1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo Quản, Xử Lý Vật Chứng Là Gỗ Trong Quá Trình Giải Quyết Vụ Án Hình Sự Về Tội Vi Phạm Quy Định Về Khai Thác, Bảo Vệ Rừng Và Lâm Sản.pdf

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,2 MB

Cấu trúc

  • TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN (0)
    • 1.1 Khái niệm về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (10)
      • 1.1.1. Khái niệm về bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (10)
      • 1.1.2 Khái niệm về xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội (12)
    • 1.2 Đặc điểm của bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (13)
    • 1.2 Cơ sở, nguyên tắc và ý nghĩa của bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (15)
      • 1.2.1 Cơ sở bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm (15)
      • 1.2.2 Nguyên tắc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (19)
      • 1.2.3 Ý nghĩa của bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (21)
  • CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG LÀ GỖ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN (24)
    • 2.1.1 Chủ thể có thẩm quyền đối với bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (24)
    • 2.1.2 Cách thức bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (26)
    • 2.2 Quy định của pháp luật về xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (27)
      • 2.2.1 Chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (28)
      • 2.2.2 Cách thức xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (30)
  • CHƯƠNG III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG LÀ GỖ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN (33)
    • 3.1 Kết quả đạt được trong việc áp dụng pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về (33)
    • 3.2 Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về (35)
      • 3.2.1 Khó khăn trong quá trình bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (35)
    • 3.3 Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (45)
      • 3.3.1 Nguyên nhân xuất phát đến từ yếu tố con người (45)
      • 3.3.2 Nguyên nhân xuất phát từ những yếu tố tự nhiên bên ngoài (47)
      • 3.3.3 Nguyên nhân xuất phát từ hệ thống pháp luật những quy định về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ (47)
  • CHƯƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG LÀ GỖ (49)
    • 4.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật (49)
    • 4.2 Các giải pháp khác (56)

Nội dung

PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN

Khái niệm về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

1.1.1 Khái niệm về bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự Trong từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, xuất bản năm 1997 có giải thích: “Vật chứng là cái có hình khối, tồn tại trong không gian, có thể nhận biết được” 4 Từ khái niệm này ta có thể thấy rằng vật chứng chính là một dạng thể có hình khối cụ thể, có thể nhận biết được bằng các giác quan hoặc bằng các phương tiện khoa học kỹ thuật và tồn tại trong không gian

Hiện nay, theo quy định tại Điều 89 BLTTHS 2015, vật chứng được xác định là

“vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”

Trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, vật chứng là gỗ có thể được xác định thuộc nhóm vật mang dấu vết tội phạm hoặc nhóm vật là đối tượng của tội phạm So với những loại vật chứng khác, vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự này có những điểm đặc biệt Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật

4 Trung tâm từ điển học (1997), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, Tr.987

Lâm nghiệp 2017, lâm sản được xác định là “sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến” Như vậy, gỗ chính là sản phẩm khai thác từ rừng và được xem là lâm sản Ở các vụ án này, vật chứng là gỗ là nguồn chứng cứ quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình giải quyết vụ án Không chỉ ẩn chứa những thông tin về dấu vết tội phạm, loại vật chứng là gỗ còn có tác động đến phán quyết của tòa án, ảnh hưởng đến hình phạt đối với tội phạm và xác định mức độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của người phạm tội

Từ những lý luận và phân tích trên, chúng ta đã phần nào hiểu được khái niệm được vật chứng theo quy định của Luật TTHS và vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản để từ đó đi vào nghiên cứu chi tiết thế nào là bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự này

Bảo quản vật chứng là hoạt động cất giữ, bảo vệ các vật chứng đã thu thập nhằm đảm bảo chúng không bị hư hỏng, hao hụt hoặc biến đổi về hình dạng, nội dung Mục đích của việc bảo quản vật chứng là phục vụ cho việc giải quyết vụ án hình sự, đảm bảo tính nguyên vẹn của các bằng chứng, phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố và xét xử.

Hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa, diễn giải về khái niệm bảo quản vật chứng Tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái quát thì bảo quản vật chứng là một chuỗi các hoạt động nhằm giữ cho vật chứng nguyên vẹn cả về mặt giá trị thực tế và giá trị chứng minh Dựa trên tinh thần tại Điều 90 BLTTHS 2015, nhóm tác giả tiếp cận khái niệm bảo quản vật chứng là gỗ với nội hàm như sau: “Bảo quản vật chứng là gỗ là hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm giữ nguyên giá trị sử dụng và giá trị chứng minh của chúng trong quá trình giải quyết vụ án”

Có thể thấy, quá trình giải quyết vụ án hình sự thường trải qua nhiều giai đoạn, thời gian giải quyết vụ án hình sự thường kéo dài có khi vài tháng nhưng cũng có khi lên đến vài năm Vì lẽ đó, việc bảo quản vật chứng là yêu cầu cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án Mục đích của hoạt động này là nhằm giữ nguyên giá trị sử dụng và giá trị chứng minh của vật chứng, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, tránh những thiệt hại không đáng có

1.1.2 Khái niệm về xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Tương tự như bảo quản vật chứng, hiện nay pháp luật thực định vẫn chưa có văn bản nào đưa ra khái niệm xử lý vật chứng Trong từ điển tiếng Việt, “xử lý” được biết đến là một động từ với những cách hiểu là: “Tạo ra những tác động vật lý, tác động hóa học nhất định để biến đổi phù hợp với mục đích; áp dụng vào cái gì đó những thao tác nhất định để nghiên cứu, sử dụng; xem xét và giải quyết về mặt tổ chức một vụ việc nào đó” 5

Từ góc độ pháp lý, "xử lý vật chứng" được định nghĩa là việc xem xét, giải quyết các vật chứng đã thu thập được Trong thực tiễn, có quan điểm cho rằng xử lý vật chứng là việc áp dụng các hình thức xử lý phù hợp với từng loại vật chứng để xóa bỏ hoặc khôi phục quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với vật chứng trong vụ án.

Cùng đồng nhất với quan điểm trên, tác giả Thái Chí Bình cũng cho rằng: “Xử lý vật chứng được hiểu là việc cơ quan, người tiến hành tố tụng áp dụng những hình thức xử lý phù hợp tính chất, đặc điểm của người quản lý hợp pháp đối với vật chứng của vụ án” 8

Như vậy, từ những cách hiểu về khái niệm xử lý vật chứng nói trên, có thể thấy các tác giả đều có điểm chung nhất định là khẳng định bản chất của xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự là hoạt động tiếp theo của quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá vật chứng nên yêu cầu không được làm mất đi giá trị chứng minh của chúng Người tiến hành tố tụng có trách nhiệm đưa ra hình thức xử lý phù hợp với đặc điểm của từng loại vật chứng, nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể liên quan, bảo đảm giải quyết vụ án một cách trung thực, đúng đắn, khách quan

Từ những quan điểm này, nhóm tác giả tiếp cận thuật ngữ “xử lý vật chứng” với nội hàm như sau: “Xử lý vật chứng là hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng Căn cứ vào quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, các chủ thể có thẩm quyền sẽ đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp với từng loại vật chứng thu được trong

5 Huỳnh Thị Mộng Tuyền (2022), Xử lý vật chứng theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹLuật học

6 Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp

Đặc điểm của bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Với những khái niệm về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ được phân tích ở trên, có thể hiểu đây là chuỗi hoạt động tiếp nối sau hoạt động tìm kiếm, thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản Quá trình bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ hướng đến mục tiêu chung là phục vụ công tác điều tra, rút ngắn thời gian giải quyết vụ án nhưng vẫn đảm bảo khách quan, công bằng, mang lại kết quả chính xác trong khâu giám định thiệt hại, giám định các tình tiết chứng minh hành vi vi phạm của người phạm tội, xác định “số phận” vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án

Hoạt động bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản có đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, chủ thể có thẩm quyền bảo quản, xử lý vật chứng là các cơ quan tiến hành tố tụng Điều này được quy định chi tiết tại Điều 90, Điều 106 BLTTHS 2015

Mà cơ quan tiến hành tố tụng theo khoản 1 Điều 34 BLTTHS 2015 bao gồm: Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án Điều này xuất phát từ nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan này Do đó, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, chủ thể có trách nhiệm phải bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ là Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án Các cơ quan có trách nhiệm bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ mà làm mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, hủy hoại vật chứng… thì tùy theo mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự Những cá nhân bảo quản vật chứng nhưng cố tình thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự, và phải bồi thường nếu gây thiệt hại

Thứ nhất, vật chứng gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản có đặc điểm riêng biệt Theo Luật Lâm nghiệp 2017, gỗ là sản phẩm khai thác từ rừng và được xem là lâm sản Thứ hai, vật chứng gỗ thường cồng kềnh gây cản trở trong việc vận chuyển và bảo quản, tốn kém thêm chi phí Thứ ba, gỗ dễ bị mục nát, mối mọt, cong vênh khiến việc thu thập và định giá gặp khó khăn trong trường hợp điều tra kéo dài.

