Theo Thông tư liên tịch số 01/1998 ngày 02 tháng 01 năm 1998 của TANDTC-VKSNDTC-BNV hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã giải thí
TỘI DÂM Ô TRẺ EM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ BANG CALIFORNIA VÀ BANG TEXAS CỦA HOA KỲ
Nguyên tắc bảo vệ trẻ em
1.1.1 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989
Trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc một cách đặc biệt là quan niệm của loài người từ trước tới nay Chính vì vậy, ngay từ thế kỷ XIV, XV ở châu Âu đã có những tổ chức cộng đồng hoạt động trên lĩnh vực này mà tiêu biểu là bệnh viện Spê-đan Đi-gơ-li In-nâu-xân-ti ở Flo-ren (Italia) Quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu (thế kỷ XVII - XIX) đã kéo theo tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em một cách phổ biến Thêm vào đó, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I (1914 - 1918) đã đẩy hàng triệu trẻ em vào hoàn cảnh cùng khổ Vì vậy, năm 1919, một số tổ chức cứu trợ trẻ em đã được thành lập ở Anh và Thụy Điển Những năm tiếp theo, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã ban hành một số Công ước nhằm bảo vệ trẻ em trong các lĩnh vực lao động, việc làm và bảo trợ xã hội Tuy nhiên, những văn kiện thời kỳ đó chưa đặt vấn đề dưới góc độ các
Chỉ đến năm 1924, khái niệm “quyền trẻ em” mới chính thức được đề cập trong luật pháp quốc tế, khi Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ về quyền trẻ em được Hội Quốc liên thông qua Năm 1948, Liên Hợp quốc (LHQ) thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, trong đó khẳng định trẻ em cũng là chủ thể bình đẳng của các quyền con người Năm 1959, LHQ thông qua bản Tuyên ngôn (thứ hai) về quyền trẻ em, phát triển nội dung của Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ năm 1924 Từ năm 1959 đến những năm 80 của thế kỷ
14 Phan Thị Thanh Tâm, “Công ước quốc tế về quyền trẻ em - cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền trẻ em”, Nguồn: [https://www.thuvienbinhduong.org.vn/Resources/Docs/PDF/2015/1-6/B%C3%A0i%2020.pdf] (truy cập ngày 10/8/2023)
XX, đã có nhiều văn kiện quốc tế được thông qua liên quan đến quyền của trẻ em Tuy nhiên, những văn kiện này không có tính ràng buộc pháp lý hoặc không đủ đáp ứng đúng từ góc độ đặc thù và nhu cầu của trẻ em, do đó ảnh hưởng của chúng trên thực tế là hạn chế Trẻ em cần phải được sống trong hòa bình, trong xã hội thân ái; cần phải được sự chăm sóc của Nhà nước, xã hội, gia đình và cần có sự bảo vệ về mặt pháp lý Điều này đặc biệt có ý nghĩa ở những quốc gia đang phát triển
Vì vậy, cần phải có điều ước quốc tế đa phương ghi nhận và điều chỉnh trong lĩnh vực này Với sự nỗ lực của các quốc gia, Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, hoặc UNCRC, (UNCRC) là cơ sở của cho tất cả các công việc của UNICEF Đây là tuyên bố đầy đủ nhất về quyền trẻ em từng được sản xuất đưa ra và là hiệp ước quốc tế về quyền con người được phê chuẩn rộng rãi nhất trong lịch sử 15 Công ước có 54 điều khoản bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống của trẻ và đặt ra các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa mà tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều được hưởng 16 Công ước Quyền trẻ em được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc được thông qua ngày 20/11/1989 tại Viên (Áo) và trở thành một trong những công ước về quyền con người được thông qua nhanh chóng nhất và rộng rãi nhất Công ước xác lập những tiêu chuẩn về giáo dục, chăm sóc y tế, dịch vụ xã hội, luật hình sự, và xác định quyền của trẻ em có tiếng nói trong các quyết định ảnh hưởng đến trẻ 17
Theo quy định tại Điều 49 của Công ước thì Công ước về quyền trẻ em có hiệu lực từ ngày 02/9/1990 Tại Điều 19 Công ước về quyền trẻ em có quy định quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp về lập pháp, hành pháp, xã hội và giáo dục để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức xâm phạm tình dục, trong khi trẻ em vẫn nằm trong vòng chăm sóc của cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, của một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em Ngoài ra, Điều 34 Công ước cũng quy định Quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em trước mọi hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục Bởi lẽ, các quốc gia thành viên cần thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa (i) việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia bất kỳ hoạt động tình dục trái pháp luật nào; (ii) việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong hoạt động mại dâm hay các hoạt động tình dục trái pháp luật khác; (iii) việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong các cuộc biểu diễn hay trong các tài liệu khiêu dâm Trong đó, trẻ em được bảo vệ chống lại mọi hình thức bóc lột cũng như lạm dụng về tình dục
15 Trương Việt Hùng, “Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em”, Nguồn: [https://www.unicef.org/vietnam/vi/c%C3%B4ng-%C6%B0%E1%BB%9Bc-li%C3%AAn-h%E1%BB%A3p- qu%E1%BB%91c-v%E1%BB%81-quy%E1%BB%81n-tr%E1%BA%BB-em] (truy cập ngày 10/6/2023)
16 Trương Việt Hùng, “Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em”, Nguồn: [https://www.unicef.org/vietnam/vi/c%C3%B4ng-%C6%B0%E1%BB%9Bc-li%C3%AAn-h%E1%BB%A3p- qu%E1%BB%91c-v%E1%BB%81-quy%E1%BB%81n-tr%E1%BA%BB-em] (truy cập ngày 10/6/2023)
17 Đào Quốc Thụy, “Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em”, Nguồn: [https://nghiencuuquocte.org/2016/02/01/tai-sao-my-chua-phe-chuan-cong-uoc-ve-quyen-tre-em/] (truy cập ngày 10/6/2023)
Như vậy, trẻ em được bảo vệ khỏi mọi hình thức lạm dụng về tình dục trong đó có tội phạm về dâm ô
1.1.2 Pháp luật Liên bang Hoa Kỳ
Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em là một công ước quốc tế đã được nhiều quốc gia phê chuẩn, trừ ba nước Somalia, Nam Sudan và Hoa Kỳ Chính phủ Mỹ đã đóng một vai trò tích cực trong việc soạn thảo Công ước và đã ký kết vào 16 tháng hai 1995, nhưng đã không phê chuẩn cùng với Somalia, còn Nam Sudan mới trở thành một quốc gia vào năm 2014 18 Hoa Kỳ đã ký kết Công ước vào năm 1995, nhưng chưa phê chuẩn nó Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đã có vai trò tích cực trong việc soạn thảo Công ước Một công ước được ký có nghĩa là một quốc gia thừa nhận nguyên tắc của công ước đó, trong khi việc phê chuẩn nghĩa là cam kết pháp lý thực thi công ước Hoa Kỳ thường chỉ phê chuẩn các công ước quốc tế về quyền con người nếu chúng không có giá trị pháp lý cao hơn các luật hiện hành
Một số tổ chức quyền cha mẹ đã phê phán Công ước, cho rằng nó có thể ảnh hưởng xấu đến quyền của cha mẹ, đặc biệt trong việc giáo dục tôn giáo và tình dục Một số người lãnh đạo về quyền của cha mẹ cho rằng nguyên tắc của Công ước sẽ tạo ra các quy định áp đặt cho phép cơ quan chính phủ vô hiệu hóa các quyết định của cha mẹ nếu có sự bất đồng với quyết định đó Có một số luật tại Hoa Kỳ không hoàn toàn phù hợp với Công ước Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc, ví dụ như việc áp dụng án chung thân cho công dân dưới 18 tuổi mà không có sự ân xá Công ước cấm sử dụng các hình phạt thô bạo và xúc phạm nhân phẩm Do đó, việc phê chuẩn Công ước có thể làm cho hình phạt nhỏ trở thành hành vi bất hợp pháp Mặc dù Hoa Kỳ có luật chống lạm dụng trẻ em, một số bang vẫn cho phép hình phạt thể xác ở trường học và không có bang nào cấm hình phạt thể xác trong gia đình 19
Mặc dù Hoa Kỳ không tham gia phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em 1989 nhưng pháp luật Hoa Kỳ vẫn luôn ưu tiên trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em thông qua pháp luật quốc gia Tại Hoa Kỳ, có nhiều luật liên quan đến quyền trẻ em, bảo vệ quyền của họ và đảm bảo cuộc sống và phát triển toàn diện Dưới đây là một số pháp luật quan trọng về quyền trẻ em tại Hoa Kỳ:
- Luật Quyền Trẻ Em Hiện Đang Ở Địa Vị Ngang Bằng với Người Lớn (Current Law Equally Regards Youth Act - CLERY Act) 20 : Luật này yêu cầu các trường đại học
18 “Công ước về Quyền trẻ em”, Nguồn: [https://mildsunshinelaw.vn/cong-uoc-ve-quyen-tre-em.html] (truy cập ngày 10/6/2023)
19 Đào Quốc Thụy, “Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em”, Nguồn: [https://nghiencuuquocte.org/2016/02/01/tai-sao-my-chua-phe-chuan-cong-uoc-ve-quyen-tre-em/] (truy cập ngày 10/6/2023)
20 National Archieve, “Code of Federal Regulations”, Nguồn: [https://www.ecfr.gov/current/title-34/subtitle-B/chapter-VI/part-668/subpart-D/section-668.46] (truy cập ngày 20/7/2023)
13 và đại học phải công bố thông tin về tình hình an ninh và các vụ tấn công tại các khuôn viên trường Mục đích là bảo vệ sự an toàn và quyền của sinh viên trẻ
- Luật Bảo Vệ Người Trẻ Khỏi Bạo Lực (Child Abuse Prevention and Treatment Act - CAPTA) 21 : Luật này thiết lập cơ chế để báo cáo và điều tra các trường hợp nghi ngờ lạm dụng trẻ em Nó cũng cung cấp tài trợ cho các chương trình bảo vệ trẻ em và hỗ trợ cho gia đình
Dấu hiệu khách quan của tội dâm ô trẻ em
1.2.1 Quy định của Bộ luật hình sự bang California Điều 288 (a) của Bộ luật Hình sự California quy định rằng: “Người cố ý trong việc thực hiện hành vi dâm dục hoặc khiêu dâm, bao gồm các hành vi được ghi nhận tại phần 1, tác động lên toàn bộ cơ thể hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể của trẻ em dưới
14 tuổi với ý định thỏa mãn ham muốn, đam mê hoặc tham muốn tình dục thì sẽ được xem là phạm tội nghiêm trọng và có thể bị phạt tù 3, 6 hoặc 8 năm” Theo đó, tội dâm ô đối với trẻ em hướng đến quyền được bảo vệ về thân thể, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em Đối với bang California, pháp luật xác định đối tượng tác động là người dưới 14 tuổi và trường hợp 14 hoặc 15 tuổi Đối với tội dâm ô đối với trẻ em, pháp luật hình sự California hướng đến việc bảo vệ thân thể, cũng như sức khỏe tinh thần về danh dự, nhân phẩm của trẻ em Đây chính là những vấn đề quan trọng đối với mỗi con người, đặc biệt là những đứa trẻ độ tuổi chưa đủ trưởng thành và nhận thức tốt Khi tâm sinh lý chưa phát triển toàn diện, hành vi khách quan của tội phạm dâm ô sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách sau này và ảnh hưởng đến danh dự của bản thân khi lớn lên Việc đưa ra những quy định chặt chẽ về tội dâm ô nhằm hướng đến việc phát triển toàn diện và bảo vệ trẻ em khỏi những vấn đề xấu liên quan đến thân thể cũng như nhân phẩm, danh dự Vì vậy, để làm rõ các quy định trong pháp luật bang California như thế nào về dấu hiệu khách quan của tội phạm dâm ô đối với trẻ em này, nhóm tác giả sẽ phân tích ngay dưới đây a Độ tuổi nạn nhân
