Tình hình nghiên cứu
Quản lý chất thải nguy hại là vấn đề được sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều tác giả, có thể kể đến như: Trần Linh Huân, “Bất cập trong quy định pháp luật về hoạt động quản lý chất thải nguy hại và các kiến nghị hoàn thiện”, Khoa học pháp lý, 2018,
Số 8, tr.53-57; Trần Linh Huân, “Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ thể kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại”, Dân chủ và Pháp luật, 2019, Số 1, tr.43-48; Nghiên cứu về pháp luật hình sự đối với tội phạm vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại có thể kể đến như: Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2021),
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) - quyển 1, Nxb Hồng Đức, tr.410-412; Các quyển Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự của các tác giả,
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này thì không nhiều như: Ngô Ngọc Diễm và Trần Thị Hoài Anh, “Bàn về vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Bộ Luật Hình sự năm 2015”, Tòa án nhân dân, số 1/2017, tr.1-4 Ngoài ra có một số luận văn thạc sĩ như: Nguyễn Đình Sáng (2015), Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội), Luận văn thạc sĩ luật, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; Dương Minh Tiến (2015), Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội,
Luận văn “Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội)” của tác giả Nguyễn Đình Sáng đã nghiên cứu về Tội VPQĐVQLCTNH theo Điều 182a BLHS năm
1999 trước đây Nghiên cứu của tác giả đã làm rõ một số vấn đề có liên quan đến khái
8 niệm của tội này; về dấu hiệu pháp lý của tội phạm và hình phạt; nghiên cứu so sánh với pháp luật của các nước Trung Quốc, Singapore, Liên bang Nga và CHLB Đức Đặc biệt, luận án đã nêu bật thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội với các thực trạng vi phạm bị xử lý hành chính; thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử của tội này còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập Thông qua đó, nghiên cứu đã kiến nghị nhiều giải pháp hiệu quả trong việc làm rõ khái niệm của Tội VPQĐVQLCTNH; sửa đổi một số nội dung của dấu hiệu pháp lý và chỉ ra các giải pháp trên các lĩnh vực khác đóng vai trò đảm bảo cho pháp luật được thực thi có hiệu quả hơn
Luận văn "Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong luật hình sự Việt Nam" của tác giả Dương Minh Tiến mở rộng nghiên cứu thực tiễn trên phạm vi cả nước và có nhiều kiến nghị hoàn thiện luật hình sự Việt Nam.
Từ đây, có thể thấy các nghiên cứu về pháp luật hình sự đối với Tội VPQĐVQLCTNH có số lượng tương đối ít Đặc biệt, nhóm nghiên cứu vẫn chưa thể tiếp cận được một nghiên cứu chuyên sâu nào quy định về tội phạm này kể từ sau khi BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) được ban hành Do đó, sau khi đã trải qua lần sửa đổi bổ sung từ BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì càng cần thiết có một nghiên cứu pháp luật hình sự đối với riêng tội phạm này nhằm để có cái nhìn xuyên suốt, chỉ ra những bước tiến của pháp luật Việt Nam; đánh giá được hiệu quả của quy định mới hiện nay với trung tâm là BLHS và quan trọng nhất là việc làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng trong điều kiện hiện nay
Với mong muốn đó, đề tài “Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại theo pháp luật hình sự một số nước - kinh nghiệm cho Việt Nam” sẽ tiếp tục kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những thành quả của các công trình nghiên cứu trước đây nhằm từng bước hoàn thiện pháp luật, đáp ứng các mục tiêu quản lý chất thải nguy hại có hiệu quả thông qua chế tài hình sự.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Dưới góc độ của đề tài cùng những luận cứ khoa học, nhóm tác giả sẽ tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về bản chất của việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với những hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải gây nguy hại được quy định tại Điều 236 của Bộ luật Hình sự hiện hành (sau đây gọi tắt là BLHS) Cùng với mục đích góp phần xây dựng để pháp luật về quản lý chất thải nguy hại nói riêng và quản lý chất thải nói chung ngày càng hoàn thiện và đi vào đời sống nhằm phát huy được hiệu quả tốt nhất Đề tài có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về pháp luật hình sự về tội phạm vi phạm quản lý chất thải nguy hại, qua đó nhấn mạnh sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam hiện nay
- Phân tích thực trạng thực hiện pháp luật hình sự về QLCTNH tại Việt Nam để chỉ ra những ưu, khuyết điểm cũng như bất cập trong quá trình thực thi pháp luật
Tiến hành nghiên cứu pháp luật hình sự ở các quốc gia tiên tiến như Trung Quốc, Singapore, Nga và Đức giúp đánh giá tính khả thi, tiến độ và chỉ ra những điểm tương đồng phù hợp với Việt Nam Qua đó, Việt Nam có cái nhìn toàn diện và học hỏi kinh nghiệm để đúc kết, hoàn thiện quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 về bảo vệ môi trường, đặc biệt là vai trò của chủ thể có trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài nhằm mục đích đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự về tội phạm vi phạm bản quyền tại Việt Nam Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm này, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học: nhóm tác giả sử dụng phương pháp này nhằm hệ thống hóa, phân tích và dự báo về pháp luật nhằm giải thích và phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: nhóm tác giả sử dụng phương pháp này nhằm phân loại, sắp xếp các tài liệu pháp luật, khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có liên quan đến tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trên lãnh thổ Việt Nam Qua đó, hệ thống hóa thành một hệ thống trên cơ sở mô hình lý thuyết để góp phần cho nhóm có sự hiểu biết về đối tượng nghiên cứu một cách tường tận hơn
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách khai thác nguồn thông tin sẵn có và thu thập trực tiếp dữ liệu qua nhiều hình thức như phỏng vấn, khảo sát, thông tin phương tiện đại chúng và quan sát tình huống thực tế Dựa vào nguồn dữ liệu đó, nhóm nghiên cứu đã thiết kế bộ câu hỏi và tóm tắt thông tin một cách hiệu quả nhất để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: nhóm tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh các khía cạnh pháp lý về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại tại một số quốc gia có hệ thống pháp lý nghiêm ngặt, hiệu quả về đối tượng nghiên cứu nhằm tìm ra những điểm tương đồng cũng như khác biệt so với pháp luật Việt Nam Từ đó góp phần đưa ra phương hướng phát triển, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoàn thiện các khía cạnh pháp lý về việc xử lý vấn đề này tại Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: nhóm tác giả sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin thực tế khi quan sát đối tượng nghiên cứu (những quy định về quản lý chất thải nguy hại) ở trong điều kiện gây biến đổi (thực tiễn và quy định pháp luật của Việt Nam) Từ đó đánh giá và đưa ra những hướng phát triển, giải pháp cụ thể để giải quyết những tình trạng vi phạm của các đối tượng đối với vấn đề này
Phương pháp giả thuyết giúp nhóm tác giả đưa ra dự đoán dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học rõ ràng và thực tế về nhu cầu tất yếu và tính cấp thiết của tình trạng vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam Sau đó, dự đoán này sẽ được chứng minh thông qua quá trình nghiên cứu và phân tích.
- Các phương pháp khác giúp nhóm tác giả tiếp cận trực quan, sinh động đến chủ đề cốt lõi của đề tài hoặc các phương pháp nhằm đạt được mục đích của đề tài.
Cấu trúc đề tài
Đề tài được thực hiện gồm 3 chương với cấu trúc như sau:
Chương 1: Tổng quan về chất thải gây nguy hại và quy định của pháp luật hình sự đối với Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
Chương 2: Pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới đối với Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật và thực trạng xử lý trách nhiệm hình sự đối với Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam
Khái quát những vấn đề chung về chất thải nguy hại
1.1.1 Khái niệm chất thải gây nguy hại và quản lý chất thải nguy hại
Tình trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề nhức nhối của hầu hết các quốc gia và cũng không riêng gì Việt Nam, tình trạng ô nhiễm này cũng là mối lo ngại to lớn với sự phát triển bền vững của nước nhà và sức khỏe của cộng đồng Ô nhiễm môi trường ở đây là một thuật ngữ rộng dùng để chỉ một hiện tượng tự nhiên bị biến đổi về các tính chất vật lý, sinh học, hóa học… và gây tác hại to lớn đến đời sống sức khỏe của con người Ô nhiễm môi trường là từ ngữ chung để nói đến môi trường bị suy thoái và mất đi tính trong lành, nhưng sâu trong đó còn rất nhiều nguyên nhân nhỏ lẻ dẫn đến tình trạng ô nhiễm chung, ví dụ như ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm biển, ô nhiễm môi trường nước do loang dầu xả thải không đúng quy trình… Đó là một số thống kê, báo cáo tiêu biểu cho những nguyên nhân nhỏ lẻ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường chung và theo nhóm nghiên cứu những báo cáo trên đều hướng đến việc các chất thải, đặc biệt là các chất thải nguy hại trong sinh hoạt được xả, xử lý không đúng theo quy trình dẫn đến tình trạng trên Những điều đó được nhóm nghiên cứu tham khảo và phân tích sâu từng khía cạnh ở các nội dung dưới đây
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng đó là con người có các hoạt động xả các chất thải ra môi trường hằng ngày Các chất thải dần dần có thể đe dọa môi trường sống ngay tức khắc như làm cho cá chết hàng loạt, nguồn nước, khí độc hoặc thực phẩm trồng trọt bị nhiễm độc khiến con người bị ngộ độc, có thể dẫn đến tử vong hoặc suy giảm sức khỏe Các chất thải cũng có thể dần dần tích tụ đến một lúc nào đó có thể gây ra tình trạng chất lượng môi trường bị giảm sút, không còn là nơi phù hợp để con người và sinh vật sinh sống và phát triển Tuy nhiên, hằng ngày con người xả các chất thải ra môi trường rất nhiều nhưng không phải mọi chất thải đó đều được xem là chất thải nguy hại mà chỉ một trong số đó có chứa các thành phần có khả năng gây thiệt hại một cách đáng kể cho môi trường mới được xem xét để đưa vào diện các chất thải được xem là chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại được định nghĩa là chất thải có khả năng gây hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường Thuật ngữ "chất thải" bao gồm chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Hay tại Việt Nam khái niệm chất thải được định nghĩa ở Điều 3, khoản 18, 20 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể là: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.” Các văn bản dưới luật cũng đưa ra những định nghĩa hết sức cụ thể về khái niệm trên, điển hình như Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu cũng dành hẳn một điều để giải thích từ ngữ trên, cụ thể ở điều 3, khoản 1, 2, 3, 4 của
Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP, chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (bùn thải) thải ra từ các hoạt động như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt Trong đó, chất thải thông thường không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng quy định Chất thải rắn sinh hoạt (rác sinh hoạt) phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người, còn chất thải rắn công nghiệp là chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Thông tư 20/2021/TT-BYT không đưa ra khái niệm chất thải nói chung nhưng có dẫn đến chất thải trong y tế và quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế Điều đó cũng được quy định tại Điều 62 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 Qua đó cho thấy rằng trên có các văn bản luật, dưới luật có các nghị định, thông tư … đưa ra những định nghĩa về chất thải Nhưng theo cách nói dân dụng hàng ngày để tồn tại thì con người chúng ta sẽ sử dụng những nhu yếu phẩm và những vật dụng cần thiết phục vụ cho đời sống Sau khi sử dụng những vật dụng đó sẽ trở thành rác thải, chất thải Còn theo định nghĩa của nhóm nghiên cứu dựa vào những khái niệm được đề cập ở phía trên thì nhóm nghiên cứu cho rằng “Chất thải” bao gồm chất thải thông thường và chất thải nguy hại, đều là những vật chất tồn tại ở các dạng rắn, lỏng, khí được thải ra từ quá trình sinh hoạt, hoạt động sản xuất, kinh doanh hay nhằm phục đích khác trong đời sống của con người
Có nhiều ý kiến cho rằng, trong thời đại phát triển như hiện nay thì chỉ các quốc gia có nền kinh tế phát triển mới lo ngại về vấn đề chất thải Bởi lẽ, vì các quốc gia ấy có những nhu cầu và điều kiện kinh tế vững chắc nên trong quá trình phát triển sẽ xuất hiện nhiều chất thải kể trên, nhưng đó là một quan điểm đi lệch với xu hướng bảo vệ
14 môi trường chung của thế giới Vấn đề môi trường đặc biệt trong việc liên quan đến chất thải và chất thải nguy hại, điều đó luôn là vấn đề lo ngại đòi hỏi các quốc gia cùng chung tay ứng phó, tránh tình trạng ngày một đến mức báo động, vậy nên đó là việc không của riêng một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nào Vì vậy, việc quản lý chất thải là việc đang được đa số các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm và nghiên cứu Vậy nên, trong quá trình nghiên cứu về các khái niệm này thì nhóm nghiên cứu cũng sẽ tham khảo các quan điểm, góc nhìn và kinh nghiệm của một số quốc gia khác
Như đã đề cập ở trên, chúng ta đã làm rõ các khái niệm về chất thải nhưng cũng khẳng định không phải chất thải nào mà con người đưa ra môi trường cũng được xem là chất thải nguy hại mà chỉ có một trong số đó có yếu tố thể hiện sự nguy hiểm đáng kể hơn phần còn lại đối với môi trường mới được xem là chất thải nguy hại Về vấn đề này trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã có sự tham khảo và tổng hợp từ các định nghĩa về chất thải nguy hại ở một số quốc gia như Philippines: “Chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho người và động vật”, hay của Canada: “Chất thải nguy hại là các chất phế thải mà tính chất và số lượng của chúng có thể độc hại đến sức khỏe con người hay môi trường và cần đến kỹ thuật thải đặc biệt để loại trừ hay giảm thiểu mối độc hại” 1 Theo các tài liệu của Hoa Kỳ thì chất thải nguy hại được định nghĩa rằng: “Chất thải nguy hại là chất rất có thể gây ra hay góp phần đáng kể vào bệnh tật trầm trọng gây chết hay là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người hoặc đến môi trường khi được quản lý không đúng cách” 2 Hay theo như Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) đưa ra định nghĩa rằng: “Các loại phế thải ngoài phế thải phóng xạ, vì lý do tác dụng hóa học hay độc tính, dễ nổ, gây ăn mòn hay các tính chất khác gây nguy hiểm đến sức khỏe hay môi trường được định nghĩa theo luật là độc hại trong xứ sở nơi chúng được phát sinh hay thải bỏ qua đường vận chuyển” 3 Đây đều là những định nghĩa được nhóm nghiên cứu sưu tầm ở tạp chí của những năm 1995, nhìn chung thì các định nghĩa của các quốc gia và tổ chức quốc tế không khác nhau về nội dung và đều hướng đến làm rõ tính độc hại và sự nguy hiểm của nó đối với cộng động chung Cũng cùng năm đó Việt Nam ta tham gia Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển biên giới chất thải nguy hại (CTNH) và việc tiêu hủy chúng ngày 13/3/1995 Trải qua nhiều năm cho đến nay, chất thải nguy hại được định nghĩa rõ ràng hơn trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 tại Điều 3 khoản 20: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ
1 Lê Kim Nguyệt (2001), Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.8
2 Lê Kim Nguyệt, tlđd, tr 8
3 Lê Kim Nguyệt, tlđd, tr 8
15 cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác” Đây chính là khái niệm chất thải nguy hại theo góc nhìn của pháp luật Việt Nam
Từ định nghĩa về chất thải và chất thải nguy hại như đã nêu ở trên thì việc quản lý chất thải nguy hại có một tầm quan trọng to lớn đối với môi trường sống của con người và cũng là như yêu cầu cần thiết trong việc quản lý xã hội của nhà nước Bên cạnh ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường của các chủ thể trong xã hội thì vai trò của nhà nước cũng đóng vai trò to lớn Với vai trò quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích công cộng của mình, bằng các công cụ pháp luật và bộ máy cưỡng chế trong tay thì nhà nước xây dựng các danh mục được xem là các chất thải nguy hại và đặt ra các quy định về các quy trình quản lý, các trình tự, thủ tục về việc đưa chất thải ra môi trường, các quy định cấm không để chất thải nguy hại chưa qua xử lý hoặc có nguy cơ mất an toàn cao được xả thải Bên cạnh đó, nhà nước cũng áp đặt các trách nhiệm pháp lý tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của các chủ thể để xử lý hành vi vi phạm quy định của nhà nước
Trên các cơ sở đã phân tích, nhóm nghiên cứu đưa ra định nghĩa của mình về quản lý chất thải nguy hại: “Quản lý chất thải nguy hại là việc thiết lập những quy trình chặt chẽ nhằm ngăn ngừa, hạn chế những nguy hiểm của chất thải nguy hại gây ra Quy trình đó được xây dựng từ các khâu giám sát, phân loại thu gom, tái chế và tái sử dụng cùng các biện pháp xử lý nếu có sai phạm trong quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh, hoạt động đời sống… bằng các quy định của pháp luật”
1.1.2 Quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
Trong hành trình phát triển, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về chất thải nguy hại Từ Bộ luật Hình sự năm 2015 đến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, Quy chế quản lý chất thải nguy hại, Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, Việt Nam đã có những quy định chặt chẽ về quản lý, xử lý chất thải nguy hại Không chỉ vậy, Việt Nam cũng đã tham gia nhiều Công ước quốc tế về vấn đề này như MARPOL, BASEL, STOKHOLM, ROTTERDAM Những nỗ lực này thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Và đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn thi hành về quản lý chất thải nguy hại như sau: Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ở Mục 4 về quản lý chất thải nguy hại; Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ ở Điều 68 về hướng dẫn phân định, phân loại chất thải nguy hại; Điều 69, 70 về hướng dẫn vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu; Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại;…
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2022, so với Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đối với quản lý chất thải nguy hại đã xác lập lại đúng vai trò hoạt động quản lý, kiểm soát, kiểm tra chính xác chất thải của doanh nghiệp, Luật quy định các đối tượng xả nước thải, bụi, khí thải lớn ra môi trường lớn thì phải quan trắc định kỳ; đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục bao gồm các cơ sở thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng phát thải trung bình trở lên và cơ sở không thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng phát thải lớn, các khu, cụm công nghiệp; Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 cũng đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, xả nước thải vào công trình thủy lợi mà lồng ghép nội dung này trong giấy phép môi trường nhằm thống nhất trách nhiệm, thẩm quyền và nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nước nguyên nước; đồng thời giảm thủ tục hành chính mạnh mẽ cho doanh nghiệp 4
Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại theo pháp luật hình sự Việt
1.2.1 Khái niệm Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
Khi nghiên cứu một tội phạm cụ thể thì việc đưa ra một khái niệm về tội phạm đó là điều cần thiết Thông qua đó, chúng ta có thể làm rõ được những dấu hiệu bản chất để có thể nhận diện, phục vụ mục đích nghiên cứu về tội phạm đó Trước hết Tội VPQĐVQLCTNH là một tội phạm được quy định trong BLHS nên do đó nó có những những dấu hiệu bản chất chung của tội phạm và có những dấu hiệu đặc thù riêng
BLHS không có quy định nào nói về khái niệm của Tội VPQĐVQLCTNH, chỉ có khái niệm chung được nêu tại khoản 1 Điều 8 như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” Trên cơ sở khái niệm tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 8, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm ngắn gọn về tội phạm như sau: tội phạm là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội, do người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện, có lỗi và phải chịu TNHS Về dấu hiệu định tội của Tội VPQĐVQLCTNH được quy định tại khoản 1 Điều 236 BLHS như sau: “Người nào có thẩm quyền mà cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân
24 nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” Trên cơ sở khái niệm của tội phạm và các dấu hiệu định tội theo khoản 1 Điều 236 BLHS, nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm về Tội VPQĐVQLCTNH như sau:
Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi người có thẩm quyền trong quản lý chất thải nguy hại, hành vi này được thực hiện thông qua hành vi cho phép việc chôn, lấp, đổ thải trái quy định của pháp luật chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam trở lên; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình trở lên theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép mà theo quy định phải chịu trách nhiệm hình sự
1.2.2 Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về Tội vi phạm quy định quản lý chất thải nguy hại
Bộ luật Hình sự là một đạo luật quan trọng, quy định về tội phạm và hình phạt nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trên mọi mặt của xã hội, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự xã hội, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân, chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm
Liên quan đến Tội vi phạm quy định quản lý chất thải nguy hại, có thể chia lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về tội này thành ba giai đoạn: giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất – BLHS 1985; giai đoạn từ khi pháp điển hóa lần thứ nhất – BLHS 1985 đến khi BLHS 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009; giai đoạn từ khi BLHS 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đến nay
Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất – BLHS năm 1985:
Trong giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985, do hoàn cảnh lịch sử đất nước vừa trải qua chiến tranh, điều kiện kinh tế khó khăn, nên pháp luật chưa quan tâm nhiều đến bảo vệ môi trường, dẫn đến tình trạng ô nhiễm gia tăng Tuy nhiên, từ những năm 1960, Nhà nước đã bắt đầu chú trọng đến vấn đề này thông qua các chủ trương, chính sách như Chỉ thị số 07/TTg ngày.
