1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo luật hình sự việt nam

118 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định Tội Danh Tội Vi Phạm Quy Định Về Tham Gia Giao Thông Đường Bộ Theo Luật Hình Sự Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Minh Trang
Người hướng dẫn TS. Lê Tường Vy
Trường học Trường Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 26,09 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. ĐỊNH TỘI DANH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA (12)
    • 1.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo mặt khách quan của tội phạm (14)
    • 1.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về định tội (32)
  • CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE CÔNG NÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ MÀ GÂY THIỆT HẠI VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, TÀI SẢN CHO NGƯỜI KHÁC (37)
    • 2.1. Quy định của pháp luật liên quan đến hành vi điều khiển xe công nông ... 32 2.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh đối với hành vi của người điều khiển xe công nông trên đường bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác (37)
    • 2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện (52)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

ĐỊNH TỘI DANH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA

Một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo mặt khách quan của tội phạm

Thứ nhất, định tội danh đối với hành vi của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn trên đoạn đường đang thi công, chưa cho phép các phương tiện lưu thông.

11 Khoản 1 Điều 3 TTTL số 09/2013/TTLT – BCA – BQP – BTP – VKSNDTC – TANDTC ngày 28/8/2013.

Thực tiễn cho thấy, việc xác định hành vi này là hành vi tham gia giao thông đường bộ hay hành vi vô ý làm chết người vẫn chưa có sự nhận thức và áp dụng thống nhất trên thực tế Chẳng hạn như trong vụ án sau:

Nội dung vụ án: Đêm ngày 8/5/2018, sau khi ăn nhậu xong Hồ Văn T điều khiển xe mô tô chở

H và B lưu thông trên Quốc lộ 1A theo hướng Bắc – Nam Khi đến Km1038+200 thuộc thôn L, xã B, huyện B thì T điều khiển xe mô tô chuyển hướng qua phía Đông đi về phía Nam (phần đường mở rộng Quốc lộ 1A vừa thi công xong) để về nhà Do

T đi vào phần đường vừa thi công xong ở phía Đông và không quan sát, không làm chủ tốc độ nên đã tông vào xe mô tô do anh Trần Văn C điều khiển theo hướng ngược chiều Hậu quả anh C chết tại chỗ.

Công văn số 1457/SGTVT-QLCL về việc phúc đáp nội dung Công văn số 74/CV-CQCSĐT ngày 02/6/2018 của cơ quan cảnh sát điều tra (CQCSĐT) Công an huyện B, Công văn số 1946/SGTVT-QLCL ngày 31/7/2019 của Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi và Công văn số 1340/BQL-QLDA1 ngày 12/8/2019 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi đều xác định đoạn đường Km 1038+200 bên trái tuyến (phần đường mở rộng) thuộc gói thầu 20-BS dự án đầu tư xây dựng mở rộng Quốc lộ 1A vừa thi công xong hạng mục thảm nhựa mặt đường còn các hạng mục thuộc hệ thống an toàn giao thông trên tuyến chưa được triển khai thi công hoàn thiện nên đoạn đường này chưa hoàn thành, chưa cho phép phương tiện giao thông lưu thông và đồng thời cũng khẳng định đoạn đường này là đường bộ theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

Theo bản ảnh hiện trường và Công văn số 151/KT-CTY 545 ngày 30/7/2019 của Công ty Cổ phần xây dựng công trình 545 xác định: “Đoạn tuyến Km 1038+118-Km

1038+800 (phần đường mở rộng) ngày 8/5/2018 đoạn tuyến này chúng tôi vẫn chưa hoàn thành, chưa cho phép thông xe do hệ thống chưa an toàn giao thông chưa hoàn thiện và chưa sơn vạch kẻ đường Chúng tôi đã có bố trí biển báo 2 đầu đoạn tuyến và hệ thống dải phân cách dẫn hướng nằm trên phần đường mở rộng để ngăn cách giữa đường hiện trạng và đường mở rộng và tuyến đường này được ngăn cách bởi các dải phân cách cứng giữa đường hiện trạng và đường mở rộng”.

Quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) và người tham gia tố tụng về việc xác định tội danh đối với hành vi của Hồ Văn T như sau:

13 Xem Phụ lục số 01, Bản án số: 39/2019/HS-PT ngày 30/8/2019 của TAND tỉnh Quảng Ngãi.

- Tại bản án hình sự sơ thẩm (HSST) số 09/2019/HS-ST ngày 12/3/2019, TAND huyện B, tỉnh Quảng Ngãi áp dụng điểm a khoản 2 Điều 260; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và Điều 38 BLHS năm 2015 xử phạt Hồ Văn T 36 tháng tù về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

- Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Hồ Văn T cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” tại điểm a khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 là không đúng tội, gây oan sai cho bị cáo.

- VKSND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng căn cứ vào Công văn số 1457/SGTVT- QLCL về việc phúc đáp nội dung Công văn số 74/CV-CQCSĐT ngày 02/6/2018 của CQCSĐT Công an huyện B, Công văn số 1946/SGTVT-QLCL ngày 31/7/2019 của Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi và Công văn số 1340/BQL-QLDA1 ngày 12/8/2019 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi xác định đoạn đường xảy ra tai nạn thuộc đoạn Km1038+200 là đường bộ Bị cáo điều khiển xe mô tô nhưng không có giấy phép lái xe theo quy định đi vào đoạn đường trên nhưng không đi bên phải theo chiều đi và không đi đúng phần đường của mình dẫn đến tông vào xe mô tô của anh C đi ngược chiều, hậu quả khiến anh C chết Lỗi hoàn toàn thuộc về bị cáo Do đó, đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của bị cáo T, giữ nguyên bản án HSST số 09/2019/HS-

ST ngày 12/3/2019 của TAND huyện B.

- Luật sư Trịnh Văn H – người bào chữa cho bị cáo T cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo T về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo điểm a khoản 2 Điều 260 BLHS là không đúng tội, gây oan sai cho bị cáo và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản án HSST số 09/2019/HS-ST ngày 12/3/2019 của TAND huyện B vì các lý do: (1) Xe của người bị hại không bật đèn khiến bị cáo không thể quan sát xe đi ngược chiều phía trước, nồng độ cồn trong máu của người bị hại là 120mg/100ml khí thở Do đó, người bị hại cũng có một phần lỗi trong vụ án (2) Đoạn đường xảy ra tai nạn thuộc đoạn Km1038+200 thuộc thôn L, xã B, huyện B, tỉnh Quảng Ngãi chưa cho phép xe lưu thông và đây là một công trường đang thi công, nên không phải là mạng lưới giao thông (3) Bản kết luận giám định pháp y về tử thi số 40/2018/GĐPY củaPhòng Giám định pháp y Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi không đúng với quy định của Luật giám định tư pháp (4) Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm bị cáo tiếp tục hỗ trợ cho người nhà bị hại số tiền 20.000.000 đồng nên đây là tình tiết giảm nhẹ mới.

- Tại bản án HSPT số 39/2019/HS-PT, TAND tỉnh Quảng ngãi cho rằng, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì đoạn đường xảy ra tai nạn chưa cho phép xe lưu thông nhưng đây là đường bộ, không phải là một công trường biệt lập để phục vụ cho công tác xây dựng, do đó, các phương tiện giao thông đi vào đoạn đường này đều phải tuân thủ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ Do đó,

Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của bị cáo T, giữ nguyên bản án HSST số 09/2019/HS-ST ngày 12/3/2019 của TAND huyện B, xử phạt T 36 tháng tù về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo Điều 260 BLHS.