Thứ ba, bảo quản, xử lý chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản không chỉ được tiến hành trong quá trình giải quyết vụ án mà còn được thực hiện ngay cả khi vụ án đã kết thúc (có thể là vụ án bị đình chỉ trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử hoặc được xét xử xong và bản án có hiệu lực pháp luật) 9 Đối với công tác bảo quản vật chứng, vật chứng là gỗ có thể được bảo quản ngay tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cũng có thể tiến hành bảo quản tại hiện trường vụ án, giao cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản Đối với công tác xử lý vật chứng, hiện nay có các biện pháp xử lý vật chứng là gỗ như: tịch thu sung công quỹ, trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, xử lý bằng hình thức bán… Tùy thuộc vào từng giai đoạn của vụ án mà chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý cũng khác nhau Nếu vụ án bị đình chỉ trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng là chủ thể có thẩm quyền quyết định hình thức, biện pháp xử lý vật chứng Việc xử lý này sẽ được lập thành văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án 10 Trong trường hợp vụ án vi phạm quy định về tội khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản được xét xử, nội dung xử lý vật chứng là gỗ sẽ là một phần quan trọng trong Quyết định của bản án Tại đây, hình thức xử lý vật chứng sẽ do HĐXX quyết định và cơ quan thi hành án sẽ có nhiệm vụ thực thi quyết định xử lý vật chứng này khi bản án có hiệu lực pháp luật

Thứ tư, hoạt động bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ phải dựa trên quy định của pháp luật tố tụng hình sự Mọi quyết định liên quan đến bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ đều có ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức có liên quan Do đó, để đảm bảo vụ án được giải quyết một cách khách quan, chính xác, nhanh chóng; bảo vệ quyền lợi của những người có liên quan, pháp luật tố tụng hình sự đã quy định hình thức, thủ tục chặt chẽ, công khai, minh bạch 11 Các chủ thể khi tiến hành bảo quản, xử lý vật chứng bắt buộc phải tuân thủ theo những quy định này

Thứ năm, bảo quản và xử lý vật chứng là gỗ có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau “Nếu như vật chứng được thu thập, bảo quản và dùng làm căn

9 Thái Chí Bình (2010), Vật chứng trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học

10 Thái Chí Bình (2010), Vật chứng trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học

Vật chứng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố bằng chứng để chứng minh tội phạm, góp phần vào giá trị pháp lý, kinh tế và xã hội Trong trường hợp vật chứng là gỗ, mối quan hệ chặt chẽ giữa bảo quản và xử lý thể hiện ở việc đặc điểm vật chứng ảnh hưởng đến hình thức xử lý Tùy vào tính chất riêng biệt của loại gỗ, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng hình thức xử lý phù hợp, chẳng hạn như đấu giá, tịch thu sung công quỹ nhà nước hoặc trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp.

Bên cạnh đó, thu thập, bảo quản vật chứng là gỗ là giai đoạn tiền đề cho hoạt động xử lý vật chứng Nếu không tiến hành tìm kiếm, thu thập, bảo quản vật chứng là gỗ hiệu quả thì có thể sẽ không có giai đoạn xử lý vật chứng Mặc dù xử lý vật chứng là gỗ có vị trí phụ thuộc vào hoạt động bảo quản vật chứng nhưng nó có vai trò ảnh hưởng đến việc củng cố và làm gia tăng giá trị chứng minh, đảm bảo mục đích thu thập, bảo quản vật chứng

Việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ hướng đến mục đích hỗ trợ công tác điều tra, đảm bảo tính công bằng, khách quan và chính xác trong quá trình giám định thiệt hại, xác định tình tiết vi phạm, cũng như xử lý hậu vụ án Quá trình bảo quản nhằm giữ nguyên giá trị chứng minh và sử dụng của vật chứng, trong khi xử lý vật chứng bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, góp phần làm sáng tỏ vụ án.

Cơ sở, nguyên tắc và ý nghĩa của bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

1.2.1 Cơ sở bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Gỗ là đối tượng tác động chính trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản Vốn là một nguồn chứng cứ quan trọng, vật chứng

12 Huỳnh Thị Mộng Tuyền (2022), Xử lý vật chứng theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹluật học là gỗ ngoài mang trên mình những thông tin, dấu vết của tội phạm, có giá trị chứng minh trong vụ án, nó còn là tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý hợp pháp của Nhà nước, cá nhân, tổ chức có liên quan

Chính vì vậy, để đảm bảo và nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời bảo đảm một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan trong vụ án, việc quy định chi tiết nội dung của hoạt động bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong các vụ án hình sự nói chung và những vụ án liên quan về vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản nói riêng là hết sức cần thiết, đảm bảo duy trì tính khách quan, công lý, công bằng trong xã hội

Việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng cường tính nghiêm khắc của chế tài hình sự đối với người phạm tội Do đó để giải quyết đúng đắn trách nhiệm hình sự của những chủ thể phạm tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản cũng như bảo vệ tốt quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, tổ chức, công dân, cần phải quy định nội dung chi tiết hướng bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ một cách đầy đủ, toàn diện trong BLTTHS và các văn bản hướng dẫn có liên quan Đây chính là cơ sở pháp lý chính xác nhất để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tuân theo, nhanh chóng giải quyết vụ án một cách đúng đắn, khách quan

Bên cạnh đó, vật chứng là gỗ nói riêng và vật chứng khác nói chung khi được khai thác, phục vụ cho quá trình chứng minh, vụ án đã được làm sáng tỏ cần có những giải pháp thích hợp để “giải phóng chúng”, giảm bớt gánh nặng, áp lực cho công tác lưu giữ, bảo quản, kịp thời đáp ứng nhu cầu nhận lại tài sản, giá trị tài sản bị thiệt hại cho chủ sở hữu hợp pháp Những quy định chi tiết, cụ thể về vấn đề này trong BLTTHS sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giúp cho chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật một cách thống nhất về hướng bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Về bản chất, vật chứng nói chung và vật chứng là gỗ nói riêng là nơi chứa đựng thông tin về những vấn đề cần làm rõ, chứng minh trong vụ án hình sự nhằm giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan Trong hoạt động tố tụng hình sự, đặc biệt là hoạt động bảo quản, xử lý vật chứng, mọi hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Đây là nguyên tắc đảm bảo pháp chế được quy định tại Điều 7 BLTTHS 2015 Theo đó, vật chứng được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, khi bảo quản, xử lý vật chứng, người có thẩm quyền phải dựa vào quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, đặc biệt nhất là những quy định về thẩm quyền, cách thức bảo quản, xử lý, trình tự, thủ tục bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ

Trong quá trình bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ, vật chứng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng về mặt giá trị Nếu thời gian giải quyết vụ án hình sự kéo dài, việc bảo quản, xử lý vật chứng sẽ gặp nhiều khó khăn, công tác giám định, định giá loại tài sản này sẽ khiến cơ quan tiến hành tố tụng phải tốn nhiều thời gian, công sức, thậm chí là tiền bạc để có thể bảo quản chúng ở môi trường thích hợp Đồng thời nếu vật chứng là gỗ trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản là tài sản thuộc quản lý hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì sau khi kết thúc vụ án, tài sản có thể được trả lại cho chủ sở hữu Tuy nhiên, việc bị giảm sút giá trị của gỗ trong giai đoạn tiến hành tố tụng sẽ gây thiệt hại trực tiếp cho chính cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu tài sản Điều này được xem là vi phạm nguyên tắc “tôn trọng và bảo con người, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân, tổ chức” tại Điều 8 BLTTHS 2015

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào có quy định cụ thể, chi tiết về việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt là những vụ án về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản Tại Điều 90 BLTTHS 2015 có ghi nhận những quy định chung về bảo quản vật chứng Theo đó về mặt nguyên tắc, vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng Đồng thời, tùy thuộc vào đặc điểm của vật chứng mà việc bảo quản vật chứng có thể được thực hiện bằng các cách thức khác nhau Nếu vật chứng cần phải niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập; nếu vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác, nếu vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật…

Tương tự, tại Điều 106 BLTTHS 2015 cũng ghi nhận những quy định chung về xử lý vật chứng Cụ thể tùy thuộc vào từng giai đoạn giải quyết vụ án mà chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng cũng khác nhau Ở giai đoạn điều tra, chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng là Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra Ở giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng Nếu vụ án đang ở giai đoạn chuẩn bị xét xử thì Chánh án Tòa án quyết định hoạt động xử lý vật chứng Trong trường hợp vụ án đã đưa ra xét xử, Hội đồng xét xử sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định

Cũng theo quy định tại Điều này, vật chứng có thể được xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm, chủng loại, tính chất của chúng Nếu vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy Nếu vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước Trường hợpvật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy

Có thể thấy, trong vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, gỗ là một loại vật chứng quan trọng Mặc dù chưa có quy định cụ thể về hướng bảo quản, xử lý vật chứng đối với trường hợp vật chứng là gỗ trong những vụ án hình sự kể trên nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét, áp dụng những điều luật có tính chất quy định khái quát tại Điều 90, Điều

106 BLTTHS 2015 để đảm bảo giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, toàn diện, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích giữa các bên

Tuy nhiên, do đặc điểm khác biệt của vật chứng là gỗ so với các loại vật chứng khác, để đảm bảo thực hiện đúng tinh thần bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong tố tụng, cơ quan lập pháp cần ban hành những chế định riêng về bảo quản, xử lý vật chứng bằng gỗ Các chủ thể tiến hành tố tụng phải tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, tránh tình trạng thờ ơ, quan liêu dẫn đến vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân.

Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, bên cạnh việc định hình phạt, thu thập, xem xét và đánh giá chứng cứ, bảo quản và xử lý vật chứng là gỗ là hoạt động quan trọng, thiết yếu trong các giai đoạn tố tụng.

Gỗ là nhóm vật chứng mau hỏng, dễ bị biến đổi tính chất khi chịu tác động từ nhiệt độ Do đó chúng cần được bảo quản, lưu giữ ở điều kiện môi trường thích hợp, nếu không sẽ làm giảm sút hoặc mất giá trị sử dụng, gây thiệt hại cho người tham gia tố tụng

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG LÀ GỖ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN

Chủ thể có thẩm quyền đối với bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Bảo quản vật chứng là một quá trình dài và thường là xuyên suốt trong khoảng thời gian giải quyết vụ án Trong một số trường hợp, việc bảo quản vật chứng còn được kéo dài sau khi việc giải quyết vụ án được chấm dứt Do đó, pháp luật cũng quy định các chủ thể có thẩm quyền bảo quản vật chứng rộng hơn so với chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng Hiện nay, theo quy định tại Điều 90 BLTTHS 2015 thì chủ thể bảo quản vật chứng được quy định khá chung chung Đồng thời, cũng không có các quy định riêng biệt và cụ thể về chủ thể có thẩm quyền bảo quản vật chứng là gỗ nói chung và vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác rừng và lâm sản nói riêng Do đó, sau quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan thì nhóm tác giả đã rút ra được chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng là gỗ trong trường hợp này bao gồm như sau:

Thứ nhất, chủ thể bảo quản vật chứng là chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp Đây được xem là chủ thể tương đối đặc biệt so với các chủ thể khác có thẩm quyền bảo quản vật chứng Bởi lẽ, chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của vật chứng thông thường là những cá nhân, đơn vị, tổ chức mà không phải là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng Trong khi đó, việc bảo quản vật chứng là một biện pháp của quá trình tố tụng Đây cũng là chủ thể được mở rộng hơn so với các chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng Có thể dễ dàng giải thích cho quy định này của pháp luật, bởi lẽ như đã đề cập ở trên thì vật chứng, đặc biệt là vật chứng là gỗ cần được bảo quản trong điều kiện thích hợp nhất nhằm bảo vệ được giá trị chứng minh và giữ nguyên giá trị sử dụng của nó Do đó, trong nhiều trường hợp, người có khả năng bảo quản tốt nhất cho vật chứng là chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của vật chứng Cũng vì vậy mà pháp luật hiện nay quy định theo hướng mở rộng cho các chủ thể này có thẩm quyền bảo quản vật chứng

Thứ hai, chủ thể bảo quản vật chứng là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc một số cơ quan đặc biệt khác như: cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án Đây là nhóm chủ thể đặc trưng cho pháp luật về tố tụng hình sự Nhóm chủ thể này được quy định theo hướng không chỉ có thẩm quyền mà còn có trách nhiệm bảo quản vật chứng Họ là những chủ thể đại diện cho quyền lực Nhà nước, là người đại diện Nhà nước thực hiện việc giải quyết vụ án hình sự Do đó, họ có thẩm quyền và trách nhiệm bảo quản vật chứng để phục vụ cho các hoạt động tố tụng của mình Các vật chứng là gỗ cũng nằm trong phạm vi này Tùy từng trường hợp cụ thể mà vật chứng là gỗ đó được xác định là giao cho cơ quan nào bảo quản Chẳng hạn, đối với vật chứng là gỗ thuộc loại khó bảo quản và dễ hư hỏng thì được giao cho cơ quan có thẩm quyền, sau đó cơ quan này trong phạm vi quyền hạn của mình sẽ quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước để quản lý Đồng thời, căn cứ tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 18/2002/NĐ-CP về Quy chế quản lý kho vật chứng thì: “Người nào vi phạm Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật” Đây là quy định về trách nhiệm của những chủ thể bảo quản vật chứng nói chung và vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản nói riêng Theo đó, khi các chủ thể bảo quản vật chứng mà để cho vật chứng bị mất mất mát, hư hỏng hay bị phá hủy niêm phong, tiêu dùng, đánh tráo, cất giấu hoặc bị hủy hoại thì tùy theo tính chất, mức độ, vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Cách thức bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Vật chứng, đặc biệt đối với vật chứng là gỗ thường đa dạng, phong phú về chủng loại, kích thước, hình dáng, màu sắc và kích thước Do đó, cần có sự linh hoạt trong việc bảo quản vật chứng, cần áp dụng những cách thức phù hợp để việc bảo quản vật chứng đạt được mục tiêu cao nhất về giữ được giá trị chứng minh và giá trị kinh tế của vật chứng Theo như các quy định tại Điều 90 BLTTHS 2015, có những cách thức để bảo quản vật chứng như sau:

+ Vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản Cách bảo quản này có thể áp dụng với các vật chứng là gỗ trong các tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng, lâm sản và số gỗ vẫn còn đang ở trong rừng; đồng thời kích thước, khối lượng gỗ quá lớn không thể vận chuyển được Hoặc cũng có thể áp dụng trong trường hợp số gỗ đó đã được sử dụng để xây dựng các công trình gắn liền với đất như: xây nhà,

Vật chứng có khả năng bị hư hỏng nhanh hoặc khó bảo quản phải được cơ quan chức năng ra quyết định bán đấu giá theo quy định của pháp luật Số tiền thu được phải được chuyển vào tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về cách xác định vật chứng có tính chất dễ hỏng hoặc khó bảo quản Đối với gỗ, đây là vật chứng có giá trị, nhưng việc xác định gỗ có phải là vật chứng dễ hỏng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường bảo quản Các loại "gỗ thuộc nhóm 6, 7 nếu không bảo quản tốt, chỉ sau một thời gian ngắn để ngoài trời thì giá trị chỉ còn tương đương với củi khô".

14 Trần Nguyễn, Xử lý tang vật vi phạm lâm luật: Lúng túng giữa rừng văn bản, https://baoquangnam.vn/lam- nghiep/xu-ly-tang-vat-vi-pham-lam-luat-lung-tung-giua-rung-van-ban-53009.html, truy cập ngày 29/01/2023 này rất khó áp dụng trong thực tế Trong một số trường hợp, có những chủ thể có thẩm quyền vì mục đích vụ lợi hoặc lý do cá nhân khác mà lấy căn cứ rằng gỗ là vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản để đem bán số gỗ đó, làm ảnh hưởng đến công tác giải quyết vụ án của các cơ quan có thẩm quyền Vì vậy, quy định này vẫn cần được xem xét kỹ càng hơn khi áp dụng trên thực tế

+ Vật chứng đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án Đây là quy định về chủ thể có trách nhiệm bảo quản vật chứng là gỗ Hiện nay, về thời điểm chuyển giao vật chứng nói chung và vật chứng là gỗ nói riêng đã được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 01/2016/TT-BTP: “Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản vật chứng, tài sản do cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra trong quân đội chuyển giao kể từ khi Viện kiểm sát có quyết định chuyển vật chứng” Đây là một sự tiến bộ trong quá trình lập pháp Bởi lẽ, trong tiểu mục 1 mục II

Thông tư 06/2007/TT-BTP ngày 05/7/2007 quy định rằng: “Cơ quan thi hành án chịu trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản vật chứng, tài sản do cơ quan Công an hoặc Cơ quan điều tra chuyển giao kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của BLTTHS”, quy định như vậy là không hợp lý Bởi vì thực chất “giai đoạn xét xử bắt đầu xác định từ khi Tòa án tiếp nhận, thụ lý hồ sơ vụ án hình sự Viện Kiểm sát chuyển đến Do vậy, vật chứng của vụ án phải được cơ quan thi hành án tiếp nhận và bảo quản từ thời điểm này, không phải từ thời điểm có quyết định đưa vụ án ra xét xử vì chuẩn bị xét xử là một phần của giai đoạn xét xử” 15 Do đó, quy định theo hướng của Thông tư 01/2016/TT-BTP là hoàn toàn hợp lý

Có thể thấy, việc bảo quản vật chứng là gỗ hiện nay chưa có văn bản quy định cụ thể về cách thức bảo quản Chính vì thế, cần phải xem xét áp dụng các quy định chung trong bảo quản vật chứng để tiến hành việc bảo quản các vật chứng đặc biệt như gỗ.

Quy định của pháp luật về xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Các quy định về việc xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản khá tương đồng với việc bảo quản loại vật chứng này Theo đó, các hoạt động xử lý vật chứng là gỗ hiện nay không được hướng dẫn cụ thể bởi một quy định nào Do đó, nội dung về xử lý vật chứng là gỗ

15 Hồ Quân - Đình Thắng, Một số vấn đề về bảo quản vật chứng, https://lsvn.vn/mot-so-van-de-ve-bao-quan- vat-chung1641912533.html, truy cập ngày 30/01/2023 dưới đây cũng được nghiên cứu, xem xét và rút ra từ quy định chung về xử lý vật chứng được quy định tại Điều 106 BLTTHS 2015

2.2.1 Chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Việc xử lý vật chứng được quy định theo hướng khác hơn so với việc bảo quản vật chứng Theo đó, chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn mà vụ án được đình chỉ Cụ thể như sau:

Thứ nhất, khi vụ án được đình chỉ trong giai đoạn điều tra thì chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng là Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Thứ hai, khi vụ án được đình chỉ trong giai đoạn truy tố thì chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng là Viện kiểm sát

Thứ ba, khi vụ án được đình chỉ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng là Chánh án Tòa án

Thứ tư, khi vụ án được đình chỉ sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng là Hội đồng xét xử

Về cơ bản thì thẩm quyền xử lý vật chứng được quy định tại Điều 106 BLTTHS

Điều 76 BLTTHS 2015 bổ sung thêm cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là chủ thể có thẩm quyền xử lý vật chứng khi vụ án bị đình chỉ ở giai đoạn điều tra Việc bổ sung này dựa trên thực tiễn, nhằm tối ưu hóa quá trình xử lý vật chứng, đặc biệt là các vật chứng có khối lượng lớn như gỗ Do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chính là đơn vị đã thu thập và bảo quản vật chứng, nên việc xử lý sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn so với chuyển cho cơ quan điều tra.

Việc phân chia thẩm quyền xử lý vật chứng theo từng giai đoạn tố tụng bắt nguồn từ ý nghĩa của việc xử lý vật chứng Các cơ quan có thẩm quyền quyết định số phận của vật chứng, bao gồm tiêu hủy, bán sung công quỹ hoặc xử lý theo hình thức khác Tuy nhiên, xử lý vật chứng, đặc biệt là vật chứng có giá trị như gỗ, luôn là nỗi quan tâm của nhiều người do nguy cơ lợi dụng chức vụ để bán khống, bán rẻ hoặc bán dưới giá trị nhằm tư lợi cá nhân Do đó, luật quy định khi vụ án kết thúc ở giai đoạn nào thì chủ thể có thẩm quyền trong giai đoạn đó sẽ xử lý vật chứng Ví dụ, nếu vụ án kết thúc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, chủ thể xử lý là Chánh án Tòa án; nếu kết thúc sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, chủ thể xử lý là Hội đồng xét xử.

Trong xử lý vật chứng, nguyên tắc chung là cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn nào thì có thẩm quyền xử lý vật chứng ở giai đoạn đó Trong trường hợp vật chứng không còn liên quan đến vụ án, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 106 BLTTHS 2015 Chẳng hạn, nếu vật chứng là gỗ trong vụ án về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, Cơ quan điều tra sẽ xử lý ở giai đoạn điều tra, còn Viện kiểm sát sẽ xử lý ở giai đoạn truy tố.

