực hiện chúng với anh ta hoặc
2.có ý định thực hiện hành vi tình dục với bên thứ ba hoặc để bên thứ ba thực hiện hành vi đó với bạn, khai thác tình trạng không có quyền tự quyết về tình dục của nạn nhân có thể bị phạt tù đến ba năm hoặc phạt tiền.”
Nói tóm lại, đối với trường hợp người từ đủ mười bốn đến dưới mười sáu tuổi có thể là đối tượng tác động của Tội lạm dục tình dục người được bảo hộ theo Điều
174 hoặc Tội lạm dụng tình dục thanh thiếu niên theo Điều 182 BLHS Đức năm 1998
Ngoài ra, vì khách thể của Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo BLHS Đức năm 1998 là quyền tự quyết về tình dục Vậy nên câu hỏi đặt ra là liệu những người còn quá nhỏ để có thể thực hiện quyền tự quyết tình dục hoặc người không có khả thực hiện quyền này thì có thể được bảo vệ khỏi hành vi dâm ô hay không? Câu trả lời chắc chắn là có, BLHS Đức năm 1998 bảo vệ chung chống lại xâm hại tình dục bất kể mối quan hệ xã hội giữa nạn nhân và thủ phạm; điều chỉnh các hành vi tình dục với người có năng lực hành vi bị hạn chế hoặc không có khả năng đánh giá chính xác hậu quả của quan hệ tình dục Nếu một người không có quyền tự quyết đồng ý, thì việc thực hiện hành vi tình dục với người này vẫn mặc định cấu thành hành vi xâm phạm quyền tự quyết về tình dục của họ 56
Các điều khoản liên quan đến tình dục đều sử dụng cụm từ "hành vi tình dục" để mô tả các hành vi phạm tội liên quan đến tình dục, ngay cả khi các hành vi này không được nêu cụ thể trong Chương XIII của Bộ luật Hình sự Đức năm 1998.
“hành vi tình dục” cũng đã bao hàm khái niệm “dâm ô” theo pháp luật Việt Nam Vì vậy, đối tượng tác động của “Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” theo pháp luật Việt Nam cũng có thể là đối tượng tác động của Tội lạm dụng tình dục người được bảo hộ hay Tội lạm dụng tình dục thanh thiếu niên hoặc Tội lạm dụng tình dục trẻ em, theo pháp luật của nước Cộng hòa liên bang Đức
56 Timo Gundlach (2020), Tội phạm tình dục-biểu hiện, biện pháp trừng phạt, Quản chế pháp lý và sự nghiệp hỡnh sự, được xuất bản thành tập 37 trong bộ sỏch “Gửttinger Studien zu den Khoa học hỡnh sự" trong Đại học
Những hạn chế trong quy định và áp dụng Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi tại Việt Nam
Trong thực tiễn xét xử, các vụ án xâm hại tình dục, các vụ án dâm ô trẻ em tại Việt Nam nói chung được giải quyết hợp tình, hợp lý, xét xử đúng người đúng tội, hạn chế tối đa oan sai hay bỏ lọt tội phạm Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã nhận ra một số bất cập, hạn chế về cả cách quy định tội phạm lẫn thực tiễn xét xử Cụ thể:
Thứ nhất, chưa có sự thống nhất về quy định mục đích phạm tội giữa Điều
146 BLHS 2015 và Khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019: Điều 146 BLHS 2015 quy định: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác”
Khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019 quy định: “Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục”
Theo đó, cả hai quy định đều có điểm chung là loại trừ mục đích giao cấu khi thực hiện hành vi dâm ô Nhưng xét về mặt thuật ngữ, Điều 146 BLHS sử dụng 2 cụm từ là “giao cấu” và “các hành vi quan hệ tình dục khác” Trong khi đó, khoản 3 Điều
3 Nghị quyết 03/2019 chỉ sử dụng cụm từ “quan hệ tình dục” Như vậy, câu hỏi đặt ra là liệu hành vi quan hệ tình dục này có bao gồm luôn hành vi quan hệ tình dục “khác” Hơn nữa, hiện nay về mặt pháp lý, chúng ta chỉ có các định nghĩa về giao cấu, “hành vi quan hệ tình dục khác” chứ vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng về “quan hệ tình dục” Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng không làm rõ được mục đích của hành vi dâm ô mà ngược lại làm cho người nghiên cứu và người áp dụng pháp luật gặp khó khăn để hiểu đây là hành vi gì
Thứ hai, Tòa án chưa phân biệt rõ hành vi dâm ô và hành vi quan hệ tình dục khác:
- Vụ án phân tích thứ nhất 60
Do có kiến thức về tiếng Anh và có mối quan hệ thân thiết với anh Trần Văn K nên Nguyễn Văn Đ nhận dạy kèm tiếng Anh cho cháu Kh là con trai anh K Cháu Kh đến nhà Đ học vào các buổi chiều thứ 7 và chủ nhật hằng tuần bắt đầu từ hoảng đầu tháng 02/2021 Quá trình dạy cháu Kh học, Đ đã 02 lần thực hiện hành vi dâm ô đối với cháu
Vào một buổi trưa ngày chủ nhật giữa tháng 02/2021, sau khi uống bia cùng với bạn tại thị trấn TL, cháu Kh đến nhà Đ ở tổ dân phố số 3, thị trấn TL, huyện Hải Hậu để học Tiếng Anh Trong lúc dạy cháu Kh học, Đ ngồi cạnh bên phải cùng chiều với cháu
Kh, dùng tay phải sờ bên ngoài quần phần dương vật cháu Kh Do đã uống bia nên
60 Bản án số 17/2021/HS-ST ngày 23/03/2022 của Tòa án nhân dân huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
71 cháu Kh xin phép đi ngủ, Đ đồng ý và bảo cháu Kh vào phòng ngủ phía sau để ngủ Khoảng 5 phút sau, Đ vào phòng thấy cháu Kh đang nằm ngửa trên giường, Đ vào ngồi bên cạnh rồi dùng tay phải sờ bên ngoài quần phần dương vật cháu Kh kích thích làm dương vật cháu Kh cương cứng Sau đó Đ ngồi xổm trên giường, dùng hai tay cởi quần dài, quần lót cháu Kh kéo xuống qua đầu gối Tiếp đó Đ tự cởi quần mình ra, ngồi lên hai chân ngang phần đầu gối cháu Kh, dùng hai tay sờ, nắn, vuốt ve dương vật cháu Kh rồi cúi khom người, dùng miệng hôn, liếm dương vật cháu Kh khoảng 1 phút thì Đ ngậm dương vật cháu Kh đưa ra, đưa vào trong khoang miệng Khoảng 2 phút sau thấy cháu Kh tỏ vẻ khó chịu, Đ dừng lại và dùng tay nắm hờ vuốt dương vật cháu Kh được khoảng 1 phút thì cháu Kh xuất tinh, chảy chất dịch nhầy màu trắng đục ra tay Đ Toàn bộ quá trình dâm ô với cháu Kh được Đ ghi hình bằng chiếc điện thoại di động Iphone 7 màu trắng bạc Sau khi thực hiện hành vi dâm ô, Đ tắt chế độ camera và cùng cháu Kh vào nhà vệ sinh rửa, mặc quần áo
