Trong BLHS năm 2015 lần đầu quy định về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm3 để bảo vệ đối tượng là trẻ em trước các hành vi phạm tội mới cũng như phổ biến thông qua cá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
- -
CÔNG TRÌNH DỰ THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
Lần thứ XXVII Năm học 2022 - 2023
TÊN CÔNG TRÌNH
TỘI SỬ DỤNG NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI VÀO MỤC ĐÍCH KHIÊU
DÂM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
THUỘC NHÓM NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ
Họ tên tác giả, nhóm tác giả: Mã số SV: Năm thứ:
Hoàng Vương Hoa Châu 2053801011033 3
Tạ Công Thành 2153801015239 2 Nguyễn Thị Thanh Phương 2153801013200 2
Võ Bùi Hiếu Đoan 2153801012059 2 Trưởng nhóm: Tạ Công Thành
Lớp: 134-AUF46 Khoá: 46 Khoa: Các chương trình Đào tạo Chất lượng cao
Mã số công trình: ………
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
- -
CÔNG TRÌNH DỰ THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG
Lần thứ XXVII Năm học 2022 - 2023
TÊN CÔNG TRÌNH
TỘI SỬ DỤNG NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI VÀO MỤC ĐÍCH KHIÊU
DÂM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
THUỘC NHÓM NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ
Họ tên tác giả, nhóm tác giả: Mã số SV: Năm thứ:
Hoàng Vương Hoa Châu 2053801011033 3
Tạ Công Thành 2153801015239 2
Nguyễn Thị Thanh Phương 2153801013200 2
Võ Bùi Hiếu Đoan 2153801012059 2 Trưởng nhóm: Tạ Công Thành
Lớp: 134-AUF46 Khoá: 46 Khoa: Các chương trình Đào tạo Chất lượng cao
Trang 3MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
3 Mục tiêu của đề tài
4 Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
4.2 Phương pháp nghiên cứu
5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Trang 41.2 Quy định về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm trong
1.2.1 Dấu hiệu định tội của Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu
CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC VỀ TỘI
SỬ DỤNG NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI VÀO MỤC ĐÍCH KHIÊU DÂM VÀ MỘT SỐ
2.1 Quy định của pháp luật hình sự nước Nhật Bản về Tội sử dụng người dưới 16
2.1.2 Đạo luật quy định và xử phạt các hành vi liên quan đến mại dâm trẻ em, nội
2.2 Quy định của pháp luật hình sự nước Pháp về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi
2.3 Quy định của pháp luật hình sự Thụy Điển về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi
Trang 52.4 So sánh quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm và kinh nghiệm cho Việt Nam
48
CHƯƠNG III: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI SỬ DỤNG NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI VÀO MỤC ĐÍCH
3.1 Thực tiễn áp dụng và một số hạn chế trong quy định, áp dụng quy định về Tội
3.1.1 Thực tiễn áp dụng quy định về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích
Trang 6HĐTPTANDTC Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
bổ sung Công ước về quyền trẻ em về việc buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm
trẻ em) ECPAT ECPAT International - mạng lưới toàn cầu gồm các tổ
chức xã hội dân sự hoạt động nhằm chấm dứt nạn bóc
lột tình dục trẻ em Video
Phương tiện điện tử để ghi, sao chép, phát lại, phát sóng và hiển thị hình ảnh chuyển động được lưu trữ
trong các phương tiện
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đối tượng trẻ em và câu chuyện làm sao để bảo vệ tối đa quyền, lợi ích của trẻ
em luôn là một trong những nội dung mang tính chiến lược trong pháp luật của từng quốc gia, luôn được đặc biệt chú trọng và quan tâm Theo đó, các hệ thống pháp luật quốc gia của nhiều quốc gia tiến bộ trên thế giới như Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Canada,
đã hết sức chú trọng và bảo vệ quyền lợi của trẻ em, trong đó pháp luật hình sự cũng hướng đến bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em là nạn nhân của nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em nói chung và nạn nhân của các hành vi sử dụng trẻ em thực hiện các hành vi khiêu dâm nói riêng
Trải qua hơn 35 năm tiến hành đổi mới đất nước, Việt Nam giờ đây đã có nhiều
cơ hội hơn để tiếp xúc gần gũi hơn với các quy định của pháp luật thế giới, để từ đó có góc nhìn khách quan hơn, phù hợp hơn, nắm bắt chính xác và kịp thời hơn trong việc điều chỉnh pháp luật quốc gia Vào tháng 10/2022 vừa qua, Việt Nam đã trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 Việc trúng cử của Việt Nam như một lời khẳng định về sự ủng hộ, tín nhiệm cũng như kỳ vọng của cộng đồng quốc
tế đối với công tác thúc đẩy nhân quyền và dân quyền trên thế giới cũng như là tại Việt Nam Trong đó, quyền của trẻ em là một vấn đề được Việt Nam hết sức coi trọng, đặc biệt là công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Một trong minh chứng rõ ràng nhất
là việc Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc, vào ngày 20/2/1990 Và cho đến nay, dù trải qua nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam đã và đang đạt nhiều thành tựu tiến
bộ trong việc đưa nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và luật pháp quốc gia Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những quy định
cụ thể nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em Trong đó, pháp luật hình sự là một trong những công cụ bảo vệ quyền trẻ em toàn vẹn nhất bên cạnh Luật trẻ em năm 2016
Theo báo cáo số 217/BC-CP của Chính phủ năm 2020, trong những năm gần đây, tại Việt Nam, rất nhiều vụ việc xâm hại tình dục đối với trẻ em, đặc biệt là đối với việc
Trang 8xâm hại trẻ em trên mạng được phát hiện ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với tình chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng gia tăng Hơn hết, theo kết quả khảo sát của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) phối hợp Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL) và ECPAT Quốc tế thực hiện tại 13 quốc gia ở Đông Nam Phi và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2022, cho thấy trẻ em Việt Nam có nguy cơ bị bóc lột và xâm hại tình dục qua mạng cao với nhiều hình thức bóc lột và xâm hại tình dục tinh vi, khôn khéo.1 Theo báo cáo đánh giá nhanh của 3 cơ quan Liên hợp quốc và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có khoảng 73% trẻ em chịu các hình thức kỷ luật, bạo lực và xâm hại trong thời gian đại dịch COVID-19 Tỷ lệ này ở nông thôn cao hơn 77% còn thành thị là 70% Cứ 10 trẻ em thì có 1 trẻ em phải trải qua các trải nghiệm liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục ở các hình thức khác nhau trên mạng internet trong thời gian đại dịch COVID-19.2
Nếu không được ngăn chặn, kiểm soát kịp thời, hậu quả của những hành vi trên
để lại là vô cùng to lớn Bởi lẽ, chúng không chỉ mang đến cho nạn nhân những tổn thương về thể chất mà còn là tổn thương về tinh thần, không phải là những thương tích nhất thời mà còn là những nỗi ám ảnh, đeo bám hay thậm chí là huỷ hoại cả tâm hồn của một đứa trẻ Có thể thấy, xã hội Việt Nam luôn không ngừng thay đổi và phát triển Chính vì thế mà nhiều hình thức tội phạm mới cũng xuất hiện, đòi hỏi pháp luật Việt Nam cần phải có những điều chỉnh kịp thời
Trong BLHS năm 2015 lần đầu quy định về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm3 để bảo vệ đối tượng là trẻ em trước các hành vi phạm tội mới cũng như phổ biến thông qua các mạng máy tính, viễn thông, không gian mạng, các nhà làm luật đã cụ thể hóa các hành vi sử dụng trẻ em để thực hiện các hành vi khác mang tính khiêu dâm đã được quy định cụ thể, chặt chẽ tại Điều 147 BLHS năm 2015 Từ khi ban hành cho đến nay, BLHS đã khẳng định tính tiến bộ của mình, nhất là trong việc BLHS
đã quy định nhiều tình tiết tăng nặng định khung nhằm xử lý nghiêm người phạm tội, đồng thời bảo vệ có hiệu quả hơn nhân phẩm, danh dự, sức khoẻ của con người nói chung và trẻ em nói riêng Đây là một tội phạm mới trong BLHS hiện hành vì vậy việc
1 https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2020/05/217.signed.pdf, truy cập vào ngày 28/3/2023
2 Thanh Hương, “Xâm hại trẻ em – Những con số đáng báo động”,
https://vov2.vov.vn/doi-song-xa-hoi/xam-hai-tre-em-nhung-con-so-dang-bao-dong-30331.vov2, truy cập ngày 28/3/2023
3 Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội phạm này không có sự thay đổi so với BLHS năm 2015
Trang 9tìm hiểu các dấu hiệu pháp lý để áp dụng chính xác trên thực tiễn là hoàn toàn cần thiết
Bên cạnh đó văn bản hướng dẫn của nước ta về các “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” vẫn còn một số hạn chế và chưa thật sự quan tâm đến việc phòng
chống đối với tội danh này
Tóm lại, có thể thấy rằng Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm vẫn còn bất cập trong quy định, thực tiễn xét xử và áp dụng quy định này Vì vậy
với mong muốn làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này trong pháp luật hình sự hiện hành, so sánh với pháp luật hình sự một số nước để hướng đến hoàn thiện quy định
về tội này nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của trẻ em, nhóm tác giả chọn đề tài “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Thế giới
Các tội xâm liên quan đến khiêu dâm trẻ em, sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm vẫn luôn là một vấn đề nhạy cảm, gây bức xúc trong dư luận và luôn được nhiều nhà nghiên cứu pháp luật hình sự trên thế giới, cũng như là Việt Nam quan tâm Vì thế, nhóm tác giả đã tìm thấy được rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học nước ngoài viết về đề tài này Cụ thể như sau:
- Callum Vogue (2022), “Internet Impact Brief: European Commission Proposal to Prevent and Combat Child Sexual Abuse”, Internet Society Bài viết đưa ra những đề xuất của Ủy ban Châu Âu để ngăn ngừa và chống lại lạm dụng tình dục trẻ em thông qua mạng xã hội Đồng thời qua đó tăng cường sự an toàn khi bảo vệ trẻ em trên mạng bằng cách kiến nghị, bổ sung thêm các nghĩa vụ đối với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông,
ví dụ như: nghĩa vụ sàng lọc thông tin liên lạc riêng tư để có thể kịp thời thông báo đến gia đình người bị hại trong trường hợp có dấu hiệu về lạm dụng tình dục trẻ em