Từ các quy định trên có thể thấy rằng, thẩm quyền xử lý vật chứng sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của vụ án Trong trường hợp xử lý vật chứng khi vụ án kết thúc hay xử lý vật chứng không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án đều được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn đó Cụ thể: (i) Trong giai đoạn điều tra chủ thể có thẩm quyền là Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; (ii) Trong giai đoạn truy tố chủ thể có thẩm quyền là Viện kiểm sát; (iii) Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm chủ thể có thẩm quyền là Chánh án Tòa án; (iv) Sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì thẩm quyền thuộc về Hội đồng xét xử

2.2.2 Cách thức xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Về vấn đề xử lý vật chứng là gỗ, hiện nay, việc xử lý vật chứng nói chung và vật chứng là gỗ nói riêng được quy định tại Điều 106 BLTTHS 2015 Bên cạnh đó, nếu vật chứng là gỗ là tài sản do phạm tội mà có (như khai thác trái phép gỗ) hoặc là vật liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội (như vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép gỗ) thì được áp dụng các biện pháp tư pháp theo quy định tại Điều 46 BLHS 2015 Từ những quy định trên, việc xử lý vật chứng là gỗ trong tội vi phạm về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản bao gồm như sau:

+ Tịch thu: Đối với vật chứng là gỗ sau khi bị tịch thu có thể bị tiêu hủy hoặc tịch thu để sung vào ngân sách của Nhà nước Vật chứng bị tịch thu và tiêu hủy là những vật không có giá trị hoặc bị cấm lưu hành Tuy nhiên, vật chứng là gỗ thường là những vật chứng có giá trị, cho nên trên thực tế khá ít những trường hợp áp dụng biện pháp tịch thu tiêu hủy là không khả thi và hiếm khi xảy ra hoặc chỉ áp dụng đối với những thanh gỗ nhỏ, không có giá trị kinh tế Còn đối với biện pháp tịch thu để sung vào ngân sách Nhà nước đối với vật chứng là gỗ thì sẽ bắt gặp khá thường xuyên Đây là một cách hay để giáo dục, răn đe người phạm tội, vừa dùng để bù đắp lại các chi phí thiệt hại do tội phạm gây ra đối với nhà nước

Vật chứng là gỗ liên quan đến vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản có thể thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, cộng đồng hoặc Nhà nước Theo nguyên tắc, vật chứng là gỗ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi việc trả lại không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án và thi hành án Nếu vật chứng là gỗ thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, cộng đồng thì được trả lại cho chủ sở hữu; nếu thuộc sở hữu của Nhà nước thì được trả lại cho cơ quan quản lý hợp pháp theo quy định.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG LÀ GỖ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN

Kết quả đạt được trong việc áp dụng pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về

là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Việc bảo quản, xử lý vật chứng từ khi phát hiện, thu giữ, xử lý phải trải qua một thời gian khá dài, trong đó khâu bảo quản là cực kỳ quan trọng 16 Công cuộc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình kết quả trong việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản hiện nay của Việt Nam đã được một số kết quả nhất định sau đây Đối với cơ sở vật chất trong quá trình xử lý, bảo quản vật chứng là gỗ: Các cơ quan điều tra, Tòa án các cấp, Viện kiểm sát hiện nay đã được trang bị nhiều trang thiết bị để phục vụ tốt hơn cho công tác khám nghiệm hiện trường, công tác thu nhập và bảo quản vật chứng Các kho bảo quản quản vật chứng không ngừng được xây mới, rộng rãi, thoáng mát để ngày càng đáp ứng được các nhu cầu bảo quản vật chứng là gỗ và đồng thời nhằm phục vụ công tác ngăn chặn, xử lý người phạm tội một cách tốt nhất Đối với đội ngũ tiến hành thu thập, xử lý, bảo quản vật chứng là gỗ: Đội ngũ điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên cũng như đội ngũ làm công tác bảo quản tại kho bảo quản vật chứng ngày càng được nâng cao chất lượng lẫn số lượng thông qua công cuộc tuyển chọn nghiêm ngặt cùng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ đầy đủ,

16 Vũ Hồng Phong, “Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Đại học Luật TP.HCM, tr.48 chuyên nghiệp Điều đó đã góp phần làm công cuộc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ ngày càng trở nên chất lượng hơn Đối với thẩm quyền bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ: Nhờ vào những quy định xử lý vật chứng của BLTTHS 2015 mà công cuộc xử lý vật chứng được chia nhỏ, phân giao cho nhiều cơ quan tố tụng tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng Bên cạnh đó, BLTTHS

2015 cũng bổ sung thêm một số thẩm quyền một số cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra so với BLTTHS 2003 Thông qua đó, các cơ quan này sẽ tiến hành thu thập những chứng cứ cũng như vật chứng trong hoạt động điều tra ban đầu theo lĩnh vực riêng mà họ được giao nhiệm vụ Chính vì thế, việc xử lý và bảo quản vật chứng là gỗ cũng được diễn ra ngày càng thuận tiện, đầy đủ quy trình so với quy định trước đây của Luật Chính vì thế, việc xử lý và bảo quản vật chứng là gỗ cũng được diễn ra ngày càng thuận tiện, đầy đủ quy trình so với quy định trước đây của Luật

Trong việc bảo quản, xử lý vật chứng nói chung, có thể thấy trước đây rất nhiều trường hợp cơ quan điều tra đã thu giữ vật chứng thuộc sở hữu của người phạm tội hoặc của người khác nhưng lại không thuộc đối tượng điều chỉnh của Khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 17 Việc áp dụng pháp luật bảo quản, xử lý vật chứng theo BLTTHS

2015 đã giúp công cuộc bảo quản, xử lý vật chứng đạt được những thành tựu nhất định

Kết quả khả quan này được minh chứng thông qua số liệu trong công tác kiểm sát xử lý vật chứng tại các Chi cục thi hành án, Tòa án các cấp Theo đó, tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi trong khoảng thời gian từ 01/12/2016 đến ngày 30/5/2017 Tổng số vật chứng còn tồn động từ 2004 đến cuối năm 2015 là 48 vật chứng, thụ lý mới trong năm 2016 và 06 tháng đầu năm 2017 là 25 vật chứng, tổng cộng là 73 vật chứng Thế nhưng, chỉ trong năm 2016, Viện kiểm sát nhân dân huyện đã kiểm sát tổng cộng 16 vụ xử lý vật chứng Trong đó tham gia kiểm sát tiêu hủy 11 vật chứng, kiểm sát hồ sơ 01 vật chứng sung công quỹ nhà nước, 04 vật chứng trả lại cho đương sự Đối với 06 tháng đầu năm 2017, Viện kiểm sát nhân dân huyện kiểm sát tổng cộng 26 vụ xử lý vật chứng Trong đó, tham gia tiêu hủy 22 vật chứng, sung công quỹ 03 vật chứng, 01 vật chứng trả lại cho đương sự Bên cạnh đó, đối với việc xử lý vật chứng còn tồn tại Chi cục THADS, Cơ quan Thi hành án dân sự đã phối hợp cùng Tòa án nhân dân huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện Tư Nghĩa tổ

17 Nguyễn Thanh Hằng (2022), Xử lý vật chứng theo Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam,Luận văn Thạc sĩ Luật học, tr.60 chức cuộc họp bàn hướng giải quyết số vật chứng còn tồn tại Chi cục Thi hành án dân sự Qua đó, Chi cục THADS đã tiến hành tiêu hủy được 22 vật chứng 18

Việc xử lý, bảo quản vật chứng là gỗ nói riêng cũng đạt được những tín hiệu khả quan Theo thống kê của Công an tỉnh Kon Tum trong khoảng thời gian từ năm

Từ năm 2015 đến 2023, các cơ quan điều tra tại Kon Tum đã thụ lý 132 vụ án liên quan đến lâm nghiệp, với tổng khối lượng gỗ thiệt hại hơn 6.700 m3 Đã có hơn 3.100 m3 gỗ được thu gom và đấu giá, còn khoảng 3.500 m3 chưa được xử lý, trong đó hơn 1.500 m3 vẫn còn nằm tại hiện trường Trong 132 vụ án, 44 vụ đã được đưa ra xét xử với tổng lượng tang vật là 1.400 m3, trong đó đã đấu giá thành công 487 m3, còn hơn 900 m3 chưa được đấu giá và trên 650 m3 tang vật vẫn nằm tại hiện trường.

Mặc dù hệ thống Cơ quan Nhà nước đạt được những kết quả ngày càng khả quan trong công tác xử lý, bảo quản vật là gỗ, thế nhưng thực trạng phản ánh rằng, vấn đề vẫn tồn đọng rất nhiều khó khăn, thử thách cũng như những “nút thắt” pháp lý chưa được giải quyết Dưới đây, nhóm tác giả sẽ phân tích phạm trù trên hai khía cạnh cơ bản: Khó khăn trong quá trình bảo quản vật chứng là gỗ và khó khăn trong quá trình bảo quản vật chứng là gỗ.

Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về

3.2.1 Khó khăn trong quá trình bảo quản vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Xuất phát từ đặc điểm của gỗ là vật chất có kích thước lớn, cồng kềnh, khó mang vác, vận chuyển nên khi phát hiện hành vi vi phạm của các đối tượng tội phạm, chính vì thế khó khăn đầu tiên có thể kể đến là cơ quan điều tra cũng gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận và đưa vật chứng về cơ quan để tiến hành giám định, bảo quản Một minh chứng cho thấy rõ vấn đề này là tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, việc bảo vệ vật chứng là hàng trăm mét khối gỗ giữa vùng núi rừng hiểm trở đang gặp nhiều bất cập Các phương án thu gom, vận chuyển gỗ về nơi tập kết để

18 Chuyên đề “Thực trạng và giải pháp công tác kiểm sát việc xử lý vật chứng tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tư Nghĩa”, http://vksquangngai.gov.vn/index.php/vi/xay-dung-nganh/Chuyen-de-Sang-kien/Thuc-trang- va-giai-phap-cong-tac-kiem-sat-viec-xu-ly-vat-chung-tai-Chi-cuc-Thi-hanh-an-dan-su-huyen-Tu-Nghia-49/, truy cập ngày 13/08/2023

Việc lưu trữ số lượng lớn gỗ tang vật trong các vụ phá rừng rất tốn kém, khó khả thi do địa hình hiểm trở và chi phí vận chuyển cao Ngoài ra, việc thu gom và vận chuyển gỗ còn gây ra những tác động xấu đến rừng, đặc biệt là việc mở đường đưa gỗ ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường sống của động vật hoang dã, đồng thời gây khó khăn cho công tác bảo vệ rừng sau này.