16/01/1964 về việc thu tiền bán khoán lâm sản và chi tiền nuôi rừng; Pháp lệnh quy định bảo vệ rừng ngày 11/9/1972 Đến những 1980, vấn đề bảo vệ môi trường nói chung được đạo luật cao nhất của Nhà nước là Hiến pháp 1980 quy định tại Điều 36: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống” Có thể thấy mặc dù chưa đầy đủ nhưng ở mức độ nhất định đã có những quy định khá cụ thể và chặt chẽ trong vấn đề bảo vệ môi trường ở một số lĩnh vực Tuy vậy, trong lĩnh vực lập pháp, các quy định về bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật hình sự nói riêng chưa được nhận thức một cách đầy đủ của pháp luật hình sự Trong giai đoạn này, tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại chưa được quy định
Giai đoạn từ khi pháp điển hóa lần thứ nhất – BLHS 1985 đến khi BLHS 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009:
Trong thời gian từ năm 1985 đến năm 1999, thời kỳ này nền kinh tế của đất nước đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa, sự sử dụng rộng rãi các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; nạn phá rừng tràn lan đã làm mất cân bằng sinh thái trầm trọng khiến cho vấn đề bảo vệ môi trường trở thành thách thức lớn của xã hội Đứng trước những yêu cầu về bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm, Nhà nước ta đã quy định trong BLHS năm 1985 một số hành vi xâm hại đến các yếu tố của môi trường gây hậu quả nghiêm trọng là tội phạm và cá nhân vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Đây là lần đầu tiên vấn đề bảo vệ môi trường được ghi nhận trong BLHS, tuy nhiên vấn đề này chưa được quy định trong một chương riêng biệt trong BLHS mà chỉ được ghi nhận tại 4 điều luật trong các Chương VIII “Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính” và Chương VII “Các tội phạm về kinh tế” đó là: Điều 180 – Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai, Điều 181 – Tội vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng, Điều 195 – Tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng, Điều 216 – Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng Tuy nhiên, việc quy định như thế vẫn còn rất sơ sài, không được hệ thống hóa, tập trung với tính chất là một chương riêng biệt đối với các tội phạm về môi trường Đồng thời, có thể các nhà làm luật lúc này chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế của các nguồn tài nguyên mà chưa chú ý đến khía cạnh sinh thái của chúng Có thể dễ dàng nhận thấy qua việc một số tội phạm về môi trường được gộp lại với những tội phạm khác và được hiểu không phải với tư cách là những tội phạm về môi trường
Hiến pháp 1992 ra đời trong hoàn cảnh vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm, thể hiện một mức độ quyết liệt hơn, nghiêm
26 khắc và cụ thể hơn: “Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường” (44, Điều 29) Trên cơ sở quy định của Hiến pháp 1992 trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm cụ thể hóa việc bảo vệ môi trường như: Luật Đất đai 1993, Luật Bảo vệ môi trường 1993; Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường v.v…
Bộ Luật Hình sự (BLHS) năm 1999 ra đời nhằm khắc phục hạn chế của BLHS 1985 và đáp ứng yêu cầu của bối cảnh đất nước BLHS đặc biệt coi trọng bảo vệ môi trường, lần đầu tiên quy định các tội phạm về môi trường tại Chương XVII.
1999 với 10 điều luật quy định khá cụ thể và chi tiết các hành vi xâm hại đến môi trường từ các Điều 182 đến Điều 190 Tuy nhiên, trong giai đoạn này, hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại chưa được quy định trong BLHS
Giai đoạn từ sau khi sửa đổi bổ sung BLHS Việt Nam 1999 đến nay:
Trải qua gần mười năm thi hành, một số quy định của BLHS 1999 về tội phạm môi trường nói chung, các loại tội phạm gây ô nhiễm môi trường nói riêng đã phát sinh một số hạn chế, vướng mắc và bất cập, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới, nhất là việc tăng cường hội nhập quốc tế và quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do đó, việc sửa đổi bổ sung một số quy định của BLHS 1999 đối với các tội phạm về môi trường là một việc làm cần thiết Vấn đề ô nhiễm môi trường trong giai đoạn này trở thành một vấn đề rất nghiêm trọng tại Việt Nam, hàng loạt các vụ sai phạm về quản lý chất thải nguy hại như vụ công ty Vedan xả thải ra sông Thị Vải không qua quy trình xử lý, vụ chôn lấp trái phép chất thải nguy hại của công ty Nicotex Thanh Thái, Đặc biệt, theo cảnh báo của các tổ chức quốc tế trong Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu thì Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của việc biến đổi khí hậu
Trước tình hình đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác nghiên cứu sửa đổi, bổ sung BLHS 1999 là tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các tội phạm về môi trường trong BLHS để đấu tranh, phòng, chống có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm này BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã quy định 11 tội danh tại các Chương XVII: Các tội phạm về môi trường, cụ thể: Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182); Tội vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a); Tội vi phạm các quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b); Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 185); Tội lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho con người (Điều 186); Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187); Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188); Tội hủy hoại rừng (Điều 189); Tội vi phạm các quy định về bảo vệ
Pháp luật hình sự của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu trên thế giới Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, công nghiệp hóa, tiến bộ về khoa học - công nghệ thì Trung Quốc cũng gặp phải hệ lụy là tình trạng ô nhiễm môi trường và lượng chất thải xả ra môi trường vô cùng lớn Trên lĩnh vực pháp luật, nhà nước đã ban hành nhiều các quy định nhằm khắc phục vấn nạn trên Bộ luật Hình sự của nước CHND Trung Hoa được kỳ họp thứ 2, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) thông qua vào ngày 01/7/1979 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1980 và đến nay đã trải qua 13 lần sửa đổi và bổ sung (lần gần đây nhất là tháng 12/2020) Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường nói chung và hành vi vi phạm của quản lý CTNH nói riêng được xem là các hành vi gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội và được xem là tội phạm cần phải trừng trị, răn đe nghiêm khắc BLHS Trung Quốc không nêu tên của các tội phạm tại các điều cụ thể Dựa vào nội dung quy định của từng điều thì có thể xác định tội phạm có liên quan đến vi phạm về quản lý CTNH được quy định trong Điều 338 thuộc Mục 6 về các tội phạm phá hoại tài nguyên môi trường, Chương VI về các Tội xâm phạm trật tự quản lý xã hội Điều 338 BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định như sau:
“Người nào vi phạm các quy định của nhà nước mà thải, đổ, thải chất thải phóng xạ, chất thải chứa mầm bệnh truyền nhiễm, chất độc hại hoặc chất có hại khác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm bị phạt tù có thời hạn đến ba năm hoặc giam giữ hình sự, phạt tiền hoặc phạt tiền; nếu tình tiết nghiêm trọng thì bị phạt tù có thời hạn từ ba năm đến bảy năm và phạt tiền; thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù có thời hạn từ bảy năm trở lên và phạt tiền:
"(1) Xả, đổ, thải chất thải phóng xạ, chất thải chứa mầm bệnh truyền nhiễm, chất độc hại trong khu vực bảo vệ nguồn nước uống, khu vực bảo vệ chính của khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực bảo vệ trọng điểm khác được xác định theo pháp luật và hoàn cảnh đặc biệt nghiêm trọng;
“(2) Xả, đổ, thải chất thải phóng xạ, chất thải chứa mầm bệnh truyền nhiễm, chất độc hại xuống sông, hồ quan trọng do nhà nước chỉ định, trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng;
“(3) Làm mất đi các chức năng cơ bản của một số lượng lớn đất canh tác cơ bản vĩnh viễn hoặc thiệt hại vĩnh viễn
“(4) Gây thương tích nặng, bệnh tật nặng, tàn tật nặng hoặc tử vong cho nhiều người
Người nào thực hiện hành vi nêu tại khoản trên và đồng thời cấu thành các tội phạm khác thì bị kết án và áp dụng hình phạt nặng nhất theo quy định cho các tội phạm đó Điều này có nghĩa là người phạm tội sẽ bị trừng phạt theo mức hình phạt cao nhất được quy định cho tội có mức hình phạt nặng nhất trong số các tội mà người đó đã thực hiện.
Trên cơ sở nội dung quy định của Điều 338 như trên, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích về một số các dấu hiệu pháp lý đặc trưng
Tội phạm theo Điều 338 là chế độ quản lý nhằm bảo vệ môi trường và con người khỏi các chất thải nguy hại Nhà nước Trung Quốc nghiêm cấm các hành vi xả thải nguy hại, gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường Tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý của nhà nước và tính bền vững của môi trường, với đối tượng tác động là các chất thải nguy hại như phóng xạ, chứa bệnh truyền nhiễm.
Sự xả thải và các chất gây hại ảnh hưởng và gây ô nhiễm môi trường tự nhiên Cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, từ tác động trực tiếp đến sức khỏe đến tác động đến các nguồn tài nguyên thiết yếu Tội phạm cũng liên quan đến tác động đến môi trường tự nhiên và cộng đồng con người Việc xác định các khu vực bảo vệ quan trọng như nguồn nước uống, khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực bảo vệ khác nhằm đảm bảo an toàn nguồn tài nguyên và sức khỏe cộng đồng.