Khoảng 14 giờ ngày chủ nhật trong tháng 3/2021, cháu Kh đến nhà Đ để học, đến khoảng 16 giờ cùng ngày, sau khi học xong, Đ ngồi cạnh cháu Kh dùng tay phải sờ bên ngoài quần phần dương vật của cháu Kh để kích thích Khi thấy dương vật của cháu Kh cương cứng, Đ bảo cháu Kh vào phòng ngủ phía sau Hiểu ý của Đ muốn thực hiện hành vi dâm ô nên cháu Kh đồng ý và sang phòng ngủ nằm ngửa trên giường Đ lên giường ngồi cạnh cháu Kh, dùng tay sờ kích thích dương vật phía ngoài quần cháu Kh Sau đó, Đ ngồi xổm, dùng tay cởi quần dài, quần lót cháu Kh kéo xuống qua đầu gối và tự cởi quần của mình ra rồi dùng điện thoại di động Iphone 7 của mình để quay video lại quá trình dâm ô đối với cháu Kh Đ ngồi lên hai chân ngang đầu gối cháu Kh, dùng hai tay sờ, nắn, vuốt ve dương vật cháu Kh để kích thích Tiếp đó, Đ cúi khom người, dùng miệng hôn, liếm dương vật cháu Kh được khoảng 1 phút thì ngậm dương vật rồi đưa ra đưa vào trong khoang miệng Khoảng 2 phút sau, thấy cháu
Kh khó chịu, Đ dùng tay nắm hờ vuốt lên vuốt xuống dương vật cháu Kh, được khoảng 1 phút thì cháu Kh xuất tinh ra tay Đ Sau đó, Đ tắt chế độ camera và cùng cháu Kh vào nhà vệ sinh rửa và mặc quần lại
Tòa án nhân dân huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định tuyên án Đ phạm Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đối với cháu Kh
Trong vụ án trên, cả 2 lần dâm ô Đ đều có hành vi dùng tay cởi quần dài, quần lót của cháu Kh qua đầu gối, dùng miệng hôn, liếm dương vật để kích thích bộ phận sinh dục của cháu sau đó ngậm dương vật của cháu khoảng 1 phút để cháu xuất tinh Đối với hành vi cởi quần, hôn, liếm bộ phận sinh dục của cháu Kh, nhóm tác giả đồng ý đây là hành vi dâm ô Tuy nhiên, đối với hành vi ngậm dương vật của cháu Kh đưa ra đưa vào của Đ, nhóm tác giả có quan điểm ngược lại với Tòa án Theo quy định tại khoản
1 Điều 146 cũng như hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019 thì hành vi dâm ô phải được thực hiện nhưng không nhằm mục đích giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác mà chỉ là các hành vi tiếp xúc thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo Trong khi đó, Đ đã có hành vi ngậm, mút dương vật của cháu Kh Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, “ngậm” là hành vi “giữ ở miệng hoặc trong miệng" 61 , như vậy đây phải là hành vi có yếu tố xâm nhập do có yếu tố đưa một vật, bộ phận vào bên trong cơ thể Như vậy có thể khẳng định hành vi trên của Đ phải bi
61 Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, tr 672
72 loại khỏi hành vi dâm ô do không thỏa mãn điều kiện “tiếp xúc thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo” Mặt khác, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 06/2019 đã hướng dẫn: “Hành vi quan hệ tình dục khác sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi ), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác” và hướng dẫn cụ thể tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 06/2019: “a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;” Do đó, nhóm tác giả cho rằng hành vi trên của bị cáo Đ đã đủ để cấu thành hành vi quan hệ tình dục khác Chính vì vậy cần phải kết tội bị cáo Đ vào Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142) chứ không phải Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi ̵ Vụ án phân tích thứ hai 62
Khoảng 17 giờ ngày 31/3/2019, cháu Đinh Phương Th – sinh ngày 27/5/2011, thường trú tại xóm Tr, xã H C, huyện Thanh Sơn đi sang nhà bạn cùng xóm là Đinh Thị Thảo Ng – sinh năm 2011 chơi Khi sang đến nhà Ng, lúc này chỉ có Đinh Văn Đ – sinh ngày 19/5/1982 là bố của cháu Ng ở nhà Cháu Th hỏi Được “có chị Thảo Ng ở nhà không bác?” thì Đ trả lời “Không” Cháu Th chạy vào trong nhà để tìm Ng Khi cháu Th chạy vào trong nhà, do lúc này không có ai ở nhà nên Đ nảy sinh ham muốn tình dục với cháu Th Được đi lại gần và tụt quần cháu Th xuống, sau đó dùng tay trái ôm vào bụng, tay phải sờ vào bộ phận sinh dục rồi dùng ngón tay trỏ đút một cái vào âm đạo của cháu Th rồi rút tay ra Cháu Th do sợ hãi nên không nói gì Sau đó cháu Th tự kéo quần lên định đi về thì Đ kéo cháu Th lại và đe dọa “mày mà nói với bố mẹ thì bác giết chết” rồi để cho cháu Th đi về nhà
Hậu quả: bộ phận sinh dục của cháu Th bị chảy máu Kết luận giám định pháp y về tình dục số 18/TD/2019 ngày 11/4/2019 của Trung tâm Pháp y tỉnh Phú Thọ cho biết
Bài học kinh nghiệm trong quy định của pháp luật một số quốc gia về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
(1) Thứ nhất, về đối tượng tác động của tội phạm Có thể thấy, về độ tuổi của đối tượng tác động mỗi quốc gia đều có quy định độ tuổi khác nhau Trong khi pháp luật Việt Nam quy định đối tượng tác động là “người dưới 16 tuổi” ngay từ tên gọi của chế định tội danh này thì các quốc gia khác lại có quy định về độ tuổi của đối tượng tác động khác Cụ thể, Nhật Bản đặt ra ba mốc tuổi tương ứng với ba nhóm đối tượng như dưới mười ba tuổi, từ mười ba tuổi trở lên và nhóm dưới mười tám tuổi Hay Trung Hoa quy định hai mốc tuổi với quy định đối tượng tác động dưới mười bốn tuổi là tội dâm ô đối với trẻ em và đối tượng tác động từ đủ mười bốn tuổi trở lên là tội dâm ô bắt buộc Cộng hòa liên bang Đức quy định đối tượng tác động của hành vi dâm ô bao gồm người dưới mười bốn tuổi và người từ đủ mười bốn đến dưới hai mươi mốt tuổi chứ không giới hạn dưới 16 tuổi Việc có quy định về mốc tuổi khác nhau này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác và mỗi quốc gia đều có một quan điểm riêng về mốc tuổi phân biệt giữa trẻ em và người lớn Tuy nhiên, kể cả khi không xét về mốc độ tuổi nào là hợp lý cho các quốc gia, cho Việt Nam thì thông qua quy định của hai quốc gia trên có thể thấy nước ta đang có một thiếu sót khá lớn Đó chính là bỏ sót đối tượng tác động của nhóm “từ đủ 16 tuổi trở lên” Trong khi Trung Hoa , Nhật Bản đều đưa ra các chế định để bảo vệ mọi nhóm độ tuổi với những hình phạt, những dấu hiệu khách quan để cấu thành tội phạm riêng để có thể bảo vệ nạn nhân bất kể trong độ tuổi nào thì ở nước ta, với chế định hành vi dâm ô chỉ đặt ra duy nhất “Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” Vậy, liệu khi những người từ đủ mười sáu tuổi trở lên bị các hành vi dâm ô liệu có công bằng cho họ? Khi không có chế định nào nhắc đến những hành vi dâm ô đối với người từ đủ mười sáu tuổi trở lên Bảo vệ trẻ em-đối tượng yếu thế, đối tượng còn non nớt về cả tâm sinh lý là vấn đề cấp thiết mà các quốc gia đặt ra nhưng điều đó không có nghĩa là người lớn không cần được bảo vệ Chế định tội dâm ô là những hành vi liên quan đến tình dục, mà tình dục dù cho là “người lớn” cũng phải xuất phát từ ý chí, từ sự tự nguyện của họ Vì vậy, giả sử khi “người từ đủ mười sáu tuổi trở lên” bị các hành vi dâm ô lạm dụng, pháp luật nước ta vẫn phải bảo vệ, lấy lại lẽ công bằng cho họ và có những hình phạt để trừng trị thích đáng hành vi này Nhóm tác giả cho rằng, dù bất kỳ ở giới tính nào, độ tuổi nào thì con người vẫn phải được pháp luật bảo vệ, pháp luật không được bỏ sót ai