Trong một vụ án khác vào năm 2020, tang vật hơn 66 mét khối gỗ vẫn nằm lại giữa rừng vì gặp khó khăn trong khâu bảo quản Bản án của TAND có phần kết luận do địa hình và đường vào khu vực rừng hiểm trở; chi phí vận chuyển, tập kết, bảo quản và xử lý lớn hơn nhiều lần so với giá trị vật chứng nên vật chứng sẽ không bị tiến hành thu giữ mà để lại tại hiện trường, giao cho giao Ban quản lý bảo vệ, tìm phương án xử lý thích hợp sau này Hướng giải quyết của Tòa án là chưa thực sự hợp lý Bởi lẽ theo thời gian, số lượng vật chứng là gỗ sẽ bị mục, cuốn trôi theo mưa lũ, hoặc bị đối tượng xấu lấy cắp, nên rất khó để phát hiện, xử lý

Bên cạnh những khó khăn liên quan đến công tác lưu chuyển vật chứng là gỗ kể trên, việc không có những văn bản giải thích cụ thể giải thích cho những từ trong Luật định cũng là một khó khăn không thể bỏ qua.Hiện nay, tại Điều 106 BLTTHS 2015, pháp luật hiện hành có quy định nếu vật chứng là tài sản mau hỏng, khó bảo quản thì có thể được phép bán Tuy nhiên lại không có điều luật nào giải thích cụ thể thế nào là tài sản mau hỏng, khó bảo quản Chính vì vậy, khó có cơ sở để vận dụng, xếp gỗ là vật chứng thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản So với các loại vật chứng thông thường, gỗ thường chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố tự nhiên Sau một thời gian dài, sự tác động này mới biểu hiện rõ rệt qua hình thái bên ngoài bằng các dấu hiệu: mai mọt, mau hỏng… Chẳng hạn như tại khu vực rừng thuộc các lô 8, 12 khoảnh 10, Tiểu khu 681 (địa bàn xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Hướng Hóa - Đakrông, đối tượng Hồ Văn Dõa đã thuê người cưa hạ các cây trong khu vực này để làm rẫy khiến diện tích rừng bị xâm hại là 1,3ha, độ tàn che của rừng bị xâm hại là 0,74, chức năng của loại rừng là rừng phòng hộ số gỗ bị thiệt hại trong vụ án trên là 148 cây gỗ từ nhóm III đến nhóm VIII có tổng khối lượng là 66,525m 3 , trị giá 112.177.000 đồng và 10 ster củi (tương đương 7m 3 ) trị giá 1,6 triệu đồng Tổng giá trị thiệt hại là 113.777.000 đồng HĐXX đã quyết định giao số vật chứng là 66,525m 3 gỗ và 10 ster củi trên cho BQL RPH Hướng Hóa - Đakrông quản lý theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, dù được giao trách nhiệm quản lý, bảo

20 Thanh Bình, “Hàng trăm m3 gỗ là vật chứng vụ án bị bỏ…giữa rừng”, https://amp.cand.com.vn/ban-tin-113/hang-tram-m3-go-la-vat-chung-vu-an-bi-bo-giua-rung-i647866/, truy cập ngày 31/1/2023 vệ và có phương án xử lý số vật chứng trên nhưng hiện toàn bộ số gỗ vật chứng được xác định là tài sản của Nhà nước này đã bị hư hỏng, mục nát và có dấu hiệu thất thoát 21 Hiện tại chúng chỉ là những thân cây mục nát mặc dù trước đấy đã có kết luận định giá lên đến 114 triệu đồng

Qua đó, có thể thấy rằng nếu quá trình điều tra kéo dài, loại vật chứng này sẽ bị giảm sút giá trị, gây khó khăn trong công tác định giá tài sản nói riêng và công việc điều tra nói chung, quá trình giám định sẽ không phản ánh đúng bản chất thiệt hại, dẫn đến làm thất thoát tài sản của Nhà nước

Không những thế, vấn nạn thất thoát vật chứng là gỗ trong quá trình giao cho các cơ quan quản lý của Nhà nước bảo quản cũng chính là một trong những thực trạng đầy nhức nhối hiện nay Tình hình các nhóm đối tượng lén lút trộm cắp những vật chứng là gỗ đã và đang xảy ra cực kỳ tinh vi, mau lẹ với thủ đoạn cùng kế hoạch cực kỳ khôn khéo Bên cạnh đó, lực lượng Ban Quản lý rừng ở nhiều địa phương còn mỏng cùng điều kiện thời tiết nơi núi rừng nên nhiều trường hợp mất vật chứng gỗ đã diễn ra Điều đáng nói rằng những cơ quan được giao nhiệm vụ bảo vệ vật chứng là gỗ chịu áp lực rất lớn từ phía cấp trên và đã dẫn đến trường hợp nghiêm trọng là các cán bộ, nhân viên nơi có thẩm quyền bảo vệ rừng đã các thủ đoạn nhằm che giấu việc thất thoát gỗ trong quá trình bảo quản Đơn cử phải kể đến trường hợp nghiêm trọng tại Gia Lai, do sợ bị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm về việc vào đêm 31/1/2017 đã để mất 45 lóng gỗ là vật chứng trong vụ bắt giữ 73 lóng gỗ lậu (hơn 37m 3 , tại tiểu khu 174, xã Hà Tây, huyện Chư Păh), ông Lê Đức Nhàn - Tổ trưởng Tổ bảo vệ của BQL RPH Đông Bắc Chư Păh đã thống nhất với các thành viên của tổ để dàn dựng việc bị cướp gỗ Để mất gỗ rồi dựng chuyện bị lâm tặc dùng hung khí uy hiếp để cướp) Sau đó, BQL RPH đã có báo cáo số 09 ngày 02/02/2017 về vụ việc này cho UBND huyện Chư Păh để có hướng xử lý Tuy nhiên, qua điều tra xác minh của Công an thì thực tế không đúng như vậy Đồng thời đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xử lý các vi phạm của cán bộ BQLRPH Đông Bắc Chư Păh 22

Ngoài ra, để bảo quản gỗ cần phải tiêu tốn chi phí thuê kho bãi, người trông giữ Những chi phí này sẽ do cơ quan nào chịu trách nhiệm? Trong bài khảo sát những khó khăn thường gặp trong công tác bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ, 25% số người

21 Minh Tân, “Quảng Trị: Chủ rừng có dấu hiệu thất thoát hàng chục khối gỗ vật chứng”, https://kinhtedothi.vn/quang-tri-chu-rung-co-dau-hieu-that-thoat-hang-chuc-khoi-go-vat-chung.html, truy cập ngày 31/1/2023

22 Lê Nhuận, “Cơ quan chức năng vào cuộc vụ mất gỗ vật chứng”, https://baodansinh.vn/gia-lai-go-vat-chung- bien-mat-52305.htm, truy cập ngày 31/1/2023 tham gia khảo sát đều đánh giá rằng đây là khó khăn thường gặp trong quá trình giải quyết vụ án Hiện nay, pháp luật không quy định chi tiết trách nhiệm chi trả chi phí này sẽ thuộc về cơ quan nào, do đó trong quá trình áp dụng thực tiễn vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau Theo kết quả khảo sát, có người cho rằng, cơ quan Kiểm lâm sẽ chịu trách nhiệm chi trả chi phí phát sinh khi bảo quản vật chứng là gỗ, cũng có quan điểm cho rằng Cơ quan điều tra phối hợp với cơ quan bảo tồn thực vật, Kiểm lâm…sẽ cùng chịu trách nhiệm cho khoản chi phí trên

Bên cạnh đó, nếu quá trình điều tra phải kéo dài, các chi phí bảo quản sẽ tăng lên sẽ gây bất lợi khi thu hồi tài sản thì cơ quan điều tra có được trực tiếp xử lý vật chứng bằng cách bán đi hay không? Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, cơ quan điều tra có thể trực tiếp bán vật chứng là gỗ trong tình huống này nếu xét thấy căn bản việc bán đi không làm ảnh hưởng đến quá trình điều tra Trên thực tế, đã từng có trường hợp phải bán vật chứng là gỗ ngay cả khi việc điều tra chưa kết thúc Trong bản kết luận điều tra bổ sung theo yêu cầu của TAND thành phố Đà Nẵng lần thứ hai này khẳng định:

Căn cứ vào đánh giá tình trạng của gỗ, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã quyết định xử lý vật chứng gỗ bằng hình thức bán đấu giá Quyết định này được đưa ra nhằm tránh tình trạng mối mọt, hư hỏng, dễ cháy nổ, khó bảo quản, chi phí thuê kho lưu giữ cao, không có lợi cho việc thu hồi tài sản theo quy định của pháp luật.