- Andrejs Vilks (2019), “Cybercrime and sexual exploitation of children in environment in the context of strengthening urban and rural security” Bài viết chủ yếu nói về tội phạm mạng và bóc lột tình dục trẻ em trong môi trường điện tử trong bối cảnh tăng cường an ninh thành thị và nông thôn Trong đó, tác giả tập trung phân tích chiều hướng ngày càng phát triển của loại tội phạm nói trên, phân tích các yếu tố ảnh hưởng
e-và các phương án được đưa ra để phòng ngừa dựa trên cơ sở luật định Song song với
Trang 10việc nghiên cứu, tác giả còn đưa ra những giải pháp có thể giải quyết thông qua môi trường điện từ, xây dựng mô hình giáo dục lành mạnh để hạn chế việc xâm hại tình dục trẻ em trực tuyến
- Benoit Leclerc, Jacqueline Drew, Thomas Holt, Jesse Cale and Sara Singh (2021),
“Child sexual abuse material on the darknet: A script analysis of how offenders operate”,
Trends and Issues in Crime and Criminal Justice no 627, Canberra: Australian Institute
of Criminology Bài viết phân tích tình huống về cách thức hoạt động của tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em trên nền tảng các trang web đen thông qua tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em (SCAM- Child Sexual Abuse Material) Thông qua đó, người đọc có thể tưởng tượng được khái niệm, tình chất và cách tội phạm thực hiện việc lạm dụng tình dục một cách gián tiếp qua mạng xã hội Thêm nữa, nhóm tác giả còn đưa ra quan điểm
về việc nên tăng cường năng lực thực thi năng lực của cơ quan có thẩm quyền để phát hiện, điều tra và ngăn chặn CSAM trên nền tảng các trang web đen
- Michael Phelan APM (2022), “Crime and Justice Research 2022: Online sexual exploitation of children”, List of Scientific research, Canberra: Australian Institue of Criminology Đây là bài viết tổng hợp về các hành vi lạm dụng tình dục trực tuyến của
Úc (bao gồm cả lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến), về các quan điểm đánh giá nghiên cứu chuyên sâu về cách xây dựng, đóng góp và hoàn thiện pháp luật khi xử lý các loại tội phạm nêu trên
- Janis Wolak, David Finkelhor (2016), “Sextortion: Findings from a survey of 1,631 victims”, Thorn Organization Bài viết là dùng để định nghĩa về cụm từ Sextortion Sextortion là sử dụng các hình thức cưỡng bức phi vật chất để tống tiền nạn nhân Sextortion đề cập đến loại bóc lột tình dục rộng rãi, trong đó lạm dụng quyền lực là phương tiện cưỡng bức, cũng như loại bóc lột tình dục trong đó đe dọa phát hành hình ảnh hoặc thông tin tình dục là phương tiện cưỡng bức Qua đó, tác giả còn nhấn mạnh tầm quan trọng khi loại tội phạm liên quan đến “Sextortion” ngày càng gia tăng và có
xu hướng ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em - ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt thể chất và tâm sinh lý
Có thể thấy, trong pháp luật hình sự nước ngoài đã hình thành và xuất hiện những biện pháp hình sự để bảo vệ trẻ em trước vấn nạn xâm hại tình dục trên không gian mạng Internet Đồng thời, pháp luật nước ngoài đã xuất hiện những thuật ngữ để “định nghĩa"
Trang 11cho các hành vi trên, cũng như là các khung hình phạt phù hợp cho các hành vi đó Trên
cơ sở tham khảo những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng quy định pháp luật của nước ngoài, nhóm tác giả sẽ vận dụng, so sánh với pháp luật Việt Nam, từ đó đề ra được những kiến nghị phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay
Trong nước
Để có thể đánh giá một cách toàn diện nhất, nhóm tác giả còn tham khảo các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học ngoài nhà trường có liên quan đến vấn đề này:
- Nguyễn Phương Thảo, Hà Ngọc Quỳnh Anh (2022), “Phòng ngừa, xử lý các
hành vi xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng – Hướng dẫn của Liên hợp quốc
và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Hội thảo khoa học cấp trường “Phòng ngừa, xử lý các hành vi sử dụng bạo lực đối với trẻ em” trường Đại học Luật TP.HCM Thông qua nghiên cứu một số văn bản pháp lý nền tảng của Liên hợp quốc về bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi bóc lột và xâm phạm tình dục trong môi trường mạng đồng thời nghiên cứu các tình huống cụ thể trong thực tiễn từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện các quy định
về các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em trong Bộ luật hình sự 2015 Đặc biệt trong bài viết này nhóm tác giả tập trung nhấn mạnh đối với “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” quy định tại Điều 147 BLHS hiện hành Nhóm tác giả nhìn nhận “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” được đánh giá là tội phạm nguy hiểm cao; ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ em trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội phát triển vượt bậc Từ đó, các tác giả đưa ra quan điểm cần thiết phải mở rộng phạm vi của “hoạt động khiêu dâm” để phù hợp với khuyến nghị
OPSC mà Việt Nam là thành viên
- Đinh Văn Quế (2018), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 - Phần thứ hai Các tội phạm - Chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb Thông tin và truyền thông Đây là tổng hợp bình luận khoa học của tác giả Định Văn Quế - Nguyên Chánh án tòa hình sự TAND tối cao về các tội danh xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con người từ Điều 123 đến
Điều 156 BLHS năm 2015 Trong đó, tác giả có phân tích chuyên sâu đối với “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” về nội dung tên tội danh và các điều
khoản tại Điều 147 BLHS năm 2015
Trang 12- Phan Thị Phương Hiền (2015), “Các tội xâm phạm tình dục trong LHS Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Đây là công trình nghiên cứu có tính khái quát cao khi đã phân tích về từng loại tội phạm tình dục
được quy định trong LHS Việt Nam đương thời, trong đó bao gồm cả “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” Từ đó, nhóm tác giả có thể tham khảo cơ
sở lý luận về các quy định này trong công trình nghiên cứu của mình
- Võ Trần Hoàng Sa (2017), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong BLHS 2015, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Đây là một trong những đề tài nghiên cứu quan trọng mà nhóm dựa vào để phân tích chuyên sâu tội danh tại Điều 147 BLHS năm 2015 – Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm Từ việc đưa ra các quan điểm của tác giả, nhóm tác giả sẽ đưa ra các đánh giá, ý kiến khách quan đối với tội danh trên
- Dương Tuyết Miên (1998), Về các tội xâm phạm tình dục trong Luật Hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 6-1998 Đây là một bài nghiên cứu tạp chí phân tích
chuyên sâu về các điều luật về các tội xâm phạm tình dục trong BLHS năm 1985 Đây chính là cơ sở thực tiễn để nhóm đánh giá, so sánh những điểm còn hạn chế, phân tích đối với các tội danh xâm hại tình dục trẻ em, nhất là Điều 147 – Tội sử dụng người dưới
16 tuổi vào mục đích khiêu dâm được quy định tại BLHS năm 2015
- Nguyễn Thị Ngọc Linh (2016), Các tội xâm phạm tình dục: so sánh giữa Bộ luật Hình sự năm 1999 và năm 2015, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 7(8), 8.2016
Đây là bài viết nghiên cứu khoa học pháp lý so sánh giữa các tội danh xâm phạm tình dục trong BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 Đây chính là cơ sở để đưa ra hạn chế,
kiến nghị phù hợp mà nhóm tác giả sẽ phân tích các vấn đề về “Tội sử dụng người dưới
16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” có trong đề tài
Những bài viết trong hội thảo, bình luận khoa học, luận văn, tạp chí khoa học nói trên đều có những đặc điểm chung là đi sâu vào phân tích thực trạng, nguyên nhân, điều kiện của các tội xâm hại tình dục trẻ em, nói chung từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đấu trang, xử lý các hành vi xâm phạm tình dục trẻ em nói chung và hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm nói riêng Tuy đã có sự đối chiếu, so sánh với pháp luật nước ngoài Thế nhưng, các đề tài trên vẫn chưa thực sự đi sâu và đề cập đến Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
Trang 13Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và tham khảo các đề tài trong và ngoài nước, có thể thấy trên thực tế, việc nghiên cứu về hành vi sử dụng trẻ em vào mục đích khiêu dâm tại Việt Nam vẫn chưa nhiều đặc biệt chưa có một công trình khoa học nào đi tìm hiểu trực tiếp và toàn diện về tội phạm này Do đó, việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
chung và thực tiễn áp dụng, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết
3 Mục tiêu của đề tài
Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả có các các mục tiêu sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề chung Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
Thứ hai, nghiên cứu các quy định trong pháp luật của Nhật Bản, Pháp và Thụy Điển, từ đó so sánh, đưa ra kinh nghiệm cho Việt Nam
Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn, hạn chế và đưa ra kiến nghị đối với Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
4 Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
Về không gian
Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật Hình sự
Việt Nam và thực tiễn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm ở trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện
nay Từ đó phân tích về những hạn chế, bất cập còn vướng mắc khi Tòa án xét xử khi
áp dụng quy định tội danh trên trong BLHS năm 2015 trong thực tiễn Để có cái nhìn khách quan hơn, nhóm tác giả còn đưa ra những nhận xét, bình luận, nghiên cứu chuyên sâu về các bản án còn chưa rõ ràng, xử lý còn rập khuôn, chưa đưa ra quy định cụ thể
để cấu thành tội phạm Bằng việc nghiên cứu các quy định phù hợp từ nước ngoài bao gồm pháp luật hình sự nước Pháp, Nhật Bản, Thuỵ Điển nhóm tác giả mong muốn sẽ có
bổ sung kịp thời các quy định hiện hành còn vướng mắc khi xét xử, sửa đổi các văn bản hướng dẫn có liên quan để xử lý toàn diện các vấn đề trên
Trang 14Về nội dung
Công trình tập trung nghiên cứu, phân tích cụ thể hóa Điều 147 BLHS Việt Nam
2015 và các văn bản hướng dẫn có liên quan về tội danh
Về thời gian
Đề tài nghiên cứu về những bản án áp dụng các nghị quyết, quyết định đối với
tội danh Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm từ năm 01/01/2018 trở
đi (thời gian BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 bắt đầu có hiệu lực) Đồng thời, phân tích chuyên sâu những bán án còn bỏ ngỏ, chưa có sự minh bạch từ năm 2015 đến nay