Hiện nay, quan niệm về trẻ em ở các nước không có sự giống nhau: chẳng hạn ở Anh, Úc, Ai Xơ Len quan niệm những người dưới 18 tuổi là trẻ em, ở Singapore lại có quy định trẻ em là người dưới 14 tuổi, Philippin khá đặc biệt khi quy định độ tuổi là dưới 18 hoặc trên 18 tuổi nhưng mất năng lực hành vi dân sự và không tự sống độc lập… 26 Có thể thấy thuật ngữ “trẻ em” của mỗi quốc gia được định nghĩa khác nhau không chỉ tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng về mặt sinh học mà còn dựa vào các quan điểm về mặt pháp lý được xác định theo độ tuổi quy định của pháp luật
26 Thuận Bích, “Tìm hiểu khái niệm và các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc”, Nguồn: [https://truongchinhtri.binhthuan.dcs.vn/Tin-tuc/post/4343/tim-hieu-khai-niem-va-cac- quyen-co-ban-cua-tre-em-theo-cong-uoc-quoc-te-ve-quyen-tre-em-cua-lien-hiep-quoc] (truy cập ngày 09/2/2023)
Về mặt pháp lý, trẻ em được xác định dựa vào độ tuổi nhất định được quy định theo pháp luật Độ tuổi của nạn nhân không giống nhau ở mỗi quốc gia, thậm chí trong cùng một quốc gia, các bang cũng có sự khác biệt về cách xác định Điển hình là trong pháp luật quốc gia Hoa Kỳ, pháp luật bang California và bang Texas quy định về độ tuổi của nạn nhân là trẻ em không hoàn toàn giống nhau
Theo pháp luật hiện hành của Bang California, độ tuổi trẻ em được quy định theo tội này chỉ dưới 14 tuổi và trường hợp 14 hoặc 15 tuổi Tại Điều 288 (a) của Bộ luật Hình sự California quy định rằng: “Người cố ý trong việc thực hiện hành vi dâm dục hoặc khiêu dâm, bao gồm các hành vi được ghi nhận tại phần 1, tác động lên toàn bộ cơ thể hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể của trẻ em dưới 14 tuổi với ý định thỏa mãn ham muốn, đam mê hoặc tham muốn tình dục thì sẽ được xem là phạm tội nghiêm trọng và có thể bị phạt tù 03, 06 hoặc 08 năm” 27 Tại thời điểm thực hiện hành vi, trẻ em được quy định là dưới 14 tuổi Bản án ở California của Medina-Maella, sự việc nảy sinh từ mối quan hệ tình cảm của anh Medina-Maella 26 tuổi với một cô gái 13 tuổi Khi Medina-Maella lần đầu tiên nảy sinh mối quan hệ với nạn nhân, mẹ cô gái đã cố gắng chia cắt hai người nhưng không thành công Sau khi nạn nhân bỏ nhà đến sống với anh, mẹ cô đã báo cảnh sát và Medina-Maella bị bắt Vào thời điểm đó, cô gái đã mang thai
Cả Medina-Maella và nạn nhân đều thừa nhận với cảnh sát rằng họ đã nhiều lần quan hệ tình dục 28 Medina-Maella cuối cùng đã bị kết án về hai tội danh hành động dâm ô đối với trẻ em theo Bộ luật Hình sự California Điều 288(a) và một tội danh Lạm dụng tình dục liên tục theo Bộ luật Hình sự California Điều 288.5 Như vậy trong vụ kiện này, cô gái lúc này mới 13 tuổi, mặc dù việc tham gia vào quan hệ tình dục với Medina- Maella là tự nguyện nhưng ở độ tuổi này cô gái đã không có nhận thức một cách đầy đủ, phát triển toàn diện về thể chất, tâm lý Toà án đã xét xử vụ án này dựa trên độ tuổi của đứa bé là 13 tuổi, đáp ứng độ tuổi luật quy định là dưới 14 tuổi, thêm vào đó là việc thực hiện các hành vi liên quan đến tình dục nên đủ điều kiện cấu thành tội dâm ô với trẻ em Có thể thấy tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, ngay cả khi nạn nhân có vẻ bề ngoài và hành động như một người đủ tuổi thực hiện hành vi tình dục hay đứa trẻ là người khởi xướng, đồng ý với hành vi đó thì lúc này đứa trẻ vẫn được xem là nạn nhân và bị cáo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm hình sự về hành vi quan hệ tình dục này
27 Section 288 (a) of California Penal Code:
“a person who willfully and lewdly commits any lewd or lascivious act, including any of the acts constituting other crimes provided for in Part 1, upon or with the body, or any part or member thereof, of a child who is under the age of 14 years, with the intent of arousing, appealing to, or gratifying the lust, passions, or sexual desires of that person or the child, is guilty of a felony and shall be punished by imprisonment in the state prison for three, six, or eight years.”
28 Bản án “US v Medina-Maella (9th Cir.2003) 351 F.3d 944”, Nguồn: [https://openjurist.org/351/f3d/944/united- states-v-medina-maella] (truy cập ngày 06/3/2023)
Trong một vụ kiện khác cũng cho thấy độ tuổi của trẻ em được xác định là dưới
14 tuổi, ngày 29 tháng 01 năm 2022, một người đàn ông ở Santa Ana là Brayan Padilla- Gomez, 22 tuổi, đã bị bắt vì bị cáo buộc có hành vi dâm ô với một bé gái 13 tuổi và cảnh sát đang kêu gọi bất kỳ nạn nhân nào khác có thể ra trình báo Người bị cáo buộc nói với cảnh sát rằng họ gặp nhau trên Instagram vào tháng 10 năm ngoái Padilla-Gomez đã đón nạn nhân và chở cô ấy về nhà của anh ta, nơi anh ta thực hiện hành vi dâm ô và video ghi lại vụ việc Cảnh sát cho biết sau đó anh ta đã gửi video đó cho bạn của nạn nhân, cũng là trẻ vị thành niên, và cố gắng gặp cô ấy cũng với ý định thực hiện hành vi này và cung cấp ma túy cho cô ấy Cô bé 13 tuổi biết được đoạn video sau khi nói chuyện với bạn mình và gọi cảnh sát 29 Như vậy, bằng chứng rõ ràng nhất trong vụ kiện này là hành vi dâm ô của bị cáo đối với đứa trẻ 13 tuổi Việc thực hiện hành vi đối với cô bé này không đề cập đến việc đồng ý hay không đồng ý Do đó chỉ cần xét đến độ tuổi, khi trẻ em dưới 14 tuổi, nếu có người cố ý thực hiện hành vi dâm dục trên người trẻ em đều cấu thành tội phạm này Đặc biệt, tại Điều 288 (c) quy định độ tuổi trẻ em là 14 hoặc 15 tuổi: “Người mà cố ý thực hiện hành vi được miêu tả tương tự tại điểm a với nạn nhân là trẻ em ở độ tuổi
14 hoặc 15 và người thực hiện hành vi đó có độ tuổi lớn hơn trẻ em ít nhất 10 tuổi thì phạm tội xâm phạm tình dục công cộng và có thể bị phạt tù 01, 02 hoặc 03 năm hoặc trong trường hợp bị phạt tù ít hơn 1 năm tại Sở Cải chính.” 30 Điều này có nghĩa là nếu nạn nhân 14 hoặc 15 tuổi và bị cáo lớn hơn nạn nhân ít nhất 10 tuổi tại thời điểm thực hiện hành vi, bị cáo sẽ phải đối mặt với những hình phạt nghiêm trọng Ví dụ trong vụ án Minh Béo khi sang Mỹ lưu diễn tại bang California, Minh Béo bị truy tố với ba tội danh, gồm: quan hệ tình dục bằng miệng với trẻ vị thành niên, có hành động khiêu dâm với một em bé dưới 14 tuổi và gạ gẫm trẻ nhỏ để thực hiện hành vi dâm ô Minh Béo tên thật là Hồng Quang Minh, 39 tuổi Ngày 23/3, Minh Béo bị cáo buộc quan hệ bằng miệng với một bé trai Nạn nhân tố cáo vụ việc với Sở Cảnh sát Garden Grove (“GGPD”) Ngày 24/3, một thanh tra GGPD đã đóng giả thiếu niên 14 tuổi và liên lạc với Minh Béo Sau đó, Minh Béo đi gặp thiếu niên này (thực tế do cảnh sát đóng giả) với ý định thực hiện hành động dâm ô Cảnh sát đã bắt giữ Minh Béo Ngày 29/3, Văn phòng biện lý Quận Cam (OCDA, California, Mỹ) thông báo “Minh Béo bị khởi tố ngày 25/3 với các tội danh: Quan hệ đường miệng với trẻ em, âm mưu hành vi dâm ô với trẻ em dưới 14 tuổi và gặp gỡ một trẻ em vị thanh niên với ý định thực hiện hành vi dâm
29 “22-year-old Santa Ana man arrested for allegedly molesting 13-year-old girl he met online”, Nguồn: [https://abc7.com/child-molestation-man-arrested-santa-ana-investigation/11518001/] (truy cập ngày 19/7/2023)
30 Section 288(c) of California Penal Code: “A person who commits an act described in subdivision (a) with the intent described in that subdivision, and the victim is a child of 14 or 15 years, and that person is at least 10 years older than the child, is guilty of a public offense and shall be punished by imprisonment in the state prison for one, two, or three years, or by imprisonment in a county jail for not more than one year.”
17 ô” Trong 4 tháng bị tạm giam, Minh Béo đã 4 lần xuất hiện tại phiên tòa Ngày 10/8, nam diễn viên nhận hai tội là quan hệ tình dục bằng miệng với một nam thiếu niên dưới
18 tuổi, có hành động dâm ô với trẻ em dưới 14 tuổi tại phiên tòa ở Mỹ 31 Độ tuổi trẻ em được xác định ở đây là 14 tuổi, Hồng Quang Minh (Minh Béo) tại thời điểm thực hiện hành vi là 39 tuổi Thấy rằng, người thực hiện hành vi lúc này lớn hơn nạn nhân 15 tuổi tức đáp ứng đủ điều kiện lớn hơn ít nhất 10 tuổi Như vậy, trong trường hợp này, Toà án có thể đủ cơ sở để xét xử Hồng Quang Minh (Minh Béo) đối với tội danh này
Một ví dụ khác về độ chênh lệch tuổi giữa nạn nhân và người thực hiện hành vi, James 24 tuổi và Nell 15 tuổi, James có hành vi dụ dỗ Nell tham gia quan hệ tình dục hay cố ý thực hiện các hành vi dâm ô hoặc khiêu dâm, tác động lên toàn bộ cơ thể hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể của Nell với ý định thỏa mãn ham muốn tình dục James có hành vi cố tình dâm ô với Nell nhưng trong tình huống này, Nell 15 tuổi đã đạt đủ độ tuổi quy định tại Điều 288 (c), James 24 tuổi, nghĩa là độ tuổi bị cáo lớn hơn nạn nhân
9 tuổi Theo quy định Mục này, độ tuổi của người thực hiện hành vi phạm tội phải lớn hơn nạn nhân ít nhất 10 tuổi nên James có thể bị truy tố đối với tội danh xâm phạm tình dục khác đối với trẻ em nhưng không bị truy tố tội dâm ô với tội danh Điều 288 (c) Tuy nhiên trong trường hợp hành vi dâm ô này được thực hiện lúc James vừa đủ 25 tuổi, lúc này anh ấy đủ độ tuổi luật định và nạn nhân 15 tuổi, đáp ứng độ chênh lệch tuổi tuổi thì James sẽ bị xử lý
Dấu hiệu chủ quan của Tội dâm ô trẻ em
1.3.1 Quy định của Bộ luật hình sự bang California a Người phạm tội
Theo pháp luật ở một số bang Hoa Kỳ, một điều dễ thấy rằng quy định về chủ thể thực hiện hành vi không được pháp luật nêu một cách rõ ràng và chi tiết Thủ phạm của tội dâm ô đối với trẻ em có thể là bất cứ ai, ở trong bất kỳ độ tuổi nào, giới tính nào, tuy nhiên để xác định là chủ thể của tội này cũng cần đáp ứng một vài điều kiện
48 Section 21.11(a)(2) of Texas Penal Code:
“(A) exposes the person's anus or any part of the person's genitals, knowing the child is present; or
(B) causes the child to expose the child's anus or any part of the child's genitals.”
49 Section 21.11(b) of Texas Penal Code:
“(b) It is an affirmative defense to prosecution under this section that the actor:
(1) was not more than three years older than the victim and of the opposite sex;
(2) did not use duress, force, or a threat against the victim at the time of the offense.”