3.2.2 Khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

3.2.2.1 Vật chứng là gỗ thuộc tài sản sở hữu của Nhà nước

Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Theo nhóm nghiên cứu, để xác định được nguyên nhân cụ thể cho những khó khăn, vướng mắc trên một cách toàn diện, nhiều chiều, cần xem xét nội dung nguyên nhân này trên hai phạm trù là những nhân tố chủ quan, đến từ con người và những nhân tố khách quan, đến từ môi trường tự nhiên bên ngoài

3.3.1 Nguyên nhân xuất phát đến từ yếu tố con người

Trước hết, đối với công tác xử lý vật chứng là gỗ, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc mai một, thất thoát chỗ hiện nay chính là trình độ, chuyên môn của người được giao nhiệm vụ xử lý vật chứng vẫn còn yếu kém Người tiến hành tố tụng trong nghiệp vụ xử lý vật chứng vẫn còn tùy tiện, không tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhiều cá nhân, tổ chức trong vụ án Đặc biệt hơn, giai đoạn phát hiện, thu thập vật chứng tạo tiền đề quan trọng cho bước tiếp theo là xử lý vật chứng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của điều tra viên Để có thể xử lý chính xác vật chứng theo quy định của pháp luật thì những thông tin được phản ánh từ vật chứng phải có tính chính xác, tính khoa học cao, như vật chứng này là của ai có dùng vào việc phạm tội hay không, chủ sở hữu của vật chứng có lỗi hay không có lỗi trong việc để người phạm tội dùng vật chứng vào việc phạm tội Để đạt được điều này,ban đầu khi phát hiện, thu giữ vật chứng thì vật chứng phải còn nguyên vẹn thông tin cần phục vụ trong công tác xử lý vụ án hình sự tức là nó không bị sai lệch hoặc bị làm xáo trộn những dấu vết do người phạm tội để lại hoặc những dấu vết khác phản ánh thông tin của nạn nhân 33

Chẳng hạn, tại hiện trường vụ án về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản thì tổ khám nghiệm hiện trường đã thu giữ được các loại máy cưa hoặc những vật dụng dùng để đốn, chặt cây Công tác giám định của tổ khám nghiệm hiện trường phải đảm bảo dấu vân tay trên những loại vật dụng ấy phải là dấu vân tay của người phạm tội, chứ không phải là dấu vân tay của một người nào vô tình đi qua chạm phải trong rừng hay dấu vân tay của một người trong tổ khám nghiệm

Như thế, muốn đảm bảo được những thông tin thu nhận được trong quá trình xử lý vật chứng có tính chính xác cao thì điều tra viên, những người làm công tác khám nghiệm hiện trường phải có nền tảng chuyên môn, kiến thức vững vàng, am hiểu địa

33 Võ Hồng Phong, “Xử lý vật chứng trong Tố tụng hình sự Việt Nam”, Đại học Luật TP.HCM, tr.46 thế rừng núi để có thể sử dụng những biện pháp nghiệp vụ hiệu quả nhất như: Khoanh vùng hiện trường, bảo vệ phạm vi khám nghiệm, cấm làm xáo trộn tình trạng nguyên bản của vật chứng, cấm sờ, nắm, gây móp méo vật chứng, Bên cạnh đó, người làm công tác xử lý vật chứng cũng cần phải có nghiệp vụ xác định phương pháp xử lý vật chứng tùy thuộc vào địa hình nơi xảy ra vụ án: Khám nghiệm theo đường thẳng, khám nghiệm theo vòng xoáy xoắn ốc, 34

Xem xét những khó khăn, vướng mắc trong quá trình bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ, nguyên nhân đến từ yếu tố chủ quan, do con người là không thể bỏ qua Trong quá trình bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ, các cá nhân là những người trông coi, bảo quản vật chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau như bất cẩn, sơ suất, do mục đích vụ lợi, thủ đoạn hay âm mưu, Điều đó đã làm cho số vật chứng gỗ bị giảm sút về số lượng lẫn chất lượng Vấn đề đặt ra là có phải xử lý kỷ luật người trông coi, bảo quản vật chứng trong trường hợp để cho vật chứng là gỗ bị giảm sút giá trị hay không? Đối với trường hợp nguyên nhân này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những hình thức xử phạt tương xứng Các cơ quan được giao nhiệm vụ bảo quản vật chứng là gỗ thường là Ban Quản lý rừng và Hạt Kiểm lâm Theo quy định tại Khoản 4 Luật Viên chức 2010 và Mục 3, 4 Thông tư 86/2005e/TT-BNV thì các thành viên của Ban Quản lý rừng được xem là viên chức Ngoài ra, đối với Kiểm lâm thì theo quy định theo Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ công chức 2008 và Điều 17 Nghị định 119/2006/NĐ-CP thì phần lớn kiểm lâm được xem là cán bộ, công chức, viên chức và chỉ một số thành viên khác được xem là cộng tác viên kiểm lâm Chính vì thế, việc xử lý các cơ quan được giao thẩm quyền bảo quản vật chứng là gỗ mà để xảy ra tình trạng thất thoát, hư hại được diễn ra như sau:

Cơ quan chức năng sẽ xử lý kỷ luật các cán bộ, công chức, viên chức vi phạm gây thất thoát vật chứng là gỗ theo mức độ vi phạm: gây hậu quả ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Hình thức xử lý tùy thuộc vào đối tượng xử phạt (cán bộ, công chức hay viên chức) và được quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP Ngoài ra, cá nhân gây thất thoát vật chứng còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 13 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

34 Võ Hồng Phong, “Xử lý vật chứng trong Tố tụng hình sự Việt Nam”, Đại học Luật TP.HCM, tr.47

+ Đối với trường hợp mức thiệt hại, thất thoát của vật chứng có quy mô lớn, cụ thể là từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính thì các thành viên Ban Quản lý hay Hạt kiểm lâm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 219 BLHS 2015 về Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí với các khung hình phạt do BLHS quy định

3.3.2 Nguyên nhân xuất phát từ những yếu tố tự nhiên bên ngoài

Song song với nguyên nhân đến từ con người, xuất phát từ việc gỗ là thuộc loại vật chứng mau hỏng, thế nên nguyên nhân đến từ những yếu tố tự nhiên bên ngoài cũng là một trong những yếu tố có tác động lớn đến quá trình bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ Nếu gỗ bị hư hỏng xuất phát từ các yếu tố môi trường (độ ẩm, vi sinh vật…), hay bị ảnh hưởng bởi thời tiết (mưa, nắng) mà người bảo quản đã dùng mọi biện pháp để hạn chế sự tác động (che nắng, che mưa cho gỗ, đưa gỗ vào bảo quản ở nhiệt độ thích hợp…) nhưng vẫn không khắc phục được thì có thể không xem xét xử lý kỷ luật người trông coi Bởi lẽ họ đã dùng hết mọi biện pháp có thể nhưng hiện tượng mai một của vật chứng là gỗ là điều không thể tránh khỏi nên không thể cho rằng họ có lỗi trong việc trông nom, bảo quản vật chứng Nếu gỗ bị hư hỏng, giảm sút giá trị là xuất phát từ nhân tố chủ quan, người trông coi có lỗi trong việc bảo quản vật chứng thì có thể xem xét xử lý kỷ luật nhóm chủ thể này Điều này là phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 90 BLTTHS 2015:

Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật

Trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật

3.3.3 Nguyên nhân xuất phát từ hệ thống pháp luật những quy định về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ

Nhóm nguyên nhân cuối cùng dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong công cuộc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ đó là việc chưa có nhiều văn bản pháp luật quy định cụ thể cho nhóm vật chứng là gỗ Mặc dù, đây là nhóm vật chứng có nhiều đặc điểm riêng, khá đặc biệt so với nhóm vật chứng thông thường và thực tiễn đã phát sinh rất nhiều khó khăn, thế nhưng những quy định về nhóm vật chứng này mới chỉ dừng lại ở một số quy định trong BLTTHS 2015 cùng một số ít các thông tư quy định chung cho vật chứng khác Đây cũng chính là một trong những tiền đề tạo nên hậu quả là sự nhập nhằng, chưa thống giữa việc bảo quản, xử lý nhóm vật chứng này tại nhiều địa phương khác nhau

Việc thực thi pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng gỗ đạt được những thành tựu nhất định về cơ sở vật chất và đội ngũ thực hiện Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn trong quá trình thực hiện, bao gồm cả bảo quản và xử lý vật chứng gỗ Đối với bảo quản, khó khăn chủ yếu nằm ở vận chuyển, thất thoát, trách nhiệm về chi phí thuê kho bãi, người trông giữ Trong khi đó, xử lý vật chứng gỗ gặp trở ngại do sự chưa thống nhất về hướng xử lý của các cơ quan Nhà nước.

Nguyên nhân chính gây ra các khó khăn được nhóm tác giả tổng hợp thành ba yếu tố: con người, tự nhiên và pháp luật Việc xác định rõ những nguyên nhân này là tiền đề quan trọng để tìm ra các giải pháp thiết thực, vá các "lỗ hổng" đang tồn tại.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG LÀ GỖ

Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất, căn cứ vào những khó khăn trong thực tiễn, cụ thể là tại Bản án hình sự sơ thẩm số 14 của TAND huyện Đakrông năm 2021, vật chứng là hàng chục mét khối gỗ với trị giá hơn 100 triệu đồng bị hư hỏng, mục nát và có dấu hiệu thất thoát khỏi hiện trường vụ án Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chưa có cách xử lý phù hợp đối với số lượng vật chứng gỗ cũng như không có văn bản hướng dẫn cụ thể về những vật chứng là tài sản mau hỏng, khó bảo quản thì có được bán hay không

Do đó, cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc xây dựng nguồn án lệ dành cho các trường hợp xử lý vật chứng là gỗ Hệ thống các cơ sở pháp luật cho việc xử lý vật chứng là gỗ xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản hiện vẫn còn khá mỏng và có nhiều bất cập Hiện nay, các quy định về xử lý vật chứng nói chung và vật chứng là gỗ nói riêng chỉ được quy định chung tại điều 46, 47, 48 của BLHS 2015 và điều 106 BLTTHS 2015 Ngoài những quy định trên ra hầu như pháp luật chưa có bất kỳ một văn bản hướng dẫn nào để thực hiện các quy định trên Do đó, với quy định mang tính chung chung như vậy sẽ gây khó khăn cho việc hiểu cũng như vận dụng vào quá trình xử lý vật chứng Chính vì vậy, nhóm tác giả kiến nghị cần phải xây dựng nguồn án lệ hoặc hệ thống các văn bản hướng dẫn một cách chi tiết và cụ thể trong từng trường hợp vật chứng để các Tòa án dễ dàng áp dụng vào thực tiễn là một điều vô cùng cần thiết trong tình hình hiện nay Qua đó cũng giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta và tránh tình trạng chồng chéo, áp dụng pháp luật khác nhau giữa các địa phương

Trong các trường hợp xử lý vật chứng là gỗ, hiện nay tồn tại hai phương án khác nhau Một là giao cho các cơ quan quản lý hợp pháp của Nhà nước Quản lý Hai là tịch thu sung quỹ Nhà nước Ví dụ, trong bản án số 33/2022/HS-ST ngày 16/12/2022, Tòa án đã tuyên giao lại vật chứng là gỗ cho cơ quan quản lý hợp pháp là Ban Quản lý rừng đặc dụng.