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để có thể nghiên cứu một cách chính xác và chuyên sâu các vấn đề được đặt ra trong đề tài, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, từ đó, khai thác tốt hơn về nội dung, chú trọng nghiên cứu theo hướng luật thực định đối với nhóm các tội xâm phạm tình dục trẻ em Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tương ứng với từng chương, từng đề mục, bằng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, nhóm tác giả đã thực hiện việc phân tích, giải thích, đối chiếu, so sánh và đưa ra các kinh nghiệm, nhằm đạt được mục tiêu chung nhất của đề tài, cụ thể như sau:
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích
Chương I nhóm tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích
để tìm hiểu về các vấn đề cơ bản về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm như các vấn đề chung của tội danh (khái niệm, đặc điểm, cơ sở lý luận, cơ sở thực
tiễn), quy định tội danh trong BLHS năm 2015 và so sánh tội danh với một số tội khác Đây là phương pháp giúp cho người đọc có thể hiểu một cách tổng quan về tội danh mà nhóm đang hướng đến Đồng thời, nhóm sử dụng phương pháp phân tích để tìm hiểu chuyên sâu về các vấn đề cơ bản trên thông qua việc trình bày quan điểm và rút ra các nhận xét khách quan về các vấn đề mà nhóm đang hướng đến
Chương II nhóm tác giả sử dụng đan xem phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích Đối với phương pháp tổng hợp, nhóm tác giả sử dụng để chọn lọc các quy định pháp luật của các nước để đưa ra các ưu, nhược điểm của pháp luật các nước tiêu
Trang 15biểu Đối với phương pháp phân tích, nhóm kết hợp với phương pháp so sánh để thông qua việc tổng hợp pháp các nước có một sự so sánh với pháp luật Việt Nam Đồng thời, phân tích chuyên sâu để rút ra được kinh nghiệm cho Việt Nam về nhóm tội phạm khiêu dâm trẻ em
Chương III nhóm tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích
để đưa ra được những thực trạng các vấn đề pháp lý mà pháp luật Việt Nam cần phải
được sửa đổi, bổ sung đối với tội danh Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm Hai phương pháp này được sử dụng đan xen để giúp cho người đọc có thể
dễ hiểu và dễ tiếp cận với tội danh trong bối cảnh xã hội tại Việt Nam Qua đó, nhóm tác giả đã đưa ra những bất cập, hạn chế còn thiếu sót trong quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng tội danh trên, để rồi từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp để lấy đó làm cơ
sở để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
- Phương pháp so sánh
Chương II nhóm tác giả sử dụng phương pháp so sánh khi so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia tiêu biểu như: Nhật Bản, Pháp, Thụy Điển Cuối cùng, nhóm sử dụng phương pháp bình luận Phương pháp này được sử dụng để đưa ra những nhận xét, đánh giá để tìm được những ưu điểm nổi trội phù hợp của các nước cũng như các bất cập mà pháp luật Việt Nam còn vướng mắc, từ đó đưa ra quan điểm của nhóm để hoàn thiện
Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác được bổ trợ thêm: phương pháp pháp
hệ thống, phương pháp giải thích pháp luật, Tất cả các phương pháp này được nhóm tác giả sử dụng hỗ trợ đan cài, qua lại lẫn nhau, mục đích là làm sáng tỏ những vấn đề trong mỗi chương và hoàn thiện đề tài một cách chỉn chu và thống nhất
5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Một là, đề tài hệ thống hóa, phân tích, hoàn thiện và làm rõ những vấn đề chung để
rồi từ đó tìm ra được những giải pháp hiệu quả trong việc điều chỉnh các vấn đề pháp lý
về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
Trang 16Hai là, đề tài nghiên cứu, phân tích pháp luật các nước trên thế giới, sau đó rút ra
được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện hơn tội danh trong BLHS, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
Ba là, đề tài đưa ra một số hạn chế và kiến nghị nhằm để khắc phục và giải quyết
các vấn đề được đặt ra, đảm bảo cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của đối tượng là người dưới 16 tuổi
Bốn là, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ làm cơ sở đề xuất, sửa đối, bổ sung những vấn
đề lý luận liên quan đến Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm Công trình nghiên cứu có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những người học, những người quan tâm và áp dụng pháp luật trên thực tế Đồng thời có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện pháp luật hình sự về nhóm các tội xâm phạm tình dục trẻ em
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung đề tài nghiên cứu khoa học này gồm 3 chương như sau:
Chương I: Những vấn đề chung và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Tội
sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
Chương II: Quy định của pháp luật hình sự một số nước về Tội sử dụng người dưới
16 tuổi vào mục đích khiêu dâm và một số kinh nghiệm cho pháp luật hình sự Việt Nam Chương III: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
Trang 17PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SỬ DỤNG NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI VÀO MỤC ĐÍCH KHIÊU
DÂM 1.1 Một số vấn đề chung về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
1.1.1 Khái niệm về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
1.1.1.1 Định nghĩa
Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm là một tội mới được ghi nhận vào BLHS năm 2015 là tội phạm thuộc nhóm các tội xâm phạm tình dục trẻ em
Theo quy định tại khoản 1 Điều 147 BLHS năm 2015, Tội sử dụng người dưới
16 tuổi vào mục đích khiêu dâm là hành vi của người dưới đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo,
dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức Hành vi của Tội sử dụng người dưới 16 tuổi
vào mục đích khiêu dâm là hành vi xâm hại tình dục không xâm nhập và có thể được thực hiện trên cơ sở thuận tình hoặc trái với ý muốn của nạn nhân
Để đưa ra được định nghĩa về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm cần dựa vào định nghĩa về tội phạm Khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015 quy định về tội phạm: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”
Trên cơ sở quy định tại Điều 147 BLHS năm 2015 và khái niệm tội phạm tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015 có thể rút ra được định nghĩa về Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm như sau:
“Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người đủ 18 tuổi trở lên và có đầy
đủ năng lực trách nhiệm hình sự mà cố ý lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi
Trang 18trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sự phát triển bình thường của người dưới 16 tuổi và phải bị xử lý hình sự”
1.1.1.2 Đặc điểm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phat Với tư cách là một tội phạm, Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm cũng có đầy đủ 4 đặc điểm của tội phạm
Thứ nhất, Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm là hành vi có
tính nguy hiểm Lý luận trong khoa học LHS và Điều 8 BLHS năm 2015 đã khẳng định
hành vi nào có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội mới là tội phạm Mà ở đây, hành vi
nguy hiểm cho xã hội được cho là “hành vi gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ” Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội được xác định là “dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm, là tiêu chí để phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác”.4 Hành
vi đó được xác định qua việc xem xét các yếu tố như: mức độ thiệt hại về vật chất, tinh thần mà tội phạm gây ra hay động cơ, mục đích thực hiện hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội mức độ lỗi và tính chất của hành vi… Nhưng để hiểu “tính nguy hiểm cho xã hội” về bản chất nó như thế nào cần phải hiểu theo nghĩa rộng hơn Nó không chỉ thể hiện tính gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại (về khách quan) mà còn cả tính
có lỗi (về chủ quan) Tính gây nguy hiểm cho xã hội thường được dùng khi phân biệt giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác (tính nguy hiểm cho xã hội đáng kể và tính nguy hiểm xã hội chưa đáng kể).5 Theo quan điểm nhóm, tính gây nguy hiểm là phải có tính gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại Vì đó chính là cơ sở để phân biệt ra mức độ phạm tội cũng như phân biệt với các hành vi vi phạm pháp luật khác Ví dụ: Người nào
mà có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác sẽ bị xử lý theo Điều 155 BLHS năm 2015, tuy nhiên, nếu các hành vi xúc phạm đó chưa đến mức nguy hiểm, nghiêm trọng thì có thể cá nhân thực hiện hành vi tương tự chỉ phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Điều 592 BLDS năm 2015 Do vậy, sau khi xem xét các yếu tố trên, nếu một hành vi dù nguy hiểm cho xã hội nhưng không đáng kể thì hành vi này không là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác Đối với Tội sử dụng
4 Trần Thị Quang Vinh (Chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần chung), trường Đại học Luật
TP.HCM, nằm 2019, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr.65
5 Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Tư pháp, năm 2015, tr 20
Trang 19người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm, đây là hành vi có tính nguy hiểm đáng kể trong xã hội vì đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sự phát triển lành mạnh của người dưới 16 tuổi - khách thể được LHS bảo vệ Nhưng trong trường hợp hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm không có tính nguy hiểm xã hội đáng kể thì hành vi này sẽ được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
Thứ hai, Tội sử dụng người dưới 16 tuổi là hành vi có lỗi Sự thừa nhận tính có
lỗi của tội phạm là một nguyên tắc cơ bản của LHS Việt Nam - nguyên tắc có lỗi Nguyên tắc này xuất phát từ mục đích giáo dục người phạm tội trong LHS Với nguyên tắc này LHS Việt Nam cấm truy tội khách quan.6 Lỗi được hiểu đơn giản là thái độ tâm
lý của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả mà hành vi đó gây ra, biểu hiện thông qua hai hình thức là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý Một hành vi nếu được thực hiện bởi ý chí và