(2) Thứ hai, về chủ thể của tội phạm Nước ta quy định độ tuổi chịu TNHS của tội danh này là “Người nào đủ 18 tuổi trở lên…”, về điểm này có sự khác biệt so với các nước Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của Trung Hoa đối với tội danh này là từ đủ 16 tuổi trở lên, hay Nhật Bản ghi nhận chủ thể chính là “Người nào…” tại Điều
176 BLHS năm 1907, ngoài ra còn ghi nhận trường hợp đặc biệt với chủ thể đặc biệt là
“người có quyền nuôi con, người giám hộ”, và cuối cùng là Pháp luật của Cộng hòa
Luật pháp Đức quy định độ tuổi thành niên đối với tội phạm là từ 18 tuổi, đây là yếu tố quyết định mức án đối với tội danh dâm ô Đối tượng phạm tội dưới 18 tuổi sẽ phải chịu hình phạt nhẹ hơn so với người trên 18 tuổi Điều này phản ánh sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật các quốc gia trong cách xử lý tội phạm đối với trẻ vị thành niên và người trưởng thành.
77 nước, nhưng nhìn nhận từ góc độ của pháp luật nước ta, có thể thấy pháp luật nước ta thể hiện chính sách nhân đạo đối với người dưới mười tám tuổi Tuy nhiên, xét về mặt sinh học và tâm lý học, “trẻ em” hiện nay phát triển sớm về thể chất, tinh thần cũng như các kiến thức giới tính, tình dục Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp chủ thể thực hiện hành vi dâm ô trẻ em là người dưới 18 tuổi nhưng hiện nay chưa có quy định nào có thể áp dụng xử lý trong trường hợp này Theo Điều 12 BLHS năm 2015, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác Nhưng ở chế định tội phạm dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thì các nhà lập pháp lại quy định chủ thể là những người đủ 18 tuổi trở lên Nhưng thực tế cho thấy, tình hình phạm tội ở trẻ vị thành niên, ở những người dưới 18 hay thậm chí dưới 16 đang ngày càng gia tăng trong nhiều vấn đề của xã hội
Việc hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự để răn đe những cá nhân có ý định phạm tội, cũng như bảo vệ người bị hại, là xu hướng hiện nay Theo quan điểm của nhóm tác giả, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cho tội danh này nên được xác định là 16 tuổi trở lên để đảm bảo tính công bằng và phù hợp với mục đích răn đe, cảnh cáo.
(3) Thứ ba, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật của ba quốc gia, nhóm tác giả nhận thấy pháp luật Việt Nam chưa xem xét đến việc bổ sung “hành vi dâm ô nơi công cộng” là tình tiết định khung tăng nặng đối với chế định này trong pháp luật hình sự mà chỉ mới ghi nhận trong các quy phạm pháp luật hành chính Cụ thể, pháp luật Trung Hoa quy định việc thực hiện hành vi dâm ô ở nơi công cộng là tình tiết định khung tăng nặng Khác với Trung Hoa , Nhật Bản lại quy định cụ thể
“Hành vi dâm ô một cách công khai” tại Điều 174 BLHS năm 1907 Mặc dù từ ngữ khác nhau, nhưng nhìn chung nội hàm của “công cộng” và “công khai” lại có nhiều điểm chung, điều này nhóm tác giả cũng đã phân tích tại tình tiết định khung tăng nặng của pháp luật Trung Hoa Việc thực hiện hành vi dâm ô một cách công khai hoặc ở nơi công cộng nên được pháp luật nước ta bổ sung vào tình tiết tăng nặng Bởi lẽ hành vi này phản ánh hai vấn đề, việc nạn nhân bị đụng chạm, lạm dụng, một cách công khai, ở những nơi công cộng - nơi mà có thể bị người khác chứng kiến bất cứ lúc nào, điều này ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân và thậm chí là gia đình của nạn nhân Hiện nay, khi mà thời buổi công nghệ ngày càng phát triển kéo theo đó những thành phần bất hảo, vô cảm trong xã hội đang không ngừng gia tăng Khi thấy chuyện bất bình lẽ ra họ phải đứng lên bảo vệ cho người bị hại, nhưng không, thực tế đã chứng minh vẫn còn những hành vi như quay lén, livestream…để rồi đăng tải lên các trang mạng xã hội chỉ vì “xu hướng” và vì lợi ích riêng của bản thân hay thậm chí là chỉ để hả hê, đánh giá tiêu cực khi người khác gặp chuyện Những điều này ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của người bị hại không chỉ về cả thân thể mà cả tinh thần Việc thực hiện hành vi phạm pháp nơi công cộng, một cách công khai cũng thể hiện thái độ coi thường pháp luật, khi mà những nơi này thường được lắp đặt camera, bảo an, bảo vệ, nơi mà hành vi vi phạm của họ có thể bị bắt gặp bất cứ lúc nào nhưng họ không quan tâm và vẫn thực hiện hành vi của mình Vì thế, tình tiết này là tình tiết quan trọng cần được bổ sung để hoàn thiện pháp luật, nâng mức án mà người phạm tội phải nhận để bảo vệ người bị hại, lấy lại công bằng và trấn an nạn nhân
(4) Thứ tư, về quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể cụ thể trong hai khung hình phạt tăng nặng của nước ta có điểm khác biệt Cụ thể, ở khung hình phạt tù từ ba năm đến bảy năm, tại điểm g khoản 2 Điều 146 BLHS 2015 có quy định: “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%” và ở khung
78 hình phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm, điểm a khoản 3 Điều 146 BLHS 2015 có quy định: “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể
61% trở lên” Tại quy định nay, như đã tìm hiểu và phân tích trước đó, có thể thấy quy định của pháp luật Việt Nam so với pháp luật Nhật Bản, Trung Hoa , Đức có điểm khác biệt Pháp luật Nhật Bản quy định khung hình phạt sẽ tăng lên nếu hành vi dâm ô có tình tiết tăng nặng là gây ra các hậu quả được đề cập tại Điều 181 bao gồm gây chết người hoặc gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe bao gồm cả sức khỏe thể chất lẫn tổn hại sức khỏe tinh thần Tương tự, pháp luật Trung Hoa cũng ghi nhận hành vi “gây tổn hại cho trẻ em hoặc hậu quả nghiêm trọng khác” với mức phạt tù tăng nặng là trên năm năm đến mười lăm năm Qua thực tiễn xét xử của các quốc gia, nhóm tác giả nhận thấy, gây tổn hại sức khỏe và hậu quả nghiêm trọng khác bao gồm gây thương tích cho nạn nhân, ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân, suy nhược tinh thần và các tổn thương thân thể và tinh thần khác, Quy định của Trung Hoa , Nhật Bản, Đức có nội hàm rộng hơn và nó bao gồm cả “gây rối loạn tâm thần và tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
… đến…” của nước ta Theo quan điểm của nhóm tác giả, việc không quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sẽ khách quan hơn và bảo vệ quyền lợi của người bị hại tốt hơn bởi những lý do sau đây Một là, mặc dù các nước không quy định rõ tổn thương bao nhiêu sẽ là bao nhiêu năm tù, nhưng có thể thấy chỉ cần có hậu quả nghiêm trọng hoặc gây tổn hại cho trẻ em thì sẽ là tình tiết định khung tăng nặng Mỗi quốc gia sẽ có khung hình phạt tăng nặng khác nhau, điều này sẽ giúp cho quá trình xét xử và tuyên án linh động hơn và bảo đảm được quyền lợi cho người bị hại Chưa kể đến thì nhìn chung khung hình phạt tăng nặng của các nước cũng cao hơn so với nước ta Theo quan điểm của nhóm, việc nước ta quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể như thế này có phần bảo vệ người phạm tội hơn là bảo vệ người bị hại Bởi lẽ, ranh giới giữa 1% hay kể cả 0% (khi không được làm tròn) thì sẽ là khung hình phạt khác, mức phạt tù khác
Và tỷ lệ phần trăm mà nạn nhân phải gánh chịu như luật định cũng là một con số khá cao so với khung hình phạt mà người phạm tội phải chịu Hai là, bởi vấn đề giám định tỷ lệ này còn phụ thuộc, ảnh hưởng đến thân thể, sức khỏe và tâm lý của nạn nhân Không phải bất cứ người bị hại này sao khi bị các hành vi dâm ô ảnh hưởng cũng có đủ tâm lý để báo án, để đưa người thực hiện hành vi ra trước pháp luật Có người sẽ trải qua khủng hoảng, đấu tranh tâm lý bởi lẽ vấn đề này ảnh hưởng cả về thân thể, tinh thần và sự tự tôn của họ Vì vậy, giả sử trong trường hợp người bị hại không báo án ngay sau đó mà một thời gian sau mới báo án, liệu kết quả giám định có còn chính xác và khách quan hay không? Ba là, dù nước ta quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể là tình tiết định khung tăng nặng của Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, tuy nhiên ngay từ trong quy định đã thể hiện sự thiếu sót khi quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể ở khung (2) là từ 31% đến 60%, ở khung (3) là từ 61% trở lên, vậy nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể rơi vào khoảng từ 60% đến 61% thì khung hình phạt nào sẽ được áp dụng, hay thậm chí người phạm tội hông bị truy cứu trách nhiệm hình sự do BLHS không ghi nhận Do đó, việc ghi nhận phần trăm tỷ lệ tổn thương cơ thể của pháp luật Việt Nam đang thể hiện những bất cập chưa thể giải quyết và sự thay đổi là cần thiết
(5) Thứ năm, BLHS Việt Nam không có quy định nào cụ thể để trực tiếp điều chỉnh hành vi dâm ô dẫn đến chết người (cố ý với hành vi dâm ô nhưng vô ý với hậu quả chết người) Theo đó, khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết về hành vi dâm ô đối với người 16 tuổi không đề cập đến ý chí của nạn nhân Điều này có nghĩa trường hợp dâm ô trái với ý muốn của nạn nhân hoàn toàn có thể xảy ra Tức thủ phạm có thể sẽ thực hiện những hành vi khiến nạn nhân bị đặt vào tình
79 thế có nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, tinh thần nhằm làm tê liệt ý chí của nạn nhân Với những hành vi này thì hậu quả nạn nhân chết hoàn toàn có thể xảy ra nhưng BLHS Việt Nam lại không có quy định cụ thể nào điều chỉnh hành vi dâm ô dẫn đến chết người Như vậy, nếu tình huống này xảy ra thì hành vi đó có thể vi phạm hai tội bao gồm Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi với khung hình phạt cơ bản là
“phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” và Tội vô ý làm chết người với khung hình phạt cơ bản là “phạt tù từ 01 năm đến 05 năm” Ở điểm này, nhóm tác giả đánh giá đây là một sự thiếu sót lớn bởi vì dù hậu quả chết người đã xảy ra nhưng hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội này lại không tương xứng Ngoài ra, cơ quan xét xử sẽ phải xem xét thêm những dấu hiệu định khung tăng nặng của Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi mà hành vi dâm ô dẫn đến chết người đó có Điều này gây ra thêm những khó khăn nhất định cho cơ quan điều tra, cơ quan xét xử trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án này Đây cũng là kinh nghiệm làm luật mà nhóm tác giả đã nghiên cứu được từ BLHS Nhật Bản và BLHS Đức Hậu quả chết người được cả hai bộ luật này quy định là một trong các dấu hiệu định khung tăng nặng đối với tội phạm dâm ô Theo BLHS Nhật Bản năm 1907 thì căn cứ theo Điều 181 “Người phạm tội quy định tại Điều 176 hoặc Điều 179, khoản 1 hoặc cố gắng thực hiện các tội phạm này và do đó gây ra cái chết hoặc thương tích cho người khác sẽ bị phạt tù lao động chung thân hoặc không dưới ba năm.” và theo BLHS Đức năm 1998 thì căn cứ theo Điều 176b:
Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
Mặc dù pháp luật đóng vai trò điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và bảo vệ quyền lợi của công dân, nhưng vẫn có những trường hợp phát sinh ngoài dự liệu của pháp luật do sự phát triển nhanh chóng của xã hội Trong trường hợp của Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, nhóm tác giả đã chỉ ra những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người bị hại còn chưa được đề cập rõ ràng trong pháp luật Do đó, việc lấp đầy những lỗ hổng này là cần thiết để bảo vệ tối đa quyền lợi của công dân Nhóm tác giả đề xuất tham khảo kinh nghiệm pháp luật từ Nhật Bản, Trung Quốc và Đức để bổ sung và sửa đổi pháp luật hình sự Việt Nam, hoàn thiện hơn nữa các cơ sở pháp lý trong lĩnh vực này.
