1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phân tích tội dâm ô với người dưới 16 tuổi phân biệt tội dâm ô với người dưới 16 tuổi với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

16 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tội Dâm Ô Với Người Dưới 16 Tuổi Phân Biệt Tội Dâm Ô Với Người Dưới 16 Tuổi Với Tội Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 452,25 KB

Nội dung

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 3 B. NỘI DUNG 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 4 1. Các khái niệm 4 2. Ý nghĩa của chế định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 4 II. NỘI DUNG TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI 5 1. Dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 5 1.1 Khách thể của tội phạm. 5 1.2 Mặt khách quan của tội phạm. 5 1.3 Mặt chủ quan của tội phạm. 7 1.4 Chủ thể của tội phạm. 7 2. Hình phạt của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 7 III. PHÂN BIỆT TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI VỚI TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI 8 1. Khái niệm 9 2. Mặt khách quan của tội phạm 9 3. Mặt chủ quan của tội phạm 10 4. Chủ thể của tội phạm 10 5. Hình phạt 11 6. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội 11 IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 11 1. Đánh giá thực tiễn 11 2. Kiến nghị hoàn thiện 13 C. KẾT LUẬN 13 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 A. MỞ ĐẦU Trẻ em là đối tượng cần phải được quan tâm và ưu tiên bảo vệ nhất trong xã hội. Vì vậy, nước ta đã có các văn bản pháp luật quy định về quyền trẻ em. Trong đó, Bộ luật Hình sự là một văn bản tiên quyết trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. BLHS năm 2015 quy định cụ thể về các tội xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, đặc biệt là các tội xâm phạm tình dục. Bởi vì, khi trẻ bị xâm hại tình dục sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài không chỉ cho chính bản thân đứa trẻ đó mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình trẻ bị xâm hại và cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, tình hình về các tội này lại đang trở thành một vấn đề báo động ở nước ta hiện nay. Trong thực tế, có rất nhiều vụ án về các tội này, chẳng hạn như: bé gái 8 tuổi ở Hà Nội bị một người đàn ông dụ dỗ và bế vào sân trong một ngách nhỏ để giở trò đồi bại, nguyên giám đốc chi nhánh ngân hàng có hành vi dâm ô bé gái khi bé đang chơi ở sân chung cư Lakeside (Vũng Tàu) hay vụ cựu Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân Đà Nẵng có hành vi dâm ô bé gái đi cùng thang máy chung cư Galaxy 9, quận 4, TP HCM,... Đây là những hành vi thuộc Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, được quy định tại Điều 146, BLHS 2015. Chính vì tình hình của tội phạm này ngày càng tăng, nên việc tìm hiểu, phân tích về tội này là rất cần thiết trong công cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phạm xâm phạm trẻ em. Vậy tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi có dấu hiệu pháp lý gì? Hình phạt cho người phạm tội này ra sao? Tội này và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được phân biệt như thế nào? Và trong thực tiễn áp dụng pháp luật có khó khăn, vướng mắc gì hay không? Để trả lời những câu hỏi được đặt ra này và với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài số 12: “Anh chị hãy phân tích tội dâm ô với người dưới 16 tuổi? Phân biệt tội dâm ô với người dưới 16 tuổi với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi? Hãy nêu một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng tội dâm ô với người dưới 16 tuổi?” làm đề tài cho bài tiểu luận kết thúc học phần môn Luật Hình sự học phần 2 của mình.

Trang 1

ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ

ĐỀ TÀI: Anh/ chị hãy phân tích tội dâm ô với người dưới 16 tuổi? Phân biệt tội dâm ô với người dưới 16 tuổi với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi? Hãy nêu một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng tội dâm ô với người

dưới 16 tuổi?”