lý trí của con người khi và chỉ khi có sự kiểm soát của hai yếu tố này thì mới được xem
là có lỗi Do đó, người phạm tội thực hiện hành vi khi họ ý thức được hành vi của mình
là gây nguy hại cho xã hội nhưng vẫn cố ý hoặc vô ý gây ra hậu quả thì vẫn được xem
là tội phạm vì hành vi của họ là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm trực tiếp đến khách thể mà LHS bảo vệ Ngược lại, nếu người phạm tội thực hiện hành vi nhưng không thể kiểm soát được ý chí là lý trí, nhận thức của mình chính thì hành vi đó được xem là không có lỗi và được miễn trừ trách nhiệm hình sự Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm cho thấy hành vi được thực hiện với lỗi cố ý vì người phạm tội ý thức được hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội và xâm phạm đến khách thể mà LHS bảo vệ nhưng vẫn cố tính thực hiện
Thứ ba, Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm là hành vi có
tính trái pháp luật hình sự Tính trái pháp luật hình sự có nghĩa là tội phạm về mặt hình
thức phải được quy định trong BLHS Cụ thể, dựa vào nguyên tắc pháp chế “không có
tội nếu không có luật” được quy định tại khoản 1 Điều 2 BLHS năm 2015: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” Điều đó cho thấy, mối quan hệ giữa tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp
luật hình sự là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức Chỉ khi thỏa mãn được hai tính này thì mới được xem là tội phạm Một hành vi tuy nguy hiểm nhưng chưa được quy định trong BLHS thì hành vi đó không được xem là tội phạm Nhưng cũng có trường hợp, tuy có một hành vi đã được quy định trong BLHS nhưng không đảm bảo tính nguy
6 Nguyễn Ngọc Hòa, tlđd, (5) tr 25
Trang 20hiểm thì cũng không phải là tội phạm Nhưng cũng có một số trường hợp thực hiện hành
vi trái pháp luật được quy định trong LHS nhưng được miễn trách nhiệm hình sự và được luật cho phép (phòng vệ chính đáng hay tính thế cấp thiết hay các trường hợp tương tự) Ví dụ: Hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác được quy định trong BLHS là tội phạm với tội danh là giết người theo Điều 123 nhưng cũng hành vi đó mà
do phòng vệ chính đáng thì không phải là tội phạm vì được luật cho phép hay nói cách khác vì không trái LHS nên không đủ yếu tố cấu thành tội phạm.7 Do đó, việc xem xét
để coi người đó có là tội phạm hay không thì cần phải thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm, các trường hợp không miễn trách nhiệm và được quy định rõ hành vi đối với từng điều khoản cụ thể trong BLHS Đối với Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm quy định tại Điều 147 BLHS 2015 cũng tương tự, nếu như một người đủ các điều kiện cấu thành, thỏa mãn được các yếu tố CTTP, không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự thì họ được xem là tội phạm và hành vi của họ có tính trái pháp luật hình sự
Thứ tư, Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm là hành vi có
tính phải chịu hình phạt Tội phạm được xem là có tính chịu hình phạt có thể hiểu là bất
cứ hành vi phạm tội nào cũng bị đe dọa phải chịu hành phạt Đây được xem là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của nhà nước Về mặt lý luận, tồn tại hai quan điểm về tính phải chịu hình phạt Quan điểm thứ nhất cho rằng đây là một dấu hiệu tội phạm như các dấu hiệu cấu thành tội phạm và quan điểm thứ hai cho rằng đây không được xem là một dấu hiệu cấu thành tội phạm vì không được quy định tại Điều 8 BLHS 2015 Đối với quan điểm thứ hai, tính chịu hình phạt chỉ là
hệ quả của các đặc điểm nội tại và đặc điểm pháp lý của hành vi phạm tội Một hành vi
bị coi là tội phạm vì có tính gây thiệt hại cho xã hội, vì có lỗi chứ không phải vì có tính chịu hình phạt.8 Theo quan điểm thứ hai, nhóm đồng tình với việc không xem đây là một đặc điểm của tội phạm Về nguyên tắc, công dân không được phép có xử sự bị pháp luật hình sự cấm Nhưng trong một số trường hợp nhất định, họ vẫn có thể được luật hình sự cho phép thực hiện xử sự bị cấm đó Đó chính là những tình tiết loại trừ tính trái pháp luật của hành vi như: phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết hoặc một số tình tiết khác Khi thỏa mãn tình tiết này thì việc thực hiện hành vi cấm được coi là hợp pháp.9
7 Nguyễn Ngọc Hòa, tlđd, (5) tr 27
8 Nguyễn Ngọc Hòa, tlđd, (5) tr 23
9 Nguyễn Ngọc Hòa, Cấu thành tội phạm - Lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, năm 2004, tr.11
Trang 21Như vậy, không nhất thiết là bất cứ hành vi phạm tội nào cũng bị đe dọa phải chịu hình phạt Bên cạnh đó trong BLHS cũng có nhiều quy định như miễn TNHS hay miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt thì dù có tội phạm xảy ra thì chủ thể thực hiện tội phạm cũng không phải chịu hình phạt Do đó, tính chịu hình phạt không được xem là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm Từ đó, ta có thể thấy, người thực hiện hành vi cấu thành Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm “có thể” phải chịu hình phạt trong một
số trường hợp và trong một số trường hợp thì không áp dụng hình phạt (như miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn chấp hành hình phạt) dù cho họ có thực hiện hành vi phạm tội
Như vậy, từ bốn đặc điểm đã phân tích ở trên, Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm thỏa mãn bốn dấu hiệu của tội phạm
1.1.2 Cơ sở của việc quy định Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
1.1.2.1 Cơ sở lý luận của việc quy định Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
Thứ nhất, về bản chất hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu
dâm biểu hiện ở việc một người có hành vi xâm phạm đến thân thể, danh dự và nhân phẩm của người dưới 16 tuổi hoặc lợi dụng thân thể, hình ảnh cá nhân của những người này làm kích thích nhu cầu tình dục, thỏa mãn hoăc khiêu gợi ham muốn tình dục cho người xem Hành vi này tuy không xâm phạm trực tiếp đến quyền tự do tình dục nhưng hành vi này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác Tương tự như những tội xâm phạm tình dục khác, tội “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” có đầy đủ các đặc điểm của tội phạm trong đó quan trọng là tính nguy hiểm cho xã hội và tính có lỗi của tội phạm Khi thực hiện hành vi “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” thì chủ thể thực hiện có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt khách quan của tội phạm Bên cạnh đó việc thực hiện hành vi trên không chỉ trái với pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, mà còn trái với đạo đức, chuẩn mực xã hội
Do đó, việc hình sự hóa hành vi này vào BLHS 2015 là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với các nguyên tắc trong Luật Hình sự cụ thể như sau:
Trang 22- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa biểu hiện ở việc BLHS 2015 quy định rõ ràng cụ thể về tên gọi, dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm này Việc quy định đó
là hoàn toàn phù hợp với nguồn gốc của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa “có luật,
có tội; không có luật, không có tội”10 Đồng thời, quy định tội phạm trên giúp phân biệt tội phạm này với các tội xâm phạm tình dục khác cũng như phân biệt với các tội phạm còn lại trong BLHS
- Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa đề cao tầm quan trọng của trẻ em trong
xã hội Đây là nhóm người trẻ, là vốn quý nhất cho đất nước mai sau do đó rất cần được chăm lo, coi trọng các quyền cơ bản của con người Việc quy định thêm tội “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” đã thể hiện ý chí quyết tâm của Nhà nước trong việc bảo việc nhân dân cụ thể ở đây là trẻ em Ngoài ra, mục đích không chỉ nhằm trừng trị mà còn cải tạo hướng đến mục đích cuối cùng là giáo dục để người phạm tội sửa chữa hành vi của mình
- Đối với nguyên tắc hành vi trong Điều 147 BLHS năm 2015 cũng trên tinh thần khi chưa thể hiện bằng hành vi thì không thể là tội phạm, tức phải có hành vi sử dụng,
dụ dỗ lôi kéo, sử dụng các cử chỉ, hình ảnh, video hoặc lời nói có tính chất khiêu dâm gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại đối với người dưới 16 tuổi thì mới xem là tội phạm
- Với nguyên tắc có lỗi, xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo, “chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự trên cơ sở lỗi của họ là một trong những tiền đề quan trọng để nhằm đạt
được nhiều chức năng của LHS, trong đó có chức năng giáo dục” Ngoài ra, “Luật Hình
sự Việt Nam cấm áp dụng Nguyên tắc truy tội khách quan tức là truy cứu dựa trên hành
vi khách quan mà không xem xét yếu tố lỗi thuộc mặt chủ quan của chủ thể thực hiện hành vi” 11 Chủ thể thực hiện hành vi “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm” là lỗi cố ý trực tiếp, nhận thức rõ hành vi của mình, biết được hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra
Thứ hai, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm là một trong
những quyền cơ bản của con người Thân thể, danh dự, nhân phẩm là những yếu tố quan trọng, gắn liền với một cá nhân do đó tất cả mọi người đều phải được đảm bảo quyền lợi bất khả xâm phạm đến thân thể, danh dự và nhân phẩm của mình Đặc biệt đối với
10 Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Trần Thị Quang Vinh
(Chủ biên), Nxb Hồng Đức, tr.17
11 Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo luật hình sự Việt Nam, Nguyễn Hải Yến, luận văn thạc sĩ, Trường
ĐH Luật TP HCM, 2021, trang 8,9
Trang 23nhóm người dưới 16 tuổi (trẻ em12) Trẻ em không phân biệt là nam hay nữ dưới 16 tuổi đều là người chưa thành niên, đây là nhóm đối tượng chưa phát triển toàn diện về mặt tâm sinh lý và sức khỏe Ở độ tuổi này, trẻ em là những người rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi bị xâm phạm đến thân thể, danh dự và nhân phẩm cá nhân Không những thế nếu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ những hành vi trên có thể gây khó khăn cho sự phát triển bình thường về tinh thần và thể xác do đó rất cần có sự chăm sóc, giáo dục và bảo vệ an toàn từ gia đình và xã hội Trong điều kiện công nghệ phát triển, môi trường mạng ngày càng trở nên phức tạp, trẻ em càng phải được bảo vệ, quan tâm và chăm sóc nhiều hơn đặc biệt là bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm phạm tình dục cả trực tiếp và không trực tiếp;
Thứ ba, quy định tội trên phù hợp với Luật về trẻ em năm 2016 và quyền trẻ em