Như vậy, trong vụ án này có hai quan điểm khác nhau liên quan đến việc định tội danh đối với hành vi vi phạm của Hồ Văn T như sau:

Một là, Tòa án cấp sơ thẩm, VKSND tỉnh Quảng Ngãi và Tòa án cấp phúc thẩm đều cho rằng bị cáo T bị xét xử về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo Điều 260 BLHS là đúng pháp luật Theo đó, Tòa án cấp sơ thẩm, VKSND tỉnh Quảng Ngãi và Tòa án cấp phúc thẩm đều dựa vào Công văn số

Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về định tội

Qua việc phân tích một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo mặt khách quan của tội phạm cho thấy việc định tội danh đối với tội phạm này còn có những vướng mắc nhất định và nguyên nhân của những vướng mắc này xuất phát từ các lý do sau:

- Về việc định tội danh đối với hành vi của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn trên đoạn đường đang thi công, chưa cho phép các phương tiện lưu thông: Với quy định hiện nay, đặc biệt là hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC, chúng ta chưa phân biệt rõ giữa “đường bộ đang thi công” với “công trường đang thi công” trên đường bộ, để từ đó, có thể xác định được hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện là hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ hay là hành vi vi phạm các quy tắc chung trong việc đảm bảo an toàn tính mạng của người khác.

- Về việc định tội danh đối với hành vi của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông và đã gây ra thiệt hại về tính mạng cho người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông đó do có hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì trong trường hợp này chỉ cần xử lý về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với tình tiết định khung tăng nặng “Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 hay cần phải xử lý thêm cả Tội chống người thi hành công vụ nữa.

- Về việc xác định dấu hiệu hậu quả của tội phạm tại Điều 260 BLHS So với quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 cũng như hướng dẫn tại Điều 2 TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định chi tiết việc xác định các mức độ hậu quả từ nghiêm trọng, rất nghiêm trọng đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì tác giả nhận thấy quy định của Điều 260 BLHS năm 2015 có nhiều lỗ hổng trong quy định về vấn đề này Cụ thể, theo hướng dẫn của TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC thì có quy định sự tổng hợp giữa thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người và thiệt hại về tài sản cũng như có sự tổng hợp giữa thiệt hại về tính mạng và thiệt hại về sức khỏe của con người 30 Đến BLHS năm 2015, Điều 260 BLHS năm 2015 không quy định về dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng như trong quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 về tội phạm tương ứng mà Điều 260 BLHS năm 2015 đã quy định thẳng ngay trong điều luật các mức độ về hậu quả này Điều này giúp cho việc xác định tội phạm được chính xác, rõ ràng, dễ hiểu Tuy nhiên, bên cạnh điểm tiến bộ này, Điều 260 BLHS năm 2015 đã không tiếp thu và kế thừa được hết các quy định về dấu hiệu hậu quả tiến bộ đã được hướng dẫn theo TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC mà cụ thể là sự tổng hợp giữa thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người và thiệt hại về tài sản cũng như sự tổng hợp giữa thiệt hại về tính mạng và thiệt hại về sức khỏe của con người dẫn đến

30 Xem Điều 2 TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC. trên thực tiễn có một số trường hợp người phạm tội mặc dù gây ra thiệt hại cho xã hội lớn hơn nhưng lại phải chịu TNHS với khung hình phạt nhẹ hơn so với trường hợp người phạm tội gây ra hậu quả ít nghiêm trọng hơn.

Trên cơ sở xác định những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như trên, tác giả kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về các vấn đề này như sau:

Thứ nhất, về vấn đề đoạn đường bộ đang thi công.