Thứ nhất, về vấn đề độ tuổi của đối tượng tác động, vì Hiến pháp 2013 của Việt Nam đã khẳng định rằng: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”, đồng thời người từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi vẫn được xác định là người chưa thành niên căn cứ theo khoản 1 Điều 21 BLDS năm 2015 Ngoài ra, pháp luật hình sự các nước mà nhóm tác giả nghiên cứu cũng quy định các nhóm đối tượng tác động tương ứng với các mốc tuổi khác nhau nhưng bao quát được tất cả các nhóm đối tượng tác động, như Nhật Bản ghi nhận hai mốc tuổi của đối tượng tác động là người dưới mười ba tuổi và người từ đủ mười ba tuổi trở lên (Điều 176 BLHS năm 1907), Trung Hoa có hai mốc tuổi là người dưới mười bốn tuổi và người từ đủ mười bốn tuổi trở lên (Điều 237 BLHS năm 1997) Do đó, pháp luật không thể chỉ quan tâm đến trường hợp đối tượng tác động của hành vi dâm ô chỉ bao gồm người dưới mười sáu tuổi mà quên rằng, người từ đủ mười sáu tuổi trở lên vẫn đang ngày ngày phải đối mặt với những hành vi xấu xa này nhưng chưa thể nhờ cậy pháp luật xử lý Chính vì thực trạng như vậy và mục đích bảo vệ cả những người từ đủ mười sáu tuổi trở lên, pháp luật hình sự Việt Nam cần bổ sung các quy phạm pháp luật về một tội danh khác hoặc bổ sung ngay trong Điều 146 BLHS năm 2015 trường hợp hành vi dâm ô đối với người từ đủ mười sáu tuổi trở lên Và vì hai nhóm đối tượng tác động này có mức độ tuổi khác nhau, kèm theo đó là mức độ phát triển về thể chất và tinh thần cũng có sức khác biệt, nên các nhà lập pháp phải căn cứ vào đặc tính của từng nhóm đối tượng nhằm đặt ra cách thức xử lý và chế tài phù hợp đối với chủ thể thực hiện hành vi này Qua đó, nhóm tác giả kiến nghị pháp luật hình sự cần quy định rõ hai tội danh tương ứng với hai nhóm đối tượng tác động: Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi với đối tượng tác động là người dưới mười sáu tuổi và Tội dâm ô với đối tượng tác động là người từ đủ mười sáu tuổi trở lên
Thứ hai, về độ tuổi của người phạm tội, dù chính sách pháp luật của Việt Nam thể hiện tinh thần nhân đạo đối với người dưới mười tám tuổi, nhưng không thể phủ nhận tình trạng trẻ hóa của tội phạm, là một trong những xu hướng cho thấy tỷ lệ người phạm tội dưới mười tám tuổi ngày càng tăng, và tội dâm ô đối với người dưới mười sáu tuổi cũng không phải ngoại lệ Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng không tốt này xuất phát từ việc khi những người dưới mười tám tuổi thực hiện hành vi không đứng đắn này chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền (khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) 66 mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong khi nạn nhân là bên gánh chịu mọi hậu quả từ hành vi đó Có thể thấy, ở các nước như Trung Hoa , độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ mười sáu tuổi trở lên (Điều 237 BLHS năm 1997), hay Nhật Bản ghi nhận là “Người nào…” tại Điều
176 BLHS năm 1907 và cuối cùng là pháp luật Đức ghi nhận độ tuổi của người phạm tội từ đủ mười tám tuổi trở lên là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội danh dâm ô, tức những người dưới mười tám tuổi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự Qua lập luận vừa nêu, nhóm tác giả bày tỏ quan điểm pháp luật hình sự Việt Nam cần phải có sự sửa đổi độ tuổi của chủ thể thực hiện hành vi dâm, cụ thể thay đổi mốc tuổi từ đủ mười tám tuổi trở lên thành mốc tuổi từ đủ mười sáu tuổi trở lên, mốc tuổi này một người
66 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình
83 được xác định không còn là trẻ em (dựa theo Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016), phù hợp với các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự được ghi nhận trong BLHS cũng như phù hợp với các văn bản liên quan khác
Kinh nghiệm lập pháp của Nhật Bản và Trung Quốc với việc hình sự hóa hành vi dâm ô nơi công cộng tại Điều 174 BLHS năm 1907 và khoản 2 Điều 237 BLHS năm 1997 lần lượt chỉ ra tính chất nghiêm trọng của hành vi này Việt Nam cần xem xét cụ thể hóa hành vi dâm ô nơi công cộng như một tình tiết tăng nặng hình sự, áp dụng khung hình phạt cao hơn mức cơ bản Bên cạnh đó, hành vi này cũng cần được quy định là vi phạm trật tự công cộng, áp dụng biện pháp phạt tiền đối với đối tượng không chịu trách nhiệm hình sự Hành vi dâm ô nơi công cộng xâm phạm quyền lợi hợp pháp của nạn nhân, tác động tiêu cực đến cả người bị hại và những người chứng kiến Tính nguy hiểm xã hội của hành vi này cao hơn so với thông thường, do đó, cần bổ sung tình tiết định khung tăng nặng để tăng mức hình phạt tương ứng với mức độ vi phạm.