16 Tham khảo Sửa đổi Luật Hình sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (thứ mười một), https://www.gov.cn/xinwen/2020-12/27/content_5573660.htm, truy cập lần cuối ngày 21/07/2023
Về mặt khách quan, Điều 338 của BLHS Trung Quốc xác định hành vi khách quan của tội này đó là trước hết là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, thể hiện thông qua việc người này có hành vi thải, đổ, các chất nguy hại vào môi trường Điều 338 mô tả rõ các loại chất thải nguy hại là các chất thải phóng xạ, chất thải chứa mầm bệnh truyền nhiễm, chất độc hại và chất có hại khác Những chất được liệt kê ở trên là các chất có tính chất nguy hiểm cho môi trường tự nhiên, sức khỏe và tính mạng của con người và các loài sinh vật khác nên nhà nước Trung Quốc đặc biệt kiểm soát chặt chẽ Hành vi vi phạm quy định của nhà nước mà đổ, thải các loại chất này ra môi trường thể hiện tính chất nguy hiểm cao, cần phải được phòng ngừa và ngăn chặn So sánh với quy định tại Điều 236 BLHS của nước ta thì cách thức xác định về hành vi khách quan của Trung Quốc có sự khác biệt rõ rệt Cùng với mục đích là ngăn chặn các chất thải nguy hại được thải, đổ vào môi trường nhưng Việt Nam chúng ta chỉ xem xét đối với hành vi cho phép việc chôn, lấp, đổ, thải các chất thải nguy hại của người có thẩm quyền Còn pháp luật hình sự Trung Quốc có cách tiếp cận theo hướng có thể là bất cứ hành vi vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực môi trường nào và việc vi phạm này là việc đổ, thải các chất thải nguy hại vào môi trường được xác định là hành vi khách quan Quy định này có điểm khá tương đồng với quy định của Điều 235 về Tội gây ô nhiễm môi trường của BLHS nước ta khi trong đó có xác định hành vi chôn, lấp, đổ, thải các chất thải nguy hại trực tiếp vào môi trường chứ không chỉ đơn thuần chỉ là việc vi phạm quy định về quản lý chất thải thông thường
Tội phạm theo Điều 338 BLHS Trung Quốc có thể được xác định là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất bởi lẽ mặt khách quan của tội này còn bao gồm cả dấu hiệu hậu quả và mối quan nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả Dấu hiệu hậu quả
“gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” chính là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này
Do đó, tội phạm theo Điều 338 sẽ hoàn thành tại thời điểm mà hậu quả gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng xảy ra Hướng tiếp cận này có phần tương đồng với quy định của Điều 182a BLHS 1999 của nước ta trước kia khi đòi hỏi việc vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại phải gây ra hậu quả nghiêm trọng thì mới thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm Tuy nhiên với BLHS hiện nay thì với Tội VPQĐVQLCTNH ở nước ta không còn đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra nữa mà xác định tội phạm hoàn thành kể từ khi người có thẩm quyền có hành vi cho phép việc chôn, lấp, đổ, thải các chất thải nguy hại theo quy định Một trong những hạn chế của Điều 182a BLHS nước ta trước kia đó là dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu định tội nhưng chưa được giải thích cụ thể là xác định như thế nào Với pháp luật Trung Quốc thì dấu hiệu này được giải thích tương đối chi tiết tại Điều 1 Nghị quyết
53 liên tịch giữa Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc 17 như nhóm nghiên cứu đã đề cập có quy định về 18 trường hợp để nhận biết thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng:
(1) Xả, đổ, thải chất thải phóng xạ, chất thải mang mầm bệnh truyền nhiễm, chất độc hại trong vùng bảo vệ cấp I nguồn nước sinh hoạt và vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên;
(2) Xả, đổ hoặc xử lý trái phép hơn 03 tấn chất thải nguy hại;
(3) Xả, đổ hoặc xử lý các chất gây ô nhiễm có chứa chì, thủy ngân, cadmium, crom, asen, tali và antimon vượt quá tiêu chuẩn xả chất gây ô nhiễm của quốc gia hoặc địa phương hơn 03 lần;
(4) Xả, đổ hoặc xử lý các chất gây ô nhiễm có chứa niken, đồng, kẽm, bạc, vanadi, mangan và coban, vượt quá tiêu chuẩn xả chất gây ô nhiễm quốc gia hoặc địa phương hơn 10 lần;
(5) Xả, đổ, thải chất thải phóng xạ, chất thải chứa mầm bệnh truyền nhiễm, chất độc hại qua đường ống ngầm, giếng thấm, hố thấm, khe nứt, hang động karst, tưới tiêu để trốn tránh sự giám sát;
Pháp luật hình sự của Cộng hòa Singapore
Singapore - quốc gia nhỏ nhất thuộc khu vực Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển, hệ thống chính trị ổn định, quốc gia này hết sức chú trọng vào việc xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật hiệu quả Một trong các điểm nổi bật của của quốc gia này chính là các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặt cũng như việc xử lý mạnh tay đối với các hành vi vi phạm quy định trên lĩnh vực môi trường 20 Do đó, Singapore được nổi tiếng với những chế tài nghiêm khắc nhất đối với việc bảo vệ môi trường, nhất là môi trường đô thị
Một trong những nét đặc trưng của hệ thống pháp luật của Cộng hòa Singapore đó là không phải mọi quy định có liên quan đến trách nhiệm hình sự, tội phạm cũng như hình phạt đều được quy định tập trung vào Bộ luật Hình sự mà có thể ở các đạo luật chuyên ngành khác cũng có ghi nhận về các tội phạm trong lĩnh vực đó, cũng như quy định về các hình phạt, biện pháp xử lý tương ứng Các quy định có liên quan đến quản lý chất thải nguy hại, bảo vệ môi trường có thể kể đến như: Đạo luật về môi trường và sức khỏe cộng đồng 1987 bao gồm các vấn đề về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải
20 Anh Vũ , Bảo vệ môi trường bằng “Kỷ luật thép” ở Singapore, https://vietnamnet.vn/bao-ve-moi-truong-bang-ki-luat-thep-o-singapore-137119.html (truy cập ngày 15/7/2023)
57 độc hại và việc kiểm soát kinh doanh thực phẩm, chôn cất, hỏa táng cũng như quản lý các bể bơi Đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước 1999 nhằm điều chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh, hệ thống tiêu thoát nước dưới mặt đất, điều chỉnh việc xử lý nước thải thương mại cũng như các vấn đề liên quan đến các hoạt động nêu trên Đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm 1997 nhằm điều chỉnh việc xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất thải độc hại khác
Theo Điều 53 của BLHS Singapore năm 1871 quy định các hình phạt mà Singapore sẽ áp dụng đối với người chịu trách nhiệm hình sự bao gồm: tử hình, phạt tù, tịch thu tài sản, phạt tiền, sử dụng đòn roi Biện pháp chế tài hình sự được Singapore áp dụng đối với những vi phạm lớn thì sẽ bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì sẽ phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ áp dụng đối với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế ở Singapore) là công cụ để thực thi đối hành vi thực hiện tội phạm về môi trường thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường như Luật Quản lý và Bảo vệ môi trường 1999 (Environment Protections and Management Act 1999), Đạo luật sức khỏe cộng đồng về môi trường 1987 (Environmental Public Health Act 1987), Các hình phạt bao gồm như sau 21 : Phạt tiền là hình phạt phổ biến nhất trong các đạo luật về môi trường của Singapore Phạt tiền được xem là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường hiệu lực pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore Theo các đạo luật ở Singapore thì có nhiều mức độ phạt tiền khác nhau tùy thuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra Ví dụ, trường hợp đổ rác nơi công cộng, nếu bị Tòa án kết tội thì người vi phạm sẽ bị phạt tới 10.000 USD với vi phạm lần đầu và nếu tái phạm sẽ bị phạt tới 20.000 USD Ngoài ra, các đạo luật về môi trường cũng quy định phạt tiền một cách rất linh hoạt đối với các vi phạm ít nghiêm trọng Đó là việc cho phép người vi phạm trả một khoản tiền thích hợp cho Bộ Môi trường Singapore và vụ việc sẽ tự kết thúc mà không phải đưa ra tòa
Phạt tù là chế tài nghiêm khắc nhất, nhằm trừng trị những người vi phạm ngoan cố, khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những khoản lợi nhuận lớn nếu họ không bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn không ngăn chặn được các hành vi mà người đó gây ra Ví dụ: Theo Đạo luật về môi trường sức khỏe cộng đồng và Đạo luật kiểm soát ô nhiễm những người vi phạm lần đầu bị buộc tội về hành vi đưa chất độc hại vào nguồn nước ngầm có thể bị phạt tù đến 01 năm Lao động cải tạo bắt buộc là biện pháp mà qua thực tiễn thực thi pháp luật về môi trường ở Singapore cho thấy đây là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các vi phạm nhỏ, những người vi phạm đã bị áp dụng
21 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, “Vài nét về hệ thống pháp luật môi trường của Singapore”, https://vusta.vn/vai-net-ve-he-thong-phap-luat-moi-Truong-cua-singapore-p71809.html (truy cập ngày 15/03/2023)
58 hình phạt lao động cải tạo bắt buộc ít khi lặp lại hành vi đã vi phạm, đặc biệt rất ít người tái phạm
Pháp luật Singapore quy định nghiêm ngặt đối với vi phạm luật môi trường, coi những hành vi nguy hại là tội phạm và hình phạt được quy định trong các luật riêng Tội phạm về quản lý chất thải nguy hại được xếp vào loại tội hình thức, tập trung xử lý trách nhiệm hình sự dựa trên hành vi vi phạm và khả năng gây thiệt hại Cụ thể, Điều 27 Luật Bảo vệ và Quản lý Môi trường 1999 quy định hành vi vi phạm liên quan đến chất thải độc hại như nhập khẩu, sản xuất, sở hữu để bán hoặc chào bán chất thải nguy hại trái phép; lưu trữ, sử dụng hoặc xử lý chất thải nguy hại đe dọa đến sức khỏe, an toàn hoặc gây ô nhiễm môi trường sẽ bị phạt tiền không quá 50.000 đô la hoặc phạt tù không quá 2 năm, nếu tiếp tục phạm tội sẽ bị phạt thêm không quá 2.000 đô la mỗi ngày.
Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm môi trường nói chung trong đó có tội vi phạm quy định về QLCTNH không chỉ áp dụng đối với cá nhân mà còn áp dụng cả với pháp nhân Đối với pháp nhân thương mại, theo pháp luật ở Singapore, các tổ chức kinh doanh sẽ được xem là pháp nhân bao gồm hợp danh (hợp danh trách nhiệm hữu hạn) theo Luật về hợp danh (Partnership Act - Luật số 391), công ty (công ty tư nhân và công ty công chúng theo Luật công ty (Luật số 50) Do đó theo Điều 71 của Luật Quản lý và Bảo vệ môi trường của Singapore quy định, khi có một hành vi phạm tội trong luật này bao gồm cả về vi phạm quy định CTNH theo khoản 1 của Luật này một công ty cơ quan đã thực hiện tội phạm với sự đồng ý hoặc đồng lõa của một sĩ quan, hoặc được quy cho
22 Nguyễn Đình Sáng (2015), Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội), Luận văn thạc sĩ luật, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà
59 bất kỳ hành động hoặc mặc định từ phía mình, cán bộ cũng như cơ quan công ty phạm tội và phải chịu trách nhiệm pháp lý và bị xử phạt tương ứng; theo khoản 3 của Luật này công ty hợp danh đã thực hiện tội phạm khi có sự đồng ý hoặc thông đồng của một đối tác, hoặc do bất kỳ hành vi hoặc vi phạm nào từ phía mình, đối tác cũng như công ty hợp danh phạm tội và phải chịu trách nhiệm pháp lý và bị xử phạt tương ứng; theo khoản
4 của Luật này một công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn đã thực hiện tội phạm với sự đồng ý hoặc đồng lõa của người quản lý, hoặc được quy cho bất kỳ hành động hoặc vi phạm nào từ phía đối tác hoặc người quản lý của công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn, đối tác hoặc người quản lý (tùy từng trường hợp) cũng như công ty hợp danh phạm tội và phải chịu trách nhiệm tố tụng và bị xử phạt tương ứng; theo khoản 5 của Luật này một hiệp hội chưa hợp nhất (không phải là công ty hợp danh) đã thực hiện tội phạm với sự đồng ý hoặc sự đồng ý của một cán bộ hiệp hội chưa hợp nhất hoặc một thành viên của cơ quan hiệp hội, hoặc do bất kỳ hành vi hoặc vi phạm nào từ phía một sĩ quan hoặc thành viên đó, viên chức hoặc thành viên cũng như hiệp hội chưa hợp nhất sẽ phạm tội và phải chịu trách nhiệm pháp lý để bị xử lý và xử phạt tương ứng Và đồng thời ở Đạo luật xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm (Hazardous Waste (Control of Export, Import and Transit) Act 1997) ở Điều 42 cũng đã quy định khi thực hiện các hành vi phạm tội liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh CTNH theo quy định của Đạo luật bởi một công ty cơ quan, bất kỳ người nào tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội như: giám đốc, người quản lý, thư ký hoặc những nhân viên tương tự khác của cơ quan, hoặc người có ý định hành động với bất kỳ tư cách nào thì cũng được xem là có hành vi phạm tội và phải chịu trách nhiệm tố tụng và bị xử phạt Ví dụ: theo điểm a khoản 1, khoản 4 Điều 25 của Đạo luật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm, chủ thể có giấy phép nhập khẩu không được: nhập khẩu chất thải nguy hại hoặc chất thải khác mà có liên quan đến giấy phép trừ trường hợp giấy phép yêu cầu; hoặc cho dù trước hay sau khi nhập khẩu chất thải nguy hại hoặc chất thải khác có liên quan đến giấy phép có vi phạm một trong các điều kiện của giấy phép, nếu vi phạm khoản 1 thì đối với pháp nhân thương mại thì sẽ bị phạt tiền không quá 300.000 đô la
Một điểm nổi bật của pháp luật hình sự Singapore mà qua đó thể hiện trách nhiệm pháp lý đối với hành vi phạm tội đối với môi trường là nghiêm ngặt một cách tuyệt đối đó là pháp luật Singapore quy định tội phạm môi trường đều được quy định dưới dạng cấu thành hình thức, tức là hậu quả và thậm chí là yếu tố lỗi đều không phải là tình tiết định tội Do đó, Tòa án có thể ra phán quyết về hành vi phạm tội mà không cần Công tố viên phải chứng minh bị cáo đã cố ý khi thực hiện hành vi đó 23 Tinh thần này cũng
23 Võ Trung Tín (2020), Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền theo pháp luật môi trường Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, tr.191
60 được áp dụng đối với các tội phạm liên quan đến vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại vì đều cùng nằm trong nhóm các tội phạm môi trường ở Singapore
Mặc dù pháp luật hình sự giữa Việt Nam và Singapore đều quy định tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ môi trường theo hình thức tội phạm hình thức (chịu hình phạt ngay cả khi chưa gây ra thiệt hại), nhưng có nhiều điểm khác biệt Pháp luật Singapore bao gồm tội vi phạm quy định quản lý chất thải nguy hại trong nhiều văn bản, cho thấy luật hình sự Singapore có phạm vi rộng hơn trong việc quy định tội phạm môi trường Ngoài ra, Singapore nghiêm khắc hơn khi loại bỏ lỗi là dấu hiệu định tội và mở rộng đối tượng chịu trách nhiệm hình sự đối với cả pháp nhân.
Pháp luật hình sự Liên bang Nga
2.3.1 Quy định của pháp luật hình sự Liên bang Nga - so sánh với pháp luật hình sự Việt Nam
Bộ luật Hình sự Liên bang Nga được Đuma Quốc gia Nga (tức Hạ viện Nga) thông qua ngày 24/5/1996 và được Tổng thống ký ban hành vào ngày 13/6/1996, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1997 và từ đó đến nay BLHS Liên Bang Nga cũng được sửa đổi và bổ sung nhiều lần BLHS Liên bang Nga có nhiều nét tương đồng so với BLHS của nước ta, Nga dành hẳn một chương riêng để quy định về nhóm các tội phạm về môi trường - Chương XXVI Ở chương này, Điều 247 BLHS Liên bang Nga quy định về Tội vi phạm quy tắc về xử lý các chất thải nguy hại cho môi trường tương tự với Điều 236 BLHS Việt Nam về Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại Điều 247 BLHS Liên bang Nga quy định như sau:
“1 Sản xuất các loại chất thải nguy hại đã bị cấm, vận chuyển, tàng trữ, cất giấu, sử dụng hoặc lưu thông các chất phóng xạ, chất chứa vi trùng, chất hóa học, các chất thải khác vi phạm các quy tắc đã được pháp luật quy định, nếu như hành vi đó đe dọa hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường xung quanh thì bị phạt tiền đến hai trăm nghìn rúp hoặc phạt bằng lương, bằng thu nhập khác của người bị kết án đến 18 tháng hoặc hạn chế tự do đến 02 năm hoặc bị phạt tù cũng đến
2 Cũng những hành vi nêu trên, nếu gây ra ô nhiễm hoặc làm môi trường xung quanh bị nhiễm độc, gây thiệt hại cho sức khỏe con người hoặc làm súc vật chết hàng loạt, cũng như gây ra hậu quả xấu về môi trường sinh thái hoặc vùng có chế độ bảo vệ
61 sinh thái đặc biệt thì bị phạt tiền từ một trăm nghìn đến ba trăm nghìn rúp, hoặc bằng lương hay thu nhập khác của người bị kết án từ một năm đến hai năm hoặc bị phạt tù đến 05 năm
3 Những hành vi đã được quy định tại khoản 1 hoặc 2 của Điều này mà dẫn đến vô ý làm chết người hoặc gây bệnh tật cho hàng loạt người thì bị phạt tù từ 03 đến 08 năm”
Từ quy định trên, nhóm nghiên cứu phân tích BLHS Liên bang Nga mô tả về các dấu hiệu pháp lý của tội này như sau:
Điều 336 BLHS Liên bang Nga quy định Tội vi phạm quy định về lưu thông các chất độc hại cho môi trường xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước đối với các chất này Các chất độc hại theo quy định của BLHS Nga không chỉ là chất thải mà còn bao gồm những chất khác không phải chất thải nhưng đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định Đối tượng tác động của tội danh này là các chất độc hại, bao gồm hai nhóm chính: chế phẩm độc hại sản xuất trái phép và các chất phóng xạ, chất chứa vi trùng, chất hóa học, chế phẩm độc hại khác vi phạm quy định về vận chuyển, tàng trữ, cất giữ, sử dụng hoặc lưu thông.
Thứ hai, về mặt khách quan thì Tội vi phạm quy định về lưu thông các chất độc hại cho môi trường được xác định là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức, tức các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm chỉ đòi hỏi có hành vi khách quan mà không yêu cầu hậu quả là dấu hiệu định tội Tuy nhiên, cũng có quan điểm ở nước Nga cho rằng tội phạm này có cấu thành tội phạm vật chất nên đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra là dấu hiệu định tội 24 Nhưng đa số các quan điểm mà trong đó có quan điểm của học giả Việt Nam khi nghiên cứu về quy định này cũng đều cho rằng tội phạm theo Điều
247 BLHS Liên bang Nga có cấu thành tội phạm hình thức 25 Nhóm nghiên cứu thống nhất với quan điểm xác định tội phạm theo Điều 247 BLHS Liên bang Nga có cấu thành tội phạm hình thức bởi vì dựa trên cơ sở lý luận khoa học hình sự thì một hành vi được xem là hành vi khách quan của tội phạm khi nó phải đáp ứng điều kiện là bản thân của hành vi đó gây nguy hiểm cho xã hội Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi được thể hiện qua việc gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội hoặc có khả năng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được nhà nước bảo vệ Trong khi đó, các
24 Шумских Ю.Л (2013), “Особенности объективных признаков состава преступления, предусмотренного Статьей 247 уголовного кодекса Российской федерации”, Tạp chí Вестник Оренбургского государственного университета, Số 05 (154), tr.101-102
25 Nguyễn Đình Sáng (2015), Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hà Nội), Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, tr.53
62 dấu hiệu định tội ở khoản 1 Điều 247 theo hướng xác định hành vi khách quan theo hướng là các hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong việc vận chuyển, tàng trữ, cất giấu, sử dụng hoặc lưu thông các chất này, nhưng không phải hành vi vi phạm quy định nào cũng được xem là hành vi phạm tội mà chỉ có những hành vi vi phạm quy định mà bản thân của hành vi đó phải cho thấy khả năng gây ra nguy hiểm đáng kể hoặc có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội thì mới được xem là hành vi khách quan của tội phạm này Do đó vấn đề hậu quả ở khoản 1 Điều 247 chỉ đóng vai trò là dấu hiệu để nhận biết hành vi khách quan của tội phạm này chứ không phải là một dấu hiệu độc lập thuộc mặt khách quan của tội phạm
Tội ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và Liên bang Nga đều là tội phạm hình thức không đòi hỏi hậu quả xảy ra Tuy nhiên, cách xác định hành vi khách quan của hai nước lại khác nhau Việt Nam chỉ xem xét hành vi đổ chất thải nguy hại khi được phép thì Nga mở rộng phạm vi, bao gồm cả hành vi sản xuất trái phép chế phẩm độc hại Liên quan đến hành vi vi phạm các quy định về chất thải nguy hại, BLHS Việt Nam trước đây yêu cầu hậu quả nghiêm trọng, còn BLHS Nga không đòi hỏi điều này Tuy nhiên, BLHS Nga bổ sung điều kiện cho các hành vi này phải đe dọa hoặc gây nguy cơ thiệt hại đến sức khỏe con người và môi trường.