“Đối với hành vi của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác trên đoạn đường bộ đang thi công thì TNHS của họ được xác định như sau:

- Trường hợp đoạn đường bộ đang thi công (chưa hoàn thành), bên thi công chưa bàn giao và chưa cho phép các phương tiện tham gia giao thông lưu thông thì đoạn đường bộ đang thi công này cần được coi là công trường đang thi công. Trường hợp phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động trên đoạn đường bộ đang thi công này mà gây tai nạn thì người điều khiển, sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ không bị truy cứu TNHS về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 mà tùy từng trường hợp, có thể bị truy cứu TNHS về Tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 128 BLHS, Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại Điều 129 BLHS hoặcTtội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người quy định tại Điều

295 BLHS theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-

- Trường hợp đoạn đường bộ đang thi công (chưa hoàn thành), bên thi công chưa bàn giao nhưng vẫn cho phép các phương tiện tham gia giao thông lưu thông trên chính đoạn đường đang thi công đó thì đoạn đường bộ đang thi công này không được coi là công trường đang thi công mà là đường bộ Trường hợp phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động trên đoạn đường bộ đang thi công này mà gây tai nạn thì người điều khiển, sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bị truy cứu TNHS về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015”.

Thứ hai, về hành vi: “Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông”.

“- Trường hợp người tham gia giao thông có hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và còn có hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông thì hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông này có thể bị xử lý về Tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 BLHS năm 2015.

- Trường hợp người tham gia giao thông đường bộ có hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển giao thông và vô ý gây ra cái chết cho người đó thì xử lý về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với tình tiết định khung tăng nặng “Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông” quy định tại điểm d khoản 2 Điều Điều 260 BLHS năm 2015 mà không xử lý thêm về Tội chống người thi hành công vụ (Điều

Thứ ba, về việc quy định hậu quả là dấu hiệu định tội và định khung hình phạt của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Điều 2 TTLT số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC đã rất tiến bộ khi có quy định về hậu quả hỗn hợp mà người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS năm 1999) gây ra, bao gồm quy định tổng hợp giữa các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do người phạm tội gây ra Trên cơ sở kế thừa tinh thần hướng dẫn này tại Điều 2 TTLT số 09/2013/TTLT- BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC vào quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015, tác giả kiến nghị cần sửa đổi quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 liên quan đến dấu hiệu hậu quả của tội phạm là dấu hiệu định tội và định khung hình phạt như sau:

Một là, bổ sung vào khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 điểm đ’ (nằm sau điểm đ và nằm trước điểm e khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015) với quy định:

“Làm chết 01 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này”.

Hai là, bổ sung vào khoản 3 Điều 260 BLHS năm 2015 điểm a‟ và điểm a” (nằm sau điểm a và nằm trước điểm b khoản 3 Điều 260 BLHS năm 2015) với quy định:

- Điểm a‟: “Làm chết 02 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này”.

- Điểm a”: “Làm chết 01 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm e, g khoản 2 Điều này”.

Trong Chương 1 của Luận văn, tác giả đã phân tích quy định của pháp luật hình sự về yếu tố mặt khách quan của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) với các dấu hiệu, gồm: hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả của tội phạm và dấu hiệu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm Đồng thời, tác giả cũng đi vào phân tích một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo yếu tố mặt khách quan này Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đó và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn rõ các nội dung sau đây:

Thứ nhất, hướng dẫn cụ thể khi nào thì đoạn đường bộ đang thi công được coi là công trường đang thi công, khi nào thì đoạn đường bộ đang thi công được coi là đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ để việc định tội danh được chính xác.

Thứ hai, hướng dẫn về việc áp dụng pháp luật đối với trường hợp người tham gia giao thông đường bộ có hành vi “Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông”.

Thứ ba, bổ sung vào Điều 260 BLHS năm 2015 các quy định sau đây:

- Bổ sung điểm đ’ vào khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 với quy định:

“Làm chết 01 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này”.

- Bổ sung điểm a’ vào khoản 3 Điều 260 BLHS năm 2015 với quy định:

“Làm chết 02 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này”.

- Bổ sung điểm a” vào khoản 3 Điều 260 BLHS năm 2015 với quy định:

“Làm chết 01 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm e, g khoản 2 Điều này”.

ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE CÔNG NÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ MÀ GÂY THIỆT HẠI VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, TÀI SẢN CHO NGƯỜI KHÁC

Quy định của pháp luật liên quan đến hành vi điều khiển xe công nông 32 2.2 Một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh đối với hành vi của người điều khiển xe công nông trên đường bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác

Xe công nông ở các vùng nông thôn mà đặc biệt là ở các tỉnh Tây Nguyên tồn tại trong đời sống sản xuất của người dân như một phương tiện, một nông cụ không thể thiếu vì xe công nông đáp ứng được nhu cầu cần thiết phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm địa hình vùng nông thôn, đặc biệt là vùng Tây Nguyên cũng như phù hợp với khả năng kinh tế của người nông dân 31 Theo thống kê vào giữa tháng 7/2017 của 5 tỉnh Tây Nguyên, toàn vùng có khoảng 125.000 chiếc xe công nông Chính vì xe công nông được sử dụng rất phổ biến ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên như vậy cho nên loại xe này được coi như là một “loại xe đặc sản” ở Tây Nguyên mà chưa có phương tiện nào có thể thay thế được 32 Bên cạnh mặt tích cực là đáp ứng được nhu cầu của người dân như trên thì hệ lụy về sự mất an toàn giao thông do xe công nông gây ra ở Tây Nguyên nói riêng cũng như trong cả nước nói chung rất lớn mà cụ thể là các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do xe công nông gây ra.

Dù xe công nông được sử dụng rất phổ biến ở một số khu vực nông thôn và thường gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nhưng hiện nay, Điều 260 BLHS năm 2015, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng như các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự đều không có quy định nào trực tiếp điều chỉnh đối với hành vi của người điều khiển xe công nông mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác Hơn nữa, hiện nay cũng không có một khái niệm thống nhất thế nào là xe công nông 33 cũng như kiểu dạng xe công nông ở những khu vực khác nhau có thể được chế tạo tương đối khác nhau nhưng có thể

31 “Xe công nông, máy kéo độ chế nhan nhản ở Tây Nguyên: Nông cụ khó thay thế”, https://www.atgt.vn/xe- cong-nong-may-keo-do-che-mat-atgt-nong-cu-kho-thay-the-o-tay-nguyen- d419712.html (truy cập ngày 10/7/2021).

32 Lê Kiến, “Ám ảnh đặc sản xe công nông ở Tây nguyên”, https://danviet.vn/am-anh-dac-san-xe- cong-nong- o-tay-nguyen-7777784253.htm (truy cập ngày 10/7/2021).

33 Ví dụ: Theo Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 24/3/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận Ban hành quy định quản lý xe công nông, xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh, tại khoản 1 Điều 2 quy định: “Xe công nông là xe được lắp ráp từ các động cơ diezel một xi lanh và tận dụng các tổng thành ô tô, không có tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật Các loại xe tương tự nhưng lắp ráp từ động cơ cũ của ô tô 4 xi lanh, 6 xi lanh được gọi chung là xe cơ giới 4 bánh tự chế (gọi chung là xe công nông, đầu ngang, xe độ chế, xe bình bịch…)” https://luattrongtay.vn/ViewFullText/Id/5c34d99e-5286-

4b45-9443-9b09f56bba25 thấy đặc điểm chung của xe công nông là một loại xe tự chế, đã bị cấm lưu hành từ ngày 1/1/2008, không có tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật nên cũng không được đăng kiểm cũng như không được đăng ký cấp biển số.