Thứ tư, thay đổi tình tiết định khung tăng nặng gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân với phần trăm tỷ lệ tổn thương cơ thể chi tiết tương ứng với hai khung hình phạt tăng nặng thành không quy định phần trăm tỷ lệ tổn thương cơ thể tương tự như tình tiết định khung tăng nặng của ba quốc gia nhóm tác giả đã nghiên cứu và việc không quy định phần trăm tỷ lệ tổn thương cơ thể này phải được đảm bảo mức thấp nhất của tỷ lệ tổn thương cơ thể là từ 11% trở lên Theo đó, theo quan điểm của nhóm, cần thiết trong việc sửa đổi tỷ lệ tổn thương cơ thể với hai mức phần trăm tương ứng với hai khung hình phạt thành tình tiết “gây rối loạn tâm thần và hành vi hoặc gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe của nạn nhân” tương ứng với một khung hình phạt cố định, và những người xét xử có trách nhiệm dựa vào các tình tiết mà người phạm tội gây ra để áp dụng mức hình phạt phù hợp Nhóm tác giả kiến nghị thêm tình tiết này vì dựa trên quy định tại Điều 181 BLHS Nhật Bản và Điều 237 BLHS Trung Hoa, hai quốc gia này chỉ đặt ra tình tiết định khung tăng nặng là gây hậu quả tổn thương cơ thể cho nạn nhân, không quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể cụ thể
Thứ năm, bổ sung tình tiết “gây hậu quả nạn nhân chết” vào tình tiết định khung tăng nặng và đồng thời tình tiết này phải thuộc khung hình phạt cao nhất Khi học hỏi kinh nghiệm từ pháp luật của Nhật Bản (Điều 181 BLHS năm 1907) và Đức (Điều 176b BLHS Đức), nhóm tác giả nhận thấy rằng các quốc gia có sự phân biệt tình tiết này với các hành vi vô ý làm chết người khác Không chỉ vậy, khung hình phạt với mức cao nhất là tù chung thân mà pháp luật các nước này đặt ra đối với trường hợp thực hiện hành vi dâm ô gây hậu quả nạn nhân chết là hoàn toàn phù hợp và thể hiện tính nghiêm trị của pháp luật, tuy nhiên nhóm tác giả nhận định rằng mức hình phạt này lại quá nặng so với tình tiết này Điều 146 BLHS năm 2015 cũng chưa quy định khung hình phạt tăng nặng với mức hình phạt cao nhất là hình phạt tù chung thân, cho nên việc bổ sung tình tiết tăng nặng này phải đồng thời bổ sung thêm hình phạt tăng nặng hơn so với hai khung tăng nặng đã được ghi nhận, nhóm tác giả kiến nghị khung
Luật hình sự năm 2015 bổ sung 84 hình phạt mới cho tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, cụ thể là khung hình phạt từ 15 đến 20 năm tù Điều này giúp tăng khả năng phân biệt tội danh cho hành vi phạm tội và hạn chế tình trạng một hành vi có thể cấu thành nhiều tội nhưng mức hình phạt tổng hợp vẫn còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe đối với thủ phạm gây ra cái chết cho người khác.
Thứ sáu, cần có hướng dẫn sâu hơn về vấn đề chủ thể thực hiện hành vi dâm ô là người có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh quy định tại điểm d khoản 2 Điều 146 BLHS năm 2015 Vì những chủ thể này theo BLHS khi thực hiện những hành vi được xác định là “hành vi dâm ô” sẽ được xem là tình tiết định khung tăng nặng Tuy nhiên, theo Điều 5 Nghị quyết 06/2019 thì nếu hành những hành vi này không có tính chất tình dục thì được loại trừ xử lý hình sự Theo hai quy định này của pháp luật Việt Nam, vẫn chưa thể khẳng định được hoàn toàn những hành vi do tính chất công việc này là hành vi dâm ô hay không là hành vi dâm ô Hơn nữa, việc xác định yếu tố tình dục của hành vi trên thực tế là rất khó khăn vì việc xác định phụ thuộc nhiều vào ý chí của người phạm tội và kết quả của quá trình điều tra có thể thiếu tính khách quan Vì vậy mà trước hết, nhóm tác giả đưa ra kiến nghị bổ sung quy định giải thích chi tiết hơn về “người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;” và thay vì xét “tính chất tình dục” của hành vi, phụ thuộc vào ý chí của người phạm tội thì nhóm tác giả cho rằng hành vi đó chỉ cần có dấu hiệu của Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo Điều 146 BLHS năm 2015, hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Nghị Quyết 06/2019/NQ-HĐTP và hành vi này lợi dụng quan hệ chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh thì đã vi phạm Tội này mà không cần xem xét mục đích của người phạm tội Nhóm tác giả đưa ra kiến nghị này trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm quy định về Tội lạm dụng tình dục người được bảo hộ theo Điều 174 và khoản (1) Điều 174c BLHS năm
Thứ bảy, sửa đổi khung hình phạt Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Cụ thể khung hình phạt cơ bản từ sáu tháng đến ba năm tăng lên từ một năm đến ba năm, hai khung hình phạt khi có tình tiết định khung tăng nặng tăng lên với khung thứ hai từ ba đến bảy năm thành ba đến mười năm, khung thứ ba từ bảy năm đến mười hai năm thành từ mười năm đến mười lăm năm Nhóm tác giả kiến nghị khung hình phạt như vậy vì nhóm cho rằng, bất kỳ hành vi mang tính chất tình dục nào cũng đều gây ảnh hưởng xấu không chỉ cho người bị hại mà còn cho gia đình người bị hại và thậm chí là xã hội Đồng thời, nhóm cũng dựa theo những kinh nghiệm nhóm đúc kết được từ Điều 176 BLHS năm 1998 (quy định mức thấp nhất của khung hình phạt cơ bản là 01 năm) và Điều 237 BLHS Trung Hoa (quy định mức cao nhất của khung hình phạt cơ bản là 5 năm Các khung hình phạt áp dụng đối với các tình tiết định khung tăng nặng mà nhóm kiến nghị như trên cũng xuất phát từ bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản và Trung Hoa , hai quốc gia này quy định mức thấp nhất của khung hình phạt áp dụng cho các tình tiết định khung tăng nặng lần lượt là 03 năm và 05 năm và đều không quy định mức cao nhất) Như những phân tích từ những phần trước, dâm ô mặc dù không bao gồm hành vi giao cấu nhưng sự nguy hiểm tiềm tàng mà hành vi này đem lại cũng không kém cạnh hành vi giao cấu hành những hành vi quan hệ tình dục khác, cũng đem lại không chỉ những ảnh hưởng về tâm lý mà còn gây ra những loại bệnh nguy hiểm khác, đặc biệt đối với đối tượng tác động là người dưới mười sáu tuổi Do đó, để giảm thiểu tốt nhất tình trạng người phạm tội lợi dụng mức hình phạt thấp để thực hiện
