1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tội mua bán người dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự một số nước kinh nghiệm cho việt nam

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 624,95 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. LÝ LUẬN VỀ SO SÁNH LUẬT VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TỘI MUA BÁN NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI (13)
    • 1.1 Khái niệm, đặc điểm và các bước cơ bản của so sánh luật liên quan đến tội mua bán người dưới 16 tuổi (13)
      • 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm so sánh luật (13)
      • 1.1.2 Các bước cơ bản để thực hiện so sánh luật (15)
    • 1.2 Khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người dưới 16 tuổi (15)
    • 1.3 Các nội dung so sánh luật của tội mua bán người dưới 16 tuổi (19)
  • CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC VỀ (22)
    • 2.1 Chủ thể của tội phạm cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi trong BLHS Việt (22)
      • 2.1.1 BLHS Việt Nam (22)
      • 2.1.2 BLHS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (23)
      • 2.1.3 BLHS Cộng hòa Nhân dân Campuchia (24)
      • 2.1.4 BLHS Vương quốc Thái Lan (25)
    • 2.2 Mặt khách quan của tội phạm cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi trong (27)
      • 2.2.1 BLHS Việt Nam (27)
      • 2.2.2 BLHS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (29)
      • 2.2.3 BLHS Cộng hòa Nhân dân Campuchia (30)
      • 2.2.4 BLHS Vương quốc Thái Lan (32)
      • 2.3.1 BLHS Việt Nam (35)
      • 2.3.2 BLHS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (36)
      • 2.3.3 BLHS Cộng hòa Nhân dân Campuchia (37)
      • 2.3.4 BLHS Vương quốc Thái Lan (37)
    • 2.4 Khách thể của tội phạm cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi trong BLHS Việt (37)
      • 2.4.1 BLHS Việt Nam (37)
      • 2.4.2 BLHS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (39)
      • 2.4.3 BLHS Cộng hòa Nhân dân Campuchia (40)
      • 2.4.4 BLHS Vương quốc Thái Lan (40)
      • 2.4.5 Nhận xét (41)
  • CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỘI MUA BÁN NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TRÊN CƠ SỞ HỌC TẬP KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA (42)
    • 3.1 Biện pháp xử lý tội phạm mua bán người ở một số quốc gia (42)
      • 3.1.1 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (42)
      • 3.1.2 Cộng hòa Nhân dân Campuchia (45)
      • 3.1.3 Vương quốc Thái Lan (47)
    • 3.2 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong quy định về tội mua bán người dưới 16 tuổi ở một số quốc gia (53)
      • 3.2.1 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (53)
      • 3.2.2 Cộng hòa nhân dân Campuchia (57)
      • 3.2.3 Vương quốc Thái Lan (59)
      • 3.3.1 Các giải pháp trong luật (63)
      • 3.3.2 Giải pháp trong đảm bảo thi hành luật (64)
  • KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 62 (66)

Nội dung

Trong công cuộc phòng, chống tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người như: Hiến pháp, Luật Hôn nhân

LÝ LUẬN VỀ SO SÁNH LUẬT VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TỘI MUA BÁN NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI

Khái niệm, đặc điểm và các bước cơ bản của so sánh luật liên quan đến tội mua bán người dưới 16 tuổi

1.1 Khái niệm, đặc điểm và các bước cơ bản của so sánh luật liên quan đến tội mua bán người dưới 16 tuổi:

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm so sánh luật:

Trong khoa học pháp lý trên thế giới “luật so sánh” có nhiều cách gọi khác nhau: Comparative law (tiếng Anh), Droit Comparé (tiếng Pháp), Trong tiếng Việt ở một số công trình nghiên cứu học thuật sử dụng cả 3 thuật ngữ “luật so sánh”, “so sánh luật” hay

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về luật so sánh được các học giả sử dụng Tuy nhiên thường không tập trung giải quyết vấn đề bản chất mà chỉ tập trung vào đối tượng hoặc chức năng của nó Học giả Việt Nam định nghĩa luật so sánh là phương pháp xem xét, nghiên cứu, tiếp cận pháp luật trên thế giới Với định nghĩa này tuy rằng hay và ngắn gọn nhưng việc đồng nhất luật so sánh thành một phương pháp nghiên cứu dù chỉ ra đối tượng nghiên cứu là pháp luật nhưng nó không mang lại lợi ích cho người nghiên cứu Mặt khác, Michael Bogdan một học giả người Thụy Điển đã định nghĩa luật so sánh là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt Có thể thấy rằng, đây là một quan điểm khá toàn diện và đầy đủ khi mà ông sử dụng những điểm giống và khác đã được xác định để đánh giá, giải thích và phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp luật hoặc nghiên cứu các vấn đề cốt lõi của các hệ thống pháp luật đó So với các ngành khoa học pháp lý khác, luật so sánh còn là một ngành tương đối mới mẻ, do đó, cách tiếp cận đối với nó còn mở cho những người nghiên cứu Ở các nước khác nhau, các nhà nghiên cứu luật học sử dụng các cách tiếp cận không giống nhau để làm sáng tỏ đối tượng của Luật so sánh và ngay trong cùng một nước cũng có nhiều trường phái và khuynh hướng khác nhau về Luật so sánh Đây là vấn đề phổ biến trong khoa học (tập bài giảng luật so sánh)

Bản chất của Luật so sánh, nó là một phương pháp so sánh pháp luật - là phương pháp nghiên cứu được áp dụng đối với lĩnh vực pháp luật hay chỉ là phương tiện có vai trò quan trọng trong việc giải thích các quy phạm pháp luật của hệ thống pháp luật khác nhau Bên cạnh đó, Luật so sánh là ngành khoa học pháp lý bởi vì phương pháp này đã được rất nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn áp dụng ngoài ra kết quả của luật so sánh không chỉ dừng lại ở việc nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt của đối tượng nghiên cứu mà quan trọng hơn nó nghiên cứu mối liên hệ giữa các hệ thống pháp luật này, giải thích nguồn gốc của sự tương đồng và khác biệt nhằm mục đích cải tổ hệ thống pháp luật quốc gia

Về đặc điểm, luật so sánh trước hết có thể khẳng định nó không phải là ngành luật hay lĩnh vực pháp luật thực định Thứ hai, đặc điểm quan trọng nhất của luật so sánh là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau để tìm ra những điểm giống và khác giữa chúng Tiếp theo là nghiên cứu luật so sánh không đồng nhất nghiên cứu pháp luật nước ngoài Thứ tư, là một ngành luật khoa học độc lập trong khoa học pháp lý Cuối cùng, phạm vi nghiên cứu của luật so sánh rất rộng Để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và đáp ứng yêu cầu của Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em thì BLHS Việt Nam hiện hành đổi một cách toàn diện hơn để tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc, đồng thời cũng là để hội nhập quốc tế (ACTIP)

So với Điều 120 BLHS năm 1999 quy định về tội “mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em” thì ở BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ta có thể dễ dàng thấy nó đã được tách thành 03 tội riêng biệt đó là mua bán người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 151, tội đánh tráo người dưới 01 tuổi quy định tại Điều 152 và tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 153 Ngoài ra, các tình tiết định khung tăng nặng không còn phù hợp của BLHS năm 1999 đã được lượt bỏ thay vào đó là bổ sung thêm các tình tiết phù hợp, nghiêm khắc hơn Điều này giúp cho chúng ta có thể dễ dàng xác định trách nhiệm hình sự cho từng tội danh tùy theo mức độ nguy hiểm

1.1.2 Các bước cơ bản để thực hiện so sánh luật:

Thực tế có rất nhiều quan điểm về quy trình thực hiện so sánh luật Có vài học giả phân chia thành ba giai đoạn là giai đoạn mô tả, giai đoạn giả định và giai đoạn giải thích Mặt khác, cũng có học giả phân chia thành 6 bước như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề pháp luật cần so sánh và xây dựng giả thuyết để nghiên cứu so sánh Có nghĩa là cần phải xác định được đề tài cần nghiên cứu, định hướng được dàn ý cần triển khai

Bước 2: Lựa chọn hệ thống pháp luật để so sánh Có nghĩa là nếu những đề tài có so sánh với luật nước ngoài thì cần chọn lọc những quốc gia gần gũi và có những vấn đề nổi bật liên quan đến đề tài nghiên cứu để có thể có nhiều thông tin thuận lợi hơn cho việc so sánh Ngoài ra, còn có mục đích nghiên cứu và khả năng tiếp cận nguồn thông tin

Bước 3: Thu thập tài liệu tham khảo và xác định phạm vi so sánh Sau khi hoàn thành được dàn ý và lựa chọn được các quốc gia để so sánh thì tiếp theo sẽ tiến hành thu thập những tài liệu tham khảo (những bộ luật) có liên quan

Bước 4: Xây dựng hệ thống các tiêu chí so sánh Khi xây dựng được những tiêu chí cần so sánh một cách chi tiết sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu được dễ dàng và nhanh chóng hơn vì đã định hướng kỹ càng

Bước 5: Báo cáo về đối tượng cần so sánh

Bước 6: Đánh giá có phê phán kết quả so sánh tìm được Có nghĩa là đưa ra được những nhận xét sau khi so sánh từng tiêu chí với các quốc gia khác để thấy được ưu và nhược điểm, những mặt còn hạn chế trong luật pháp Việt Nam.

Khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày nay với sự phát triển của xã hội, nước ta đã hội nhập và phát triển không ngừng Bên cạnh những thành tựu to lớn trên, vẫn còn những vấn đề nhức nhối cần sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước là việc mua bán người dưới 16 tuổi vẫn diễn ra một cách tinh vi và phức tạp trong bối cảnh quyền của con người ngày càng được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là trẻ em - mầm non tương lai của đất nước Với sự hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam đã ký Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của liên hợp quốc (Nghị định thư Palermo) Trong Nghị định thư này, khái niệm mua bán người đã được định nghĩa tại Điều 3 như sau: a) "Buôn bán người" có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát những người khác Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể; b) Sự chấp thuận của một nạn nhân của việc buôn bán người đối với sự bóc lột có chủ ý được nêu ra trong khoản (a) của điều này là không thích đáng nếu bất kỳ cách thức nào nêu trong khoản (a) đã được sử dụng c) Việc mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay nhận một đứa trẻ nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là "buôn bán người" ngay cả khi việc này được thực hiện không cần dùng đến bất kỳ cách thức nào được nói đến trong khoản (a) điều này; d) "Trẻ em" có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi Điều 3 Nghị định thư Palermo đã làm rõ buôn bán người bao gồm các hành vi buôn bán người; cách thức buôn bán và mục đích của hành vi buôn bán người Theo như Nghị định thư Palermo thì tại Điều 3 Chương I có quy định định nghĩa thuật ngữ “buôn bán người” như sau: “Buôn bán người” có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát những người khác Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, về mua bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em năm 2000 định nghĩa “buôn bán trẻ em” có nghĩa là là bất kỳ hành động hoặc giao dịch nào mà qua đó trẻ em bị chuyển giao từ bất kỳ một người hay một nhóm người nào cho một người hay một nhóm người khác để lấy tiền hay một giá trị trao đổi gì khác Ngoài Nghị định thư còn có những văn bản khác quy định về buôn bán người nhưng vẫn chưa đầy đủ và hoàn chỉnh như Nghị định thư

Mặt khác, theo Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP) thuật ngữ “buôn bán người” được giải thích cụ thể phù hợp với quy định về buôn bán người của Nghị định thư về phòng ngừa trấn áp và trừng phạt nạn buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (gọi tắt là Nghị định thư Palermo) Theo đó, tội phạm buôn bán người được cấu thành bởi 3 yếu tố cơ bản sau:

(1) Hành vi (hoạt động): Thực hiện một trong các hành vi sau đây: Tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp, tiếp nhận;

(2) Phương thức (phương tiện): Đe dọa, sử dụng bạo lực, ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương (lợi dụng điểm yếu của nạn nhân); cho hoặc nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người kiểm soát đối với người khác;

(3) Mục đích: Bóc lột nạn nhân, bao gồm các hình thức bóc lột mại dâm hoặc các hành vi bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự như khổ sai hay lấy các bộ phận của cơ thể

Với cách giải thích thuật ngữ “buôn bán người” như trên đã tạo nên cách hiểu thống nhất giữa các quốc gia thành viên về các yếu tố cấu thành của tội buôn bán người và từ đó góp phần nâng cao hiệu quả thực thi ACTIP trên thực tế

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra định nghĩa buôn bán người như sau:

Buôn bán người là một hình thức bóc lột lao động và bóc lột tình dục, trong đó người bị hại bị lôi kéo, vận chuyển, chuyển giao, tiếp nhận hoặc chứa chấp bằng cách sử dụng đe dọa, bạo lực, lừa dối hoặc lợi dụng sự yếu kém hoặc tình trạng dễ bị tổn thương của họ ILO đã xác định bốn yếu tố cấu thành của buôn bán người: Bất kỳ hình thức nào của bóc lột lao động hoặc bóc lột tình dục; lợi dụng sự yếu kém hoặc tình trạng dễ bị tổn thương của nạn nhân; sử dụng đe dọa, bạo lực, lừa dối hoặc lợi dụng sự yếu kém hoặc tình trạng dễ bị tổn thương của nạn nhân; lợi ích tài chính hoặc vật chất khác cho kẻ buôn người

Bên cạnh các khái niệm trên thì theo Điều 151 BLHS Việt Nam hiện hành quy định về tội mua bán người dưới 16 tuổi là trường hợp người phạm tội có hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển chứa chấp để thực hiện các hành vi nói trên Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người dưới 16 tuổi bao gồm: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể của tội phạm, khách thể của tội phạm Đặc trưng dấu hiệu pháp lý của Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151 BLHS

Về khách thể: quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại là nhân phẩm, danh dự của người người Đối tượng tác động của tội này là người dưới 16 tuổi không phụ thuộc vào giới tính

Về mặt khách quan thì tội mua bán người dưới 16 tuổi là tội phạm cấu thành hình thức Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi mua bán người thuộc một trong các hành vi như sau:

- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác ví dụ như đối với trường hợp để bóc lột tình dục như là tổ chức cho nạn nhân bán dâm, đưa nạn nhân đến cơ sở chứa mại dâm để bán dâm, làm nô lệ tình dục, ) Để cưỡng bức lao động như là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc nạn nhân lao động trái ý muốn của họ Hay trường hợp để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân Vì mục đích nhân đạo khác là sử dụng nạn nhân phải đi ăn xin hoặc sử dụng nạn nhân vào mục đích tàn ác khác

- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện các hành vi trên Mặt chủ quan tội phạm trên được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp Đó là khi người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra

Về chủ thể của tội phạm là người đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Từ những quy định trên cho thấy pháp luật Việt Nam cũng quy định tội mua bán người tương tự như các quy định quốc tế về hành vi, thủ đoạn, mục đích của tội này Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, pháp luật Việt Nam đã quy định về các tội mua bán người ngày một tiếp cận hơn với quy định quốc tế Tuy nhiên, các văn kiện quốc tế dùng cụm từ “buôn bán người” phổ biến hơn thay vì dùng cụm từ “mua bán người” mà theo nghĩa của tiếng Việt thì “buôn bán” có nghĩa rộng hơn “mua bán” Xét về bản chất, “buôn bán người” và “mua bán người” đều vì mục đích tư lợi và vi phạm đến quyền tự do của nạn nhân, tuy nhiên, nếu xét về hành vi khách quan thì hai khái niệm này không đồng nhất với nhau về quy mô và mức độ vì “buôn bán người” được thực hiện với quy mô lớn, phức tạp hơn, vượt ra ngoài biên giới một cách trái phép còn đối với “mua bán người” thể hiện ở quy mô nhỏ và ít phức tạp hơn.