Hiện nay theo pháp luật bang California, định nghĩa tội dâm ô với trẻ em tại Điều 288(a) quy định “một người cố ý và thực hiện một cách thô lỗ bất kỳ hành vi dâm dục hoặc dâm ô nào, bao gồm bất kỳ hành vi cấu thành tội phạm nào khác được … sẽ bị phạt tù trong nhà tù tiểu bang trong ba, sáu hoặc tám năm.” 50 Ở đây không xác định rõ người thực hiện hành vi phạm tội từ bao nhiêu tuổi, giới tính như thế nào mà tập trung nhiều hơn đến hành vi thực hiện Như vậy, theo quy định trên thì có thể hiểu những người ở bất kỳ độ tuổi nào, dù là nam hay nữ, đồng giới hay khác giới đều có thể là chủ thể thực hiện hành vi Xã hội có xu hướng xem tội dâm ô đối với trẻ em là tội ác do đàn ông trưởng thành gây ra đối với phụ nữ, đặc biệt là đối với trẻ em của cả hai giới Tuy nhiên vẫn sẽ tồn tại những vụ án do phụ nữ trưởng thành gây ra với trẻ em, trong đó phải kể đến vụ án của một phụ nữ ở Santa Clarita bị cáo buộc có hành vi dâm ô với ít nhất 10 trẻ em đã nhận án treo 5 năm, là trọng tội trong một phiên tòa ở Los Angeles Jacqueline Wadsworth, 32 tuổi, không phản đối một cáo buộc nào về hành vi dâm ô đối với một đứa trẻ dưới 13 tuổi trong phiên tòa xét xử của cô ấy và đã nhận án trọng tội Wadsworth bị bắt vào tháng 3 cùng với bạn trai Francisco Avendano, 42 tuổi Các nhà chức trách cho biết cặp đôi này chủ yếu nhằm vào những đứa trẻ hàng xóm, dụ dỗ chúng và cha mẹ chúng để lấy lòng tin của chúng Độ tuổi của các nạn nhân từ 3 đến 17 tuổi 51 Chúng ta thường thấy những người bị xét về tội phạm này đạt từ độ tuổi thành niên trở lên, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp một đứa trẻ có thể bị buộc tội lạm dụng tình dục hay có hành vi dâm ô với một đứa trẻ khác Các tội lạm dụng tình dục trẻ em của tiểu bang được định nghĩa trong các Mục 288, 287, 288.2, 288.3, 288.4, 288.5, 288.7, 647.6 và 261.5 của Bộ luật Hình sự California 52 Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Văn phòng
Tư pháp Vị thành niên và Ngăn ngừa Tội phạm (OJJDP), những người dưới độ tuổi thành niên được xác định là có hành vi lạm dụng tình dục trẻ em bao gồm nhiều độ tuổi: 5% dưới 9 tuổi; 16% dưới 12 tuổi; 38% ở độ tuổi từ 12 đến 14; 46% ở độ tuổi từ 15 đến 17; và 93% là nam giới 53 Trong một vụ án ở Los Angeles, chủ thể là một cậu bé 13 tuổi bị buộc tội vi phạm Bộ luật Hình sự Điều 288 Một cậu bé 13 tuổi đã thú nhận bằng văn bản về hành vi dâm ô trọng tội với một bé gái ba tuổi mà cậu được giao trông trẻ Cậu
50 Section 288(a) of California Penal Code:
“(a) Except as provided in subdivision (i), a person who willfully and lewdly commits any lewd or lascivious act, including any of the acts constituting other crimes provided for in Part 1, upon or with the body, or any part or member thereof, of a child who is under the age of 14 years, with the intent of arousing, appealing to, or gratifying the lust, passions, or sexual desires of that person or the child, is guilty of a felony and shall be punished by imprisonment in the state prison for three, six, or eight years”
51 “Santa Clarita woman gets 5 years probation for lewd acts upon a child under 13”, Nguồn: [https://abc7.com/santa-clarita-couple-child-molestation-jacqueline-wadsworth-francisco-avendano/1458706/] (truy cập ngày 19/7/2023)
52 “Child Molestation Laws in California”, Nguồn: [https://www.shouselaw.com/ca/defense/laws/california-child- molestation-laws/] (truy cập ngày 27/6/2023)
53 “Juvenile Sex Crimes -Child On Child Sexual Abuse”, Nguồn: [https://www.wksexcrimes.com/practice- areas/child-on-child-sexual-abuse//] (truy cập ngày 27/6/2023)
27 bé đã có những hành vi dâm ô đối với đứa trẻ và người chị gái 9 tuổi của cô bé đã nhìn thấy Sau khi kể lại toàn bộ câu chuyện với người mẹ, sự việc này đã được trình báo và cậu bé 13 tuổi đã bị bắt ngay sau đó Bị cáo đã viết một bản thú tội chi tiết cho cảnh sát và cậu ta làm như vậy bởi vì cảnh sát đề nghị cậu có thể về nhà nếu viết lại tất cả những gì mình đã làm Khi thú nhận bằng văn bản, điều đó rõ ràng thể hiện chủ thể đấy có hành vi vi phạm, nó cũng thể hiện sự chấp nhận trách nhiệm về hành vi của mình và hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật Vụ việc đã được đệ trình lên Tòa án vị thành niên Inglewood Sau đó, một cuộc kiểm tra chuyên môn đã được tiến hành, kết quả của cuộc kiểm tra đó là chủ thể thực hiện hành vi được nhận khoan hồng thích hợp 54 Trong vụ án này, mặc dù cậu bé mới chỉ 13 tuổi, dưới độ tuổi vị thành niên nhưng không vì vậy mà cậu không có khả năng chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình Cậu bị buộc tội vi phạm đối với tội danh dâm ô và trở thành chủ thể của tội danh này Khi dưới độ tuổi vị thành niên, thay vì được xét xử trong Tòa án như người thành niên, cậu sẽ được xét xử trong Tòa án vị thành niên và cũng phải chịu các hình phạt tương ứng với tội danh đó
Có thể thấy, độ tuổi của chủ thể hành vi phạm tội rất đa dạng và không bị giới hạn Người chưa thành niên bị buộc tội lạm dụng tình dục trẻ em có thể được xét xử vụ án của họ trong hệ thống Tòa án vị thành niên, hoặc họ có thể bị truy tố như người thành niên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và tiền án của người chưa thành niên phạm tội Ngoài ra còn có những trường hợp khá đặc biệt khi nhắc đến chủ thể thực hiện hành vi dâm ô này, luật nói rằng không quan trọng nếu bị cáo là những nhân viên thực hiện việc chăm sóc sức khỏe trong các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế và sức khỏe, nhân viên trong cơ sở cư trú của nạn nhân, những người chăm sóc có thể là cha, mẹ nuôi… Nếu họ có hành vi dâm ô đối với trẻ em, họ vẫn sẽ bị cáo buộc và chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội của mình Ở bang California, trường hợp người thực hiện hành vi có thể là một người chăm sóc được quy định tại điểm (b)(2) Điều 288: “(2) Một người là người chăm sóc và thực hiện một hành vi được mô tả trong điểm (a) đối với một người phụ thuộc bằng cách sử dụng vũ lực, bạo lực, cưỡng bức, đe dọa hoặc gây ra sự sợ hãi, gây thương tích trên cơ thể ngay lúc đó một cách bất hợp pháp cho nạn nhân hoặc người khác, với ý định được mô tả trong điểm (a), là phạm trọng tội và sẽ bị phạt tù trong nhà tù tiểu bang trong 5, 8 hoặc 10 năm.” 55 Người chăm
54 “Los Angeles, Our Client Age 13, Felony Lewd Act, Probation”, Nguồn: [https://www.greghillassociates.com/los-angeles-our-client-age-13-felony-lewd-act-probation.html/] (truy cập ngày 17/7/2023)
55 Section 288(b)(2) of California Penal Code:
“(b)(2) A person who is a caretaker and commits an act described in subdivision (a) upon a dependent person by use of force, violence, duress, menace, or fear of immediate and unlawful bodily injury on the victim or another person, with the intent described in subdivision (a), is guilty of a felony and shall be punished by imprisonment in the state prison for 5, 8, or 10 years.”
28 sóc được đề cập ở đây có thể là chủ sở hữu, nhân viên, người điều hành hoặc tình nguyện viên của bất kỳ cơ sở công cộng hoặc tư nhân nào sau đây khi các cơ sở đó cung cấp dịch vụ chăm sóc cho người cao tuổi hoặc người phụ thuộc được quy định tại đoạn (2) của điểm (b) này, điều này bao gồm các cơ sở chăm sóc 24 giờ, phòng khám, viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày cho người lớn, trường trung học, trại, nhà nuôi dưỡng, Tuy nhiên, có một điều ngoại lệ rằng nếu người chăm sóc là vợ/chồng của, hoặc người có mối quan hệ gia đình tương đương với người phụ thuộc được chăm sóc, đây có thể là yếu tố để xem xét chủ thể này không vi phạm đối với tội danh dâm ô Đây chỉ là yếu tố chống lại để bảo vệ người phạm tội do đó họ vẫn sẽ có khả năng chịu trách nhiệm hình sự Có một vụ án cho thấy người chăm sóc là cha, mẹ nuôi của đứa trẻ có hành vi dâm ô vẫn sẽ bị cáo buộc về tội danh này, vụ án được xét xử vào ngày 28 tháng 6 năm 1990 Vào thời điểm bị bắt, bị cáo là một giáo viên trường công 38 tuổi sống ở Mira Mesa, California Anh ấy đã bắt đầu thủ tục nhận con nuôi đơn thân vào năm 1983, đỉnh điểm là việc nhận nuôi Sammy và Bobby cùng năm đó Khi những cậu bé này chuyển đến sống với bị cáo vào tháng 8 và tháng 9 năm 1983, chúng mới 10 tuổi và 7 tuổi Vào tháng 6 năm 1985, một người hàng xóm đã báo cáo về hành vi của bị cáo rằng cô ấy nghi ngờ lạm dụng tình dục Sammy và Bobby Cuộc điều tra sau đó cho thấy bị cáo cũng đã lạm dụng tình dục hai cậu bé hàng xóm, Andrew và Kenny, lần lượt bắt đầu vào năm 1981 và 1983 Cả bốn cậu bé đều làm chứng về các vụ lạm dụng tình dục, mỗi vụ đều liên quan đến việc bị cáo đã có hành vi dâm ô với họ nhiều lần Bồi thẩm đoàn đã kết án bị cáo 12 tội danh có hành vi dâm ô Cụ thể hơn, bồi thẩm đoàn nhận thấy như sau đối với từng nạn nhân trong số bốn nạn nhân là trẻ em: Kenny H - Ba tội danh về hành vi dâm ô khi cậu chưa được 11 tuổi Andrew R - Một tội danh có hành vi dâm ô Bobby J - Hai tội danh có hành vi dâm ô khi cậu dưới 11 tuổi Sammy J - Sáu tội danh về hành vi dâm ô khi cậu cũng dưới 11 tuổi 56 Có thể thấy, chủ thể ở đây mặc dù là cha nuôi nhưng anh đã có hành vi dâm ô đối với những người con nuôi của mình thì anh vẫn phải chịu những hình phạt đối với tội danh này
Trong quy định của pháp luật không đề cập đến điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự, vậy tại bang California, yếu tố năng lực trách nhiệm hình sự có cần được đáp ứng hay không? Theo Điều 26 Bộ luật Hình sự California quy định mọi người đều có khả năng phạm tội trừ những người thuộc các nhóm sau: “Một-Trẻ em dưới 14 tuổi, nếu không có bằng chứng rõ ràng rằng tại thời điểm thực hiện hành vi bị buộc tội, các em
56 Bản án “People v Jones, (1990), 792 P 2d 643 của Tòa Tối cao bang California, Bang California, Hoa Kỳ, Nguồn:
[https://scholar.google.com/scholar_case?casef67747893237388133&q=People+v.+Jones+(1990)+Annotate+ this+Case+%5BNo.+S010191.+Supreme+Court+of+California.+Jun+28,+1990.%5D+THE+PEOPLE,+Plaintiff+and+Respondent,+v.+MARK+E.+JONES,+Defendant+and+Appellant&hl=en&as_sdt 06] (truy cập ngày 19/7/2023)
29 đã biết hành vi đó là sai trái Hai-Những người bị thiểu năng trí tuệ… Sáu-Những người (trừ khi phạm tội có thể bị tử hình) đã thực hiện hành vi hoặc không thực hiện hành vi bị buộc tội theo lời đe dọa hoặc đe dọa đủ để cho thấy rằng họ có lý do hợp lý và tin rằng tính mạng của họ sẽ bị nguy hiểm nếu họ từ chối.” 57 Ở điểm 1 có quy định những người dưới 14 tuổi nằm trong trường hợp không có khả năng phạm tội tuy nhiên chỉ quy định nếu không có bằng chứng rõ ràng rằng tại thời điểm thực hiện hành vi bị buộc tội, các em đã biết hành vi đó là sai trái Bản án của một cậu bé 13 tuổi có hành vi dâm ô với đứa trẻ 3 tuổi đã được đề cập ở trước là một ví dụ điển hình Mặc dù cậu chỉ mới 13 tuổi nhưng trong trường hợp này, bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội cậu đã biết rất rõ những gì cậu đang làm, đó là việc thú nhận bằng văn bản một cách chi tiết Do đó, cậu vẫn bị xem xét đối với tội dâm ô và được xét xử tại Toà án vị thành niên Inglewood Như vậy cũng không loại trừ khả năng tất cả đứa trẻ dưới 14 tuổi đều không phải chịu trách nhiệm hình sự Tại điểm 2, quy định về những người bị thiểu năng trí tuệ sẽ không có khả năng phạm tội, do đó đối với những chủ thể này sẽ được xem là những người không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự Ngoài ra, tại Điều 25(a): “(a) Việc bảo vệ năng lực bị suy giảm theo đây bị bãi bỏ Trong một vụ kiện hình sự, cũng như bất kỳ thủ tục tố tụng nào của Tòa án vị thành niên, bằng chứng liên quan đến tình trạng say xỉn, chấn thương, bệnh tâm thần, bệnh tật hoặc khiếm khuyết của một người bị buộc tội sẽ không được chấp nhận để thể hiện hoặc phủ nhận khả năng … hai phần ba số thành viên đồng tình, hoặc bởi một đạo luật chỉ có hiệu lực khi được cử tri chấp thuận.” 58 Thông qua quy định này có thể thấy rằng, bằng chứng liên quan đến tình trạng say xỉn, yếu tố về việc hạn chế năng lực thực hiện hành vi như bệnh tâm thần, bệnh tật hoặc khiếm khuyết của một người bị buộc tội thực hiện hành vi sẽ không được chấp nhận để thể hiện hoặc phủ nhận khả năng hình thành mục đích, ý định, động cơ cụ thể đã được tính trước Thêm vào đó, bằng chứng về tình trạng suy