26 Nghị quyết ngày 05/11/1998 của Hội nghị toàn thể Tòa án tối cao Liên bang Nga về “Thực tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án đối với trách nhiệm vi phạm môi trường”, https://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_21020/, (truy cập ngày 10/8/2023)
Nghị quyết số 27 ngày 18/10/2012 của Hội nghị toàn thể Tòa án tối cao Liên bang Nga về "Áp dụng của Tòa án đối với trách nhiệm vi phạm trong lĩnh vực an ninh quản lý môi trường và thiên nhiên" nhằm hướng dẫn các tòa án trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này (https://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_136950/).
63 quy định như sau: Tạo ra mối đe dọa gây tổn hại đáng kể cho sức khỏe con người hoặc môi trường (khoản 1 Điều 247 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga) có nghĩa là sự xuất hiện của hành vi như vậy sẽ dẫn đến hậu quả có hại theo quy định của pháp luật nếu không bị ngăn chặn bởi các biện pháp kịp thời được thực hiện hoặc các trường hợp khác ngoài tầm kiểm soát của thủ phạm vi phạm quy tắc xử lý chất thải nguy hại gây ra Đồng thời, sự tồn tại của một mối nguy hiểm cụ thể sẽ được giả định là sẽ gây hại thực sự, đáng kể và thực tế cho sức khỏe con người hoặc môi trường Như vậy, về dấu hiệu thuộc mặt khách quan thì BLHS Liên bang Nga chỉ yêu cầu có hành vi khách quan và hành vi này có tính chất nguy hiểm cho xã hội thông qua việc xác đánh giá về khả năng của nó có thể đe dọa gây ra thiệt hại cho con người và môi trường mà không yêu cầu phải có hậu quả xảy ra Quy định này có nét tương đồng so với quy định của Điều 182a BLHS năm
1999 trước đây của Việt Nam Khi ấy, hành vi khách quan của tội danh này là hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại Việc xác định hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại được dựa trên các quy định của pháp luật chuyên ngành để xác định hành vi vi phạm đó đến mức gây ra hậu quả nghiêm trọng BLHS Liên bang Nga cũng tương tự, nghĩa là việc xác định hành vi khách quan của tội này phải dựa trên các quy định của pháp luật chuyên ngành về môi trường để xác định hành vi vi phạm Việc dựa vào các quy định của pháp luật chuyên ngành để xác định hành vi vi phạm đã được Tòa án tối cao Liên bang Nga hướng dẫn, theo đó Điều 1 Nghị quyết của Hội nghị toàn thể Tòa án tối cao Liên bang Nga có nêu: khi xem xét các trường hợp vi phạm môi trường, Tòa án cần được hướng dẫn bởi các quy định của pháp luật dân sự, hành chính, hình sự và các ngành khác, bao gồm các quy định của Bộ luật Đất đai, Lâm nghiệp và Nước của Liên bang Nga, Đạo luật Bảo vệ môi trường (Luật Liên bang số 7-
Pháp luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức
2.4.1 Quy định của BLHS CHLB Đức về tội phạm vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
Nước, đất, không khí, động vật và thực vật là một trong những nền tảng cơ bản của cuộc sống con người Đồng thời, chúng đóng vai trò là nguồn lực cho nền kinh tế
Theo Điều 324 của Bộ luật Hình sự của Cộng hòa Liên bang Đức (BLHS) năm 1998 và các sửa đổi gần đây nhất có hiệu lực từ ngày 9 tháng 12 năm 2022, bất kỳ ai cố ý gây nguy hiểm, đe dọa hoặc phá hủy phương tiện môi trường đều có thể bị truy tố về tội vi phạm môi trường.
BLHS của CHLB Đức quy định các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT vào một chương riêng biệt đó là Chương thứ 29 về Các tội xâm phạm môi trường Trong chương
34 Bộ luật Hình sự CHLB Đức, xem toàn văn tại https://www.gesetze-im-internet.de/stgb/ (truy cập ngày
35 Xem thêm tại: https://dejure.org/gesetze/StGB (truy cập ngày 11/8/2023)
72 này, BLHS CHLB Đức quy định 9 điều luật quy định về tội danh và 4 điều luật quy định mang tính chất quy chiếu (Điều 330, Điều 330b, Điều 330c, Điều 330d) 36
Về việc xử lý tội phạm môi trường, ngoài cách tiếp cận có chủ đích, các vi phạm về môi trường cũng có thể được thực hiện một cách cẩu thả Nỗ lực cũng bị trừng phạt trong trường hợp vi phạm Điều 324, Điều 324a, Điều 326, Điều 328 của bộ luật này Nếu có tiền án thì có thể bị phạt tiền và phạt tù đến năm năm, trường hợp đặc biệt nghiêm trọng theo Điều 330a BLHS CHLB Đức có thể lên đến 10 năm Bên cạnh đó, Chương
29 của BLHS CHLB Đức còn có các quy định về hình phạt đối với tội phạm môi trường như sau: Điều 330b BLHS (giảm án hoặc miễn hình phạt trong trường hợp tích cực ăn năn trong một số trường hợp); Điều 330c BLHS (cho phép tịch thu đồ vật liên quan trực tiếp đến tội phạm môi trường); Điều 330d BLHS (đưa ra một số định nghĩa và chỉ định các nghĩa vụ quản trị)
Tính đến thời điểm hiện nay, hành vi vi phạm môi trường phổ biến nhất ở Đức là xử lý chất thải độc hại với môi trường theo Điều 326 BLHS, tiếp theo là ô nhiễm nước theo Điều 324 BLHS và ô nhiễm đất theo Điều 324a BLHS
Theo Điều 326 Bộ luật Hình sự Việt Nam, hành vi xả thải nguy hại bất hợp pháp gây ô nhiễm nghiêm trọng nước, không khí hoặc đất, hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm như vậy là tội hình sự Ngoài ra, xả thải dầu đã qua sử dụng trên đường phố có thể vi phạm hành chính, tùy thuộc vào nguy cơ rò rỉ xuống nguồn nước hoặc đất Tuy nhiên, đậu xe hỏng tại khu vực bảo vệ nguồn nước nếu để đổ chất lỏng ô tô sẽ phạm tội hình sự theo Điều 324 Bộ luật Hình sự Lưu ý rằng, vứt bỏ chất độc hại cho môi trường tại đường phố có thể cấu thành tội hình sự nhưng cần tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Có thể nhận thấy được rằng, vấn đề về môi trường chính là một trong những mối ưu tiên hàng đầu và buộc chấp hành những quy định nghiêm ngặt, cụ thể liên quan đến tội phạm môi trường tại quốc gia này
Nhận thức được sự nguy hiểm từ chất thải nguy hại đến môi trường cũng như sức khỏe con người, CHLB Đức đã rất chú trọng đến vấn đề quản lý chặt chẽ chất thải nguy hại Quốc gia này đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến CTNH và QLCTNH như: Sắc lệnh danh mục chất thải Châu Âu (AVV) 2001, Đạo luật Quản lý chất thải 2002, Đạo luật Kinh tế tuần hoàn 2012, Với việc quản lý nghiêm ngặt chất
36 Bộ luật Hình sự CHLB Đức, https://www.gesetze-im-internet.de/stgb/ (truy cập ngày 5/8/2023)
73 thải nguy hại nên những hành vi vi phạm những quy định này được xem là nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến mức được coi là tội phạm phải bị trừng trị để răn đe, phòng ngừa cho toàn xã hội Tội phạm về quản lý chất thải nguy hại được ghi nhận thành một tội danh cụ thể trong BLHS tại Điều 326, quy định cụ thể như sau:
“Điều 326: Việc làm không được phép với các chất thải nguy hiểm:
(1) Người nào không được phép mà xử lý, cất giữ, tích trữ, làm thoát ra hoặc tiêu hủy khác các chất thải mà các chất này
1 Có thể chứa hoặc tạo ra chất độc hoặc vi trùng của những bệnh nguy hiểm chung có thể lây từ người sang động vật hoặc ngược lại;
2 Gây ung thư, phá hoại bào thai hoặc gây đột biến gen cho con người;
3 Dễ nổ, dễ tự cháy hoặc có tính phóng xạ không phải là ít; hoặc
4 Theo loại, đặc tính hoặc số lượng thích hợp: a) Gây ô nhiễm hoặc làm thay đổi lâu dài cho một nguồn nước, cho không khí hoặc đất đai, hoặc b) Gây nguy hại cho sự ổn định lượng động vật hoặc thực vật,
Bên ngoài một nơi cho phép thực hiện điều đó hoặc làm sai khác về cơ bản một quy định đã được quy định hoặc được phép thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến năm năm hoặc với hình phạt tiền
Ngoài trường hợp bị phạt theo quy định tại khoản 1, người nào vi phạm một điều cấm hoặc không có sự cấp phép cần thiết mà chuyển các chất thải theo nghĩa của khoản 1 đến, từ hoặc qua vùng phạm vi hiệu lực của Bộ luật này cũng bị xử phạt như vậy.
Người nào vi phạm nghĩa vụ theo pháp luật hành chính mà cố tình gây ra lỗi không chuyển giao các chất thải phóng xạ sẽ phải chịu chế tài xử phạt hành chính, bao gồm hình phạt tù giam đến ba năm hoặc hình phạt tiền.
(4) Trong những trường hợp của khoản 1 và 2 thì phạm tội chưa đạt vẫn bị xử phạt
(5) Nếu người thực hiện tội phạm vô ý thực hiện trong những trường hợp được quy định tại các khoản 1 và 2 thì hình phạt là hình phạt tự do đến ba năm hoặc hình phạt tiền
Thực trạng áp dụng pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật tại Việt Nam
áp dụng pháp luật tại Việt Nam
3.1.1 Thực trạng áp dụng pháp luật
Kể từ năm 2018 là thời điểm BLHS 2015 được áp dụng trên thực tế, tình hình vi phạm về lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại vẫn còn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng Năm 2018, nhóm hành vi vi phạm về xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại là
554 vụ, với tổng số tiền phạt là 21.411.130.000 đồng Năm 2019, nhóm hành vi vi phạm về xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại là 874 vụ, với tổng số tiền phạt là 18.692.500.000 đồng Năm 2020, nhóm hành vi vi phạm về xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại là 1.193 vụ, với tổng số tiền phạt là 14.619.585.425 đồng Như vậy, từ năm
Từ năm 2018 đến năm 2020, số vụ vi phạm liên quan đến quản lý chất thải nguy hại đã gia tăng đáng kể, từ 554 lên 1.193 vụ Các hành vi vi phạm chủ yếu bao gồm: không điều chỉnh sổ đăng ký chủ nguồn thải, không phân loại chất thải, lưu giữ chất thải tại những khu vực không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật Sự gia tăng số vụ vi phạm này phản ánh tình trạng vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam diễn biến phức tạp và liên tục nghiêm trọng hơn.