Các nội dung so sánh luật của tội mua bán người dưới 16 tuổi

So sánh luật là một phương pháp nghiên cứu pháp luật của các quốc gia để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các hệ thống pháp luật Cho nên, khi tìm hiểu nội dung so sánh luật của tội mua bán người dưới 16 tuổi trong pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một số quốc gia khác, ta cần tập trung vào những vấn đề sau: Đầu tiên, trong bài nghiên cứu khoa học này, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu về định nghĩa của tội mua bán người dưới 16 tuổi trong pháp luật hình sự của Việt Nam với các quốc gia như: Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia Định nghĩa của tội mua bán người dưới

16 tuổi có thể khác nhau tùy thuộc vào hệ thống pháp luật của các quốc gia Từ việc tìm hiểu trên, nhóm tác giả đưa ra những điểm tương đồng cũng như điểm khác biệt trong cách định nghĩa về tội mua bán người dưới 16 tuổi trong pháp luật hình sự của bốn quốc gia và văn bản quy phạm pháp luật quốc tế có liên quan đến tội mua bán người dưới 16 tuổi (Nghị định thư Palermo, Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia,…)

Thứ hai, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu về dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người dưới

16 tuổi của bốn quốc gia trên Dấu hiệu pháp lý của tội phạm là những dấu hiệu đặc trưng của một tội danh để nhận biết, xác định hành vi phạm tội thuộc tội nào Việc so sánh dấu hiệu pháp lý bao gồm khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và chủ thể của tội phạm Trong khách thể của tội phạm có quan hệ xã hội bị tội mua bán người dưới 16 tuổi tác động, đối tượng tác động của tội phạm Trong mặt khách quan bao gồm cấu thành tội phạm, hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả của tội phạm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan của tội phạm và hậu quả của tội phạm Và cuối cùng, mặt chủ quan của tội phạm sẽ gồm lỗi, mục đích của tội phạm và chủ thể của tội phạm

Thứ ba, bên cạnh dấu hiệu pháp lý cũng như định nghĩa của tội mua bán người dưới

16 tuổi, hình phạt cũng là một trong những nội dung cần được so sánh Hình phạt của tội mua bán người dưới 16 tuổi của Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia đều là phạt tù, tuy nhiên, khung hình phạt của tội này trong mỗi hệ thống quốc gia sẽ có sự khác biệt nhất định

Như vậy, trong nội dung so sánh luật của tội mua bán người dưới 16 tuổi có thể có nhiều khía cạnh, nhưng trong bài nghiên cứu khoa học này, nhóm tác giả sẽ tập trung vào ba khía cạnh cơ bản nhất là định nghĩa của tội phạm, các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và hình phạt của tội phạm này Sự khác biệt trong các khía cạnh trên có thể phản ánh ưu, nhược điểm của mỗi hệ thống pháp luật Đồng thời, thông qua việc so sánh trên, người nghiên cứu có thể đánh giá, nhìn nhận hệ thống pháp luật nước mình một cách khách quan, toàn diện hơn.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC VỀ

Chủ thể của tội phạm cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi trong BLHS Việt

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS Trong đó, năng lực chịu trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức về ý nghĩa xã hội của những hành vi do chính mình thực hiện, cùng với khả năng điều khiển hành vi đó theo các yêu cầu và tiêu chuẩn của xã hội 3 Đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi trong BLHS Việt Nam, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự Chủ thể tội phạm mua bán người thường là những đối tượng mua bán người thông thường sẽ có chung quốc tịch, văn hóa, những người quen, thân cận, người trong gia đình, với nạn nhân bởi vì chỉ có như vậy những đối tượng đó mới có khả năng hiểu rõ và khai thác được từ nạn nhân với ý đồ xấu xa

Ngoài ra, chủ thể của tội này còn có thể là người nước ngoài hoặc cũng có thể là phần tử trong một tổ chức tội phạm với mạng lưới hoạt động rộng lớn Họ lợi dụng sự tin tưởng, thật thà, điểm yếu của nạn nhân để dụ dỗ hoặc cưỡng bức và kiểm soát nạn nhân

Trên thực tế, người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi đa số là người từ 30 tuổi trở lên, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong khi đó đối với những người từ 16 tuổi trở lên thì thường sẽ ở vai trò đồng phạm khi phạm tội này 4 Do đó, việc xác định tình trạng có hay không trách nhiệm hình sự đối với công tác xác định chủ thể phạm tội là một yêu cầu quan trọng, việc căn cứ vào giấy khai sinh hoặc giấy tờ tùy thân khác sẽ đóng vai trò cốt

3 Vũ Thị Thuý, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - phần chung, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội,

4 Lê Thị Thu Dung, sđd, tr.15 lõi trong việc xác định tuổi của người phạm tội, trong trường hợp nghi ngờ về tình trạng trách nhiệm hình sự thì cần có giám định kết luận

Như vậy, ta có thể thấy được pháp luật Việt Nam giới hạn phạm vi chủ thể khá rộng là từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh trên Điều này cho thấy ở Việt Nam đã đề cao và siết chặt hơn phạm vi chủ thể để có thể tăng cường tính răn đe và một phần cũng thể hiện được pháp luật Việt Nam rất quan tâm đến những tội danh có liên quan đến trẻ em

2.1.2 BLHS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Để tìm kiếm lợi nhuận từ việc cưỡng bức, bóc lột lao động hoặc các hoạt động tình dục khác đối với người dưới 16 tuổi, BLHS CHND Trung Hoa quy định chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, chủ thể của tội mua bán người dưới 16 tuổi theo BLHS CHND Trung Hoa còn có điểm khác so với BLHS Việt Nam là quy định cả trách nhiệm hình sự cho pháp nhân Quy định này phù hợp với Điều 10 của Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (gọi tắt là Công ước TOC) về trách nhiệm pháp lý của pháp nhân, trong đó có Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là thành viên tham gia Bởi lẽ, đặc điểm nổi bật của tội mua bán người dưới 16 tuổi là những tội phạm có tính chất xuyên quốc gia Phần lớn những trường hợp mua bán người qua các nước đều do nhóm tội phạm có tổ chức thực hiện

Còn ở Việt Nam, pháp nhân thương mại chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với 33 tội danh 5 , được chia thành ba nhóm tội phạm Đó là nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (22 tội danh), nhóm các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

(02 tội danh), nhóm các tội phạm về môi trường (09 tội danh) 6 Trong đó, ta thấy BLHS Việt Nam không quy định pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người Mặc dù theo Điều 10 Công ước TOC, các nước thành viên không bị ràng buộc

5 Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

6 Lê Thị Vân Anh, “Quy định về tội mua bán người trong Bộ luật Hình sự - hạn chế và hướng hoàn thiện,” Nxb Dân chủ và Pháp luật, số 348/2021, tr.16-21 về quy định này Tuy nhiên, việc không quy định pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người có thể gây khó khăn trong hợp tác để ngăn ngừa phòng chống tội phạm có tổ chức tội phạm xuyên quốc gia do xung đột giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế

2.1.3 BLHS Cộng hòa Nhân dân Campuchia:

Hiện nay, pháp luật Campuchia đã luật cụ thể để điều chỉnh về mua bán người dưới

16 tuổi được quy định trong Luật Chống Buôn người và Bóc lột Tình dục

Chủ thể của tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Với tội mua bán người dưới 16 tuổi, năng lực chủ thể chịu trách nhiệm hình sự quy định trong các Điều 12, Điều 21, Điều 151 BLHS Việt Nam là người từ đủ 14 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự và vi phạm tội phạm rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng Đối với tội danh này trong BLHS Việt Nam, các nhà làm luật cũng cho rằng đây là tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng, nên tuổi chịu trách nhiệm hình sự của tội mua bán người dưới 16 tuổi là người từ đủ 14 tuổi Theo đó, Campuchia lại quy định cụ thể trách nhiệm hình sự trong Điều 4 Luật Chống Buôn người và Bóc lột Tình dục như sau:

“Bất kì người nào phạm tội nặng hoặc tội nhẹ như đã nêu trong luật này sẽ bị phạt và chịu trách trách nhiệm hình sự như trong trường hợp phạm tội đã được thực hiện

Người đồng phạm, người xúi giục phạm tội hoặc tội nhẹ quy định trong bộ luật này đều bị trừng trị và phải chịu trách nhiệm như người phạm tội đã thực hiện tội phạm

Những người chủ mưu và những người xúi giục bao gồm những người tổ chức hoặc chỉ ra, chẳng hạn như ủy thác cho người khác phạm tội hoặc tội nhẹ, được nêu trong luật này

Khi một đại diện của một cơ quan hoặc nhân viên của một pháp nhân hoặc một người thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào được quy định trong luật Điều này trong khuôn khổ kinh doanh hoặc lợi ích của pháp nhân hoặc người được ủy thác, pháp nhân hoặc người được ủy thác sẽ bị trừng phạt với hình phạt tiền Hình phạt bổ sung và hình phạt tương ứng với hình phạt nêu tại các điều có liên quan.”