Xét về quy định của pháp luật, có các văn bản điều chỉnh liên quan đến xe công nông như sau:

- Mục 1 Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg ngày 9/12/2004 của Thủ tướng Chính Phủ về việc quản lý xe công nông tham gia giao thông đường bộ quy định: “Các

Bộ, ngành ở Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, trách nhiệm của mình, cần chủ động phối hợp chặt chẽ để quản lý hoạt động của xe công nông tham gia giao thông đường bộ theo chủ trương chỉ đạo sau: a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước; tổ chức thực hiện nghiêm túc những quy định của Luật Giao thông đường bộ đối với xe công nông tham gia giao thông đường bộ, như xe phải có đăng ký đăng kiểm, xe có kết cấu tương tự ô tô phải được kiểm tra định kỳ chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, người điều khiển phải có giấy phép lái xe. b) Đình chỉ việc sản xuất mới các loại xe công nông (trừ xe máy kéo nhỏ). Đối với số xe đã sản xuất hiện chưa có đăng ký, phải thực hiện kiểm tra nghiêm túc nếu đạt yêu cầu về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn hiện hành quy định cho loại xe này thì mới được đăng ký sử dụng Đối với các xe đã được cấp đăng ký, thời hạn tối đa được tham gia giao thông đến ngày 31 tháng 12 năm 2007. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể quy định thời hạn sớm hơn”.

Theo quy định tại Mục 1 Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg ngày 9/12/2004 thì khi xe công nông là loại xe được phép lưu thông (được phép tham gia giao thông đường bộ) thì xe phải có đăng ký đăng kiểm, người điều khiển xe phải có giấy phép lái xe. Đồng thời, đối với các xe công nông đã được cấp đăng ký, thời hạn tối đa được tham gia giao thông là đến ngày 31/12/2007.

- Mục 2a Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông quy định: “Từ ngày 01/01/2008, đình chỉ lưu hành xe ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ”.

Như vậy, theo Chỉ thị số 46 ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ vàNghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ thì kể từ ngày

01/01/2008, xe công nông là loại xe bị cấm lưu hành, không được phép tham gia giao thông.

- Điểm c khoản 5 Điều 16 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính Phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: “c) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông)” 34

Thông qua các văn bản pháp luật hiện nay có thể thấy, tất cả các văn bản pháp luật đều quy định thống nhất rằng, xe công nông là loại xe tự chế, bị cấm lưu hành và không được phép tham gia giao thông đường bộ Còn lại, các vấn đề khác liên quan đến xe công nông chưa được đề cập và quy định cụ thể.

2.2 Một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh đối với hành vi của người điều khiển xe công nông trên đường bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác

Thứ nhất, về việc xác định tội danh đối với hành vi của người điều khiển xe công nông trên đường bộ mà gây ra thiệt hại về tính mạng cho người khác Như đã phân tích ở trên, hiện nay pháp luật chỉ quy định xe công nông là loại xe bị cấm lưu hành, còn các vấn đề khác liên quan đến xe công nông thì không được quy định Do đó, khi một người có hành vi điều khiển xe công nông trên đường bộ mà gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác thì hành vi này phạm tội gì vẫn còn có sự nhận thức và áp dụng chưa thống nhất trên thực tế Qua quá trình khảo sát hơn 100 bản án liên quan đến vấn đề này, tác giả nhận thấy có hai quan điểm áp dụng pháp luật khác nhau đối với hành vi này là có Tòa án thì xử lý về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) nhưng có Tòa án lại xử lý về Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS) Ví dụ như các vụ án sau đây:

Ngày 2/1/2019, UBND xã Kim Xá ký hợp đồng với Công ty TNHH xây dựng và Xuất nhập khẩu K Nội dung Công ty K nhận đổ bê tông các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Kim Xá Ngày 18/4/2019, ông V ký hợp đồng kinh tế với anh Trần Đức P với nội dung giao cho anh P thực hiện công việc vận chuyển, đổ

34 Điểm c khoản 5 Điều 16 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính Phủ.