Du Già Tuy nhiên, trong bản án số 12/2017/HS-ST ngày 21/3/2017 36 thì Tòa án đã tuyên tịch thu sung quỹ Nhà nước Do đó, với 2 hướng xử lý này, cần phải đưa ra những văn bản hướng dẫn cho các trường hợp vật chứng gỗ thuộc sở hữu của Nhà nước Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải có những quy định rõ ràng, cụ thể để xác định và hướng dẫn thực hiện biện pháp xử lý cho từng nhóm vật chứng gỗ Tức đối với nhóm vật chứng là gỗ đã được vận chuyển ra khỏi khu vực rừng sẽ được xử lý như thế nào và đối với nhóm vật chứng là gỗ vẫn còn trong khu vực của ban quản lý hoặc của chủ rừng thì được xử lý như thế nào Theo ý kiến của nhóm tác giả, để góp phần nâng cao hiệu quả của các biện pháp xử lý vật chứng là gỗ trong các vụ án quy phạm quy định về khai bảo vệ rừng và lâm sản thì cần phải có hướng dẫn cụ thể đối với từng trường hợp nào cần phải tịch thu nộp ngân sách nhà nước và trường hợp giao nào cần phải lại cho chủ quản lý hợp pháp Căn cứ vào thực tiễn xét xử các vụ án nhóm tác giả đề xuất đối với những nhóm vật chứng là gỗ đã được vận chuyển ra khỏi khu vực rừng

35 Bản án số 33/2022/HS-ST của TAND huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta1109621t1cvn/, truy cập ngày 29/01/2023

36 Bản án số 12/2017/HS-ST của TAND huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên, http://diendanngheluat.vn/upload/files/%5B24_7_2020%5D%20TONG%20HOP%20BAN%20AN%20%26%20QDGDT%20CAC%20TOI%20PHAM%20VE%20MOI%20TRUONG.pdf, truy cập ngày 30/01/2023 thì áp dụng biện pháp tịch thu, nộp ngân sách nhà nước Còn đối với nhóm vật chứng là gỗ vẫn còn trong khu vực của ban quản lý hoặc của chủ rừng thì giao lại cho chủ rừng hoặc chủ quản lý hợp pháp quản lý

Thứ ba, đối với những trường hợp vật chứng là gỗ đã bị sử dụng để xây dựng nhà cửa hoặc chuồng trại cũng không được pháp luật quy định Tuy nhiên, trên thực tế đã có những trường hợp tương tự xảy ra, chẳng hạn như trong bản án 06/2021/HS-ST ngày 20/01/2021 của TAND huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn 37 Vật chứng trong vụ án này là 14 thanh hoành gỗ Muồng và 08 thanh hoành gỗ Dầm đã được bị cáo sử dụng để làm nhà (làm hoành lợp mái nhà) Căn cứ vào bản án thì Tòa án nhân dân huyện Na Rì đã dựa vào chính sách nhân đạo, ý kiến của đại diện nguyên đơn dân sự, nên không buộc bị cáo phải tháo dỡ nhà để tịch thu sung quỹ nhà nước mà thay vào đó là buộc bị cáo phải bồi thường bằng một số tiền tương ứng đối với số gỗ đã làm nhà Mặc dù hướng giải quyết này của Tòa án là hợp tình và hợp lý nhưng không có căn cứ pháp lý cụ thể và cũng không có văn bản hướng dẫn nào Do đó, nếu có các sự việc tương tự như: dùng vật chứng là gỗ để làm đồ dùng hoặc mai táng thì liệu các Tòa ở các địa phương khác sẽ giải quyết như thế nào? Do đó, để thống nhất hướng giải quyết và giúp các Tòa không bị bối rối khi ra các quyết định thì nhóm tác giả kiến nghị cần bổ sung quy định về trường hợp vật chứng là gỗ đã bị sử dụng với mục đích khác hoặc bị làm biến đổi hình thái ban đầu của gỗ Bởi vì, đây là vấn đề thường xuyên xảy ra ở khu vực rừng núi hoặc đối với những đồng bào dân tộc thiểu số là nạn khai thác rừng trái phép để xây dựng nhà ở, chuồng trại, làm vật dụng sinh hoạt, Nếu trong những trường hợp này khi bị phát hiện thì số gỗ trên sẽ bị tịch thu sung công quỹ nhà nước thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đế đời sống, sinh hoạt và việc làm của họ, đặc biệt đối với những dân tộc thiểu số thì điều kiện sống của họ lại vô cùng khó khăn

Vì vậy, nhóm tác giả đề xuất pháp luật nên quy định thêm về các trường hợp không thực hiện biện pháp tịch thu, sung công quỹ nhà nước đối với vật chứng là gỗ trong các vụ án vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản Thay vào đó, có thể cho phép người phạm tội nộp một khoản tiền tương ứng với số gỗ để bồi thường thay cho biện pháp tịch thu sung công quỹ Nhà nước Xét đến cùng, mục đích cuối cùng của biện pháp tịch thu, sung công quỹ Nhà nước vẫn là nộp tiền vào kho bạc Nhà nước Đồng thời, theo như kết quả khảo sát thực tế mà nhóm tác giả đã thực hiện, có đến 75% người thực hiện khảo sát đồng tình với phương án không thực cưỡng chế tháo dỡ đối với trường hợp vật chứng đã được sử dụng làm nhà cửa, chuồng trại hoặc

37 Bản án số 06/2021/HS-ST của TAND huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta656726t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày ngày 30/01/2023 dùng làm đồ vật thờ cúng, mai táng mà thay vào đó là thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật Do đó, nhóm tác giả kiến nghị có thể bổ bổ sung quy định như sau:

“Điều 106: Xử lý vật chứng

1 Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản

2 Vật chứng được xử lý như sau: a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy; b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước; c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy

3 Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền: a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó; b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án; c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy; d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật e) Vật chứng là gỗ nếu đã được sử dụng làm các công trình thiết yếu gắn liền với đời sống của người dân thì không buộc tháo dỡ để tịch thu sung công quỹ Nhà nước mà cho phép người phạm tội bồi thường bằng một số tiền tương ứng

4 Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Ngoài ra, trường hợp nếu người thứ 3 ngay tình đang chiếm hữu vật chứng là gỗ nói trên, mà trong quá trình xét xử Cơ quan nhà nước căn cứ theo quy định tại điều

106 BLTTHS 2015 để tiến hành tịch thu sung công quỹ nhà nước thì liệu có phù hợp với quy định của BLDS hay không? Bởi vì căn cứ theo điều 133 BLDS 2015 quy định:

“Điều 133 Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

1 Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này

2 Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu

Các giải pháp khác

Thứ nhất, để giảm thiểu tình trạng thất thoát hoặc hư hỏng vật chứng là gỗ thì nhóm tác giả kiến nghị cần nâng cao chất lượng và điều kiện bảo quản vật chứng đối với các cơ quan có trách nhiệm bảo quản Nhóm tác giả xét thấy cần phải đầu tư cơ sở vật chất vào công tác bảo quản gỗ vì gỗ là một loại tài sản dễ bị hư hỏng và dễ mất đi giá trị Một khi cơ quan được giao trách nhiệm bảo quản vật chứng là gỗ thì cần phải tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cũng như che chắn và kiểm tra thường xuyên để cập nhật tình hình và chất lượng gỗ Bởi vì, môi trường chính là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhiều tới chất lượng và có thể làm cho giá trị gỗ bị giảm sút

Thứ hai, bên cạnh yếu tố vật chất là điều kiện bảo quản thì để giảm thiểu tình trạng thất thoát gỗ cần quan tâm đến yếu tố con người Cụ thể là cần nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ, công nhân viên được giao nhiệm vụ bảo quản vật chứng là gỗ Trên thực tế vẫn còn có tình trạng sau khi vật chứng là gỗ được giao lại cho ban quản lý hợp pháp hoặc chủ rừng thì trong quá trình bảo quản xảy ra tình trạng mất cắp hoặc bị hư hỏng, thành gỗ mục gây ra thất thoát đến tài sản của Nhà nước Như vậy hậu quả pháp lý dành cho những sự việc như thế này là cực kỳ phức tạp Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đề xuất cần tổ chức những lớp huấn luyện và đào tạo nghiệp vụ nghiêm túc, bài bản, có lộ trình và cũng như tài liệu học tập rõ ràng cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm lâm, quản lý rừng Đồng thời, các bài học và giáo trình đào tạo cho các cán bộ kiểm lâm phải bám sát và nắm chắc được tâm lý tội phạm cũng như tình hình thực tiễn

Các cơ quan chức năng cần lập bảng quy định các khung giờ “đỏ” mà tội phạm về lâm sản thường hay diễn ra để các cơ quan kiểm lâm cấp dưới có phương án tuần tra nghiêm ngặt Vụ việc dàn cảnh để che đậy việc thất thoát vật chứng gỗ diễn ra ở Gia Lai như đã nhắc đến ở chương trước cũng xuất nguồn từ việc không tiến hành tuần tra nghiêm ngặt vào các khung giờ ban đêm Trong thời gian 17h - 19h ngày 31/1/2017 tổ tuần tra của BQLRPH Đông Bắc Chư Păh xác nhận số lượng vật chứng là gỗ vẫn còn nguyên vẹn Tuy nhiên, vì đêm xuống và trời lạnh lại trực liên tiếp nhiều ngày đêm nên tổ bảo vệ đã không đi tuần tra nữa Đến 5 giờ 30 phút ngày 1/2/2017 có 4 người trong tổ tuần tra vào hiện trường bãi tập kết thì phát hiện mất 45 lóng, tổng cộng 17,68m3 38 Thế nên, việc nắm bắt được những khung giờ cao điểm tội phạm thường xuyên diễn ra là cực kỳ quan trọng trong việc giảm thiểu sự thất thoát vật chứng là gỗ Dưới thời tiết lạnh giá nơi núi rừng, các cơ quan chức năng cần có biện pháp để quan tâm, chăm sóc điều kiện sức khỏe và tinh thần cho các cán bộ kiểm lâm bằng cách trang bị áo ấm, thuốc men, đồ ăn thức uống để đảm bảo được điều kiện sức khỏe của cán bộ kiểm tra Ngoài ra, cần phải trang bị lực lượng kiểm lâm dày dặn về số lượng để thay phiên nhau thực hiện các buổi tuần tra vào ban đêm, giảm thiểu trường hợp do đã tuần tra nhiều ngày liền mà hôm sau không tiến hành tuần tra

Nhóm tác giả đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong các vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, cũng như giải pháp đảm bảo thực hiện.