85 những hành vi đồi bại này, pháp luật hình sự nên thể hiện sự nghiêm khắc hơn nữa trong việc nâng mức hình phạt lên
Ngoài ra, sửa đổi hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 06/2019 thành: “Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục, người nhận chăm sóc, giáo dục thay thế hoặc người được giao trách nhiệm chăm sóc, giáo dục người dưới 16 tuổi, người bệnh, người tàn tật” Lý do nhóm tác giả muốn sửa đổi quy định này đầu tiên là vì về góc độ pháp lý, tình tiết định khung tăng nặng tại điểm d khoản 2 Điều 146 BLHS năm
2015 quy định người phạm tội là “người có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh”, quy định này cho thấy chủ thể ở đây bao gồm cả những người có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh thay thế và những người được giao những trách nhiệm đó, nhưng ở điều khoản loại trừ xử lý hình sự lại nêu cụ thể chủ thể chỉ bao gồm người trực tiếp chăm sóc, giáo dục, điều này gây bất lợi cho những chủ thể không được ghi nhận Nhóm tác giả đưa ra kiến nghị này trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm quy định về Tội lạm dụng tình dục người được bảo hộ theo Điều 174 và khoản (1) Điều 174c BLHS năm 1998
Thứ tám, bổ sung tình tiết định khung tăng nặng “làm nạn nhân mắc các bệnh lây qua đường tình dục” Khoa học y tế ngày nay đã chứng minh rằng chỉ thông qua việc “hôn” có thể làm lây lan vi khuẩn qua nước bọt, dẫn đến việc nạn nhân có thể mắc một số căn bệnh như herpes sinh dục, giang mai, chứ không nhất thiết phải có những hành vi xâm nhập vào bộ phận sinh dục 67 Việc nhiễm những căn bệnh này có thể để lại cho nạn nhân những hệ lụy không chỉ về sức khỏe mà còn về tinh thần nghiêm trọng, thậm chí có thể gây vô sinh Nghiêm trọng là vậy, nhưng hiện nay tình tiết này chưa được ghi nhận là hành vi khách quan hay tình tiết tăng nặng của Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, người phạm tội gây ra hậu quả này cũng chỉ chịu hình phạt của tội ít nghiêm trọng (với khung hình phạt cơ bản) Điều này là không phù hợp với chưa đem lại công bằng cho người bị hại Ngoài ra, Trung Hoa cũng ghi nhận tại khoản 6 Điều 25 của “Ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về trừng phạt hợp pháp tội phạm xâm hại tình dục trẻ vị thành niên” quy định các trường hợp người phạm tội sẽ bị xử lý nghiêm hơn pháp luật có bao gồm trường hợp chủ thể khiến cho nạn nhân “mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các hậu quả khác cho nạn nhân chưa thành niên” Do đó, hậu quả
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 88 Kết luận Chương 3
Với các vướng mắc mà nhóm tác đã phân tích, ngoài những thiết sót từ lĩnh vực lập pháp thì còn có những bấp cấp xuất phát từ năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của những chủ thể áp dụng pháp luật Vì lý do đó, nhóm tác giả kiến nghị một số giải pháp nâng cao sau đây nhằm khắc phục những điểm yếu đó, củng cố hơn vai trò của pháp luật
- Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng
Thực hiện hành vi xâm hại tình dục dù bằng bất kì thủ đoạn nào với mức độ nguy hiểm bao nhiêu đều gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe đặc biệt là tinh thần cho nạn nhân, nhất là khi nạn nhân là trẻ em, những người yếu thể và còn trong giai đoạn đang phát triển về thể chất tâm lý Do đó, khi xét xử các vụ án xâm hại tình dục nói chung và Tội dâm ô đối với người dưới 1 tuổi nói chung, các cơ quan tiến hành tố tụng cần lưu ý các vấn đề sau:
Thứ nhất, các cơ quan tiếp nhận tin tố giác tội phạm cần tiếp nhận kịp thời các tin báo về tội phạm, nhanh chóng tiến hành xác minh, khám nghiệm hiện trường và thu thập chứng cứ chứng minh
Thứ hai, trong quá trình điều tra về nội dung vụ án, người tiến hành cần phải nắm rõ các đặc điểm tâm lý của trẻ em; khi đặt câu hỏi phải ngắn gọn, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ; cần sự có mặt của người đại diện người giám hộ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới mười tám tuổi Tuy nhiên, những người tiến hành điều tra phải tinh tế không để những người này áp đặt suy nghĩ hay ý chí chủ quan ảnh hưởng đến lời khai của nạn nhân bởi có những vụ án người phạm tội chính là những người thân thích của nạn nhân và người đại diện, người giám hộ Bên cạnh đó, việc lấy lời khai của người phạm tội cũng quan trọng không kém Do đặc điểm của tội danh này nằm ở chỗ các hành vi đều ở dạng tiếp xúc bên ngoài chứ không có yếu tố xâm nhập nên ít khi để lại dấu vết, thương tật Do đó, có những trường hợp người phạm tội thường chối tội, quanh co không thừa nhận đã thực hiện hành vi phạm tội Vì vậy, khi các cơ quan điều tra đã tiếp nhận tin báo tội phạm thì cần phải nhanh chóng lấy lời khai của người được cho là đã thực hiện hành vi dâm ô càng nhanh càng tốt, tránh trường hợp người này có điều kiện chuẩn bị tâm lý chối tội, sử dụng nhiều biện
89 pháp khác nhau để đấu tranh với người phạm tội, chỉ ra các mâu thuẫn trong việc khai báo gian dối của người phạm tội 68
Thứ ba, trong quá trình xét xử, ngoài việc thực hiện đúng các trình tự thủ tục như hướng dẫn tại Nghị quyết 06/2019 thì cần phải tuyệt đối bảo mật thông tin của nạn nhân để tránh trường hợp nạn nhân gặp các vấn đề tâm lý sau này Điểm g khoản 4 Nghị quyết 06/2019 quy định sau khi xét xử, Tòa án không được phép công khai bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến vụ án trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án Tuy nhiên, điều này sẽ gây khó khăn cho những người cần tiếp cận thông tin khi thực hiện nghiên cứu, hoặc để người dân hiểu rõ về tính nghiêm trọng, tình hình tội phạm tình dục cũng như thể hiện tính nghiêm minh, rõ ràng và khách quan của pháp luật, nhóm tác giả cho rằng nên đăng tải bản án sau khi đã xóa hết tất cả thông tin về nhân thân của nạn nhân 69
- Đối với các cơ quan, ban, ngành khác