được quy định trong Hiến pháp năm 2013 Theo khoản 8 Điều 4 Luật trẻ em năm 2016
quy định như sau: “Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.” Trước đây BLHS năm 1999 mặc dù sử dụng cả hai khái niệm “trẻ em” và “người chưa thành niên” dẫn đến việc tạo ra sự phân biệt về
độ tuổi trong quy định đối với các hành vi xâm phạm tình dục trẻ em Mặt khác, dù quy định khá đầy đủ về các hành vi xâm phạm tình dục trẻ em, nhưng Luật Hình sự năm
1999 còn bỏ ngỏ hành vi “sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức”, điều này là chưa phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế, cũng như chưa bảo vệ tuyệt đối quyền trẻ em được ghi nhận trong Hiến pháp Đối với quyền trẻ em ở
Việt Nam đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946, cho đến nay Hiến pháp năm 2013 vẫn trên tinh thần bảo vệ quyền trẻ em cụ thể được quy định trực tiếp tại khoản 1 Điều
37 Hiến pháp năm 2013: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” Từ những quy định trên, có thể thấy pháp luật Việt Nam đặc biệt coi trọng và
bảo vệ trẻ em khỏi những hành vi xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm Bổ sung thêm quy định về tội “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào
12 Theo Điều 1 Luật trẻ em năm 2016: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”
Trang 24mục đích khiêu dâm” đã mở ra một điểm mới cho pháp luật tạo cơ sở, căn cứ để giải quyết hành vi này trong thực tiễn
Thứ tư, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật nước ngoài rất đề cao và chú trọng
việc bảo vệ trẻ em khỏi hành vi sử dụng cho mục đích khiêu dâm Cụ thể tại các Điều
19, 32, 34, 39 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em đối với các hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em trong đó khoản 3 Điều 34 có quy định bảo vệ trẻ em khỏi mọi
hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục bao gồm: “Việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ
em trong các cuộc biểu diễn hay trong các tài liệu khiêu dâm” Ngoài ra pháp luật một
số nước như Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Điển, Nhật Bản, còn hình sự hóa đối với hành vi sản xuất, truyền bá, mua bán, sở hữu các ấn phẩm khiêu dâm trẻ em
1.1.2.2 Cơ sở thực tiễn của việc quy định Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
Trước đây, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, các thẩm phán thường xét xử nhóm tội phạm tình dục thường dựa vào luật hình cũ thời phong kiến Từ sau năm 1955, khi toàn bộ luật cũ không còn được áp dụng, các tòa án thường xử theo án lệ, theo đường lối chính sách nhà nước Trong Chỉ thị số 329/HS2 ngày 11/5/1967 TANDTC đã đề cấp
và công nhận hoàn toàn bốn hình thức phạm tội chính của tội phạm tình dục, bao gồm: Hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu người dưới 16 tuổi và dâm ô Có thể thấy, các nhà làm luật thời điểm đó đã dựa trên cơ sở kinh nghiệm mà thực tiễn xét xử đã đúc kết đã có cái nhìn tổng quan về tội phạm tình dục
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 15/3/1976, Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban Sắc luật số 03/SL trong đó Điều 5 có quy định về tội xâm phạm đến thân thể và nhân phẩm của công dân Để hướng dẫn thi hành Sắc luật trên, vào tháng 4/1976, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/BTP, chỉ rõ các hành vi xâm phạm tình dục bao gồm: hiếp dâm, cưỡng dâm, thông gian với trẻ vị thành niên, dâm ô…
Hai văn bản trên trở thành văn bản pháp trên cho cả nước, cho đến ngày BLHS được thông qua ngày 27/6/1985 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1986.13 Sau đó, BLHS 1999
đã kế thừa tinh thần của BLHS 1985, nhưng vẫn chưa có nhiều sự nổi bật và rõ ràng về CTTP của nhóm tội phạm về xâm hại tình dục mà chủ yếu dựa vào việc áp dụng các
13 Dương Tuyết Miên (1998), Về các tội xâm phạm tình dục trong Luật Hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học, số
6-1998, tr.44
Trang 25Thông tư, Nghị định, Nghị quyết của TANDTC để giải quyết Ngoài ra, các tội danh cũng được mở rộng và quy định thêm, cụ thể như: Tội hiếp dâm và Tội cưỡng dâm (Điều
112 và Điều 113 BLHS 1985) được sửa đổi thành Tội hiếp dâm, Tội hiếp dâm trẻ em, Tội cưỡng dâm, Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 111 đến Điều 114 BLHS 1999); Tội giao cấu người dưới 16 tuổi (Điều 114 BLHS 1985) thành Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS 1999), Chính sự thay đổi này đã có những dấu hiệu và tác động tích cực trong việc thi hành luật pháp trong thời gian khá dài
Tuy nhiên, sau khi BLHS 1999 được ban hành, tình hình tội phạm nói chung và tội phạm XHTD nói riêng diễn biến hết sức phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn Điều này dẫn đến việc BLHS hiện hành xuất hiện nhiều bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Hơn nữa, việc quy định về nhóm tội XHTD của BLHS
1999 còn nhiều bất cập về mặt kỹ thuật lập pháp liên quan đến sự thống nhất giữa các tội trong nhóm tội; các dấu hiệu định tội, định khung của các tội danh trong nhóm; khung hình phạt của một số tội danh; chưa có sự nhất quán trong cách phân chia giữa các tội phạm…Những bất cập này cũng ảnh hưởng lớn đến việc hướng dẫn thi hành và áp dụng các quy định của BLHS trên thực tế.14
Xuất phát từ việc phát sinh nhiều hành vi có tính chất, mức độ nguy hiểm cao cho xã hội nhưng lại chưa được quy định là tội phạm trong BLHS năm 1999, dễ dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, đến việc đảm bảo các yếu
tố con người như danh dự, nhân phẩm một cách toàn diện hơn trước nhu cầu hội nhập quốc tế.15
Do vậy, BLHS năm 2015 ra đời và thay thế cho BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ sung nhóm tội XPTD với những nội dung khác biệt đáng kể Đặc biệt là đối với tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm Theo quan điểm của ban soạn thảo BLHS
năm 2015 khi giải thích lý do vì sao cần quy định tội phạm này có đề cập “trong thực tiễn thì nhiều trường hợp, người phạm tội ép buộc trẻ em phải biểu diễn các hành vi khiêu dâm, đóng phim khiêu dâm hoặc buộc trẻ em phải xem những hình ảnh khiêu dâm… Đây đều là những hành vi nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự nghiêm trọng tới sự phát
14 Nguyễn Thị Ngọc Linh (2016), Các tội xâm phạm tình dục: so sánh giữa Bộ luật Hình sự năm 1999 và năm
2015, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 7(8), 8.2016, tr.49
15 Trần Công Ly Tao, Những khó khăn, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 1999 từ góc nhìn
luật sư bào chữa, http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?language=&CatPK=4&NewsPK=337, truy cập vào
ngày 06/03/2023
Trang 26triển của trẻ em” 16 Trên thực tế, có trường hợp người phạm tội vừa đăng tải clip khiêu
dâm vừa thực hiện hành vi dụ dỗ, ép buộc trẻ em có độ tuổi từ 10-12 tuổi quay clip khiêu dâm Theo đó vào năm 2016, VKSND cấp cao tại TPHCM đã ra cáo trạng truy tố đối tượng V về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy Đối tượng V đã khống chế, đe dọa, dụ
dỗ trẻ em nam ở Mỹ tự quay clip khiêu dâm đồi trụy để gửi cho mình và đăng lên trang web đen Bằng thủ đoạn là V giả danh trẻ em nữ có độ tuổi từ 10 đến 12 rồi trò chuyện với các trẻ em nam ở Mỹ có cùng độ tuổi để dụ dỗ các em tự quay clip khiêu dâm, đưa lên Youtube và gửi đường dẫn cho V Nếu không tiếp tục quay clip mới cho V, V đe dọa sẽ gửi đoạn phim quay trước đó cho chức trách nước sở tại và cho bố mẹ, bạn bè17 Hành vi khách quan của V vào thời điểm đó được xét xử là Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 253 BLHS năm 1999 Theo quan điểm của nhóm thì hành vi của V không chỉ là hành vi truyền bá văn hóa phẩm mà còn là hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm Đây là một hành vi nguy hiểm, vì như trong tình huống trên, hành vi của V đang tác động, gây ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ
em, vô hình trung điều này sẽ gây nhiều tác động tiêu cực trong xã hội Mà hành vi này vẫn chưa được chuẩn hóa trong luật thời điểm lúc bấy giờ Vì trong thời điểm trước khi BLHS Việt Nam năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 thì vẫn chưa có hướng dẫn
xử lý về hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc khiêu dâm dưới mọi hình thức, nên Tòa án sẽ thường sẽ được
hướng dẫn áp dụng về Tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy hoặc Tội dâm ô theo Điều
253 hoặc Điều 116 BLHS năm 1999 Nếu như trong tình huống trên, ở thời điểm hiện tại, theo quan điểm của nhóm tác giả thì V phải bị truy cứu trách nhiệm về cả hai tội, đó
là “Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” và “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm”
Việc quy định bổ sung Điều 147 vào BLHS năm 2015 có ý nghĩa thực tiễn to lớn, sâu sắc, góp phần phòng, chống đấu tranh các tội xâm phạm tình dục hiện nay của đất nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung Đồng thời, BLHS năm 2015 đã giải
quyết được những bỏ ngõ, hạn chế của BLHS, giúp khẳng định một điều rằng hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng
16 Ban soạn thảo BLHS, Bản thuyết minh chi tiết về dự thảo BLHS (sửa đổi), Hà Nội, tháng 4/2015, tr.36
17 Thanh Sơn, “Ép trẻ em quay phim sex để đưa lên mạng”, de-dua-len-mang-20160307114455972rf20160307114455972.htm, truy cập vào ngày 10/5/2023
Trang 27https://soha.vn/phap-luat/ep-tre-em-quay-phim-sex-kiến việc khiêu dâm dưới mọi hình thức là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, cần phải
được chuẩn hóa trong luật và cần phải được ra những biện pháp chế tài phù hợp để xử
đó có thể nắm rõ được bản chất của tội phạm cũng như là kịp thời điều chỉnh pháp luật
để có thể “tội phạm hoá" những hành vi phạm tội tinh vi, có tính nguy hiểm cao và đe doạ đến sự phát triển của trẻ em
Trước đây khi tội phạm này được quy định trong “Dự thảo Bộ luật Hình sự “sửa đổi" ngày 27/01/2015, tên tội danh được quy định là “Tội khiêu dâm trẻ em" được quy định tại Điều 144 rằng: “Người nào đã thành niên mà có hành vi khiêu dâm đối với trẻ
em không nhằm mục đích giao cấu, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” Theo đó, phạm vi của hành vi này mơ hồ, khó xác định hơn so với quy định của BLHS năm 2015 (chưa sửa đổi, bổ sung) và BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Vì trên thực