57 Section 26 of California Penal Code:
“26 All persons are capable of committing crimes except those belonging to the following classes:
One—Children under the age of 14, in the absence of clear proof that at the time of committing the act charged against them, they knew its wrongfulness
Two—Persons who are mentally incapacitated
Three—Persons who committed the act or made the omission charged under an ignorance or mistake of fact, which disproves any criminal intent
Four—Persons who committed the act charged without being conscious thereof
Five—Persons who committed the act or made the omission charged through misfortune or by accident, when it appears that there was no evil design, intention, or culpable negligence
Six—Persons (unless the crime be punishable with death) who committed the act or made the omission charged under threats or menaces sufficient to show that they had reasonable cause to and did believe their lives would be endangered if they refused”
58 Section 25 of California Penal Code:
“25 (a) The defense of diminished capacity is hereby abolished In a criminal action, as well as any juvenile court proceeding, evidence concerning an accused person’s intoxication, trauma, mental illness, disease, or defect shall not be admissible to show or negate capacity to form the particular purpose, intent, motive, malice aforethought, knowledge, or other mental state required for the commission of the crime charged”
30 giảm năng lực hoặc rối loạn tâm thần chỉ có thể được Tòa án xem xét tại thời điểm tuyên án hoặc khi có quyết định hoặc cam kết khác Như vậy, những người không đáp ứng đầy đủ về năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì họ vẫn có khả năng phải chịu hình phạt của tội danh dâm ô này và trở thành chủ thể của tội này, họ không đương nhiên được loại trừ khả năng có thể phạm tội và trở thành bị cáo đối với tội danh này
Ngoài ra, khi nhắc đến chủ thể thực hiện hành vi, không chỉ có một chủ thể mà có nhiều trường hợp có thể nhiều hơn, đây được gọi là đồng phạm Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm Những người đồng phạm, cùng góp phần thực hiện hành vi vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với tội dâm ô với trẻ em Phần 31 của Bộ luật Hình sự California quy định trong phần có liên quan: “Tất cả những người có liên quan đến việc thực hiện tội phạm… cho dù họ trực tiếp thực hiện hành vi cấu thành tội phạm, hoặc hỗ trợ và tiếp tay cho việc thực hiện tội phạm, hoặc, không có mặt, đã tư vấn và khuyến khích việc thực hiện tội phạm… đều là nguyên nhân chính trong bất kỳ tội phạm nào được thực hiện như vậy.” Do đó, những người thường được gọi là “accessories” hoặc “accomplices” tạm dịch là “đồng phạm”, cũng giống như những người thực sự thực hiện hành vi phạm tội, sẽ bị truy tố, xét xử và trừng phạt ở California (Điều 971 Bộ luật Hình sự) 59 Điều này có nghĩa là để bị kết tội là đồng phạm, cơ quan công tố phải chứng minh rằng người đồng phạm này đã biết ý định phạm tội của thủ phạm và đã thực hiện một số hành động để hỗ trợ hoặc khuyến khích họ thực hiện ý định đó Tức là đồng phạm phải biết tội ác và có ý định giúp thủ phạm phạm tội Ngoài ra, đồng phạm phải thực hiện một số hành động để hỗ trợ phạm tội, chẳng hạn như cung cấp các công cụ hỗ trợ hoặc đưa ra lời khuyên Điều quan trọng cần lưu ý là một phụ kiện có thể bị buộc tội giống như thủ phạm, ngay cả khi họ không trực tiếp tham gia vào tội ác đó Ví dụ, nếu một người cung cấp công cụ hoặc hỗ trợ nơi thực hiện cho người khác để thực hiện hành vi dâm ô thì người cung cấp, hỗ trợ vẫn có thể bị buộc tội dâm ô với trẻ em với vai trò là đồng phạm b Dấu hiệu lỗi khi phạm tội
Hình phạt của Tội dâm ô trẻ em
1.4.1 Quy định của Bộ luật hình sự bang California
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự bang California Điều 288(a) về hành vi dâm ô hoặc dâm ô đối với trẻ em dưới 14 tuổi nêu rõ rằng người cố ý trong việc thực hiện hành vi dâm dục hoặc khiêu dâm, bao gồm các hành vi được ghi nhận tại phần 1, tác động lên toàn bộ cơ thể hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể của trẻ em dưới 14 tuổi với ý định thỏa mãn ham muốn, đam mê hoặc tham muốn tình dục thì sẽ được xem là phạm tội nghiêm trọng Kết quả là, người bị kết án sẽ phải chịu án tù tại trại giam nhà nước trong khoảng thời gian 03, 06 hoặc 08 năm Như vậy, đối với hành vi dâm ô đối với trẻ em với độ tuổi dưới 14 sẽ chịu mức phạt tù là 03 năm, 06 năm hoặc 08 năm tùy thuộc vào tính chất của từng vụ việc Đối với quy định tại Bộ luật Hình sự bang California Điều 288(b)(1) về hành vi dâm ô hoặc dâm ô với trẻ vị thành niên rằng người mà thực hiện hành vi được miêu tả tương tự tại điểm a bằng việc sử dụng vũ lực, bạo lực, cưỡng ép, đe dọa hoặc làm cơ thể nạn nhân hoặc người khác bị thương một cách trực tiếp và bất hợp pháp thì sẽ được xem
71 Section 6.03(a) of Texas Penal Code: “A person acts intentionally, or with intent, with respect to the nature of his conduct or to a result of his conduct when it is his conscious objective or desire to engage in the conduct or cause the result”
36 là phạm tội nghiêm trọng và có thể bị phạt tù 05, 08 hoặc 10 năm Điều này có nghĩa là người thực hiện hành vi sử dụng vũ lực, bạo lực, đe dọa hoặc tạo ra tình huống gây nguy hiểm đối với cơ thể của nạn nhân sẽ bị xem là phạm tội nghiêm trọng Điều này ám chỉ rằng người phạm tội gây nguy hiểm một cách trực tiếp và không hợp pháp cho người khác thông qua việc áp dụng các hành vi bạo lực hoặc đe dọa Hành vi này được coi là nghiêm trọng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Phạm nhân bị kết án với hành vi này có thể chịu án phạt tù từ 05, 08 hoặc 10 năm Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của hành vi và mức án phạt khá cao, nhằm đảm bảo sự trừng phạt mạnh mẽ đối với hành vi gây nguy hiểm và bạo lực trái phép này Đối với quy định tại Điều 288(b)(2)
Bộ luật Hình sự, người chăm sóc thực hiện hành vi được miêu tả tương tự tại điểm a lên người phụ thuộc bằng việc sử dụng vũ lực, bạo lực, cưỡng ép, đe dọa hoặc làm cơ thể nạn nhân hoặc người khác bị thương một cách trực tiếp và bất hợp pháp thì sẽ được xem là phạm tội nghiêm trọng và có thể bị phạt tù 05, 08 hoặc 10 năm Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của hành vi và mức án phạt cao, nhằm đảm bảo sự trừng phạt mạnh mẽ đối với hành vi bạo lực và nguy hiểm trái phép nhằm bảo vệ người phụ thuộc
Quy định tại Bộ luật Hình sự bang California Điều 288(c)(1) về hành vi dâm ô hoặc dâm ô với trẻ em dưới 14, 15 tuổi, pháp luật hình sự bang California đã quy định rằng người mà cố ý thực hiện hành vi được miêu tả tương tự tại điểm a với nạn nhân là trẻ em ở độ tuổi 14 hoặc 15 và người thực hiện hành vi đó có độ tuổi lớn hơn trẻ em ít nhất 10 tuổi thì phạm tội xâm phạm tình dục công cộng và có thể bị phạt tù trong nhà tù tiểu bang 01, 02 hoặc 03 năm hoặc trong trường hợp bị phạt tù ít hơn 1 năm tại Sở Cải chính Để xác định xem một người có hơn trẻ ít nhất 10 tuổi hay không, sự khác biệt về tuổi sẽ được tính từ ngày sinh của người thực hiện đến ngày sinh của trẻ Tại Điều 288(c)(2), trường hợp một người là người chăm sóc và thực hiện hành vi được mô tả trong phần (a) đối với một người phụ thuộc, với mục đích được mô tả trong phần (a), là phạm tội công cộng và sẽ bị phạt tù trong nhà tù tiểu bang 01, 02 hoặc 03 năm, hoặc bị phạt tù trong nhà tù không quá một năm
Ngoài ra, những quy định về chế tài đồng phạm tại Điều 31 Bộ luật Hình sự bang California cũng nêu rõ trường hợp người có liên quan đến hành vi phạm tội như việc hỗ trợ hay trực tiếp thực hiện thì bất kể rơi vào mức độ tội phạm nào cũng sẽ được xem như là tội phạm và phải chịu mức hình phạt của loại tội phạm đó
1.4.2 Quy định của Bộ luật hình sự bang Texas Đối với hình phạt của pháp luật hình sự bang Texas, hình phạt được phân loại theo hai cấp độ chính bao gồm tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng theo chương 12 Bộ luật Hình sự bang Texas 72 Riêng đối với tội phạm này, pháp luật tương
72 Charles P Bubany (1974), “The Texas Penal Code of 1974”, Southwestern Law Journal, (28), tr 322
37 đối khắt khe khi quy định các tội phạm này đều thuộc loại tội phạm nghiêm trọng 73
Trong đó đối với hành vi dâm ô thuộc vi phạm tại tiểu mục (a)(1) và (a)(2) sẽ lần lượt được xem là tội phạm nghiêm trọng cấp độ 2 và 3 Điều này có nghĩa là trường hợp có hành vi tham gia việc tiếp xúc tình dục với trẻ em hoặc làm cho trẻ em tham gia vào việc tiếp xúc tình dục theo quy định (a)(1) sẽ phải chịu án phạt tù từ 2 đến 20 năm và phải nộp phạt có thể lên đến 10.000 đô la Mỹ Còn đối với hành vi khách quan tại quy định tại (a)(2), người thực hiện hành vi phải chịu án tù giam từ 2 đến 10 năm và đồng thời phải nộp phạt có thể lên đến 10.000 đô la Mỹ theo mức phạt là third degree felony (tạm dịch là tội nghiêm trọng cấp 3) Tuy nhiên, đối với hành vi trên loại tội phạm này chủ thể chỉ có thể là cá nhân thực hiện mà không phải là pháp nhân nên việc nộp phạt chỉ có thể tối đa là 5000 đô la Mỹ 74 Theo nhóm tác giả, việc có sự chênh lệch và khác nhau về mức án phạt tù giữa hành vi quy định tiểu mục (a)(1) và (a)(2) xuất phát từ bản chất từ mức độ nguy hiểm hành vi Khi đó hành vi tại tiểu mục (a)(1) là hành vi tiếp xúc thông qua hành vi đụng chạm cơ thể trẻ em hoặc người khác và có mục đích làm khơi dậy hoặc thỏa mãn ham muốn tình dục cho thấy rằng người thực hiện tội phạm đã trực tiếp xâm phạm đến thân thể của nạn nhân Việc tác động đến không chỉ là thân thể mà còn là danh dự nhân phẩm của nạn nhân Còn hành vi ở tiểu mục (a)(2) chỉ là hành động làm lộ ra hoặc khiến nạn nhân làm lộ ra hậu môn hoặc bất kỳ bộ phận nào của các bộ phận sinh dục dẫn đến xâm phạm danh dự nhân phẩm của nạn nhân
Trường hợp có đồng phạm thì đồng phạm trong vụ án cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi phạm tội do người khác thực hiện Dựa quy định tại Điều 7.02 Bộ luật Hình sự bang Texas đã xác định rằng đồng phạm là những người thuộc một những trường hợp sau: (i) thực hiện hành vi phạm tội hoặc hỗ trợ một người vô tội hoặc không có trách nhiệm tham gia vào hành vi bị cấm theo quy định của hành vi phạm tội; (ii) hành động với mục đích thúc đẩy hoặc hỗ trợ việc thực hiện hành vi phạm tội như việc gạ gẫm, khuyến khích, chỉ đạo, hỗ trợ hoặc cố gắng hỗ trợ người khác thực hiện hành vi phạm tội; (iii) có nghĩa vụ ngăn chặn việc thực hiện hành vi phạm tội hoặc hỗ trợ việc thực hiện hành vi đó nhưng đã không thực hiện nỗ lực chính đáng để ngăn chặn việc thực hiện hành vi phạm tội Ngoài ra, trong trường hợp nếu như một đồng phạm thực hiện tội phạm nghiêm trọng khác thì tất cả những đồng phạm còn lại cũng phải chịu trách nhiệm hình sự tương tự dù không có ý định trong việc phạm tội đó nếu thấy lường trước hậu quả
Cả hai mức án dành cho loại tội phạm này là tương đối cao khi chỉ có mức độ nhẹ hơn so với hai mức hình phạt cao nhất của bộ luật này là first degree felony và
73 Section 21.11(d) of Texas Penal Code:”An offense under Subsection (a)(1) is a felony of the second degree and an offense under Subsection (a)(2) is a felony of the third degree”
74 Charles P Bubany (1974), “The Texas Penal Code of 1974”, Southwestern Law Journal, (28), tr 336
38 capital felony (tạm dịch là tội nghiêm trọng cấp 1 và tội phản quốc) Từ đó, cho thấy rằng pháp luật tiểu bang cũng cân nhắc khi xem đây là loại tội danh mang tính chất nguy hiểm cao đe dọa trực tiếp cho sự an ninh xã hội, đặc biệt là sự an toàn của trẻ em dưới