Tuy không quy định rõ độ tuổi, nhưng trong Điều 39 BLHS Campuchia có quy định:

“người từ đủ 14 tuổi trở lên có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu hoàn cảnh phạm tội hoặc nhân thân của người chưa thành niên đó cần thiết” Do đó, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của Campuchia đối với tội này là người từ đủ 14 tuổi trở lên, tương tự với cách quy định của BLHS Việt Nam

Mặt khách quan của tội phạm cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi trong

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, hoàn cảnh phạm tội, Thông qua những dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm, người nghiên cứu có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm Mặt khách quan của tội phạm gồm: hành vi- dấu hiệu bắt buộc, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm

Trong pháp luật hình sự của Việt Nam, mặt khách quan của tội mua bán người dưới

16 tuổi gồm những dấu hiệu sau: Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT

- TANDTC – VKSNDTC-BCA-BQP-BTP định nghĩa mua bán trẻ em (người dưới 16 tuổi) là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi trẻ em tức người dưới 16 tuổi như một loại hàng hóa; cụ thể là một trong các hành vi sau đây: Bán trẻ em cho người khác, không phụ thuộc vào mục đích của người mua; mua trẻ em để bán lại cho người khác, không phân biệt bán lại cho ai với mục đích gì; dùng trẻ em làm phương tiện để trao đổi, thanh toán; mua trẻ em để bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc vì những mục đích trái pháp luật khác Theo Điều 151 BLHS Việt Nam, tội mua bán người dưới 16 tuổi có cấu thành hình thức, tức là chỉ cần có hành vi được quy định tại BLHS là đủ để cấu thành tội phạm mà không cần thiết phải hoàn thành việc trao đổi người và các lợi ích đi kèm Đồng thời, theo khoản 1 Điều 151 của luật này, hành vi mua bán người dưới 16 tuổi bao gồm: Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc b khoản này

Như vậy, những đối tượng phạm tội có thể dùng bất kì thủ đoạn, hành vi phạm tội nào để đạt được mục đích và một trong những thủ đoạn phổ biến nhất là lừa gạt, mua chuộc, lôi kéo dùng các lợi ích về vật chất hoặc tiền để thực hiện hành vi mua bán người dưới 16 tuổi

Về hậu quả của của tội phạm, trước tiên, tội mua bán người dưới 16 tuổi làm cho trẻ em bị tách khỏi gia đình, bị mất đi quyền được chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng Ngoài ra, trẻ em còn có thể bị đe dọa đến tính mạng, ảnh hưởng đến tinh thần, hành hạ về thể xác, bị mua bán, trao đổi như một món hàng và còn nhiều các hậu quả nghiêm trọng khác Bên cạnh việc gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em thì gia đình, người thân cũng là đối tượng bị ảnh hưởng về sức khỏe, tinh thần cũng như có thể kể đến thiệt hại về tài sản,

Tuy nhiên, trong tội mua bán người dưới 16 tuổi, trường hợp không truy cứu trách nhiệm hình sự là “vì mục đích nhân đạo” được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 151 BLHS, được hướng dẫn bởi khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Theo đó, người nào biết người khác thực sự có nhu cầu nuôi con nuôi (do hiếm muộn hoặc có lòng yêu trẻ) đã môi giới cho người này xin con nuôi của người vì hoàn cảnh gia đình khó khăn không có điều kiện nuôi con muốn cho con đẻ của mình làm con nuôi và có nhận một khoản tiền từ việc cho con và việc môi giới Đây là trường hợp vì mục đích nhân đạo nên người môi giới, người cho con mình đi làm con nuôi và người nhận con nuôi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi 8

Như vậy, định nghĩa của tội mua bán người dưới 16 tuổi bao gồm hành vi mua và bán, nghĩa là chuyển giao người dưới 16 tuổi từ người này sang người khác với những mục đích tìm kiếm lợi nhuận trái pháp luật, nếu những trường hợp như là vận chuyển, chứa chấp hay nhận là người thân thiết, đều là những hành vi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hành vi mua và bán trẻ em thì ta có thể thấy luật hình sự Việt Nam không bao gồm những khái niệm này Mặt khác, những hành vi và quá trình cụ thể đã được bao hàm trong Nghị định về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị buôn bán người đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em của Liên hợp quốc năm 2000

So với BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có quy định cụ thể và rõ ràng hơn về hành vi mua bán người dưới 16 tuổi Theo đó, khoản 1 Điều

120 BLHS năm 1999 chỉ quy định: “1 Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.” Theo cách quy định này, hành vi mua bán trẻ em chỉ bao gồm “mua bán trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào” chứ không quy định cụ thể từng hành động khác nhau có thể xảy ra như ở BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Như vậy có thể nói, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm

2017) đã chú trọng hơn về mặt khách quan của tội này vì có quy định cụ thể hơn rất nhiều so với BLHS năm 1999

2.2.2 BLHS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:

Tội mua bán người dưới 16 tuổi là tội phạm có cấu thành hình thức Nghĩa là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội Mặt khách quan của tội này trong BLHS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được quy định như sau:

8 Đoàn Ngọc Huyền, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự Việt Nam, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, 2014

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi mua bán người, được thể hiện qua một trong những hành vi sau:

- Dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác để đổi lấy người (nhằm đem bán) hoặc ngược lại để thu lợi dưới những hành vi sau: lừa gạt, bắt cóc, mua, bán, đưa đón, trung chuyển 9

- Bắt trộm trẻ em rồi đem đi bán 10

Nhìn chung, hành vi khách quan của tội này trong BLHS CHND Trung Hoa có nhiều điểm tương đồng với BLHS Việt Nam

Về hậu quả, hậu quả trước tiên của tội mua bán người dưới 16 tuổi trong BLHS CHND Trung Hoa là trẻ em bị tách chuyển trái phép khỏi nơi cư trú, khỏi sự chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội Kế đến là trẻ em có thể đối diện với nguy cơ bị đe dọa về tính mạng, sức khỏe, bị chà đạp lên danh dự, nhân phẩm, hoặc bị lao động khổ sai, lạm dụng tình dục,… Mở rộng hơn là hậu quả gây thiệt hại về tinh thần của gia đình những trẻ em là nạn nhân trong việc mua bán người, gây mất trật tự an toàn xã hội,… Chính vì vậy mà BLHS CHND Trung Hoa có thái độ trừng phạt rất nghiêm khắc đối với loại tội phạm này, mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản Trong khi đó, theo BLHS Việt Nam, mức cao nhất của khung hình phạt là chung thân 11 Đây cũng là một trong những sự khác biệt trong kỹ thuật lập pháp của hệ thống pháp luật hai nước Trong khi pháp luật của CHND Trung Hoa hướng đến tính răn đe nghiêm khắc thì pháp luật Việt Nam có phần đề cao quyền con người, thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt hình phạt tử hình trong BLHS hiện hành

2.2.3 BLHS Cộng hòa Nhân dân Campuchia:

Mặt khách quan của Tội mua bán người dưới 16 tuổi trong BLHS Campuchia cũng có nét tương đồng với BLHS Việt Nam Tội này có cấu thành hình thức là cấu thành tội

9 Điều 240 Bộ luật Hình sự Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

10 Khoản 6 Điều 240 Bộ luật Hình sự Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

11 Khoản 3 Điều 151 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) phạm mà mặc khách quan chỉ có hành vi là dấu hiệu bắt buộc Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành khi hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện 12

Theo pháp luật Campuchia Điều 13 Luật Chống Buôn người và Bóc lột Tình dục thì mua bán người được định nghĩa như sau:

“Chuyển giao quyền kiểm soát của người này cho người khác một cách bất hợp pháp hoặc chấp nhận chuyển giao một cách bất hợp pháp giành quyền kiểm soát của người nào đó từ người khác bằng cách trao đổi thứ gì đó có giá trị, bao gồm cả dịch vụ và con người.”