tế khi xét xử, rất khó để xác định “hành vi khiêu dâm đối với trẻ em không nhằm mục
đích giao cấu” đối với các tội danh khác Vì khái niệm “khiêu dâm" vốn là chỉ đến “là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục” theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm
Do vậy, việc quy định “hành vi khiêu dâm" gây khó hiểu trong việc xác định hành vi cụ thể của người phạm tội, hơn nữa không thể đánh giá khái quát được tội phạm vì hành vi phạm tội có thể thực hiện bằng video chứ không dừng lại ở “hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động…” Do đó, trong BLHS năm 2015 đã cụ thể hoá hơn các hành vi của tội danh này là hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức
Mặt khác, trong tên tội danh cũng đã có sự thay đổi nhất định khi thay đổi từ “Tội khiêu dâm trẻ em" trong dự thảo sang “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm" Việc quy định cụm từ “sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm" thay cho cụm từ “khiêu dâm trẻ em", tuy vẫn còn một số thiếu sót tuy nhiên vẫn phù hợp hơn so với việc sử dụng cụm từ “khiêu dâm trẻ em" Vì tên tội danh cần phải
Trang 28thể hiện được khái quát nội dung, hành vi của người phạm tội Theo đó, BLHS muốn nhấn mạnh tội phạm đã “sử dụng người dưới 16 tuổi" thông qua các hành vi lôi kéo, dụ
dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi thực hiện các hành vi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm
Ngoài ra, BLHS năm 2015 cũng quy định “người dưới 16 tuổi" thay cho khái niệm “trẻ em" để có sự đồng nhất giữa quy định của Bộ luật Hình sự và quy định của Luật trẻ em Từ đó, tránh sự nhầm lẫn giữa quy định của pháp luật Việt Nam với Công ước về quyền trẻ em về quy định độ tuổi trẻ em (trẻ em là người dưới 18 tuổi) Qua đó, cũng thể hiện được đối tượng mà pháp luật Hình sự muốn bảo vệ là nhóm đối tượng người dưới 16 tuổi, với những đặc trưng đặc biệt về tâm lý, tinh thần, thể chất nhạy cảm cần phải có những biện pháp bảo vệ phù hợp
Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm được quy định trong BLHS hiện hành so với BLHS năm 2015 (chưa sửa đổi, bổ sung) không có sự sửa đổi trong tên tội danh cũng như các dấu hiệu pháp lý
1.2.1 Dấu hiệu định tội của Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
Dấu hiệu định tội của tội phạm được phản ánh thông qua 4 yếu tố cấu thành tội phạm gồm: khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm
và mặt chủ quan của tội phạm Đây cũng chính là các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của
một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự Cụ thể: đầu tiên là yếu tố khách thể của tội phạm Khách thể của tội phạm được hiểu là quan hệ xã hội được Luật
Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.18 Đánh giá tội phạm có hành vi nguy hiểm cho
xã hội phải dựa trên nền tảng là tội phạm luôn đe doạ gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội nhất định được Luật Hình sự bảo vệ Không có sự xâm hại đến đối tượng bảo vệ của Luật Hình sự thì hành vi đó không thể coi là nguy hiểm cho
xã hội, đồng thời cũng không thể xem là tội phạm Yếu tố thứ hai của tội phạm là mặt khách quan của tội phạm: là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, gồm hành vi
nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.19 Hay cũng như là các biểu hiện bên ngoài khác như: công cụ, phương tiện, thời
18 Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), tlđd (10), tr.91
19 Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), tlđd (10), tr.91
Trang 29gian, địa điểm… Trong các dấu hiệu của mặt khách quan thì hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc phải có trong cấu thành mọi tội phạm
Yếu tố thứ 3 của tội phạm là chủ thể của tội phạm: là con người cụ thể đã thực
hiện tội phạm, có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS Năng lực TNHS và tuổi chịu TNHS là dấu hiệu bắt buộc đối với chủ thể của tội phạm này Ngoài ra hiện nay pháp nhân thương mại cũng có thể trở thành chủ thể của một số tội phạm.20 Yếu tố cuối
cùng là mặt chủ quan của tội phạm: là mặt bên trong của tội phạm, bao gồm: lỗi, mục
đích và động cơ phạm tội Trong các dấu hiệu của mặt chủ quan, lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có mặt trong cấu thành của tất cả các tội phạm, các dấu hiệu còn lại như mục đích
và động cơ phạm tội không bắt buộc phải quy định trong cấu thành tội phạm.21
Các yếu tố của tội phạm đều có vị trí quan trọng và ý nghĩa nhất định trong việc xác định tội phạm Vì thế mà khi đánh giá, chứng minh tội phạm cần phải đảm bảo rằng không được thiếu một yếu tố nào, vì nếu thiếu một trong các yếu tố trên thì một hành vi không thể bị coi là tội phạm Và khi phân tích dấu hiệu định tội của Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147 BLHS năm 2015) cũng cần phải dựa trên các dấu hiệu thuộc 4 yếu tố của tội phạm
Trước hết là về khách thể của tội phạm
Khách thể của “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm" là sự phát triển lành mạnh của người dưới 16 tuổi.22 Ở đây có thể hiểu rộng hơn là danh dự, nhân phẩm của người dưới 16 tuổi, là sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý và thể chất của người dưới 16 tuổi.23 Tuy hành vi này không trực tiếp xâm phạm đến quyền tự
do tình dục của đối tượng nhưng có khách thể tương tự với các tội về xâm hại tình dục khác
Đối tượng tác động của tội phạm này bắt buộc là người dưới 16 tuổi, ở đây không phân biệt giới tính là nam hay nữ Như đã phân tích ở mục 1.1.2 Chương 1 của đề tài, nhóm người dưới 16 tuổi là trẻ em theo quy định tại Luật trẻ em năm 2016, thuộc nhóm đối tượng nhạy cảm, dễ bị tổn thương, vì thế mà luôn luôn cần có sự bảo vệ toàn diện hơn so với các đối tượng khác Đối tượng tác động của tội phạm này là người dưới 16
20 Xem Điều 8, Điều 75, Điều 76 BLHS năm 2015
21 Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), tlđd (10), tr.91,92
22 Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm - Quyển 1) (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung), NXB Hồng Đức, tr.118
23 Lê Xuân Lục, Bàn về tội “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm”, tac-kiem-sat/ban-ve-toi-su-dung-nguoi-duoi-16-tuoi-vao-muc-dich-d10-t9672.html?Page=2#new-related, truy cập vào ngày 15/02/2023
Trang 30https://vksndtc.gov.vn/cong-tuổi (có thể là nam hoặc nữ), ở độ https://vksndtc.gov.vn/cong-tuổi này cơ thể nạn nhân chưa phát triển hoàn thiện,
về cơ bản còn non nớt cả về thể chất và trí tuệ Do đó, họ dễ bị các đối tượng khống chế, lừa gạt, dụ dỗ để xâm hại tình dục Việc sử dụng người dưới 16 tuổi vào các hành vi có tính chất khiêu dâm, đồi trụy làm ảnh hưởng đến sự phát triển về nhận thức, gây ra sự tổn thương về tinh thần làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của họ Vì vậy, khách thể của tội phạm này chính là quyền được tôn trọng và bảo vệ về danh dự, nhân phẩm của người dưới 16 tuổi.24
Thứ hai là về mặt khách quan của tội phạm
Từ quy định tại Điều 147 BLHS năm 2015, xét về mặt khách quan chỉ có hành
vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc, do đó đây là tội phạm có cấu thành hình thức Hành
vi khách quan của tội phạm ở đây là hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm nghĩa là lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.25
Theo giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thì
khiêu dâm có nghĩa là: “hành vi thể hiện bằng những động tác, hình ảnh, lời nói có tính chất quyến rũ, lôi cuốn bản năng tình dục của người khác”26
Khái niệm “khiêu dâm” cũng đã được ghi nhận trong một số văn bản pháp luật
của Việt Nam cụ thể là khoản 5 Điều 3 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại
dâm quy định khiêu dâm “là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục” Ngoài ra, trong Thông tư số 09/2010/TT-BVHTTDL
ngày 24/8/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Thông tư 09/2010 ngày 24/8/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch quy định có định nghĩa cụ thể, rõ ràng hơn: “Khiêu dâm là hành vi dùng hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động khêu gợi, kích thích dâm ô, ham muốn tình dục trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam, bao gồm: Mô tả bộ phận sinh dục, khỏa thân, mô tả khỏa thân hoặc không khỏa thân nhưng kích thích tình dục,
mô tả nhu cầu tình dục, thủ dâm dưới mọi hình thức”
24 Lê Thị Tuyết, Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội sử dụng người dưới
16 tuổi vào mục đích khiêu dâm, Nghề luật, Học viện Tư pháp, 2019, Số 1, tr 30-33;
25 Trường Đại học Luật TP.HCM (2021), tlđd (22), tr.118,119
26 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm - Tập 01), NXB ĐHQG Hà Nội
Trang 31Ngoài các thuật ngữ trên, cần phải hiểu như thế nào là “trình diễn khiêu dâm” và
“trực tiếp chứng kiến trình diễn khiêu dâm” Hai thuật ngữ này được hướng dẫn trong
khoản 4, khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của BLHS năm 2015 và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi
Trong đó hành vi “trình diễn khiêu dâm" hoặc “trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm" đã được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ- HĐTPTANDTC ngày 01/10/2019 Theo đó, hành vi “trình diễn khiêu dâm" là “hành vi dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích thích tình dục người dưới 16 tuổi; phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, khoả thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác) dưới mọi hình thức” Và hành vi “trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm” là trường hợp người dưới 16 tuổi trực tiếp chứng kiến người khác trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức
Các hình thức biểu hiện trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 06/HĐTPTANDTC:
“a Trực tiếp trình diễn khiêu dâm trước mặt người dưới 16 tuổi hoặc dụ dỗ người dưới 16 tuổi trực tiếp trình diễn khiêu dâm;
b Chiếu trực tiếp cảnh trình diễn khiêu dâm có sự tham gia của người dưới 16 tuổi;
c Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc người dưới 16 tuổi tự chụp, quay lại cảnh trình diễn khiêu dâm của mình sau đó phát tán;
d Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc người dưới 16 tuổi khỏa thân và truyền tải trực tiếp
âm thanh, hình ảnh qua internet (livestream);
đ Trình chiếu các ấn phẩm đồi trụy có sử dụng người dưới 16 tuổi hoặc hình ảnh mô phỏng người dưới 16 tuổi (hoạt hình, nhân vật được tạo ra bằng công nghệ số);
e Mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết này;
g Các hình thức biểu hiện khác của trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm”
Trang 32Cần lưu ý, đối với hình thức “mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người” không phải trong mọi trường hợp đều chịu trách nhiệm hình sự Theo khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 06/2019 thì đối tượng làm công tác giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế vẫn có quyền, trong các trường hợp vì giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y
tế theo quy định của pháp luật
Thứ ba, về mặt chủ quan của tội phạm
Đối với tội “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm”, có thể căn cứ theo mặt khách quan của tội phạm để kết luận rằng hình thức lỗi ở đây là lỗi cố ý cụ thể
là lỗi cố ý trực tiếp Đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi
ép buộc, dụ dỗ, lôi kéo người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và mong muốn thực hiện hành vi
Mặt khác khi đánh giá về mặt chủ quan cần phải xem xét đến yếu tố “mục đích" của tội phạm này Mục đích phạm tội có thể được thể hiện rõ ràng ở tên tội danh và
thường theo sau các từ “nhằm", “vì mục đích" Hay một số tội danh không được thể
hiện ngay trong tên tội danh mà được thể hiện trong nội dung của điều luật hoặc được
suy ra từ hành vi khách quan của tội phạm như tội “Bạo loạn” (Điều 112 BLHS năm 2015) có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân, tội “Khủng bố” (Điều 299 BLHS năm 2015) có mục đích nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, tội “Đầu cơ”
(Điều 196 BLHS năm 2015) có mục đích nhằm thu lợi bất chính…27
Đối với tội “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm" có thể thông qua cách hiểu thứ nhất để xác định rằng, mục đích là yếu tố bắt buộc của tội danh này
là nhằm “mục đích khiêu dâm" Tuy nhiên, nhóm tác giả lại không đồng tình với quan điểm này Vì việc quy định “mục đích khiêu dâm" vô tình tạo ra một lỗ hổng nhất định
đối với các hành vi khách quan của tội phạm, từ đó có thể dẫn đến việc bỏ sót tội phạm
và làm oan cho người vô tội Vậy nên, nhóm tác giả nhận thấy rằng đối với tội danh này, mục đích không phải là yếu tố bắt buộc Đồng thời cũng kiến nghị pháp luật nên có sự
điều chỉnh trong tên tội danh từ “mục đích khiêu dâm" thành “các hành động có yếu tố khiêu dâm"
27 Lê Xuân Lục, tlđd (23)
Trang 33Thứ tư, về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt và chỉ có thể là cá nhân Vì ngay tại quy
định trong Điều luật đã nhắc đến dấu hiệu nhận biết người phạm tội là “người nào từ đủ
18 tuổi trở lên" Ở đây, pháp luật đã có sự phân biệt cụ thể hơn là người phạm tội phải
là người đã trưởng thành, không phân biệt giới tính là nam hay nữ
Ngoài ra, pháp nhân thương mại không thể là chủ thể của tội phạm này Vì để có thể xác định pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm hay không thì tội phạm đó được thông qua cá nhân hay một số cá nhân thực hiện nhân danh pháp nhân, vì lợi ích của pháp nhân, do pháp nhân chỉ đạo điều hành do đó pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi phạm tội của các cá nhân Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015 thì pháp nhân thương mại không là chủ thể phải chịu TNHS về tội phạm này
Do vậy, chủ thể của tội phạm được quy định tại Điều 147 BLHS năm 2015 chỉ có thể là
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, quy định tùy tính chất, mức độ nguy hiểm mà khung hình phạt có thể từ 03 năm đến 07 năm hoặc từ 07 năm đến 12 năm
+ Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 2 Điều 147 BLHS) Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015 quy định đây “là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm” nên cần phải làm rõ mối quan hệ giữa những
người phạm tội với nhau khi cùng thực hiện sử dụng người dưới 16 tuổi vì mục đích khiêu dâm; đồng thời khi thực hiện hành vi phải có sự cấu kết chặt chẽ, có thủ đoạn rõ ràng đã đủ 18 tuổi và có năng lực TNHS Khi có hai người cùng thực hiện hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
+ Phạm tội 02 lần trở lên (điểm b khoản 2 Điều 147 BLHS) Dấu hiệu định khung này được thay đổi từ cụm “phạm tội nhiều lần” được sử dụng phổ biến trong BLHS năm
1999 Trước khi ban hành Nghị quyết 06/2019 các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn xem bản chất của hau cụm từ này như nhau và cho rằng đây là trường hợp “người thực hiện
Trang 34tội phạm đã phạm cùng một tội từ 02 lần trở lên, mà nếu tách riêng mỗi lần đó thì đều
có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại khoản 1 (khung cơ bản) của Điều luật đó (tội phạm đó) và chưa lần nào bị đưa ra xét xử, được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích hoặc đã chấp hành xong hình phạt”28 Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 06/2019 của Hội đồng Toà án nhân dân tối cao về về hướng dẫn áp dụng quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật
Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi quy định đây là “trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự” nên khi
một người đủ 18 tuổi trở lên, đủ năng lực TNHS mà thực hiện hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm từ 02 lần trở lên nhưng chưa bị truy cứu TNHS và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS thì phải chịu TNHS tại khoản này
+ Đối với 02 người trở lên (điểm c khoản 2 Điều 147 BLHS) Đối với dấu hiệu
định khung này có thể được hiểu là có ít nhất 1 người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội đối với 02 người dưới 16 tuổi trở lên (có thể người phạm tội thực hiện hành vi dụ dỗ,
ép buộc và các hành vi lôi kéo khác để sử dụng từ 02 nạn nhân dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc thực hiện các hành vi khác có mục đích khiêu dâm) Trong tình tiết này, cần phải xác định rõ việc người phạm tội thực hiện đối với 02 người sẽ khác với 02 người phạm tội thực hiện đối với 01 hoặc 02 nạn nhân khác Đồng thời cần phải xác định được động cơ phạm tội, mục đích chính của tội danh này chính là khiêu dâm nên nếu có mục đích khác thì sẽ định tội danh khác, còn nếu như 02 người cùng thực hiện hành vi phạm tội có cùng ý chí, mục đích giống nhau đối với 02 người trở lên thì tình tiết này sẽ xem là tình tiết định khung tăng nặng tội danh này Đồng thời, khi quy định chi tiết tình tiết định khung tăng nặng này các nhà làm luật đã tháo gỡ vướng mắc cho
tình tiết phạm tội “đối với nhiều trẻ em” vì quy định trước đây không quy định rõ điều
này
+ Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh (điểm d khoản 2 Điều 147 BLHS) Đây là trường hợp mà người phạm tội và nạn
nhân có mối quan hệ thân thiết, chăm sóc, giáo dục hoặc chữa bệnh như cha dượng có
28 Dương Văn Thịnh, “Cần thống nhất nhận thức áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định của BLHS 2015,
dinh-cua-blhs-nam-2015/, truy cập vào ngày 24/7/2023
Trang 35https://coquandieutravkstc.gov.vn/can-thong-nhat-nhan-thuc-ap-dung-tinh-tiet-pham-toi-02-lan-tro-len-theo-quy-hành vi lôi kéo, ép buộc con riêng của vợ trình diễn khiêu dâm hoặc thầy giáo quay hình trực tiếp học sinh trình diễn khiêu dâm đăng lên mạng… Họ có thể là những người có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh đối với nạn nhân hoặc được thuê mướn, nhờ
vả để chăm lo, giáo dục, điều trị cho nạn nhân nhưng người phạm tội lại lợi dụng mối quan hệ đặc biệt trên để thực hiện hành vi phạm tội Do đó, những người này được xem
là đã vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức xã hội, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp và pháp luật đã quy định tình tiết định khung tăng nặng này để giáo dục người phạm tội nhận ra lỗi lầm, giúp họ nhận thức đúng đắn lại hành vi của mình và ngăn ngừa tình trạng xâm hại tình dục đối với người dưới 16 tuổi gây ra
+ Có mục đích thương mại (điểm đ khoản 2 Điều 147 BLHS): Đây là trường hợp
người phạm tội sử dụng người dưới 16 tuổi thực hiện các hành vi khiêu dâm và chụp hình, quay trực tiếp các hành vi ấy rồi thực hiện việc mua bán, trao đổi hoặc thực hiện các hành vi khác tương tự có lợi nhuận đối với những cá nhân, pháp nhân khác Việc định khung tăng nặng hình phạt đối với khoản này dựa trên bằng chứng giao dịch dân
sự giữa những người phạm tội
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% (điểm e khoản 2 Điều 147 BLHS): Đây là trường hợp người phạm tội thực
hiện hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi thực hiện việc trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm đồng thời thực hiện các hành
vi đánh đập hoặc các hành vi tương tự khác gây thương tích đối với nạn nhân, làm cho nạn nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi Việc định tội dựa trên kết luận giám định pháp
y tâm thần của Hội đồng giám định dựa trên cơ sở đó để đánh giá, tỷ lệ cụ thể được hướng dẫn tại Thông tư số 22/2019 của Bộ y tế về quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần
+ Tái phạm nguy hiểm (điểm g khoản 2 Điều 147 BLHS): Là trường hợp người
phạm tội được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 53 BLHS 2015 quy định mà người phạm tội đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi lôi kéo, ép buộc, dụ dỗ người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 61% trở lên (điểm a khoản 3 Điều 147 BLHS): Đây là trường hợp người tương tự như quy định tại điểm e khoản 1
Điều này nhưng với tình tiết định khung tăng nặng này, người phạm tội không cần nhất thiết phải có yếu tố tác động vật lý đối với nạn nhân mà chỉ cần thực hiện hành vi phạm
Trang 36tội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tâm thần và hành vi của nạn nhân đã có thể định khung tăng nặng đối với tội danh này Việc định tội cũng phải dựa trên giám định pháp
y tâm thần của nạn nhân, tỷ lệ cụ thể được hướng dẫn tại Thông tư số 22/2019 của Bộ y
tế về quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp
y tâm thần
+ Làm nạn nhân tự sát (điểm b khoản 3 Điều 147 BLHS): Khi người phạm tội có