Một là, giải pháp hoàn thiện về mặt pháp luật Đây cũng chính là giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật về bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản Bởi vì chính những quy định còn thiếu sót, chưa

38 Lê Nhuận, “Cơ quan chức năng vào cuộc vụ mất gỗ vật chứng” https://baodansinh.vn/gia-lai-go-vat-chung-bien-mat-52305.htm, truy cập ngày 31/1/2023 đầy đủ, chưa có văn bản hướng dẫn sẽ dễ gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn Đồng thời, đối với trường hợp vật chứng là gỗ bị thất thoát, hư hỏng mà nguyên nhân được xác định là do yếu tố chủ quan từ con người thì cũng cần ban hành những văn bản cụ thể, thống nhất cho các hình thức xử lý kỷ luật cùng với trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại xảy đối với vật chứng là gỗ Bên cạnh đó cũng có sự phân định rõ ràng trong hình thức xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan và những thành viên cấp dưới trong tập thể để mang tính chất răn đe và giáo dục

Hai là, các giải pháp khác Cụ thể là giải pháp về mặt vật chất và con người Đối với giải pháp về mặt vật chất thì cần đầu tư nâng cao chất lượng bảo quản gỗ vì gỗ rất dễ bị hư hỏng, mất đi giá trị nếu được bảo quản trong môi trường không tốt Còn đối với giải pháp về mặt con người thì cần phải thực hiện đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ nghiêm túc, bài bản Đồng thời, xây dựng các khung giờ “đỏ” - những khung giờ cao điểm tội phạm thường xuyên diễn ra để tăng cường tuần tra, giám sát và bảo vệ rừng cũng như vật chứng là gỗ

Thực tiễn vấn nạn xã hội về việc khai thác rừng trái phép, hủy hoại rừng hay những tội phạm khác về rừng đã có từ nhiều năm nay, công tác bảo quản, xử lý vật chứng đang gặp phải rất nhiều khó khăn, trắc trở Trong khi đó, hệ thống quy định pháp luật đối với việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ chưa thực sự chặt chẽ, những quy định mới chỉ dừng lại ở tầng mức khái quát, chung nhất Đứng trước sự “chênh vênh” giữa thực tiễn đời sống cùng những quy định pháp luật chưa được phát triển kịp thời để bắt kịp với cuộc sống, đề tài này được nhóm tác giả thực hiện nhằm tạo nên tiếng gọi, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với việc bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả, nhóm tác giả đã chắt lọc, nêu bật lên những cơ sở pháp lý quan trọng cùng những vấn đề, khó khăn “nổi cộm”, cũng như đưa ra những đường hướng đề xuất, giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật còn nhiều “lỗ hổng” trong vấn đề bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ này

Nhằm hướng đến mục đích góp phần làm cho quá trình bảo quản, xử lý vật chứng là gỗ trở nên thuận tiện, nhanh chóng trong một hệ thống pháp luật có khả năng

“trám” được nhiều khó khăn, phức tạp cũng như giúp cho quá trình thực hiện các công việc tố tụng hình sự thêm phần thống nhất, công minh, nhóm hy vọng đề tài sẽ đem lại nhiều giá trị thiết thực, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn thi hành tại Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003;

2 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015;

6 Nghị định 18/2002/NĐ-CP về Quy chế quản lý kho vật chứng;

7 Nghị định 127/2017/NĐ-CP về Quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng;

8 Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm sau tịch thu;

9 Thông tư 06/2007/TT-BTP ngày 05/07/2007 về Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự

10 Thông tư 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 về Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự

B SÁCH, LUẬN VĂN, LUẬN ÁN, BÀI VIẾT KHOA HỌC, THAM LUẬN

1 Trung tâm từ điển học (1997), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản KHXH, Hà

2 Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp

3 Thái Chí Bình (2010), Vật chứng trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học

4 Nguyễn Thanh Hằng (2022), Xử lý vật chứng theo Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học

5 Võ Hồng Phong (2013), Xử lý vật chứng trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học

6 Huỳnh Thị Mộng Tuyền (2022), Xử lý vật chứng theo Luật Tố tụng hình sự Việt

Nam, Luận văn thạc sĩLuật học

1 Vũ Thị Quyên (2022) “Xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2022, Số 11 (415), tr

1 Thanh Bình, “Hàng trăm m3 gỗ là vật chứng vụ án bị bỏ…giữa rừng”, https://amp.cand.com.vn/ban-tin-113/hang-tram-m3-go-la-vat-chung-vu-an-bi- bo-giua-rung-i647866/, truy cập ngày 31/1/2023

2 Lam Chi, “Phải bán gỗ tang vật vì sợ mối mọt, dễ cháy nổ…”, https://laodong.vn/phapluat/phai-ban-go-tang-vat-vi-so-moi-mot-de-chay-no- 515984.ldo, truy cập ngày 31/01/2023

3 Hoài Nam, Trăn trở xung quanh những phiên tòa xét xử tội “Hủy hoại rừng”,

Truy cập ngày 08/8/2023, từ https://baoquangtri.vn/cung-ngam-nghi/tran-tro- xung-quanh-nhung-phien-toa-xet-xu-toi-huy-hoai-rung/175905.htm;

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trung tâm từ điển học (1997), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, Tr.987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Trung tâm từ điển học
Nhà XB: Nhà xuất bản KHXH
Năm: 1997
3. Thái Chí Bình (2010), Vật chứng trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật chứng trong Tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả: Thái Chí Bình
Năm: 2010
4. Nguyễn Thanh Hằng (2022), Xử lý vật chứng theo Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý vật chứng theo Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng
Năm: 2022
5. Võ Hồng Phong (2013), Xử lý vật chứng trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý vật chứng trong Tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả: Võ Hồng Phong
Năm: 2013
6. Huỳnh Thị Mộng Tuyền (2022), Xử lý vật chứng theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩLuật học.C. BÁO, TẠP CHÍ IN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý vật chứng theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả: Huỳnh Thị Mộng Tuyền
Năm: 2022
1. Vũ Thị Quyên (2022). “Xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2022, Số 11 (415), tr.D. TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý vật chứng là gỗ trong vụ án vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”. "Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2022, Số 11 (415), tr
Tác giả: Vũ Thị Quyên
Năm: 2022
1. Thanh Bình, “Hàng trăm m3 gỗ là vật chứng vụ án bị bỏ…giữa rừng”, https://amp.cand.com.vn/ban-tin-113/hang-tram-m3-go-la-vat-chung-vu-an-bi-bo-giua-rung-i647866/, truy cập ngày 31/1/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàng trăm m3 gỗ là vật chứng vụ án bị bỏ…giữa rừng
2. Lam Chi, “Phải bán gỗ tang vật vì sợ mối mọt, dễ cháy nổ…”, https://laodong.vn/phapluat/phai-ban-go-tang-vat-vi-so-moi-mot-de-chay-no-515984.ldo, truy cập ngày 31/01/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phải bán gỗ tang vật vì sợ mối mọt, dễ cháy nổ…
3. Hoài Nam, Trăn trở xung quanh những phiên tòa xét xử tội “Hủy hoại rừng”, Truy cập ngày 08/8/2023, từ https://baoquangtri.vn/cung-ngam-nghi/tran-tro-xung-quanh-nhung-phien-toa-xet-xu-toi-huy-hoai-rung/175905.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trăn trở xung quanh những phiên tòa xét xử tội “Hủy hoại rừng”
4. Xuân Nha (2023), Quyết liệt đấu tranh tội phạm vi phạm pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Truy cập ngày 08/8/2023, từ https://baovephapluat.vn/kiem-sat-24h/ban-tin-kiem-sat/quyet-liet-dau-tranh-toi-pham-vi-pham-phap-luat-trong-cong-tac-quan-ly-bao-ve-rung-140790.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết liệt đấu tranh tội phạm vi phạm pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng
Tác giả: Xuân Nha
Năm: 2023
5. Lê Nhuận, “Cơ quan chức năng vào cuộc vụ mất gỗ vật chứng”, https://baodansinh.vn/gia-lai-go-vat-chung-bien-mat-52305.htm, truy cập ngày 31/01/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ quan chức năng vào cuộc vụ mất gỗ vật chứng
6. Trần Nguyễn (2017), Xử lý tang vật vi phạm lâm luật: Lúng túng giữa "rừng" văn bản. Truy cập ngày 29/01/2023, từ https://baoquangnam.vn/lam-nghiep/xu-ly-tang-vat-vi-pham-lam-luat-lung-tung-giua-rung-van-ban-53009.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: rừng
Tác giả: Trần Nguyễn
Năm: 2017
7. Hồ Quân - Đình Thắng (2022), Một số vấn đề về bảo quản vật chứng. Truy cập ngày 30/01/2023, từ https://lsvn.vn/mot-so-van-de-ve-bao-quan-vat-chung1641912533.html Link
12. Bản án số 33/2022/HS-ST của TAND huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta1109621t1cvn/, truy cập ngày 29/01/2023 13. Bản án số 80/2022/HS-ST của TAND huyện H, tỉnh Tuyên Quang,https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta1094451t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 30/01/2023 Link
16. Bản án số 89/2022/HS-ST của TAND huyện Chiêm Hóa, tỉnh Thanh Hóa, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta1106756t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 30/01/2023 Link
17. Bản án số 12/2017/HS-ST của TAND huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên, http://diendanngheluat.vn/upload/files/%5B24_7_2020%5D%20TONG%20HOP%20BAN%20AN%20%26%20QDGDT%20CAC%20TOI%20PHAM%20VE%20MOI%20TRUONG.pdf, truy cập ngày 30/01/2023 Link
18. Bản án số 23/2018/HSST của TAND huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta229707t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 30/01/2023 Link
19. Bản án số 06/2021/HS-ST của TAND huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta656726t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày ngày 30/01/2023 Link
20. Bản án số 50/2020/HS-ST của TAND huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta477801t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 30/1/2023 Link
22. Tồn đọng hàng ngàn khối gỗ tang vật trong các vụ án phá rừng, https://thanhnien.vn/ton-dong-hang-ngan-khoi-go-tang-vat-trong-cac-vu-an-pha-rung-185230711225851697.htm, truy cập ngày 13/08/2023 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w