Khách thể của tội phạm cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi trong BLHS Việt

Trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm - là dấu hiệu để định tội Khách thể của tội phạm là căn cứ pháp

25 Nguyễn Thị Ánh Hồng, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm - Quyển 1, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.127-128 lý quan trọng để xác định có phạm tội hay không phạm tội Nếu không có khách thể bị xâm phạm thì không cấu thành tội phạm 26

Khách thể của tội mua bán người dưới 16 tuổi là quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của con người Trẻ em bất kể là nam hay nữ đều có thể trở thành một công cụ, một món “hàng hóa” bị các đối tượng, các chủ thể phạm tội khai thác, sử dụng với những mục đích trái pháp luật 27

BLHS năm 1999 không quy định rõ ràng về độ tuổi của đối tượng tác động của tội này Điều 120 BLHS năm 1999 quy định về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em như sau: “1 Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.” Như vậy, tội mua bán người trong BLHS năm 1999 bao gồm hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em nhưng không quy định rõ ràng về độ tuổi của đối tượng tác động, điều này khiến cho việc xác định khách thể có phần phức tạp hơn Đồng thời, do có sự khác biệt giữa đối tượng tác động, cho nên khung hình phạt cũng sẽ có sự khác nhau Tuy nhiên, việc gộp chung các đối tượng tác động của tội mua bán người như BLHS năm 1999 đã gây ra nhiều bất cập trong thực tiễn xét xử Để khắc phục bất cập trên, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã tách, tội ghép “mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em” được quy định tại Điều 120 BLHS năm 1999 thành 03 tội danh độc lập là tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151), tội đánh tráo người dưới 01 tuổi (Điều 152) và tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153) Cách quy định mới này góp phần cải thiện những hạn chế, khó khăn trong thực tiễn xét xử của BLHS năm 1999 gặp phải, đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên

26 Vũ Thị Thuý, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - phần chung, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội,

27 https://nganhangphapluat.lawnet.vn/van-de-phap-ly/toi-mua-ban-nguoi-duoi-16-tuoi-1057, truy cập ngày 05/6/2023

2.4.2 BLHS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:

Khách thể của tội mua bán người trong BLHS CHND Trung Hoa là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự và nhân phẩm của con người; quyền được nuôi dưỡng, giáo dục bởi gia đình, nhà trường, hay rộng hơn là toàn xã hội Trẻ em trong những vụ mua bán người bị coi là một thứ “hàng hóa”, công cụ để người phạm tội trực tiếp chiếm đoạt, sử dụng vào những hành vi vi phạm pháp luật như: bắt trẻ em đi ăn xin, bóc lột sức lao động bằng cách bắt trẻ em làm những công việc nặng nhọc, khổ sai, hoặc khai thác tình dục,…

Nếu đối tượng tác động của tội danh này của BLHS Việt Nam là người dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 tuổi trở lên 28 thì trong BLHS CHND Trung Hoa, đối tượng tác động là phụ nữ và trẻ em (bao gồm cả nam và nữ) Sở dĩ pháp luật Hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định như vậy là vì phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng bị nhắm đến nhiều nhất đối với tội danh này Theo thống kê cho thấy, Bộ Công an Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bắt giữ 16.137 trường hợp buôn bán phụ nữ, 11.777 trường hợp buôn bán trẻ em, triệt phá tổng cộng 7.025 băng nhóm tội phạm, tạm giam với 49.007 kẻ tình nghi, giải cứu 18.518 trẻ em và 34.813 phụ nữ bị bắt cóc 29

Bên cạnh đó, độ tuổi của đối tượng tác động cũng là sự khác biệt Bộ luật Hình sự Trung Quốc năm 1997 đã thay thế tội danh “bắt cóc và buôn bán người” trước đây bằng tội danh “bắt cóc và bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích buôn bán bằng cách lừa đảo, bắt cóc, mua bán, nhận hoặc gửi, và chuyển phụ nữ và trẻ em bị buôn bán” Theo pháp luật, “trẻ em” được định nghĩa trong Luật Bảo vệ Trẻ em Trung Quốc năm 1991 và Luật Nuôi con nuôi năm 1998 là những người dưới 14 tuổi Nạn nhân của nạn mua bán người theo luật hiện hành của Trung Quốc không bao gồm nam giới và trẻ em từ 14 đến 18 tuổi Buôn bán nam giới và trẻ em từ 14 tuổi trở lên với mục đích cưỡng bức lao động, nô lệ và/hoặc bóc lột tình dục có thể cấu thành các tội phạm khác, như giam giữ trái phép, bắt cóc, gây thương tích nặng, tổ chức mại dâm, v.v theo luật hiện hành

28 Điều 150 và Điều 151 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

29 https://vtc.vn/nhung-con-so-khung-khiep-ve-nan-buon-nguoi-o-trung-quoc-ar280791.html, truy cập ngày

2.4.3 BLHS Cộng hòa Nhân dân Campuchia: Điều 1 Luật Chống Buôn người và Bóc lột Tình dục của Campuchia đã nêu rõ mục đích để ban hành ra luật này đó là:

“Xóa bỏ nạn buôn người và bóc lột tình dục ở bên trong và ngoài Campuchia bảo vệ quyền con người và nhân phẩm, nâng cao sức khỏe và hạnh phúc của người dân, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nhằm thực hiện chúng một cách thích hợp cũng theo Nghị định thư của Liên hợp quốc về ngăn ngừa, trấn áp và trừng phạt nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em Ngoài Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm xuyên quốc gia hoặc các văn kiện hoặc thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến buôn bán người mà Vương quốc Campuchia đã phê chuẩn hoặc ký kết.”

Pháp luật hình sự Campuchia nêu khá đầy đủ những khách thể mà tội buôn người đã xâm hại như là nâng cao sức khỏe và hạnh phúc của người dân, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Trong khi khách thể của Việt Nam chỉ đề cập đến vấn đề quan hệ xã hội bị xâm hại là nhân phẩm, danh dự của con người, Campuchia còn có bảo vệ quyền con người và nhân phẩm, nâng cao sức khỏe và hạnh phúc của người dân, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khách thể trên đã đầy đủ, thích hợp theo Nghị định thư của Liên hợp quốc và các điều luật khác có liên quan 30

2.4.4 BLHS Vương quốc Thái Lan: Ở đạo luật phòng chống và đàn áp nạn buôn người 2008 của Thái Lan thì có nét tương đồng giống với Việt Nam vì khách thể của đạo luật này không được các nhà lập pháp đề cập rõ ràng nhưng vì tội phạm này là tội buôn bán người nên có thể có nét tương đồng với khách thể của tội mua bán người và tội mua bán người dưới 16 tuổi ở Việt Nam chính là xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người Ngoài ra, thông qua tất cả điều luật được đề cập trong đạo luật này và trong một bài nghiên cứu của Son Ninsri - một giáo sư thuộc đại học Naresua của Thái Lan cho rằng trong phần định nghĩa của đạo luật này, đối tượng tác động là phụ nữ, trẻ em (người dưới 18 tuổi được quy định

30 https://www.mekongmigration.org/wp-content/uploads/2008/05/PDF500KB.pdf, truy cập ngày 03/4/2023 tại Điều 4) và đàn ông 31 còn BLHS Việt Nam có cách chia khác về đối tượng tác động của tội mua bán người chính là chia rõ ràng 2 trường hợp chính là người từ 16 tuổi (Điều 150) và người dưới 16 tuổi (Điều 151) Cả hai nước đều dự liệu được đến tất cả các đối tượng có thể bị tác động trong tội này vì đã bao gồm cả đàn ông, nhìn thấy được cả hai nước đều nhận thức được ngoài việc phụ nữ và trẻ em bị buôn bán, mua bán để bóc lột tình dục, thì đàn ông cũng có thể bị buôn bán, mua bán để lấy nội tạng Đồng thời, tại điều 6 của đạo luật này có nói về vấn đề “(2) [ ] Lấy nội tạng vì mục đích thương mại, lao động cưỡng bức hoặc dịch vụ theo khoản (1) Điều 6 hoặc bất kỳ điều đích nào khác tương tự như việc bóc lột một người, bất kể người đó có đồng ý hay không”

Quy định thể hiện sự chi tiết, kỹ càng của các nhà lập pháp Thái Lan khi đề cập đến việc đồng ý của nạn nhân Từ đó, có thể giảm bớt được số lượng người bán nội tạng vì các lợi ích bất hợp pháp và cũng chính là một điểm để Việt Nam có thể xem xét, tham khảo để điều chỉnh lại để không xảy ra những bất cập, hạn chế khi giải quyết trường hợp trên

Khách thể của tội mua bán người dưới 16 tuổi trong BLHS Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia đều là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự và nhân phẩm của con người Ở Campuchia thì khách thể của tội này có phần chi tiết hơn khi mở rộng khách thể là hạnh phúc của người dân, giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc, Một điểm đặc biệt khác là về độ tuổi của đối tượng bị tác động của Thái Lan và Trung Quốc là người dưới