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Mã sinh viên:

Lớp:

Hà Nội, Tháng 01/2024

Trang 2

A MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 4

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 4

1 Các khái niệm 4

2 Ý nghĩa của chế định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

4

II NỘI DUNG TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI

5

1 Dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 5 1.1 Khách thể của tội phạm 5

1.2 Mặt khách quan của tội phạm 5

1.3 Mặt chủ quan của tội phạm 7

1.4 Chủ thể của tội phạm 7

2 Hình phạt của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 7

III PHÂN BIỆT TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI VỚI TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI 8

1 Khái niệm 9

2 Mặt khách quan của tội phạm 9

3 Mặt chủ quan của tội phạm 10

4 Chủ thể của tội phạm 10

5 Hình phạt 11

6 Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

11

IV ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 11

1 Đánh giá thực tiễn 11

2 Kiến nghị hoàn thiện 13

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Trẻ em là đối tượng cần phải được quan tâm và ưu tiên bảo vệ nhất trong xã hội Vì vậy, nước ta đã có các văn bản pháp luật quy định về quyền trẻ em Trong đó, Bộ luật Hình

sự là một văn bản tiên quyết trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm BLHS năm

2015 quy định cụ thể về các tội xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, đặc biệt là các tội xâm phạm tình dục Bởi vì, khi trẻ bị xâm hại tình dục sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài không chỉ cho chính bản thân đứa trẻ đó mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình trẻ bị xâm hại và cộng đồng xã hội Tuy nhiên, tình hình về các tội này lại đang trở thành một vấn đề báo động ở nước ta hiện nay Trong thực tế, có rất nhiều vụ án về các tội này, chẳng hạn như: bé gái 8 tuổi ở Hà Nội bị một người đàn ông dụ dỗ và bế vào sân trong một ngách nhỏ để giở trò đồi bại, nguyên giám đốc chi nhánh ngân hàng có hành vi dâm ô

bé gái khi bé đang chơi ở sân chung cư Lakeside (Vũng Tàu) hay vụ cựu Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân Đà Nẵng có hành vi dâm ô bé gái đi cùng thang máy chung cư Galaxy 9, quận 4, TP HCM, Đây là những hành vi thuộc Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, được quy định tại Điều 146, BLHS 2015 Chính vì tình hình của tội phạm này ngày càng tăng, nên việc tìm hiểu, phân tích về tội này là rất cần thiết trong công cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phạm xâm phạm trẻ em

Vậy tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi có dấu hiệu pháp lý gì? Hình phạt cho người phạm tội này ra sao? Tội này và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được phân biệt như thế nào? Và trong thực tiễn áp dụng pháp luật có khó khăn, vướng mắc gì hay không? Để trả lời những câu hỏi được đặt ra này và với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, em xin

chọn đề tài số 12: “Anh/ chị hãy phân tích tội dâm ô với người dưới 16 tuổi? Phân biệt tội dâm ô với người dưới 16 tuổi với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi? Hãy nêu một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng tội dâm ô với người dưới 16 tuổi?” làm đề tài

cho bài tiểu luận kết thúc học phần môn Luật Hình sự học phần 2 của mình

Trang 4

https://tailieuluatkinhte.com/

B NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1 Các khái niệm

Thứ nhất, bộ phận sinh dục Theo khoản 2, Điều 2, Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP,

bao gồm bộ phận sinh dục nam và bộ phận sinh dục nữ Bộ phận sinh dục nam là dương vật;

bộ phận sinh dục nữ bao gồm âm hộ, âm đạo

Thứ hai, bộ phận nhạy cảm Theo khoản 3, Điều 2, Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP,

bao gồm bìu, mu, hậu môn, háng, đùi, mông, vú

Thứ ba, bộ phận khác trên cơ thể Theo khoản 4, Điều 2, Nghị quyết

06/2019/NQ-HĐTP, đó là bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể không phải là bộ phận sinh dục và bộ phận nhạy

cảm (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi, mũi, gáy, cổ, bụng )

Thứ tư, dụng cụ tình dục Theo khoản 5, Điều 2, Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP, đó

là những dụng cụ được sản xuất chuyên dùng cho hoạt động tình dục (ví dụ: dương vật giả,

âm đạo giả ) hoặc những đồ vật khác nhưng được sử dụng cho hoạt động tình dục

Thứ năm, giao cấu Theo khoản 1, Điều 3, Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP, là hành

vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào

Thứ sáu, hành vi quan hệ tình dục khác Theo khoản 2, Điều 3, Nghị quyết

06/2019/NQ-HĐTP thì hành vi quan hệ tình dục khác phải là các hành vi có sự xâm nhập

của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác; hay sử dụng bộ phận khác trên cơ thể, hoặc dụng cụ tình dục để xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác

2 Ý nghĩa của chế định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

Năm 1985, BLHS đầu tiên nước ta không quy định về Tội dâm ô đối với người dưới

16 tuổi Tuy nhiên, tại BLHS 1985 sửa đổi, bổ sung 1997 đã quy định bổ sung quy định về tội này tại Điều 202b nhưng với thuật ngữ là “dâm ô đối với trẻ em” Tiếp theo, BLHS 1999 cũng quy định tội này tại Điều 116 trên cơ sở kế thừa BLHS cũ Qua quá trình hoàn thiện pháp luật, BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã sửa đổi “Tội dâm ô đối với trẻ em” thành “Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” Và được quy định tại Điều 146, Chương XIV: các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người Tuy nhiên, chưa

có quy định cụ thể về tội này Do đó, Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ban hành đã quy định

một cách cụ thể hơn Có thể thấy rằng, BLHS và các văn bản liên quan quy định cụ thể về tội này có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính nhân văn cao Là một trong những công cụ vô cùng sắc bén và hữu hiệu để đấu tranh phòng, chống tội phạm này, góp phần bảo vệ trẻ em

Trang 5

https://tailieuluatkinhte.com/

nói riêng và duy trì trật tự xã hội nói chung Để mọi người được sống trong một môi trường

an toàn, lành mạnh

II NỘI DUNG TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI

Để hiểu rõ về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, ta phân tích hai vấn đề sau:

1 Dấu hiệu pháp lý của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

1.1 Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về danh dự, nhân phẩm của người dưới 16 tuổi Cụ thể là sự phát triển bình thường về thể chất và tâm sinh lý Để xâm phạm đến khách thể này, đòi hỏi tội phạm phải tác động vào đối tượng là người dưới 16 tuổi Nếu hành vi dâm ô đối với người trên 16 tuổi thì không bị coi là tội phạm

1.2 Mặt khách quan của tội phạm

Theo khoản 1, Điều 146, BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), mặt khách quan của tội

phạm thể hiện ở hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu

hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác Và căn cứ vào khoản 3, Điều

3, Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” là hành vi

của những người cùng giới tính hoặc khác giới tình tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:

Một là, dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (Ví dụ: đụng chạm, cọ xát,

chà xát ) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi Chẳng hạn như dùng bộ phận sinh dục của mình chà xát với bộ phận sinh dục của nạn nhân nhằm thỏa mãn dục vọng nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân

Hai là, dùng bộ phận khác trên cơ thể (tay, miệng, lưỡi, chân ) tiếp xúc (ví dụ là hành

vi vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm ) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người

dưới 16 tuổi Chẳng hạn như hành vi của bị cáo ở Bản án 01/2019/HSST ngày 09/01/2019 của Tòa án nhân dân huyện Ba Chẻ, tỉnh Quảng Ninh về tội này Bị cáo đã hai lần có hành

vi sờ vú, hôn và liếm bộ phận sinh dục của cháu Lâm Kiều A (sinh ngày 09/7/2011) để thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không nhằm mục đích giao cấu [15]

Ba là, dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (đụng chạm, cọ xát, chà xát ) với bộ phận sinh

dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi Chẳng hạn như để thỏa mãn dục vọng của mình, một người đàn ông đã sử dụng dương vật giả cọ xát với vú và bộ phận sinh dục của một bé gái

Bốn là, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp

xúc (vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm ) trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo với bộ

Trang 6

https://tailieuluatkinhte.com/

phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác Chẳng hạn như vụ cựu nhân viên Trung tâm hỗ trợ xã hội TPHCM có hành vi dụ dỗ, ép buộc nhiều em gái dưới 16 tuổi sờ vào bộ phận nhạy cảm của ông ta [16]

Năm là, có hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục

(hôn vào miệng, cổ, tai, gáy của người dưới 16 tuổi ) Chẳng hạn như hành vi dâm ô của ông Nguyễn Hữu Linh được ghi lại thang máy ở chung cư Galaxy 9 ở quận 4, TP.HCM Theo camera chung cư ghi lại, sau khi vào thang máy đóng cửa, ông lập tức lao về phía bé gái ôm hôn, sau đó kéo bé gái về góc trong cùng của thang máy khiến bé gái hoảng sợ Xem clip chúng ta chưa bàn đến chuyện người đàn ông đó có sờ mó bé gái ở đâu hay không, nhưng rõ ràng người này đã cố hôn bé gái nhiều lần và hành vi này xảy ra trái ý muốn của cháu bé Hành vi dâm ô trong vụ việc này là tương đối rõ.[17]

Như vậy, mặt khách quan của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thể hiện qua một trong năm hành vi trên và phải không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác Trẻ em bị dâm ô có thể đồng tình, tự nguyện hoặc bị cưỡng ép thực hiện hành vi dâm ô với người phạm tội

Theo cách hiểu này thì sẽ có sự nhầm lẫn giữa hành vi quan hệ tình dục khác với hành

vi dâm ô Do đó Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP đã quy định về hành vi quan hệ tình dục

khác Như đã phân tích ở trên, thì hành vi dâm ô khác với hành vi quan hệ tình dục khác ở

sự xâm nhập vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm và bộ phận khác trên cơ thể Hành vi quan hệ tình dục khác phải có sự xâm nhập vào các bộ phận đó, còn đối với hành vi dâm ô thì chỉ dừng lại ở việc tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp) bộ phận sinh dục và bộ phận nhạy cảm mà không nhằm xâm nhập vào trong

Nếu như dâm ô mà nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác sẽ không phải là hành vi của tội dâm ô người dưới 16 tuổi mà là hành vi của một tội phạm khác Trong trường hợp này, hành vi đó được coi là hành vi đi trước, liền kề với hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác Khi đó, chủ thể bị coi là đã bắt đầu thực hiện nhưng chưa thực hiện được đầy đủ hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành

vi quan hệ tình dục khác Do đó, hành vi phạm tội có thể cấu thành tội giao cấu với người từ

đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145) hoặc cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi điểm (khoản 1, Điều 142) và cả hai trường hợp đều là trường hợp phạm tội chưa đạt [7, tr 162-

163]

Tuy nhiên, không phải bất cứ người nào thực hiện hành vi như trên cũng là hành vi

dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Tại Điều 5 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định những

trường hợp không bị coi là tội phạm và không bị xử lý hình sự: Một là, người trực tiếp chăm

sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (cha, mẹ tắm rửa, vệ

sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non ); Hai là,

Trang 7

https://tailieuluatkinhte.com/

người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn

có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới

16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước )

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là tội có cấu thành hình thức, nghĩa là hậu quả

và những tổn hại của nạn nhân từ hành vi dâm ô gây ra không phải là dấu hiệu định tội, mà chỉ xét về hành vi vi phạm của người tội phạm Tuy nhiên, dấu hiệu hậu quả của tội này được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng hoặc tình tiết để đánh giá tính chất và mức

độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Trường hợp người có ý định dâm ô nhưng chưa có hành vi cụ thể nào thể hiện ý định đó thì không cấu thành tội này

1.3 Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý Người phạm tội nhận thức rõ tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhưng vẫn thực hiện hành vi đó Người phạm tội có thể biết hoặc không biết tuổi thật của nạn nhân, nhưng vẫn thực hiện hành vi dâm ô

Ngoài ra, tội phạm này còn được thực hiện với mục đích là nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình không có mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác Trong trường hợp, người thực hiện hành vi này mà có mục đích khác thì họ có thể không bị truy cứu TNHS về tội này mà có thể bị truy cứu TNHS về một tội khác Ví dụ: Người phạm tội thực hiện các hành vi dâm ô đối với trẻ em mục đích bôi nhọ hoặc trả thù thì có thể bị xử lý

về tội làm nhục người khác (Điều 155) Tuy nhiên, trong tội này, không quy định mục đích

là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt

1.4 Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là chủ thể đặc biệt Theo đó chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 18 tuổi Do đó người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm về hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Pháp luật quy định người thành niên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này bởi vì lúc này họ đã đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bản thân

2 Hình phạt của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

Điều 146 gồm 4 khoản quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Trong đó, khoản 1 quy định khung hình phạt cơ bản; khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định hình phạt bổ sung Cụ thể là:

Thứ nhất, khung hình phạt cơ bản Khoản 1 quy định khung hình phạt cơ bản có

mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Thứ hai, khung hình phạt tăng nặng

Trang 8

https://tailieuluatkinhte.com/

Một là, khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 03 đến 07 năm Khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội thuộc các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau: Điểm

a, phạm tội có tổ chức Đây là trường hợp đồng phạm dâm ô đối với người dưới 16 tuổi mà trong đó có sự cau có chặt chẽ giữa những người đồng phạm Điểm b, phạm tội hai lần trở lên Đây là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội hai lần trở lên và những

lần đó chưa bị xử lý về hình sự, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, được đưa

ra truy tố xét xử cùng một lúc Có thể cùng một nạn nhân hoặc đối với các nạn nhân khác

nhau Điểm c, đối với hai người trở lên Phạm tội đối với hai người trở lên là phạm tội một

lần với hai người trở lên hoặc phạm tội hai lần trở lên với hai người trở lên và những lần đó chưa bị xử lý hình sự, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, được đưa ra truy tố, xét xử cùng một lúc Trường hợp phạm tội đối với hai người trở lên thực hiện hai lần trở lên thì người phạm tội bị áp dụng cả hai tình tiết định khung tăng nặng phạm tội hai lần trở lên

và đối với hai người trở lên theo điểm b, c, khoản 2, Điều 146 Điểm d, đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh Đây là trường hợp mà người

phạm tội là người có trách nhiệm chăm sóc (cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, ), trách nhiệm giáo dục (thầy cô giáo), trách nhiệm chữa bệnh (thầy thuốc) đối với nạn nhân Người phạm tội biết rõ nạn nhân là người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh Và nạn nhân có sự tin tưởng, trông cậy người phạm tội Mối quan hệ đặc biệt này làm tăng tính nguy

hiểm của hành vi phạm tội nên cũng làm tăng trách nhiệm hình sự Điểm đ, gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60 % Đây là trường

hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn xâm phạm rất nghiêm trọng đến

sức khỏe nạn nhân Điểm e, tái phạm nguy hiểm Đây là trường hợp phạm tội thỏa mãn các

dấu hiệu tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 Tình tiết nhân thân này của chủ thể làm tăng trách nhiệm hình sự của họ [6, 7]

Hai là, khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm Khoản 3 quy định các trường hợp thuộc các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau: Điểm a, gây

đó loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên Đây là

trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn xâm phạm đặc biệt nghiêm

trọng đến sức khỏe nạn nhân Điểm b, làm nạn nhân tự sát Đây là trường hợp nạn nhân do

bị dâm ô nên đã có hành vi tự tước đoạt tính mạng của mình Giữa việc bị dâm ô và tự sát

có mối quan hệ nhân quả với nhau

Thứ ba, hình phạt bổ sung Khoản 4 quy định hình phạt bổ sung có thể được áp dụng

là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm

III PHÂN BIỆT TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI VỚI TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146) và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142) đều là các tội xâm hại tình dục trẻ em Tuy nhiên, hai tội này có nhiều điểm khác nhau Cụ thể là qua năm tiêu chí sau:

Trang 9

https://tailieuluatkinhte.com/

1 Khái niệm

Theo khoản 3, Điều 3, Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP, dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực

tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục

Theo khoản 1, Điều 142, hiếp dâm người dưới 16 tuổi là hành vi dùng vũ lực đe dọa

dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái ý muốn của nạn nhân hay giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi

2 Mặt khách quan của tội phạm

Tuy cùng là xâm phạm về quyền được tôn trọng và bảo vệ về danh dự, nhân phẩm của người dưới 16 tuổi nhưng hai tội này có một số nội dung khác nhau

Thứ nhất, hành vi khách quan

Ở tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thể

hiện qua năm hành vi được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP và

hành vi này không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ

tình dục khác Gồm các hành vi sau: “a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc

… đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (hôn vào miệng, cổ, tai, gáy của người dưới 16 tuổi )”

Ở tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, hành vi được thể hiện ở hai trường hợp:

Một là, nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: hành vi phạm tội của tội này được quy định như hành vi phạm tội của tội hiếp dâm (Điều 141) Đó là dùng vũ lực, đe

dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân Hành vi dùng vũ lực thông thường là thực hiện các hành vi như giữ tay chân, trói,…làm nạn nhân không chống cự được để thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác Hành vi đe dọa dùng vũ lực là dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh thần người khác như dọa đánh, dọa giết, làm cho người bị đe dọa sợ hãi để người phạm tội giao cấu hoặc quan hệ tình dục trái với ý muốn của nạn nhân Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là trường hợp nạn nhân rơi vào tình trạng nếu như bị người khác giao cấu thì không thể chống cự lại được Tình trạng này có thể do chính người phạm tội tạo ra hoặc

do từ chính nạn nhân như do nạn nhân bị bại liệt, bị bệnh tật, để thực hiện hành vi giao cấu của mình Và trong trường hợp này, hành vi hiếp dâm trái ý muốn nạn nhân, nếu nạn nhân

tự nguyện thì không thuộc tội này.[6,12]

Trang 10

https://tailieuluatkinhte.com/

Hai là, nạn nhân chưa đủ 13 tuổi Hành vi phạm tội của tội này được quy định chỉ là

hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác mà không đòi hỏi có thủ đoạn phạm tội như ở tội hiếp dâm Việc giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi trong mọi trường hợp dù nạn nhân

tự nguyện đều phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.[6, 12]

Như vậy, tội dâm ô người dưới 16 tuổi thì người người phạm tội chỉ có hành vi dâm

dục, xúc phạm thân thể của nạn nhân như sờ mó bộ phận sinh dục của nạn nhân nhưng không nhằm mục đích giao cấu hoặc quan hệ tình dục với nạn nhân Còn tội hiếp dâm người dưới

16 tuổi thì người phạm tội phải dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác nhằm giao cấu hoặc thực hiện hành

vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân (nạn nhân ở trường hợp này là người

từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi) hay giao cấu với người dưới 13 tuổi trong mọi trường hợp dù không có hành vi hiếp dâm và nạn nhân tự nguyện

Thứ hai, sự tiếp xúc giữa các bộ phận Dựa trên các phân tích về sự khác nhau ở hành vi khách quan, hai tội này có sự khác nhau ở mức độ tiếp xúc giữa các bộ phận Tội dâm ô người dưới 16 tuổi thì người người phạm tội chỉ có hành vi tiếp xúc bên ngoài và

không có hành vi xâm phạm vào bên trong bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận

khác trên cơ thể của nạn nhân Còn tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì người phạm tội có

hành vi xâm phạm vào bên trong bộ bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên

cơ thể của nạn nhân

Thứ ba, ý muốn và độ tuổi của nạn nhân Dựa trên những phân tích về sự khác nhau

ở hành vi khách quan của hai tội này, về chủ quan và độ tuổi nạn nhân có sự khác nhau Ở

tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, nạn nhân có thể tự nguyện hoặc không tự nguyện và đều dưới 16 tuổi thì sẽ thuộc tội này Còn tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, có hai trường

hợp Ở trường hợp nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì phải có hành vi hiếp dâm, trái ý muốn nạn nhân và thỏa về độ tuổi độ tuổi Nếu nạn nhân tự nguyện thì không cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi mà cấu thành tội phạm khác (tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145)) Ở trường hợp dưới 13 tuổi, thì không cần có hành vi hiếp dâm và cho dù nạn nhân tự nguyện vẫn sẽ thuộc tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

3 Mặt chủ quan của tội phạm

Cả hai tội này, dù tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý nhưng mục đích thực hiện tội

phạm là khác nhau Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, người phạm tội thực hiện hành

vi không nhằm mục đích quan hệ tình dục với nạn nhận mà với mục đích thoả mãn dục vọng

của thân Còn ở tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, người phạm tội có mục đích giao cấu hoặc

thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân

4 Chủ thể của tội phạm

Ngày đăng: 14/02/2024, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w