Trong khi đó, nhóm nghiên cứu vẫn chưa ghi nhận được trường hợp nào đã bị đưa ra xét xử với Tội VPQĐVQLCTNH theo Điều 236 BLHS mà chỉ ghi nhận một vài trường hợp đã bị khởi tố vụ án hình sự Theo thống kê số liệu vi phạm pháp luật về môi trường năm 2012 của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thì cả nước phát hiện 343 vụ vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, trong đó có 228 tổ chức và 105 cá nhân bị xử phạt và có duy nhất một hành vi bị khởi tố vụ án hình sự với Tội VPQĐVQLCTNH nhưng không xử lý được vì sau đó Viện Kiểm sát đã không phê chuẩn 41 Ngoài ra, trong năm 2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án hình sự về hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trên địa
40 Kết quả thực hiện Nghị định số 155/2016/NĐ-CP giai đoạn 2017-2020, https://monre.gov.vn/Pages/ket-qua- thuc-hien-nghi-dinh-so-1552016nd-cp-giai-doan-2017-2020.aspx (truy cập ngày 30/7/2023)
41 Dương Minh Tiến (2015), Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, tr.67
81 bàn thị xã Kỳ Anh theo Điều 182a BLHS nhưng vụ án cũng không thể đưa ra xét xử được mà chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính
Số liệu thống kê cho thấy tội danh vi phạm quy định về quản lý chất lượng nước chưa được áp dụng phổ biến trong thực tế, dẫn đến tính thực tiễn của nó còn hạn chế Ngoài những số liệu thu thập được, một số vụ án điển hình cũng phản ánh thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý chất lượng nước.
Vụ án đầu tiên liên quan đến Công ty Tung Kuang 4243 với ông Hứa Chí Thành và Lưu Kiến Lân đã chỉ đạo xả thải trực tiếp ra sông Ghẽ Tuy nhiên, hành vi này chưa đủ căn cứ cấu thành tội phạm theo Điều 182a BLHS năm 1999 do chưa xác định mức độ nghiêm trọng và hậu quả Công ty Tung Kuang đã bị xử phạt hành chính với tổng số tiền 312 triệu đồng.
Nếu vụ việc này bị xử lý theo quy định tại BLHS hiện hành thì vấn đề cũng tương đối phức tạp do công nhân xả nước thải theo sự chỉ đạo của quản đốc Nguyễn Văn Nhiệm, mà Nhiệm được hai người là Hứa Chí Thành và Lưu Kiến Luân chỉ đạo để xả nước thải thải ra sông Ghẽ Ở đây, ông Thành và ông Lân là hai người có chức vụ trong công ty, nếu được công ty giao quyền thì có căn cứ để xác định hai người này là “người có thẩm quyền” Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là việc xác định có hay không hành vi
“cho phép”? Thành và Lân đã chỉ đạo, tức là việc tác động đến ý chí của người khác buộc người khác phải thực hiện theo mệnh lệnh mà mình đã đưa ra Trong khi đó, hành vi “cho phép” được hiểu là hành vi chấp thuận, đồng ý cho một đối tượng khác được thực hiện một hành vi nào đó mà bản thân của người đó mong muốn Như vậy, trường hợp trên không phải là hành vi “cho phép” vì việc xả thải xuất phát từ ý định của hai ông và dùng quyền lực của mình để thông qua người khác để thực hiện ý định đó Vì vậy, hành vi chỉ đạo của hai ông Thành và Lân được xem là hành vi của người cầm đầu trong vụ án có đồng phạm và những người trực tiếp xả thải ra môi trường theo chỉ đạo đóng vai trò là người thực hành hành vi gây ô nhiễm môi trường
Trong vụ án này, nếu đặt trong trường hợp một số những người công nhân hoặc người quản đốc muốn thực hiện hành vi xả thải sau đó xin phép và nhận được sự chấp
42 Đào Minh Khoa, “Khởi tố hình sự vụ xả nước thải ở Công ty Tung Kuang”, https://nld.com.vn/phap-luat/khoi-to-hinh-su-vu-xa-nuoc-thai-o-cong-ty-tung-kuang-20100711121949192.htm (truy cập ngày 9/8/2023)
43 Nguyễn Hưng, “Tung kuang bị phạt hơn 300 triệu vì gây ô nhiễm”, https://vnexpress.net/tung-kuang-bi-phat-hon-300-trieu-vi-gay-o-nhiem-2192026.html (truy cập ngày 9/8/2023)
Để cấu thành Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Tội VPQĐVQLCTNH), cần có đủ hành vi “cho phép” của người có thẩm quyền, theo đó, sự đồng thuận, thuận theo dưới các hình thức của ông Thành và ông Lân là chưa đủ Theo Điều 236 BLHS, người có thẩm quyền quản lý chất thải nguy hại đóng vai trò thứ yếu là cho phép hành vi xả thải diễn ra Do vậy, người trực tiếp xả thải sẽ cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường, còn người có thẩm quyền cấp trên có thể cấu thành Tội VPQĐVQLCTNH.
Ngoài ra, trường hợp người có thẩm quyền đã có hành vi cho phép việc xả thải trước đó nhưng sau đó lại tích cực tham gia hỗ trợ, giúp sức hoặc tổ chức quá trình xả thải đó thì chúng ta nên xem xét đã cấu thành cả hai tội gây ô nhiễm môi trường và VPQĐVQLCTNH Bởi vì, nếu xem hành vi cho phép ban đầu là điều kiện cần thiết để cho việc xả thải được diễn ra thì người đó đã thực hiện nhiều hành vi theo chuỗi, một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian, trong đó, hành vi trước là tiền đề, điều kiện để thực hiện hành vi sau Khi đó, người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội tương ứng với từng hành vi, nếu mỗi hành vi đều có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo tinh thần hướng dẫn của Công văn hướng dẫn nghiệp vụ số 233/TANDTC-PC của TAND tối cao
Vụ việc thứ hai xảy ra tại Hà Tĩnh Năm 2016, Công an tỉnh Hà Tĩnh, Sở TN-MT đã phát hiện việc chôn lấp khoảng 100 mét khối chất thải công nghiệp của dự án Formosa 44 Công ty Kỳ Anh không đủ điều kiện và không được cơ quan chức năng cấp phép tiếp nhận, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, nhưng đã tự ý ký với Formosa một hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại của dự án Formosa Formosa đã giao cho Công ty Kỳ Anh 19 tấn chất thải để công ty này đưa đi chôn, xử lý trái phép Bộ TN&MT đã lấy mẫu thí nghiệm thì chất thải chôn lấp trái phép có một số bùn mẫu thải có chứa thông số xyanua (CN-) vượt ngưỡng chất thải Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định khởi tố hình sự theo quy định tại Điều 182a BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 “Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại” về vụ án chôn chất thải độc hại của Formosa Tuy nhiên, vụ án lại được cho là không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm về môi trường Sau đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định xử phạt hành chính Formosa 560 triệu đồng vì vi phạm không phân định chất thải nguy hại để quản lý theo quy định của pháp luật, chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại, Công ty Kỳ Anh
44 Văn Định, “Chôn 100 tấn chất thải trái phép, Formosa bị phạt 560 triệu đồng”, https://tuoitre.vn/chon-100-tan-chat-thai-trai-phep-formosa-bi-phat-560-trieu-dong-
20171216115629751.htm#:~:text=TTO%20%2D%20Li%C3%AAn%20quan%20v%E1%BB%A5%20ch%C3%B4n,%C4%91%E1%BB%8Bnh%20ch%E1%BA%A5t%20th%E1%BA%A3i%20nguy%20h%E1%BA%A1i (truy cập ngày 10/8/2023)
Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam - kinh nghiệm từ thực tiễn và quy định của một số nước trên thế giới
3.2.1 Về xác định dấu hiệu pháp lý của tội phạm a) Dấu hiệu thuộc mặt khách quan
Về mặt khách quan của tội phạm, nhóm nghiên cứu tiếp tục ủng hộ việc xác định Tội VPQĐVQLCTNH là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức với mặt khách quan của tội phạm chỉ bao gồm có hành vi khách quan (tương đồng với hướng tiếp cận của pháp luật hình sự của các nước Singapore, CHLB Đức và Liên bang Nga) Với cách tiếp cận này là phù hợp bởi vì trước mắt với thực trạng vi phạm trong lĩnh vực môi trường như hiện nay thì cần phải có giải pháp để nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ quy định của các chủ thể trong xã hội Đối với lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại lại càng quan trọng và càng phải nghiêm ngặt
Tuy nhiên, theo Điều 236 BLHS của nước ta chỉ bao gồm hành vi khách quan là hành vi cho phép việc chôn, lấp, đổ, thải các chất thải nguy hại vào môi trường Vấn đề này theo đánh giá của nhóm nghiên cứu là phạm vi của hành vi là tương đối hẹp, chưa phản ánh được đầy đủ bản chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội của hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại Trong khi đó, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia như đã kể trên thì pháp luật những nước này lại xác định hành vi khách quan của tội này có phạm vi tương đối rộng, bao gồm nhiều hành vi khác nhau trong suốt quá trình quản lý chất thải nguy hại Cụ thể, pháp luật hình sự của Cộng hòa Singapore xác định hầu hết các hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, chỉ cần hành vi đó có mức độ nguy hiểm đáng kể là có thể xử lý trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm Pháp luật hình sự Trung Quốc quy định theo hướng nếu một hành vi vi phạm quy định nào về quản lý chất thải nguy hại mà gây ra hậu quả nghiêm trọng là đã phản ánh được bản chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội và có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự chứ không giới hạn trong giới hạn trong phạm vi hẹp một vài hành vi đặc thù Pháp luật hình sự của Liên bang Nga cũng theo hướng là nếu một hành vi vi phạm nào nhưng bản thân của hành vi đó có nguy cơ hoặc có khả năng gây ra thiệt hại đáng kể cho xã hội, cho môi trường và sự sống của con người, sinh vật thì đều được xem là hành vi khách quan của tội này Pháp luật hình sự của CHLB Đức thì có xu hướng còn nghiêm ngặt hơn khi xác định tính nguy hiểm dựa vào đặc tính của các chất thải được thải ra có thể tác động như thế nào đến con người và môi trường tự nhiên nên việc các chất này được đưa vào môi trường là đương nhiên được xem là đã gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội và trở thành tiền đề để xử lý trách nhiệm hình sự đối với tội danh đang được đề cập
Trên cơ sở đã phân tích như ở trên thì nhóm nghiên cứu kiến nghị theo hướng mở rộng thêm phạm vi khách quan của tội này trong phạm vi những quy định về quản lý chất thải nguy hại Hành vi cho phép việc chôn, lấp, đổ, thải chất thải nguy hại
88 ra môi trường là hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại nhưng nếu đối chiếu với quy định của pháp luật chuyên ngành thì rõ ràng không chỉ có hành vi này mới có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội Do đó, để đảm bảo việc xử lý trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, hợp tình, hợp lý thì hành vi khách quan của tội phạm này cần được xác định là hành vi cho phép của người có thẩm quyền hoặc là hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại khác mà làm cho chất thải nguy hại có thành phần nguy hại theo quy định có nguy cơ bị đưa vào môi trường tự nhiên Theo tinh thần này thì sẽ giúp nâng cao trách nhiệm của các chủ thể có trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại là phải tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định của nhà nước về quản lý và phải bảo đảm cho việc chất thải nguy hại không được đưa ra môi trường không đúng quy định Sở dĩ, nhóm nghiên cứu kiến nghị nội dung là bởi vì bản chất của các quy định về quản lý chất thải nguy hại là tương đối nhiều và phức tạp, đảm bảo hiệu quả cho hai công việc, đó là chế độ quản lý của nhà nước và ngăn ngừa, kiểm soát chất thải nguy hại bị đưa ra môi trường Do đó, những hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại là đã nguy hiểm nhưng chỉ những hành vi nào mà có khả năng, có nguy cơ làm cho chất thải bị đưa vào môi trường tự nhiên mới là có mức độ nguy hiểm đáng kể và cao nhất và cần thiết phải được xử lý trách nhiệm hình sự
Vi phạm hành chính tái diễn nhiều lần đối với quy định quản lý chất thải nguy hại nên được xem xét xử lý hình sự theo tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại Chế độ quản lý chất thải nguy hại phải nghiêm ngặt để hạn chế tối đa vi phạm, đặc biệt là những vi phạm về an toàn, kỹ thuật, chuyên môn liên quan đến đảm bảo an toàn chất thải nguy hại Chỉ xem xét xử lý hành chính đối với các vi phạm về hồ sơ, thủ tục hành chính vì tác động tiêu cực của chúng chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước.