hành vi thực hiện hành vi lôi kéo, ép buộc, dụ dỗ người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức mà việc này làm nạn nhân tự sát có mối quan hệ với nhau Dù người phạm tội không có ý định giết nạn nhân nhưng vì hành vi trên của người phạm tội gây ảnh hưởng tiêu cực đối với người dưới 16 tuổi khiến họ tự sát thì người phạm tội vẫn được xem là làm nạn nhân tự sát Quy định nêu trên thể hiện tính nghiêm trị đối với hành vi nguy hiểm của người phạm tội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm lẫn tính mạng của người dưới
16 tuổi
1.2.3 Hình phạt:
Điều 147 BLHS năm 2015 quy định 3 khung hình phạt
Khoản 1 quy định hình phạt đối với tội phạm thuộc CTTP cơ bản là bị phạt tù có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm
Khoản 2 quy định người phạm tội có thể bị phạt tù có thời hạn từ 03 năm đến 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: Phạm tội có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; Có mục đích thương mại; Gây rối loạn tâm thần
và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; Tái phạm nguy hiểm
Khoản 3 là khung hình phạt cao nhất đối với tội phạm này là sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm tù đối với một trong các hành vi: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 61% trở lên; Làm nạn nhân tự sát
Ngoài ra, tội phạm này còn quy định hình phạt bổ sung được tại khoản 4 điều
này: “người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm”
Trang 371.3 So sánh Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm với một
số tội phạm khác
Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương mở cửa, phát triển theo cơ chế thị trường đã có nhiều thành tựu trong kinh tế, đi đôi với đó chính là sự du nhập văn hóa phương Tây Nếu trước đây chỉ có sách báo, tranh ảnh khiêu dâm của người dưới 16 tuổi được lan truyền và bán lén lút thì hiện nay những hình ảnh đó xuất hiện tràn lan trên mạng internet (in-tơ-nét) và hậu quả của việc khiêu dâm không chỉ làm đảo lộn truyền thống văn hóa Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến cả một thế hệ trẻ sau này29 Tuy nhiên, việc định tội danh đối với hành vi này vẫn còn bị nhầm lẫn và chưa phân biệt được với Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi và Tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy theo Điều 146 và Điều 326 BLHS 2015 trên thực tế Việc so sánh không chỉ tách bạch
ý nghĩa riêng việc định tội, điểm khác nhau, giống nhau giữa các tội danh mà nó còn giúp cho ta có thể áp dụng điều luật một cách chính xác Ngoài ra, việc phân biệt sẽ giúp cho việc nghiên cứu về chủ thể của Tội sử dụng người dưới 16 tuổi và tội danh khác sẽ nhận thức về chủ thể của loại tội phạm này sẽ nguy hiểm như thế nào so với các khái niệm truyền thống trước đây, đồng thời hiểu được mức độ nghiêm trọng và tính cấp thiết
mà tội danh này được quy định trong luật
1.3.1 Phân biệt Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều
147 BLHS năm 2015) với Tội dâm ô đối với người dưới dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS năm 2015)
Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm và Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đều là Tội xâm hại tình dục trẻ em không xâm nhập Có thể hiểu đơn giản, xâm nhập là đi vào một cách trái phép, xâm nhập và gây tác động xấu đến đối tượng Như vậy, đối với các hành vi tình dục không xâm nhập là không trực tiếp sử dụng
bộ phận sinh dục của người phạm tội quan hệ tình dục vào đường âm đạo, đường hậu môn hay đường miệng và không có sự tiếp xúc của các dịch cơ thể Người phạm tội sẽ
ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia các hành vi khiêu dâm hoặc tiếp xúc
về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác… Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm được
29 Đinh Văn Quế, Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 - Phần thứ hai Các tội phạm - Chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb Thông tin và truyền thông, năm 2018, tr
300
Trang 38quy định tại Điều 147 BLHS năm 2015, còn Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 146 BLHS năm 2015 Giữa hai tội danh này, có những điểm giống nhau và khác nhau như sau:
- Điểm giống nhau:
Thứ hai, về loại cấu thành tội phạm Cả hai tội danh đều có cấu thành tội phạm
hình thức Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện xong các hành vi khách quan Nếu như Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện các hành vi khách quan (dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc người dưới 16 tuổi thực hiện việc trình diễn khiêu dâm và chứng kiến trình diễn khiêu dâm) thì đối với Tội dâm ô người dưới 16 tuổi tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi cùng giới tính hoặc khác giới tình mà không nhằm quan hệ tình dục Ở đây các hành vi tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp được hiểu là các hành vi được quy định tại khoản
3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTPTANDTC
Thứ ba, về dấu hiệu lỗi thuộc mặt chủ quan của tội phạm Người phạm tội ở cả
hai tội danh này đều thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp Khi thực hiện hành vi phạm tội, họ nhận thức rõ được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và mong muốn thực hiện hành vi đó
Thứ ba, về chủ thể phạm tội Chủ thể Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục
đích khiêu dâm và Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi đều là chủ thể đặc biệt, phải người đủ 18 tuổi trở lên khi thực hiện hành vi phạm tội Người dưới 18 tuổi thực hiện các hành vi khách quan đối với người dưới 16 tuổi thì không phạm cả hai tội này Đồng thời, pháp nhân thương mại không phải là chủ thể của 2 tội phạm này, căn cứ theo Điều
76 BLHS năm 2015
- Điểm khác nhau:
Thứ nhất, về mục đích của hành vi phạm tội
Trang 39- Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm: Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục đích để người dưới 16 tuổi phô bày thân thể chứ không nhằm mục đích giao cấu hay thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
- Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi: Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục đích tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm mục đích giao cấu hay thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.30
Thứ hai, về hành vi khách quan và thủ đoạn phạm tội thuộc yếu tố mặt khách
quan của tội phạm
- Về hành vi khách quan: Điều 146 BLHS năm 2015 mô tả người phạm tội thực hiện một trong các hành vi được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTPTANDTC Trong khi đó, Điều 147 BLHS năm 2015 quy định người phạm tội thực hiện hai nhóm hành vi gồm: (i) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm và (ii) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trực tiếp chứng kiến trình diễn khiêu dâm
+ Về thủ đoạn phạm tội: Điều 146 BLHS 2015 quy định người phạm tội có thể
dụ dỗ, dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nạn nhân Người phạm tội tại Điều
147 BLHS 2015 thì có hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc nạn nhân thực hiện việc trình diễn khiêu dâm hoặc hoặc chứng kiến trực tiếp việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức
Thứ ba, về các trường hợp loại trừ xử lý hình sự
Không xử lý hình sự đối với tội danh quy định tại Điều 146 BLHS năm 2015 đối với hai nhóm người: (i) người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục và (ii) người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục,
bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục.31
30 Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần Các tội phạm - Quyển 1), Trần
Thị Quang Vinh (Chủ biên), Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr.116, 117
31 Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều
141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi
Trang 40Không xử lý hình sự đối với tội danh quy định tại Điều 147 BLHS đối với nhóm người làm công tác giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế mô tả bộ phận sinh dục,
bộ phận nhạy cảm của con người vì mục đích giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y
tế.32
1.3.2 Phân biệt Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều
147 BLHS năm 2015) với Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326 BLHS năm 2015)
Hiện nay, Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm và Tội truyền
bá văn hóa phẩm đồi trụy là hai loại tội phạm dễ gây nhầm lẫn Hai tội danh này có điểm tương đồng là đều có liên quan đến văn hóa phẩm khiêu dâm nên vẫn có thể bị nhầm lẫn trong quá trình định tội danh đối với tội phạm Theo đó, pháp luật Việt Nam chưa
có sự phân biệt rõ ràng giữa văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em và văn hóa phẩm đồi trụy
Như phân tích phía trên, khái niệm “khiêu dâm” tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số
178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm quy định khiêu dâm có trích dẫn “là hành vi dùng
cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục” Như vậy, từ
khái niệm này ta có thể hiểu văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ chính là những sách báo, phim, tranh, ảnh, nhạc có nội dung có hành động khiêu gợi, kích thích dâm ô, ham muốn tình dục của trẻ em, mà ở đây chính là đối với người dưới 16 tuổi có mục đích trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam bao gồm: mô tả bộ phận sinh dục, khoả thân, mô tả khoả thân hoặc không khoả thân nhưng kích thích tình dục, mô tả nhu cầu tình dục, thủ dâm dưới mọi hình thức.33 Trong khi đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 3
Nghị định 178/2004/NĐ-CP thì “Đồi trụy” là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình
ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi
tệ về đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc là hành vi dùng những hình ảnh loã lồ, ngôn ngữ thô tục, quan hệ tình dục giữa người với súc vật, quan hệ tình dục
từ ba người trở lên.34 Như vậy văn hóa phẩm đồi trụy là những sách báo, phim, tranh,
32 Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều
141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi
33 khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2010 về Quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Nghị định số
75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa
34 khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2010 về Quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Nghị định số
75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa