1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Khác biệt về tư duy của người giàu, người trung lưu, người nghèo theo t harv eker

12 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khác biệt về tư duy của người giàu, người trung lưu, người nghèo theo t harv eker
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 274,16 KB

Nội dung

Muốn nhận thức và cải tạo thế giới khách quan có hiệu quả, con người không thể dừng lại ở các quá trình cảm giác, tri giác, mà phải chuyển qua một mức độ nhận thức cao hơn, đó là tư duy. Bởi vì chỉ có tư duy trừu tượng mới giúp con người hiểu được các thuộc tính, các quan hệ bên trong, mới nắm được bản chất, quy luật phát triển của sự vật. Từ đó mới có phương hướng, biện pháp đúng đắn cải tạo thế giới khách quan. Trong cuộc sống và trong học tập, tư duy có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Tư duy giúp cho con người nhận thức được các quy luật khách quan, trên cơ sở đó có thể chủ động đề ra kế hoạch, biện pháp để giải quyết vấn đề. Người có tư duy tốt thường tốn ít thời gian hơn và đạt được nhiều thành tựu trong học tập cũng như công việc. Không chỉ vậy, tư duy còn giúp con người lĩnh hội được tri thức, văn hóa xã hội, xây dựng nên nhân cách của con người. Chính vì tư duy có vai trò quan trọng như vậy, nên sau đây em xin trình bày đề tài tiểu luận: “Tư duy: khái niệm, đặc điểm của tư duy và ứng dụng các đặc điểm của tư duy trong cuộc sống và trong học tập.”

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 1

I Cơ sở lý thuyết 1

1 Khái niệm tư duy 1

2 Đặc điểm của tư duy 2

II Ứng dụng các đặc điểm của tư duy trong học tập và cuộc sống 4

1 Tính có vấn đề 4

2 Tính gián tiếp 6

3 Tính trừu tượng và khái quát hóa 7

4 Tư duy gắn liền với ngôn ngữ 8

5 Tư duy liên hệ với nhận thức cảm tính 9

III Liên hệ thực tế 9

C KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Muốn nhận thức và cải tạo thế giới khách quan có hiệu quả, con người không thể dừng lại ở các quá trình cảm giác, tri giác, mà phải chuyển qua một mức độ nhận thức cao hơn, đó là tư duy Bởi vì chỉ có tư duy trừu tượng mới giúp con người hiểu được các thuộc tính, các quan hệ bên trong, mới nắm được bản chất, quy luật phát triển của sự vật Từ đó mới có phương hướng, biện pháp đúng đắn cải tạo thế giới khách quan

Trong cuộc sống và trong học tập, tư duy có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người Tư duy giúp cho con người nhận thức được các quy luật khách quan, trên cơ sở đó có thể chủ động đề ra kế hoạch, biện pháp để giải quyết vấn đề Người

có tư duy tốt thường tốn ít thời gian hơn và đạt được nhiều thành tựu trong học tập cũng như công việc Không chỉ vậy, tư duy còn giúp con người lĩnh hội được tri thức, văn hóa xã hội, xây dựng nên nhân cách của con người

Chính vì tư duy có vai trò quan trọng như vậy, nên sau đây em xin trình bày

đề tài tiểu luận: “Tư duy: khái niệm, đặc điểm của tư duy và ứng dụng các đặc điểm

của tư duy trong cuộc sống và trong học tập.”

B NỘI DUNG

I Cơ sở lý thuyết

1 Khái niệm tư duy

Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết

Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn, từ khi cá nhân gặp những tình huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề, đến khi vấn đề đó được giải quyết Đó

là các giai đoạn: xác định vấn đề và biểu đạt; xuất hiện các liên tưởng; sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết; kiểm tra giả thuyết; giải quyết nhiệm vụ tư duy

Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác Nếu cảm giác và tri giác mới chỉ phản ánh được những thuộc tính bên ngoài, những mối

Trang 3

liên hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng thì tư duy phản ánh thuộc tính bên trong, bản chất của sự vật, hiện tượng

2 Đặc điểm của tư duy

Tư duy có các đặc điểm cơ bản: tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng

và tính khái quát hóa, tư duy gắn liền với ngôn ngữ và tư duy liên hệ với nhận thức cảm tính

a) Tính “có vấn đề” của tư duy

Tư duy chỉ nảy sinh khi chúng ta gặp tình huống “có vấn đề” Tình huống “có vấn đề” là tình huống chưa có đáp số nhưng đáp số đã tiềm tàng bên trong, tình huống chứa điều kiện giúp ta tìm ra đáp số đó

Tính có vấn đề là tính chất cơ bản và quan trọng nhất của quá trình tư duy Không có hoàn cảnh “có vấn đề” thì quá trình tư duy không thể hình thành và phát triển Vấn đề nảy sinh sẽ là động lực thôi thúc con người tư duy để tìm cách giải quyết hiệu quả hơn Đặc biệt là đối với những tình huống có vấn đề phù hợp, người giải quyết có nhận thức đầy đủ, có năng lực và nhu cầu giải quyết thì sẽ thúc đẩy khả năng tư duy nhanh chóng giải quyết vấn đề

Nhưng không phải tình huống có vấn đề nào cũng kích thích được hoạt động

tư duy Muốn kích thích ta tư duy thì tình huống có vấn để phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ tư duy của cá nhân Nghĩa là cá nhân xác định được cái gì đã biết, đã cho và cái gì chưa biết, cần phải tìm và có nhu cầu tìm kiếm nó

b) Tính gián tiếp của tư duy

Tư duy của con người mang tính gián tiếp Điều đó thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy con người sử dụng các phương tiện công cụ khác nhau để nhận thức sự vật, hiện tượng mà không thể trực tiếp tri giác Sở dĩ có thể nhận thức được gián tiếp

vì giữa các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ mang tính quy luật

Trang 4

Mặt khác tư duy được phản ánh bằng ngôn ngữ nên tư duy phản ánh gián tiếp Đây là một loại phương tiện nhận thức đặc thù của con người Ví dụ: hệ thống ký hiện, phạm trù khái niệm…

Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy của con người đã mở rộng giới hạn khả năng nhận của con người Con người không chỉ nhận thức được những gì diễn ra trong hiện tại mà còn nhận thức được cả quá khứ và tương lai

c) Tính trừu tượng và khái quát hóa của tư duy

Tư duy không chỉ hướng vào cái riêng mà còn hướng vào cái chung, cơ bản, mối liên hệ, quan hệ mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng

Tư duy phản ánh khái quát có nghĩa là phản ánh bằng khái niệm, bằng quy luật, bằng những nguyên lí, nguyên tắc chung, phạm trù,…

Tính trừu tượng và khái quát gắn liền với các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận,… Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật, hiện tượng rồi trên cơ sở đó mà khái quát các sự vật, hiện tượng riêng lẻ khác nhau nhưng có chung những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một loại, một phạm trù

Nhờ có đặc điểm này mà con người không chỉ giải quyết được những nhiệm

vụ hiện tại mà còn có thể giải quyết được những nhiệm vụ của tương lai, trong khi giải quyết nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể sắp xếp nó vào một nhóm, một loại, một phạm trù để có những quy tắc, những phương pháp giải quyết tương tự

d) Tư duy gắn liền với ngôn ngữ

Đây là một trong những đặc điểm khác biệt cơ bản giữa tâm lý người và tâm

lý động vật Tâm lý động vật bao giờ cũng dừng lại ở tư duy hành động trực quan, không có khả năng vượt ra khỏi phạm vi đó Ngôn ngữ đã làm cho tư duy người mang tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát

Trang 5

Mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối liên hệ biện chứng Tư duy không thể tồn tại dưới bất kì hình thức nào khác ngoài ngôn ngữ Bất kỳ ý nghĩa, tư tưởng nào cũng đều nảy sinh, phát triển, gắn liền với ngôn ngữ Đó là mối liên hệ giữ nội dung và hình thức Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không thể diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy (khái niệm, phán đoán…) cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận

Ngôn ngữ cố định lại kết quả của tư duy, là phương tiện biểu đạt kết quả tư duy, do đó có thể khách quan hóa kết quả tư duy cho người khác và cho bản thân chủ thể tư duy Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tư duy mà chỉ là phương tiện của

tư duy

Ngôn ngữ của chúng ta ngày nay là kết quả của quá trình phát triển tư duy lâu dài trong lịch sử phát triển của nhân loại, do đó ngôn ngữ luôn thể hiện kết quả tư duy của con người

e) Tư duy liên hệ với hoạt động nhận thức cảm tính

Tư duy bao giờ cũng liên hệ mật thiết với hoạt động nhân thức cảm tính tức

là với cảm giác, tri giác, biểu tượng Hoạt động nhận thức cảm tính là “cửa ngõ”, là kênh duy nhất, qua đó tư duy liên hệ với thế giới ngoài Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy sinh tình huống “có vấn đề” Ngược lại, tư duy cũng ảnh hưởng đến nhận thức cảm tính, đó là làm cho khả năng cảm giác của con người tinh vi, nhạy cảm hơn và làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn, tính ý nghĩa

II Ứng dụng các đặc điểm của tư duy trong học tập và cuộc sống

1 Tính có vấn đề

Như đã trình bày ở trên, tính có vấn đề là điều kiện tiên quyết để xuất hiện và hình thành nên tư duy Vì vậy, trong học tập và trong cuộc sống, muốn phát triển tư duy thì ta cần phải thường xuyên tự đặt mình vào các tình huống có vấn đề Có như vậy thì ta mới có hứng thú, có động lực để đi giải quyết vấn đề đó

Trang 6

Ví dụ như, trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành như hiện nay, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn là một trong những biện pháp phòng tránh dịch bệnh hữu hiệu nhất Nhưng với nhu cầu về nước rửa tay tăng cao, dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng, không dễ gì để có thể mua được một lọ nước rửa tay cho gia đình mình Trong trường hợp này, ta có thể tự đặt ra câu hỏi cho mình rằng: Tại sao

ta không tự điều chế dung dịch nước rửa tay bằng những thành phần dễ kiếm hơn? Sau khi quyết định rằng sẽ tự mình điều chế dung dịch nước rửa tay, ta phải nhớ lại các kiến thức hóa học đã học ở cấp 3 xem dung dịch nước rửa tay gồm những thành phần gì, cần các dụng cụ nào, các bước điều chế như thế nào, rồi mua nguyên liệu ở đâu… Khi đó, tư duy được hình thành ở trong đầu ta

Trong học tập, đi kèm với việc chú ý lắng nghe bài giảng của thầy cô và ghi chép, học thuộc bài, mỗi sinh viên cần phải luôn luôn đặt ra câu hỏi về bài học rồi tìm cách trả lời các câu hỏi đó Có như vậy thì mới có thể nắm chắc kiến thức bài học

Ví dụ như sau khi học về chế định Quốc hội trong môn Luật Hiến pháp, ta có thể đặt ra câu hỏi là Quốc hội của Việt Nam có gì khác so với nghị viện của Mĩ, hay tại sao ở Việt Nam lại không quy định Đại biểu Quốc hội phải hoạt động chuyên nghiệp, không được kiêm nhiệm? Trên cơ sở đó, dựa vào các kiến thức đã được học

và tài liệu tra cứu được, ta có thể trả lời được các câu hỏi đặt ra Có như vậy, ta càng hiểu sâu, hiểu rõ hơn về vấn đề đã được học

Tuy nhiên, không phải lúc nào xuất hiện tình huống có vấn đề thì tư duy cũng xuất hiện Khi tình huống có vấn đề vượt quá khả năng nhận thức và tư duy của mỗi người thì người ta thường không có nhu cầu giải quyết vấn đề đó

Ví dụ như bạn A là một sinh viên Luật năm nhất, chưa được học Luật Doanh nghiệp, nhưng lại được hỏi công ty cố phần và công ty trách nhiệm hữu hạn khác nhau như thế nào Như vậy, bạn A không hề có kiến thức về lĩnh vực đó nên bạn A không thể trả lời câu hỏi này được Nội dung câu hỏi này nằm ngoài khả năng nhận thức của bạn A Trong trường hợp này, ta thường có xu hướng bỏ qua câu hỏi và câu hỏi này không giúp ta tăng khả năng tư duy

Trang 7

Như vậy, muốn tăng khả năng tư duy, ta cần phải đặt ra những câu hỏi, tình huống có vấn đề phù hợp, nằm trong khả năng nhận thức của bản thân Trong học tập, khi làm các bài tập, nên luyện từ từ theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, nắm chắc kiến thức cơ bản, tránh trường hợp nóng vội, làm ngay những bài khó dẫn đến nản lòng, thoái chí Trong quá trình giảng dạy, các thầy/cô giáo cần thường xuyên tương tác với học sinh, đặt ra những câu hỏi phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, sinh viên để kích thích sự tư duy trong học viên

Trong cuộc sống, trong quá trình giao tiếp với người khác, ta cần tìm hiểu xem họ có kiến thức về lĩnh vực nào để có thể lựa chọn chủ đề giao tiếp cho phù hợp, tránh trường hợp đặt ra những câu hỏi hoặc nói về những vấn đề người đó không hề hay biết

2 Tính gián tiếp

Tư duy của con người không phản ánh thế giới một cách trực tiếp mà phản ánh thế giới một cách gián tiếp

Ví dụ như, trong thời gian học online vừa rồi, mặc dù giảng viên và sinh viên không gặp mặt trực tiếp nhưng giảng viên vẫn có thể biết được sinh viên có tham gia học tập đầy đủ hay không, trong giờ học có tích cực hay không thông qua bảng

số liệu số người tham gia buổi học và khung tin nhắn chat

Hay như, dạo gần đây, chúng ta không hề ra khỏi nhà nhưng thông qua ti vi

ta vẫn biết được tình hình dịch bệnh ở khắp nơi trên thế giới, mỗi ngày có thêm bao nhiêu ca nhiễm covid-19 mới, có nhiêu ca tử vong, bao nhiêu ca khỏi bệnh

Nhờ có tính gián tiếp của tư duy, trong cuộc sống hàng ngày ta có thể đưa ra nhiều dự tính, dự đoán cho tương lai

Ví dụ, hàng ngày bạn A có tiết học vào ca 1 buổi sáng và bạn A phải đến trường vào lúc 7 giờ sáng Nhà bạn A cách trường 4 km và bạn A hàng ngày đi xe bus đến trường Để không bị muộn giờ học, bạn A sẽ phải tìm hiểu xem hàng ngày mấy giờ xe bus sẽ đi qua điểm dừng, mất thời gian bao lâu để đi từ nhà đến trường, tình trạng tắc đường hàng ngày thế nào Muốn đo được thời gian này, bạn A không

Trang 8

thể cảm nhận trực tiếp dựa trên cảm giác, tri giác mà nhận thức gián tiếp thông qua dụng cụ đo là đồng hồ Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, bạn A sẽ tính toán xem nên rời nhà lúc mấy giờ để tiết kiệm thời gian nhất và không bị trễ giờ học

Như vậy, muốn tăng khả năng tư duy, chúng ta cần không ngừng học hỏi thông qua việc rèn luyện thói quen đọc sách và xem tin tức hàng ngày Điều này đặc biệt cần thiết, nhất là đối với các bạn sinh viên trường Luật Sách là kết tinh của tinh hoa tri thức của mỗi tác giả, vì vậy khi đọc sách là khi ta tiếp thu được tri thức của nhân loại, rồi qua quá trình tư duy, ta biến tri thức đó thành tri thức của ta, đem áp dụng nó vào để tư duy các vấn đề xảy ra trong thực tiễn cuộc sống Việc xem tin tức hàng ngày cũng giúp ta nâng cao hiểu biết về các vấn đề của xã hội đang diễn ra từng ngày xung quanh mỗi chúng ta Từ đó giúp ta hiểu rõ hơn về sự vận động của

xã hội để áp dụng vào tư duy giải quyết các vấn đề

3 Tính trừu tượng và khái quát hóa

Trừu tượng là dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy Khái quát là dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại, một phạm trù theo những thuộc tính, liên hệ, quan hệ chung nhất định Trong học tập và trong cuộc sống thường ngày, khi tư duy, ta thường xuyên phải sử dụng đến hai quá trình này

Ví dụ như khi giáo viên cho học sinh một bài toán thực tế về lãi suất ngân hàng Khi đó học sinh phải loại bỏ đi những chi tiết không quan trọng, chỉ để lại những dữ kiện bản chất để xem xét cách giải Khi làm nhiều một dạng bài tập, ta thường nhận ra sự tương tự giữa chúng, từ đó ta có thể sáng tạo ra một phương pháp giải chung hoặc công thức giải nhanh, lần sau, khi gặp những bài tương tự ta có thể

áp dụng luôn công thức để tìm kết quả Cách giải như vậy rất tiết kiệm thời gian, đặc biệt là khi thi trắc nghiệm trong kì thi Trung học phổ thông Quốc gia

Hay như trong thực tiễn tư vấn pháp luật, người tư vấn luật khi xem xét sự việc của khách hàng cũng cần nhận rõ đâu là bản chất của sự việc, để quyết định xem là đối với sự việc này thì áp dụng luật nào, điều nào, khoản bao nhiêu…

Trang 9

Hoặc khi đánh giá về một người, người đó có thể có rất nhiều khía cạnh như

là tên, tuổi, địa chỉ, quê quán, tình hình học tập và làm việc, sở thích, thành tích cá nhân, tính cách… nhưng người ta thường bỏ qua những chi tiết không thiết yếu và đưa ra những nhận xét mang tính bản chất như là anh ấy là một người nóng tính, dễ nổi giận nhưng năng lực chuyên môn tương đối tốt, hay cô ấy là một người hòa đồng, năng nổ, tích cực tham gia các phong trào thi đua…

Bài học có thể rút ra ở đây là, trong cuộc sống và trong học tập, khi nhìn nhận một vấn đề ta phải nhìn vào bản chất của sự vật, hiện tượng đó, rồi đưa ra phán đoán dựa trên bản chất của nó, không thể chỉ nhìn một cách phiến diện, bề ngoài Trong quá trình học tập, để có thể hiểu bài sâu sắc thì sinh viên nên kết hợp nhiều thao tác

tư duy như kết hợp so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận… để đạt được hiệu quả tư duy cao

4 Tư duy gắn liền với ngôn ngữ

Không có ngôn ngữ thì không có tư duy, không có sự tư duy nằm ngoài ngôn ngữ Chính vì ngôn ngữ có tầm quan trọng vô cùng to lớn như vậy đối với tư duy, nên để phát triển tư duy thì ta cần phải phát triển ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ là một yêu cầu vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với một sinh viên Luật Phát triển ngôn ngữ trước hết là phải phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ của mình (tiếng Việt) thông qua bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết Khi nghe, cần phải nghe từ nhiều phía khác nhau, tránh nghe không đầy đủ, cần vượt qua sự định kiến khi nghe,… đồng thời cũng cần luyện nghe các giọng địa phương (như giọng vùng Nghệ Tĩnh, Nam Bộ…) Khi nói, cần phải nói một cách rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng, sử dụng một ngôn ngữ khi nói, nói đúng trọng tâm Khi đọc, cần phải đọc đầy đủ thông tin, liền mạch, không bỏ sót các nội dung, tình tiết, trong quá trình đọc, phải ghi nhớ thông tin và đặt ra các câu hỏi về vấn đề liên quan Khi viết, cần viết giản dị, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, không dùng những từ ngữ có thể gây hiểu lầm, viết đúng chính tả, ngữ pháp

Song song với ngôn ngữ mẹ đẻ, trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, mỗi người nên học thêm một hoặc vài ngôn ngữ khác Biết thêm một ngôn ngữ là ta có

Trang 10

thể tiếp cận được với văn hóa, tri thức của hàng triệu, thậm chí, hàng trăm triệu, hàng

tỉ người khác trên thế giới Như vậy, vốn hiểu biết của ta sẽ phong phú hơn, kinh nghiệm cũng nhiều hơn, khả năng tư duy cũng tốt hơn Chúng ta có thể chọn học ngôn ngữ có nhiều người sử dụng trên thế giới như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tây Ba Nha, hay ngôn ngữ theo nhu cầu của việc làm như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Thái, hoặc tùy theo nhu cầu và sở thích của mỗi người Để có thể học được một ngôn ngữ mới, ngoài một phương pháp học đúng đắn, mỗi người cần phải kiên trì, nỗ lực và cố gắng trong một thời gian dài thì mới có thể thành công Quá trình này cũng giúp rèn luyện, mài giũa phẩm chất của mỗi người

5 Tư duy liên hệ với nhận thức cảm tính

Muốn tư duy được, ta phải dựa trên nhận thức cảm tính, dựa trên những kinh nghiệm mà nhận thức cảm tính đã đem lại cho ta Một sự vật, hiện tượng mà ta chưa bao giờ nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy… thì ta không thể tư duy về nó được

Vì vậy, muốn phát triển tư duy, ta cần tích cực học hỏi thêm các tri thức, các kinh nghiệm Ta có thể học ở trường, ở lớp, học ở bạn bè, học ở mọi người xung quanh, học từ những lần va vấp trong cuộc sống, học qua sách, báo, học ở tất cả mọi nơi có thể… Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.” Càng đi nhiều nơi, càng tiếp xúc với nhiều người thì ta càng học hỏi thêm được nhiều điều Vì thế, hãy bước ra khỏi tư duy lũy tre làng mà vươn ra biển lớn

Bên cạnh việc học hỏi thêm kinh nghiệm, rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ cũng giúp ích không nhỏ cho việc phát triển tư duy Ví dụ như khả năng quan sát tỉ mỉ sẽ giúp ta dễ dàng phát hiện ra những chi tiết nhỏ mà quan trọng giúp ích cho việc tư duy vấn đề Hay khi làm công việc thiết kế, cảm giác

về màu sắc rất quan trọng trong việc tư duy bố cục, sử dụng màu sắc của tác phẩm

III Liên hệ thực tế

Từ những đặc điểm đã phân tích ở trên, ta có thể rút ra những bài học cần thiết cho cá nhân mỗi người

Ngày đăng: 12/07/2023, 14:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB. Công an nhân dân, 2019* Sách Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lý học đại cương
Nhà XB: NXB. Công an nhân dân
2. Daniel Kaneman, Tư duy nhanh tư duy chậm, Hương Lan và Xuân Thanh dịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2015.* Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy nhanh tư duy chậm
Nhà XB: Nxb. Thế giới
3. Phân tích các đặc điểm của tư duy – dinhpsy.com https://dinhpsy.com/phan-tich-cac-dac-diem-cua-tu-duy/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các đặc điểm của tư duy
4. Khái niệm, đặc điểm của tư duy và ứng dụng các đặc điểm của tư duy trong cuộc sống và học tập – luatnqh.vnhttps://luatnqh.vn/khai-niem-dac-diem-cua-tu-duy-va-ung-dung-cac-dac-diem-cua-tu-duy-trong-cuoc-song-va-hoc-tap/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm, đặc điểm của tư duy và ứng dụng các đặc điểm của tư duy trong cuộc sống và học tập
5. Sinh viên Luật phải giỏi 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết – hocluat.vn https://hocluat.vn/sinh-vien-luat-phai-gioi-4-ky-nang-nghe-noi-doc-viet/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh viên Luật phải giỏi 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
6. Các kỹ năng của luật sư - sites.google.com/site/trantamcongtu https://sites.google.com/site/trantamcongtu/vi-sao-toi-chon-nghe-luat-su/cac-ky-nang-cua-luat-su Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các kỹ năng của luật sư

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w