Việc vi phạm các quy định có liên quan đến đảm bảo tính an toàn và kỹ thuật có thể chưa đến mức nguy hiểm đáng kể để được xem là tội phạm nhưng nếu để tiếp tục vi phạm nhiều lần mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt thì nguy cơ mất an toàn chất thải nguy hại là rất cao vì phần nào phản ánh khả năng quản lý yếu kém của họ Do đó, cùng với việc xem xét mở rộng chủ thể của tội này đối với pháp nhân thương mại thì cũng cần xem xét bổ sung thêm dấu hiệu vi phạm quy định có liên quan đến kỹ
Hành vi xả thải chất thải nguy hại trái phép nhiều lần, đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà chưa hết thời hạn được xem là chưa bị xử phạt nhưng vẫn tiếp tục vi phạm, đủ căn cứ xác định là hành vi khách quan thuộc mặt khách quan của tội phạm theo Điều 236 BLHS.
Điều 236 Bộ luật Hình sự năm 1999 chỉ quy định về trách nhiệm hình sự của cá nhân, không xem xét trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại Năm 2015, Bộ luật Hình sự lần đầu tiên có quy định về trách nhiệm hình sự của loại chủ thể này, tuy nhiên vẫn tồn tại một số bất cập chung về xác định hành vi phạm tội, lỗi, quan hệ với trách nhiệm của cá nhân, Hai quan điểm chính là: (1) Pháp nhân thương mại không phải là chủ thể của tội phạm, chỉ có cá nhân là chủ thể, nhưng có thể là chủ thể của trách nhiệm hình sự; (2) Pháp nhân thương mại là chủ thể của cả tội phạm lẫn trách nhiệm hình sự.
Theo quy định của Điều 74 BLDS 2015 thì pháp nhân là một tổ chức và có đủ các điều kiện: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản đó và có thể tự nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật Như vậy thì pháp nhân thương mại cũng là một tổ chức người, có các thành viên là con người Pháp nhân thương mại không thể tự có thể có hành vi thực hiện một việc gì đó mà bắt buộc phải có sự hoạt động thông qua một người cụ thể và người này thực hiện khi nhân danh, lấy tư cách của pháp nhân Những người này có thể là người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền hoặc những người được pháp nhân giao các nhiệm vụ, trách nhiệm Do đó, bản chất thì hành vi của pháp nhân thương mại thì cũng là hành vi của con người cụ thể thực hiện Về yếu tố lỗi, quy định ở Điều 10 và Điều 11 BLHS không đề cập đến lỗi của pháp nhân thương mại mà chỉ đề cập đến lỗi của cá nhân Trên cơ sở phân tích về mặt lý luận, lỗi chính là thái độ tâm lý của con người trước hành vi của mình thì lỗi chỉ có thể là của từng cá nhân, con người cụ thể nên hành vi dù có nhân danh pháp nhân để thực hiện tội phạm thì cũng là hành vi
45 Nguyễn Ngọc Hòa (2020), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại - nhận thức cần thống nhất, Nxb
90 của từng người và chính là kết quả của sự lựa chọn xử sự trong cả lý trí và ý chí của từng con người nên suy cho cùng thì dù pháp nhân thương mại có thực hiện hành vi phạm tội thì chỉ có cá nhân mới chính là chủ thể của tội phạm Chính vì vậy, TNHS của pháp nhân thương mại và TNHS của cá nhân là người của pháp nhân là không thể tách rời nhau Trong đó, chỉ có cá nhân mới là chủ thể của tội phạm còn pháp nhân thương mại đóng vai trò là chủ thể trách nhiệm hình sự bởi hành vi phạm tội của cá nhân nhân danh của pháp nhân Nói cách khác, pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự (hệ quả pháp lý bất lợi nghiêm khắc nhất) kèm theo việc cá nhân nhân danh pháp nhân thương mại thực hiện tội phạm Chính vì vậy, BLHS còn nhiều vướng mắc là xuất phát từ một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là nhận thức chưa thống nhất trong vấn đề này
Xác định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là vấn đề đặc thù, không tuân thủ nguyên tắc khoa học hình sự rằng chỉ người phạm tội mới phải chịu trách nhiệm Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại nhằm tăng cường răn đe, phòng ngừa tội phạm, tập trung vào việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đại diện pháp nhân hoặc người được ủy quyền, ủy thác Mỗi hành vi của họ tác động tới tổ chức, có thể gây thiệt hại tài chính lớn hoặc ảnh hưởng tới việc làm của người lao động.
Trên cơ sở nhận thức như đã nêu ở trên và tham khảo pháp luật của một số quốc gia đã nêu ở Chương II, nhóm nghiên cứu kiến nghị mở rộng phạm vi chịu TNHS theo Điều 236 BLHS đối với cả pháp nhân thương mại Đây không phải là một vấn đề khá mới mẻ mà đã từng có các nghiên cứu trước đó đã kiến nghị, thậm chí ngay ở lần sửa đổi và bổ sung BLHS 2015 46 Về nội dung này, nhóm nghiên cứu cho rằng đối với các quy định về quản lý chất thải hiện nay ở nước ta thì chủ thể thực hiện luôn có sự hiện diện của các pháp nhân thương mại (đó có thể là các doanh nghiệp là chủ nguồn, doanh nghiệp có chức năng xử lý, doanh nghiệp có chức năng vận chuyển chất thải nguy hại, ) Mặt khác, quy định về quản lý chất thải nguy hại ở nước ta tương đối phức tạp để nhằm mục đích quản lý và kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt chất thải nguy hại để tránh để xảy ra ô nhiễm hoặc làm suy thoái chất lượng của môi trường Vì thế, để đạt
46 Lê Văn Sua, “Pháp nhân thương mại có là chủ thể của tội phạm Điều 236 và Điều 319 BLHS năm 2015?”, https://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi&Li stI ua8df79-a725-4fd5-9592-517f443c27b6&SiteId1f9e79-d495-439f-98e6 4bd81e36adc9&ItemID!14&SiteRootID1e67e4-9250-47a7-96d6-64e9cb69ccf3 (truy cập ngày 14/7/2023)
91 được mục đích này thì càng cần thiết mở rộng trách nhiệm hình sự đối với các pháp nhân thương mại để thông qua đó nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân đối với vấn đề quản lý chất thải nguy hại của mình bởi nếu như bị xử lý trách nhiệm hình sự sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của chính mình, thậm chí là có nguy cơ bị loại bỏ khỏi thị trường, dẫn đến hậu quả bất lợi về nhiều mặt mà lớn nhất chính là lợi ích và động lực kinh tế - một trong những vấn đề nguyên nhân chủ yếu của vi phạm môi trường nói chung và vi phạm quy định về quản lý chất thải nói riêng Tác động này có thể sẽ là đủ lớn để buộc các chủ thể kinh tế là các pháp nhân chấp hành quy định của pháp luật nghiêm chỉnh và đầy đủ hơn, vai trò quản lý của nhà nước trở trong việc thực hiện các chính sách về môi trường trở nên có hiệu quả c) Dấu hiệu thuộc mặt chủ quan
Về mặt chủ quan thì như đã đề cập ở trên, Tội VPQĐVQLCTNH chỉ đặt ra trong trường hợp do cố ý phạm tội Nếu trong trường hợp vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại do vô ý mà gây ra hậu quả lớn thì không bị xử lý theo Điều 236 mà chuyển thành một tội danh khác là Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều
360 BLHS mà nhóm nghiên cứu đã đề cập ở Chương I Tuy nhiên, việc xử lý theo Điều