Thông qua Chương 1, nhóm tác giả đã có đưa ra những vấn đề chung về nguyên tắc bảo vệ quyền trẻ em, phân tích, bình luận những quy định về Tội dâm ô đối với trẻ em theo quy định của pháp luật hình sự bang California, Texas của Hoa Kỳ Việc nghiên cứu được nhóm tác giả tóm tắt qua ba nội dung sau:
Thứ nhất, nhóm tác giả tìm hiểu, nghiên cứu về nguyên tắc bảo vệ trẻ em theo
Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em và Việt Nam là một trong những nước thành viên của Công ước này; trong khi đó, Hoa Kỳ có ký kết nhưng lại không phê chuẩn Công ước trên Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn thực hiện đúng tinh thần của Công ước trong việc bảo vệ quyền trẻ em thông qua các quy định trong pháp luật quốc gia
Thứ hai, nhóm tác giả đã tìm hiểu, phân tích về những yếu tố cấu thành tội phạm của Tội dâm ô đối với trẻ em trong pháp luật của một số bang Hoa Kỳ, cụ thể là bang California và Texas để đưa ra những kiến thức cơ bản về tội phạm này trong pháp luật hình sự của hai bang Từ đó, tạo ra nền tảng kiến thức, cơ sở để thực hiện việc so sánh, tìm ra những điểm giống và khác biệt so với pháp luật hình sự Việt Nam để có những hướng đề xuất phù hợp Nhóm tác giả đã thực hiện phân tích theo từng yếu tố cấu thành tội phạm, có sự phân chia giữa bang California và Texas như sau:
(i) Về khách thể: Nhìn chung, khách thể của Tội dâm ô đối với trẻ em đều là quyền được bảo vệ về thân thể, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em Tuy nhiên, giữa bang California và Texas lại có sự khác biệt về độ tuổi của đối tượng tác động, cụ thể đối tượng tác động của bang California được xác định là người dưới 14 tuổi và trường hợp 14 hoặc 15 tuổi, còn theo pháp luật bang Texas là người dưới 17 tuổi
TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Nguyên tắc bảo vệ trẻ em
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990 75 Điều này có ý nghĩa to lớn tạo tiền đề cũng như làm cơ sở cho việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền trẻ em trên thực tế Việc Việt Nam tham gia Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm
1989 (Convention on the Rights of the Child) phản ánh cam kết của quốc gia này đối với bảo vệ và phát triển toàn diện cho trẻ em Tham gia Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em là một cách để Việt Nam thể hiện cam kết đảm bảo quyền và sự phát triển toàn diện cho trẻ em Việc này bao gồm việc đảm bảo trẻ em được sống trong môi trường an toàn, hưởng lợi từ giáo dục, y tế và các điều kiện phát triển khác Ngoài ra, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em là một hiệp ước quốc tế có sự tham gia rộng rãi của nhiều quốc gia trên thế giới Tham gia Công ước giúp Việt Nam hợp nhất với cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền và sự phát triển của trẻ em Việc tham gia Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em 1989 còn giúp Việt Nam phát triển bền vững và tương lai của quốc gia Cụ thể, bảo vệ quyền và sự phát triển của trẻ em có liên quan trực tiếp đến phát triển bền vững của một quốc gia Tham gia Công ước giúp Việt Nam định hướng phát triển xã hội và kinh tế với tầm nhìn dài hạn, đảm bảo rằng thế hệ trẻ được hưởng lợi và có khả năng đóng góp tích cực trong tương lai Đồng thời, việc trở thành thành viên của Công ước này còn tạo cơ sở pháp lý và hệ thống chính sách Tham gia Công ước cung cấp cơ sở pháp lý và hệ thống chính sách cho Việt Nam để đảm bảo rằng các quyền của trẻ em được thực hiện và bảo vệ một cách hiệu quả Điều này có thể giúp xây dựng và củng cố hệ thống chăm sóc và bảo vệ trẻ em trên toàn quốc Thêm vào đó, đây còn tạo cơ hội để quốc gia Việt Nam hợp tác và trao đổi kinh nghiệm Cụ thể, tham gia Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em tạo cơ hội cho Việt Nam học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia khác về cách bảo vệ và phát triển trẻ em một cách tốt nhất
Do đó, việc tham gia Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thể hiện cam kết của Việt Nam đối với bảo vệ và phát triển trẻ em, đồng thời đưa quốc gia này vào một cộng đồng quốc tế có tầm nhìn xa hơn về tương lai của thế hệ trẻ
Pháp luật Việt Nam, từ tất cả các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, năm 1980, năm
1992 (sửa đổi, bổ sung vào năm 2001) và năm 2013 đến Bộ luật Dân sự, Luật Trẻ em, Luật Hôn nhân và Gia đình, đều có quy định quyền trẻ em nhằm bảo vệ tốt nhất trẻ
75 “Công ước về Quyền trẻ em”, Nguồn:
[https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB%9Bc_v%E1%BB%81_Quy%E1%BB%81n_t r%E1%BA%BB_em#cite_note-3] (truy cập ngày 10/6/2023)
42 em 76 Quyền trẻ em được mà pháp luật bảo vệ gồm một số quyền cơ bản như: quyền sống, quyền được khai sinh, quyền có quốc tịch, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu, quyền vui chơi, giải trí, quyền có tài sản, quyền được sống chung với cha, mẹ, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia… 77 Trong pháp luật Hình sự Việt Nam, các chế tài hình sự cũng được quy định rõ để xử lý các hành vi bạo lực và xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành như Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 dành các điều luật Đồng thời, Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về các điều 141, 142, 143,
144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự được Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao thông qua vào tháng 9/2019 về việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi và người dưới 18 tuổi.
Dấu hiệu khách quan của tội phạm
Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm và được hiểu là đối tượng bị tội phạm xâm hại, đó là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại Theo đó, Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều
146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, nằm trong Chương XIV – Các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người Do đó, khách thể của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm và quyền được phát triển bình thường về tình dục của người dưới 16 tuổi 78 Về đối tượng tác động, để xâm phạm đến khách thể này, tội phạm phải tác động vào đối tượng là người dưới 16 tuổi, nếu người có hành vi dâm ô đối với người trên 16 tuổi thì không bị coi là tội phạm
Trong mặt khách thể của Tội dâm ô người dưới 16 tuổi, đối tượng tác động đã được đề cập trực tiếp trong tiêu đề của điều luật, đó là những người dưới 16 tuổi, chiếu theo pháp luật tại Việt Nam, cụ thể là Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 thì còn có thể hiểu đối tượng tác động của tội phạm này là trẻ em Trẻ em bị hành vi dâm ô xâm hại không phân biệt giới tính, có thể là cả nam hoặc nữ và ngay cả những trường hợp dâm ô “đồng
76 “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em trước những hành vi xâm hại”, Nguồn:
[https://pbgdpl.haiphong.gov.vn/Nghien-cuu-trao-doi/Phap-luat-Viet-Nam-ve-bao-ve-quyen-tre-em-truoc- nhung-hanh-vi-xam-hai-
86565.html#:~:text=%E1%BB%9E%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%2C%20quy%E1%BB%81n%20tr%E1%B A%BB,em%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20nh%C6%B0%3 A] (truy cập ngày 6/8/2023)
77 Hoàng Ngọc, “Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam hiện nay”, Nguồn:
[https://sotttt.yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?ItemID37&l=Tinhoatdong&lv(] (truy cập ngày 06/8/2023)
78 Nguyễn Phi Hùng, “Bàn về tội ‘Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi’ trong Bộ luật Hình sự 2015”, Nguồn: [https://lsvn.vn/ban-ve-toi-dam-o-doi-voi-nguoi-duoi-16-tuoi-trong-bo-luat-hinh-su-20151649606306.html] (truy cập ngày 10/6/2023)
43 giới” vẫn có thể cấu thành tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Một trong những vụ việc điển hình cho hành vi dâm ô đồng giới là việc Hiệu trưởng xâm hại tình dục hàng loạt nam sinh lĩnh 08 năm tù, cụ thể ông Đinh Bằng My đã có hành vi giở trò đồi bại, xâm hại tình dục đối với 9 nam sinh khi ông còn là hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú Trung học Cơ sở Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) Có rất nhiều học sinh đang học và sau khi học xong đã đứng ra tố cáo, đến nay cơ quan tố tụng làm rõ có 9 nam sinh đã bị thầy hiệu trưởng lạm dụng tình dục trong suốt thời gian dài, nạn nhân nhỏ nhất 14 tuổi Cuối cùng, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ quyết định tuyên phạt bị cáo Đinh Bằng
My 03 năm 6 tháng tù về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi và 4 năm 6 tháng tù về tội thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 79
Bên cạnh đó, việc Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định chi tiết độ tuổi của nạn nhân trong tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không những giải quyết được những vướng mắc về khái niệm “trẻ em” trong Bộ luật Hình sự năm 1999 trước đây mà còn đảm bảo tính thống nhất về chính sách hình sự đối với tội dâm ô đối với trẻ em từ trước đến nay, đảm bảo tính lâu dài ổn định trong quy định của
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 Theo các nhà làm luật Việt Nam hiện nay, việc quy định độ tuổi nạn nhân dưới 16 là hoàn toàn phù hợp vì ở độ tuổi này, tâm sinh lý trẻ em chưa được phát triển đầy đủ, dẫn đến dễ bị các hành vi xấu xâm phạm, gây tổn hại đến quá trình trưởng thành của họ 80 Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về quy định của độ tuổi trẻ em đã được nhóm phân tích ở phần Độ tuổi nạn nhân trong pháp luật Việt Nam Vì vậy, nhóm tác giả sẽ đưa ra những đánh giá, quan điểm về cách xác định độ tuổi trẻ em ở Việt Nam sau khi đã có sự phân tích, so sánh với pháp luật của thế giới và một số bang của Hoa Kỳ
Như vậy, về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, pháp luật hình sự Việt Nam hướng đến việc bảo vệ thân thể, cũng như sức khỏe tinh thần về danh dự, nhân phẩm của trẻ em Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm đối với người dưới 16 tuổi là một trong những quyền quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, loại tội phạm này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của nạn nhân cũng như tương lai và nhân cách của các em Do đó, việc có những quy định thật chặt chẽ để đảm bảo sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, bảo vệ quan hệ xã hội trên là vô cùng cần thiết và cần được siết chặt thêm để quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
79 Thân Hoàng, “Hiệu trưởng xâm hại tình dục hàng loạt nam sinh lĩnh 8 năm tù”, Nguồn: [https://tuoitre.vn/hieu- truong-xam-hai-tinh-duc-hang-loat-nam-sinh-linh-8-nam-tu-20191029120723619.htm] (truy cập ngày 10/6/2023)
80 Nguyễn Phi Hùng, “Bàn về tội ‘Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi’ trong Bộ luật Hình sự 2015”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, Nguồn: [https://lsvn.vn/ban-ve-toi-dam-o-doi-voi-nguoi-duoi-16-tuoi-trong-bo-luat-hinh-su-20151649606306.html] (truy cập ngày 10/6/2023)
44 quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người dưới 16 tuổi không có kẽ hở để kẻ xấu xâm phạm
Trẻ em – thế hệ mầm non của đất nước và có vai trò quan trọng với tương lai, sự phát triển của mỗi quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung Vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” (UNESCO) Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; phụ thuộc vào sức khỏe, trí tuệ, năng lực của thế hệ trẻ Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế Chính vì vậy, chúng ta cần có những sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt đối với trẻ em Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, chúng ta cần phải hiểu cho rõ trẻ em được hiểu như thế nào, là những ai và nằm trong độ tuổi nào Đầu tiên, xét theo nghĩa đen và trên thực tế, hai từ “trẻ em” có vẻ rất đơn giản, hầu như ai cũng hiểu trẻ em là những người nhỏ tuổi và chưa có đầy đủ khả năng để tự chăm sóc, bảo vệ bản thân Tuy nhiên, khái niệm trẻ em thực chất không hề đơn giản và có thể hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau
Về mặt sinh học, trẻ em được hiểu là những người từ khi được sinh ra cho đến khi hoàn toàn trưởng thành, là nhóm xã hội thuộc giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của con người Trong suốt quá trình phát triển này, họ là những cá nhân chưa hoàn thiện cả về thể chất và tâm lý, đang dần tiếp thu và phát triển bản thân Do đó, trẻ em cần có những sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và cả xã hội, quá trình này rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, sự hình thành tâm sinh lý sau này
Về mặt pháp lý, khái niệm về trẻ em được xác định dựa vào độ tuổi nhất định và có sự khác biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế Khái niệm trẻ em trên quốc tế được sử dụng thống nhất và đã được ghi nhận trong các văn bản như Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ năm 1924, Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1968, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989, Công ước 138 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tuổi tối thiểu làm việc năm 1976 Theo đó, trẻ em được xác định là những người còn non nớt, chưa phát triển đầy đủ về cả thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương nên cần có sự chăm sóc, giáo dục đặc biệt Theo Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định dưới tuổi thành niên sớm hơn” Như vậy, trên quốc tế, về nguyên tắc, độ tuổi 18 là dấu mốc để xác định trẻ em, những người dưới 18 tuổi sẽ được xem là trẻ em và được hưởng các quyền về trẻ em Trẻ em nhìn chung có ít quyền hơn người trưởng thành và thuộc nhóm không để đưa ra
45 những quyết định quan trọng, về mặt pháp luật phải có người giám hộ Trong khi đó tại Việt Nam, theo Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” So với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em quy định trong
Dấu hiệu chủ quan của tội phạm
2.3.1 Người phạm tội Ở Việt Nam, thủ phạm của tội dâm ô trẻ em không giới hạn về độ tuổi và giới tính, những người này thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, “Có kẻ mới 14-
15 tuổi nhưng có kẻ đã ngoài 70 tuổi Thậm chí trong gia đình trẻ bị xâm hại tình dục bởi bố đẻ và ông nội trong nhiều năm, nhiều vụ việc gây chấn động dư luận trong thời gian qua bị phát giác Kẻ xâm hại tình dục cũng có khi chính là thầy giáo của trẻ” 90 Tuy nhiên, không phải người nào thực hiện hành vi dâm ô cũng trở thành chủ thể của Tội dâm ô người dưới 16 tuổi theo Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, chủ thể của tội phạm này được pháp luật quy định như sau:
Theo khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” Như vậy, để trở thành chủ thể của tội phạm này phải thỏa mãn hai điều kiện:
90 Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Tội dâm ô người dưới 16 tuổi – lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, Nguồn: [https://tapchitoaan.vn/toi-dam-o-nguoi-duoi-16-tuoi-ly-luan-va-thuc-tien] (truy cập ngày
Thứ nhất, có năng lực trách nhiệm hình sự Bộ luật Hình sự Việt Nam không có quy định cụ thể về khái niệm năng lực trách nhiệm hình sự mà quy định thông qua độ tuổi tại Điều 12 và các trường hợp tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 Theo đó, người được xem là không có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”, như vậy pháp luật nước ta quy định theo phương pháp loại trừ, có nghĩa là nếu một người thực hiện hành vi và không thuộc tình trạng được quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì sẽ được xem là có năng lực trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, điều luật này lại không khẳng định rõ như thế nào là người thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự mà chỉ nêu “chính sách hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là “không phải chịu trách nhiệm hình sự”“ 91 Do đó, cần dựa vào quy định trên để nhận thấy rằng “có hai dấu hiệu xác định tình trạng không có năng lực TNHS: “người… đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác” (dấu hiệu y học) và dấu hiệu “mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình” (dấu hiệu tâm lý)” 92 Như vậy, yếu tố đầu tiên để xác định chủ thể của Tội dâm ô người dưới 16 tuổi đó chính là người này không đang mắc bệnh tâm thần và một bệnh khác khiến họ mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình khi thực hiện hành vi phạm tội
Thứ hai, đạt đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Ngoài quy định chung về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Tội dâm ô người dưới 16 tuổi có quy định đặc biệt về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định cụ thể về độ tuổi của người thực hiện hành vi là đủ 18 tuổi trở lên Khi so sánh với quy định này tại Bộ luật Hình sự năm 1999, mặc dù có sự thay đổi về cách dùng từ nhưng có thể thấy là không có sự khác biệt giữa quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Hình sự hiện hành Theo khoản 1 Điều 116 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”, mà theo khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 người đã thành
91 Nguyễn Mai Bộ (2021), “Về trách nhiệm hình sự của cá nhân quy định trong BLHS năm 2015 và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, Nguồn: [https://tapchitoaan.vn/ve-trach-nhiem-hinh-su-cua-ca-nhan- quy-dinh-trong-blhs-nam-2015-va-nhung-van-de-dat-ra] (truy cập ngày 10/6/2023)
92 Nguyễn Văn Hương (2021), “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Nguồn: [http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid!0939] (truy cập ngày 10/6/2023)
57 niên chính là người từ đủ 18 tuổi trở lên Như vậy, độ tuổi là dấu hiệu đặc biệt của chủ thể của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi và không thay đổi qua hai Bộ luật Bên cạnh đó, chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào, không phân biệt giới tính Hiện nay, suy nghĩ và tâm lý chung của người Việt Nam thường chỉ xác định thủ phạm của tội này chỉ có nam giới, điều này xuất phát từ thực tế phần lớn các vụ việc bị phát giác đều do người có giới tính nam thực hiện Cụ thể trong những vụ việc về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong những năm gần đây đều có thủ phạm là đàn ông, có thể kể đến như: Nguyễn Khắc Thủy (77 tuổi) ở chung cư Lakeside, phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu) xâm hại tình dục cháu N; vụ Cao Mạnh Hùng (Đông Hưng, Thái Bình), từng là cán bộ ngân hàng xâm hại tình dục bé gái 8 tuổi ở phố Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội; vụ Nguyễn Văn Ba ở huyện Tam Bình dâm ô với chính con gái ruột; vụ Nguyễn Hữu Linh dâm ô bé gái 8 tuổi trong thang máy tại chung cư Galaxy 9, đường Nguyễn Khoái, P.1, Quận 4 TPHCM 93 Do vậy, cần xác định rõ người thực hiện hành vi có thể là cả nam và nữ giới, tránh sự hiểu lầm về giới tính chủ thể và dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm
Bên cạnh đó, nếu có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì sẽ được xác định là trường hợp đồng phạm, trong đó bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức theo Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 Tuy nhiên, cần lưu ý ở đây rằng nếu người phạm tội là người tổ chức, người thực hành, người xúi giục hay người giúp sức nếu dưới 18 tuổi thì cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự vì theo khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã nêu rõ chủ thể của tội phạm này phải đạt độ tuổi đủ
18 tuổi trở lên Quy định này đảm bảo rằng người thành niên chịu trách nhiệm về hành vi của mình đối với trẻ em Điều này tạo ra một cơ chế pháp lý để trừng phạt những người lớn có hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em dưới tuổi bảo vệ
Ngoài ra, cần lưu ý những chủ thể thực hiện các hành vi có dấu hiệu của Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng sẽ không bị xử lý hình sự nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP: Thứ nhất, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục
Ví dụ như việc cha mẹ tắm rửa và vệ sinh cho con dưới 10 tuổi, giáo viên mầm non tắm rửa và vệ sinh cho trẻ mầm non Những hành vi này không được coi là tội dâm ô và không bị xử lý trách nhiệm hình sự Thứ hai, người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh
93 Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Tội dâm ô người dưới 16 tuổi – lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, Nguồn: [https://www.tapchitoaan.vn/toi-dam-o-nguoi-duoi-16-tuoi-ly-luan-va-thuc-tien] (truy cập ngày
58 dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục Ví dụ như bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, cấp cứu và sơ cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước Những hành vi này cũng không được coi là tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi và không bị xử lý trách nhiệm hình sự Trên cơ sở quy định trên, những trường hợp nêu trên được xem như là việc thực hiện công việc chăm sóc, giáo dục, y tế, cấp cứu hoặc sơ cứu mà không có mục đích tình dục Mục đích của việc loại trừ này là phân biệt những hành vi chăm sóc và cung cấp dịch vụ y tế hợp pháp từ những hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, nhằm bảo vệ quyền lợi và an toàn của trẻ em
Hình phạt của Tội dâm ô trẻ em
Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hình phạt của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi qua 4 mức độ: (i) tội phạm dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thuộc loại ít nghiêm trọng phạt tù 06 tháng đến 03 năm; (ii) tội phạm dâm ô đối với người dưới
16 tuổi thuộc loại nghiêm trọng phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm; (iii) tội phạm dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thuộc loại rất nghiêm trọng phạt tù từ trên 07 năm đến 12 năm Nhìn chung, tội phạm dâm ô đối với người dưới 16 tuổi có khả năng chịu án phạt cơ sở là hình phạt tù từ 06 tháng tù đến 12 năm tù, chưa bao gồm các hình phạt bổ sung khác
Cụ thể, theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi quy định: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm.” Quy định nêu rõ rằng nếu một người đủ 18 tuổi trở lên có hành vi dâm ô đối với một người dưới 16 tuổi mà không nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì họ sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Trong quy định này, cụm từ “không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác” có nghĩa là các hành vi tình dục khác ngoài giao cấu, chẳng hạn như việc thực hiện tiếp xúc tình dục, lạm dụng tình dục hoặc bất kỳ hành vi nào khác có tính chất xâm hại tình dục
Bên cạnh đó, Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi còn quy định đối với trường hợp người phạm tội bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, nếu thuộc một trong các tội: (i) thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức; (ii) thực hiện hành vi phạm tội 02 lần trở lên; (iii) thực hiện hành vi phạm tội đối với 02 người trở lên; (iv) thực hiện hành vi phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; (v) gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; (vi) tái phạm nguy hiểm Đầu tiên, đối với tình tiết phạm tội có yếu tố đồng phạm tức là có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi Điều này đồng nghĩa với việc có sự hợp tác hoặc liên kết giữa các bên trong việc thực hiện hành vi phạm tội Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm căn cứ Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 để xác định đâu là người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức Đặc biệt, người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó (Điều 58 Bộ luật Hình sự
61 năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) Ngoài ra, để xác định hình phạt được áp dụng đối với vụ án đồng phạm căn cứ theo khoản 2 Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể Điều này có nghĩa là nếu người phạm tội dâm ô trong vụ án đồng phạm mà người này phạm tội lần đầu và là người giúp sức đảm nhận vai trò không đáng kể và khung hình phạt được áp dụng cho vụ án đồng phạm này là khoản 2 Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (tức là
03 năm đến 07 năm tù) thì Tòa án có thể áp dụng cho người giúp sức này mức hình phạt dưới 03 năm tức là có thể 02 năm hoặc 03 tháng tù mà không cần phải nằm trong khung hình phạt tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
(06 tháng đến 03 năm tù) nhẹ hơn khung hình phạt tại khoản 2 Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 Tuy nhiên, nếu vụ án đồng phạm được xác định mức hình phạt thuộc khung hình nhẹ nhất tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (tức là 06 tháng đến 03 năm tù) thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn như hình phạt trục xuất, cải tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 tùy từng trường hợp Cần lưu ý rằng lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án Thứ hai, đối với tình tiết thực hiện hành vi phạm tội 02 lần trở lên tức là người phạm tội thực hiện hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi từ 02 lần trở lên nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Có hai quan điểm khác nhau đối với việc xử lý trường hợp khi người phạm tội có hành vi xâm phạm tình dục một người dưới 16 tuổi nhiều lần, trong đó chỉ có một lần nạn nhân dưới 16 tuổi còn những lần khác nạn nhân đã trên 16 tuổi Quan điểm thứ nhất cho rằng nếu người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình từ lần thứ hai trở đi, nhưng chỉ có một lần nạn nhân thỏa mãn điều kiện về tuổi của tội phạm, trong khi những lần khác nạn nhân đã đủ 16 tuổi, thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo cấu thành cơ bản của tội phạm đó Điều này có nghĩa là không áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội 02 lần trở lên” Quan điểm thứ hai cho rằng người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã thực hiện theo cấu thành cơ bản của tội phạm đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 146
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, với khung hình phạt từ 06 tháng đến 03 năm Ngoài ra, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội
62 phạm khác nếu những lần thực hiện hành vi đó đủ yếu tố cấu thành các tội phạm khác 96
Thứ ba, đối với tình tiết thực hiện hành vi phạm tội đối với 02 người trở lên, đây là trường hợp một người đã dâm ô từ hai người dưới 16 tuổi trở lên hoặc nhiều người cùng dâm ô từ hai người dưới 16 tuổi trở lên Thứ tư, đối với trường hợp phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh thì cần lưu ý quy định về một số trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP đối với tội dâm ô trẻ em Trong trường hợp người trực tiếp chăm sóc và giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh hoặc người tàn tật có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục hoặc bộ phận nhạy cảm của họ, nhưng không có tính chất tình dục Trong trường hợp người làm công việc khám, chữa bệnh và chăm sóc y tế, người cấp cứu và sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm hoặc bộ phận khác của người dưới 16 tuổi, nhưng không có tính chất tình dục Tất cả những hành vi này không được coi là tội dâm ô và không bị xử lý trách nhiệm hình sự Thứ năm, đối với tình tiết gây rối loạn tâm thần thì việc đánh giá mức độ gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân phải căn cứ vào kết luận giám định pháp y theo Thông tư số 20/2014/TT-BYT, đòi hỏi hậu quả bắt buộc là làm cho nạn nhân bị tâm thần hoặc có những biểu hiện hành vi không ổn định, diễn biến tâm lý bất thường với tỷ lệ nhất định từ 31% trở lên và việc xác định tỷ lệ % phải do cơ quan giám định pháp y kết luận Cuối cùng, đối với tình tiết tái phạm nguy hiểm được xem là tình tiết tăng nặng trong khoản 2 Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2017 Tái phạm nguy hiểm là một dạng đặc biệt của tái phạm, và có thể được xác định dựa trên các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 53 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: (i) người đã từng bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý trước đó, nhưng chưa được xóa án tích, và sau đó phạm tội mới cũng là một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với lỗi cố ý; (ii) người đã bị kết án hai lần cho bất kỳ tội danh nào, và trong lần kết án thứ hai, đã bị áp dụng tình tiết tái phạm Nếu hành vi phạm tội mới do lỗi cố ý và án tích trước đó chưa được xóa, người này sẽ được xác định là tái phạm nguy hiểm
Thực tiễn cho tình tiết “thực hiện hành vi phạm tội 02 lần trở lên” tại điểm b khoản 2 Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 là bản án số
114 ngày 26/11/2018 về tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” - phạm tội dâm ô đối
96 Nguyễn Thị Thúy Loan, Phạm Thị Thủy (2023), “Tội ‘Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi’: Lý luận và thực tiễn”,
Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, Nguồn: [https://lsvn.vn/toi-dam-o-doi-voi-nguoi-duoi-16-tuoi-ly-luan-va-thuc- tien-1682265461.html] (truy cập ngày 10/6/2023)
63 với người dưới 16 tuổi của Tòa án cấp Sơ thẩm - TAND Q Sơn Trà, TP Đà Nẵng 97 Nội dung vụ án: từ đầu tháng 06/2017 đến đầu tháng 09/2017, tại nhà riêng của bị cáo Bùi Quang D, tại đây bị cáo đã nhiều lần có hành vi dùng tay sờ, bóp và dùng miệng hôn lên âm hộ, ngực của cháu Trần Khánh T Tại thời điểm bị dâm ô, cháu Trần Khánh T mới được hơn 11 tuổi 08 tháng 02 ngày (tức là dưới 16 tuổi) Do đó, Tòa án nhận định rằng hành vi của bị cáo Bùi Quang D đủ yếu tố cấu thành tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” theo điểm b khoản 2 Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2017 vì bị cáo đã nhiều lần thực hiện hành vi dâm ô đối với bị hại (phạm tội 02 lần trở lên) Như vậy, cần lưu ý rằng hành vi phạm tội dâm ô của bị cáo Bùi Quang D thực hiện nhiều lần lên cùng một đối tượng tác động là cháu Trần Khánh T thì sẽ thuộc trường hợp phạm tội 02 lần trở lên còn nếu hành vi phạm tội này được thực hiện một lần duy nhất đối với mỗi đối tượng tác động nhưng với nhiều nạn nhân thì sẽ rơi vào tình tiết tăng nặng “phạm tội đối với 02 người trở lên” thuộc điểm c khoản 2 Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
Liên quan đến điểm d khoản 2 Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Án lệ số 46/2021/AL về việc xác định tình tiết định khung hình phạt
SO SÁNH VỀ TỘI DÂM Ô TRẺ EM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ BANG CALIFORNIA, BANG TEXAS CỦA HOA KỲ VÀ
So sánh quy định về tội dâm ô trẻ em theo Bộ luật hình sự bang California,
3.1.1 Dấu hiệu khách quan a Khách thể và độ tuổi nạn nhân
Nhìn chung, khách thể của tội dâm ô đối với trẻ em trong pháp luật Việt Nam và pháp luật bang Texas, California của Hoa Kỳ đều hướng đến quyền được bảo vệ về thân thể, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em Đây là một trong những quyền quan trọng nhất của trẻ em trên toàn thế giới, cần được bảo vệ một cách nghiêm ngặt để đảm bảo cho quá trình phát triển bình thường Khi trẻ em được trưởng thành trong một môi trường lành mạnh, an toàn, tâm sinh lý của trẻ sẽ được hoàn thiện và trở thành những người góp sức, xây dựng đất nước sau này Do đó, trên thế giới, hầu hết các nước đều có những quy định nhằm bảo vệ thân thể, danh dự, nhân phẩm của trẻ em - những mầm non tương lai của mỗi quốc gia
Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn về độ tuổi của đối tượng tác động của tội dâm ô đối với trẻ em trong pháp luật Việt Nam và pháp luật bang Texas, California (Hoa Kỳ) Ở Việt Nam, đối tượng tác động của tội phạm này là người dưới 16 tuổi - tương ứng với độ tuổi trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em năm 2016 Trong khi đó, bang Texas (Hoa Kỳ) lại quy định đối tượng tác động là những người dưới 17 tuổi, cao hơn
1 tuổi so với Việt Nam Ngược lại với bang Texas, bang California lại quy định độ tuổi của đối tượng tác động thấp hơn so với Việt Nam, cụ thể là dưới 14 và trường hợp 14 hoặc 15 tuổi Có thể thấy, mặc dù cùng một quốc gia nhưng việc quy định độ tuổi của đối tượng tác động giữa bang Texas và California lại có sự chênh lệch rõ rệt Đối với bang Texas, độ tuổi được quy định là dưới 17 tuổi, khi đủ 17 tuổi thì những đứa trẻ này được xem là đồng ý quan hệ tình dục một cách hợp pháp Độ tuổi của trẻ em trong tội danh này quy định theo pháp luật bang California mặc dù được xác định với độ tuổi khá ít, chỉ dưới 14 và trường hợp 14 hoặc 15 tuổi nhưng điều này vẫn được xem là hợp lý khi xét theo các quy định pháp luật của bang này Những đứa trẻ dưới 18 tuổi vẫn được đảm bảo quan tâm đầy đủ Có thể những đứa trẻ trong độ tuổi dưới 14, trường hợp 14 hoặc 15 tuổi mới trở thành nạn nhân của tội dâm ô, tuy nhiên những đứa trẻ dưới 18 tuổi, từ 16 trở lên vẫn được bảo vệ một cách nhất định Nếu nạn nhân trong độ tuổi từ
16 đến 18 tuổi thì sẽ cấu thành tội danh khác, những đứa trẻ này vẫn được đảm bảo, bảo vệ thân thể một cách thận trọng
Theo đó, việc quy định độ tuổi của nạn nhân cũng sẽ một phần dựa vào sự phát triển của trẻ em và thực tiễn trong xã hội đó Việc quy định độ tuổi khác nhau của đối
70 tượng tác động trong khi cùng là các bang của một quốc gia cũng có thể giải thích được vì Hoa Kỳ có một lãnh thổ rộng lớn, giữa các bang sẽ có sự chênh lệch và khác biệt về mức độ phát triển Không đề cập đến Texas, có thể thấy bang California quy định độ tuổi của nạn nhân khá thấp, một người trên 15 tuổi thì sẽ không được bảo vệ bởi quy định về Tội dâm ô đối với trẻ em trong khi ở độ tuổi này, có thể họ chỉ mới bước vào cấp 3 Tuy nhiên, theo nhóm đã đề cập trong phần Độ tuổi nạn nhân, quy định này của bang California vẫn đảm bảo cho nhóm tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bởi vì họ vẫn được bảo vệ bởi những quy định khác nếu bị xâm phạm
Như vậy, khi so sánh tổng thể với pháp luật của bang Texas, California (Hoa Kỳ), pháp luật Việt Nam có sự khác biệt với cả hai, trong đó theo nhóm tác giả thì không nên hạ thêm độ tuổi của đối tượng tác động vì Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, trẻ em đang ngày càng phát triển sớm nhưng tốc độ không thể nhanh bằng một trong những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, vì vậy vẫn nên được bảo vệ bởi những quy định chặt chẽ khi chưa thành niên Trong khi đó, Việt Nam có thể học hỏi về việc tăng độ tuổi của đối tượng tác động lên cao hơn như quy định của bang Texas nhưng theo nhóm tác giả không nên dừng lại ở độ tuổi dưới 17 Như đã phân tích ở phần Độ tuổi nạn nhân, Việt Nam là một trong những nước tiên phong tham gia vào Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, vì vậy nên thống nhất quy định với Công ước, nâng độ tuổi của trẻ em cũng như đối tượng tác động của tội phạm này lên dưới 18 tuổi nhằm dễ dàng áp dụng những quy định của Công ước Đồng thời, việc nâng độ tuổi lên dưới 18 tạo sự đồng nhất với quy định người chưa thành niên trong Bộ luật Dân sự 2015, bảo vệ tốt hơn những đối tượng từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi - nhóm tuổi không còn là trẻ em nhưng cũng chưa phải là người thành niên b Hành vi khách quan
Sau khi phân tích, nghiên cứu về hành vi cũng như ý thức của tội dâm ô theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của hai bang California, Texas của Hoa Kỳ, có thể thấy các quy định về mặt khách quan (còn gọi là hành vi) của tội dâm ô khá tương đồng nhau
Pháp luật luật hình sự của cả ba nước Việt Nam, bang California và Texas của Hoa Kỳ đều ghi nhận những hành vi như đụng chạm, sờ mó, các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của trẻ em nhưng không nhằm mục đích giao cấu mà để khơi dậy hoặc thỏa mãn ham muốn tình dục là hành vi khách quan của tội dâm ô đối với trẻ em Điều này có nghĩa là hành vi khách quan của tội dâm ô đối với trẻ em phải là những hành vi có sự tiếp xúc trực tiếp lên thân thể của người đó, tuy nhiên pháp luật bang Texas, Hoa Kỳ có quy định hành vi đó có thể bao gồm việc “đụng chạm xuyên qua quần áo” trong khi pháp luật hình sự bang California, Hoa Kỳ không quy định rõ về điều này Tương tự như pháp luật Texas, Việt Nam cũng ghi nhận trường hợp tiếp xúc gián tiếp qua quần áo tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP cũng sẽ là hành vi khách quan của
71 tội dâm ô đối với trẻ em Quy định này là hoàn toàn phù hợp, tránh tình trạng các cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện những hành vi đồi bại với trẻ em
Bên cạnh đó, theo pháp luật hình sự của bang California, Hoa Kỳ, ngoài hành vi dâm ô đơn thuần, còn có trường hợp việc người thực hiện hành vi cố ý sử dụng vũ lực, bạo lực, cưỡng ép, đe dọa hoặc làm cơ thể nạn nhân hoặc người khác bị thương nhằm phục vụ cho hành vi dâm dục của mình Khác với quy định trên của bang California, pháp luật hình sự Việt Nam và bang Texas không ghi nhận trường hợp sử dụng vũ lực nhằm mục đích thực hiện hành vi dâm ô Theo nhóm tác giả, việc quy định tình tiết sử dụng vũ lực, bạo lực, cưỡng ép, đe dọa hoặc làm cơ thể nạn nhân hoặc người khác bị thương nhằm phục vụ cho hành vi dâm dục của mình của bang California là hoàn toàn hợp lý, vì đây là một trong những hành động có tính chất dã man, tác động trực tiếp đến thân thể, tinh thần của nạn nhân, làm tăng tính chất nghiêm trọng của hành vi
Thêm vào đó, theo pháp luật bang Texas (Hoa Kỳ), bên cạnh việc đụng chạm các bộ phận nhạy cảm của trẻ em, hành vi làm lộ ra hậu môn hoặc bất kỳ bộ phận sinh dục nào của người đó, hành vi làm cho đứa trẻ làm làm lộ ra hậu môn hoặc bất kỳ bộ phận sinh dục nào của trẻ em cũng được xem là hành vi khách quan của tội dâm ô đối với trẻ em Quy định này hoàn toàn mới so với bang California (Hoa Kỳ) và Việt Nam Hiện nay, theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP, Việt Nam chưa ghi nhận hành vi làm lộ ra các bộ phận sinh dục của người thực hiện và của trẻ em là hành vi khách quan Vì vậy, Việt Nam nên xem xét có nên bổ sung hành vi này vào mặt khách quan của tội dâm ô đối với trẻ em hay không do việc làm lộ ra các bộ phận sinh dục cũng rất nhạy cảm và ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tinh thần của những đứa trẻ dưới độ tuổi 16
Tiếp theo, về cấu thành hình thức của tội dâm ô đối với trẻ em Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là tội có cấu thành hình thức, tức là không phải đợi đến lúc xảy ra thiệt hại với người bị hại thì mới cấu thành nên tội phạm này mà chỉ cần có những hành vi thỏa mãn điều kiện được quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP Tương tự như vậy, pháp luật bang California cũng ghi nhận rằng không yêu cầu rằng “ham muốn, đam mê hoặc ham muốn tình dục của một trong hai người đó thực sự được khơi gợi, hấp dẫn hoặc thỏa mãn” là một yếu tố bắt buộc cấu thành tội phạm 101 Do đó, mặc dù mục đích của người phạm tội không được thỏa mãn nhưng chỉ cần người đó thực hiện hành vi dâm ô đã có thể chứng minh hành vi khách quan của tội phạm Quy định này hoàn toàn hợp lý, phù hợp với tính chất của tội phạm này, vì ngay cả khi chưa gây ra những hậu quả đáng kể, nạn nhân là những trẻ
101 Robert Von Schlichting (1986), “Lewd or Lascivious Acts with a Child under Fourteen: California's Extension of Force under Penal Code Section 288”, Criminal Justice Journal, (9), tr.120
72 em cũng đã bị ảnh hưởng rất lớn với những hành vi thiếu đạo đức, đồi bại của người phạm tội, hành vi này đã xâm phạm trực tiếp đến quyền được bảo vệ về thân thể, danh dự, nhân phẩm và sự phát triển bình thường của trẻ em
Ngoài ra, có sự khác biệt về hình thức quy định Trong Bộ luật Hình sự năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 của Việt Nam, Điều 146 chỉ quy định: “Người nào đủ
18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, ”, mà không quy định cụ thể như thế nào được gọi là hành vi dâm ô Việc quy định thế nào là hành vi dâm ô được ghi nhận trong các văn bản dưới luật, cụ thể là Nghị quyết 06/2019/NQ- HĐTP Trong khi đó, bang California và Texas, Hoa Kỳ lại quy định rõ trong luật hành vi dâm ô đối với trẻ em là hành vi như thế nào Điều này có thể được giải thích như sau,
“việc không mô tả cụ thể hành vi phạm tội của tội phạm này thể hiện văn hóa pháp lý của nhà nước ta Theo đó nhà làm luật tránh mô tả các từ ngữ nhạy cảm trong Bộ luật
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Việt Nam
Thứ nhất, về dấu hiệu khách quan
Một là, về việc tăng độ tuổi của trẻ em cũng như đối tượng tác động của Tội dâm ô lên dưới 18 tuổi Những đứa trẻ trong độ tuổi này cũng cần có những chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của họ Nếu không, Việt Nam cũng nên có những quy định, khung pháp lý riêng đối với những người có hành vi phạm tội đối với những người có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi Theo nhóm tác giả, việc nâng độ tuổi pháp lý của trẻ em lên dưới 18 tuổi sẽ phù hợp hơn và bảo vệ được những người chưa thật sự phát triển toàn diện một cách tốt hơn với những lý do sau đây:
(i) Chúng ta là một trong những nước tiên phong tham gia vào Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc, vì vậy việc điều chỉnh quy định cho phù hợp với pháp luật quốc tế sẽ dễ dàng hơn cho Việt Nam trong việc thực thi các quyền để bảo vệ trẻ em Đồng thời, tạo ra sự thống nhất giữa hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên đối với pháp luật quốc gia Như đã trích dẫn Điều 1 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em nêu rằng, “Trẻ em là người dưới 18 tuổi trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em có quy định tuổi trưởng thành sớm hơn” Như vậy, Công ước định nghĩa trẻ em là người dưới
18 tuổi dựa trên cơ sở xác định mốc chuyển biến lớn từ giai đoạn tuổi thơ sang người lớn Vì thế, 18 tuổi là tiêu chí chính thức áp dụng chung cho mọi quốc gia thành viên khi quy định khái niệm trẻ em Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm trẻ em không đồng nhất với khái niệm người chưa thành niên (là người dưới 18 tuổi), đó là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã trưởng thành trong khi tuổi trưởng thành trong pháp luật Việt Nam vẫn quy định là từ đủ 18 105 ;
(ii) Theo một nghiên cứu của WHO về sức khỏe vị thành niên, số lượng người trong độ tuổi vị thành niên (từ 10 đến 19 tuổi) hiện khoảng 1,2 tỷ người Từ góc độ tâm sinh lý học, các nghiên cứu khoa học đều chứng minh rằng, giai đoạn vị thành niên (từ
10 đến 19 tuổi theo quan điểm của WHO) là thời điểm rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân Trong giai đoạn này, mỗi người dần dần phát triển năng lực cá nhân của mình và đây cũng là giai đoạn nhiều thách thức nhất 106 Đối với người dưới 18 tuổi, đây cũng là giai đoạn họ vẫn đang tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng để phát triển bản
105 Bảo Yến, “Cần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi theo Công uớc quốc tế về Quyền trẻ em”, Nguồn:
[https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/L ists/News&ItemIDD693] (truy cập ngày 06/3/2023)
106 Nguyễn Lê Dân, “Độ tuổi pháp lý của trẻ em: một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nguồn: [https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/do-tuoi-phap-ly-cua-tre-em-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-
80 thân, việc nhóm độ tuổi này bị xâm hại, lợi dụng có khả năng cao sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của họ nếu không được bảo vệ đầy đủ vì tâm lý của nhóm người dưới 18 tuổi chưa thật sự vững chắc, ổn định để có thể đương đầu trực tiếp với những sự việc xấu xảy ra Tuy nhiên, hiện nay theo pháp luật Việt Nam, trẻ em là người dưới 16 tuổi nên những chính sách bảo vệ kèm theo cũng chỉ tập trung vào nhóm người này mà quên mất nhóm người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi Hầu hết các chính sách và quy định pháp luật hiện hành của nước ta về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em chủ yếu tập trung vào nhóm dưới 16 tuổi (theo Luật Trẻ em năm 2016), trong khi đó chưa có sự quan tâm đúng mức để nhóm trẻ em – thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em để nhóm trẻ này phát triển toàn diện về tinh thần và thể chất trước khi bước vào tuổi trưởng thành 107 Vì vậy, Việt Nam cần điều chỉnh để những người trong độ tuổi 16, 17 cũng nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ từ gia đình, cộng đồng và Nhà nước dưới tư cách là trẻ em để họ có thể phát triển toàn diện khi bước sang giai đoạn trưởng thành
Hai là, về hành vi khách quan
(i) Bổ sung khái niệm “có tính chất tình dục” Hướng dẫn về hành vi của Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP, cụ thể tại khoản
3 Điều 3 có đề cập đến cụm từ “có tính chất tình dục” nhưng trong pháp luật hình sự Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể, rõ ràng về “có tính chất tình dục” là như thế nào
Do đó, nhóm tác giả đề xuất pháp luật hình sự Việt Nam nên bổ sung khái niệm “có tính chất tình dục”, tạo cơ sở để việc xác định hành vi khách quan của tội phạm này dễ dàng hơn Bởi lẽ, cụm từ này thường xuyên xuất hiện trong trong các điều luật liên quan đến tội dâm ô tuy nhiên không có quy định cụ thể nên khó xác định và chứng minh
(ii) Bổ sung hành vi “làm lộ ra hậu môn hoặc bất kỳ bộ phận sinh dục nào của người đó, hành vi làm cho đứa trẻ làm làm lộ ra hậu môn hoặc bất kỳ bộ phận sinh dục nào của trẻ em” (học hỏi kinh nghiệm từ quy định trong pháp luật hình sự bang Texas,
Hoa Kỳ) vào hành vi khách quan của Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong văn bản pháp luật hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP Hiện nay, xã hội đang có tốc độ phát triển rất nhanh, dẫn đến các hành vi dâm ô ngày càng phức tạp Họ sẽ lợi dụng kẽ hở của hành lang pháp lý cũng như tâm lý chưa hoàn thiện của trẻ em để thực hiện hành vi đồi bại, cưỡng ép trẻ phải chứng kiến hoặc tự nguyện làm lộ những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, việc làm lộ ra các bộ phận sinh dục cũng rất
107 Bảo Yến, “Cần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi theo Công uớc quốc tế về Quyền trẻ em, Nguồn:
[https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/L ists/News&ItemIDD693] (truy cập ngày 06/3/2023)
81 nhạy cảm và ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tinh thần của những đứa trẻ dưới độ tuổi 16 Vì vậy, cần bổ sung hành vi khách quan này vào để tránh bỏ sót tội phạm trong xã hội
(iii) Bổ sung thêm trường hợp “Dụ dỗ, yêu cầu người dưới 16 tuổi dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát ) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người phạm tội” vào khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP
Hiện nay, tại điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP chỉ mới quy định người phạm tội dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát ) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của trẻ em mà chưa quy định trường hợp ngược lại Nhóm tác giả nhận thấy rằng, việc yêu cầu trẻ em sử dụng dụng cụ tình dục cũng ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tinh thần của trẻ, đồng thời hành vi này cũng có tính chất tình dục, thỏa mãn mục đích của người phạm tội