14 tuổi (quy định cụ thể là phụ và trẻ em cả nam lẫn nữ) còn ở Việt Nam thì quy định thành hai tội riêng biệt một là Tội mua bán người (Điều 150 BLHS) với đối tượng tác động là người từ 16 tuổi trở lên không phụ thuộc vào giới tính và Tội mua bán người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 151 BLHS thì đối tượng tác động lúc này là người dưới 16 tuổi Bên cạnh đó, việc quy định đối tượng tác động là người dưới 18 tuổi cũng phù hợp với pháp luật quốc tế hơn

31 http://www.infactispax.org/Volume_special_IIPE/Ninsri.pdf, truy cập ngày 03/4/2023.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỘI MUA BÁN NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TRÊN CƠ SỞ HỌC TẬP KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

Biện pháp xử lý tội phạm mua bán người ở một số quốc gia

3.1.1 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:

Việt Nam là một lãnh thổ hình chữ S, nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Châu Á, có phía Bắc giáp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa gồm 7 tỉnh thành: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh Trong đó, có

30 huyện, 02 thị xã, 150 xã, 06 phường, 03 thị trấn, 04 cửa khẩu quốc tế, 03 cửa khẩu quốc gia, 14 cửa khẩu địa phương và hàng trăm đường mòn khác nhau Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc đi lại, giao thương như trên, việc mua bán người từ Việt Nam sang Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã và đang diễn ra với số lượng lớn

Do ảnh hưởng sâu sắc của các hoạt động tội phạm có tính lịch sử đối với nạn bắt cóc và mua bán phụ nữ và trẻ em, BLHS CHND Trung Hoa quy định tội mua bán trẻ em tại Chương 4 "Tội xâm phạm quyền tự do cá nhân và quyền dân chủ của công dân" 32 , cụ thể như sau: Điều 240: “Người nào buôn bán phụ nữ, trẻ em, thì bị phạt tù từ 05 đến 10 năm kèm phạt tiền; bị phạt tù từ 10 năm trở lên, hoặc tù chung thân, kèm phạt tiền hoặc tịch thu tài sản; có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng, thì phạt tử hình kèm tịch thu tài sản;

Người cầm đầu tổ chức bán phụ nữ, trẻ em;

Bán từ 03 phụ nữ, trẻ em trở lên;

[ ] 5 Dùng vũ lực, uy hiếp, cưỡng bức, hoặc dùng thuốc mê bắt cóc phụ nữ, trẻ em đem bán;

32 http://www.asianlii.org/cn/legis/cen/laws/clotproc361/, truy cập ngày 15/5/2023

Bắt trộm trẻ sơ sinh đem bán;

Gây cho phụ nữ, trẻ em bị đem bán hoặc người nhà của họ bị thương nặng, tử vong hoặc những hậu quả nghiêm trọng khác;

Bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài

Bán phụ nữ, trẻ em là chỉ việc vì mục đích bán mà có những hành vi sau: lừa gạt, bắt cóc, mua, bán, đưa đón, trung chuyển.”

Và Điều 241 cũng quy định cụ thể: “Mua phụ nữ, trẻ em bị đem bán thì bị phạt tù đến 03 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế

Mua phụ nữ bị đem bán, rồi cưỡng bức họ giao cấu với mình, thì căn cứ vào Điều

236 của Bộ luật này để xử phạt

Mua phụ nữ, trẻ em bị đem bắt, rồi tước bỏ hoặc hạn chế quyền tự do thân thể của họ một cách trái phép hoặc gây thương tích, xỉ nhục họ, thì căn cứ vào những quy định có liên quan của Bộ luật này để xử phạt

Mua phụ nữ, trẻ em bị bán, đồng thời có những hành vi phạm tội được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, thì căn cứ vào quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội để xử phạt

Mua phụ nữ, trẻ em bị bán rồi lại bán đi, thì căn cứ Điều 240 của Bộ luật này để định tội xử phạt

Mua phụ nữ, trẻ em bị đem bán nhưng sau đó không ngược đãi trẻ em bị mua, không ngăn cản việc giải cứu người đó, thì có thể bị xử phạt theo hướng giảm nhẹ; không ngăn cản họ trở về nơi cư trú cũ theo ý nguyện của họ, có thể áp dụng tình tiết giảm nhẹ hoặc giảm nhẹ hình phạt.”

Ngoài ra, Điều 242 của Bộ luật này cũng quy định, người nào dùng bạo lực uy hiếp, ngăn cản nhân viên, người thi hành công vụ để giải thoát cho phụ nữ, trẻ em bị đem bán thì bị xử phạt theo Điều 277 của Bộ luật này

“Người nào cầm đầu một tổ chức ngăn cản nhân viên Nhà nước thi hành công vụ giải thoát cho trẻ em, phụ nữ bị đem bán, thì bị phạt tù đến năm năm, hoặc bị giam giữ; những người tham gia khác mà sử dụng biện pháp bạo lực hay uy hiếp thì bị xử phạt theo khoản 1 Điều này.”

Mặt khác, Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã đề ra “Kế hoạch hành động phòng, chống mua bán người” giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 33 Trong mục 2 “Biện pháp hành động”, kế hoạch đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể và chi tiết với phương hướng chủ đạo "lấy người dân làm trung tâm, quản lý toàn diện, nhấn mạnh phòng ngừa, kết hợp phòng ngừa với đấu tranh", ví dụ như:

“(1) Tăng cường phối hợp hành động liên ngành, thực hiện kết nối thông tin và công việc, sử dụng toàn diện dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và các phương pháp công nghệ hiện đại khác cũng như các phương pháp truyền thống như thăm tận nhà và làm việc tập thể, để không ngừng cải thiện cơ chế làm việc cho việc phát hiện và báo cáo tội phạm mua bán người (Ban Chính trị - Pháp luật Trung ương và Bộ Công an chịu trách nhiệm cùng với Cục An ninh Mạng, Bộ Công nghiệp và Thông tin, Bộ Giáo dục, Bộ Dân chính, Bộ Tư pháp, Ủy ban Y tế Nhà nước, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Liên đoàn Phụ nữ Toàn Trung Quốc phối hợp)

Tăng cường quản lý các địa bàn có nhiều phụ nữ và trẻ em di cư hoặc bị bỏ lại phía sau, tăng cường chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tiếp tục quan tâm chăm sóc phụ nữ và trẻ em di cư và bị bỏ lại phía sau Phát huy đầy đủ vai trò của các tổ chức và cá nhân như giám sát viên trẻ em, quản lý trẻ em, ủy viên Liên đoàn Phụ nữ, tình nguyện viên phụ nữ, đơn vị bảo tồn thanh thiếu niên, cải thiện chức năng của các nền tảng dịch vụ như nhà trẻ em, nâng cao năng lực của phụ nữ và trẻ em di cư và bị bỏ lại phía sau để tự bảo vệ mình và chống lại nạn buôn người (Bộ Nội vụ và Ủy ban Công tác Quốc vụ viện về Trẻ em và Phụ nữ chịu trách nhiệm cùng với Bộ Tài chính, Cục Quản lý Phát thanh và

33 国务院办公厅关于印发中国反对拐卖人口行动计划(2021—2030年)

Truyền hình Nhà nước, Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản, Liên đoàn Phụ nữ Toàn Trung Quốc và Ủy ban Thế hệ Tương lai Trung Quốc hợp tác)

Hoàn thiện hệ thống nhận con nuôi, kiên quyết chống việc nhận con nuôi bất hợp pháp, làm trong sạch các trang cho con nuôi trực tuyến và nghiêm cấm mọi hình thức nhận con nuôi bất hợp pháp, chống triệt để việc mua bán trẻ em dưới danh nghĩa nhận con nuôi Nâng cao việc chia sẻ thông tin giữa các sở, tăng cường xác minh thông tin nhận dạng đối với trẻ vị thành niên bị đưa về nước bất hợp pháp Quy định thủ tục nhận trẻ vị thành niên làm con nuôi, tăng cường đăng ký và rà soát việc nhận con nuôi Đưa hành vi không đáng tin cậy vào hệ thống tín nhiệm xã hội cá nhân của công dân, tăng cường công khai các luật và quy định có liên quan, hạn chế không gian cho việc nhận và nuôi dạy họ bất hợp pháp (Bộ Công an và Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm, cùng với Cục quản lý không gian mạng, Bộ Công nghiệp và Thông tin, Ủy ban Y tế và Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường phối hợp).”