35 Xem Phụ lục số 06, Bản án số: 07/2020/HS-PT ngày 25/02/2020 của TAND tỉnh Vĩnh Phúc. bê tông và làm mặt bằng bê tông đường giao thông các tuyến đường giao thông nông thôn ở xã Kim Xá Khoảng 7 giờ 30 phút ngày 22/4/2019, anh P thuê anh Đ,

T, Cao Văn P và Nguyễn Văn Nam đổ bê tông đoạn đường liên xóm 1 thuộc thôn P, xã K Anh P giao cho anh Đ điều khiển xe công nông tự chế (trên xe có gắn thùng trộn chứa bê tông dạng hình trụ tròn) của anh P chở bê tông từ đường tỉnh lộ 309 đến đổ, thi công Khoảng 10 giờ 30 phút cùng ngày, sau khi đổ được khoảng 25m - 30m đường bê tông thì anh Đ dừng xe nghỉ giải lao và đi mua thuốc lá hút (xe dừng trước cổng nhà ông S), xe vẫn nổ máy để bê tông trên xe không bị đông cứng Sau đó, Chu Văn L đang làm đường ống nước cho xóm ngõ, đã tự ý ngồi lên chiếc xe công nông tự chế rồi điều khiển xe lùi về hướng nhà ông T ở cùng thôn để đổ bê tông xuống đường Khi L lùi xe đến sát tường cổng nhà ông S thì thành xe chạm vào tường cổng nhà ông S nên L điều khiển xe tiến về phía trước được khoảng 1m thì bánh xe phía sau bên phải của xe bị lún xuống đất làm thùng trộn chứa bê tông bị nghiêng về bên phải dẫn đến va đập vào phần bờ tường bao loan tiếp giáp với trụ cổng bên phải của gia đình ông S (theo hướng từ đường cái nhìn vào sân nhà ông S) Sau khi va chạm, phần tường bao loan, trụ cổng, cánh cổng bằng kẽm hộp của nhà ông S bị đổ, cánh cổng đổ vào phía trong và đè vào cháu B đang chơi ở sân nhà ông S Hậu quả, cháu B bị thương nặng và tử vong sau đó.

Trong vụ án này, các CQTHTT đều có chung quan điểm khi xác định tội danh đối với hành vi của Chu Văn L như sau:

Một số kiến nghị hoàn thiện

Như đã phân tích tại mục 2.2 của Luận văn, thực trạng định tội danh đối với hành vi của người điều khiển xe công nông trên đường bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác vẫn còn có những hạn chế, vướng mắc nhất định như: Xe công nông có phải là phương tiện tham gia giao thông đường bộ hay không, nếu là phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì xe công nông được xếp vào loại xe gì; người điều khiển xe công nông có cần phải có giấy phép lái xe hay không.

Nguyên nhân của những vướng mắc này là do hiện nay theo quy định của pháp luật, mà cụ thể là theo Chỉ thị số 46 ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP thì xe công nông là loại xe đã bị cấm lưu hành từ ngày 1/1/2008, còn lại các vấn đề khác liên quan đến xe công nông đều không được đề cập và không có quy định cụ thể Do đó, để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, tác giả kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các nội dung như sau:

Thứ nhất, theo Chỉ thị số 46 ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ và

Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP thì xe công nông là loại xe đã bị cấm lưu hành từ ngày 1/1/2008, tức là từ ngày 1/1/2008, xe công nông là loại xe không được phép tham gia giao thông đường bộ Tuy xe công nông là loại xe đã bị cấm lưu hành nhưng xét về kết cấu thì xe công nông là một loại xe cơ giới (phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) Vì vậy, nếu một người có hành vi điều khiển xe công nông tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải bị xử lý về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 BLHS năm 2015.

Thứ hai, theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ:

“Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp” thì xe công nông là loại xe đã bị cấm lưu hành từ ngày 1/1/2008, tức xe công nông là loại xe không được phép điều khiển để tham gia giao thông đường bộ Vì thế, xe công nông không thuộc loại xe cơ giới được cấp giấy phép lái xe theo các hạng giấy phép lái xe quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ Do đó, khi điều tra, truy tố, xét xử đối với người có hành vi điều khiển xe công nông về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) thì không xem xét cũng như không được áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “không có giấy phép lái xe theo quy định” tại điểm a khoản 2 Điều