Chủ động xác minh, nắm tình hình, diễn biến hoạt động của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn và quản lý chặt chẽ số lượng thanh thiếu niên chậm tiến, có tiền án, tiền sự, các băng nhóm trên địa bàn là những đối tượng có nguy cơ phạm tội xâm hại tình dục Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm xâm hại tình dục trẻ em kết hợp với công tác đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên, học sinh và vận động nhân dân tố giác kịp thời các hành vi xâm hại tình dục trẻ em Đối với người phạm tội cần xử lý nghiêm minh, kịp thời đúng pháp luật, kiên quyết đấu tranh không để lọt tội phạm Tổ chức tốt các phiên tòa lưu động đối với các vụ án xâm hại tình dục trẻ em nhưng phải đảm bảo thuần phong mỹ tục 70
Hỗ trợ điều trị y tế cho trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục Như đã đề cập, chấn thương thể xác và tâm lý là gần như luôn xuất hiện trong các vụ án xâm hại tình dục nói chung và các vụ án dâm ô trẻ em nói riêng Ngoài những chấn thương thể xác như tổn thương bộ phận sinh dục, các bộ phận khác, trẻ còn thường có có triệu chứng tâm lý như có những cơn giận bất thường, rối loạn hành vi, trầm cảm, lo âu, …thâm chí có một số trẻ vì quá hoảng loạn mà tìm đến cái chết Ngoài ra còn có những trường hợp sau khi bị xâm hại tình dục, trẻ có xu hướng tự oán trách bản thân, mất lòng tin vào bản thân, gia đình và cộng đồng Điều này có thể dẫn việc trẻ mất niềm tin, oán hận xã hội, lệch lạc nhân cách 71 Như vậy, trong quá trình trưởng thành, những nạn nhân này dễ “trở thành nạn nhân hoặc người thực hiện bạo lực tình dục xâm nhập trong phần đời còn lại, bạo lực thanh thiếu niên, bạo lực đối với bản thân và bị bạo lực bởi bạn tình thân mật” 72
68 Hà Thị Bích Thảo (2021), Phòng ngừa Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr 75
69 Nguyễn Thị Quỳnh Ngân (2022), Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong pháp luật hình sự Việt Nam – So sánh với pháp luật nước ngoài và đề xuất, kiến nghị, Khóa luận tốt nghiệp, Tp Hồ Chí Minh, tr 94
70 Nguyễn Văn Điền (2019), “Một số khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/mot-so-kho-khan-va-giai-phap-nang- cao-hieu-qua-cong-tac-dau-tranh-phong-chong-toi-pham-xam-hai-tinh-duc-tre-em, truy cập 03/08/2023
71 Lâm Tiến Dũng (2020), “Bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại là trách nhiệm và lương tâm không của riêng ai”, Bộ giáo dục và đào tạo, [http://chuongtrinhkhgd.moet.gov.vn/tintuc-sukien/Pages/tin-tuc.aspx?ItemIDG16] (truy cập ngày 05/08/2023)
72 Nguyễn Thị Quỳnh Ngân, tlđđ (66)
90 Để cải thiện các vấn đề sức khỏe tình dục trong xã hội và giảm sự xuất hiện của các vấn nạn tình dục, chúng ta cần thúc đẩy toàn diện giáo dục giới tính và xây dựng hệ thống giáo dục giới tính ở nhà trường Giáo dục giới tính phải là một phần của giáo dục cho mọi người, bao gồm mọi lứa tuổi và các nhóm từ mẫu giáo đến cao đẳng và đại học, phổ biến kiến thức về sức khỏe tình dục dưới nhiều hình thức và cách thức khác nhau, nâng cao kiến thức về sức khỏe tình dục và hành vi tình dục và khả năng tự bảo vệ của mọi người Đồng thời, chúng ta cũng cần tích cực cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy các môn học giáo dục giới tính, có phương pháp giảng dạy thú vị, sinh động, nhiều màu sắc, chú trọng hướng dẫn, khơi gợi tư duy cho học sinh, tăng cường tính tương tác và hiệu quả của các môn học giáo dục giới tính Ở những nơi công cộng, phải dạy cho trẻ em khả năng nâng cao nhận thức về an toàn và tự bảo vệ mình Chẳng hạn như tránh xa người lạ, tránh đi du lịch một mình, cảnh giác, v.v Đối với giới tính nữ, tốt nhất nên mang theo một số dụng cụ tự vệ như bình xịt, côn điện… để đề phòng những trường hợp khẩn cấp Việc hiểu và nắm vững những kiến thức cơ bản về giới tính, phòng tránh xâm hại tình dục trước là điều vô cùng cần thiết đối với các em Thay vì khắc phục hậu quả sau khi trẻ bị lạm dụng tình dục, tốt hơn là nên can thiệp trước Giáo dục phòng chống xâm hại tình dục là nhiệm vụ mà chúng ta phải kiên trì lâu dài Dạy cho trẻ cách nói không với các hành vi lạm dung tình dục Dạy cho trẻ rằng phải thông báo đến cha mẹ, thầy cô hoặc người giám hộ để ngặn chặn hành vi xảy ra, ngăn chặn hậu quả đồng thời đưa người phạm tội ra ánh sáng pháp luật
Mở lớp tập huấn cho cán bộ, công nhân viên nhà trường về công tác giảng dạy về giới tính để trẻ em có thể tiếp thu, lắng nghe; lớp tập huấn về cách nhận biết và giải quyết khi có hành vi lạm dụng tình dục trẻ em; quản lý trật tự thông tin khi phát hiện có hành vi xảy ra để bảo vệ sự riêng tư của trẻ em và tâm lý của trẻ Tập huấn về việc làm thế nào để có thể xác định trẻ em bị xâm hại tình dục Nếu trẻ em bị lạm dụng tình dục, cán bộ, công nhân viên nhà trường phải tích cực áp dụng các biện pháp trợ giúp về vật chất, trợ giúp về tâm lý, trợ giúp về pháp lý và quan tâm đến trẻ em nhiều hơn
- Đối với người thân trong gia đình nói chung và cha mẹ của trẻ nói riêng
Trước tiên là vai trò của cha mẹ khi trẻ em chưa thể có ý thức tự bảo vệ bản thân mình Lúc này cha mẹ cần ở bên và quan sát trẻ mọi lúc, nâng cao tinh thần, ý thức cảnh giác đối với những hành vi bất thường kể cả đối với họ hàng, những người thân thiết để có thể nhanh chóng phát hiện ra những hành vi lạm dụng tình dục, lợi dụng thói quen cưng nựng của người Việt để chạm vào bộ phận nhạy cảm của đứa trẻ Ở giai đoạn này trẻ em cần được cha mẹ trực tiếp bảo vệ khỏi các hành vi xâm hại tình dục
Để bảo vệ trẻ em trước tình trạng xâm hại, phụ huynh cần giáo dục trực tiếp cho các em Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề này thường bị né tránh, khiến trẻ phải tự học qua các nguồn trên mạng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn khi hiểu sai lệch về tình dục Nhóm tác giả nhấn mạnh rằng cần thay đổi tật xấu này, giáo dục trẻ từ sớm, từ những điều cơ bản như quy tắc năm ngón để trẻ nhận biết mối quan hệ an toàn và cần tránh.
91 trẻ em cần có phải có kiến thức về các bộ phận nhạy cảm để từ đó khả năng nhận thức, tự bảo vệ bản thân sẽ tốt hơn