3.1.2 Cộng hòa Nhân dân Campuchia:

Tội buôn bán người là một tội xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm thậm chí là đến cả tính mạng đặc biệt các đối tượng dễ bị tổn thương là phụ nữ và trẻ em do đó Campuchia đã đề ra đạo luật để hướng dẫn tội buôn bán người đó là Luật Chống Buôn người và Bóc lột Tình dục

Một người mà đưa bất hợp pháp một người khác với mục đích kiếm lời, tấn công tình dục, sản xuất phim khiêu dâm, kết hôn bất chấp ý nguyện của nạn nhân, thực hiện việc nhận nuôi hoặc bất kỳ hình thức khai thác nào sẽ bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong quy định về tội mua bán người dưới 16 tuổi ở một số quốc gia

3.2.1 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:

Về mặt lý luận, pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã có thái độ trừng trị nghiêm khắc đối với tội mua bán người Cụ thể, tại Điều 241, nếu người phạm tội có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị tử hình và tịch thu tài sản Mặc dù chưa bao giờ được đề cập rõ ràng, nhưng Trung Quốc đã áp dụng cách tiếp cận toàn diện dựa trên nhân quyền trong các chính sách quốc gia của mình để đối phó với tội phạm buôn bán trẻ em Bằng cách thực hiện Nghị định thư Palermo và CRCOPSC, kế hoạch hành động quốc gia của Trung Quốc về chống buôn bán trẻ em 36 dựa trên mô hình “3Ps”, là một khuôn khổ được quốc tế công nhận về chống buôn bán người phù hợp với cách tiếp cận nhân quyền Mô hình này bao gồm ba yếu tố chủ chốt: phòng ngừa (prevention), bảo vệ (protection) và truy tố (prosecution), cùng với sự phối hợp và hợp tác quốc gia và quốc tế

Về mặt thực tiễn, các tình nguyện viên của tổ chức phi chính phủ và cơ quan an ninh công cộng ở Trung Quốc đã tạo lập trang web Baby Coming Back Home 37 Đây là một nền tảng đăng tải thông tin quy mô lớn giúp trẻ em bị mất tích tìm gia đình và gia đình có trẻ em bị mất tích tìm được họ Đồng thời, dữ liệu trong trang web này cũng được dùng để phân tích các mạng lưới buôn bán trẻ em để nhận con nuôi bất hợp pháp ở Trung Quốc Thông qua ứng dụng trình thu thập từ dữ liệu web, có 35.434 trường hợp trẻ em bị mất tích được báo cáo

Từ năm 2002, Bộ Nội vụ (MCA) phát triển các dịch vụ cộng đồng cho trẻ em đường phố Một mô hình hiệu quả để bảo vệ trẻ em đường phố đã được phát triển ("Mô hình Trịnh

36 State Council of China (2007) 中国反 对拐卖妇女儿童行动计划 (2008-2012年) [China National Plan of Action on Combating Trafficking in Women and Children (2008-2012)], and State Council of China (2013) 中国反 对拐卖

妇女儿童行动计划 (2013-2020年) [China National Plan of Action on Combating Trafficking in Women and Children (2013-2020)],

37 www.baobeihuijia.com, truy cập ngày 20/6/2023

Châu") bao gồm các chương trình tiếp cận cộng đồng, trung tâm tiếp đón, bàn đường phố, trung tâm bảo vệ trẻ em đường phố, dịch vụ giới thiệu, chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc tại khu dân cư dựa vào cộng đồng và đào tạo nghề Mô hình này đã được nhân rộng thành công tại 15 thành phố trên khắp Trung Quốc Trong tương lai, Bộ Nội vụ mở rộng các dịch vụ do các nhà tạm trú này cung cấp cho tất cả trẻ em dễ bị tổn thương, bao gồm nạn nhân của bạo lực, lạm dụng, bỏ bê và bóc lột/buôn bán

Trên phương diện hợp tác quốc tế, trong thập niên gần đây, Trung Quốc đã tiến hành ký kết hiệp định song phương phòng chống mua bán người qua biên giới với một số quốc gia ở Châu Á như: Việt Nam (năm 2010), Myanmar (năm 2009),… Điều này chứng tỏ Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã có thái độ quan tâm nhiều hơn đến việc phòng chống, ngăn ngừa loại tội phạm này Cụ thể, ngày 15/9/2010, Trung Quốc và Việt Nam đã ký Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Tăng cường, hợp tác, phòng chống buôn bán người tại Bắc Kinh là một phần quan trọng trong nỗ lực chung của hai quốc gia để ngăn chặn và đối phó với tội phạm này Hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký kết với Trung Quốc đóng vai trò quan trọng như các công cụ pháp lý hỗ trợ cho việc ngăn ngừa, phát hiện, điều tra, truy tố và trừng trị các tội phạm mua bán người Trong tương lai, việc tiến xa hơn trong nghiên cứu và đàm phán để ký kết các thỏa thuận song phương tương tự với các quốc gia trong khu vực sông Mêkông về tương trợ tư pháp là rất cần thiết Những thỏa thuận này nên đặt ra những cam kết về hợp tác trong việc trao đổi thông tin, thu thập chứng cứ, thu thập lời khai, chuyển giao tài liệu, và thực hiện các hoạt động liên quan đến truy tìm, tạm giữ và phong tỏa tài sản Để đảm bảo hiệu quả, việc thực hiện các hoạt động hợp tác cũng nên thông qua một cơ quan đầu mối, giúp điều hành và thúc đẩy tiến trình của các hoạt động hợp tác này

Và trong những năm qua, công nghệ áp dụng để chống mua bán trẻ em và bắt cóc trẻ em cũng đã phát triển, bao gồm cơ sở dữ liệu axit deoxyribonucleic (DNA) quốc gia, Nền tảng cảnh báo khẩn cấp về bắt cóc trẻ em (Chinese Child Abduction Emergency Alert Platform) và ứng dụng di động cho cảnh sát, cũng như áp dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc nhận dạng và mô tả hình ảnh của trẻ em

Khi nghiên cứu về tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi được quy định trong BLHS CHND Trung Hoa, bên cạnh những điểm mạnh đã được trình bày ở trên, nhóm tác giả đã phát hiện những điểm bất cập, vướng mắc trong quy định như sau:

Thứ nhất, theo điểm a Điều 3 của Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên Hợp Quốc, buôn bán người được định nghĩa là

“việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát những người khác” Định nghĩa này nhấn mạnh ba yếu tố cụ thể: hành vi, phương tiện và mục đích bóc lột Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật của Trung Quốc, định nghĩa về buôn bán trẻ em tập trung vào việc bắt cóc hoặc buôn bán trẻ em để bán, trong khi lao động cưỡng bức hoặc bóc lột tình dục chỉ được coi là một yếu tố tăng nặng trong toàn bộ quá trình mua bán Do đó, sự không nhất quán này có thể cản trở nỗ lực hiểu mức độ nghiêm trọng của nạn mua bán người trong nước ở Trung Quốc

Cơ sở pháp lý chính của tội mua bán người - Điều 240 không định nghĩa rõ ràng và chính xác về các yếu tố cấu thành tội phạm phù hợp với Nghị định thư Palermo Thay vì quy định ba yếu tố cấu thành tội phạm: hành vi khách quan (actions), phương tiện (means) và mục đích (purposes), tội mua bán người của BLHS CHND Trung Hoa chỉ có hai yếu tố: hành vi khách quan và mục đích Sự không nhất quán nghiêm trọng nhất giữa định nghĩa của Trung Quốc và định nghĩa quốc tế nằm trong yếu tố mục đích Trong luật pháp Trung Quốc, yếu tố mục đích là "bán trẻ em (hoặc phụ nữ)", tương tự như mục đích "trả công" việc bán trẻ em được định nghĩa trong Điều 2 của Nghị định thư Không bắt buộc về Buôn bán Trẻ em, Mại dâm Trẻ em và Văn hóa phẩm Khiêu dâm Trẻ em, thay vì mục đích "lợi dụng" trong định nghĩa buôn bán người của Nghị định thư Palermo Theo Điều 3.c của