260 BLHS đối với người phạm tội.

Trong Chương 2, tác giả đã phân tích quy định của pháp luật liên quan đến hành vi điều khiển xe công nông và một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh đối với hành vi của người điều khiển xe công nông trên đường bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác như: Xe công nông có phải là phương tiện tham gia giao thông đường bộ hay không và người điều khiển xe công nông có cần phải có giấy phép lái xe hay không Trên cơ sở đó, tác giả cũng nêu ra nguyên nhân của những vướng mắc này và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các nội dung sau:

Thứ nhất, hướng dẫn rõ xe công nông là một loại xe cơ giới (phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) bị cấm lưu hành Nếu một người có hành vi điều khiển xe công nông tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải bị xử lý về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 BLHS năm 2015.

Thứ hai, khi điều tra, truy tố, xét xử đối với người có hành vi điều khiển xe công nông về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260BLHS) thì không xem xét cũng như không được áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “không có giấy phép lái xe theo quy định” tại điểm a khoản 2 Điều 260 BLHS đối với người phạm tội.

Với phạm vi nghiên cứu là định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, Luận văn của tác giả đã đạt được các kết quả như sau:

Thứ nhất, Luận văn đã phân tích được các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 BLHS, bao gồm: hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hành vi điều khiển xe công nông.

Thứ hai, Luận văn phân tích một số vướng mắc còn tồn tại trong thực tiễn định tội danh Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm cũng như thực tiễn định tội danh đối với hành vi của người điều khiển xe công nông trên đường bộ mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác; đồng thời phân tích nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập này.

Thứ ba, Luận văn kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn rõ các nội dung sau đây:

-Hướng dẫn cụ thể khi nào thì đoạn đường bộ đang thi công được coi là công trường đang thi công, khi nào thì đoạn đường bộ đang thi công được coi là đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

- Hướng dẫn về việc áp dụng pháp luật đối với trường hợp người tham gia giao thông đường bộ có hành vi “Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông”.

- Bổ sung điểm đ’ vào khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 với quy định:

“Làm chết 01 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này”.

- Bổ sung điểm a’ vào khoản 3 Điều 260 BLHS năm 2015 với quy định:

“Làm chết 02 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này”.

- Bổ sung điểm a” vào khoản 3 Điều 260 BLHS năm 2015 với quy định:

“Làm chết 01 người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm e, g khoản 2 Điều này”.

- Hướng dẫn rõ xe công nông là một loại xe cơ giới (phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) bị cấm lưu hành.

- Khi điều tra, truy tố, xét xử đối với người có hành vi điều khiển xe công nông về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) thì không xem xét cũng như không được áp dụng tình tiết định khung tăng nặng

“không có giấy phép lái xe theo quy định” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 260

BLHS đối với người phạm tội.

1 Bộ Luật Hình sự (Luật số 17-LCT/HĐNN7) ngày 27/6/1985;

2 Bộ Luật hình sự (Luật số 15/1999/QH10) ngày 21/12/1999;

3 Bộ Luật hình sự (Luật số 100/2015/QH13) ngày 27/11/2015;

4 Bộ Luật Tố tụng hình sự (Luật số 19/2003/QH11) ngày 26/11/2003;

5 Bộ Luật Tố tụng hình sự (Luật số 101/2015/QH13) ngày 27/11/2015;

6 Luật Giao thông đường bộ (Luật số 23/2008/QH12) ngày 13/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung;

7 Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg ngày 9/12/2004 của Thủ tướng Chính Phủ về việc quản lý xe công nông tham gia giao thông đường bộ;

8 Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần Các tội phạm của BLHS;

9 Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thong;

10.Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ;

11 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính Phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

12 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013 Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông;

13.Phạm Văn Báu (2019), “Bàn về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13;

14 Mai Bộ (1999), “Thế nào là tội danh nặng hơn, nhẹ hơn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7;

Ngày đăng: 05/10/2023, 20:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w