Nghị định thư Palermo, không cần phải chứng minh sự tồn tại của các phương tiện được quy định trong định nghĩa về buôn bán người Điều 240 và Điều 241 BLHS CHND Trung Hoa chỉ áp dụng đối với phụ nữ và trẻ em Tuy nhiên, trẻ em trong trường hợp này là những người dưới 14 tuổi, không phải là người dưới 18 tuổi theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (CRC), Nghị định thư Palermo, Luật bảo vệ trẻ em của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Do đó, các nạn nhân nữ từ 14 đến 18 tuổi được coi là phụ nữ trưởng thành, nghĩa là họ không được hưởng các trợ giúp chỉ dành cho nạn nhân trẻ em Ngoài ra, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không có luật cụ thể về buôn bán trẻ em hoặc buôn bán người, điều này có thể gây ra những hậu quả bất lợi cho nạn nhân của nạn buôn bán và sai lệch trong việc thu thập dữ liệu liên quan Mặc dù Luật Hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hình sự hóa các hành vi bắt cóc, chuyển giao và bán trẻ em, mua trẻ em, cũng như hầu hết các hình thức bóc lột được đề cập trong Nghị định thư Palermo, nhưng chúng được phân tán ở các điều khoản khác nhau trong Luật Hình sự, quy định và giải thích pháp lý Việc thiếu luật phòng, chống buôn bán người toàn diện sẽ gây bất lợi cho việc xác định tội buôn bán và bảo vệ nạn nhân 38

Theo báo cáo về mua bán người ở Trung Quốc năm 2022 39 , chính phủ CHND Trung Hoa chưa tiết lộ công khai dữ liệu liên quan đến người dưới 16 tuổi bị mất tích và ít tập trung nghiên cứu vào việc nhận con nuôi bất hợp pháp, một hình thức khác của nạn mua bán người thông qua danh nghĩa “con nuôi” Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá tiến độ cũng như việc áp dụng pháp luật trong quá trình xử lý tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi Mặt khác, hầu hết những trường hợp có dấu hiệu cưỡng bức lao động trẻ em đều được xử phạt vi phạm hành chính thông qua Bộ Tư Pháp (MOJ), hiếm có các trường hợp như vậy được khởi tố theo đạo luật Phòng, chống mua bán người Hay một số tòa án có khả năng tiếp tục truy tố tội phạm buôn người theo các luật liên quan đến bạo lực gia đình, vi phạm hợp đồng lao động và lạm dụng trẻ em, tất cả đều quy định hình phạt nhẹ hơn

38 Han L., "New Technologies in Combating Child Trafficking in China: Opportunities and Challenges for Children’s

Rights", Peace Human Rights Governance, 2019, tr.389-414

39 https://www.state.gov/reports/2022-trafficking-in-persons-report/china/, tham khảo ngày 20/6/2023

Ngoài ra, “Chính sách kế hoạch hóa gia đình” - Chính sách một con của chính phủ CHND Trung Hoa và văn hóa trọng nam khinh nữ đã tạo ra tỷ lệ chênh lệch giới tính là

105 bé trai trên 100 bé gái ở CHND Trung Hoa, mà các nhà quan sát khẳng định tiếp tục thúc đẩy nhu cầu về mại dâm và khiến phụ nữ nước ngoài tham gia hoặc bị lừa dối để kết hôn với đàn ông CHND Trung Hoa—cả hai đều có thể được mua và giữ bằng vũ lực hoặc ép buộc Những kẻ buôn người bắt cóc hoặc tuyển dụng phụ nữ và trẻ em gái thông qua môi giới hôn nhân và vận chuyển họ đến Trung Quốc, nơi một số bị buôn bán tình dục hoặc lao động cưỡng bức Các nhà môi giới bất hợp pháp ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc hôn nhân cưỡng bức và lừa đảo của phụ nữ và trẻ em gái Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Phi với đàn ông CHND Trung Hoa với mức phí lên tới 30.000 USD Những người đàn ông - đôi khi hợp tác với cha mẹ của họ - thường phải gánh những khoản nợ lớn để trang trải những khoản phí này, họ cố gắng thu hồi bằng cách bắt phụ nữ và trẻ em gái phải lao động cưỡng bức hoặc buôn bán tình dục Theo báo cáo, một số đàn ông CHND Trung Hoa đã phá vỡ hệ thống môi giới này bằng cách đi du lịch đến các thủ đô Đông Nam Á và tiến tới hôn nhân hợp pháp với phụ nữ và trẻ em gái địa phương, sau đó quay trở lại CHND Trung Hoa và ép buộc họ bán dâm Cũng có báo cáo về những người đàn ông CHND Trung Hoa và cha mẹ của họ lừa dối phụ nữ và trẻ em gái địa phương và Đông Nam Á tham gia các cuộc hôn nhân lừa đảo ở CHND Trung Hoa, sau đó giam giữ họ trong cảnh làm vợ lẽ cưỡng bức liên quan đến cưỡng hiếp dẫn đến cưỡng bức mang thai Trong trường hợp việc mang thai cưỡng bức này dẫn đến sinh con, nam giới và cha mẹ của họ đôi khi sử dụng đứa trẻ làm tài sản thế chấp để giữ lại lao động cưỡng bức hoặc nô lệ tình dục của phụ nữ, hoặc sử dụng tình trạng nhập cư của phụ nữ như một sự ép buộc để ngăn cản họ báo cáo các vụ lạm dụng của họ với chính quyền

3.2.2 Cộng hòa nhân dân Campuchia:

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
23.Trần Thị Quang Vinh, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm quyển 1 của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam 2023, Chương II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm quyển 1
Nhà XB: Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam 2023
24. Vũ Thị Thủy, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung của ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb, Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam 2023, Chương V, VI, VII, VIIII Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung
25. Phan Thị Thùy Dung (2021), “Tội mua bán người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự năm 2015”, Luận văn Thạc sĩ luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tội mua bán người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự năm 2015”
Tác giả: Phan Thị Thùy Dung
Năm: 2021
26. Đoàn Ngọc Huyền (2014), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong Luật hình sự Việt Nam”, Nxb. Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong Luật hình sự Việt Nam”
Tác giả: Đoàn Ngọc Huyền
Nhà XB: Nxb. Đại học Luật Hà Nội
Năm: 2014
27. TS Lê Thị Thu Dung (2018), “Tình hình tội phạm mua bán người trong giai đoạn hiện nay và một số giải pháp phòng ngừa”, Nxb.VKSND Thành phố Hải phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình tội phạm mua bán người trong giai đoạn hiện nay và một số giải pháp phòng ngừa”
Tác giả: TS Lê Thị Thu Dung
Nhà XB: Nxb.VKSND Thành phố Hải phòng
Năm: 2018
28. Lê Thị Vân Anh (2021), “Quy định về tội mua bán người trong bộ luật Hình sự hạn chế và hướng hoàn thiện”, Nxb. Dân chủ & Pháp luật, số 348, tr. 16-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về tội mua bán người trong bộ luật Hình sự hạn chế và hướng hoàn thiện”, "Nxb. Dân chủ & Pháp luật
Tác giả: Lê Thị Vân Anh
Nhà XB: Nxb. Dân chủ & Pháp luật"
Năm: 2021
30. State Council of China (2007),中国反 对 拐 卖妇 女儿童行 动计 划 (2008-2012 年 ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2008-2012
Tác giả: State Council of China
Năm: 2007
31. Han L. (2019) "New Technologies in Combating Child Trafficking in China: Opportunities and Challenges for Children’s Rights", Peace Human Rights Governance, 3(3), 389-414 Sách, tạp chí
Tiêu đề: New Technologies in Combating Child Trafficking in China: Opportunities and Challenges for Children’s Rights
1. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Khác
2. Luật Bảo vệ Trẻ em nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1991 Khác
3. Luật Nuôi con nuôi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1998 Khác
5. Luật Chống Buôn người và Bóc lột Tình dục Campuchia Khác
7. Đạo luật phòng chống và đàn áp nạn buôn người ở Thái Lan 2008 Khác
10. Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Khác
11. Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999 Khác
12. Luật phòng chống buôn bán người nước CHXHCN Việt Nam 2011 Khác
13. Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của bộ luật hình sự Khác
14. Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT - TANDTC – VKSNDTC-BCA-BQP-BTP hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người;mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em Khác
15. Nghị định thư Palermo về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2012 Khác
16. Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP) năm 2012 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN